văn hóa
T
háng Chạp năm 1972, chúng tôi đang chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên. Sau chiến dịch Kon Tum sư đoàn chúng tôi được lệnh di chuyển về phía Nam Tây Nguyên, bám sát hai tuyến đường 14 và 19, cài thế ngăn chặn địch lấn sâu ra vùng biên giới, chuẩn bị cho những bước đi tiếp theo trong nhiệm vụ chuẩn bị thế trận cho một cuộc Tổng tiến công giải phóng Tây Nguyên khi thời cơ đến. Vào đầu mùa khô năm 1972, khi chiến dịch chống địch càn quét lấn chiếm trên đường 19 đang diễn ra quyết liệt thì chúng tôi nhận được những thông tin tích cực về cuộc đấu tranh ngoại giao ở Paris - Một Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam sắp được ký kết. Tin vui đó như một làn gió mát thổi dào dạt khắp núi rừng Tây Nguyên, tạo nên một không khí lạc quan, tin tưởng và vui tươi khó mà tả xiết. Đêm đêm, mặc dù vẫn còn rền vang tiếng bom đạn, nhưng đâu đó, từ những bản làng xa xôi trong vùng giải phóng đã nghe âm vang những giai điệu nồng nàn say đắm của cồng chiêng, của những
90
Nhớ
mùa Xuân năm ấy… Nhà văn Khuất Quang Thụy tiếng đàn T’rưng, đàn Klongput, đàn Goong… Không khí lạc quan ấy lan sang cả hàng ngũ binh sĩ Sài Gòn. Anh em trong đại đội trinh sát bám địch ven thị xã Pleiku kể với tôi rằng bên ấy “họ” cũng đỏ mắt mong ngóng có hoà bình để năm nay được về ăn Tết với gia đình, vợ con, bè bạn. Một ngày trung đoàn 64 đánh một trận phục kích trên đường 19 kéo dài, bắt được hơn hai mươi tù binh. Nghe tin họ vừa được giải về trại tù binh tạm thời của sư đoàn tôi lập tức tìm đến. Và thật khác với những lần gặp gỡ tù binh trước đây, những người lính bị bắt, trong đó có cả hai sĩ quan cấp uý, đều tỏ ra rất lạc quan. Họ đáp
Đầu tư Phát triển Số 294 Tháng 1+2. 2022
ứng mọi yêu cầu cung cấp thông tin phía bên ta, và đổi lại họ yêu cầu được giam giữ tạm thời tại chiến trường chứ chưa vội đưa họ về phía sau, với hy vọng nếu ít bữa nữa có “Hiệp định đình chiến” thì sẽ được trao trả tù binh ngay tại đây để trở về với gia đình cho nhanh. Hồi đó tôi đang được giao phụ trách nội dung tờ tin “Chiến Thắng” của sư đoàn - một tờ tin nội bộ, in roneo, mỗi tháng ra một số, mục đích chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền, động viên khích lệ các chiến sỹ chiến đấu và công tác trên các mặt trận. Thi thoảng cũng có in vài bài thơ, một vài câu truyện ngắn, thậm chí, anh Nguyễn Đình Quí, hoạ sĩ của “toà soạn” còn vẽ cả tranh vui, tranh biếm hoạ nữa. Sống chiến đấu dài ngày xa hậu phương, không có sách báo gì để đọc, nên tờ tin “lá rừng” của chúng tôi lại tỏ ra hữu dụng, hầu như số nào cũng được các chiến sĩ truyền tay nhau đọc, có cậu còn cất giữ trong ba lô lưu được hàng chục số để những lúc nằm chốt có cái mà “chóng buồn ngủ”. Mấy ngày đó chúng tôi đang chuẩn bị in ấn những số “đặc biệt” để phát hành vào dịp cuối năm thì tôi nhận