Nghiên cứu trao đổi
Tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho NHỮNG GÌ CẦN LƯU Ý Tuyết Ngân
Tại BIDV, phần lớn các chi nhánh đã và đang nhận thế chấp tài sản bảo đảm (TSBĐ) là hàng hóa tồn kho, nhưng các nội dung liên quan đến TSBĐ được quy định rải rác, mang tính nguyên tắc, trong khi thực tế các loại hàng hóa được nhận làm TSBĐ lại khá đa dạng. Do đó, rất khó để đưa ra hướng dẫn cụ thể cho cán bộ quản lý khách hàng chi tiết về biện pháp ứng xử trong từng trường hợp đối với các loại TSBĐ. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi nhận TSBĐ là hàng hóa tồn kho tại BIDV. Khi nào nhận thế chấp hàng hóa tồn kho theo hình thức lô hàng, khi nào theo hình thức hàng hóa luân chuyển? Tùy theo đặc thù về kho hàng, hàng hóa thế chấp, BIDV xem xét áp dụng các phương thức nhận thế chấp/cầm cố hàng hóa phù hợp: (i) Nhận TSBĐ là hàng hóa theo từng tài sản cụ thể hàng hóa tồn kho là tài sản có giá trị lớn, có thể chứng minh quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản; (ii) Nhận TSBĐ là hàng hóa theo lô đối với các hàng hóa tồn kho cụ thể, xác định rõ được chủng loại, danh tính, số lượng, giá trị,… và là thành phẩm có tính thanh khoản cao, có thể kiểm đếm; (iii) Nhận TSBĐ là kho hàng, hàng hóa tồn kho là nguyên vật liệu đầu vào, hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với nguyên vật liệu đầu vào, các loại
50
hàng hóa tồn kho khó xác định rõ ràng theo từng tài sản như thủy sản, cà phê, lúa gạo, than,... Quản lý TSBĐ là hàng hóa tồn kho như thế nào để phù hợp với nguồn lực của ngân hàng và đặc điểm của hàng hóa? Trên thực tế, các loại hàng hóa luân chuyển là nông sản như cà phê, gạo, sắn lát…, vật liệu kim loại như: sắt thép, đồng, nhôm…; các loại vật liệu khác như cát, đá, xi măng… thường có khối lượng lớn, lên tới hàng trăm, hàng nghìn tấn. Tùy theo đặc điểm mỗi loại hình hàng hóa sẽ cần áp dụng biện pháp đo lường khác nhau (cân, đo mớn nước tàu, xà lan, quét thể tích để tính toán khối lượng…). Các biện pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và công cụ dụng cụ thích hợp, thông thường ngân hàng không đủ nguồn lực cũng như
Đầu tư Phát triển Số 295 Tháng 3. 2022
năng lực để thực hiện mà cần thuê đơn vị chuyên môn. Vì vậy, trong quá trình quản lý TSBĐ là hàng hóa tồn kho, căn cứ loại hàng hóa thế chấp, cán bộ quản lý khách hàng cần có cách thức quản lý TSBĐ phù hợp, đảm bảo an toàn nhưng vẫn mang tính khả thi. Đối với loại hàng hoá mà pháp luật có quy định cụ thể theo tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) cho quá trình tiếp nhận, chuẩn bị, chế biến, xử lý, bảo quản, kho hàng…: Cần thu thập các hồ sơ chứng minh việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc gia khi nhận làm TSBĐ/biện pháp bảo đảm để đảm bảo hàng hoá thế chấp/cầm cố được đảm bảo an toàn về chất lượng; tham khảo, đối chiếu các tiêu