Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa lý dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa

Page 22

 Khâu phản ánh, báo cáo kết quả khám phá: Trong bước này, GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo công việc đã làm và các kết luận rút ra được từ những công việc đó. Thông qua việc làm báo cáo, HS sẽ thấy được tầm quan trọng của các hiện tượng thí nghiệm, số liệu, rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật làm báo cáo như lập bảng, trình bày bài viết, cách trình bày, … GV cùng HS trao đổi, thảo luận, so sánh kết quả khám phá của các nhóm, sau đó giáo viên trình bày nội dung chính xác của bài học. Thông qua đó mà HS sẽ tự điều chỉnh, bổ sung nhận thức của mình và nắm bắt kiến thức cần đạt.  Đánh giá: GV giúp HS đánh giá sự tiến bộ của chính họ nhằm thúc đẩy các em có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của bản thân. Việc đánh giá dựa theo một số tiêu chí như: kiến thức, kĩ năng học tập và khám phá, kĩ năng thực hành, năng lực giao tiếp. Như vậy, hoạt động học tập của HS theo quan điểm DH tương tác được tổ chức bởi GV, trong đó GV tạo ra môi trường và nội dung học tập phức hợp, cung cấp các tài liệu, phương tiện dạy học và đặt ra các mục tiêu cụ thể đòi hỏi HS thực hiện các tương tác tích cực thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận để tự xây dựng kiến thức cho mình. Quá trình này được mô tả bằng mô hình sau:

Giáo viên tạo môi trường và nội dung hoạt động học tập phức hợp

HỌC SINH (Cá nhân, nhóm)

TƯƠNG TÁC

NỘI DUNG HỌC TẬP

Môi trường học tập (tài liệu, phương tiện dạy học, yêu cầu)

Hình 1.3. Mô hình tương tác học tập của học sinh theo lý thuyết kiến tạo


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.