
5 minute read
2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích CHƯƠNG III: SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRANG TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?” 2.3.1.4. Lần thứ tư : Kiều đàn cho Kim Trọng nghe trong lúc tái ngộ, đoàn viên.
Bối cảnh lần đánh đàn này vẫn như lần đầu tiên, người đàn vẫn là Thúy Kiều và người thưởng đàn vẫn là Kim Trọng, nhưng sau mười lăm năm Kiều lưu lạc thì mọi thứ đều vật đổi sao dời, hoàn cảnh đã khác, Thúy Kiều phải trải qua quá nhiều biến động, đau khổ, bị cuộc đời giằng xé, chà đạp một cách thê thảm, nên khúc đàn này cũng đã khác xưa hoàn toàn :
Advertisement
“Phím đàn dìu dặt tay nghiêng Khói trầm cao thấp tiếng thuyền ngân xa Khúc đâu đầm ấm dương hòa ... Trông đâu châu ngọc duyền quyên Ăn sao giọt ngọc Lam - Điền mới Đông !”
Khúc đàn này không dồn dập, rạo rực như khúc đàn ban đầu Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe mà thay vào đó là khúc đàn của một nàng Kiều trải nghiệm nhiều nỗi đau đớn, tủi khổ trong cuộc đời. Sau khi trãi qua nỗi đau lưu lạc, chịu sự chà đạp, giằng xé của cuộc đời, Thúy Kiều đã lột xác và trở thành một con người hoàn toàn mới. Dù nợ đời đã trả xong, nhưng hình như Kiều còn nợ chút tình xưa. Chính vì vậy mà khúc đàn này vẫn có một chút yêu thương, nồng ấm.
2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
Tâm trạng Thúy Kiều khi sống ở lầu Ngưng Bích là một tâm trạng ê chề, chán chường, muốn chết mà không chết được, muốn sống lại sống không yên. Kiều như đã bị khóa đi cả tuổi thanh xuân và sự tự do ở Lầu Ngưng Bích :
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. ”
Kiều nghĩ mình như cánh hoa nhỏ bé, yếu ớt giữa dòng nước lớn, dữ dội đang trôi. Nàng xót xa, lo lắng, suy nghĩ cho thân phận nhỏ bé của mình không biết sẽ trôi về đâu. Nàng nhìn về phía bãi cỏ, nhìn về phía chân trời rồi lại nhìn xung quanh mình. Nàng không thể tìm được dù chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi. Nhìn thấy bãi cỏ rộng lớn trước mắt, Kiều suy nghĩ rồi lại chìm mình trong sự đau khổ, tuyệt vọng. Nàng lo lắng mình cũng sẽ như ngọn cỏ kia, rồi cũng sẽ tới lúc héo khô vì thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự thương yêu và quyền được sống hạnh phúc, êm ấm bên người thân, bên người đàn ông yêu nàng thật lòng, điều mà đáng lẽ ra một người con gái đang tuổi xuân thì, có vẻ đẹp tuyệt trần và tài năng vẹn toàn như nàng phải được hưởng. Ngược lại, nàng phải sống ở một nơi nhơ nhuốc, trở thành kẻ mua vui cho người khác, phải sống một cuộc sống tủi nhục, ê chề và đau đớn như địa ngục :
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Kiều không chỉ cảm nhận mọi thứ xung quanh mình bằng đôi mắt mà còn sử dụng đôi tai để lắng nghe. Nàng như nghe thấy tiếng từng làn gió cuốn trôi đi tất cả sự bình yên và tĩnh lặng trước đó đã có của nàng. Tiếng sóng “âm ầm” dường như cũng chính là tiếng lòng hiện tại của Kiều, nàng cảm thấy sợ hãi vì tương lai của mình không biết sẽ như thế nào và phải làm gì tiếp theo, nàng không biết nên buông xui theo số phận, đầu hàng hiện thực hay phải cố gắng phản kháng như tính cách dịu dàng mà mạnh mẽ của mình.
Trong khoảng không gian rộng lớn, bao la ấy Thúy Kiều lại trào dâng tình cảm nhớ tới nhớ người yêu thề non hẹn biển với mình đó là Kim Trọng và nhớ cả những người thân của mình. Thúy Kiều nhớ lại những lời thề non hẹn biển của nàng với Kim Trọng. Nhớ lại giây phút bên nhau rồi nàng lại lo lắng khi tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng đang đi tìm mình ở khắp nơi. Nhưng tìm làm gì khi thân nàng giờ này đã nhuốm hồng trần, nhơ bẩn không còn trắng trong nữa. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu. Thông qua đó chúng ta thấy được Thúy Kiều là người chung thủy, sắc son, dù là trong hoàn cảnh bi ai nhưng nàng vẫn luôn lo lắng cho người yêu và người thân của mình :
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. ”
Người thứ hai Thúy Kiều nhớ tới đó chính là cha mẹ nàng, nàng lo lắng cho phụ mẫu không có ai chăm sóc sớm khuya. Điều này thể hiện Thúy Kiều là người con vô cùng hiếu thảo luôn nghĩ tới cha mẹ già yếu. Luôn muốn được ở gần phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, đó là tấm lòng đáng quý đáng trân trọng của một người con dành cho đấng sinh thành của mình. Thúy Kiều quả là người có tấm lòng hiếu thảo, ngay cả khi mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân điều đó chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình :
“Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ”
Nguyễn Du để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng lên trước nỗi nhớ cha mẹ là hợp lý, và phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy, bởi vì đối với Kim Trọng, chữ tình chưa trọn, và nỗi đau tình yêu tan vỡ vẫn còn. Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, và mắc nợ với Kim Trọng khi đã phụ chàng. Còn với cha mẹ Thúy Kiều đã phần nào làm tròn chữ hiếu, vì dù sao cuộc sống của ông bà Vương cũng đã tạm ổn, không phải lo lắng gì nhiều.