ThienSinhTea_BrandStory

Page 1

1



3


4


5


6


7


THEO TRIẾT HỌC CỔ TRUNG HOA, TẤT CẢ VẠN VẬT ĐỀU PHÁT SINH TỪ NĂM NGUYÊN TỐ CƠ BẢN VÀ LUÔN TRẢI QUA NĂM TRẠNG THÁI LÀ: HỎA, THỦY, MỘC, KIM VÀ THỔ

8

Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

nhục, bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là Tương sinh và Tương khắc. Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự...

Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.


9

KIM


Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học gọi là mẫu và tử.

10

TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC, TƯƠNG THỪA, TƯƠNG VŨ KẾT HỢP THÀNH HỆ CHẾ HOÁ, BIỂU THỊ MỌI SỰ BIẾN HÓA PHỨC TẠP CỦA SỰ VẬT

Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (là khắc quá đỗi) và tương vũ (là khắc không nổi mà bị phản phục lại). Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của sự tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của sự tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.


11


12


LINH THÚ, LÀ MỘT KHÁI NIỆM TRONG KHOA HỌC THIÊN VĂN, TRIẾT HỌC, PHONG THỦY,... PHƯƠNG ĐÔNG. TƯƠNG ỨNG VỚI NGŨ HÀNH, CÁC LINH THÚ HỢP THÀNH HỆ THỐNG NGŨ LINH

Tứ tượng là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại: Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật. Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương, Chu Tước là Lăng Quang, Bạch Hổ là Giám Binh, và Huyền Vũ là Chấp Minh. Tương ứng với Ngũ hành, các thánh thú hợp thành hệ thống Ngũ linh: Thanh Long của phương Đông thuộc Mộc. Chu Tước của phương Nam thuộc Hỏa. Bạch Hổ của phương Tây thuộc Kim. Huyền Vũ của phương Bắc thuộc Thủy. Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của “trung tâm” là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.

13


14

T H A N H L O N G


15


Có truyền thuyết nói rằng Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là Thanh Long thời viễn cổ. Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long), có màu xanh (thanh,) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

16

THANH LONG HAY THƯƠNG LONG LÀ MỘT TRONG TỨ TƯỢNG CỦA THIÊN VĂN HỌC TRUNG QUỐC, VÀ CŨNG LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG TRONG PHONG THỦY, ÂM DƯƠNG, TRIẾT HỌC

Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú. Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là móng chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là móng chân sau của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân. Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ,... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi. Thời Minh, chỉ huy sứ Cẩm y vệ được gọi là Thanh Long.


GIÁC MỘC GIẢO

CANG KIM LONG

ĐÊ THỔ LẠC

PHÒNG TÂM VĨ NHẤT NGUYỆT HỎA THỐ HỒ HỔ

CƠ THỦY BÁO

17

SAO GIÁC

SAO CANG

SAO ĐÊ

SAO PHÒNG

SAO TÂM

SAO VĨ

SAO CƠ


C H U 18

T Ư Ớ C


19


Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ. Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú.

20

CHU TƯỚC

LÀ MỘT TRONG TỨ TƯỢNG CỦA

THIÊN VĂN HỌC TRUNG QUỐC, VÀ CŨNG LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG TRONG PHONG THỦY, ÂM DƯƠNG, TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. Ba sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng. Đối chiếu với văn minh phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, Phượng Hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu Tước không phải Phượng Hoàng.


TỈNH MỘC HÃN

QUỶ LIỄU TINH TRƯƠNG DỰC KIM THỔ NHẬT NGHUYỆT HỎA DƯƠNG CHƯƠNG MÃ LỘC XÀ

CHẨN THỦY DẪN

21

SAO TỈNH

SAO QUỶ

SAO LIỄU

SAO TINH

SAO TRƯƠNG

SAO DỰC

SAO CHẨN


22

H U Y Ề N V Ũ


23


HUYỀN VŨ, CÒN GỌI LÀ CHÂN VÕ ĐẠI ĐẾ, LÀ MỘT VỊ THẦN QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO GIÁO, LÀ MỘT TRONG TỨ TƯỢNG CỦA THIÊN VĂN HỌC TRUNG QUỐC, VÀ CŨNG LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG TRONG PHONG THỦY, THUYẾT ÂM DƯƠNG, TRIẾT HỌC

24

Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo. Trong thiên văn, Nhị thập bát tú là 28 chòm sao lấy Sao Bắc Đẩu làm khởi điểm mà sắp xếp. Huyền Vũ gồm 7 chòm sao ở phương Bắc. Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con vũ màu đen, với vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa, là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rùa, Nữ Oa có hình rắn. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại xa xưa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh. Huyền Vũ vốn là tinh tú trên trời. Giờ ngọ, ngày ba tháng ba hấp thụ tinh khí của Thái Dương, mới đầu thai vào bụng hoàng hậu nước Tịnh Lạc, 14 tháng sau mới giáng sinh. Năm 15

tuổi, Huyền Vũ rời cha mẹ, đến nơi thâm sơn cùng cốc để tu hành đạo thuật. Hành động đó làm cảm động Ngọc Thanh Thái tổ Tử Hư Nguyên quân, Nguyên quân chỉ dẫn cho chàng vượt biển, cưỡi chim đại bàng vượt 5 vạn dặm tìm đến một ngọn núi tiên cư trú. Thế là Huyền Vũ bay đến ngọn núi Võ Đang ở tỉnh Hồ Bắc, tu luyện 42 năm. Năm 57 tuổi, buổi sớm ngày 9 tháng 9 thì tiên trên trời bay xuống mời Huyền Vũ lên trời làm tiên. Được Ngọc Hoàng đại đế cử chỉ huy thiên binh thiên tướng đi thanh lý cõi âm, trấn áp Lục thiên ma vương thắng lợi. Ngọc Hoàng phong cho làm Chân Võ đại đế. Tại Việt Nam, Huyền Vũ được gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn trị phương Bắc. Thần đã giúp An Dương Vương trừ các loại ma quỷ trong lúc xây thành Cổ Loa (cùng thần Kim Quy). Thần được thờ trong Đền Quán Thánh - là một trong Thăng Long tứ trấn, Thăng Long tứ quán, được xây dưới thời Lý Thái Tổ (1010-1028).


ĐẨU MỘC GIẢI

NGƯU KIM NGƯU

NỮ THỔ BỨC

HƯ NGUY THẤT NHẬT NGUYỆT HỎA THỬ YẾN TRƯ

BÍCH THỦY DƯ

25

SAO ĐẨU

SAO NGƯ

SAO THỦY

SAO HƯ

SAO NGUY

SAO THẤT

SAO BÍCH


B Ạ C H 26

H Ổ


27


Bạch Hổ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

28

BẠCH HỔ LÀ MỘT TRONG TỨ TƯỢNG CỦA THIÊN VĂN HỌC TRUNG QUỐC, VÀ CŨNG LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG TRONG PHONG THỦY, THUYẾT ÂM DƯƠNG, TRIẾT HỌC

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng (bạch) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu. Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú. Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu. Người Việt Nam có tập tục lập miếu thờ hổ, như là một con vật linh thiêng có khả năng trấn trạch, xua đuổi tà ma, ám khí. Trong phong thủy, khi xây dựng nhà cửa người ta thường chọn những vùng đất cao và khô ráo tương tự như thói quen mà loài hổ tìm nơi nghỉ ngơi, nằm quan sát mọi vật xung quanh. Vùng đất cao ráo, đắc địa được gọi là thế “rồng cuộn hổ ngồi”.


KHUÊ MỘC LAN

LÂU KIM CẨU

VỊ THỔ TRỆ

MÃO TẤT CHỦY NHẬT NGUYỆT HỎA KÊ Ô HẦU

SÂM THỦY VIÊN

29

SAO KHUÊ

SAO LÂU

SAO VỊ

SAO MÃO

SAO TẤT

SAO CHỦY

SAO SÂM


30

H O À N G L Â N


31


TƯƠNG TRUYỀN CÒN CÓ THÁNH THÚ THỨ NĂM, HOÀNG LÂN LÀ CON KỲ LÂN MÀU VÀNG. TẤT CẢ CÁC THÁNH THÚ HỢP LẠI DƯỚI SỰ CAI QUẢN CỦA “TRUNG TÂM” LÀ HOÀNG LÂN, TƯỢNG TRƯNG CHO NGUYÊN TỐ THỔ

32


Kỳ Lân là thần thú trong thần thoại cũng như truyền thuyết của Trung Quốc cổ đại, tính tình ôn hòa, theo truyền thuyết nó có thể sống tới hai ngàn năm. Cổ nhân cho rằng, nơi xuất hiện Kỳ Lân chính là nơi đất lành. Có khi dùng để ví von những người kiệt xuất, tài đức vẹn toàn. Nhìn từ bề ngoài thì Kỳ Lân có đầu sư tử, sừng hươu, mắt hổ, thân nai, vảy rồng, đuôi trâu tạo thành một thể. Cái đuôi lông giống đuôi rồng, có một góc mang thịt. Cũng nghe nói Kỳ Lân thân thể giống hươu xạ, người xưa coi nó là thần sủng, nhân sủng. Kỳ Lân trường thọ, có thể sống hai ngàn năm, có thể phun lửa, thanh âm như sấm, “Hữu mao chi trùng tam bách lục thập, nhi kỳ lân vi chi trường”. Kỳ Lân là một con linh thú mang biểu tượng cát tường, có thể mang đến con cái. Tương truyền khi Khổng Tử ra đời, có Kỳ Lân nhả ngọc thư tại nhà, bên trên viết “Thủy tinh chi tử tôn, suy tuần mà làm vương”, ý nói người này có đức hạnh của một vị vua nhưng không cần ngai vàng. Lại có truyền thuyết “Kỳ Lân tặng con” ngụ ý Kỳ Lân đưa tới đứa bé nhất định là người tài đức. Kỳ Lân không những có thể trừ tà, cũng có thể chiêu tài tiến bảo, không chỉ là hiện thân

lòng tôn trọng của người tặng, mà còn mang đến may mắn và thịnh vượng cho đời sau của người sở hữu nó, khiến cho gia đình hòa thuận, sự nghiệp hưng thịnh. Trong “Tả Truyền” có ghi lại một câu chuyện rằng, vào mùa xuân năm thứ 14 Lỗ Ai Công, Thúc Tôn Thị bắt được một con dã thú có tướng mạo kỳ lạ. Mọi người lo lắng rằng con dã thú này mang đến điềm xấu, liền đến hỏi ý kiến Khổng Tử. Sau khi xem xong, Khổng Tử cho rằng đây là Kỳ lân. Vì mọi người tin tưởng Kỳ Lân có thể mang đến cho mình may mắn nên Kỳ Lân lại càng được xem như dấu hiệu của minh quân giáng sinh. Đế Vương các triều đại đều rất thích dùng trang sức, kiến trúc có hình tù Kỳ lân, như thúc giục chính mình tiến bộ và cầu phúc cầu may. So với mong ước mãnh liệt về chính trị của các vị Đế Vương đối với Kỳ Lân, thì trong suy nghĩ của dân chúng, Kỳ lân lại bình hòa hơn. Kỳ Lân là hóa thân của thiện lương và mỹ đức, tượng trưng cho cát tường và hạnh phúc. Truyền thuyết kể rằng, trước khi Khổng Tử giáng sinh từng có Kỳ Lân đến nhà ông, nằm phục ngay xuống trước mặt mẹ ông mà nhả ra một cái ngọc xích có chữ viết.

33


34


TRỜI CÓ NGŨ HÀNH KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. TRONG TRÀ LẠI VỪA VẶN CÓ NGŨ SẮC TRẮNG, VÀNG, ĐEN, HỒNG (ĐỎ), XANH

Trời có ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Con người có ngũ tạng phổi, gan, thận, tim, lá lách. Trong trà lại vừa vặn có ngũ sắc trắng, vàng, đen, hồng (đỏ), xanh. Ngũ sắc lại sinh ra ngũ vị cay, ngọt, mặn, đắng, chua. Ngũ hành, ngũ tạng, ngũ sắc, ngũ vị này liền cấu thành nên một “vòng dưỡng sinh và dưỡng tâm” vô cùng đặc biệt. Trà có thể dưỡng sinh và dưỡng tâm. Điều này được ghi chép rất chi tiết tỉ mỉ trong rất nhiều sách về trà và sách y dược thời cổ đại. Trong “Cật trà dưỡng sinh ký” ca ngợi điểm “không tầm thường” của trà rằng: “Trà! quý thay, trên thông với cảnh giới Thần linh, dưới có thể cứu giúp người khi bị độc”. Trà được xem là một loại vật cao quý thánh khiết, trên có thể thông với Thần linh, cảnh giới trên trời, dưới có thể cứu giúp người khi bị độc, là tiên dược trị được bách bệnh. Trong “Hoàng Đế nội kinh” đã sớm chỉ ra rằng, màu xanh thuộc mộc và là màu của gan, màu hồng (đỏ) thuộc hỏa là màu của tim, màu vàng thuộc

thổ là màu của tì (lá lách), màu trắng thuộc kim là màu của phổi, màu đen thuộc thủy là màu của thận. Thời Tống, Trần Trực ghi chép trong “Thọ thân dưỡng lão thư”: Vô luận là loại phương pháp dưỡng sinh nào, lý luận và ăn uống đều có thể dùng học thuyết Ngũ hành thời cổ đại để giải thích. Hơn nữa có thể dựa vào nền tảng là học thuyết Ngũ hành để nâng cao cấp độ. Trà cũng như vậy. Trà, đặc biệt là Trà Trung Hoa thường được chia làm 6 loại là Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà và Thanh Trà. Trong đó Thanh Trà thuộc Lục Trà. Nên, Trà Trung Hoa thực tế là có 5 loại trà “Ngũ sắc trà” là Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà. “Ngũ sắc trà” này có thể làm dịu Ngũ tạng, đạt đến mục đích cuối cùng là giúp con người khỏe mạnh, tâm thân an hòa. Dùng Ngũ hành tương sinh tương khắc để điều hòa vạn vật trong Trời Đất, đây cũng chính là bản chất thực sự của việc uống trà dưỡng sinh, dưỡng tâm của cổ nhân.

35


Lục Trà (trà xanh) là lá trà chưa trải qua quá trình héo và ôxi hóa. Ở Trung Quốc, sản lượng trà xanh là lớn nhất, chủng loại cũng nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm của trà xanh khi pha là nước thanh trong, lá trà có màu xanh.

36

Lục trà Thái Nguyên qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, trà được thu hoạch một tôm hai lá được trồng và chăm sóc tại vùng Trà Thái Nguyên. Cộng với quy trình chế biến thủ công cho ra những sợi trà xoăn như móc câu. LỤC TRÀ Trà Thái Nguyên có màu xanh đen, xoăn chặt. Sợi trà gọn nhỏ, nước trà trong, xanh và sánh. Trong Ngũ hành, LỤC TRÀ thuộc mộc, vị toan, mùi hương thơm ngào ngạt. Khi uống, LỤC TRÀ nhập kinh can, can chủ tàng huyết, cho nên LỤC TRÀ không chỉ giúp cho mắt sáng mà còn có thể thanh huyết, giúp chống tắc động mạch. Mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật, cơ thể con người vừa trải qua một mùa đông “khép kín”. Hàn tà khí vốn được tích tụ trong cơ thể lúc này gặp mùa xuân liền phát ra. Nhiều người sẽ vì “Can dương thượng cang” (một loạt biểu hiện lâm sàng do âm không phối dương của tạng can dẫn đến). Nên thích hợp uống trà xanh vào mùa xuân giúp thanh nhiệt trừ hỏa.


37


38


Hồng trà Hà Giang được tuyển chọn từ những búp trà một tôm một lá của những cây trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Hà Giang. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm trà giàu kinh nghiệm, những búp trà được định hình và ủ cho oxy hoá mà vẫn giữ được những sợi lông tơ trắng muốt trên búp trà. HỒNG TRÀ Hà Giang khi pha có màu nước đỏ sáng rất đẹp mắt. Hương thơm ngọt của mật ong rừng. Vị trà ngọt dịu lan toả trong vòm miệng và lưu giữ hậu vị rất lâu. Trong Ngũ hành, HỒNG TRÀ thuộc hỏa, vị đắng. Khi uống, HỒNG TRÀ nhập kinh tâm, cho nên giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Mùa hạ là mùa cây cối tươi tốt, là mùa trời, đất, khí hòa hợp, vạn vật sinh trưởng mạnh, nắng gắt như lửa, ngày dài đêm ngắn, nước trong cơ thể con người tiêu hao rất nhiều, khí huyết phần nhiều không đủ, tâm trạng phiền muộn, lo âu. Mùa này thích hợp uống HỒNG TRÀ vì tính lạnh giúp giảm nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh, dưỡng huyết. Hồng Trà là loại trà đã trải qua quá trình ô xi hóa hoàn toàn, có đặc thù là nước đỏ và hương vị ngọt ngào. Trong Ngũ hành, Hồng Trà thuộc hỏa, vị đắng. Khi uống, Hồng Trà nhập kinh tâm, cho nên Hồng Trà giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

39


Hoàng trà cổ thụ Tà Xùa được thu hái từ những cây trà hàng trăm năm tuổi mọc ở đỉnh núi Tà Xùa – Sơn La, nơi quanh năm sương m ù bao phủ, những búp trà chịu sự khắc nghiệt của thời tiết nên trắng như tuyết, vị rất đậm đà. Trà cổ thụ Tà Xùa là loại trà sạch, hoàn toàn không có sự tác động của con người. Trà có hương thơm lạ, phảng phất mùi khói bếp, màu nước vàng, sánh như mật ong, vị chát đượm. HOÀNG TRÀ có công đoạn chế biến gần giống như LỤC TRÀ. Khác duy nhất một số thì sau khi diệt men thì lá trà được chất đống và hấp nhẹ. Việc này khiến các phân tử chlorophyll hay diệp lục tố mất đi từ từ, giúp cho thành phần xanthophylls (màu vàng) hiện ra rõ ràng hơn. Trong

40

Ngũ hành, HOÀNG TRÀ thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, HOÀNG TRÀ nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày, cho nên giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. HOÀNG TRÀ thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.


41


42


Bạch trà là loại Trà Tuyết đặc biệt với những sợi trà phủ lông tơ trắng như sương tuyết. Những búp trà “một tôm – hai lá”, ngậm sương, trên bề mặt búp phủ một lớp lông tơ óng ánh bạc. Từ giống cây trà Shan tuyết cổ thụ được trồng tại vùng đất Hà Giang đặc biệt. BẠCH TRÀ được chế biến tối thiểu từ các búp chè màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô nên còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. BẠCH TRÀ có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. BẠCH TRÀ có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt. Trong Ngũ Hành, BẠCH TRÀ thuộc Kim. Khi uống, trà nhập kinh phế , thông kinh đại tràng, phế chủ bì mao, nên có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa. Mùa thu là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. BẠCH TRÀ tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, thích hợp uống vào mùa thu.

43


Hắc trà là loại trà được trồng và chăm sóc tại vùng Trà Lâm Đồng. Cộng với quy trình chế biến được tuân thủ nghiêm ngặt. Giống như Hồng trà, Hắc trà cũng được trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình oxy hóa kéo dài hơn. Trong Ngũ Hành, Hắc trà thuộc thủy, có vị mặn chát, màu đỏ đậm đến đen tuyền. Khi uống, trà nhập kinh thận, đi vào kinh bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng, sức khỏe của con người. Cho nên, HẮC TRÀ có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên Hắc trà giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa.

44

Mùa đông khí của trời đất bị phong kín, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dĩnh dưỡng và năng lượng nhân thể cần cao. Hắc trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng, thích hợp uống vào mùa đông.


45




THIÊN

AN

HƯƠNG

SINH

TẠNG

BAY

VỊ

NGŨ

DƯỠNG

BẢNG

NHÂN

HÀNH

NHAN

LẢNG

SINH

TƯƠNG

NGŨ

TÂM

MỘT

SINH

LINH

THANH

TÁCH

KHẮC

TRÀ

TĨNH

TRÀ


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.