TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
LÀM CHỦ LÝ THUYẾT HOÁ HỌC
30 §Ò TæNG HîP Lý THUYÕT HO¸ HäC ®Ò sè:
24
Câu 1: Cho các polime sau: Nhựa nonolac, nhựa rezol, nhựa rezit, poli(ure-fomanđehit), poli(etylenterephtalat), poli(vinyl ancol). Số loại polime dùng để chế ra keo dán là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 2: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ? A. C6H5NH2. B. NH3. C. C2H5NH2. D. C6H5OH. Câu 3: Có x tetrapeptit là đồng phân với nhau. Thủy phân không hoàn toàn mỗi tetrapeptit đó đều tạo thành một tripeptit trong phân tử có 2 gốc glyxin hoặc 2 gốc alanin. Nếu thủy phân không hoàn toàn x đồng phân tretrapeptit trên thành các đipeptit thì trong số đó có y đồng phân đipeptit đều có chứa gốc alanin. Giá trị của x, y lần lượt là A. 3 và 3. B. 6 và 3. C. 6 và 4. D. 4 và 3. Câu 4: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4 H6O2N2. Từ X thực hiện các biến hóa sau: to
(1) X + 2NaOH 2Y to
(2) Y + 2HCl (dư) Z + NaCl Phân tử khối của Z là A. 118,5. B. 125,5. C. 111,5. D. 139,5. Câu 5: Từ các chất riêng biệt: CuSO4, CaCO3, FeS để điều chế được các kim loại Cu, Ca, Fe thì số phương trình phản ứng tối thiểu phải thực hiện là (các điều kiện khác và các chất phản ứng có đủ) A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: o
xt, t (1) X + O2 axit cacboxylic Y1 o
xt, t (2) X + H2 ancol Y2 o
xt, t Y3 + H2O (3) Y1 + Y2 Biết phân tử Y3 chứa hai nguyên tử oxi và oxi chiếm 27,585% theo khối lượng. Tên gọi của X là A. anđehit acrylic. B. anđehit propionic. C. anđehit axetic. D. anđehit metacrylic. Câu 7: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) BaCl2 + H2SO4 → (b) Ba(OH)2 + Na2SO4 → (c) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → (d) Ba(OH)2 + H2SO4 → Số phản ứng có phương trình ion thu gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 8: Cho sơ đồ chuyển hóa: Tinh bột C6H12O6 C2H6O C2H4O Axit axetic. Có bao nhiêu chất trong sơ đồ trên có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 9: Este X có công thức cấu tạo: CH3-COO-CH2-CH2-COO-CH3. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được sản phẩm gồm: A. hai muối và một ancol. B. một muối, một ancol và một anđehit. C. hai ancol và một muối. D. một muối và một ancol. Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. (c) Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
--246--