
2 minute read
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỔNG KẾT
Để điển hình hóa nhân vật, Nguyễn Du đã sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện vào phần giới thiệu ngay từ đầu, đồng thời, điểm tô, chăm chút bằng những nét mới. Nguyễn Du đã xây dựng nên chân dung hai chị em Thúy Kiều với thái độ trân trọng, ngợi ca, tôn vinh, đồng thời cho ta thấy được vẻ đẹp và tài sắc của Thúy Kiều, đồng thời cũng dự báo tương lai đầy giông bão Thúy Kiều. Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều mà ông còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm hạnh của nàng. Ông đã xây dựng một Thúy Kiều hoàn hảo, từ đó, khắc sâu thêm nỗi đau của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn và đức hạnh bị vùi dập, phải đưa thân vào chốn ô nhục.
Advertisement
Ngoài ra, Nguyễn Du đã xây dựng nên thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú, tinh tế và sâu sắc. Mỗi nhân vật có một đời sống riêng, một sức sống riêng, lay động lòng người, đi vào nhân gian và sống giữa nhân gian như những con người thật, việc thật. Đây cũng chính là thể hiện trái tim yêu thương con người vô bờ bến của Nguyễn Du. Nguyễn Du thể hiện tình yêu thương con người vô bờ bến của mình bằng cách vẽ nên nét đẹp cao quý của tâm hồn, thông cảm sâu sắc với nỗi đau tận đáy của con người, và tập trung cao nhất vẫn là ở nỗi đau khổ của nàng Kiều, nhân vật chính trong tác phẩm Truyên Kiều.
Một biệt tài khác của Nguyễn Du nữa là tả cảnh ngụ tình. Ở tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện sâu sắc nỗi nhớ cha mẹ, người yêu của Thúy Kiều.
* Chú thích :
(1) Nguyễn Lộc. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX. (tái bản lần thứ 3), NXB Giáo dục, 1999, tr. 336.
TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH THAM KHẢO :
1. Nhiều tác giả. Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du : Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2015. 2. Nhiều tác giả. Kỷ niệm hai trăm năm năm sinh Nguyễn Du, Nhà xuất ban Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1967. 3. Phan Ngọc. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. 4. Trần Đình Sử. Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo Dục, 2003. 5. Hà Huy Giáp. Truyện Kiều của Nguyễn Du, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001. 6. Phạm Đan Quế. Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hải Phòng, 1999. 7. Nguyễn Hiến Lê. Lão Tử – Đạo đức kinh, NXB Văn hoá, 1998. 8. Đào Duy Anh. Khảo luận về “ Truyện Thuý Kiều” . Nxb Văn hoá. Hà Nội. 1958. 9. Đào Duy Anh. Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam. NXB Thanh niên, 2013.
10. Nhiều tác giả. Truyện Kiều - Sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. NXB Văn hóa - Thông tin, 2013.
ĐỊA CHỈ WED THAM KHẢO
1. https://phebinhvanhoc.com.vn/truyen-kieu-duoi-goc-nhin-van-hoc-nu-quyen-1/?fbc lid=IwAR2eF0hSD1WBvV97 _ RzMzN8ksz-lj6IHq_ da3stMXaDXhXtDLSeF8oOnEe 8 2. http://epaper.edu.vn/san-pham/tai-lieu/tu-ca-tinh-cua-bac-tai-nu-den-trang-thai-luo ng-tinh-cua-chu-the-sang-tao-mot-cach-doc-truyen-kieu-cua-nguyen-du-tu-ly-thuyet-p he-binh-nu-quyen/ 3. http://www.nguyendu.com.vn/vi/su-khac-biet-trong-cach-ung-xu-cua-nhan-vat-thu y-kieu-trong-kim-van-kieu-truyen-va-truyen-kieu-654DF32D072555B58D7B848205C 436F3.html 4. https://phebinhvanhoc.com.vn/truyen-kieu-va-van-hoa-trung-quoc/