CacBaiHocPhat-PhucTrung

Page 62

PHẬT HỌC

Vô vi: ------------------------------------------- 3 14) Hoa Nghiêm Tôn: Tôn nầy y cứ vào Kinh Hoa nghiêm nên gọi là Hoa Nghiêm Tôn, chủ trƣơng Nhất tâm chân nhƣ, Pháp giới duyên khởi. Nhất tâm chân nhƣ là vạn vật do tâm mà sinh ra pháp giới khác nhau, còn pháp giới có: Sự pháp giới, Lý pháp giới, Sự Lý vô ngại pháp giới, Sự Sự vô ngại pháp giới, nói chung sự lý viên dung vô ngại. V.- Phật giáo Trung quốc cận đại Sau đời nhà Minh, Phật Giáo Trung Hoa không đƣợc nhƣ trƣớc, cho đến khi Trung Hoa canh tân sau nầy, năm 1912, có ngài Kính An chùa Thiên Ðồng thống họp Tăng tục hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang thành lập Trung Quốc Phật Giáo Tổng Hội ngay tại Thƣợng Hải, để mở đƣờng cho Tân Phật Giáo, năm 1913, có ngài Ðạo Giai và Hải Thanh thành lập Trung Ƣơng Phật Giáo Công Hội ở Bắc Kinh, đến năm 1924 có ngài Thái Hƣ Ðại Sƣ đứng ra thành lập Trung Quốc Phật Giáo Liên Hiệp Hội là cơ quan trung ƣơng, có nhiều cơ quan địa phƣơng, sau đến 1930, Trung Quốc Phật Giáo Hội mở Ðại hội lần thứ nhất ở Thƣợng Hải, tôn ngài Viên Anh làm Hội Trƣởng, thành phần chủ yếu trong hội là các ngài Thái Hƣ, Ấn Quang, Ðế Nhàn, Ðạo Giai, Viên Anh, Nhân Sơn, Viên Nhất Ðình, Ðại Bi. . ., ngài Thái Hƣ chủ trƣơng canh tân, ngài Viên Anh chủ trƣơng bảo thủ, công cuộc hoằng dƣơng chánh pháp của các ngài rất sâu rộng, nào là tu sửa chùa chiền, mở trƣờng đào tạo tăng tài, khắc bản kinh, xây dựng những cơ sở vật chất ngài Thái Hƣ đi viễn du thuyết pháp ở ngoại quốc, công cuộc chấn hƣng nầy gây nhiều ảnh hƣởng cho các nƣớc nhất là Việt Nam, nhờ đó mà phong trào phục hƣng khắp nƣớc ta. Phật Giáo Trung Hoa phát triển nhƣ thế, cho nên chúng ta cần phải biết rõ để dễ hiểu Phật Giáo Việt Nam vậy. Sách tham khảo: Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, Vạn Hạnh, Sài Gòn 1965 Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông Khóa V, THPGT/PHCH, Việt Nam, 1989.

62


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.