BÀI GIẢNG HÓA HỌC VÔ CƠ TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

Page 219

Mn2O7 là chất oxi hoá mạnh, nhất là môi trường axit, nên các chất hữu cơ sẽ bùng cháy khi tiếp xúc. Tác dụng mạnh với nước Mn2O7 + H2O = 2HMnO4 9.6.3.2. Axit HMnO4 tinh thể thu được ở -75oC. Nó là chất oxi hoá mãnh liệt các hợp chất hữu cơ và tự nó phân huỷ dữ dội ở trên 3oC: 4HMnO4

→ O2↑ + H2MnO4 + MnO2

Các hợp chất Mn(VII) là những chất có liên kết cộng hoá trị, có tính oxi hoá mạnh. Ở trạng thái rắn có màu tím đen, còn khi tan trong dung dịch có màu tím, màu của ion MnO4-. MnO4- không bền trong môi trường axit và trong môi trường kiềm đặc, tự nó phân huỷ: 2MnO4- + 2OH- = 2MnO42- + H2O + ½ O2↑ 4MnO4- + 4H3O+ = 2MnO2↓ + 6H2O + 3O2↑ 9.6.3.3. KMnO4 - Là chất rắn ở dạng tinh thể, màu tím đen, tan nhiều trong nước cho dung dịch có màu tím sẫm đặc trưng. - Trong môi trường trung tính nó tương đối bền nhưng khi có ánh sáng nó bị phân huỷ nhanh. Ở trạng thái rắn nó bị nhiệt phân dễ dàng: 2KMnO4 → K2MnO4

+ MnO2 + O2↑

Trong dung dịch khả năng oxi hoá của KMnO4 phụ thuộc vào môi trường, mạnh nhất là môi trường axit: 2KMnO4 + H2SO4 + Na2SO3 = 2MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O màu tím

không màu

4KMnO4 + H2O + Na2SO3 = 4MnO2 + K2SO4 + Na2SO4 + 2KOH màu tím

nâu đen

2KMnO4 + 2NaOH + Na2SO3 = 2Na2MnO4 + K2SO4 + H2O xanh đậm

màu tím

Trong môi trường trung tính, KMnO4 có thể oxi hoá được Mn(II): 2KMnO4 + 3MnSO4 + 2H2O = 5MnO2↓ + K2SO4 + 2H2SO4 89


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.