Có nên đổ vốn vào trái phiếu bất động sản giai đoạn hiện tại?

Page 1

Có nên đổ vốn vào trái phiếu bất động sản giai đoạn hiện tại? 1. Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu Các thống kê của Công ty CP Chứng khoán SSI mới đây cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp hiện đang là kênh thu hút lượng tiền gửi khổng lồ từ các nhà đầu tư. Theo ước tính, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2019, đạt mức 159.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng lượng trái phiếu được mua trực tiếp bởi các nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 15%. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ trong nửa đầu năm 2020, cơ quan này đã ghi nhận hơn 980 lượt đăng ký phát hành trái phiếu mới. Dẫn đầu cuộc đua này là lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Trong đó, riêng các doanh nghiệp nhà đất đã chiếm tới 29.16% tổng giá trị phát hành, tương đương khoảng 2 tỷ USD.


Nhiều tập đoàn bất động sản lớn đã thu về cả nghìn tỷ từ trái phiếu doanh nghiệp Đánh giá về sức hút của trái phiếu bất động sản, nhiều chuyên gia khẳng định, lãi suất cao và khả năng tiếp cận dễ dàng chính là 2 lợi thế lớn khiến kênh đầu tư này trở thành điểm ngắm. Kết quả, ngay giữa bối cảnh dịch bệnh, lãi suất ngân hàng hạ thấp, hàng loạt “ông lớn” địa ốc đã huy động thành công nguồn vốn khổng lồ. Đơn cử như Vinhomes với tổng giá trị trái phiếu phát hành đạt 3.095 tỷ đồng. Công ty Mặt trời Hạ Long thuộc sở hữu của tập đoàn Sun Group thu về 2.000 tỷ đồng. Công ty phát triển Golf Thiên Đường huy động được 2.681 tỷ đồng.

2. Cẩn trọng trước rủi ro Đánh giá về xu thế ồ ạt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, các chuyên gia khẳng định, đó là hệ quả từ việc Chính phủ siết chặt gói tín dụng dành cho lĩnh vực nhà đất. Khi không thể khơi mở nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp sẽ buộc phải huy


động dòng tiền từ những kênh khác nhằm mục đích duy trì mô hình kinh doanh và thúc đẩy dự án. Về bản chất, mua trái phiếu là hình thức cho doanh nghiệp vay nợ trả lãi. So với trái phiếu chính phủ, kênh đầu tư này thường mang lại biên độ lợi nhuận ấn tượng hơn. Tuy nhiên, kèm theo đó luôn là những nguy cơ rủi ro nhất định. Muốn đánh giá xem trái phiếu có an toàn hay không, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về tiềm lực tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, bạn phải nắm bắt được tập đoàn đó đang nắm giữ lô đất nào, sắp triển khai dự án gì, tính pháp lý ra sao,…

Trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đáng lo ngại Tất nhiên, không phải vô cớ mà trái phiếu doanh nghiệp lại thu hút đến vậy. Ngoài lãi suất cao và khả năng tiếp cận dễ dàng, kênh đầu tư này còn ghi điểm nhờ mức độ an toàn tương đối lớn. Trong bất cứ tình huống nào, về nguyên tắc, trái phiếu luôn là khoản nợ được ưu tiên hoàn trả so với cổ đông.


Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp không bán được tài sản, đồng thời không tất toán được các tài sản vay mượn. Nói cách khác, doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng trả nợ. Khi đó, người mua trái phiếu sẽ khó tránh khỏi nguy cơ thiệt hại. Để đảm bảo an toàn, thay vì nhìn vào lãi suất, bạn phải đánh giá xem doanh nghiệp đó có khả năng trả nợ hay không? Muốn vậy, chúng ta nên theo sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài trước khi quyết định đầu tư. Ngoài ra, nhiều chuyên gia khuyên rằng, nhà đầu tư nên tìm trái phiếu có sự bảo lãnh của ngân hàng để hạn chế tối đa rủi ro mất trắng. Trong bối cảnh trái phiếu bất động sản cạnh tranh trực tiếp với hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, Bộ Tài chính đã rất nhiều lần đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn của kênh đầu tư này. Đây cũng chính là lý do Chính phủ từng bước siết chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo dự kiến, kể từ ngày 1/9, Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực. Trong đó, các quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng có thể tạo ra những thay đổi tích cực về độ minh bạch và an toàn của thị trường này.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.