Hướng dẫn cách thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống mới nhất 2020

Page 1

Hướng dẫn cách thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống mới nhất 2020 I. Đặc điểm của mẫu phòng khách liền bếp nhà ống Cách thiết kế phòng khách liền bếp của nhà ống là một trong những cách thiết kế rất đặc trưng hiện nay. Cách thiết kế này có đặc điểm chung là chạy dọc theo không gian chiều dài của nhà ống hiện đại. Việc thiết kế như vậy sẽ có vai trò rất lớn, cụ thể: 

Giúp không gian không bị hút về chiều sâu

Không gian sống thêm phần hiện đại, tạo nhiều điểm nhấn cho việc bài trí nội thất chung

Không gian bớt phần chật chội, vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo điều kiện thuận tiện cho việc di chuyển trong nhà


Đặc điểm của mẫu phòng khách liền bếp nhà ống

II. Cách phân chia phòng khách và bếp Hiện nay, với thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống, có nhiều giải pháp để ngăn cách hai không gian một cách khoa học, thông minh, vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa tiết kiệm chi phí.

1. Sử dụng vách ngăn Đây là biện pháp được rất nhiều gia đình sử dụng khi thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống. Sử dụng vách ngăn để phân chia vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa có sự riêng tư cho mỗi không gian sử dụng riêng. Vách ngăn thường được trang trí bằng những họa tiết hoa văn tỉ mỉ nên rất tinh tế, có tính thẩm mỹ cao.


2. Sử dụng cầu thang Sử dụng cầu thang để ngăn cách phòng khách và bếp, di chuyển giữa các tầng và tạo điểm nhấn cho không gian là những ưu điểm nổi bật của cách thiết kế này. Và cầu thang được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết các mẫu nhà ống hiện đại. Cầu thang sẽ được thiết kế tinh tế, hiện đại, độc đáo, tạo sự hài hòa với toàn bộ không gian của ngôi nhà.

Sử dụng cầu thang để ngăn cách phòng khách và bếp

3. Sử dụng quầy bar Ngoài những căn hộ chung cư, kiểu thiết kế bếp có quầy bar còn được sử dụng rộng rãi tại các công trình nhà phố, nhà ống hiện đại. Quầy bar vừa có tác dụng làm nơi để đồ, trang trí, vừa có tác dụng phân chia không gian phòng khách và bếp một cách hiệu quả.


Thiết kế quầy bar còn giúp gia chủ có thêm một vị trí để trưng bày những ly thủy tinh bắt mắt, những chai rượu vang ngọt ngào. Xem thêm: Thiết kế phòng khách 16m2 đơn giản

III. Lưu ý khi thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống Bạn cần lưu ý một số vấn đề để có mẫu thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống đẹp, hiện đại như sau: 1. Lựa chọn màu sơn Khi thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống, dù có vách ngăn hay không thì việc lựa chọn màu sơn đồng nhất cho hai không gian là điều quan trọng nhất. Với diện tích nhỏ hẹp của nhà ống, gia chủ nên lựa chọn những gam màu sáng để giúp ăn gian diện tích, không gian sẽ được mở rộng, thoáng mát hơn. Bên cạnh đó, chọn màu sơn đồng nhất sẽ tạo sự hài hòa, thống nhất, tránh cảm giác rối mắt cho người nhìn.

2. Lựa chọn nội thất đơn giản Nếu như không có sự thống nhất trong kiểu dáng, bố trí, thiết kế nội thất thì việc thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống sẽ trở thành con dao hai lưỡi khiến không gian trở nên rối rắm, thiếu sự tinh tế, sang trọng.


Lựa chọn nội thất đơn giản Bạn nên lựa chọn nội thất đơn giản, đồng nhất giữa hai không gian để có thể sở hữu sự tiện nghi, hoàn hảo như mong muốn.

3. Tính toán chi phí đầu tư nội thất Việc tính toán chi phí đầu tư nội thất cho phòng khách và bếp rất quan trọng, vì điều này còn ảnh hưởng đến thiết kế, thi công toàn bộ ngôi nhà. Bạn nên chú ý đến những nội thất, thiết bị gia dụng hơn là những nội thất có yếu tố thẩm mỹ. Và bỏ ra một khoản đầu tư vừa phải, tránh ôm đồm quá nhiều chi tiết để tránh bị trật trội, bất tiện trong quá trình sử dụng lâu dài.

4. Chọn hướng hợp phong thủy Thiết kế không gian sống phải tuân thủ chặt chẽ theo phong thủy để có thể mang lại may mắn, tài lộc, vượng khí cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.


Bạn nên lưu ý một số điều như: 

Phòng khách thường được đặt cạnh cửa chính

Hướng của phòng khách chính là hướng chính của hướng nhà

Phòng bếp tránh nhìn thẳng ra phòng khách

IV. Mẫu thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống 1. Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống không cần vách ngăn Khi không sử dụng vách ngăn, nên lựa chọn nội thất của phòng khách và bếp đồng nhất, đơn giản và đồng màu nhau. Khi đó, bạn nên thiết kế gạch lát sàn màu sáng để giúp không gian thêm rộng hơn, cuốn hút hơn.


Mẫu thiết kế phòng khách và bếp không cần vách ngăn

2. Mẫu thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp nhà ống sử dụng vách ngăn Với mẫu thiết kế này, không gian vẫn có sự thông thoáng, liên kết. Và vẫn đảm bảo sự riêng tư cho mỗi không gian riêng cho ngôi nhà.


Mẫu thiết kế phòng khách và bếp sử dụng vách ngăn

3. Thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống sử dụng cầu thang làm vách ngăn Đây là mẫu thiết kế được sử dụng hầu hết ở các không gian nhà phố, nhà ống hiện đại. Vừa có thể tạo cảm giác tươi mới, ấm áp cho phòng khách và bếp, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.


Mẫu thiết kế phòng khách và bếp sử dụng cầu thang làm vách ngăn

4. Mẫu phòng khách và bếp sử dụng quầy bar làm vách ngăn Khi sử dụng quầy bar làm vách ngăn, không gian của phòng sinh hoạt chung sẽ hiện đại, sang trọng hơn. Mẫu thiết kế này thích hợp với những cặp vợ chồng trẻ, mới cưới.


Mẫu thiết kế phòng khách và bếp sử dụng quầy bar làm vách ngăn Như vậy, Nhà Đất Mới vừa hướng dẫn cách thiết kế phòng khách và bếp cho nhà ống mới nhất 2020. Mong rằng bạn đã lựa chọn cách thiết kế phù hợp với gia đình cũng như ngôi nhà của mình, để mang lại cuộc sống tiện nghi, thoải mái nhất.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.