
2 minute read
Tăng cường sử dụng thí nghiệm trên lớp
PHỤ LỤC 8. KẾ HOẠCH BÀI HỌC “BẬC PHẢN ỨNG HÓA HỌC” Thời gian: 90 phút Lớp: 10 chuyên hóa học Tiết 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức - Trình bày được các khái niệm bậc phản ứng hóa học, biểu thức tính bậc phản ứng. - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến bậc phản ứng hóa học: nồng độ, áp suất, thời gian phản ứng, tốc độ tức thời của phản ứng hóa học. - Phân tích và đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Hiểu được ứng dụng của bậc phản ứng trong sản xuất và nghiên cứu hóa học. 1.2. Kĩ năng - Xác định bậc phản ứng hóa học dựa vào các số liệu thực nghiệm. - Xử lí các số liệu thực nghiệm theo phương pháp toán học thống kê. 1.3. Thái độ - Suy xét cẩn thận, kĩ lưỡng trước một vấn đề mới. - Hình thành thái độ hoài nghi khoa học. 1.4. Năng lực tư duy phê phán hóa học - Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định bậc phản ứng hóa học (cấu tạo chất, sự tương tác giữa các chất, thời gian phản ứng, môi trường mà các chất tham gia). - Đưa những câu hỏi hoài nghi về tính chính xác, độ tin cậy trong mỗi phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Đánh giá vai trò của phương pháp trong việc xác định bậc phản ứng hóa học. - Phân tích những ưu điểm, hạn chế của mỗi xác định bậc phản ứng hóa học và phương pháp nhận thức của bạn cùng lớp/nhóm. - Sử dụng các luận cứ khoa học hoặc các ví dụ phản chứng để xác định những ưu điểm, hạn chế trong phương pháp nhận thức của các bạn về các thuyết. - Khái quát hóa, tổng quát hóa về phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Tự đề xuất những nội dung cần bổ sung hoặc phương án giải quyết mới theo hướng hoàn thiện hóa các phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Giải thích, cụ thể hóa, chi tiết hóa những nội dung cần bổ sung hoặc phương án giải quyết mới về phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Giải thích, chứng minh tính ưu việt (khả năng tính khái quát hóa, tính chính xác, độ tin cậy) của các nội dung cần bổ sung hoặc phương án giải quyết mới về phương pháp xác định bậc phản ứng hóa học. - Tự điều chỉnh các bước khi thực hiện phương án giải quyết mới không thành công. 2. CHUẨN BỊ - GV thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề nghĩa là HS đưa ra những dự đoán trên cơ sở quan sát, phân tích mối quan hệ giữa
Advertisement