BÀI TẬP CHƯƠNG 9 Câu 1: a. Trình bày cấu tạo của nguyên tử Mn. So sánh cấu tạo nguyên tử Mn với cấu tạo nguyên tử Clo. b. Trình bày các mức oxi hoá có thể có của Mn và mức nào bền nhất. Câu 2: Hoàn thành các PTPƯ sau: a. MnSO4 + KClO3 + KOH (nóng chảy) → b. MnSO4 + PbO2 + HNO3 → c. MnSO4 + Br2 + NaOH → d. MnBr2 + H2O2 + KOH → e. MnSO4 + CaOCl2 + NaOH → Câu 3: MnO2 là chất oxi hoá mạnh nhưng khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh hơn thì MnO2 thể hiện tính khử. Tìm dẫn chứng để minh hoạ cho kết luận đó. Câu 4: a. Từ MnO2 bằng phương pháp hoá học hãy điều chế MnCl2, KMnO4, Ba(MnO4)2 và Mn2O7. b. Các ion MnO42- và MnO4- bền trong môi trường nào? giải thích nguyên nhân. Câu 5: Viết PTPƯ mô tả tính oxi hoá và tính khử của K2MnO4. Câu 6: Từ phản ứng giữa KMnO4 với K2SO3 hãy mô tả tính oxi hoá của KMnO4 trong các môi trường axit, bazơ và trung tính. Câu 7: So sánh tính chất của Mn2O7 với Cl2O7. Câu 8: Có 3 dung dịch K2CrO4, K2MnO4 và K2SO4 cho tác dụng lần lượt với H2SO4, với NaOH. Hãy nêu hiện tượng và giải thích các hiện tượng đó.
90