Rang dong atlanta 632

Page 146

Đông Phương và Tây Phương gặp nhau khi gọi cái răng bén nhọn là răng chó (canine) và khi đề cao sự trung thành của Khuyển tộc đối với chủ. Người Việt Nam không nuôi chó màu trắng, mũi đỏ vì cho rằng đó là chó sẽ thành tinh. Người ta chọn những con chó đẹp, tướng tốt, ích lợi cho chủ để nuôi. Những con chó được người nuôi ưa thích là: - Chó có mắt có đốm tựa như có mắt đôi. - Chó có móng chân dư ở chân sau. - Chó có lông đen tuyền. Người ta tin rằng ma sợ chó mực. - Chó có đuôi có lông rậm rạp như tàu cau ngã về phía tay phải. Khuyển tộc là một nguồn thịt to lớn. Tín đồ Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo không ăn cẩu nhục. Người Tây Phương không ăn cẩu nhục. Người Nhật không ăn cẩu nhục kể từ năm 675 vì tôn trọng lịnh của Thiên Hoàng Tenmu. Các Thiên Hoàng thượng dẫn chó khi ra trận. Do đó người ta tin rằng ăn cẩu nhục bị xui xẻo. Trong thời kỳ Paris bị vây hãm năm 1870-71 dân chúng đổ xô nhau đi mua cẩu nhục để trữ trong nhà. Ba quốc gia ăn nhiều cẩu nhục là: Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam. Taiwan vừa ban hành luật cấm ăn cẩu nhục. Điều đáng ngạc nhiên là 1 vài vùng ở Thụy sĩ và Đức lại ăn cẩu nhục nhưng cấm bán thịt ngoài chợ. Người ta ăn cẩu nhục vì thiếu thịt? vì cẩu nhục ngon, không có nhiều mỡ? ăn cẩu nhục để được cường dương như những cuộc yêu đương Khuyển tộc ngoài đường phố? Các quán cẩu nhục ở Việt Nam gọi chó là nai đồng quê, hạ cờ tây (nói lái lại thành hạ cầy tơ) và tự gọi quán của họ là quán Sống Trên Đời. Tên quán này xuất phát từ câu: Sống trên đời ăn miếng dồi chó, Chết xuống Âm Phủ biết có hay không? Người ta ăn cẩu nhục tứ thời như sự diễn tả của các câu thơ dưới đây: Mùa nắng ăn chó trắng, Mùa mưa ăn chó vàng Nắng mưa làng chàng Đen, Vàng, Đốm, Vện. Người Trung Hoa gọi cẩu nhục là gou rou (cẩu nhục) hay xiang rou (hương nhục). Thầy Mạnh Tử (Mencius 372-289 trước Tây Lịch) có nhắc đến cẩu nhục. Điều này cho thấy cẩu nhục là thức ăn hấp dẫn và được nhiều người ưa thích ở Trung Hoa. Loài người khen chó thì ít mà chê thì nhiều nhất là trong ngôn ngữ của người Việt Nam. Câu làm phách chó tóm lược kinh nghiệm của người Việt Nam khi nhìn qua thái độ của Khuyển tộc mà biết được chủ. Chủ giàu có quyền uy thì chó cũng phách lối như chủ nó. Chó hay cắn trộm. Suy ra chủ nó là kẻ

tiểu tâm. Cụm từ chó hùa, chó sủa người áo rách cho thấy Khuyển tộc phù thịnh bất phù suy và hay dựa vào số đông để ăn hiếp những đồng loại cô đơn yếu thế. Khuyển tộc sinh ra để giữ nhà cho người giàu có nên có câu: Chó đâu chó sủa lỗ không, Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày. Chó béo đẹp mặt chủ: thấy hình tướng mập mạp, sắc lông dài mượt của chó chứng minh chủ nó là người giàu có nên nó được ăn uống bổ dưỡng và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Chó săn gà chọi: ám chỉ tay chân bộ hạ của người quyền quý. Chó sủa mặc chó, đoàn lạc đà cứ đi: là câu châm ngôn của người Ả Rập. Tiến hành công việc đã định mặc cho những lời chỉ trích, dị nghị. Chó dại có mùa người dại quanh năm: Chó điên gọi là chó dại thường xảy ra vào mùa hè nóng nực. Người dại thì quanh năm, bốn mùa đều dại cho đến tàn đời! Những từ chó má, đồ chó đẻ, đĩ chó, khuyển mã chi trung, khuyển ưng, cẩu dạo, cẩu đồ, cẩu ngôn, cẩu cuồng tại thị, cẩu trệ, (chó và heo), lòng dạ trâu chó, cải nhau như chó với mèo v...v... đều không có gì tốt cho Khuyển tộc cả ngoại trừ câu: Mèo tới nhà thì khó, Chó tới nhà thì sang. Cũng có lắm câu chê trách loài người nhất là những bậc vĩ nhân như: Được chim bẻ ná, Năm

Hành

Màu sắc

Giáp Tuất: 1934, 1994,2054

Hỏa

Đỏ

Bính Tuất: 1946, 2006, 2066

Thổ

Vàng

Mậu Tuất: 1958, 2018, 2078

Mộc

Xanh

Canh Tuất: 1910, 1970, 2030

Kim

Trắng

Nhâm Tuất: 1922, 1982, 2042

Thủy

Đen

146 | No 632 - Feb 09 2018 | RẠNG ĐÔNG NEWS | rangdongatlanta.com |


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.