CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ NGHIỆM XÁC ĐINH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ LÊ HOÀNG DUY

Page 16

Anđehit: Có có hai tín hiệu phổ của C-H sp2 giữa ~ 2900 và 2700 cm-1 ở vùng 2; và một mũi C=O tại vùng 4. Ankin: Có thể phân biệt dựa vào công thức phân tử. Cacbonyl: Thông thường là mũi có cường độ mạnh nhất trong phổ hồng ngoại. Vòng Benzen: Phải có một mũi phổ tại ~1600 cm-1 và một mũi khác tại ~1500 cm-1; Một mũi C-H sp2 tại vùng 2. Một số ví dụ minh họa Ví dụ 1: Etanol (C2H6O – C2H5OH)

1

2

3

4

5

Hình 2.5. Phổ hồng ngoại (IR) của etanol Bước 1: Xác định độ bất bão hòa ∆ = 2×2 – 6 + 2 = 0: Không có liên kết π hoặc vòng. Bước 2: Phân tích phổ IR, phân 5 vùng trên phổ và xác định các nhóm chức như đã đề cập phía trên. Vùng 1: 3700–3200 cm-1 Ancol O-H: có hiện diện Amit/Amin N-H: không vì công thức phân tử không có chứa N Ankin đầu mạch ≡C-H: không vì phân tử không chứa liên kết π. Vùng 2: 3200–2700 cm-1 Ankyl C-H (mũi < 3000 cm-1): có hiện diện Aryl/vinyl C-H (mũi > 3000 cm-1): không vì không đủ độ bất bão hòa Anđehit C-H: không Axit cacboxylic O-H: không (cần phải có hai tín hiệu tại vùng 2 O-H và vùng 4 cho C=O) 13


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ NGHIỆM XÁC ĐINH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ LÊ HOÀNG DUY by Dạy Kèm Quy Nhơn Official - Issuu