Ngay ca Buffett cung khong hoan hao

Page 226

226 -

BUFFETT ỦNG HỘ THUẾ TÀI SẢN THỪA KẾ, NHƯNG LẠI CỐ TRÁNH NÓ Không giống như thuế thu nhập, thuế này đánh trên sự giàu có của bạn. Những người tự do gọi nó là “thuế gia sản”(43). Họ cho rằng chính phủ nên tịch thu tài sản của những người giàu có ở một mức độ nào đó ngay sau khi họ qua đời. Vì rằng, xét cho cùng đặc quyền được sống trên đất Mỹ là điều đã giúp họ trở nên giàu có. Thay vì để lại tài sản cho con cháu, họ nên bị bắt buộc phải từ bỏ phần lớn tài sản của mình cho chính phủ sau khi họ qua đời. Cách nghĩ này đánh đồng sự giàu có với sự may mắn. Những người suy nghĩ kiểu này tin rằng may mắn là yếu tố có ý nghĩa nhất để giải thích cho sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Ngay cả Buffett cũng công nhận sự may mắn đối với phần lớn thành công của ông. Ông nói ông đã gặp may khi được sinh ra ở Mỹ, và còn may mắn hơn khi “tôi được trời phú tài năng bẩm sinh trong việc phân bổ vốn”. Trái lại, những người bảo thủ xem thuế tài sản là “thuế qua đời” . Họ phản đối chính phủ thu hồi tài sản của một người nào đó chỉ bởi vì họ qua đời. Họ chỉ ra rằng tài sản là những gì còn lại sau khi đã đóng thuế đầy đủ. Nếu lại đánh thuế tiếp thì chắc chắn đó là một điều sai. Những người bảo thủ nhấn mạnh rằng “thuế qua đời” mang tính trừng phạt đối với sự lao động chăm chỉ và tính tiết kiệm, và khuyến khích sự lãng phí và hoang phí. Suy cho cùng, nếu bạn biết chính phủ sẽ lấy đi phần lớn những gì bạn để lại, thì tại sao bạn không cố chi tiêu càng nhiều càng tốt trước khi bạn ra đi? Tại sao bạn phải mang tài sản của mình đi đầu tư và cố gắng kiếm thêm nhiều tiền? Tại sao bạn cần phải tiết kiệm nếu bạn biết mình không thể dành tặng cho những người thân yêu của bạn? (44)

(43) “Wealth tax". (44) “Death tax".


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.