Câu 133. (chuyên Bắc Ninh lần 2 2019) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glyxin là axit amino đơn giản nhất. B. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai gốc α-amino axit. C. Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. D. Tripeptit là các peptit 2 gốc α-amino axit. Câu 134. (Ngô Quyền – Hải Phòng lần 1 2019) Anilin có công thức là A. C6H5CH2NH2. H2NCH2COOH.
B. C2H5NH2.
C. C6H5NH2.
D.
Câu 135. (Ngô Quyền – Hải Phòng lần 1 2019) Công thức phân tử của Alanin là A. C3H7O2N.
B. C3H5O2N.
C. C4H7O2N.
D. C2H5O2N.
Câu 136. (Ngô Quyền – Hải Phòng lần 1 2019) Cho các phát biểu sau (1) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit. (2) Muối natri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính. (3) Tính bazơ của NH3 yếu hơn tính bazơ của metyl amin. (4) Tetrapeptit có chứa 4 liên kết peptit. (5) Ở điều kiện thường metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 137. (Hàn Thuyên Bắc Ninh lần 1 2019) Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit aminopropionic là A. 11.
B. 13.
C. 12.
D. 10.
Câu 138. (chuyên Thái Bình lần 2 2019) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Phenylamin có tính bazơ yếu hơn NH3.
C. Tính bazơ của amin đều mạnh hơn NH3.
D. Tất cả amin đơn chức có số H lẻ.
Câu 139. (chuyên Thái Bình lần 2 2019) Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl amoni axetat, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 140. (chuyên Thái Bình lần 2 2019) Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit? A. NH2-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH.