CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP HÓA HỌC 12
CHUYÊN ĐỀ VII. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI
(1) H2 + CuO → H2O + Cu (2) 3C + 2KClO3 → 3 CO2 + 2KCl (3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S (6) K2O + CO2 → K2CO3 Bài 8: Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là: A. FeSO4 + HNO3
B. KOH + Ca(HCO3)2
C. MgS + H2O
D. BaO + NaHSO4
Hướng dẫn giải: Đáp án: C A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑ D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O CHỦ ĐỀ 3. NHẬN BIẾT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI Để làm tốt dạng bài tập này không những phải nắm vững tính chất hóa học của các phương trình phản ứng mà còn phản nắm vững hiện tượng kèm theo (có kết tủa, màu sắc kết tủa, bọt khí, ...). Một số điểm đặc trưng: - Ion kim loại kiềm: Hầu hết các muối kim loại kiềm đều tan trong các bài tập nhận biết thường dùng Phương pháp loại trừ để nhận ra muối của kim loại kiềm. Ngoài ra có thể nhận biết bằng màu ngọn lửa ion kim loại kiềm: muối của Na khi đốt cho ngọn lửa màu vàng, muối của K cho ngọn lửa màu hoa tím hoa cà... - Ion kim loại kiềm thổ: Mg2+: dùng ion OH- tạo Mg(OH)2kết tủa trắng. Ca2+: dùng ion CO32- tạo BaCO3 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl. Ba2+: dùng ion SO42+ tạo BaSO4 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl. - Nhận biết Al3+: Dùng dung dịch kiềm mạnh, thấy tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch kiềm dư: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- Tách và điều chế các chất: + Điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ phải dùng Phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua (muối clorua), do đó sau khi tách riêng phản chuyển các hợp chất của chúng về muối clorua. Ví dụ tách các hợp chất của Mg: chuyển thành Mg(OH)2, lọc tách kết tủa, sau đó cho tác dụng với HCl → MgCl2 −đpnc→ Mg + Tác nhôm và các hợp chất của Al: cho tác dung với dung dịch kiềm dư → dung dịch Na[Al(OH)4] −+ CO 2
+ H2O→) Al(OH)3 −tº→ Al2O3 −đpnc→ Al
Lưu ý: các chất khử thông thường như CO, H2 không khử được các oxit kim loại mạnh như Al2O3,MgO,... Ví dụ minh họa Bài 1: Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?