51153822369

Page 1

TS. NGUYỄN ĐÌNH CHỈNH,

TS, PHẠM NGỌC UYỂN

(Tái bản lần thứ hai)

NHÀ XUẤT BẤN GIÁO D ư c


336.5 — ^ -5 — 1536/599-00 Ũ L) -

01

Mã số : 7X125T1


THAY L Ò I N ÓI ĐẦU M ột trong những phương tiện và điều kiện cần thiết đảm bảo đ ạt được tính hiệu quả thiết thực trong việc thực thi công tác quản lí trường học của người hiệu trưởng là những dơn vị trì thức cơ bản của tâm lí học xã hội (TLHXH). Có thể nói rằng về thực chất, quá trình giải các bài toán quản lí của người lãnh đạo là tiến hành thực hiện cả một algoritme các hành động quản lí trong các điều kiện của cái phông, cái nen tâm lí chung của mọi người - cái tâm lí xã hội (TLXH). Việc học tập các tri thức lí luận TLHXH là hết sức cẩn thiết đối với những nhà quản lí và nó cũng được tuân theo những yêu cầu sư phạm học nhất định. I - Y Ê U CẦU CHUNG

Những đơn vị tri thức lí luận TLHXH của giáo trình này sẽ hướng những hoạt động học tập của học viên vào việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Việc học tập này đi kèm với những yêu cầu nhất định về kiến thức cũng như kĩ năng, tư tưởng và tình cảm của người học. 1. Về kiến thức Những đơn vị tri thức cơ bản cần được nám vững sau khi nghiên cứu giáo trình này bao gồm những vấn đề sau : a)

Tâm lí h ọc xã hội là gì ? Ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng,

phương pháp nghiên cứu và việc ứng dụng tri thức của nó vào công tác quản lí trường học ? 3


b) Bản chất, c ơ c h ế hình thành và câu trúc của cái TLXH ? c) Thế nào là n hóm và tập th ể ? Những đường lối cơ bản của việc lãnh đạo nhóm và tập thổ ? Năng lực tổ chức (NLTC) của thủ lĩnh là gì ? Họ phải làm gì và phải làm như thế nào để có thể phát triển được những phẩm chất tâm lí của năng lực đó ? 2. Về kĩ năng Ngoài việc cần nám được những đơn vị trí thức lí luận cơ bản trôn đây, chúng ta còn phải biết cách học tập và rèn luyện mình đ ể có được những phẩm chất tâm lí cẩn thiết của những k ĩ năng k h á i quát sau : a) B ìẽt tiến hàn h p h â n tích, đán h giá bản chất của bầu không khí tâm lí nhóm (B K K T L ) mà mình đang trực tiếp quản lí. Từ đ ó, biết tiến hành hoạch định ra những phương thức chung đổ quản lí nhóm m ột cách đúng đắn. h) B iết xác định những p h ư ơ n g thức tác dộng cẩn thiết để tiến hành xây dựng tập thể mình thành một tập thể vững mạnh. B iết tạo lập và giữ vững một cách hợp lí những mối quan hệ liên nhân cách (QHLNC) tốt đẹp giữa mọi người trong nhóm xã hội mà mình tham gia hoặc đang trực tiếp quản lí. c) B iết thường xuyên tự rèn luyện, học tập và tự tu dưỡng bản thân đổ phát triển vững chắc những phẩm chất tâm lí cần thiết trong cấu trúc của uy tín, k ĩ năng quăn lí cũng như của năng lực tổ chứ c của mình. 3. Về tư tưởng và tình cảm Song song với việc thỏa mãn các yêu cẩu trên, trong học tập chúng ta còn cần biết định hướng đúng đán các hành 4


động học tập của mình, hướng chúng, vào các dối tượng học tập nhằm thực hiện được một số yêu cầu về tư tưởng và tình cảm như sau : a) Có được quan điểm biện chứng về đời sống tâm lí nhóm. Từ đó hiểu được rằng TLXH luôn luôn có bản chất là hoạt dộng và giao tỉểp nhóm. b) Có được quan điểm đúng đắn về cách tiếp cận hoạt dộng - giao tiếp - nhân cách đối với những biổu hiện của TLXH . Từ đó sẽ nhận thức được một cách sâu sác rằng những gì dã có trong cái TLXH là do dối tượng của nó đã từng có dư ợc trong tiến trình thực hiện các hoạt động cùng nhau cũng như giao tiếp nhóm và các mối quan hệ liên nhân cách giữa mọi người trước đó. c) Có dược thái d ộ tích cực và lòng yêu m ến chân thành đối với mọi người trong tập thể sư phạm cũng như các tập thể học sinh mà mình quản lí. Những yêu cẩu này chỉ có thể trở thành hiện thực được khi chúng ta nắm vững được những phương thức học tập cần thiết. n - HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC MÔN TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI

Trong quá trình học tập môn TLHXH, chúng ta cần thiết phải tiến hành giải quyết các nhiệm vụ học tập theo một algorítme hợp lí các hành động học tập như sau : - Biết cách nghiên cứu kĩ nội dung của giáo trình TLHXH này trước khi nghe giảng. Trong giờ lí luận, biết chăm chú theo dõi nội dung của bài giảng và tiến hành ghi chép một cách chính xác những đơn vị tri thức cẩn thiết. Trong giờ tự học, cần chú y phân tích kĩ nội dung giáo trình - vở ghi, tiến hành làm bài tập thực hành và thảo luận nhóm một cách nghiêm túc, có chất lượng. 5


- B iết thường xuyên liên h ệ việc học tập - nghiên cứu những đơn vị tri thức lí luận TLH XH với thực tiễn đời sống xã hội cũng như với hoạt động của nhà trường nhằm làm cho những đơn vj tri thức lí luận đó luôn luôn được củng cố, mở rộng và khơi sâu. - Nêu ra được cá c văn đ e quản lí giáo dục (dựa vào nội dung của những đơn vị tri thức lí luận TLH XH và thực tiễn giáo dục - đào tạo), từ đó tích cực tiến hành các hoạt động tư duy sáng tạo nhằm tìm ra được các phương thức giải quyết hợp lí, tối ưu cho các vấn đ ề đó đ ể việc học tập tri thức lí luận T LH XH này luôn luôn mang tính thiết thực, bổ ích và lí thú. III - NỘI DUNG CẦN NẮM VỮNG

Đ ể đảm bảo được tính hiệu quả thiết thực trong hoạt động đào tạo cán bộ cho ngành TLH XH , trong quá trình học tập, những hành động tự học của học viên cẩn được định hướng vào việc giải quyết tối ưu các nhiệm vụ cơ bản sau đây : 1. Phân tích những phương hướng cơ bản của việc ứng dụng các d ơ n vị tri thức lí luận của TLH XH vào những quá trình cụ thể của công tác quản lí trường học. 2. Hiểu được bấu không khí tâm lí nhóm là gì, vai trò, đ ặc điểm, chỉ tiêu đánh giá, phương pháp nghiên cứu, nội dung và hình thức biểu hiện bẩu không khí nhóm ra sao ? Người thủ lĩnh nhóm phải làm gì, làm như thế nào và bằng những cách thức - phương tiện gì để có thể tạo lập, giữ vững được bầu không khí tâm lí- tích cực dó ? 3. TLH XH là gì ? Bản chất, cơ chế hình thành và cấu trúc của+nó ? 6


4. Năng lực tổ chức của thủ lĩnh nhóm là gì ? Vai trò, đặc điếm, cấu trúc, con đường hình thành, nội dung và hình thức biểu hiện của năng lực đó ? Người thủ lĩnh phải làm gì và làm như thế nào để có thể hoàn thiện được một cách thường xuyên những phẩm chất tâm lí của năng lực này ? 5. Những như tập thể thực tế bầu đó thiết kế hợp lí.

đường lối cơ bản của việc lãnh đạo nhóm cũng của thủ lĩnh ? Khái quát hóa một số vấn đề về không khí tâm lí nhóm của trường mình, qua quy trình chung cho việc quản lí nó một cách

Giáo trình TLHXH này được biên soạn theo đúng yêu câu của nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục. Nội dung của sách đảm bảo được tính khoa học, tính hiện đại và tính sư phạm của một tài liệu giáo khoa. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã đưa vào sách những thành tựu mới nhất của ngành TLHXH ngày nay. Chúng tôi chân thành cảm ơn GS.TS Phạm Minh Hạc, G S.TS Phạm Tất Dong, GS. TS Đặng Xuân Hoài, GS. TS Nguyễn Quang Ưấn đã có những đóng góp quý báu cho việc biên soạn giáo trình này. R ất mong được độc giả quan tâm góp ý, chỉ giáo và cho những ý kiến xác đáng để lần tái bản lần sau (nếu có), sách được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất cả những ai quan tâm đến những vấn đề cụ thể của công trình này. Các tác giả

7


PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI Trong phần nàv, chúng ta sẽ đi vào tìm hiếu một cách khái quát những đợn vị tri thức chung của phần nhập môn TLH XH

Chương 1

TÂM L Í HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC I - KHÁI QUÁT V Ề TÂM L Í HỌC XÃ HỘI

1. 'Iầm lí học x á hội là gi a) Khái niệm chung TLH XH (E. Social psychology, F. La psychologic sociale) là một khoa học VC cái tâm lí chung của nhiều người ở trong những nhóm xã hội xác định - cái tâm lí xã hội (TLX H ). Đ ó là một khoa học cụ thể của Tâm lí học, chuyên nghiên cứu về tính quy luật của sự phát sinh, phát triển, biếu hiện và vận hành của cái TLXH . Cái TLX H này sẽ luôn luôn được tồn tại, vận hành trong tiến trình thực hiện những nhiệm vụ của các hoạt động cùng nhau và giao tiếp nhóm của mọi người. Như vậy, sự h oạt độn g cùng nhau và g iao tiếp nhóm sẽ luôn luôn được coi là những yếu tố khách quan, có ý nghĩa căn bản đối với sự phát triển của cái TLXH . M ặt khác, những 8


hoạt động củng như giao tiếp này sẽ đóng vai trò quan trọng, có tác dụng quy ứịnh nội dung và tính chất của các phẩm chất tâm lí của nhân cách các thành vicn và thủ lĩnh nhóm. b) Yêu cầu của một khoa học Yêu cầu cơ bản của một khoa học là nó phải có được một d ổ i tượng nghiên cứu rõ ràng, có được một hệ phương p h áp nghiên cứu đặc thù và phải phục vụ được một mặt nhất định của thực tiễn cuộc sống. TLHXH đáp ứng được phương pháp nghiên cứu riêng dùng để trác đạc tính chất của các hiện tượng TLXH và sẽ góp phẩn phục vụ đắc lực cho việc quản lí - tổ chức đời sống xã hội. c) TLXH là yếu tổ của ý thức xã hội (YTXH) TLHXH là một chuyên ngành của Tâm lí học. Nó chuyên nghiên cứu về cái TLXH - một yếu tố hợp thành của ý thức xã hội . Tồn tại xã hội là một khái niệm triết học dùng đổ chỉ tất cả những gì có trong đời sống xã hội, được tòn tại bên ngoài con người, d ộc lập với ý thức của họ và khi tác dộn g đến nhóm xã hội sẽ làm nảy sinh ra ỹ thức xã hội . Ý thức xã hội là một khái niệm triết học dùng để chỉ một loại hiện tượng tinh thần, sản phẩm của TLXH và do tồn tại xã hội quyết dịnh. Còn ý thức xã hội là cái thứ hai, cái có sau do chính cái tồn tại xã hội sinh ra, có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và được tổn tại - vận động theo sự vận hành của tồn tại xã hội. Cái TLXH được coi như là một hình thức cụ thể của ý thức xã hội. Nó sẽ luôn luôn được tồn tại và vận hành trong đời sống xã hội của một nhóm người nhất định. Nhưng không phải tất cả những gì của ý thức xã hội đẻu là cái TLXH. Đặc trưng của cái TLXH là luôn luôn dư ợc sống dộng, tòn tại, thực-hiện trong toàn bộ tiến trình thực hiện những nhiệm vụ của các hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội của chính nhóm xã hội đó. 9


2. Ý nghía củ a tâm lí học x á hội TLH XH được coi là một khoa học. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Phải nói rằng ở đâu có sự tồn tại và vận hành của các hoạt động cùng nhau cũng như các hình thức giao tiếp nhóm, ở đó sẽ cần có sự chỉ đạo chung của tri thức lí luận của TLH XH . a) Vê m ặt lí luận TLH XH có ý nghĩa lí luận quan trọng. Nó có tác dụng chỉ đạo về mặt lí luận cho thực tiễn. Tri thức của TLH X H sẽ có tác dụng làm c ơ sở k h o a h ọ c cho việc thực hiện các hoạt động cùng nhau, giao tiếp nhóm và cho việc tổ chức đời sống xã hội m ột cách hợp lí. b) Vê m ặt thực tiễn TLH XH p h ụ c vụ thực tiễn cu ộc sống xã hội. Khi ứng dụng được những đơn vị tri thức lí luận TLH XH vào thực tiễn một cách có hiệu quả thì sẽ góp phẩn chỉ đạo đời sống xã hội diễn biến được hợp quy luật. Và như vậy nó có thể góp phần đáng kể vào việc làm cho xã hội được ổn định ; hoạt động cùng nhau, giao tiếp nhóm xã hội sẽ đạt được hiệu quả thiết thực và cuộc sống xã hội sẽ được tố t đẹp hơn. c) Vê m ặt xây dựng lí luận kh oa học Nói chung những thành tựu của khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội (K H X H ) và khoa học kĩ thuật (KH KT) sẽ được coi như là những luận cứ khoa học quan trọng, góp phân xây dựng nên những c ơ sở lí luận ch o TLHXH. Ngược lại, những cứ liệu của TLH XH cũng có ý nghĩa đáng kể đối với việc phát triển hệ thống tri thức của các KHTN, KHXH và K H K T cũng như cửa các p h â n ngành tâm lí h ọ c trung gian khác. Qua nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, những thành tựu của các công trình khoa học khác cũng sẽ góp 10


phần quan trọng vào việc làm phát triển nên hệ thống tri thức lí luận m ới của TLHXH. 3. Nhiệm vụ của tâm lí học xă hội Với tư cách là một kh oa học tâm lí chuyên ngành, TLHXH phải đi vào tìm hiểu và giải quyết được những vấn để căn bản mà đời sống xã hội yêu cầu, đó là việc làm cổ ý nghĩa đáng kể đối với việc phát triển xã hội. Đổ có thể thỏa mãn được các yêu cầu đó, TLHXH phải đi vào giải quyết được những nhiệm vụ chủ yếu như sau : a) Nghiên cứu cơ bản Tiến hành những nghiên cứu cơ phát triển nên hệ thống những đơn vị sẽ chỉ ra tính quy luật của sự hình như những dieu kiện tâm lí cần thiết

bản để góp phẩn làm tri thức lí luận. Qua đó thành cái TLXH cũng cho việc áp dụng được

những quy luật đó vào việc xây dựng, tổ chức, quản lí đời sống của các nhóm xã hội nhất định. b) Phát triển khoa học Với những thành tựu khoa học đã đạt được, TLHXH sẽ có thể cung cấ p được những đơn vị tri thức lí luận cơ bản của mình cho các khoa học cụ thể trong hệ thống các KHTN, KHXH, KHKT nhằm mục đích phát triển chúng. Đổng thời nó củng sẽ góp một phần nhất định vào việc làm phát triển và hoàn thiện thường xuyên hệ thống lí luận của chính khoa học TLHXH. c) Phục vụ thực tiễn Những thành tựu của TLHXH sẽ góp phẩn chỉ đạo về mặt lí luận, phục vụ cho thực tiễn sinh hoạt, tổ chức và quản lí cuộc sống của các nhóm xã hội. 11


Đ ổ có thổ thực hiện được các nhiệm vụ này, TLH X H phải đi vào phân tích và tìm hicu được những d ố i tượng xác định. II - ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC XẢ HỘI 1. Tầm lí học x ã hội nghiên cứu cái tâm lí x ã hội Cái T LX H (E. Social Psyche, F. La Psychique sociale) được coi là d ố i tượng nghiên cứu của TLHXH. K hi địn h hư ớng h oạt dộng nghiên cứu của m ình vào p h ân tích d ố i tượng này, những công trình TLH X H d ã d i vào tìm hiểu đ ể xác địn h rõ d ư ợ c nội dung của những văn d e c ơ bản như sau : a ) Cái chung, cái bản ch ất trong cái tâm lí của nhiều người là gì ? b) Những đ ặ c trưng tâm lí c ơ bản của các loại nhóm xã hội ra sao ? c) Quy luật nảy sinh, hình thành, vận động và phát triển của cái T L X H và quá trình mà mọi người của một nhóm xã hội xác định đã có sự tác dộn g cũng như gây ảnh hưởng về mặt tâm lí qua lại lẫn nhau như thế nào ? 2. H oạt dộng cùn g nhau và giao tiếp nhóm cún g được coi là đối tượng củ a TLHXH a ) H oạt động xã h ội (HĐXH - Social activiti) H oạt động cùng nhau (Communal action) giữa mọi người được thực hiện trong các điều kiện xã hội - lịch sử nhằm đ ạt những mục tiêu xác định sẽ được gọi là hoạt động xã h ộ i (Social action). H oạt động này rất đa dạng và phức tạp. Nó có một d ô i tượng xác định và được thực hiện trôn cơ sở các dieu kiện - p h ư ơ n g tiện nhất định. Nó được tồn tại ở hình thái vật ch ấ t và tinh than, nó có cấu trúc xác định, 12


tuân thủ cấu trúc vĩ m ô của hoạt động. Tức là cấu trúc của nó được bao gồm thành phan của hoạt dộng như một hoạt động xã hội cụ thể cùng với những hành động và thao tác xã hội, có nội dung và d ố i tượng của hoạt dộng như động cơ, mục đích, điều kiện tâm lí xã hội - tâm sinh lí - kinh tế văn hóa và phương tiện vật chất - tinh thần xác định. Cái TLXH sẽ luôn luôn được nảy sinh, hình thành, phát triển, vận hành và biểu hiện ra trong các điều kiện của hoạt động xã hội. Hay nói khác đi, việc thực hiện những nhiệm vụ của các hoạt động xã hội luôn luôn dư ợc coi là d im kiện tâm lí cẩn thiết cho sự phát triển của cái TLXH. b) Giao tiếp xã hội (GTXH - Social connection) Sự giao tiếp giữa mọi người trong một nhóm xã hội với nhau sẽ được coi như là quá trình thiết lập nên những m ỗi quan h ệ hai chiểu về m ặt tâm lí - xã hội nhằm tmyen bá ý thức, tư tưởng, tình cảm, ý đồ cho nhau, gây ảnh hưởng cảm hóa lẫn nhau và d ể lại dấu ấn trong nhau. Giao tiếp xã hội luôn luôn dược coi là một phương tiện của sự tòn tại xã hội và của sự phát triền của cái TLXH. Cái TLXH chỉ được nảy sinh, hỉnh thành, phát triển, biểu hiện và vận hành ở trong các điều kiện của các quá trình giao tiếp xã hội. c) Sự liên Jiệ phổ biến cùa hoạt động xả hội và giao tiếp xã hội Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ xã hội, hoạt động xã hội và GTXH sê luôn luôn tổn tại sự ảnh hưởng qua lại xè sự quy dinh lẫn nhau giữa chúng. Các nhiệm vụ của H ĐXH được thực hiện thông qua các điều kiện của GTXH , đổng thời những nhiệm vụ GTXH một khi đã được thực hiện cũng sẽ góp một phần quan trọng trong việc chỉ phối sự vận hành, sự biểu hiện và sự phát triển của các HĐXH. G TXH sẽ luôn luôn được coi là một đieu kiện và phư ơng tiện tâm lí cần thiết cho việc vận hành của các quá 13


trình H Đ XH . Những thao tác của các H ĐXH và G T X H cũng luôn luôn có sự tác động qua lại và có ảnh hưởng lẫn nhau đ ể gc5p phẩn quy địn h nội dùng cũng như tính chất biểu hiện của nhau. Do vậy chúng cũng sẽ có tác dụng quy định nội dung tâm lí của cái TLXH . 3. Quy trìn h h o ạt động củ a sự tá c động vào đối tượng nghiên cứu a) Xây dựng nhiệm vụ cho các hoạt dộng xả hội và giao tiếp xã hội Đ ổ có thể xác định được nội dung cũng như tính chất của cái T LX H , nhà nghiên cứu cẩn phải tiến hành xây dựng nên được nội dung cụ thể cho những nhiệm vụ của các H Đ XH cũng như G T X H m ột cách đầy đủ, phong phú, đa dạng, điển hình, khái quát và hoàn toàn phù hợp với yêu câu của nội dung nghiên cứu. T ấ t cả những vấn đề cẩn phải tìm hiểu - nghiên cứu đều phải được xây dựng, thiết kế một cách hiện thực, khoa học và đây đủ dưới hình thức hệ thống các nhiệm vụ HĐXH - GTXH. b) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết các nhiệm vụ hoạt dộng xà hội - giao tiếp xã hội Sau khi hệ thống các nhiệm vụ H ĐXH - G TX H đã được soạn thảo một cách chuyên biệt, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành địn h hư ớng các h oạt động tư duy của cả nhóm - tập thế vào việc tiếp nhận và giải quyết chúng một cách cụ thể, có tình cảm và điểu chỉnh chúng nhằm làm cho các thành viên của tập thể nắm vững được những nội dung đối tượng tình cảmđó và nội dung đối tượng của các HĐXH - G TXH này sẽ được chuyển vào bôn trong đời sống tinh thần của cả nhóm, hình thành nên cái TLXH . c) Phân tích và x ử lí thông tin Sau khi hệ thống các nhiệm vụ HĐXH - G TXH đã được toàn thể một nhóm xã hội xác định nào đó tiếp nhận và 14


giải quyết một cách có hiệu quả, chúng ta sẽ tiến hành phân tích quá trình, k ết quả của việc giải quyết chúng, rổi sau đó, tiến hành xử lí chúng theo những thông số như nhận thức, tình cảm, hành động, động cơ và những chỉ số khách quan như thời gian, mức d ộ khái quát của thao tác và trạng thái tâm lí khỉ giải quyết vấn dê. Điều đó có ý nghĩa ở chỗ, chúng đã tạo ra được những tiền đề tâm lí cần thiết làm cơ sở cho việc xác định nên nội dung và tính chất của cái TLXH. III - PHƯƠNG PHÁP CỬA TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI 1. Nguyên tác chỉ đạo khi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu cái TLXH, những người đang thực thi các công trình nghiên cúư cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như sau : a) Tính khách quan Luôn luôn đảm bảo được tính khách quan trong nghiên cứu để có thể thu được những cứ liệu chân thực về đối tượng cũng như bản tính vốn có của nó. Trong quá trình này, tuyệt đối tránh sự áp đ ặt và suy diễn chủ quan về chúng. b) Tính phát triển trong mối quan hệ phổ biến Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề tâm lí học xã hội, nhà nghiên cứu phải luôn luôn có quan điểm dộng và biết nhìn ra được những m ỗi quan h ệ p h ô biến của đối tượng. Thông qua hoạt động tư duy, nhà nghiên cứu phải xác định được những cơ sở nảy sinh, điều kiện phát triển và tiêu vong của cái TLX H trong mối quan h ệ biện chứng giữa nội dung của cái tồn tại xã hội, ý thức xã hội, hoạt dộng xã hội, giao tiếp xã h ội với cấu trúc của nhóm xã hội mà mình đang tìm hiểu. 15


c) Tính hệ thống — cấu trúc Trong khi nghiên cứu và phân tích những biểu hiện của cái TLXH , nhà nghiên cứu luôn luôn phải đ ặ t chúng trong m ột hệ thốn g thứ bậc các yếu tố hợp thành. Trong quá trình này, cẩn phải biết x é t xem nó được h ợ p thành b ở i những y ểu tố nào ? Quan h ệ giữa chúng ra sao và cái T L X H được nằm trong một cấu trúc như thế nào ? Tức là chúng ta cần phải tiến hành phân tích để xét xem thứ bậc của cá c yếu tố đang được tìm hiểu sẽ nằm trong các tập h ợ p như thế nào, qua đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá những thuộc tính bản chất của chúng. 2. Hệ phương pháp củ a TLHXH Trong quá trình thực hiện các công trình TLH XH , các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được thực hiện theo con đường đi từ tổng quát đ ến p h â n tích — tổng h ợ p thông qua những phương pháp cụ thể như sau : a) Phân tích lí luận Phân tích lí luận được coi là hệ phương pháp được dùng để mô hình hóa lịch sử nghiên cứu chuyên biệt. Những tác động này được thực hiện nhằm xác định xem trong lịch sử của TLH XH, những công trình nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu và giải quyết được những vấn đề gì, những vấn đề nào vẫn còn đang tồn tại, chưa được giải quyết triệt để, cẩn phải được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết tiếp bằng các công trình sáu. b) Phân tích hoạt động và giao tiếp xã hội Phân tích các H Đ X H và G T X H sẽ được coi là hệ phương pháp cơ bản của TLH X H . Bằng hệ phương pháp này, cái T LX H sẽ được chúng ta nhận thức một cách sâu sắc, đúng đắn. M ặt khác cái T L X H đó cũng còn phải được tạo ra 16


thông qua những tác động hình thành một cách hiện thực, cảm tính, đư ợ c điêu khiển để đúng ngay từ đẩu. c) Thực nghiệm hình thành Thực nghiệm hình thành được coi là hệ phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng đổ tìm hicu nội dung của cái TLXH thông qua những tác dộng sư phạm . 0 dây, nhà nghiên cứu vừa thực hiện những tác động hình thành, vừa tiến hành nghiên cứu những biểu hiện của cái TLXH trong các quá trình đó. Trong các thực nghiệm này, cái TLXH sẽ luôn luôn được phát triển, hình thành được điều khiển và được nhận thức một cách chủ động, có ý thức. Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh những phương pháp hiện đại này, các nhà nghiên cứu đang thực thi những công trình TLH XH còn sử dụng hệ các phương pháp chung có tính chất truyền thống của TLHXH như sau : - Quan sát được coi là một phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng đ ể thu thập những cứ liệu xác thực về đối tượng, thông qua các quá trình tri giác có chủ định. Nhờ có được những tài liệu quan sát, nhà nghiên cứu sẽ có dược những điều kiện tâm lí cần thiết để tích lũy tư liệu, làm cơ sở cho sự khái quát hóa chúng. Để có thể thu thập được những thông tin sát hợp vê đối tượng, nhà nghiên cứu cần tiến hành quan sát một cách có mục đích, có k ế hoạch, có biện pháp, có ghi chép bằng ghi âm - ghi hình những nội dung của các đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, cẩn phải đảm bảo được tính tự nhiên, khách quan trong tiến trình quan sát dối tượng. - Điầu tra hay anket được coi là một phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng để xin ý kiến một số đông người vê một vấn đê gì đó. Đe có thể có được những thông tin cẩn 2-TLHXH

17


thiết về đối tượng, nhà nghiên cứu cần chú ý gia công nội dung phiếu điều tra cũng như cẩn xác định rõ được mục đích, đối tượng - khách thế điều tra và phương hướng xử lí kết quả. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng cần phải có được những biện pháp thích hợp để "lọc nhiễu" đối với những thông tin đã thu thập được. Đồng thời cũng cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm tậo ra được những điều kiện thuận lợi cho việc định lượng cũng như định tính các tư liệu mà nhà nghiên cứu đã tích lũy được. -

Phỏng văn hay hỏi đáp được coi là m ột phương pháp mà nhà nghiên cứu dùng để tiến hành thu thập những cứ liệu nghiên cứu một cách trực tiếp từ những người hoặc nhóm người cụ thể theo mục đích xác định. Đ ể có thể thu được những thông tin cân thiết về đối tượng, nhà nghiên cứu phải tiến hành trò chuyện với những khách thể trong bầu không khí tâm lí tự nhiên, vui vẻ và có thiện cảm. Cẩn k ết hợp việc trao đổi vổi việc quan sát hành vi cũng như thái độ của đối phương để có thể có được những cứ liệu tâm lí cẩn thiết mà tiến hành chẩn đoán được một cách chính xác những biểu hiện tâm lí của họ. M ặt khác, nhà nghiên cứu còn cần phải chuẩn bị thật kĩ và chu đáo toàn bộ nội dung những vấn đề mà mình sẽ phải nêu ra trước nhóm để mọi người cùng tiến hành bàn bạc, trao đổi, phân tích về chúng. Khi đó nhà nghiên cứu sẽ phải chú ý theo dõi nội dung của toàn bộ những ý kiến và thái độ của họ. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành hệ thống hóa, khái quát hóa chúng lại theo những ý, những chỉ số cần thiết. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dùng kết hợp phương pháp test với hỏi đáp cũng như các phương pháp cần thiết khác để tiến hành thu lọc thông tin về đối tượng cho xác thực hơn. Ngoài 18


ra chúng ta cũng cần dùng thêm phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động và các phương pháp toán thống kê vào việc phân tích, xử lí số liộu. Tất cả những động tác này được thực hiện nhằm đảm bảo dộ tin cậy cần thiết cho các số liệu đã được nghiên cứu. 3. xã hội

Nội dung của một công trình nghiên cứu tâm lí học

Nội dung của một công trình TLHXH có thể bao gồm những vấn đề cơ bản như sau : a) Những vãn đe chung của công trình Phần này sẽ nêu tên đề tài, xác định phạm vi và giới hạn của vấn đề cần nghiên cứu. Thông qua đó tiến hành trình bày rõ tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu, cái mới, cơ sở lí luận - thực tiễn của công trình cũng như phải nêu rõ được đối tượng - khách thể nghiên cứu, giả định khoa học, nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện và kế hoạch nghiên cứu. b) Phan nội dung nghiên cứu Tiến hành giải quyết vấn đề một cách cụ thể, hiện thực, theo đúng đổ cương nghiên cứu mà mình đã chuẩn bị. Mô tả được một cách khái quát toàn bộ những việc dã làm được trong quá trình nghiên cứu của mình cùng các kết quả của chúng. Tiến hành thu thập, xử lí những thông tin cần thiết. Phân tích, hệ thống hóa nội dung nghiên cứu cùng những số liệu, cứ liệu đã thu thập được theo những thông số, chỉ số khách quan. Tiến hành viết, phân tích và luận giải vấn đề đã được nghiên cứu theo nội dung của những chương mục cần thiết.

19


c) Kết luận Ncu một cách khái quát những kết luận chung cùng những bài học được rút ra từ tiến trình nghiên cứu. Tiến hành đánh giá xem những nhiệm vụ nghiên cứu đã thực hiện đựợc chưa và giả định khoa học đã có được sự phù hợp đến mức độ nào đối với những kết quả nghiên cứu. Đồng thời cũng phải đưa ra được những kiến nghị cẩn thiết về việc tạo lập và giữ vững được những hiện tượng tâm lí xã hội cần thiết mà mình đã nghiên cứu trong đời sống tinh thần của nhóm. C Â U H Ỏ I VÀ B À I TẬP ì. T h ế nào lằ cái TLX H ? Vai trò, d ặ c điểm , cấu trúc và c ơ c h ế hình thành n ó ? 2. TLH XH là gì ? D ố i tượng, nhiệm vụ và phư ơng p h áp của nó ? 3. Hãy p h ân tích hiện thực của đ ờ i sốn g tâm lí - xã h ộ i ờ nhóm xã h ộ i m à m inh đan g sống. Qua d ó tự xác định d ư ợ c vấn d e m à m ình can p h ả i nghiên cứu và tiến hành làm d e cương ch o tiến trình tìm hiểu nó.

20


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.