GIÁO TRÌNH HÓA PHÂN TÍCH (DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN HÓA) (TS. HỒ THỊ YÊU LY)

Page 43

3.2.2. Độ chính xác

AL

Độ chính xác (accuracy) = độ chụm (precision) + độ đúng (trueness)

IC I

Độ chụm hay còn gọi là độ tập trung hay độ lặp lại của phép đo. Độ chụm dùng để chỉ sự sai khác giữa các giá trị xi so với giá trị trung bình. Độ chụm chỉ mức độ dao động của các kết quả đo độc lập quanh trị giá trung bình, được đặc trưng bởi độ lệch của các kết quả phân tích quanh giá trị trung bình với các lần thí nghiệm của cùng một phương pháp.

OF F

Các kết quả thí nghiệm càng tập trung nếu các lần thí nghiệm có kết quả đo được càng gần nhau. Cần phân biệt rằng độ chụm cao không có nghĩa là kết quả phân tích chính xác mà chỉ nói lên cách thực hiện phân tích tốt. Một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả độ chụm của các kết quả đo là: độ lệch chuẩn, phương sai, hệ số tương quan.

ƠN

Độ đúng (trueness) là độ gần đúng của giá trị đo (x) với giá trị thực (true value - µ) hoặc được chấp nhận là giá trị thực (accepted value). Độ đúng = x - µ

KÈ M

QU

Y

NH

Độ đúng được đặc trưng bởi độ lệch của kết quả phân tích so với giá trị thực, chính là biểu thị của sai số, kết quả càng đúng, sai số mắc phải càng nhỏ, điều này nói lên mức độ đúng đắn của phương pháp. Độ đúng được đánh giá thông qua sai số tuyệt đối và sai số tương đối. Hình dưới đây (Hình 3.1) sẽ mô tả khái niệm về độ chính xác.

(a)

(b)

(c)

(d)

Hình 3.1: Mô tả độ chính xác

DẠ Y

a. Không chụm + đúng = không chính xác b. Chụm + không đúng = không chính xác c. Chụm + đúng = chính xác d. Không chụm + không đúng = không chính xác

43


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
GIÁO TRÌNH HÓA PHÂN TÍCH (DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN HÓA) (TS. HỒ THỊ YÊU LY) by Nguyễn Thanh Tú - Issuu