D
ẠY
KÈ
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
FF IC IA L
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT SINH 12 Gv Phan Thanh Huy _THPT Nguyễn Du (3) Giai đoạn cuối : Hình thành quần xã ổn định. Xu hƣớng biến đổi của diễn thế nguyên sinh - Hô hấp của quần xã tăng - Tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm (kích thước quần thể giảm) và quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng thẳng. - Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. - Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên. - Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng và quần xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo. - Vùng phân bố của loài giảm dần => giới hạn sinh thái giảm dần. 2. Diễn thế thứ sinh Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. - Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau: (1) Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định (2) Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự. (3) Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. …………………..………………….. Chƣơng 3: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG §42: HỆ SINH THÁI I. Khái niệm hệ sinh thái - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. VD. Hệ sinh thái ao, hồ, đồng ruộng, rừng…… - Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các SV luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh. II. Các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái Gồm có 2 thành phần : 1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh ) Các yếu tố khí hậu ; Các yếu tố thổ nhưỡng ; Nước và xác SV trong MT 2. Thành phần hữu sinh (quần xã SV ) Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm: + SV sản xuất: chủ ếu là thực vật và một số vi sinh vật tự dưỡng. + SV tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật + SV phân giải: chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài đọng vật không xương sống (giun đất, sâu bọ,..) III. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất Gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo 1. Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước Hệ sinh thái nước ngọt Hệ sinh thái nước mặn.
Biên soạn: GV Phan Thanh Huy, Trường THPT Nguyễn Du (BRVT) 52