Final color

Page 1

aurore MODERN


Cao Lao Hạ

MỤC LỤC O4

Lời Ngỏ Lưu Đức Hải

O6

Giới thiệu trang tin caolaoha.com Lưu Đức Hồng

11

Chào mừng caolaoha.com Lưu Văn Tác

12

Kỷ niệm 7 năm trang tin caolaoha.com Lê Quang Nho

16

Tiếng Thu Lưu Trọng Lư

17

Một góc nhìn về làng Cao Lao Hạ xưa để suy ngẫm hôm nay Nguyễn Danh Lợi

36

Tạ lỗi Nguyễn Thị Hồng Tư

26

Chùm thơ Haiku Lưu Đức Trung

38

Con đường làng Phan Văn Hà

27

Dốc Oằn Đặng Văn Quang

41

Chùm thơ Haiku Lê Quang Quý

30

Nhớ quê Lưu Hữu Thông

42

Nơi tôi tìm về Lưu Quang Vinh

31

Chùm thơ Haiku Lưu Minh Hải

43

Nhị Quốc diễn nghĩa Lê Chiêu Chung

32

Ký ức bần, sác Linh Giang Lê Chiêu Phùng

Cao Lao tiền thế đặt tên Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu.


46

Mừng caolaoha.com Nguyễn Tiến Chung

67

Ca khúc “Nơi tôi tìm về” Nhạc: Dương Nguyệt Ánh Thơ: Lưu Quang Vinh

47

Chín nhịp cầu Gianh Lưu Văn Quỳnh

69

Tưởng nhớ bác Lê Văn Sơn Lưu Đức Hải

48

Chùm thơ Haiku Lưu Trọng Tri

50

Em sẽ về cùng anh Lưu Thị Hoa

51

Ta về tìm lại chính ta Lê Chiêu Cường

73

Kỷ niệm tuổi thơ với eng Nguyễn Danh Lợi Lưu Đức Hải

53

Có một Cao Lao giữa lòng Hà Nội Lưu Văn Lộc

55

75

Một số tin nổi bật Ban biên tập

Chùm thơ Haiku Lê Văn Viên

56

Nhìn Đình nhớ đến cây đa Trường Lưu Cao Lao

58

Khúc hát tiễn người Nguyễn Xuân Văn

59

Bến nước Rào Nan Lê Thị Hường

60

Chương trình trồng lại những cây đa quê hương Ban biên tập

63

Chè góp Trần Quốc Tuấn

64

Mấy điều ước đầu năm Lê Quốc Sơn

70 72

Nghề làm nón ở làng Cao Lao Hạ Nguyễn Chung Quý

Vịnh Nón Lá Làng Hạ Lê Quang Quý

Cao Lao, Hạ Trạch quê mình Bốn bề phong thuỷ hữu tình nước non.


LỜI NGỎ Đôi lời từ ban biên tập trang caolaoha.com

4


N

gày 24/10/2010, caolaoha.com chính thức ra đời tại Hà Nội. Sau hơn 7 năm hoạt động, trang tin đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của quê hương, trở thành nhân tố chủ lực trong việc huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của làng Cao Lao Hạ, được bà con thương yêu, các cấp lãnh đạo địa phương tin tưởng, bạn đọc xa gần ngưỡng mộ. Đến nay, quy mô của trang tin đã trở nên rất đồ sộ với lượng truy cập đạt hơn 4 triệu lượt; đăng hơn 3000 bài, trên 2500 bức ảnh, gần 70 video, phim, nhạc cùng với khoảng 120 ngàn ý kiến bình luận. Để ghi nhận sự đóng góp của các cộng tác viên, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trang tin, đưa thông tin đến với những bà con chưa có điều kiện tiếp cận với mạng internet, caolaoha.com ấn hành “ Tập San làng Cao Lao Hạ”, lựa chọn in lại các bài văn, phóng sự, thơ, nhạc, ảnh, tin tức có giá trị đã đăng trên caolaoha.com từ trước đến nay. “ Tập San làng Cao Lao Hạ” dài khoảng 80 đến 90 trang, dự kiến sẽ được xuất bản 4 số mỗi năm; mỗi số sẽ in khoảng 150 đến 200 cuốn gửi tặng các tác giả, các cấp lãnh đạo địa phương, các họ tộc, các xóm, các hội đồng hương, các trường học và các tổ chức trên địa bàn xã,... Kinh phí ấn hành sẽ do quỹ caolaoha.com tài trợ. Hy vọng “ Tập San làng Cao Lao Hạ” cùng với các ấn phẩm của Câu lạc bộ thơ Hương Sắc Cao Lao và các xuất bản khác của bà con làng mình sẽ góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa của làng Cao Lao Hạ. Quá trình xuất bản “ Tập San làng Cao Lao Hạ” số đầu tiên cũng như các số tiếp theo sẽ không thể tránh được các hạn chế, thiếu sót; kính mong các tác giả, các cộng tác viên, cùng toàn thể bà con đóng góp ý kiến để Tập san của làng ta ngày càng hoàn thiện. Kính chúc quê hương Cao Lao Hạ ngày càng phát triển. Trân trọng cám ơn! Lưu Đức Hải

5


GIỚI THIỆU TRANG TIN CAOLAOHA.COM LƯU ĐỨC HỒNG

Phát biểu của bác Lưu Đức Hồng, nguyên chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội tại lễ khai trương trang caolaoha.com

S

au một thời gian chuẩn bị, hôm nay, ngày 24 tháng 10 năm 2010, trang caolaoha. com chính thức ra đời; đây là một sự kiện quan trọng, một bước ngoặt lớn đối với quê hương chúng ta. Từ hôm nay, làng Cao Lao Hạ có quyền tự hào là một trong những làng đầu tiên của Việt Nam có trang thông tin điện tử của riêng mình. Để rõ hơn về trang tin, tôi xin nhấn mạnh thêm một số điểm như sau:

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TRANG TIN Cao Lao Hạ là địa danh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Từ khi lập làng đến nay, mảnh đất địa linh Cao Lao Hạ đã sản sinh ra rất nhiều nhân kiệt cả văn lẫn võ, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; những nhân kiệt đó đã trở thành những tấm gương, cần được tôn vinh cho các thế hệ con cháu noi theo. Với bề dày lịch sử gần 500 năm, con em Cao Lao Hạ qua các thế hệ đã có rất nhiều sáng tác trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học… Các công trình đó cùng với các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đất và người Cao Lao Hạ đã trở thành tài sản vô giá của làng ta. Tuy nhiên, hiện tại các tác phẩm đó còn rải rác, do vậy việc thu thập, bảo tồn, lưu giữ các tài sản trên đồng thời tiếp tục giới thiệu, quảng bá chúng ra bên ngoài là nguyên vọng 6

của mọi con em Cao Lao Hạ. Mặt khác, hiện nay con em Cao Lao Hạ đã có mặt nhiều nơi, cả trong nước lẫn ngoài nước. Dù bất kỳ nơi đâu, họ cũng đều cùng một lòng hướng về quê hương, mong muốn được gặp gỡ nhau và khao khát muốn được biết các thông tin liên quan đến làng quê của mình. Việc có một địa chỉ cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho mọi người Cao Lao Hạ gặp gỡ nhau, giúp đỡ lẫn nhau thực sự đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Để góp phần giải quyết tất cả các nguyện vọng trên của con em Cao Lao Hạ, việc xây dựng riêng cho làng một trang thông tin điện tử là vô cùng cần thiết.

2. XÁC ĐỊNH TÊN TRANG TIN Vấn đề đầu tiên là phải xác định tên của trang tin làng mình. Có 2 tên miền đáng chú ý nhất có thể lựa chọn là hatrạch.com và caolaoha. com. Hatrach.com: Hạ Trạch là tên hiện nay của làng mình, nếu chọn làm tên miền cho trang tin có ưu điểm là phù hợp và tiện lợi trong các giao dịch hành chính cũng như công tác quản lý Nhà nước. Caolaoha.com: Cao Lao Hạ là tên trước đây của làng mình, tuy không có các ưu điểm trên, nhưng lại có nhiều ưu điểm khác, vượt trội


Bác Lưu Đức Hồng, nguyên chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội giới thiệu trang caolaoha.com (Ảnh: Lưu Đức Hải)

hơn, đó là: Cao Lao Hạ từ lâu đã trở thành thương hiệu vô giá, nổi tiếng ở Quảng Bình về nhiều mặt, đặc biệt là về khoa bảng; chọn tên Cao Lao Hạ là kế thừa tiếp tục các truyền thống lâu đời của cha ông qua mấy trăm năm từ khi lập làng đến nay; chọn tên Cao Lao Hạ là phù hợp với nguyện vọng và tâm tư của của tất cả các thế hệ con cháu ở khắp mọi nơi không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo và nhờ đó, đảm bảo được sự đồng thuận của cả cộng đồng làng. Từ các ưu điểm trên; đối chiếu với các mục đích của trang tin, sau khi tham khảo ý kiến nhiều con em của làng, chúng tôi đã lựa chọn tên trang tin làng mình là caolaoha.com. Trang caolaoha.com là một trang phi lợi nhuận, bước đầu do một số con cháu của quê hương sáng lập nên, nó sẽ được tiếp tục phát triển với sự đóng góp của toàn làng và sẽ là tài sản chung của cả làng Cao Lao Hạ. Mọi người con Cao Lao Hạ dù ở làng hay đã xa quê, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, đều phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và vun đắp cho trang caolaoha.com ngày càng tốt hơn.

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TRANG TIN CAOLAOHA.COM Mục đích: (i) Địa chỉ thu thập, bảo tồn, lưu giữ các giá trị trí tuệ, văn hóa của làng Cao Lao Hạ từ thời lập làng đến nay; kênh thông tin quan trọng giới thiệu, quảng bá làng Cao Lao Hạ với bên ngoài; (ii) Nơi cập nhật toàn diện các thông tin liên quan đến làng Cao Lao Hạ ở quê nhà cũng như ở khắp mọi miền của Tổ Quốc, và ở nước ngoài; (iii) Địa chỉ để con em làng Cao Lao Hạ kết nối lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Làng Cao Lao Hạ. Yêu cầu: (i) Về Giao diện: Giao diện thiết kế đơn giản, đẹp, hài hòa về bố cục đảm bảo tính hiện đại trên nền tảng truyền thống văn hóa lâu đời của làng Cao Lao Hạ. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt, phông chữ Unicode theo TCVN; (ii) Về sử dụng: Trang tin dễ sử dụng và có tốc độ truy cập nhanh, đảm bảo cho mọi người dân của làng với các trình độ văn hóa, trình độ tin học khác nhau đều có thể tham gia một cách dễ dàng; (iii) Về kỹ thuật: Là một trang

7


tin được duy trì lâu dài, dễ dàng nâng cấp, mở rộng và bổ sung thêm các tính năng mới; dễ dàng tích hợp với các website liên quan; cập nhật thông tin và backup dữ liệu đơn giản; có chức năng tìm kiếm thông tin theo một số tiêu chí; có khả năng lưu trữ và có chế độ bảo mật cao. Để đảm bảo trang tin hoạt động hiệu quả hơn, trang tin còn có thêm các phần góp ý; (iv) Về thông tin: Thông tin đưa lên trang tin phải trung thực, nghiêm túc; tuân thủ pháp luật của Việt Nam; phù hợp với phong tục, truyền thống của Làng. Các ý kiến góp ý phải mang tính xây dựng, vì mục tiêu chung.

4. NỘI DUNG CỦA TRANG TIN Nội dung sẽ được hoàn thiện dần; trước mắt có một số nội dung sau: Giới thiệu Cao Lao Hạ: Bao gồm: (1) Làng Cao Lao Xưa: Giới thiệu toàn diện về Cao Lao Hạ trước kia qua các thời kỳ (địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, dòng họ, phong tục tập quán, ngôn ngữ, di tích, đình chùa…); (2) Hạ Trạch ngày nay: Giới thiệu xã Hạ Trạch ngày nay (bộ máy chính quyền, các đoàn thể, các hội; thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của xã,…).

8

Tin Cao Lao Hạ: Gồm 2 mục là: (1) Tin Quê Nhà: Cập nhật mọi tin tức sự kiện xảy ra tại quê nhà; (2) Tin Đồng hương (Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Hới…, Hải ngoại): Cập nhật toàn diện mọi tin tức tại các hội đồng hương ở các nơi. Ngoài ra còn có tin của Ban điều hành và tin về chia sẻ cộng đồng. Người Cao Lao Hạ: Giới thiệu tấm gương trong học tập, văn hóa, quân sự, kinh tế, những người có công làm rạng danh Cao Lao Hạ qua các thời kỳ. Trí tuệ và cảm xúc Cao Lao Hạ: Gồm 4 nội dung: (1) Kho tàng sáng tác: Lưu giữ và đăng tải lại tất cả các sáng tác nghệ thuật (thơ, văn, nhạc…) của các thế hệ con em Cao Lao Hạ; (2) Công trình khoa học: Lưu giữ và đăng tải các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu của con em Cao Lao Hạ qua các thời kỳ; (3) Hình ảnh Cao Lao: Lưu giữ các tập ảnh, phim, băng hình về các hoạt động, các sự kiện diễn ra tại làng Cao Lao Hạ; (4) Viết về Cao Lao: Đăng tải các bài thơ, văn xuôi, nhạc… viết về quê hương Cao Lao Hạ. Vì Cao Lao Hạ: Gồm 3 nội dung: (1) Các Quỹ Cao Lao: Đăng tải các chương trình vận động xây dựng quê hương; các quỹ (quỹ khuyến


học, quỹ hạ tầng, quỹ xây dựng đình làng…); (2) Góp ý cho quê hương: Đăng tải các ý kiến, các sáng kiến trên mọi lĩnh vực của con em Cao Lao Hạ đóng góp cho sự phát triển của xã Hạ Trạch; (3) Kinh nghiệm làm giàu: Phổ biến các kinh nghiệm làm giàu cho con em Cao Lao Hạ. Danh bạ Cao Lao: Cập nhật tất cả các hộ gia đình tại các vùng miền của tổ quốc, với các thông số cơ bản (họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại). Diễn đàn Cao Lao: Như các diễn đàn khác, đây là nơi trao đổi mọi vấn đề của con em Cao Lao Hạ, trước mắt mục này dành cho thế hệ trẻ Cao Lao Hạ, giao cho thế hệ trẻ của tự chủ động xây dựng các nội dung, hình thức thể hiện. Các họ tộc: Đăng tải toàn diện thông tin của mỗi dòng họ trong 24 dòng họ hiện nay ở làng ta. Đây là trang thông tin của làng, do vậy bước đầu trang caolaoha.com chỉ ưu tiên đăng tải các bài viết thõa mãn ít nhất một trong 2 tiêu chí sau: (i) Tác giả các bài viết là con em Cao Lao Hạ (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại…); (ii) Chủ đề bài viết là Cao

Lao Hạ hoặc có liên quan trực tiếp đến Cao Lao Hạ.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Do chưa có kênh thông tin trực tuyến để kết nối con em của làng lại với nhau nên việc khai thác thế mạnh của từng người đóng góp cho sự ra đời và phát triển của trang tin còn hạn chế. Sau này, khi đã có đủ thông tin, sẽ trân trọng kính mời các con em của làng có tâm huyết, có uy tín và thời gian tham gia vào các Ban điều hành. Trước mắt, các góp ý, bài vở xin liên hệ trực tiếp với anh Lưu Đức Hải theo địa chỉ:

Tiến sỹ Lưu Đức Hải Viện Chiến lược Phát triển; 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 0904046996 Email: info@caolaoha.com

Xin trân trọng cám ơn!

9


Th.S, Họa sỹ Lê Hồng Vệ, làng Lệ Sơn phát biểu chúc mừng caolaoha.com (Ảnh: Lưu Đức Hải)

Bà con dự lễ khai trương trang caolaoha.com tại nhà bác Lưu Đức Hồng (Ảnh: Lưu Đức Hải)


CHÀO MỪNG CAOLAOHA. COM LƯU VĂN TÁC

Phát biểu của anh Lưu Văn Tác, chủ tịch UBND xã Hạ Trạch nhân dịp khai trương trang caolaoha.com (Ảnh: Lưu Đức Hải)

T

rước hết, cho phép tôi được thay mặt Đảng, Chính quyền, Mặt trận và Nhân dân xã Hạ Trạch gửi tới quý vị đại biểu, bà con Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội lời chúc sức khỏe, lòng biết ơn sâu sắc, và lời chào đoàn kết, cùng góp sức xây dựng quê hương Hạ Trạch ngày càng giàu mạnh, đổi mới tiến lên. Quê hương Hạ Trạch vừa trải qua một cơn lũ lịch sử, thiệt hại rất nặng nề. Nghe tin bác Lưu Đức Hồng và con trai Lưu Đức Hải cùng bà con Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội khai trương trang tin caolaoha.com, lãnh đạo Đảng, Chính quyền và bà con quê hương rất phấn khởi, tự hào. Đây là bước ngoặt, là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với quê hương Hạ Trạch của chúng ta. Trang thông tin caolaoha.com là trang thông tin điện tử rất quý giá, vô cùng cần thiết và rất hữu ích đối với làng ta trong thời đại thông tin hiện nay. Đây là nơi để bà con đồng hương khắp mọi miền tổ quốc và ở nước ngoài xích lại gần nhau hơn; nắm bắt và cập nhật được các thông tin về quê nhà cũng như về con em

đồng hương ở khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài. Trang tin là niềm tự hào của quê hương làng Hạ chúng ta, khơi dậy tình yêu quê trong mỗi người con làng Hạ, thôi thúc mỗi người đóng góp một phần công sức nhỏ bé vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Qua các mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động của trang caolaoha.com mà bác Lưu Đức Hồng và anh Lưu Đức Hải đã trao đổi hôm nay, chúng tôi rất đồng tình và phấn khởi, mong cho trang điện tử caolaoha. com càng ngày càng lớn mạnh và phát huy tác dụng thiết thực đối với quê hương. Một lần nữa thay mặt lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Nhân dân xã nhà xin tỏ lòng biết ơn và gửi lời chúc sức khỏe tới quý vị đại biểu và con em quê hương ở Hà Nội. Chúc cho trang caolaoha.com ngày càng bề thế, góp phần xây dựng quê hương Hạ Trạch ngày càng phồn vinh. Xin trân trọng cám ơn!

11


KỶ NIỆM 7 NĂM TRANG TIN CAOLAOHA.COM LÊ QUANG NHO

H

ôm nay Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN xã Hạ Trạch tổ chức lễ kỷ niệm 7 năm thành lập trang thông tin điện tử caolaoha.com. Về dự buổi lễ này là các đại biểu trong Ban Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban, ngành, trưởng, phó các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, công chức xã; các đồng chí nguyên Bí thư, Chủ tịch xã qua các thời kỳ; các đồng chí Đại tá trong Quân đội Nhân dân, cán bộ lãnh đạo dân chính đã nghỉ hưu trên địa bàn xã; các đồng chí Bí thư các Chi bộ, Trưởng các thôn, các đơn vị trên địa bàn: Trường THCS Lưu Trọng Lư, Trường Tiểu học, Trường Mầm non, Trạm Y tế, Quỹ tín dụng Nhân dân xã; Trưởng 24 dòng họ; Ban biên tập trang Web, các cộng tác viên; Hội đồng hương Thành phố Hà Nội, Thành phố Đồng Hới, Thành phố Hồ Chí Minh, và Hội đồng hương các tỉnh, thành phố khác trên khắp mọi miền Tổ quốc, cùng con em đang sinh sống học tập ở trong nước và nước ngoài. Trước hết, cho phép tôi thay mặt lãnh đạo Đảng, Chính quyền xã Hạ Trạch chân thành cảm ơn và kính chúc các vị đại biểu, các vị khách quý sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Cách đây 7 năm, trang thông tin điện tử caolaoha.com chính thức được ra đời. Đó là tâm huyết của gia đình bác Lưu Đức Hồng và con trai Lưu Đức Hải, tổng biên tập của báo hiện nay, đó cũng là điều mong muốn chung của tất cả bà con làng Hạ. Đến nay caolaoha.com đã trở thành tờ báo chính thức của làng. Từ khi ra đời cho đến nay, caolaoha.com trở thành chiếc cầu nối gắn kết con em Cao Lao Hạ ở khắp mọi miền lại với nhau, giữa bà con ở quê cũng như xa quê. Đây là trung tâm đăng tải, cung cấp các nội dung thông tin, về các hoạt động của địa phương, cũng như các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và những truyền thống tốt đẹp của quê hương chúng ta.

12


Anh Lê Quang Nho, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hạ Trạch bế mạc lễ kỷ niệm 7 năm thành lập trang caolaoha.com (Ảnh: Nguyễn Tiến Chung)

Trang thông tin điện tử đã phát huy những thế mạnh của mình trong lĩnh vực tuyên truyền, liên kết với các vùng, miền trong nước cũng như ở nước ngoài và các cơ quan báo chí khác, đã thiết lập được mối quan hệ cần thiết để nâng cao hiệu suất đăng tải các thông tin. Chính trong bối cảnh như vậy, nhìn lại các kết quả trang mạng đã đạt được trong 7 năm qua mới thấy được sự nỗ lực vượt bậc của Ban biên tập cùng đội ngũ cộng tác viên, các anh, chị đã bỏ ra biết bao nhiêu công sức để đạt được kết quả như hôm nay. Trong thời gian qua, Đình làng Cao Lao Hạ đã đón nhận nhiều đoàn khách của các tỉnh, thành trong cả nước, cũng như các Sư thầy, các nhà Phật giáo tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mái đình làng ta. Điều họ cảm nhận được là sự hòa quyện trong văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa cái xưa và nay, đó cũng là nhờ trang tin điện tử đã truyền tải,

đăng tin, bài và quảng bá hình ảnh Đình Làng và mảnh đất Cao Lao Hạ địa linh, nhân kiệt … Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của xã nhà, mặc dù nguồn nhân lực và ngân sách của địa phương còn rất hạn hẹp, thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn chung của quê hương, trang báo đã khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin hữu ích bằng các cuộc vận động, lời kêu gọi con em của làng đang sinh sống, học tập trên khắp mọi miền Tổ quốc cũng như ở nước ngoài chung tay, góp sức hướng về quê hương, xây dựng quê hương khang trang và giàu đẹp. Ngoài ra, còn có những tin bài, phóng sự, ảnh, video phản ảnh đầy đủ quang cảnh như một hình ảnh thu nhỏ toàn bộ khung cảnh của làng Cao Lao Hạ. Các thông tin trung thực được truyền tải thông qua Ban biên tập, các cộng tác viên rất bổ ích, đồng thời cũng là nguồn thông tin đáng tin cậy đối với các con em đang sinh sống, học 13


tập trên khắp mọi miền. Tuy nhiên, tính 2 mặt của trang tin ngày càng thể hiện rõ rệt. Về mặt tích cực, trang thông tin đã tạo nên một lượng không nhỏ các cộng tác viên và độc giả đã chia sẻ, liên kết, cộng tác với nhau bằng nhiều hình thức phong phú, như thư mời, thông báo, thông tin, các bài xã luận của nhiều vùng miền lại với nhau, bày tỏ những tình cảm ân tình, sâu nặng, đồng thời cũng chia sẻ, đóng góp cả về tinh thần lẫn vật vất đối với quê hương. Với nhiều thông tin, hình ảnh đăng tải trên mạng caolaoha.com, thì mặt trái dễ thấy là thiếu tính chính thống, chính xác, trách nhiệm và khó để kiểm chứng. Một số comments mang tính cá nhân, ngược lợi ích của địa phương cũng như của bà con ở quê và xa quê, làm phương hại đến lợi ích chung. Do đó, cùng với việc khai thác, sử dụng tốt mặt tích cực của trang báo, đăng tải những thông tin chính xác, kịp thời phục vụ bà con, độc giả thì cũng cần kiên quyết loại bỏ những thông tin sai sự thật, thiếu tinh thần xây dựng. Nhân dịp này, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN xã, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao sự hợp tác của Ban biên tập trang caolaoha.com, các cộng tác viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho trang báo của làng hoạt động có hiệu quả. Trên tinh thần đó tôi nhiệt liệt chúc mừng sự thành công của trang báo làng trong 7 năm qua và tin tưởng rằng, caolaoha.com sẽ luôn đổi mới, ngày càng phát triển để đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương Hạ Trạch. Một lần nữa xin chúc các Quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn!

14


“Một góc nhìn hồ Vực Sanh” (Ảnh: Nguyễn Thị Đông Phương)


TIẾNG THU LƯU TRỌNG LƯ

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?

16


MỘT GÓC NHÌN VỀ LÀNG CAO LAO HẠ XƯA ĐỂ SUY NGẪM HÔM NAY NGUYỄN DANH LỢI

TỪ NGUỒN CỘI XƯA

T

ừ xa xưa lắm rồi, các Thủy Tổ làng Cao Lao Hạ đã khai canh trên một vùng đất có vị

trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc an cư lạc nghiệp; gần núi, gần sông, có đồng bằng rộng, bằng phẳng. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến thời nhà Lý (Lý Thánh Tông, năm 1065 – 1069), Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách mở rộng biên giới tới tận Chân Lạp (Campuchia), Lý Thường Kiệt có công lớn và đã có chính sách di dân vào Đàng Trong lập nghiệp, mở mang và củng cố bờ cõi(1). Có thể các cụ Thủy Tổ nhìn thấy vùng đất này rất linh thiêng, trời đất hội tụ, tựa thế lao phong mạnh mẽ, hừng hực vút cao không gì ngăn cản được ở đây mà đặt tên cho vùng đất này là Cao Lao như thể Thăng Long (rồng bay lên) đã được Vua Lý Thái Tổ tựa thế và thay tên Đại La thành Thăng Long của Hà Nội ngày nay. Đặc biệt, tại nơi đây một thời đã có một tiểu Vương quốc Chăm xây dựng trung tâm chính trị(2). Sách Đại nam nhất thống chí ghi “ở đây là chỗ ở của vua Chiêm Thành”, đó là Thành Lồi. Dấu tích thành Lồi bây giờ người ta gọi chệch sang Thiềng vẫn còn đã khẳng định nơi đây có vị trí địa lý rất đặc biệt(3).

Cách đây hơn 200 năm, làng Cao Lao Hạ được các bậc tiền bối quy hoạch rất hiện đại và quy củ, từ giao thông, thủy lợi đến nông - lâm ngư - thương. Việc phân bố dân cư, đất ở, đất vườn rất “có tầm”, mang dáng dấp kiểu đô thị nhà vườn của các triều Nguyễn ở Huế, ít vùng nông thôn nào có được. Trước mặt Đình Làng, sát bờ Linh Giang (sông Gianh) đã có thời được xây dựng một khu đô thị sầm uất, trên bến dưới thuyền theo kiểu Phố Hiến và Hội An, rất thuận tiện cho việc giao thương Đàng Trong với Đàng Ngoài. Khu phố đó ngày nay vẫn còn dấu tích, được dân làng gọi là Đồng Phố. Đặc biệt, làng Cao Lao Hạ được phân bố thành 20 xóm trải ra như một chiếc thuyền rồng. Mỗi xóm có hai dãy nhà bám theo hai đường lối ngang to, cùng mương thoát nước riêng từ trước làng ra sau làng. Xóm 20 phân bố như một đầu thuyền rồng vươn cao vì vậy mà các dãy nhà tiến lên trước so với các xóm khác. Thời nay, do xóm 20 gần phà Gianh và ngầm Hói Hạ - là nơi ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ nên hầu hết các gia đình chuyển lên các xóm trên và di dời vào Làng Rẫy. Về quy hoạch giao thông, ngoài việc xóm nào cũng có lối đi riêng rộng chừng 3 mét như đề cập ở trên thì làng Cao Lao Hạ đặc biệt có đường Bạn, đường Làng và đường Quan đi

17


dọc theo chiều dài của làng. Nghe tên đường đã thấy từ xưa làng đã có những luật lệ riêng, phân biệt quan - dân - khách rất rõ ràng. Đường Quan là để quan đi, đường Làng là để dân làng đi, còn đường Bạn có lẽ là dành cho dân ngoài làng qua lại giao lưu, giao thương với làng chăng (?) Bạn chắc là bạn bè (?). Đường Bạn đi trước mặt làng ngỏ ý “tiền khách - hậu chủ”, tôn trọng và hiếu khách. Có ba cái giếng nằm trên trục đường Bạn nhằm phục vụ dân sinh của làng nhưng cũng để quan khách qua lại rửa ráy trước khi vào làng. Phía Nam, trước làng là dãy Trường Sơn, các Cụ đặt tên riêng cho các đôộng (núi, đồi) như đôộng Lều Cù, đôộng Đá Bạc, đôộng Thầy Bói, đôộng Khỉ Đạo…Các cụ đã khai canh, khai lâm xuyên rừng sâu, vượt Ba Trại đến tận sông Đào, giáp các xã Phú Trạch, Hoàn Trạch, Cự Nẫm bây giờ. Cách đây chừng 10 đến 15 năm hàng ngàn héc ta rừng vẫn còn sở hữu của làng Cao Lao Hạ. Các bậc tiền bối đã có công khai hoang mở cõi, biến rừng rậm hoang vu thành đồi - nương - trại kết hợp rừng già giàu tài nguyên vô tận. Hàng trăm năm xưa dân làng khai thác gỗ, củi, hái lượm dược liệu, săn bắn chim muông, trồng màu, rèo (chăn) trâu, rèo bò, lập trại đánh giặc, chạy giặc (trốn giặc) v.v. Như vậy, Làng đã có chính sách phát triển nông- lâm kết hợp; biết tận dụng, khai thác “rừng vàng” và cả yếu tố quốc phòng. Sát làng hơn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bàu (ruộng lớn) nọ sát bàu kia, cồn nọ nối tiếp cồn kia như Bàu Hóc, Bàu Mật, Cồn Cui, Cồn Hà, Cồn Sác…Những nơi này là những vùng lau, sậy, sác, bần đã được các Cụ khởi thủy khai công thành các vùng trồng lúa, trồng màu phục vụ đời sống dân làng và cả cung cấp cho các vùng khác. Bên cạnh trồng lúa, trồng màu, các Cụ đã tận dụng những con suối, con rạch tự nhiên rồi nạo vét, tạo ra “Cửu Khúc Long Khê”, vừa để tưới tiêu cho

18

mùa màng tốt tươi, vừa để khai thác cá tôm tự nhiên kết hợp vận chuyển hàng hóa; đặc biệt là để chế ngự thiên nhiên khi lũ lụt về, nước cứ thế mà chảy nhanh xuống Thanh Ba rồi ra biển cả, tránh được lũ đổ về làng. Như vậy, từ xa xưa các Cụ đã biết quy hoạch nông nghiệpthủy sản gắn với giao thông, thủy lợi. Phía Bắc, sau làng là sông Gianh soi bóng. Gần sát làng hơn có Hói rộng, dài uốn lượn, từ Hói Hạ lên tới gần hết làng, đi qua bến Phố. Hói được dân làng nạo vét từ con lạch tự nhiên thành luồng giao thông thủy, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa Đàng Trong Đàng Ngoài, liên kết với khu phố sẩm uất. Hói mở cửa tự nhiên với sông Gianh (Linh Giang) vì vậy mà cá, tôm, cua, ghẹ cứ vào theo con nước, dân làng cứ thế mà hưởng lợi từ nguồn thủy sản tự nhiên đó. Nào là cá mè kẻ, cá tìa, cá đối, cá ông, cá ngạnh, tôm, cua tha hồ mà đánh bắt. Người thì đào chuông, kẻ thì quây sáo, người mò, người nơm, người đơm, kẻ đắp trổ, về sau thì thả lưới, thả câu. Nơi đây có phong tục đi nơm tập thể rất sáng kiến, rất đặc biệt, mang tính cộng đồng rất cao, cá tôm khó thoát, nếu thoát được nơm của người này thì vướng vào nơm của người khác. Về văn hóa - Giáo dục cũng là một miền đất hiếm có. Các cụ từ ngoài Bắc vào đây lập nghiệp muốn con cháu thấu hiểu lời khắc trên bia đầu tiên năm 1448 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Vì thế mà từ xa xưa các cụ Quan làng Cao Lao Hạ đã thấy được nhân tố con người là quan trọng bậc nhất nên đã động viên khích lệ con cháu dân làng học hành thi cử. Làng lập Hội Văn, Hội Võ là nơi để thờ cúng tưởng nhớ các vị Tổ, các thầy dạy văn, dạy võ của làng, đồng thời hội là nơi các cụ khoa bảng


Bản đồ khu trung tâm xã Hạ Trạch (Ảnh: Nguyễn Danh Lợi)

đèn sách thi thố, hội hè, dạy học cho con cháu. Làng có nhiều chính sách khuyến học, động viên, tặng thưởng con cháu đỗ đạt cao như việc cấp đất hay thưởng các sản vật. Nhờ coi trọng nhân tài và khuyến học mà từ lâu vùng đất này đã sinh ra nhiều nhà khoa bảng, nhiều nhà binh làm quan trong nhiều triều đại. Làng có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà quân sự, nhà khoa học, nhà quản lý nổi tiếng cho tới ngày nay. Nếu ai có may mắn đọc được bài cúng Đình Trung của làng Cao Lao Hạ, hiện bản gốc đang lưu giữ tại nhà thờ họ Lê Quang được Viện Nghiên cứu Hán Nôm công bố(4) thì thấy trong phần “Kính xin Tâu” và “Kính mời” tên của các vị Nhân Thần, Thiên Thần Hoàng Làng có công mở cõi, xây dựng và bảo vệ dân làng yên ổn có dài tới năm sáu trang giấy khổ A4, mới biết vĩ đại và tự hào đến nhường nào. Trong giới nho sĩ tôn thờ Đạo Khổng quanh vùng có nhận xét cho rằng: Nho sĩ Cao Lao Hạ chăm nghiệp, hiếu học mà tiết kiệm. Cách đây hơn 450 năm, vào thời Mạc Phúc Nguyên trong sách “Ô Châu Cận Lục” ông Dương Văn

An đã từng nói: ‘Người Cao Lao thích học văn chương, người Cao Lao giỏi làm ăn và giàu có(5). Qua nhiều thế hệ khác nhau, làng Cao Lao Hạ đã có được một danh sách hùng hậu các vị anh hùng hào kiệt, văn võ song toàn, học hành đỗ đạt ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 trong nhiều lĩnh vực như: ông Lưu Đức Bình phó bảng tri huyện, cử nhân thượng thư như ông Lưu Đức Xưng, các cử nhân như ông Lưu Đức Tuân, ông Lưu Trọng Kiến, ông Nguyễn Văn Khu, ông Nguyễn Khoan Hoàng, ông Đặng Văn Thái, ông Lưu Lượng, ông Lê Văn Giản… Có tướng lĩnh hào kiệt như ông Lê Mô Khải(6). Văn hóa tâm linh là nét độc đáo và đặc biệt tại làng Cao Lao Hạ. Duy nhất trong cả nước Việt Nam, làng này có tới 24 nhà thờ Họ được xây dựng tách biệt trước mặt làng, mỗi họ tộc có một nhà thờ. Cứ vào tết Nguyên đán và rằm tháng giêng hàng năm, cả làng rộn vang tiếng trống, tiếng chiêng, cờ đào lộng gió; con cháu về cúng tổ tiên và bàn việc Họ. Trong 24

19


nhà thờ họ thì vì nhiều lý do khác nhau mà họ Nguyễn có tới 13 nhà thờ. Điều này chứng tỏ, đã có thời họ Nguyễn là một trong những họ khai hoang lập làng đầu tiên và phát triển bậc nhất nơi đây, và chắc chắn làng đã có thời vua quan nhà Nguyễn dự định hoặc đóng đô nơi đây nên việc quy hoạch phát triển theo kiểu đô thị rất hiện đại. Trong bài phúng lễ Đình làng được lưu truyền thì họ Nguyễn được mời 63 vị quan tước “về dự kỵ yên”, họ Lê Văn có 13 vị, họ Lê Quang có 11 vị , họ Lưu Quan có 5 vị; họ Lưu Làng có 3 vị; họ Lê Chiêu có 2 vị; họ Trần có 1 vị… Trong danh sách các ngài được làng “kỵ Yên” khai canh họ Nguyễn có ngài Đại tướng quân Nguyễn Văn Khai bên cạnh các ngài Lưu Văn Tiên hàm Đại tướng quân, ngài Triệu phong Lê Quang Lữ và các vị khai khẩn Lưu Văn, Lê Văn, Lê Quang, Lê Chiêu(7). Nói đến văn tế Đình Trung làng Cao Lao Hạ là nói đến một tác phẩm nghệ thuật tâm linh “Cúng Tế” đỉnh cao, được biên soạn bằng ngôn ngữ của làng nhưng rất bác học. Bài văn tế với những khuôn phép trịnh thượng lạ thường, mang nghi thức của vua chúa triều đại đương thời. Đây thực sự là một báu vật, một di sản văn hóa độc đáo mà các Cụ để lại cho muôn đời con cháu nghiên cứu, học tập, bảo tồn và phát triển. Làng Cao Lao Hạ có Chùa thờ Phật ở đầu làng phục vụ mục đích tín ngưỡng, dân làng thường đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Bên cạnh đó, làng còn có nhiều đền, miếu để thờ tụng công đức đối với các Thần có công với nước, với làng; đồng thời là để trấn khử tà ma tác quái; giữ cho dân làng bình yên. Cùng với các công trình tâm linh như hệ thống nhà thờ Họ, Chùa, Đền, Miếu, Mạo thì Làng Cao Lao Hạ còn có Đình thờ Hoàng Làng. Đình được xây dựng từ trước hoặc trong thời kỳ Lê - Trịnh (1592 – 1786). Trong khi dân làng được quy hoạch nhà cửa quay về Phương Nam thì Đình làng được xây dựng “tựa sơn

20

hướng thủy”, quay về Phương Bắc. Việc quy hoạch hay nói cách khác là một lựa chọn có chủ định đặc biệt cao về văn hóa tâm linh; vừa để hứng lấy “lộc thủy” từ ngã ba sông lớn tụ về, vừa là để thu nhận hương trời thần khí của Phương Bắc; nhưng cũng vừa là để các Thần trông nom, trấn khử giặc Bắc, mang ấm áp, bình yên cho dân làng đang quay mặt về Phương Nam. Đặc biệt hơn cả, có lẽ các cụ Tổ luôn hướng và nhớ về nơi cội nguồn, gốc gác của mình trước khi dời quê từ Thanh- Nghệ vô đây. Do chiến tranh tàn phá nặng nề nên Đình làng chỉ còn lại hai cột biểu cao to sừng sững. Cho đến ngày 15/12/2008 tức ngày 19/11 năm Mậu Tý, bà con dân làng kể cả những người đi xa đã đóng góp và xây dựng lại Đình Làng rất khang trang và uy nghi; thỏa lòng mong mỏi của bà con quê hương, muốn được tôn vinh, tôn thờ các vị Hoàng Làng và để cầu mong cho sự phát triển phồn vinh muôn đời con cháu hôm nay và mai sau. Nói về phong thủy thì đây là nơi gió mát, khí lành, nước, mạch trời phú, khe suối đổ về quanh năm, Đàng Côi (nửa làng trên) có hồ Cửa Nghè, Đàng Đưới (nửa làng dưới) có hồ Vực Sanh. Ngoài Vực Sanh và Cửa Nghè làng lại có ba giếng khoáng mạch thiên nhiên ưu ái thuộc loại bậc nhất thiên hạ, đó là giếng Hung, giếng Kiệt và giếng Hóc. Nơi đây đúng là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nơi địa linh nhân kiệt. Rõ ràng đây không phải là một làng bình thường.

ĐẾN SUY NGẪM NAY Tinh thần đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương nói riêng và Tổ quốc nói chung của các thế hệ dân làng Cao Lao Hạ hết sức oanh liệt, và được phát huy từ đời này sang đời khác. Được như hôm nay ngoài yếu tố truyền thống thì một phần rất quan trọng là nhờ vào tổ tiên đã biết tìm chốn khai làng để định cư và lập nghiệp có thế đất trời bao la, phong - thủy hòa


hợp, thế thượng phong vút cao (Cao Lao). Trước hết nói về Nhân lực. Con cháu Làng Cao Lao Hạ có quyền tự hào và biết ơn các thế hệ ông cha mình trong mọi thời đại đều được quan tâm rèn luyện. Điều mà bất kỳ một dân tộc nào, một địa phương nào muốn phát triển thịnh vượng thì con người phải được quan tâm hàng đầu. Người ta hay gọi là nguồn lực con người, là kinh tế tri thức…Nói trong phạm vi hẹp hơn như đối với một doanh nghiệp muốn phát triển cũng vậy, ngoài tiềm lực tài chính, công nghệ thì tiềm lực con người vẫn là số một. Truyền thống trọng người hiếu học để tài cao đức rộng, góp sức cho công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của người Cao Lao Hạ xưa được con cháu phát huy trong thời đại Hồ Chí Minh, rất đáng tự hào. Trong lĩnh vực Quân sự, làng có các vị tướng lĩnh giữ các cương vị lãnh đạo cao cấp thời nay như các ông Trung tướng Lê Văn Tri, Thiếu tướng Lưu Bá Xảo, Thiếu tướng Lưu Dương và có tới hàng chục hàng trăm cán bộ cấp tá đã và đang giữ các cương vị trọng trách trong quân đội và lực lượng vũ trang. Trong cương vị lãnh đạo chính quyền có ông Lưu Văn Đăng - nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình; Lê Hồng Tâm, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình; Lê Chiêu Nẫm, nguyên Bí thư Huyện ủy Bố Trạch,... Trong lĩnh vực khoa học có GS. TSKH Phan Đình Châu, giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội; PGS.TS Lưu Đức Trung, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Văn Tường, giảng viên trường đại học Thủy Lợi Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, giảng viên đại học Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, làng còn có trên 20 tiến sĩ đã và đang giữ các vị trí trọng trách trong các cơ quan Đảng và nhà nước như TS. Lưu Đức Hồng, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến Lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS.Lưu Trọng Hồng, nguyên

Cục trưởng Cục Điện Ảnh; TS. Lưu Hữu Túy, nguyên Cục trưởng Cục Nông Trường; TS.Lê Quang Diện, nguyên bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Kinh tế Điện; TS.Lưu Đức Hải, Trưởng ban, Viện Chiến lược Phát Triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS.Lưu Văn Quỳnh, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long; TS. Nguyễn Danh Trung, giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; TS. Nguyễn Văn Hóa, giảng viên trường Đại học Tây Nguyên, TS. Nguyễn Thị Minh Lợi, giảng viên trường Đại học Quảng Bình, TS. Lưu Đức Hiếu, trường Đại học Boston College, Hoa Kỳ,... Đặc biệt, có gia đình 3 đời Tiến sỹ là gia đình TS. Lưu Đức Hồng, có con trai là TS. Lưu Đức Hải và cháu nội là TS. Lưu Đức Hiếu. Trong giới văn sĩ nổi tiếng có nhà thơ Lưu Trọng Lư; đạo diễn Lưu Trọng Ninh; Nghệ sỹ sáo trúc Nguyễn Hoàng Anh; Nghệ sỹ nhạc dân tộc Nguyễn Thanh Thủy; Nghệ sỹ nhạc dân tộc Trần Hương Giang. Nhiều phi công nổi tiếng như các anh Lưu Văn Thái, Nguyễn Danh Sáng, Lưu Minh Hoàng,... Một số con em còn rất trẻ nhưng đã có thành tích xuất sắc như Lưu Anh Tiến, đội trưởng đội tuyển BKPro của Việt Nam đạt giải nhất trong giải vô địch Robocon châu Á; Miss Teen Nguyễn Thùy Huyền Trang đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Miss Teen 2008. Nhiều cháu đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào các trường Đại học. Đặc biệt, ngày càng có nhiều cháu ở quê đã và đang đi du học tại nhiều nước phát triển. Bà con đang sinh sống, công tác và học tập tại nước ngoài thực sự là nguồn lực dồi dào, là tài sản lớn của làng. Về địa linh thì thời nay vị thế của làng vẫn thiên thời địa lợi. Núi vẫn đứng trước mặt, sông vẫn chạy sau làng, đồng vẫn rộng, vẫn dài nhưng sao chưa phát huy hết lợi thế? Có người bảo quê mình vẫn “ngủ lâu” mà chưa thức giấc, có

21


Lễ khánh thành đình làng năm 2011 (Ảnh Nguyễn Tiến Chung)

người lại bảo chưa “Phát”. Nói quê mình không có gì thay đổi thì không phải. Nhìn tổng thể thì thấy trường học, trạm xá, nhà văn hóa ngày một khang trang. Đường sá đã được bê tông hóa. Vực Sanh, Cửa Nghè đã được nhà nước đắp đập. Nội đồng hóa bê tông cho mương cũng được nhiều đoạn. Đồng Trước đã chuyển đổi thành nhiều trang trại chăn nuôi cá, vịt xen kẽ trồng chuối, trồng lúa. Đàng sau biến thành khu nuôi tôm, nuôi cua…Nhưng nhìn số liệu thống kê những năm gần đây thì thấy nhiều chỉ tiêu khiêm tốn lắm. Thu ngân sách hàng năm chưa tới 2 tỷ đồng; hộ nghèo còn nhiều, chiếm tới trên 11% tổng số hộ;... Đứng dưới góc độ của người đi xa mà nói chắc không khách quan và không sát lắm, nhưng sự thật thì hàng trăm héc ta rừng xưa giàu tài nguyên do ông cha khai phá rất thân thuộc với dân làng nay không còn được hưởng. Đất

22

Hói Hạ, đất Đôồng Hà, Đồông Đưới nhiều chỗ cũng không còn là của làng mình nữa. Đất ngoài làng chỗ nào bán được thì cũng đã bán hết. Sau làng, trời phú cho làng được con Hói tự nhiên. Nay Hói được chia ra hơn 150 hồ nuôi tôm lộn xộn, manh múi. Nuôi trồng thủy sản nhờ vào may rủi. Mười người nuôi tôm thì may ra có một thu hoạch có lời vì vậy mà hầu hết hồ bỏ hoang, rất lãng phí từ lâu. Chưa có cách khắc phục ô nhiễm môi trường cho đồng tôm thì nay đã xuất hiện kho phân phối xăng dầu đặt nơi đầu nguồn ngọn nước. Ai dám nói chắc kho xăng dầu không gây ô nhiễm(?). Trước làng những Đôồng, những Bàu và Cồn cũng vậy, nay đã bị chia bằm manh mún. Cửu khúc Long Khê do thiên nhiên ban tặng và ông cha tạo nên tiếng tăm một thời nay đã không còn; lũ lụt về nước muốn dâng, muốn cuộn vào


Cảnh một số nhà thờ Họ Tết năm 2010 (Ảnh: Nguyễn Danh Lợi)

làng thì cứ việc. Ba giếng khoáng mạch thuộc loại bậc nhất thiên hạ nay cũng bị lấp hoặc xuống cấp trầm trọng; chưa nói đến phần tâm linh đã chặn mất “long mạch” của làng. Mong sao Hói được trả lại nguyên thủy như một con sông nhỏ để người nghèo thì bắt con cá ngạnh, đơm con tôm đất, lưới con cá đối, cá tìa; người có điều kiện thì làm hồ nuôi tôm hai bên bờ Hói; rồi làm đường giao thông phục vụ khai thác và vận chuyển hàng hóa; làm mương nước ngọt để điều hòa độ mặn; vừa để lấy nước sạch khi cơn nước lên, tháo nước bẩn ra khi cơn nước xuống. Ở Đàng Trước cũng vậy, khôi phục lại Cửu Khúc rồi hai bên bờ tha hồ mà lập trang trại nuôi cá, nuôi vịt, trồng lúa, trồng màu; chừa con tép, con cá rô, cá tràu tự nhiên cho người nghèo không có điều kiện. Khôi phục, tu bổ lại Cồn Cui để ngoài việc tổ chức cúng Âm hồn, lễ Thanh Minh thì còn làm nơi khấn tế trời - đất, cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi kiểu tế Đàn Xạ Tắc như các Cụ xưa đã làm. Cũng xin nói thêm về

Cồn Cui. Cồn Cui có lẽ không phải là nơi các Cụ tiền bối lập chỉ để cúng Cô Hồn như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí một số người còn gắn thêm cho hai chữ Nghĩa Trũng. Thật tai hại vì đây không phải là mồ chôn tập thể, mà có thể mạnh dạn và tự hào nói rằng: Cồn Cui chính là một đàn Xã Tắc thì mới được lập trang trọng ngay trung tâm trước mặt làng, trước dãy các nhà thờ họ tộc, nơi sạch sẽ và linh thiêng nhất. Nơi đây nếu không phải để vua quan đương triều tế lễ thì là dành để Chủ Tế tối cao của làng tế lễ theo thể thức triều đình, và chỉ có vị thế khác biệt, lạ thường mà làng Cao Lao Hạ mới lập. Đây thực sự là một nghi thức làng đặc biệt và hiếm thấy vì hầu như nghi thức tế này chỉ có ở một số kinh đô lớn của Việt Nam và một số nước Châu Á. Đình làng thì đã được khôi phục nhưng Chùa, Đền, Miếu, Mạo thì đến bao giờ (?) Thời nay trên đất nước mình đâu đâu người ta cũng khôi phục và tu bổ, thậm chí còn xây mới các trung tâm Chùa chiền, Phật giáo. Quốc tổ thì 23


có đền thờ các Vua Hùng ở Phú Thọ; đền, chùa thờ các triều đại Lý, Đinh, Lê tại Ninh Bình; Nhà Trần ở Thái Bình, Nam Định; Nhà Nguyễn ở Huế…Rồi các đền “Tứ Trấn” ở Thăng Long cũng được tu sửa từ lâu. Các làng, xã trong cả nước cũng không ngừng tu bổ; không còn ai cho là phát triển mê tín dị đoan nữa cả. Tại sao quốc thể và các địa phương nhìn thấy tầm quan trọng mà khôi phục và tu sửa còn quê mình thì liệu bao giờ mới nghĩ tới(?). Trao đổi với các anh lãnh đạo xã bây giờ, các anh cũng trăn trở lắm, cũng quyết tâm tìm cách làm cho dân giàu, làng mạnh lắm. Nhiều việc bây giờ nói thì dễ nhưng khó tháo gỡ. Nhưng dù sao cũng rất mong làng ta có một tầm nhìn mới, tầm nhìn xa hơn mà quy hoạch lại một cách có bài bản, để vừa phát huy được lợi thế của làng nơi hồn thiêng sông núi, nơi hào kiệt anh hùng, vừa bảo vệ được thành quả của ông cha mình gây dựng. Khi đã có đồng thuận, lòng thuận thì “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” như Đình làng là một ví dụ. Thay cho lời kết, tôi muốn dẫn lời của độc giả Quang Linh trên trang caolaoha.com: “Hỡi các con em quê mình cùng chung tay góp sức xây dựng để làng, xã ngày một vươn cao, vươn xa như truyền thống quê mình. Một ngày không xa con em mình không chỉ biết về Kỳ Phong, Long Khê, về Đình, về Phố, về Cồn Cui, về Thành ...về những chuyện cổ ngày xưa của làng mà còn thấy và nghe những câu chuyện hào khí của ngày hôm nay nữa”.

Hà Nội, tháng 11/2011; chỉnh sửa bổ sung tháng 3/2018.

GHI CHÚ: (1) “Đại Việt sử ký toàn thư”. NXB Khoa học xã hội 1972, trang 237. (2) “Hệ thống giao thương ven sông- Khám phá văn hóa miền Trung” của baodulich.net.vn, dịch giả Lê Doanh. (3) “Giới thiệu một số thành cổ Chămpa tiêu biểu” du Quang-binh, BEFEO, III, năm 1903, trang169-170. (4) “Tế Đình Làng Cao Lao Hạ”. Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.535-547). (5) “Cao Lao Hạ - Miền đất Cửu Khúc Long Khê” của Lê Văn Sơn. (6) “Cao Lao Hạ - Chiều sâu văn hóa của một làng quê” của Lê Chiêu Phùng và Thế Tường. (7) “Đình Làng Cao Lao Hạ” của Cảnh Giang.

24


Rừng Ba Trại (2015) Ảnh: Nguyễn Thị Đông Phương

25


LƯU ĐỨC TRUNG

1. Chuông chùa vang ngân ngôi nhà vắng chủ hoa sứ đầy sân.

2. Đốt chút hương trầm trong đêm gió lạnh hồn thơ vấn vương.

3. Về quê nhà soi mình đáy giếng chiếc gương ấu thơ.

4. Cùng em đi mua hoa đào ngẩn ngơ trước chồi non tơ.

5. Gió trời đung đưa cánh võng đánh rơi tuổi tám mươi.

26


DỐC OẰN VIẾT LẠI CHUYỆN CHƯA XA ĐỂ NGÀY MAI THÀNH CỔ TÍCH ĐẶNG VĂN QUANG

D

ốc Oằn, cũng như dốc Cửa Trùa, dốc Cổ Ngựa, dốc Hòn Am…và cũng bình thường như bao con dốc khác trong hệ thống đường thuộc khu rừng Ba Trại. Nhưng dốc Oằn là con dốc cuối cùng trước khi ra khỏi dãy núi Lệ Đệ để về làng Cao Lao Hạ quê tôi. Con dốc chứng kiến bao sự đổi thay, thăng trầm của cuộc sống, chứng kiến những kỷ niệm vui buồn, những vất vả khó khăn của một thời, và của nhiều thế hệ người dân Cao Lao Hạ. Không biết tự bao giờ, người ta gọi con dốc này là dốc Oằn. Lớn lên khi biết đi vào rừng hái sim, lấy củi tôi đã được người lớn nói cho biết đó là dốc Oằn. Con dốc thực sự không phải là cao lắm, ở chính giữa dốc có một chỗ ngoảnh vào phía núi, sau đó lại ngoặt ra tạo nên một khoảng có độ dốc hơi bằng bằng như chiếu nghỉ cầu thang, hay bởi tại chỗ cong cong này mà người ta gọi là dốc Oằn thì phải. Đã là người dân Cao Lao Hạ không ai là không biết dốc Oằn và chắc chắn ai cũng đã một lần đi qua dốc. Dốc Oằn, nó cũng oằn mình như cuộc sống của người dân quê tôi. Xưa, quê tôi nghèo lắm. Ruộng đồng không nuôi nổi con người. Những ngày giáp hạt, những thời điểm nông nhàn, người dân đổ

vào rừng đốt than, kiếm củi, bứt tranh, kiếm cái ăn hòng đắp đổi qua ngày và tất cả đều phải đi qua dốc Oằn. Không biết có vùng quê nào như quê tôi, bữa cơm có độn mít nài, hột sót những sản vật lấy từ rừng Ba Trại. Sót là một loại quả trên thân một loại cây dây leo, khi còn cả phần vỏ bên ngoài trông giống như quả cau, nhưng có phần nhỏ hơn quả cau một tý. Khi chín, quả sót lụi bỏ phần vỏ còn lại phần bên trong là hột sót. Hột sót có vỏ bên ngoài rất cứng, để có thể ăn được phải loại bỏ phần vỏ cứng sau đó lấy cái lõi bên trong, độn cơm, rang, hoặc luộc ăn… Người đi lấy hột sót là những người lớn tuổi, có kinh nghiệm, phải đi xa vào tận trong rừng sâu. Khi gặp những quả sót đang ở trên cây người ta chặt nó xuống sau đó luộc chín cho mềm vỏ ngoài của nó rồi đem xuống khe đạp rửa lấy phần hột bên trong. Làm như vậy để bớt trọng lượng của quả sót tươi và cũng để mang được nhiều, cũng có những khi gặp cả đống hột sót chỉ còn lại phần lõi, đó là do quả sót chín quá, rụng xuống tại chỗ lâu ngày, người ta chỉ việc lượm mang về. Hột sót ăn bùi bùi, nhẫn nhẫn, không ngon lắm nhưng cũng giải quyết cái đói, nhất là những ngày giáp hạt. Mít nài còn gọi là mít rừng, nó cũng như mít 27


trong vườn nhà của ta, nhưng vì nó mọc trong rừng hoang dã nên quả nhỏ, múi ít, xơ và hạt nhiều. Đi lấy mít nài (ăn mít nài) cũng phải là người lớn, có kinh nghiệm và đặc biệt là phải biết leo trèo, cũng phải đi vào rừng sâu. Quả mít nài nhỏ như quả đu đủ, hái nó khi đang còn xanh. Quả mít xanh được gọt bỏ phần vỏ gai sau đó vằm nhỏ, phơi khô độn với cơm như khoai, sắn vậy.

Trại Trong, Trại Ngoài, hay Đá Bạc ???

Sau khi quyết định xong cả lũ lên đường, thâm nhập vào những cánh rừng già, chặt, chẻ, bó, xóc… Rồi í ới gọi nhau tranh thủ về kẻo trời tối. Những gánh củi oằn vai, nhún nhẩy đung đưa theo nhịp bước, cả bọn lần lượt ra khỏi rừng. Phần đói, phần mệt, phần đau chân nhưng cũng đành phải gắng sức bởi nếu không thì sẽ tụt lại đằng sau. Xa xa, phía trước là dốc Oằn, Ngày trước, rừng Ba Trại là nơi cung cấp những cái đích cần phải vượt qua và đó là điểm đánh sản vật cho người dân dấu những khó khăn quê tôi, ngoài mít nài, sắp vượt. Qua khe nước, hột sót còn có hạt dẻ, “Hỡi ai đã từng đầu trần, chân đất, dưới chân dốc Oằn, nghỉ sim, móc, hồng leo, trái chặng một. Lên đến lưng gánh củi, gánh tranh, gánh mít nài hột đỏ, quả mù tru… chừng dốc (đoạn chiếu sót, qua dốc Oằn, nay vi vu trên những nghỉ) nghỉ chặng hai. Và Từ người lớn đến trẻ kia rồi, đỉnh dốc Oằn… nhỏ, tùy theo khả năng chiếc xe đời mới sang trọng, nếu có đi một ngọn gió nồm mát của từng người mà tập qua dốc, hãy dừng lại, dừng lại trong rượi từ phía làng thổi hợp, rủ nhau thành từng qua đỉnh dốc, làm vợi đi đoàn, toán vào rừng hái thoảng chốc, để nhớ về một thuở hàn vi không biết bao nhiêu là lượm. chưa xa, để hồi tưởng, để chiêm nghiệm mệt nhọc của mỗi người Tôi nhớ nhất là những đang nhễ nhại mồ hôi. về sự đổi thay của cuộc đời, để rồi ngày dịp đi kiếm củi, mà đặc Đặt gánh nặng xuống, biệt là hái củi tết (củi lấy mai sẽ biến thành cổ tích, phủ mờ trong mọi người thở phào nhẹ về để đun ba ngày tết) nhõm, hít thở cái không khói bụi thời gian...” để nấu bánh chưng. Củi khí trong lành trên đỉnh này phải là củi khô, chắc, dốc. Có lẽ trong mỗi con do đó phải đi xa vào rừng sâu, chặt ở những người lúc này ai ai cũng thầm tự hào, hoan hỉ cây đã chết khô hoặc những cành ngọn của với chính mình là đã vượt và chiến thắng chặng những cây gỗ mà người ta đã khai thác phần đường vừa trải qua đầy gian nan vất vả. Khi đã thân. Không biết tự bao giờ, người dân quê tôi lấy lại sức, mọi người mới nhận ra nhau, chào có thói quen lấy củi khô là chính, không chặt hỏi nhau, động viên nhau, mời nhau chùm sim cây tươi làm củi theo kiểu triệt phá. Bởi vậy, chín, quả hồng leo…Nhìn gánh tranh, gánh trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ củi biết được sức vóc tài năng khéo léo của rừng Ba Trại quê tôi vẫn là những cánh rừng từng người. Khâm phục, mến nhau và có cả xanh tốt, phong phú và đa dạng các loại cây yêu nhau cũng từ những gánh tranh gánh củi, trong đó có nhiều gỗ quý. từ ánh mắt nhìn yêu thương, chia sẻ, sự đồng cảm trong vất vả gian truân… Lũ chúng tôi rủ nhau năm, bảy đứa sáng sớm đã lên đường, qua đỉnh dốc Oằn ngồi đợi Từ trên đỉnh dốc Oằn nhìn về làng quê, xa xa nhau, kiểm tra lại dao rựa, bàn xem nên đi vào trên những mái nhà tranh, làn khói bếp cơm cánh rừng nào. Khe Ngang, Khe Mỏ, Cổ Ngựa, chiều bay là là trong nắng nhạt, tô điểm cho

28


Dốc Oằn (Ảnh: Đặng Văn Quang)

bức tranh làng quê tôi thêm ấm cúng, thơ mộng, thanh bình. Rồi, giặc Mỹ đem bom đạn tàn phá quê hương tôi. Rừng Ba Trại là mục tiêu đánh phá bởi dưới những tán rừng kia là doanh trại bộ đội, là kho vũ khí chi viện cho chiến trường Miền nam. Rừng cháy trụi, loang lổ hố bom, hố đạn, không còn là rừng của ngày xưa. Dốc Oằn được mở rộng theo con đường giao thông chiến lược nằm trong hệ thống đường tránh quốc lộ 1A, phục vụ cho chiến trường. Dốc Oằn và làng quê tôi thuộc mục tiêu trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Người dân quê tôi bị thương vong do bom đạn Mỹ ngày càng nhiều. Có người phải chuyển lên bệnh viện tuyến huyện ở làng Cự Nẫm, cũng được khiêng ngược qua dốc Oằn, có người khiêng đi rồi vĩnh biệt dốc Oằn mãi mãi… Dốc Oằn đau thương, dốc Oằn oanh liệt, hào hùng, chứng kiến sự bền bỉ can trường vượt bao khó nhọc của người dân quê tôi, và cũng chính nơi đây chứa đầy những kỷ niệm của một thời lam lũ truân chuyên mà bao thế hệ người Cao Lao Hạ đã từng nếm trải. Giờ đây, đường qua dốc Oằn đã được rải nhựa bóng loáng. Dốc Oằn soi bóng xuống hồ Vực Sanh, thoảng trong tiếng vi vu của ngàn thông cao vút, vẽ nên một bức tranh sơn thủy hữu tình tô đẹp thêm quê mình Cao Lao Hạ. Hỡi ai đã từng đầu trần, chân đất, gánh củi, gánh tranh, gánh mít nài hột sót, qua dốc Oằn, nay vi vu trên những chiếc xe đời mới sang trọng, nếu có đi qua dốc, hãy dừng lại, dừng lại trong thoảng chốc, để nhớ về một thuở hàn vi chưa xa, để hồi tưởng, để chiêm nghiệm về sự đổi thay của cuộc đời, để rồi ngày mai sẽ biến thành cổ tích, phủ mờ trong khói bụi thời gian... 29


NHỚ QUÊ LƯU HỮU THÔNG

Tôi hay nhớ về làng quê

Nhớ thương Cha thao thức những đêm trường

Bên bờ sông Gianh rì rào sóng vỗ

Lặn hói, lội bàu cá tôm đổi gạo

Lũy tre làng ru trong chiều gió

Đêm giá lạnh, mong manh tấm áo

Có đàn trâu thong thả đường về.

Có tiếng con cười mang hơi ấm mùa xuân.

Bình minh lên nhè nhẹ triền đê

Con lớn lên đi khắp trăm miền

Nắng vàng ươm thơm mùi rơm rạ

Gánh nặng áo cơm, đôi lần quên lãng

Nhớ những trưa hè tát mương bắt cá

Nơi kỷ niệm lớn dần theo năm tháng

Trăng sáng đường làng, ả gánh nước đêm khuya.

Ánh mắt ai nhìn, rơm rớm bữa ra đi.

Sớm mai đây con lại trở về Cao Lao Hạ ơi, những ngày xưa Ruộng đất bạc màu, lúa khoai cằn cỗi Ngày giáp hạt bữa no, bữa đói

Chan chứa tình quê, thỏa lòng mong đợi Bầy em nhỏ rộn ràng khoe áo mới Nắng ấm lên rồi, Làng Hạ mến thương ơi!

Mạ tảo tần khâu nón đợi chợ phiên. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010

30


LƯU MINH HẢI

1. Bên khung cửa sổ hẹp cành hoa bất tử đã chết đời trôi vào hư vô.

2. Đêm giao thừa lệ tràn lăn ướt gối mẹ về trong khói hương

3. Gốc bàng già nơi nhà thờ họ nhắc về cội nguồn.

4. Tiếng mõ buông kinh cầu rụng lá đa bên thềm chùa.

5. Đầu xuân họa hồn cùng thư pháp nghĩ về ông đồ.

31


KÝ ỨC BẦN, SÁC LINH GIANG LÊ CHIÊU PHÙNG

Tác phẩm được giải nhì, giải cao nhất của Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình năm 2010

S

ông Linh Giang ngoằn ngoèo từ dãy Trường Sơn xuôi về biển. Thưở xưa, trong ánh mắt trẻ thơ tôi sao sông lại dài và rộng thế. Vào mùa lũ, Linh Giang như một con rồng nước đục ngầu cuồn cuộn phù sa xuyên qua rừng sác, rừng bần. Người miền quê tả, hữu Linh Giang coi cây bần, cây sác là “thần hộ mệnh” bảo vệ làng quê. Hồi nhỏ, để ra được bờ sông bọn trẻ chúng tôi phải lội qua rừng cây “hộ mệnh” tướt cả mồ hôi, lắm lúc bị lạc. Giữa rừng bần, sác có con đê đất ngăn lũ. Nói là đê nhưng nó chỉ lớn hơn con chạch một tí, thế mà, nghe các vị cao niên kể lại rằng, con chạch đó đã tồn tại hàng trăm năm nhờ vào sự vững bền của rặng cây bần, sác. Sác, bần cùng chung một họ. Lá bần to dày xanh ngắt, lá sác nhỏ hơn có điểm chút màu vàng. Cây bần, cây sác dễ trồng, dễ sống, trái dài và nhọn. Khi rơi trái bần, sác cắm xuống đất, sau vài tuần nẩy mầm và phát triển nhanh như bao “anh chị” khác. Trái có màu xanh, vỏ mọng, khi chưa chín còn có vị chát, khi ngả màu vàng chuyển vị chua ngòn ngọt,

32

dễ ăn. Mùa hạ, trái ra nhiều đáo để, quả rơi cắm đất thành cây, còn lại trôi dạt vào bờ gặp nắng quăn như vỏ đỗ. Vào mùa hanh khô, bọn trẻ gom đốt, vây quanh đống lửa chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Trái bần, sác mà nấu với cá tràu thì ngon hết ý. Nhờ hương vị độc đáo khác thường mà trái sác, trái bần sớm trở thành “đặc sản” quê tôi. Mỗi lần chị tôi chế biến món bần chua thì không chỉ bọn con gái mà cả bọn con trai chúng tôi cũng tướt hết nước bọt thèm thuồng. Hiện nay, có cả hàng chục, hàng trăm món lẩu chua đặc sản nổi tiếng ở nhiều địa phương, nhưng hương vị bần chua cá tràu Linh Giang ngày ấy thì không thể lẫn đi đâu được. Loài cây bần, cây sác sống lâu, lại hợp với đất bùn, phèn, mặn. Thân cây không to nhưng rễ chùm như cái nơm đại cắm đều vững chãi vào lòng đất. Không cần chăm sóc, chỉ bỏ công bảo vệ, cây cũng có thể cao quá nóc nhà. Dưới gốc là những ổ cua, ổ tôm. Mỗi khi triều xuống, chỉ cần vén lớp mùng rều là thấy lúc nhúc tôm, cua. Trên cây, ong làm tổ, chẳng hiểu vì sao mà ong lại thích làm tổ trên sác, trên bần. Ngày ấy, bọn con trai tinh nghịch hay leo trèo


Khu bảo tồn bần, sác hiện nay của làng Cao Lao Hạ (Ảnh: Lưu Đức Hải)

phá tổ ong, nhiều lần bị ong “bao vây” liền hụp lặn xuống nước, thế nhưng khi ngóc đầu lên lại bị tấn công sưng vù cả mắt. Người bản địa yêu thương cây bần, cây sác loài cây hoang dại mọc tự nhiên như bao loài cây khác nhưng nó lại được “nuông chiều” ở cồn bãi, bờ đê, ven sông, ven biển phòng hộ ruộng vườn. Thương biết bao loài cây dân dã, thân hình xù xì, xấu xí nhưng vững chãi vươn lên cùng năm tháng che chở cho làng quê… Nhớ lại những ngày giặc Mỹ leo thang bắn phá Miền Bắc. Lần đầu tiên, chúng tôi mới thấy máy bay Mỹ gầm rú trên bầu trời. Giữa dòng Linh Giang, hai tàu Hải quân cờ đỏ sao vàng từ sông Son hướng thẳng ra biển. Được sự yểm trợ của Trung đoàn pháo binh 214 (Quân khu 4), hàng chục khẩu pháo cao xạ 37 ly ở dốc oằn Ba Trại và pháo 57 ly ở xã Quảng Phúc, Quảng Thuận cùng với hỏa lực trên tàu Hải quân đồng loạt nổ súng bắn trả quyết liệt với máy bay Mỹ. Bầu trời trong xanh bỗng chốc phủ đầy khói đen và những tiếng gầm rú của

máy bay phản lực, những loạt cao xạ đánh trả của lực lượng phòng không... Lớp nhỏ chúng tôi chưa hình dung ra sự hiểm nguy của súng đạn chiến tranh, thi nhau chạy xuyên rừng sác ùa ra bờ đê vỗ tay, reo hò. Cách chúng tôi không xa, một tiếng nổ rền đinh tai với cột khói cao hàng chục mét kéo theo đất, đá, rơi xuống rào rào... Quả bom tấn từ máy bay phản lực F4H của Mỹ bổ nhào ném bom phà Gianh nhưng chệch hướng, nổ gần chân đê. Bọn trẻ hoảng loạn chạy vào rừng sác ẩn nấp. Chưa kịp hoàn hồn, đã được các chú dân quân rừng sác với những khẩu súng trường trên tay, kéo gập chúng tôi xuống đất, đẩy vào dưới gốc bần trước khi loạt bom nổ tiếp... Máy bay Mỹ bay xa, tôi nghe mấy chú bộ đội, dân quân kháo nhau: “Đã thấy chưa, máy bay Mỹ bổ nhào ném bom phà Gianh, bị lực lượng phòng không bắn trả quyết liệt, chúng hốt hoảng cắt bom khi chưa kịp ngắm mục tiêu”. Và từ đó ven bờ Linh Giang, rừng sác, rừng bần trở thành trận địa. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ kéo dài, rừng sác, rừng bần quê tôi nham 33


nhở hố bom, nhiều cây cao tới nóc nhà bị bom đạn lật tung gốc rễ... Ngày đình chiến, nhiều bà con thôn Trường Lưu, thôn Thống Nhất (Hạ Trạch), Bình Hải, Mỹ Trung (Mỹ Trạch), Ba Đề (Bắc Trạch), chẳng ai bảo ai tìm giống cây bần, cây sác dặm lại. Đứng trên miệng hố bom, còn vương mùi thuốc bom khét lẹt, ông Lê Quang Thọ ôm giống bần trên tay, giơ cao cây rựa sắc lên trời, chửi thề: “Tổ cha thằng Mỹ, mi đã phá rừng sác, rừng bần làng tao. Tao mà kéo cổ mi xuống được tao chém... tao chém”. Ký ức cây bần, cây sác theo tôi khắp mọi nẻo đường công tác. Ngày trở lại, bên dòng Linh Giang, rừng bần, rừng sác không còn nữa, chỉ còn lác đác vài nơi… Bên kia sông, rừng bần thôn Mới, xã Quảng Phúc tuy không thành rừng như nghĩa đen của nó nhưng cũng đủ che chắn cho làng quê vượt qua bao con lũ dữ. Thế mà nghe nói cách đây chưa quá lâu, rừng bần hiếm hoi đó bị con người đốn hạ, tạo thành bãi tập kết cho tàu thuyền vào ra. Rồi ở Quảng Văn, Quảng Tân... cũng vậy, hàng ngàn cây bần, hàng trăm cây sác đã bị đốn ngã tận gốc để đào hồ nuôi tôm. Ông Nguyễn Chí Thương xã Quảng Tân, một lão nông tuổi ngoài 80 ấm ức nói không nên lời: “Buồn lắm,... trước đây chỉ cần đi một vòng trong sác là có đủ bữa ăn mặn cho cả nhà rồi, chừ còn mô nữa. Nhờ bần, nhờ sác mà cái vườn nhà tui tồn tại được đời ni sang đời khác. Bây chừ

Cách đây ít hôm, tôi có dịp gặp lại Nguyễn Văn Doan người bạn học cấp 3 thời chiến tranh phá hoại tại Cao Lao Hạ. Doan đã cùng tôi nhiều lần “chui” vào rừng sác bắt ốc, mò cua và sau này lại là một trong những người góp công trong việc đề nghị bảo tồn và phát triển rừng sác. Với cương vị Phó Chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp với bao điều lo toan, thế mà Doan vẫn đau đáu một điều: Chừng nào chưa khôi phục lại rừng sác Linh Giang thì ăn chưa ngon, ngủ chưa yên với bà con... Đứng giữa cánh đồng phẳng phiu, màu mỡ ngày nào chốc lát đã bị lũ cào, băm vụn, Doan bùi ngùi, trầm tư: Giá như ngày ấy... sau chiến tranh phá hoại, rừng sác, rừng bần dọc các tuyến đê này được bảo vệ và những năm vừa rồi mình cố hơn một tý, xúc tiến phát triển cây bần... chắc trận lụt lịch sử đầu tháng 10 vừa rồi không thiệt hại lớn đến như vậy. Rồi anh kể cho tôi nghe: Cách đây 10 năm, mình được đi tham quan công trình lấn biển ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Đúng là một công trình vĩ đại, nhưng xét cho cùng lấn thì dễ, bảo vệ mới là khó. Thế mà “người” đứng ra bảo vệ dẻo dai bền bỉ và hiệu quả không ai khác ngoài loài cây bần, đước. Và cách đây không lâu, một dự án lớn trồng cây ngập mặn giành cho các tỉnh ven biển Nam bộ nhằm chống biển xâm thực, bảo vệ môi sinh, môi trường đã được khởi động cũng phải nhờ đến “đội ngũ kiên trung” là cây đước, cây bần, cây sác.

bần, sác không còn, lũ vừa rồi, sông đã ăn sâu gần hết đất vườn. Cứ như ri, liệu năm tới còn nhà mà ở nữa không”... Những rừng xanh bạt ngàn của bần, của sác không còn, chỉ còn hiện hữu những tuyến đê sừng sững cao đến quá đầu người được ôm trọn bởi lớp đá hộc khô khốc. Quanh chân đê, người ta chia nhau từng mảnh nhỏ đào hồ nuôi tôm, chắn cá. Nghe nói, những hồ nuôi tôm, chắn cá này cũng chỉ được vài vụ đầu về sau bốc mùi phèn chua khét lẹt, nhiều nơi đã biến thành “hồ hoang, vắng chủ”. Và cứ thế, con đê kè đá lại cứ oằn mình, cô đơn chống đỡ mỗi khi cơn lũ tràn về. 34

Sau ngày tái lập tỉnh, cuối thập niên 90 thế kỷ trước, cũng đã có dự án lớn đầu tư đến cả trăm tỷ đồng nâng cấp, gia cố đê, thế mà mỗi khi lũ về con đê lại “rùng mình” chìm trong lũ lụt. Thạc sỹ thủy lợi Nguyễn Văn Tuynh, hiện đang công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, anh đã có nhiều năm nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ đê. Theo anh, cùng với việc đầu tư kiên cố đê thì phải phát triển và bảo tồn cây bần, cây sác như ông Doan Phó Chủ tịch huyện Bố Trạch đề xuất là tối ưu hơn cả. Sau đó anh đã mạnh dạn lập đề


Đê Hạ Trạch bị sụt lở sau cơn bão tháng 10 năm 2017 (Ảnh: Duy Ninh)

án và được dự án chấp thuận đầu tư thí điểm phát triển sác, bần. Sau 3 năm lăn lộn, bên kia Linh Giang vùng sác Quảng Phúc, Quảng Thanh (huyện Quảng Trạch) ra đời. Rồi bên này sông, vườn bần Hạ Trạch, cây sác Bắc Trạch (huyện Bố Trạch) cũng chớm hình thành, đâm chồi nẩy lộc…. Bước đi trên tuyến đê vừa bị sạt lở nham nhở sau trận lũ, Nguyễn Văn Doan nói với Chủ tịch xã Hạ Trạch Lưu Văn Tác như nói với chính mình: “Tuy dự án kết thúc sớm, nhưng tin rằng người dân Cao Lao Hạ quê ông cùng với bà con xã Bắc Trạch, Thanh Trạch và xã Mỹ Trạch sẽ sớm vực lại rừng sác, rừng bần Linh Giang. ... Từ những mầm xanh ban đầu của dự án, từ những giống cây bần, cây sác được bà con “chăm bẵm” nâng niu, tin rằng, người dân quê tôi, người dân biền bãi Linh Giang sẽ tiếp tục bảo tồn, phát triển được, bởi loài cây bần, sác đã từng gắn bó “máu thịt” ngàn đời với họ. Hy vọng, một ngày không xa, cây sác, cây bần cùng với con đê kè đá sẽ là những “chiến sỹ” kiên trung, đầu sóng, ngọn gió bảo vệ làng quê. Và rừng sác, rừng bần sẽ là tổ ấm của tôm, cua và những đàn cò, le le, vịt trời... lại sà về trú ngụ nghỉ ngơi sau một ngày rong ruổi.

35


TẠ LỖI NGUYỄN THỊ HỒNG TƯ

Mấy năm rồi con không về quê,

« Chiều chiều ra đứng ngõ sau... »

Chắc làng mình đã có nhiều đổi khác.

Vất vả lo toan vẫn hướng về quê nội.

Nhớ nước vực Sanh bốn mùa xanh mát,

Nhưng bổn phận lớn hơn phải dành cho quê

Gió Cồn Cui hiu hắt trong tiếng trích kêu.

Mấy năm - là bao lâu? Có phải Hà Nội, Sài Gòn khó bề gặp mặt.

nội của con mình.

Ba già đi theo tháng năm và nằm lại đất khách. Mẹ mang nặng trong lòng nổi day dứt

Cuộc mưu sinh có nhiều điều muốn mà đâu có được.

Mồ mả ông bà ai hôm sớm viếng thăm?!

Nên gần cũng thành xa vời vợi bấy nhiêu lần.

Nháy mắt, thế mà cũng đã mấy năm. Ngẫm cuộc đời là bóng câu qua cửa sổ.

…Ba chọn Lệ Thuỷ làm quê hương thứ hai.

Biết là trong lòng luôn nhớ,

Mẹ chỉ được làm dâu ba ngày vẻn vẹn.

Mà chưa thể về thăm nên cách biệt thêm dài.

Rồi cách biệt. Mỗi năm được hai lần, hè với Tết

Ước gì thời gian ngược trôi

Con được biết đâu là quê hương.

Để được vô tư mong đến hè, rồi Tết, Thoả thích lội hồ sen,

Nơi này con không sinh ra và lớn lên, Mà như là nơi chôn rau cắt rốn. Giữa dòng đời bề bộn

36

Nhặt khoai, Hái mít. Lên đồi thông, ngắm cầu sông Gianh mỗi tối

Vẫn nhận ra đâu là giọng quê mình.

lên đèn.

Con lớn lên, phận gái theo chồng.

Xin được một lần tạ lỗi với quê hương!


Giếng Làng (Ảnh: Đặng Văn Quang)

Học sinh trường Tiểu học Hạ Trạch (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

37


CON ĐƯỜNG LÀNG PHAN VĂN HÀ

“Con đường làng nối dài những kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta. Nhìn đàn em thơ tung tăng cắp sách đến trường trên con đường làng mà lòng ngập tràn hạnh phúc. Quê Hạ tôi ơi đẹp đến nao lòng...”

T

uổi thơ ta gắn với bao kỷ niệm cùng con đường làng, của một thời cắp sách đến trường, rong ruổi nô đùa, chăn trâu cắt cỏ. Con đường làng với bao niềm vui và nỗi nhớ, cùng người dân quê chia sẻ bao nhọc nhằn. Con đường làng đưa bước chân người dân quê tôi, gánh lúa, gánh củi… đi về xóm nhỏ, gánh phân bón ra đồng cho quê Hạ ta vào mùa. Con đường làng Hạ quê mình đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi. Những chiều xuân tôi thong thả đi trên con đường làng nhìn ra cánh đồng trải dài một màu xanh đến tận chân núi xa xa. Đứng trước đường làng, nhìn về phương Nam là một bức tranh đồng quê dìu dịu sâu thẳm trong cõi lòng. Đêm hè, bạn bè cùng trang lứa í ới gọi nhau ra đường làng hóng mát. Từng cơn gió Lào thổi về, dưới ánh trăng lất phất làn sương thoảng làm vơi bớt đi cái nắng hè đổ lửa của những buổi ban trưa. Tuổi thơ chúng mình thích nhất vào những đêm hè chăn trâu trên đồng sau mùa gặt. Lũ trẻ ta lại được thả mình rong ruổi

38

trên đồng, cùng nô đùa trốn tìm, cùng đốt lửa rơm sáng rực vui thật là vui. Cuộc chơi thấm mệt bạn bè ta lại hả hê nằm lăn trên thảm cỏ đường làng, thả mình vào màn đêm mênh mông, ngắm sao trời và dòng Ngân Hà huyền ảo, lòng gửi vào các ánh sao đêm bao điều ước tương lai. Đẹp và duyên dáng con đường làng ôm lấy miền quê ngọc ngà tựa dáng hình người thôn nữ. Cảm ơn các bậc Tiền Nhân đã có một tầm nhìn kiến tạo, chọn mảnh đất lập làng cho người dân quê mình an cư lạc nghiệp. Ta cũng có thể tự hào, người xưa đã quy hoach một làng Hạ quê mình hoàn hảo, hiếm nơi nào có được. Với 20 lối xóm song hành nối vào con đường làng trên mảnh đất quê hiền hòa thân thương. Bạn hãy chầm chậm bước chân trên dốc Oằn ngắm nhìn về làng Hạ quê tôi thấp thoáng trong bóng tre xanh. Từng con xóm nhỏ như những tà áo thôn nữ đang tung bay bên dòng Linh Giang trong xanh, lững lờ trôi về biển, đẹp đến ngây ngất cõi lòng du khách.


Con đường làng xưa bằng đất tuy đơn sơ nhưng đủ rộng cho người, xe ngựa đón khách thập phương. Những chiếc cống vòm xinh xinh xây bằng gạch nung uốn cong để thoát lũ khi mưa bão tràn về. Những chiếc cống ấy còn làm trọng trách của mình, dẫn nước từ dòng Cửu Khúc Long Khê giữa cánh đồng về tưới cho những mảnh vườn, cây trái sum suê vào mùa nắng hạn. Ai đã từng một thời chui vào cống đường làng bắt cá trê, cá chạch, lươn, cua đồng… mới biết cái thú của những cu cậu chăn trâu. Ai đã từng chui vào cống để nấp máy bay Mỹ ném bom, mới thấy sự che chở của con đường làng Hạ vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Trong mỗi chúng ta ai cũng có kỷ niệm riêng lắng đọng trong lòng về con đường làng cổ kính ngày nào. Đẹp biết bao, làm say đắm lòng người gần xa, với những tà áo bà ba tung bay, quần xắn vo đến đầu gối của những thôn nữ quê mình đi làm đồng về trên con đường làng, với đôi chân trần thon thả, cùng chiếc nón lá đội đầu, làm bao chàng trai xao lòng. Nay con đưòng làng quê mình đã đổi thay, cao và rộng hơn xưa. Mặt đường được bê tông hoá vững chãi, khang trang làm lòng ta thêm rạo rực khi đưa từng bước chân thong thả, hít hà hương thơm đồng nội. Mỗi lần quê hương mở hội bà con nô nức yến oanh, đường làng rợp bóng cờ, hân hoan đón mừng quê hương đổi mới. Cuộc sống hôm nay biết bao đổi thay, lòng ta lại nhớ về những ngày hè đổ lửa, ngày đông mưa dầm, gió rét, cha mẹ gồng gánh trên vai đi về, trên con đường gập ghềnh, bụi đất, bùn trơn, để làm nên hạt lúa củ khoai nuôi ta khôn lớn mà lòng ta thương lại càng thương. Ta đón mừng cho con đường làng, xóm nhỏ quê mình đã hoàn thành bê tông hóa, không còn bụi đất, bùn trơn khi nắng hè đổ lửa, khi mưa bão tràn về. Con đường làng nối dài những kỷ niệm đẹp trong mỗi chúng ta. Nhìn đàn em thơ tung tăng cắp sách đến trường trên con đường làng mà lòng ngập tràn hạnh phúc. Quê Hạ tôi ơi, đẹp đến nao lòng...

39


Đường vào xóm 17 trước khi bê tông hóa (Ảnh Lê Chiêu Phùng)

Đường vào xóm 17 hiện nay (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

40


LÊ QUANG QUÝ

1. (tặng bác Lưu Đức Hồng và trang tin caolaoha.com)

Lưu giữ hồn quê Đức tài hội tụ Hồng phúc về

2. Mài bút tô đời sáng, tối

3. Mưa rào thi nhặt khoai xai trống ếch vang tai

4. Sáng đi bộ đo đường đời níu thời gian trôi

5. Dắt nhau lên động Thiên Đường mở ra.

41


NƠI TÔI TÌM VỀ LƯU QUANG VINH

Nơi tôi tìm về:

Nơi tôi tìm về:

Là làng xóm, quê hương

Những ký ức thân thương

Là caolaoha.com yêu quí

Của làng quê Hai mươi lối xóm

Là ký ức tuổi thơ hoang hủy

Đã nuôi tôi tháng ngày khôn lớn

Là nắng vàng trải rộng triền đê

Nơi tôi tìm về: Là bóng dáng mẹ cha Là họ hàng, người thân, bạn cũ Những mùa vàng thơm mùi rơm rạ Của một thời rong ruỗi chăn trâu

Dòng Linh Giang yên ả thanh bình

Nơi tôi tìm về: Những ánh mắt cười xinh Biết chia sẻ những lo toan vất vả Biết cảm thông những mảnh đời khốn khó Để chung tay xây dựng quê hương

Nơi tôi tìm về: Là đôồng trước, đôồng sau

Nơi tôi tìm về

Là cửa Thành, đôồng Ran, đôồng Rú

…Những kỷ niệm khó quên

Là cầm Về, mũi Bần, mũi Đớ Là cồn Eo, bàu Mật, hói Đun

42

Đồng Hới ngày 24 tháng 6 năm 2011


NHỊ QUỐC DIỄN NGHĨA LÊ CHIÊU CHUNG

Hồi thứ... Ý gian hùng Tào Mạnh Đức chém người tốt Lòng hướng thiện Lưu Trọng Lư phò chữ Nhân

L

ại nói chuyện Đổng Trác, tự (tên chữ) là Trọng Dĩnh theo lời gọi cứu giá, Đổng Trác từ Tây Lương kéo quân vào kinh thành Lạc Dương và ở lại luôn không về, càng ngày càng lộng quyền, hiếp vua nên các quan trong triều đều muốn trừ khử hắn. Quan Tư đồ Vương Doãn (tự là Tử Sư) mời các quan đến nhà mừng sinh nhật nhưng thực tế là khóc lóc cho vận tàn của Nhà Hán, Tào Tháo (tự là Mạnh Đức) đứng dậy mà rằng: “Khóc như vậy đến mai có làm Đổng Trác chết không, nghe nói ngài có thanh đao thất bảo đưa tôi mượn để tôi giết hắn”. Ngày hôm sau Tháo cầm thanh đao thất bảo của Vương Doãn vào gặp Đổng Trác để hành thích, gặp lúc Đổng Trác nằm nghỉ, Tháo rút đao đi vào, lúc đó Trác chưa ngủ, cạnh giường lại có tấm gương nên thấy Tào Tháo, Đổng Trác hỏi Tào tháo đi đâu, thấy âm mưu bất thành và có nguy cơ bị lộ, Tào Tháo nhanh ý trả lời đến để tặng Đổng Trác đao quý rồi chạy khỏi kinh thành. Lã Bố nghi ngờ tâu với Đổng Trác, Đổng Trác cho quân truy bắt, Tháo chạy đến Tiêu Quận, đi qua huyện Trung Mâu, bị quân canh cửa thành bắt được,đem nộp quan huyện. Quan huyện là Trần Cung (tự là Công Ðài) cảm bụng trung nghĩa bỏ chức quan theo Tháo dựng cờ tụ nghĩa.

Ngay đêm ấy, Trần Cung thu xếp hành trang và lộ phí cưỡi ngựa, đi về quê Tào Tháo. Ði được ba hôm đến Thành Cao, trời đã xâm xẩm tối. Tháo bảo Cung ghé vào nhà Lã Bá Sa là bạn kết nghĩa với cha hỏi thăm tin nhà và xin ngủ một đêm. Hai người được Lã Bá Sa bố trí chỗ nghỉ và đích thân cưỡi lừa đi mua rượu về thết đãi. Ở nhà Tháo nghe tiếng mài dao và nghe nói “Trói lại mà giết!”. Tháo và Cung hai người cùng rút kiếm đi thẳng vào, gặp người nào trong nhà giết người ấy; giết một lúc tám người. Khi vào đến bếp, chỉ thấy một con lợn trói bốn vó, sắp đem chọc tiết. Cung giật mình nói: “Mạnh Ðức ơi! Ta đa nghi quá, giết nhầm phải người tử tế rồi”. Hai người vội vàng trở ra lên ngựa đi, đi được độ hai mươi dặm gặp Lã Bá Sa mua rượu về. Lã Bá Sa hỏi hai người sao lại đi ? Tháo nói “có ai đi sau ông vậy ?” để lừa cho Sa quay đầu lại phía sau rồi chém chết luôn. Cung cả sợ hỏi Tháo: “Lúc nãy lầm đã đành, bây giờ sao lại còn đang tay như thế?”. Tháo nói: ”Bá Sa về nhà, thấy nhiều người chết, tất nhiên không để im, nếu đem người đi đuổi thì ta bị vạ ngay”. Cung nói: “Biết rằng mình lầm rồi, lại còn cố Ý giết người nữa thực là đại bất nghĩa!”. Tháo nói: “Thà ta phụ người, không để người phụ ta!”. Người đời sau ngoài công nhận Tào Tháo là một nhà chính trị - quân sự kiệt xuất, đánh 43


44

giá ông là một nhà thơ xuất sắc, cùng hai con trai Tào Phi, Tào Thực gọi là Tam Tào, cùng với nhóm “Kiến An thất tử” và “nữ sĩ Thái Diễm” hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là “Kiến An phong cốt”; còn gọi Tào Tháo là kẻ gian hùng (từ gian hùng được ghép từ “gian xảo” và “anh hùng”).

vòm mái hình chữ Nhân do con ông là Kiến

Lại nói về làng Cao Lao Hạ, có một người tên Lư, họ Lưu Quan, tên đầy đủ là Lưu Trọng Lư, ông sinh ngày 19/6/1911, mất ngày 10/8/1991 là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch, nhà văn hóa lớn của nước Việt (ở phương nam nên gọi là Việt Nam). Ông là một trong những người khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào thơ mới, thơ của ông theo Hoài Thanh – Nhà phê bình văn học đánh giá trong tác phẩm nổi tiếng “Thi nhân Việt Nam”: “Nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”. Cuộc đời ông có tư tưởng luôn: “Xin quỳ trước một chữ NHÂN”, ông để lại câu nói nổi tiếng “Tôi thà bị lừa, còn hơn không tin vào con người”. Khi mất dòng chữ này được viết lên mảnh vải trắng phủ lên quan tài của ông, hiện nay mảnh vải này đang treo tại Nhà lưu niệm Lưu Trong Lư tại thành phố Hồ Chí Minh. Dòng chữ ấy cũng được khắc đậm nổi bật trên

– Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình, 5 năm trao giải

trúc sư Lưu Trọng Hải thiết kế. Câu nói của một nhà thơ làng Cao Lao Hạ, nước Việt thật đối lập với câu nói của một nhà thơ huyện Tiêu, nước Bái. Tên ông được đặt tên cho giải thưởng Văn học một lần Làng Cao Lao Hạ bây giờ có một ngôi trường Trung học Phổ thông Cơ sở mang tên Lưu Trọng Lư, trên khuôn viên nhà cũ của quan tri huyện Lưu Trọng Kiến còn có một ngôi nhà thờ nhỏ bên trong có di ảnh của ông. Nhà thơ Tố Hữu đã viếng Lưu Trọng Lư bài thơ tâm niệm có tên những tác phẩm của ông để lại: Lưu Trọng Lư ơi biệt cõi trần “Tiếng thu” man mác nhạc trong ngần “Nửa đêm sực tỉnh” đời pha mộng Da diết lòng anh một chữ Nhân. Không biết Kẻ gian hùng, Người nhân nghĩa ai giành được lòng thiên hạ? Hồi sau sẽ rõ.


Cầu Gianh chụp từ làng (Ảnh: Nguyễn Danh Lợi)

Tát nước (Ảnh: Lưu Đức Hải)

45


MỪNG CAOLAOHA.COM NGUYỄN TIẾN CHUNG Mến tặng caolaoha.com nhân ngày khai trương tại Hà Nội

Cám ơn trang web.com

Lắng trong câu chuyện vui buồn

Nối vòng tay lớn cháu con mọi miền

Tìm về truyền thống xóm thôn, họ hàng

Nối tình rể thảo, dâu hiền Con trai, con gái dưới trên đồng lòng

Mừng Đình làng đẹp khang trang Mừng nhà thờ Họ rộn ràng lễ nghi

Trăm dòng suối chảy về sông

Mừng con cháu biết nghĩ suy

Chắt chiu cho nước biển đông dâng trào

Cảm xúc trí tuệ những gì xưa nay.

Tình quê hương, nghĩa đồng bào Trang tin điện tử biết bao nhiêu tình

Sẻ chia bão lũ thiên tai Mừng tiến sĩ, những thiên tài đất quê

Đi đâu cũng nhớ quê mình

Bao thông tin giữa bộn bề

Làng Cao Lao Hạ, Quảng Bình nhớ thương

Đồng hương gần lại như về cố hương

Dù xa trăm nẻo dặm trường Tình quê đau đáu, vấn vương, dạt dào

Trang Cao Lao Hạ khai trương Là tâm huyết là nhớ thương cõi lòng

Chỉ tìm địa chỉ Cao Lao

Xin cám ơn những tấm lòng

Là như về với thuở nào tuổi thơ

Lao tâm trăn trở khơi dòng suối trong

Rừng thông reo với mộng mơ Đây Vực Sanh với Chóp Cờ xốn xang

Cháu con muôn nẻo chờ mong Làm ăn xa xứ đêm đông nhớ nhà

Ngắm xem hình ảnh xóm làng

Bây giờ gần cũng như xa

Soi dòng nước biếc Linh Giang một thời

Vào Cao Lao Ha là ta gặp mình

Hát về quê Mẹ ta ơi! Nhớ về Làng Hạ lệ rơi đầm đìa.

Từ nay làng được tôn vinh Web Cao Lao Hạ nghĩa tình cao sang

46

Nối hôm nay với mai kia

Trang thông tin quý ngàn Vàng

Tìm Cao Lao của ngày xưa cội nguồn

Chào Cao Lao Hạ vinh quang đời đời.


CHÍN NHỊP CẦU GIANH LƯU VĂN QUỲNH

Hơn nửa cuộc đời

Lòng bâng khuâng nhớ một thời lửa đạn

Được đặt chân lên chín nhịp cầu Gianh

Đêm đêm từng đoàn xe kéo pháo qua phà

Lòng chợt nghe tiếng gọi đò

Nào đất, nào cây, nào đá, nào nhà…

Thưở ấu thơ… tìm mẹ!

Tất cả lát đường cho xe, cho pháo đi qua Người đông như kiến

Đêm ấy, mưa phùn gió bấc

Xe nghẹn thành dòng

Mẹ đi chợ phiên không kịp chuyến đò về

Bom Mỹ đánh trăm người ngã xuống

Ngọn đèn khuya leo lét bờ đê

Máu loang đỏ mặt sông...

Tiếng gọi đò... ơi… đò Chìm

Nay cầu lớn bắc xong. Nối hai bờ

Trong mưa

Vun vút những đoàn xe vào Nam, ra Bắc

Trong gió!

Sau lưng ta là khoảng trời vời vợi nhớ thương

Hơn nửa cuộc đời

Nay cầu lớn bắc xong. Nối hai bờ

Đứng ngắm sông trên chín nhịp cầu Gianh

Vun vút những đoàn xe ra Bắc, vào Nam

Ánh điện lung linh

Trước mặt ta là Dung Quất, Biên Hòa

Nhớ những đêm nằm ngửa ngắm sao trời, chờ con nước cạn

Sài Đồng, Hòa Lạc, làng quốc tế Thăng Long...

Để được mò cua, bắt cá trong vũng Cồn Hác, Cồn Soi

Đất nước chuyển mình Vut vút. Bay

Hơn nửa cuộc đời Chẳng biết đợi ai, chờ ai trên chín nhịp cầu Gianh

Từ chín nhịp những cầu Gianh

Hải Dương, 20/10/1998

47


LƯU TRỌNG TRI

1. Người phụ nữ ngồi đan nón ôm cả vầng trăng.

2. Về làng quê đường bê tông nông thôn mới.

3. Hòn đảo xanh biển ru khúc hát ôm ấp muôn đời.

4. Trời rét buốt chú Tư đi bừa miệng luôn hát.

5. U23 bóng đá Việt Nam lịch sử sang trang.

48


Thu hoạch tôm (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

Thu hoạch (Ảnh: Phan Văn Hà)

49


EM SẼ VỀ CÙNG ANH LƯU THỊ HOA

Em sẽ về cùng anh

Viếng thăm mộ Cha thắp nén hương lòng

Để ngắm cò bay trên Đồng Rú, Đồng Ran

Gửi vào trong đất nước mắt nhớ thương

Và soi bóng cùng anh nơi Giếng Mây, Giếng Kiệt

Em sẽ về cùng anh

Cùng đến nhà thờ Họ ngày ba mươi tết

Cùng đến Đình làng dâng hương khấn vái

Thắp nén hương trầm tưởng nhớ Tổ Tiên

Cầu mong Thành Hoàng phù hộ độ trì Cho quê hương thanh bình đổi mới

Anh còn nhớ thuở nhi thời, chăn Nghé thả Trâu Vẫn còn vấn vương mùi thơm hương bồ kết Em cũng không quên củ khoai Thành Anh giấu trong trang thơ Trao cho em ngày mưa đông giá rét Em sẽ về cùng anh Về với làng quê thanh bình yên ả Thả hồn mình bên đồng lúa non xanh Cùng anh dạo quanh hai mươi lối xóm Đi hết con đường ký ức tuổi thơ Chiều lại cùng anh qua Mũi Bần, Mũi Đớ Để nhớ những ngày cất rớ, thả câu Băng ngang qua Bàu Eo, Bàu Mật Nơi mây giăng đường bùn chân đất Thương Người một đời đồng cạn đồng sâu Em sẽ về cùng anh Về với Vực Sanh Nơi có đồi thông xanh rì rào trong gió

50

Hạnh phúc bình an sánh vai bầu bạn Em sẽ về cùng anh Thăm bến Sông Gianh nơi đong đầy kỷ niệm Khẻ hàu, mò cua, vớt rều, bắt cá… Triền đê chiều về lưng trâu thong thả Nơi ấy bao lần bươn bả gánh hàng rong Em sẽ về cùng anh Về với quê mình “Địa Linh Nhân Kiệt” Nơi có Thống Nhất Nơi có Trường Lưu Tình yêu son sắt mang tên xóm tên làng Em sẽ về cùng anh Về nơi chôn rau cắt rốn Về với Cao Lao cội nguồn yêu dấu Về theo tiếng gọi yêu thương Về theo tiếng gọi Quê Hương Tựa đề: Ý thơ TLCL


TA VỀ TÌM LẠI CHÍNH TA LÊ CHIÊU CƯỜNG Kính tặng những người con Cao Lao xa quê hương

Cây đa, bến nước, sân Đình

Đường làng, thành cổ, ngôi chùa

Quê hương văn vật đậm tình nước non

Long Khê Cửu khúc, Lòi Cừa, Miếu Quan.

“Trăm năm sông cạn đá mòn” Ta về tìm lại dấu son mái Đình.

Thời gian, mưa gió phũ phàng Chiến tranh hai cuộc tan hoang không còn

“Trúc xinh trúc mọc bên Đình

Năm trăm năm dấu tích vàng son

Em xinh em đứng một mình...” ở mô?

Một nền văn hiến nay còn trong mơ!

Ta về tìm lại mùa Thu Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô” nơi nào.

Giờ về tìm lại tuổi thơ Hoàng hôn - bóng mẹ đang chờ bên sông Núi đồi gió thoảng phấn thông

Ai đặt tên làng Cao Lao? Mà hiên ngang thế đứng, mà vợi cao chí nguyền? Làng ta như dáng con thuyền Con thuyền huyền thoại giữa miền sóng xanh.

Hoa sim tím ngắt, nắng lồng sắc hoa.

Ta về tìm lại chính ta Người Cao Lao Hạ, nhà nhà đồng tâm Hương sen thơm nức mặt đầm Lũy ngà ríu rít tiếng chim gọi bầy.

Cao Lao - Đức mẹ hiền lành Sinh bao quý tử, tướng khanh giúp đời

Ai đi mô đó về đây

Nam trí dũng; nữ hoa khôi

Cùng nhau hợp sức dựng xây lại Đình

“Địa linh nhân kiệt” rạng ngời một phương.

Di sản văn hóa tâm linh Dấu son nguồn cội - nghĩa tình quê hương.

Ta về thăm lại cố hương Cây đa,bến nước, mái trường ngày xưa

Buôn Ma Thuột 15 tháng 07 năm Mậu Tý 2008

51


Ảnh: Nguyễn Thị Đông Phương 52


CÓ MỘT CAO LAO GIỮA LÒNG HÀ NỘI LƯU VĂN LỘC

Ta gặp nhau giữa lòng thành phố

Cành khế cuối vườn nở hoa tím biếc

Mà như đang sống giữa Cao Lao

Thoảng thơm hương bưởi, hương chanh.

Những tiếng cười thay cho lời chào

Đón bát nước chè xanh

Hơi ấm truyền nhau qua bàn tay nắm vội.

Từ bàn tay của người cha đầu bạc.

Thay bao điều muốn nói

Tình quê hương ấm áp

Ánh mắt cười ngấn lệ mừng vui.

Quyện trong hương nước chè thơm.

Gặp lại nhau không nói nên lời

Tiếng đàn bầu hòa tiếng sáo trong đêm

Giang rộng vòng tay ôm vào lòng tất cả.

Nghe sóng lúa rì rào đồng sau, đồng trước.

Quên hết thảy những lo toan khốn khó

Có tiếng cá đớp mồi Bàu Vuông, Bàu Mật

Dành cho nhau tình nồng ấm yêu thương.

Tiếng à ơi bên cánh võng nghiêng chao.

Ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng quê hương

Một chút quà bè bạn gửi trao

Những eng, ạ, út, iêm không lẫn vào đâu được.

Cũng dành lại cho quê hương tất cả.

Có bao người chưa một lần gặp mặt

Bà con quê miềng còn nhiều vất vả

Mà như thân thuộc từ lâu.

Cần sẻ chia hơi ấm những bàn tay.

Mảnh vườn nhỏ vẫn có hàng cau

Giữa lòng Hà Nội đêm nay

Quấn quýt giàn trầu xanh mướt.

Mà như đang ở đất trời Cao Lao.

Tháng 10/2011

53


Tham quan làng cổ Đường Lâm, tháng 10/2011 (Ảnh: Lưu Văn Lộc)

Nắng chiều (Ảnh: Nguyễn Thị Đông Phương)

54


LÊ VĂN VIÊN

1. Trăng xuống sân nhà bông quỳnh nở gió trêu hoa.

2. Trà hoa nhài xuân đang độ vắng cành mai.

3. Đọt rau lang nước mắm cáy từng giọt cưu mang.

4. Hoa lựu lập lòe ruộng giang nắng rừng phơi khe.

5. Sau cơn bão cảnh hoang tàn “Bát cơm manh áo”.

55


NHÌN ĐÌNH NHỚ ĐẾN CÂY ĐA TRƯỜNG LƯU CAO LAO

C

ùng với bến nước, sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây đa cùng với bến nước sân đình đã tạo nên hồn quê cho quê hương. Để cho ai đó neo giữ những kỷ niêm mà khi nhớ tới cũng nao lòng, để làm dịu mát nỗi nhớ quê của những người con xa xứ. Trong bão táp, dầm mình trong mưa nắng gay gắt xứ miền Trung, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Biểu tượng cho quê hương nhờ sự trường tồn, sức sống dẻo dai của nó. Nó như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời. “Trăm năm dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.” Hay: “Cây đa giếng nước quê nhà Mái đình còn đó người xa chưa về” Cây đa làng tôi không còn nữa. Bởi chiến tranh: Tất cả những cây cao có bóng mát trong làng đều phải chặt đi hết vì sợ máy bay đánh bom (chặt đi để như muốn nói là dưới này không có gì đâu). Cây đa xóm 9, những cây đa ở trên

56

Thành, cây me, cây thị nhà ông Thượng xóm 9. Còn có 1 cây đa to nữa ở đâu như bên trên Kiệt, cây đa trước cửa làng xóm 15, 16. Tôi không nhớ hết. Chỉ biết rằng khi nào nhớ tới quê hương, gia đình thì nó là hình bóng đầu tiên mà tôi nhớ tới. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của bao đôi lứa trai gái. Xao xuyến làm sao một đêm trăng sáng, ai đó ngắm trăng và thơ thẩn đợi chờ ai. Những trưa hè oi bức với cái nắng cháy da, gốc đa là nơi dừng chân cho bao lữ khách. Bên gốc đa ấy râm ran chuyện làng, chuyện xóm. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa thường trồng nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Hay: “Cây thị có ma, cây đa có thần” Có cây đa, di tích trở nên linh thiêng hơn. Mỗi khi bước đến di tích, con người cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và của các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng mang


Cây đa cuối cùng ở trước xóm 17, tháng 10/2012 (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

nhiều huyền bí và có nhiều ý nghĩa tâm linh hơn. Người ta thường nói là chùa này, miếu nọ thiêng liêng không phải tượng ở trong ấy đẹp mà bởi người ta tin vào quyền lực siêu nhân của nó. Không nghi ngờ gì nữa một làng quê có gốc, có ngọn - có truyền thống không thể nào thiếu Cây Đa - Giếng Nước - Sân Đình. Nó là Hồn Cốt của một làng quê đất Việt. Làng tôi đã có đình làng đáp ứng được sự mong mỏi về tâm linh của những đúa con Cao Lao Hạ. Làng tôi nhất định sẽ có cây đa như vốn dĩ ngày xưa nó đã có. Xin làm bài thơ bên như một hoài niệm về ngày xưa của tôi. Tôi sẽ không còn được nhìn những cây đa như cây đa xóm 9 cũ ở làng tôi - Làng Cao Lao Hạ nữa. Nhưng 50, 100 năm sau những đứa cháu con của Làng Hạ sẽ được nô đùa dưới những gốc đa này nếu như bây giờ ta bắt đầu trồng lại.

“Cây Đa xóm 9”

Giếng nước, cây đa định dáng làng. Cây đa xóm Chín khéo tô trang. Cành vươn đón gió ru hè trắng. Rễ xoạc nâng cây giỡn nắng vàng. Linh khí cha ông xanh khóm lá. Hồn thiêng trời đất rực hào quang. Nền xưa, chốn cũ, hình đâu tá? Chiều vắng dừng chân dạ xốn xang.

57


KHÚC HÁT TIỄN NGƯỜI NGUYỄN XUÂN VĂN

Cảm xúc sau khi xem video “Giờ phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”)

Tin Người đi khi mưa lũ vừa tan. Con tim đau thắt, nước mắt tràn. Chúng con tha hương vì đường nghề nghiệp. Thuận lợi nhiều nhưng không thiếu gian nan.

Khi khó khăn con nhớ lời Đại tướng: “Hát lên bài: Quảng Bình quê ta ơi - để lấy lại tinh thần” (*) “Nếu ai hỏi vì sao?....” tiếng nhạc lòng quê gọi. “Chất” Quảng Bình thúc mỗi bước con đi.

Vĩnh biệt Người, vị thánh tướng lừng danh. Xa quê hương với tấm lòng thành. Trước anh linh Người, dưới cờ Tổ quốc. Dâng nén hương đón Người về quê Quảng yêu thương.

(*) Lời của Đại tướng động viên bà con Quảng Bình khi đến thăm Người.

Bình Dương, ngày 11 tháng 10 năm 2013.

58


BẾN NƯỚC RÀO NAN LÊ THỊ HƯỜNG

Tôi sinh ra trên quê hương đất Hạ*

Với bao người thân thương còn đó...

Lấy chồng về bên bến nước Rào Nan**

Và cha già chống gậy đứng chờ con.

Sông Rào Nan dạt dào tình cảm Chảy xuôi về đất mẹ quê tôi

Ôi tất cả tâm tình tôi nhớ mãi Như bức tranh tô đẹp cả tâm hồn

Rào Nan ơi! bến nước yêu thương

Biết nói gì với quê hương đất ngoại*

Đã ôm ấp từ khi tôi mới đến

Gửi gắm cuộc đời bên bến nước Rào Nan.

Cứ chiều chiều ra sông, tôi ngồi bến Nhìn dòng nước trôi, tôi lại nhớ quê nhà. (*) Cao Lao Hạ (Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) Nhớ vườn cà, bụi chuối, bờ tre Nhớ căn nhà nuôi tôi từ thuở nhỏ

(**) Xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

59


CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG LẠI NHỮNG CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG BAN BIÊN TẬP CAOLAOHA.COM

L

àng Cao Lao Hạ trước kia có rất nhiều cây đa. Mỗi cây gắn với một sự kiện, hay

một truyền thuyết của làng. Tuy nhiên, do có những sai lệch của các tư duy cũ trong quá khứ cũng như hậu quả của hai cuộc chiến tranh, nên hầu hết các cây đa của làng ta đã bị chặt, phá. Những cây đa còn lại hiện nay không nhiều và chưa được làng xã quan tâm đúng mức để khôi phục và trả lại những giá trị vốn có của nó. Bài “Nhìn Đình nhớ đến cây Đa” của anh Trường Lưu Cao Lao, đặc biệt là câu cuối “...Tôi sẽ không còn được nhìn những cây đa như cây đa xóm 9 cũ ở làng tôi - làng Cao Lao Hạ nữa. Nhưng 50, 100 năm sau những đứa cháu con của Làng Hạ sẽ được nô đùa dưới những gốc đa này nếu như bây giờ ta bắt đầu trồng lại” đã thôi thúc caolaoha.com khởi xướng chương trình trồng và tìm lại những câu chuyện về những cây đa xưa của làng ta. Caolaoha.com đã mở chuyên mục “Chương trình khôi phục lại những cây Đa quê hương” và đề nghị bà con cho ý kiến về các nội dung: (1) Đánh giá thực trạng các cây đa hiện còn; (2) Đề xuất các vị trí cần trồng mới; (3) Sưu tầm những sự kiện, truyền thuyết, kỷ niệm liên quan đến các cây đa làng; (4) Gợi ý những vấn đề về kinh tế và kỹ thuật về giống, cách trồng, chăm sóc và bảo vệ...

60

Nhờ có chương trình mà chúng ta biết được mặt trước của làng trước đây có 4 cây đa ở xóm 1, xóm 3, xóm 6, xóm 17; mặt sau của làng, tính từ trên xuống có 1 cây gần cửa chùa, 3 cây ở gần cửa Thành, 2 cây trong khuôn viên của Đình (1 cây ở gần Hội văn, 1 cây gần xóm 8), 1 cây ở xóm 9. Ngày 29/12/2012, sau lễ đón nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia của trường THCS Lưu Trọng Lư, đại diện lãnh đạo xã, Hội người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức, cùng đông đảo bà con và các cháu học sinh đã long trọng tổ chức lễ trồng các cây Đa làng. Đến nay, sau gần 5 năm, trong số 12 cây đã trồng, có 2 cây (cây đầu xóm 7 và cạnh nhà văn hóa thôn 9) đã bị chết. Số cây còn lại phát triển rất tốt, hiện tại có một số cây đã cao trên 5m. Hy vọng không lâu nữa, những cây đa làng ta sẽ cao lớn, sum suê và “những đứa cháu con của Làng Hạ sẽ được nô đùa dưới những gốc đa này” như mong ước của anh Trường Lưu Cao Lao cũng như của tất cả chúng ta. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ là 13.800.000đ (Mười ba triệu tám trăm nghìn đồng chẵn) từ các tập thể và cá nhân sau: 1. Quỹ Caolaoha.com: 2.000.000đ 2. Bác Lưu Đức Hồng, Hà Nội: 1.000.000đ 3. Chị Lưu Thị Hoa, Quảng Trị: 1.500.000đ


Trồng cây đa tại sân bóng Thôn 7 (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

4. Anh Lê Văn Sơn, Tp. HCM: 500.000đ 5. Gia đình anh chị Thái Liễu, Tp. HCM: 1.000.000đ 6. Anh Lê Chiêu Định, Tp. HCM: 1.000.000đ 7. Anh Nguyễn Danh Lợi, Hà Nội: 1.000.000đ 8. Anh Nguyễn Hữu Định, Tp Đồng Hới: 1.000.000đ 9. Anh Lê Quang Quý, Sơn Tây, Hà Nội: 500.000đ 10. Anh Lê Anh Tuấn, Tp. Đồng Hới: 500.000đ 11. Hội cộng tác viên caolaoha.com tại Đồng Hới: 1.000.000đ 12. Thầy và trò trường THCS Lưu Trọng Lư: 1.000.000đ 13. Anh Thống Nhất Cao Lao: 300.000đ 14. Bác Nguyễn Văn Tuấn, Tp. Đồng Hới: 500.000đ 15. Anh Lưu Văn Quỳnh, Hải Dương: 500.000đ

16. Anh Lưu Minh Vỹ, Tp. Huế: 500.000đ Ngoài số tiền trên, chương trình còn được bác Trần Xuân Đạm, Thôn 7 ủng hộ 3 cây Đa giống và anh Nguyễn Xuân Búa cùng chị Lê Thị Mận, ở Quảng Trị ủng hộ 5 cây đa giống Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã Hạ Trạch đã họp về việc trồng lại các cây Đa làng, lãnh đạo xã rất hoan nghênh ý tưởng của cộng đồng caolaoha.com và quyết định sẽ trồng khoảng 12 - 14 cây ở các địa điểm sau: - Tại vị trí Chùa cũ và tại Thành Cao Lao Hạ: trồng 3 cây - Tại khu vực các Miếu cũ: trồng 2 cây. - Tại Đình làng: trồng 2 cây. - Tại sân bóng thôn 7: trồng 2 cây. - Các vị trí khác giao cho Địa chính xã tìm địa điểm phù hợp. Ngày 29/12/2012, sau lễ đón nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia của trường THCS Lưu 61


Cây Đa xóm 6, cạnh trường Tiểu học lúc mới trồng (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

Cây Đa xóm 6, cạnh trường Tiểu học hiện nay (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

Trọng Lư, đại diện lãnh đạo xã, Hội người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức, cùng đông đảo bà con và các cháu học sinh đã long trọng tổ chức lễ trồng các cây Đa làng. Đến nay, sau gần 5 năm, trong số 12 cây đã trồng, có 2 cây (cây đầu xóm 7 và cạnh nhà văn hóa thôn 9) đã bị chết. Số cây còn lại phát triển rất tốt, hiện tại có một số cây đã cao trên 5m. Hy vọng không lâu nữa, những cây đa làng ta sẽ cao lớn, sum suê và “những đứa cháu con của Làng Hạ sẽ được nô đùa dưới những gốc đa này” như mong ước của anh Trường Lưu Cao Lao cũng như của tất cả chúng ta.

62


CHÈ GÓP TRẦN QUỐC TUẤN

Mồng năm chè góp nhớ về đây Nghĩ đến mùi hương đã ngất ngây Bướm bạc, Bạch đàn chi chít lá Chạc chìu, Sóng đọi lác đác dây Sáng ra bụng đói tu vài bát Tối đến dạ no cạn ấm đầy Khách lạ người quen đều mến chuộng Như cây nhớ cội gió thương mây.

Ảnh: Nguyễn Danh Lợi

63


MẤY ĐIỀU ƯỚC ĐẦU NĂM LÊ QUỐC SƠN

L

à một con người của làng Cao Lao Hạ, tôi vô cùng tự hào với những thay đổi lớn lao của quê hương. Nhưng tôi luôn muốn quê hương ngày càng phát triển hơn nữa. Vì vậy, đầu năm tôi có mấy điều ước như sau: Một là, ước mong làng ta phát động được một phong trào trồng cây. Ước gì từ đường Quan, đường Bạn, đường xóm đến các đường từ ngoài làng vào xóm Rẫy đều được trồng cây xanh bóng mát. Nhớ lại ngày xưa phía sau Hói có cả một rừng cây, nào là bần, sác, sú, vẹt, mắm… Dọc đường Quan có 1 lũy tre, phía trên xóm 1 có 1 đường tre, trong làng nhà nào cũng có vài bụi tre. Nhưng trải qua thời gian nay đã không còn. Do đó, ngày nay chúng ta nên tiến hành trồng lại các loại cây khác, để có màu xanh trở lại và có ích về kinh tế sau này. Mong sao mùa hè nóng nực dân mình đỡ chịu cảnh chói chang. Mùa đông rét mướt được che chắn bớt gió mùa lạnh giá. Nếu được như vậy cũng phù hợp với việc bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu. Hai là, ước mong làng ta xây dựng lại được ngôi “Chùa”. Trước đây làng ta có cả đình, chùa, miếu mạo và nhà thờ của các họ tộc, nhưng đã bị chiến tranh tàn phá. Ngày nay

64

các nhà thờ họ tộc đã được xây dựng, tôn tạo lại rất đẹp; Đình làng đã được xây dựng lại to đẹp, khang trang và tôn nghiêm. Vì điều kiện chưa cho phép mà thế hệ chúng ta hôm nay có thể sẽ chưa xây dựng lại được ngôi chùa. Nhưng địa điểm chùa cũ vẫn đó, chúng ta cần có quy hoạch giữ lại đất đai, địa điểm chùa cũ, sau này có điều kiện sẽ xây lại, để bà con có nơi thờ cúng Phật. Ba là, ước mong làng bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo lại “Thành Lồi Cao Lao Hạ”, vì đây là 1 di tích lịch sử. Tuy nhỏ hẹp hơn, thành đắp thấp hơn, các cổng ra vào không được xây dựng bằng các khối đá như “thành nhà Hồ” ở Thanh Hóa. Nhưng về cấu trúc, bố trí và công dụng của thành thì tương tự như nhau. Giữ gìn di tích “Thành Lồi Cao Lao Hạ” đòi hỏi nhiều công phu và tiền của. Trước mắt chúng ta chỉ dựa vào những khả năng có thể và cần tiến hành những việc dễ trước khó sau như: không nên đào bới, mở đường đi lối lại bờ thành; trồng nhiều cây xanh quanh bờ thành để giữ lại mặt bằng như đã có trước đây. Sưu tầm tư liệu, tập họp lại thành một tập tài liệu tương đối đầy đủ về Thành. Trường tiểu học, trung học cơ sở trong làng cũng có thể tổ chức ngoại khóa cho các cháu tham quan, cắm trại ở Thành, giới


thiệu cho các cháu về Thành Lồi, nhằm xây dựng lòng tự hào, yêu mến quê hương. Bốn là, ước mong làng ta không bao giờ quên lãng vùng đất “Ba Trại”. Vì ngày xưa trại côi, trại đưới, trại trựa đều thuộc địa phận làng Cao Lao Hạ. Điều quan trọng nhất là “Ba Trại” đã gắn liền với lịch sử, công danh của tướng Lê Mô Khởi, người con danh tiếng một thời của làng Cao Lao Hạ. Năm là, ước mong làng ta luôn được huyện xếp vào tốp đầu của huyện (khoảng 1-7 xã) về kinh tế-văn hóa-xã hội-an ninh… Xếp thứ nhất, thứ nhì thì hơi khó, nhưng thứ 3,4,5,6 thì chắc sẽ được nếu: Từ cán bộ đến nhân dân ta đồng lòng và ra sức phấn đấu. So với ngày xưa thì quê hương ta đã chuyển biến toàn diện gấp 5 gấp 10 lần. Có được những chuyển biến, những thành công lớn lao đó ngoài nguyên nhân có tính nguyên tắc như: có Đảng lãnh đạo, có người đứng đầu anh minh, lỗi lạc (Bác Hồ, bác Giáp…) thì chủ yếu và trực tiếp là sự chiến đấu, hy sinh gian khổ, cần cù, sáng tạo…của bà con làng ta qua bao đời nay. Là sự cống hiến không biết mệt mỏi, không sợ hy sinh gian khổ, bám đất bám dân, lo cho dân về mọi mặt của bao thế hệ cán bộ lãnh đạo làng-xã trước đây cũng như hiện nay. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại rằng: vẫn có lúc, có nơi, có việc, có người còn chưa tốt lắm, còn có thiếu sót, khuyết điểm (kể cả cán bộ và người dân). Không biết có tự bao giờ nhưng trong dân gian có truyền câu: “dân thì gian, quan thì tham”. Cũng không thể khẳng định rằng: câu truyền trên đúng hay không đối với tình hình hiện tại của chúng ta. Nhưng đã là ước nên ta cứ mạnh dạn ước rằng “là quan thì bớt tham đi; là dân thì bớt gian đi”. Bởi vì nếu được như vậy thì xã hội ta chắc sẽ công bằng hơn, dân chủ hơn và văn minh hơn; dân làng ta sẽ được giàu có hơn, đời sống sung sướng, hạnh phúc hơn; những người con, người cháu của làng Cao Lao Hạ đang làm ăn, sinh sống nơi xa quê sẽ được mừng vui hơn, tự hào hơn về quê hương bản xứ của mình.

65


Đường tỉnh lộ 564 đi qua Hạ Trạch năm 2008 (Ảnh: Nguyễn Anh Vũ)

Đường tỉnh lộ 564 đi qua Hạ Trạch năm 2011 (Ảnh: Lưu Đức Hiếu)

66


CA KHÚC: NƠI TÔI TÌM VỀ NHẠC: DƯƠNG NGUYỆT ÁNH; THƠ: LƯU QUANG VINH

67


Ảnh: Nguyễn Thị Đông Phương


TƯỞNG NHỚ BÁC LÊ VĂN SƠN LƯU ĐỨC HẢI

B

ác Lê Văn Sơn, hội viên Hội Văn hóa Nghệ thuật Quảng Bình là hậu duệ đời thứ ba của danh tướng Cần Vương Lê Mô Khải. Với tấm lòng yêu quê tha thiết, sau khi nghỉ hưu, bác đã dồn hết thời gian, trí lực và toàn bộ số tiền dành dụm trong nhiều năm để viết và xuất bản 2 cuốn sách “Lê Mô Khải - danh tướng Cần Vương” và “Địa chí làng Cao Lao Hạ” rất có giá trị với quê hương chúng ta. Sau bao năm lao tâm nghiên cứu, khi 2 cuốn sách ra đời và đến tay bà con thì cũng là lúc bác bị bạo bệnh do tai biến mạch máu não. Caolaoha.com đã đến thăm bác nhiều lần, sau mỗi lần lại thấy sức khỏe của bác yếu hơn; nay bác đã ra đi, để lại một khoảng trống mênh mông cho caolaoha.com và cho các thế hệ con cháu trong việc bảo tồn các di sản văn hóa của làng Cao Lao Hạ. Nhớ lại, hơn 7 năm trước, khi trao đổi với bác và với anh Lê Minh Thắng, con trai của bác về dự định xây dựng trang tin caolaoha.com, bác rất vui và đã rất nhiệt tình cung cấp thông tin cho trang tin. Rồi sau này, mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng bác vẫn vô cùng xúc động mỗi khi caolaoha.com có dịp đến thăm bác hoặc gọi điện từ Hà Nội chuyện trò với bác, kể cho bác nghe về sự phát triển của trang tin, về sự trân trọng của bà con khi đọc những bài viết của bác trên caolaoha.com, Trí tuệ, tài năng, tâm huyết của bác Lê Văn Sơn đối với quê hương được kết tinh ở từng trang viết, từng con chữ trong cuốn “Địa chí làng Cao Lao Hạ”; đây là một cuốn từ điển

bách khoa toàn thư của làng ta; giá trị toàn diện của cuốn địa chí là vô cùng to lớn. “Địa chí làng Cao Lao Hạ” là tài liệu tra cứu quan trọng nhất khi thực hiện các chương trình gần đây của caolaoha.com, như chương trình xây dựng sân, bình phong, cổng và câu đối ở Đình làng. Chúng ta rất tự hào về cuốn “Địa chí làng Cao Lao Hạ” và xin bày tỏ lòng tri ân tới tác giả Lê Văn Sơn, một người con ưu tú của làng Cao Lao Hạ, đã âm thầm, lặng lẽ tìm tòi, lao động để lại cho làng một tác phẩm vô giá. Cầu mong bác siêu thoát về chốn vĩnh hằng. 69


NGHỀ NÓN LÁ Ở LÀNG CAO LAO HẠ XÃ HẠ TRẠCH NGUYỄN CHUNG QUÝ

K

ẻ Chuông, Kẻ Thạng (xã Mỹ Trạch), đến Kẻ Hạ (Cao Lao Hạ - Hạ Trạch), Kẻ Đơờng (Ba Đề - Bắc Trạch) cùng nằm trên một dải đất phía nam sông Gianh thuộc huyện Bố Trạch, người dân nơi này với nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra họ còn có nghề truyền thống chằm nón. Theo các cụ cao niên, nghề chằm nón lá ở đây đã có từ hàng trăm năm nay. Thời điểm hoàng kim, ở Kẻ Hạ (làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch ngày nay) người người, nhà nhà làm nón, là nghề không giới hạn tuổi tác: đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều tham gia. Nón Kẻ Hạ được bán khắp mọi miền, từ Nam ra Bắc, thậm chí sang cả bên nước bạn Lào. Nguồn nguyên liệu để chằm nón, thường vào phiên chợ bà con đi đò qua sông Gianh sang chợ Ba Đồn hoặc chợ Hoạ (Quảng Thuận), để mua lá tra (lá già), lá non, nứa, móc, than... Những ai có điều kiện thì đi vào Nông trường Việt Trung để “ăn lá”. Lá được mua hoặc “ăn” về, bà con đạp kỹ, sau đó đem phơi, nếu thời tiết xấu thì xông trên bếp, còn nếu bị nước mưa, lá sẽ bị úa vàng. Đi qua Hạ Trạch sau vụ thu hoạch, vào những ngày nắng đẹp, nhìn nhà nào cũng một màu trắng xanh của lá nón, lá ngoài sân, lá phơi mái nhà, lá treo gác bếp, lá cất trên tra (gác nhà). Sau khi đạp và phơi, công đoạn tiếp theo là bẻ và ủi lá. Lá được ủi phẳng trên nồi ủi. Nồi ủi là một cái xoong, hoặc một cái nồi đã cũ, trên đó đặt một cái lưỡi cày bằng gang. Trước khi ủi, cho than vào nồi, quạt than cháy thật đều, sau đó cho một ít tro bếp phủ lên trên, nhằm giữ than cháy lâu và để khỏi xém lá. Khi than đã chuẩn bị xong, người ủi lá, một tay đặt tấm lá đã được bẻ lên lưỡi cày, tay kia cầm bàn ủi đè nhẹ, tay cầm lá kéo nhẹ lá ra và theo hướng xuống đất để lá được nhanh phẳng.

70


Nón thường có ba lớp: lớp ngoài bằng lá non, loại đẹp và trắng nhất, lớp ở giữa là lá già. Công việc bẻ lá, ủi lá chủ yếu do các bà, các mẹ, các chị làm, còn đàn ông, nam giới thì đo, cắt, chẻ nứa vót vành. Một cái nón thường có 16 vành (vèng). Vành cái (vèng cấy) được làm bằng tre, số còn lại từ vành hai đến vành chóp làm bằng nứa. Công việc làm vành thường là do đàn ông đảm nhận, tuy nhiên cũng có những gia đình, phụ nữ tự làm.

trường, cũng ngồi bên khuôn nón, tay thoăn thoắt chằm nón miệng thì ôn học bài…Nghề chằm nón, ngoài lợi ích về kinh tế là tạo công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, thì còn có ý nghĩa xã hội vô cùng quan trọng, giúp mọi người sống với nhau gần gũi, chan hoà, yêu thương, tối lửa tắt đèn có nhau, đồng thời hạn chế được việc “nhàn cư vi, bất thiện” (rảnh rỗi quá, thì hay làm những việc không tốt).

Để có một chiếc nón đẹp, ngoài lá và các phụ kiện khác, thì bộ vành cũng rất quan trọng. Vành phải được vót đều, trơn, thiết diện của vành phải nhỏ dần từ vành cái đến vành chóp. Khi các nguyên liệu, phụ kiện đã sẳn sàng, tiếp theo công đoạn là rập “vèng”, chọn lá, rập nón. Nón được chằm bắt đầu từ vành nhỏ nhất. Công việc chằm lá vào vành là công đoạn đặc biệt quan trọng, người thợ phải có sự khéo léo để đường kim, mũi móc được chính xác, thẳng và đều theo độ cong của vành nón.

Nón lá có nhiều loại với giá cả khác nhau: loại đội khi đi làm, loại dành lúc đi chơi, loại làm quà biếu, nón thường, nón bài thơ v.v. Chiếc nón lá, ngoài chức năng là che nắng, che mưa thì còn như một thứ trang phục làm tăng thêm vẻ duyên dáng của người phụ nữ. Dưới vành nón lá là đôi mắt bồ câu, là lúm đồng tiền, là nụ cười toả nắng giấu sau vành nón, làm rạo rực, xao xuyến bao người…

Vào những thời điểm nông nhàn, hoặc sau mùa gặt là thời gian bà con dành cho công việc chằm nón. Người làm nón ít khi ngồi một mình, mà họ thường tập trung thành nhóm năm ba người ngồi với nhau, vừa chằm nón vừa trò chuyện, họ trao truyền cho nhau những lời ca, câu đối đáp, những bài học hay… Họ thi đua xem ai làm xong trước, tạo không khí vừa vui vẻ, vừa có tính cạnh tranh. Những nam thanh, nữ tú có tình ý, họ hẹn hò nhau về chằm nón và đã có nhiều người nên duyên chồng vợ từ đây. Trẻ em sau giờ tan học ở

Với truyền thống của địa phương, ngày 27 tháng 8 năm 2008 làng Cao Lao Hạ xã Hạ Trạch được UBND Tỉnh Quảng Bình ký Quyết định số 2075/QĐ-UBND, công nhận là “Làng nghề sản xuất nón lá, vận tải liên xã”. Năm 2018, kỷ niệm 10 năm xã Hạ Trạch được công nhận Làng nghề. Hy vọng, với sự quan tâm của Đảng và chính quyền xã nhà, của các cấp, các ngành cùng với truyền thống của mình, nghề làm nón lá ở Cao Lao Hạ Hạ Trạch sẽ được duy trì và ngày càng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, đem lại thu nhập cho bà con nhân dân, thêm cơ hội để bà con làm giàu cho gia đình và quê hương.

71


Làm nón (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

VỊNH NÓN LÁ LÀNG HẠ LÊ QUANG QUÝ

Lưu truyền nức tiếng nón thưa, dày Nghề phụ nông nhàn mãi bấy nay Nứa thẳng, tre già tinh mắt chọn Móc tơ, lá nõn kén tay bày Vành đều to nhỏ kỳ công vót Nuộc thắt nhặt thưa khéo giỏi may Chợ Mới, chợ Đồn phiên lại bán Ông nghè, ông cống rạng từ đây.

72


KỶ NIỆM TUỔI THƠ VỚI ENG NGUYỄN DANH LỢI LƯU ĐỨC HẢI

V

ào đầu những năm 1980, eng Lợi khi đó cũng đã ngoài 25, là cán bộ ở một cơ quan Trung ương, oai lắm. Còn tui là sinh viên học đại học ở Hà Nội. Tui thường hay tới chỗ anh Lợi ở phố Đông Thái chơi và thường được anh mời ăn kẹo vừng, uống nước chè, nghe đàn bầu do anh gẩy. Một hôm cao hứng anh rủ tôi về quê, tui cũng đang ngán học, lại nhớ quê nên hưởng ứng ngay. Chúng tôi lên xe Hải Âu chạy mất gần 2 ngày thì về đến sông Gianh, nhưng thật đen đủi là hôm đó, cái ca nô kéo phà bị hỏng hay hết xăng buổn răng ấy (hồi đó chưa có cầu Gianh), và người lái phà nói phải chờ thêm 1 ngày nữa ca nô mới có thể kéo phà sang sông được. Nhìn sang bên kia sông là làng Cao Lao Hạ thân yêu, lòng chúng tôi bồi hồi xúc động nhưng chẳng biết làm sao mà về ngay được. Tôi thấy mặt anh Lợi cứ đờ đẫn, miệng thì cứ lẩm nhẩm, chắc là nóng ruột lắm. Hồi nhỏ tôi với anh thường bơi cùng nhau ở Vực Sanh, rất biết tài bơi lội của nhau nên khi tôi bàn với anh, hay là mình cùng bơi qua sông để về quê thì anh gật đầu ngay. Chúng tôi đi ngược lên thượng nguồn khoảng 100m, cởi hết quần áo buộc túm lại đội lên đầu và bắt đầu bơi vượt sông Gianh về quê. Bơi được khoảng 10 m, tôi lượng sức mình không thể bơi qua được nên sợ, bơi ngược lại bờ. Anh Lợi bơi trước tôi không biết tôi đã quay trở lại nên cứ tiếp tục bơi tiếp sang đến bờ bên kia. Tôi trở lại bờ và thật ngạc nhiên khi thấy đống quần áo của anh Lợi còn đó, có lẽ do quá nóng lòng về quê mà anh Lợi đã quên toàn bộ quần áo trên bờ bên này. Thế này thì sang bờ bên kia chắc chắn anh 73


Chợ Hạ Trạch ngày 30 tết năm 2014 (ảnh Nguyễn Danh Lợi)

không có quần áo về nhà rồi.

mới về thì răng mà chịu nổi, ở địa vị mi mi có chịu được khôông. Tau yêu quê, nhớ quê, nhớ Ngày hôm sau, phà hoạt động bình thường, nhà quá nên quên mất là mình đang ợ lộ, cứ thế về đến nhà là tui lập tức mang quần áo của đi về nhà. anh sang trả anh ngay. Nhìn thấy tôi, anh ấp úng chẳng nói nên lời. Tôi hỏi anh là sau khi Tôi không nói gì nữa, trong lòng rất cảm phục. sang sông, không có quần áo thì làm sao anh Một thanh niên 25 tuổi như anh mà sẵn sàng có thể về nhà được giữa ban ngày như rứa. “ở lộ”, khoe “cấy nớ” giữa ban ngày chỉ để được nhanh chóng về làng. Tình yêu quê của anh cao - Thì còn cách nào nữa, tau “ở lộ” đi từ sông đến thế là cùng, liệu trong chúng ta ai làm được Gianh về nhà, ôông ngai chết đi được như anh. Xin bái phục anh. Cũng vì chuyện này - Thế có ai trong làng chộ eng “ợ lộ”, thấy “cấy mà bà con Cao Lao Hạ trong và ngoài làng mỗi nớ” của eng không?. Tôi ngập ngừng hỏi tiếp khi nhắc đến anh đều trìu mến gọi anh với cái tên rất thân thương là anh Lợi “ợ lộ”. Anh hiện - Cả làng, cả xóm chộ. Chừ họ đang đồn ầm là Chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội lên tê tề. Mi ra chợ Cao Lao mà coi ai cũng bàn chuyện “ở lộ” của tau, họ còn nói “cấy nớ” của Nghe đâu sau này vì chộ “cấy nớ” của eng nhỏ tau bé. mà các O trong làng không ai ưng eng cả. Eng không lấy được cấy trựa làng, nhưng anh cưới - Răng eng khôông chờ trời túi rồi về để mọi được chị vợ anh hiện nay và sinh được 2 con, người khỏi chộ. một trai một gái. Cả hai con anh đều rất thành - Chờ răng được, về đến quê rồi mà chờ túi đạt. Giờ eng đã là ông nội, ông ngoại rồi. 74


MỘT SỐ TIN NỔI BẬT BAN BIÊN TẬP

KỶ NIỆM 7 NĂM THÀNH LẬP TRANGTIN CAOLAOHA.COM

N

gày 28/10/2017, tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, UBND xã kết hợp với Ban biên tập trang tin caolaoha.com đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 7 năm thành lập trang tin. Cũng như những lần kỷ niệm trang tin trước đây, mục đích của lễ kỷ niệm lần này là: (1) Đánh giá lại một cách toàn diện kết quả hoạt động của trang tin trong 7 năm qua; trao đổi về kế hoạch hoạt động của trang tin trong những năm tới; (2) Cơ hội để toàn thể cộng tác viên cùng các cấp lãnh đạo xã, các tổ chức xã hội và bà con quê hương giao lưu gặp gỡ; (3) Cơ hội để nâng cao sự tin tưởng, yêu mến của cộng đồng đối với trang tin thông qua các hoạt động thể hiện sự gắn kết của trang tin với quê hương như thăm các công trình trọng điểm của quê, thăm các cụ lớn tuổi, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cộng tác viên ốm nặng dài ngày; (4) Cơ hội để giới thiệu quê hương, giới thiệu caolaoha.com với các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên với quê hương.

làng Cao Lao Hạ; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và các công chức xã; các đồng chí nguyên Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; các đồng chí Bí thư các Chi bộ, Trưởng các thôn; các đơn vị trên địa bàn như Trường THCS Lưu Trọng Lư, Trường Tiểu học, Trường Mầm non, Trạm Y tế, Quỹ tín dụng Nhân dân xã; Ban chấp hành Hội thơ Hương Sắc Cao Lao cùng nhiều cộng tác viên caolaoha.com trong làng. Bà con xa quê có anh Lưu Đức Hải, tổng biên tập caolaoha.com; anh Nguyễn Danh Lợi, Chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội, anh Lưu Quý Hà, Chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Tp. HCM, anh Lưu Quý Thông, Chủ tịch Hội đồng hương Hạ Trạch tại Đồng Hới cùng đông đảo các cộng tác viên ở nhiều nơi như Đồng Hới, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đắc Lắc. Trước khi bắt đầu lễ kỷ niệm, các đại biểu đã tổ chức dâng hương tại Đình làng và đài liệt sỹ xã Hạ Trạch, thắp hương và khảo sát Nghĩa

Lễ kỷ niệm ở quê nhà cũng là dịp để caolaoha. com tỏ lòng tri ân tới Tiến sỹ Lưu Đức Hồng, người khai sinh ra trang tin caolaoha.com và đã trực tiếp làm cố vấn cho trang tin từ lúc khai trương cho đến lúc qua đời do tuổi cao, bệnh nặng.

trang Lều Cù, một trong những công trình

Tham dự buổi lễ có khoảng 150 đại biểu. Về phía địa phương có các cụ trưởng các Họ tộc

làm trào dâng niềm tự hào về quê hương, về

trọng điểm phải tôn tạo lại trong năm 20172018. Các tiết mục văn nghệ chào mừng với những bài hát, vần thơ do chính con em Cao Lao Hạ thực hiện đã mang lại những cảm xúc đặc biệt, làng Cao Lao Hạ thân thương. 75


Trong chương trình kỷ niệm, quỹ caolaoha. com đã có 10 phần quà, mỗi phần 300 ngàn đồng, thăm và chúc thọ các cụ cao tuổi, đồng thời động viên và chia sẻ phần nào những khó khăn của một số gia đình nghèo trong xã. Quà tuy rất nhỏ, nhưng là tấm lòng của trang tin, của đội ngũ cộng tác viên đối với quê hương.

viên và bà con xa quê. Các anh Lê Quang Nho,

Liên hoan với mâm cỗ cực kỳ độc đáo, đậm đà hương sắc Cao Lao. Mâm cỗ gồm xôi, bánh lá, gà, thịt phay, khoai lang tím, sắn. Điều thú vị là, toàn bộ các món ăn trong các mâm cỗ là do các chị làm việc tại xã tự nấu nướng chuẩn bị.

đường làng; đắp đê Sông Gianh...

Lễ kỷ niệm đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, đầm ấm, thắm tình quê hương; được tổ chức chỉn chu, trách nhiệm từ trang trí đến nội dung, tiếp đón.

thể các cộng tác viên, các Hội đồng hương và

Buổi chiều, lãnh đạo xã đã gặp các cộng tác

Lưu Văn Tác đã báo cáo về tình hình phát triển quê hương những năm qua và định hướng những năm tới với những dự án trọng điểm như tôn tạo nâng cấp nghĩa địa làng; xây lại trường Tiểu học sau bão; phát triển vùng bàu; quy hoạch nuôi tôm vùng hói; hoàn chỉnh Sau 1 ngày hoạt động, chương trình kỷ niệm 7 năm trang tin caolaoha.com đã thành công tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn các cấp lãnh đạo xã, cảm ơn các chị lo lắng hậu cần, cảm ơn toàn toàn thể bà con, cộng đồng caolaoha.com đã đóng góp trí tuệ, sức lực và tài chính cho lễ kỷ niệm thành công. Xin hẹn gặp lại trong lễ kỷ niệm caolaoha.com những năm sau.

Trang trí tại lễ kỷ niệm (ảnh Lê Minh Hiền) 76


TẬP THƠ “XUÂN MẬU TUẤT 2018” CỦA CÂU LẠC BỘ HƯƠNG SẮC CAO LAO

C

âu lạc bộ Thơ Hương sắc Cao Lao được thành lập đến nay đã bước sang mùa Xuân thứ 12, là nơi tụ hội những người yêu thơ tại quê nhà cùng bà con đồng hương đang sinh sống, học tập, công tác xa quê và những người yêu thơ đến từ các địa phương khác. Đã thành truyền thống, cứ mỗi độ xuân về, câu lạc bộ lại cho ra đời một tập thơ mới, với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, đặc biệt là ngợi ca con người và miền đất Cao Lao Hạ yêu thương. Phát huy truyền thống của miền quê địa linh, nhân kiệt, quê hương của cố nhà thơ Lưu Trọng Lư, trong những năm qua, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Câu lạc bộ thơ Hương sắc Cao Lao đã tích cực trong việc đưa phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương ngày càng phát triển. Thông qua các tác phẩm của mình đã cổ vũ, động viên các phong trào của địa phương, ca ngợi những gương người tốt, việc tốt, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, điều mà Đảng, chính quyền và nhân dân xã nhà hằng mong muốn. Trong quá trình hình thành và đi lên, mặc dù

còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tâm huyết của Ban Chủ nhiệm, Ban Biên tập, của tất cả các thành viên, cộng tác viên và độc giả, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Câu lạc bộ được duy trì và ngày càng phát triển. Hiện nay Câu lạc bộ có trên 40 thành viên và nhiều cộng tác viên ở quê cũng như bà con đang sống xa quê, những người yêu Hương sắc Cao Lao trên mọi miền đất nước. Hằng năm, Câu lạc bộ nhận được hàng trăm tác phẩm của nhiều tác giả gửi về. Để chuẩn bị cho tập thơ Xuân Mậu Tuất 2018, CLB đã nhận được trên 100 bài thơ từ các tác giả và các cộng tác viên. Ban biên tập đã chọn 63 bài để in trong tập thơ này, những bài còn lại sẽ lưu giữ và để dành cho những tập tiếp theo. Với 63 bài, tập thơ Xuân Mậu Tuất 2018 là tập hợp những tâm tư, tình cảm, là tâm huyết của các tác giả và cộng tác viên ở quê nhà và từ khắp mọi miền đất nước. Hy vọng, với sự quan tâm của các tác giả, các cộng tác viên và bà con yêu thơ, Câu lạc bộ thơ Hương sắc Cao Lao sẽ ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần tô thắm phong trào văn hóa, văn nghệ của quê hương.


Tập thơ “Xuân Mậu Tuất 2018” của Câu Lạc Bộ Hương Sắc Cao Lao

KÊU GỌI ĐÓNG GÓP TÔN TẠO CÔNG TRÌNH NGHĨA ĐỊA LÀNG

N

78

gày 4/4/2015, Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Hạ trạch cùng 24 cụ trưởng 24 họ tộc và nhiều cụ cao niên đã họp và thống nhất là phải tôn tạo, nâng cấp các công trình Cồn Cui, nghĩa địa Lều Cù, nghĩa địa Khe Nước, là các công trình tâm linh của làng hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

hội, các nhà hảo tâm khác.

Nguồn kinh phí để thực hiện nâng cấp là: Đối với công trình Cồn Cui, mỗi hộ dân trong làng đóng góp với mức 50.000đ/hộ; đối với các công trình nghĩa địa Lều Cù và nghĩa địa Khe Nước mỗi hộ trong làng đóng 200.000đ/hộ. Số tiền còn lại sẽ huy động từ bà con xa quê, từ các tổ chức xã

Sau khi hoàn thành Cồn Cui, một năm sau, ngày 10/4/2017, xã mới có thư kêu gọi đóng góp để triển khai tiếp công trình nghĩa địa Lều Cù và nghĩa địa Khe Nước. Chương trình hiện đang triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành trong 2 năm.

Ngày 6/3/2016, xã đã tiến hành khởi công nâng cấp công trình Cồn Cui. Sau gần một tháng thi công, ngày 14/4/2016 công trình Cồn Cui đã hoàn thành và được nghiệm thu chính thức. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá là công trình hoàn thành đúng khối lượng, đảm bảo chất lượng, tuân theo đúng như thiết kế.


79


TẶNG QUÀ CÁC GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN NHÂN DỊP TẾT MẬU TUẤT

T

heo truyền thống, hàng năm mỗi khi tết đến xuân về, những người con Cao Lao

Hạ và bè bạn xa quê đều gửi những món quà ý nghĩa tới các gia đình bà con ở quê nhà có hoàn cảnh khó khăn. Được sự thống nhất của lãnh đạo UBND xã Hạ Trạch, từ năm 2018, trang tin caolaoha.com sẽ trực tiếp làm trung gian truyền thông các thông tin liên quan đến hoạt động nhân ái này. Ngày 20 tháng 12 năm 2017, UBND và UBMT TQVN xã Hạ Trạch đã có thư kêu gọi bà con xa quê, các cơ quan, đơn vị,

các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ người nghèo trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, kèm theo đó là danh sách các gia đình, cá nhân cần hỗ trợ. Kết quả là đã quyên góp được hơn 150 triệu đồng từ cán bộ, nhân viên Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và bạn bè của anh Lưu Đức Khương. Ngày 04/02/2018, đã trao cho 131 bà con có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 26 người tàn tật, trẻ mồ côi; 52 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; 34 hộ nghèo; 19 nạn nhân chất độc Da cam – Dioxin.

HỘI THI CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN TỪ BỘT LỌC

T

hực hiện kế hoạch của BCH hội LHPN xã Hạ Trạch về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 108 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1978 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vừa qua, Hội Phụ nữ xã Hạ Trạch tổ chức hội thi chế biến các món ăn từ bột lọc. Đây là dịp để các thí sinh gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, chia sẻ tài năng “Nữ công gia chánh”, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hạ Trạch nói riêng trong học tập, lao động và xây dựng gia đình hạnh phúc. Thành phần tham dự là hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt thường xuyên tại các chi hội. Mỗi chi hội chọn ra 5 thành viên tham gia hội thi. Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi đội được sử dụng 1,5 kg bột

80

để chế biến ra nhiều loại bánh đẹp, đảm bảo chất lượng. Trong quá trình chế biến phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, không sử dụng các loại phụ gia, chất gây màu độc hại. Hội thi đã thu hút được đông đảo chị em phụ nữ, bà con nhân dân đến xem, cổ vũ, động viên. Sau 90 phút tranh tài, qua những bàn tay khéo léo của các chị em, nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, ngon miệng từ bột lọc đã được các đội hoàn thành xuất sắc. Kết quả: Chi hội 8 giành giải Nhất, giải Nhì được trao cho chi hội 1 và chi hội 6, các chi hội 2, 4, 5 đạt giải Ba, số chi hội còn lại đạt giải Khuyến khích.


Caolaoha.com tặng quà cho các gia đình khó khăn (Ảnh: Lê Minh Hiền)

Tặng quà các gia đình khó khăn, tết Mậu Tuất (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

81


TRƯỜNG MẦM NON HẠ TRẠCH TỔ CHỨC LỄ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

N

gày 28/01/2018, nhà trường long trọng tổ Cùng với cơ sở vật chất được đầu tư, tăng chức lễ đón Bằng công nhận trường Mầm trưởng, trình độ chuyên môn của cán bộ, non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I theo Quyết giáo viên nhà trường được nâng cao, chất định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ký lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ bé chuyên cần, bé ngày 17/11/2017. sạch, bé ngoan ngày càng cao và luôn Đây là kết quả của một quá trình phấn giành được nhiều thành tích cao trong các đấu không ngừng nghỉ của tập thể lãnh hội thi do cụm và huyện tổ chức. Bên cạnh đạo, giáo viên, nhân viên nhà trường. Từ đó, nhà trường từng bước được đổi mới những ngày đầu tranh, tre, nứa, lá, lớp học về cảnh quan, môi trường. 8 năm liên tục rải rác, phòng học chật hẹp, thiếu thốn trường đạt danh hiệu tập thể “Lao động đủ bề, nhiều giáo viên trình độ chưa đạt tiên tiến”, Chi bộ đạt “ Trong sạch vững chuẩn, chất lượng dạy và học còn hạn chế. mạnh”, Công đoàn đạt “Công đoàn vững Với chức năng và nhiệm vụ của mình, trải mạnh”, Chi đoàn thanh niên đạt “ Vững qua chặng đường 20 năm, hiện nay, tổng mạnh xuất sắc”. số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Tiếp nối truyền thống của quê hương, có 26 người; 100% đạt chuẩn về trình độ cùng với tinh thần chủ động sáng tạo, ý đào tạo, trong đó trên chuẩn là 92,3%. Tất chí tự lực, tự cường, sự quan tâm của các cả các cô trong Ban Giám hiệu có trình độ cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, đào tạo Đại học sư phạm Mầm non, đã qua các nhà hảo tâm, của bà con đồng hương, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhiều năm đặc biệt là sự đồng hành của các bậc phụ liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ huynh, và danh hiệu trường Chuẩn Quốc sở, được Công đoàn huyện tặng giấy khen, gia sẽ là bước đệm, bệ phóng để nhà là những người có phẩm chất đạo đức, có trường tiếp tục tiến lên, tiến vững chắc, năng lực quản lý vững vàng, được lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng các địa phương, nhân dân, phụ huynh và tập trường bạn đưa nền giáo dục xã Hạ Trạch thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm. ngày càng phát triển vững mạnh.

82


Hội thi chế biến các món ăn từ bột lọc. (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

Trường Mầm non Hạ Trạch tổ chức lễ đón Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia. (Ảnh: Nguyễn Chung Quý)

83



BIÊN TẬP: LƯU ĐỨC HẢI

HIỆU ĐÍNH: LƯU VĂN QUỲNH THIẾT KẾ BÌA: LÊ HỒNG VỆ TRÌNH BÀY: NGUYỄN THỊ ĐÔNG PHƯƠNG

THÔNG TIN LIÊN LẠC LƯU ĐỨC HẢI SỐ 15/88, TỔ 10, THỊNH QUANG, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI ĐIỆN THOẠI: 0904046996 EMAIL: INFO@CAOLAOHA.COM

THÔNG TIN XUẤT BẢN IN 150 CUỐN TẠI HÀ NỘI THÁNG 5 NĂM 2018



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.