Tất tần tật những điều cần biết về đồng hồ cơ bạn không thể bỏ qua

Page 1

Tất tần tật những điều cần biết về đồng hồ cơ bạn không thể bỏ qua Từ xưa, đồng hồ vốn luôn là vật phẩm mà bất cứ người đàn ông nào cũng mong muốn sở hữu. Thế giới đồng hồ được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí, mà phải kể đến đó là chất liệu dây hay bộ máy cấu thành nên mỗi chiếc đồng hồ đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về đồng hồ cơ – một loại đồng hồ truyền thống xuất hiện từ rất sớm và chiếm được phần lớn cảm tình của giới mộ điệu. Nội dung bài viết [Ẩn] 

1. Giải thích đồng hồ cơ là gì?

2. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

3. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về đồng hồ cơ

4. Đồng hồ cơ có những loại nào?

5. So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin

6. Một số thương hiệu đồng hồ cơ nổi tiếng tại Việt Nam o

a. Đồng hồ cơ Nhật Bản:

o

b. Đồng hồ Thụy Sĩ

1. Giải thích đồng hồ cơ là gì? Đồng hồ cơ hay đồng hồ máy cơ là loại đồng hồ hoạt động hoàn toàn dựa vào cơ khí mà không sử dụng bất kỳ năng lượng pin hay thiết bị điện tử nào. Nguồn năng lượng mà đồng hồ cơ sử dụng được sinh ra từ dây cót, có tuổi thọ gần như vĩnh cửu và ưu điểm bảo vệ môi trường. Với những lý do này, các mẫu đồng hồ cơ xứng đáng trở thành niềm khao khát và sự lựa chọn hàng đầu của cánh mày râu hiện nay.


2. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ Theo các chuyên gia, đồng hồ cơ về cơ bản có 5 bộ phận: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, bộ điều khiển và hiển thị thời gian. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ mà bạn không thể bỏ qua: – Bằng cách vặn dây cót hoặc nhờ chuyển động của roto trên đồng hồ tự động mà sinh ra nguồn năng lượng để nạp vào đồng hồ cơ. – Dây cót trong đồng hồ cơ được làm từ dây kim loại to bản, mỏng và có tính đàn hồi cao. Dây được cuộn chặt và bung dần ra, sau đó trở lại trạng thái ban đầu khi có lực kéo. Chính lực kéo này đã tác động tới sự chuyển động của bánh răng. – Tiếp đó, các bánh răng quay và truyền năng lượng cho nhau. Tuy nhiên, để ngăn các bánh răng chuyển động hỗn loạn, mỗi chiếc đồng hồ cơ cần có một bộ hồi (bộ thoát), nhằm theo kịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy đúng nhịp. – Cuối cùng, trục của các bánh răng sẽ được nối với kim chỉ giờ, phút, giây trên mặt đồng hồ cơ, từ đó giúp chúng ta biết được thời gian chính xác.


➣➣ Tham khảo: Giải đáp thắc mắc: Liệu đồng hồ cơ có bền không? 3. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về đồng hồ cơ Những mẫu đồng hồ cơ được giới mộ điệu ưu ái hơn không chỉ bởi có bộ máy vô cùng bền bỉ, mà còn vì chúng có những đặc điểm khá thú vị: – Thời gian hoạt động trung bình của phần lớn đồng hồ cơ sau khi trữ đầy dây cót là 40 giờ, ngoài ra những mẫu đồng hồ cao cấp có thể lên tới 80 giờ. Sau khi sử dụng hết lượng thời gian này, nếu không được lên cót, đồng hồ sẽ tạm ngừng hoạt động cho tới khi lên cót trở lại. Đồng hồ càng đầy cót thì độ chính xác càng cao. – Hầu hết các mẫu đồng hồ cơ đều có sai số nằm trong khoảng +- 15 đến +- 30 giây mỗi ngày. Sai số này giảm dần với những mẫu đồng hồ cơ cao cấp, bởi chúng được chế tạo một cách tỉ mỉ và tinh tế hơn rất nhiều. – Tránh để chiếc đồng hồ cơ của bạn tiếp xúc với những thiết bị có nguồn từ trường mạnh như tivi, tủ lạnh, lò vi sóng… Bởi lẽ, phần lớn chất liệu chế tạo nên đồng hồ cơ được làm từ kim loại, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây nên tình trạng sai số. – Ở đồng hồ cơ, kim giây chạy mượt và lướt trên mặt số. Đặc biệt, khi áp sát đồng hồ vào tai, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh đều đặn chứ không giật cục như đồng hồ pin.


– Ngoài ra, đồng hồ cơ được lắp ráp từ rất nhiều chi tiết nhỏ nên bạn cần hạn chế để đồng hồ bị va chạm, rơi rớt. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng đồng hồ khi chơi các môn thể thao như tennis, bóng rổ…

4. Đồng hồ cơ có những loại nào? Dựa vào thiết kế, chúng ta có thể chia đồng hồ cơ thành hai loại là đồng hồ cơ lộ máy và không lộ máy. Tuy nhiên, phần lớn đồng hồ cơ được phân loại dựa theo cách tạo ra năng lượng: – Đồng hồ cơ lên cót bằng tay (Handwinding): Là những mẫu đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót. Khoảng thời gian đồng hồ chạy khi đầy dây cót phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, trung bình dao động trong khoảng 38 – 40 giờ. – Đồng hồ cơ lên dây cót tự động (Automatic): Loại đồng hồ này có thể lên dây cót nhờ chuyển động của tay người đeo. Dựa theo nguyên lý lực hút Trái đất, một rotor xoay đều và truyền năng lượng của nó cho lò xo bằng một cơ chế thích hợp. Chính điều này giúp cho đồng hồ hoạt động mà không cần lên cót bằng tay hay sử dụng pin như đồng


hồ thạch anh. Tuy nhiên, để đủ năng lượng cho bộ máy hoạt động ổn định, bạn cần đeo đồng hồ khoảng 8 tiếng/ ngày.

Lưu ý khi lên cót cho đồng hồ cơ: – Với đồng hồ cơ lên cót tay: Khi lên dây cót, bạn chỉ nên vặn núm vừa tầm, hoặc đếm số vòng xoay khoảng 10 – 15 vòng. Trường hợp vặn quá căng có thể khiến dây cót bị đứt hoặc làm rối dây tóc của máy, gây hỏng máy. – Đối với đồng hồ cơ tự lên dây cót: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi cánh tay của người đeo chuyển động. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đồng hồ thường xuyên thì hàng tuần hãy lên dây cót hỗ trợ bằng cách vặn núm tối đa 10 – 15 vòng/ tuần.

➣➣ Xem ngay: Cách sử dụng đồng hồ nam cơ Automatic chạy nhanh chậm và bị chết


5. So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin Thế giới đồng hồ hiện nay đa dạng và phong phú, nhưng dựa vào chuyển động của đồng hồ mà các chuyên gia phân chia thành 2 loại là đồng hồ pin (Thạch anh) và đồng hồ cơ. Vậy chúng khác nhau như thế nào, hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây: – Về thiết kế bên ngoài: Đồng hồ pin chủ yếu hướng đến những thiết kế đơn giản, thanh mảnh và nhỏ gọn. Còn đồng hồ cơ lại hướng đến kỹ thuật chế tác bằng các chi tiết cầu kỳ, phức tạp, phù hợp với những anh em thích khám phá, tìm tòi.


– Về mức sai số: Dù có hoàn hảo đến đâu thì cả đồng hồ pin hay đồng hồ cơ đều có mức sai số nhất định, tuy nhiên, con số này gần như rất thấp với đồng hồ pin. Sở hữu bộ máy đơn giản, nên mức sai số ở đồng hồ pin chỉ dao động trong khoảng 0,5 – 1 giây/ ngày. Còn với đồng hồ cơ, sai số cho phép ở ngưỡng dưới 60 giây/ ngày, sai số thường gặp là +- 15 giây đến +- 30 giây/ ngày. Tuy có mức sai số khá cao, nhưng nếu bạn thực sự đam mê những cỗ máy đồng hồ cơ thì con số này hoàn toàn có thể chấp nhận được. – Khả năng chống shock: Vì được cấu tạo từ hàng trăm chi tiết nhỏ vô cùng tỉ mỉ, nên khả năng chống shock của đồng hồ cơ kém hơn rất nhiều so với đồng hồ pin. Khi sử dụng đồng hồ cơ, bạn cần lưu ý tránh để đồng hồ bị va đập mạnh dẫn đến hỏng hóc. – Giá thành: Do được lắp ráp từ nhiều chi tiết phức tạp và mất nhiều công chế tác nên giá đồng hồ cơ thường đắt hơn đồng hồ pin rất nhiều.

➨ Tư vấn: Nên mua đồng hồ cơ hay pin?

6. Một số thương hiệu đồng hồ cơ nổi tiếng tại Việt Nam


Trải qua một quãng thời gian dài hình thành và phát triển, cho đến nay, ngành đồng hồ thế giới đã chế tạo ra biết bao cỗ máy thời gian khiến chúng ta phải trầm trồ. Sau tất cả biến cố, có những tên tuổi vẫn đứng vững và ngày càng phát triển, nhưng có những tên tuổi đã mãi biến mất trên bản đồ đồng hồ thế giới. Trong lần chia sẻ này, chúng tôi xin được liệt kê một số thương hiệu đồng hồ cơ nổi tiếng tại Việt Nam để anh em tham khảo nhé! a. Đồng hồ cơ Nhật Bản: Tuy ra đời sau đồng hồ Thụy Sĩ, nhưng các thương hiệu đồng hồ Nhật Bản ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong làng đồng hồ thế giới. Khi nhắc đến đồng hồ cơ Nhật Bản, bạn không thể bỏ qua những tên tuổi này: – Đồng hồ Orient: Nằm trong top 3 các hãng đồng hồ nổi tiếng tại Nhật Bản, Orient phát triển theo xu hướng đơn giản và tập trung vào những cỗ máy đồng hồ cơ với mức giá tầm trung. Chỉ với số tiền trên 3 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu những mẫu đồng hồ Orient cơ chính hãng tuyệt đẹp.

➤➤ Xem ngay 100+ mẫu đồng hồ Orient nam Automatic chính hãng chuẩn phong cách


– Đồng hồ Seiko: Seiko là hãng đồng hồ đi đầu trong các ông lớn Seiko, Citizen, Orient và Casio. Đây cũng là thương hiệu luôn cập nhật những xu hướng công nghệ mới và ưu việt. Với đồng hồ cơ, các nhà chế tác của Seiko có vẻ ưu ái hơn với những thiết kế đơn giản, không lộ máy, mà dòng sản phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là đồng hồ Seiko 5 quân đội. b. Đồng hồ Thụy Sĩ – Đồng hồ Tissot: Nếu đã yêu thích đồng hồ Thụy Sĩ, bạn không thể bỏ qua thương hiệu đồng hồ ra đời năm 1853 này. Không chỉ có lịch sử lâu đời, Tissot còn được ưa chuộng bởi có những mẫu đồng hồ chất lượng với thiết kế đa dạng, đặc biệt, Tissot sở hữu dòng đồng hồ powermatic 80 với khả năng dự trữ cót lên tới 80 giờ, gấp đôi so với những dòng đồng hồ cơ thông thường.

– Đồng hồ Frederique Constant (FC): Tuy mới gia nhập thị trường đồng hồ đeo tay, nhưng hãng Frederique Constant đã không ngừng nỗ lực và chiếm được cảm tình của giới mộ điệu. Những mẫu đồng hồ cơ của FC là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nghệ


thuật truyền thống và vẻ đẹp hiện đại, giúp người dùng dễ dàng phối hợp với trang phục mà không cần lo lắng. – Đồng hồ Patek Philippe: Thuộc phân khúc đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ, Patek Philippe trở thành niềm khao khát của cánh mày râu trên toàn thế giới. Những mẫu đồng hồ cơ của Patek Philippe, từ không lộ máy cho đến lộ máy đều khiến các anh em xiêu lòng bởi vẻ đẹp quá hoàn hảo. Bài viết trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến đồng hồ cơ chính hãng, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp nào, quý khách vui lòng để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.