Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Page 17

CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

khác bị mất về tay Nhật Bản. Nhưng trong bản Tuyên bố Cairo mà ba vị lãnh đạo đã nhất trí thông qua, không có bảo lưu hay tuyên bố riêng nào của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó chứng tỏ không có vấn đề trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà lãnh đạo Mỹ, Liên Xô, Anh (Franklin D. Roosevelt, Stalin, Winston Churchill) đã ba lần gặp nhau tại Téhéran, Yalta, Potsdam để bàn về kết thúc chiến tranh với Nhật Bản và việc giải quyết những vấn đề lãnh thổ Châu Á bị Nhật Bản chiếm đóng. Đây là những cuộc họp cao cấp cực kỳ quan trọng để chiến thắng chủ nghĩa phát xít, và chuNn bị tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong Tuyên cáo Potsdam ngày 26-7-1945, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã khẳng định rằng “các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành” và Liên Xô sau khi tuyên chiến với Nhật, đã tham gia bản Tuyên cáo Potsdam.

Đối với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt quan trọng là vấn đề lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng. Tại Cairo, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra một bản Tuyên bố trong đó có đoạn nói rõ ràng: “Mục đích của ba nước này là Nhật Bản phải bị loại khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp đoạt, chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của Trung Hoa như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hổ sẽ được trao lại Trunh Hoa dân quốc.” (Tuyên cáo Cairo ngày 26-11-1943).

Trong bản Tuyên bố ngày 4-12-1950. Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng căn bản chính cho một hòa ước với Nhật Bản là Tuyên bố Cairo, Thỏa ước Yalta, Bản Tuyên cáo Potsdam và cách chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đã đầu hàng3. Ngày 12-7-1951 Anh-Mỹ đưa đề nghị dự thảo Hòa ước với Nhật Bản. Cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều không được mời dự hội nghị San Francisco. Ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai sau khi bình luận về từng vấn đề một của dự thảo Hiệp ước, đã tuyên bố: “quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa và đảo Nam Uy lúc nào cũng là lãnh thổ Trung Quốc” 4.

Các nhà quan sát nhận thấy ngay rằng Bản Tuyên bố hoàn toàn không đề cập đến số phận của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc nhận là lãnh thổ của họ. Thống chế Tưởng Giới Thạch đích thân tham dự cuộc họp thượng đỉnh này và cùng Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh bàn bạc trong bốn ngày, không thể không nêu vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa khi nêu vấn đề các lãnh thổ QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

17

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.