Nghiên cứu trao đổi
KINH TẾ VIỆT NAM ĐẦU NĂM PHỤC HỒI RÕ NÉT
DÙ CÒN NHIỀU THÁCH THỨC Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV
Trong 4 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi ngày càng rõ nét, với nhiều gam màu sáng hơn nhờ Chính phủ quyết liệt khôi phục và mở cửa các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với một số khó khăn, thách thức, trong đó rủi ro từ bên ngoài, lạm phát trong nước ngày càng tăng, giải ngân đầu tư công còn chậm… Điều đó đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn mới có thể đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2022. GHI NHẬN NHIỀU ĐIỂM SÁNG Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục dai dẳng, nhưng với độ bao phủ vaccine cao (gần 100% dân số) cùng với việc Chính phủ nỗ lực, quyết liệt khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, kinh tế Việt Nam phục hồi ngày càng rõ nét hơn, với 8 điểm đáng chú ý. Thứ nhất, dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát và chuyển biến tích cực, Chính phủ quyết liệt khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm nhất quán là “sống chung an toàn với Covid”; Nghị quyết 01/ NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết 02/ NQ-02 về cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh 2022; Nghị quyết 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...
60
Những chính sách này đã và đang giúp nền kinh tế phục hồi, tạo đà cho cả năm 2022. Thứ hai, tăng trưởng GDP quý I/2022 khả quan, ước đạt 5,03%, cao hơn mức tăng 4,72% và 3,66% của quý I hai năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá, trong bối cảnh còn dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị và áp lực lạm phát, giá cả tăng; đạt mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 01 (4,9-5,4%). Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp hơn mức tăng 6,85% của quý I/2019; cho thấy cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong 3 quý tiếp theo mới có thể đạt mức tăng trưởng 6-6,5% cả năm 2022 như đã đề ra. Thứ ba, xuất - nhập khẩu tăng trưởng tích cực, cán cân thương mại thặng dư. Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch XNK đạt 242,2 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, cùng với các
Đầu tư Phát triển Số 297 Tháng 5. 2022
FTA đã có hiệu lực, tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam. Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng tích cực: lũy kế đến hết ngày 20/4/2022, vốn FDI đăng ký ước đạt 10,81 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới giảm 56,3%, trong khi vốn đăng ký bổ sung và vốn góp, mua cổ phần tiếp tục tăng trưởng (lần lượt đạt 5,3 tỷ USD, + 92,5% và 1,83 tỷ USD, +74,5%). Giải ngân vốn FDI đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% - là mức cao nhất của 4 tháng trong vòng 5 năm qua. Thứ năm, thu NSNN duy trì đà tích cực nhưng thiếu bền vững và