2 minute read

6.2. Những nghiên cứu về HĐTN tại Việt Nam

Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kỹ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm,… [21]. Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kỹ năng cá biệt, trong đó có chú ý đến HĐTN cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình [21]. Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh giúp trẻ tự tin, tự lập [21]. Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng về trải nghiệm, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ về trải nghiệm [21]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về HĐTN, HĐTN là bản lề của nhiều nền giáo dục các nước tiên tiến. Các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, các hình thức và vai trò của HĐTN làm cơ sở cho nghiên cứu ở Việt Nam. 6.2. Những nghiên cứu về HĐTN tại Việt Nam Từ thời kì đầu (sau năm 1945) của nền GD nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Đây cũng là nguyên lí GD được qui định trong Luật GD hiện hành của Việt Nam. Năm 2015 tại hội thảo HĐTN của học sinh phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo tập trung một số nghiên cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục Việt Nam về cơ sở lí luận, thực tiễn triển khai hoạt động GD trải nghiệm ở một số quốc gia có nền GD phát triển và một số gợi ý áp dụng vào GD phổ thông ở Việt Nam. Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, trải nghiệm là bản chất của hoạt động ở người. Bản chất hoạt động của người học nói riêng, của con người nói chung là hoạt động mang tính trải nghiệm, sáng tạo. Do đó, có thể chia hoạt động giáo dục trải nghiệm thành 2 nhóm: Hoạt động giáo dục trải nghiệm theo nghĩa hẹp nhằm hình thành các giá trị, phẩm chất, hành vi và Hoạt động dạy học trải nghiệm nhằm tổ chức hoạt động nhận thức – học tập sáng tạo cho người học. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm. Theo tác giả, để phát triển sự hiểu

Advertisement

This article is from: