Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa tiết kiệm chi phí

Page 1

Tất tần tật kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa tiết kiệm chi phí Ai kinh doanh cũng muốn lãi (lợi nhuận – tiền lời) cao với mức chi phí bỏ ra thấp nhất. Vậy làm sao để giảm chi phí tăng lợi nhuận khi kinh doanh tiệm tạp hóa? Hãy cùng nghe các cửa hàng, tiệm bách hóa lâu năm tại TPHCM chia sẻ kinh nghiệm thiết thực nhé.

1. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu tiền? Cửa hàng tạp hóa hay còn gọi là cửa hàng bách hóa là hình thức buôn bán nhỏ lẻ. Tại đây cung cấp hầu như đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt, ăn uống hằng ngày như: văn phòng phẩm, hóa phẩm (bột giặt, nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm.v.v.), nước giải khát, bánh kẹo, giấy vệ sinh, … Đối tượng chính của cửa hàng tạp hóa là khách trong khu vực địa phương, khách vãng lai. Khi cần mua một số mặt hàng phổ thông thì cửa hàng tạp hóa là nơi mua sắm vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Hầu như tại con hẽm, con đường nào ở Việt Nam cũng đều có 1 cửa hàng bách hóa thế này. Với quy mô vừa và nhỏ, cửa hàng tạp hóa cần chi phí đầu tư bao nhiêu thì đủ? Một cửa hàng bách hóa với diện tích khoảng 50 m2 trở lại thì cần chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100 đến 200 triệu đồng. Bao gồm các chi


phí: nhập hàng, mua các thiết bị giữ nhiệt, tủ đông, tủ lạnh, kệ kho hàng, … Chưa kể chi phí thuê mặt bằng, nhân viên nếu cần thiết và chi phí khác.

2. Kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa tiết kiệm chi phí Để tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết để mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa mau chóng thu hồi vốn và có lời ngay. Thứ nhất : Đi khảo sát thị trường Bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mình là ai, khách trong khu vực và quen biết là chủ yếu. Vậy thì hãy lựa chọn các nơi đông dân cư, có mức sống , sinh hoạt tốt mà xung quanh không có hoặc đi xa mới có siêu thị, cửa hàng 24 giờ. Những nơi này, khi cần mua lắt nhắt vài món đồ nhỏ lẻ họ thường sẽ lựa chọn đi gần nhà vừa nhanh lại vừa tiện hơn khi phải đi xa, vào siêu thị chỉ để mua vài món đồ. Đây sẽ là khu vực tiềm năng để bạn mở tiệm tạp hóa kinh doanh đấy. Hoặc nếu xung quanh nhà bạn vẫn còn chưa có nhiều cửa hàng, siêu thị thì có thể tận dụng khu vực dưới nhà để bán hàng theo hình thức kinh doanh hộ gia đình. Việc này sẽ giúp bạn giảm đi chi phí hằng tháng rất lớn đấy. Thứ 2: Lên danh sách hàng nhập & chi phí dự định kinh doanh


Bạn cần lên sẵn danh sách các mặt hàng cần nhập, phân chia theo từng ngành hàng để dễ dàng rà soát khi cần. Đồng thời dựa theo chi phí dự trù đầu tư. Theo kinh nghiệm mở tiệm bách hóa lần đầu của một số ông chủ lâu năm kể, họ sẽ chỉ đầu tư khoảng 80% tổng số tiền đầu tư. Phần 20% còn lại để duy trì trong 2-3 tháng đầu tiên và để nhập hàng khi cần bổ sung gấp. Thứ 3: Tìm kiếm lựa chọn nơi nhập hàng rẻ Việc cạnh tranh về giá hiện nay rất quan trọng. Nguồn hàng cũng đa dạng, phong phú, trăm người bán vạn người mua. Vì vậy, trước hết bạn cần tham khảo, dò giá ở nhiều nơi kèm theo các chính sách ưu đãi mua hàng, vận chuyển… So sánh và đánh giá chất lượng hàng hóa + số lượng nhập hàng + chiết khấu để lựa chọn nơi bán hàng tốt nhất nhé. Gợi ý các điểm nhập hàng sỉ giá rẻ - chất lượng tốt và ổn định: Các khu chợ bán buôn, chợ đầu mối như: Khu vực phía Bắc:    

Chợ đầu mối Đồng Xuân tại Hà Nội Phố Nguyễn Siêu ở quận Hoàn Kiếm Phố Hàng Buồm, Hà Nội Phố Mạc Thị Bưởi tại quận Hai Bà Trưng

Khu vực phía Nam:     

Chợ đầu mối Thủ Đức Chợ đầu mối Tân Bình Chợ lớn khu vực quận 5, quận 6, quận 11 Chợ đầu mối Bình Điền, quận 8 chuyên bán các mặt hàng bánh kẹo, thức ăn nhanh, đồ uống giải khát,..  Chợ đầu mối Đầm Sen, quận 11  Chợ Bến Thành, quận 1 Tham khảo: Nguồn hàng tạp hóa uy tín giá rẻ Mỗi khu chợ đầu mối, chợ lớn sẽ chuyên về một số mặt hàng nhất định. Hãy ghé dạo quanh và tìm hiểu về từng khu chợ buôn lớn để chọn được nơi lấy sỉ hàng tốt nha. Hoặc bạn cũng có thể đến các đại lý lớn trong khu vực mua sỉ số lượng lớn sẽ được chiết khấu hoa hồng cũng khá tốt.


Thêm một gợi ý nữa là nếu bạn nhập hàng số lượng lớn bạn có thể liên hệ trực tiếp công ty sản xuất xin làm đại lý. Như vậy không phải qua trung gian cũng tiết kiệm được một số tiền nhập hàng mà lại được hỗ trợ nhiều từ phía các công ty đó. Thứ 4: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết Đừng quên chuẩn bị các giấy tờ khai báo cần thiết để đăng ký kinh doanh nhé. Dù ở hình thức buôn bán nhỏ lẻ trong xóm hay ở nông thôn cũng cần phải khai báo. Xem thêm tại mục 1 phần “Góc giải đáp thắc mắc” bên dưới. Thứ 5: Thuê mặt bằng & trang trí Lựa chọn được nơi kinh doanh rồi, bạn hãy thuê mặt bằng và chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và trang trí nhé.

Cuối cùng là phụ thuộc vào tài năng kinh doanh và định giá bán sản phẩm của bạn. Định giá bán, khuyến mãi và các chương trình quảng cáo cũng là những chiến lược cần thiết. Hãy đảm bảo khách hàng trong khu vực của bạn dễ dàng tìm thấy và muốn ghé cửa hàng của bạn. Vẻ ngoài cửa tiệm và trong tiệm sạch sẽ, thoáng mát, hàng hóa có giá niêm yết rõ ràng và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp sẽ là điểm Cộng rất lớn để khách ấn tượng tốt và quay lại đấy. Đồng thời nếu có nhân viên, hãy training họ sao cho luôn tạo cảm giác thoải mái vui vẻ cho khách hàng. Góc giải đáp thắc mắc: 1. Mở cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép kinh doanh không


Câu trả lời là “Có”. Vì mở tiệm tạp hóa không thuộc trường hợp không cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Do đó, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình. 2. Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu Có nhiều cách để lấy được hàng giá gốc, giá sỉ tại xưởng hoặc trực tiếp từ nhà phân phối. Bạn có thể ghé các chợ truyền thống, chợ buôn giá sỉ hoặc tìm kiếm tận nơi cung cấp. Mẹo để tìm được thông tin là bạn xem trên bao bì sản phẩm thường sẽ có thông tin tên công ty, cửa hàng, xưởng. Bạn có thể search (tìm kiếm) trên google, mạng xã hội (Zalo, Facebook) để liên hệ trực tiếp nhé. 3. Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị gì Đối với cửa hàng bách hóa thì cần chuẩn bị:  Các thiết bị chiếu sáng như: đèn và quạt.  Kệ để hàng hóa như: kệ sắt v lỗ chứa hàng đa năng, khay kệ đựng, … Xem thêm: Các mẫu kệ để hàng bán tạp hóa đẹp giá rẻ  Xem thêm: Các mẫu kệ để hàng bách hóa đẹp giá rẻ  Phần mềm quản lý : bằng file Excel hoặc các phần mềm quản lý bán hàng khác.  Máy tính, máy scan mã vạch.  Túi nilong, túi đựng,… Với những kinh nghiệm mở tiệm tạp hóa tiết kiệm chi phí được chia sẻ phía trên, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn có thể mở cửa hàng bách hóa phù hợp nhất.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.