văn hóa Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng – vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển; trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa xuất hiện từ lâu mang tính văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một vùng đất. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn được cho là có từ thế kỷ thứ 18 là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương, thời điểm chính mở hội là ở bước chuyển từ vụ cá nam sang vụ cá bắc, là lúc ngư nhàn ít mưa bão. “Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”
Điểm qua các lễ hội trâu Quốc Thành
Là một nước nông nghiệp nên hình ảnh con trâu rất quen thuộc trong văn hóa Việt Nam và gắn liền với nhiều lễ hội của các vùng miền. Giá trị văn hóa đó vẫn đang được gìn giữ như một cách thúc đẩy du lịch gắn liền với duy trì và bảo tồn giá trị truyền thống của dân tộc.
nghiệm của từng ông chủ trâu. Khi vào hội mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước (vị thuỷ thần, và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn), các ông trâu được các làng dẫn qua điện tế trình rồi mới đưa vào sới chọi. Các ông trâu được các đội dẫn vào khoảng sân rộng khi lại gần nhau sẽ thả ra để chọi; trong tiếng chiêng trống, tiếng hò reo của mọi người càng kích thích các ông trâu chọi hăng hơn và có những miếng đòn hiểm ác. Kết thúc hội thì trâu vô địch được rưới về đình làm lễ tế thần trong tiếng thanh la mừng chiến thắng của người dân làng. Một nét độc đáo của Hội chọi trâu Đồ Sơn là dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà và chia thịt cho người dân. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên Lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở Tây Nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng, cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Nơi diễn ra nghi thức đâm trâu
Để có những ngày hội đầy hào hứng đó thông thường từ cuối năm trước đó các chủ trâu đã phải đi khắp cả nước để lựa trâu phù hợp, nuôi theo quy trình rất công phu trong suốt 8 tháng trời để bảo đảm vào Hội có những ông trâu khỏe mạnh nhất: trâu được nuôi hoàn toàn bằng cỏ voi trồng sạch, thân mía lau chẻ nhỏ, được cho ăn trứng gà, bia. Hàng ngày phải có người dẫn trâu đi dạo, huấn luyện các miếng đòn thế riêng theo kinh
94
Đầu tư Phát triển Số 283 Tháng 1+2. 2021