1 minute read

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau khi xác định đƣợc mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp TNSP, chúng tôi tiến hành TNSP đề tài tại trƣờng THPT Trần Quốc Tuấn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, kết quả TNSP cho thấy việc xây dựng hệ thống bài tập và hƣớng dẫn hoạt động giải bài tập chƣơng “Lƣợng tử ánh sáng” – Vật lý 12 nhằm bồi dƣỡng học sinh giỏi Vật lý ở THPT có tính khả thi cao trong quá trình bồi dƣỡng học sinh giỏi. Trong quá trình tiến hành TNSP ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống bài tập và phƣơng pháp giải các bài tập chƣơng “Lƣợng tử ánh sáng” có tính khả thi cao trong quá trình bồi dƣỡng học sinh giỏi thông qua một số dấu hiệu sau: - Đa số học sinh ở lớp thực nghiêm tích cực tham gia xây dựng bài, cảm thấy việc giải một bài tập khó, phức tạp trở nên đơn giản với phƣơng pháp phân tích các bài toán khó, phức tạp thành các bài cơ bản đã biết. - Năng lực tƣ duy đƣợc phát triển, kỹ năng giải bài tập vật lý đƣợc nâng cao, kích thích đƣợc lòng say mê vật lý và chinh phục những bài tập khó của học sinh giỏi.

Advertisement

Trong phạm vi khuân khổ của luận văn thạc sĩ, do thời gian thực nghiệm có giới hạn, mẫu thực nghiệm còn nhỏ nên đề tài chỉ minh chứng trong phạm vi hẹp. Để đề tài thành công trong phạm vi rộng hơn cần phải tiến hành thực nghiệm trên nhiều đối tƣợng học sinh giỏi hơn, thực hiện nhiều bài kiểm tra đánh giá hơn, từ đó điều chỉnh và bổ sung hệ thống bài tập sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn trong bồi dƣỡng HSG.