
1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng toả nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc giảm nhiệt độ.
Hình11:Thínghiệmchứngminhảnhhưởngcủanhiệtđộđếncânbằng(3)
Advertisement
Các yếu tố nồng độ, áp suất và nhiệt độ ảnh hưởng đến cân bằng hoá học đã được Lơ Sa-tơ-li-ê (nhà hoá học Pháp – tác giả của nguyên lý chuyển dịch cân bằng) tổng kết thành nguyên lí được gọi là nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê như sau: “Một phản ứng thuận nghịch đang nằm ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm các tác động bên ngoài đó.” d. Vai trò của chất xúc tác:
Chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng, nên không làm cân bằng chuyển dịch. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên khi phản ứng thuận nghịch chưa ở trạng thái cân bằng thì chất xúc tác có tác dụng làm cho cân bằng được thiết lập nhanh chóng hơn.
• Sự chuyển dịch cân bằng hoá học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
• Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là nồng độ, áp suất, nhiệt độ.
• Nguyên lí chuyển dịch Le Chatelier : Một phản ứng thuận nghịch đang nằm ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm các tác động bên ngoài đó.
• Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
5 Ý NGHĨACỦATỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓAHỌC
TRONG SẢN XUẤT HÓAHỌC
Để thấy ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học, chúng ta lấy một số thí dụ sau đây:
Thí dụ 1: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) ∆H < 0
Trong phản ứng này người ta dùng oxy không khí.