Ngay ca Buffett cung khong hoan hao

Page 210

210 -

giá trở lại. Đây là một mô hình diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trong suốt thời kỳ bùng nổ và đổ vỡ của thị trường chứng khoán cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Cũng có những người kịch liệt phản đối việc sử dụng quyền mua cổ phiếu ưu đãi bởi vì họ tin rằng quyền này mang lại động lực cho nhà quản lý trong việc “làm giá” cổ phiếu hoặc tiến hành những dự án đầy rủi ro. Ví dụ, các nhà điều hành có thể cố tình giấu thông tin xấu nhằm duy trì quyền mua cổ phiếu ưu đãi của mình một cách thuận lợi. Hoặc họ có thể vận dụng những thủ thuật kế toán để thúc đẩy tăng giá cổ phiếu một cách giả tạo – ít nhất là cho đến khi họ thực hiện quyền mua bán cổ phiếu và gặt hái những khoản lợi nhuận xấu xa về cho mình.

VẤN NẠN THỰC SỰ NẰM Ở SỰ LẠM DỤNG Trong ví dụ nêu trên, công ty hạch toán ghi nhận chi phí 5.000 USD. Nhưng như chúng ta đã thấy, nếu giá cổ phiếu tăng lên 100 USD thì chi phí thực của quyền mua này cao hơn nhiều. Kinh tế gia Burton Malkiel và William Baumol lý luận trên tờ Washington Post năm 2002 rằng ngay cả khi công ty có thể ghi nhận chi phí chính xác của quyền chọn mua cổ phiếu khi chúng được thực hiện, thì chúng cũng không hợp lý, bởi vì giá cổ phiếu càng tăng thì thu nhập càng cao. Điều này không phải để nói Malkiel và Baumol ủng hộ ghi nhận chi phí đối với quyền mua vào ngày quyền mua được cấp. Họ không ủng hộ điều đó. Họ nhấn mạnh rằng vấn nạn thực sự chính là việc lạm dụng quyền mua ưu đãi, vấn đề mà việc ghi nhận chi phí không giải quyết được. Họ bày tỏ sự quan ngại việc ghi nhận chi phí cho quyền chọn mua sẽ chỉ ngăn cản việc sử dụng chúng mà thôi. Makiel và Baumol đề nghị sử dụng quyền mua ưu đãi dựa vào hiệu quả công việc, vốn được tính toán hợp lý hơn.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.