trong hai khuynh hướng phản ứng ( oxi hóa và khử) của halogen thì khuynh hướng nào đặc trưng hơn? 4. Tại sao flo không thể xuất hiện mức oxi hóa dương trong các hợp chất hóa học? 5. Năng lượng liên kết X – X (Kcal/mol) của các halogen có giá trị sau:
(Kcal/mol)
F2
Cl2
Br2
I2
38
59
46
36
Hãy giải thích tại sao từ F2 đến Cl2 năng lượng liên kết tăng, nhưng từ Cl2 đến I2 thì năng lượng liên kết lại giảm? 6. Tại sao halogen ít tan trong nước nhưng lại tan nhiều trong benzen? 7. Bằng phản ứng với hiđro hãy chứng minh rằng tính oxi hóa giảm từ flo đến iot. 8. Hãy trình bày khả năng phản ứng khi cho halogen tác dụng với nước. Giải thích? 9.a. Bằng phản ứng hãy chứng minh theo chiều tăng số thứ tự nguyên tử trong nhóm halogen thì tính khử tăng. b. Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng khi cho khí clo từ từ đi qua dung dịch gồm kali bromua và kali iotđua. 10. Trình bày các phương pháp điều chế halogen trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 11.a. Tại sao axit HF là axit yếu trong khi đó các HX của các halogen còn lại là những axit mạnh? b. Tại sao axit HF lại tạo ra muối axit còn các HX của halogen còn lại không có khả năng đó? 12. Tính axit trong dãy từ HF đến HI thay đổi như thế nào? Giải thích nguyên nhân? 13. Tại sao tính khử của các HX tăng lên từ HF đến HI? 14. Nước javen là gì? Clorua vôi là gì? Các chất đó được dùng làm gì? 15. Hãy nhận xét về sự biến thiên tính axit trong dãy HClO – HBrO – HIO. 16. So sánh tính bền, tính axit, tính oxi hóa của các axit HClO – HClO2 – HClO3 – HClO4. Giải thích sự biến thiên các tính chất đó?
58