Vụ Pháp chế 20 năm xây dựng và phát triển

Page 1

Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

ngân hàng nhà nước việt nam

Vụ pháp chế

1


Năm xây dựng và phát triển

2


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

3


Năm xây dựng và phát triển

4


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Mục Lục Phần I: Vụ Pháp chế - 20 năm xây dựng và phát triển.................05 Phần II: Những phần thưởng cao quý.........................................47 Phần Iii: Một số hình ảnh hoạt động của Vụ Pháp chế................59

01


Năm xây dựng và phát triển

N

LỜI NÓI ĐẦU

ăm 2012 là năm đánh dấu mốc quan trọng, kỷ niệm tròn hai mươi năm thành lập Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước, một đơn vị mà quá trình ra đời và trưởng thành luôn gắn liền với công cuộc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển ngành ngân hàng Việt Nam. Hai mươi năm qua, với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới ngành ngân hàng. Ghi nhận những đóng góp của Vụ Pháp chế, bằng các hình thức tặng thưởng xứng đáng, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã trao tặng Bằng khen cho tập thể, cán bộ, công chức Vụ Pháp chế và năm 2008, Vụ Pháp chế là đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba. Bên cạnh đó nhiều tập thể, cá nhân trong đơn vị được trao tặng Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc, chiến sỹ thi đua...qua các thời kỳ. Trong ngày kỷ niệm đặc biệt này, cuốn Kỷ yếu “Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 20 năm - một chặng đường” xin được gửi tới người đọc những bài viết, hình ảnh tư liệu để cùng nhìn lại chặng đường đã đi qua của Vụ Pháp chế từ khi mới được thành lập, qua các giai đoạn trưởng thành và phát triển, những kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ, những thành tích đã được ghi nhận...Cuốn Kỷ yếu cũng là nơi gửi gắm tâm tư, ôn lại những kỷ niệm của các thế hệ cán bộ làm công tác pháp chế sau bao năm tháng gắn bó với nghề. Nhân dịp này, Vụ Pháp chế xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành, sâu sắc đối với sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước qua các thế hệ, sự hợp tác nhiệt tình và giúp đỡ chân thành từ phía các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ Ngành hữu quan, các Tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan. Mong rằng trong thời gian tới, Vụ Pháp chế vẫn luôn nhận được sự quan tâm, cộng tác quý báu để Vụ Pháp chế có thể làm tốt nhiệm vụ của mình trên mọi phương diện, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn mới. Xin trân trọng cám ơn.

02


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Thư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Gửi cán bộ, công chức Vụ Pháp chế Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Vụ Pháp chế

N

hân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1992-2012), thay mặt Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tôi gửi tới toàn thể cán bộ, công chức đã và đang công tác tại Vụ Pháp chế lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công chức Vụ Pháp chế đã quyết tâm phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật ngân hàng và tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật trong quá trình đổi mới và phát triển ngành ngân hàng. Vụ Pháp chế đã thực hiện tốt chức năng giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương và tổ chức thực hiện công tác pháp chế trong ngành ngân hàng. Với những đóng góp to lớn, Vụ Pháp chế đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác. Thay mặt Ban cán sự Đảng,

Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực, phấn đấu, đóng góp và những thành tựu tốt đẹp của Vụ Pháp chế trong 20 năm qua. Trong giai đoạn phát triển, hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện, lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện các cam kết quốc tế. Điều đó, đòi hỏi Vụ Pháp chế cần phấn đấu hơn nữa trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về tiền tệ và ngân hàng, nội luật hóa các cam kết quốc tế và tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào cuộc sống thực tiễn một cách hiệu quả. Tôi hy vọng và tin tưởng, trong thời gian tới toàn thể cán bộ, công chức Vụ Pháp chế tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu hơn nữa, chủ động sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ to lớn và trọng trách của ngành ngân hàng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Thân ái!

Nguyễn Văn Bình Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 03


Năm xây dựng và phát triển

04


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phần I Vụ Pháp chế 20 năm xây dựng và phát triển

05


Năm xây dựng và phát triển

20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VỤ PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

N

ăm 1986, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng pháp luật, hệ thống ngân hàng cũng từng bước có sự cải cách. Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, với sự tách bạch và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh. Sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước tháng 5/1990 đánh dấu sự đổi mới căn bản hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Trung ương, có chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hệ thống ngân hàng. Để góp phần thực hiện chức năng này, năm 1992, Vụ Pháp chế được thành lập.

hàng Việt Nam, tổ chức pháp chế được hình thành từ rất sớm, cùng với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam) thành lập vào năm 1951. Trong thời kỳ này, tổ chức pháp chế ở Ngân hàng Nhà nước là một phòng thuộc Ngân hàng Nhà nước có vai trò tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đồng thời tư vấn cho Ban lãnh đạo trong việc thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngày 12/9/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 183/ QĐ-NH9 ban hành Quy chế tổ chức của các Vụ, đơn vị thuộc bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có Vụ Pháp chế. Theo đó, Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng tham mưu cho Thống đốc về mặt pháp lý trong các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn và quản I. Quá trình hình thành và phát triển: lý công tác pháp chế trong hệ thống ngân Nhìn lại lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Khi mới thành lập, Vụ Pháp chế chỉ

06

có 02 Phòng là Phòng tư vấn và xây dựng pháp luật và Phòng Tổng hợp. Với biên chế ít ỏi ban đầu (08 cán bộ), tuy nhiên được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Vụ Pháp chế đã được tiếp nhận những cán bộ giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác được điều động từ các đơn vị khác (Vụ Quản lý ngoại hối, Văn phòng…) và được tuyển dụng mới từ các cơ sở đào tạo luật chính quy trong và ngoài nước. Với nhiệt huyết của thế hệ cán bộ ban đầu, Vụ Pháp chế đã làm tốt những nhiệm vụ được giao trong giai đoạn thử thách và trải nghiệm về mô hình tổ chức, đây cũng là thế hệ cán bộ tiên phong đã xây dựng nền tảng ban đầu của Vụ pháp chế trong phương pháp, nền nếp làm việc, quan hệ đồng nghiệp và tư chất của người cán bộ làm công tác pháp chế, để rồi những thế hệ sau từng bước tiếp nối, phát huy không ngừng những truyền thống tốt đẹp đó. Sau khi Nghị định 94/CP ngày 06/9/1994 của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành, nhằm kiện toàn


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam lại cơ cấu tổ chức, tăng cường chức năng nhiệm vụ của Vụ Pháp chế, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 265/1998/QĐNHNN9 ngày 11/06/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế và được thay thế bởi Quyết định số 412/1999/QĐ-NHNN9 ngày 17/11/1999,

theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế được cụ thể hóa trong các lĩnh vực: tham mưu cho Thống đốc trong việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành ngân hàng; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp

luật (QPPL); tư vấn pháp lý cho Thống đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL trong ngành ngân hàng. Tại thời diểm đó, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế bao gồm 03 phòng: Phòng Xây

Tập thể cán bộ công chức Vụ Pháp chế (ảnh chụp tháng 11/2012)

07


Năm xây dựng và phát triển dựng pháp luật, Phòng Tư vấn pháp luật và Phòng Tổng hợp. Trước yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác pháp chế của Bộ, ngành được quan tâm kiện toàn, củng cố theo Nghị định 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước. Trên cơ sở Nghị định số 52/2003/NĐ- CP ngày 19/5/2003 quy định về chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 09/09/2004, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 1127/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế. Với những chức năng nhiệm vụ mới được quy định tại Quyết định 1127/2004/ QĐ-NHNN, Vụ Pháp chế đã từng bước được kiện toàn về tổ chức, tăng cường về chức năng, đóng vai trò quan trọng trong

Phó Chủ tịch Văn phòng Chủ tịch nước Vũ Dũng đọc lệnh của Chủ tịch nước Trần Đức Lương công bố Luật NHNN và Luật Các TCTD năm 1997

08

việc đảm bảo thực thi, tuân thủ pháp luật, tăng cường vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành ngân hàng. Sau khi Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành (thay thế Nghị định số 52/2003/NĐ-CP), ngày 06/10/2008, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 2212/QĐNHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế (thay thế Quyết định số 1127/2004/ QĐ-NHNN), theo đó: Vụ Pháp chế là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng với các nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật, công tác rà soát và hệ thống hoá các văn bản QPPL, công tác kiểm tra văn bản, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác theo dõi thi hành pháp luật, công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, công tác tư vấn pháp lý cho Thống đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước… Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công tác pháp chế đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được xác định là một trong những


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Cán bộ Phòng Xây dựng pháp luật

công tác trọng tâm. Khắc phục những tồn 55/2011/NĐ-CP cũng như nâng cao vị trí, quyền hạn mới trong công tác bồi thường tại, bất cập tại Nghị định 122/2004/NĐ- vai trò và hiệu quả của công tác pháp chế nhà nước trên cơ sở Luật Trách nhiệm bồi CP của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu tại Ngân hàng Nhà nước, ngày 18/4/2012,

thường của Nhà nước; công tác pháp điển

giai đoạn phát triển mới, ngày 04/7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hệ thống quy phạm pháp luật; thi đua – Chính phủ đã ban hành Nghị định số

hành Quyết định số 728/QĐ-NHNN quy

khen thưởng trong công tác pháp chế và

55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hợp tác quốc tế về pháp luật. Hiện nay, cơ nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy

cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế (thay thế cấu của Vụ Pháp chế có 04 phòng chuyên

của tổ chức pháp chế. Nhằm triển khai thực

Quyết định số 2212/QĐ-NHNN). Theo

môn, bao gồm: Phòng Tổng hợp và tuyên

hiện những nội dung mới của Nghị định đó, Vụ Pháp chế bổ sung các nhiệm vụ, truyền pháp luật, Phòng Tư vấn pháp luật, 09


Năm xây dựng và phát triển Phòng Xây dựng pháp luật và Phòng Pháp luật quốc tế. Có thể nói, sau 20 năm kể từ ngày thành lập, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Pháp chế đã có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp từng giai đoạn. Cho tới nay, về cơ bản với 30 công chức cơ cấu tại hệ thống Ban lãnh đạo và 4 phòng chuyên môn, biên chế cán bộ cho từng vị trí công việc, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được cơ bản các chức năng nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới. II. Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Xây dựng kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ: Hiện tại, tổ chức của Vụ Pháp chế được cơ cấu thành 04 phòng: Phòng Tổng hợp và tuyên truyền pháp luật, Phòng Tư vấn pháp luật và Phòng Xây dựng pháp luật và Phòng Pháp luật quốc tế, chỉ đạo, điều hành chung là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng phụ trách chuyên môn theo từng phòng và mảng việc. Nhận thức được vấn đề con người là yếu tố then chốt trong thành công của mỗi cơ quan, đơn vị, trong 20 năm qua, Vụ Pháp chế đã không ngừng xây dựng kiện toàn bộ

10

Lãnh đạo Vụ Pháp chế và cán bộ phòng Tư vấn pháp luật

máy tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ. Việc “đào tạo công chức qua công việc” là một phương châm mà mọi thế hệ lãnh đạo của Vụ Pháp chế luôn đề cao. Pháp luật luôn có sự vận động, thay đổi theo thời gian, đòi hỏi cán bộ, công chức làm công

tác pháp chế phải luôn cập nhật nâng cao kiến thức. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Vụ Pháp chế thường xuyên tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức được tham gia các chương trình đào tạo có chọn lọc, phù hợp với tính chất công việc, bồi dưỡng nâng cao


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong thời đại mới. Số lượng cán bộ, công chức của Vụ Pháp chế đã có sự lớn mạnh và ngày càng trẻ hóa về đội ngũ từ 08 cán bộ từ ngày đầu thành lập, tính tới thời điểm hiện nay, Vụ Pháp chế có 30 cán bộ, trong đó 100% cán bộ chuyên môn của Vụ là cử nhân Luật, 50% trong đó có trình độ thạc sỹ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 2.1. Trong công tác xây dựng pháp luật: Đối với việc xây dựng các dự án Luật và Pháp lệnh: Hai mươi năm qua, nhìn lại hệ thống pháp luật ngân hàng đồ sộ và ngày càng được hoàn thiện với khoảng 1500 văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, cùng với

các Luật, Pháp lệnh, Nghị định do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo có thể thấy Vụ Pháp chế đã đóng góp một phần không nhỏ trong vai trò là đơn vị đầu mối lập chương trình xây dựng pháp luật, tham gia ý kiến, thẩm định về mặt pháp lý hoặc là đơn vị chủ trì soạn thảo, trong đó phải kể đến việc tham gia trực tiếp soạn thảo các dự án Luật: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 1997, được sửa đổi và bổ sung năm 2003 và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Luật Các Tổ chức tín dụng năm 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010; Pháp lệnh thương phiếu năm 1999, Luật Công Cụ chuyển nhượng năm 2005, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và

Hội nghị triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng chống rửa tiền- tháng 10/2012

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Quá trình ra đời, hoàn thiện của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng qua các giai đoạn đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng với mục tiêu: Nâng cao vai trò trách nhiệm và tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong thực thi chính sách tiền tệ và quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng; Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các tổ chức tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, đáp ứng được cơ bản yêu cầu của ngành ngân hàng trong bối cảnh tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự ra đời của Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 và được thay thế bởi Luật Công cụ chuyển nhượng năm 2005 đã bảo đảm cho việc hình thành khung pháp lý cần thiết về công cụ chuyển nhượng, làm cơ sở pháp lý cho việc phát hành, sử dụng các loại công cụ chuyển nhượng trên thực tế với tư cách là phương tiện thanh toán, công cụ tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Tạo điều cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với các phương thức, phương tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế. Thiết lập môi trường kinh

11


Năm xây dựng và phát triển

Cán bộ, công chức Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật

doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước nước phù hợp hơn với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Trong năm 2011, Vụ Pháp chế cũng là đơn vị được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao chủ trì soạn thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng chống rửa tiền. Việc xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện, nâng cao giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi với mục tiêu bảo vệ quyền và

12

lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành nhằm hoàn thiện khung pháp lý trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống rửa tiền ở nước ta, đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền với các quy định pháp luật có liên quan; đáp ứng yêu cầu của quá trình

hội nhập quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các cam kết của Việt Nam liên quan đến phòng, chống rửa tiền. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng, chống rửa tiền. Ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố hai Luật. Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật phòng, chống rửa tiền có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Cán bộ phòng Pháp luật Quốc tế

Bên cạnh đó, thông qua việc cử cán bộ tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Vụ Pháp chế đã đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một số Pháp lệnh, Nghị định quan trọng hướng dẫn hai Luật Ngân hàng. Vụ Pháp chế cũng là đơn vị tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc tham gia xây dựng các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ. Đối với việc xây dựng, theo dõi việc thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật: Để

có tầm nhìn dài hạn cho công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế có vai trò là đơn vị tham mưu cho Thống đốc trong việc xây dựng chương trình xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc, đề xuất chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng; theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình xây dựng pháp luật. Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn là đơn vị thực hiện nghiêm

túc và có hiệu quả chương trình xây dựng pháp luật được giao. Để phục vụ cho công tác ban hành văn bản, Vụ Pháp chế đã trình Thống đốc ban hành các văn bản nhằm xây dựng thể chế cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL trong ngành ngân hàng (Quyết định số 180/2005/QĐ-NHNN ngày 21/05/2005 ban hành Quy chế ban hành văn bản QPPL của Ngân hàng Nhà nước, được thay thế bởi Thông tư số 13/2009/TT-NHNN ngày

13


Năm xây dựng và phát triển

03/07/2009). Công tác thẩm định, góp ý văn bản cũng là nhiệm vụ thường xuyên của Vụ Pháp chế. Trong hai mươi năm qua, Vụ Pháp chế đã tham gia thẩm định, góp ý hầu hết các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành, đồng thời góp ý các văn bản do các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Vụ Pháp chế tham gia thẩm định, góp ý trong và ngoài ngành tới trên 400 lượt văn bản/năm. 2.2. Công tác tư vấn pháp luật: Công tác tư vấn pháp luật của Vụ Pháp

14

chế tập trung vào các lĩnh vực sau: (i) Tư vấn pháp luật cho Thống đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước; (ii) Thu thập tài liệu, nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị, giải quyết, xử lý đối với những vụ việc liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước trước cơ quan pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước khác khi được Thống đốc giao; (iii) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành ngân hàng, trình Thống đốc các biện pháp

xử lý; (iv) Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008; (v) Giải đáp những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng; tiếp nhận, nghiên cứu những kiến nghị từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng để đề xuất hoàn thiện pháp luật ngân hàng. Trong những năm qua, mặc dù khối lượng vụ việc tư vấn khá lớn và phức tạp nhưng Vụ Pháp chế đã triển khai hoàn thành tốt công tác tư vấn pháp luật cho Thống đốc với số lượng vụ việc giải quyết mỗi năm khoảng trên 300 vụ việc (đặc biệt là từ năm 2008 đến nay). Hoạt động tư vấn pháp luật của Vụ Pháp chế cũng là một kênh hỗ trợ pháp lý hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng. 2.3. Công tác rà soát văn bản QPPL: Công tác rà soát văn bản được tiến hành từ năm 1999 đến nay, theo định kỳ cứ 6 tháng và hàng năm, căn cứ kết quả rà soát, Vụ Pháp chế xây dựng và trình Thống đốc ban hành các quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực. Trên cơ sở kết quả rà soát này, Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp và có định hướng dài hạn của hệ thống văn bản QPPL. Qua nhiều năm triển khai, công tác rà soát đã đạt được những thành quả đáng khích lệ


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam với việc rà soát gần 2000 văn bản được ban hành từ năm 1951 đến nay và được công bố tại 12 Quyết định của Thống đốc kể từ năm 1999. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang triển khai công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng từ năm 1951 trở lại đây nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu văn bản QPPL trong ngành ngân hàng với đầy đủ các thông tin pháp lý, tiện ích tra cứu phục vụ cho công tác xây dựng và thực thi pháp luật trong ngành ngân hàng. Kết quả bước đầu của công tác rà soát văn bản là ngày 6/9/2012, Thống đốc đã ký ban hành Thông tư số 25/2012/ TT-NHNN về việc bãi bỏ một số VBQPPL do Thống đốc NHNNVN ban hành, chính thức khai tử cho 123 VBQPPL không còn phù hợp này. Có thể nói, công tác rà soát văn bản được tiến hành theo hướng dần đi vào chiều sâu, phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng và thực thi pháp luật, thông qua việc phát hiện những bất cập, chồng chéo của các quy định để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, công tác rà soát đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng. 2.4.Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL: Công tác kiểm tra và xử lý văn bản trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được tiến

hành nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật để kịp thời đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ, bãi bỏ đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vụ Pháp chế là đơn vị được Thống đốc giao làm đầu mối thực hiện công tác kiểm tra văn bản trong ngành ngân hàng. Hiện nay, Vụ Pháp chế đã xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên (25 người) gồm một số cán bộ từ các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và bộ phận pháp chế của một số ngân hàng thương mại. Được thực hiện từ năm 2005, công tác kiểm tra văn bản được tiến hành định kỳ 6 tháng và hàng năm đúng quy trình, chặt chẽ. Để hoàn thiện thể chế cho công tác kiểm tra văn bản của Ngân hàng Nhà nước, qua các giai đoạn, Vụ Pháp chế đã xây dựng và trình Thống đốc ban hành các quyết định, thông tư quy định về công tác kiểm tra và xử lý văn bản (Quyết định số 38/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 banh hành quy chế kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của Ngân hàng Nhà nước và được thay thế bởi Thông tư số 31/2011/TTNHNN ngày 30/9/2011) Qua 6 năm triển khai, Vụ Pháp chế đã tiến hành kiểm tra gần 500 văn bản bao gồm các văn bản do Ngân hàng Nhà nước

ban hành và các văn bản do các Bộ, cơ quan Ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trong đó phát hiện một số văn bản có dấu hiệu vi phạm. Có thể nói, sau 6 năm thực hiện, công tác kiểm tra văn bản đã tác động tích cực đến việc đảm bảo tính tuân thủ trong công tác xây dựng văn bản QPPL trong Ngân hàng Nhà nước. 2.5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật : Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Vụ Pháp chế thực hiện cũng đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Để triển khai Chỉ thị 32/CT-TW và Thông báo số 74-TW, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản để thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng về công tác phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm: Chỉ thị số 05/2006/CT-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Ngân hàng; Quyết định sè 19/2008/Q§-NHNN ngµy 01/07/2008 của Ng©n hµng Nhµ n­íc ban hµnh Ch­¬ng tr×nh phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt trong ngµnh Ng©n hµng (giai ®o¹n 2008 – 2012); Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo này, Vụ Pháp chế đã tổ chức, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện công tác tuyên truyền

15


Năm xây dựng và phát triển

phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng như: Tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền các văn bản QPPL; Xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trong ngành ngân hàng (tiến hành định kỳ hàng năm); Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại các chi nhánh, công đoàn Ngân hàng Trung ương; Xuất bản sách hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo chuyên đề về các nội dung liên quan đến hoạt động ngân hàng; Xây dựng tủ sách pháp luật; Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan (www.sbv. gov.vn) để truyền tải thường xuyên các văn bản QPPL về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tiến hành biên soạn, xây dựng đề cương giới thiệu nội dung các văn bản quan trọng của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước. 2.6. Công tác theo dõi thi hành pháp luật: Công tác theo dõi thi hành pháp luật cũng là một chức năng được Vụ Pháp chế thực hiện thường xuyên thông qua việc theo dõi thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, theo dõi công tác ban hành văn bản QPPL, theo dõi việc triển khai thực hiện các văn bản trong ngành ngân hàng.

16

Công tác theo dõi thi hành pháp luật luôn được Vụ Pháp chế xác định là nhiệm vụ quan trọng và phải gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế nói riêng cũng như của các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước nói chung. Công tác theo dõi thi hành pháp luật được tiến hành trên tất cả các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh đó, hàng năm Vụ Pháp chế còn tổ chức theo dõi thi hành pháp luật theo từng chuyên đề công tác. 2.7 Công tác pháp luật quốc tế Công tác pháp luật quốc tế do Vụ Pháp chế thực hiện tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau: (i) Nghiên cứu, có ý kiến pháp lý đối với các điều ước, các cam kết quốc tế, các hợp đồng và thỏa thuận với nước ngoài, với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. (ii) Tham mưu, giúp Thống đốc giải quyết các tranh chấp có yếu tổ nước ngoài liên quan đến tiền tệ, ngân hàng theo sự phân công của Thống đốc; và (iii) Công tác hợp tác quốc tế. Được sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Pháp chế đã tham gia giải quyết có hiệu quả thiết thực, tránh được tổn thất lớn cho nhà nước để chấm dứt vụ kiện của Công ty Glencore tại Mỹ

đối với Nhà nước Việt Nam đã kéo dài hơn 6 năm, bảo vệ được uy tín và quyền lợi của Nhà nước ta và rất nhiều vụ việc có yếu tố nước ngoài điển hình khác. III. Kết quả thực hiện các công tác khác: 1. Công tác Đảng: Với vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở đơn vị, chi bộ Vụ Pháp chế luôn quan tâm tới việc giáo dục, tập hợp quần chúng, phối kết hợp chặt chẽ với Ban lãnh đạo Vụ trong việc quản lý, phân công công tác cho đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và năng lực, hoàn cảnh cụ thể của mỗi đảng viên, tạo điều kiện cho các đảng viên cũng như quần chúng phát huy năng lực, sở trường trong công việc. Bên cạnh đó, mỗi đảng viên luôn nỗ lực trong việc rèn luyện bản thân, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn góp phần xây dựng chi bộ Vụ Pháp chế thành một khối thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị qua các thời kỳ. Vì vậy, trong nhiều năm qua chi bộ Vụ Pháp chế luôn là đơn vị gương mẫu, trong sạch và vững mạnh, các đảng viên chi bộ Vụ Pháp chế luôn chấp hành tốt cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không có đảng viên vi phạm. 2. Công tác Công Đoàn:


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Là công đoàn bộ phận có số lượng hạn chế, nhưng công đoàn Vụ Pháp chế dưới sự lãnh đạo của Chi uỷ và Ban lãnh đạo Vụ luôn động viên các công đoàn viên hoàn thành tốt công việc chuyên môn, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn, tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên công đoàn, tham gia công tác xây dựng Đảng. Công đoàn Vụ Pháp chế đã tham gia tích cực vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật Luật cư trú, cuộc thi tìm hiểu Ngân hàng Việt Nam – 60 năm Xây dựng và phát triển của Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Trung ương,…. Là công đoàn của một đơn vị có hoạt động chuyên môn về pháp luật, công đoàn Vụ Pháp chế đã chủ động tham gia tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Năm 2010, công đoàn Vụ đã phối hợp chặt chẽ với công đoàn NHNN chi nhánh Bắc Giang và Đoàn Thanh niên NHNN Trung ương tổ chức các cuộc thi, tọa đàm tìm hiểu nội dung Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng. Trong những năm qua, nữ công của Vụ Pháp chế đã kết hợp với công đoàn làm tốt công tác chăm lo đời sống cán bộ công đoàn, tích cực tham gia các đợt quyên góp ủng hộ người nghèo, đồng bào bị lũ lụt, Quỹ tình thương, Quỹ tình nghĩa và nhiều

hoạt động thiện nguyện khác do Công đoàn Trung ương phát động. Công tác Đoàn Thanh niên: Là một đơn vị có số lượng đoàn viên thanh niên chiếm tỷ lệ tương đối cao 14/30 tổng số công chức. Thời gian qua, các đoàn viên Chi đoàn Vụ Pháp chế đã tham gia tích cực vào hoạt động đoàn do Đoàn thanh niên Ngân hàng Trung ương phát động như hoạt động thi đấu thể thao đã dành nhiều giải thưởng trong môn cầu lông , giao lưu văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó, Chi đoàn Vụ tích cực tham gia hoạt động về nguồn, tri ân gia đình thương binh, liệt sỹ và tặng quà trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

thể Vụ Pháp chế đã được trao tặng Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, Bằng khen của Thống đốc và được nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. ***** Với những kết quả như trên, có thể nói chặng đường 20 năm qua, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện và phát triển về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ để thực hiện tốt vai trò của mình, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu của ngành, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững, ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng. Vụ Pháp chế của Ngân hàng Nhà nước đã có bề dầy về kinh nghiệm hoạt động cũng như trong việc xây IV. Những thành tích điển hình: dựng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ đáp ứng Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã cơ bản các yêu cầu của công tác pháp chế trao tặng bằng khen cho Vụ Pháp chế vì trong giai đoạn mới. Để có được các thành có thành tích xuất sắc trong công tác pháp tích như trên, là do Ban lãnh đạo Ngân chế. hàng Nhà nước đã nhìn nhận và đánh giá Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã cao vai trò của công tác pháp chế trong việc tặng bằng khen cho tập thể Vụ Pháp chế thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật và bằng khen cho một số cá nhân có thành và theo pháp luật. Đồng thời, từng cá nhân tích xuất sắc. trong tập thể Vụ Pháp chế đã nỗ lực không Năm 2008, Vụ Pháp chế là đơn vị vinh ngừng trong công việc, ngày càng khẳng dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân định vai trò của mình trong việc tham Chương Lao động hạng Ba. mưu, giúp Thống đốc trong việc quản lý Ghi nhận thành tích đạt được cùng nỗ Nhà nước bằng pháp luật và xây dựng một lực của tập thể đơn vị, nhiều năm qua tập tập thể Vụ Pháp chế luôn vững mạnh

17


Năm xây dựng và phát triển

HAI MƯƠI NĂM PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN trở thành cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương về phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung đã được hình thành một hệ thống các tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Cùng với cuộc cách mạng trong hoạt động ngân hàng, pháp chế ngân hàng đã đổi mới căn bản về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức để đáp ứng với việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Ngân hàng Việt Nam. Sự ra ông cuộc đổi mới đất nước bắt đời của các tổ chức tín dụng đã hình thành đầu bằng khâu đổi mới hoạt động tổ chức pháp chế của các tổ chức tín dụng ngân hàng. Ngân hàng Việt Nam cùng với tổ chức pháp chế của Ngân hàng đã đổi mới căn bản chuyển từ hệ thống Nhà nước Việt Nam đã tạo ra hệ thống tổ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai chức pháp chế ngân hàng vững mạnh để cấp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống

Vũ Thế Vậc Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

C 18

ngân hàng Việt Nam. Tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành đơn vị chuyên môn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng, chức năng của Ngân hàng trung ương và thực hiện công tác pháp chế của ngành ngân hàng. Quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng là sự quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua, tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản ban đầu cho sự chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp trờ thành ngân hàng hai cấp. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức pháp


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, thẩm định các văn bản trước khi Thống đốc ký ban hành. Bên cạnh việc xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Vụ Pháp chế còn tham gia xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung trong các lĩnh vực pháp luật kinh tế, dân sự, hình sự, lao động, quốc tế… để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các thể chế của Chính phủ.

chế của Ngân hàng Nhà nước đã là đơn vị đầu mối giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổ chức xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Pháp lệnh

thương phiếu, Pháp lệnh ngoại hối. Quốc hội xem xét, thông qua các dự án Luật, Pháp lệnh có phần đóng góp to lớn và tích cực của tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi Luật, Pháp lệnh được ban hành, pháp chế Ngân hàng Nhà nước đã rà soát kiến nghị Thống đốc Thống đốc danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành cần ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế

Cùng với việc xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế còn tổ chức triển khai đưa pháp luật thực thi vào trong cuộc sống có hiệu quả thông qua các hoạt động rà soát, hệ thống hóa pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong ngành ngân hàng để bảo đảm hoạt động ngân hàng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Quá trình thực thi pháp luật của các tổ chức tín dụng còn nhiều vướng mắc, Vụ Pháp chế đã hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các vướng mắc và khó khăn về pháp luật để bảo đảm cho hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả. Thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng và thực hiện chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các vấn 19


Năm xây dựng và phát triển trò là tổ chức pháp chế ở cơ quan ngang bộ, Vụ Pháp chế đã hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trực thuộc mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

Đồng chí Trần Trọng Độ nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế tại Hội nghị phổ biến pháp luật năm 2004

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hội nhập sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế thế giới nhất là từ khi Việt Nam trở thành một thành viên, đầy đủ của tổ chức thương mại thế giới. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế Trong hoạt động tham gia tố tụng của đa phương và song phương trong lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ Pháp tiền tệ và ngân hàng. Vụ Pháp chế là đơn vị chế đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà tham mưu cho Thống đốc trong việc thực nước ủy quyền tham gia tố tụng ở trong hiện các cam kết quốc tế. Thông qua việc nước và nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi rà soát các cam kết quốc tế để đưa vào các ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước. quy định của pháp luật ngân hàng. Với vai đề pháp lý đối với quản lý tổ chức tín dụng từ khi cấp phép thành lập, quá trình hoạt động và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng bảo đảm sự an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

20

Hoạt động pháp chế của ngân hàng đã đổi mới căn bản. Tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức pháp chế ở cơ quan ngang bộ và ở Ngân hàng Trung ương. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước ngày càng mạnh theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều đó đòi hỏi phải kiện toàn củng cố mô hình tổ chức pháp chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đáp ứng chức năng và nhiệm vụ mới của tổ chức pháp chế ở cơ quan ngang bộ và Ngân hàng Trung ương. Ngày 12/9/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 183/ QĐ-NH9 ban hành quy chế tổ chức của Vụ Pháp chế trên cơ sở kiện toàn phòng pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam với cơ cấu tổ chức ban đầu gồm hai phòng: Phòng Tư vấn và xây dựng pháp luật và Phòng Tổng hợp. Trải qua hai mươi năm xây dựng và phát triển, Vụ pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực sự lớn mạnh với cơ cấu tổ chức gồm bốn phòng: Phòng Tổng hợp và tuyên truyền pháp luật, phòng xây dựng pháp luật, phòng tư vấn pháp luật và phòng pháp luật quốc tế. Trước yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi Vụ Pháp chế phải tiếp tục kiện toàn và phát triển về mô hình tổ chức và nhân sự để đáp ứng chức năng về nhiệm vụ to lớn của tổ chức pháp chế ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực, ý chí cách mạng tiến công đã tạo ra sức mạnh để Vụ Pháp chế hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao phó. Kết quả và thành tích của Vụ pháp chế đạt được trong suốt hai mươi năm qua đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã tặng thưởng cho Vụ Pháp chế nhiều danh hiệu thi đưa cao quý, bằng khen của Thống đốc và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt Vụ Pháp chế đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng ba. Hệ thống các tổ chức tín dụng đã được hình thành cùng với công cuộc đổi mới

ngân hàng. Sự hợp tác quốc tế sâu rộng và toàn diện của hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức đa dạng và phong phú. Sự ra đời của hệ thống các tổ chức tụng dụng đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng gồm 39 ngân hàng thương mại trong nước, 04 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 1067 Quỹ tín dụng cơ sở. Tổ chức pháp chế trong các tổ chức tín dụng được hình thành ngay từ khi tổ chức tín dụng được thành lập. Tổ chức pháp chế của tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức tín dụng; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của tổ chức tín dụng, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan về tiền tệ và ngân hàng. - Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ

phận khác của tổ chức tín dụng soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng. - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến tiền tệ, ngân hàng. - Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức đoàn thể của tổ chức tín dụng phổ biến giáo dục pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của tổ chức tín dụng cho người lao động. - Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của tổ chức tín dụng; tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong tổ chức tín dụng. - Tư vấn hoặc tham mưu việc thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của tổ chức tín dụng. - Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận 21


Năm xây dựng và phát triển liên quan giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tham giai giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) giao. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ to lớn, tổ chức pháp chế của tổ chức tín dụng ngày càng được kiện toàn và phát triển mạnh mẽ. Kể từ khi mới thành lập, tổ chức pháp chế của tổ chức tín dụng chỉ là một phòng hoặc một bộ phận của tổ chức tín dụng. Nhưng đến nay, tổ chức pháp chế trong tổ chức tín dụng đã phát triển lớn mạnh trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tổ chức pháp chế trong tổ chức tín dụng đã trở thành một phòng chuyên môn của tổ chức tín dụng với những tên gọi khác nhau, phòng pháp chế hoặc phòng pháp chế và tuân thủ… Nhiều ngân hàng đã xây dựng mô hình tổ chức pháp chế ngân hàng theo mô hình ban pháp chế bao gồm các phòng chức năng khác nhau như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần 22

Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam để thực hiện tốt hơn công tác pháp chế trong ngân hàng.

thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ban pháp chế và phòng pháp chế thuộc các tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng bảo đảm cho hoạt động của tổ chức tín dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định an toàn và hiệu quả.

Với tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên của người lao động làm công tác pháp chế và sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tổ chức tín dụng, nhiều tổ chức pháp chế trong tổ chức tín dụng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Kết quả và thành tích xuất sắc của các tổ chức pháp chế trong tổ chức tín dụng đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Nhiều tổ chức pháp chế trong tổ chức tín dụng đã được Thống đốc Nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới và Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phát triển của pháp chế ngân hàng thật vẻ phủ tặng bằng khen và Chủ tịch nước tặng vang. Biết bao thế hệ cán bộ pháp chế ngân huân chương lao động. hàng đi trước đã dày công xây đắp cho con đường rực ánh hào quang. Phía trước còn Pháp chế ngân hàng đã được đổi mới cơ nhiều thử thách, gian nan, nhưng những bản về hoạt động và mô hình tổ chức cùng người làm công tác pháp chế ngân hàng với việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng vững bước tiến lên tiếp tục sự nghiệp phát thành hai cấp với chức năng và nhiệm vụ triển mạnh mẽ để pháp chế ngân hàng tách biệt nhau. Tổ chức pháp chế của Ngân vươn cao hơn nữa, hoàn thành trọng trách, hàng Nhà nước đã trở thành một tổ chức nhiệm vụ trong sự nghiệp tiếp tục phát pháp chế của cơ quan ngang bộ và của triển ngành ngân hàng vững mạnh Ngân hàng trung ương. Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn thành tốt chức năng tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Lãnh đạo vụ pháp chế qua các thời kỳ

Ông Nguyễn Đức Quang Vụ trưởng Vụ Pháp chế từ tháng 8/1992 đến tháng 3/1997

Ông Đặng Thanh Bình Vụ trưởng vụ Pháp chế từ tháng 6/1997 - 4/2002

Ông Trần Trọng Độ Vụ trưởng Vụ Pháp chế từ tháng 4-2002 đến tháng 4-2005

Ông Vũ Thế Vậc Vụ trưởng Vụ Pháp chế từ tháng 5-2005 đến nay

23


Năm xây dựng và phát triển

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ HIỆN NAY

BAN LÃNH ĐẠO

PHÒNG TỔNG HỢP VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

24

PHÒNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

PHÒNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

BAN LÃNH ĐẠO HIỆN NAY

Đồng chí Vũ Thế Vậc Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Đồng chí Vũ Ngọc Lan Phó Vụ trưởng

Đồng chí Đoàn Thái Sơn Phó Vụ trưởng

Đồng chí Nguyễn Tuyết Dương Phó Vụ trưởng

25


Năm xây dựng và phát triển

Phòng Tổng hợp và tuyên truyền pháp luật từ trái sang phảiHàng trên Vũ Quốc Thanh, Phạm Ngọc Hiếu- Hàng dưới Nguyễn Thị Hà, Đỗ Thu My, Trần thị Thu Hường, Trần Vân Anh, Phạm Thị Bích Thủy.

26

TT 1 2 3 4 5 6 7 8

Phòng Tổng Hợp Họ và tên Chức vụ Trần Thị Thu Hường Trưởng phòng Trần Vân Anh Phó trưởng phòng Vũ Quốc Thanh Chuyên viên Phạm Thị Bích Thủy Chuyên viên Đỗ Thu My Chuyên viên Nguyễn Hữu Giáp Chuyên viên Phạm Ngọc Hiếu Chuyên viên Nguyễn Thị Hà Chuyên viên


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phòng XDPL từ trái sang Bùi Thanh Tùng, Phan Thị Mai trang, Lê Kim Thanh, Phạm Tiến Sỹ, Nguyễn Thanh Hương, Võ Thu Hà, Phạm Thanh Ngọc.

TT 1 2 3 4 5 6 7

Phòng Xây dựng Họ và tên Chức vụ Phạm Tiến Sỹ Phó trưởng phòng Lê Kim Thanh Phó trưởng phòng Nguyễn Thanh Hương Chuyên viên Phạm Thanh Ngọc Chuyên viên Võ Thị Thu Hà Chuyên viên Bùi Thanh Tùng Chuyên viên Phạm Thị Mai Trang Chuyên viên

27


Năm xây dựng và phát triển

Phòng Tư vấn Pháp Luật từ trái sang Trịnh Việt Hà, Ngô Thị Minh Thảo, Vũ Phương Lan, Trần Đức Tân, Trần Chí Long.

Phòng Tư vấn TT Họ và tên 1

28

Trần Đức Tân

Chức vụ Trưởng phòng

2

Ngô Thị Minh Thảo

Phó trưởng phòng

3

Vũ Phương Lan

Chuyên viên

5

Phùng Ngọc Việt Nga

Chuyên viên

6

Trần Chí Long

Chuyên viên

7

Đậu Thị Mai Hương

Chuyên viên

8

Nguyễn Thị Hồng Hương Chuyên viên

9

Trịnh Việt Hà

Chuyên viên


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phòng Pháp luật QT từ trái sang Đặng Thúy Hạnh, Thái Lan Anh, Đậu Thị Mai Hương, Hoàng Thị Hảo.

Phòng Pháp luật quốc tế TT Họ và tên

Chức vụ

1

Hoàng Thị Hảo

Chuyên viên

2

Đậu Thị Mai Hương

Chuyên viên

3

Đặng Thúy Hạnh

Chuyên viên

4

Thái Lan Anh

Chuyên viên

29


Năm xây dựng và phát triển

PHÒNG TỔNG HỢP VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT- 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. Trưởng thành và phát triển Phòng Tổng hợp là một trong hai Phòng chuyên môn được thành lập cùng với thời điểm thành lập Vụ Pháp chế vào tháng 9 năm 1992. Kỷ niệm lần sinh nhật thứ 20 của Vụ Pháp chế cũng là sinh nhật tuổi 20 của Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật, đây là niềm tự hào của riêng cán bộ, công chức trong phòng mà không phải Phòng nào trong Vụ cũng có được. Khi mới thành lập Phòng Tổng hợp chỉ có hai cán bộ, đồng chí Vụ trưởng hiện nay - lúc đó được điều chuyển từ Vụ Quản lý ngoại hối sang làm Trưởng phòng. Trải qua quá trình hoạt động Phòng Tổng hợp và tuyên truyền pháp luật đã có những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và thay đổi về nhân sự cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức pháp chế nói riêng và yêu cầu phát triển, hội nhập của ngành ngân hàng nói chung. Phòng Tổng hợp được đổi tên thành Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật từ ngày 09/9/2004 (theo Quyết định số 1127/2004/QĐ-NHNN ngày 09/9/2004 ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động 30

của Vụ Pháp chế). Hiện nay, Phòng có 8 cán bộ, công chức tuổi đời và tuổi nghề đang độ sung sức, tràn đầy sức trẻ. Bốn trưởng phòng của Phòng Tổng hợp nay là Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật qua các thời kỳ đều là những cán bộ chuyên tâm với công việc, biết động viên anh chị

em trong phòng cùng đồng lòng, đồng sức, hăng hái, nhiệt tình trong công việc. II. Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ Cùng với việc nâng cao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Vụ pháp chế, công tác của Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật

PTĐ Đặng Thanh Bình chỉ đạo công tác hệ thống hóa VBQPPL của NHNN


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

cũng được mở rộng, vừa thực hiện chức năng hành chính, vừa thực hiện chức năng về chuyên môn. 1. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Là phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ rà soát VBQPPL, từ năm 1999 đến nay, định kỳ 6 tháng và hàng năm Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật đã thực hiện việc lập danh mục, rà soát hiệu lực văn bản và tham mưu cho lãnh đạo Vụ trình Thống đốc ban hành các quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực. Kết quả rà soát của phòng đã từng bước được ghi nhận, thể hiện qua 12 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thời gian qua, góp phần minh bạch cũng như đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật được giao làm đầu mối tiếp nhận hỗ trợ và trực tiếp triển khai công tác hệ thống hóa văn bản QPPL ngành ngân hàng từ năm 1951 trở lại đây. Đến nay, Phòng đã cơ bản hoàn thiện việc rà soát hơn 2000 văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành từ năm 1951 đến nay, rà soát, kiến nghị loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, sắp xếp, quản lý các văn bản còn hiệu lực theo lĩnh vực, cơ quan ban hành

Vụ Pháp chế phối hợp với NHNN Bắc Giang tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật NHNN và Luật Các TCTD năm 2010

và áp mã cho các điều trong văn bản, từng lượng công tác xây dựng pháp luật, góp bước thực hiện công tác pháp điển hóa. phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phòng Tổng hợp thực hiện kiểm tra văn bản theo 2. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL định kỳ 6 tháng và hàng năm. Theo đó, Kiểm tra và xử lý văn bản QPPL là một Phòng xây dựng kế hoạch kiểm tra văn trong các nhiệm vụ chính của Phòng Tổng bản hàng năm; tổng hợp, lên danh mục các hợp và Tuyên truyền pháp luật bởi công văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng tác kiểm tra và xử lý văn bản tuy được Nhà nước ban hành và phối hợp với các tiến hành sau khi văn bản được ban hành cộng tác viên tự kiểm tra các văn bản này; song có vai trò lớn trong việc nâng cao chất rà soát, lập danh mục VBQPPL liên quan 31


Năm xây dựng và phát triển

đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ để kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền báo cáo tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp; tổ chức hoặc tham gia các cuộc họp trao đổi về công tác kiểm tra VBQPPL... Phòng đã tiến hành xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm từ một số Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước và bộ phận pháp chế của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Phòng đã soạn thảo dự thảo Thông tư số 31/2011/ TT-NHNN ngày 30/9/2011 ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản QPPL của Ngân hàng Nhà nước (thay thế Quyết định số 38/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006). Từ năm 2005, công tác kiểm tra văn bản đã thu được những kết quả đáng kể: tiến hành kiểm tra tổng số hơn 500 văn bản bao gồm các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành và các văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước; phát hiện một số văn bản có dấu hiệu vi phạm và thường xuyên có

32

công văn trao đổi, kiến nghị, nhắc nhở các đơn vị soạn thảo, ban hành đối với những văn bản có sai sót về thẩm quyền, thể thức, kỹ thuật, căn cứ, hiệu lực … 3. Công tác phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Phòng, thời gian qua Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Vụ và Ngân hàng Nhà nước tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành khoảng 50 Luật và Pháp lệnh, trong đó kể đến: Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật Thanh tra; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Tố tụng hành chính; Luật An toàn thực phẩm, Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ Luật lao động … Phát động việc tìm hiểu, triển khai thực hiện các văn bản Luật này tới các đơn vị, vụ, cục thuộc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở báo cáo triển khai của các đơn vị, Phòng đã trình, báo cáo ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước kết quả tuyên truyền, phổ biến các Luật này trong toàn Ngành ngân hàng. Bên cạnh những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên sử dụng như tuyên truyền qua bài viết giới thiệu nội dung cơ bản của văn bản, thông cáo báo chí, qua trang tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và phổ biến trực tiếp, Phòng đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ,... Công tác theo dõi thi hành pháp luật cũng được Phòng Tổng hợp tiến hành theo kế hoạch hàng năm và theo dõi pháp luật theo từng lĩnh vực. Cụ thể, Phòng đã xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật hàng năm trình Thống đốc ban hành, lập báo cáo theo dõi thi hành pháp luật hàng năm và theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực; hoàn thiện mẫu Phiếu khảo sát và


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

gửi tới các tổ chức có liên quan để đánh giá tính hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; làm đầu mối tập hợp các vướng mắc, khó khăn của các đơn vị trong triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Qua nhiều năm thực hiện, công tác phổ biến giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả nhất định, là cầu nối đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành ngân hàng. 4. Công tác tổ chức cán bộ Công tác tổ chức cán bộ là công tác quan trọng hàng đầu bởi chất lượng chuyên môn cũng như đạo đức của đội ngũ công chức là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của Vụ. Phòng Tổng hợp được giao chức năng tham mưu cho lãnh đạo Vụ pháp chế trong công tác tổ chức cán bộ. Theo đó, Phòng đã phối hợp với các Phòng khác trong Vụ tham mưu cho lãnh đạo Vụ trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức, đề xuất, theo dõi tình hình cử cán bộ,

công chức tham gia các tổ, ban, đoàn,…; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, nâng ngạch cán bộ, công chức; theo dõi biến động công chức hàng năm; theo dõi lương và đề xuất, làm thủ tục nâng lương theo niên hạn; đánh giá cán bộ, công chức và công tác thi đua khen thưởng hàng năm… Qua 20 năm, công tác cán bộ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các hoạt động trong công tác tổ chức cán bộ đã góp phần kiện toàn đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu yêu cầu phát triển ngành Ngân hàng. Có thể nói, Phòng Tổng hợp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác nhân sự, bảo đảm được quyền lợi của các cán bộ trong Vụ. 5. Công tác hành chính Ngoài công tác chuyên môn, một mảng công việc cũng rất quan trọng của Phòng Tổng hợp là công tác hành chính. Công tác hành chính tập trung vào việc xây dựng các báo cáo, chương trình công tác của Vụ, chấm công, theo dõi xếp loại công chức hàng tháng, quản lý tài sản và công tác văn thư, lưu trữ…

Công tác hành chính tuy không phải là công việc chuyên môn song hỗ trợ đắc lực cho các công tác khác, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động của Vụ được thực hiện có hiệu quả. Nỗ lực của cán bộ Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật trong công việc chuyên môn đã được Ban lãnh đạo Vụ và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ghi nhận thể hiện qua các Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho tập thể Phòng vì đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2003, 2004, 2005, 2008-2009. Phòng cũng đã nhiều lần đạt Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc vào các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2008, 2009 và 2011. Gắn liền với sự phát triển của Vụ Pháp chế, Phòng Tổng hợp và Tuyên truyền pháp luật đã góp phần không nhỏ vào các thành tích chung của Vụ. Với mảng công tác rộng, lãnh đạo và cán bộ Phòng Tổng hợp đã đoàn kết, nhất trí cố gắng hoàn thành tốt công việc của Phòng, phối hợp nhịp nhàng với các phòng khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của Vụ.

33


Năm xây dựng và phát triển

CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

N

gày 12/9/1992, Vụ Pháp chế chính thức được thành lập theo Quyết định số 183/QĐ- NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với 2 phòng chuyên môn là Phòng Tổng hợp và Phòng Tư vấn & xây dựng pháp luật. Như vậy, Phòng Tư vấn & Xây dựng pháp luật được thành lập cùng với thời điểm thành lập Vụ Pháp chế với biên chế ít ỏi ban đầu chỉ có 3 cán bộ đều, trong số đó 02 cán bộ được điều chuyển từ Văn phòng Ngân hàng nhà nước và từ . Ngay từ giai đoạn đầu thành lập, Phòng Tư vấn và xây dựng pháp luật đã được giao nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho Thống đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật trong ngành ngân hàng. Chức năng đó vẫn được coi là một trong những chức năng cơ bản của Vụ Pháp chế cho đến thời điểm hiện nay. Qua 6 năm xây dựng và phát triển, với nhiệt huyết và sự tận tậm với nghề nghiệp,

34

cán bộ Vụ Pháp chế ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác pháp chế trong việc thực hiện chức năng quản lý

nhà nước của Ngân hàng nhà nước và hòa chung với quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta, ngày 11/6/1998, Thống đốc


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 205/1998/QĐ-NHNN9 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế. Theo đó cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế đã có thay đổi đáng kể. Phòng tư vấn và xây dựng pháp luật được tách thành Phòng Tư vấn pháp luật và Phòng Xây dựng pháp luật. Theo đó mảng công việc liên quan đến xây dựng pháp luật được giao chính thức cho Phòng Xây dựng pháp luật với các nhiệm vụ chính như sau: (i) làm đầu mối đề xuất, lập, theo dõi thực hiện chương trình xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng; (ii) chủ trì xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước được phân công soạn thảo; (iii) chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thống đốc; (iv) thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị soạn thảo trước khi trình Thống đốc ký ban hành; (v) chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước để đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Bộ Tư pháp thẩm

định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (vi) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thống đốc tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến; (vii) tham mưu giúp Thống đốc cho ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến thành viên Chính phủ … Cùng với sự phát triển của Vụ Pháp chế, kể từ khi tiếp nhận mảng việc chuyên môn nói trên, Phòng Xây dựng pháp luật đã luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng, góp phần vào quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành ngân hàng. Nhìn lại một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước sẽ thấy phần nào sự đóng góp của Phòng xây dựng pháp luật nói riêng cũng như Vụ Pháp chế nói chung trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, sau khi Luật NHNN và Luật các TCTD 2010 được Quốc hội thông qua, Phòng xây dựng pháp luật đã nỗ lực phấn đấu thực hiện một khối lượng công việc lớn từ rà soát, lập, theo dõi danh mục văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn 2 Luật ngân hàng đến việc tham gia xây dựng, góp

ý, thẩm định để trình Thống đốc ký ban hành hàng trăm Thông tư hướng dẫn 2 Luật ngân hàng để đưa Luật vào cuộc sống. Trong những năm qua, Phòng xây dựng pháp luật cũng được giao chủ trì xây dựng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như: dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với tổ chức tín dụng (Nghị định 05/2010/NĐ-CP); dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi hành hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định số 95/2011/NĐ-CP); dự thảo Thông tư về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của NHNN (Thông tư 13/2009/TT-NHNN; Thông tư số 38/2011/TT-NHNN); dự thảo Thông tư về cho vay đặc biệt (Thông tư 06/2012/TT-NHNN); dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi (Luật số 06/2012/QH13); dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi.... Ngoài ra, các cán bộ của Phòng còn tham gia xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài ngành như các dự thảo Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng, dự thảo Bộ luật dân sự, Luật Hợp tác xã, Luật chứng khoán, Luật thi hành án dân sự… Trải qua gần 15 năm xây dựng và trưởng

35


Năm xây dựng và phát triển thành với bất kì nhiệm vụ nào do Ban lãnh đạo Vụ Pháp chế phân công, Phòng Xây dựng pháp luật nói chung và từng cán bộ thành viên trong Phòng nói riêng đều luôn thể hiện sự sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong mỗi thời kỳ, Phòng luôn phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của mỗi thành viên để từng cán bộ phát huy được hết khả năng của mình, đóng góp tối đa cho hiệu quả công việc chung của phòng, góp phần vào thành tích chung của Vụ pháp chế. Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ của Phòng Xây dựng pháp luật tương đối ổn định, từ khoảng 7 đến 9 người (tính đến thời điểm 11/2012 là 7 cán bộ), độ tuổi trung bình hiện nay là … 31 và ngày càng được trẻ hóa theo thời gian. Các cán bộ được đào tạo khá bài bản, tốt nghiệp chính qui tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật hàng đầu của đất nước như Trường Đại học Luật Hà nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia , trong số đó một số cán bộ (chiếm 42 %) có thêm văn bằng 2 về kinh tế, tài chính ngân hàng, ngoại ngữ. Với sự ham học hỏi, sau một thời gian làm việc tại Vụ , phần lớn cán bộ của phòng đã tham gia các khóa đào tạo sau đại học. Các luận văn thạc sỹ của cán bộ trong phòng được Hội đồng khoa học(Chị không rõ lắm sửa lại cho chị…) đánh giá rất cao và một số luận văn đã được đưa vào khuôn mẫu là

36

tài liệu giảng dạy của các trường nhờ tính thời sự và tính khả thi của các nghiên cứu, trong số đó phải để đến những luận văn như của chị,,, luận văn của anh …Hiện nay, 6/7 cán bộ của Phòng Xây dựng pháp luật có trình độ trên đại học (Thạc sỹ Luật), trong đó có 1 cán bộ tham gia dự thi, trúng tuyển và hoàn thành khóa học cao học về Luật Quốc tế tại Trường đại học Melbourne, Austrlia. Với thế mạnh là cán bộ đang ở độ tuổi sung sức, phòng luôn phấn đấu đảm bảo tiến độ công việc đề ra, hỗ trợ tối đa các đơn vị trong ngành trong quá trính xây dựng văn bản, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong hoạt động ngân hàng. Các vướng mắc trong quá trình xây dựng văn bản của các đơn vị trong ngành được phòng hỗ trợ giải đáp thông qua việc trao đổi trực tiếp từ cấp chuyên viên, cấp phòng đến cấp lãnh đạo vụ hay qua các văn bản góp ý để giảm thiểu tối đa những xung đột, chồng chéo trong các qui phạm dự kiến ban hành với các văn bản qui phạm pháp luật khác Thêm vào đó do cán bộ trẻ nên việc hài hòa giữa công việc chuyên môn và gia đình cũng là áp lực cho cán bộ trong phòng. Với tỷ lệ 70% cán bộ trong phòng là nữ , việc hài hòa giữa các nhiệm vụ của người vợ, người mẹ và một chuyên viên đòi hỏi từng cán bộ trong phòng phải nỗ lực để vượt qua khó khăn trong cuốc sống và đảm bảo

hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Những yếu tố giúp Phòng Xây dựng pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phải kể đến đó là sự đoàn kết của tập thể cán bộ trong phòng, khuyến khích phát huy tính độc lập, sáng tạo trong công việc, tạo dựng môi trường làm việc dân chủ, cùng với sự cố gắng học hỏi, nghiên cứu nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và sự nỗ lực hoàn thành công việc của mỗi cán bộ. Với những nỗ lực nêu trên, Phòng Xây dựng pháp luật đã nhận được Bằng khen của Thống đốc, của ngành vànhiều danh hiệu thi đua khen thưởng như Tập thể lao động xuất sắc các năm 2006, 2007, 2008, 2011, Bằng khen của Thống đốc năm 2006, 2008, g cùng với tập thể, nhiều cán bộ của Phòng cũng nhận được các danh hiệu thi đua là bằng khen của Thống đốc, danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, danh hiệu chiến sĩ thi đua ngành ngân hàng. Đây là sự ghi nhận những đóng góp của tập thể và cán bộ của Phòng xây dựng pháp luật trong những năm qua, có ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần và là một trong các động lực để Phòng xây dựng pháp luật hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phòng Tư vấn pháp luật chặng đường phát triển 1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Phòng Tư vấn pháp luật Ngay từ khi thành lập Vụ Pháp chế, nhiệm vụ tư vấn pháp luật đã được xem là một trong những nhiệm vụ chính của Vụ Pháp chế. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác tư vấn luôn gắn với công tác xây dựng pháp luật, tại thời điểm này hệ thống ngân hàng mới được tách từ một cấp thành 2 cấp, do hệ thống pháp luật cho hoạt động của các tổ chức tín dụng còn thiếu, trong khi yêu cầu phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng ngày một nhiều, những vướng mắc, khó khăn phát sinh trên thực tế cũng như những vấn đề mới phát sinh trong quá trình hình thành ngân hàng 2 cấp đã trở thành nguồn, nền tảng cho công tác xây dựng pháp luật.

nội, đối ngoại của NHNN gồm: (1) Tư vấn pháp luật trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thống đốc bao gồm cả việc Thống đốc phúc tra các quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra NHNN bị khiếu nại; Tư vấn pháp luật trong việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước; (2) Tham gia kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các đơn vị và cá nhân thuộc hệ thống ngân hàng, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để kết luận và kiến nghị những vụ việc được Thống đốc giao. Bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong tranh kiện tại tòa án, trọng tài kinh tế hoặc các cơ quan khác trên cơ sở pháp luật; (3) Kiểm tra tính pháp lý những văn bản do các đơn vị thuộc NHNN và ngân hàng thương mại quốc doanh ban hành, kiến nghị Thống Do đó, tại thời gian này công tác tư vấn đốc sửa đổi, bãi bỏ hoặc tạm ngừng thi pháp luật và xây dựng pháp luật do Phòng hành những văn bản không hợp lệ hoặc “Tư vấn và Xây dựng pháp luật” đảm nhận, trái với pháp luật hiện hành….”1. trong đó mảng công việc tư vấn chủ yếu là “Làm tư vấn pháp luật cho Thống đốc 1 Điều 3 khoản 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế NHNN ban hành kèm theo về các vấn đề liên quan đến hoạt động đối QĐ 183/QĐ-NH 12/9/1992 của TĐ NHNN

Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng 1997 được thông qua thay thế Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo một số nghị định hướng dẫn Luật và ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định, công tác xây dựng pháp luật với yêu cầu cho ý kiến đối với văn bản trước khi trình Chính phủ ban hành và thẩm định văn bản trước khi trình Thống đốc ban hành với số lượng khá lớn. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức ngày càng phát triển với việc nhiều tổ chức tín dụng ra đời, ban đầu mới hoạt động có phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần có sự tham vấn và hỗ trợ từ phía NHNN. Điều này đặt ra yêu cầu kiện toàn tổ chức và nhiệm vụ của công tác tư vấn pháp luật và xây dựng pháp luật theo hướng chuyên sâu. Theo Quyết định số 205/1998/QĐ-NHNN9 ngày 11/6/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp chế, Phòng Tư vấn pháp luật được thành lập trên cơ sở tách ra từ Phòng Tư vấn và xây dựng pháp luật.

37


Năm xây dựng và phát triển

Với sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, cùng với yêu cầu sự hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng, chuẩn bị cơ sở cho việc Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) các nghiệp vụ hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, một số nhiệm vụ của Phòng tư vấn pháp luật ngày càng được xác định cụ thể hơn như: “Tư vấn pháp luật cho Thống đốc trong việc thương lượng, ký kết và triển khai thực hiện các điều ước quốc tế, các hợp đồng và các thỏa thuận trong nước hoặc ký với nước ngoài hoặc tranh tụng trước cơ quan tư pháp” và “Tổ chức thực hiện việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành và các văn bản của Bộ, ngành khác ban hành liên quan đến hoạt động của ngành Ngân hàng; đề xuất phương án trình Thống đốc NHNN xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật”2.

hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ hội nhập, nhiều vấn đề pháp lý nảy sinh liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, công tác pháp luật quốc tế được quy định chi tiết, cụ thể hơn “(1) Nghiên cứu, có ý kiến pháp lý đối với điều ước, các cam kết quốc tế, các hợp đồng và thỏa thuận với nước ngoài, với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng của NHNN; (2) Tham mưu, giúp Thống đốc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài liên quan đến tiền tệ, ngân hàng theo sự phân công của Thống đốc” tại Quyết định 2212/ QĐ-NHNN ngày 6/10/2008. Kể từ thời điểm này, Phòng Tư vấn pháp luật được giao thêm nhiệm vụ “Nghiên cứu, có ý kiến pháp lý đối với hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khi được Thống đốc giao” và “Làm đầu mối tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương quản lý của NHNN.”. mại thế giới WTO năm 2006, thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân Tuy nhiên, quá trình thực thi cam kết hàng và dịch vụ tài chính, bên cạnh phải quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng 2 theo Quyết định 412/1999/QĐ-NHNN9 tại Hiệp định thương mại song phương Việt ngày 17/11/1999 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt Nam – Hoa Kỳ, các cam kết gia nhập WTO, động của Vụ Pháp chế

38

các cam kết với các tổ chức quốc tế IMF, WB, ADB… đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu pháp luật quốc tế và chuẩn mực thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng để xử lý tốt các vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế. Do đó, công việc pháp luật quốc tế đã được chuyển sang Phòng Pháp luật quốc tế theo Quyết định 728/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế. Hiện tại, Phòng Tư vấn pháp luật được giao thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng bao gồm (i) Tham mưu cho Thống đốc xử lý các vấn đề pháp lý thuộc trách nhiệm quản lý của NHNN; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Thống đốc; (ii) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc về các vấn đề pháp lý khi tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NHNN khi được Thống đốc giao theo quy định của pháp luật; (iii) Có ý kiến pháp lý trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng khi được Thống đốc giao; (iv) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

trách nhiệm quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật. Hai mươi năm thực hiện công tác tư vấn pháp lý cho Thống đốc, với hơn 14 năm thành lập Phòng Tư vấn pháp luật, mặc dù chức năng, nhiệm vụ Phòng Tư vấn pháp luật có một số thay đổi theo thời gian và yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, Phòng luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc tham mưu cho Thống đốc xử lý các vấn đề pháp lý thuộc trách nhiệm quản lý của NHNN, cũng như hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết những vấn để phát sinh liên quan tới trách nhiệm quản lý của NHNN. 2. Kết quả hoạt động và thành tích đạt được tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo Một trong những yếu tố giúp Phòng pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các quy định của pháp luật. Tư vấn pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự vụ được giao phải kể đến đó là sự đoàn phân công của Thống đốc; (3) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh kết của tập thể cán bộ của Phòng Tư vấn (2) Công tác bồi thường nhà nước: Chủ nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị pháp luật, lãnh đạo Phòng luôn tạo điều trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia kiện và khuyến khích cán bộ phát huy Thống đốc quản lý nhà nước về công tác thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho tổ tính độc lập, sáng tạo trong công việc; bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực tiền chức tín dụng và doanh nghiệp khác thuộc nghiên cứu, học hỏi, nắm vững chuyên

39


Năm xây dựng và phát triển

môn nghiệp vụ; tạo dựng môi trường làm việc nghiêm túc, dân chủ. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành Luật, một số cán bộ được giao nghiên cứu chuyên sâu về một số mảng lĩnh vực trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Phòng Tư vấn pháp luật đã, đang và sẽ trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong công tác tư vấn pháp luật, nhiều ý kiến tư vấn cũng như các đề xuất của Phòng đã nhận được sự đồng thuận của Ban lãnh đạo NHNN, Vụ và các đơn vị, Cục có liên quan. Những đóng góp của tập thể cán bộ Phòng Tư vấn pháp luật trong công tác tư vấn pháp luật đã được Ban lãnh đạo NHNN và Vụ Pháp chế ghi nhận bằng việc: tập thể cán bộ Phòng Tư vấn pháp luật liên tục được tặng danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008, 2009), và được nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN các năm 2006, 2009... Nhiều cán bộ của Phòng cũng nhận được bằng khen của Thống đốc, được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua ngành ngân hàng… Đây là những phần thưởng tinh thần có ý nghĩa khích lệ, động viên cán bộ rất thiết thực, là động lực để cán bộ Phòng Tư vấn pháp luật tiếp tục phát huy điểm mạnh của mình để tiếp tục phấn đấu, hoàn

40

thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Về nhân sự của Phòng Tư vấn pháp luật Thuở ban đầu Phòng Tư vấn pháp luật có 6 cán bộ: ông Cù Huy Toàn, ông Nguyễn Thành Long, ông Phạm Thanh Bình, bà Ngô Thị Minh Thảo, ông Trần Đức Tân, ông Phạm Văn Đàm. Hiện tại, Phòng có 7 cán bộ: ông Trần Đức Tân (Trưởng phòng); bà Ngô Thị Minh Thảo (phó Trưởng phòng), bà Vũ Phương Lan, ông Trần Chí Long, bà Phùng Thị Việt Nga, ông Trịnh Việt Hà, bà Nguyễn Thị Hồng Hương. Trải qua hơn 14 năm thành lập Phòng, rất nhiều lớp cán bộ đã công tác tại Phòng Tư vấn pháp luật như: ông Cù Huy Toàn, ông Nguyễn Thành Long, ông Phạm Thanh Bình, ông Phạm Văn Đàm, ông Đoàn Thái Sơn, bà Nguyễn Tuyết Dương, ông Tạ Quang Đôn, bà Nguyễn Thị Vân Hoài, bà Trần Thị Minh Tâm, bà Lê Kim Thanh, ông Lê Thanh Sơn, ông Lê Hồng Hiển…, có người đã nghỉ hưu, có người chuyển sang lĩnh vực công tác mới, nhiều người thành đạt ở những vị trí khác nhau trong cuộc sống, nhưng có một điều tin chắc rằng những kinh nghiệm mà họ tích lũy được trong thời gian làm công tác tư vấn pháp luật sẽ luôn giúp ích cho công việc của mình trong hiện tại. Hy vọng rằng họ sẽ giữ mãi những kỷ niệm đẹp và dành tình

cảm trân trọng cho Phòng Tư vấn pháp luật – Vụ Pháp chế. Để tạo dựng được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo NHNN, Vụ Pháp chế đối với công tác tham mưu các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng của Phòng hôm nay, không thể không kể đến công sức đóng góp của các thế hệ càn bộ đi trước đã xây dựng nền tảng cho công tác tư vấn pháp luật, cũng như dìu dắt các thế hệ cán bộ tiếp nối hiện tại; sự quan tâm của Ban lãnh đạo Vụ đã tạo điều kiện cho Phòng phát huy được sức mạnh tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, tập thể cán bộ phòng Tư vấn pháp luật quyết tâm giữ vững truyền thống, xây dựng Phòng Tư vấn pháp luật trở thành một địa chỉ đáng tin cậy trong việc tư vấn pháp lý cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Vụ Pháp chế. PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

GIỚI THIỆU PHÒNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

T

rong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu đặt ra cho công cuộc hoàn thiện, phát triển hệ thống pháp luật và tư pháp nói chung cũng như việc hợp tác quốc tế về pháp luật nói riêng ngày càng cao, thách thức ngày càng lớn. Lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong khuôn khổ AFTA, các hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo cho Việt Nam những cơ hội mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ, thách thức to lớn về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, việc tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng hài hoà được khung pháp luật của mình với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và khu vực là công việc vừa nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược bền vững và lâu dài. Để tăng cường công tác pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước, việc nâng cao năng lực, kiện toàn

đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật quốc tế trong các tổ chức pháp chế cũng là một đòi hỏi hết sức cần thiết. Trước yêu cầu thực tiễn của công tác pháp luật quốc tế, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã tạo cơ sở pháp lý kiện toàn hoạt động, nâng cao vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức pháp chế nói chung, cũng như tạo điều kiện tăng cường hiệu quả của công tác pháp luật quốc tế nói riêng. Đối với ngành ngân hàng, mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ chức pháp chế. Triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế, trong đó có Phòng Pháp luật quốc tế. Cụ thể, ngày 18/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 728/QĐNHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế, theo đó thành lập thêm một phòng

đảm trách về công tác pháp luật quốc tế, đó là Phòng Pháp luật quốc tế. Trước đây, công tác pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về lĩnh vực pháp luật được triển khai thực hiện tại một số đơn vị chức năng khác của Vụ Pháp chế. Việc chính thức thành lập Phòng Pháp luật quốc tế là một bước kiện toàn tổ chức của Vụ Pháp chế, hình thành đơn vị đầu mối đảm trách công tác pháp luật quốc tế, xử lý các vấn đề pháp luật có yếu tố nước ngoài và thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật. Mặc dù là một đơn vị phòng mới được thành lập trong Vụ với số lượng cán bộ hạn chế, thời gian qua Phòng Pháp luật quốc tế đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công tác và thành tích chung của Vụ Pháp chế. Về công tác góp ý văn bản, Phòng Pháp luật quốc tế đã nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các điều ước, cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và tham gia góp ý đối với nhiều văn bản khác trong và ngoài ngành ngân hàng. Về công tác tư vấn pháp luật, Phòng Pháp luật quốc tế đã có ý kiến tham mưu, giúp 41


Năm xây dựng và phát triển

song phương, đa phương và giải trình nền kinh tế thị trường với Mỹ và các nước EU... Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Phòng đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước nói chung và hợp tác về lĩnh vực pháp luật nói riêng. Một số công tác tiêu biểu đã được Phòng tích cực thực hiện như tham gia triển khai Chương trình đánh giá khu vực tài chính tại Việt Nam (FSAP); tham gia công tác đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP); theo dõi, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị khoản vay chuyên sâu lĩnh vực ngân hàng-tài chính, Tiểu chương trình 1 do ADB tài trợ... Đối với các nhiệm vụ khác được giao và công tác chuyên môn chung của Vụ Pháp chế, Phòng Pháp luật quốc tế luôn nỗ lực Đoàn cán bộ Vụ Pháp chế làm việc tại Ngân hàng Trung ương Thái Lan năm 1996 cố gắng, phối hợp tích cực với các phòng Thống đốc giải quyết các tranh chấp có Đối với công tác rà soát văn bản, Phòng để triển khai thực hiện, đảm bảo chất yếu tố nước ngoài liên quan đến tiền tệ, Pháp luật quốc tế đã tích cực phối hợp với lượng và hiệu quả công việc. Dù là đơn vị ngân hàng theo sự phân công của Thống các đơn vị liên quan thực hiện rà soát văn mới được thành lập, Phòng Pháp luật quốc đốc. Bên cạnh đó, Phòng cũng tư vấn, bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà tế đã dần từng bước khẳng định vai trò của tham gia ý kiến cho các Vụ, Cục, đơn vị, nước ban hành với các cam kết ASEAN và mình, đóng góp vào thành tích chung 20 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, cam kết WTO theo định kỳ hoặc đột xuất năm thành lập và hoạt động của Vụ Pháp thành phố, các tổ chức tín dụng trong và rà soát các quy định pháp luật khác chế và luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt việc thực thi pháp luật liên quan đến trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nhằm nhiệm vụ được giao để ngày càng phát huy hoạt động ngân hàng. phục vụ việc tham gia các điều ước quốc tế vai trò trong thời gian tới.

42


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Hai mốt năm gắn bó với nơi này

V

iết về hai mốt năm gắn bó với một đơn vị công tác quả là chẳng dễ dàng gì, vì biết viết gì đây trong biết bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu kỷ niệm đã có trong từng ấy năm? Ngày 27/12/1990 tôi chính thức chuyển công tác từ Viện Luật học – Trung tâm Khoa học xã hội Việt Nam về Phòng Pháp chế thuộc Văn phòng Thống đốc – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi đó Phòng Pháp chế chỉ có năm người: Anh Nguyễn Trọng Đình – Trưởng phòng (nay đã nghỉ hưu), anh Nguyễn Đình Ái (đã mất), Trần Đình Triển (nay là Luật sư – Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân), Nguyễn Hồng Thanh (nay đang định cư ở Mỹ), Nguyễn Thành Long (nay là Phó Tổng giám đốc Techcombank). Thêm tôi về là sáu người, vừa đủ một mâm cỗ. Một thời gian ngắn sau, anh Đình được biệt phái sang công tác ở Ngân hàng Đầu tư quốc tế ở Moskva (Liên bang Nga), Phòng Pháp chế chỉ còn lại năm người. Tuy số lượng cán bộ rất khiêm tốn, nhưng công việc không phải là ít. Chúng tôi luôn cố gắng làm việc, từ việc tham gia ý kiến các dự thảo văn bản do các đơn vị

trong Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, đến việc tư vấn cho Thống đốc trong việc xử lý những vụ việc trong ngành ngân hàng, nhất là những vụ việc liên quan đến tư pháp. Bằng sự nỗ lực của mình, Phòng Pháp chế đã thuyết phục được Thống đốc (đồng chí Cao Sỹ Kiêm) và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về sự cần thiết thành lập Vụ Pháp chế trên cơ sở Phòng Pháp chế trực thuộc Văn phòng Thống đốc. Không thể kể hết được niềm vui sướng của chúng tôi trước sự kiện ra đời Vụ Pháp chế. Phải kể thêm là khi đó rất ít Bộ ngành có Vụ Pháp chế và Nghị định 94/NĐ-CP về pháp chế bộ ngành cũng chưa được ban hành. Anh Nguyễn Đức Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối – được bổ nhiệm là Vụ trưởng Vụ Pháp chế, anh Nguyễn Đình Ái được bổ nhiệm là Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Bốn cán bộ cũ của Phòng Pháp chế cùng với anh Vũ Thế Vậc (được điều chuyển từ Vụ Quản lý ngoại hối sang) được biên chế vào 2 Phòng: Phòng Tư vấn và Xây dựng pháp luật và Phòng Tổng hợp. Sau đó Vụ Pháp chế được bổ sung một số cán bộ mới: Vũ Phương Lan, Vũ Ngọc Lan,

Phạm Văn Đàm…Tiếp theo đó anh Phạm Thế Long – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Hà (sau này là Hà Nam) được điều chuyển về là Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Từ đây, Ban lãnh đạo Vụ được kiện toàn với Vụ trưởng và hai Phó Vụ trưởng. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh anh Nguyễn Đình Ái và anh Phạm Thế Long với tính cách gần như trái ngược nhau, nhưng đều nhiệt thành hết lòng vì công việc. Anh Ái thì nhanh nhẹn, hăng hái, sôi nổi. Ở đâu có anh Ái là ở đó có tiếng cười sảng khoái. Còn nhớ, đã thành thông lệ, chiều mùng 2 Tết năm nào anh Ái – chị Sở cũng mời anh chị em trong Vụ đến nhà ăn Tết. Mọi người, nhất là các em các cháu của chú Ái, luôn háo hức rủ nhau đến nhà “Sếp” Ái ăn Tết và nhận tiền lì xì nữa chứ. Thật là “Vui như Tết”! Còn anh Long thì luôn thủ thỉ, hiền lành và cực kỳ cẩn thận. Dự thảo công văn nào trình anh Long ký cũng được anh “soi” rất kỹ và sửa tỷ mỷ. Có một năm tôi đi dự tập huấn công đoàn ở Đồ Sơn, tình cờ gặp anh Long ở đó. Hai anh em rủ nhau đi dạo bãi biển, anh rủ rỉ tâm sự và khuyên

43


Năm xây dựng và phát triển

bảo nhiều điều. Thực sự tôi vô cùng quý mến và kính trọng hai anh. Rất đau buồn là sau khi về hưu vài năm, cả anh Ái và anh Long đều đột ngột ra đi, để lại bao nỗi đau xót và tiếc thương cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với anh Nguyễn Đức Quang thì tôi cũng có một kỷ niệm thật đáng trân trọng. Đó là chuyến đi Mỹ đầu tiên của tôi.

44

Riêng tôi thì hoảng, hoảng thực sự, vì khi đó tôi có biết tiếng Anh đâu, mà lại đi một mình thì sang đó biết xoay sở thế nào. Tôi liền phóng xe về nhà hỏi ý kiến chồng. Chồng tôi nói: - Em cứ đi đi, có tiếng Nga, tiếng Pháp thì sợ gì. Cả thế giới người ta đi một mình, chứ có phải chỉ mình em đâu. Dịp may hiếm có đấy, em cứ nhận lời sếp đi. Được sự “xúi giục” của anh xã và các em trong Vụ, thế là đầu giờ chiều tôi gõ cửa phòng sếp Quang và rụt rè thưa: - Em xin đi dự hội thảo ở Mỹ ạ. Ngày 08/5/1996 tôi lên đường đi Washington D.C tham dự hội thảo: “Những vấn đề pháp lý cấp thiết liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Trung ương”. Quả thật, đây là cuộc hội thảo do Quỹ tiền tệ quốc tế tổ chức dành cho lãnh đạo các Vụ Pháp chế của 38 nước trên thế giới, cỡ Phó phòng Một ngày cuối tháng 4/1996, sắp đến giờ như tôi thì làm sao có cơ hội được tham ăn trưa, anh Quang vào phòng tôi và nói: dự, nếu không có sự quan tâm, tạo điều - Hạnh có đi hội thảo ở Mỹ không?. Tôi kiện của đồng chí Vụ trưởng. Nội dung hội “choáng váng” hỏi lại: - Đi đâu ạ? Anh thảo rất phong phú, sâu sắc, trang bị thêm Quang nhắc lại: - Đi Mỹ. Suy nghĩ rồi đầu cho tôi những kiến thức và thông tin mới giờ chiều trả lời, không thì tôi sẽ chuyển về pháp luật ngân hàng và có thể nói là mở cho Vụ khác đấy nhé. Anh Quang đi khỏi, rộng tầm mắt cho tôi rất nhiều. các em trong phòng nhao nhao lên: - Chị Trong hai mươi mốt năm làm việc tại Vụ Hạnh sướng nhé, được sếp cho đi Mỹ. Pháp chế, tôi đã được giao nhiều nhiệm


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

vụ khác nhau về mặt chuyên môn, chính quyền và đoàn thể. Dù ở vị trí công tác nào tôi cũng không nề hà và luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao trong khả năng của mình. Tôi tự hào là một trong những người có mặt trong những tháng ngày đầu tiên của Vụ Pháp chế. Với tuổi đời, tuổi nghề hơn nhiều cán bộ trong Vụ, tôi tự thấy mình phải gương mẫu và có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ các cán bộ trẻ. Đồng thời tôi cũng học hỏi được rất nhiều từ lớp cán bộ pháp chế trẻ trung, năng động, xinh tươi này. Tôi thấy mình cũng như được trẻ ra khi cùng làm việc với “các em, các cháu”. Và tôi thực sự vui mừng, tin tưởng trước sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ cán bộ trẻ và sự phát triển mạnh mẽ của Vụ Pháp chế. Tập thể Vụ Pháp chế là một tập thể rất trẻ trung. Ngoài cán bộ lãnh đạo Vụ, phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào Vụ Pháp chế là các cử nhân Luật hoặc cử nhân kinh tế vừa tốt nghiệp đại học. Do vậy, từ khi thành lập đến nay hầu như năm nào Vụ cũng có đám cưới. Bản thân tôi đã từng được đến chia vui với các em, các cháu trong Vụ hơn hai chục lần. Mỗi đám cưới lại có những kỷ niệm vui không thể nào quên, để mỗi lần nhắc

lại ai nấy đều cười vui sảng khoái. Chẳng hạn, đám cưới Đoàn Thái Sơn bên Đông Anh, đoàn khách của Vụ thật hoan hỉ khi bước vào cổng chào kết hoa với hàng chữ “Hân hạnh đón tiếp” và được bố trí riêng một phòng trên tầng 2. Ăn cưới xong, cả đoàn kéo nhau ra công viên “Vầng trăng” ngồi chờ để cùng nhà trai “xuất kích” về Cầu Giấy đón dâu. Còn đám cưới Đức Tân thì nhiều anh em chỉ mừng cưới có một lần mà đi ăn cưới những hai nơi: Hôm trước ở nhà hàng gần trường Đại học Dược Hà nội, hôm sau lại về tận nhà trai ở Bắc Ninh “ăn cưới” tiếp. Gần đây nhất là đám cưới cháu gái Mai Trang ở Nghệ An. Bảy chị em mặc áo dài thướt tha đưa cháu về nhà chồng trông thật trang trọng, lịch sự. Ra về, mỗi người còn được bố mẹ Trang tặng cho một cặp bánh tét chính hiệu xứ Nghệ. Mặc dù là một trong những đơn vị có số lượng cán bộ ít nhất trong Ngân hàng Nhà nước, nhưng hoạt động công đoàn, nữ công và chi đoàn của Vụ Pháp chế vẫn luôn được đánh giá là chủ động, tích cực và sáng tạo. Vụ tham gia hầu hết các hoạt động phong trào do công đoàn và đoàn thanh niên cấp trên tổ chức, từ hoạt động thể thao, văn nghệ, thi nấu ăn đến các

hoạt động từ thiện, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, về công đoàn. Với hoạt động thể thao, không đủ quân số để lập một đội bóng riêng thì Vụ có sáng kiến liên doanh liên kết, “góp gạo thổi cơm chung” với các đơn vị khác để đá trong đội hình liên quân cho thêm phần gắn bó, đoàn kết. Những giọng ca vàng như Vân Hoài, những chân sút “có hạng” như Thanh Tùng, Sỹ Long, những MC duyên dáng, xinh tươi như Mai Hương…là niềm tự hào của Vụ. Rồi những chuyến đi dã ngoại, về nguồn ở K9, làng cổ Đường Lâm, Đền Hùng, Sầm Sơn, Cửa Lò, Quảng Bình, Đà Nẵng…thật vui vẻ, hào hứng. Những dịp Tết thiếu nhi mùng 1/6, ngày Rằm tháng tám, các anh chị đoàn viên lại háo hức tổ chức cho các em, các cháu trong Vụ đi xem ca nhạc, xem múa rối nước. Những kỷ niệm đẹp đẽ đó sẽ theo tôi suốt cuộc đời, để bây giờ khi đã nghỉ hưu, mỗi lần ngồi nhớ lại tôi không khỏi không bùi ngùi. Xin cám ơn tập thể Vụ Pháp chế - gia đình ấm áp của tôi!

45


Năm xây dựng và phát triển

46


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phần II Những phần thưởng cao quý

47


Năm xây dựng và phát triển

48


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

49


Năm xây dựng và phát triển

50


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

51


Năm xây dựng và phát triển

52


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

53


Năm xây dựng và phát triển

54


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

55


Năm xây dựng và phát triển

56


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

57


Năm xây dựng và phát triển

58


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phần Iii MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ PHÁP CHẾ

59


Năm xây dựng và phát triển

Hội nghị triển khai Luật BHTG và Luật PCRT

PTĐ Đặng Thanh Bình chỉ đạo hội nghị triển khai luật bảo hiểm tiền gửi và luật phòng chống rửa tiền

Cán bộ Vụ Pháp chế tham dự hội thảo tại Luxemburg năm 2004

60


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Phó Tổng Giám đốc NHNN Ngô Tuấn Kiệp tại Hội nghị triển khai Pháp lệnh Ngân hàng. Hà Nội, 1990.

PTĐ Bình cùng Vụ PC họp về hệ thống hóa văn bản.

61


Năm xây dựng và phát triển

62


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

63


Năm xây dựng và phát triển

Chi đoàn Vụ Pháp chế cùng đoàn thanh niên NHTƯ

Hội thi nấu ăn do Công đoàn NHTƯ tổ chức chào mừng 20/10/2009

64


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Đại diện chi đoàn Vụ Pháp chế tặng quà trẻ em làng trẻ SOS Hải Phòng năm 2008

BCH Công đoàn Vụ Pháp chế cùng BCH Công đoàn NHTƯ đi thăm và tặng quà cho phụ nữ nghèo tỉnh Lào Cai năm 2010

65


Năm xây dựng và phát triển

Cán bộ Vụ Pháp chế thăm Đền Hùng năm 2006

Giao lưu Công đoàn Vụ pháp chế và Vụ quản lý ngoại hối năm 2008

Giao lưu Công đoàn Vụ Pháp chế, Vụ chính sách tiền tệ, Ban quản lý dự án FSMIMS, NHNN chi nhánh Tuyên Quang tại Hang Bòng - Tuyên Quang

66


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

Ban lãnh đạo Vụ Pháp chế, Vụ chính sách tiền tệ, Ban quản lý dự án FSMIMS, NHNN chi nhánh Tuyên Quang tại Cây đa Tân Trào - Tuyên Quang

Vụ pháp chế thăm quan chùa Bút Tháp Bắc Ninh năm 2010

Lãnh đạo, cán bộ công chức Vụ Pháp chế các thời kỳ chụp ảnh nhân dịp Tất niên năm 2010

67


Năm xây dựng và phát triển

68


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỤ PHÁP CHẾ Địa chỉ: 49 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Giấy phép xuất bản số:

69


Năm xây dựng và phát triển

70


Vụ pháp chế ngân hàng nhà nước việt nam

71


Năm xây dựng và phát triển

72


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.