Tieng viet giau dep

Page 202

chúng ta không hy vọng có được sách công cụ tra cứu chuẩn khi phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Ví dụ 1: Tiếng Việt có thanh điệu nên khi phiên âm liền xảy ra những cách phiên khác nhau liên quan tới thanh điệu. Nếu âm cuối là âm khép -p, -t, -k (-c, -ch) tạo ra vần trắc thì khi viết vần này với thanh sắc vẫn phải bỏ dấu sắc (quan điểm của sách giáo khoa vật lý), nhưng cũng có thể theo quan điểm của sách giáo khoa hóa học và sinh học không có dấu sắc thì vẫn là thanh sắc (axit, cacbonat, gluxit, lipit). Ví dụ 2: Bảng chữ cái tiếng Việt không có các chữ f, j, w, z. Vậy là gặp rắc rối khi phiên các từ bắt đầu bằng những chữ cái đó, nhất là khi những chữ đầu này thành những đơn vị đo lường: J, W, F (chữ đầu tên của nhà vật lý J.P. Joule,J. Watt, M. Faraday, G. Fahrenheit). Dòng điện chạy qua một mạch điện sẽ sinh công. Nói ‘đơn vị của công là giun’ nhưng bắt buộc viết ‘đơn vị của công là J’. Nói ‘công suất bóng đèn này là 45 oát’, nhưng bắt buộc viết ‘công suất bóng đèn này là 45W’. Có nghĩa là không thể phiên âm Joule, Watt mà phải viết theo nguyên dạng. Hệ quả tất yếu là nhiều khi đọc các từ phiên âm (khá tùy ý) khó mà tái hiện được chữ gốc. Khi đọcNoóc-mân Mây-lơ, Uy-li-am Phôn-cnơ, En-tô-ny Béc-gi-ét, Ét-na Ô-brai-en, Frăng-xoa Mô-ri-ac... mấy người có thể tái hiện ngay tên gốc các nhà văn này? (N. Mailer, W. Faulkner, A. Bergess, E. O’Brien, F. Mauriac). Vả lại, trong tiếng Việt làm gì có các vần cnơ, brai, Frăng... mà gọi là phiên âm sang tiếng Việt? Bạn thử mà xem, cái họ Nguyễn của người Việt nếu phiên 200


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.