Đặc san nt2014

Page 1

Đặc San

TRUNG HỌC

Nguyễn Trãi Saigon 2014 Ban BiênTập

Chủ bút: Cao Đắc Vinh – NT 58 Trình bày/ Layout: Nguyễn Thái Bình – NT 59 Quảng cáo: Mai đông Thành, Đỗ Kim Thiện, Nguyễn Thạch Bình & Nga Dung, Nguyên Thảo, Nguyễn Bạch Tuyết

Hình Bìa Đặc San: BN Graphic Design


MỤC LỤC Lá Thư Chủ Bút Lá thư Hội Trưởng Poster chủ đề ĐHNTTG 2014 Thư Ngỏ Đặc San Nguyễn Trãi 2014

NT – Cao Đắc Vinh Hội Trưởng NT Nam Cali – Mai Đông Thành BN Graphic Design Trưởng BTC/ ĐHTGNT 2014 – Trần Đức Tâm

Page 5 Page 7 Page 8 Page 9

NT58 – Tuệ Kiên NT68 – Nguyễn Văn Cấp NT56 – Phạm Đức Tiến NT59 – Thế Huy NT57-62 – Nguyễn Trần Trác NT56-60 – Trịnh Ngọc Bằng NT61-68 – Nguyễn Tiến Cường NT59 – Nguyễn Văn Thanh NT56 – Phí Ngọc Hùng NT56 – Cung Vĩnh Viễn GS Nguyễn Ngọc Hạnh NT56-60 – Trịnh Ngọc Bằng NT70 – Hoàng Trung Vinh NT75-78 – Võ Thị Phương Loan NT57 – Phạm Bách Phi NT56-57 – Đoàn Dự NT68 – Nguyễn Văn Cấp NT59 – Nguyễn Văn Thanh GS Nguyễn Ngọc Hạnh NT61-68 – Ngô Văn Diệm GS – Tạ Quang Khôi NT75-78 – Võ Thị Phương loan Dâu NT – Nguyên Nhung NT70 – Hoàng Trung Vinh NT59 – Nguyễn Văn Thanh NT55-57 – Lan Chi NT58 – Tuệ Kiên Nguyễn Văn Sang NT63-70 – Nguyễn Ngọc Phi NT61 – Nguyễn Ngọc Trân NT57 – Đoàn Toàn NT58 – Tuệ Kiên NT55-59 – Nguyễn Tuấn NT58 – Tuệ Kiên NT57 – Nguyễn Trần Trác NT58 – Nguyễn Duy Vinh NT61-68 – Đỗ Hoàng Ý NT70 – Hoàng Trung Vinh NT59 – Nguyễn Văn Thanh NT59 – Nguyễn Văn Thanh NT58 – Cao Đắc Vinh NT58 – Tuệ Kiên NT58 – Nguyễn Duy Vinh

Page 10 Page 11 Page 15 Page 19 Page 20 Page 28 Page 29 Page 35 Page 36 Page 47 Page 48 Page 50 Page 50 Page 51 Page 53 Page 55 Page 67 Page 69 Page 70 Page 72 Page 72 Page 73 Page 74 Page 79 Page 79 Page 80 Page 81 Page 82 Page 83 Page 84 Page 88 Page 89 Page 92 Page 95 Page 96 Page 101 Page 112 Page 113 Page 114 Page 117 Page 119 Page 120

THƠ, VĂN & Biên Khảo: Tình bạn (Thơ) Nguyễn Trãi trước bối cảnh lịch sử hiện nay Nguyễn Trãi một chọn lựa cách mạng Hờn vong quốc (Thơ) Ký ức học trò Lãng du (Thơ) Những ngày tháng cũ Trăng, Rượu và Bạn (Thơ) Giấc mộng con Tiễn người đi Người ngày xưa Sáng nay trở dây (Thơ) Chuyện cười Niềm vui hội ngộ Tranh Phạm Bách Phi Áo lụa Những thú vị và quyến rũ của vũ trụ Quê hương tôi (Thơ) Chị Bích Xin cám ơn (Thơ) Ước mong (Thơ) Nguyễn Đình Khanh và kỷ niệm NT 60-67 Buy one get one free Chuyện cười Non Sông (Thơ) Cô nàng Đồng Nhân Tình bạn (Thơ) Lãng quên (Thơ) Mỗi Thu nhớ đến chuyện buồn Thu cũ Nguyễn Trãi trong văn học thời Tiền Lê Nhân Duyên (Thơ) Chuyện tử sinh Biết hỏi ai bây giờ? Bà Tú Xương và Em (Thơ) Một chuyến đi thú vị Quan niệm về linh hồn Tranh Hoàng Trung Vinh Lịch sử chữ viết, Giấy và ấn loát Thơ: DHNTTG 2014 Trên chuyến xe lửa tốc hành Cám ơn (Thơ) Những nhà văn , nhà thơ miền Nam trước 75


Tản mạn về hai chữ đồng môn Đại Hội NT thế giới 2012 Người Việt giỏi giang sao đất nước lận đận Ca dao tục ngữ - đúng, sai – có lý hay vô lý Dấu thời gian Bể dâu Một thời đã xa Sao lại là ta (Thơ) Tranh Đặng Thống Nhất Chứng cao mỡ trong máu Quả địa câu của Mr. A Gang tấc Ngày cuối cùng tại Đà Nẵng Twinkie Ngang qua cổng các ngôi trường cũ Chiếc cầu nối kết yêu thương Cà phê buổi tối Trưởng ban văn nghệ Nguyễn Đình Khanh Một ngày Nguyễn Trãi Hoa học trò (Thơ) Thiên thai (Thơ) Cuộc vượt thoát bi hùng Cánh hoa trước gió Tạp ghi còn và mất – B4NT59-66 Lời giải các câu đô “Đố tục, giảng thanh” Tò mò trên Hỏa tinh Cuộc hành trình từ Montreal Cành hoa trắng Sưu tầm danh ngôn về Thầy Cô Những cái nhất của Nguyễn Trãi Chuyến xe Tắc Xi Sưu tầm “Đố tục, giảng thanh” Định mệnh và tinh thần tiêu cực Ký ức 55 năm về trường Nguyễn Trãi Vui buồn đời lính thủy Ăn phở Hà Nội Hà Nội ngày trở lại Tự cứu lấy mình Tranh Light pictures

NT58 – Lê Văn Thu NT60 – Mai Đông Thành NT58 – Lê Anh Vũ NT60 – Vũ Ngọc Long NT57 – Hoàng Nguyên Linh GS Tạ Quang Khôi NT 49-54 – Cao Tuyên NT56 – Cung Vĩnh Viễn NT61-67 – Đặng Thống Nhất NT58 – BS Lê Văn Thu NT54-57 – Lê Tất Điều NT63-69 – Phùng Ngọc Tiến NT56 – Phạm Vũ Bằng NT MDT’s son - Kevin Mai NT55-59 – Hoàng Khởi Phong NT71-78 – Trần Khánh Trung NT58 – Nguyễn Duy Vinh NT60-61 – Nguyễn Quang Đại GS Đào Kim phụng GS Phạm Đức Liên GS Phạm Đức Liên NT61-68 – Vũ Mạnh Hùng NT60-67 – Võ Tá Hân NT59-66 – Nguyễn Phúc Tiến NT63 – Nguyễn Anh Tuấn NT71-78 – Lê Tử Nhất & Lê Thề Tùng NT58 – Nguyễn Tất Dũng NT74-76 – Thảo Ly NT68-75 NT81-83 Tuyết Nguyễn NT62-69 – Cung Nhật Thành NT63-70 – Anh Tuấn GS tạ Quang Khôi NT59 – Thế Huy NT57- Nguyễn Trần Lê NT56 – Lê Thiệp NT57 – Nguyễn Trần Lê NT62-69 – Cung Nhật Thành NT58 – Cao Đắc Vinh

Page 124 Page 126 Page 131 Page 135 Page 138 Page 142 Page 145 Page 145 Page 149 Page 150 Page 159 Page 164 Page 167 Page 174 Page 175 Page 180 Page 190 Page 192 Page 198 Page 203 Page 204 Page 205 Page 222 Page 226 Page 228 Page 229 Page 235 Page 239 Page 245 Page 246 Page 248 Page 251 Page 254 Page 257 Page 261 Page 267 Page 272 Page 275 Page 278

Lời Tuệ Kiên NT58 – nhạc Nguyễn Tuấn NT55 Thơ Tuệ Kiên NT58 – nhạc Võ Tá Hân NT60 NT56 – Phạm Đức Tiến Thơ Tuệ Kiên NT58 – nhạc Võ Tá Hân NT60

Page 99 Page 115 Page 187 Page 277

NT – Nguyễn Thái Bình

Page 280

NHẠC: “Ta về đây” “Cám ơn” “Variations in F Major for Piano” “Ngày hội lớn” HÌNH ẢNH SINH HOẠT: Hình Ảnh Sinh Hoạt Nguyễn Trãi


QUẢNG CÁO: Alpha Realtors VP Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng All States Insurance Company Vision Outlet Mỹ Hiệp Bakery VP Bảo hiểm Priority Kirkwood Dental Care Montessori Learning Institude Trung tâm Nha khoa Lâm Quang Thắng Folding Gates VP Bác sĩ Bùi Quý Bồng Phở 79 Đồng Nai Pharmacy Ameriout Bail Bond Family Dental Children’s Dentistry VP Bác sĩ Phạm Vũ Bằng Professionail & Spa – Anaheim, CA Professionail & Spa – Long Beach, CA May Pharmacy Sunny Auto Repair Trung Tâm Nha khoa Bác sĩ Nguyễn Thụy Quang AA Mini Fabric Elite Primary Specially – Bác sĩ Lê Danh Gia

C H Q U Ý V À Q U N G U T Đ Ạ T H Ế

À O M Ừ T H Ầ Y Ý Đ Ồ N Y Ễ N T H A M D I H Ộ I G I Ớ I

Bìa sau Mặt trong trang bìa sau Page 141 Page 148 Page 158 Page 197 Page 283 Page 284 Page 286 Page 287 Page 288 Page 289 Page 290 Page 291 Page 292 Page 293 Page 294 Page 295 Page 296 Page 297 Page 298 Page 299 Page 300

N G C Ô G M Ô N R Ã I Ự N T 2 0 1 4

Ban Biên Tập Đặc San Trung Học Nguyễn Trãi Saigon - 2014


Lá Thư Chủ Bút Cao Đắc Vinh

ách đây gần 2 năm vào dịp Tất niên 2012 của trường trung học Nguyễn Trãi tổ chức ở Nam Cali, tôi nhận vai trò chủ bút quyển Đặc San quý vị đang cầm trên tay. Từ đó đến nay, tôi không quên được cái ngày duyên nợ ấy: 13 tháng 1 năm ..13! Nhiều lần tự hỏi chẳng biết quyết định này sẽ xui hay hên khi con số 13 dính chặt vào hai đầu? Thực tế khi công việc hoàn tất, tôi ngồi đây viết lá thư chủ bút thì hên xui không đáng kể chỉ thấy mệt mỏi vì đã tốn nhiều công sức, có vui có buồn nhưng cái buồn đến rồi đi nhanh, may mắn cái vui ở lại chôn chặt tình bạn cũ mới vào tuổi già... Cáng đáng một trách nhiệm tương đối cao quý đối với ngôi trường cũ mà ai trong chúng ta cũng đều mang sẵn ít nhiều nợ nần nhưng vì là lần đầu, nhiệm vụ lại không quen nên tinh thần tôi hoang mang. Duyên đã đến rồi, bây giờ tôi phải chọn con đường nào để trả nợ đây? Hành động sao cho đẹp lòng mọi người, ấy mới là điều đáng kể... Thôi thúc tìm kế hoạch, nửa tháng sau tôi viết “Cà phê buổi sáng” và tung ra bài # 1 trên diễn đàn trunghocnguyentraisaigon Feb 1, 2013 lúc 7:34 sáng để kêu gọi tham gia viết bài. Mục này kết thúc 8 tháng sau đó Oct 1 với bài # 45 vào lúc 4:28 chiều. Tổng kết ngày mùng 1 năm mới 2014 thu được hơn 100 tác phẩm đủ thể loại: thi văn, âm nhạc và hội họa... Kết quả khả quan ấy đến với tôi như một món quà đầu năm mang giá trị tinh thần to lớn. Quả tình niềm vui phấn khởi đã chiến thắng sự nhọc nhằn... Suốt 3 tháng trời, tôi bỗng trở thành “editor” làm việc “full time” như một nhà chuyên nghiệp từ 6:30 sáng đến 4:00 chiều, chỉ ngừng lúc nhà tôi đi làm về... cùng vận động cho bớt căng thẳng bằng cách đi bộ quanh công viên gần nhà. Hầu như 95% những áng thơ tuyệt, 90% hồi ký văn chương tiểu thuyết, 100% sáng tác âm nhạc và hội họa của cựu học sinh Nguyễn Trãi gởi đến đều được tuyển chọn một cách chân tình. Mỗi bài viết là “trái chín ngon ngọt” mà chúng tôi đã cùng hợp lực với

C

tác giả bón sới tìm sâu cho “cây” Đặc San tươi tốt để quý vị giữ lưu niệm ngày Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ II tại Orange County hôm nay 29 tháng 6, 2014. “Văn là người”, ý tưởng bất hủ đó nằm trong bài diễn văn của Buffon từ 3 thế kỷ nay vẫn đúng như khuôn vàng thước ngọc. Tính nết con người biểu lộ qua văn chương và hành động ở từng thời kỳ. Tưởng tượng bước vào một căn phòng, chúng ta thấy nhiều trường hợp khác nhau: Bề ngoài mọi vật ở đó có thể được sắp xếp sạch sẽ ngăn nắp hay cẩu thả ngổn ngang. Phong cách trình bầy thoáng mát hoặc trang trí phức tạp, bầy biện khắp nơi. Trong lãnh vực văn chương, chúng ta cũng gặp cả 2 trường hợp trên: Từ ngữ, văn phạm chuẩn hay bất chấp quy định, câu văn đọc lên tối nghĩa khó hiểu... Văn phong mộc mạc giản dị hoặc cầu kỳ lãng mạn. Đối với tôi, thiết nghĩ vai trò chủ bút chẳng khác gì người bồi phòng làm công việc dọn dẹp “quét rác”, sửa soạn cho tác phẩm đúng ý hơn để tác giả và độc giả cảm thấy thoải mái không cau mày nhăn mặt vì những khuyết điểm đáng tiếc nhưng văn phong là cách diễn ý trình bầy phải cần giữ lại. Tôi thường nghe ví von, văn chương là món ăn tinh thần, đọc thơ văn giống như động tác và miếng cơm vào miệng, răng nhai nhiễn để thưởng thức vị ngọt nhưng chẳng may gặp phải hòn sạn nghe chát chúa đành nhả ra và gác đũa! Nhiệm vụ chủ bút phải chăng chính là vo gạo gắp những viên sạn ấy ra trước khi nấu để khách mời vui vẻ ăn không bỏ dở? Tóm tắt là thế nhưng qua lá thư này, tôi cũng xin trình bầy vài việc làm tiêu biểu trong vai trò chủ bút của mình. 1. Thứ nhất, tôi quan niệm đa số chúng ta chẳng ai sống cho nghệ thuật nên tác phẩm nếu có khuyết điểm là chuyện dễ hiểu vì thế cần nương vào nhau để bổ túc. Thứ nhì, Đặc San là tiếng nói của những người muốn gởi chút tình về với trường cũ nên bổn phận tôi phải trân quý “tấm lòng” ấy và tìm mọi cách đăng tải. Người phụ nữ đẹp hay xấu tùy kẻ đối diện, một áng văn thơ đọc lên khen hay chê cũng thế... tùy tâm hồn độc giả cảm nhận. Ở đây, vai trò chủ bút không cho phép tôi xếp loại và âm thầm bỏ rơi bài họ cậy đăng... chỉ khi nào hình thức vừa ĐSNT 2014 – Page 5


luộm thuộm, nội dung lại lập dị, người viết cố chấp không chịu sửa đổi thì mới đành bỏ cuộc! Nếu tác giả có nhiều bài thì chọn những bài hay nhất, còn ai chỉ đóng góp một bài chẳng may tối nghĩa khó đọc thì tôi phải tìm cách “quét rác” và làm việc chung với tác giả cho bài viết thêm sáng tạo. Thứ ba, tôi nghĩ rằng ngoài cái hay, cái đẹp của nghệ thuật, chúng ta còn cần trao đổi tin tức để biết thêm về thân thế, gia đình, sự nghiệp... do đó phần đầu mỗi tác phẩm, quý vị thường thấy chút tâm tình tôi gom góp kể lại khi được hân hạnh tiếp xúc với tác giả. 2. Tôi đọc tất cả trăm tác phẩm gởi về, từng câu từng chữ và dùng tự điển để chỉnh đốn từ vựng khi cần. Có những ngôn ngữ tưởng sai mà đúng chẳng hạn thày (sai) thầy (đúng) tưởng đúng mà sai như con tầu (sai) con tàu (đúng), dẫy nhà (sai) dãy nhà (đúng), gẫy (sai) gãy (đúng), xảy hay sẩy (đúng cả 2)... Tôi tâm niệm rằng trước những chữ “mà, nhưng, và, rồi, thì ” dùng để nối câu thì không thể có dấu phẩy hay chấm ở phía trước hay sau nhưng ngạc nhiên là thấy rất phổ thông trong những sáng tác từ thành phần chuyên nghiệp đến nghiệp dư. Gặp những câu: “đuôi tàu có thể mở rộng... để hành khách có thể tự lái xe lên tàu” thì tôi bắt buộc bỏ bớt chữ “tàu” và “có thể” để chữ nghĩa bớt nặng nề... 3. Sau phần chọn lọc của chủ bút thì còn lại 15 bài cần ý kiến của ban Đặc San. Đa số vì những lý do: quá dài (20 - 30 trang), đã phổ biến internet, chữ nghĩa “hoang vu” có thể làm độc giả nhức đầu, khảo cứu chuyên đề “nặng ký” không thích hợp hoặc đề tài châm biếm nhậy cảm. Ban Đặc San khởi xướng gồm 6 người tự nguyện. Một người dù đã dược lưu ý đặc biệt ngay từ lá thư đầu, nếu vui thì “đậu” buồn thì “bay” không bắt buộc. Anh ta ở lại đến ngày chót khi cần ý kiến thì sỗ sàng rút lui và một người giữ im lặng từ đầu đến cuối. Cuối cùng kể cả tôi chỉ còn lại 4 người ngoài dự tính. Sau khi bỏ phiếu cho 15 bài ở trên, tôi trở lại làm việc với từng tác giả để giải quyết vấn đề: dài thì rút ngắn, đã phổ biến thì đề nghị viết bài mới, lập dị thì sửa đổi rồi gởi lại để tác giả phê chuẩn và “nặng ký” hay nhậy cảm thì chọn bài khác cùng tác giả... Không một đáng tiếc nào trong việc “điều đình ngoại giao” này ngoại trừ một tác giả chậm trễ trả lời nên đành hẹn lần sau. 4. Nhiều bạn tôi chưa từng gặp, liên lạc cả mấy chục emails đến khi bài vở toại ý thì thành bạn thân, hẹn hò gặp nhau một ngày trong tương lai. Có người cẩn thận đọc lại, tìm thấy sơ sót, dạy lại “chủ

bút” cho công bằng hoặc vài bạn kiểm tra bảo tôi sửa lại từng dấu phẩy, dấu chấm cho đúng ý họ nhưng đâu biết rằng đúng cả ý tôi vì đó là niềm vui, dấu hiệu của sự hợp tác chân tình... Chỉ cần tỏ chút nhẫn nại với lòng vị tha. Tuy nhiên, cũng có vị không cảm thông cách làm việc của tôi và tuyên bố dứt khoát: “you take it or leave it” khi đọc lại bài của mình đã “edited”! Dĩ nhiên tôi “take it” không để nỗi buồn dẫn dắt khi nhớ đến lời tâm niệm buổi ban đầu: “Hành động sao cho đẹp lòng mọi người, ấy mới là điều đáng kể...”. Cũng phải dài dòng kể thêm về “cái bất đồng ý kiến” này vì nó đã làm tôi hoang mang, chẳng biết sẽ phải hành sự ra sao với những bài kế tiếp? Một chiều cuối tuần, vợ chồng tôi cùng cô gái út lên miền cao nguyên tìm chút giá lạnh mùa đông. Trời nắng ấm, gió hiu hiu thổi đong đưa đám sậy bên bờ nước. “Hiking” mệt, tôi ngồi cạnh vợ con trên cây thông già đã gãy nằm ngang giữa đường, mơ màng nhìn trời xanh mây trắng và hồ nước long lanh sóng bạc. Con gái tôi bỗng cất tiếng hỏi: “Bố nghĩ gì thế?”. Ngại ngùng nhưng không để lỡ cơ hội bắt nhịp cầu thảo luận, tôi kể lại chuyện vừa qua và muốn biết hành động của mình đúng hay sai? Vợ tôi lặng thinh, cô gái út suy nghĩ hồi lâu rồi từ tốn bảo: “Nếu họ hired bố chỉ để thu thập bài vở cho tuyển tập thì bổn phận của bố nằm ở động từ nhưng “editor” theo định nghĩa của người Mỹ thì bố toàn quyền chọn lọc, cắt xén, sửa đổi nội dung hay chỉnh sửa hình thức sao cho phù hợp với mục đích bởi vì họ đề cử bố vào vai trò này không phải ngẫu nhiên mà đã dựa vào những tiêu chuẩn có sẵn và con nghĩ việc bố muốn đăng bài của tất cả tác giả thuộc ngôi trường cũ của bố là điều nên làm...” Bây giờ, lá thư chủ bút vừa viết xong, kính mời quý vị lật vào trang trong thưởng thức trọn vẹn trái tim và tâm hồn của các giáo sư và cựu học sinh trường trung học Nguyễn Trãi gởi gấm chút ân tình của họ qua văn chương nghệ thuật. Trước khi dứt lời, kính xin quý vị tha thứ mọi lỗi lầm và sai sót bởi vì chúng ta vẫn thường biết: “Bói ra ma, quét nhà ra rác” mà nhiệm vụ “chủ bút” như tôi định nghĩa ở trên chính là “làm dâu trăm họ” đi “quét rác” từng nhà thì thế nào cũng phải có những điều đáng tiếc không sao tránh khỏ ĐSNT 2014 – Page 6


Lá Thư Hội Trưởng rong đại hội thế giới lần thứ nhất tại Houston, khi được đề cử nhận trọng trách tổ chức đại hội thứ nhì thì tuy cảm thấy rất hân hạnh nhưng trong bụng tôi cũng đánh lô tô ghê lắm. Làm sao thực hiện một đại hội cho “ra hồn” để thầy trò khắp nơi về tham dự được vui vẻ, thoải mái chắc chắn không phải chuyện dễ dàng. Mối lo được nhẹ hẳn khi tôi “dụ” được anh Trần Đức Tâm nhận lời làm trưởng Ban Tổ Chức và sau đó là một lực lượng khá “hùng hậu” xung phong tham dự. Tuy số người tham dự sau đó giảm dần vi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các anh chị em còn lại hăng hái nhận thêm trách nhiệm nên mọi việc đều từ từ được xuông xẻ. Sau gần hai năm cùng nhau làm việc qua bao nhiêu buổi họp, hàng trăm e-mails qua lại, tôi cảm nhận một điều rõ ràng là tình cảm mọi người ngày một đậm đà hơn, và chúng tôi có được nhiều tiếng cười đùa vui vẻ hơn. Trong thâm tâm, tuy lo lắng làm sao chu toàn trách nhiệm nhưng tôi cũng vẫn tìm thấy nhiều nguồn vui qua những buổi họp mặt vì hiểu rằng mai này khi Đại Hội qua đi thì chắc gì còn tìm lại được cái không khí miệt mài làm việc, những buổi tập dợt văn nghệ vui vẻ bên nhau.

T

Xin cám ơn thầy Lưu Trung Khảo và cô Bùi Bích Hà đã nhận lời làm giáo sư cố vấn, giúp BTC nhiều ý kiến thiết thực. Xin hết lòng cám ơn anh Trần Đức Tâm, dù anh đang thất nghiệp và “ế” nhưng vẫn vui vẻ lái xe lên xuống con đường dài Oceanside-Orange County hầu như mỗi cuối tuần. Thật oái oăm khi anh Tâm làm việc hăng say, cần mẫn nhất, nhưng lại gánh chịu nhiều “búa tạ” nhất. Hy vọng sau Đại Hội, anh sẽ được đền bù bằng một cô vợ thật dễ thương và…dễ tánh. Cám ơn anh Nguyễn Thái Bình đã dùng hầu hết thời gian rảnh rỗi o bế cho website Đại Hội, rồi Đặc San NT cùng giải quyết tất cả các nhu cầu cần đến chuyên môn, kỹ thuật của anh. Đã có lúc anh Tâm phải la hoảng “Thôi đừng giao cho anh Bình quá nhiều việc như vậy!” Cám ơn anh văn sĩ tài hoa Cao Đắc Vinh đã một mình lụi cụi lo lắng cho các bài vở của Đặc San sao cho tươm tất.

Cám ơn anh Nguyễn Phúc Tiến đã miệt mài chuẩn bị, săn sóc cho phòng triển lãm với bao tác phẩm đủ loại của NT khắp nơi gửi về. Cám ơn anh chị Đỗ Kim Thiện đã nhận trách nhiệm lo cho phần quảng cáo của Đặc San và bao chuyện linh tinh không tên khác. Cám ơn anh chị Đào Nguyên Bình với chị thủ quỹ Dung có giọng cười vô cùng dòn giã làm mọi người chung quanh vui vẻ, thoải mái. Cám ơn anh chị Lê Văn Sơn, anh chị Nguyễn Ích Thọ tuy bận rộn nhưng vẫn bỏ thời giờ đến tập dợt với mọi người trong những tiết mục cần đến các anh chị Cám ơn cô Gấm và các bạn Hoàng Nam, Hoàng Trung Vinh, Phạm Chiêm đã cùng phối hợp lo cho sân khấu cả về kỹ thuật lẫn trang hoàng. Cám ơn chị Hương, chị Bạch Tuyết, Diễm Trang và các cô em Nhật Lệ, Đằng Giang, Karen Nguyệt đã sốt sắng đóng góp trong các màn văn nghệ và lo chuyện ẩm thực cho buổi picnic Cám ơn anh chị Nguyễn Thạch Bình, các cô em Thảo Ly, Út Tuyết dù ở tận bên Texas cũng với tay qua giúp BTC Cali rất nhiều. Cám ơn anh Nguyễn Văn Châu và ban văn nghệ Lạc Hồng đã yểm trợ nhiều phương tiện cho BTC. Một đôi nghệ sĩ tuy không phải cựu học sinh Nguyễn Trãi nhưng tôi cũng xin đặc biệt cám ơn là nhạc sĩ Lâm Tứ Hiệp và chị Ánh Thu. Anh chị ở tận San Bernadino nhưng không quản ngại đường xa, đã bỏ thì giờ đến tập luyện rất công phu cho anh chị em Nguyễn Trãi hai bài hợp ca quan trọng của đêm Đại Hội là Làng Tôi và Hội Trùng Dương. Cuối cùng, xin cám ơn tất cả thầy cô, anh chị em Nguyễn Trãi khắp nơi và thân hữu các trường bạn đã yểm trợ tài chánh, khuyến khích tinh thần, ghi danh tham dự, đóng góp văn nghệ, nhờ đó chúng ta có được một Đại Hội thật hào hứng, ấm cúng, thân tình. Mai Đông Thành Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon

ĐSNT 2014 – Page 7


ĐSNT 2014 – Page 8


Thư Ngỏ Đặc San Nguyễn Trãi 2014

au hơn hai năm chờ đợi, cuối cùng thì quyển Đặc San Nguyễn Trãi đánh dấu ngày thầy cô và anh chị em đồng môn từ khắp nơi đã cùng nhau về miền nắng ấm Nam California họp mặt lần thứ nhì sau gần 40 năm xa quê hương cũng đã thành hình. Đặc san này cũng là một nỗ lực khác của nhiều quý vị giáo sư, anh chị em đồng môn không thể về tham dự Đại hội được nhưng cũng muốn đóng góp tiếng nói của mình với trường xưa, bạn cũ. Nhân dịp này ban tổ chức đại hội xin được gửi lời chào mừng và cám ơn đến quý vị cựu giáo sư và anh chị em đồng môn khắp nơi đã về tham dự cũng như đóng góp tài chính và thời gian cho đại hội. Chúng tôi cũng không thể quên gửi những lời cám ơn đến tất cả các anh chị em trong ban tổ chức đã bỏ rất nhiều thời giờ và công lao để cùng nhau tạo được một cơ hội gặp gỡ thật hiếm có cho các thầy cô và các đồng môn cũ ở quê người . Không có sự tiếp tay, đóng góp và hy sinh thời gian cá nhân của quý anh chị trong ban tổ chức, chúng tôi đã không thể tạo được buổi sinh hoạt như vậy. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn quý vị Mạnh Thường Quân đã nhiệt thành đóng góp tài chánh ủng hộ DSNT 2014, quý cơ sở thương mại đã sốt sắng nhận đăng quảng cáo trên DSNT 2014. Sự đóng góp tài chánh của quý vị MTQ và các cơ sở QC đã góp phần tích cực cho DSNT 2014 được hình thành.

S

Thay mặt Ban tổ chức Trần Đức Tâm

Danh sách thầy cô và anh chị em tham dự trong ban tổ chức Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới 2014 tại Orange county , California: -

Thầy Lưu Trung Khảo (gs Cố vấn) Cô Bùi Bích Hà (gs cố vấn) Đỗ Kim Thiện Nguyễn Thái Bình Cao Đắc Vinh Nguyễn Phúc Tiến Nguyễn Thị Dung Hoàng Nam Phạm văn Chiêm Hoàng Trung Vinh Nguyễn Thụy Quang Võ Tá Hân Nguyễn Thị Gấm Karen Thanh Nguyệt Đằng Giang

-

Nhật Lệ Mai Đông Thành Trần Đức Tâm Lê Văn Sơn Nguyễn Ích Thọ Diễm Trang Mộng Tâm Bạch Tuyết

Ngoài ra còn phải kể đến sự tiếp tay không nhỏ của các người phối ngẫu của các anh chị em trong BTC.

ĐSNT 2014 – Page 9


Tình bạ n

Tuệ Kiên NT58 Viết cho Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới 2014… Thi sĩ Tuệ Kiên có tên thật là Vũ Văn Sang sinh năm 1945 tại làng Thọ Trương tỉnh Hưng Yên. Năm 54 di cư vào Nam, học sinh Nguyễn Trãi 58-62, đệ nhị cấp Chu Văn An, Sư phạm, Luật khoa Sài Gòn rồi nhập ngũ khóa 5/68. Di tản tháng 4/75, tạm cư ở Clarion Iowa đến năm 1977 thì về Houston. Sáng lập Hiệp Hội Thể Thao Lửa Việt, thành viên Hội đồng quản trị / Ủy Hội Thể Thao Bắc Mỹ. Hiện nay đang định cư tại thành phố Arlington, Texas từ năm 1986. Năm 1999, sáng lập Nhóm Phật Tử Đạo Tâm, thực hiện các chương trình phát thanh “Tiếng Từ Bi”. Bắt đầu sáng tác thơ với bút hiệu Tuệ Kiên và được các nhạc sĩ Võ Tá Hân, Nguyễn Tuấn... cảm mến phổ thơ các nhạc khúc cúng dường Tam bảo. Trong thời gian hưu trí, dự định hành hương các thánh tích Phật giáo trên thế giới. Ước nguyện: Vun đắp tín, nguyện, hạnh, tha thiết niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Tây phương tịnh độ của Đức Phật A Di Đà...

Bạn của tôi, bạn đồng môn Nguyễn Trãi Từ khắp bốn phương chẳng ngại xa xôi. Sáu, bẩy mươi năm trải nghiệm cuộc đời Từ dạo tháng Tư, tan tác nổi trôi...

Mở rộng con tim, tấm lòng trắc ẩn Học bổng cho em, hoàn cảnh khó nghèo. Em cố học dù đường quá cheo leo Đành chấp nhận, nghiệp trả vay lận đận.

Rủ nhau cùng về tham gia Đại Hội Lướt gió, tung mây, cánh sắt lưng trời. Nguyễn Trãi tình xưa không hề thay đổi Nhớ bạn đồng môn, lòng bỗng bồi hồi.

Tương lai em, một ngày mai ảm đạm Đạo đức suy đồi, tham nhũng, bạo tàn. Trên hè phố, toàn chuyện của dân oan Uất ức, khổ đau, nước mắt dâng tràn!

Ngày tháng thoi đưa, cuộc đời ngắn lại Tóc bạc da mồi, nào biết tương lai! Ai còn, ai mất, ai vẫn miệt mài Tài sắc, lợi danh, phù du mộng ảo.

Nguyện cho dân tôi cuộc sống vui an Ruộng rẫy được mùa cơm no, áo ấm. Nguyện kẻ ác gian hồi tâm hướng thiện Sám tội, ăn năn chuộc mọi lỗi lầm...

Bạn tôi từ dạo xảy đàn, tan nghé Dõi mắt trông về, tai vẫn lắng nghe. Tiếng thét gào từ vực sâu, đất Mẹ Nỗi nhớ bâng khuâng Thầy cũ, bạn bè...

Thơ tôi viết mừng bạn bè tụ hội Về sống bên nhau thân thiết từng ngày. Tâm sự buồn vui, đắng cay chia sẻ Ôn thuở học sinh Nguyễn Trãi xum vầy...

Kẻ ra đi vẫn se lòng nghĩ tưởng Ôi quê hương! Ôi vạn pháp vô thường. Thương dân mình, thương kiếp sống lầm than Người ở lại tràn dâng niềm tủi hận.

Duyên may chúng mình vui sống tự do Chúc nhau sức khoẻ hẹn hò gặp lại. Mai dù xa cách, tình bạn đâu vơi Nguyễn Trãi một ngày, Nguyễn Trãi một đời... ĐSNT 2014 – Page 10


Nguyễn Trãi Trước Bối Cảnh Lịch Sử Hiện Nay... Biên Khảo của Nguyễn Văn Mùa Hè 2013 Houston TX.

iệt Nam ngày nay trước hiểm họa từ phương Bắc có nhiều bối cảnh tương tự như thời cụ Nguyễn Trãi dưới thời hậu Trần và Hồ Quý Ly. Cụ là một thiên tài quan sự đã giúp vua Lê Lợi đánh đuổi quân Minh... nổi bật hơn cả là chính sách ngoại giao bởi vì Cụ đã đặt được nền móng hòa bình kéo dài gần 400 năm cho nước Việt Nam yên ổn đối với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Hậu sinh chúng ta đôi khi tự hỏi: - Chiến lược gia Nguyễn Trãi nghĩ gì trước bối cảnh lịch sử của đất nước hiện nay? Đất nước đang đi vào giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 5 bởi quân Tầu... Để tìm được câu trả lời xác đáng, có lẽ chúng ta sẽ phải dựa vào lịch sử và những tác phẩm văn thơ của cụ may mắn còn lưu lại hậu thế đến ngày nay. 1. Tác Phẩm: Vụ án Lệ Chi Viên đã làm thất truyền nhiều tác phẩm của Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông sau này đã giải

V

oan, phục hồi danh dự và ra lệnh tìm kiếm lại một số bút tích của Nguyễn Trãi. Nhiều tác phẩm của cụ có giá trị cả về lãnh vực chính trị, lịch sử, luật pháp, gia đình... đến thơ văn được nhiều thế hệ tham khảo. - Bình Ngô Đại Cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dân Việt... Lời văn hùng hồn, lý luận vững chắc nêu lên chính nghĩa quốc gia dân tộc nói về quá trình đấu tranh, đánh đuổi quân xâm lăng gian khổ để giành lại độc lập hòa bình cho đất nước. - Chí Linh Sơn Phú là những bài phú nói lên sự khó nhọc kiên cường, quyết chí một lòng của nghĩa quân thời đó. - Ức Trai Thi Tập và Gia Huấn Ca là hai tập thơ gồm nhiều bài diễn tả tâm tình của cụ đối với quê hương, dân tộc và gia đình. - Quân Trung Từ Mệnh Tập là tập sách có những văn thư do quân sư Nguyễn Trãi gửi các tướng nhà Minh về chính sách ngoại giao chiêu dụ đối phương trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Cấp NT68 - Dư Địa Chí ghi chép sơ lược về địa lý hành chính là một trong những tác phẩm điạ lý học đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta. - Bình Ngô Sách là phương án chống quân Minh của Nguyễn Trãi dâng lên vua Lê Lợi... Nguyên bản ấy tiếc rằng không còn nữa nên chúng ta chỉ biết nó gián tiếp qua những tác giả khác mà thôi! Bình Ngô Sách đưa ra 3 chiến lược đánh quân Minh mà chủ yếu dựa vào lòng người mà tạo sức mạnh: nhân nghĩa, ngoại giao và quân sự để đi đến chiến thắng rồi tạo lập hòa bình lâu dài. 2. Bối Cảnh Lịch Sử: Vị trí của Việt Nam đặc biệt nằm sát bên cạnh một thế lực khổng lồ do đó đất nước chúng ta luôn bị nước Tầu dòm ngó áp bức ở mọi thời đại. Quá trình lịch sử nước Việt đã trải qua nghìn năm thăng trầm để đối phó với những hiểm họa này... Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần vào năm 1400, tuy có cải cách về kinh tế chính trị nhưng căn bản vẫn áp dụng chính sách hà khắc bất nhân nên trăm họ lầm than không ĐSNT 2014 – Page 11


thán phục vua quan. Nhà Hồ nhận biết nguy cơ đến từ phuơng Bắc nên xin cầu an, theo đuổi chính sách ngoại giao nhu nhược, thần phục triều đình nhà Minh nhưng cũng không tránh khỏi chiến tranh! Nhà Minh thấy rõ sự suy nhược và chia rẽ của nước Việt nên lấy cớ phò Trần đánh bại họ Hồ xâm lăng nước ta. Nguyễn Trãi đã tóm tắt thời đại đen tối ấy qua những vần thơ: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nhà Hồ đã để mất lòng dân, bán nước cầu vinh, bại nhân nghĩa... Những nguyên nhân ấy đã dẫn đất nước vào vòng sa cơ thất thế và để tránh con đường thối nát của họ Hồ, chúng ta bắt buộc phải học hỏi những kinh nghiệm vô giá ấy của tiền nhân. Hiện nay, diện tích nước Tầu lớn hơn nước Việt 15 lần, dân số xấp xỉ 1,3 tỷ người và tổng sản lượng quốc gia trên 8,000 tỷ đôla US. So sánh với Việt Nam 80 triệu người, tổng sản lượng quốc gia chỉ có 130 tỷ đôla US thì thấy ngay sự chênh lệch to lớn về phía quân Tầu. Chúng nó còn là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới trang bị võ khí nguyên tử.

3. Sách Lược Cứu Nước Và Giữ Nước: Đọc những tác phẩm của cụ Nguyễn Trãi lưu lại, ta thấy chiến lược cứu nước, giữ nước được đặt trên những căn bản vững chãi lâu dài: Đó là tạo nên sức mạnh toàn dân qua chủ thuyết nhân nghĩa, cương quyết đối phó mọi tình huống sẩy ra hợp tình hợp lý và luôn luôn phối hợp phương pháp ngoại giao với mục đích tối hậu là... yên dân. Hai chữ “nhân nghĩa” được lập lại rất nhiều lần trong các tác phẩm của cụ. Chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên mà là quốc sách hàng đầu để đoàn kết tạo sức mạnh cho cuộc chiến dân tộc sống còn! Vị quân sư lẫy lừng của anh hùng áo vải Lam Sơn đã nhấn mạnh nền móng chính nghĩa cho công cuộc cứu nước. Đọc hai câu thơ mở đầu của tập “Bình Ngô Đại Cáo” sau đây chúng ta đều thấy rõ điểm quan trọng nhất mà Nguyễn Trãi đã dùng trong chiến lược tạo sức mạnh quân sự của toàn dân để đối phó với ngoại xâm: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Nhà Hồ cũng như nhà hậu Trần đã không biết kết hợp chiến lược toàn dân để tạo sức mạnh ở mọi tầng lớp từ kẻ sĩ, nhà nông đến nam phụ lão ấu... một lòng đoàn kết

đánh đuổi quân Minh. Qua những vần thơ để lại, Nguyễn Trãi đã cho chúng ta biết sự quan trọng của chính nghĩa ấy và sức mạnh toàn dân... toàn quân. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo Nguyễn Trãi nhận biết sự quan trọng trong bối cảnh toàn dân đồng lòng góp công sức, mỗi người một việc trước công cuộc cứu quốc nên cụ viết bài “Chiêu Cầu Hiền Tài” đại ý như sau: Người tài ở đời vốn không ít nên chính quyền phải nỗ lực tìm kiếm để hô

hào phục vụ đất nước bằng tất cả phương cách như học hành thi cử hay tiến cử. Cụ không chiêu dụng nhân tài chỉ ở tầng lớp kẻ sĩ mà còn khuyến khích tạo điều kiện cho dân quê, lính tráng tùy vào khả năng mà giao trách nhiệm. Đánh giặc giữ nước đương nhiên phải dùng đến quân sự nhưng khác với những kẻ hữu dũng vô mưu, vô nghĩa vô nhân... Nguyễn Trãi với cái nhìn quân sư chiến lược biết nước ta nhỏ và thưa ĐSNT 2014 – Page12


dân, cụ đã khôn ngoan xử đúng kế hoạch lấy ít và yếu chống nhiều và mạnh. Tư tưởng ấy đã được diễn tả qua mấy vần thơ sau đây: Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. Nước Tầu ngày nay với hơn 1,3 tỷ người, ta có thể coi đây là một lợi điểm của họ hay cũng là một cơ hội để ta nắm bắt mà khai thác... Xét thử với một nhân sự khổng lồ bao gồm nhiều chủng tộc, tôn giáo và hàng trăm triệu người vẫn còn sống trong cảnh khốn cùng, nước Tầu có những mối lo xã hội đang âm ỷ cháy chẳng hạn làm sao có thể tạo công ăn việc làm và sản xuất thực phẩm, nước uống cung ứng cho dân số càng ngày càng đông? Họ phải nỗ lực xuất cảng hàng hoá đi mọi nơi trên thế giới và nhập cảng những nguyên liệu cần cho hàng tỷ miệng ăn. Nguyễn Trãi đã cho ta biết ngoài những tác động điều binh tự vệ, ta phải có những chiến lược, chiến thuật để giảm sức mạnh đối phương trước khi trực diện đối đầu. Cụ đã

tóm tắt một phương cách đối phó qua 4 câu thơ dưới đây: Ta trước đã điều binh thủ hiểm, Chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường Tuyệt nguồn lương thực… Như đã nói, Nguyễn Trãi còn là nhà ngoại giao tài giỏi, cụ lưu lại cuốn “Quân Trung Từ Mệnh Tập” gồm nhiều thư từ ông trao đổi với quân Minh qua sự ủy quyền của vua Lê Lợi. Vua sai sứ giả mang lễ vật cùng với lá thư cầu hoà do Nguyễn Trãi viết gởi nhà Minh, lời lẽ rất mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết! Do lẽ đó, tổng binh nhà Minh chấp thuận hưu chiến và tạo cơ hội để nghĩa quân có thời gian củng cố lực lượng. Sự khôn ngoan của cụ đã thể hiện qua những câu thơ sau: Biết người, biết mình, khi mềm, khi mạnh Chờ thời, rình mệt, giấu nhọn, che sắc Gối củi nằm gai, ngậm cay nuốt đắng Lo rửa nhục trước, giành lại quê hương Một điểm son căn bản nữa của Nguyễn Trãi là lo lắng cho dân lành, chỉ dùng vũ lực khi thực sự cần thiết để tránh thiệt hại, thương vong cho bá tánh. Trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa cứu nước, cụ không hiếu sát, dâng mưu hãm thành, chiêu dụ để hàng vạn quân Minh tự đầu hàng được cấp ngựa

và thuyền để trở về cố quốc. Hành động khôn ngoan, nhân hậu của ta đã tạo căn bản cho nền hòa bình giữa hai nước Trung Việt kéo dài 400 năm . Đến thời Lê Chiêu Thống vì tư lợi mà “cõng rắn cắn gà nhà”nên đất nước lại lao vào vòng chiến tranh điêu linh. Nguyễn Trãi đã lưu lại cho chúng ta những lời vàng ngọc giúp dân tộc an cư lạc nghiệp, dân giàu nước mạnh và không gì quý bằng một quốc gia được hưởng nền thanh bình thịnh trị. Sự khôn ngoan và sự nhân hậu ấy

quả tình đáng được trân trọng nhớ mãi tới ngàn đời sau... 4. Kết Luận: Qua những tác phẩm được lưu truyền và những dữ kiện lịch sử, chúng ta biết Nguyên Trãi là một nhà chính trị tài ba. Cụ hiểu chính sách quỵ lụy quan thầy, nhu nhược của nhà Hồ để cầu hòa với nhà Minh không sao đạt được kết quả nên trước quân Minh dân đông nước lớn, cụ đã dùng nhân nghĩa để đoàn kết toàn dân mà tạo sức mạnh đối phó! Cụ khôn ngoan, biết ĐSNT 2014 – Page 13


người biết ta, uyển chuyển tiến thoái hợp thời hợp lý. Cụ đã khéo dùng chính nghĩa phối hợp với quân sự, ngoại giao... mọi lãnh vực dựa trên sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Hiểu được các thông điệp Nguyễn Trãi đã viết, trần tình ở các tác phẩm, chắc chắn dân tộc sẽ tìm được câu trả lời cho công cuộc giữ nước, cứu nước trước tham vọng thôn tính khu vực Thái Bình Dương của đảng cộng sản Tập Cận Bình. Lắm lúc chúng ta tự hỏi: - Nếu đại thần Nguyễn Trãi, tể tướng dưới thời nhà Hồ sử dụng “nhân nghĩa” để tạo sức mạnh toàn dân đi đôi với chính sách ngoại giao khôn ngoan thì vận mệnh nước nhà có tránh khỏi chiến tranh với quân Minh không? Câu hỏi này có lẽ không có lời giải đáp trọn vẹn nhưng chúng ta cần phải khẳng định rằng: - Toàn dân đoàn kết chắc chắn có một sức mạnh vô

biên mà bất cứ quốc gia nào mang tham vọng thôn tính nước ta sẽ phải suy tính hơn

thiệt trước mọi tranh chấp! Hình ảnh của một dân tộc 80 triệu muôn lòng như một giống như 3 phương án chiến lược đã in trong “Bình Ngô sách” đại thắng quân Minh của danh nhân Nguyễn Trãi vẫn còn hiệu lực như câu trả lời chính xác cho toàn dân nước ta trước bối cảnh lịch sử hiện nay đối với quân Tầu tham ô. Ước mong lời kết khẳng định ở bài viết này sẽ sáng tỏ lòng người nước Nam!

Giặc cộng tham tàn, hận có sâu? Dân lành đói khổ, lòng có đau? Người đi có nhớ hờn vong quốc? Da vàng máu đỏ có phai mầu? Tha hương vùn vụt ngày quá mau Bóng câu thấp thoáng, đời là bao? Danh lợi u mê vòng luẩn quẩn Áo cơm nô lệ mãi hay sao? Bò quanh miệng chén, bò tới đâu? Há miệng chờ sung, chờ bao lâu? Co đầu rụt cổ, chăn chùm kỹ Sa lông, xôi thịt mãi hay sao?

.

Túc Từ ở đâu?

Đến Khi Nào?

(Hoàng Trung Vinh -NT 70 sưu tầm)

Trong giờ Văn phạm, thầy giáo mê man giảng: Khi chúng ta nói: “Con chó uống nước” thì “chó” là chủ từ, “uống” là động từ còn “nước” là túc từ. Bây giờ một câu thí dụ khác: “Thầy ăn cơm”. Các em có thể cho thầy biết túc từ ở đâu không? Thì một học sinh nhanh nhẩu trả lời, thưa thầy túc từ nằm... trong bụng thầy ạ!

Nhìn quê hương tang tóc khổ đau Há không thẹn mặt với trời cao? Thất phu, thương nữ còn trách, hận Riêng mình mê ngủ đến khi nào? Người Xứ Thái Nguyễn Văn Thanh (B1NT59-66)

ĐSNT 2014 – Page 14


NGUYỄN TRÃI, MỘT CHỌN LỰA CÁCH MẠNG Phạm Đức Tiến NT56

“Xét xưa, nghiệm nay, gắng tìm hiểu hưng vong mọi lẽ Chí lo khôi phục, thức ngủ không quên”

(Bình Ngô Đại Cáo) ó thể nói trong tất cả những khuôn mặt lịch sử đấu tranh CViệt Nam, Nguyễn Trãi đã nổi bật như một kiệt xuất, một tổng hợp của tài năng và phẩm tính. Cùng thời với Nguyễn Trãi, bạn đồng liêu Nguyễn Mộng Tuân đã ngợi khen ông là:“Có tài kinh bang tế thế làm rạng rỡ cho đất nước từ trước

chưa ai được như ông” (Thư tặng Giáng Nghị đại phu họ Nguyễn) Những người đời sau cũng đặc biệt đánh giá ông rất cao. Thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ khen ông là: “Đầu đời Lê, trong số các nhân tài thu dụng được có Nguyễn Ức Trai là giỏi hơn cả” (Việt Sử Tiêu Án) Lê Quý Đôn xếp ông vào hạng nhất:“… Khi Thái Tổ dấy nghĩa binh, ông cầm roi ngựa đến Lỗi Giang yết kiến, dâng ba kế sách dẹp giặc. Ông liền được vua biết tài và trọng đãi, rồi cho làm chức Tuyên Phụng Đại Phu, thừa chỉ Viện Hàn Lâm kiêm Thượng Thư Bộ Lại, coi việc ở viện Nội Mật, dự bàn mưu kế, thảo ra thư hịch. Trong các công thần khai quốc, ông có công vào hạng nhất...” (Toàn Việt Thư Lục) Thế kỷ 19, Phan Huy Chú đặt ông vào vị trí đầu:“... Ông có văn chương mưu lược, gặp được vua, kinh bang tế thế, làm công thần mở nước hạng nhất...” (Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí) Đến Cao Bá Quát cũng thừa nhận rằng: “Phủ đó từ xưa đã có tiếng nhiều danh nhân. Tiều Ẩn và Ức Trai là hai nhân vật tuyệt vời. (Thư tiễn ông phủ Thường Tín) Vậy điều gì đã làm ông được xưng tụng cao như vậy? Điểm đặc sắc nào đã tạo cho ông một

vị trí đặc biệt trong lịch sử như thế? Có người cho rằng chính tình yêu dân tộc nồng nàn và lòng trung thành với đại nghĩa của ông đã làm ông nổi bật trong lịch sử. Nói như thế đúng nhưng không đủ. Đúng! vì quả thực Nguyễn Trãi đã mang một tình yêu dân tộc và trung thành với quyền lợi dân tộc rất lớn, song lịch sử Việt Nam không thiếu những người yêu dân tộc và trung thành với quyền lợi dân tộc. Nguyễn Trãi chỉ là một trong vô số những người đó.

Lại có người cho rằng chính khả năng chính trị, ngoại giao và quân sự xuất sắc của ông đã mang lại cho ông vị trí đặc biệt trong lịch sử. Nói như thế đúng nhưng cũng chưa đủ. Đúng! vì quả thực Nguyễn Trãi đã đóng góp tài năng chính trị, ngoại giao và quân sự một cách lỗi lạc cho phong trào Lam Sơn, song lịch sử Việt không phải chỉ có mình Nguyễn Trãi là người bao gồm hai ba tài năng trong hoạt động. Một cách đầy đủ phải nói rằng Nguyễn Trãi đã có một vị trí vô cùng đặc biệt trong lịch sử Việt ĐSNT 2014 – Page 15


Nam vì không những ông có lòng yêu nước nồng nàn, không những ông đã thi thố những tài năng vượt bực và đa dạng mà còn thể hiện một thái dộ dấn thân tích cực, một tinh thần cách mạng triệt để và một lòng kiên nhẫn, trung thành vô biên với cứu cánh đấu tranh. Những đặc điểm đó rất hiếm hoi, không những hiếm trong thời đại ông mà cũng rất hiếm trong thời đại hiện nay. THÁI ĐỘ DẤN THÂN TÍCH CỰC Phải đặt cái nhìn vào bối cảnh lịch sử của thời đại Nguyễn Trãi mới thấy được sự dấn thân của ông đã vượt trội những người đương thời. Nguyễn Trãi sinh ra trong đời nhà Trần suy tàn, triều đình đổ nát: “Họ Trần cậy mình giàu mạnh, mặc dân khốn khổ chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Những việc vô ích bày ra hằng ngày: nào là đấu cờ, đánh bạc, chọi gà, thả chim; nào là chim rừng nhốt lồng, cá vàng nuôi chậu. Khoe tốt tài năng nhỏ mọn, dành lấy hơn thua; quên hẳn thiên hạ lớn lao, chẳng hề đoái nghĩ.” (Quân Trung Từ Mệnh Tập) Thời kỳ đó, kẻ sĩ bị bỏ rơi, nông thương bị bóc lột. Thành phần khoa bảng muốn được trọng dụng đều phải trong dòng Tôn Thất. Thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Ưng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) dù đậu đại khoa cũng không được bổ nhiệm chỉ vì ông đã dám lấy một tôn nữ họ Trần trong khi họ Trần không dung một kẻ ngoại tộc dám len vào hoàng tộc. Lùng bùng trong một thế đi xuống của dòng họ Trần, hàng sĩ phu thời đó cũng trở thành bạc nhược, thụ động. Việc Hồ Quí Ly thoán ngôi mà không hề có phản ứng nào của giới sĩ

phiệt chứng tỏ sự suy yếu tận cùng của giới này. Đó chính là giai đoạn mà về sau Nguyễn Trãi mô tả lại rằng: “Khanh tướng lập đảng riêng tây, triều đình thiếu người can gián. Đến nỗi con vua cháu chúa bị hại bởi kẻ gian thần. Quyền lớn việc to đều lọt vào tay xiểm nịnh. Nhân dân oán ghét mà không biết; lòng trời khiển trách mà chẳng kinh. Chính giáo do đó mà suy đồi, kỷ cương do đó mà trái loạn” (Quân Trung Tử Mệnh Tập) Đến khi nhà Hồ lên, nhiều biện pháp cải tổ được thực hiện, nhân tài được tuyển dụng nhưng thời gian cầm quyền của họ Hồ quá ngắn ngủi, lớp sĩ phu mới chưa được xây dựng vững chắc

thì triều đại đã sụp đổ. Sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ là bằng chứng thứ hai của sự rã rời trong tầng lớp sĩ phu có trách nhiệm thời đó. Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nhà Trần đang tan rã, thi đỗ và tham chính trong triều đại nhà Hồ ngắn ngủi. Là một trí thức khoa bảng của thời đại, ông đã khác hẳn với lớp sĩ phu đàn anh. Ông thuộc lớp sĩ phu mới của triều Hồ, chưa có dịp thi thố tài năng thì nước đã mất. Trong khi nhóm sĩ phu cũ bạc nhược tiêu cực thì Nguyễn Trãi hăng hái và tích cực. Từ khi nước mất, ông lúc nào cũng: “Bình sinh chỉ ôm tấm lòng lo trước thiên hạ, ngồi quàng mảnh chăn canh đêm không ngủ.” (Ức Trai Thi Tập)

Lo trước cái lo thiên hạ, ở Nguyễn Trãi không phải chỉ ngừng lại giới hạn tiêu cực. Ông đã dấn thân vào lịch sử để giải quyết mối lo đó. Với kẻ sĩ khoa bảng, dấn thân thường là một hành vi hiếm hoi trong tất cả mọi thời đại. Ngập ngừng, xao động, ưa tra hỏi, dễ thỏa hiệp vốn là những tính rất phổ biến trong giới sĩ. Nguyễn Trãi là một trong số rất ít kẻ sĩ đứng ra ngoài cái phổ biến đó. Ông đã không cộng tác với lực lượng thống trị vì ông nhìn sáng suốt rằng lực lượng áp bức cho dù mạnh mẽ, tàn bạo cũng chỉ là tạm thời. Còn quyền lợi dân tộc luôn luôn lâu dài và bền vững. Ông cũng không chùm chăn đợi kẻ khác làm rồi khi thiên hạ thái bình mới mang khoa bảng ra thụ hưởng. Ông đã dấn thân vào vận động của lịch sử để tìm cách thay đổi nó. Sự dấn thân thường mang hai ý nghĩa: chia xẻ và hành động. Trước hết ông đã chia xẻ với quần chúng cái thảm kịch của thời đại mà không tìm kiếm ưu đãi cho riêng mình. Thái độ chia xẻ là một thái độ hết sức nhân bản. Đó là thái độ mà những nhà tư tưởng của thế kỷ hai mươi luôn ca ngợi. Albert Camus, trong bài diễn văn nhận lãnh giải thưởng Nobel đã ví vai trò của người trí thức cầm bút thế kỷ này như một tên giác đấu giữa đấu trường nghĩa là họ không còn chỉ là khán giả vỗ tay lúc ra về, không còn chỉ là nhân chứng của thời đại mà hơn thế, họ phải đối diện với thảm kịch của thời đại, sống trong thảm kịch đó và là một phần của thảm kịch đó. Hơn năm thế kỷ trước, Nguyễn Trãi đã thể hiện thái độ chia xẻ vô cùng nhân bản với quảng đại quần chúng. Ông đã từ chối cái ĐSNT 2014 – Page 16


vinh hoa mà quân Minh dụ dỗ, nhất quyết không thỏa hiệp. Sách xưa còn chép lại: “Người Minh thấy ông có tài lớn muốn dùng, nhưng biết chí ông không đổi nên càng kính trọng. Sau ông tìm kế thoát ra được…” (Trần Khắc Kiệm - Lời tựa Ức Trai Thi Tập) Ông rút về Côn Sơn ở ẩn, sống đời sống nghèo nàn, thiếu thốn như hầu hết quần chúng trong giai đoạn đó, giai đoạn mà bọn thống trị đã: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô Đại Cáo). Lên, xuống theo sự thăng trầm của lịch sử, ông đã

đứng vào dòng trôi nổi đó của dân Việt. Ngay cả đến khi thành danh, sự nghiệp đã đạt, ông vẫn nổi tiếng là một đại thần thanh tao, đơn giản, rất gần gũi với nếp sống của một thường dân. Trong bài thơ mừng nhà mới, người bạn đồng liêu đã phải kêu lên rằng: “Nhà quan tri tam quản mà như giòng nước lạnh. Bốn vách nghèo xác, chỉ giàu sách sáu kinh.” (Nguyễn Mộng Bích - Thơ mừng nhà mới Thừa Chỉ Ức Trai). Thật ít có ai sánh kịp với ông về thái độ chia xẻ cao quí đó. Ý nghĩa thứ hai của dấn thân là hành động. Không những chỉ chia xẻ với người khác hoàn cảnh chung của thời đại, ông còn chia xẻ một cách tích cực bằng hành động để thay đổi hoàn cảnh bi đát mà ông có dịp

mô tả là:“Cấm cá muối để dân khốn thức ăn, đòi gấm lụa để dân thiếu đồ mặc. Ngọc vàng vơ vét hết, tê tượng cung cấp luôn. Chính thì hà khắc, hình thì thảm thương, dân chẳng nhờ đâu để sống.” (Quân Trung Từ Mệnh Tập) Nguyễn Trãi đã từ bỏ đời sống thầm lặng để lặn lội vào Lam Sơn, gia nhập phong trào đấu tranh, làm tròn sứ mạng của một trí giả thời đại: Chiến đấu để chấm dứt thảm cảnh. Thái độ đứng đắn của kẻ sĩ thời xưa vượt qua cái giới hạn của chuyên môn nghề nghiệp. Đó là thái độ nhận lãnh trách nhiệm của xã hội mình sống, coi vấn đề đất nước là vấn đề của mình: “Coi công việc của quốc gia là công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ.” (Quân Trung Từ Mệnh Tập) Hành động là mục đích của trí thức, là sự thể hiện cụ thể nhất cái biết của con người. Không đưa đến hành động, mọi sự hiểu biết chỉ là phù phiếm. Nguyễn Trãi đã mang tất cả khả năng của ông, trí thức của ông thi thố trong cuộc đấu tranh với quân Minh. Trong bàn quốc sách, ngoài soạn thư hịch, lúc vỗ về địch bằng ngoại giao, khi dọa nạt khiêu khích, Nguyễn Trải đã tận dụng kiến thức để giúp Lê Lợi đưa cuộc đấu tranh đến thành công.

Bằng hành động, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự dấn thân tích cực

của một kẻ sĩ có trách nhiệm, là tấm gương sáng cho mọi thời đại, đáng hãnh diện:“Tình dân đau khổ đều được tỏ tường, đường đời gian nan cũng đã từng trải...” (Quân Trung Từ Mệnh Tập) TINH THẦN CÁCH MẠNG TRIỆT ĐỂ Điểm đặc sắc thứ hai của Nguyễn Trãi là tinh thần cách mạng triệt để. Để thấy rõ tinh thần này, cũng cần nhìn lại bối cảnh lịch sử thời đó. Trước khi phong trào Lam Sơn ra đời, đã có rất nhiều phong trào nổi dậy chống quân Minh. Vùng đồng bằng có Hoàng Cự Liêm nổi dậy ở Hà Tây; Nguyễn Sư Cốc, Đỗ Nguyên Thố ở Hải Phòng; Đồng Mặc ở Thanh Hóa; Phạm Tuần ở Khái Châu v.v... Mạn thượng du thì có khởi nghĩa của Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn; Nguyễn Nhuệ ở Bắc Thái; Lưu Bỗng ở Quảng Oai; nghiã quân áo đỏ ở Tây Bắc v.v... nhưng mạnh mẽ nhất là cuộc nổi dậy của Trần Triệu Cơ và Trần Ngỗi tức Giản Định Đế tại Yên Mô và sau đó là của Trần Quí Khoáng tức Trùng Quang Đế. Cả hai nhân vật này đều là con cháu của triều đại Trần và hai phong trào này kéo dài tới sáu năm mới tan rã hẳn. Mặc dù thân mẫu là con gái của Tư Đồ Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời danh tướng Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi đã yên lặng không tham gia những cuộc nổi dậy của tôn thất nhà Trần mà ông có liên hệ huyết thống. Ông cũng không liên hệ với những cựu thần của nhà Hồ để phục hồi lại triều đình mà ông đã được trọng dụng với chức Ngự Sử Đài Chánh Chưởng và thân ĐSNT 2014 – Page 17


sinh ông cũng từng được đãi ngộ với chức Đại Lý Tự Khanh trong Viện Hàn Lâm. Ngược lại, ông lặn lội vào tận Lỗi Giang để cộng tác với một phong trào địa phương còn phôi thai mà lãnh tụ của phong trào tên tuổi không ai biết. Xét về thân thế, Lê Lợi không thuộc dòng dõi hoàng triều hay quí tộc. Xét về quá trình, Lê Lợi cũng không ở vào giới khoa bảng danh gia. Ông chỉ là một hào trưởng có uy tín trong địa phương của ông. Thế nhưng Nguyễn Trãi đã nhìn thấy rằng nhân vật Lê Lợi, tuy không tên tuổi, đúng là đại biểu của quần chúng đang bị giặc Minh áp bức: Ông là một người chia xẻ và thoát thai từ quần chúng và phong trào Lam Sơn tuy còn nhỏ yếu nhưng có tiềm năng lớn lao vô tận vì phong trào đã đứng về phía dân tộc chứ không đứng về một triều đại hay một dòng họ nào. Cái nhìn sáng suốt của Nguyễn Trãi là kết quả của suy luận trí tuệ mà có lần ông gọi rằng: “Người trí giả thấy việc từ lúc chưa phát” (Quân Trung Từ Mệnh Tập) Vào Lam Sơn, ông đã thể hiện tinh thần cách mạng triệt để, dứt khoát với dư đảng nhà Hồ bạc nhược, đoạn tuyệt với tàn dư nhà Trần kiệt quệ. Nguyễn Trãi đã góp tài trí xây dựng phong trào Lam Sơn với Lê Lợi, mang quan niệm và phương pháp mới vào đấu tranh, biến phong trào đấu tranh địa phương lên đấu tranh toàn quốc, đổi chiến đấu thuần túy quân sự thành cuộc chiến toàn diện đa dạng, vừa quân sự, vừa chính trị, vừa ngoại giao để cuối cùng dẫn đến chiến thắng vẻ vang. Những quan niệm và phương pháp đấu tranh mới đó đã đóng góp rất lớn vào cuộc thành công

mà sau này ông rất hãnh diện:“Thế mới là mưu kế thật khôn, vả lại suốt xưa nay chưa có…” (Bình Ngô Đại Cáo)

thể đứng vào quỹ đạo chiến thắng được. Tinh thần cách mạng triệt để của Nguyễn Trãi đã là một điểm rất đặc thù, nổi bật của ông trong thời đại đó. LÒNG

KIÊN

NHẪN

TRUNG THÀNH VÔ HẠN VỚI

CỨU

CÁNH

ĐẤU

TRANH Hành động rất cách mạng của ông đã chỉ ra rằng: Khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi, muốn chiến thắng kẻ thù thì không thể nương tựa vào những thế lực cũ đã tàn lụi, những hình bóng cũ đã bạc nhược, những đường lối cũ đã phá sản hoặc những lý luận cũ đã lỗi thời. Muốn chiến thắng kẻ thù, nhất là kẻ thù đang ở vị trí thống trị, phải lấy quần chúng đang bị áp bức làm trung tâm. Chỉ từ đó mới có thể làm bùng lên ngọn lửa căm thù mạnh mẽ để thiêu đốt thành lũy địch vì những người vô danh đói khổ đó chiến đấu cho tương lai của họ và con cháu họ, còn những kẻ kế thừa của triều đại cũ chỉ chiến đấu cho vàng son mà họ đã mất. Phải kiến tạo đường lối và lý luận đấu tranh mới vì không thể có phương pháp hay lý luận nào đúng cho tất cả mọi thời kỳ. Đường lối và lý luận đấu tranh chẳng qua là phản ảnh của sinh hoạt lịch sử con người, nó thay đổi theo không gian và thời gian. Một khi lịch sử đã đi tới, những yếu tố khách quan mới xuất hiện sẽ đòi hỏi cái nhìn mới, đường lối mới, lý luận mới và ngay cả lãnh đạo mới. Đó là một qui luật của biến dịch tự nhiên và tất yếu. Không nắm vững qui luật vận động này là không theo kịp trào lưu đi lên của lịch sử, là không

Nguyễn Trãi viết: “Việc nhân nghiã cốt ở yên dân…” (Bình Ngô Đại Cáo). Với ông, dấn thân và đấu tranh là thực hiện mục tiêu no ấm cho dân tộc. Mục tiêu này trong suốt cuộc đời ông không thay đổi. Đây là một đặc điểm thứ ba của ông. Khi chưa bước vào đấu tranh, ông ở ẩn, sống cái đời sống của quần chúng thầm lặng. Cuộc sống đó, thanh bạch và đơn giản đến gần như không có gì:“Góc thành Nam lều một gian, no nước uống thiếu cơm ăn” (Thủ vĩ ngâm). Đó là cuộc sống tiêu biểu của kẻ sĩ chưa thành danh, chia xẻ cái hoàn cảnh thê thảm của quần chúng:“Đánh thuế nặng, bóc lột nhiều, dân không lấy gì mà sống được…” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) Từ cái nhìn đầy trách nhiệm, ông đã lên đường vào đấu tranh, theo cùng dòng đấu tranh của lịch sử đã bắt đầu:“Lòng người náo động, binh lính bốn phương nổi lên mà người nhà Minh không thể nào chống lại được…” (Việt Sử Thông Giám Cương Mục) Mục tiêu của Nguyễn Trãi rất rõ ràng. Đó là tìm đường đưa dân tộc tới hạnh phúc ấm no, thoát khỏi sự nghèo đói và áp bức của nền thống trị bạo tàn và ông đã trung thành suốt đời với mục tiêu đó bằng nhẫn nại và kiên trì. ĐSNT 2014 – Page 18


Ông nhận diện rõ kẻ thù, phân biệt rõ cứu cánh đấu tranh vì thế dù đấu tranh gian khổ kéo dài, ông vẫn không hề nao núng, thay đổi. Trong một cuộc chiến đấu lâu dài thường có hiện tượng xao động xuất hiện. Kẻ thì bỏ cuộc, người thì thỏa hiệp, lung lay, nhảy từ lập trường này qua lập trường nọ, thậm chí có kẻ cộng tác với cả kẻ thù. Nguyễn Trãi trước sau như một, trung thành vô hạn với cứu cánh là đại nghĩa dân tộc. Phong trào Lam Sơn khi lên, khi xuống, có khi đến gần tan rã vì thiếu thốn đến độ phải:“Lấy giáp sắt làm áo mặc. Lấy rễ rau làm quân lương” (Phú Núi Chí Linh) hoặc là:“Cơm ăn sớm tối không đủ hai bữa. Áo mặc đông hè chỉ có một manh” (Quân Trung Tử Mệnh Tập) Song không vì điều kiện khó khăn mà nao núng, không vì hoàn cảnh hiểm nguy mà lay động. Với ông:“Khó khăn mới phải người quân tử. Mong gắng thì nên kẻ trượng phu (Quốc Âm Thi Tập) Ông hiểu rất rõ ràng tính ưu thế của lực lượng thống trị và sự phát triển chậm của lực lượng nổi dậy sẽ tạo ra sự không thăng bằng trong cán cân lực lượng hai bên làm cuộc đấu tranh kéo dài, song cuối cùng quyền lợi tối hậu của quần chúng sẽ chiến thắng. Niềm tin tưởng vững chắc ấy đã là một yếu tố tích cực trong sự thành công của ông. Sự kéo dài của đấu tranh là một tất yếu không thể tránh được. Trong thời gian kéo dài đó, đấu tranh có khi sôi động, bước tới những bước lớn nhưng cũng có khi như ngưng đọng hẳn lại. Không đủ niềm tin, không đủ kiên nhẫn, ắt không thể đi đến tận cùng của cuộc chiến đấu.

Cuộc đấu tranh của phong trào Lam Sơn kéo dài muời năm là một trong những cuộc đấu tranh lâu dài nhất nhì của lịch sử Việt. Khi chiến, khi hòa, cuộc đấu tranh đã qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm đòi hỏi niềm tin sắt đá và tính kiên trì khác thường. Nguyễn Trãi và phong trào Lam Sơn đã thực hiện được điều đó: “Vợ con lưu lạc, quân sĩ lìa tan Trong cảnh khốn quẫn vẫn bền lòng Vững tin ở ngày hưng vượng “ (Phú Núi Chí Linh) Đó chính là một điểm trội vượt khác của ông trong lịch sử. Ba đặc điểm kể trên đã tạo cho Nguyễn Trãi một tầm vóc đặc biệt trong số những khuôn mặt đấu tranh của lịch sử Việt. Đó là một phối hợp tuyệt vời giữa trí thức và can đảm, giữa sự nóng lòng với thù nhà nợ nước và tính kiên trì chiến lược. Tri hành hợp nhất vốn từ xưa vẫn là tiêu chuẩn của kẻ sĩ. Ai cũng biết quy luật đó nhưng thực hiện đúng mức chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguyễn Trãi đã là một trong số hiếm hoi đó, ông đã tri và hành với một lòng nhẫn nại và trung thành vô biên với đại nghĩa để đưa lý tưởng đến thành công. Thật vô cùng xứng đáng với điều ông tự hào trong Bình Ngô Đại Cáo:“... Vẫy vùng một mảnh nhung y nên công đại định. Phẳng lặng bốn bề thái vũ mở hội Vĩnh Thanh.”

HỜN VONG QUỐC Thế Huy NT59

Khi còn bé quê tôi êm đềm quá! Dòng sông hiền từ biển chẩy quanh co. Tôi lớn lên trong trí vẫn mơ hồ Địa danh cũ bên bờ dòng sông Đáy. Quê tôi đó lâu lắm rồi không thấy. Dù ra đi năm ấy tuổi còn thơ. Sáu chục năm, tưởng trí óc lu mờ. Nhưng vẫn nhớ từng hàng cau, lối ngõ. Vườn cau đó trồng bao giờ không rõ, Nhưng chắc gìa hơn hẳn tuổi đời tôi. Tôi vào Nam khi tuổi chớm lên mười, Nhưng gìa cỗi như đồng hoang cỏ úa ! Tôi vẫn nhớ mỗi năm, mùa gặt lúa Cả nhà tôi rộn rip suốt ngày đêm Ánh trăng thanh rạng rỡ chiếu sau thềm. Thợ đập lúa chuyện trò vang suốt tối. Một ngày kia chợt thấy đời đổi mới Và Thầy tôi phải trốn tránh ra đi. Gia đình tôi chẳng vun quén được gì. Đành bỏ lại cho bọn người ăn cướp. Từ thuở đó tôi bắt đầu hiểu được Nỗi muộn phiền của những kẻ sa cơ. Từ xa xưa và sẽ chẳng bao giờ Tôi sống được bên bọn người phản quốc. Và giờ đây lại một lần bỏ nước, Sống cuộc đời cay đắng nỗi nhục vinh. Bên ngoại nhân lạ mặt khắp quanh mình Tôi hiểu lắm! Quê hương tôi đằm thắm. Mẹ Việt-Nam! Ôi nghĩa tình sâu đậm. Con sẽ về, sẽ chết ở Quê-Hương, Dù gian-nan, dù sẽ phải đoạn trường. Con về lại, mong một ngày giải-phóng.

ĐSNT 2014 – Page 19


KÝ ỨC HỌC TRÒ

HỒI KÝ NGUYỄN Trần TRÁC

NT57-62

Lời giới thiêu: Đây là hồi ký dài của một tác giả có trí nhớ siêu việt. Những ai đã từng sống và học “một ngày Nguyễn Trãi” không thể bỏ qua, nên đọc đến dòng chữ cuối cùng để cùng nhớ với Nguyễn Trần Trác về quãng đời thơ ấu không bao giờ trở lại. Một “Lưu bút ngày xanh” của toàn trường và nhất là các bạn lớp B3-57. Sau trung học, ông tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn 6367. Giáo sư nữ trung học Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho 67-73, giảng nghiệm viên ĐHKHSG 69-72. Năm 72 ông trình luận án khoa học (thèse) và là giảng sư vật lý ĐHSPSG năm 73. Hưu trí 2005 và từ 2006 tới nay, ông giữ chức Khoa trưởng (Dean) của một Đại học tư ở Saigon. CĐVinh

Tôi

vào học lớp Đệ Thất trường Nguyễn Trãi năm học 1957-1958, vì là trường di cư nên như mọi trường khác từ Hà Nội vào, giai đoạn này trường Nguyễn Trãi phải đi học nhờ, và chỉ học buổi chiều ở trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đình Phùng (nay gọi là đường Nguyễn Đình Chiểu) Quận Ba, phía sau là con đường nhỏ Tự Đức. Trường tiểu học này kỳ thủy chỉ có hai dãy nhà gạch khang trang, phòng học rộng rãi đúng tiêu chuẩn nhưng trường Nguyễn Trãi chỉ được mượn một dãy bên trong và một phòng học ở cuối dãy ngoài. Đây chính là phòng học lớp Đệ Thất B3 của chúng tôi trong năm đầu tiên tại trường Nguyễn Trãi. Có lẽ vì thiếu phòng học nên một dãy phòng lợp tôn

Nguyễn Trần Trác năm 1957, đệ Thất NT) được xây dựng thêm ở trong cùng, gần phía đường Tự Đức. Lớp Đệ Lục B 3 của chúng tôi trong năm học thứ hai trấn thủ ở dãy này. Nhà tôi ở trong một hẻm nhỏ đâm ra đường Chi lăng (gần đường Nguyễn Huệ, nay gọi là đường Thích Quảng Đức). Mỗi buổi trưa, tôi đi học bằng xe lô-cachân, đi hết đường Chi Lăng tới Lăng Ông thì rẽ phải đi theo đường Lê văn Duyệt. Tới rạp Casino Đakao thì rẽ

trái đi theo đường Đinh Tiên Hoàng, tuốt luốt tới đường Phan Đình Phùng thì rẽ phải .Đi vài trăm mét thì tới trường. Chiếc bảng tên “Trường Trung Học Nguyễn Trãi” nhỏ bé, khiêm nhượng, để thấp hơn bên cạnh bảng tên “Trường Tiểu Học Lê Văn Duyệt” to hơn, ở ngay trên cổng trường. Thỉnh thoảng lười đi bộ, tôi nhảy xe bus lậu vé, hôm nào xe đông khách quá thì thoát nhưng cũng có hôm bị “sừ” soát vé đuổi cổ xuống giữa đường. Nhờ được học bổng toàn phần (400 đồng/tháng) nên hè năm Đệ Thất tôi mới “tậu” được một chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp này đã là người bạn đồng hành của tôi trên các ngả đường Sài Gòn cho tới năm tôi lên năm thứ ba đại học. Hiệu trưởng trường Nguyễn Trãi thời gian đó là thầy Vũ ĐSNT 2014 – Page 20


Đức Thận, người dong dỏng tầm thước, luôn mặc bộ complet màu trắng, tác phong điềm đạm, đúng là một nhà mô phạm thế hệ xưa. Thầy làm hiệu trưởng cho tới năm chúng tôi lên lớp Đệ Tứ thì về hưu. Các giáo sư đứng tuổi phần lớn tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương ở Hà Nội. Các giáo sư trẻ thì nhiều thầy đang tiếp tục học cử nhân trên đại học. Một số thầy là giáo sư dậy giờ. Tôi được xếp vào lớp Đệ

Thất B3, phòng học ở một góc ba tó, đầu dãy ngoài về phía đường Phan Đình Phùng. Lớp chúng tôi trong học kỳ một có 59 mống, học kỳ hai còn 58. Không biết một nhóc đi đâu mất. Tôi ngồi khoảng giữa lớp, dãy ngoài sát hành lang, cạnh nhóc tì Đinh Quốc Thiệu. Cậu bạn này rất lí lắt và chắc cả lớp còn nhớ vì có bệnh mồ hôi tay. Bàn tay lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi nên khi chép bài luôn luôn phải lót khăn mùi-xoa ở

Các bạn NT57 dưới cột cờ trường tiểu học Lê Văn Duyệt).

dưới. Sau này tôi có tới nhà Thiệu một lần, ở khu Bàn Cờ. Hiện nay bạn bè cũ còn ở Việt nam hay ở nước ngoài không ai có tin tức gì về Thiệu Giảng dạy chúng tôi từ năm Đệ Thất tới năm Đệ Ngũ chỉ có các thầy và thời gian đó trường Trung học Nguyễn Trãi chỉ nhận nam sinh. Sau này, khi về trường sở mới ở bên Khánh Hội mới nhận thêm nữ sinh vì vậy bây giờ tôi mới có cái duyên, năm thì mười họa, nhận được mail thăm hỏi của một, hai “sư muội” từ xứ Cờ Hoa xa xôi. Năm Đệ Thất B3 tụi nhóc chúng tôi được thụ giáo với các thầy: Thầy Hoạt (người gày, nhỏ, đi dạy bằng chiếc xe đạp Peugeot) dạy Quốc văn, thầy Đồng dạy Sử, thầy Huy dạy Địa lý, thầy Tô Đình Hiền dạy Đức dục, Công dân, thầy Phạm Quýnh dạy Toán, thầy Quỳ (cao lớn, đi dạy bằng xe lambretta) dạy Anh Văn (thời đó gọi là Sinh Ngữ), thầy Diệu (người trắng trẻo, nho nhã ) dạy Pháp văn, thầy Hiển dạy Lý Hóa và Vạn vật. Dạy Vẽ thì suốt bốn năm chúng tôi học tại Nguyễn Trãi đều là thầy Thịnh Del và Nhạc thì bao giờ cũng là thầy Tiến tức nhạc sĩ Chung Quân. Thời đó, các thầy vô dạy trong giờ học đầu tiên không bao giờ tự giới thiệu nên thường chúng tôi không biết ĐSNT 2014 – Page 21


họ của các thầy.Vì vậy, các bạn thông cảm không phải người viết dám vô lễ khi nhắc tới tới các thầy mà không viết đầy đủ họ tên. Chúng tôi học hết năm Đệ Thất thì Bộ Quốc Gia Giáo Dục có cải tổ việc học ngoại ngữ. Từ năm sau các lớp bậc trung học đệ nhất cấp chỉ cần học một ngoại ngữ: Anh văn, Pháp văn hoặc Hán văn. Do đó, học sinh bốn lớp Đệ Thất chạy qua chạy lại lung tung. Đa số học sinh chọn Anh văn, Pháp văn thì ít hơn. Cũng có vài bạn của lớp Đệ Thất B3 như Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Đức Quang... chọn Hán văn. Lên lớp Đệ Lục B3, chúng tôi được bố trí học ở dãy nhà tôn phía sau. Tuy phòng học không được mát mẻ như ở dãy nhà gạch nhưng được cái rất tiện lợi là dễ... “cúp cua”. Chỉ cần len lén đi khoảng hai chục bước là tới bức tường thấp ở phía đường Tự Đức, quẳng cặp táp ra trước rồi phi thân phóng qua bức tường là đã sang “thế giới tự do”, chạy khoảng mươi phút thì tới rạp xi-nê “pẹc-ma-năng” Assam trên đường Đinh Tiên Hoàng, bỏ ra 5 đồng mua vé là có thể ngồi coi tới tối. Một bộ phim chiếu ở rạp này và rất gây ấn tượng với tôi dạo ấy là một phim thời chiến tranh thế giới thứ hai, có tên “Le temps d’aimer et le temps de mourir”. Cảnh kết của bộ phim là lúc người

lính Đức, trong lúc đang đọc bức thư của người yêu gửi tới từ Berlin thì bị bắn chết. Chàng ngã xấp xuống ven một dòng suối, cố gắng vô vọng dướn tay theo bức thư đang từ từ trôi theo dòng nước. Người bắn là một tù nhân Nga mà chàng vừa giải phóng.

(Thông Tín Bạ NT của Nguyễn Trần Trác) Lớp Đệ Lục B3 có 60 trò, Ban giáo sư có một số thay đổi: thầy Tô Đình Hiền năm nay dạy Quốc văn và Công dân, dạy Sử là thầy Quang, Anh văn là thầy Phạm Chung (thầy Chung là giáo sư dạy giờ, đang học đại học, nghiện hít dầu Nhị Thiên Đường nhưng không bao giờ có ve dầu trong túi, khi vô lớp vừa ngồi xuống ghế, hỏi “Có đứa nào mang dầu Nhị Thiên Đường không?”. Tác phong của thầy khá bụi đời. Có khi thầy đi cả xe đạp vào lớp, dựa xe sau bục giáo sư).

Thầy Xương dạy Toán. Các môn Lý, Hóa, Vạn vật do thầy Bùi Thái Trừu phụ trách. Dạy Địa lý là thầy Tuyền. Lớp chúng tôi là lớp chọn sinh ngữ Anh văn nhưng vẫn được học thêm Hán văn do cụ Tú Anh dạy. Cụ đỗ tú tài Hán học thời xưa. Thời gian này, Bộ Giáo Dục có chủ trương đẩy mạnh sinh hoạt hiệu đoàn. Thầy Tô Đình Hiền là Hiệu đoàn trưởng mà lại dạy môn Quốc văn, còn trò Trác thì cả hai kỳ thi bán niên đều nhất môn học này nên được thầy quan tâm. Thầy khuyến khích đám học trò làm bích báo. Các trò như trò Trác, trò Phạm Văn Hà rất hăm hở. Trò Trác đảm đương vai trò chủ nhiệm kiêm chủ bút, trò Hà có hoa tay nên là họa sĩ của tờ báo lo phần vẽ vời trang trí. Tuy nhiên cũng có thầy không thích mấy trò hiệu đoàn cho là vô bổ. Sang năm học 1959-1960, chúng tôi lên học lớp Đệ Ngũ B3. Học kỳ 1 có 50 trò, học kỳ 2 còn 48, có lẽ do một số bạn xin chuyển trường. Lớp học thoáng mát vì là phòng thứ hai ở dãy nhà gạch phía trong gần văn phòng. Dạy Việt văn năm nay là thầy Đặng Ngọc Hạnh, nhà thầy ở một hẻm trên đường Lê Văn Duyệt Quận Ba, tôi có tới thăm một lần. Người thầy hơi đẫy một chút nên đám học trò gọi là thầy Hạnh Béo để ĐSNT 2014 – Page 22


phân biệt với thầy Hà Đạo Hạnh là thầy Hạnh Gầy dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Vạn vật. Trong chương trình Việt văn năm này chúng tôi được học tác phẩm bất hủ Chinh Phụ Ngâm. Dạy Hán văn năm nay là thầy Nguyễn Trọng Hàn, thầy Hiệu trưởng của tôi tại trường tiểu học Hàng Than Hà Nội, dạy Công dân là thầy Hy, Anh văn là thầy Rật, Sử Địa là thầy Diệu. Năm học này tôi ngồi cạnh bạn Nguyễn Thúc Hỗ. Bạn người nho nhỏ, hơi lém lỉnh cứ tưởng khi lớn lên hai đứa cũng sẽ sàn sàn như nhau, ai ngờ bây giờ bạn là một Dược sĩ “đại gia” ở Cali. Cung hỉ, cung hỉ! Trong năm học này, thầy Hà Đạo Hạnh là giáo sư hướng dẫn của lớp. Tết năm đó nhà trường tổ chức cho các lớp thi đua làm bích báo Xuân. Hai trò Trác và Hà lại đảm nhận hai vai trò chính của tờ báo. Anh em họp bàn chọn hai, ba cái tên cho tờ bích báo. Cuối cùng phải đến nhà riêng của thầy Hạnh Gầy để thỉnh thị ý kiến. Thầy khuyên nên chọn tên tờ bích báo là Xuân Việt. Tôi không nhớ tờ Xuân Việt của lớp Đệ Ngũ B3 năm đó có được giài gì không? Bạn Phạm Văn Hà chắc cũng không nhớ. Ở lớp Đệ Ngũ B3 tôi hay đi chơi với nhóm bạn gồm mấy nhóc: Đặng Bằng, Trịnh Dương Hiển, Nguyễn Văn

Hải, Trần Ngọc San trong đó Đặng Bằng nhiều tuổi nhất. Thỉnh thoảng cả nhóm kéo tới nhà Trịnh Dương Hiển chơi, ở Khánh Hội. Cạnh nhà Hiển có hai cô hàng xóm, học trường tư thục Đức Trí. Trường Nguyễn Trãi với trường Đức Trí cách xa nhau hàng ki-lômếch, tưởng rằng chẳng có dây mơ rễ má gì, ai ngờ sau này nghe đâu như là ông bạn Đặng Bằng và một trong hai cô hàng xóm đã có một mối tình vu vơ của tuổi học trò. Đặng Bằng thuộc loại học

giỏi trong lớp. Xong Tú Tài thì xung phong đi biệt kích và bạn mất trong trận mạc. Nhắc tới bạn, tôi chợt nhớ tới những giờ cổ văn khi còn học ở Nguyễn Trãi. Chúng tôi đã cùng say sưa với những câu thơ hào hùng trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, đã làm quen với những câu thơ cổ Trung Hoa qua những bài thơ đầy khí phách của Nguyễn Công Trứ và càng ngày càng hiểu rằng đó đâu phải chỉ là thơ ca, đâu phải chỉ liên quan tới những “chàng tuổi trẻ vốn

(Trong hình: lớp Đệ Tứ B3-57 chụp với thầy Trừu dịp Tất niên 60. Hàng ngồi có Phong, Nhiếp, Hỗ (Nhiếp và Hỗ dạo đó bé tí!), San, Trà, Thụy, Hải (các bạn gọi đùa là Hynos, bây giờ mà gọi thế bạn ấy giận đấy); hàng đứng có Rậu, Tuấn (hải quân), P.V.Hà (cái đầu ló ra), Trác (đứng hơi cúi nghiêng xuống, quần bạc mầu), Thu, Cát (cười hớn hở), Thông (biệt danh là Thông đen), N.M.Hà (giữa Cát và Thông), thầy Bùi Thái Trừu, N.Đ.Quang, Liêm “béo”. Anh chàng quần trắng không phải B3 mà thấy chụp hình thì đứng vào chụp ké; hàng sau hình nhỏ quá chỉ nhận ra: sau P.V.Hà là Thái, sau Cát là T.D.Hiển... Nhờ các bạn Tứ B3 nhận diện tiếp hộ các bạn còn lại nhé, xem như là một câu đố vui) ĐSNT 2014 – Page 23


dòng hào kiệt” ở một thời đại xa xôi nào đó bên Trung Quốc mà đang liên quan tới thế hệ chúng tôi trong một cuộc chiến ngày càng tàn khốc và những chàng trai trẻ như Đặng Bằng, bạn chúng tôi đã trải qua tất cả bi tráng như những câu thơ cổ mà bạn tôi đã từng được học khi ngổi ở ghế nhà trường: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” Do hay đến chơi nhà Trịnh Dương Hiển nên tôi biết một cô em họ của Hiển. Em này năm sau thi vào trung học Trưng Vương rồi lên học đại học Văn Khoa. Dạo đó tôi cứ bơ bơ ra, ai ngờ hơn mười năm sau Em trở thành Bà Xã của tôi (chữ Em và hai chữ Bà Xã viết hoa đấy nhé) chẳng biết Nguyệt Lão đã quấn quýt xe dây tơ hồng cho từ thuở nào. Năm học 1960-1961 chúng tôi lên lớp Đệ Tứ B3, phòng học cùng dãy với lớp 5B3 nhưng xa mặt trời (văn phòng hiệu trưởng) hơn. Năm nay thầy Vũ Đức Thận về hưu, thay thầy là một giáo sư trẻ ở Vĩnh Long chuyển về, tên thầy là Phạm Đăng Châu. Thầy Châu là hiệu trưởng thế hệ mới, có vẻ hãnh tiến. Có lần thầy đi xe hơi tới trường dắt theo cả chó berger. Ấy là các bạn kể thế chứ mắt tôi thì chưa thấy! Trong năm học này, trường Nguyễn Trãi mở

Trong hình: Cô An Hà Châu lớp Đệ Tứ B1 năm 1961. Rất tiếc năm Đệ Tứ, lớp B3 không có tấm hình nào chụp cùng cô Châu vì chẳng bạn nào của lớp B3 có máy hình cả rồi Đệ Tam cũng không có hình chụp cùng cô Phụng và cô Trợ, thật tiếc!)

thêm bậc học Đệ Nhị Cấp (Tú Tài). Học sinh lớp Đệ Nhất “ma mới” được học tại phòng đầu dãy giữa, gần với văn phòng trường. Dạy Việt văn lớp Đệ Tứ năm ấy mới đầu là thầy Nguyễn Bá Lương (sau khi thầy hoàn thành luận án tiến sĩ Luật thì chuyển công tác sang bộ Tư Pháp). Dạy thế thầy Lương là thầy Nguyễn Tri Tài. Năm Đệ Tứ chúng tôi được học hai tác phẩm cổ điển là Cung Oán Ngâm Khúc và truyện Kiều. Thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Châu trong buổi dạy đầu tiên của thầy Tài đã trịnh trọng đưa thầy vào lớp giới thiệu với học sinh như sau “thầy Nguyễn Tri Tài là bạn của tôi, là một giáo sư nổi tiếng, đang làm luận văn cao học ở đại học Văn Khoa. Tôi mời thầy Tài dạy cho các anh thực ra là dùng dao mổ trâu

để giết gà”. Khi thầy Châu ra khỏi lớp, thầy Tài khiêm nhượng nói, đại ý rằng thầy hiệu trưởng quá khen thôi chứ thầy cũng chỉ là một giáo sư bình thường. Nhưng chúng tôi sau khi học thầy đều công nhận lời khen tặng của thầy Châu đối với thầy cũng không phải là quá đáng vì thầy Tài khi giảng truyện Kiều thì cứ thao thao bất tuyệt. Dạy Toán năm nay là thầy Nguyễn Huy Quán. Thầy Quán người gầy, cao, tính tình nghiêm nghị, nói năng cũng như giảng bài đều nhỏ nhẹ. Thầy là một giáo sư mẫu mực, điển hình của thế hệ giáo sư tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương. Thầy dạy toán cho cả bốn lớp Đệ Tứ mà tháng nào thầy cũng cho học sinh cả bốn lớp đề toán về nhà làm, mỗi tháng hai lần, nộp bài thầy chấm, tuần sau trả, ĐSNT 2014 – Page 24


sửa bài cho học sinh không bao giờ sai chạy. Nhà thầy ở đường Tô Hiến Thành, bên hông trường đua Phú Thọ. Thầy đi dạy bằng chiếc xe gắn máy hiệu Fifs của Đức. Sau này nhiều năm sau 1975, mỗi lần Tết tôi đều tới nhà thầy, vẫn ở đường Tô Hiến Thành để chúc tết và mừng tuổi thầy. Mỗi lần gặp lại thầy đều rất vui và khi tôi cáo từ ra về thầy vẫn lưu luyến muốn giữ lại. Cho tới một năm, Tết tôi bận ở Pháp, khi về Sài Gòn tới vấn an thày thì mới biết thầy đã tạ thế. Dạy Vạn vật là thầy Bùi Thái Trừu, dạy Lý Hóa là thầy Phạm Quýnh. Hai thầy sau này định cư ở Mỹ và đã mất cách nay vài năm. Dạy Sử và Địa lý là thầy Đặng Ngọc Hạnh. Sau này khi tới chúc tết thầy Quán, tôi có hỏi thăm địa chỉ nhà thầy Hạnh. Thầy Quán cho tôi một địa chỉ ở Thị Nghè nhưng hai lần tôi đi tìm mà không thấy nhà của thầy. Nghe tin thầy mất đã lâu. Dạy Hán văn vẫn là thầy Nguyễn Trọng Hàn. Dạy Anh văn là thày Qùy. Chắc bây giờ hai thầy cũng đã qui tiên. Dạy thể thao là thầy Bính. Giám thị của năm này là thầy Tùng. Thầy điềm đạm, công tâm, làm việc nghiêm túc nên học trò rất quý. Thầy mất sớm, đám học trò chúng tôi có đến nhà thầy để điếu tang.

Một buổi chiều vào giờ học cuối, sân trường đã tối vì trời đang lên cơn mưa, phòng học đã phải bật đèn thì thầy Tùng bước vào lớp, giới thiệu cô giáo mới chuyển về, dạy môn Công dân. Đó là cô An Hà Châu. Ngày đó cô là một nữ giáo sư rất trẻ. Cô rất đẹp trong chiếc áo dài trắng. Trong giờ học của cô, các cậu học sinh đều tỏ ra ngoan ngoãn, ngay cả các cậu vốn hay nghịch phá. Cô thường dùng viết Bic mực xanh lá cây. Năm Đệ Tứ, tôi ngồi cạnh Lê Đình Cát. Bạn Cát đặc biệt có một cái cười rất chi là hớn hở. Sau khi đỗ xong Tú tài, Cát đi phi công và bị tử nạn máy bay. Trong năm

này, tôi được các bạn bầu làm trưởng ban Xã Hội của lớp. Một lần vận động anh em quyên góp cứu trợ một thiên tai, một hai bạn không chịu góp hay không có tiền góp. Tôi nóng ruột nên trong giờ học Công dân của cô An Hà Châu, tôi đứng lên xin phép cô được nhắc nhở, trong đó tôi chụp cho các bạn không đóng góp một cái mũ to đùng là “ngoan cố”. Cô Châu sau đó nhỏ nhẹ nói với tôi và cả lớp “Em Trác vì nhiệt tình với công việc nên nói thế, các em nên sốt sắng đóng góp nhưng Trác dùng hai chữ “ngoan cố” thì không đúng vì việc quyên góp phải để tự nguyện”. Nhắc lại kỷ niệm này, tôi muốn thưa với cô rằng:

(Trong hình: lớp B1-57 từ trái qua phải, hàng đứng: Phạm Ngọc Bình, Chu Đức An, Nguyễn Đắc Song Phương, Nguyễn Huy Chương, Phạm Nguyễn Hiển, Bùi Thanh Mai, “bị che không nhìn rõ”, Nguyễn Hữu Quốc Hưng, Phạm Tuấn Khải, Phạm Bách Phi; hàng ngồi: Ngô Quang Sán, Ngô Đình Hùng, “không nhớ tên”, Vương Nghiêm, Nguyễn Tiến Lập, Vũ Hữu Hạnh, Quang “không nhớ họ”). ĐSNT 2014 – Page 25


“Thưa cô, đã nhiều năm rồi nhưng tới bây giờ em không quên mấy lời dạy này của Cô”. Noel năm ấy một cậu (lâu quá không nhớ bạn nào) rủ bạn trong lớp đi dự “bal” tổ chức tại nhà vào đêm 24. Mình và Trịnh Dương Hiển đi dự. Gia đình bạn dành phòng khách khá rộng cho tụi nhóc mở “bal”. Khi hai đứa tới thì đã khá đông, toàn cỡ 14 hay 15 tuổi, trai có gái có, quần áo rất “à la mode” trong ánh sáng đèn điện mờ ảo vàng vàng đỏ đỏ. Nào bầy trò vui, nào đàn địch, nào nhảy nhót ca hát... Mình và Trịnh Dương Hiển vốn thuộc loại chân chỉ hạt bột, lần đầu tiên đi “bal” nên cứ ngẩn ngơ như hai chúa Tầu nghe kèn. Ấy là nói ví von thế thôi chứ mấy bạn nhóc đó không thổi kèn tầu mà là ammonica và hát nhạc tây. Không biết ông bạn Trịnh Dương Hiển sau mấy chục năm ở Mỹ đã văn minh hơn, đã nhảy nhót, đã hát nhạc tây được chưa chứ tôi thì vẫn cứ vẫn “quỷnh” như xưa. Hết năm Đệ Tứ, chúng tôi phải thi lấy bằng Trung học đệ nhất cấp. Sau này phải trải qua rất nhiều kỳ thi: Tú Tài 1, Tú Tài 2 (thi viết xong lại vào vấn đáp), thi tuyển vào Đại học, thi các chứng chỉ Đại học, thi Cao học v.v… nhưng đối với tôi, không kỳ thi nào quan trọng

hồi hộp bằng kỳ thi Trung học đệ nhất cấp năm ấy. Vượt qua cửa ải thi THĐNC, năm học 19611962, chúng tôi lên học Đệ Tam. Vì trường sở thiếu phòng học nên Nguyễn Trãi chỉ mở một lớp Đệ Tam B (Ban Toán) và một lớp Tam A (Ban Vạn vật). Các bạn khác phải chuyển sang trường Chu Văn An hay Võ Trường Toản. Tôi được xếp học lớp Đệ Tam B. Học kỳ 1 có 56 trò nhưng sang học kỳ 2 không rõ từ đâu xuất hiện thêm 3 trò nữa thành ra 59. Ban giáo sư của lớp hoàn toàn mới trừ thầy Minh dạy Việt văn và Công dân là lớn tuổi (thầy mới mất năm ngoái ở bên Mỹ), Cô Trợ dạy Pháp văn năm đó có lẽ chưa tới 30, còn lại các thầy cô khác đều là giáo sư trẻ mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, trong đó thầy Cường dạy Hình học, thầy Tạ dạy Đại số, thầy Vĩnh dạy Lý Hóa, thầy Kỉnh dạy Sử Địa và thầy Liêu Kim Sanh dạy Vạn vật. Tôi đã chấm phá vài nét và kể vài kỷ niệm về các thầy, cô lớp Đệ Tam B trong bài “Duyên Nợ Nguyễn Trãi” in trong kỷ yếu của đại hội Nguyễn Trãi năm 2012 tổ chức tại Houston nên không dám viết lại ở đây, sợ anh em tốn thêm tiền mua giấy. Trong các năm bậc Đệ Nhất Cấp, học sinh học Anh văn theo bộ sách do các giáo sư Pháp soạn. Đệ Thất và Đệ

Lục học cuốn L’Anglais vivant 6 è, lên Đệ Ngũ vẫn bộ này nhưng học cuốn 5 è. Mãi năm Đệ Tứ mới học sách Anh văn soạn bởi người Mỹ trong đó giới thiệu về đất nước và con người Hoa Kỳ. Nhưng về phương pháp dạy và học thì chưa đặt nặng mục đích giao tiếp mà thường các thầy tập cho học sinh đọc bài Text, học từ mới và dịch nghĩa. Khi lên Đê Tam , cách dạy Anh văn và Pháp văn của cô Phụng và cô Trợ làm chúng tôi rất thích thú vì linh động hơn. Các cô cho học sinh luyện nhiều hơn về speaking. Về Anh Văn chúng tôi được học với cô Phụng cuốn L’Anglais par la conversation. Sách khổ lớn, bìa cứng màu vàng. Bài đầu tiên có tựa là “The monarchy” với hình chụp lễ đăng quang năm 1952 của Nữ hoàng Elizabeth II. Về Pháp văn thì chúng tôi được học bộ Mauger. Lớp Đệ Tam và Đệ Nhị học cuốn I, lên Đệ Nhất thì học cuốn II. Cô Trợ và cô Phụng là hai nữ giáo sư trẻ đẹp mà đám học trò Đệ Tam chúng tôi rất ngưỡng mộ tuy hai cô có tính cách hơi khác nhau: cô Phụng thì cởi mở, tự nhiên trong khi cô Trợ thì nghiêm nghị hơn. Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm trong giờ học Pháp văn của cô Trợ. Hôm ấy, chúng tôi hơi ồn ào, cô hơi cau mày la cả lớp: -Taisez- vous ! ĐSNT 2014 – Page 26


Hai, ba trò vẻ mặt hớn hở tranh nhau dơ tay. Cô có vẻ khựng lại, ngạc nhiên nhưng cũng không nói gì, bắt đầu bài giảng mới. Chắc lúc đó cô không hiểu: quái, tại sao mấy trò này lại dơ tay? Sau này, một thằng bạn hỏi mấy đứa kia: “Sao lúc nãy cô la mà tụi mày dơ tay?” Trả lời: “Tao nghe như cô nói cái gì mà có volontaire trong ấy nên tao bèn dơ tay xung phong lên bảng” Mấy năm gần đây, tôi may mắn thỉnh thoảng được liên lạc với cô Phụng ở Mỹ qua e-mail và rất mừng được biết cô vẫn mạnh và thường xuyên góp ý, cố vấn cho các hoạt động của hội cựu học sinh Nguyễn Trãi tại Cali. Rất tiếc là tôi không có những may mắn được biết các tin tức về cô Trợ và cô An Hà Châu dù có nghe phong phanh là các cô cũng đang định cư ở Mỹ. Trong khi học lớp Đệ Tam thì tôi học thêm các môn Toán Lý Hóa lớp Đệ Nhị để thi nhảy nên cuối năm học thỉnh thoảng cũng “cúp cua” để ôn bài thi. Một lần bị thầy giám học Tạ Văn Ru bắt được, thầy tỏ vẻ thất vọng và la cho một mách. Năm đó may mắn sao đỗ được ngay Tú Tài 1, thầy Ru cũng rất vui và mừng nhưng không dám để tôi học Đệ Nhất tại Nguyễn Trãi (vì Bộ Giáo Dục cấm thi nhảy), tôi phải từ biệt ngôi trường

Nguyễn Trãi sang Chu Văn An xin vô học lớp Đệ Nhất. Tôi được xếp vô lớp Đệ Nhất B4, học buổi chiều. Hiệu trưởng Chu Văn An năm đó là thầy Phạm Văn Việt, người to lớn, tương phản với thầy Vũ Đức Thận của Nguyễn Trãi. Thế là mỗi buổi trưa nắng gắt tôi đạp chiếc xe đạp cà tàng mua từ hè năm Đệ Thất khi học ở Nguyễn Trãi đi theo đường Trương Minh Giảng tới đường Phan Thanh Giàn (khi đó còn cho chạy hai chiều), rẽ tay mặt đạp về phía Chợ Lớn, tới bùng binh ngã sáu thì đi tiếp qua đường Minh Mạng tới trường Chu Văn An ở gần nhà thương lao Hồng Bàng. Tới lớp , nhất là khi gặp giờ học môn Triết thì mắt cứ muốn díp lại, cố gắng nhìn thầy Trần Đức An thấy thầy mờ mờ ảo ảo, đang đứng giảng thao thao, nào là Đạo Đức Học, nào là Luận Lý Học... mà đầu cứ từ từ gục xuống, thỉnh thoảng choàng dậy nhìn trang vở thì chỗ để trắng, chỗ thì chữ ghi nguệch ngoặc. Ấy thế mà thi học kỳ một, môn Triết được xếp hạng nhất, thi học kỳ hai được xếp hạng nhì. Hú vía! Như vậy, đa số anh em chúng tôi đều có hai “ quốc tịch” là Nguyễn Trãi và Chu Văn An. Nếu bắc đồng cân thì chưa biết bên nào nặng hơn. Tuy nhiên sau này gặp nhau trên mạng thấy nhiều

bậc đàn anh có ý chê trách rằng nhiều bạn học xong bậc Đệ Nhất Cấp rời trường Nguyễn Trãi sang học Chu Văn An thì sau đó dường như quên là mình đã từng một thời học ở trường Nguyễn Trãi. Nếu có như vậy thì thật đáng tiếc! Trong con người tôi luôn luôn có hai cậu học trò: cậu học trò NT nhỏ hơn, cậu CVA lớn hơn một chút. Tôi thương yêu cả hai cậu nhưng dường như thân mật hơn với cậu học trò nhỏ vì cậu rất hồn nhiên, dễ thương và nhiều tình cảm. Cậu thường kiếm tôi để tâm sự, để kể chuyện ngày xưa, cậu ngưỡng mộ các thầy cô ra sao, cậu đã được thầy cô quan tâm như thế nào v.v... Cậu cũng kể với tôi về đám bạn bè của cậu, ai thân, ai sơ, những lần rủ nhau đi chơi Sở thú, chia nhau từng cây kem, từng ly đậu đỏ bánh lọt, cả những lần nổi sùng “oánh” nhau... hay những buổi tối rủ nhau cùng với mấy cô hàng xóm dễ thương chơi cầu cơ... Đôi khi cậu buồn rầu chạy lại tìm tôi báo tin thầy giáo này của em, thầy giáo kia của em đã mất hay hồ hởi gặp tôi cho biết đã gặp lại một cậu bạn tưởng là mất tích từ lâu. Cậu CVA lớn hơn có vẻ ghen tị, đôi lúc “cự” tôi, hỏi “Em là người lo lắng cùng anh những ngày thi vô đại học, sát cánh cùng anh ĐSNT 2014 – Page 27


những lúc khó khăn... Không có em thì anh có được như ngày hôm nay không?” Tôi thấy cậu ta cũng có lý nên phải vỗ về cho cậu đỡ tị nạnh và làm bộ khốn khổ than: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”

Thơ Trịnh Ngọc Bằng NT56-60

Lãng Du... In dấu chân trên khắp vùng đất lạ bước giang hồ xuôi ngược khắp đông tây có khi nào chim thấy mỏi cánh bay? cung phím lạc vì tơ chùng nỗi nhớ? Ta tìm kiếm khung trời làm cõi mộng để ươm tình rộ nở cánh chồi xanh để mai sau khi hoa sắp lìa cành tình sẽ đẹp, sẽ tươi như vẫn thế! Đời mộng ảo dù đời trên cõi thế tình là buồn vì luôn phải chia tay phận vô thường nên cứ phải đổi thay tình quá nặng sao vẫn đầy bất trắc? Ta vẫn biết tìm cõi trời bình lặng phải tìm ngay trong tận đáy tim mình khi yêu người tha thiết một cuộc tình phải xả bỏ không còn gì vướng bận! Dẫu vẫn biết khi ta còn mải miết vui bước chân trên khắp nẻo đường xa khuất chân mây thấp thoáng bóng quê nhà em vẫn đứng nhìn theo mờ mắt lệ! Ta cũng biết bước lãng du rất nhẹ cũng làm rung ngàn vạn giải ngân hà hạt bụi nào vương nhẹ bước chân qua cũng vướng mắc vào lưới tình lồng lộng! 7/2013

ĐSNT 2014 – Page 28


NhỮng Ngày Tháng CŨ Hồi Ký Nguyễn Tiến Cường

T

ui bẩm sinh có số ham chơi hơn ham học. Ngay từ tiểu học, bản cửu chương với tui đã là một vấn đề nan giải. Lên lớp 2, lớp 3, mấy thằng bạn của tui đọc rào rào từ 1 đến 9, còn tui chỉ được vài ba số đầu, từ hàng 4 trở đi là… ngọng, không ngọng thì cũng lắp bắp như ngậm hột thị. Bởi cái chỉ số IQ của mình thấp quá, vỏn vẹn có 50 trong khi bình thường IQ thay đổi từ 70 đến 130. Từ 130 đến 140 kể như có tài đặc biệt, 140 trở lên phải nói là thiên tài và 70 coi như phát triển chậm... Vậy mà thằng tui chỉ có 50, hỏi sao không dốt, lười cho được? Thế nhưng con người ta, ai cũng có số giống y như áo quần, giầy dép... Bản thân tui lúc còn trẻ cũng chưa tin lắm, nhưng càng lớn tuổi càng thấy đúng! Thời trung học trường Nguyễn Trãi của tui, lớp có 50 học sinh hơn kém vài người, mỗi lần xếp hạng lục cá nguyệt, tui luôn đứng thứ 47-48/50, chỉ hơn được 2-3 bạn không vì giỏi mà chẳng qua đây là những đứa nếu không bệnh hoạn dầm dề, tuần đến lớp chừng 2-3 ngày thì cũng niểng niểng, đầu óc bất bình thương! Trường trung học Nguyễn Trãi là trường công, tôi vào được không nhờ kỳ thi tuyển mà do ông già quen biết với vị tổng giám thị, chạy chọt, đút lót nên trở thành... “bát tiên quá hải“ từ

NT61-68

lớp 6 đến lớp 12. Kỳ thi tú tài IBM đầu tiên năm 1973, tui cũng nhờ ông già chạy đôn đáo khắp nơi, phải chi bộn tiền, kiếm người làm giả giấy tờ, thi dùm nên mới có được cái bằng tú tài dắt lưng (để lỡ đi lính thì cũng đi sĩ quan Thủ Đức chứ không đến nỗi rớt tú tài anh đi trung sĩ hoặc “ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu“ như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên). Tuy nhiên, tui được miễn dịch vì là con trai út duy nhất còn lại trong gia đình, thế nên bèn… vênh mặt với đời, đi đâu cũng tuyên bố: - Tú tài khó khăn như lên mặt trăng ta còn đậu được, huống chi là dăm ba cái cử nhân, tiến sĩ… Tuyên bố (láo) thế thôi, chứ miền Nam trước 75, có được tú tài (học bở hơi tai) là một chuyện rồi vào được đại học lại là chuyện khác! Bằng dỏm như tui, thi vào các đại học như Y, Dược, Phú Thọ, Nông Lâm Súc… thì vô phương, cơ hội đậu dưới số không cả cây số! Ông già tui cũng biết vậy, có chạy tiền vào được các trường trên rồi thì cũng ôm đầu máu đi ra nên để mặc tui muốn học gì thì học. Nghe lời bà chị đang học cử nhân hóa ở ĐHKH, tui bèn ghi tên vào SPCN. Thắng là thằng bạn cùng lớp ở trung học, cười hí hí như ngựa khi biết tui ghi tên học khoa này: - Mày là đồng môn với tao, sao

không ghi Văn Khoa hay Luật Khoa, bên đó gái đẹp nhiều hơn! Mấy em bên khoa học này… khô rông rốc. Lỡ rồi, thì cứ để đó, mày được miễn dịch vĩnh viễn giống tao, không cần học vội, chơi trước đã! Thế rồi nó hát lên ông ổng bản nhạc của Y Vân sau khi sửa lời: - Em ơi có bao nhiêu? 60 năm cuộc đời… Hai mươi năm đầu, ăn uống không bao nhiều, 20 năm sau mình chơi cho thật nhiều! 20 năm cuối…ối…. đời sống không là bao… Do đó, đến năm 1975 tôi đã lên đến năm thứ hai (cử nhân một) ở ĐHKH vì suốt ngày lê la ở con đường Duy Tân (cây dài bóng mát) tìm các người đẹp (xấu tùy người đối diện). Sau tháng 4 năm 1975, các trường đại học xuất hiện những khuôn mặt lạ điều hành trường lớp, vừa ngu dốt vừa hách dịch, tui lại có cớ bỏ học luôn! Ông bà già không nói gì, chỉ thỉnh thoảng nhìn tui... thở dài! Người chị khuyên tui ghi danh học SPCN, qua năm sau xong cử ĐSNT 2014 – Page 29


nhân hóa học rồi ra chợ trời Tân Định hành nghề dược sĩ… nghiệp dư. Phần tui, trở thành người phát ngôn của gia đình, thay mặt bố mẹ, đại diện chính thức đi họp… tổ hoặc xếp hàng mua gạo, thịt bạc nhạc, than bùn, dầu hôi… Một buổi sáng gần cuối năm 1978, tui tình cờ gặp lại Hùng “sì“, thằng bạn lớp đệ nhất. Hùng “sì“ ở Tân Uyên gần Biên Hòa, trọ học gần nhà tui trên một căn gác nhỏ. Bạn bè trong lớp đặt tên nó là Hùng sì-ke, gọi tắt là Hùng “sì“. Bố mẹ hắn nghèo, làm rẫy ở Tân Uyên. Nó ốm yếu vì thiếu ăn, da mặt tái mét như nghiện sì ke vào những tháng chưa nhận được tiền nhà gửi lên. Hùng học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp các môn toán lý hóa và không bao giờ vắng mặt trong lớp. Năm 73, đa số bạn bè chạy Honda, Suzuki, Yamaha… đi học “vi vút cành thông“, hắn chỉ có cái xe đạp cọc cạch, hết đứt thắng lại tuột dây xích đến rớt bàn đạp, lỏng tay lái. Tuy vậy, dù cho bệnh đói hay xe hư… hắn cũng “lết“ tới trường nằm tuốt bên Khánh Hội, đối diện với kho 5. Thỉnh thoảng xe bị xẹp bánh, Hùng qua nhà nhờ tui chở đi học. Tôi cũng thường mua cho hắn ổ bánh mì “bưu điện“, ly cà phê sữa đá mỗi khi... “cóp“ bài vở của hắn. Thi tú tài hạng ưu, Hùng “sì“ đậu luôn một lúc hai trường Nông Lâm Súc và kỹ sư Phú Thọ. Hắn rất giỏi toán, không hiểu sao lại chọn môn học canh nông. Sau tháng 4/75 hắn biến mất, không trọ học gần nhà tui nữa! Nghe nói, Hùng cũng nộp đơn xin học bổng du học 2-3 nước nhưng lúc vào phỏng vấn thì bị loại, không biết vì kém

sinh ngữ hay lý do nào khác? Vô tình gặp lại nhau trên đường Đinh Tiên Hoàng ở Đa Kao, tui ngạc nhiên thấy mặt mày hắn da trắng hồng, khoẻ mạnh lại còn chạy Honda SS 50 khá mới trong lúc xăng phải mua lậu từng lít. Tôi hỏi: - Ủa? Hùng! Dạo này làm gì mà phát tướng thế? Hùng “sì“ cười hắc hắc: - Giám đốc... trại heo! Văn hoa hơn một chút thì là giám đốc một trại chăn nuôi của quân khu 9 ở Cần Thơ. Tui cười theo: - Hèn chi mày đẹp trai hẳn ra, chắc ăn... “cám sú“ nhiều lắm phải không? Biết tính tui, Hùng “sì“ không giận, hắn hất hàm: - Rảnh không? Đi uống cà phê với tao! Tui gật đầu. Hùng kéo tui vào quán cà phê bà Chi ở đường Nguyễn Phi Khanh. Đây là một quán cà phê nhỏ, không bảng hiệu chỉ có vài cái bàn thấp lè tè, khách ngồi ở những chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Quán chỉ bán cà phê và thức ăn sáng như bánh cuốn, bánh mì “ốp la“… vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ. Không hỏi ý tui, Hùng gọi 2 ly cà phê sữa, hai đĩa bánh cuốn nhân thịt rồi cười: - Bữa nay tao bao mày! Tui nhìn Hùng dò hỏi: - Mày đang làm gì mà có vẻ rủng rỉnh vậy? Sau tháng 4 năm 75 mày biến đâu mất? Hùng “sì” cười: - Tao về Tân Uyên chứ đâu? Làm đé...o gì có chỗ nào mà đi nữa? Khi Nông Lâm Súc mở cửa lại, tao đi học tiếp nhưng ở với ông chú ruột bên Khánh Hội. Ổng là cán bộ tập kết, làm việc trong ủy ban quan quản thành phố, chức vụ cũng khá nên được cấp căn nhà 3 tầng

của một gia đình bỏ nước ra đi, gần chợ Xóm Chiếu. Hùng ngừng lại lúc bà Chi chủ quán đem cà phê tới, hắn mở nắp phin, nhìn sơ qua rồi nói tiếp: - Hai năm sau tao ra trường đúng vào lúc ông chú bị ngồi chơi sơi nước sau khi ổng phê bình một tên lãnh đạo trong thành ủy là không có cái đầu! Tao mất chỗ dựa, bị tống về một trại chăn nuôi của bộ tư lệnh quân khu 9 ở Cần Thơ nhưng con người có số cả, mày tin không? Tao về đó lại hóa ra may! Hắn ngừng lại, rút trong túi áo ra một gói thuốc “3 số 5”, mở nắp chìa về phía tui! Chờ tui “nhón” một điếu, Hùng rút hộp quẹt Zippo mồi lửa rồi nhìn tui rít một hơi thuốc dài... từ từ thở ra bằng mũi. Hùng “sì” hỏi: - Thuốc có “cán” của đế quốc khác xa Điện biên, Vàm cỏ, Samit… chứ? - Chuyện! Ai lại đi sánh l...ồn con đĩ với môi thợ kèn bao giờ? Kể tiếp chuyện của mày đi! Hùng không trả lời khi hai đĩa bánh cuốn được mang ra, hắn nói nhỏ: - Ăn trước đã! Nói xong, không chờ tui, hắn hối hả cầm đũa ăn liền. Tui cũng vội dụi tắt điếu thuốc thuốc chưa hút được mấy hơi! Ăn xong đĩa bánh cuốn, khuấy ly cà phê cho tan sữa, châm điếu thuốc rít vài hơi, Hùng “sì” mới dựa lưng vào tường chậm rãi kể tiếp: - Bọn cán bộ ngoài Bắc vào, chúng nó dốt lắm mày biết không? Mấy thằng kỹ sư làm việc chung với tao ngu thầy chạy. Giờ rảnh tao còn phải dạy bổ túc thêm văn hóa cho chúng nó. Mẹ! kỹ sư gì mà nói phân ĐSNT 2014 – Page 30


hữu cơ “đếch” biết là gì mày ạ! Lúc đó tao mới về trại, chức vụ ghi trong giấy công tác nhận đơn vị là kỹ sư trồng trọt. Thế là tên giám đốc cho tao làm trưởng toán nhân công của trại, không có quyền hành gì cả, hàng ngày dẫn họ đi công tác theo lệnh hắn hay tên phó cũng là bí thư đảng ủy. Trại chăn nuôi gồm nhiều trại riêng biệt: heo, bò, gà... Trại tao coi có mấy mẫu đất trống bị trũng! Không biết ai cố vấn tên giám đốc người Hà Tĩnh mà hắn quyết định cho đào hố trồng chuối. Tao cho hắn biết là không nên trồng chuối nơi đất trũng vì sẽ bị ủng, hắn đếch nghe, khư khư cho rằng chuối là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất, thời gian trồng ra trái ngắn nhất mà lại không tốn công chăm sóc mà thu hoạch nhiều lợi tức chẳng hạn trái chuối đem bán, bắp chuối làm gỏi nộm, lá dùng gói bánh còn thân chuối thì sắt nhỏ cho heo ăn... Tao chỉ cười ruồi! Hắn có lý nhưng quên rằng chuối không chịu được ủng, hơn nữa đất trồng chuối sau 5-10 năm thì phải phá bỏ luôn vì rễ sẽ ăn hết đất. Hôm đặt chuối xuống hố đã đào trước, thấy chưa bỏ phân hữu cơ, tao nhắc mấy người làm: - Mấy anh chị chưa bón phân hữu cơ! Tên phó giám đốc gốc Nam Định, nghe nói tốt nghiệp kỹ sư canh nông bên Liên Xô về, đi theo tao ngơ ngác: - Đồng chí! Phân hữu cơ “nà” phân gì? Tao nhìn hắn hơi ngạc nhiên nhưng cũng trả lời: - Là phân có gốc carbon… Thấy hắn có vẻ chưa hiểu, tao nói thêm: - Là phân chuồng, phân xanh,

phân động vật… Tên phó gật gù: - À... à! Thế phân bắc cũng “nà”… phân hữu cơ! Sau vụ đó, tên phó có vẻ nể tao chút đỉnh. Thỉnh thoảng ghé phòng trọ hỏi thêm về chuyện học hành và làm việc trong Nam ra sao? Tên này dốt như cán mai nhưng hiền lành khác hẳn tên giám đốc. Ít tháng sau, tên giám đốc đi phép về Bắc rồi biệt tăm luôn, tên phó lên thay thế. Hắn cho tao coi trại heo có khoảng 200 con. Chăm sóc 200 con heo mà chỉ có 5 nhân công kể cả tao là 6! Máy móc nghiền, trộn thức ăn đa số hư hỏng, cái chạy cái không! Lo cho lũ con cháu “Trư Bát Giới” ăn uống và dọn chuồng, quét phân... tối tăm mặt mũi! Được một thời gian, tao nản quá, định bỏ nhiệm sở trở về Sài Gòn... tới đâu thì tới! Tình cờ gặp thằng Sơn “nhà đòn”, nó lang thang ở bến Ninh Kiều. Mày nhớ Sơn “nhà đòn” lớp mình chứ? Tui gật đầu: - Làm sao quên nó được? Cái mặt bành bạnh lúc nào cũng buồn chẩy ra như đưa đám, nhà nó gần ngã sáu Chợ Lớn... Không biết ai tặng cho nó hai

chữ “nhà đòn” thật chính xác! Hùng “sì” gật gù: - Đúng rồi! Nhưng hắn xuống Cần Thơ làm gì mày biết không? - Theo chân Bác… “tìm đường cứu nước”? Hùng “sì” lắc đầu, hớp một ngụm cà phê rồi hỏi: - Xin lỗi, nhà mày làm gì với số bột mì hàng tháng? Tui cười: - Đủ thứ bánh, mì sợi, bột lọc chay, bánh tôm chiên “không người lái”… Ứ đọng quá thì đổi bột lấy bánh mì ở mấy lò bánh. - Mày có nghe nói bánh mì “thùng phuy” chứ? Tui gật đầu. Hùng hỏi tiếp: - Mày biết tại sao gọi là bánh mì “thùng phuy” không? - Không! Tại sao? Hùng “sì” đảo mắt nhìn quanh rồi cười khùng khục trong miệng, nói nhỏ: - Mày dốt quá! Từ lúc miền Nam được “phỏng giái”, nhạc sĩ Văn Vĩ sáng mắt, bỏ dạy nhạc, dạy đờn để chạy Honda sinh sống... Còn mày vẫn chưa thấy sáng mắt sáng dạ thông minh hơn chút nào sau 4 năm được cách mạng giáo dục! Tại vì... được nướng bằng thùng phuy chứ còn tại sao nữa? Bất chợt có tiếng huyên náo rồi tiếng người la hét, rượt đuổi nhau ngoài đường: - Ăn cắp xe đạp! Ăn cắp xe đạp! Bắt nó... Chận nó lại! Những người trong quán nhìn nhưng không ai đứng lên. Hùng chép miệng: - Lại một công dân “lương thiện” mượn đỡ “xế” của một công dân “lương thiện” Rồi quay sang tui, Hùng tiếp tục giải thích: - Chỉ vì người anh em “răng hở môi lạnh” quyết định cho “thằng em láu cá vặt” một bài ĐSNT 2014 – Page 31


học nên bột mì Liên Xô tràn ngập Sàigon và nhiều tỉnh. Nhà nào cũng lãnh nhưng dân Việt ăn không quen, chết cứng vì ngoài cách làm mì sợi, các thứ bánh vớ vẩn, đâu phải ai cũng biết làm bánh mì! Hơn nữa, muốn làm phải có men... Các lò bánh mì cũ thì ít người mở cửa lại, hầu hết dùng lò nướng bằng điện mà cúp điện liên miên nên đang nướng, bánh chưa nở mà cúp điện thì tiêu luôn mẻ bánh. Hơn nữa, không lò nào dám làm vì số lượng điện tiêu thụ quá lớn! Do đó, dân làm bánh nghĩ ra cách cắt đôi thùng phuy theo chiều dọc, đắp đất sét làm lò nướng bằng củi, than. Hùng “sì” dụi điếu thuốc cháy gần đến cái đầu lọc, mồi điều khác, hít một hơi dài rồi mới tiếp: - Mày có để ý thấy dạo gần đây bánh mì nở tròn, ngon, dòn, nhìn đẹp mắt không còn “mù”, khô, cứng, bẹp dí giống mấy cái… “lá mít” nữa chứ? Bánh mì “mù” là bánh mì không bung “cánh”, không nở! Trước khi đưa vào lò nướng, người thợ dùng lưỡi dao thật mỏng, rạch nhẹ một đường trên ổ bánh đến khi nướng, bánh sẽ nở ra và nơi bị rạch bung lên, ổ bánh có “cánh” trông đẹp mắt hơn!. Tui gật đầu. Hùng “sì” tiếp: - Sài gòn có một tay tên Quý, nghe nói là đệ tử của giáo sư Phạm Hoàng Hộ hay Chu Phạm Ngọc Sơn, tìm ra cách gây men bánh mì tươi. Loại men này 1kg có thể đủ cho nửa tấn bột, mà bánh nở ra ngon, dòn, bắt mắt hơn loại men của Liên Xô. Hùng ngừng lại, quay sang bà Chi xin bình nước trà nóng rồi tiếp: - Thằng Sơn “nhà đòn” là đệ tử ông Quý đó, nó xuống Cần Thơ tìm lò bánh mì để bán men. Tao

cũng biết quá trình gây men đó nên xin nó một ít mẫu, về nhà mò làm thử, ai ngờ lại thành công! Tao đem chuyện đó nói cho tên giám đốc trại heo, vẽ ra cho hắn viễn cảnh làm giàu với men bánh mì... Thế là hắn đồng ý cho tao một căn phòng trống làm chỗ sản xuất. Hắn cũng chấp thuận cho tao tìm cách câu điện “chùa” và cử người đi tìm thị trường tiêu thụ. Mọi chuyện tiến hành, tao lo chuyện cấy, nuôi từ F1 đến F4, ly tâm... tên giám đốc lo phòng ốc, câu điện “chùa”, mua mật mía và tìm địa chỉ các lò bánh... Tui tò mò: - Làm men bánh mì tốn điện lắm sao mà phải câu lậu? Hùng “sì” giải thích sơ cho tui hiểu quá trình nuôi men từ F1 đến F4 rồi cười: - Mày phải có một cái “compressor” chạy 24 giờ mỗi ngày để bơm không khí nuôi men, xong giai đọan F4 thì ly tâm. Cái “compressor” 2 Kwh chạy suốt ngày thì mày có dốt lắm cũng biết là nó hút điện cỡ nào chứ? Hơn nữa, câu lậu đường dây ngoài trời thì không sợ bị cúp điện! Chỉ một thời gian ngắn sau, men tụi tao sản xuất có mặt khắp nơi ở thị trường bánh mì Cần Thơ. Sản xuất lúc đầu 5kg mỗi ngày rồi tăng dần lên 10 – 15kg ra không kịp bán. Tiền vô ào ào, men tăng giá từ 150/kg lên 200 rồi 300... theo nhịp độ tăng trưởng của các lò thùng phuy. Tui nhìn Hùng “sì” thán phục: - Hèn chi trông mày phát tướng, lại có “xế” nổ vi vút, trong lúc tao đi đâu phải đạp “xế điếc” lòi.. cả trĩ. Hùng rót trà ra ly, uống một ngụm, nhìn tui nói nhỏ: - Mày có muốn kiếm tiền thì

theo tao xuống Cần Thơ! Tui gật đầu! Hai đứa nói chuyện thêm một lúc thì Hùng đứng dậy trả tiền và cho tui luôn gói thuốc 555 rồi ghi địa chỉ để gặp lại nhau. Bữa sau, tui đến chỗ hẹn gặp Hùng “sì” và theo hắn xuống Cần Thơ. Hắn chỉ cho tui cách đi tìm các lò bánh mì, cách thức chào men như thế nào? Thời gian đầu lọng cọng, tui hay mò đến các xe hay quán bán bánh mì... vờ mua 1, 2 ổ để dò hỏi địa chỉ của lò. Có địa chỉ lò bánh, tui lân la làm quen mấy anh em thợ nướng bánh, mời họ đi uống cà phê, hút thuốc lá thơm… rồi mới chào hàng. Nghề dậy nghề, chỉ một thời gian ngắn tui biết hầu hết các lò bánh mì “thùng phuy” trong thị xã. Men của Hùng “sì” sản xuất thuộc loại tương dối tốt nên bánh ít bị

“mù”, nở đều… Nhờ đó, tui kiếm tiền khá bộn nhưng tiếc thay, lại không để dành được bao nhiêu! Tuổi trẻ có tiền, cuối tuần nhẩy xe đò về Sài Gòn ăn nhậu vung vít với bạn bè và gái... chẳng giúp đỡ được gì cho gia đình, bố mẹ! Chuyện men tươi bánh mì rồi cũng nhanh chóng qua đi... Chưa 2 năm từ ngày tui theo Hùng “sì” về Cần Thơ mà phong trào sản xuất men bánh mì đã tàn lụi dần! Tiền tui kiếm được cũng “bốc hơi” cho đến ĐSNT 2014 – Page 32


hết... Thế là: “Giã từ học đường, hai bàn tay trắng. Bước vào cuộc đời, trắng hai bàn tay”. Tui trở lại Sài Gòn sau thời gian lưu lạc với Hùng “sì” dưới Cần Thơ, không còn tiền tui cũng chẳng buồn! Ông bà già biết tính tình của tui nên chẳng bao giờ thắc mắc về thằng con “trời đánh” hoặc đặt câu hỏi tui làm gì có tiền để tiêu xài? Chỉ thường la rầy mỗi khi tui đi biệt đâu vài ngày không về nhà. Một buổi sáng lang thang ở chợ trời Trần Quốc Toản, tìm cách “đẩy” cái lưỡi cưa xích Mc Culloch mà một thằng bạn tên Thanh “chôm” được trong công ty công viên và cây xanh nơi hắn làm việc... Tui gặp Phúc “ba gác”! Phúc ở cùng xóm, nhà nghèo thêm cái tên “ba gác” vì ngoài giờ học, rảnh rỗi hắn thường dùng xe ba gác chở đồ đạc như bàn ghế, giường, tủ... cho những ai có nhu cầu. Đang học đệ nhất, hắn thi đậu cán sự thủy lâm, thế là hắn vọt lên Bảo Lộc mất tăm. Tui đang lớ ngớ đẩy chiếc xe đạp, cầm một đoạn cưa xích Mc Culloch thì chợt có người vỗ mạnh vào vai, giật mình vì tưởng công an, tui quay lại, thấy Phúc cười ha hả: - Làm gì mà mò ra đây vậy? “Chà đồ nhôm” hả? (Chôm đồ nhà nói lái) Chưa kịp trả lời, Phúc đã nhìn thấy cái túi xách nặng bằng vải móc ở tay lái xe đạp. Hắn chộp lấy, mở ra coi rồi kêu lên nho nhỏ: - Mẹ ui! Ở đâu mà mày có cái này... hay vậy? Đi... đi theo tao! Trúng mánh rồi cưng! Thế là Phúc “ba gác” kéo tui ra một quán cóc nằm trên đường “3 tháng 2” tức Trần Quốc Toản cũ. Trời nóng, Phúc kêu cà phê sữa đá cho hai đứa rồi hỏi:

- Đồ “chôm” hả? Của mày hay của ai? Tui lắc đầu: - Không biết ở đâu ra nhưng “théc méc” làm chi cái xuất xứ? Có cái để kiếm tiền là vui rồi! Phúc cười khùng khục sau khi đảo mắt nhìn đám khách gần đó rồi hắn hạ giọng: - Đ... mẹ! Hỏi chơi thôi! Mày giác ngộ cách mạng rồi đa? Cả nước bây giờ sống bằng mánh mung, chôm chỉa theo ánh sáng của học thuyết Mác – Lênin mà! Ngừng nói, hắn kín đáo kéo đoạn cưa xích Mc Culloch ra coi. Tui nói với hắn: - Của một thằng quen làm thủ kho cho một công ty. Liệu chừng được bao nhiêu? Phúc “ba gác” nhìn đoạn cưa xích rồi trả lời: - Tùy theo dài bao nhiêu? Dân làm rừng gặp thứ này là chộp liền! Mỗi thước chừng một ngàn đồng... Chỗ này chắc khoảng 3 - 4 m. Mày cho tao địa chỉ, chiều tao ghé lấy, liệu nói với thằng bạn mày như vậy nghe! Hai đứa uống hết cà phê rồi chia tay. Tui về nhà gặp Thanh cho biết giá cả. Gần tối, Phúc tìm đến nhà lúc tui vừa ăn cơm xong, nói chuyện chừng 5 phút thì Thanh trao cái túi đựng lưỡi cưa cho Phúc và Phúc trả tiền. Sau khi Phúc đi, Thanh đưa cho tui 300 đồng tiền môi giới, bằng 4 tháng lương của một công nhân viên. Hai ngày sau câu chuyện manh mối bán lưỡi cưa, Phúc “ba gác” ghé nhà, rủ đi ăn sáng ở một quán bún mọc khá ngon đường Nguyễn Văn Trỗi tức Cách Mạng 1/11 cũ. Hắn đưa cho tui 150 đồng rồi cười hì hì: - Chia mày ít tiền lời cái lưỡi cưa Mc Culloch. Nếu mày rảnh, không có gì làm, muốn kiếm

bạc cắc thì theo tao lên làm gỗ ở Xuyên Mộc. Tao bây giờ đang coi một tổ hợp khai thác rừng trên đó! Ăn xong tô bún đầy đủ mọc, chả lụa, chả quế, 2 cục sườn ngon ngọt thấm con tì, con vị, Phúc vừa uống cà phê, vừa tả sơ qua về công việc làm gỗ trên Xuyên Mộc: Theo lời Phúc, dưới tay hắn có khoảng trên 20 thợ rừng mà đa số là dân địa phương, dân đi kinh tế mới được thuê mướn tại chỗ chỉ một số ít. Phúc có 4 thằng đàn em thân tín, một thằng tên Tâm Fulro là “tà lọt”, kiêm tài xế lẫn cận vệ, cao lớn, giỏi võ nghệ và gan dạ; mấy tên còn lại thì lo chuyện cơm nước, phân phối nhu yếu phẩm, canh chừng các lán… Mỗi khi về Sài Gòn, Phúc giao mọi việc lại cho Tâm Fulro. Tổ hợp của Phúc mỗi tháng được cấp khoảng 4-500 lít nhiên liệu gồm xăng, dầu cho cưa máy và xe be chuyên chở ra bìa rừng. Đổi lại, Phúc phải cung cấp một số gỗ đã được ấn định tùy theo số lượng xăng, dầu cấp phát. Cùng với xăng dầu, tổ hợp cũng được cung cấp số lượng gạo hay bo bo theo đầu người. Bản tính hiếu động, ít khi chịu ngồi yên nên tui nói với ông bà già biết ý định đi làm gỗ ở Xuyên Mộc và chỉ hai ngày sau là tui gom vài bộ quần áo, cái bàn chải đánh răng lên đường theo Phúc.

ĐSNT 2014 – Page 33


Khởi hành từ Sài gòn với Phúc “ba gác” bằng chiếc Honda SS 50 trên quốc lộ 15 đi Bà Rịa rồi chạy tiếp qua liên tỉnh lộ (LTL 23) hơn 20 cây số nữa thì tới Xuyên Mộc. Từ ngoài liên tỉnh lộ 23 này chạy vào trong khu vực khai thác gỗ mất thêm vài cây số nữa. Thời gian đó, LTL 23 chưa được hoàn tất, nhiều đoạn còn rải đá, ngồi xe Honda tưng lên, rớt xuống ê cả cặp mông! Tụi tui đi lúc sáng, sau khi điểm tâm bằng 2 điã cơm tấm bì chả ở cái quán gia đình gần nhà Phúc, đến gần 12 giờ trưa thì tới nơi. “Bộ chỉ huy” lâm trường của Phúc gồm 5-6 cái lán vách dựng bằng cây lợp lá nằm trên một mảnh đất tương đối phẳng. Hai chiếc xe be chở gỗ đậu ngoài sân, chung quanh rào sơ sài bằng một lớp “concertina” móc vào những cọc gỗ. Phúc vừa dừng xe, chưa kịp xuống thì trong lán, một thanh niên cao lớn, vạm vỡ, mặt mũi đen nhẻm khoảng 22-23 chạy ra kêu lớn: - Anh Phúc! Tụi thằng Đạt mới đập chết một con rắn hổ hành lớn sáng nay. Tối nay có cháo thịt rắn nhậu rồi! Anh chi chút tiền ra chợ Bà Tô kiếm ít chất cay đi anh... Phúc chỉ tay vào tui, nói với thanh niên: - Bạn tao! Còn đây là Tâm Fulro. Tâm gật đầu chào, tui đưa tay bắt tay hắn, bàn tay gân guốc, săn chắc. Phúc móc túi lấy ra tí tiền đưa cho Tâm. Hắn nhanh nhẩu: - Hai anh ăn cơm chưa? Em có nấu nồi canh chua ở trỏng. Phúc đưa chìa khóa xe Honda cho Tâm, vẫy tay: - Mày đi chợ đi! Khỏi lo cho tụi tao... Nói xong, Phúc kéo tui theo hắn vào một chiếc lán có cửa. Chỉ

vào cái giường làm bằng gỗ rừng, Phúc nói: - Giường mày đó! Bỏ túi xách ở đấy đi... Nghỉ mệt chút xíu rồi tụi mình đi một vòng cho mày biết công việc ở đây! Tui để cái túi quần áo và đồ dùng cá nhân lên chiếc giường đan bằng những thanh gỗ nhỏ rồi ngả lưng vì hơn 2 tiếng đồng hồ, ngồi xe Honda dưới cái nắng chang chang mùa hè cộng với bụi bặm khiến tui cảm thấy mệt mỏi, chán nản nên hứng thú phiêu lưu bị giảm bớt khá nhiều! Nằm mơ màng thế mà tui thiếp đi lúc nào không hay? Chỉ giật mình tỉnh dậy khi Phúc đá vào chân gọi: - Dậy mày! Dậy đi coi tụi nó làm việc rồi về ăn cơm. Phúc thẩy cho tui cái nón vải màu “ô liu” rộng vành, nói tiếp: - Đội cái này đi theo tao! Không có cái này mày sẽ không chịu nổi cái nắng ở đây đâu. Phúc nói xong với tay lấy chiếc rựa khá dài dắt trên vách lán rồi đi ra cửa. Tui chụp cái nón lên đầu bước vội theo hắn. Hai thằng tảo bộ dọc theo con đường đất nhỏ mới khai quang chừng hơn một cây số thì tới khu vực đang được khai thác. Cây cối nằm ngổn ngang, rải rác đây đó những tốp thợ hai người đang cưa xẻ hay chặt cành những cây đã ngã. Mọi người đều cởi trần, mặc quần đùi hay quần dài, người nào người nấy mồ hôi nhễ nhại. Thấy Phúc đi tới, họ cất tiếng chào rồi tiếp tục làm việc. Phúc chào lại họ rồi giải thích: - Ở đây làm tùy sức, hưởng tùy tài, có nghĩa là làm bao nhiêu ăn bấy nhiều... Đa số họ làm việc rất sớm nên chừng nửa giờ nữa là nghỉ rồi! Tui tò mò: - Rồi lương lậu như thế nào?

- Một phần trả bằng tiền và một phần bằng gạo hay bo bo. Phúc dẫn tui đi lòng vòng một lúc thì gặp một đám khoảng hơn 20 người mặc quần cụt, cởi trần, tay dao, tay rựa đi thành đoàn có 2 công an mang súng AK-47 theo sau. Tui chưa kịp hỏi, Phúc đã giải thích: - Gần đây có một trại giam tù vượt biên. Tui ngạc nhiên: - Ủa! Gần đây có cửa biển à ? - Có chứ! Cửa biển Bình Châu... Liên tỉnh lộ 23 kéo dài vào trong tới Bầu Ma, Bầu Lâm và nếu đi sâu nữa vào trong sẽ gặp một ngọn núi là núi Mây Tào cao khoảng 700m. Dân kinh tế mới trước ở đây nhiều lắm nhưng bây giờ họ trốn về thành phố cũng bộn. Mày ở đây ít bữa tao dẫn mày đi coi ma. Là thằng “trời đánh không chết”, nghe Phúc nói gặp ma, tui cười: - Thiệt không mày? Có ma ở đây nữa sao? Phúc nhìn tui: - Ở đây ít bữa rồi sẽ thấy! Hai đứa loanh quanh một lúc rồi quay lại lán. Tâm Fulro đi chợ đã về đang dọn cơm với tô canh chua và đĩa thịt heo kho tàu, những thức ăn hiếm hoi giữa rừng! Buổi tối sau khi uống rượu, nhậu cháo rắn với Phúc và mấy tên đàn em, tui say khướt! Phúc phải mắc mùng cho tui ngủ. Nửa đêm đang ngon giấc, chợt có người kéo chân, tui giật mình ngồi dậy hóa ra chàng Phúc! Hắn cầm cái đèn “pin” quơ quơ trước mặt tui nói nhỏ: - Dậy! Đi theo tao… coi ma! Đầu óc vẫn còn choáng váng vì mấy ly rượu nếp than, tui lầu bầu: - Đang nhức đầu muốn chết! Ma với mãnh gì? ĐSNT 2014 – Page 34


Nói thế nhưng tui cũng vén mùng bước xuống khỏi giường, Phúc đưa cho tui chai thuốc chống muỗi nhỏ màu xanh “ô liu” bằng plastic, loại của lính Mỹ hay dùng ngày trước. Hắn dặn dò: - Bôi lên cổ, lên chân đi, muỗi sẽ không cắn! Tui làm theo lời Phúc. Trời mùa hè trong vắt, đầy sao, trăng thượng tuần như một cái móc nhỏ nằm chênh chếch ở hướng Đông. Ánh sáng yếu ớt chiếu xuống cánh rừng cho thấy những cảnh vật lờ mờ trước mặt, Phúc cầm đèn dẫn tui ra cái lán ngoài cùng, gần sát hàng rào kẽm gai của lâm trường rồi mở cửa lán, cái cửa đóng sơ sài bằng những thanh gỗ do toán thợ cưa kẹp một tấm nhựa cứng màu đen che gió. Kéo tui lại ngồi trên cái ghế làm bằng một khúc cây tròn xẻ đôi, Phúc tắt đèn “pin”, chỉ ra hàng rào nói: - Mày ngồi im một lúc rồi nhìn ra phía kia... coi là cái gì nghe! Hai thằng ngồi yên lặng trong cái lán tối đen. Khoảng 10 phút sau, giữa sự tĩnh mịch của núi

rừng, tui chợt nghe những tiếng xào xạc nhẹ như tiếng gió thổi len qua những tàng cây. Phúc đá vào chân tui, chỉ ra chỗ hàng rào. Tui nhìn theo hắn và gần như không tin ở mắt mình. Ba cái bóng người mờ ảo, trắng đục đang chạy nhẩy trên hàng rào kẽm gai. Là một người gan dạ, vốn không tin chuyện ma quỉ nhưng lần đầu tiên chứng kiến tận mắt một chuyện khó tin, tôi cũng thấy lưng mình lạnh hẳn đi! Đưa tay mò mẫm dưới nền nhà bằng đất, tui lượm được một hòn đá nhỏ rồi cầm nó trong tay, tui nhắm về một bóng người ném thật mạnh! Hòn đá bay vụt đi rơi xuống đất, chỉ gây nên một tiếng động rất nhỏ giữa cánh rừng yên vắng nhưng đã làm ba bóng trắng chợt biến mất! Phúc đứng lên nói: - Thôi đi về ngủ tiếp! Giờ mày tin là có ma chưa? Tui không trả lời Phúc vì đầu óc vẫn còn bàng hoàng với những gì vừa nhìn thấy. Phúc tiếp: - Tao nghe dân kỳ cựu ở đây nói vùng này trước 75 có một mật

khu của Việt Cộng. Mật khu ấy bị lính Úc dẹp tan trong một trận đánh đâu khoảng 66-67 gì đó. Việt Cộng chết nhiều lắm nên thành ma... Có người còn bị chúng ném đất chọc phá nữa! Hai thằng về lại lán, tui không nói gì, lẳng lặng lên giường rồi mệt mỏi ngủ thiếp đi. Ở với Phúc được ít ngày, cảm thấy mình không hợp với đời sống rừng núi, tui yêu cầu Phúc chở về lại Sài Gòn, Phúc hiểu ý chẳng thèm nói thêm gì... Ít lâu sau, qua một người bạn, tui nghe tin Phúc “ba gác” vượt biên, được một thương thuyền của Đức vớt, đang tạm trú ở Bataan, Philippines. Từ ngày qua Đức, tui để ý tìm hắn nhưng chưa gặp, cũng không nhận được tin dù đã nhắn trên báo vài lần. Cũng qua bạn bè liên lạc với nhau trên internet, tui được biết Hùng “sì” đã qua Mỹ, học lại và lấy bằng tiến sĩ toán, hiện đang làm việc ở tiểu bang Washington nhưng chẳng liên lạc với ai... Hy vọng chàng đọc được bài viết này mà hồi âm.

2. Rượu cay mờ mắt tìm tri kỷ. Trăng vỡ đau lòng nhớ cố nhân. Men đắng, đắng thêm đời viễn xứ. Trăng nào gặp lại những tình thân

(những ngày vui họp mặt NTB1-59)

TRĂNG, RƯỢU & BẠN

Ngyễn Văn Thanh NT- 59 1. Này trăng, này rượu bạn ta đâu? Cạn chén tha hương, sầu nối sầu... Gẫy kiếm bên trời, tao lận đận. Bó tay đất khách, mày phong trần .

3. Trăng nào như những con trăng cũ, Lưu luyến ngày xanh đã trở về. Ngày xanh của những ngày Nguyễn Trãi. Ngọt ngào, hoa mộng với ngây thơ 4. Người đi vui gượng đời ly khách. Kẻ ở than dài kiếp bể dâu. Nửa bữa tiệc vui, thiếu bạn cũ. Tràn ly rượu đắng, ngập thành sầu. 5. Đêm nay cũng vẫn con trăng ấy. Tình bạn vơi đầy, trăng hoan ca. Hãy cứ ôm trăng vào vô tận. Cho nhau tình bạn mãi không già... ĐSNT 2014 – Page 35


“Giấc mộng con” Ngộ Không Phi Ngọc Hùng NT56 Thạch trúc gia trang Xuân phân, Qúy Tỵ niên 2013

Người ta gọi anh là gã thiền giả Ngộ Không, chỉ biết là Ngộ Không là...không ngộ được chăng? Anh quen biết nhiều giới văn nghệ sĩ vì vui tính, chữ nghĩa bề bề suốt năm tháng vật lộn với nó. Chúng ta chắc hẳn không ai quên mục “Tác giả & Tác phẩm”, “Chữ nghĩa Làng văn” của anh mỗi tháng xuất hiện trên diễn đàn. Phi Ngọc Hùng sinh năm 1944 tại Thái Bình, anh sống ở Hà Nội suốt thời niên thiếu trước khi vào Nam năm 54. Cựu học sinh NT 56 và Đại học Kiến Trúc Saigon. Anh là một nghệ sĩ kỳ cựu ở Houston, từ năm 75 lúc mới chân ướt chân ráo đến Hoa kỳ và bây giờ hưu trí. Cuộc đời viết văn của anh có khoảng 107 bài thuộc mọi thể loại khác nhau và dĩ nhiên còn tiếp tục... Chúng ta tìm thấy trong văn chương Phi Ngọc Hùng tính châm biếm và nổi bật chất sáng tạo. Hãy thử đọc “Giấc Mộng Con”, một tác phẩm mênh mông những tưởng tượng hư cấu lồng trong chứng tích lịch sử nước nhà. Đó là chuyến du hành của Ngộ Không trong giấc mơ về quê cùng Cụ Nguyễn Trãi thăm những danh lam thắng cảnh và ôn lại lịch sử hơn 4000 năm... Dĩ nhiên không thiếu những mẩu đối thoại dí dỏm khó có người viết hay hơn thế! CĐVinh Dẫn nhập:

(Trích Giấc mộng con, của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đăng lần đầu trên Ðông Pháp thời báo, Sài Gòn, 1927

Chỗ cụ Nguyễn Trãi ở rất là thâm nghiêm. Mình mới vừa tới cửa xưng danh, anh gác cổng không cho vào và nói là: - Cụ ít khi tiếp khách! Sau tôi phải bảo anh ta rằng: - Tôi là Hiếu, người nước nhà ở hạ giới, chẳng mấy khi lên được

tới đây! Bác cứ vào bẩm, thể nào Cụ cũng tiếp tôi... Anh ta vào rồi một lát trở ra, quả nhiên nói Cụ đang ngồi đợi. Mình thấy Cụ bắt hai tay ra đằng sau đi bách bộ, vẻ mặt buồn rầu trầm tư lắm! Đến giáp trước mặt, mình cúi đầu chắp tay chào Cụ. - Anh Hiếu! Tôi đương buồn... Anh đến chơi cũng hay! Cụ sai lấy bàn ghế và rượu ra uống. Mình từ tạ không dám ngồi. Cụ nói: - Ở trên này không giống dưới hạ giới, ai đã lên tới đây thời coi nhau như tiên cả với “cửa đóng, đầu non, đường lối cũ, nghìn năm thơ thẩn bóng trăng

chơi”. Huống chi tôi với anh là anh em một nhà, thời xin anh đừng nệ... Cụ cầm ve rượu rót cho mình và nói rằng: - Cái này, tôi cũng không uống được mấy nhưng buồn quá thì mượn nó để tiêu sầu! Anh “say sưa nghĩ cũng hư đời, hư thời hư vậy, say thời cứ say” thì cứ uống. Uống một hai chén rượu, không thấy Cụ nói gì, sắc mặt thì vẫn buồn rầu nghĩ ngợi. Mình gợi chuyện: - Bẩm công nghiệp Cụ như thế mà cái cảnh ngộ về sau chẳng ra sao; người nước ta mai này

ĐSNT 2014 – Page 36


đọc sử đến chỗ đó, ai cũng phải lấy làm buồn! - Cái cảm giác của người đọc sử thời tôi không biết còn như tôi buồn, chẳng phải buồn về dĩ vãng của tôi mà chỉ buồn cho tương lai vận hội nước nhà. Ðời không có hào kiệt chẳ Chỗ cụ Nguyễn Trãi ở rất là thâm nghiêm. Mình mới vừa tới cửa xưng danh, anh gác cổng không cho vào và nói là: - Cụ ít khi tiếp khách! Sau tôi phải bảo anh ta rằng: - Tôi là Hiếu, người nước nhà ở hạ giới, chẳng mấy khi lên được tới đây! Bác cứ vào bẩm, thể nào Cụ cũng tiếp tôi... Anh ta vào rồi một lát trở ra, quả nhiên nói Cụ đang ngồi đợi. Mình thấy Cụ bắt hai tay ra đằng sau đi bách bộ, vẻ mặt buồn rầu trầm tư lắm! Đến giáp trước mặt, mình cúi đầu chắp tay chào Cụ. - Anh Hiếu! Tôi đương buồn... Anh đến chơi cũng hay! Cụ sai lấy bàn ghế và rượu ra uống. Mình từ tạ không dám ngồi. Cụ nói: - Ở trên này không giống dưới hạ giới, ai đã lên tới đây thời coi nhau như tiên cả với “cửa đóng, đầu non, đường lối cũ, nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi”. Huống chi tôi với anh là anh em một nhà, thời xin anh đừng nệ... Cụ cầm ve rượu rót cho mình và nói rằng: - Cái này, tôi cũng không uống được mấy nhưng buồn quá thì mượn nó để tiêu sầu! Anh “say sưa nghĩ cũng hư đời, hư thời hư vậy, say thời cứ say” thì cứ uống. Uống một hai chén rượu, không thấy Cụ nói gì, sắc mặt thì vẫn buồn rầu nghĩ ngợi. Mình gợi chuyện:

- Bẩm công nghiệp Cụ như thế mà cái cảnh ngộ về sau chẳng ra sao; người nước ta mai này đọc sử đến chỗ đó, ai cũng phải lấy làm buồn! - Cái cảm giác của người đọc sử thời tôi không biết còn như tôi buồn, chẳng phải buồn về dĩ vãng của tôi mà chỉ buồn cho tương lai vận hội nước nhà. Ðời không có hào kiệt chẳng thà nước nhà đừng có giang sơn. Tôi thường ngồi hầu chuyện đức Thái tổ cùng nói đến chuyện ấy chỉ tiếc rằng thân con người ta không dễ tái sinh ở trần thế! Mắt cụ Nguyễn như chực sa lệ: - Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu! Sơn hà cương vực đã chia mà Bắc Nam cũng khác... (Bình Ngô Ðại Cáo).

Nói đến đây thấy Cụ như muốn khóc, mình vừa buồn vừa thẹn, không biết nói lại làm sao? Năm 1927, việc đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi nước còn vô cùng mờ mịt, Cụ trên cõi tiên trông xuống thiếu điều khóc ròng rồi bỗng nhiên Cụ ngâm khe khẽ: Chiếc thuyền lơ lửng bên sông Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay Chắc chi thiên hạ đời nay Mà đem non nước làm rày chiêm bao? (Tự thuật – Nguyễn Trãi)

Chưa kịp hiểu tôn ý dậy gì? Chưa chín một nồi kê thì Cụ nắm tay mình bay xuống hạ giới. Trên đường bay, gió thổi ù ù nghe ong cả tai, mình gợi chuyện xưa năm 1406, tương truyền rằng khi Cụ 26 tuổi đang làm quan nhà Hồ, gặp cô Thị Lộ mới 16 tuổi, Cụ thấy xinh đẹp, liền ứng khẩu: “Ả ở đâu mà bán chiếu gon, chẳng hay chiếu bán hết hay còn“ có thật không? Cụ cho hay chỉ là chuyện nhảm nhí, người đời truyền miệng như... mình đấy thôi! Vừa lúc hai chân chạm đất, nháo nhác chỉ thấy núi và mây, mình đang ngơ ngác thì Cụ bảo: “Anh quanh năm luống những lo văn ế, thân thế xem thua chú hát chèo” nên như phường chèo chẳng biết quái gì cả! Cụ giắt mình men theo con suối vào khe núi, nơi đây là đất Bằng Tường bên Tàu, đảo mắt nhìn quanh chỉ thấy mươi đống gạch vụn còn vương vãi qua một vũng tang thương nước lộn trời. Thẫn thờ như gà rù giữa buổi đồng vắng, Cụ thở hắt ra vì đã tiễn đưa thân phụ Nguyễn Phi Khanh tới nơi chốn này! Đây là ải Nam Quan có từ đời Nguyên mà tên cũ xưa kia là Pha Lũy Dịch. Mình ớ ra hỏi cụ: - Vậy chứ ải Nam Quan qua báo chùa, báo chợ bây giờ ở nơi nao? Cụ nói cách đây khoảng hai mươi cây số về phía Đồng Đăng. Mình hong hanh nhớ ra cả 100 năm trước, Tsai Tin Lang bị đắm thuyền ở biển An Nam, ông trở về quê bằng đường bộ qua ngả Quảng Tây. Từ Hà Nội lên Đồng Đăng tới ải Nam Quan gặp núi đá hiểm trở, vực thẳm tối tăm, ông ngước lên núi hỏi người dẫn đường trên ấy có gì? Và được ĐSNT 2014 – Page 37


trả lời trước có cột đồng Mã Viện nhưng nay không còn nữa. Thế là mình đánh vật chữ nghĩa với Cụ qua “Chiếu thư” của Minh Thái Tổ: - Giao Chỉ dưới thời Hậu Hán có người đàn bà tên Trắc làm loạn. Vua Quang Vũ sai Mã Viện sang bình định, bèn xây Đồng Trụ ở huyện Uyên (Đồng Đăng)... Thấy Cụ im như thóc ngâm, mình lại lúi cúi niệm thêm “Chiếu thư” trả lời của Trần Thuận Tông: - Xét cho kỹ thì Hán Vũ thứ 19 sai Mã Viện đến Giao Chỉ đánh dẹp người con gái họ Trưng lập Đồng Trụ, tính đến nay đã hơn 1350 năm mà dưới 1000 năm thì gò lũng đã biến đổi, ai mà biết được Đồng Trụ ở đâu? Ý đồ mình hỏi Cụ là thế đó! Cụ ngẩng mặt lên trời nhìn mây bay và từ tốn rằng: - Với “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” thì các sử gia mình chắc như đinh đóng cột... chỉ có một cái trụ đồng thôi và rối ren rủ nhau đi tìm. Qua “Thủy Kinh Chú” đề cập đến truyền thống dựng cột thì Mã Văn Uyên (bút hiệu của Mã Viện) có dựng những “kim tiêu” để đánh dấu biên giới phía nam của nhà Hán. Du Ích Kỳ góp thêm ý là Mã Văn Uyên cho dựng cột đồng ở bắc ngạn Lâm Ấp (đất của Chiêm Thành, vùng Đồng Hới) và cho định cư những người thuộc Mã tộc. Sau cùng, sách “Tùy thư” hé lộ tướng Tàu Lưu Phương đi chinh phạt quân Chiêm Thành đã tiến quân ngang qua những cột đồng Mã Viện rồi tiếp tục tiến về phía Nam đến tận kinh đô vương quốc Lâm Ấp. Theo “An Nam chí lược” của Lê Tắc, sử gia đời Trần đề cập đến di tích này thì thuở trước ở vùng hang động

Cổ Sâm thuộc Khâm Châu (gần Đồng Đăng) có những cột đồng do Mã Viện dựng lên. Thế là mình không biết làm gì là…làm thinh và lẽo đẽo đi với Cụ về phía Đồng Đăng. Lững thững đi, chỉ khoảng không gian trước mặt, Cụ nói chuyện với mình như chuyện trò với một người bạn vong niên lâu ngày chưa gặp. Cụ rì rầm là thằng tướng tây Negrier nằm trong ủy ban phân định biên giới Pháp - Thanh đã giật sập ải Nam Quan năm 1884 để xây cổng mới ở một địa điểm khác, sâu vào phía nam, sát biên giới Việt -Trung hơn! Khi tới ải mới ở gần thác Bản Giốc, Cụ nói cửa ải này được thằng Tây dựng năm 1886... Cụ chỉ ngón tay vào dẫy nhà cao hai tầng xây theo kiểu Tây và hỏi mình trông có giống nhà thương Grall ở Sài Gòn không? Mình trả lời vừa vào Sài Gòn năm 1927 nên chưa có... cơ hội đau ốm để ở nhà thương nên... không biết! Sau đó, Cụ và mình rủ nhau đến đồn biên phòng làm thủ tục qua biên giới để nhập quan nước mình. Lúc ấy mới vỡ lẽ chỉ có người mang hộ chiếu VN mới được đi qua mà thôi! Hộ chiếu ở thiên đình phải xin visa ở Hà Nội? Mình nảy sinh ra ý mượn thông hành mấy gã cửu vạn đang đứng gần đấy! Thế là cả hai mất 30 đô để làm thủ tục qua bên kia biên giới. Qua khỏi đồn biên phòng chừng hơn 100 thước gặp chiếc cổng Tầu, trên cổng khắc 3 chữ tàu to tướng và Cụ dịch 3 chữ trên là ”Hữu Nghị Quan”. Trên đường đi gặp chợ trời biên giới. Những gã cửu vạn tất tả vác ngập hàng với chiếc xe thồ, hàng hóa ở đây là bình thủy, máy móc điện tử và thuốc bắc. Những dàn DVD mở lớn ca hát vang trời.

Ðĩa lậu ở đâu mà nhiều thế? Gía cả rẻ như bèo... bát nháo, thật giả khó lường! Mình xúi Cụ mua một cái để nghe nhạc Trịnh “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi…Bàn tay ta nắm nối liền một vòng Việt Nam” thì cụ lươn khươn là trên trời không có... điện! Thấy hai người có vẻ ngây ngô như trên trời rớt xuống giữa phố đông người, một bà lão bán nước chè tươi cất tiếng mời: - Mời cụ và bác vào xơi nước. Thấy họ nói chuyện vui vẻ, mình kéo chiếc ghế đẩu mời Cụ ngồi, còn mình thì ngồi bẹt xuống chiếc chiếu bên mấy gã cửu vạn. Gã ngồi cạnh mời: - Bác làm thử một điếu?. Thấy hay hay nên mình cầm cái điếu cầy, lộ vẻ chưa hề hút thuốc này bao giờ! Gã cửu vạn mới lên tiếng: - Vê nhỏ thôi, hút thử mà to như thế thì bật ngửa đấy!. Mà bật ngửa thật! Vừa hít một khói như muốn nổ tung lồng ngực và điên đảo quay cuồng. Mình nhoài ra chiếu thế là không biết gì nữa... Ắt hẳn Cụ ra mấy cửa hàng bán những loại thuốc bắc bổ dương, bổ thận mới về? Một gã cửu vạn hỏi: - Sao Cụ đã trả thù dân tộc chưa? Cụ hỏi lại: - Trả thù dân tộc là lý sự gì? Thấy mấy anh cửu vạn ăn nói thô lỗ quá, mình rủ Cụ đi vãn cảnh nhưng vừa quay lưng thì gã cửu vạn khác trêu trọc: - Tao đố con Tuyết “ngựa” rủ được ông Cụ về ngủ một đêm? Cụ nghe thấy nên lẩm bẩm: - Chuyện này trên trời không có đây! ĐSNT 2014 – Page 38


Nhân tiện mình hỏi Cụ xem trên trời có gì thống khoái chăng? Cụ cho hay lên chơi thì quá đã nhưng ở lâu thì chán lắm! Chỉ có tiên ông và tiên bà bay suốt ngày nên chả vui như dưới trần ai một cõi này. Phố Quận Đồng Đăng

Mặt Cụ ngẫn ngẫn trông thấy nhưng Cụ vẫn phải gọi một gã cửu vạn lái xe thồ chở hàng hóa, chở luôn hai người tới Đồng Đăng. Theo bước chân “phù lãng nhân” trong cõi “ngu lạc trường”, mình tới huyện lỵ chả thấy phố Kỳ Lừa như trong bài ca dao “Ai lên xứ Lạng” có câu “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa”. Ấy là chưa kể câu “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, bèn ngu ngơ hỏi: - Lạng Sơn nào có sông Ngô? Gánh vàng là thể thống gi? Cụ lụng bụng phân trần bài ca dao ấy đúng tên là “Ai lên thú Lạng” diễn tả tâm sự người lính thú ở biên thùy vùng mạn ngược và kể lể vụ nộp cống người vàng. Chả là đời Lê Mạc, Minh Thành bắt ta mỗi 2 năm phải triều cống hai tượng người bằng vàng y ròng (đại thân kim nhân). Để thế mạng cho Liễu Thăng và Lương Minh bị Lê Lợi giết chết ở ải Chi Lăng. Còn Ngô là tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương tức Minh Thành tổ. Vừa thông hanh xong thì bị Cụ mắng cho rát mặt với cái mũi

trước mắt còn không nhìn thấy nữa là... Là dựa vào bia đá “Thế Tồn Bi Ký” đời Lê Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ tám 1670, ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn có ghi: “Việt Nam hầu thiệt, trấn bắc ải quan, thạch bích hoàn vũ, Uyên quận giới phiên, Đồng Đăng linh ấp”. Ấy thế mà các nhà biên khảo, biên chép ta nào ai có hay biết! Trấn bắc ải quan đây là cửa ngő yết hầu của nước Nam ta trấn giữ Ải Chi Lăng phương Bắc. Hơn thế nữa, đây là tấm bia có niên đại muộn song nó có danh tính người soạn là một mệnh quan chính thức của triều đình! Tuy thế, ấy là chuyện sau mà chuyện sau thì đâu hãy còn đó nhưng cái bia đá... mình chả thấy đâu? Cụ nói là nếu cứ nhắm mắt theo ca dao lịch sử thì có đổ thóc giống ra mà ăn! Như câu “Lên non truốt một bộ sào, xuống thuyền Bá Vọng, qua ao Ngũ Hồ” hoặc giả như “Võng Động Đình mẹ ru con ngủ, chiếu Tiền Đường thức đủ năm canh”. Từ đó, nhiều nhà học giả, học “thật” nhận vơ gốc gác người mình gốc Tàu từ Động Đình Hồ xuống! Cụ chép miệng bảo Tàu có võng đâu mà ru con? Riêng chỉ xứ ta mới có thôi. Lần đầu tiên mình thấy Cụ cười tủm mà rằng Cao Bá Quát có bài “Tức sự” mở đầu bằng hai câu: “Nhãn khan cao điểu độc phàn lung - Tự ỷ thằng sàng bất ngữ trung”. Trong đầu mình rối tinh với Hán - Nôm quái quỉ lạ với... “thằng sàng”? Cụ thấy mặt mình nghệt ra bèn nói: - Anh gánh văn lên bán chợ trời sao dốt thế!. Rồi Cụ đủng đỉnh bảo là văn thơ của Siêu - Quát "vô Tiền Hán" cũng không biết tiếng Tàu gọi “cái võng” là cái giống gì

nên ông cuồng chữ Cao Chu Thần mới nhét bừa vào thơ hai chữ thần tình “thằng sàng” là... cái giường võng! Thành Bắc Ninh Xe thồ chở “hai hàng hóa” qua thành Bắc Ninh gần tới Đông Anh. Gã cửu vạn chỉ ba bức tường gạch vuông nhô lên khoảng một thước giữa đồng không mông quạnh và khơi khơi nói là khu đất này nằm gần một ao đầm nhiều ốc, lại còn có làng “Vọng nhân” nghĩa là “người ốc” vì thế dân làng “người ốc” gọi cái thành cũ kỹ kia là…”thành ốc”. Cụ hứ một cái cho là “ăn ốc nói mò” vì đó là…thành Cổ Loa. Mình u ơ vì ba bức tường chả thấy cuộn

hình xoắn ốc gì cả! Với tình riêng nỗi cảnh, nỗi khách bâng khuâng, chẳng thể cầm lòng... nên mình nong nả với Cụ: - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, An Dương Vương họ Thục tên húy là Phán, người Ba Thục đánh vua Hùng lúc vua ta... “đang say rượu” nên thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê nay là thành Cổ Loa. Thành cuốn tròn như loa ốc nên được gọi là Loa Thành. Sau bị Triệu Đà tiêu diệt... Chưa kịp hợm chữ tiếp thì Cụ đã nheo mắt... “dùi mài kinh sử” với “Sử ký” của Tư Mã Thiên... Chương “Nam Việt Úy Đà liệt truyện” viết về Triệu ĐSNT 2014 – Page 39


Đà với nước Nam Việt. Theo đó, An Dương Vương ở Quảng Tây lập nước Tây Âu Lạc với bờ “thành 9 vòng” ở đồng bằng Tây Giang. Tư Mã Thiên đã khẳng định nhiều lần nước Tây Âu Lạc của người Âu Lạc vì vậy theo Cụ thì An Dương Vương chưa hẳn đã có mặt trên đất nước ta để kéo thêm... Triệu Đà vào “câu chuyện giẻ rách”. Sử quan Ngô Thì Sĩ có cẩn án trong “Việt Sử Tiêu Án” là các sử gia Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều nhầm lẫn vì rằng Triệu Đà chỉ mới ngừng chân ở Quảng Đông và Quảng Tây, chưa hẳn đặt chân đến đồng bằng sông Hồng mà nước Nam Việt ấy ở bên Tầu, miền Nam Hải, Quế Lâm. Do vậy, trong sử Nam ta chẳng bao giờ có quốc hiệu là Nam Việt với một ông vua gốc Tàu tên...Triệu Đà!

Cụ se sắt thêm khi người Tàu sang xâm chiếm nước ta, họ xây 3 vòng thành vuông vức để phòng thủ cho chính họ với ta. Tiếng người Mường cổ gọi đất này là “Klu” ý nói địa danh cổ rồi người Việt mình đọc trại đi “Klu” là…”cổ”, là Cổ Loa. Vào tới Hà Nội, qua Bắc Môn có dấu tích hai vết đạn đại pháo từ tầu chiến của thằng Tây bắn, Cụ vẩn vơ kể rằng Gia Long rời đô vào Huế, thu hẹp Hoàng thành và chỉ giữ cửa Diệu Đức tức cửa Bắc Môn này vì hai vết

đạn kia. Năm 1812 đổi tên Thăng Long là Bắc Thành. Sau khi Gia Long mất, sẩy ra vụ con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi lọan ở Đông Phố, Minh Mạng lại cho thu hẹp Bắc Thành một lần nữa vì thành nằm…“trong” khu vực Hồng “Hà” nên đặt tên là... Hà Nội. Cụ điềm đạm nói tiếp: - Các cụ ta gọi tên địa danh theo phương hướng như Bắc Ninh, Nam Định, Sơn Tây, Đông Triều, nghe đến tên là biết địa danh ấy nằm ở hướng nào của kinh đô thì cớ sao “Hà Đông” lại nằm ở phía... tây? Chuyện là có một mảnh đất nọ cách Thăng Long khoảng 4 cây số về phía tây, Minh Mạng ngồi ở kinh đô với “Nam giáp địa dư, Bắc giáp địa chí” nên ra chiếu chỉ đổi tên là…Hà Đông. Mình rủ Cụ tới thăm ông Tàu già bán lạc rang, cô đơn lạc lõng, quanh năm suốt tháng âm thầm ngồi dựa lưng vào cái tháp vuông nhỏ để tránh gió. Mình mời cụ sơi lạc rang húng lìu thơm mùi húng ngon lắm! Cụ ngần ngừ một lúc rồi lắc đầu và nói Cụ không còn... răng. Cả hai nhìn xa xa tòa Đốc Lý của Tây như người khách lạ với cái buồn viễn xứ, sợ bị bỏ quên nên cứ đúng giờ ngọ, hướng về bên kia sông Hồng hú lên một hồi dài vang dội ra tới tận ngoại thành... xa vắng! Lát sau, có cái xe điện cổ lỗ sĩ kéo chuông “kính coong…kính coong” chạy qua, Cụ thả hồn theo xe điện cùng một cõi đi về…xa vời: Thằng Tây nghĩ nó cũng tài Chế ra đèn điện thắp hoài năm canh. Thằng Tây nghĩ nó cũng sành Chế ra tàu điện chạy quanh phố phường. (Khuyết danh)

Tiếp theo, Cụ nói bây giờ mình vào Huế xem nhà Nguyễn xây thành Huế như thế nào? Móc “iPhone”, Cụ gọi thuê bao một chiếc “xe con” xuôi Nam. Qua sông Hồng, mình chỉ vào cầu Long Biên để khoe kỹ thuật phương Tây, Cụ gật đầu tắp lự là địa danh Long Biên xuất hiện lần đầu trong thời Bắc thuộc lần thứ hai. Trị sở Giao Châu bỏ thành Mê Linh thuộc tỉnh Phúc Yên rời về thành Long Biên tọa lạc ở huyện Yên Phong (thị xã Bắc Ninh). Đời Lý Nam Đế (544-548), dân Giao Châu thoát ách nô lệ Tàu. Lý Nam Đế tự là Lý Bí đặt quốc hiệu là Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên. Vua cho xây chùa Khai Quốc tại đây, sau vì lụt lội, dời về Tây Hồ và đổi tên là chùa Trấn Quốc. Năm 766, đế đô Long Biên được rời về huyện Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Vì vậy có thể nói Long Biên là cố đô đầu tiên của nước ta. Sau bị đô hộ lần nữa, ngay ở Tống Bình, người Tàu xây thành Đại La. Mình muốn tam sao thất bản với Cụ rằng qua sử có khi Lý Bý là người Việt gốc Tàu, có lúc là người Thái Bình ở đất Bố Hải Khẩu của sứ quân Trần Lãm với Đinh Bộ Lĩnh. Nhà Đinh dẹp loạn 12 sứ quân, được nhà Tống phong chức Giao Chỉ Quận Vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, tiếp đến nhà Lý dựng thành Thăng Long trên đất thành Đại La. Mình cũng ĐSNT 2014 – Page 40


muốn óc ách với Cụ là quốc hiệu Đại Cồ Việt thì “cồ là “cù”. Tiếng Tàu chữ “Cù” chỉ loại chim ưng mắt sáng, đuôi cụt. Một công đôi việc với thời Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là “Đại Ngu”. “Ngu” đây không phải là ngu dốt mà là... “vui” nhưng mình chả dám mang vào đây vì sợ Cụ mách đức Thái tổ là cái tội hợm chữ rồi cấm cửa không cho lên trời nữa thì rõ khổ. “Xe con” qua sông Mã tới Thanh Hóa vào tới miền Trung. Chỉ hướng trước mặt, lắng đọng trong không gian tĩnh mịch một thời quá vãng. Cụ như lạc đường vào lịch sử với đời Trần... Thanh Hóa gọi là xứ Thanh, đó là Ái Châu ngày xưa, Minh Mạng đổi xứ Thanh thành tỉnh Thanh Hóa. Nhiều người cho rằng quá nửa nhân kiệt đất nước ta là người Thanh Hóa cũng không quá đáng như những người sáng lập ra Tiền Lê là Lê Hoàn rồi tới Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim, Đào Duy Từ... Vào tới địa phận Quảng Bình, Cụ râm ran truyện Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được Chế Củ. Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ô Ma để xin tha. Bố Chính đây chính là Quảng Bình. Qua vùng đồng bằng, mình lõ mắt tìm sông Gianh chia cắt Nam Bắc đâu

đây? Làm như đi guốc trong bụng mình, Cụ cho hay phân chia đất của Trịnh - Nguyễn là thung lũng sông Gianh chứ không phải sông Gianh (1). Ranh giới từ sông Gianh trở ra đến đèo Ngang tức Bắc Bố Chính thuộc Đàng Ngoài. Từ sông Gianh trở vào tới sông Nhật Lệ tức Nam Bố Chính thuộc Đàng Trong. Theo “Việt sử xứ đàng trong”, Đào Duy Từ xin chúa Sãi đánh Bắc Bố Chính để rời ranh giới từ sông Nhật Lệ, vượt qua sông Gianh và lấy Đèo Ngang làm ranh giới mới. Xe qua cửa Nhật Lệ gặp Đồng Hới, Cụ miên man Đào Duy Từ khởi công xây Lũy Đồng Hới, dân tình gọi là “Lũy Thầy” vì xem ông như bậc thầy. Lũy bằng đất, dài 12 cây số, cao 6 thước, voi ngựa đi lại được trên mặt thành. Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, thấy Cổng Trời tên chữ là Cổng An Nam, do Minh Mạng xây năm 1833. Cụ “Dừng chân đứng lại, trời, non nước, một mảnh tình riêng, ta với ta” với “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Thế mà mình chả thấy con cuốc nào? Đất sinh cỏ già sinh tật, chả hiểu vua Minh Mạng xây cái Cổng An Nam làm khỉ mốc gì? Chiến tranh Nam Bắc đã chấm dứt từ lâu hay vua ta vẫn còn kỳ thị Nam Bắc? Dám lắm ạ! Làm như có thần giao cách cảm, Cụ nói với mình rằng: - Nghe hơi nồi chõ anh lo vì công việc báo An Nam đã trót đa mang nên cứ phải làm, vậy chứ báo An Nam có đăng giai thoại này không? Chuyện là khi biết Đào Duy Từ lẻn vào Nam, Trịnh Tráng cho người mang lễ vật đến tặng Đào Duy Từ để chiêu dụ. Nhà chúa “làm” câu ca dao nhắn gửi “Nụ

tầm xuân nở ra canh biếc, em có chồng anh tiếc lắm thay”. Tiếp đến là câu “Bây giờ em đã có chồng, như chim vào lồng, như cá cắn câu” mà các nhà biên chép đổ vấy cho họ Đào. Đúng ra họ Đào mượn bài thơ “Tiết phụ ngâm” với tích Trường Tịch và Lý Sư Đạo cùng một hoàn cảnh, tâm trạng giống mình để thoái thác. Trương Tịch trả lời Lý Sư Đạo có câu: “Quân tri thiếp hữu phu” (em có chồng, chàng đã biết) và: “Hận bất tương phùng vị giả thi” (phải chi gặp gỡ lúc chưa chồng). Chả là cũng sính giai thoại, ca dao, ca trù, ngồi không ngứa miệng, mình đá lưỡi là “ăn thịt trâu không tỏi, ăn gỏi không lá mơ” thì giai thoại này trăm tội ở ông Hứa Hoành mà ra! Ông nhà văn này nhai văn nhá chữ trong sách “Chuyện xưa tích cũ” của ông Sơn Nam thế nhưng nhiễu sự là trong bài viết về Đào Duy Từ thì ông nhà văn miệt vườn đã đắp chữ vá câu để ông họ Đào hì hục…đắp Lũy Thầy ở mãi tận... Quảng Trị. Cổ Thành Quảng Trị

Thế là mình và Cụ theo chân ông nhà văn miệt vườn vào Quảng Trị. Vượt qua sông Bến ĐSNT 2014 – Page 41


Hải là tới Ái Tử, đợi dịp này từ lâu, Cụ xuôi dòng sử Việt rằng gần thị trấn Đông Hà, tức con sông ở phía đông, đối với Tây Trì, tức cái ao ở phía tây là sông Cam Lộ. Qua nhà cổ học Claudius Mandrolle Cam Lộ... không phải là nước ngọt mà là phiên âm hai chữ “Cà lơ”, “Kha lu” tiếng người Lào sinh sống ở Quảng Trị. Phía bắc sông Cam Lộ có Bến Hói, nghĩa là sông con, có bến thuyền bè đi lại mà thằng Tây gọi trại đi là “Bến Hải”. Thêm chuyện thằng Tây hỏi tên đất vùng gì mà nóng quá thể! Chữ tây chữ u nghe không ra, người bản địa trả lời nóng vì gió Lào cho nên thằng Tây gọi vùng đất ấy là... Gio Linh (2). Mình góp chuyện “ai biết cơm sống về nồi hay cơm sống về vung” là thế đấy! Cụ gật đầu nói tiếp: - Quảng Trị là đất châu Ô, còn Quảng Đức (Thừa Thiên) là châu Rí (3), quà cưới của Chế Mân lấy Công Chúa Huyền Trân. Đời Trần Anh Tông đổi hai Châu Ô, Châu Rí là Thuận Châu và Hóa Châu. Sau ghép hai chữ Thuận và Hóa thành một là Thuận Hóa. Cụ tẩm tướt giấc mộng “đầu hôm cuối bãi” với nhà Nguyễn khởi nghiệp. Khởi sự khi thấy Lê Trang Tông không có con, Trịnh Kiểm nhân cơ hội muốn truất phế nhà Lê để xưng vương, song còn e ngại lòng dân Bắc Hà nên nhờ Phùng Khắc Khoan đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cụ Trạng quay mặt vào bảo người nhà như một lời đáp gián tiếp: “Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt, đi tìm giống cũ mà gieo mạ.” rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm sai tiểu đồng ra quét sân chùa, dâng hương mà nói: “Giữ chùa thờ

Phật thì ăn oản.” Hiểu ý, Trịnh Kiểm cho người đi đón Lê Duy Bang ở Thanh Hoá về để lên làm vua. Sau đó, nhiều lần các chúa Trịnh cũng tính tiếm ngôi vua nhưng vì nhớ lời dặn nên lại thôi, nhất là câu: “Lê tồn, Trịnh tại. Lê bại, Trịnh vong”. Quả đúng như thế vì khi Lê Chiêu Thống mất ngôi, nhà Trịnh cũng suy vong theo! Khúc quanh lịch sử, thời thế tạo anh hùng... Số là từ khi thay bố vợ Nguyễn Kim nắm binh quyền, Trịnh Kiểm sợ em vợ là Nguyễn Hoàng tranh giành quyền bính, nên tìm cách ám hại. Nguyễn Hoàng tìm đến cụ Trạng... Trạng Trình không trả lời ngay, chỉ chống gậy ra sân ngắm hòn non bộ, nhìn đàn kiến đang "leo núi" với thế sự thăng trầm quân mặc vấn và bâng quơ: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (4). Nguyễn Hoàng hiểu ý bèn xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh Kiểm nghĩ Thuận Hóa là chốn biên cương, cùng đường tuyệt lộ, đất cằn người thưa nên đồng ý cho đi... Năm 1558, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa lập Dinh ở làng Ái Tử (thuộc Quảng Trị). Năm 1626, Chúa Sãi

Nguyễn Phúc Nguyên dời Dinh vào Thừa Thiên.

Trước khi vào Thừa Thiên thăm Huế, Cụ và mình tạt vào Gio Linh tỉnh Quảng Trị thăm chùa Long Phúc thờ chúa Nguyễn Hoàng. Ngỡ đi ngay, Cụ bảo mình ngồi lại quán nước bên đàng để cụ ngắm thành cổ Quảng Trị mà Minh Mạnh xây sau khi thống nhất đất nước. Đột nhiên, Cụ moi cái điều cầy ra thông điếu! Mình mới bật ngửa ra là chả hiểu Cụ “thủ” cái điều cày ở chợ trời biên giới từ hồi nào không hay? Cả hai điếu động quan, điếu hạ thủy, mình như người cưỡi khói theo mây đẩy đưa hương tàn khói lạnh với Cụ. Lich sử là cuộc tái diễn không ngừng cùng với “Mùa hè đỏ lửa”, năm 1972 cũng tại nơi này lại thêm một cuộc chiến tranh Nam Bắc để thành Quảng Trị trở nên một phế tích. Thêm một lần mình lọ mọ là Minh Mạng dựng thành Quảng Trị làm khỉ khô gì để hai miên Nam Bắc giành giật đánh nhau? Để khúc đường từ Quảng Trị vào Huế thở thành... “Đại lộ Kinh Hòang”? Thế nhưng mình chả dại mồm dại miệng, lớ ngớ hỏi Cụ mắng cho rỗ mặt như những hố bom B52 trải thảm lỗ chỗ ở vùng phi quân sự Quảng Trị. Không hay biết mình đang trong cõi mụ mị, Cụ bắn một bi thuốc lào ròn tanh tách trở về năm 1802: Nguyễn Ánh cử phái đoàn đi sứ gồm Trịnh Hoài Đức, Đặng Trần Thường, Trương Tấn Bửu qua Tàu xin đổi tên nước, phong vương và lãnh ấn chỉ. Nguyễn Ánh muốn đổi tên nước là Nam Việt nhưng vua Gia Khánh nhà Thanh không ưng vì Nam Việt là tên cũ thời Triệu Đà nhà Hán thuộc Trung Hoa và vì là nhà Thanh gốc Mãn Châu nên buộc đổi ngược lại là Việt Nam.

ĐSNT 2014 – Page 42


Nhấp ngụm chè xanh, Cụ chiêu hồn quá khứ trước đó như một bí ẩn của sử thi mà các sử gia đã nhẩy qua vũng lầy của lịch sử vì sợ bị... lạnh cẳng! Ấy là 2 chữ "Việt Nam" đã có từ cuối thế kỷ 14, trong bộ sách “Việt Nam thế chí” do Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn “Dư địa chí” viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi nhiều lần nhắc đến 2 chữ "Việt Nam". Trong tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ 16, ngay trang mở đầu tập “Trình tiên sinh quốc ngữ” đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Đời Lê Trung Hưng, Lê Qúy Đôn trong bộ “Vân đài loại ngữ” cũng có câu: “Nay xét tục ngữ Việt Nam….”. Ngoài ra, 2 chữ "Việt Nam" tìm thấy trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 như bia chùa Bảo Lâm (1558): “Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ” ở Chí Linh, Hải Dương. Bia chùa Cam Lộ thuộc Hà Tây (1590) ghi: “Chân Việt Nam chi đệ nhất”. Bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh khắc “Việt Nam triệu quốc, Kinh Bắc định vương, Yên Phương Mỹ huyện, Mẫu xá danh hương”. Bia chùa Phúc Thánh tại Quế Võ, Bắc Ninh (1664), phần bài Minh có câu: “Việt Nam cảnh giới, Bắc nhất vi tiên, Từ Sơn mỹ hỉ, Hữu thị miếu triều”. Cụ quay quả là nhờ Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung được Càn Long phong vương hiệu “An Nam quốc vương”. Khi phái đoàn đi sứ, Trịnh Hoài Đức đề cập đến vương hiệu Gia Long, vua Thanh bắt bẻ với tên Càn Long đời thứ tư nhà Thanh vì khi quân lấy chữ Long, với tên Gia Khánh đời thứ năm vì kỵ húy lấy chữ Gia. Trịnh Hoài Đức diễn giải từ câu "bắc hữu

Thăng Long, nam hữu Gia Định". Gia Long nghiã là thống nhất hai miền từ Gia Định đến Thăng Long. Gia Khánh đồng ý vì nghe cũng... thuận tai! Hai năm sau, từ 1802 đến 1804, Nguyễn Ánh từ Huế ra Thăng Long chầu chực lãnh ấn chỉ và ấn dấu “Đại Thanh ấn tỷ” bằng vàng ròng, số là sứ thần Tàu ra điều kiện đến Thăng Long thì được còn Huế thì không chịu vì đi bộ xa quá! Khi Bảo Đại thoái vị, sử gia Trần Huy Liệu mang về Bắc bộ phủ ở Ba Đình một số con dấu của nhà Nguyễn, thì ấn tỷ của vua Thanh ấy có kích thước 10cmx12cm nặng 5kg. Không phải vàng ròng mà là... bạc mạ vàng! Dấu khắc con lạc đà nằm phủ phục tượng trưng cho sự quy phục của phiên quốc. Vào năm 1788, Quang Trung chọn Phú Xuân làm kinh đô. Năm 1803 Gia Long lập kinh đô Huế ở Phú Xuân. Chữ Huế (5) từ chữ Hóa của Thuận Hóa, vì kỵ húy ông Nguyễn Nạp Hóa, con ông tổ Nguyễn Bặc nên đọc tránh đi là Huế. Theo nguồn khác, Huế biến thể từ âm "Hũe" của người Chàm sống khu vực

thành phố Huế ngày nay, và "Hũe" trong tiếng Chàm cổ có nghĩa là "mùi thơm", "hương thơm"...Nào có khác gì như “Làng Cò” ở Thừa Thiên, người Huế đọc chệch đi là…Lăng Cô. Cứ theo Cụ sắm nắm thì Gia Long và đại thần Nguyễn Văn

Yến chỉ khảo sát đất đai Huế vào năm 1803. Mãi đến năm 1805, Gia Long mới khởi sự xây dựng (6) và hoàn tất năm1818. Minh Mạng tu bổ thêm từ 1818 đến 1832, thành Huế với “tam cung lục điện” theo kiểu Tàu. Tường thành theo kiểu thành lũy Vauban của Tây với pháo tháo, lỗ súng thần công. Vào năm 1819, Captain Rey qua “Voyage from France to Cochi-China” đã viết: “Kinh thành Huế là một pháo đài, hơn cả pháo đài William và Saint George ở Madrass do người

Anh xây dựng”. Đặc trưng kinh đô nhà Nguyễn là nơi chốn Đông và Tây gặp nhau như ở Đại Nội, Cửu Đỉnh, mỗi cái đòng tượng trưng một đời chúa do làng Thọ Dực đúc. Họa tiết, hoa văn với núi sông cây cỏ, mây nước, sấm sét, muông thú và cả tầu bè khí giới nữa! Tác phẩm Cửu Đỉnh này là của ông Jao Da Cruz người... Bồ Đào Nha. Ngồi chưa nóng chỗ Cụ đã giục bác tài lái xe vào Huế. Quay đầu về phương Bắc, mình nhìn đường xưa lối cũ với u uẩn “dấu xe ngựa cũ hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Mình nhét vào miệng câu đọng chữ thừa với Cụ như thế này đây: - Năm 1832, Minh Mạng thứ 12 đổi tên Thăng Long là Hà Nội, vậy mà cớ sự gì kinh đô nhà Nguyễn không đổi tên hoặc đặt tên riêng với hai âm như Thăng ĐSNT 2014 – Page 43


Long, Hà Nội, Sài Gòn, hay Hội An ... mà chỉ trần sư cụ một chữ cụt ngủn: Huế. Ấy là chưa kể chẳng thấy “long chầu hổ phục” đâu mà chỉ thấy núi không cao, sông không sâu! Ngừng một chút, Cụ trầm ngâm và cắt lưỡi mình như sau: - Chuyện này thì Cụ cũng bí ngô bí khoai mà phải hỏi…bà Trời! Tưởng đùa hóa thật! Cụ dẫn tới chùa Thiên Mụ. Số là sau khi vào đến Thuận Hóa, Chúa Tiên trắng mắt như con tinh vì không biết “Tả thanh long, hữu bạch hổ” ẩn mình ở xó xỉnh nào? Ngay buổi tối hôm ấy, nhà Chúa nằm mơ thấy một bà lão tóc bạc phơ, hiện về và dậy rằng: - Đất này có thế "Nhất hổ trục quần dương , Tiên vi tướng, hậu vi vương" nếu muốn mạng đế vương được truyền tử tôn đời đời kế thế thì phải dựng chùa thờ…bà Trời. Thò đầu vào trong chùa mới hay bà Trời vừa vào Nam, thế là cả hai lại theo bà với “Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng, Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam, tôi đi chung cuộc mừng và mong sẽ quên chuyện non nước mình...” Đang trơ mắt ếch vì không “liên hệ” được với bà Trời trong cõi nhân gian phù thế này thì Cụ khủng khỉnh là vào Sài Gòn sáng nắng chiều mưa cũng chả sao chỉ sợ “Sinh Bắc tử Nam” thôi! Mình phải “động viên” Cụ là đất nước mình thống nhất thanh bình từ khuya rồi và Cụ nên theo ông nhạc sĩ họ Trịnh đi không ngừng để đừng... quên chuyện non nước mình! Trên xe, lõm ngõm “chuyện non nước minh”, Cụ ngược về với Hồ Hán Thương đánh chiếm

được phủ Thăng Bình của Chiêm Thành. Của người phúc ta, Gia Long đổi tên Thăng Bình là Quảng Nam với nghĩa “Quảng” là rộng rãi và “Nam” là nhà Nguyễn đã phát triển đất đai về phía nam. Cụ vẽo vọt thêm ấy là chưa kể Gia Long xây Tử cấm thành cũng quay đầu về phía nam theo địa lý phong thủy. Theo kinh dịch: “Thánh nhân nam diện nhi thánh thiên hạ” tạm hiểu là “vua quay đầu về phía nam để cai trị thiên hạ”. Vào Hội An, dựa theo bản đồ của Alexandre de Rhodes, ghi chú là Hai Phố. Cụ thông sử như thông điếu rằng từ hai khu phố Hoa, Nhật trở thành Hội An, “Hội” từ tụ hội, “An” ở an bình để bỗng dưng có tên Hội An. Thêm giai thoại có thằng Tây, khi tới khu phố cổ Hội An lớ ngớ hỏi: Fai-fo? Ý hỏi là: “Phải phố không? Thế nhưng qua “Cuộc hành trình từ Pháp đến Việt Nam” năm 1819, Captain Rey viết : “Vịnh Tourane đã được ghi lại trong chuyến Hải trình đến Trung Hoa năm 1972 của Lord Macartney, nay tôi vẽ lại chính xác hơn và thêm một đường bờ biển từ sông Fai-Fo đến đảo Tiger gần Huế. Fai-Fo là thành phố có con đường thật dài, dân số khoảng 60.000 người, trong đó 1/3 là người Trung Hoa.”. Do đó câu nói “Phải phố không?” chỉ là...giai thoại vì tên Fai-Fo đã có từ thời Gia Long. Cụ đẽo đọt thêm Hồ Hán Thương đánh chiếm được phủ Thăng Bình, quân dân Chiêm Thành chạy về thành Đồ Bàn (Phan Rang). Tiếp theo, Cụ lỗm bỗm đến Nguyễn Hoàng tiến chiếm Đồ Bàn. Ăn cây táo rào cây sung, Gia Long đổi tên Đồ

Bàn là Bình Định với nghĩa “bình định” được đất đai của hai miền Nam Bắc từ năm 1802. Chót chét thì cái “xe con” thổ tả cũng ậm ạch vào đến miền Nam. Cùng một thoáng mây bay, Cụ lại nhuốm mùi “nho phong mực tàu giấy bản” qua “sử thi”. Năm 1620, với ý định tìm đồng minh liên kết để chống trả vương quốc Xiêm, vua Chey Chetta II đã đến đất Thuận Hóa, xin cầu hôn cưới công chúa Nguyễn Ngọc Vạn, con chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Miên vương xin tặng nhà Chúa đất Mỏ Xoài (tên Miên là Mô-xúi, tên Việt sau là Bà Rịa) làm quà cưới. Chúa Nguyễn khuyến khích dân Thuận Hóa Quảng Nam di dân vào đất Chân Lạp khẩn hoang, lập ấp rồi tiếp đến những lớp di dân khác, chúa Sãi cho tội đồ lưu xứ vào đây khai khẩn đất hoang, khai phá Đồng Nai, chả là vì cánh đồng có nhiều nai! Năm 1658, nhà Nguyễn lấn chiếm miền đất phía đông của Miên quốc lập nên Đông Phố (tức Dinh trấn biên hay Gia Định). Theo Trịnh Hoài Đức thì địa danh này phiên âm từ tiếng Miên là “Giản Phố” rồi sau chép sai thành Đông Phố. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, quan nhà Minh chống nhà Thanh thất bại, họ mang 3000 quân và 50 chiến thuyền sang tị nạn. Chúa Hiền Vương cho Trần Thượng Xuyên và các bộ hạ vào Cù lao phố (Biên Hòa) để khai thác đất đai, buôn bán để thu thuế. Tại Cù lao phố, họ lập môt chợ củi rất lớn tên Sài Thị, người Tàu kêu Sài Thị là Tai Gon. Vì “sài” là củi nên cư dân ở đây gọi tên dân dã là Bến Củi và phát triển Cù lao phố ĐSNT 2014 – Page 44


thành Nông Nại Đại Phố (7A), là một thương cảng sầm uất. Đồng thời Lê Văn Duyệt lập lên thành Phiên An ở Dinh trấn biên (7), Nguyễn Hữu Cảnh đổi tên Phiên An là thành Gia Định. Đầu đuôi suôi ngược trước kia, người Miên lập thành Prei Nokor chạy dài từ Phú Lâm tới Chợ Quán và bọc qua Thị Nghè, cầu Bông trước kia gọi là cầu Miên. Khi xưa tất cả vùng này gọi chung là Bến Nghé, vì là khu sình lầy nên trâu, nghé tụ về đây! Lúc ấy lèo tèo chỉ có năm, ba xóm chài buôn bán trên sông nhưng về sau, vua Minh Mạng vì tránh hậu hoạn giặc Lê Văn Khôi nên đập phá đi và thu nhỏ trong khu đất cao ấy, dân chúng gọi là Đồn Đất. Nhà Tây Sơn đánh nhau với nhà Nguyễn ở Cù Lao phố vì vậy người Minh Hương kéo nhau về Bến Nghé (8) lánh nạn và lập nên phố chợ Đề Ngạn (Chợ Lớn sau này). Hai chữ Đề Ngạn, giọng Quảng Đông phát âm là “Thầy Gòn”. Gia Long đổi tên Sài Thị là Sài Côn. Thành Gia Định sau khi bị thu hẹp lại (khu “Đồn Đất”) phát triển mạnh nhờ lập chợ búa nên thuyền bè qua lại ở Bến Nghé và vì gần thành Gia Định nên được gọi là chợ Bến Thành (9). Chợ này xưa kia nằm ở khu phố Chợ Cũ bây giờ chứ không phải chợ Bến Thành ngày nay. Cụ chao chát chuyện xưa tích cũ với chuyện thời vua Tự Đức quan quân kéo tới đập phá đền thờ quan Trạng "An Nam lý học hữu Trình truyền". Hỏi ra mới hay Tự Đức tức giận vì câu sấm “Gia Long tam đại - Vĩnh Lạc vi vương”. Diễn nghĩa là chả phải truyền tử tôn đời đời kế thế như bà Trời dậy mà theo cụ

Trạng Trình chỉ có 3 đời: Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Tự Đức không phải dòng giống nhà Nguyễn mà là con của Quận Quế người Vĩnh Lạc. Mình cứ ngay đơ thưa chẳng hay biết giai thoại trên, Cụ lụm khụm: - Nói chuyện với anh chả có văn có ích, có văn chơi chả ích gì nên thà nói chuyện chơi với đầu gối sướng hơn! Cụ rù rì kể câu sấm Trạng Trình “Phụ nguyên chính thống hẳn hoi - Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê”. Ý nói chính thống nhà Nguyễn Gia Long là Hòang tử Nguyễn Hữu Cảnh nhờ người Tây trợ giúp để diệt nhà Tây Sơn nhưng rồi chủ quyền nhà Nguyễn cũng mất vào tay thằng Tây. Vì chữ “dê” diễn Nôm theo chữ Hán là “dương”. Dương đây chỉ người Tây phương như dương lịch, hay tây lịch. Khi người Tây từ Vũng Tầu (10) đổ bộ lên đánh thành Đồn Đất, thành bị phá bỏ để lập lên nhà thương Grall cho quân đội viễn chinh. Năm 1928 chợ Đề Ngạn bị cháy, người Tàu xây cất chợ mới là chợ Bình Tây và vì chợ mới “lớn” nên gọi là... Chợ Lớn. Thằng Tây bắt đầu làm đường trải rộng ra, nối nhà thương Grall với chợ Đề Ngạn bằng con đường Trần Hưng Đạo. Năm 1861, có thể vì tên địa danh từ “Sài Côn” với “Thầy Gòn”, người Tây đặt tên là “Thành phố Sài Gòn”.Năm 1954, Bảo Đại đặt tên là “Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn”. Cụ ậm ừ: - Nói khác đi Sài Gòn Chợ Lớn là từ chợ Biên Hòa (Cù lao phố) mà có. Cả hai lại thong dong trên con đường nhân gian trước mặt. Ấy là đại lộ Nguyễn Huệ mà xưa kia là

cái rạch nối liền từ nhà thương Grall tới sông Sài Gòn. Tới bến bãi, nhìn tượng Trần Hưng Đạo chỉ kiếm xuống sông Sài Gòn, nhìn lên bầu trời với những đám mây thấp mầu xám chì, Cụ lắc đầu nói với mình khe khẽ: - Cứ theo anh “văn vận nước nhà đương buổi mới, như trăng mới mọc tớ còn chơi” hay là ta xuống miền Tây thăm Mạc Cửu đi!. Mình chả hiểu mắc mớ gì Cụ lại mò đi thăm Mạc Cửu? Tuy thế, vẫn phải bám như cua cắp theo Cụ. “Xe con” chạy nhùng nhằng xuống Mỹ Tho, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... (xem Chú thích 2). Bỗng dưng, Cụ vỗ vai bác tài nói quẹo trái qua Cà Mau. Mình cứ ngỡ đến Cà Mau thế nào cũng có mục chỗ ăn ngon, món ngon, có người biết ăn ngon thì... ngon lành! Thế nhưng không vì Cụ nói bác tài lái xuống tận... mũi Cà Mau và ngừng ở ... xóm Mới! Nói dối phải tội chứ trong đầu “củ sắn”, mình bật ra cái ý nghĩ “chạy trời không khỏi nắng” thì cứ theo Cụ bởi vì : "Chuyện này trên trời không có!". Hóa ra Cụ rủ ghé ngồi quán tôm khô củ kiệu ngay bãi và kêu một xị “nước mắt quê hương”. Cụ lại trở về câu chuyện cũ lúc ban đầu là Cụ không uống được nhiều nhưng buồn quá thì mượn nó để tiêu sầu! Cụ gật gừ với mình, cứ uống tự nhiên: “Đất say đất cũng lăn quay, trời say trời cũng đỏ gay, ai cười!”. Áng chiều nhờ nhờ, Cụ héo hắt bắt qua xị thứ hai và theo đà này Cụ nát lòng vì chuyền nào đó, mượn tiên tửu để tiêu sầu chi đây! Đột nhiên, Cụ móc trong túi ra tờ giấy bảo mình đọc. Ừ... thì đọc: - Gần đây, năm 2006, một sĩ phu Bắc Hà thổ cư ở Thăng ĐSNT 2014 – Page 45


Long cổ thành bây giờ đã tìm thấy một tấm đồ thị có tên là “Việt Nam địa dư đồ” lưu trữ ở Anh Quốc do Xa Khâu Từ Diên Húc đời Thanh sọan. Trong bản đồ có ghi: “Việt Nam quốc tòan đồ thuật lược”. Hiểu theo nghĩa là ghi chú tóm tắt và đánh dấu đất đai của ta thời ấy chẳng hạn như “Nguyễn Quang Trung phụ tử cư” là thổ ngơi của cha con Nguyễn Quang Trung và “Thử Việt vương Nguyễn Phúc Ánh diệt chi tọa độ thử” là Nguyễn Phúc Ánh diệt họ rồi lấy đó làm kinh đô. Ngay chỗ này ghi “Việt Nam kiến quốc đô” tức đóng đô của Việt Nam, vùng bể thuộc Việt Nam có hai hàng chữ và dấu rất sắc sảo là “Tiểu Trường Sa hải khẩu” và “Đại Trường Sa hải khẩu” công nhận hai đảo này của ta vì với bản đỗ cổ thì Tiểu Trường Sa chỉ Hòang Sa và Đại Trường Sa chỉ Trường Sa hiện nay... Đọc xong, ngửng lên thấy Cụ hắt hiu như muốn sa nước mắt. Mình vừa buồn vừa thẹn, không biết nói làm sao với Hoàng Sa, Trường Sa! Lúc ấy, Cụ như đã say nên càng hiện vẻ lâm ly cảm khái mà từ đây Cụ lại càng uống nhiều! Trời đất mới vào thu, gà gà đắm vào bóng chiều, mình tuy uống được nhiều nhưng ngồi hầu Cụ thời dẫu Cụ có nhắc cũng chỉ uống cầm chừng thôi, đến khi mặt đỏ cay đỏ cợi bất giác cũng uống những hớp rượu thật to như thể không uống thời không qua được cái thời khắc. Đến tơm tởm chiều tối, Cụ ngần ngừ một lát, tối chưa lọ mặt người, chỉ cái cột đèn mờ “ nhân ảnh” bên kia đường, Cụ chậm rãi như nói với chính mình và đờ đẫn cười: “Cái cột đèn nếu có chân, nó cũng muốn đi nữa là!”.

Làm như không có mình ngồi bên cạnh, Cụ bâng quơ, bâng khuâng: “Cái hạc bay lên mãi tận trời, trời đất từ nay xa cách mãi” rồi Cụ thong dong... thả bộ qua bên kia đường. Trời mỏng dần như sắp tối nhưng lại tối sáng, tối đến xắt ra từng miếng một. Ngỡ Cụ bay về trời thật với trời đất từ nay xa cách mãi, hóa ra Cụ lững thững bước xuống ghe con, rồi lồm cồm leo lên ghe lớn. Buổi tối bắt đầu, nóng như luộc, mình nhòm rõ mồn một tay này Cụ kẹp nách xị “nước mắt quê hương”, tay kia Cụ cầm cái điếu cày... Còn lại một mình trong bóng tối, dưới ánh đèn hột vịt lộn, lòng mình cứ dàn dạt thắt lại như sóng biển ngoài kia nghe ong cả tai với “việc trần ai, ai tỉnh ai lo, say túy lúy nhỏ to đều bất kể”. Cũng đến lúc nhúc nhắc thôi, rúc vào bóng tối đường chiều, mình cắm cúi gậm vần nhả chữ bài: Vịnh Bức Dư Đồ Rách Nọ bức dư đồ thử đứng coi Sông sông núi núi khéo bia cười Biết bao lúc mới công vờn vẽ Sao đến bây giờ rách tả tơi Ấy trước ông cha mua để lại Mà sao con cháu lấy làm chơi Thôi thôi có trách chi đàn trẻ Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi Nguồn: Trần Gia Phụng, Phan Khoang, Nguyễn Đình Vượng, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Nguyễn Duy Chính, Võ Phiến, Hoàng Ngọc Liên. Chú thích 1: 1 - Tên gọi địa phương gọi là sông Ranh (chia ranh giới).

2 - Gio Linh và Quảng Bình hợp lại từ ba châu Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý. Ma Linh là Gio Linh phía bắc Quảng Trị. Bố Chính phía bắc Quảng Bình, Địa Lý là Quảng Bình. 3 - Châu Ri goi là châu Lý vì chữ Hán không có vân “r” nên đổi ra “l”. 4 - Có bản khác viết là “Hoành Sơn nhất đái – Khả dĩ dung thân”. 5 - Địa danh Huế đã có từ đời Lê, trong Thập giáp cô hồn quốc ngữ văn Lê Thánh Tông có viết: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an túc, bì hồ tiêu, than Lào, thóc Huế…”. Từ biến âm ở vần: Các Bà là (đảo) Cát Bà (Hải Phòng) (Thuận) Hóa ra Huế. Đến biến âm ở thanh điệu: Vi Dã là Vĩ Dạ (Huế) Thạnh Đa thành Thanh Đa (Sài Gòn). 6 - Năm 1805 với 30,000 dân công. và năm1818 với 80,000 dân công. 7A - Nông Nại Đại Phố một thời là một thương cảng sầm uất., tấp nập thương thuyền buôn bán với người nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương... Ngoài tên Nông Nại Đại Phố, còn có các tên: Đông Phố, Giản Phố, Cù lao Phố Cù Châu, Bải Rồng. Khúc sông Đồng Nai, với danh xưng mới: Sông Phố. Cù lao Phố là một hòn đảo phù sa, nằm gọn giữa hai nhánh sông Đồng Nai. Quốc lộ số 1 ngày trước cũng như đường xe lửa xuyên Việt đều băng qua cù lao này qua hai chiếc cầu: Cầu Gành bốn nhịp về phía Nam và Cầu Rạch Cát về hướng Bắc. 7 - Phiên Trấn: Trấn, biên là từ ngữ đi với “dinh” chỉ vùng biên giới, như Dinh Trấn Biên. 8 - Bến Nghé nằm bên con rạch cùng tên (người Pháp gọi là Arroyo Chinoise) là chi nhánh

ĐSNT 2014 – Page 46


của sông Sài Gòn. Sông này gặp sông Đồng Nai ở Nhà Bè. Bến Nghé là bến mà người Cao Miên trước kia gọi là Kompong Krabey với Kompong là bến và Kompong là trâu. 9 - Bến Thành xưa ở phố Chợ Cũ bây giờ). Con hào để thuyền bè từ sông Sài Gòn vào thành Đồn Đất được lấp đi thàng đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay.

10 - Vũng Tầu vào đời Minh Mạng có 3 làng: Thắng Nhứt, Tháng Nhì, Thắng Tam. Người Pháp cho đậu ba tầu ở đây để lo về điện tín. Dân chúng nhân đó gọi là Vũng Tầu. Tiếp đến là Ô-Cấp, do chữ “au Cap Saint Jacques”. Chú thích 2: Những địa danh Mỹ Tho, Trà Vinh,…Bắc Liêu, Cà Mau gốc tích Mã Lai hoặc Cao Miên như:

Mỹ Tho do chữ Me Sa có nghĩa là Bà Trăng. Trà Vinh do chữ Pratrapeang có nghĩa là hồ của Phật thánh. Sóc Trăng do chữ Strok Treang có nghĩa là xứ hay kho tàng. Bắc Liêu do chữ Po Loenh là cây ca dao. Cà Mau do chữ Tuk Khmau tức là nước đen.

Giữ thì giữ được tâm người ở làm sao giữ nổi kẻ ra đi ngóng hoài ở cuối chân mây vắng thấp thỏm lòng ta được nỗi gì.

Tiễn Người Đi

Cung Vĩnh Viễn – NT 56

Buổi chiều hôm ấy mưa tầm tã cũng chẳng cầm em nán lại lâu «vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách» câu nói người xưa chẳng đúng đâu. Em đi mưa gió không ngăn nổi để lại đằng sau dĩ vãng sầu bạn bè gặp gỡ đều như thể né tránh dùm ta một nỗi đau.

Em đi biển đã vang lời gọi bến lạ bờ xa những dấu chân lớp sóng thủy triều bôi xóa hết em có tìm ra chính tự thân? Sống trọn đời mình không phải dễ làm sao tránh khỏi lúc phân tâm trong cuộc kiếm tìm vô vọng ấy cái bóng nhiều khi lẫn cái hình. Đã đổi thay rồi mỗi sát na trời thì thăm thẳm đất bao la hoàng hôn rụng xuống trong nghi hoặc có xót cùng ta một nỗi nhà? Đường vẫn xa hay đã thấy gần hiểu thêm một chút nghĩa phù vân quên đi câu vẫn thường ngâm ngợi: «sắc bất ba đào dị nịch nhân».

ĐSNT 2014 – Page 47


Người Ngày Xưa Nhà văn Nguyễn Ngọc Hạnh

Mùa Xuân Virginia 2013 Lời tâm tình của CĐVinh: Nhà văn Nguyễn Ngọc Hạnh sinh quán tại tỉnh Sa Đéc miền đồng bằng sông Cửu Long. Bà đến Mỹ năm 1980 và hiện định cư ở tiểu bang Virginia. Sống đời hưu trí, bà viết ký sự để chia sẻ vui buồn từ những chuyến du lịch khắp năm châu. Bà bắt đầu viết từ năm 1990, đã cộng tác với Nguyệt san Phụ Nữ Gia Đình, Tuần báo Trẻ Dallas và đang viết cho Kỷ Nguyên Mới, Phố Nhỏ ở Virginia, Đặc san Không Quân Cali, Diễn đàn Văn Chương Phụ Nữ và trang huongduongtdx.com mục “Khu Vườn Riêng” Ngọc Hạnh khoảng 3 năm nay... Tác giả đã xuất bản "Du Ngoạn Đó Đây" quyển I (2007), II (2008) và III (2012). Bà dự tính in tập “Tùy Bút” gồm 50 truyện ngắn đề tài đủ loại. Khi tôi gởi đề nghị xin chút tâm tình cho tờ kỷ yếu thì bà vừa trở về từ tour Á châu thăm Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam, Singapore... Bà kể chuyện ở Singapore nóng 92 độ, đáp xuống VA thì tuyết đang rơi, lạnh ơi là lạnh! Đến đây, tôi xin phép được đổi cách xưng hô cho

đúng phép tắc nhà trường... Cô là giáo sư Nguyễn Trãi năm 1961 kiêm thêm chức thư ký, dạy học 6 giờ một tuần môn Công Dân, Sử Địa các lớp Đệ Thất, Đệ Lục. Cô có Tú Tài II ngạch Tham sự Hành chánh nên vừa đi làm vừa tiếp tục Đại học Văn khoa rồi tốt nghiệp Cử nhân Văn chương. Năm 1970, cô trở thành giáo sư thực thụ dậy môn Việt văn lớp 10, 11 vì thế một số học sinh vẫn quen gọi cô là thư ký cũng không làm cô bận tâm. Khi thầy Tạ Quang Khôi là hiệu trưởng, cô nhận vai trò Khải Đạo chung nhiệm vụ với cô Bích Hà. Sau 75, vì phương tiện di chuyển khó khăn, cô Bich Hà có sẵn xe gắn máy và tấm lòng tốt đã giúp đỡ đưa đón cô đi làm mỗi ngày nên tình đồng nghiệp trở thành tình bạn tri kỷ. Cô vẫn thường tâm sự với tôi về mối tình sâu đậm hiếm có ấy. Sau đó, cô xin đổi trường để được gần nhà, dạy Trung học Đệ Nhị cấp Lê Thị Hồng Gấm ở quận I nên cô Hà không còn phải đèo bòng cô mỗi buổi đi về nữa. Tôi không học cô Hạnh một ngày nào nhưng biết cô qua văn chương và có cảm tình với cô ngay lần đầu gặp gỡ ở ĐHTGNT lần thứ I Houston. Điều này không mấy ai ngạc nhiên vì tôi được biết trong ngày sinh nhật của cô năm 2008, thầy Tạ Quang Khôi đã phải nói những lời cảm động chí tình: “Tôi nghĩ rằng ít người phụ nữ Việt Nam đã sống trong một xã hội đầy khói lửa chiến tranh lại có thể làm được những gì chị Hạnh đã làm: Thứ nhất là tính chịu khó và kiên nhẫn... Hàng ngày chị đến sở, về nhà chăm sóc các con thế mà chị vẫn còn thì giờ đi học để lấy được văn bằng Cử nhân Văn khoa. Đó là tấm gương sáng ngay cho các con của chị vì thế sau này khi thấy các cháu học hành thành đạt, tôi không ngạc nhiên. Điều thứ hai tôi muốn nói về chị là tài thuyết phục. Khi làm hiệu trưởng Nguyễn Trãi Saigon, tôi đã mở phòng Khải Đạo tức là phòng “counseling”. Nhờ phòng Khải Đạo với các cố vấn khéo léo mà học sinh của trường đang từ những đứa trẻ ngỗ nghịch, phá phách trở thành ngoan ngoãn, chăm chỉ tiến thân. Môt thanh tra của bộ Giáo dục tới xét trường đã tỏ vẻ hài lòng và ngạc nhiên vì trường vốn nổi tiếng có nhiều học sinh vô kỹ luật, như vậy chị Ngọc Hạnh đã góp công rất nhiều cho tiếng tốt của trường Nguyễn Trãi. Bây giờ nhắc lại chuyện cũ tôi vẫn còn thấy vui...”. Qua đến tình bạn, chúng ta hãy lắng nghe bài thơ “Chúc Thọ” bầy tỏ tâm tình viết ngày 10/26/13 của nhà văn Bùi Bích Hà: Vui chúc Ngọc Hạnh tám mươi, Tuổi cao sắc diện vẫn còn tươi. Văn chương chuyên chú không buồn nãn, Thi phú gắng công chẳng biếng lười. Tâm mãi bao dung trong cuộc sống, Tính luôn đôn hậu giữa lòng người. Cầu mong văn hữu thường an lạc, Năm tháng còn lưu đẹp nụ cười.

ĐSNT 2014 – Page 48


T

ôi sinh ra trong một gia đình người Bắc “cổ” đông anh chi em và vì là con út nên được mọi người thương yêu. Các anh chị tuy lớn tuổi nhưng ai cũng vâng theo lời mẹ. Mẹ tôi khó tính nên tuy có nghề nghiệp vững chắc mà tôi vẫn còn độc thân. Cô nào nghe tiếng mẹ tôi cũng ngán ngẩm. Duyên may đưa đẩy, tôi gặp em trong bữa tiệc sinh nhật cô cháu con người chị cả. Em là bạn thân của cháu gái tôi, vừa thấy bóng dáng hiền hậu dễ thương của em là tôi đã bị hớp hồn! Tiếng sét ái tình đánh trúng ngay tim nên tôi mạnh dạn lân la tới làm quen... Em là cô bé miền Nam duy nhất trong bữa tiệc gia đình toàn giọng Bắc “lao xao”! Thấy em mộc mạc, hiền lành, nói chuyện qua lại mới biết em sắp thi Tú tài I và em sợ nhất môn toán nên tôi bèn chụp lấy cơ hội để nghị dạy kèm toán, lý... cho em miễn phí mỗi tuần hai lần. Em đồng ý làm tôi thấy lòng nở hoa, tim đập rộn ràng tựa như hạnh phúc đang tới kề bên... Thế rồi em đi thi... Vui ơi là vui! Em khoe làm bài được hết, trôi chảy trơn tru. Quả nhiên, em đã đậu Bình khi có kết quả. Gặp tôi, em rối rít phân trần: - Cảm ơn... “chú”, cháu đã thi đậu rồi! Nhìn em... thấy em thật dễ thương quá sức nhưng bên cạnh niềm vui ấy, lòng tôi bỗng thấy buồn vui lẫn lộn nên hơi nản vì tôi hơn tuổi em đâu bao nhiêu mà em nỡ gọi tôi bằng “chú” đầy xa cách! Hy vọng mong manh sẽ được em hôn lên má thay cho lời cảm ơn theo kiểu các cô học sinh trẻ mà cũng chẳng được! Em đứng đó chỉ biết cười vui một mình...

(hình: nguồn internet) Cả năm đệ nhất, tôi lại tình nguyên đến nhà kèm em môn Triết, môn em cứ than “ thầy giáo trong lớp nói gì em chẳng hiều gì cả, môn gì mà cứ nghĩ đến là làm em nhức đầu!” Một năm học dài trôi qua, Tú tài phần II em đã thi đậu, nhưng thấy em sao vẫn ngây thơ, chẳng biết rằng tôi đã “thương em mất rồi”, sao em vẫn để người “chú” hờ ngẩn ngơ vì mình? Em lên Đại học và tôi hay đến thư viện tìm tài liệu em nhờ giúp. Giờ trưa, nhiều hôm nhớ em nên tôi lái xe đến trường... Nhìn các nam sinh viên xum xoe quanh em, một nỗi buồn vô cớ tự nhiên dâng lên trong lòng tôi... Ghen? Một hôm đẹp trời, tôi mua bó hoa đẹp mang đến nhà em. Cố gắng lấy hết can đảm, tôi mới thổ lộ được: - Em ơi! Đã lỡ yêu em rồi... yêu em từ lâu mà không nói ra, yêu nhiều mà chờ nữa thì chịu hết nổi… Suốt bốn năm dài đã chờ nhưng bây giờ hết muốn đợi nữa! Em có chịu sống với anh trọn đời không? Tôi nói thật lòng nhưng sao giống như dọa nạt, tôi bảo: - Nếu em không cho cưới liền năm nay, anh sẽ đi du học. Em chết lặng người! Lát sau, thấy mắt em đỏ, mi ướt nhem...

Em vốn dĩ hay khóc, giải bài toán không được cũng khóc... Em buồn bã trả lời: - Nhưng “chú” ơi! Cháu đã có người yêu mất rồi! Biết làm sao bây giờ?. Tôi nghe như nhầm lẫn, thẫn thờ hỏi lại: - Em có người yêu à? Có từ bao giờ sao anh không hay biết gì hết?” Em nói tiếp: - Chỉ vì người ấy đóng quân xa mãi tận miền Trung, làm sao chú biết được.? Thế rồi tôi đành âm thầm chuẩn bị đi Mỹ du học. Ngày tôi đi, em buồn vời vợi! Em đưa tay cho tôi nắm lần đầu và hình như tôi không muốn rời bàn tay em nữa... muốn giữ mãi, mãi mãi và mãi mãi. Đau như cắt nhưng tôi đành chúc em hạnh phúc rồi ra về, tôi thấy em tựa cửa trông theo... không biết còn luyến tiếc làm chi? Hoc xong, tôi ở lại Mỹ làm việc và lấy vợ ngọai quốc. Phận em, đã không ưng chịu một người thương yêu em hết lòng như tôi có lẽ chỉ vì biết mẹ tôi khó tính nên em sợ! Em đã nói dối vì thật ra lúc ấy em chưa có người yêu. Rồi em lấy chồng nhưng chồng em cũng là người Bắc. Tuy vậy, mẹ chồng tốt bụng, thương em như con ruột, đám cưới xong bà cho hai vợ chồng ra ở riêng . Sau biến cố 1975, miền Nam đổi chủ và em đi Mỹ cùng gia đình. Không may, chỉ vài năm sau chồng em ngã bệnh rồi qua đời! Em góa bụa cô đơn với ba con nhỏ. Môt mình làm việc nuôi ba trẻ mồ côi cha. Ngày tháng trôi qua, đứa con lớn đã vào đại học, nó ngoan và kính yêu mẹ.Tuy ở xa nhưng chuyện ĐSNT 2014 – Page 49


gia đình em, tôi vẫn để tâm theo dõi. Một hôm, tôi rủ cô cháu cư ngụ ở tiểu bang khác bay qua thủ đô Hoa kỳ để cùng với tôi đến thăm em... người con gái ngày xưa mà tôi đã yêu với tất cả con tim. Ngụ ở cái khách sạn gần nhà em, buổi sáng hôm sau, tôi mang quà cho các cháu con em và nhất là cho em biết tôi vẫn yêu em chân tình, có lẽ còn nhiều hơn cả ngày xưa! Gia cảnh đời tôi cũng đã khác! Ly dị vợ nên xin chắp nối lại tình xưa? Muốn từ nay về sau “mãi mãi bên em”, muốn hát bên tai em ca khúc của nhạc sĩ Từ Công Phụng: “Nếu có điều gì vĩnh cửu được Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta Rồi mai đây anh sẽ đón em về. Mở cửa hồn em vào đó rong chơi. Em có thấy tình anh ngát hương hoa. Ngây ngất mãi một đời vì em thôi...” Cháu tôi nói thêm vào: - Bạn ưng chú mình đi! Ngày xưa bạn không chịu vì sợ bà mình khó tính nhưng nay bà mất rồi, chú ở một mình... Nhà vắng vẻ lắm! Nhìn thấy em gầy gò, thương quá nên tôi đề nghị: - Chúng ta cưới nhau đi nhé! Em biết là anh đã chờ em hơn nửa đời người rồi... - Không được chú ơi, con của cháu còn đang đi học… - Em lo chi! Anh sẽ nuôi hết, bao nhiêu con anh cũng nuôi được mà!. - Chú để cháu nói chuyện với các con của cháu xem sao đã… - Chuyện gì nữa em? Anh sốt ruột lắm! Bằng lòng đi em,

chúng ta cưới nhau nha? Hai đứa lãng phí thời gian nhiều rồi… Lần này hy vọng sẽ lại nắm lấy bàn tay em, tôi sẽ giữ thật chặt và nhất định không buông ra nhưng vẫn chẳng biết có được hay không nữa?

Chuyện Cười

Sáng nay trở dậy... Hoàng Trung Vinh NT70

Hội Trưởng (HT) Nguyễn Trãi và bóng đá Trịnh Ngọc Bằng - NT56-60 8/2013. Sáng nay vừa trở dậy Trời rạt rào mưa bay Nhìn qua khung cửa sổ Ướt sũng những tàng cây Chim trốn mưa không hót Mây xám phủ giăng đầy Tự nhiên buồn lên mắt Thấy lạnh đôi bàn tay Nhớ em giờ xa lắc Giữa khung trời mưa bay Biết làm gì cho hết Ngày mưa buồn hôm nay ? Mở thư cũ đọc lại Có một chút giận hờn Mãi chờ tin không đến Chợt thấy lòng cô đơn! Sáng nay vừa trở dậy Thấy rạt rào mưa bay Biết có ai còn nhớ? Thấy mắt mình cay cay!

Túc cầu là món thể thao rất thịnh hành với dân mít vì thế hội NT mới quyết định năm nay mở mục giao đấu túc cầu giữa các niên khoá. Một ngày trước khi đấu thì các anh lớp B1 niên khoá 63 - 68 ra sân tập dượt trong đó có cả anh HT nhà ta, mọi người ai cũng đồng ý để anh HT làm tiền đạo vì anh vừa thấp vừa nhanh nhẹn biết lèo lái thì thế nào cũng thắng! Chỉ riêng có một người trong đội không bằng lòng để anh HT ra sân... mọi người mới thắc mắc hỏi tại sao? Anh kia mới dõng dạc nói: - Này nhé... cứ mỗi lần anh HT “sút” quả banh thì anh em sẽ lại một.. hai “Mai Đông Thành, đá! ... “mai đông thành đá” thì dù có mùa hè đi nữa, ngày mai trời cũng đông đá. Trời mà đông thành đá thì làm sao ra sân được?

ĐSNT 2014 – Page 50


Niềm vui hội ngộ Trao quà Luân lưu đến Ban Tổ chức Đại Hội NTTG lần 2 – 2014 tại Nam California

Võ Thị Phương Loan NT 75-78

Houston Texas ngày 9 tháng 4 năm 2013

hấm thoát một năm đã trôi qua kể từ khi Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ nhất tổ chức T thành công hai ngày cuối tuần 7 và 8 tháng 4 năm 2012 trong tiết xuân dịu mát, cây cỏ xanh tươi ở một thành phố nổi danh với câu: “Nắng nóng – Tình nồng Houston,Texas”. Kỷ niệm vui ấy, đã để lại trong tôi một niềm hạnh phúc vô biên

Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ I Houston 8/4/2012

mỗi khi hồi tưởng lại... và mãi đến tận hôm nay, tôi mới có dịp được bày tỏ lòng tri ân của một cô học trò nhỏ năm xưa vẫn luôn ghi nhớ công ơn giảng dạy tôi cũng chỉ biết khép nép, cúi đầu mỗi khi bị thầy, cô gọi tên lên bảng trả bài... Gần 2 năm chuẩn bị ráo riết cho ngày hội lớn này, gia đình Nguyễn Trãi Houston đã nhanh chóng thành lâp một Ban Tổ Chức rất nhiệt tâm với đầy đủ nhân lực để đảm nhiệm các tiểu

ban và lên kế hoạch họp mặt hàng tháng. Thời gian này, lòng tôi cứ nôn nao mong đợi cho ngày vui mau tới, mong sao cho Đại Hội đạt được kết quả mỹ mãn... như lòng ao ước của quý Thầy Cô cùng các anh chị em đồng môn từ khắp nơi trên thế giới đổ về họp mặt trong tình thân Nguyễn Trãi. Đây cũng là lần đầu tiên gia đình Nguyễn Trãi Houston được hân hạnh nhận trọng trách to lớn này.

Ban Tổ Chức Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ 1-Houston, Texas ĐSNT 2014 – Page 51


Các Thầy Cô tham dự Đại Hôi Nguyễn Trãi Thế Giới lần 1-Houston-Texas Từ trái : - cô Hà T. Phương Mai (GS Vật Lý), cô Phan Tuyết Hồng (GS Hội Họa), thầy Nguyễn Trung Hối(GS Việt Văn), cô An Hà Châu (GS Công Dân), cô Dương Ngọc Kim Cương(GS Việt Văn), cô Nguyễn Mông Thúy(GS Việt Văn), cô Nguyễn Ngọc Hạnh(GS Việt Văn), cô Hương(GS Việt Văn), cô Đào Kim Phụng(GS Anh Văn), thầy Vũ Lang(GS & Phụ tá Tổng Giám Thị ), thầy Phạm Huy Cường(GS Toán-Lý), thầy Bùi Hữu Soái(GS Vật Lý) và MC Thảo Ly (NT74-76) Tôi vẫn nhớ trong ngày Đại Hội chính thức 8/4/12 tại nhà hàng Kim Sơn, Ban Tiếp Tân chúng tôi đã được đón chào gần 500 người đến tham dự. Ấn tượng ấy vẫn còn khắc đậm khi tôi vinh dự được tiếp đón 13 quý Thầy Cô, gồm 9 vị từ phương xa như cô Nguyễn Ngọc Hạnh, cô Đào Kim Phụng (Virginia), thầy Nguyễn Trung Hối (Oregon), thầy Vũ Lang, cô Lã Phương Loan, cô Vũ Thị Hương, cô Nguyễn Thị Mộng Thúy (California), cô An Hà Châu, cô Dương Ngọc Kim Cương (Dallas) và 4 vị ở Houston như thầy Bùi Hữu Soái, thầy Phạm Huy Cường, cô Phan Tuyết Hồng và cô Hà Thị Phương Mai. Rất tiếc là Ban Tổ Chức đã gửi thư mời đến quý Thầy Cô từ rất sớm nhưng vào giờ chót có nhiều Thầy Cô ở phương xa hồi đáp cho biết vì

tuổi cao sức yếu nên không thể tham dự lần này. Tôi cũng không thể che giấu được cảm xúc khi theo dõi từng ánh mắt long lanh, nụ cười hân hoan... trên những khuôn mặt của quý Thầy Cô, nay đã hằn sâu nhiều dấu vết của thời gian. Nhờ có dịp này, tôi mới được phép nắm lấy những bàn tay gầy guộc thân thương, được dìu từng bước đi chầm chậm của quý Thầy Cô đến chỗ ngồi mà ngày xưa không bao giờ dám nghĩ tới! Thực sự, tôi đã cảm nhận được làn hơi ấm từ những bàn tay ấy truyền sang, thấy mình như một đứa trẻ trong vòng tay trìu mến, bao dung của Thầy Cô thuở nào... Tôi đã chứng kiến cảnh tay bắt, mặt mừng, hàn huyên... tình đồng nghiệp giữa các Thầy Cô được biểu lộ rất thân tình. Niềm vui

hội ngộ giữa thầy trò như đã hòa quyện vào nhau trong bầu không khí nói cười rộn rã của bao học sinh tiếp nối qua nhiều thế hệ từ Bắc vô Nam suốt thời gian dài từ năm 1945 đến nay. Rất tiếc vì bận việc tiếp tân lúc đó nên thời gian dành cho bạn bè cùng niên khóa 71-78 của tôi cũng bị hạn chế, mong sẽ gặp lại tất cả các bạn trong Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần 2 năm 2014 tại Nam California, chắc là sẽ đông và vui hơn. Xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ 1 đã giúp tôi có được những khoảnh khắc riêng tư, tận hưởng được niềm vui chung của mọi người trong nhiệm vụ Tiếp Tân ngày hôm đó. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao...

ĐSNT 2014 – Page 52


Tranh Phạm Bách Phi

NT57

Họa sĩ Phạm Bách Phi sinh quán tại Hà Nam Bắc Việt, xuất thân trường Đại học Kiến trúc Saigon, học hội hoạ với danh họa Tú Duyên. Anh là người sáng tạo “Tranh Thủy Thạch Dát Vàng - Goldleaf Lacquer” tại San Jose từ năm 1982 mà một thời được giới thưởng lãm nồng nhiệt ca ngợi trong những lần anh triển lãm thường niên tại "Hội Tết Fairground San Jose". Những tác phẩm lớn nổi tiếng của anh là “Dân Tôi Nước Tôi”, “Quang Trung Đại Phá Quân Thanh” kích thước khổ lớn 4’ x 8’ và tác phẩm “Tức Tưởi” tranh dán bằng tiền VNCH và giấy báo cũ diễn tả biến cố đau thương 30 tháng tư hiện trưng bày tại “Việt Museum” San Jose, California. Bức “Dáng Xuân” là 1 trong 4 tác phẩm thuộc chủ đề “Ca ngợi vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam” vẽ năm 1985 bằng màu nước đã được anh phối hợp với một công ty in ấn chuyên nghiệp Hoa kỳ để tái tạo. Với kỹ thuật vi tính hiện đại, tranh được in trên vải satin. Dưới ánh sáng, mặt satin ánh lên làm gia tăng màu sắc của bức tranh bội phần. Tác phẩm này là một khởi đầu công trình nghiên cứu “Tái tạo - Reprographic” các họa phẩm của anh. Anh cũng cho biết sẽ dự tính ra mắt giới thưởng ngoạn các tác phẩm Reprographic trong thời gian gần đây. Đặc San Nguyễn Trãi 2014 hân hạnh được giới thiệu những tác phẩm Phạm Bách Phi xem như một đóng góp ân tình của anh đối với ngôi trường trung học năm xưa. CĐVinh

Hoạ sĩ Phạm Bách Phi với những tác phẩm water color reprographic đầu tiên (2012) ĐSNT 2014 – Page 53


1. Dân Tôi Nước Tôi - Gold Leaf Lacquer (tranh thủy thạch dát vàng) size 4’ x 8’ (1991)

2. Quang Trung Đại Phá Quân Thanh - Gold Leaf Lacquer size 4’ x 8’ (1989)

3. Tức Tưởi - Collage, dán bằng tiền VNCH và báo cũ (1976)

4. Dáng Xuân Water color (1985) ĐSNT 2014 – Page 54


Áo Lụa Truyện ngắn nhà văn Đoàn Dự (Phạm Huy Kỳ NT 56-57) Hình minh họa của họa sĩ Nguyễn Thuyên (Nguyễn Xuân Trung NT56)

Phạm Huy Kỳ sinh năm 1942 tại Thái Bình. Anh học lớp Đệ Thất B1 trường Nguyễn Trãi niên khoá 56-57 nhưng lên tới Đệ Ngũ thì học nhảy 2 năm, trở lại lớp Đệ Nhất trường Chu Văn An niên khoá 60-61. Đậu xong Tú tài II, anh thi vào ĐHSP Sàigòn và tốt nghiệp ngành GS Trung học Đệ nhị cấp năm 65. Trước 75, anh vừa đi dạy vừa viết văn, cộng tác với các báo Tự Do, Màn Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong... bút hiệu Thái Phương và đã xuất bản khoảng 10 tập truyện dài và 2 tập truyện ngắn trong đó cuốn “Mùa Xuân Không Đến” đạo diễn Lê Dân quay thành phim năm 1971. Sau 1975, anh cộng tác với các báo Việt ngữ tại Mỹ, Úc và Canada với bút hiệu Đoàn Dự. Vợ chồng anh hiện sống ở quê nhà. Hỏi về hoàn cảnh gia đình, anh tâm sự: “Chúng tôi chỉ có 2 con trai, cháu lớn năm nay 36 tuổi, kỹ sư, có vợ và 2 con; cháu nhỏ 32, M.A of English Education hiện đang dạy tại ĐH Xã Hội & Nhân Văn Saigon (tức ĐHVK cũ) mới cưới vợ và vợ cháu cũng đi dạy ở ĐH Kinh Tế”. Khi tôi hỏi có phải anh là nhân vật trong bài “Áo Lụa” không thì được tác giả trả lời: “Chuyện Áo Lụa chỉ có thật 30% rồi tôi hư cấu thêm ra. Anh nhớ GS Nguyễn Văn Trung ở ĐH Văn Khoa Sài Gòn ngày trước nói rằng: Nghệ thuật viết tiểu thuyết là từ sự thật phát ra hư cấu rồi từ hư cấu lại trở lại sự thât, cứ thế đan chen với nhau khiến người đọc “tưởng thật” thì mới thành công. Bà Margaret Mitchell khi viết tới chỗ nhân vật Melanie vợ của Ashley trong “Cuốn Theo Chiều Gió”... chết, bà ấy khóc um lên, chạy xuống dưới nhà nói với các em: "Melanie chết rồi!", cả mấy chị em đều ôm nhau khóc. Chính tác giả cũng tưởng nhân vật của mình là có thật mới được chứ! Bao giờ anh có dịp về VN chơi, tụi mình sẽ đi uống cà phê (tôi rất thích uống cà phê, ngồi nói chuyện trên trời dưới biển) và tôi sẽ khoe với anh pho tượng tôi tạc bằng loại gỗ quý cứng như đá đúng y như tôi đã mô tả trong truyện. Tôi tạc hết đúng một tháng. Hồi trước ông đạo diễn Lê Dân muốn mua để tặng cho bạn bên Pháp, nói tôi muốn bán bao nhiêu ông ấy cũng mua nhưng nhà tôi (là em ruột anh Song Thao) nói là anh sẽ không thể tạc lại được bức tượng như thế nữa đâu, đừng bán, để cho con cháu sau này nó biết cái công của anh”. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc “Áo Lụa”, một truyện ngắn tiêu biểu của Đoàn Dự. Người GT: CĐVinh

ô gái có lẽ là người giúp việc lễ phép mời chàng ngồi vào chiếc bàn rộng có hai dẫy ghế nệm sang trọng xếp gọn ghẽ gần bộ xa lông. Trên bàn có chiếc bình bằng pha lê đặt giữa tấm vải lót trắng tinh với những đường viền đăng ten. Quỳnh vốn thích hoa huệ, chàng gặp lại ở đây những cành hoa xinh tươi với những đóa hoa trắng muốt mang theo thứ hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng.

C

- Mời ông ngồi chơi, mợ cháu ra bây giờ. - Vâng.

Cô ta bật chiếc quạt ở góc phòng rồi vào trong chuẩn bị nước trà. Còn lại một mình, Quỳnh đưa mắt nhìn chung quanh. Căn phòng của ngôi biệt thự nho nhỏ bầy biện thật đơn giản: vài bức tranh thủy mặc lồng kính, một bộ gồm hai chiếc muỗng, một chiếc nĩa dài khoảng một thước bằng gỗ quý treo trên tường. Ngoài sân, một cặp chim công thơ thẩn kiếm ăn. Chúng đi gần nhau, dừng lại mổ mổ những đám rêu bám dưới chân một chậu cây kiểng. ĐSNT 2014 – Page 55


Đâu đây, có tiếng chim sâu lích chích tìm mồi trên ngọn cây nhãn đang đơm bông, một điều khá lạ Quỳnh ít thấy trong cảnh tấp nập của thành phố Sài Gòn. Chủ nhà ra chào. Đó là một thiếu phụ đã đứng tuổi, rất đẹp, nước da trắng, mặc chiếc áo lụa màu nguyệt bạch, dáng điệu thong dong, gương mặt trông rất quen thuộc. "Quái, mình đã gặp bà này ở đâu rồi nhỉ?". Quỳnh vội vàng đứng dậy. Thiếu phụ giơ tay, vẻ trang trọng: - Mời ông ngồi! - Vâng ạ. Người làm bưng nước ra. Chủ nhà đỡ lấy đặt trước mặt chàng: - Mời ông dùng nước - Dạ. Quỳnh không uống ngay, chàng lựa lời vào đề: - Thưa bà, tôi được bạn bè và thân nhân ở nước ngoài cho biết tranh của bà ở các nước bên ấy rất được hâm mộ. Người ta cho tôi địa chỉ... Thiếu phụ nhíu mày dường như không để ý lắm: - Nước nào vậy ông? - Dạ thưa Canada, Pháp, Mỹ... Bà ta bật cười: - À, mấy người tại các nước đó! Chắc lại Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy, Hội chùa Hương...? - Vâng ạ. Bà cười: - Tôi vẽ như cái máy. Bên Pháp còn đỡ, bên Mỹ và Canada họ bắt chước nhau, nhà này có... nhà kia cũng phải có, treo trong phòng khách cho oai. Họ đặt toàn những bức lớn, tranh lụa, chiều dài thước sáu, thước tám, hai thước hai, thậm chí tới hai thước tư, hai thước sáu và cùng một loại y hệt nhau: Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy… Vẽ khác đi họ không bằng lòng! Tôi cũng

tính tiền theo công thức: bức một thước sáu kể cả công bồi lẫn ống nhôm đựng để gửi ra nước ngoài giá một cây sáu tức cỡ hai ngàn bảy trăm đô, bức thước tám giá một cây tám, hai thước hai giá hai cây hai, cứ thế mà tính, ba tuần lấy được rồi trả bằng tiền Việt hay tiền đô cũng được. Nghe nói ở bển tiền khung gỗ mỗi bức cỡ năm trăm đô, nếu khung gỗ quý thì càng mắc hơn. Quỳnh im lặng, suy nghĩ. Họa sĩ nói tiếp: - Nghệ sĩ thì phải sáng tạo. Đằng này tôi được đặt vẽ, không mang tính cách sáng tạo. Dường như người ta cần cái tên, chữ ký và con dấu của tôi đóng dưới bức tranh nhiều hơn là tác phẩm. Nhiều khi những ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu óc, tôi thèm muốn được để ra chút ít thì giờ sáng tác nhưng bận quá! Bây giờ tôi phải hẹn tới năm tuần mà giá vẫn như cũ. Chắc ông cũng đặt Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy gì đó để gởi qua cho thân nhân nước ngoài? - Thưa không. Họa sĩ ngạc nhiên: - Ông không gởi ra nước ngoài? - Dạ, thưa không. Chàng bưng tách nước lên môi: - Mời bà dùng nước... - Không dám, mời ông. Mùi trà thơm thơm, nhè nhẹ. Quỳnh nhíu mày: "Quái, mình đã gặp mùi trà này ở đâu rồi nhỉ? Hoa sói không phải hoa sói, hoa lài không phải hoa lài, hương sen không hẳn hương sen...". - Thưa bà cho phép tôi hút thuốc? Tại vì tôi có tật hút thuốc mỗi khi nói chuyện ... - Dạ được, không sao ông cứ tự nhiên.

Hoạ sĩ với tay lấy cái gạt tàn trong khi chàng rút gói thuốc Ba số 5: - Thưa bà tôi đã được coi tấm thiệp Trong trắng của bà ở bên đó gửi về nên hỏi địa chỉ và tìm tới đây... - Có, tôi biết chuyện tấm thiệp đó. Bức tranh Trong trắng của tôi người ta in thành thiệp bán tại các nước, dùng trong các dịp giáng sinh, hôn lễ, tết dương lịch, tết âm lịch, dịp nào cũng được. - Đó là một bức tranh lụa rất đẹp, có thể gọi là một tác phẩm bà vẽ hoàn toàn theo cảm hứng. Tôi hết sức kính trọng bà nên tìm tới đây định nhờ bà vẽ giùm một bức tranh theo tôi đề nghị. - Theo ông đề nghị? - Vâng ạ. - Kỳ há, bức tranh đó thế nào? - Dạ, một pho tượng nho nhỏ, khỏa thân, cao khoảng ba tấc hoặc ba tấc rưỡi, mô tả một cô gái còn rất trẻ, rất đẹp, vừa mới tắm xong, ngồi quỳ hai chân trên một tảng đá, mặt hơi ngửa lên, hai tay vuốt tóc, chiếc khăn mặt vắt ngang qua đùi. - Ông vừa mới nói ông không định gởi ra nước ngoài… - Dạ không, tôi vẽ cho tôi. - Ông có mẫu không? - Thưa không, bà sẽ vẽ đi vẽ lại nhiều lần cho đến khi bà vừa ý, tôi vừa ý nhất là gương mặt. Từ bức vẽ đó, tôi sẽ đo kích thước, tạc thành một pho tượng bằng đá cẩm thạch… - Ông là một nhà điêu khắc? - Thưa không, tôi không phải là nhà điêu khắc mà cũng chưa từng biết gì về nghệ thuật hội họa, bởi vậy nên phải nhờ bà. - Ông không phải là nhà điêu khắc thì làm sao tạc được tượng? Tạc tượng không phải là chuyện dễ. ĐSNT 2014 – Page 56


- Tôi sẽ làm được. Nhất quyết thì phải làm được miễn sao đầu óc có kế hoạch và điều quan trọng là bà đồng ý vẽ giúp. - Kế hoạch của ông thế nào? - Tôi bất ngờ mua được ở ngoài Bắc một khối đá tốt, trắng muốt như sữa do người ta đào lên, cao khoảng bốn tấc, không ai hiểu là đá gì nhưng tôi biết đó là một loại cẩm thạch rất quý. Họ bán rẻ nên tôi mua và từ hồi đó, tôi mơ ước sẽ tạc được một pho tượng. Chàng dụi mẫu thuốc vào chiếc gạt tàn rồi lại đốt thêm điếu khác: - Kế hoạch của tôi là sẽ mua đất sét trắng có pha silicát trong nhà máy sứ Thiên Thanh, đem về phơi khô cùng khối đất có kích thước giống như khối đá. Sau khi có bức vẽ của bà, tôi sẽ bắt đầu với khối đất trước. Cứ làm đi làm lại nhiều lần, bao giờ quen tay tôi sẽ tạc với khối đá. - Ông dự tính làm trong bao lâu? - Có thể một tháng, hai tháng, ba tháng hoặc một năm, hai năm, ba năm... Tôi không biết rõ nhưng nhất định là phải làm được Họa sĩ im lặng. - Tôi đã ra Ngũ Hành Sơn quan sát người ta điêu khắc các pho tượng ông Thọ, Trẻ chăn trâu bằng loại đá hoa Ngũ Hành Sơn xuất khẩu. Họ làm được thì tôi cũng làm được và tôi đã đặt ở chỗ lò rèn chuyên môn của họ một bộ đồ đục đá gồm năm mươi hai cây, giá khá cao! Ở Bình Dương, chỗ Lái Thiêu đi lên thì họ đục tượng bằng gỗ, bộ đồ có hăm nhăm cây nhưng nước thép non hơn. - Ông làm nghề gì? - Kỹ sư công nghiệp. Tôi đã lăn lộn nhiều trong cuộc sống, bây

giờ muốn nghỉ ngơi ít lâu. Trong khi nghỉ ngơi như thế, tôi muốn sống cho tôi, cho những kỷ niệm của tôi. Những tiếng "cho những kỷ niệm của tôi" khách nói nho nhỏ. Chủ nhà thông cảm. - Chắc lại hình ảnh về một mối tình nào đó rất lớn? Tôi hiểu ý ông nhưng ông biết là tôi rất bận. Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy, Hội chùa Hương... Tôi chẳng cần phải suy nghĩ gì cả, cứ thế mà hái ra tiền như một người thợ. Ông không trả nổi số tiền tôi gác mọi chuyện để dành thời gian cho pho tượng của ông đâu - Tôi trả được. Bà cứ tính bao nhiêu tôi sẽ trả đủ bấy nhiêu... không nói một tiếng và rất biết ơn bà. - Thế còn người ta đặt hàng? Họ đặt nhiều lắm tôi vẽ không kịp! Chẳng lẽ... - Bà làm xen kẽ, ưu tiên cho tôi. - Cũng được! Để tôi suy nghĩ xem đã. nhưng muốn hỏi thiệt ông điều nầy trước khi quyết định... - Được! Xin bà cứ hỏi. - Ông tạc pho tượng để làm gì? Ông không phải là một nhà điêu khắc mà tạc tượng đá rất khó. Những đường nét, dáng điệu... Nhất là khi lấy mặt phẳng. Ông nên nhớ một pho tượng khỏa thân luôn luôn có những mặt phẳng. Ví dụ gò má, cánh tay, bộ ngực, cái lưng, cái đùị…, tất cả đều là mặt phẳng. Đá quý không như đá đen, chỉ hơi sơ suất nó sẽ lộ hẳn ra ngoài không sửa lại được. Đôi mắt cũng vậy, phải có linh hồn. Tạc tượng mà mắt như mắt "tượng" là hỏng, không chấp nhận được! Với những chiếc đục và chỉ có những chiếc đục cộng thêm giấy nhám cao cấp, ông phải tạo nên những mặt phẳng nhẵn thín

giống như da người, thứ da của một cô gái trẻ đẹp mới tắm. - Tôi sẽ làm được. Tôi là kỹ sư, tôi sẽ làm được y hệt bức vẽ của bà. - Ông chưa cho tôi biết ông bỏ công ra như vậy để làm gì, không lẽ... tặng nàng? Theo tôi hiểu, ông lớn tuổi rồi, ngang với tuổi tôi, chúng ta nhìn đời bằng con mắt thực tiễn, không sôi nổi bồng bột như lúc còn trẻ. Khách cúi mặt, nhíu mày, hai tay bóp trán. Lát sau, chàng ngửng lên, ánh mắt rất buồn pha lẫn một nét cương nghị: - Tôi muốn chứng tỏ tài năng và lòng kiên nhẫn của mình bà ạ. Bên cạnh đó là một tình yêu lạ lùng, bất diệt! Bà có thể bớt chút thì giờ quý báu nghe tôi kể lại một vài kỷ niệm thời còn nhỏ dại, lý do khiến tôi nhất quyết thực hiện pho tượng mặc dầu tôi biết rất khó khăn. Rồi chàng thở dài, nói như trong mơ: - Cái bóng điện ấy nó đã đâm nát lưng tôi, xuyên thấu da thịt tôi không biết hàng bao nhiêu mảnh. Một thứ tình yêu khờ dại, xẻ da rách thịt. Tôi khóc, nàng khóc... Người nữ nghệ sĩ run giọng: - Hồi nhỏ... ông... ông bị nàng... làm cho đau đớn vì cái bóng điện? - Vâng! Tôi chỉ xin bà vài phút thôi, không dám làm mất thì giờ của bà. - Được, ông cứ nói, tôi rất muốn nghe. Và bà nuốt nước miếng, rót thêm nước trà, hai tay lễ phép bưng lên mời khách: - Ông dùng thêm nước!... - Dạ được, cám ơn bà! Bà để mặc tôi… Hồi tôi còn nhỏ, gia đình nghèo lắm, ở trại định cư Quý Hiệp ĐSNT 2014 – Page 57


nằm cách Bến Cát tỉnh Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía Lai Khê, Hớn Quảng. Cả làng đều là Công giáo, chỉ có gia đình tôi là người bên lương nên mọi người thường gọi mẹ tôi là nhà bà Lương. Trại có ngôi nhà thờ ở ngay giữa làng, lợp tranh, vách đất, cha xứ ở trên Bến Cát trông coi cùng lúc mấy trại định cư: Bến Cát, Rạch Bắp, Quý Hiệp I, Quý Hiệp II. Cha tên Phao-lô Đàm Quang Quý nên đặt tên hai trại là "Quý" Hiệp với ý nghĩa đồng tâm, hiệp lực. Mọi việc trong làng do ông trùm trông nom. Hàng ngày, cỡ khoảng 7 giờ tối ông đánh ba tiếng trống "Thùng.. Thùng... Thùng", chờ năm mười phút rồi xách roi mây đi lùng từng nhà, thấy đứa trẻ nào chậm trễ chưa đến học kinh hoặc đang học mà ngủ gật thì ông giơ thẳng cánh quất đánh vèo một cái vào mông, đau quắn đít, càng khóc ông càng đánh, lơ là không thuộc ông cũng đánh! Cha mẹ bằng lòng lắm, bảo nhau ông có dữ đòn thì chúng nó mới thuộc. Tôi không bao giờ bị đánh bởi vì tôi là "gia đình nhà bà Lương", cha dặn phải đối xử tử tế, không được ép buộc. Hơn nữa, tôi ngồi ngoài cửa nhưng rất mau thuộc. Anh Hải con trai ông trùm chỉ đọc một hai lần là tôi thuộc, không cần phải khảo. Ban ngày, hễ hôm nào cha có công việc xuống làng, trông thấy chiếc xe ô tô hòm bít bùng màu đen giống như con cóc của cha từ ngoài đường nhựa rẽ vào trong làng thì người ta đánh một hồi trống báo cho dân làng biết. Lúc cha đi cũng đánh một hồi cộng với ba tiếng trống. Người cha mập, bụng bự, thấp lùn nhưng đi rất nhanh. Tính cha mau mắn, luôn luôn xuống làng

để hỏi han mọi chuyện và cha coi tất cả dân chúng trong làng như người trong nhà. Hễ ai có điều gì cần trình, họ luôn luôn mở đầu bằng hai tiếng "Lạy cha". Một hôm, như mọi sáng chủ nhật khác, cha xuống làm lễ Misa cho giáo dân. Tôi đứng bên ngoài nhà thờ, là người ngoại đạo nên thường đứng lẫn với những thanh niên đến trễ, không bao giờ bước chân vào trong vì không hiểu mình có được phép vào hay không? Hơn nữa, vào trong nhà thờ, được ngồi trên ghế gỗ, được quỳ trên các tấm gỗ nhưng phải bỏ tiền lễ vào trong chiếc rổ nho nhỏ khi người ta đưa tới trước mặt mình mà tôi thì không có tiền vì gia đình nghèo lắm và tôi còn ít tuổi nên cả năm không có lấy vài hào trong túi để bỏ tiền lễ. Lễ xong, cha đi ra, ngang qua trước mặt tôi, trông thấy tôi, cha dừng lại, ngạc nhiên: - Quái, đứa trẻ này là con nhà ai? Tôi vội vàng khoanh tay, cúi đầu chào. Cha không để ý nên không trả lời. Ông trùm nói đỡ: - Thưa trình cha, nó là “con nhà bà Lương”. Cha nhíu mày: - Lạ nhỉ, trông mặt mũi nó sáng sủa khác hẳn với trẻ con trong làng mình. Và cha cúi xuống, hỏi tôi: - Con đã đi học chưa? - Bẩm cha… Ông trùm kêu: - Nói trình cha, không nói bẩm cha Tôi chữa lại: - Dạ, thưa trình cha, con không đi học. Cha ngạc nhiên:

- Tại sao lại không đi học? Làng có thầy, có lớp kia mà - Thưa cha, ở trên Sài Gòn con đã học hết lớp Đệ Thất trung học. Cha con mất, con phải bỏ học rồi về dưới này. Ở đây, anh Hải chỉ dạy tới lớp Một, lớp Hai và những đứa mới biết đọc biết viết là cao nhất nên con không đi học. Cha giật mình, kinh ngạc: - Con chỉ bằng bây nhiêu mà đã học lớp Đệ Thất kia à? Trường công hay trường tư? - Dạ, thưa trường công. Con đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất trường công. - Còn giữ được đầy đủ giấy tờ không? - Dạ, thưa còn, mẹ con giữ đủ. Ba con mất, con phải nghỉ mấy tháng nay Cha nhắm mắt, suy nghĩ: - Thôi được, con còn nhỏ, thông minh như vậy mà bỏ dở việc học rất uổng. Cha mắc đi công việc với ông trùm, lát sẽ trở lại. Con về nói với mẹ, cỡ chừng mười giờ rưỡi cha sẽ đến nhà gặp mẹ, nói chuyện. Nếu đồng ý, mẹ thu xếp trước quần áo, đồ dùng cá nhân cho con, bỏ vào tay nải; gặp mẹ xong, cha sẽ giúp đỡ, đem con lên Bến Cát dùng mọi cách cho con đi học. Nhớ nhé! Về nhà nói ngay với mẹ như thế... - Dạ, vâng ạ. Hồi nhỏ tôi học rất sớm do anh và cha tôi dạy. Lúc thi tiểu học và thi vào lớp Đệ Thất, tôi phải làm giấy miễn tuổi kèm theo học bạ với lời đề nghị của ông giám đốc Nha trung tiểu học chứng nhận học sinh đặc biệt, được đặt cách thi trước một năm. Cha mẹ tôi ở trại định cư Quý Hiệp, gửi tôi lên nhà người bác ở trên Sài Gòn để ăn đi học. Tôi còn một đứa em gái rất nhỏ. ĐSNT 2014 – Page 58


Cha tôi đi cưa gỗ, đốt than trong rừng, bị con rắn cắn vào chân, làm độc rồi mất! Anh tôi cũng còn ít tuổi, làm tay trái, không đủ sức đắp lò than, gia đình cực kỳ túng thiếu nên mẹ tôi phải lên xin phép nhà trường cho tôi nghỉ học. Cả làng đồn um lên tôi được cha nuôi cho ăn đi học. Mẹ tôi mừng lắm, không biết kiếm ở đâu được cây nhang cắm lên, khấn vái trước bàn thờ cha tôi và thu xếp quần áo cho tôi. Sự thực thì cũng chẳng có gì nhiều, một chiếc quần ka-ki rách mẹ tôi đã vá rất kỹ dùng để đi học ở trên Sài Gòn, hai chiếc áo sơ mi cũ, ngắn tay, hai chiếc áo may ô ba lỗ do người ta phát, hai chiếc quần xà lỏn, một chiếc bàn chải đánh răng và một chiếc khăn mặt. Ngay kem đánh răng, tôi cũng không có thường phải đánh bằng muối, nếu không có muối thì đánh bằng tro, cũng sạch! Ở trong làng, từ người lớn đến trẻ con đều không đánh răng, sáng chỉ súc miệng rồi thò ngón tay vào chà chà, nhổ toẹt vài lượt. Nhiều người không có cả khăn mặt nữa, múc nước giếng rửa bằng hai tay không rồi kéo vạt áo lên lau... vậy là xong! Mẹ tôi nhét vào túi áo trước ngực tôi tờ giấy 5 đồng, cài kim băng cẩn thận, dặn đi dặn lại: - Phúc đức ông bà tổ tiên để lại, được cha thương tình giúp đỡ, cho ăn đi học. Lên đấy ngoan ngoãn lễ phép thì ai cũng quý. Đây! Mẹ cho năm đồng, để dành xài dần, có gì cần thì mua... Tôi xốn xang trong dạ, mở kim băng ra đưa lại cho mẹ tôi: - Mẹ không có tiền, mẹ giữ lấy, con không mua gì cả - Không, mẹ còn tiền, đừng lo.

Vậy là tôi đi với cha, ngồi lên chiếc xe con cóc do cha lái, dân làng ra xem sát tận cửa kính. Mẹ tôi đứng ngơ ngẩn nhìn theo... Tôi thấy chiếc áo trắng ngắn tay hơi cũ của mẹ tôi có một miếng vá rất lớn ở trên vai. Nhà cha cũng lợp tranh, nền đất, vách đóng bằng gỗ, sơn màu xanh. Cụ cố khoảng tám mươi tuổi ngồi trên giường ở góc nhà, hai mắt đã loà. Tôi chắp tay lạy cố một lạy: - Lạy cố ạ Cố hỏi: - Đứa nào đấy? Cha trả lời thay: - Trình cố, thằng bé này học giỏi, con đem nó về định gửi cho nó ăn đi học. Cố bảo: - Ừ cha làm như vậy là phải. Bảo nó lại gần đây Tôi thò đầu lại gần, cố sờ đầu, sờ mặt mũi tôi rồi bảo: - Ừ, chịu khó mà học con ạ. Ngày trước cố ông mất sớm, nhà cố nghèo, cố nuôi cha cũng khó lắm, tất cả là nhờ ơn Chúa. - Bẩm cố, vâng ạ! Cha dặn tôi ở nhà ngồi chơi với cố rồi lái xe đi. Một lúc lâu sau cha về, bảo tôi cầm gói quần áo lên xe đi theo cha. - Con gửi thằng bé này vào trong quận... cố ạ! Con mới nói chuyện, ông bà quận rất bằng lòng. - Ừ, tùy cha định liệu. Chúng tôi đi vào dinh quận. Cha về xong, ông quận hỏi kỹ mới biết tôi đã học hết Đệ Thất trong khi ở Bến Cát lúc ấy chỉ đến lớp Nhất là hết mức, học sinh muốn thi vào Đệ Thất trung học thì phải lên Bình Dương. - Thôi được, cha đã có lời nói, mi cứ ở lại đây, ngày mốt tao có việc lên tỉnh sẽ đem mi gởi lên

đó cho ông bà bác sĩ anh chị của bả ở trển. Tôi ở lại, ăn cơm dưới nhà bếp, ngủ tạm ở ngoài phòng khách. Hai hôm sau, ông quận chở bà quận với tôi bằng chiếc xe “Jeep”, còn người tài xế thì lái chiếc xe màu xanh đi phía đằng trước. Hình như họ bắt được một chiếc xe nhà màu xanh da trời rất đẹp, không biết của ai bỏ ở trong rừng, phải đem lên tỉnh giao nạp. Ông quận vừa lái xe vừa nói với bà quận: - Trong khi tôi nói chuyện với anh bác sĩ ở văn phòng thì mình đem thằng nhỏ nầy vô trong nhà riêng nói với chỉ trước xem sao? Cứ kêu là của cha xứ gởi tất nhiên ảnh chỉ phải nhận lời! Dường như hồi chiều hôm qua cha có lên trển gặp ảnh chỉ. - Làm sao cha biết mình định gởi nó lên anh chị bác sĩ? - Biết! Tôi có nói chuyện với cha. Cha kêu để ổng lên nói trước, nhận là người của ổng. - Được mà, cha hổng cần nói cũng được. Ở trển, ảnh chỉ bồi bếp hà rầm, thêm một đứa nhỏ đâu có bao nhiêu Và bà quận cho tôi hai chục đồng: - Nói với ông bác sĩ can thiệp cho vô học tiếp lớp Đệ Thất hay Đệ Lục gì đó trường công ở trên Bình Dương, hổng thèm học trường tư. Rán học thiệt giỏi, bỏ qua cả mấy cô mấy cậu con của ổng bả luôn Ông quận nói: - Bỏ qua sao nổi, mấy đứa đó nó lớn, học trường Tây ở trên Sài Gòn. Họa chăng nó bằng tuổi với con gì đó... nhỏ nhứt đang học trường đầm. Bà quận nói: - Con Ma-ri. - Ừa, con Ma-ri. ĐSNT 2014 – Page 59


Ông quận cười, nói với tôi: - Bây bằng tuổi cổ hoặc nhỏ hơn chút đỉnh, rán học thiệt giỏi, kỹ sư bác sĩ đặng lấy được cổ luôn tao kể làm tài. Cổ xinh lắm, mỗi tuần thường theo mấy anh ở trên Sài Gòn về Bình Dương chơi. Bà quận cũng cười, nói đùa: - Sao, liệu được không bây, Quỳnh? Phải mầy tên Quỳnh không mầy? - Dạ, thưa bà... con còn nhỏ, nhà con nghèo - Giàu nghèo mà ăn nhằm gì, cứ có bằng cấp lớn là người ta gả Vâng! Nhà tôi quá nghèo và tôi cũng không biết muốn học kỹ sư, bác sĩ thì phải mất bao nhiêu năm, liệu có đủ sức hay không? Tuy nhiên, với khái niệm đầu tiên do ông quận vô tình nói ra, tôi nghĩ rằng kỹ sư lớn lắm, sau này nhất định tôi sẽ phải cố gắng để trở thành kỹ sư. oOo Tư thất của vị bác sĩ nằm trên một khu đất rộng và cao, có nhiều cây lớn trông giống như một ngọn đồi. Bên trái là nhà, bên phải là phòng làm việc của ông với những bãi cỏ luôn luôn cắt xén sang trọng. Đằng trước có một con đường trải nhựa, lên dốc, vắng lặng đến nỗi mỗi buổi trưa người ta có thể nghe thấy cả tiếng chim hót ở trên những ngọn cây cao. Nếu đi hết con đường đó, đổ dốc sẽ tới một con đường khác chạy dọc theo bờ sông. Tôi đoán con sông này từ Lái Thiêu lên, rộng mênh mông. Nhà riêng rất lớn, từ ngôi nhà có bậc thềm cao bên trên ngăn cách với dẫy nhà ngang bên dưới của bồi bếp là một sân gạch khá rộng và một bể nước. Trên sân có hai mái "cầu kiều" cũng lợp ngói nối liền nhà trên

với nhà dưới nên mưa không bị ướt. Phía dưới "cầu kiều" bắc một chiếc võng bằng vải hoa, loại võng này tôi chưa từng thấy bao giờ cả. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại phí của, cắt vải bông ra bện thành võng mặc dầu ngồi êm và trông rất đẹp mắt. Sau, tôi mới hiểu đó là những mụn vải ở các tiệm may, bỏ cũng uổng, các bà đan võng mua về, rọc nhỏ, chắp lại bện thành võng thay cho gai hay đay. Ông bác sĩ không bao giờ ngồi võng chỉ có bà với cô út thỉnh thoảng mới ngồi, mát lắm và tất nhiên là êm lắm Tôi ngủ trong căn phòng nhỏ

phía bên trái, chỗ cửa sổ lên. Phía tay mặt là phòng tắm và phòng vệ sinh dành riêng cho gia đình ông bà. Bồi bếp dùng riêng ở dãy nhà ngang bên dưới. Vì đã gần cuối niên học, người ta xếp cho tôi học tạm trong lớp Đệ Thất, năm tới sẽ lên Đệ Lục ngang với sức học của tôi. Vậy cũng phải, nếu vào Đệ Lục thì tôi bị hẫng vì ở trên Sài Gòn tôi chỉ mới lên Đệ Lục được hơn một tháng. Bồi bếp người nào cũng có vợ con ở ngay trong biệt thự nên ăn cơm với gia

đình, hàng tháng cùng lãnh lương như mọi người khác. Chỉ riêng tôi là ăn cơm của ông bà bác sĩ. Buổi sáng, trước khi bưng lên nhà trên, bác bếp để cho tôi thường là nửa ổ bánh mì và hai trái chuối hoặc một ly sữa thay cho chuối. Ăn xong, tôi chuẩn bị đi học. Trưa về, chờ ông bà ăn xong, bác bếp bưng mâm xuống, tôi đứng ăn một mình trên chiếc bàn ở dưới bếp. Tôi đứng, không ngồi, mặc dầu bếp cũng có một chiếc ghế. Tôi thấy ai đun nấu gì ở bếp cũng đứng, không ngồi ghế nên tôi bắt chước! Món gì ăn dư thì bà để riêng ra, dặn bác bếp khi bưng mâm xuống, tôi ăn những món bà đã dùng đũa vạch riêng ở các góc đĩa. Cứ khi tôi ăn xong thì đến phiên mấy con chó: hai con chó Nhật, một con chó bẹc-giê. Bác bếp sẽ trộn cho chúng, chia làm ba phần, mỗi con một nơi rồi bắt đầu thu dọn, đi rửa bát đĩa. Buổi chiều cũng vậy! Công việc hàng ngày của tôi những lúc có mặt ở nhà là khi có khách thì rót nước bưng ra mời khách và thỉnh thoảng, mỗi tuần một lần dẫn mấy con chó ra sông tắm. Tôi bơi thì chúng cũng bơi. Tôi bơi giỏi hơn mấy con chó. Ông bà là người Nam, theo Công giáo nhưng không đọc kinh, mỗi sáng chủ nhật thường chỉ bắt tôi đi lễ. Tôi vẫn tiếp tục đứng phía ngoài nhà thờ và không bao giờ nghĩ tới việc theo đạo. Ngoại trừ... vâng! Ngoại trừ cô Ma-ri bảo tôi theo đạo thì tôi theo ngay nhưng cô không để ý tới chuyện đó! Mỗi tuần, cô về một lần, hình như trên Sài Gòn cô học trường Pháp và ở nội trú. Cứ mỗi chiều thứ bảy người tài xế lại đem xe lên đón, sáng thứ hai cô sẽ đi sớm cho ĐSNT 2014 – Page 60


kịp vào học. Có khi cậu Rọt, cậu Bôn, cậu Ri cũng cùng về nữa. Tôi không hiểu tại sao ông bà bác sĩ là người Việt mà các con lại toàn tên tây: Rọt tức George, Bôn tức Paul còn Ri là Henri, có lẽ quốc tịch Pháp? Họ lớn hơn tôi nhưng chơi với tôi rất thân, coi tôi nửa như người ở, nửa như đứa bạn. Cái trò mà các cậu thích bày ra nhất là đi bẻ trộm bắp! Bác Hai tài xế răng vàng cũng thích ăn trộm, lái xe tới những chỗ ruộng bắp thật vắng, đậu lại rồi các cậu xúi tôi với cô Ma-ri vô bẻ trộm, đem về nướng ăn với nhau. Cô mặc chiếc áo lụa, nước da trắng, mái tóc dài kẹp một chiếc kẹp, đuôi tóc thả xuống ngang lưng. Cô bảo: - Bắp hái trộm mới ngon, bắp

mua hổng ngon Tôi nói: - Sợ lắm! Lỡ người ta bắt được thì chết. - Kệ, không có gì phải sợ. Bất quá họ bắt được thì mình thường tiền. Đã có chú Hai với mấy ảnh ở ngoải canh chừng, lo gì Ấy vậy mà một lần ,chúng tôi đang hái bỗng nghe có tiếng người ho, tiếng chân bước và tiếng ông già thều thào: - Dường như có đứa nào đang hái trộm bắp?

Cô không dám hái nữa, đưa mắt nhìn tôi! Người tôi hơi cao, sợ cái đầu lú lên khỏi ngọn cây, tôi bèn kéo cô núp xuống, ngồi im phăng phắc. Cô cũng im lặng, ngồi sát cạnh tôi. Ôi chao, cô nép chặt vào người tôi, má kề má. Tôi nghe rõ hơi thở của cô phập phồng, hồi hộp, tim đập loạn xạ. Da thịt cô mềm mại với chiếc áo lụa và những sợi lông măng sao mà rõ rệt đến thế! Môi cô cong cong, phịu ra, đôi mắt sáng long lanh, thơ dại. Tôi ôm chặt cô, nắm bàn tay cô như muốn truyền cho cô sức mạnh, nhắc cô đừng sợ đã có tôi đây! Chợt... có những tiếng cười phá lên! Ba người anh xuất hiện, ôm bụng cười ngặt nghẹo. Cậu Rọt lớn nhất bóp tay trên mũi bắt chước y hệt giọng "ông già": " -Uấn chết tụi nó đi bà con ơi Cậu Bôn la lớn: - Ủa, hai đứa nó làm gì vầy nè? Thì ra chúng tôi vẫn còn cầm tay nhau. Cô Út đỏ mặt, phụng phịu hất hàm: - Đồ quỷ!. Cả bọn lại cười ngặt nghẹo. Đêm ấy tôi như đã lớn dậy! Hình như tôi mơ hồ thức giấc từ trong tiềm thức vẫn quen ngủ yên một cái gì đó khát khao, vô cớ, không tên không tuổi. Tôi mơ thấy một tà áo lụa với làn da ấm áp, hơi thở dồn dập và cả cánh đồng biến thành ruộng ngô... những hoa ngô non lắc lư, dật dờ xa thẳm tới tận chân trời mênh mông cô quạnh. Những tháng nghỉ hè đối với chúng tôi thật vui. Cô Út về hẳn dưới tỉnh, không phải nội trú trên Sài Gòn. Tháng hè cũng là mùa mưa, ban đêm đom đóm bay nhiều và cả cà cuống từ phía bờ sông cũng bay lên nữa.

- Nè Quỳnh, tụi mình đi bắt đom đóm đi Quỳnh - Đựng bằng cái gì bây giờ? - Kệ, tui gói vô chiếc khăn mùi soa Cô gói vô khăn mùi soa, đom đóm không sáng nên cô chán không chơi trò chơi đó nữa. - Nè Quỳnh, chiều mơi cho chó đi tắm cho tui đi theo được không?. - Được, nhưng sợ bà rầy - Hổng sao đâu! Không nói thì má hổng biết, hổng rầy Chiều hôm sau có cả mấy cậu cùng đi nữa. Thấy chúng tôi bơi lội, nô đùa cô thích lắm, về kể um sùm: - Má! Mơi mốt cho con tắm nữa nghe má - Trời đất ơi, con gái mà tắm cái gì? Người ta trông thấy... cười cho. - Thì cũng giống như tắm biển Vũng Tàu chớ có gì lạ - Thôi được, tắm cũng được nhưng phải kiếm chỗ thiệt vắng. Mà coi chừng đừng bơi ra xa, chết đuối ạ! - Dạ Cô mừng lắm, chuẩn bị đồ tắm từ buổi sáng. Lúc đi, bà dặn tôi trông nom cho cô. Hai đứa chúng tôi đang tắm thì trời đổ mưa. Tắm sông trời mưa là một cái thú vô hạn. Cả vùng trời dường như sụp xuống, sẫm lại, mặt sông nổi sóng, giống như bốc khói, chân trời đen kịt, sấm chớp đùng đùng, mưa tới giá lạnh. - Thích quá há cô? - Ừa, nhưng thôi, lên đi, tôi lạnh rồi, tóc ướt hết trơn Người con gái lên bờ. Nàng ngồi quỳ chân trên tảng đá, ngửa mặt lên trời đón những giọt nước mưa, cả hai cánh tay đưa ra phía sau vuốt mái tóc

ĐSNT 2014 – Page 61


ướt. Thân hình nàng đẹp như một pho tượng. oOo Nước mắt người nữ họa sĩ giàn giụa. Bà ngồi khoanh tay trên bàn, nước mắt chảy dài không cần che giấu: - Ông chưa kể đoạn ông bị nàng làm cho chiếc bóng điện đâm nát da thịt - Vâng! Một hôm tôi vô tình tìm được chiếc bóng đèn điện đã đứt dây tóc bỏ trong chiếc thùng đựng than ở dưới góc bếp. Tính tôi ham sửa chữa các đồ vật nên tôi rửa sạch, lấy cát đánh bóng chỗ cái đui bằng đồng, định tìm cách nối sợi dây tóc ở bên trong nhưng nối không được. Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong trí óc tôi: - Nếu bây giờ ta đập vỡ cái đuôi bằng đồng thì xài không được, thủy tinh sẽ lởm chởm. Chi bằng ta dùng mũi dao nhọn khoét ra, đuôi nó bằng nhựa và chì có lẽ khoét cũng dễ Nghĩ là tôi làm. Hì hục một lúc quả nhiên khoét được: - Ồ cái này mà đựng đom đóm thì nhất! Tôi sung sướng đem khoe với cô Út. Cô vỗ tay, reo lên: - Hay quá ta! Tối nay tụi mình đi bắt đom đóm. Nhưng tối hôm đó trời quang, đom đóm không có! Hôm sau, cậu Ri rủ tôi ra rừng cao su bắn chim, mỗi đứa có một giàng ná. Trời mưa nên tôi về bị cảm. - Chà! Thằng nầy bịnh rồi à? Trông cái mặt bây là tao biết liền. Đã uống thuốc chưa? - Dạ, thưa bà con uống rồi - Uống rồi thì đi nằm. Muốn ăn cháo thì biểu chị Ba nấu cháo. - Dạ! Thưa bà, con ăn được cơm. Tôi đi nằm, người nóng hừng hực nhưng bên trong lại rét! Tôi

đắp mền, mồ hôi vã ra như tắm, mặt đỏ bừng bừng, ngay đến hơi thở cũng nóng. - Nó bịnh rồi nghe Ma-ri, hổng được rủ nó ra ngoài vườn bắt đom đóm nữa nghe.. Ban đêm, tôi nghe tiếng suỵt suỵt ở chỗ cửa sổ. Tôi gượng ngồi dậy. Đó là cô Ma-ri. Cô thì thầm: - Nè, vườn nhiều đom đóm lắm, xuống bắt với tui đi - Trời ơi, tôi đang bịnh, trời lạnh, lại mới mưa ướt, bây giờ mà đi bắt đom đóm thì chắc tôi chết! Nhưng cô bảo đi là tôi đi. Tôi mặc thêm chiếc áo “blouson” cũ do cậu Rọt cho. Cô kéo tay tôi, giọng vẫn thì thầm, hơi thở con gái phả vào mặt tôi. Nếu cô bảo tôi chết thì tôi cũng chết! Tôi quen với thứ hơi thở ấm cúng thơm thơm mùi tóc và mùi da thịt của cô lắm... - Quỳnh leo qua cửa sổ, đừng đi lối kia má biết. Có đèn pin đây rồi - Để tôi đi kiếm cây vợt - Có, tui đem theo đủ rồi Cây vợt làm bằng vải mùng do chị Hai khâu giùm dùng để bắt bướm. Hễ bướm mắc vô là sẽ bị bắt, cả đom đóm nữa. Hai con chó Nhật làm biếng, ở trong nhà ấm không chịu ra ngoài, con chó bẹc-giê kèm sát chân tôi. Trời lạnh, người tôi ơn ớn, run run, đi đứng không vững. - Quỳnh làm sao vậy? Bịnh lắm hả? - Dạ, không sao đâu cô! Cố gắng lắm tôi mới ra được tới vườn, chỉ sợ đụng phải con chó thì té nhưng nó khôn, không vướng chân tôi. Mặt cỏ ướt nước và cả lá cây cũng ướt nước. Ánh sao mờ nhạt hình như không có ánh trăng. Đom

đóm bay cao, thỉnh thoảng có con bay thấp và đôi khi, ở các chỗ đám lá mục, có những con cứ nằm nguyên đấy chớp sáng theo nhịp đều đặn như những tín hiệu. - Nè Quỳnh! Cột sợi dây đồng nầy vô cái bóng đèn cho tui xách. Cô đưa tôi sợi dây đồng nhỏ tí, tôi đứng lại cột. Sợi dây đồng nhỏ, hai cái chấu trên đui đèn cũng nhỏ nhìn không rõ lắm! Phải cột thiệt kỹ, thiệt đẹp cô xách cho tiện kẻo nó tuột thì hỏng. Tôi ngồi xuống, quỳ hai đầu gối trên cỏ, cắm cúi... Hễ làm việc gì là tôi chú tâm hết vào đó. Cô cũng quỳ hai đầu gối trước mặt tôi để xem tôi cột. Có con đom đóm bay qua thật cao, chớp nháy, chớp nháy... Cô ngửa mặt lên nhìn, khao khát: - Đom đóm xuống đây ăn cơm, ăn cá, ăn thịt... Môi tôi trễ ra, tôi định nói đom đóm thì ăm cơm ăn cá ăn thịt sao được nhưng lại thôi. Tôi nể cô lắm, không muốn bắt bẻ cô. Tự nhiên cô xích lại, áp mặt vào mặt tôi, tóc cô chạm vào trán tôi, che khuất cả mắt. Cô lùa hai lòng bàn tay vào má tôi, kéo mặt tôi lên rồi hôn lên trán, lên má, lên môi tôi. Môi cô mềm và ấm, ướt át nhưng rất ngọt ngào. - Thích há? Tụi mình cứ sống với nhau như vầy thì thích há? Sau nầy lớn lên Quỳnh học giỏi rồi cưới tui nha? Tôi khẽ gật đầu. - Thiệt không? - Thiệt! - Thiệt thì hun tui đi. Hổng có được nói xạo ạ Tôi ôm ngang người cô, hôn lên môi cô. Thân hình cô ấm, mái tóc cô mềm, gọn gàng mướt mát trong cánh tay tôi.

ĐSNT 2014 – Page 62


- Ui da, hun gì dữ vậy? Cái kẹp siết vô lưng tui - Tại cô biểu tui hun. - Người ta biểu hun sơ sơ chớ bộ! Người Quỳnh cũng nóng quá chừng như hệt cái lò lửa. Lại một con đom đóm bay ngang qua. Cô đứng dậy, sửa lại nếp áo, sửa lại mái tóc: - Thôi, tụi mình đi bắt đom đóm. - Dạ. - Vợ chồng thì ừa chớ sao lợi dạ. Quỳnh thấy ba có dạ với má bao giờ đâu? Đêm ấy chúng tôi bắt được nhiều đom đóm bỏ vô trong chiếc bóng đèn. Con chó đi trước, hai đứa đi sau. Cô bảo tôi: - Tui lấy cái bóng đèn nầy soi đường nghen? Ủa, mà phải đóng nút nó lợi chứ! Cô trao cho tôi một miếng vải mùng để làm nút. - Quỳnh mệt lắm hả? Tôi khẽ gật đầu không trả lời. Cô đặt tay lên trán tôi: - Nóng quá chừng! Tội nghiệp... Thôi, đi về. Cả cửa chính lẫn cửa sổ đều khép hờ, chứng tỏ bà bác sĩ đã biết chúng tôi đi bắt đom đóm. Cô rón rén bước, thì thầm: - Tui đi lối nầy, Quỳnh leo qua cửa sổ. Khốn khổ, tại sao cô cứ bắt tôi leo qua cửa sổ? Người tôi rời rã, nóng hừng hực. Tôi trèo vào được bên trong, cài cánh cửa lại rồi cởi chiếc áo “blouson”, nằm vật ra giường. Khoảng năm giờ sáng, khi tiếng chuông nhà thờ Thánh Giu-se đổ, mọi người đã dậy, tôi nghe có tiếng bà rầy: - Đó, thấy chưa? Nó bịnh nặng hết dậy được rồi đó! Đã biểu đừng rủ nó đi bắt đom đóm mà hổng nghe lời. Vô coi nó ra làm

sao? Lát kêu chị Hai cạo gió cho nó... Có tiếng cô khẽ dạ và giọng bà bác sĩ nói tiếp: - Biểu anh bếp nấu giùm nó tô cháo, bỏ nhiều hành vô đặng ra mồ hôi. Có tiếng chân rồi một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên trán tôi. Tôi nằm im, nhắm mắt giả bộ ngủ. Cô ghé ngồi bên cạnh giường, khe khẽ thở dài: - Nóng quá chừng, rên la sáng đêm, tội nghiệp! Cô giở mền, cẩn thận đắp cho tôi rồi đi ra... Tôi có cảm tưởng cô là một người mẹ. - Sao, nó ra sao? - Dạ, ngủ rồi má à - Đó! Kêu nó đi bắt đom đóm nữa đi, nó chết cho bây coi. Lát nói chị Hai cạo gió giùm rồi lấy thuốc cho uống. Chị Hai có lối đánh cảm là đâm gừng ra, đổ rượu vô rồi nấu sôi trên bếp. Sau khi cạo gió chị dùng miếng vải mùng tẩm nước rượu nóng đó thoa khắp mặt, khắp lưng và ngực cả bàn tay, bàn chân người bịnh rồi bắt trùm mền cho ra mồ hôi sẽ đỡ lắm! Chị vừa cạo gió trên lưng tôi vừa chỉ cho cô coi: - Nè, cô thấy chưa, bầm hai bên lưng hết trơn, vậy là cảm nặng lắm. Cạo trên lưng xong, chị bắt đầu bắt gió trên trán và hai thái dương tôi. Cô kêu: - Ý, chị đừng có bắt gió ở trán, nó bầm lợi coi kỳ cục lắm - Em biết mà cô! Em bắt khéo hổng có bầm đâu. Chị Hai tuy lớn nhưng vẫn xưng em với cô Út. Xong xuôi, chị trùm chiếc áo lên mình tôi, đắp mền cho tôi rồi đi ra. Cô Út đem thuốc vô: - Nè, dậy uống thuốc đi Quỳnh.

Cô đem sẵn nửa ly nước lọc, giục tôi ngồi dậy uống. Tôi thấy hơi ngại, mình là thứ tôi tớ, sống nhờ trong nhà người ta mà bắt vị tiểu thư cành vàng lá ngọc phải hầu hạ! Hơn nữa, nếu ngồi dậy, tôi... đang ở trần - Dạ, cô làm ơn để đấy, lát tôi sẽ uống. - Không, uống ngay đi, má mới rầy tui Có lẽ cô nhớ những chuyện ở trong vườn hồi đêm, má hơi ửng hồng: - Tui nói điều gì thì hổng bao giờ quên đâu. Sau nầy… Nói xong hai tiếng “sau nầy…”, cô thấy trống trải nên tìm cách nói lảng - Lỗi tại tui rủ đi bắt đom đóm nên Quỳnh mới bịnh. Quỳnh có giận tui không? - Dạ không! Không bao giờ tôi dám giận cô đâu - Nếu không giận thì dậy uống thuốc đi kẻo bà rầy tui Bắt buộc tôi phải ngồi dậy. Uống thuốc xong tôi lại nằm xuống. Cô kéo mền đắp cho tôi rồi đi ra. Lát sau, đến lượt chi Hai đem cháo lên bắt tôi ngồi dậy ăn. Cháo nóng, bỏ hành và gừng, ăn vào muốn toát mồ hôi. Ăn xong, tôi uống miếng nước do chị Hai đưa rồi nằm xuống, nhắm mắt ngủ. Tôi mơ thấy tôi nằm trên lò lửa, nước sông dâng cao, cô Ma-ri biến thành pho tượng. - Cô.. cô... Tôi vừa khóc vừa gọi. - Tội nghiệp, ban ngày mà cũng nằm mớ kêu cô Hình như cô đứng bên cạnh giường, bàn tay con gái đặt lên trán tôi và cô khe khẽ thở dài. Tôi nằm quay mặt vào trong. Trời hầm muốn chết. Mồ hôi tôi nhễ nhại. Tôi nóng tới độ hất chiếc áo ướt đẫm mồ hôi từ ĐSNT 2014 – Page 63


trong tiềm thức, đạp tung cả chiếc mền xuống chân cho mát. Cả một biển ruộng ngô rì rào, lúc lắc, "ông già" giống như cậu Rọt giương cung bắn hai đứa chúng tôi, trúng mạng mỡ cô, cô lăn ra chết. Tôi khóc và gọi: - Cô ơi Cô lại thở dài nhè nhẹ: - Tội nghiệp, cứ mê sảng tối ngày thế này thì chịu sao nổi Hình như cô quỳ xuống bên giường và cô cũng khóc. Đã chết sao còn khóc được? - Thôi, cái nầy làm tội Quỳnh, tui trả lợi cho Quỳnh. Cô trả tôi pho tượng, cô trả tôi cái bóng đèn điện. Hình như cô kéo mền cho tôi rồi cô đi ra. Pho tượng quỳ hai đầu gối trên bờ sông, ngửa mặt ra đằng sau đón những giọt nước mưa và đưa hai tay vuốt tóc, miệng cắn chiếc kẹp: "Sau nầy lớn lên Quỳnh học giỏi rồi cưới tui nha…". Đám cưới rất lớn, giết ba con chó Nhật, hàng chục con chó bẹc-giê. Không biết tôi ngủ thiếp đi bao lâu. Lúc tôi trằn mình vật vã bỗng nghe cái "rốp", những tiếng rào rạo đau xé dưới lưng. Tôi nằm xích ra. Ôi chao, hình như có hàng trăm hàng ngàn mảnh thủy tinh vỡ đâm vào lưng tôi. Tự nhiên tôi sực tỉnh, ngồi dậy, quàng tay ra đằng sau sờ lưng. Đầu các ngón tay của tôi cũng đau nhói, chính chúng cũng bị các mảnh thủy tinh đâm chảy máu. Tôi ngạc nhiên không hiểu chuyện gì. Sau, nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm những mảnh thủy tinh vỡ lẫn với những con đom đóm dính máu đã chết, tôi bổng lạnh mình, chợt hiểu.Thì ra cô Út ân hận về việc rủ tôi đi bắt đom đóm nên đem cái bóng đèn ấy vô đặt dưới lưng tôi, "đền bù"

cho tôi! Toàn thân tôi nổi gai ốc, toát mồ hôi lạnh. Máu chảy ướt đẫm thấm xuống chiếc quần pyjama và chảy dòng dòng xuống mạng mỡ khiến tôi chết điếng. Biết làm thế nào bây giờ? Có những mảnh lớn đâm ngập trong da thịt ở giữa lưng, tôi không nhìn thấy thì làm sao mà rút ra được? Lại còn những mảnh nhỏ li ti, bén nhọn... Mà chính các đầu ngón tay tôi cũng bị đứt nữa, máu chảy xuống chiếu. Tôi không sợ đau nhưng sợ bà chủ biết. Tôi ứa nước mắt, không biết phải làm thế nào? Giữa lúc đó thì cô Út vô. Trông thấy cái lưng tôi, cô trợn tròn mắt, bưng miệng kêu rú lên nho nhỏ: - Trời đất ơi, làm sao thế nầy? Tôi im lặng. Lòng tôi xót xa, đau đớn. Cô bước tới! Nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm và những con đom đóm bê bết máu, tự nhiên cô chợt hiểu... Cô run rẩy, quỳ phục xuống bên cạnh giường: - Trời đất ơi, Quỳnh ơi, tui giết Quỳnh rồi! Làm thế nào bây giờ? - Không sao đâu cô! Cô đừng la lớn bà biết bà rầy. - Tôi rút miểng ra cho Quỳnh được không? - Không được đâu! Cô xuống nói nhỏ với chị Hai nhờ chị lấy ra mới được. - Nhưng chị Hai mắc đi chợ. - Bác Ba cũng được nhưng cô bảo bác phải giữ kín kẻo bà biết. Cô đi ra,.khép cửa. Lát sau, người vô lại là chị Hai, chị đã đi chợ về! Trông thấy cái lưng tôi chị cũng hết hồn: - Trời đất ơi, làm sao thế nầy? - Không sao đâu chị, tại em nằm đè lên cái bóng điện. Chị lấy miểng ra giùm em.

Máu tôi rất lành, hàng ngày cứ thế chị rửa bằng teinture d’iode, lau phiso-hex, rắc poudre de sulfa, quấn băng cho tôi, dần dần tôi khỏi, bà bác sĩ không biết gì hết! Chỉ những đêm đầu tiên tôi không ngủ được, hễ đặt mình xuống giường là các lớp băng quấn chung quanh người bị đụng chạm, đau điếng, phải nằm nghiêng qua một bên, cứ lúc nào quên, nằm ngửa thì lại đau nhói, thức giấc. Cô Út có vẻ buồn, thường im lặng, ít ra vô trong phòng tôi. Tôi khỏi, cô mừng lắm, dần dần lại vui vẻ như cũ: - Mau há! Quay tới quay lui sắp hết hè rồi. Hết hè là tui phải về trển ở trong nội trú Một hôm, ông bà bác sĩ mắc đi thăm các bệnh viện, ủy lạo các bệnh nhân gì đó rồi dự tiệc tùng nên trưa không về. Cô Út xuống bếp ăn cơm với tôi. Tôi đứng, cô cũng đứng... Cô ăn có lưng chén trong khi tôi ăn hai, ba chén. - Vui há? Ăn cơm dưới bếp coi bộ vui hơn ở trển. Sau nầy... Nói xong hai tiếng "sau nầy…" tự nhiên cô đỏ mặt, bỏ lửng không nói thêm nữa. Chừng hai giờ chiều, cô đưa mắt nhìn đồng hồ: - Bữa nay ba má mắc công chuyện đi vắng, phải chi tụi mình đi tắm như bữa hổm thì thích há Quỳnh? - Không dám đâu! Cô không xin phép trước, sợ về bà rầy - Má nói cỡ năm giờ chiều mới về vì ba má tiện đường còn xuống thăm dì dượng ở dưới Bến Cát. Tôi im lặng... Cứ nghĩ tới tắm sông tôi lại nhớ tới hình ảnh hôm trời mưa, cô ngồi quỳ chân trên tảng đá, ngửa mặt lên trời đón những giọt nước mưa, đưa ĐSNT 2014 – Page 64


hai tay ra phía sau vuốt mái tóc ướt... - Tui có lỗi với Quỳnh vì làm Quỳnh đau đớn dễ sợ để bây giờ vẫn còn thẹo trên lưng. Tui ân hận lắm! Nếu Quỳnh thích điều chi cứ cho tui biết, tui sẽ làm theo. Tôi cười: - Có gì đâu cô, con trai đau một chút thì ăn nhằm gì! Tôi chẳng thích một cái gì cả. - Chỉ thích học? - Cũng không nữa. Tại tôi quen với việc học từ nhỏ do anh và cha tôi dạy, vậy thôi chứ không phải tại tôi thích học. - Vậy là cái lỗi của tui hổng trả được? Quỳnh thích cái gì thì cho tui biết đi đặng tui yên tâm… Cô lục vấn mãi, cuối cùng tôi phải nói thật rằng tôi... tôi thích cái hình ảnh cô ngồi quỳ hai đầu gối bữa hôm tắm sông trời mưa và lúc ở ngoài vườn, cô ngồi xích lại gần tôi, coi tôi cột sợi dây đồng... Cô đỏ mặt vì mắc cỡ. - Trời đất, bị như vậy mà chưa ớn sao? Tui tưởng Quỳnh ghét tui? - Không, tui không bao giờ ghét cô Tôi bắt chước xưng "tui" theo lối nói của cô. Cô bật cười: - Cám ơn. Tui chiều ý Quỳnh hổng có gì khó! Cô đứng dậy đi vô bên trong, lát sau đem ra một bộ đồ tắm: chiếc áo lập thể nửa đen nửa đỏ bắt chéo trên ngực hôm nào. - Hổng có mưa tui mần ra mưa. Lát tui thay đồ xong, để hờ cửa, Quỳnh vô coi, thấy mưa giống y hệt bữa hổm. Cô cởi kẹp tóc, ngồi quỳ hai chân dưới vòi hoa sen, ngửa mặt lên đón những tia nước tóe ra như trời mưa và đưa hai tay

ra đằng sau, vuốt tóc, vuốt mặt... Rồi cô từ từ tháo hai hàng nút trên vai, kéo xuống. Ngực cô nhu nhú, trắng mịn, thân hình cô giống như pho tượng… oOo - Thưa bà, câu chuyện của tôi chỉ có thế! Nó không phải là một mối tình lớn như lời bà nói nhưng tôi nhớ nàng suốt đời, không thể nào quên. Người nữ họa sĩ ngồi im bất động, cắn môi cố nén tiếng thở dài: - Rồi sau sao ông trở thành kỹ sư? - Anh tôi làm thư ký trong quận Bến Cát, cho tôi biết anh sẽ xin chuyển về Sài Gòn. Anh sẽ đón mẹ và em gái tôi lên Sài Gòn, còn tôi thì gửi ở nhà người bác ăn học như cũ. Một điều may mắn lạ lùng là ở nhà bác, sau khi thi xong Tú tài tôi đậu hạng nhất vào trường Kỹ sư Phú Thọ. Tây Đức cho ba học bổng với điều kiện là phải biết tiếng Đức và một trong hai ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tôi biết tiếng Đức, vậy là tôi được ưu tiên. Trước khi du học, tôi có xuống tỉnh nhưng gia đình ông bà bác sĩ không còn ở đấy nữa và tôi nghe nói hình như cô Mari đã lấy chồng. - Sao ông không liên lạc từ trước? - Bà thử nghĩ xem, tôi là một học sinh nghèo, trong tay chưa có gì cả. Đồng lương của anh tôi đâu có bao nhiêu mà lại phải lo nuôi mẹ, nuôi em. Mẹ và em gái tôi buôn thúng bán mẹt ở chợ rất cực khổ, tôi nỡ lòng nào nghĩ tới chuyện khác? Mãi tới lúc được học bổng sắp đi Tây Đức tôi mới dám xuống Bình Dương mong được gặp cô, hẹn

ngày gặp lại nhưng người ta nói cô đã theo gia đình sang Pháp. - Rồi sau đó? - Mười năm sau tôi trở lại. Lúc ấy tôi đã đậu tiến sĩ khoa học...Còn cô thì vẫn biệt tăm, có lẽ đang sống bên Pháp. - Ông không sang Pháp? - Có, tôi có sang một đôi lần dự các hội nghị khoa học. Nước Pháp không phải là nhỏ mặc dầu tôi đã để tâm tìm kiếm. Tôi mong được gặp cô. - Gặp để làm gì? - Chính tôi cũng không hiểu nữa. Tôi chỉ mong được nhìn thấy cô một lần, được nói với cô một lời rằng tôi đã làm hết sức mình như cô đã ước hẹn trong vườn ngày nào! Tôi là đứa trẻ luôn luôn may mắn, không phụ công ơn của ông bà bác sĩ nhưng không biết làm cách nào hơn. - Rồi tình trạng gia đình ông bây giờ ra sao? - Tôi không nghĩ tới việc lập gia đình. Đầu óc tôi chỉ có sự làm việc và linh hồn tôi vẫn vất vưởng, nhớ tới hình ảnh của một người con gái! Tính tôi vẫn thế! Nửa nghệ sĩ, nửa thực tế... Tôi muốn tạc pho tượng nhưng tiếc một điều rằng tôi đã quên gương mặt của cô, không nhớ một chút nào cả. Tôi xin lỗi, hình như nàng... nàng hơi nhang nhác giống bà, đại khái như vậy. Hoạ sĩ bật cười: - Không dám, ông quá khen! Thôi được, tôi sẽ tìm cách vẽ cho ông một bức tượng thiệt vừa ý. Đêm nay tôi vẽ, ghi sẵn kích thước, ngày mai cũng bằng giờ nầy ông có thể tới lấy... Khách ngạc nhiên: - Chiều mai? Sớm vậy được sao? Thế còn dáng điệu, cử chỉ,

ĐSNT 2014 – Page 65


gương mặt? Xin bà nhớ giùm rằng nàng... nàng rất đẹp! Họa sĩ cười: - Tất nhiên, không đẹp thì làm sao một người như ông, bị những miểng thủy tinh đâm nát da thịt mà vẫn nhớ mãi, suốt đời không quên. Tôi đoán lúc ấy nàng vào khoảng mười lăm hay mười sáu tuổi? - Vâng vâng, bà cứ cho là mười sáu tuổi đi. Thân hình đầy đặn, ngực mới nhu nhú... - Trời đất, ông cứ nói tới bộ ngực nhu nhú đó hoài. Phải chi tôi vẽ được cả những cái hôn thơ dại, ngốc nghếch trong khu vườn nữa... - Tôi xin gửi tiền bà... - Không, tôi chưa lấy tiền. Bao giờ ông làm xong, đem đến đây cho tui coi, thiệt vừa ý tui mới lấy tiền. Lúc đó tui sẽ lấy thiệt mắc cho ông chết luôn Khách bật cười: - Không chết đâu bà! Tôi bôn ba nhiều rồi nên đủ năng lực đánh đổi tất cả cho những gì mà tôi mong muốn. Hôm sau, chàng trở lại coi bức tranh và cực kỳ ngạc nhiên: - Ôi chao, đẹp quá... - Sao, vừa ý ông không? - Kinh khủng thật, giống y hệt nàng! Sao bà tài giỏi đến thế, chỉ tưởng tượng ra mà vẽ được! Bà làm tôi nhớ lại gương mặt và thân hình nàng... - Tại ông nói giống tôi nên tôi vẽ giống tôi hồi còn con gái. Ông mang về đi, bao giờ xong đem đến đây cho tôi coi. Ba tháng sau, chàng trở lại, hãnh diện đặt pho tượng lên bàn. Đến lượt họa sĩ ngạc nhiên: - Mới có ba tháng mà ông đã tạc được như thế nầy ư? - Tôi không cần phải tạc bằng đất sét trước. Tôi nhớ rõ từng

đường nét của thân hình nàng như bà đã vẽ. - Nhưng ông làm cách nào tạo nên được các mặt phẳng. Việc đó rất khó và đòi hỏi một thời gian rất lâu trong nghề. - Tôi chế biến ra một chiếc máy giống như chiếc Dremel của Mỹ nhưng với tốc độ cao mạnh hơn. Sự thực, không phải tôi chế tạo mà biến đổi ra từ chiếc khoan điện, máy chạy băng băng không bị trục trặc như chiếc Dremel. Tại tôi bận rộn nhiều công việc, chỉ có thể làm trong lúc nghỉ ngơi chứ nếu không sẽ hoàn tất trong vòng một tháng. - Ông vẫn còn đầu óc để lo công việc? - Vâng, con người tôi là thế! Một nửa dành cho công việc, một nửa dành cho các kỷ niệm. - Mời ông dùng nước.... - Vâng, không dám, mời bà... Tôi nghĩ ra rồi. Đây là loại trà ngày trước bà bác sĩ vẫn thường dùng để mời khách. Bỏ tất cả các loại trà ngon vô, hương sen, hương sói, hương lài, đủ cả... rất kỳ lạ! Bà bác sĩ cũng hay mặc áo lụa màu nguyệt bạch như bà và cô Ma-ri. Vậy xin lỗi, bà là ai, có thể cho tôi biết được không? - Tôi là một họa sĩ bình thường như mọi họa sĩ khác. Ông rất minh mẫn nhưng có những điều ông không biết đâu. - Ví dụ? - Ví dụ Marie hay Maria là tên thánh cùng tên với Đức Mẹ, không phải quốc tịch Pháp. Cả các tên George, tên Paul, tên Henri cũng vậy, gọi theo thói quen của các gia đình giàu có miền Nam lúc bấy giờ. Cô Mari là một nữ sinh bình thường, không giỏi gì cả, riêng chỉ xuất sắc về môn hội hoạ.

- Tôi chưa thấy cô ấy vẽ bao giờ cả. - Cô không theo học các lớp hội họa nên không biết vẽ bằng giá. Hơn nữa hai đứa trẻ cứ quấn quýt với nhau trong ngôi biệt thự, làm gì có thì giờ để vẽ. Đậu xong Bac II, nàng lấy chồng rồi theo gia đình sang Pháp. Người chồng mắc tật ghiền rượu, họ không yêu nhau nhưng có với nhau một đứa con gái sau đó người chồng trong cơn say rượu bị đụng xe chết! Nay đứa con đã lớn, đã lập gia đình, ở lại bên Pháp với ông bà ngoại. Nàng theo học ngành hội họa tại Pháp lúc còn trẻ tuổi, tương đối được một số người biết tiếng, ít lâu sau trở về quê hương sống trong ngôi biệt thự cũ của cha mẹ hồi đó. Đó là ngôi nhà nầy… - Bà... - Tất cả các hình ảnh của nàng tôi cất trong cuốn album nầy, ông đem về đi. Ở trỏng có... có cả nhúm bông thấm máu nữa đã khô, ông đem về, pho tượng cứ để lại đây, tôi giữ, bao giờ tiện thì sẽ đến lấy! Ông về, tự động mở cổng, tôi không đưa tiễn. - Không, tôi không về. Chúng ta đã đi gần trọn đường trần mà không gặp nhau, lúc gặp thì gặp dễ thế. Tôi không về, đừng bỏ tôi lần nữa tội nghiệp. Họa sĩ cười : - Lại lì, y hệt hồi đó. Chẳng ai bỏ đâu, cứ yên tâm về đi, lúc nào rảnh trở lại. - Được, tôi về. Chàng đi, tay cầm theo tập album. Ra tới cổng, tự nhiên chàng quay nhìn lại. Hoạ sĩ đứng bên cạnh pho tượng, áp mặt vào mái tóc pho tượng, đưa mắt nhìn theo... Nàng với pho tượng là một mặc dầu thời gian đã phôi pha. Nàng vẫn mặc chiếc áo lụa màu nguyệt bạch như tự thuở nào.  ĐSNT 2014 – Page 66


Những Thú Vị Và Quyến Rũ Của Vũ Trụ. Nguyễn Văn Cấp NT68

NASA Johnson Space Center. Houston TX

Lời giới thiệu: Cấp & Nhung là đôi vợ chồng trẻ đẹp ở Houston, Texas. Cả hai đã phục vụ đắc lực cho Đại Hội Thế Giới lần thứ I. Chúng ta vẫn chưa ai quên khuôn mặt khả ái thân quen của chị Nhung trong phần trình diễn áo dài và văn nghệ. Đó là lý do tôi đề nghị và được anh gởi cho tấm hình dễ thương bên cạnh. Khi tôi hỏi anh về đời sống và việc làm thì thân mật anh cho biết (xin tạm để nguyên phần Anh ngữ): “More than 30 years active in Computer & Telecom as Research & Chief Engineer. Founder of VDV Media Corp from 1999-2008. In 2009, retired from the private industry, Cap follows his childhood dream working at NASA, JSC as AeroSpace Technologist (AST) to develop next generation Mission Control Center (MCC) for 21st century project. Holder of several US patents in area of computer, optics and telecommunication systems. Hobby: Photography, Mentoring elementary, high school & college students in area of Science, Technology, Engineering and Math (STEM)”. CĐVinh

Có bầu có bạn cần chi tủi, Cùng gió cùng mây thế mới vui! Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám... Tựa nhau trông xuống thế gian cười. ình như cuộc sống con người ta luôn luôn gắn liền với vũ trụ và không gian như bốn câu thơ trên của thi sĩ Tản Đà viết về nhân tình thế thái và trăng rằm tháng tám. Không biết từ bao giờ con người bắt đầu quan tâm đến trời đất nhưng chúng ta có thể xác định được ít nhất nhân loại đã bị quyến rũ và tìm hiểu về vũ trụ từ mấy ngàn năm trước. Hôm nay, hãy thử cùng nhau bay bổng lên cao để cảm nhận những sự kiện thú vị về vũ trụ mà chúng ta có thể tìm được nét tương đồng qua mối liên hệ đối với đời sống hàng ngày. Khi ta còn bé, câu truyện Hằng Nga được kể, có lẽ để thỏa mãn tính tò mò, mơ mộng của con

H

người về vẻ đẹp vũ trụ. Theo truyện cổ tích ấy, Hằng Nga và chồng Hậu Nghệ là những thiên thần… Một ngày kia, bỗng đâu có 10 mặt trời xuất hiện làm mặt đất trở nên nóng bỏng, khô cằn gây ra hạn hán, anh hùng Hậu Nghệ có tài bắn cung, tái thế giúp nhân loại bắn hạ 9 cái và cuối cùng chỉ còn lại 1 mặt trời! Không hiểu vì ngẫu nhiên hay từ ngàn xưa, văn minh con người đã hiểu biết cặn kẽ về thái dươ ng hệ mà qua viễn vọng kính ngày nay, chúng ta được biết thái dương hệ cũng có 9 hành tinh quay quanh mặt trời và đặc biệt, những hành tinh này lại

“chết” (?) không tỏa ánh sáng nóng bỏng giống như mặt trời! Quả thật câu truyện chị Hằng và sự kiện ấy mang theo

(Hình 1: “Sao đôi”) cả một sự trùng hợp hy hữu... Con người chúng ta ở tuổi trưởng thành có đôi, có cặp... kết nghĩa vợ chồng. Vũ trụ cũng có hằng hà cặp sao quấn quít bên nhau (binary star: sao đôi). ĐSNT 2014 – Page 67


Trong không gian, “sao đôi” gồm hai sao gần nhau có sức hút hỗ tương giữ chúng lại theo một quỹ đạo quay xung quanh. Sao lớn và sáng gọi là “sao chủ”, “sao phụ” là sao nhỏ; 2 sao sống quấn quýt tựa như đôi bạn chí thân hay một cặp vợ chồng. Những kết quả về khoa học không gian cho biết khi “sao đôi” có sự quân bình về khối lượng (mass) và tương đối ở gần nhau, chúng sẽ phối hợp sức mạnh để tạo ra một vùng có điều kiện sống thích hợp cho sinh vật rộng lớn, lẽ dĩ nhiên hơn vùng ảnh hưởng của một sao tương tự như cuộc đời của chúng ta... Khi đôi bạn sống chung mà sẵn có mối tương quan bình đẳng, cân xứng... không lấn lướt nhau thì sẽ thương yêu nhau hơn và hạnh phúc lứa đôi thường dễ tìm thấy. Lạ thay! “Sao đôi” ở giữa những điều kiện thích hợp cũng sẽ tạo ra môi trường sống lý tưởng cho những hành tinh (con) quây quanh nó. Nói thế chẳng phải muốn bảo là sao “độc”, sao “cô đơn” không có môi trường sống thích hợp cho sinh vật đâu! Tỷ dụ như mặt trời của chúng ta thuộc dạng cha “độc thân” (single dad) mà nuôi “đứa con” trái đất rất tốt đẹp chẳng khác gì một giấc mơ êm đềm phải không các bạn? Những hành tinh xoay quanh “sao đôi” cũng có lúc gặp khó khăn, điển hình là những lúc gặp sức kéo và đẩy của hai ngôi sao nhất là trường hợp “sao chủ” có khối lượng quá lớn so với “sao phụ” tương tự như con cái chúng ta đôi khi phân vân không biết theo lý của người cha độc tài hay lẽ của người mẹ độc đoán! Trong vũ trụ nầy,

chẳng phải bất cứ “sao đôi” nào cũng “đẹp đôi” bởi vì nếu khoảng cách giữa hai sao quá xa thì sức hút lên nhau sẽ giảm bớt và tạo ra hiện tượng quỹ đạo không được ổn định... Điều kiện bất định ấy sẽ tức thì ảnh hưởng lên những hành tinh xoay quanh đi đến sự thay đổi nhiệt độ và phóng xạ quá cao hoặc quá thấp làm cho môi trường sống không còn thích hợp nữa! Cũng tương tự khi đem sự kiện đó so sánh với đời sống tình cảm của chúng ta... Nếu đôi bạn vì lý do gì không còn “chung đụng”, gần gũi nhau nữa thì tình yêu sẽ phai nhạt và có thể dẫn đến mối bất hòa gây nên ảnh hưởng dây chuyền! Bạn biết không? Hai ngôi sao có khối lượng tương đồng mà ở gần nhau thường tạo ra “Sao đôi” cùng một thời gian giống như trường hợp con người. Khi chúng ta kết bạn cũng hay gặp gỡ và hòa đồng với đối tượng cùng lứa tuổi, cùng nhu cầu đam mê. Còn một điểm rất dễ thương nữa các bạn ạ! “Sao đôi” cũng tình tứ quá xá cỡ khi gần nhau dường như thỉnh thoảng chúng “nắm tay” hoặc “làm gì” nữa đấy! Khoảng cách gần gũi của chúng tạo ra hấp lực cho 2 ngôi sao đồng hành vì thế dễ dàng trao đổi “vật chất” từ sao nầy chạy qua sao kia... Thiên văn viễn vọng kính cũng đã chụp được hình những “Sao đôi” lén lút “hôn nhau” nồng thắm hoặc “nắm tay” nhau tình tứ rồi! Anh chàng mặt trời “độc thân” của chúng ta cũng rất tài hoa vì chàng đang có “nhân tình, các bạn biết không? Khoa học gia gần đây đã thấy dấu hiệu chàng mặt trời “đào hoa” có cô bạn gái đồng hành... Nàng nhỏ hơn, sức

kéo tuy không mạnh bằng “Sao đôi” để tạo ra những chu kỳ quay vần bên nhau nhưng vẫn có thể coi như những lần hẹn hò chốc lát có mùi “hoa nhài”... thoang thoảng mà lại thơm lâu! Cô “nhân tình” bé nhỏ xa xôi ấy tạm đặt tên cô là “Nemesis”, sơ sơ ước tính cô có khối lượng hơn 4 lần nàng Jupiter với khoảng cách bằng 1/3 năm ánh sáng!

(Hình 2: Mặt trời, Venus và trái đất) Nghiên cứu chiêm tinh học, ai cũng đều biết sao Venus tượng trưng cho cái đẹp của phụ nữ đi từ sức hấp dẫn quyến rũ đến nghệ thuật muôn sắc mầu. Trong thái dương hệ (solar system) nàng Venus là cô hàng xóm với chàng “Đất” của chúng ta. Chàng và nàng có nhiều điểm tương đồng: khối lượng, dung lượng và khoảng cách đến mặt trời cho nên những nhà thiên văn hay ví von Venus với Trái đất là cặp bài trùng lý tưởng! Theo truyền thuyết Hy Lạp, Venus là nữ thần tình yêu và biểu tượng cho sự hoàn mỹ trong vũ trụ. Hình ảnh của nàng được gắn liền với vườn địa đàng, luôn luôn mang đặc tính: khỏe, trẻ , đẹp và dễ thương, dễ mến... Mỹ nhân Venus khêu gợi, đa tình nên rất nóng bỏng! Nàng đã chinh phục nhiều “đấng mày râu” đếm không suể ĐSNT 2014 – Page 68


nhưng thực tế, Venus còn nồng nàn, khát tình hơn cả tiếng đồn nữa đấy các bạn ơi! Thử nghĩ xem, nhiệt độ trung bình ở thân Venus cao khoảng 860 độ F và với ngọn lửa tình nóng bỏng như rứa, nàng đủ sức đốt cháy tất cả con tim đa tình của đám đàn ông con trai, già trẻ lớn bé toàn trường trung học Nguyễn Trãi chúng ta. Tuy nhiên, Venus trong thời đại La mã ngoài hiện thân cố hữu cho tình yêu và sự trẻ đẹp, nàng còn mang hình ảnh chiến sỹ can trường song song với cảnh tàn phá khốc liệt của chiến tranh nữa... Không chút ngạc nhiên bởi vì Venus cũng là hành tinh duy nhất trong thái dương hệ một mình quay ngược chiều với những hành tinh khác thí dụ chàng “Đất” của chúng ta hoặc nàng Saturn to xác hơn.

(Hình3: Venus Goddess) Mỗi lần được xem hình Venus chụp từ phi thuyền hoặc viễn vọng kính gửi về, hình ảnh “Aphrodite” có những đường cong bốc lửa của người mẫu chân dài cùng với nụ cười đa tình quyến rũ tưởng như mãi mãi còn vương vấn đâu đây...

Nhưng khổ nỗi nàng đa đoan như đã nói ở trên nên Venus còn thể hiện bóng người chiến sĩ can trường ngẫu nhiên lạc bước vào vườn địa đàng có trái cấm đam mê quyến rũ. Giật mình... Bạn ơi coi chừng đấy! Chúng ta luôn luôn cần phải cảnh giác đối với mỹ nhân có vẻ ngoài rất dễ thương này! Anh “Đất” ơi! Anh có biết anh thật là to... trọng lượng sấp sỉ bằng với em nhưng xin anh đừng vội tự hào nhé bởi vì so với “ông” Vũ trụ, anh lại quá bé nhỏ đến nỗi vóc dáng “tròn trịa” của anh chỉ sánh như hạt cát nhỏ vật vờ ở biển Đông! Với những khám phá gần đây, chúng ta chưa thể quả quyết có nhiều vũ trụ mà chỉ thấy vài dấu hiệu khả quan để nói là “may be” mà thôi! Ngày nay vũ trụ có thể nhìn thấy được qua viễn vọng kính và những dụng cụ khảo sát thiên văn khác. Nó có dạng hình cầu với bán kính khoảng 46 tỉ năm ánh sáng... Quả thật quá xá vĩ đại! Để so sánh sự vô biên ấy, các bạn thử tính toán khoảng cách ấy bằng đơn vị thời gian... Thí dụ như ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất chỉ mất khoảng 8 phút thế mà theo ước tính, vũ trụ có khoảng vài trăm tỷ dải thiên hà (galaxies). Trái đất của chúng ta đang nằm trong dải ngân hà “milky way”. Nếu nhìn từ xa, dải ngân hà có hình tựa như một đám bão mây cuộn tròn với ước tính vài trăm tỷ ngôi sao. Mặt trời của chúng ta to lớn “trượng phu” như thế nhưng xem ra vỏn vẹn chỉ là một ngôi sao nhỏ bé bên trong giải ngân hà. Trái đất thân yêu chính là 1 trong 9 hành tinh của

thái dương hệ xoay quanh mặt trời và là hành tinh độc nhất hiện nay được xác định có môi trường sống cho sinh vật hiện hữu trong vũ trụ. Ở đó có tôi và các bạn... Nhân loại sẽ còn tiếp tục nghiên cứu và thám hiểm thêm nữa về hiện tượng không gian nhưng càng tìm hiểu, chúng ta càng khám phá nhiều bí mật ngoạn mục đi từ ngạc nhiên này đến những điều mới lạ thú vị khác... Đó chính là thế giới vô cùng tận! Để tiếp tục công việc tìm hiểu, cảm nhận được mối tương quan giữa vũ trụ và đời sống con người, chúng ta đã và đang mãi mãi ước mong giữ vai trò chú Cuội ngồi gốc cây đa bay vút lên cung Hằng rồi xa hơn nữa... nối tiếp cuộc hành trình vào không gian vô tận đầy quyến rũ pha lẫn cả thi vị lẫn thú vị.

Quê Hương Tôi

Thơ Nguyễn Nguyễn Quân Thơ Quân (N V Thanh NT59) NT59) (N V Thanh

Trăng, Rượu

Nam quốc sơn hà” ôi mến yêu. Bao năm còn tưởng khói lam chiều. Thương con sông rộng, tình lai láng, Nhớ lũy tre già, bóng tịch liêu.

Quê ngoại, hương cau còn phảng phất? Trưa hè, tiếng sáo vẫn tiêu điều? Tha hương biền biệt đời phiêu lãng. Xa cách bao thu, sầu bấy nhiêu.

ĐSNT 2014 – Page 69


Chị Bích Cô Nguyễn Ngọc Hạnh

Virginia, ngày 8 tháng 3 năm 2014 Bạn thân mến, Nay đã cuối mùa Đông, trời sắp sang Xuân nhưng vùng Hoa Thịnh đốn vẫn còn có tuyết. Đâu phải ít, tuyết dày có lẽ đến 2 tấc, nơi nào gió thổi dồn lại có thể hơn nữa. Trẻ con nghỉ học hôm đầu, hôm sau phải học muộn 2 tiếng. Các con đường chính xe cào tuyết đã ủi bớt tuy nhiên trong hẻm nhỏ thì tuyết trắng tinh còn y nguyên; họ làm việc cả ngày lẫn đêm mà vẫn không xuể. Các con mình đến sở, gọi về nhà căn dặn: “Má đừng lái xe đi đâu nha, nếu cần đi làm về con đưa má đi”. Các cháu lo xa vì tháng vừa qua, đi làm về thấy xe đậu trước nhà bỗng nhiên bị móp bên hông. Một mảnh giấy của ai kẹp ở cây quạt nước cho biết tên, số điện thoại và mấy lời xin lỗi vì tuyết trơn nên bị lạc tay lái! Bảo hiểm sửa hết 2400$, trông lành lặn trơn tru nhưng xe chạy không êm như trước nữa. Mình mà lái xe trời tuyết dù đã cào bớt rồi, vẫn nhiều hy vọng xe leo lề đường, các cháu lo lắng cũng phải thôi. Không đi đâu được nên ngồi nhà mở máy vi tính, thấy điện thư các em học sinh cũ hỏi thăm và mời mình đi dự Đại Hội trường Trung học ngày xưa. Các vị tổ chức Đại Hội là cựu

học sinh. Nhiều em nay đã có cháu nội, ngoại và nên danh phận; có người đã nghỉ hưu mà vẫn tha thiết về ngày Đại Hội để hàn huyên, chuyện trò với đồng môn, thầy cũ sau những năm dài xa cách. Các em ở hải ngoại hay trong nước cũng ghi danh đến dự Đại Hội. Sự nhộn nhịp, điện thư qua lại trên diễn đàn làm mình nghĩ đến... cảnh trí nhà trường, các sinh hoạt học đường, nhân viên, giáo chức như hiện lên trước mắt dù thực tế, mình rời xa trường lớp đã gần 40 năm rồi. Mình lan man nhớ chuyện xưa, nhớ các trưởng lớp có tinh thần trách nhiệm, các học sinh giỏi và các em hay quậy ít khi nộp bài đúng hẹn. Nhớ các em lớp 11 đến từ giã để lên đường nhập ngũ đánh giặc Campuchia, có em sống sót trở về nhưng tay yếu đi vì bị thương tật. Thời gian qua đã lâu nhưng khi có dịp, các em vẫn còn nhớ cô giáo cũ nên đưa vợ con đến chào… Hình ảnh các nhân viên văn phòng tươi cười, bác lao công chăm việc, người đánh trống đổi giờ và các giáo chức mình thường trò chuyện như còn ở quanh đây. Trong bao nhiêu vị ấy mình nhớ nhất một người dù bao nhiêu năm chẳng gặp nhưng mỗi khi

nghĩ đến, mình vẫn thấy ấm áp như lúc cùng làm việc chung dưới một mái trường. Mình muốn nói đến vị giáo sư Pháp văn. Vị này được thuyên chuyển về Saigon từ trường Trung học lớn tỉnh Mỹ Tho. Người thanh tú, dáng nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, tươi cười, cởi mở, giáo sư dễ gây cảm tình với mọi người. Có lẽ mình là người đã bị chinh phục trước tiên. Giáo sư ấy tốt nghiệp ở Huế, nói tiếng Bắc vì thân phụ là người Bắc. Mình thích nghe tiếng Bắc, êm ái như chim hót của vị giáo sư này. Bạn ạ, mình đã tiếp xúc, chuyện trò với nhiều người nhất là sau 1975, thời kỳ khó khăn của toàn dân nhưng đây hẳn là trường hợp đặc biệt. Mình xin gọi vị ấy là chị “Bích”. Chị vui vẻ, có phản ứng bén nhạy, tư tưởng vững vàng, tự tin. Chuyện trò với chị là thấy an tâm, lạc quan hơn. Đó là chuyện ngày xưa khi sống ở quê nhà, đến xứ tự do không còn đứng trên bục giảng nữa, chị trở thành “chuyên viên gỡ rối tơ lòng” cho thính giả đài phát thanh và độc giả những tờ báo lớn. Phần mình trước năm 1975, khi đi dạy thì ông xã hay vị đồng nghiệp gần nhà đưa đón. Khi vị đồng nghiệp chuyển qua trường ĐSNT 2014 – Page 70


khác, ông xã bị tù thì chị Bích là “nạn nhân” của mình vì bản thân không biết đi xe đạp, xe công cộng lại hiếm, họa hoằn

có chiếc xe lam chạy ngang trường thì đã đầy khách. Chị Bích tình nguyện làm tài xế không công, đưa đón cả năm cho đến khi mình được chuyển về nhiệm sở gần nhà. Đường xa, Bích có con mọn nhưng nàng vẫn thường an ủi: “Ở nhà có mẹ mình và u già, các con của bạn mới không ai lo…”. Nghe Bich nói mà thương và muốn… khóc vì thương bạn, thương mình. Mẹ Bích cũng già, tóc bạc phơ trắng xóa. Cụ là người đẹp lão. Còn nữa, khi mình đi thăm ông xã bị tù ở trại “cải tạo” xa xôi hay miền quê vắng vẻ, chị luôn luôn là người đứng lớp thay mình. Đồng nghiệp nhiều nhưng ai cũng mong hết giờ để về nhà với gia đình. Vả lại, không phải ngành chuyên môn và học trò mình thì khó giữ lớp được nghiêm trang, không ồn ào làm phiền lớp bên cạnh nhưng Bích có biệt tài, là giáo sư Pháp văn thế mà chị dạy Việt văn tỉnh bơ, học trò ngoan ngoãn, lớp êm ru.

Khi đến Hoa kỳ, mới vỡ lẽ vì chị là nhà văn, nhà báo... thảo nào khi xưa học trò im lặng, say mê nghe chị giảng. Theo mình, chị Bích là người có tài và có tình, hay thích giúp đỡ người khác, chẳng phải riêng mình thôi mà nếu các vị trong trường cần chị trong khả năng là Bích giúp ngay chẳng hạn như đi thăm gia đình đồng nghiệp ốm đau… Lúc nào Bích cũng tươi cười, chẳng bao giờ thấy than khổ. Phu quân Bích tìm đường vượt biên hay đi đâu không thấy về nhà mà dạo ấy, lương giáo chức lại rất ít so với ngày trước mà chị cũng cáng đáng được một mình. Ngoài việc dạy học, tối còn phải đi họp tổ dân phố… Ở nhà thì có mẹ già, u già và con mọn, toàn phụ nữ và trẻ con, tình cảnh ấy mấy ai vui cho nổi nhưng chị vẫn tỉnh bơ như chẳng có gì lạ cả. Chị còn an ủi và động viên khi thấy mình phiền muộn, xuống tinh thần nữa là khác. Có thể bạn sẽ lấy làm lạ tự hỏi sao mình không xin đổi về trường gần nhà để khỏi phiền Bích? “Thưa có xin chứ ạ nhưng lần nào vị hiệu trưởng tiếp thu cũng phê thõng câu: “Đồng ý nếu có người thay thế!”. Xăng dầu hiếm, mua vỏ xe đạp còn khó, ai muốn đi xa làm gì? Nhớ lại thời kỳ đó mà mình vẫn còn thấy hãi hùng! Mình còn học được cách cư xử cho gia đình êm đẹp của Bích; không chén, dĩa bay khi có chuyện bất hòa. Phu quân chị là vị luật sư đào hoa bay bướm, có bạn gái và cô ấy gọi cả về nhà. Thay vì gỡ dây điện thoại, la hét ồn ào, chị chỉ nhẹ nhàng bảo phu quân: “Anh bảo cô ấy gọi anh ở nơi khác, em không muốn anh chuyện trò với cô ấy trước

mặt các con!’’, đại khái là như thế! Không to tiếng, làm ầm ĩ dù Bích rất buồn lòng. Khi chia tay, chị vẫn gọi anh, xưng em ngọt ngào với phu quân như xưa nên có lần mình hỏi: “Bạn chia tay thật hay giả đấy!”. U già là người giúp việc cho phu quân chị từ lúc anh còn độc thân nhưng u thương mến chị còn hơn ông chủ, trông nom việc nhà, săn sóc các cháu bé. Chị cũng thương u già, lo thuốc thang cho u lúc ốm đau và chôn cất khi u qua đời. Qua chị, mình mới biết phong tục thú vị của miền Trung. Như gia đình Bích chẳng hạn, cha chị là một thương gia thành công, cưới 3 người vợ. Mẹ chị là vợ thứ 3, bà cả không có con, bà thứ 2 sinh con gái (?) không nhớ rõ, mẹ Bích sinh con trai bụ bẫm đầu lòng nên được cha mẹ rất yêu thương. Mẹ đây là bà Cả và mẹ ruột là Vú. Bà Vú là người yêu thương, chăm nom anh em chị cẩn thận với tấm lòng người Mẹ. Chị sợ Mẹ và thương Vú lắm dù lúc nhỏ không biết đó là mẹ mình cho đến khi khôn lớn. Bà Cả rất yêu quý người anh của chị nên anh ấy cũng tưởng bà là mẹ ruột. Đó là nề nếp gia đình giầu có đất Thần kinh, cưới vợ lẽ cho chồng nếu vợ cả không sinh con trai, 3 vợ sống chung hòa bình. Hôm nay mùa đông trời lạnh, mình nhớ Bích vô cùng... Khi mình được đổi về trường khác gần nhà, tuy Bích không phải đèo mình đi về mỗi ngày nhưng thỉnh thoảng Bích vẫn tạt ngang, hỏi vài câu chuyện xem mình có bình an không? Bích bảo mình cả tin, khó sống trong xã hội đầy cạnh tranh, ít người

ĐSNT 2014 – Page 71


thật thà này… Đến xứ tự do, Bích và mình mỗi người lại ở một tiểu bang xa tít mù tắp, người nào cũng bận việc mưu sinh nên chẳng mấy khi liên lạc với nhau nhưng mình vẫn nhớ lòng tốt và yêu mến Bích như ngày nào. Nếu bạn đọc đến dòng chữ này mà nghĩ mình “cải lương” hay chỉ vì thương nhớ mà viết ra thì cũng chẳng sao. Mình mến chúc Bích, người đàn bà vui tính, đa tài và tất cả phụ nữ nước Việt được nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc và cuộc sống sung túc… Bên ngoài nắng vàng rực rỡ, tuyết tan chút ít vì trời còn lạnh 36 độ. Bạn thấy không? Dẫu sao chúng mình vẫn còn may mắn bởi vì mùa Đông Hoa Thịnh Đốn đẹp hơn Luân Đôn... Có nắng hồng, có mây trắng, mây xanh trong lúc xứ sương mù kia vào mùa Đông bầu trời xám xịt! Mình cũng không quên chúc Đại hội Thế giới lần thứ 2 năm nay 2014 của trường Nguyễn Trãi cũ mà hai đứa đã phục vụ sẽ đạt được thành công tốt đẹp...

Xin Cảm Ơn

Ngô Văn Diệm NT61-68 Mấy chục năm trời lưu vong biệt xứ Tâm hồn cô đơn thân xác chán chường Quê hương thân yêu một ngày bức tử Gia đình khổ nhục tan tác đau thương Như những cánh chim tìm về tổ ấm Thế giới năm châu hội ngộ Houston Như những nhánh sông chảy vào biển lớn Nguyễn Trãi anh em nối lại tình thân Công ơn Thầy Cô một đời khó nhọc Dạy dỗ học sinh cho được nên người Tuổi hạc dầu cao lo toan chăm sóc Họp mặt lần đầu trọn vẹn niềm vui Gặp bạn hôm nay mừng vui hoan lạc Bảy năm học tập chung một mái trường Ngày xưa tóc xanh bây giờ đầu bạc Bao nhiêu kỷ niệm nhớ lại mà thương Cảm ơn Thầy Cô bảo ban khuyến khích Ba ngày Đại Hội rực rỡ thành công Cảm ơn bạn bè nhiệt thành tâm huyết Hai năm một lần hẹn nhé chờ mong.

Ngọc Hạnh

Thơ TẠ Quang Khôi ƯỚc Mong

Người Xứ Thái Buổi tối vào giường chỉ ước mong (Nguyễn Văn Thanh NTB1-59) Sáng mai không dậy nữa là xong. Cuộc đời lắm nỗi buồn tê tái Tha thiết chi cho nát cõi lòng.

Bao giờ tôi chết xin đừng khóc Ðể níu chân tôi vướng cõi trần. Xin hãy cười vui giờ vĩnh biệt, Mừng tôi đã thoát nợ gian truân.

ĐSNT 2014 – Page 72


Nguyễn Đình Khanh & Kỷ Niệm (NT60-67) Võ Thị Phương Loan (NT75-78) Viết ngày 15/6/2013 Houston TX

gày hè nóng bức ở Houston đến sớm hơn lệ thường, thế là nhanh chóng một năm đã trôi qua trong lặng lẽ và tất cả dường như lắng đọng kể từ ngày gia đình Nguyễn Trãi tiễn biệt anh... về cõi hư vô: Anh Nguyễn Đình Khanh, học sinh niên khóa NT 60-67. Tâm trí tôi vẫn ghi nhớ bầu không khí nao nức, mong chờ, tràn đầy nhiệt huyết của các thành viên Houston trong ban tổ chức Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ 1 nơi đây... Mọi người đã cố gắng suốt 2 năm trời để Đại Hội gặt hái được những thành quả tốt đẹp giữa 2 ngày xuân tươi mát: 7 & 8/4/2012. Chúng tôi không sao quên được anh Nguyễn Đình Khanh... Năm ấy, anh là trưởng ban văn nghệ của Đại Hội. Tình nguyện giữ nhiệm vụ quan trọng này, anh đã phải dồn hết tâm sức vào việc chuẩn bị chương trình đồng thời vẫn cô đơn một mình chống chọi với căn bệnh viêm gan ở giai đoạn cuối đang suốt ngày đêm hành hạ cơ thể... Theo sau là những ngày bận rộn chuẩn bị phát hành DVD Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần 1

N

và mặc dù đã nhuốm bệnh nặng, anh Khanh vẫn mang những ly chè thơm đến đãi các cô em gái tại nơi làm DVD. Tôi nhớ... trên khuôn mặt ấy hiện lên nét xanh xao, tiều tụy... vì mất ngủ? Anh ho nhiều nên thường từ giã chúng tôi vội vã ra về sớm, có lẽ căn bệnh đang biến chứng trở nặng nên buộc anh phải nhập viện sau đó không lâu! Tuy được chăm sóc tận tình nhưng số phận anh đã không thể qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Những ngày cuối đời nằm ở bệnh viện, nụ cười thật tươi vẫn nở trên môi mỗi lần anh thấy chúng tôi vào thăm. Đáp lại nét nhân từ ấy, tôi phải cố gắng nói chuyện khôi hài và cười đùa với anh tuy biết rằng chẳng bao lâu nữa sẽ không bao giờ còn gặp được anh! Đêm cuối cùng trên giường bệnh, anh vẫn là vị nhạc trưởng thân thương, anh nhìn chúng tôi lặng lẽ như muốn ra hiệu bằng mắt... Chúng tôi thầm hiểu anh đang muốn nghe lại bài hát đượm tình đồng môn, anh khẽ giơ tay đánh nhịp, chúng tôi bắt đầu lên giọng hát bài “Nguyễn Trãi Mái Trường Thân Yêu” (thơ Tuệ Kiên & nhạc Võ Tá Hân). Tôi thấy đôi mắt anh khép lại nhưng tai thì vẫn lắng nghe, hai tay đánh nhịp lên xuống tựa như những lần anh giúp chúng tôi tập hát. Tuy nhiên, lần này khác hẳn, trên khuôn mặt anh hiện rõ nét hân hoan, mãn nguyện khi nghe chúng tôi hát đúng nhịp và thuộc lời, chứ không còn nhăn

nhó như trước bởi vì lúc còn tập cho Đại Hội, chúng tôi luôn sai nhịp và lười học thuộc bài hát... Anh đâu biết rằng đây là lần chúng tôi hát hay nhất trong niềm xúc động khôn tả, tất cả như đã nhập tâm từng câu ca, ý nhạc: “Đời như chiêm bao, năm tháng lạnh lùng qua mau. Tóc đã điểm sương, thương người mưa nắng dãi dầu. Kẻ mất người còn, bùi ngùi thao thức đêm thâu... Nguyễn Trãi một ngày mãi mãi ta là anh em” Chúng tôi đã không thể ngăn được dòng lệ tự nhiên chẩy ra trong giờ phút anh lâm chung. Từ nay vĩnh biệt anh Khanh! Ra về mà lòng mọi người nặng trĩu ưu phiền! Anh ra đi thanh thản trong giấc ngủ miên viễn rạng sáng ngày 15/6/2012 và đã để lại bao kỷ niệm với niềm thương tiếc cho gia đình, bạn bè thân hữu... Tôi viết lại đôi dòng cảm xúc về anh Nguyễn Đình Khanh tựa như thắp thêm một nén hương lòng trong ngày giỗ lần thứ nhất của anh và xin cùng với gia đình chị Hương, các cháu góp lời cầu nguyện cho hương linh anh Khanh được mãi yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

ĐSNT 2014 – Page 73


Truyện phiếm nhà văn Nguyên Nhung

1. Cái mẩu quảng cáo “Buy one get one free!” trên tờ nhật trình đập vào mắt bà Tham, dù lúc này đang buồn ngủ rũ người ra nhưng đọc tới đây như “buồn ngủ gặp chiếu manh”, bà tỉnh hẳn người. Bà tên Tham (ai có trùng tên với bà thì cũng chớ vội động lòng là vì cái tên đâu có ăn nhậu gì tới cái tính) nhưng biết làm sao được vì bà Tham có cái máu tính toán của những người chuyên làm “bi-di-nét” thành ra mẩu quảng cáo của cái nghĩa trang nơi đường Heaven-Wood lại khiến bà chú ý chỉ vì mấy chữ “buy one get one free!” hấp dẫn ấy! Chả phải mình bà Tham, xứ Mỹ này họ như vậy cả, hễ đọc tới mẩu quảng cáo nào có hàng chữ “mua một tặng một” là họ phấn khởi lắm nhưng món hàng đi theo mới là điều quan trọng. Cái gì mua ngay, bán ngay, đẻ lời ngay trước mắt ai chả thích nhưng đây lại là chuyện “Chết”, cái mà những người đang sống, yêu đời tha thiết không ai muốn nghĩ tới, lại mua một tặng một thì có khác nào trù ẻo... cả nhà người ta. Đã bảo bà tên Tham thì cái gì cũng cứ tính trước cho tiện việc sổ sách. Tuy dạo này bà với ông như “chó với mèo” nhưng nếu tìm được một chỗ nằm cho mai sau, tiết kiệm được bạc ngàn cho lũ nhỏ thì tội gì không tính! Lúc sau này tự nhiên ông đổi tính hay gắt như mắm tôm, bà

nghĩ dại, không biết có phải sắp tới “Cõi” hay không mà tự nhiên lại sinh tật. Cái gì cũng cãi nhau được, nhà đang hồi “phất” mà vợ chồng lại không êm ái hòa thuận như xưa, niềm vui vì thế cứ như ông Adam mắc nghẹn... quả táo. Mặc dầu giữa ông bà đang có cuộc chiến tranh “lạnh” độ vài tháng nay nhưng trước cái mẩu quảng cáo hấp dẫn này, bà cũng vuốt giận làm lành. Bà bảo ông: - Ông ơi! Đã đọc cái này chưa? Ông nhấm nhẳng hỏi lại với giọng cộc lốc: - Đọc cái gì? Dù rất ấm ách với cái lối “ta đây” của ông, bà cũng vội cười lấy lòng dù cười nhạt thếch như nước ốc. - Buy one get one free đấy! Cái nghiã trang ở đường HeavenWood họ vừa quảng cáo chỗ này tốt lắm, cứ mua một chỗ thành hai, mua trước chọn chỗ tốt... Ông giựt nẩy mình như bị điện giật: - Vớ vẩn! Đang sống ngon lành thế này tự nhiên lại dở hơi dở hám. Thôi cám ơn, bà có muốn đi trước thì cứ đi, tôi chưa muốn chết... Bà ngồi lặng thinh suy nghĩ. Ừ nhỉ! Đang sống ngon lành, nhà cao cửa rộng, dẫu chả hạnh phúc 100% nhưng ở tuổi này chả hơi sức đâu mà đi tìm hạnh phúc tuyệt đối. Bà nhẫn nại thuyết phục: - Ai chả biết vậy nhưng bây giờ tuổi đã ngót nghét trên dưới sáu bó, tính lần đi là vừa. Tôi đã nghĩ kỹ rồi, nó nằm ngay thành phố không vắng vẻ âm u như những chỗ khác.

Giọng bà tự nhiên trầm xuống: - Ông nghĩ kỹ đi, mai sau lũ nhỏ nó không có thì giờ... nay thăm, mai thăm. Hễ chúng nó có đi thăm mình, một lần làm được hai việc “nhất cử lưỡng tiện” là thế! Thực ra thì ông đang chán bà, chán lắm chứ không phải đùa nhưng nghe giọng bà nỉ non, buồn rầu ông lại mủi lòng. Con người nào cũng có lúc băn khoăn cái chuyện cuối đời ấy dù có đang sống trên danh vọng, tiền bạc, quyền cao chức trọng hay nghèo tận cùng bảng số, đời cũng sẽ có lúc “un point final”, chết là cái cẳng. Ông nghĩ thầm trong bụng, ôi cái con mẹ Tham này, vốn tính toán không chừa một cái chi vậy mà bây giờ đã nghĩ tới chuyện đến lúc buông xuôi hai tay mà đi, chả mang theo được gì về bên kia thế giới, ông nghe cũng hơi buồn buồn trong bụng. Thế là ông cũng cầm tờ báo lên miễn cưỡng đọc qua cho biết; vì làm chủ một " bi di nét" nên ngày nào bà vợ ông cũng phải mua nhật trình, nhặt mấy tờ quảng cáo để đi mua hàng “on sale”. Họ lời ở chỗ ấy chứ buôn bán mà cứ mua một lời một bao giờ mới ngóc đầu lên được với thiên hạ. Nước Mỹ này vốn là một nước giàu mạnh vì quảng cáo, nghệ thuật quảng cáo của họ đã tới mức siêu đẳng, chỉ cần làm sao lôi kéo được khách hàng đến với họ với những cái lợi trước mắt xong rồi lúc đó họ mới vẽ thêm ra bao nhiêu cái “option” kèm theo. Lúc ấy, khách hàng đã đi vào mê hồn trận nên cứ vậy mà “tẩu hỏa nhập ma”.

ĐSNT 2014 – Page 74


Cái vụ đi mua “mả” vừa lỗ tai lắm rồi nhưng sau đó gã “salesman” cứ rủ rỉ, rù rì gạ gẫm, thế nào lúc ra về, con số ấy sẽ thay đổi nhiều lắm bằng chứng là cái nhà ông đang ở, cái xe ông đang đi đã nói lên điều đó! Nhưng thôi, cứ đi với vợ đến cái nghiã địa ấy một lần cho vợ vừa lòng, còn mặc cả mặc kiếc, quyết định mua hay không mua, chuyện ấy tính sau. 2. Ông bà vừa ngừng xe ở văn phòng của khu nghiã trang, gã thư ký người Mỹ trắng đang ngồi ngáp gió cũng tỉnh hẳn người. Nhìn mặt hai người Á Đông hắn biết sắp có người tới nạp mạng đây, cái quảng cáo này đâu có bao giờ lại vô ích như lão chủ cứ cằn nhằn vì sợ mất tiền toi! Gã đã được huấn luyện nhiều năm trong nghiệp vụ “sales talk” thì dư sức biết là sẽ phải ăn nói làm sao để “cá cắn câu”. Thời buổi bây giờ đã đổi khác nhiều lắm! Chết mà chôn dưới ba tấc đất lạnh đã xưa rồi, chết chôn hay chết nổi cũng là chết nhưng tâm lý con người vẫn ưa đổi mới, cái viễn ảnh nằm sâu dưới lòng đất lạnh khiến người ta liên tưởng đến cái gì tối tăm chật chội, buồn rầu, còn nổi lên mặt đất thì dẫu chết vẫn có cảm tưởng như là đang... sống! Ông bà Tham được gã tươi cười ra tận cửa đón khách, vẻ tươi cười cuả gã “salesman” ở nghiã trang có cái gì hơi kỳ cục tương phản với cảnh thế giới người chết nhưng hề gì, hễ chỗ nào đẻ ra tiền, buồn cũng thành vui, y như thằng con bất hiếu, khóc lóc vì cha mẹ vội vã quy tiên rồi sau đó làm gì lại chả vui khi

hưởng cái di chúc để lại một món tiền to. Ông bà Tham sau khi trình bầy ý muốn được xem qua món hàng rồi lại được nghe cái mồm ngọt sớt ấy nói như súng liên thanh về những cái đặc biệt của nơi yên nghỉ nghìn thu kèm theo những “bonus” mà chỉ công hiệu trong một thời gian

Phía ngoài xa xa là con đường có xe đi lại tối ngày, không quạnh vắng âm u, tĩnh mịch quá. Bà Tham vốn có óc tưởng tượng phong phú, còn nghĩ thêm đến cái thuận tiện mai sau nếu có muốn đi đâu, chỉ cần ra đường là có thể quá giang... mà không phải trả “fee” như đi xe “bus”.

rất ngắn, mua nhanh kẻo kết vì số thân chủ đặt hàng cũng nhiều mà cửa hàng thì lại rất giới hạn... Gì... gì thì cũng phải ngó qua cho biết rồi mới quyết định, nhất đây lại là quyết định mua chỗ ở cuối cùng của một đời người. Hai ông bà vội vã đi tham quan cho biết sự tình, y như người đi mua nhà để ở. Một khu đất rộng mấy mẫu nằm giữa thành phố đâu phải là ít tiền; giá như nó nằm giữa đất Sài Gòn hoa lệ, cứ tính đất ra cây mà trả tiền thì chủ nhân cũng phải loại “sộp” mới dám chơi sang như vậy! Xung quanh là rừng thông, rải rác những cây phong, cây liễu, cây cảnh, suối róc rách như thế này chẳng đáng tiền lắm ru?

Hay thật! Đúng là tiền nào của nấy. Phong cảnh bên ngoài thì đã bằng bụng lắm rồi! Bốn bề là rừng thông vi vu suốt ngày như cung đàn muôn điệu du dương cho hồn tha hồ đi mây về gió. Lại có mấy con suối giả róc rách chẩy và trên những cây phong kia lũ chim chóc đánh hơi được nơi “đất lành chim đậu” nên chưa gì chúng nó đã kéo tới làm tổ, đua nhau hót véo von. Giữa khu đất rộng đầy những nhà cửa tương lai của thế giới người chết còn có một cái hồ nhân tạo nước xanh biếc, rặng liễu mảnh mai rủ bóng xuống mặt hồ hơi gờn gợn sóng, đẹp quá thể! Những lối đi loanh quanh ven bờ hồ, bãi cỏ xanh được cắt xén cẩn thận, xen

ĐSNT 2014 – Page 75


vào đó những bồn hoa đủ mầu đang rung rinh khoe sắc trong nắng chiều, phong cảnh không còn chê vào đâu được! Bề ngoài đã như thế, thôi thì sống như thế nào, chết cũng phải như vậy. Sống nhà cao cửa rộng, cái xe chỉ làm phương tiện cũng phải là loại xe “xịn”, cái áo mặc trên người cũng phải là “brand name” để thiên hạ nhìn vào phải lác mắt, huống gì khi chết bà con có đưa vào đây cũng phải thắc thỏm mơ ước. Bà Tham hài lòng lắm, giá không xem báo thì có phải lỡ một dịp may hiếm có bằng vàng, có khi sau này chưa dùng tới, đem bán lại cũng có lời, cái máu buôn bán trong huyết quản khiến bà không bao giờ bi quan cho dù là chuyện “Chết”. Bây giờ đến phần giá cả. Dĩ nhiên “tiền nào cuả nấy”, xe cửa tự động với xe phải quay tay giá phải khác nhau chút đỉnh huống gì là chỗ nằm để yên nghỉ nghìn thu! Tay bán hàng này thuộc loại chuyên nghiệp, thời xa xưa hắn đã từng làm việc cho một cửa hàng kim hoàn nổi tiếng ở New York; bây giờ lớn tuổi về làm phụ tá hành chánh cho khu nghĩa trang này, đứng trước hai con nai tơ đang thèm bãi cỏ non (hắn suy diễn theo thói quen nghề nghiệp) biết đâu hôm nay “trúng mánh” tha hồ đi Casino cuối tuần... Đúng là mồ mả như nhà cửa, hèn gì các cụ ta vẫn bảo “sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ” nhưng bây giờ cái khu nghiã trang này lừng lững như những cái mồ nổi khang trang trên mặt đất, nhà này kề cận nhà kia, cửa đóng then cài, hàng xóm xem ra

muốn làm phiền nhau cũng hơi khó! Ông bà Tham kiên nhẫn đi theo để xem cách cấu trúc từng loại nhà cửa dành cho người chết, thôi thì giá cả tùy theo túi tiền người mua. Chỗ nào san sát thì giá “bèo” hơn, cửa liền cửa, vách liền vách... Không biết mai mốt vì một tai nạn nào đó từ trời đổ xuống, nhà cửa hư hỏng thì ai sẽ đứng ra sửa chữa? Đúng ra người không có tiền ít ai dám dòm ngó vào đây, giống hệt như đi mua nhà tuỳ theo khu vực nhưng ở đây cũng vẫn có loại người thích chơi ngông, quyết len vào khu nghiã địa vương giả để khi chết được “Nổi” trên mặt đất. Chẳng ăn thua gì chuyện đó bởi vì nước Mỹ là đất cơ hội, lại không hay phân biệt tầng lớp xã hội, châm ngôn của họ là “no Money, no Welcome!”. Sau khi thăm qua khu nhàng nhàng dành cho những người ít tiền, lão chào hàng đưa ông bà Tham tới một khu yên tĩnh, an ninh hơn. Đúng ra thì chắc không một tay “đạo chích” nào lại muốn đến ăn trộm ở những khu mồ mả như thế này nhưng dù sao nằm ở khu sang trọng, nghe nó cũng mát mẻ cái phần hồn và vì giá hơi cao nên mới có cái “bonus” đặc biệt dành cho những đôi vợ chồng mà lúc sống đã bất ly thân, khi chết cũng gần gũi để sớm hôm “tắt lửa tối đèn” có nhau! Cách cấu trúc khá đặc biệt, rất chung mà cũng rất riêng nghiã là ai đi trước thì ở trước rồi kẻ đi sau cũng lò dò bước tới, nằm êm ả ở trên hay dưới là tùy đương sự chọn lựa. Kề cận như vậy chắc mẩm là không chạy đâu cho thoát! Ngó qua ông Tham đã thấy gai ốc nổi lạnh cả tay chân,

tóc tai đựng đứng đằng sau gáy... Xem đi xem lại, nhà cửa thấy có phần chắc chắn lắm. Gã “salesman” không quên giới thiệu về cái độ bền của nó, toàn những vật liệu xây dựng hiện đại và tân kỳ, dù nước lụt, mưa giông, bom nổ, tạc đạn 105 ly vẫn không hề hấn... Chỉ khi động đất cấp bảy, tám thì mới có chuyện thôi nhưng hắn lại cười đùa với hai vị khách tương lai rằng thì là lúc ấy người sống cũng chết, chứ ăn thua gì mà sợ! Khu này giá rất đẹp, chỉ bảy nghìn thôi, chẵn bảy ngàn chứ không có giá sáu nghìn chín trăm chín mươi chín đồng chín mươi chín xu như mấy cái quảng cáo rẻ tiền khác. Bảy nghìn cho một người chết kể khá rẻ cho cái nhà hơn trăm nghìn cho người sống, cứ so sánh vậy để khỏi băn khoăn, tính toán mà hụt cơ hội mua một cái mồ cho tương lai. “Đây nữa”! Gã lại chỉ vào cái khu mồ nổi ở góc nghiã trang, khu này rất đẹp, đường cụt nên không bị ai lai vãng làm phiền tới gia chủ. Phiá trong là một hàng thông cao, trên bãi cỏ xanh người ta đã gắn vào đó những cô thiên thần trông rất xinh, thêm vài con nai bằng đá trắng đang ăn cỏ, bên cạnh suối nước nhân tạo róc rách, cảnh vật như lạc vào cõi tiên. Tay này thao thao bất tuyệt thuyết phục: - Ông bà chớ ngần ngại chọn lưạ cho mình một nấm mồ tốt! Người ta chỉ sống có một lần và chết có một lần, khi quý vị sống chọn cho mình một căn nhà như thế nào thì lúc chết cũng nên chọn cho mình một chỗ an nghỉ tốt đẹp như vậy. Xung quanh

ĐSNT 2014 – Page 76


chỗ này, chúng tôi đã nghiên cứu hết sức cẩn thận để giúp cho ông bà có một cuộc sống đẹp sau cái chết. Không có gì bằng nằm một nơi lịch sự như ở đây, được tôn trọng tối đa những giờ phút nghỉ ngơi yên lặng của quý vị. Những căn bìa như vậy giá có nhích hơn một chút nhưng điều ấy không hề gì, ta sẽ tiết kiệm những cái vô ích khác để bù vào chỗ này. Ở đây, cứ hai mồ chồng lên nhau, đất vẫn chỉ chiếm một diện tích nhất định, mà giá chỉ cao hơn ba nghìn, mười nghìn cho hai chỗ nằm kể là một giá đặc biệt cho những cặp vợ chồng sống tới ngày đầu bạc răng long (hắn cao giọng)... Ông bà sẽ dễ dàng nhìn thấy một bình minh lên sớm, hướng mặt trời mọc, mỗi buổi sáng bầy chim hót líu lo chào bình minh Houston, quý vị tha hồ thưởng thức tiếng chim ríu rít, nhìn những chú thiên nga bơi lượn quanh hồ và cũng từ chỗ này, khi màn đêm buông xuống, những đêm “full moon” là những đêm tuyệt vời để có thể nhìn bao quát cái đẹp cuả trời đất và lúc đó ông bà có thể tay trong tay, đi dạo quanh hồ để nhìn cành liễu rủ bóng xuống mặt hồ, ánh trăng nằm in dưới đáy nước... Ông bà Tham lặng yên nghe hắn nói, dù tiếng Anh không đầy một bụm tay nhưng bà cũng lõm bõm hiểu hắn đang tả cảnh tả tình cho ông bà nghe. Còn ông thì vốn tiếng Anh khá hơn, ông đang nghĩ “thằng cha” này nếu nó không làm nghề quảng cáo thì có thể làm văn sĩ được lắm... Đứng trước căn nhà mồ xây cất kiên cố, có hai ô vuông chồng lên nhau nhét đủ hai chiếc quan

tài. Khi nào tống táng, chỉ cần dùng một chiếc máy đẩy áo quan lui vào phiá trong cho thật khít khao rồi một tấm đá hoa cương tuyệt đẹp che kín cái miệng huyệt, bố ai biết được có một người đang nằm thẳng cẳng trong đó! Bà Tham níu tay chồng chỉ vào cái lỗ tối om đó, âu yếm hỏi: - Ông thích nằm trên hay nằm dưới?" Câu hỏi này giá ở một chỗ khác thì tình tứ biết bao, nhưng ở chỗ này, nghe cứ sờ sợ làm sao đó! Nghe câu hỏi đầy vô tư cuả vợ, ông Tham mủm mỉm cười : - Trên hay dưới thì bà cũng làm chủ, tôi có được ý kiến gì đâu! Lúc ấy, bà Tham đang bận rộn vì cái chỗ nằm cho cái mộ nổi, không hiểu được vẻ riễu cợt miả mai của chồng. Bà đang lẩm nhẩm tính toán, giá mười nghìn cũng xứng cho một chỗ nằm như vậy, so sánh với những nghiã địa khác, nó y hệt như khách sạn năm sao với lại khách sạn chả có sao nào. Trăng thanh, gió mát, hoa thơm, chim hót, thiên thần và những chú nai bằng đá trắng, nội cái “landscape” cũng xứng đáng đồng tiền bát gạo rồi! Nhưng gì thì gì, cũng phải về nhà suy nghĩ lại, cùng lắm thì “down” 20%, rồi phần kia trả góp như mua nhà, mua xe vậy. Khi bà Tham “nháy” chồng hỏi về cái khoản trả góp, thì tên kia lắc đầu ngay! Hắn cười, nụ cười thật nhũn nhặn nhưng rất khôn khéo: - Chúng tôi rất tiếc không bán mồ trả góp vì như ông bà thấy, không ai biết được cái chết sẩy ra lúc nào, chúng tôi cũng không nắm được giờ ra đi của

ông bà như Thượng Đế nắm số mệnh của con người, thành ra không thể để quý vị trả góp dù biết rằng như thế, chúng tôi có lời hơn! Hơn nữa, một chỗ nằm đẹp như vậy với cái giá quá rẻ mà lại “buy one get one free” thì có lẽ quý vị không nên chần chờ kẻo lỡ cơ hội tốt! Nằm ở đây, quý vị vẫn có cảm tưởng như mình đang sống chỉ ngủ một giấc dài rồi chờ ngày sống lại! Tiền bạc có thể mua được tất cả, tại sao chúng ta lại không dùng tiền để mua lấy một cái chết đẹp đẽ? Hơn nữa, vì là khu vực sang trọng đầy đủ tiện nghi, giới hạn về chỗ nằm, nếu không lấy ngay e rằng ông bà sẽ vô cùng hối tiếc... Gớm! Sao cái miệng hắn ngọt đến thế không biết! Làm như nếu ông bà Tham không mua ngay hôm nay, ngày mai trở lại sẽ không còn lô nào nưã. Riêng ông Tham có vẻ chán cái màn quảng cáo của tên lẻo mép này, nhưng bà Tham ra ý tiếc rẻ vì cái chỗ này nó vừa ý bà quá, cũng ở cái viễn ảnh sau khi chết, bà vẫn bắt được ông nằm bên cạnh để mà... hì, hì... cái này khó nghĩ đây! Để làm gì nhỉ? Ít ra là bà cũng có người để nói chuyện, để trì triết, mắng nhiếc mỗi khi bực mình, bực mẩy nhất là ông không có cơ hội đi lang thang, gặp gỡ quen biết mấy mụ ma mới xinh đẹp hơn. Bà có đọc vài truyện “Liêu Trai Chí Dị”, cũng rờn rợn nghĩ rằng thế giới bên kia phần nào giống thế giới bên này, biết đâu vì thế mà mai sau ông Tham lại không lăng nhăng với một mụ ma nào đó? Cũng vì thế mà ông bà hay cãi nhau, hiện tại những khi rảnh rỗi, ông Tham vẫn hay mò mẫm vào thế giới “ảo” của

ĐSNT 2014 – Page 77


internet toàn cầu và chính mắt bà đã thấy những cái Web tìm bạn rất hấp dẫn, kèm theo hình ảnh đàng hoàng. Bà Tham đúng là một người phụ nữ được đủ mọi bề, vừa khôn ngoan tính toán mà cũng hay ghen nhưng lúc này lòng bà đang rối bời lên vì cái hơn thiệt của vật chất. Cái xe bà đang đi là xe Mercedes đời 2012, cái nhà bà đang ở giá mấy trăm nghìn, cái áo bà đang mặc là loại hàng “xịn”, “brand-name” sản xuất áo quần của nhà Jones ở New York, tất tất đều là những thứ đáng đồng tiền bát gạo thì mai này, cái nấm đất của bà cũng phải hơn người, chắc chắn không thể thua thiên hạ... Chưa khi nào bà lại tỏ ra đầy thiện chí với ông như vậy vì nếu đồng ý thì tương lai ông bà sẽ có cơ hội gắn bó với nhau đời đời kiếp kiếp, nằm dưới hay nằm trên là tuỳ theo đương sự đã đến ngày tới số, không nên dành nhau làm gì! Ngày nào mà bà Tham chả cầu nguyện để khi nhắm mắt bà được về với Chúa nhưng đó là chuyện xa xôi chứ ngay bây giờ mà Chuá đón bà về, bà cũng “hãi” bỏ mẹ! Thấy ông lầm lì không ý kiến, bà rỉ tai chồng: - Rẻ đấy! Không bằng một chuyến về Việt Nam, tiêu gấp hai lần mà chả được gì, chỉ ỉa chẩy với lại nóng nám cả mặt! Ông Tham vừa bực mình mà lại vừa buồn cười: - Nhưng mà sống không hơn chết à? Còn nói năng, còn đi đứng, còn được nhìn lại quê hương xứ sở, anh em bà con, còn chết mà sướng như thế này thì cũng chỉ là cái xác không hồn thối rữa ra chứ đẹp

tốt gì mà ham mả đẹp với mả xấu! Bà cố gắng thuyết phục ông: - Cũng phải làm sao cho mát mặt với thiên hạ chứ? Mai sau lũ con nó nhớ, muốn đến thăm thì cũng tiết kiệm được thì giờ, thăm một được hai có phải “nhất cử lưỡng tiện” không? Ông Tham gắt vợ: - Đã nói thế thì cứ thiêu quách rồi đổ tro ra biển thế là đất lại trở về với cát. Chúa lấy cục đất nặn ra con người thì khi chết lại trở về với Đất như là về với Chúa vậy. Bà Tham cười trêu chồng: - Chúa nặn đàn bà bằng cái xương sườn đàn ông, chúng tôi giá trị hơn đất! Ông Tham bĩu môi, lườm vợ: - Thế cho nên chúng tôi mới khổ vì cái xương sườn ấy, đến bây giờ mà vẫn ủng oẳng cãi nhau như chó với mèo. Thôi đi về, mất bao nhiêu thì giờ về chuyện mồ với mả... 3. Về nhà, chỉ mấy hôm là bà Tham lại quên “béng” cái chuyện mồ mả “buy one get one free” ở nghiã trang đường Heaven-Wood. Ngay tối hôm ấy nằm trằn trọc mãi không ngủ được, bà Tham nghĩ ngợi xa gần về chuyện mua cái mồ để đấy mà lúc muốn bán cũng sẽ không dễ dàng bán ngay được! Mười nghìn tuy không to lắm nhưng về lâu về dài nó sẽ đẻ ra 10 lần 10 ấy chứ! Bà lại nghĩ đến nhiều người thật là nhiêu khê... đã chết rồi còn muốn đem về nằm trên nắm đất quê hương, tốn kém đủ thứ cho nhà quàn và tiền vé máy bay. Úi giời! Sao vé máy bay cho người sống nó chỉ có độ hơn ngàn bạc mà một

người chết nằm dài ra đó để về quê hương nó mắc làm vậy? Dù sao đất nào cũng là đất, lại là đất tạm thì nằm đâu chả là nằm! Cũng vì tính toán hơn thiệt mà bà Tham nẩy ra được cái chân lý “Đất Cát” như vậy, chứ bây giờ ai mà đụng vào tiền cuả bà là bà giẫy nẩy lên, đời xem ra có có không không, vô thường thế đấy nhưng mà hễ còn thở thì có... vẫn còn hơn không! Riêng ông Tham, mất toi một buổi chiều đi với vợxem cái chỗ nằm cho tương lai, ông cũng không thể không khen cái sáng kiến cho chết nổi trên mặt đất, nó tạo cho người ta cảm giác sống... trong sự chết. Biết đâu... nếu có ngày tận thế như đã được mô tả trong Kinh thánh thì khi nghe tiếng loa Thiên thần vang lên, chắc chắn những người nằm nổi sẽ trổi dậy liền, không mất công đào bới rồi mới ngoi lên được... Bây giờ tuổi đã “lục thập nhi nhĩ thuận”, ông Tham lắm lúc vừa ngồi đếm tiền cho vợ, lòng cũng bâng khuâng nghĩ đến cái chết nó đến như thằng kẻ trộm, chẳng biết đâu mà lần? Hằng ngày nghe thiên hạ rủ nhau “đi” không đợi tuổi, giá biết là ngày nào mình “đi” thì chả phải giữ làm mẹ gì những thứ bọt bèo cho nặng bụng! Thật ra con người vốn không từ bỏ được nỗi đam mê vật chất, chứ tất cả những thứ này đối với trời nó cũng chẳng có ý nghiã gì, vàng hay đất thì cũng như nhau thôi! Thấy vợ đã thôi không nghĩ đến chuyện đi mua mả “buy one get one free!” nữa, lại bình tĩnh ngồi đếm tiền lo chuyện làm ăn, ông cho là đàn bà vốn “sâu sắc như cơi đựng trầu” hay so đo

ĐSNT 2014 – Page 78


tính toán những cái lợi hại trước mắt chứ về triết lý nhân sinh thì kém lắm! Rồi ông lại nghĩ lan tới cái mồ “hai tầng” nằm chồng lên nhau, kẻ trên người dưới, ông hình dung thêm cái cảnh hai vợ chồng đời đời kiếp kiếp bên nhau, nếu hiểu theo nghĩa của vật chất, lúc êm đềm không nói làm gì, khi lục đục không biết ông co giò chạy đâu cho... thoát!

Cười

Nguyễn Quân (N V Thanh NT59)

Non Sông

Cao Nguyên & Bình nguyên

Trong giờ Địa lý, cô giáo giảng cho học trò về sự khác biệt giữa Cao nguyên và Bình nguyên. Cô giáo: Cao nguyên là những vùng đất cao hơn mặt nước biển cả ngàn cây số, có đồi núi chung quanh”. Đến Bình nguyên thì cô giáo chỉ một cậu học trò ngồi ở cuối lớp và hỏi “cho cô biết Bình nguyên là gì? " Học trò mới trả lời: “Dạ thưa cô Bình nguyên là...là...” Cô giáo: là gì em cứ nói đi! Học trò: “Bình nguyên là bình còn nguyên... chưa vỡ ạ!” Hoàng Trung Vinh NT70

Một giải non sông thật hữu tình. Hoa thêu gấm dệt đến là xinh. Kỳ quan đó, Hạ Long hùng vĩ. Tuyệt tác này, Hương Tích thánh linh. Núi mộng, rừng mơ đèo Ngoạn Mục. Cây lành, trái ngọt xứ Phong Dinh. Danh lam, thắng cảnh Nam-Trung-Bắc. Đẹp lắm ai ơi đất nước mình Tình quá ai ơi đất nước mình Bao dòng sông trải bấy nhiêu tình. Sông Lô, sóng gọi hồn chinh chiến. Sông Cửu, đò xuôi cảnh thái bình. Sông Nhị, tô son đồng Bắc Việt. Sông Hương, điểm phấn đất Thần Kinh. Trăm con sông hội về bên mẹ. Dậy khúc tình ca khắp đất lành.

ĐSNT 2014 – Page 79


Cô Nàng Đồng Nhân Lan Chi NT & TV 55-62 Lời tác giả: Những ngày đầu thu năm Quý Tỵ 2013, viết tặng người bạn bất hạnh năm xưa đã cùng tôi học 2 năm 6B4 và 7B4 ( 55-57) ở trường trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn... Tôi vẫn giữ lời hứa là không bao giờ tiết lộ danh tánh của chị. những bất trắc có thể bị trễ giờ mắt. Hồi ấy tuổi còn nhỏ, tôi học vì gia đình ở mãi tận Gò chẳng biết sao an ủi và cũng Nhắc tới cô nàng Đồng Nhân, Vấp. Lớp nữ sinh này duy nhất không tìm hiểu thêm bạn điều gì chắc các bạn đồng môn còn nhớ của trường nên thầy hiệu trưởng nhưng mỗi khi nghe chị kể lể, bài viết của anh Tạ Quang Trần văn Việt đã đặc cách cho tôi có cảm giác lao xao khó ư Trung B2 NT55-59 “Trường chúng tôi được phép vào thẳng diễn tả nên chỉ biết đề nghị chị Nguyễn Trãi Thời Tôi Học...” lớp mà không phải chờ ở sân hát cho nghe để mong sao chị trong Đặc San Đại Hội Nguyễn trường như đám nam sinh, họ quên đi nỗi đau mất mẹ và sự Trãi thế giới lần thứ nhất ở phải đợi tiếng kẻng báo hiệu khó nhọc. Houston năm 2012. mới xếp hàng vào lớp. Đôi khi, Khi đọc bài viết của anh Tạ Anh mô tả cô nữ sinh học cùng chị cũng đến trường sớm, Quang Trung, tôi thấy anh còn lớp nhất trường Mê Linh ở làng khoảng thời điểm ấy trường lớp hận cô nàng Đồng Nhân Hà Nội Đồng Nhân Hà Nội: “hom hem thường trống vắng, chỉ có mình nhiều lắm! Anh còn ghét cay và đanh đá vì ai cô cũng chửi... tôi ngồi đó ôn lại bài vở nên chị ghét đắng cả lớp B4 chúng tôi Bà thì băm nhỏ, vo viên bỏ hay lại gần, ngồi xuống bên tôi, nữa (?). Nếu anh Trung biết sơ vào... của bà”. Cô nàng đã dùng thủ thỉ tâm sự đôi điều thầm kín qua hoàn cảnh của cô nàng những lời quá ư chua ngoa và và còn cẩn thận dặn dò: “Giữ Đồng Nhân, tôi tin rằng anh sẽ thô lỗ đối với anh và các bạn! không hận cô nàng lâu đến thế kín nhé, đừng nói cho ai nghe Sở dĩ nói đến cô vì khi vào Sài đấy!”. Khi thấp thoáng thấy và có thể anh đã rộng lượng tha Gòn, học lớp B2 trường Nguyễn bóng người thứ ba, chị liền đổi thứ cho cô nàng từ khuya bởi Trãi, anh lại thấy cô trong lớp đề tài hoặc nghêu ngao cất tiếng chị ấy đáng thương hơn đáng B4 nữ sinh của chúng tôi. hát nho nhỏ. trách vì phải sống hàng ngày Quả đất tròn thật trớ trêu! Cô trong một môi trường ngột ngạt, Chị kể tôi nghe, mồ côi mẹ từ nàng khó ưa như thế mà sao chịu roi vọt và phải nghe những hồi còn rất nhỏ, có hai người phải gặp gỡ cùng ngôi trường lời chua ngoa của bà mẹ ghẻ. ấy nhỉ? Muốn tránh cũng không Bản tính đanh đá xấu xa ấy rất thoát... Giờ đây, cô nàng bỗng dễ tiêm nhiễm vào đầu óc non nhiên trở thành người bạn đồng dại của chị như ông bà ta môn Nguyễn Trãi nữa rồi! thường nói: “Gần mực thì đen, Tôi chỉ quen chị ở trường gần đèn thì sáng”. Chị học lớp Nguyễn Trãi Sài Gòn. Lớp nhất trường Mê Linh ở làng chúng tôi ước tính hơn sáu chục Đồng Nhân Hà Nội trước khi di người. Mỗi người có tính nết, cư vào Nam, người làng Đồng hoàn cảnh và môi trường sống anh cùng mẹ và cả bà “dì ghẻ” Nhân chính gốc không thuộc khác nhau nhưng duyên may một phường nào trong 36 phố nữa. Bà khắc nghiệt với con run rủi lại là bạn học cùng lớp. Hà Nội. chồng nên chửi rủa chị hoài, Tuy không phải là bạn thân Anh Trung và cô nàng là bạn không ngày nào chị thoát được nhưng tôi cũng biết chút ít về tiểu học ngoài Bắc, khi vào những trận đòn đau điếng thân thế của chị... Nam lại thêm tình đồng môn người... Sau những giây phút Số là hàng ngày, tôi đến trường trung học Nguyễn Trãi và nếu tâm tình, chị lại rưng rung nước sớm hơn nửa tiếng để tránh

ĐSNT 2014 – Page 80


may mắn anh cũng là người làng Đồng Nhân Hà Nội thì tình đồng hương quí hiếm ấy... ít người có được! Xin anh Trung nghĩ lại, bỏ qua những lỗi lầm thời thơ ấu cho cô nàng Đồng Nhân và cũng chẳng nên ghét lây cả lớp B4 chúng tôi làm gì. Tôi ước mong chúng ta nên buông xả tất cả cho cõi lòng mọi người thanh thản nhẹ nhàng. Lớp B4 của chúng tôi là lớp nữ sinh duy nhất đặc biệt học tại trường trung học nam sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn và chúng tôi là những nữ sinh đã đậu trong kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất của trường nữ trung học Trưng Vương niên khóa 19551956. Thời gian ấy, trường Trưng Vương mới di cư vào Nam, chưa có trường sở riêng nên phải học nhờ trường nữ trung học Gia Long trên đường Phan Thanh Giản. Trường Gia Long lại không đủ phòng ốc cho các nữ sinh như tôi vừa trúng tuyển vào Trưng Vương niên học mới vì thế bà hiệu trưởng Tăng Xuân An đã gởi lớp chúng

tôi qua trường Nguyễn Trãi để nhờ thầy Trần văn Việt dậy dỗ giùm. Được dậy dỗ hai niên học 55 - 56 và 56 - 57, chúng tôi luôn ghi nhớ công ơn dậy dỗ của toàn thể quí thầy nhất là thầy hiệu trưởng Trần văn Việt

đã đón nhận chúng tôi và còn dành nhiều đặc ân. Thời chúng tôi học ở trường Nguyễn Trãi, không có nữ giáo sư nào cả. Đầu niên học 57-58, bà hiệu trưởng Trưng Vương đón chúng tôi về trường sở mới, nhiều phòng lớp rộng rãi tọa lạc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn nhưng riêng cô nàng Đồng Nhân thì không trở về trường Trưng Vương tiếp tục học lớp

Tình Bạn Tưởng rằng đã quên, bạn ơi vẫn nhớ, Những ngày xa xưa dưới mái hiên trường. Kỷ niệm năm nào, lòng vẫn vấn vương, Chúng ta bên nhau, tuổi hồng dễ thương. Rồi ta xa nhau, mỗi đứa một phương, Mộng đẹp tương lai, chọn lấy con đường. Đứa vào quân trường bảo vệ quê hương Đứa gắng thi vào các ngành phục vụ.

đệ ngũ như các bạn cùng lớp B4 và chị đã phải nghỉ học để ra đời kiếm sống bằng nghề ca hát. Từ dạo đó cho đến hôm nay, tôi chưa có dịp gặp lại chị. Mấy năm gần đây, bạn Phạm thị Cúc lớp B4 đã có công gom góp tin tức và làm một danh sách hơn nửa lớp B4 ngày xưa... Tất cả hiện đang sinh sống rải rác trên các tiểu bang Hoa Kỳ, Gia nã Đại, Pháp... Một số vẫn sống ở quê nhà và có các bạn đã đi về miền tiên cảnh như là: Nguyễn Thúy Đường, Nguyễn Thị Hạnh Diệp, Chu Vân Anh, Nguyễn Thị Ngọ, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thị Phương Dung... Còn cô nàng Đồng Nhân thì vẫn “bặt vô âm tín”! Chẳng biết chị đang phiêu bạt nơi đâu? Còn sống hay đã yên nghỉ bên mẫu thân của chị nơi nghĩa trang làng Đồng Nhân Hà Nội. Dù sao, tôi cũng cầu xin Thượng Đế ban cho chị luôn luôn được may mắn và an lành...

Có những ngày vui, bạn về xóm cũ, Áo vương bụi đường dày dạn phong sương. Bạn kể ta nghe cuộc chiến bi thương, Những gương hy sinh chiến đấu can trường. Bạn đã cùng ta thắp hương cầu nguyện, Cho những anh linh vĩnh viễn lìa đời. Vài bạn thân xưa sớm bỏ cuộc chơi, Tử trận ven rừng, bên cầu biên giới… Tháng tư gẫy súng, tang thương bạn hỡi, Ta lại một lần vắng bặt tin nhau. Toàn dân miền Nam khăn trắng một màu, Khóc cho đất Mẹ biển dâu, vô thường.

Tuệ Kiên – NT58 ĐSNT 2014 – Page 81


Lãng Quên...

Phi Nguyễn NT 63-70

Phi Nguyễn NT63-70 biệt hiệu “Lãng Tử 75”, Đại học Kiến Trúc Saigon và KTS Cal Poly 1981. Mười năm với Disney, góp phần design nhiều Disney’s Theme Park projects, thích thú nhất khi làm việc với Team Design Tokyo Disney Sea (Japan). Hiện cư ngụ ở Northridge (CA) và đang làm việc cho SCE (Southern California Edison). Giờ đây nghĩ lại cuộc đời có lúc vui buồn, cuối cùng thì tất cả cũng buông xuôi... Khi làm bài thơ này, tác giả mang tâm sự buồn, cô đơn trong vũ trụ rộng lớn tối tăm và tình yêu tựa như những đóa hồng úa tàn bị ném trên mặt đất… Đại khái là như thế! LTử75.

ĐSNT 2014 – Page 82


Mỗi thu đến nhớ chuyện buồn thu cũ... Thơ Ngọc Trân NT 61

Tâm tình với Thi sĩ: Ngọc Trân là bút hiệu của Nguyễn Ngọc Trân. Ông sinh năm mậu tý 1948 tại Kiến An, năm 54 di cư vào Saigon vì không có giấy tờ nên cụ thân sinh làm giấy thế vì khai sinh sụt xuống một tuổi thành 1949. Học sinh NT 61, làm thơ từ năm đệ ngũ 63 nhưng thực tế chỉ để giúp các bạn khi cần thơ tình gởi tặng người yêu, cô em gái cùng xóm... Nhập ngũ năm 70 khóa 4/70 SQTBTĐ, ra trường phục vụ binh chủng Biệt Động Quân. Năm 75 bị bắt "cải tạo", 4 năm sau mới được thả về. Vượt biên được tàu Ý vớt sang đất nước họ, tạm trú một năm đến tháng 8 năm 80, cô em bảo lãnh định cư tại tiểu bang Minnesota. Ở đây, vừa phụ giúp gia đình mở tiệm nữ trang vừa đi học thêm... Năm 82 làm việc cho hãng Control Data đến 84 thì xin vào Honeywell cho đến ngày hưu trí tháng 12, 2011. Khi được hỏi về bài thơ “Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” và dự tính tương lai thì ông tâm sự: “Kể từ khi biết làm thơ: thơ tình, thơ lính, thơ linh tinh... có khoảng 200 bài, tôi dự tính sẽ in dành cho bạn bè, người thân và quý độc giả yêu thơ làm kỷ niệm. Riêng bài thơ "Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ", tôi đã lấy cảm hứng từ những tin tức, hình ảnh của các cựu quân nhân sống lưu vong trên xứ người... khi họ nằm xuống vì đau yếu, bệnh tật già nua thì các hội đoàn cựu quân nhân rộn ràng làm lễ phủ cờ. Sự viếc ấy đã làm tôi chợt tỉnh, chợt nghĩ đến các cựu quân nhân và thương phế binh còn ở quê nhà chịu cảnh phân biệt đối xử, sống lầm than vất vưởng như ngoại nhân nghèo khổ trên chính đất nước mình. Theo tôi, họ mới xứng đáng là người được phủ lá cờ khi nằm xuống. Tâm tôi tự cảm thấy hổ thẹn nên mới sáng tác bài thơ trên. Thời gian nghỉ hưu, tôi cũng đi đó đây và đang tập làm thơ nói lên những hiện tượng tiêu cực ở quê nhà. Ít chụp ảnh nhưng thể theo yêu cầu, tạm gởi anh tấm ảnh chụp hôm đi du ngoạn ở Yellowstone”

Vụng về lắm yêu mà không dám nói! Nên giờ đây lòng mãi vấn vương hoài, Nhìn thu về lành lạnh gió heo may, Bao nỗi nhớ chợt về trong ký ức. Nhớ lúc trước mình cùng nhau sánh bước, Đón thu về cùng nhặt lá vàng rơi, Đi bên nhau lặng ngắm áng mây trôi, Thương em lắm nhưng mà không dám nói. Rồi từng thu từng thu qua rất vội, Em sang ngang mang cả những mùa thu! Tiễn người đi anh gởi tặng bài thơ, Rồi tự trách sao người đi quá vội! Chiến tranh về lan tràn trên sông núi. Xếp bút nghiên anh cất bước lên đường, Mang nỗi buồn theo khắp chốn quê hương, Vẫn nhớ mãi thuở đầu tiên vụng dại.

Mỗi thu đến lạnh lùng ngoài biên ải! Nhớ thật nhiều đường cũ lá vàng bay, Lòng bâng khuâng thương nhớ bóng hình ai, Đã xa mãi và ngàn thu xa mãi! Bây giờ đây với nửa đời còn lại, Gặp lại nhau bao kỷ niệm hiện về, Cùng trách nhau sao chẳng hẹn ước thề, Em cứ ngỡ lòng anh như sỏi đá. Cũng tại anh tuổi thơ ngây vụng quá, Nên thu về hai đứa cách biệt nhau! Để giờ đây dang dở mối duyên đầu, Mỗi thu đến nhớ chuyện buồn thu cũ!

ĐSNT 2014 – Page 83


NGUYỄN TRÃI TRONG VĂN HỌC THỜI TIỀN LÊ.

Biên Khảo Đoàn Toàn NT57

hi chúng ta đề cập đến Văn học của một thời đại nào đó trong lịch sử Việt Nam là chúng ta đã nhìn lại những vấn đề từ văn hóa, chính trị, hành chánh... đã phản ảnh đến cả đời sống dân gian trong giai đoạn đó. Văn học thời tiền Lê là một giai đoạn văn học Việt Nam dưới thời kỳ đầu nhà Lê đến Hậu Lê của nước Đại Việt từ năm 1428 đến năm 1527. Các thể loại văn học chính thời kỳ này gồm thơ, phú, chiếu, biểu, văn bia, truyện ký, cáo, chính luận. Lực

K

lượng sáng tác thời tiền Lê

khá hùng hậu và thành tựu cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến của Việt Nam. Nội dung văn học thời kỳ này khá phong phú, phản ảnh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần... Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đương thời nhà tiền Lê như Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi - Nguyễn Mộng Tuân cũng là nhà văn nổi tiếng đương thời. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư (Mừng nhà mới của quan thừa chỉ Ức Trai) và Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh)

sông Lương và công trạng của khởi nghĩa Lam Sơn) Thơ chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập, và một số bài trong Lê triều danh nhân thi tập - Ngô Chi Lan là nhà thơ nữ mang bản sắc riêng, không khuôn sáo, gò ép, đẹp cả ý và lời, thường kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cảnh vật với những chi tiết chân thực của đời sống và có cái nhìn nhân ái trước cuộc đời và con người. Có thể coi bà là nhà thơ nữ đầu tiên có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam.

- Lý Tử Tấn có tập thơ Chuyết Am, trong đó nổi tiếng nhất là Đề Ức Trai bích (đề thơ trên vách nhà Ức Trai).

- Thái Thuận là nhà thơ trữ tình có tiếng thời Hồng Đức, các tác phẩm được học trò sưu tầm thành Lã Đường thi tập.

- Lê Thánh Tông

- Nguyễn Bảo để lại tập thơ Châu Khê tập cũng do học trò sưu tầm sau khi ông mất.

Sang nửa sau thời tiền Lê, dưới triều Lê Thánh Tông, văn học Đại Việt có bước phát triển mới, chính vua Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu nhất của giai đoạn này. Các tập thơ chữ Hán: Anh hoa hiếu trị (xướng hoạ với con các đại thần khi về thăm Lam Kinh), Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành năm 1471), Minh lương cẩm tú (xướng hoạ với các văn thần), Quỳnh uyển cửu ca (xướng hoạ với các văn nhân trong hội Tao Đàn), Xuân Vân thi tập(năm 1496), Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập. Lam Sơn Lương thuỷ phú (bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và

- Vũ Quỳnh và Kiều Phú: hai nhà văn có công lớn trong việc sắp xếp hiệu chỉnh lại tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái” ra đời từ thời nhà Trần. - Đặng Minh Khiêm để lại tập thơ vịnh sử “Việt giám định sử thi”, tập thơ vịnh sử lớn đầu tiên trong văn học Việt Nam. Ngoài các tác giả trên, còn những người có công lao sưu tầm, biên soạn các bộ thi tuyển như Phan Phu Tiên và Chu Xa kế tục nhau làm bộ thi tuyển sớm nhất ở Việt Nam gọi là Việt âm thi tập (thơ các tác giả Trần - Hồ đầu tiền Lê gồm hơn 700 bài). Sau có Dương Đức ĐSNT 2014 – Page 84


Nhan soạn bộ “Cổ kim chư gia tinh tuyển” và Hoàng Đức Lương làm bộ “Trích diễm thi tập”. Trong bài này, chúng ta chỉ nghiên cứu đến một nhân vật đã có ảnh hưởng từ chính trị đến nền văn học thời tiền Lê, nhân vật đó là Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi. Cụ được xem là tác giả quan trọng hàng đầu của văn học thời tiền Lê. - Nguyễn Trãi Cụ Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương cả bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên. Các tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tập và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, được khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn. Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Bản khắc in năm 1868 chỉ ghi lại được 46 văn kiện. Năm 1970 nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 23 văn kiện nữa do Nguyễn Trãi viết gửi cho tướng nhà Minh. Một số bài chiếu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442) Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai

soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của trước tác này vẫn còn chưa rõ ràng dù cho đến nay, nhiều người khẳng định rằng “Lam Sơn thực lục” là tác phẩm do Nguyễn Trãi nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán. Vĩnh Lăng thần đạo bia là bài văn bia ở Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433 lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của nhà vua. Địa lý - Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. Thơ phú: Ức Trai thi tập (1480) là một trong các tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi . Tập thơ do Dương Bá Cung sưu tầm gồm 105 bài, trong đó có 17 bài tồn nghi. Đa số các bài trong tập này là thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, chỉ có 2 bài theo thể trường thiên là: Côn Sơn ca rất nổi tiếng và Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên. Về nội dung, có thể chia ra 3 chủ đề lớn: 1. Thơ tả thiên nhiên, danh lam thắng cảnh 2. Thơ sáng tác sau khi quân Minh xâm lược Đại Ngu (trong đó có bài "Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên" làm khi ở Đông Quan) 3. Thơ sáng tác sau khi chiến thắng quân Minh, giống thơ "ngôn chí" trong “Quốc âm thi tập”.

Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: 1. Vô đề (192 bài) 2. Thời lệnh môn (21 bài) 3. Hoa mộc môn (34 bài) 4. Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422. Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã trở thành một vị quân sư kiệt xuất của Lê Lợi. Ông còn dùng ngòi bút của mình để lung lạc ý chí chiến đấu của kẻ thù. Những bức thư của ông trong “Quân trung từ mệnh tập” từng khiến cho Vương Thông cùng đám quân sĩ mất tinh thần bị thua trận để rồi cuối cùng phải quy hàng, chấm dứt mười năm đô hộ nước ta. Một trong số các tác phẩm đã gắn liền với tên tuổi Nguyễn Trãi mỗi khi nhắc đến ông là bài BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn

ĐSNT 2014 – Page 85


Nguyễn Trãi đã viết “Bình Ngô Đại Cáo” vào tháng 3 năm 1427, cụ thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quá trình đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa. Cáo được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố cuộc bình Ngô thắng lợi với thiên hạ. Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu, văn biền ngẫu còn gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi ; ngẫu là đôi. “Văn biền ngẫu” có năm đặc điểm. Bài cáo gồm 5 đoạn: Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc. Đoạn 3: Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp. Đoạn 4: Quá trình kháng chiến đi đến thắng lợi. Đoạn 5: Tuyên bố hòa bình khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Chúng ta đọc qua có thể hiểu Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta sau Nam quốc sơn hà nhưng nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kỳ trung đại. Nguyễn Trãi viết “Bình ngô đại cáo” vào giữa lúc niềm vui của cá nhân hoà chung niềm vui lớn của dân tộc vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử ca. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” có thể được chia thành 4 mạch: 1. Niềm tự hào tự tôn dân tộc: Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo... Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở của tình thương và đạo lý. "Nhân nghĩa" với Nguyễn Trãi là "yêu dân" và "trừ bạo". Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đượm tính dân tộc. Sau khi nêu nguyên lý "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng sang sảng, chất chứa lòng tự hào tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời: “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”.

2. Lòng căm thù lũ giặc bất lương, tàn bạo: Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sôi sục. Đoản văn mở đầu, tác giả chỉ rõ: “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà. Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”. Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Lợi dụng việc Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã "thừa cơ gây hoạ". Núp dưới bóng cờ "phù Trần diệt Hồ", giặc đã giả nhân giả nghĩa để

thực hiện bài "mượn gió bẻ măng". Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều! Chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay như hai câu: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Đứng trước sự bóc lột tàn ác của quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết: ĐSNT 2014 – Page 86


“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rủa sạch mùi”. Nguyễn Trãi đã chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ và hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép: “Lẽ nào trời đất dung tha. Ai bảo thần nhân chịu được?”

4. Cảm hứng về ngày độc lập và về tương lai của đất nước: Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay mặt Lê Lợi tuyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa qua. Từ đây, dân tộc bước vào một thời đại mới: độc lập, tự do và sự yên bình lại trở về trên quê hương đất nước...

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và dân đều không thể tha thứ. Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt thể hiện sự căm hận sôi sục của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

“Bình Ngô Đại Cáo” thật xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn" kết hợp hài hòa cái tinh tuý cá nhân và thời đại. Bằng một bút lực tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã tự bất tử hoá tác phẩm của mình, biến nó thành một tác phẩm "vô tiền khoáng hậu”, mãi mãi là bài ca giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

3. Âm điệu hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tác giả tái hiện hình tượng người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ: “Ta đây! Núi Lam Sơn dấy nghĩa. Chốn hoang dã nương mình”. Đoạn văn như bản trường ca hào hùng về khí thế quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân. Một lần nữa, Nguyễn Trãi nhắc lại để khắc sâu nguyên lý nhân nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo” Trong nguyên bản, Nguyễn Trãi đề : "Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo". Dưới ngọn cờ đại nghĩa, đội quân của nhà Lê lấy cái chí nhân để làm cho cường bạo phải đổi thay về bản chất chứ không phải cuộc khởi nghĩa chỉ làm một việc đơn giản “lấy chí nhân mà thay vào cường bạo”.

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn quan trọng của lịch sử. Tư tưởng Nguyễn Trãi được thể hiện rải rác qua các tác phẩm, phát hiện trên các công trình nghiên cứu của khoa học gia và xã hội hiện đại. Nổi bật nhất là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu, có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam thời đại ấy) Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi qua các tác phẩm thơ văn với nội dung khuyên

răn luân lý. Ông khuyên con người không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức; hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc. Danh lợi là “sắc không”, đạo đức mới là “của chầy”. Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, sống có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán, biết tha thứ, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần thiệt thòi về mình. Tư tưởng Lão Trang thể hiện ở quan niệm sống phủ nhận danh lợi, ung dung tự tại, vô vi và hòa hợp với thiên nhiên. Một số ý kiến cho rằng Phật giáo và Đạo giáo dù chỉ giữ vị trí thứ yếu trong tư tưởng Nguyễn Trãi chính là vì ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư tưởng Lý Trần. Nguyễn Trãi sống trong thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt theo mô hình Nho giáo từ Trung Quốc. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ông có thể gọi là tư tưởng “Nho giáo dân gian”. Sự thất bại của Nguyễn Trãi trong việc chế định nhã nhạc và việc Lương Đăng hoàn toàn mô phỏng nhã nhạc triều Minh ĐSNT 2014 – Page 87


trong việc soạn nhạc cung đình triều Lê đã đánh dấu một bước ngoặc trong sự tiến triển của tình trạng nhị nguyên văn hoá giữa cung đình và dân gian. Sức sống của nền văn hoá dân tộc giờ đây phải tìm về kho tàng văn hoá dân gian. Ở đó, các cương lĩnh Nho giáo đã bị lật ngược, chính trị triều đình là chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, tư tưởng văn hóa thì độc tôn Nho giáo, bài xích Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Cho tới ngày nay, sau khi Nguyễn Trãi chết, mọi người Việt Nam vẫn rất mực tôn quý ông và khẳng định: “Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh thì thật là hiếm có lắm”. [Nguồn TuThien Bao.com]

Nhân duyên… Thơ Tuệ Kiên NT58

(Thân tặng các bạn đồng môn Nguyễn Trãi) Chia nhau nỗi khó, để vượt qua tất cả, Ta cùng về đây họp mặt với đồng môn. Cali hôm nay, từng bước chân dập dồn, Nguyễn Trãi ngày về, bên nhau ôn dĩ vãng. Nhớ ngôi trường xưa, tuổi thơ ngây vụng dại, Áo trắng quần xanh, ta sát cánh, chen vai. Mài đũng quần, vui cùng bạn bốn năm dài, Chuyên cần học tập ta xây dựng tương lai. Thuở ấy học trò, có gì đâu ngăn ngại, Phấn trắng, mực đen, từng trang giấy chưa phai. Thầy, Cô… tận lực truyền trao đâu quản ngại, Đạo đức học đường vun đắp cho ngày mai… Cho ta sống lại những ngày xưa thân ái, Còn nhớ hay chăng, sức cường tráng đời trai? Bây giờ tóc trắng, da mồi, thân tứ đại. Biển khổ ta bà, mai hậu chẳng còn ai! Chia nhau nỗi khó, để tình thương rộng mãi, Ước nguyện bên nhau, cùng tranh đấu miệt mài. Cho khắp nơi nơi, cho dân tộc ngày mai, Cho đất nước thoát gian nguy loài qủy dữ. Thư gởi đến bạn, từ miền xa xôi lắm, Mong từng ngày Email, phone, bạn ghé thăm. Nắng ấm Cali, tình người ta trông đợi, Nguyễn Trãi Đại Hội, một nhân duyên tuyệt vời… Cảm ơn các anh chị trong ban tổ chức, Một năm hơn kề vai, gắng sức, quên mình… Nhân sự, địa điểm, hàng trăm việc linh tinh, Bao khó khăn phải vượt, cho trọn ân tình… Nguyễn Trãi, tình đồng môn càng thêm thắm thiết, Vui gặp lần này, đâu biết có lần sau? Thương Thầy, thương Cô, thương bạn, thương mình lắm, Gặp để chia lìa, ai cảm được niềm đau!

ĐSNT 2014 – Page 88


Chuyện Tử Sinh Nguyễn Tuấn NT 55-59

Đôi dòng tâm tình: Nguyễn Tuấn là cựu học sinh NT 55-59 và kỹ sư Nông Lâm Súc Sài gòn trước 75. Ông được Bộ Giáo dục cấp học bổng sang Thái Lan tốt nghiệp Bác sĩ Thú y. Về nước, ông tiếp tục giảng dậy ngành Thú ý ở một số trường Cao đẳng và Đại học. Về phương diện nghệ thuật, Nguyễn Tuấn là một nhạc sĩ khiêm nhượng dễ mến và rất được yêu chuộng qua nhiều bản nhạc đã được phổ biến rộng rãi trên internet... Xin hãy đọc mấy dòng ông tâm tình khi tôi hỏi ông chút “lý lịch” cho bài viết này: “Cuộc sống của tôi quá bình dị, chẳng có gì đáng nói! Đại khái là hồi nhỏ thì đi học, sau đó đi dạy rồi đi lính phải vào tù CS rồi đi Mỹ theo diện HO. Qua đây tôi làm tư chức sống qua ngày và bây giờ đã về hưu. Tôi sống với gia đình ở tiểu bang Pennysylvania và hiện tại chỉ biết cố gắng niệm Phật để được vãng sinh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Thời gian còn lại thì trông cháu, chơi bóng bàn, đi du lịch và viết nhạc lăng nhăng cho vui...” CĐVinh

Đ

ằng nào thì mình cũng đã hiện diện ở trên trái đất này rồi. Nếu nói như ai đó rằng mình “đầu thai nhầm thế kỷ” thì cũng chẳng thay đổi được cái lầm ấy và cũng chẳng làm cho cuộc đời mình tốt đẹp hơn. Mình không biết mình từ đâu tới đây, chỉ có điều chắc chắn là mình sẽ chết như bao tỷ người khác. Cái chết chưa đến nên mình có thể tìm hiểu về nó và xét xem sau khi chết rồi chuyện gì sẽ xẩy ra để biết đâu mình sẽ đỡ hoang mang sợ sệt khi chết và sẽ không bị “đầu thai nhầm” nghĩa là mình có thể hướng đến nơi mình muốn đến. Chuyện tử sinh được nhiều tài liệu, kinh sách nói tới. Tôi có đọc qua một số tài liệu về đạo Phật liên quan đến vấn đề này nên nay xin “túm” lại để bạn nào ngại đọc sách có thể xem phớt qua cho biết vấn đề. Đây chỉ là một mớ hiểu biết, chẳng phải một bài biên khảo nên sẽ không có tài liệu tham chiếu chi cả, nhớ đến đâu viết đến đấy để các bạn xem chơi trong lúc rảnh rỗi mà thôi.

Cái Chết Có lẽ ai cũng đồng ý rằng con người gồm hai phần: phần hữu hình tức là cái xác thân này và phần vô hình tức cái thần thức hay nói nôm na là cái hồn hay linh hồn. Làm người ai cũng phải chết nhưng khi nào chết thì ít ai biết trước được. Ta chưa chết nên chưa biết cái chết ra sao, nhưng căn cứ vào lời Phật

dạy và lời của các vị đã đắc pháp thì ta cũng có thể hiểu được phần nào về cái chết.

Thông thường chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật, là sự ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống. Khi một người không còn hít thở được nữa, tim ngừng đập, mất ý thức, mắt không còn nhận biết ánh sáng v.v... thì ta cho rằng người đó đã chết. Đó là cái chết lâm sàng tức cái chết của thân xác, của phần hữu hình. Cái xác này theo thời gian sẽ bị phân hủy, các chất vô cơ và hữu cơ tạo ra nó sẽ biến hóa vào trong trời đất. Sự tan rã của thân xác do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) tạo ra được mô tả một cách tỷ mỉ trong cuốn “Tử Thư Tây Tạng”, đọc khá là khó hiểu và... khó nhớ! Có người cho rằng chết là hết nhưng cũng có người đặt câu hỏi: Thế còn phần tinh thần, cái gọi là thần thức, thần hồn hay linh hồn đó sẽ ra sao? Nó có chết không? Về điểm này đạo Phật cho rằng chết không phải là hết mà thần thức của chúng ta sẽ tuỳ theo duyên nghiệp, tái sinh vào một trong sáu nẻo luân hồi. Để diễn tả một cách tổng quát tiến trình ĐSNT 2014 – Page 89


của sự chết ta có thể nói như sau: Khi thấy một người vừa tắt thở, chúng ta nói: đương sự bắt đầu chết. Khi thần thức của người ấy rời thể xác vào trung giới thành vong linh, chúng ta nói: đương sự đã chết. Khi vong linh ở trung giới chờ cơ hội thuận với duyên nghiệp của mình để đi tái sinh, chúng ta nói: đương sự đã chết và đang chờ tái sinh. Khi vong linh rời trung giới để trở lại luân hồi, làm trời, người, thần, súc sinh, ngạ quỷ hay tội phạm trong địa ngục, chúng ta nói: đương sự tái sinh.

Nói như vậy, chết có 2 nghiã: nghiã hẹp và nghiã rộng. Theo nghĩa hẹp, chết bắt đầu từ lúc chúng ta ngưng thở cho đến khi thần thức hay linh hồn của chúng ta ra khỏi thể xác, vào trung giới thành vong linh. Còn theo nghĩa rộng, chết bắt đầu từ lúc chúng ta tắt thở cho đến khi rời trung giới để tái sinh làm trời, người, thần, súc sinh, ngạ quỉ hay tội phạm trong địa ngục.

Thân xác của chúng ta vốn vô thường và vô ngã như mọi thứ trên đời này. Vô thường là biến đổi theo thời gian, nay vầy mai khác. Vô ngã là do nhân duyên hợp thành, đủ duyên thì còn, hết duyên thì diệt. Cái hồn cũng vậy, nó không vĩnh cửu mà tùy duyên tiến hoá và chỉ tồn tại trong lúc chúng ta chưa đắc quả A La Hán, tức qủa thánh thứ tư (cao nhất) của Thanh Văn thừa. Khi đắc quả A La Hán rồi thì cái hồn đó đi về đâu? Nó sẽ tan vào Chân Tâm, tựa như sóng biển khi chạm vào bờ sẽ tan thành nước, hòa vào biển vậy. Sự Tái Sinh Sau khi lìa khỏi thể xác, thần thức có thể sinh thẳng vào một cõi khác hoặc trở thành vong linh mang thân trung ấm một thời gian rồi sau đó mới sinh vào cõi khác, tựa như người vượt biên tạm thời phải ở hải đảo trước khi được một nước nào đó chấp nhận cho nhập cư lâu dài. Thân trung ấm là thân của chúng ta sau khi bỏ xác và trước lúc tái sinh. Thân này có thể đi xuyên qua tường vách và di chuyển đến bất cứ nơi nào nó muốn ngoại trừ tử cung của phụ nữ và đạo tràng của Thánh chúng. Vong linh trong thân trung ấm cũng bị nghiệp lực chi phối và có thể tiến triển qua hai giai đoạn: trung ấm pháp tính và trung ấm tái sinh. “Trung ấm pháp tính kéo dài khoảng 14 ngày”. Trong giai đọan này, vong linh có thể được chư Phật cùng Thánh chúng hiện đến tiếp dẫn, đồng thời cũng có thể bị sáu cõi luân hồi chiêu cảm. Nếu vong linh không được hóa sinh hay không tái sinh trong giai đoạn này, nó

sẽ rơi vào giai đoạn kế tiếp là trung ấm tái sinh. Trong giai đoạn trung ấm tái sinh, vong linh phải lưu lại trung giới chờ cơ hội thuận với duyên nghiệp của mình

(Hình minh họa ở trên chụp tại nghĩa trang Père Lachaise vào dịp lễ Toussaint Paris cuối tháng 10 năm 2013) để trở lại luân hồi như đã nói ở trên. Vong linh sẽ tái sinh vào cõi phù hợp với cái nghiệp mà tiền thân của nó đã làm trong quá khứ và đặc biệt là vào lúc lâm chung. Nếu phạm trọng tội, như giết cha, giết mẹ, chia rẽ chư tăng... mà khi chết lại không gặp duyên may đặc biệt nào thì sẽ bị đọa ngay vào địa ngục. Nếu lúc lâm chung chúng ta có một tâm nguyện mãnh liệt nào đó thì chúng ta sẽ tái sinh vào cõi phù hợp với tâm nguyện ấy. Những người có một thói quen kiên cố hay một đam mê mãnh liệt thì sẽ tái sinh vào cõi phù hợp với thói quen hoặc đam mê này. Những người không có đam mê hay thói quen đặc biệt nào thì sẽ theo tích lũy nghiệp để tái sinh, đại khái là: người ưa làm việc thiện có thể được sinh lên cõi trời; người hiền lương thường tái sinh làm người trở lại; kẻ giận dữ hay gây gỗ dễ thành aĐSNT 2014 – Page 90


tu-la; người si mê, trộm cắp sẽ thành súc sinh; kẻ tham lam, ích kỷ sẽ thành ngạ quỷ và kẻ độc ác sẽ bị đọa vào địa ngục. Từ Chuyện Tử Sinh rút ra được gì? Nếu quan niệm rằng chết là hết thì chẳng còn gì để nói nhưng nếu tin rằng sẽ có cuộc sống mới sau khi chết thì sự hiểu biết về cái chết cùng sự tái sinh sẽ rất hữu ích và có thể giúp ta hướng đến một đời sống mới tốt đẹp hơn. Tương lai của chúng ta phần lớn do chúng ta quyết định. Có người cho rằng cuộc sống hiện tại là tốt rồi, kiếp sau được như bây giờ hoặc hơn kém một tí cũng OK. Có người cho rằng cuộc sống hiện tại vất vả quá, phải lo lắng nhiều, lo kiếm tiền, lo nhà cửa, lo cho gia đình, con cái v.v... nếu được lên cõi trời chắc là khá hơn! Cũng có người cho rằng còn trong sinh tử luân hồi là còn khổ, chi bằng vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi là tốt nhất. Nếu cho rằng chết là hết rồi cứ thế làm bậy, cướp của giết người, miễn sao mình sung sướng là được thì chắc chắn cánh cửa địa ngục sẽ mở để đón những người này ngay trong hiện tại hoặc trong tương lai. Với những người tin rằng chết không phải là hết, Đức Phật chỉ cho họ những cỗ xe để họ có thể dùng chúng mà đến nơi họ muốn đến sau khi chết. Đó là ngũ thừa bao gồm: nhân thừa (tu ngũ giới để được tái sinh làm người), thiên thừa (tu thập thiện để được hóa sinh lên các cõi trời), thanh văn thừa (tu tứ đế để đạt quả A La Hán), duyên giác thừa (tu thập nhị nhân duyên để đạt quả Bích Chi Phật) và bồ tát thừa (tu lục độ để thoát ly sinh tử và giúp những chúng

sinh khác cũng thoát ly sinh tử như mình). Người theo đạo Phật thường hiểu sự chết theo nghĩa khá tích cực. Đó là cơ hội để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi hoặc là cơ hội để làm lại cuộc đời nghĩa là tái sinh làm người với hoàn cảnh tốt đẹp hơn hoặc hóa sinh vào cõi khác an lành, sung sướng hơn như Thiên đường, như Cực Lạc. Làm sao để thoát ly sinh tử, để làm lại cuộc đời? Phải “tu” thôi! Tu để chuyển nghiệp hầu có thể thoát ly sinh tử hoặc làm lại cuộc đời. Người tu thiền phải giữ tâm thanh tịnh để nhập Niết Bàn họăc chứng Pháp Thân. Những người khác phải có một tâm nguyện mãnh liệt rằng mình sẽ tái sinh vào một cõi nào đó. Thí dụ người theo đạo Thiên Chúa thì phải thiết tha cầu mong sau khi chết sẽ được về với Chúa ở trên Thiên Đường. Người tu Tịnh Độ thì phải tin tưởng mãnh liệt là có cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà đồng

thời phải siêng năng niệm danh hiệu của Phật A Di Đà để xin Ngài hiện đến đón mình vào lúc lâm chung. Nghiệp là yếu tố quyết định cảnh giới chúng ta sẽ tái sinh, trong đó cận tử nghiệp có vai trò ưu tiên và quan trọng. Cận tử nghiệp là những gì mình làm, nghĩ, nói và ao ước trong lúc lâm chung tức là cái tâm

nguyện của người hấp hối. Do đó, một người không theo đạo Phật nhưng lúc lâm chung được thiện tri thức khuyên nên niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu sinh Cực Lạc mà người ấy cũng vui vẻ niệm Phật và thiết tha cầu mong Ngài đến đón thì vẫn có thể được vãng sinh như thường! Tại sao? Vì Phật A Di Đà có hứa sẽ tiếp dẫn vong linh của người chết về cõi tịnh độ của Ngài nếu người đó tin có cõi Cực Lạc và chịu khó niệm danh hiệu của Ngài vào lúc lâm chung. Đó chính là lý do mà những người tu theo Tịnh Độ thường mời các thầy đến tụng kinh A Di Đà và niệm danh hiệu Phật A Di Đà cho người thân vào lúc lâm chung. Nếu trong lúc các thầy làm lễ, vong linh của người chết phát được lòng tin muốn về Cực Lạc và vui vẻ niệm hồng danh của Phật A Di Đà liên tiếp 10 lần thì chắc chắn sẽ được Ngài tiếp dẫn. Tuy nhiên, chúng ta phải tôn trọng ý muốn của người chết. Nếu họ không tin vào Phật thì không nên khuyên họ niệm Phật, chỉ nên khuyên họ đừng tham luyến tiền tài, danh vọng, người thân v.v. để ra đi thanh thản với hy vọng được tái sinh vào một cõi lành. Tóm lại, chết là cơ hội để thoát khỏi sinh tử luân hồi hoặc để được tái sinh vào các cõi khác tốt đẹp hơn. Vì thế lúc còn sống nên có tâm nguyện hướng đến một cõi lành nào đó và cố sống lương thiện để tránh nghịch duyên. Nam mô A Di Đà Phật. 10-10-2013 ĐSNT 2014 – Page 91


Biết hỏi ai bây giờ Thi sĩ Tuệ Kiên Vũ Văn Sang NT 58-62 Cho tới hôm nay tôi vẫn không hiểu tại sao cha tôi lại nộp đơn cho tôi thi vào lớp đệ thất trường trung học Nguyễn Trãi niên khóa 1958 – 1959. Lúc bấy giờ, tôi chỉ là một chú bé vùng quê vừa mới thi đỗ văn bằng tiểu học. Tôi thật không biết một tí nào về ngôi trường trung học mang tên vị công thần nổi tiếng ấy! Trường ở đâu? Từ bao giờ và có bao nhiêu lớp đệ thất? Tôi hoàn toàn mù tịt, chẳng hiểu “mô tê” gì hết! Tôi cũng không nhớ là mình có phải ký tên vào tờ đơn xin thi tuyển hay không? Chỉ biết tới ngày thi thì đi thi, thế thôi… Chị em chúng tôi theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954, được tạm cư tại vùng Chợ Cầu, gần

Quán Tre tỉnh Hốc Môn. Anh cả lớn hơn tôi gần hai con giáp nên đã đi làm, sống tự lập từ lâu ở Hà Nội cũng đã nhanh chân lánh nạn cộng sản trước chúng tôi vài tháng. Cả gia đình được chính phủ cấp cho một căn nhà mái tôn gần sát “nhà thờ đổ”, ấy là ngôi nhà xây toàn bằng gạch rất đồ sộ nhưng bị chiến tranh tàn phá, không xử dụng được nữa! Các gia đình Thiên Chúa giáo gần xóm tôi đi lễ ở một nhà thờ khác thuộc khu định cư của người công giáo. Nơi đây, có trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, chị em chúng tôi phải đi bộ gần 2 cây số mới tới trường. Học mỗi ngày hai buổi vì thế chúng tôi phải mang theo cơm ăn bữa trưa. Trường tôi dạo ấy có rất nhiều thầy giáo

Lớp nhất trường Trần Quốc Tuấn Sang cầm cái mũ)

giỏi chẳng thế mà năm thi tiểu học, gần như cả lớp đều đậu. Các thầy đều do cha Xứ chỉ định, một số là “thầy Sáu” kiêm nhiệm việc dạy dỗ học sinh. Mỗi sáng, chúng tôi đều phải đứng dậy, khoanh tay đọc kinh trước khi học toán, khoa học thường thức hay luận văn… Kỷ luật nhà trường rất nghiêm, thầy dạy âm nhạc một lần đã cho tất cả học trò các lớp tập trung ở nhà thờ để cùng tập hát. Lúc xế chiều, không hiểu trò nào đã phá phách trong giờ hát mà thầy giận... rút cán cờ đuôi nheo đánh từng đứa một! Thầy đánh mạnh quá làm gẫy một số cán và đám con trẻ khóc như ri. Lúc thầy đi gần đến chỗ tôi ngồi thì vừa lúc một số phụ huynh đến đón con, đã nóng ruột khi chứng kiến cảnh tượng này nên xông vào nhà thờ phản đối. Thầy sợ bị hành hung nên đã ngưng tay và rút lui về nhà cha Xứ rồi từ đó về sau, tôi không còn thấy thầy dạy hát ở trường này nữa. Mỗi chiều tản bộ về, chúng tôi luôn “chạm trán” với nhóm “nam kỳ” trường công lập Chợ Cầu đi ngược chiều. Có lẽ vì đám “bắc kỳ di cư” luôn bị chọc ghẹo là “bắc kỳ ăn cá rô cây…” nên hai bên cứ gặp nhau là đánh nhau! Mỗi phía cử ra hai đứa để đánh tay đôi. Lớp lớn trường tôi thì có bạn Hùng, võ nghệ cao ĐSNT 2014 – Page 92


cường nên lần nào cũng thắng; lớp nhỏ thì tôi hay bị đẩy ra “chiến đấu”! Thuở ấy, tôi khoẻ như trâu nhưng cũng có khi bị đánh xưng mặt, chẩy máu mũi rồi về nhà lại lãnh thêm mấy cây roi của cha tôi nữa… Sau kỳ thi, tôi may mắn trúng tuyển vào lớp đệ Thất. Anh tôi đang là công chức ở Saigon nên cha tôi gửi ở trọ nhà anh chị cho gần trường và mua cho tôi chiếc xe đạp để di chuyển. Ở vào thời ấy mà có được chiếc xe đạp thì phải hiểu là cả một sự hy sinh lớn lao cộng với tình thương yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Rồi sau đó, phải xa cha mẹ nên nhiều đêm tôi đã khóc một mình... không giám cho anh cả tôi thấy! Trời đổ nắng chang chang, tôi rủ một số bạn ở gần chợ Bàn Cờ, đạp xe đi học dưới những hàng me dọc hai bên đường. Hồi đó, vì học nhờ trường tiểu học Lê Văn Duyệt ở cuối đường Phan Đình Phùng nên chúng tôi chỉ được học vào giữa trưa xế chiều. Lớp tôi là đệ thất B3 nằm trong dẫy nhà lợp ngói nên buổi trưa không nóng lắm! Tôi nhớ mãi vào giờ ra chơi, với các bạn thi đua đánh đáo ăn tiền, đá cầu, bắn bi... Nguy hiểm nhất vẫn là trò chơi đuổi bắt xung quanh cái hồ bơi đã cạn nước ở sát hàng rào, chúng tôi nhẩy lên, nhẩy xuống bao nhiêu lượt mà may mắn chẳng đứa nào bị gẫy chân, kể cũng lạ! Bạn Phạm Hữu Hiếu có tài đánh đáo, đá cầu, đánh ping-pong; Nguyễn Địch Hoàn, Nguyễn Huy Minh bơi lội rất giỏi… Cái “xóm nhà lá” lớp tôi có Lê Anh Vũ, Nguyễn Ích Thọ, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Ngọc Đỉnh… toàn là những tay cao lớn, anh hùng cả! Chỗ nào có đánh nhau là có mặt

mấy anh chàng này nhưng đừng tưởng “xóm” này học dở đâu nhé! Lê Anh Vũ học không thua gì mấy tay có tiếng học giỏi như Nguyễn Văn Chương, Đàm Đình Bình, Vũ Công Bính, Nguyễn Viết Kim, Lê Văn Thu… Khi tan trường về, tôi hay cùng bạn Vũ Ngọc Chương ghé tiệm chơi đá banh bàn. Bình thường thì tôi giữ “gôn”, Chương luôn

Hình chụp năm đệ ngũ Nguyễn Trãi, chụp ở lối vào chùa Giác Viên, Bình Thới bây giờ là Đầm Sen ở hàng trên làm bàn. Cặp bài trùng hai đứa chẳng xuất sắc gì cho lắm vì có khi được, khi thua! Hôm nào không về với Chương thì tôi đạp xe về cùng với Lê Hoàng Hinh, học khác lớp nhưng lại ở cùng xóm và Hinh hay rủ rê tôi ghé chợ Vườn Chuối ăn đậu đỏ bánh lọt, uống nước đá lạnh “sirô”. Má Hinh có sạp bán trầu cau ở chợ này, tôi biết bà thương chúng tôi lắm! Bây giờ Hinh vẫn ở Saigon, cuộc sống vất vả và hai đứa vẫn liên lạc với nhau. Mỗi

tuần, trường có một giờ tập thể dục ở sân Hoa Lư. Nơi đây, sau giờ tập, chúng tôi thường ở lại chia phe đá bóng dưới sự chỉ dạy của huấn luyện viên; có lúc đấu giao hữu với học sinh các trường bạn như Kỹ Thuật Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ... Tôi vì nhỏ con nhưng có cú “sút” rất mạnh nên thường được thủ quân đội bóng cho làm hậu vệ giữ thành và cũng vì khuyết điểm đó mà tôi không đủ tiêu chuẩn để được đề cử vào hội banh chính thức của trường Nguyễn Trãi. Cũng do dáng dấp nhà quê, khù khờ, nhỏ con ấy nên vài bạn có máu “cao bồi” hay bắt nạt tôi và mỗi lần bị nạn thì anh Trần Quốc Hoàn dáng vóc còn lùn hơn tôi lại đứng ra bênh vực với đôi bàn tay cứng như thép! Một lần, Hoàn “dằn mặt” đám ấy : “Đứa nào mà đụng tới thằng Sang, tao sẽ thanh toán từng đứa một!”. Lời hăm dọa ấy tỏ ra có hiệu quả vì từ đó, chẳng ai còn dám chòng ghẹo tôi nữa. Ngoài bạn Trần Quốc Hoàn (đã qua đời mấy năm trước ở nam Cali), còn có Nguyễn Địch Hoàn, Vũ Ngọc `Chương cũng sẵn sàng bênh vực cho tôi. Bây giờ hồi tưởng lại, tôi vẫn nhớ ơn các bạn này vì nhờ họ mà tôi đỡ phần nào mặc cảm... Vũ Đình Hiến, em tôi thi trượt vào trường Nguyễn Trãi nhưng năm sau, nhờ tôi kèm ráo riết nên đã đậu được vào niên khóa 1960-1961 và học cùng lớp với các bạn Hân, Đạo, Kiểm… Có duyên nên chúng tôi lại gặp nhau ở Mỹ nhưng tiếc thương cho Hiến, em tôi đã mất tích trong trận đánh biển người của quân cộng tại đèo An Khê, tỉnh Qui Nhơn vào giữa tháng 3 năm ĐSNT 2014 – Page 93


1975. Anh cả của chúng tôi cũng kẹt ở miền Nam vì không phương tiện di tản và anh đã cố gắng đi tìm xác em mà không kết quả! Em tôi ưa thích đàn ca, kịch nghệ... còn tôi thì đam mê thể thao nên hai anh em chơi với bạn bè khác hẳn nhau. Hiến có nhiều truyện ngắn đăng trên báo Ngôn Luận, được trả nhuận bút đàng hoàng. Hình như em cũng có liên hệ, học hỏi với nhà văn Lê Tất Điều, một đàn anh Nguyễn Trãi hiện đang cư ngụ ở San Diego, song tôi chưa có dịp liên lạc hỏi thăm. Niên khóa 1962-1963, lên đệ tam, tôi phải chuyển sang Chu Văn An. Kể từ đó, bạn bè Nguyễn Trãi bị phân tán ra nhiều lớp! Tháng đầu tiên ở trường mới, tôi nhớ da diết các bạn cũ lớp đệ tứ B3 vì bốn năm chung lớp, vui buồn có nhau nên thân thiết. Qua tháng sau, bài vở khó dần vì thế mọi người lo học, nỗi nhớ nhung bớt đi theo thời gian và tôi hòa nhập vào sinh hoạt của trường mới Chu Văn An lúc nào cũng không hay... Biến cố tháng Tư đen làm hàng triệu người đau khổ, nhà tan cửa nát. Gia đình chúng tôi cũng phải chịu chung cảnh nát tan giữa biến cố này. Trong tình hình hỗn loạn, tôi đưa mẹ tôi chạy lên nhà người em họ ở đường Hai Bà Trưng để tránh pháo kích, lúc sửa soạn nấu cơm... may thay, từ căn cứ hải quân, anh rể tôi tìm ra được chúng tôi nên anh dẫn mọi người lên tầu HQ-2 đang cập bến Bạch Đằng cùng với HQ-1 và HQ-3. Khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì những con tầu này của Hải quân Việt Nam đã ở vị trí rất xa rồi… Cha tôi đã bị kẹt lại

vì chạy lên nhà đứa cháu ở trường đua Phú Thọ để tiện đi về trông nom nhà cửa như kinh nghiệm lần chạy giặc Tết Mậu Thân năm 1972 nên không đi chung với gia đình. Cha tôi sống cô đơn ở căn nhà gần xạ trường Bình Thới tức bãi tập bắn của Cảnh sát quốc gia thuộc quận 11. Khi xưa cha tôi đã bị liệt vào thành phần địa chủ và phải trốn khỏi làng Thọ Trương thuộc tỉnh Hải Dương, ra Hà Nội trước khi cộng sản mở chiến dịch đấu tố vì thế ông rất sợ và thề không đội trời chung với bọn người gian ác này. Khoảng trung tuần tháng 6 năm 1976, ông đã tự chọn cho mình cái chết! Người đến bến Bạch Đằng, nhảy xuống sông Sài Gòn và 3 ngày sau, anh tôi mới được báo tin, đi nhận xác cha về chôn cất. Như vậy, chỉ riêng gia đình tôi đã có hai người chết vì ách nạn cộng sản, còn biết bao gia đình nữa đang sống yên ổn trên mảnh đất tự do đã bị chết oan ức trong cuộc chiến tương tàn do cộng sản miền Bắc phát động. Họ chủ trương chiếm trọn miền Nam, bất chấp mọi hiệp ước. Họ hy sinh hàng trăm ngàn thanh thiếu niên bộ đội “sinh Bắc tử Nam”. Họ vô cảm trước mọi khổ đau của hàng triệu đồng bào thuộc cả hai miền… Sau tháng tư đen 1975, cả triệu người dân tìm đường lánh nạn cộng sản. Dù phải đối diện với cái chết vì đói khát, bão tố trên

biển cả... Họ vẫn tìm mọi cách vượt biên bằng đường biển hay đường bộ. Một số khác may mắn hơn, được ra đi chính thức theo diện HO, đó là những quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sống sót trở về sau nhiều năm bị cộng sản đầy ải trong các trại tù khổ sai. Bạn bè và họ hàng ngày xưa nhờ đó đã từ từ bắt liên lạc được với nhau... Đến khi “Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi” được thành lập ở Nam California chúng tôi mới có cơ hội điện thoại thăm hỏi rồi gặp gỡ nối lại tình đồng môn đầy ý nghĩa… Đặc biệt, khi có trong tay cuốn Đặc san Nguyễn Trãi xuân Tân Tỵ 2001, tôi đã tìm được anh Võ Tá Hân ở danh

anh Võ Tá Hân NT63-70 sách hơn ba trăm cựu học sinh đăng trong phần cuối Đặc San. Tôi liên lạc ngay với anh Hân lúc đó đang làm việc ở Singapore để hỏi xin nhạc Phật giáo dùng trong những chương trình phát thanh Tiếng Từ Bi do nhóm Phật tử Đạo Tâm tại Texas thực hiện. Về sau, anh Hân giới thiệu tôi với anh Nguyễn Tuấn cũng là một đồng ĐSNT 2014 – Page 94


khúc Phật giáo trong CD “Anh nếu biết”... Phạm Mỹ Lộc với “Quê hương tuổi nhớ”, “Nắng thu” là những bài hát âm hưởng nhẹ nhàng, thơ mộng… và những “Bài không tên”... Đức Huy lừng danh với dòng nhạc trẻ, tiêu biểu là nhạc phẩm “Và con tim đã vui trở lại”... Nam Lộc hiện là MC của Asia

anh Nguyễn Tuấn môn Nguyễn Trãi. Anh đã sáng tác những nhạc phẩm rất giá trị rồi sau đó, chúng tôi thân nhau hơn, cho ra đời những bản nhạc Phật giáo. Người xưa có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Phải chăng cách dạy nhạc của nhạc sĩ Chung Quân đã ảnh hưởng sâu đậm đến những thế hệ học sinh của mình mà miền Nam nước Việt đã có rất nhiều nhạc sĩ xuất thân từ Trung học Nguyễn Trãi: Võ Tá Hân được vinh danh là người sáng tác nhiều tình ca và là nhạc sĩ có nhiều CD nhạc Phật nhất nước, gần đây anh đã viết nhiều trường ca phổ từ kinh, chú Phật giáo như Trường ca Kinh pháp cú, Kinh phổ môn, Chú vãng sanh... Ngô Thụy Miên với nhiều tình khúc lãng mạn và nổi tiếng một thời như “Riêng một góc trời”, “Tháng sáu trời mưa”... Vũ Thành An với “Tình khúc thứ I” và rất nổi danh với “Saigon ơi vĩnh biệt”, “Người di tản buồn”... Nguyễn Tuấn với “Chiều bên sông” và những ca

Bốn năm theo học tại trường Nguyễn Trãi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm êm đềm và tôi rất hãnh diện đã là một cựu học sinh trường này. Vâng! Thưa các bạn... Tuy nhiên, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết tại sao tôi lại thi vào Trung học Nguyễn Trãi. Cha tôi đã khuất, “Biết hỏi ai bây giờ?”

NON SÔNG

Bà Tú Xương và Em "để vặng các bác NT gái... suốv đời vận vụy" Thơ Nguyễn Trần Trác NT57

Anh dù chểng “phong nưu” như nà ông Tú Nhưng gm vảo vặn như bà Tú ngày xưa Dẫu chểng mom sông phải nặn nội vhân cò Em vấv bậv suốv ngày sớm mai, chiốu vối Những buụi đạp xg vrên đường dài nắng cháy Hay những chiốu vố em ướv nạnh vrong mưa Hai bàn vay em giờ xanh nụi gân vhưa Ôi nhớ bàn vay của mộv vhời con gái Nắm bàn vay em anh vhấy nòng ái ngại Em đứng bên mình sao vhương nhớ rưng rưng...

ĐSNT 2014 – Page 95


M ột chuyến đi thú vị Tản mạn Nguyễn Duy Vinh NT58 Viết xong cuối thu 2013 Nếu không có mấy người bạn Québecois rủ rê đến đảo để cùng giúp họ tổ chức một khóa tu thiền theo Pháp môn Làng

Mai thì chắc chúng tôi chẳng bao giờ đi thăm đảo này. Hòn đảo có cái tên rất nhẹ nhàng hình như đã được một thuyền trưởng hay một chúa đảo nào đó trong quá khứ (tức là cũng gần đây thôi) vì thương nhớ người tình mới đặt cho nó

một cái tên khá thơ mộng “Les Îles de la Madeleine”. Hai vợ chồng tôi khăn gói quả mướp lên đường thật sớm để hưởng những ngày thong thả trên đảo trước khi được hay bị (?) xung công vào khóa tu. Có

nhiều cách đến đảo này lắm! Các bạn đi tàu “ferry” (traversier) hoặc đi máy bay. Đi tàu thì bạn có thể đem theo cả xe hơi và bạn phải lái đến các cảng đỗ như Souris ở Prince Edward Island (PEI) hoặc ở Montréal (mới đây nghe nói đi từ Trois-Rivières cũng được). Mấy chiếc tàu này khá to, đuôi nó mở rộng ra (giống như loại tàu há mồm của hải quân Hoa Kỳ dùng vào thời điểm di cư năm 54 ở nước ta!) để hành khách có thể tự lái xe lên tàu, xin xem hình ở trên. Còn nếu bạn ít thời giờ hoặc dư giả tiền bạc thì đi máy bay như chúng tôi đã làm... Hai vợ chồng bay từ Dorval với Air Canada. Những máy bay của Air Canada chở hành khách đi đến đảo thuộc loại hai động cơ do hãng Bombardier chế tạo tên là Dash 8 (và đa số là Series 300 chở tối đa khoảng 50 người mỗi chuyến), xin xem hình bên cạnh chụp trước khi chúng tôi lên phi cơ... Máy bay đáp xuống sân bay Havre-Maison vào khoảng một giờ rưỡi chiều và cô Louise (một người bạn mới và cũng là một thành viên của ban tổ chức khóa tu) đã có mặt để đưa chúng tôi về nhà trọ. Nhà trọ đẹp lắm, nằm gần biển, sừng sững một mình một góc trên

đỉnh đồi nhìn ra biển mênh mông. Con người ta đứng nhìn biển cả bao la bỗng thấy mình nhỏ bé quá! Tôi cứ ngồi cả giờ lặng đi trước khung cảnh hùng vĩ đó. Biển xanh rì bao bọc... khi gió êm thì biển lặng, khi nổi cơn gào thét thì biển trả lời bằng những đợt sóng đập tới tấp vào bờ và chính những đợt sóng này đã là nguyên nhân gây ra nhiều phiền toái, lo lắng cho người dân trên đảo. Lý do giản dị là những cơn sóng đó đủ sức cắt mòn những bờ vách thiên nhiên quanh đảo và dần dần làm sụt lở những bức tường thiên nhiên này. Với thời gian, nếu không có phương pháp “trị sóng” thì sẽ có lúc không còn đảo nữa vì khi đất hết, nước biển sẽ tràn ngập khắp nơi. Bao nhiêu năm nữa? Chắc có bạn sẽ thắc mắc hỏi... Chúng tôi không có câu trả lời chính xác, có người nói trong vòng một thế hệ. Không dám nghĩ đến chuyện này nhưng đi đâu cũng nhìn thấy nó! “Érosion” là tên tiếng Pháp để gọi hiện tượng ấy mà cháu bé Ismail, học sinh lớp 5 trường làng “École Primaire aux Iris” đã lên tiếng cảnh tỉnh khi chúng tôi đến thăm trường lớp và hỏi em: “Qu’est-ce-qui vous concerne le plus les Madelinots?”. Tôi xin kèm theo tấm hình bên cạnh cho thấy sức ĐSNT 2014 – Page 96


mạnh của sóng ngày đêm vỗ vào bờ... Cô Linda chủ nhà trọ cho biết ngay đất nhà cô cũng lở và sụp dần... cô lo không biết lúc nào phải dời nhà hoặc bán đi để mua căn nhà mới xa bãi biển hơn. Chúng tôi rất xót xa khi nghe những tâm tình đó nhưng cũng được biết dân đảo đã tìm mọi kỹ thuật để giảm bớt sức mạnh của sóng biển... Khi thì thấy họ đổ đá dọc theo bờ biển, khi thì thấy họ dùng những khối xi măng to dựa theo phương pháp của người Hy Lạp và Bồ Đào Nha (còn có tên là dollos) như tấm hình dưới đây: Việc đổ đá ven bờ tốn kém lắm! Theo ước lượng thì cứ một cây số đường biển sẽ tốn khoảng 100 ngàn đô la (Gia kim). Bạn cứ tính thử với khoảng 300 cây số đường vòng vèo quanh đảo mà đổ chứng ấy đá sẽ lên tới 30 triệu đô. Tiền này không lớn so với số tiền chi tiêu của chính phủ Québec xấp xỉ 73 tỉ đô la (tức khoảng 4% tổng số chi tiêu) theo như hồ sơ chính thức của chính phủ cho biết hiện nay. Những ngày kế tiếp trên đảo sinh hoạt thảnh thơi và thư giãn

hơn. Sau khi ăn sáng, ngày nào chúng tôi cũng cuốc bộ cả giờ dọc theo bãi biền. Vào mùa này, bãi dài và rộng vắng bóng người, gió thổi mạnh từng cơn và nhiệt độ có hôm xuống

khoảng 5 hay 6 độ. Chúng tôi bảo nhau ăn mặc thật ấm, cũng may nhờ mặt trời ban cho những tia nắng ấm nên gió có thổi cách mấy chúng tôi cũng không ngần ngại đi! Trời xanh ngắt không một cụm mây, sóng vỗ lăn tăn có lúc cuộn thành một khối trắng thoai thoải tiến vào đất liền. Hôm nào gió ít thì sóng như ôm lấy bờ, mơn trớn vuốt ve giống như bàn tay yêu thương của những người tình đang âu yếm! Bất chợt, tôi nhìn sang vợ... nàng lại đi nhanh quá làm mình không thể đưa bàn tay lạnh ngắt sang nắm lấy tay nàng! Một cảm giác hụt hẫng

xâm chiếm tâm hồn nhưng thoáng qua đi với tiếng vỗ của một vài cơn sóng lớn tuy nhiên nó đã làm lòng tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng... Xin xem hình tôi dưới đây: “người hùng trên biển xanh” Hôm nào trời lạnh và ít gió, chúng tôi rủ nhau đi hái những quả“canneberges”(cranberries), từ điển mới trong nước gọi là quả “nham lê”. Dọc theo bãi biển, những quả dại mọc đầy bãi lau sậy, quả nào quả nấy đỏ mọng len lỏi mọc trong đám cỏ lau và khi hái thì chúng phô trọn tấm thân “kiều nữ”, thế là mình chỉ đưa hai tay vào bốc, giật, kéo và hốt ra từng chùm “nham lê”. Không giấy bút nào tả được cái hạnh phúc ấy giống như ta bắt được vàng! Nụ cười

của hai đứa chúng tôi trên tấm ảnh dưới đây chứng minh cho điều đó. Bỗng dưng trong đầu tôi lóe lên bài hát mà tôi đã học được trong một khóa tu : Le bonheur est maintenant Je laisse tomber tous mes soucis Nulle part où aller Et rien à faire À présent je prends mon temps Bài hát đưa tôi về với giây phút hiện tại. Giây phút ấy tuyệt vời, viên mãn. Tôi lại lẩm bẩm một mình: quá khứ đã qua rồi, tương lại thì chưa tới... giây phút hiện tại này đây mà ta còn không tiếp xúc được thì đúng là mình đang sống với ma. Những ngày kế tiếp trên đảo, chúng tôi được đi xem một khu vườn trồng táo và làm rượu “xít” (cidre). Hàng trăm ngàn quả táo mọc đỏ chín bám lủng lẳng vào thân cây. Nhìn là đã thèm lắm, chỉ muốn xin được một quả đưa ngay vào mồm cắn từng miếng táo ngon ngọt nhai luôn cả vỏ. Đây là một hạnh phúc lớn vì được sống gần thiên nhiên, lại còn được ông chủ

ĐSNT 2014 – Page 97


vườn táo cho nếm món rượu “xít” thơm nồng, uống vào mà không dám nuốt chửng sợ mất đi hương vị táo tạo cho người thưởng thức một cảm giác đê mê khoan khoái. Rồi chuyến đi là khóa tu thiền được tổ chức trên đảo Grande Entrée nằm tận phía bắc của nhóm đảo Madeleine. Đảo Grande Entrée không xa nhà trọ, chúng tôi lái xe khoảng gần một tiếng. “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi”... mà đường đi cũng lại quá ngoạn mục! Xe lái dọc theo xa lộ 199, đường thẳng tráng nhựa rộng thênh thang chạy dài tít chân trời với hai bên là biển xanh rì. Trời xanh quang đãng không một gợn mây nhưng mây ở đây thì “chúng nó” đến nhanh lắm và không bao giờ hỏi ý kiến mình! Đang đẹp trời như thế mà khi chúng tôi đến khu nghỉ mát “La Salicorne” (nơi có khóa tu) thì mây đã ùn ùn kéo đến... Đây

lại là bài học quý giá khác về tính vô thường: Mặt trời nhất định không chịu thua, cố hắt tia nắng yếu ớt cuối ngày qua đám mây và khi mây thiếu tập trung bay xa nhau quá thì những “bó” nắng ấy xuyên qua được, rọi chiếu ánh sáng xuống mặt biển xanh phẳng lặng tạo nên một khung cảnh

hùng vĩ. Tôi vội ngừng xe và đem máy ảnh ra chụp... Cảnh tượng ấy người trên đảo thường được xem và họ gọi những “bó hoa trời” đó là “des pieds de vent” nôm na dịch là “chân gió” hay tả cho nó thơ mộng thêm tí nữa là “những sợi tơ trời lơ lửng, đang còn vất vưởng lưu luyến những giây phút trần gian. Xin dán xuống đây tấm hình cô Louise gửi tặng (đẹp hơn tấm hình tôi chụp rất

Có những buổi thiền thư giãn, buổi tập động tác Yoga hay khí công, ngoài ra vào ngày thứ nhì có Pháp thoại, Pháp đàm và buổi chót của khóa tu có năm anh chị xung phong làm thành viên của một “panel” chia sẻ về 5 giới cho người tu tại gia. Trước khi ra về, mọi người tụ họp nơi thiền đường (xem hình dưới đây) để chụp một tấm hình lưu niệm. Ai nấy hớn hở chia tay, ôm chầm lấy nhau trong tư thế thiền ôm (phải thở đủ ba

nhiều). Lúc đó mình cố gắng quay về với hơi thở để thật sự tiếp xúc được với cảnh tượng thần tiên, nhiệm mầu trong đó gió, mây, tia sáng mặt trời, biển xanh cùng quấn quít vào nhau mà hiện hữu. Cảnh tượng ấy kéo dài độ mươi mười lăm phút cho đến khi mây đến thật nhiều, rồi mặt trời sửa soạn đi ngủ, và cũng là lúc chúng tôi vào khóa tu. Khóa tu do người Canada Pháp tổ chức. Tôi phải nói ngay là rất chu đáo, chương trình sinh hoạt mỗi ngày được thông báo từ trước gồm có những giờ thiền ngồi (thiền tọa) và thiền đi (kinh hành hoặc thiền hành ngoài trời). Ăn cơm sáng trưa chiều hoàn toàn trong im lặng và mỗi bận trước khi ăn đều có một anh hay chị thiền sinh đọc 5 lời quán nguyện (bằng tiếng Pháp).

hơi) và chúc nhau những ngày tươi đẹp nhất... Chúng tôi cũng lại khăn gói quả mướp lên đường và cũng không quên dừng chân ngắm cảnh biển lần chót trước khi về lại nhà trọ. Buổi tối hôm đó trước khi đi ngủ, chúng tôi lại rất hạnh phúc được xem cảnh mặt trời lặn trên biển lần cuối trước khi giã từ, ngày hôm sau lên máy bay về lại Montréal. Thật là một chuyến đi thú vị.

ĐSNT 2014 – Page 98


ĐSNT 2014 – Page 99


ĐSNT 2014 – Page 100


QUAN NIỆM VỀ LINH HỒN Tác giả: Ngô thị Quý Linh & Đỗ Hoàng Ý

Ngày nay, khoa học kỹ thuật và tinh thần duy lý phát triển mạnh mẽ, nhưng nhu cầu tìm hiểu và chứng nghiệm về linh hồn không hề giảm đi, vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu chú tâm tìm hiểu với những phương tiện khoa học tối tân nhất. "Linh hồn" thực sự bí ẩn và vẫn luôn là một trong những vấn đề bí ẩn nhất của “thế giới vật chất tương đối” của loài người. Từ bao năm nay, linh hồn được tin là “hiện hữu” theo trường phái triết học duy tâm. Linh hồn, thuộc "thế giới phi vật chất" siêu hình, là đối tượng nghiên cứu của niềm tin tôn giáo hoặc một sự xác tín triết học, nhưng với triết học duy vật thì tất cả tư duy của chúng ta chẳng qua là kết quả của các phản ứng sinh lý hóa trong bộ não “vật chất” và không thoát khỏi số phận là đối tượng khảo sát của khoa học. (hình: nguồn internet)

Trước khi trình bày tổng quát các quan niệm về linh hồn theo dòng lịch sử của nhân loại, chúng tôi xin nêu lên những quan tâm đặc biệt hầu mong giúp chúng ta sẵn sàng hòa hợp và cảm thông hơn trong các cuộc tranh luận: - Ngôn ngữ có giới hạn. Ngôn ngữ của chúng ta có hình thức phân biện theo những quy luật, theo tiêu chuẩn của ngữ học, của xã hội thay đổi tùy theo chủng tộc, địa phương và cũng còn thay đổi theo các giai đoạn lịch sử thế giới. Ngôn ngữ là sản phẩm tùy thuộc vào cảm quan, giác quan và trí năng duy lý của con người, thuộc về “thế giới vật chất tương đối” này vì thế ngôn ngữ rất khó diễn tả, truyền đạt hay giải thích rõ ràng đúng mức những thực thể thuộc về “thế giới phi vật chất” bên kia, “thế giới của linh hồn”, với hiện tính chỉ có thể kiến ngộ được bằng những cách thể nghiệm trực tiếp từ trong tâm. Hiểu như vậy, mong rằng chúng ta: - sẽ không quá lệ thuộc vào ngôn ngữ, văn tự - sẽ không bị vướng mắc vào các quan niệm, lý thuyết, từ chương mà thiếu sót phần thể nghiệm, vì ngại rằng chính mình bị đánh lừa: lầm tưởng mình đang phát triển về tâm linh nhưng không ngờ chỉ là thúc đẩy tăng trưởng thêm cái bản ngã cho thích hợp với quy ước hiểu biết của xã hội ta đang sống. - Các cảm quan và giác quan của con người có giới hạn.Thêm nữa, chúng ta thường dùng các cách biện luận với những thuật ngữ tâm lý hoặc bằng những biện chứng qua ngôn từ để tìm hiểu, trao đổi suy nghĩ về những thực thể mà cảm quan, giác quan của chúng ta không “thấy” được. - Tìm hiểu về cơ học lượng tử, ta thường áp dụng những suy nghĩ của thế giới Vĩ mô vào thế giới Vi mô. Như thế là các suy nghĩ, lý luận sẽ dễ dàng sai lạc. Vật chất trong thế giới vĩ mô không hoán chuyển. Vật chất trong thế giới vi mô thường xuyên hoán chuyển: lượng tử vừa là sóng,vừa là hạt. - Các nguyên tắc và các quy luật vật lý đã được chấp nhận không đủ để giải thích các hiện tượng tâm linh. Do các lẽ đó, chúng ta thường xuyên gặp khó khăn khi tìm hiểu, trình bày và thảo luận các quan niệm về linh hồn. Thời gian

- Nền văn hóa - Tín ngưỡng - Triết thuyết - Khoa học

12000 -5000 B.C.

Mesolithic Age

Quan niệm & Luận giải về Linh hồn

Văn hóa Hòa Bình (Hoabinhian life) ĐSNT 2014 – Page 101


8000 -1000 B.C.

Thời đại Đồ Đá (Neolithic Age)

Tìm thấy những vật dụng cá nhân được chôn theo người chết trong những ngôi mộ của người tiền sử trong vùng Đông Nam Á.

5000 B.C.

Thời đại Đồ Đồng (Bronze Age)

Những ngôi mộ chứa hàng trăm vật dụng cá nhân làm bằng đồng như nhạc cụ, môi, dao nhọn có đúc nổi hoa văn, đồ trang sức, đồ minh khí (đồ đồng được làm riêng cho việc mai táng).

Các nền văn hóa: 1000 B.C.

- Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun

400 B.C.

- Đông Sơn

Tín ngưỡng Việt tộc cổ đại

3000 B.C.

3000 B.C.

Tín ngưỡng Ai cập cổ đại

Ấn giáo Hinduism

Mộ thuyền : Quan tài hình thuyền, là một đoạn thân cây khoét rỗng lòng, đồ tùy táng thường có mái chèo. Những hình người đi thuyền đúc nổi trên trống đồng ghi lại nghi thức tang lễ: thuyền để chở người chết và đưa linh hồn người quá vãng sang bên kia thế giới.

Linh hồn không bị hủy diệt. Có cuộc sống sau khi chết: linh hồn vẫn còn biết, vẫn sống chung với người sống vì thế: - Cần nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ông bà... và tế lễ linh hồn người chết. - Khi chôn người chết, cần phải chôn theo cả những vật dụng hàng ngày (vật tùy táng). Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Khi người ta còn sống, thể xác và linh hồn gắn bó chặt chẽ với nhau như hình với bóng. Người Ai cập cổ đại tin rằng linh hồn gồm năm thành tố: Ren (tên gọi), Ba (cá tính), Ka (hồn), Sheut (bóng), Ib (tim). Khi con người chết đi, ka rời khỏi thể xác nhưng quanh quẩn bên tử thi. Ka có được là nhờ vào đồ ăn thức uống, vì thế cần dâng thực phẩm đến người chết. Khi nào thể xác tan rữa thì ka mới chết theo.

Kinh Vedas (3000 B.C.)

-Karma “Nghiệp” tất cả những điều tốt và xấu quyết định số phận con người trong cuộc đời kế tiếp. -Atman một linh hồn (tiểu ngã) bất biến, bất tử do Đại ngã (Brahman) tạo ra. -Samsara “Luân hồi” nghĩa nguyên thủy là dòng chảy liên tục, là chuỗi tương quan mật thiết nối tiếp không hề gián đoạn của tâm thức nhưng bị lôi cuốn vào sự vô trật tự của đam mê, tham dục, cảm xúc và kinh nghiệm. Về sau, thường được hiểu là: Linh hồn đầu thai vào một kiếp khác, tái sinh vào một thân xác khác.

ĐSNT 2014 – Page 102


1000 B.C.

800 B.C.

Biblical Hebrews

Có quan niệm về linh hồn nhưng không tách rời linh hồn khỏi thể xác. Phân biệt nhiều loại linh hồn khác nhau. -Psyche: đời sống tâm linh, ý thức Psyche làm cho thể xác sinh động. Psyche tượng trưng cho đời sống và bản chất của cá nhân. Nó thầm lặng trong đời sống hoạt động hàng ngày nhưng xuất hiện trong các giấc mơ. -Vào lúc chết, Psyche thoát khỏi thân xác và đi đến Hades nơi nó bắt đầu một kiếp khác.

Tín ngưỡng Hy Lạp Cổ đại (Archaic Age)

-Thynos là nguồn gốc của xúc cảm. Chính nó là tiềm lực khiến cho cơ thể hoạt động. Nó hiện diện trong đời sống hàng ngày. -Noos có liên quan đến trí thức và lý trí. Nó hình thành tâm trí người ta. -Menos là sự thôi thúc, giận dữ, cuồng nộ. Hình thức tang lễ trói buộc tử thi trong mộ để người chết không thành hồn ma trở về.

600 B.C.

Lão Đam (Lão tử) (570 – 490 B.C.) Trang Chu (Trang tử) (365- 290 B.C.)

Sống chết là do sự biến hóa của khí, thuận theo lẽ tự nhiên.

Đạo gia cho là mỗi người có hai linh hồn: Hồn – Phách (vía) “Ba hồn bảy vía”: Hồn có ba. Vía: nam có 7, nữ có 9. -Ba Hồn gồm: *Tinh: sự tinh anh trong nhận thức. *Khí: năng lượng làm cho cơ thể hoạt động.

ĐSNT 2014 – Page 103


Lão giáo Đạo giáo

*Thần: thần thái của sự sống. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì thể xác chết. -Bảy Vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích có thể là hai vú để nuôi con. Khi người ta chết, Hồn và Phách tách ra: -Hồn là phần dương của con người đi lên trời. Hồn có thể tu tập đạt đạo để giữ cho được nguyên vẹn và lên được một tầng rung cảm cao hơn hoặc là trở về với Thái Cực. Dân gian tin tưởng là người sống có thể giao cảm với phần hồn của người chết thể hiện qua bài vị hoặc hình ảnh đặt trên bàn thờ tổ tiên của gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, sau khi thờ phụng được năm đời, linh hồn tan vào trong vũ trụ. Khi ấy, con cháu đưa bài vị đi chôn -Phách (vía) là phần âm của con người, là phần hồn sinh động, hòa tan cùng thể xác trở về với cát bụi, với các nguồn năng lực của trái đất. Phách (vía) xuống những tầng thấp hơn hay địa ngục, chịu phán xét vì những tội ác đã phạm và bị phạt tùy theo tội.

Đức Phật Thích Ca (Siddhartha Gautama) (566 - 486 B.C.)

Phật giáo

-Giáo lý Vô Ngã: không có Ngã (ātman), không có một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. -Giáo lý Nhân Quả nói về Thức (Tâm thức) và Nghiệp lực. Thức là nhân, Nghiệp lực là quả. Thức và Nghiệp lực khác nhau nhưng chúng không thể tách rời nhau được. -Thức (Tâm thức) không phải là một thể đồng nhất đơn thuần và toàn vẹn mà là một dòng - một kết hợp phức tạp và tinh vi - các trạng thái, các hiện tượng tâm lý, sinh hóa vật lý luân chuyển nhanh và liên tục. -Thức tạo Nghiệp. -Nghiệp hàm chứa những hành động của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia. -Nghiệp để lại những dấu ấn, tạo tác những hạt mầm “chủng tử” (bija) được hàm chứa trong Alaya thức (tàng thức). -Chính đấy là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực trôi chảy không gián đoạn, diễn biến và biến đổi liên tục, liên hệ với nhau bằng những mối tương quan mật thiết nào đó. -“Chết” là khi nghiệp lực chuyển biến “Thức” - dòng trôi chảy hiện tượng tâm lý, sinh hóa vật lý- sang một hoàn cảnh mới khác, phát khởi“sinh”- một kiếp khác trong một thân xác mới. -Đó là ý nghĩa của Luân Hồi: “Thức” đi đầu thai.

ĐSNT 2014 – Page 104


Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn bất biến, bất tử (tự ngã thường hằng) do Đại ngã (Brahman) tạo ra. -Không có một linh hồn bất biến tái sinh. -Không có một linh hồn bất tử truyền từ kiếp nọ sang kiếp kia. -Không có linh hồn đi đầu thai. -Chỉ có “Thức” đi đầu thai.

500 B.C.

Khổng Trọng Ni (Khổng tử) (551 – 479 B.C.)

Khổng giáo Nho giáo

“Chưa biết sự sống, sao biết sự chết?” (Vị tri sinh, yên tri tử ? - Luận ngữ) -Trời Đất sinh ra người, lại phú cho người một phần của Thiên lý vào lúc bẩm sinh, ấy là cái Tâm, cái thần minh, tinh thần và khí chất tinh anh của con người. -Tâm của Nho học hiểu một cách rộng rãi là Minh Đức làm chủ mọi tư tưởng và hành vi của người ta. -Đời người có hạn nhưng tu dưỡng học vấn đạo đức có thể khiến tinh thần trở nên vĩnh hằng bất tử. -Ai có công tu dưỡng thì sau khi chết, tinh thần sẽ về Trời: “Sinh ký tử quy”. Orpheus Orphism

Pythagoras

500 B.C.

Thời Hy Lạp Cổ đại (Ancient Greek) Alcmaeon

Cho rằng hồn bất diệt. Sau khi chết, hồn chịu sự phán xét của thánh thần về những điều đã làm trên cõi đời. Thân xác như là chốn tiếp nhận tạm thời của linh hồn bất tử. Khi thân xác chết, linh hồn có thể chuyển từ thân xác này sang thân xác khác. Tin tưởng có sự nhập hồn. Bộ não là nơi trú ngụ của quyền lực cao nhất và chính yếu là linh hồn, là nơi ngụ của cảm giác và hiểu biết. Linh hồn bất tử, tựa như các vị thần bất tử (mặt trời và mặt trăng), không ngừng hoạt động.

ĐSNT 2014 – Page 105


Philolaus

Linh hồn cao hơn thân xác và đời sống trong thân xác là một hình thức giam cầm hay chôn sống linh hồn.

Pindar

Một thực chất bất tử và phi “vật chất” còn lại sau khi chết.

Hippocrates

Linh hồn làm sáng tỏ mọi điều, là sứ giả của hiểu biết, là nguồn gốc của mọi sinh hoạt về cảm xúc, luân lý và mỹ thuật. -Có 3 loại hồn trong cơ thể. Chỉ có hồn lý trí Logos được xem là “bất tử” và “siêu phàm”. Hồn này thông minh, duy lý nhưng vô hình.

400 B.C.

Plato Platonists

-Linh hồn không phải là vật chất. Linh hồn vô hình, vô thể, tựa như thần thánh, và là một phần của thế giới phi vật chất mà con người không cảm nhận được. -Chết là sự tách bạch phần vô hình (phần phi vật thể, tức là phần hồn) của một sinh vật ra khỏi phần hữu hình (phần vật thể, tức là phần xác). Còn cho rằng linh hồn một khi đã lìa khỏi thể xác, có thể gặp lại những linh hồn khác và để được hướng dẫn trong quá trình chuyển đổi sang thế giới bên kia.

300 B.C.

Epicurus

Aristotle

Linh hồn gồm những nguyên tử như những phần khác của cơ thể. Hồn là một hình thức không thể tách rời khỏi thân xác. Hồn là nguyên do tiên quyết để sống, nhận thức và suy nghĩ. Phân biệt những thể loại khác nhau của linh hồn: - Dưỡng hồn thuộc về cây, thú vật. - Hồn cảm giác và Hồn động chuyển thuộc về thú vật. - Hồn trí tuệ thuộc về loài người. Chỉ có hồn trí tuệ là vô hình, vô thể.

ĐSNT 2014 – Page 106


Herophilus

Jesus Christ (7–2 BC - 30–36 AD)

Kitô giáo Christian theology

Thế kỷ 16-17

Thế kỷ 18

Triết lý Tây Phương

Hồn là trung tâm chỉ huy thân xác.

-Linh hồn là một "chất thể tâm linh" cấu tạo bởi Thượng đế. Linh hồn bất tử. -Có sự hiện hữu của thế giới linh hồn với ba tầng: Địa ngục - Tĩnh giới Thiên Đàng. -Phủ nhận luân hồi: Linh hồn không tái sinh. -Linh hồn liên quan đến quan niệm về khí và hơi thở. - Quan niệm đối lập về Xác- Hồn bắt nguồn với các triết gia Hy Lạp cổ đại, được đưa vào môn thần học Kitô từ xa xưa bởi St. Gregory, St.Augustine và St.Thomas. -Linh hồn điều khiển“lái”thân xác, cho ta thấy rõ sự chia cách giữa vật chất và phi vật chất. StGregory of Nissa -Linh hồn tiêu biểu cho con người “thật”. Mặc dù (335 - 395) thân xác và linh hồn là hai thể tách biệt nhưng không thể có quan niệm về một linh hồn không St. Augustine thân xác. (354 - 430) -Linh hồn là mối khởi đầu sinh động của thân xác tuy độc lập nhưng cần có thể chất của thân xác để tạo nên một cá nhân. -Hồn (anima) có trong mọi sinh vật nhưng chỉ có hồn của con người mới bất tử. StThomas Aquinas (1225 – 1274)

René Descartes (1596 – 1650)

David Hume (1711-1776)

Con người là sự kết hợp của thân xác và linh hồn, có thể chất riêng biệt, ảnh hưởng lẫn nhau. -Ý thức gồm những trạng thái tâm lý trôi qua nhanh. -Cái ngã trường tồn-“linh hồn”- được xem là có (hiện hữu) vốn không có thật. -Bản thân không là gì cả mà chỉ là một mớ những kinh nghiệm -“nhận thức”- nối kết bởi sự liên hệ về luật nhân quả và tương đồng. -Khẳng định lý lẽ của con người đưa dẫn người ta công nhận ba thực thể tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi một điều kiện nào: Thượng Đế, Linh hồn và Vũ trụ. -Bác bỏ cả hai phần tâm linh và vật chất để thay

ĐSNT 2014 – Page 107


Immanuel Kant (1724-1804)

Thế kỷ 19

Arthur Schopenhauer (1788 – 1860)

Friedrich Nietzsche (1844 - 1900)

Henry Louis Bergson (1859-1941) Thế kỷ 19-20 William James (1842-1910)

bằng “lực”. Do đó, vũ trụ không do vật chất hợp thành mà là do các lực tạo nên. -Điện, từ trường hay bất cứ hiện tượng nào có thể quan sát được đều bị chi phối bởi luật đẩy và luật thu hút nằm trong phạm vi lý thuyết đồng nhất về lực, trong đó mọi lực đẩy có thể hoán chuyển với nhau. - Linh hồn và vũ trụ không phải là không bị ảnh hưởng bởi một điều kiện nào vì nhiều người chúng ta “có niềm tin” xem như vũ trụ bị ảnh hưởng bởi Thượng Đế. - Nhận thức là phần bên ngoài, ý chí hiện thực là cái lực đẩy bất tử không bao giờ bị hủy diệt theo với cái chết của con người, không bao giờ tàn lụi qua những thay đổi. Nó có thể biểu hiện trong hình thái tử sinh như con người nhưng không bao giờ ngừng hiện hữu. Ý chí là một thể bất diệt. Ý chí là một thể siêu phàm. -Linh hồn không phải là một thực thể nguyên thể . Giả thuyết về linh hồn cần phải được xét lại. Việc tin rằng linh hồn được mặc nhiên công nhận như là một nguyên thể chỉ là một giả thuyết được đặt ra vì tiện lợi. -Linh hồn không phải chỉ là một thực thể đơn thuần, nguyên thể và không phân chia được. Có nhiều thành phần rất nhỏ hợp thành linh hồn. Linh hồn không phải là một đơn vị hoàn toàn không suy giảm được. -Tất cả tâm thức chỉ là sự hiện hữu của thời gian và trạng thái của tâm thức là một trạng thái luôn luôn thay đổi. -Đó là một sự biến đổi không ngừng; khi sự biến dịch ngừng thì nó cũng ngừng hiện hữu; chính nó không gì khác hơn là sự biến dịch Thuyết linh hồn thật là cái gì hoàn toàn thừa thãi cho đến khi nào những sự kiện của kinh nghiệm tâm thức có thể thực sự xác nhận được.

ĐSNT 2014 – Page 108


Carl Gustav Jung (1875 – 1961)

John B. Watson (1878-1958)

Khoa học

James Maxwell (1831 – 1879)

Chưa ai từng sờ mó linh hồn hay đã thấy được nó trong ống nghiệm, hoặc bằng cách nào đó giao tiếp với những đối tượng khác trong kinh nghiệm hằng ngày của họ.

-Điện từ trường (1850) Lý thuyết này cho rằng môi trường thể hơi thanh khiết trong vũ trụ có thể truyền năng lượng dưới hình thức sóng điện từ nhanh bằng tốc độ ánh sáng. -Ánh sáng tự nó là sóng điện từ.

Thuyết Tâm Linh (Spiritualism)

1840’s

Thuyết sóng điện từ của linh hồn

Cơ học lượng tử 1900

Một liên hợp được phân định nhiệm vụ rõ ràng có thể được mô tả đúng nhất như là “nhân cách”.

Quantum theory Quantum mechanics Quantum physics Quantum wave mechanics

-Bản chất linh hồn là sóng điện từ. -Mỗi linh hồn có một bước sóng, biên độ đặc trưng không lẫn lộn, và cơ thể sinh vật chỉ là nơi chứa đựng linh hồn đó. Theo thuyết này thì trước khi có cơ thể đã có linh hồn, hoặc sau khi cơ thể tan biến vẫn còn linh hồn. -Tin rằng có thể liên lạc được với những linh hồn đã chia tay với cuộc đời, rằng linh hồn con người thoát khỏi sự chết, tiếp tục duy trì sự hiện hữu và liên lạc được với người sống.

Max Planck (1858-1947) Werner Heisenberg (1901-1976) Ernest Rutherford (1871-1937) Albert Einstein (1879-1955) Niels Bohr (1885-1962) Erwin Schrodinger (1887 – 1961) Louis de Broglie (1892- 1987) Richard Feynman (1918 – 1988) John. A. Wheeler (1911- 2008) Neo Spiritualism Thuyết lượng tử của Tâm thức

Tư tưởng là những thực thể hữu hình, là lượng tử: Lượng tử ý thức.

ĐSNT 2014 – Page 109


1996 Roger Penrose (1931Stuart Hameroff (1947 -

Ý thức của con người chính là “chất” lượng tử nằm trong những cấu trúc “ống vi thể” trong tế bào não. - Khi gần chết, vi ống mất trạng thái lượng tử nhưng những tín hiệu thông tin bên trong không bị hủy diệt. - Các thông tin lượng tử chỉ rời khỏi cơ thể và lan tỏa “trở lại” vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó.

Năm 1996, để trả lời câu hỏi: “Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu?” Roger Penrose và một số nhà khoa học đề thuyết là từ khởi điểm Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng lúc vũ trụ khởi điểm. Bản chất của ý thức là tín hiệu thông tin lượng tử. Thuyết của Roger Penrose dẫn giải một cơ chế giúp cho ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. “Nhưng sau khi chết, ý thức sẽ đi về đâu?” Theo Stuart Hameroff: "Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại". Nếu đồng ý với thuyết này: . Thì ý thức đồng nghĩa, đồng thể với linh hồn. . Chính ý thức là linh hồn. . Linh hồn được khởi sinh cùng với khởi nguồn của vũ trụ, hiện hữu, tồn tại và luân chuyển trong vũ trụ. . Linh hồn không phải là một “thể” đơn thuần. Linh hồn là một tổng hợp nhiều lượng tử ý thức (tín hiệu thông tin lượng tử) hiện hữu trong những cấu trúc “ống vi thể” trong tế bào não. Hiện có rất nhiều người không đồng ý với thuyết lượng tử ý thức của Roger Penrose và Stuart Hameroff nên đã có nhiều tranh cãi. Nhưng dù sao, hiểu theo thuyết này, chúng ta thấy nhiều tương đồng với các quan niệm về vũ trụ của các triết thuyết Đông phương. Thuyết lượng tử ý thức

Vũ trụ quan Đông phương Vô thủy

Big Bang

Thái Cực

-Mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng với thời - Đại Linh Hồn Vũ Trụ (Đại Ngã) điểm vũ trụ thành hình. Brahman (Ấn giáo) -Vũ trụ bao trùm, hàm chứa tất cả mọi hình - Thiên Lý (Khổng giáo) thái ý thức và tổng hợp ý thức (linh hồn).

ĐSNT 2014 – Page 110


-Ý thức không chết, không bị hủy diệt. -Ý thức bất tử, vĩnh hằng, vĩnh cửu. -Các hình thái lượng tử ý thức được khởi sinh cùng với khởi nguồn của vũ trụ, hiện hữu, tồn tại mãi mãi, luân chuyển trong vũ trụ. Số lượng các lượng tử ý thức (tín hiệu thông - Con người là một phần của vũ trụ. tin lượng tử) tổng hợp thành mỗi linh hồn chỉ (Nhân thân tiểu vũ trụ) là một phần rất nhỏ của tổng số lượng các - Tiểu Ngã là một phần của Đại Ngã. lượng tử ý thức trong vũ trụ. Khi cơ thể chết, các lượng tử ý thức thoát ra - Sống gửi, thác về. khỏi các cấu trúc “ống vi thể” trong não, trở lại (Sinh ký tử quy) vào vũ trụ và cùng luân chuyển với vô vàn các lượng tử ý thức khác. - Tiểu Ngã hòa nhập vào Đại Ngã. Biết đâu một ngày nào đó, một số các ý thức của một người (mà cơ thể đã chết) sẽ hợp lại với một số các ý thức khác của một hay nhiều người đã chết thành một “tổng hợp ý thức mới”, một linh hồn mới, tụ hợp trong một cơ thể mới!

- Không có một linh hồn bất biến tái sinh: - Không có một linh hồn bất tử truyền từ kiếp nọ sang kiếp kia, kiếp này sang kiếp khác. -Thức và Nghiệp lực luân hồi.

Trong thế kỷ vừa qua, khoa học tiến bộ vượt bực đã giúp cho chúng ta có thêm biết bao kiến thức mới! Suốt mấy ngàn năm, rất nhiều thực thể mà con người đã tin là ”phi vật chất”, nay được chứng minh không còn là phi vật chất nữa. Hiểu như vậy, nhưng riêng với linh hồn, chúng ta vẫn phải rất dè dặt với những ý nghĩ táo bạo: . Linh hồn không phải là phi vật chất. . Linh hồn là một thực thể, ít nhất cũng phải là “siêu vi vật chất”. (hình: nguồn internet) Còn rất nhiều câu hỏi mà đến nay khoa học vẫn chưa xác định được và vẫn chưa biết đến bao giờ loài người mới có những câu trả lời thích đáng: . Các lượng tử ý thức khởi sinh động, liên lạc với các tế bào thần kinh bằng cách nào? . Bằng cách nào linh hồn có thể giao hưởng với các linh hồn khác, với các lượng tử ý thức khác trong vũ trụ? . Linh hồn thay đổi liên tục có phải là theo các cơ chế vật lý hay không? . Tầm vóc của linh hồn: Linh hồn là một tổng hợp rất nhiều các lượng tử ý thức nhưng có cách nào định được là linh hồn có bao nhiêu lượng tử ý thức? . Tương quan ý nghĩa và chức năng giữa các lượng tử ý thức với kiến thức, ký ức của con người? . Không nên vội kết luận là khoa học đã định được bản thể của linh hồn: chẳng lẽ linh hồn chỉ giản dị gồm có các lượng tử ý thức không thôi hay sao? Các lượng tử ý thức có thể hoặc là thành tố, hoặc là hành trang mang theo của linh hồn vì thế khi khoa cơ học lượng tử tìm ra và “thấy” được các lượng tử ý thức, rất có thể đó mới chỉ là “thấy” được các dấu vết lượng tử ý thức của linh hồn. (Viết xong tháng 6 năm 2013) ĐSNT 2014 – Page 111


Tranh Hoàng Trung Vinh

NT70

Tác Phẩm # 1: Tranh vẽ trong kỳ thi lục cá nguyệt năm 1973, thầy Thịnh Del chấm 20/20. Tranh đã được trưng bầy cho bích báo và in trong báo Xuân Giáp Dần 1974 của trường. Hình tả cảnh buổi trưa, nam và nữ sinh hoạt, các nhân vật đều có thật, họa sĩ thấy sao vẽ vậy! Lúc này, sân sau vẫn còn đất đỏ, cây cỏ um tùm nhiều nhất là những bụi chuối xung quanh hàng rào trông như cảnh đồng quê. Bây giờ trường đã khác xưa, tất cả là sân xi măng, phòng và lớp nhiều hơn, bãi đất trống không còn... Tác Phẩm # 2: Hình vẽ quang cảnh trường trung học Nguyễn Trãi năm 1974 trong quyển lưu bút của Hoàng Trung Vinh tính đến nay đã 39 năm! Mặc dù tác giả đã dùng photoshop “touch up” nhưng chỉ được như vậy bởi vì nét mực đã nhạt mầu theo thời gian... Tuyệt vời! Đây là kỷ niệm nổi bật đáng ghi nhớ của Hoàng Trung Vinh và cuối cùng trả lời câu hỏi của anh C Đ Vinh là tại sao tranh chỉ toàn nữ sinh? - Ở tuổi mới lớn... chỉ thích nhìn các cô thôi nên có bao nhiêu nữ sinh trong ngày đó, Vinh đều vẽ hết còn mấy nam sinh nhìn hoài chán lắm nên... xin bỏ họ ra ngoài!

Tác Phẩm # 3: Hình vẽ mặt trước trường Nguyễn Trãi có sân bóng rổ. Trong hình, không thấy một bóng hồng nào cả vì thời gian này thầy Nguyễn Quang Minh làm hiệu trưởng, phải đợi thầy Tạ Quang Khôi vào năm 1973 thì trường mới có lớp nữ sinh...

ĐSNT 2014 – Page 112


LỊCH SỬ CHỮ VIẾT, GIẤY, VÀ ẤN LOÁT Tác giả Nguyễn Văn Thanh B1NT59

Đôi dòng tâm tình: Nguyễn Văn Thanh là tên thật ngoài ra tác giả còn có những tên viết tắt như T.V.NGUYEN, NVTHANH nhưng chưa hết... tùy vào đề tài cảm hứng, anh cho biết: “Nguyễn Quân là bút hiệu khi viết về hai chữ nước nhà, Người Xứ Thái để nói về thời thế xã hội và Trời Đông cho những bài thơ tình”. Chưa kịp hỏi lẽ ra “Trời Đông” phải là bút hiệu cho quê hương mới đúng chứ... thì anh đã trả lời: “Bà xã tôi tên Minh Châu, cựu nữ sinh Trưng Vương Ngày Xưa Hoàng Thị...”. Cách đây 2 năm, anh Thanh là một thành phần của ban tổ chức ĐHNT lần thứ I. Gia đình anh hiện cư ngụ tại Houston, cháu gái 27 tuổi vừa tốt nghiệp Bác sĩ Y Khoa, cháu trai 22 năm nay xong Premed / Business Administration. Đối với anh, gia đình và bạn bè trường Nguyễn Trãi / Đại học Luật Saigon là những gì quý báu nhất còn lại trong cuộc đời lưu vong ở đây. Anh làm thơ nhiều nhưng từ chối nhãn hiệụ “thi nhân” tôi gán cho anh ở những bài thơ tản mát trên Đặc San. CĐVinh

Đ

ại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới Kỳ II năm 2014 dĩ nhiên là không thể thiếu một tờ đặc san để chúng ta có thể kể lại hay đọc lại những kỷ niệm thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Chúng ta thử tìm hiểu từ khi nào, nhân loại đã sáng tạo ra chữ viết, giấy và các phương tiện ấn loát. - Vào thời Đồ Đá khoảng 35,000 năm trước, con người đã vẽ lại những hình ảnh chiến

binh, thú vật trên các vách tường và trần trong những hang động ở châu Âu. Từ những hình vẽ và dấu hiệu được dùng để ghi lại một sự kiện do nhu cầu thông tin hay nghệ thuật (?) mà người Semitic đã tạo ra chữ viết dùng các mẫu tự đơn giản rồi dần dà kiện toàn khá đủ để ghi chép bắt đầu từ những năm 1000 - 1800 trước Tây Lịch. Năm 1928, những mẫu tự đầu tiên được khám phá ở phía Bắc của thành phố Syria thuộc Ras Shamra đã được khắc trên một phiến đất sét, tất cả là 22 phụ âm không có nguyên âm nào; về sau các nguyên âm mới được thêm vào như ta biết bây giờ. - Thế còn giấy được chế tạo từ bao giờ? Khởi đầu là các phiến đất sét ở Babylon và lá cọ ở Ấn Độ cho đến những năm 3000 trước Tây Lịch, người Ai Cập đã biết chế tạo giấy từ cây papyrus vì thế sau này giấy được đặt tên là “paper”. Có thời

papyrus được thay thế bằng da thú vật. Giấy làm từ gỗ như giấy ta dùng bây giờ là phát minh của người Trung Hoa vào năm 105 sau Tây Lịch từ vỏ cây liễu, mãi cho đến thế kỷ thứ 18, giấy mới được chế tạo thành cuộn bởi các nhà máy của người Pháp nhưng chính thức hai người Anh tên là Henry và Sealy Fourdrinier đã đăng ký bản quyền máy chế tạo giấy sau khi kiện toàn nó vào năm 1807. Phát minh máy móc làm giấy đã phát triển ngành báo chí và ngành in sách. Cuốn sách đầu tiên The Diamond Sutra 868 trước Tây Lịch đã được ghi lại trong hang động Thounsand Buddhas ở Kansu China nhưng 3000 năm trước Tây Lich, người Mesopotamians đã biết dùng con dấu để in trên đất sét ướt. Những kỹ thuật in trên giấy được người Trung Hoa vào thời ĐSNT 2014 – Page 113


bản đầu tiên năm 1918 tại Saigon.

Tang (618 - 907 AD) khai mở trước tiên rồi sau đó đến người Đức kiện toàn, Johannes Gutenberg (1390 - 1468 AD) chế ra máy in vào năm 1440. - Thế rồi tờ báo đầu tiên ra đời năm 1605 ở Bỉ và vào năm 1621, tờ The London News ở Anh. Còn nước Mỹ, tờ báo phát hành đầu tiên ở Boston năm 1704 là tờ tuần báo News-Letter của John Campbell. Thế còn ở Việt nam thì sao? Chúng ta có ngôn ngữ riêng từ lâu nhưng trải qua các thời kỳ Bắc Thuộc, ta đã dùng chữ Hán làm chữ viết rồi đến đời vua Trần Nhân Tông, ông Hàn Thuyên tạo ra chữ Nôm để phiên âm tiếng Việt, lưu lại nhiều bài thơ tiếng Nôm. Sau đó vì nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa vào đầu thế kỷ thứ 17, giáo sĩ Bá Đa Lộc đã dùng các mẫu tự Latin để phiên âm tiếng Việt nên từ đó chúng ta có tiếng Việt viết theo a, b, c... như ngày nay. Tờ báo Việt đầu tiên là tờ tuần báo “Gia Định Báo” tại Saigon vào tháng 4 năm 1865 do ông Petrus Ký làm giám đốc và ông Huỳnh Tịnh Của chủ bút. Riêng tờ báo dành cho phụ nữ Việt Nam là tờ tuần báo Nữ Giới Chung xuất

Tôi không tìm được tờ Đặc San đầu tiên của người Việt xuất bản từ năm nào nhưng ở hải ngoại hiện nay nhất là Hoa kỳ, mỗi khi có cuộc họp mặt của các trường, hội đồng hương hay các hội về ngành, nghề trước 1975 thì bắt buộc họ phải cho ra một tờ Đặc San để làm kỷ niệm ngày Đại Hội và cũng để gửi gấm những thân tình của tập thể người Việt tha hương có chung một quá khứ huy hoàng trước năm 1975.

ĐẠI HỘI NGUYỄN TRÃI THẾ GIỚI 2012 Thơ Nguyễn Văn Thanh B1NT59-66

Hân hoan đón chào quý đồng môn Nguyễn Trãi Nô nức về đây từ muôn nơi Có những đàn anh Từ những ngày mộng mơ Hà nội Và cả các chị

Từ thuở Trưng Vương yểu điệu đến học nhờ Rộn rã về đây từ muôn lối Có anh chị em từ miền "đất lành" vang danh Khánh Hội và có cả các "trò già" Từ hai trường Nam tiểu học, Lê Văn Duyệt, học nhờ Hẹn hò nhau, ta tìm về nguồn cội Đón đưa nhau, ta tụ hội về đây Xứ cao bồi Texas Tay nắm tay, vai kề vaì Ta sống lại những ngày xưa thân ái Ta hoài niệm những ngày xưa Nguyễn Trãi Ta mơ màng phượng đỏ đất Hà Thành Ta nhung nhớ điệp vàng sân trường Khánh Hội Quên sao được... hàng me già cổng trường Lê Văn Duyệt ngày xưa. Cô về từ Virginia Thầy ở đây Texas Trò sang từ đất Pháp Tôi qua từ Australia Bạn sang từ Đức Quốc Anh về từ Canada Em xuống từ vùng đất lạnh, tình nồng Bắc Mỹ Chị lên từ miền nắng ấm Florida Em qua từ Dallas Bạn về từ Bolsa Những nụ cười nở hoa... Những tấm lòng rộn rã... Dù vận nước nổi trôi Mang kiếp tha hương, phiêu bạt bốn phương trời Ta vẫn nhớ... Một ngày dậy Nguyễn Trãi, mãi mãi là Thầy Cô Một ngày học Nguyễn Trãi, mãi mãi là anh chị em.

ĐSNT 2014 – Page 114


ĐSNT 2014 – Page 115


ĐSNT 2014 – Page 116


Trên Chuyến Xe Lửa Tốc Hành Cao Đắc Vinh NT58

uối thu năm ngoái, tôi về xứ Pháp thăm lại bạn bè cũ thời còn đi học thấm thoát đến nay đã hơn 40 năm. Đời người quả tình ngắn ngủi, mới ngày nào vừa ra trường, xông xáo kiếm việc làm thế mà bây giờ việc đã xong và có lẽ đời người cũng sắp đến hồi chung cuộc! Ngoài mấy đứa bạn yểu mệnh sớm đáp chuyến tàu suốt về nơi tiên cảnh, đa số cũng như tôi chúng nó sống đời hưu trí rải rác khắp miền quê. Họ là dân Pháp nên có gốc, có đất của ông bà cha mẹ để lại nên lúc về hưu chọn nơi vắng vẻ vẫn thú vị hơn chốn lao xao thị thành. Tưởng tượng cảnh hoàng hôn có khói lam chiều quây quần bên bếp lửa lúc nào cũng thi vị đầm ấm hơn nhìn nắng quái trên những tầng nhà chọc trời... Thời đại văn minh, di chuyển bằng xe lửa TGV tốc hành bên Âu châu thật dễ dàng, chỉ cần mua vé giữ chỗ trước vừa được giá rẻ vừa nhanh chóng đi đến nơi về đến chốn yên ổn. Tôi đi khắp nước Pháp từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây thăm bạn cũ bằng những chuyến TGV. Khi tàu vừa vào đến sân ga, chúng nó đã chờ sẵn với vợ con rồi cùng lên xe về nhà nghỉ

C

ngơi. Tuy thế, có khi đứng ngay trước mặt màgiữa dòng người tuôn ra ở nhà ga, chúng tôi vẫn ngỡ ngàng nhìn nhau tự hỏi: “Chả lẽ nó già như thế sao?” vì sự thật mấy ai già mà chấp nhận mình già đâu? Cái già nó chỉ đến với người bên cạnh. Có đứa phải vác cả tấm bảng đề tên mình để dễ nhận ra sau từng đó năm nổi trôi.

Hành lý tôi mang giản dị một va ly cỡ trung và một cái sách tay để những vật thường dùng dù chuyến đi dự tính dài cả tháng. Xa nhau lâu ngày, đến ăn ở nhà người ta chẳng lẽ với hai bàn tay trắng vì thế quần áo thì ít mà quà bánh thì nhiều mà đến đâu cũng chỉ ở 2, 3 hôm là lại lên đường thăm gia đình đứa khác nên cần nhiều

quà hơn dù biết rằng chúng nó nhà cao cửa rộng chẳng thiếu thứ gì. Tới nơi cứ việcđãi đằng ăn uống ở một nhà hàng miền quê ấm cúng có lẽ còn thiết thực hơn! Đúng ra các bạn chỉ cần tôi lặn lội đến thăm rồi cùng nhau hồi tưởng chuyện cũ thuở vào đời bên chai rượu quý là đầy đủ tình bạn xưa. Tôi đi một mình nhưng vợ tôi cùng cô con gái út giúp đỡ mua bán vì đàn bà thường bén nhậy chuyện quà cáp. Nhiều lần tôi chỉ cần nói cháu trai ấy 10 tuổi, bà vợ đầm chừng 60, thằng bạn 70... thì một chuyến shopping là mọi thứ xong ngay. Vợ con bảo sao dĩ nhiên tôi nghe vậy, không câu nệ mang nhiều thứ lỉnh kỉnh nhưng bản tính đàn ông đi đâu cũng chỉ muốn đơn giản và tiện lợi, tránh ôm đồm nhất là những thứ cần dùng hàng ngày thì mua đâu chẳng được. Thế nhưng sở dĩ có chuyện kể vì ngày tiễn tôi lên máy bay ở phi trường LAX, vợ tôi cứ nhất định giúi vào chiếc túi sách vai một bao khăn ướt “baby wet” dầy cộm mua ở

ĐSNT 2014 – Page 117


Costco. Tôi thấy khó chịu vì nghĩ vợ mình sao quá quắt! Bắt tôi mang theo đồ dùng của trẻ em và phụ nữ; cái này chỉ để các bà các cô chùi son phấn hay mặt mũi tay chân đám con nít chứ tôi có bao giờ xài đâu! Mang đi nặng nhọc rồi cũng quẳng giữa đường. Cuối cùng vì giờ tạm biệt sắp điểm, thôi thì vui vẻ “một sự nhịn, chín sự lành”, thế là gói “napkin” theo tôi du ngoạn phương Tây. Văng vẳng bên tai vẫn còn lời dặn dò của vợ: “Nghe em đi, nó tiện lắm! Thế nào cũng sẽ có lúc anh cần đến”

Thấm thoát đã hơn 2 tuần tôi gặp lại bạn bè và thăm viếng cảnh lạ đường xa. Ai cũng hưu trí nên rảnh rỗi có đủ thì giờ, nhà cửa và xe cộ dành cho tôi. Ngày nào cũng sẵn chương trình đi chơi đó đây nhưng rồi ngày vui qua mau lại phải bịn rịn nói lời chia tay. Trưa hôm nay, tôi đáp chuyến tàu TGV từ St Brieuc về Paris. Trong toa, người ngồi đông đúc vì khởi hành từ Brest miền Bretagne, tàu ngừng ở tỉnh này chỉ để đón khách. Tôi tìm chỗ dễ dàng vì mỗi vé đều có ghi số. Bốn người ngồi đối diện nhau, ở giữa có một cái bàn nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ phía bên tôi là một phụ nữ trung niên đang say mê đọc cuốn truyện nhỏ bằng bàn tay mà dân Pháp gọi là “livre de poche”. Đối diện chỗ tôi ngồi là một cô gái tuổi chừng 16 cặm

cụi làm toán học thi, giấy bút ngổn ngang trên bàn, nét mặt cô đăm chiêu chẳng để ý đến ai! Tàu chuyển bánh rồi ngừng ở Le Mans trạm cuối trước khi tới Paris. Du khách lên xe xuống xe tấp nập. Còn một chỗ trống bên cạnh cô đầm thì có người vừa lên sắp ngồi vào... Đó là một thiếu nữ tóc vàng xinh đẹp ăn mặc gọn gàng theo thời trang. Từ lúc ngồi vào chỗ của mình, cô thiếu nữ cúi đầu, dấu mặt giữa hai cánh tay như suy tư chuyện buồn, thỉnh thoảng ngước lên nhìn mông lung cảnh vật ngoài cửa sổ vụt hiện vụt biến theo tốc độ con tàu. Lúc xe vừa đạt vận tốc tối đa thì có tiếng nức nở sảy ra liên hồi. Mọi người ngơ ngác tự hỏi tiếng ai khóc từ đâu vọng đến rồi khi đã hiểu thì có thái độ bàng quan, lặng thinh hết còn thắc mắc, lẳng lặng việc ai người đó làm. Bỗng cô gái ngước đầu lên hỏi bà đầm trước mặt: “Bà có khăn mouchoir giấy không?” Bà nhìn cô gái nước mắt đang chảy dàn dụa, thấy lạ nhưng cũng chẳng hỏi câu nào rồi tìm trong bóp đưa cho cô một tờ napkin duy nhất. Cô lau xong, tấm giấy ướt đẫm trở thành một cục nhão nhoét vo tròn.

Tôi nhìn ái ngại, hẳn là cô vừa chia tay người yêu, đang trải qua ngã rẽ một chuyện tình nên mới cực khổ đến nỗi không thể kềm lòng giữa chỗ đông người.

Cô vòng tay dấu mặt vì xấu hổ và tôi thấy nước mũi tuôn ra lòng thòng, lơ lửng rớt xuống sàn. Biết làm sao hơn? Nước mắt và mũi chan hòa như thế, chả nhẽ lấy tay quẹt ngang quẹt dọc thì mặt mũi người đẹp dính nhớt tèm nhem thấy sao cho được? Lúc đó, tôi mới nhớ đến bao plastic napkin ướt vợ cho ngày tạm biệt vẫn nằm trong túi sách. Tàu chạy vùn vụt tốc độ cao, tôi xiêu vẹo đứng lên kéo nó xuống và lôi ra món quà cần thiết cho cô gái. Khuôn mặt đỏ hồng vì cảm xúc, cô nhìn tôi ngạc nhiên không nói, mọi người nhìn tôi cũng chẳng ai nói một lời, chỉ tò mò đưa mắt ngó quanh rồi lẳng lặng mỗi người một ý giữ riêng cho mình. Cô vội vàng bóc ra từng tờ lau nước mắt, chùi nước mũi chỉ thoáng chốc mà đã vứt đi một đống giấy... Để cô được tự nhiên, tôi nhắm mắt vờ ngủ và cảm thấy mọi chuyện đang trôi qua lạnh lùng trong toa tàu không một tiếng cười, không một tiếng nói hay động tịch nào ngoại trừ âm thanh vùn vụt của con tàu. Tàu đến gare Montparnasse vào buổi chiều. Tôi sửa soạn hành lý, thấy bao “napkin” thu nhỏ còn nằm trên bàn, mặt mũi cô gái bình thường trở lại nên nghĩ là mọi chuyện đã êm xuôi. Bỗng nhớ đến người vợ ở nhà và lời dặn dò lúc tạm biệt nên muốn thu hồi bao napkin, biết đâu chừng mình sẽ có lúc cần dùng sau này... Đâu ngờ nó chỉ còn là cái bao không! Đến lúc tôi ngỡ ngàng không biết làm sao cô gái có thể xài hết cái bao napkin dày hơn 2 inches chỉ một lần thấm nước mắt và nước mũi. Tôi nhìn cô ngạc nhiên ĐSNT 2014 – Page 118


thầm hỏi, cô tảng lờ không nhìn không cười và nói một lời ơn nghĩa. Tôi đành vo cái bao plastic ấy bỏ vào thùng rác và xuống tàu. Tất cả chuyện đời vừa sảy ra trên chuyến xe lửa tốc hành tựa như một cuốn phim câm. Thời đại mới với Iphone, Ipad, Ipod... người ta ái ngại khi phải ngoại giao tỏ tình hay tâm tình. Nước Pháp và cả thế giới đã và đang thay đổi theo đường lối cá nhân “lạnh lùng” chủ nghĩa bắt buộc! Trên sân ga lúc xuống tàu, tôi bỗng thấy mình thấm cái “lạnh lùng” như chiếc máy robot tự động đang đi giữa dòng người vội vã nhưng chợt mỉm cười nghĩ đến tình bạn nước Pháp 40 năm già nua đáng lẽ phải chết thì nó vẫn sống chưa thấm những ưu và khuyết điểm của thời đại mới! Xa mặt gần nửa thế kỷ mà không cách lòng chắc chắn phải là một niềm hạnh phúc khó tưởng để tình bạn trân quý giữ lấy. Chuyến viếng thăm nước Pháp đối với tôi thành công hay thất bại là nhờ vào tình thân chân chất ấy vì nếu vắng nó Paris sẽ chỉ là một cái xác không hồn! Cô gái xinh đẹp kia không cám ơn tôi một lời cũng đúng bởi vì thực ra vợ tôi mới chính là người được nhận ơn huệ tựa như các vị sư sãi ở chùa, bây giờ hay thấy vung tay tặng tiền bạc cho các hội đoàn thì chúng ta phải cám ơn sư hay bá tánh cúng dường? Ơn nghĩa đồng lần...

Thơ Tuệ

Kiên

Cám ơn Cám ơn Cali nắng ấm chan hòa, Bàn tay rộng mở, trăm hoa mỉm cười. Đón chúng tôi về, người dân tị nạn, Vừa thoát ngục tù cộng sản hôm qua. Cám ơn Cali bao năm lận đận, Chúng tôi trở thành Mỹ quốc công dân. Nhớ những ngày đầu ai đã ân cần, Giúp đỡ, hỏi han tận tâm chỉ lối. Cám ơn Cali tưng bừng Đại Hội, Khắp nơi tìm về nhớ cội nguồn xưa. Nguyễn Trãi trường yêu viết mãi không thừa, Bao năm tình bạn lớp xưa mặn nồng. Tay bắt mặt mừng như sông nối biển, Chén tạc chén thù vui cảnh đoàn viên. Về nam Cali gặp lại bạn hiền, Chúc nhau an lạc, hạnh phúc bình yên. Nguyễn Trãi trường xưa là gạch nối liền, Bao nhiêu thế hệ chăm chỉ bút nghiên. Giáo sư tha thiết truyền trao kiến thức, Tình nghĩa thầy trò hoa nở vạn niên… Hạnh phúc có ai mua được bằng tiền, Từ khi bỏ nước chấp nhận truân chuyên. Vượt biển gian nan, thoát cơn sóng đỏ, Sống đời tự do, chuyển hoá muộn phiền…

ĐSNT 2014 – Page 119


Những nhà văn, nhà thơ miền Nam trước 1975 Khảo cứu của Nguyễn Duy Vinh NT58 (Yaoundé cuối mùa mưa 2013) ình như đa số chúng tôi, những đứa học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn lớn lên ở miền Nam sau 1954, đứa nào cũng biết chút đỉnh về các văn thi sĩ miền Nam trước 75 (tôi viết tắt là VTSMNT75). Phần tôi, vì rời quê hương sớm lúc còn trẻ nên không biết nhiều về các VTSMNT75 và khi nói đến họ, tôi chỉ nêu ra được một số văn nghệ sĩ tên tuổi thời tôi còn học ở trung học NT như Nguyễn Mộng Giác, Nhã Ca, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh, Hồ Hữu Tường, Vũ Khắc Khoan, Dương Nghiễm Mậu, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên, Doãn Quốc Sỹ, Duy Lam, Vũ Hoàng Chương, Phan Nhật Nam, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nhất Linh, Nhật Tiến, Nguyên Sa, Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ qua các tác phẩm tôi đã đọc trước khi rời đất nước đi du học. Còn những VTSMNT75 khác như Trùng Dương, Lê Huy Oanh, Thế Uyên, Tạ Tỵ, Tạ Ký, Ngô Thế Vinh, Thái Lãng, Nguyễn Đình Toàn, Tô Thùy Yên, Đỗ Quý Toàn, Đặng Tiến, Viên Linh, Quách Thoại, Nguyễn Sỹ Tế, ni sư Trí Hải v.v... thì mãi về sau tôi mới được biết đến! Danh sách này, tôi biết chắc vẫn còn nhiều thiếu sót và hy vọng sẽ có dịp đọc thêm để bổ túc nó trong tương lai.

H

Một số tài liệu của những VTSMNT75 mà tôi lược thuật dưói đây được thâu nhặt từ các liên kết trên mạng như talawas.org, http://vietsciences.free.fr/, VN Thư Quán và từ những tác phẩm đã được ấn loát ở Hoa-Kỳ qua Thư Ấn Quán của văn sĩ Trần Hoài Thư hiện cư ngụ ở Hoa Kỳ. Lược thuật này mong ước giới thiệu một vài VTSMNT75 mà ít người biết đến hoặc chỉ nghe tên nhưng chưa có dịp đọc tác phẩm của họ. Qua các tác phẩm đó, tôi tìm thấy cả một nền văn học miền Nam trước 1975 mang đậm tính nhân văn mà các văn thi sĩ đã góp phần bồi đắp. Những nhà văn nhà thơ này đã góp công xây dựng một nền văn học mà nay ít nhiều đã bị lãng quên. Họ đã mang đến cho chúng ta những nét đẹp và cảm nhận chân thật của một nền văn học nghệ thuật miền Nam đặc biệt chưa bao giờ phải đánh bóng cho chế độ hay xã hội khi họ đang sống và viết. Những tác giả đó là: Võ Hồng: sinh năm 1923, quê

quán Phú Yên và cư ngụ ở Nha Trang (gần đây ông đã qua đời). Trước 1975, ông là hiệu trưởng trường trung học Lương Văn Chánh (Phú Yên), sau này ông dạy học ở Nha Trang. Ông đã xuất bản khoảng 30 tác phẩm trước và sau 1975. Người ta ái mộ tìm đến ông là do nhân cách của ông trong cuộc sống và trên những trang giấy. Giống như phần lớn người Việt chúng ta, Võ Hồng sống trong bối cảnh bi thương của chiến tranh nên đã sống và viết bằng kinh nghiệm... văn ông bình dị nhiều khi mộc mạc! Cuộc đời của ông là ngòi bút sáng tác để trả nợ quê hương đã nuôi dưỡng ông. Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có: Một Bông hồng cho Cha, Áo Em cài hoa trắng, Bên đập Đồng Cháy, Thiên Đường ở trên cao, Vẫy tay ngậm ngùi, Trong vùng Rêu im lặng, Chia tay người bạn nhỏ, Chúng tôi có mặt, Trầm tư, Hoài Cố nhân, Vết hằn năm tháng, Con suối mùa xuân, Như cánh chim bay, Người về đầu non... Xin các bạn hãy cùng đọc vài dòng trong Một Bông Hồng Cho Cha: “Gần như mọi người con, cuối cùng đều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xa ngày nào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gởi con, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và cha mãn nguyện, cha vui. ĐSNT 2014 – Page 120


Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắm mắt. Báo hiếu đâu chỉ món quà mà có thể đôi tháng gởi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể một chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bè bạn gặp nhau, chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần:“Đi đâu đó? Mạnh giỏi?”. Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa con gởi về hai, ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương? Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội Bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn: nơ xanh. Cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹ còn, cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo. Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày: “Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc”nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là “cho” chứ không phải “cho vay” để có thể gọi là trả đủ” Y Uyên: sinh năm 1943 tại làng Dục Nội (Hà Nội) di cư vào

sách chuyển ngữ. “Dâng rừng” là tập thơ đầu tay của ông xuất bản năm 1957, xin trích ra đây một đoạn thơ của Hoài Khanh để chúng ta cùng hình dung tính chất bình dị hồn nhiên trong cách sử dụng ngôn ngữ đầy rung cảm của ông:

Nam năm 54 cùng gia đình, cư ngụ tại Hạnh Thông Tây (Gò Vấp). Ông tốt nghiệp sư phạm Sài Gòn năm 1964, dạy học, nhập ngũ khoá 27 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, mãn khoá ông về đóng quân tại Phan Thiết. Sau đó không lâu, năm 1969 ông đã bỏ mình trong trận phục kích dưới chân núi Tà Lơn (có sách viết Tà Dơn) tỉnh Phan Thiết. Ông được coi là một cây bút có văn phong riêng biệt và hầu như tất cả những tác phẩm của ông đều viết về chiến tranh. Tuy thế, những chuyện ông viết lại không bao giờ có súng đạn nổ ầm ĩ hay cảnh quân hai bên bắn nhau như cách viết của Phan Nhật Nam mà chính là những điều bị cuộc chiến xô đẩy tới bờ vực đổ nát tang thương. Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có : Tiền đồn, Nguời đàn bà mang thai trên Kinh Đồng Tháp, Bên ngoài khán đài, Bão khô, Mùa xuân mặc áo vàng, Cỏ heo may Hà Nội... Các bạn có thể vào tủ sách của talawas.org để đọc trọn vẹn truyện Bão Khô của Y Uyên. Hoài Khanh: sinh năm 1923 tại Phan Thiết, hiện sống trên quê hương. Trước 1975, ông là thư ký toà soạn tạp chí “Giữ Thơm Quê Mẹ”. Ông đã xuất bản trên 10 tác phẩm gồm thơ và các

Vì em là tiếng thiên thu Hoá thân vô cõi ngục tù nhân gian Cho nên mộng cũng hoang tàn Thiên thu ơi cứ phụ phàng nữa đi Những tác phẩm thơ đặc sắc của ông gồm có: Hỡi người tóc suối áo bay, Thân phận, Gió bấc trẻ nhỏ đóa hồng và dế, Hởi thở ánh trăng và mặt đất... Từ Thế Mộng: sinh năm 1937 tại Huế, sĩ quan Trung Đoàn 47 thuộc SĐ 22/BB, mất năm 2007 tại Phan Thiết. Thơ ông rất lạ:

Ước chi là chiếc cặp da Để em ôm siết nõn nà tay nương

ĐSNT 2014 – Page 121


Trong tập văn « Dáng Mẹ Trăm Chiều », ông dùng văn chương để nói lên nỗi lòng của mình về người Mẹ mà ông luôn biết ơn và kính trọng qua những năm tuổi thơ cơ cực sống bên Mẹ: «Má lầm lũi nuôi con, cánh xòe khói súng. Không phải một lần mà biết bao nhiêu lần như vậy, má lao vào cõi tơi bời đó, không chần chừ e ngại. Má kiệt sức! Má như trườn như lết, chịu tủi chịu nhục... ». Bạn bè gọi ông là thi sĩ mê gái. Trong « Biển màu hoa vàng » ông viết: Biển đang xanh Bỗng dưng vàng rực đến Em bỗng dưng vàng Áo mỏng manh… Gót chân son Em qua triền cát lún Sao dấu chân In tận trái tim mình Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có : Lẽo đẽo một phương quỳ, Dáng Mẹ trăm chiều, Thơ Từ Thế Mộng, Trường ca má thân yêu… Nguyễn Bắc Sơn: sinh năm 1944 tại Phan Thiết. Thơ ông được xem như có phong cách

ngang tàng và đầy khẩu khí. Đây hãy thử nghe NBS thốt lên: Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí

Lũ chúng ta sống một đời vô vị Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có : Chiến tranh VN và tôi, Căn bệnh thời chiến, Bài hát khổ nhục, Tiệc tẩy trần của người sống sót… Phạm Ngọc Lư: sinh năm 1946 tại Thừa Thiên, ông hiện sống ở quê nhà. Tốt nghiệp trường quốc gia sư phạm Qui Nhơn sau đó dạy học ở Tuy Hòa. Thơ văn ông nói nhiều về những năm tháng nhọc nhằn mưu sinh cùng cực trong thời buổi nhiễu nhương. Ông viết:

Mười lăm năm nát thân Kiều Còn thân ta nát bao nhiêu năm rồi Đoạn trường tuế nguyệt gấp đôi Từ đêm trắng mộng, vốn lời trắng tay ! Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có: Đan tâm, Mây nổi…

oán hờn. Giọng văn thản nhiên của ông khi miêu tả những cảnh tượng đấu tố, bắt bớ, giết người v.v... khiến người đọc rùng mình! Đây là một đoạn trong Những Tháng Năm Cuồng Nộ :

“…trong khi mọi người đang ngẩn ngơ và người đàn bà chửa đỏ mặt mắc cỡ vì cái bụng to kềnh của mình thì cô Thành (ghi chú: cô này là cán bộ Việt Minh trong truyện) nghiêng bàn tay như một cái dao kéo từ ngực kéo xuống. Cô nói mổ bụng lôi đứa nhỏ trong này ra! Tức thì có nhiều tiếng rú thất thanh, nhiều người đưa tay ôm mặt không dám nhìn. Người đàn bà chửa thì ngất xỉu tự bao giờ, chân tay lạnh ngắt…”. Vũ Hữu Định: sinh năm 1942 tại Thừa Thiên, sinh sống ở Đà Nẵng. Ông nổi tiếng với bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” đã

Khuất Đẩu: sinh năm 1940 tại Bình Định. Trước năm 1975 ông dạy học tại Khánh Hoà. Đọc văn ông, người ta thường thấy có những bối cảnh diễn biến rất bi thảm. Những nhân vật trong văn ông phải chịu những tấn tuồng đầy tủi nhục và ĐSNT 2014 – Page 122


được phổ nhạc sau này và tôi xin trích một đoạn dưới đây: Phố núi cao phố núi đầy sương Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn Anh khách lạ đi lên đi xuống May mà có em đời còn dễ thương… Phố núi cao phố núi trời gần Phố núi không xa nên phố tình thân Đi dăm phút đã về chốn cũ Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng Em Pleiku mà đỏ môi hồng Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông Nên mắt em ướt và tóc em ướt Da em mềm như mây chiều trong… Xin cảm ơn thành phố có em…. Ông qua đời năm 1981 để lại 2 tác phẩm : Còn một chút gì để nhớ và Thơ Vũ Hữu Định toàn tập. Lê Văn Thiện: sinh năm 1947 tại Khánh Hòa. Ông tốt nghiệp khoá HSQ 47 Đồng Đế Nha Trang và phục vụ tại Tiểu Đoàn 1 BB. Sau 30 tháng 4 năm 75, bị đi tù cải tạo và khi ra khỏi trại, ông về làm nghề nông ở

Ninh Hoà. Những tác phẩm đặc sắc của ông trước 75 gồm có: Một cách buồn phiền, Sao không như ngày xưa? Nhà văn Trần Hoài Thư đã xuất bản tập “Thư Quán bản thảo” năm 2010 tại Hoa Kỳ trong đó có rất nhiều

bài giới thiệu nhà văn chiến tranh Lê Văn Thiện và truyện “Một cách buồn phiền” đã được in lại (các bạn có thể viết về Thư Ấn Quán ở New Jersey để tìm mua, xin tìm địa chỉ qua các bài trên talawas). Linh Phương: sinh năm 1949 tại Sài Gòn. Trước năm 1975, ông là quân nhân thuộc Tiểu đoàn 6 TQLC. Bài của ông được biết đến nhiều nhất là bài

thơ “Kỷ Vật Cho Em” mà tôi xin trích một đoạn dưới đây:

Thì thôi! Hãy nhìn nhau xa lạ Em nhìn anh ánh mắt chưa quen Anh nhìn em anh sẽ cố quên Tình nghĩa cũ một lần trăn trối… Em hỏi anh, em hỏi anh Bao giờ trở lại…. Và còn rất nhiều tác giả trong nhóm VTSMNT75 nữa mà tôi chưa có dịp biết đến... Xin tạm ngừng với 10 tác giả vừa kể và mong rằng tôi đã “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Quốc Tổ Hùng Vương Mười tám đời vua dựng nước nhà Hùng Vương là tổ nước Nam ta Tiên Long phối ngẫu sinh trăm trứng Lạc Việt hình thành một quốc gia Phương Bắc đánh tan quân cướp nước Phương Nam nguy biến dẹp can qua Tổ tiên dựng nước ngời trang sử Con cháu đồng tâm giữ nước nhà Vũ Lang ĐSNT 2014 – Page 123


TẢN MẠN VỀ HAI CHỮ ĐỒNG MÔN (tạm giới hạn trong cấp tiểu và trung học) Lê Văn Thu NT58 heo từ điển, đồng môn được định nghĩa như là những người cùng học một trường. Thời xưa, khi nước ta còn theo

T

chế độ phong kiến, chuộng Hán văn, việc học hành chưa được phổ cập, đồng môn chỉ gói gọn trong một nhúm người, hầu hết là phái nam cùng theo học một thầy đồ dưới một mái nhà. Họ lại khác nhau cả về tuổi tác bởi vì có người nhập học khi tóc còn để chỏm, có người nhập học khi đã có... vợ con. Thầy đồ sẽ tùy tuổi tác và trình độ của họ mà dạy các sách khác nhau. Khi đi thi, nếu đỗ đạt ra làm quan, họ trở thành những bạn “đồng liêu” trong chốn quan trường nhưng nếu thất cơ lỡ vận thì ít khi họ dám hoặc muốn tìm đến nhau vì… hố ngăn cách về địa vị xã hội quá chênh lệch.

Đến thời nước nhà chọn chữ quốc ngữ làm ngôn ngữ chính trong các chương trình giảng dạy ở bậc tiểu và trung học, nhiều trường học được xây dựng, mọi trẻ em được khuyến khích cắp sách đến trường. Tuy vậy, do hoàn cảnh ngân sách hạn chế, hệ thống trường công chưa được rộng khắp, đội ngũ giáo viên, giáo sư chưa được đào tạo đủ nên nhà nước phải đặt ra vụ thi tuyển để chỉ thâu nhận những học sinh ưu tú. Các học sinh khác... một là phải bỏ học vì nghèo, hai là phải ghi danh học tại các trường tư thục. Cũng phải kể đến việc một số gia đình giàu có cho con em mình theo học tại các trường tư thục danh tiếng hay “trường Tây”. Với hệ thống các trường tiểu và trung học phổ thông này, từ đồng môn đã có nghĩa rộng rãi hơn: những người cùng theo học một trường (không nhất thiết cùng một thầy, một lớp) ở một thời điểm nào đó. Do hoàn cảnh chiến tranh, công ăn việc làm bận rộn, gia đình chật vật hoặc do phương tiện giao thông khó khăn, trước đây các đồng môn trong nước ít khi

gặp nhau. Tinh thần đồng môn tuy có nhưng chưa sâu đậm vì ai nấy đều phải lo sinh kế cho gia đình, cho con cái và vì công việc bươn chải kiếm miếng cơm manh áo không cho phép lãng phí thời gian. Sau khi chiến tranh Nam Bắc kết thúc, các cựu học sinh đều trưởng thành, lớn tuổi. Ở trong nước cũng như hải ngoại, đặc biệt là trong thành phần tị nạn ở các nước phát triển, họ đã ổn định cuộc sống, có thì giờ tìm thư giãn tinh thần và hòa nhập vào đời sống xã hội chung quanh, đồng môn đã tìm đến nhau để tâm sự, chia sẻ và giao hòa. Với các phương tiện viễn thông được cải tiến, mà liên mạng internet và điện thoại di động là những phát minh cực kỳ tối tân, đã đưa đến việc người ta có thể nói chuyện bằng lời, bằng bút và... bằng nút (keyboard) với nhau hằng ngày, thậm chí còn nhìn thấy cả nhau khi nói chuyện, dù ở cách nhau nửa vòng trái đất, đồng môn đã có thể đến với nhau, gần gũi như trong gang tấc.

ĐSNT 2014 – Page 124


nhau cả hơn hai thập niên; những đồng môn ấy đã tìm đến với nhau quanh một mâm cơm tại tư gia hay bữa tiệc tại nhà hàng. Ở đó, họ trao đổi những mẩu chuyện gia đình, chuyện dĩ vãng, chuyện thầy cô, chuyện truân chuyên cuộc đời và có khi còn hát một bài ca, ngâm lên một đoạn thơ cho nhau nghe hoặc chia sẻ một chút riêng tư. Rồi họ rủ nhau đi chơi xa, thăm viếng thắng tích này bên xứ nọ, ghé coi phong cảnh đẹp ở nước kia trong nỗi hân hoan có người đồng hành cùng tâm thức, cùng cảm nhận. Các diễn đàn đã là những gạch nối rất hiệu quả làm các môn sinh cùng trường có thể thân mật với nhau nhiều hơn. Họ đã lên mạng đấu hót, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, bàn bạc đủ thứ chuyện, thậm chí đôi khi cãi nhau về một chuyện không đâu. Không ai có thể phủ nhận chính nhờ diễn đàn trên mạng mà bao nhiêu cuộc họp bỏ túi, bao nhiêu cuộc sinh hoạt hội ngộ lớn nhỏ qui tụ hàng trăm người từ khắp bốn phương trời đều đã thành công. Sau các cuộc họp ấy là những gương mặt rạng rỡ, những tình thân kết nối và những hẹn hò gặp lại. Cũng qua diễn đàn đồng môn, bao nhân tài trong mọi lãnh vực đã được đồng môn nhận diện để mọi người cùng chia sẻ niềm hãnh diện chung. Nếu không có diễn đàn đồng môn, làm sao chúng ta biết được nhà trường

chúng ta đã đào tạo được các nhạc sĩ tài danh, các khoa học gia có tiếng, những người lính quả cảm trong các quân binh chủng, các giáo sư đại học các ngành nghề, hàng ngàn chuyên viên y nha dược và khoa học kỹ thuật cũng như các văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ, v.v... Những bạn đồng môn ấy của chúng ta là những người đã đóng góp công sức vào nền văn minh nhân loại và trực tiếp phục vụ xã hội, phục vụ đất nước. Cũng qua tình đồng môn, biết bao bạn bè đã được giúp đỡ và an ủi. Người kia vừa mất người thân, đồng môn gần xa đã tìm đến vỗ về chia sẻ nỗi đau. Người nọ có con lập gia đình, đồng môn tìm đến chia sẻ niềm vui và còn nhiều hình thức giúp đỡ an ủi khác nữa từ vật chất, hỗ trợ, đến cố vấn, hướng dẫn đã như những dòng nhạc, vần thơ giúp đời nhau thêm tươi đẹp, thêm ấm áp. Cái vui đơn giản nhất là khi phát hiện ra những đồng môn cư ngụ quanh mình. Dù học khác lớp, khác năm, có khi cách

Cũng trong các sinh hoạt nhận diện đồng môn, có khi người ta tìm thấy đồng môn lại chính là học trò của mình, hoặc là thầy dạy mình, ở trong một lãnh vực chuyên môn nào đó sau khi rời mái trường trung học. Dù tuổi tác khác biệt, dù hoàn

cảnh xã hội chênh lệch, dù là thầy hay trò của nhau sau này, mọi người vẫn coi nhau là đồng môn trong tinh thần tương kính và thân tình. Ôi! Hai chữ đồng môn thật là thân thương và đáng trân trọng!

ĐSNT 2014 – Page 125


Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới tại Houston April 6,7,8 2012 Hồi Ký HT Mai Đông Thành NT 63-68

hư gần 500 thầy cô, anh chị em cựu học sinh và quan khách tham dự Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới lần thứ nhất, tôi trở về Cali với đầy ắp cảm xúc thôi thúc không thể không ghi lại. Ngày thứ Năm 5 tháng 4 khoảng 3:30pm khi vừa bước xuống phi trường, tôi đã cảm nhận được niềm vui của Đại Hội. Ngay tại vòng lấy hành lý tôi đã nhận được những nụ cười thân thiện, những bắt tay ấm áp của Nguyễn Trãi từ nhiều nơi đổ về. Anh Trần Hữu Quý, đại diện Gia đình Nguyễn Trãi Houston, tươi cười chào đón mọi người và nói đã chờ đợi “quý khách” từ lúc 2 giờ. Nhìn quanh thấy cô Vũ Thị Hương San Diego, cô Lã Phương Loan Orange County, anh chị Võ Tá Hân và vài NT nữa mà tôi không nhớ tên. Anh Quý đem theo xe van 7 chỗ ngồi mà vẫn không đủ, may mắn tôi mướn xe nên có thể cho anh chị Võ Tá Hân “quá giang”

N

về khách sạn.11 giờ trưa hôm sau thứ Sáu, tụi tôi kéo nhau qua Gallery tham dự buổi triển lãm về “Tài năng Nguyễn Trãi”. Thật không ngờ NT có nhiều tài

đứng xem mãi và thắc mắc hỏi nhau: “Tương Mộng nghĩa là

năng trong mọi lãnh vực như vậy. Phòng triển lãm có đủ mọi loại nghệ thuật như hội họa, nhiếp ảnh, tranh thêu, sách báo, thơ văn, âm nhạc, hình tượng, tranh thủy thạch dát vàng v.v... Ngoài ra, điều làm mọi người thật cảm động là hình ảnh ba vị thầy khả kính đã khuất Nguyễn Quang Minh, Phạm Quýnh và Bùi Thái Trừu đã được phóng

lớn treo trọn 1 bức tường và hình ảnh hào hùng của TQLC Cao Xuân Huy NT59-66, tác giả nổi danh của “Tháng Ba Gãy Súng” được trưng bày đầy nghệ thuật trên một bàn nhỏ riêng biệt với chiếc áo rằn ri, chiếc nón nỉ xanh nằm giữa những quyển sách anh đã viết. Nhóm NT Nam Cali chúng tôi dự trù dành khoảng nửa tiếng cho phòng triển lãm nhưng rồi mải mê xem mãi đến hơn tiếng đồng hồ. Có một “tượng đá” với tên ngộ nghĩnh “Tương Mộng” làm tôi và nhiều người tò mò

gì?” Có anh tỏ vẻ am tường giải thích: “Tượng hình tròn tựa như cái mông to nên có lẽ là Mông Tượng, mông của con voi?” Vừa lúc đó tác giả Phi Ngọc Hùng, NT56 đi đến cười giải thích “Đây giản dị là tượng... mông thôi”. Rời phòng triển lãm, tụi tôi vội chạy nhanh tới trung tâm NASA vì sợ anh Nguyễn Xuân Hạnh đợi quá lâu. Xui xẻo đường bị kẹt xe, lại không thể vào “toll road” vì không có “Ezy Tag” nên chúng tôi đã đến trễ đúng một tiếng. Anh Quý và anh Hạnh đang vui vẻ chờ đợi... Anh Hạnh thật dễ thương hướng dẫn mọi người đi xem các nơi thú vị, anh Hạnh thật dễ thương, kiên nhẫn giảng giải từng chút. Rất tiếc chỉ có vỏn vẹn 2 giờ nên cũng chỉ được coi thoáng qua. Tôi tự nhủ “Chắc phải trở lại lần nữa thôi!”

ĐSNT 2014 – Page 126


Chiều thứ Sáu, 2014 theo lời mời 125 của ĐSNT – Page anh Nguyễn Khanh, vợ chồng tôi đến nhà hàng Thái Bình Dương để cùng chung vui với các anh NT60 và các nhóm “mồ côi”. Ở đây, cần giải thích là theo BTC thì ngày thứ Sáu để các lớp / khóa tự do họp mặt riêng với nhóm mình. Anh Khanh trưởng ban văn nghệ ĐH đã có nhã ý mở rộng cửa chào đón các lớp lẻ loi, ít người đến tham dự chung cho vui. Phải công nhận “viện mồ côi” này vui thật vì có sự góp mặt của nhiều nhóm khác nhau gồm cả các chị TV/NT 55-57. Tôi còn được hân hạnh là anh Khanh đã mời làm người điều khiển chương trình nhưng lại hơi lo khi hỏi “xin anh cho xem chương trình” thì anh lắc đầu bảo là “không có”! Tôi đành phải đi từng bàn chiêu dụ nhân tài. May mắn ngoài nhân tài của khóa 60 như anh Võ Tá Hân, Lê Văn Lợi... còn có nhiều nhân tài các khóa khác như anh Nguyễn Duy Vinh NT58, chị Nga Dung (bà xã anh Nguyễn Thạch Bình), chị Thúy Hòa (bà xã anh Trịnh Tùng NT60, chị Thúy Hòa rất thân tình vui vẻ đã được các muội NT tặng danh hiệu “cô Tí Điệu”) và các chị Thanh Hằng, Kim Mai TV/NT55-57... Tất cả đều nhiệt tình đóng góp nên chương trình rất sống động và phong phú gồm đủ cả đàn, hát, thơ, kể chuyện vui và đặc

biệt còn có cả nhảy múa nữa. Trong không khí vui vẻ thân tình, anh Bùi Văn Đạo trưởng BTCĐH đã hứng thú lên hát bài Sáng Rừng làm mọi người bên dưới cũng hào hứng hát theo “Ú u ú u” và cùng nối đuôi nhau vừa đi vừa múa thật vui nhộn quá chừng. Mời bà con vào links dưới đây để xem trích đoạn vũ khúc Sáng Rừng 1 và 2 (nhớ tìm “cô Tí Điệu” trong chiếc jupe trắng) http://www.youtube.com/watch ?v=pxKbUJJhjTI&feature=ends creen&NR=1 http://www.youtube.com/watch ?NR=1&feature=endscreen&v= n4zGw-u1ERU Sáng thứ Bảy, chúng tôi lái xe đến Bear Creek Memorial Park tham dự picnic cùng mọi người. Park rộng mênh mông mà lại không có chỉ dẫn chi tiết nên nhiều dân đến từ phương xa lạc lên lạc xuống. Lái lòng vòng một hồi thì mừng húm khi thấy từ xa lá cờ vàng bay phất phới “Phe ta đây rồi”. Mọi người lần lượt kéo đến càng lúc càng đông. Chàng rể Long đã chuẩn bị sẵn 100 tập nhạc sinh hoạt phân phát cho mọi người và rồi các anh Phạm Bách Phi, Ngô Sán và Nguyễn Thanh đã bắt giọng cho tất cả cùng hát vang những bài hát quen thuộc giúp không khí tươi vui, nhộn nhịp hẳn lên. Theo chương trình dự định của BTC, tôi kêu gọi mọi người ra sân tham dự các trò chơi hướng đạo nhưng chỉ khoảng gần một nửa tham gia. Phần đông đều thích quây quần từng nhóm thăm hỏi, chuyện trò. BTC khá chu đáo, chỉ một thoáng là nước non, thực phẩm được dọn ra ê hề. Mọi người ca hát, trò chuyện, chụp hình thật

vui vẻ, thoải mái đến 2 giờ mới tan hàng ra về sửa soạn cho buổi họp mặt tối nay. Xin vào link dưới đây để xem http://youtu.be/3Al2sA2uy00 http://youtu.be/jLvvRzS7RCw Chiều thứ Bảy, tiền Đại Hội được tổ chức tại vũ trường Saigon Maxim theo phương thức buffet. Đây là một nhà hàng vũ trường khá rộng rãi đẹp đẽ. Theo anh Quý, số người ghi tên tham dự là 250 nhưng càng lúc số người đổ vào càng đông. Nhiều người không ghi tên trước cũng rủ nhau tham dự khiến cả nhà hàng lẫn BTC đều... lên ruột. Không muốn từ chối bất cứ ai nhưng cũng không muốn có người phải đứng, MC Trần Đức Tâm đã phải liên tục kêu gọi mọi người cố thu hẹp lại nhường chỗ cho những người đến sau. Số người kéo đến cứ tăng mãi... tăng mãi, hình như hơn 300 quá cả sức chứa tối đa khoảng 290 của nhà hàng. Tội nghiệp vợ chồng bạn Lê Văn Sơn B1-63, vì trễ máy bay nên đến muộn phải ăn đói. Tuy nhiên chương trình văn nghệ thì rất phong phú. Mở đầu là bài “Nguyễn Trãi, Mái Trường Thân Yêu” thơ Tuệ Kiên, nhạc Võ Tá Hân do ban hợp ca NT Houston trình bày. Một màn được tán thưởng nhiều nhất là bài “Cờ Vàng Xin Đừng Phủ” thơ của Ngọc Trân, NT6168 do NT Ngọc Châu trình bày. Được biết bài này đã do anh Võ Tá Hân phổ nhạc và lời nhạc bi hùng cùng giọng hát mạnh mẽ, tha thiết của anh Ngọc Châu đã làm rung động cả hội trường, mọi người đều tự nhiên đồng loạt đứng lên vỗ tay không ngừng.

ĐSNT 2014 – Page 127


10:30 khi không khí lắng đọng, một số thầy cô và quan khách đã ra về, theo yêu cầu của nhiều người, anh Trần Đức Tâm đã “bật đèn xanh” cho chương trình dạ vũ, bàn ghế được dẹp bớt, nhạc tour nổi lên và từng đôi, từng đôi dìu nhau ra sàn nhảy. Anh em NT nghịch ngợm giỏi, hát hò hay và nhảy đầm cũng rất lả lướt. Một nhân vật khá lạ xuất hiện, chị Bạch Hạc đã hát ca Trù theo điệu Cha Cha Cha cho mọi người nhảy, nghe rất lạ và hay. Gần 12 giờ, vũ trường đóng cửa, mọi người ra về. Nhóm bạn NT63 chúng tôi nán lại trò chuyện thì gặp ca sĩ Bạch Hạc đi ra, một anh lên tiếng hỏi chơi: “Chị có hát Ả Đào không?” Ngờ đâu chị trả lời tự nhiên: “Có chứ, muốn nghe thì ngồi xuống đi!” Thế là cả bọn chúng tôi ngồi ngay xuống và chị cũng thản nhiên

ngồi bệt xuống đất cất giọng hát bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Một anh NT cũng sẵn đàn guitar ngồi xuống đệm và một anh khác dùng vật gì đó gõ vào chậu cây lạch cạch thay cho tiếng phách nghe rất ngộ làm Bạch Hạc ngừng lại bật cười. Công nhận chị Bạch Hạc có máu rất khôi hài, chị vừa hát vừa đùa giỡn làm anh em NT63 được dịp cười nghiêng ngửa. Bà con có thể vào link dưới đây để xem đoạn hát Ả đào thú vị hiếm có này

http://youtu.be/VOW3dC3MM Qk Buổi Gala Đại Hội chiều chủ nhật được tổ chức tại nhà hàng Kim Sơn sang trọng. Vừa bước đến cửa hội trường, tôi đã ngạc nhiên thích thú trước những posters màu sắc đẹp đẽ và một bàn tiếp tân với những cô mặc áo dài duyên dáng, tươi cười chào đón quan khách. Hội trường khá rộng, sân khấu trang trí nhã nhặn, đẹp mắt. Bắt đầu từ 5 giờ, quan khách từ từ kéo vào càng lúc càng đông. Khắp nơi tay bắt mặt mừng, mọi người vồn vã thăm hỏi lẫn nhau ồn ào náo nhiệt. Vì thời giờ có hạn, chàng MC Trần Đức Tâm phải luôn miệng kêu gọi các lớp theo thứ tự lên sân khấu chụp hình lưu niệm với các GS. Khá khó khăn, chật vật cho MC kêu gọi mọi người yên vị để chương trình có thể bắt đầu đúng giờ.. Đúng 6:30 chương trình bắt đầu với phần chào cờ hát quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt phần quốc ca Hoa Kỳ đã được chị Phan Thanh Hằng, cựu nữ sinh NT/TV 5557 hát và quốc ca VNCH do BHCNT và toàn thể hội trường cùng hát..

Sau đó là bài Nguyễn Trãi Hành Khúc của NT Phạm Ngọc Cung do hai BHCNT Houston và Nam Cali trình bày. Cô Đào Kim Phụng, GS cố vấn cho Đại Hội, đã được mời phát biểu khai mạc ĐH. Cô nói nhiều điều rất cảm động và câu làm tôi nhớ rõ và lo nhất là: “Các em NT Houston đã mở đầu một trang sử mới cho các Đại Hội Nguyễn Trãi truyền thống mỗi hai năm sau này” Anh Bùi Văn Đạo, trưởng BTC tiếp đó chào mừng quan khách và giới thiệu những khuôn mặt trong BTCDH, những người đã góp sức mở đầu “trang sử mới”. Ba MC chính của ĐH cũng được trân trọng giới thiệu: Thảo My, Nguyễn Thạch Bình của Houston và Trần Đức Tâm của nam Cali. Nhìn chung, chương trình Đại Hội thật đa dạng và phong phú, tôi chỉ xin ghi lại một số tiết mục đặc biệt với cảm nghĩ rất chủ quan. Trao quà lưu niệm cho thầy cô: 13 giáo sư tham dự đã được mời lên sân khấu để học trò “chiêm ngưỡng” và trao tặng plaque tri ân.

ĐSNT 2014 – Page 128


Anh Đỗ Hoàng Ý NT61-68 nói về tiểu sử cụ Nguyễn Trãi và trường Nguyễn Trãi. Hoạt cảnh “Hận Nam Quan”: dựa trên vở kịch thơ của Hoàng Cầm do NT Vũ Ngọc Doanh 61-68 đóng vai Phi Khanh và Nguyễn Thạch Bình NT59-66 đóng vai Nguyễn Trãi. Hai anh đã hóa trang tài tình và diễn xuất thật bi hùng, khơi dậy lòng yêu nước của mọi người trong hoàn cảnh nước nhà đang bị đe dọa với ách ngoại xâm. Hình trên: anh Nguyễn Thạch Bình trong vai Nguyễn Trãi. Vũ “Viễn Khúc Việt Nam” do con em Nguyễn Trãi trình diễn rất dễ thương. Thời trang áo dài do 10 cựu nữ

sinh Nguyễn Trãi xinh đẹp trình diễn. Có lẽ đây là màn gây “nhốn nháo” nhiều nhất. Các anh vác máy to, máy nhỏ tràn lên chụp hình lia lịa không cần biết nhiều khán giả bên dưới đang vung chân múa tay “đe dọa”. Hai anh B1-63 cao ráo đẹp giai Lưu Công Huấn và Vũ Văn Dương may mắn được BTC chọn làm 2 chàng nâng tay đón các cô bước xuống từ sân khấu. Nhớ lại lúc chàng Huấn “trình diện” để được tuyển chọn, Thảo Ly đã cẩn thận ngắm nghía một hồi rồi bảo “tướng anh coi được nhưng cần phải nhuộm tóc đã” chàng cười “không được, tôi mà nhuộm tóc,

về nhà cháu nội nhận không ra thì chết!”. Chàng MC Tâm thì sau này có hỏi: “màn đó mọi người chụp hình nhiều quá, không biết có ai chụp cho tôi tấm nào không?” Tôi cười thành thật: “với nhan sắc của ông, bên cạnh các kiều nữ áo dài thì chắc là... no chance!”. Ngay chính tôi, phần vì mải ngắm, phần bị chen lấn, chèn ép ghê quá nên cũng chỉ kịp chụp được có... 6 cô.

(Hình trên: Chàng Lưu Công Huấn, một thời đẹp giai nhất B1 63-70, ngưỡng mộ MC Thảo Ly duyên dáng và Vũ Văn Dương B1 63-70 nâng tay người đẹp Minh Tâm NT/TV)

Một điều khá thú vị là khi màn này chấm dứt, anh Tâm đã oang oang chuyển lời cô Phụng la rầy: “các anh Nguyễn Trãi không biết thế nào là lịch sự, ga lăng, mười cô nữ sinh đẹp dễ ĐSNT 2014 – Page 129


thương như thế mà chẳng anh nào biết lên tặng hoa!”. Lúc đó các chàng, kể cả tôi mới tỉnh hồn, tranh nhau mua hoa tặng các nàng. Cũng xin kể lại hôm đó, trước khi vào chương trình cô Phụng đã giới thiệu “Cô có mua một sô hoa hồng để mọi người mua tặng “nghệ sĩ”, 5$ một bông, tiền sung vào quỹ Đại Hội”. Thế rồi chính cô, sau đó trao tặng 4 đóa hồng cho 4 MC Đại Hội. Cô thật chu đáo và dễ thưong như thế đó và mọi người cũng đã vui vẻ ủng hộ chậu hoa hơn 400$. Hợp ca những nhạc phẩm do thầy Chung Quân ngày xưa dậy: “Hội Nghị Diên Hồng” do nhóm NT59-66 trình bầy thật hào hùng, sống động. Những tiếng thét “Quyết chiến, Hy sinh” từ phía khán giả vang dội khắp hội trường. “ Sáng Rừng do các anh NT57 và các bà xã hợp ca. Anh Phạm Bách Phi điều khiển và đạo diễn màn này thật hay và vui nhộn với đầy đủ tiếng chim kêu, vượn hú. Giữa Houston mà nghe tưởng như đang ở trong rừng. Còn Chút Gì Để Nhớ do “tam giác” Nguyễn Duy Vinh Toronto, Cao Đắc Vinh nam Cali, 3 nữ sinh NT và một vị khách ở Houston trình bày. Bài hát này đã được vỗ tay tán thưởng đặc biệt khi các anh khéo léo biến đổi lời thành “Xim Cảm ơn thành phố

Houston, xin cảm ơn Ban Tổ Chức thật nhiều. Xin cảm ơn tất cả các Thầy Cô đã dậy dỗ chúng em nên người. Xin cảm ơn, xin cảm ơn...” Quà tặng đặc biệt: BTC đã trao quà tặng đặc biệt cho một số người tham dự: 1. Nguyễn Trãi “già” nhất hiện diện: anh Nguyễn Khánh Thọ, NT51-54 được mời lên lãnh quà. Có người nói còn một anh NT48 nhưng rất tiếc không có mặt lúc đó. 2. Nguyễn Trãi trẻ nhất về tay Nguyễn Bích Ngọc NT89-90. Được biết Bích Ngọc là một nha sĩ thật xinh tươi, duyên dáng đang hành nghề tại Houston. 3. Lớp tham dự ĐH đông nhất: quà tặng về tay lớp B1 60-67 với tổng cộng 21 người tham dự. Đây cũng chính là lớp của anh Bùi Văn Đạo trưởng BTC. 4. Khóa đông nhất là khóa NT61-68, đây là khóa của anh MC Trần Đức Tâm với tổng cộng 46 người tham dự Đại Hội. Ít nhất 3 người trong khóa này cũng được anh Tâm giới thiệu như những anh hùng “Bóng Ma Biên Giới” ngày xưa. Có anh đã “đội mồ” sống dậy trở về sau khi gia đình đã... làm giỗ! 5. Giáo sư dậy ở Nguyễn Trãi lâu nhất: cô Phương Mai, dậy Vật Lý từ 1979 tới 2000

Trao cờ Đại Hội: gần cuối chương trình, anh Trần Hữu Quý đã đại diện ACE NT Houston trao lại poster Đại Hội cho tôi, đại diện Nguyễn Trãi nam Cali. Trước sự đồng thanh hưởng ứng của anh chị em Houston, sự đồng lòng giúp sức của anh chị em Cali nhất là cái gật đầu của cô vợ, tôi không còn cách nào hơn là... nhận lãnh vinh dự và trách nhiệm. Đại Hội Thế Giới tuy chỉ có 3 ngày chính thức nhưng đã để lại trong lòng mọi người tham dự biết bao kỷ niệm, bồi hồi, xúc động mà bài viết ngắn gọn này không thể nào diễn tả hết. Phần tôi, nhiều phen cảm thấy thật sung sướng, vui mừng, hân hạnh... Trong suốt Đại Hội, tôi đã gặp được nhiều người trước đây chỉ biết nhau qua e-mails. Đi đến đâu cũng có người nhận ra, đến bắt tay chào hỏi, chuyện trò thân tình như quen biết đã lâu. Hôm sau Đại hội, trong khi dạo chơi Houston, vợ chồng tôi gặp lại mấy chị em họ Nguyễn đang cùng cô Phụng và một số anh Nguyễn Trãi ăn sáng, lại huyên thuyên chào hỏi, lại tiếp tục nói chuyện Đại hội nóng hổi. Trước khi chia tay, cô em Thủy làm tôi thật cảm động khi Thủy nắm tay vợ chồng tôi ân cần nói: “Em coi anh chị như anh chị ruột của em”. Tình Nguyễn Trãi sao quá đậm đà và dễ thương! Tôi thật vui và hãnh diện được là một cựu học sinh Nguyễn Trãi, đã được Thầy Cô cùng bạn bè tín nhiệm trao cho trọng trách đại diện Hội hơn 20 năm nay và nhờ đó, tôi đã quen biết các bạn Nguyễn Trãi khắp nơi trên thế giới.

ĐSNT 2014 – Page 130


Người Việt giỏi giang sao đất nước mãi lận đận?

Làm sao hết lận đận trong thế giới mạng toàn cầu hóa? Thảo luận của Lê Anh Vũ NT58 Du học Australia (65-74) Làm việc tại World Bank từ 1981

Viết bài này, tôi nhớ khi còn là học sinh trường Nguyễn Trãi, trong một giờ Sử Địa, thầy Hạnh “mập” có nói, các em là tương lai của nước Việt, người Việt ta là giống người thông minh nhất Á Đông mà Á Đông thì là nhất Á Châu, nhất Á Châu là nhất thế giới. Lý luận của thầy làm chúng tôi rất phấn khởi, chăm chỉ học hành để trở thành một người Việt giỏi giang nhất. Thuở đó nhìn ra thế giới bên ngoài, chúng tôi mong ước sao được như người Nhật, người Do Thái rồi tự hỏi tại sao người Đức vừa thông minh lại vừa có kỷ luật, người Mỹ không thông minh nhất nhưng khi một nhóm ngồi lại với nhau thì độ thông minh của họ tăng lên gấp bội. Vẫn biết bất kỳ một dân tộc nào khi được hỏi dân họ có thông minh không? Câu trả lời luôn là “có”. Không một dân tộc nào lại nhận là mình dốt cả nhưng tại

sao lại có quốc gia này hơn quốc gia kia? Tại sao có người giỏi giang làm nên sự nghiệp, có kẻ chữ nghĩa đầy người nhưng suốt cả đời lận đận? Nếu bảo là người Việt giỏi giang nhất thì tại sao, tại sao và tại sao... nước chúng ta vẫn nghèo khổ? Tôi đã đi và gập nhiều người Việt khắp nơi trên thế giới, tôi vẫn tự hào là chúng ta có rất nhiều người giỏi giang ở khắp nơi trong mọi lãnh vực nhưng trong các cộng đồng người Việt tại sao cứ hai người trở lên là tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa! Chả hiểu có đúng không? Ngày nay, nhìn lại thì thấy quê hương ta, đất nước ta với dân số đã lên trên 90 triệu, vẫn còn nghèo đói! Việt Nam đã và đang nhận được những số tiền khổng lồ của thế giới trợ giúp để phát triển cũng như để xóa đói giảm nghèo nhưng tại sao Việt Nam ta vẫn được liệt kê vào những nước nghèo và chậm tiến nhất? Tại sao văn minh và văn hóa lại thụt lùi, xã hội thì đầy xa đọa, tội ác và tham nhũng; giao thông trên đường

phố thì mạnh ai nấy chạy, vô kỷ luật, thấy đèn đỏ thì cố vượt cho mau, bóp còi inh ỏi vô tội vạ; tắc đường lập tức leo lên vỉa hè của người đi bộ, đi ngược chiều... Phố xá tràn lan cảnh xả rác ra đường, nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Tôi nhớ một đồng nghiệp ngoại quốc trong lúc cùng công tác tại Việt Nam, khi đi qua đường phố thấy dân ta chen lấn xô đẩy nhau, xe máy mạnh ai nấy đi chẳng có thứ tự, đợi mãi mà vẫn chưa qua được con đường nhỏ, anh thốt lên: "Đây không phải là đất nước của người thông minh như tôi đã từng biết khi đọc lịch sử của dân tộc Việt". Tôi tự hỏi, nếu người Việt giỏi giang thì tại sao vẫn còn đâu đó những chia rẽ Bắc, Trung, Nam? Những vết thương chưa lành cho dù bao nhiêu thế hệ đã được sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Một dân tộc khôn ngoan không thể để xung khắc kéo dài quá lâu mà trái lại phải chóng tìm được sự đồng thuận với nhau để phát triển. Nước Mỹ từng sảy ra cuộc nội chiến Bắc Nam đẫm máu nhưng vừa kết thúc chiến tranh là họ nhanh chóng xóa bỏ hận thù, cùng nhau xây dựng một quốc gia phát triển vuợt bực. Dân tộc Đức, do điều kiện lịch sử, đất nước họ phải chia đôi nhưng khi có điều kiện họ nhanh chóng tái hợp mà không phải tốn quá ĐSNT 2014 – Page 131


nhiều xương máu. Chúng ta hãy nhìn người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, thế mà ngay sau chiến tranh họ đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, cùng hợp tác cùng phát triển cho quốc gia mình. Người Đức, người Ấn Độ và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai, có phải đó mới là cách suy nghĩ của những người giỏi giang và giầu trí tuệ không? Thực tế cho thấy, người Việt ta: "Thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học..." chúng ta không dốt nhưng chắc cũng chẳng thông minh! Nếu thông minh thì tại sao cho đến bây giờ GDP mới đạt được US$1100/người sau 39 năm gọi là có hòa bình? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc v.v.. bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành các cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên US$10.000 /người /năm. Quốc gia của người giỏi giang đương nhiên người lãnh đạo cũng không thể kém đựơc. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người tài giỏi biết dẫn dắt quốc gia, biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tốt nhất cho dân tộc, cho quê hương và gia đình mình... một dân tộc giỏi không thể cứ ngồi nhận viện trợ hay sự giúp đỡ từ bên ngoài hoặc trông chờ một lý tưởng từ trên trời rơi xuống. Người bạn ngọai quốc còn nói với tôi, theo nhận xét của anh, tầm nhìn của người Việt không có khả năng khám phá những gì mới, hình như họ rất sợ nhìn xa, mạo hiểm tìm nơi lạ như dân

châu Âu. Dân Việt tìm được mảnh đất cắm dùi, xây được cái nhà yên ổn là quá lý tưởng cho một tổ ấm. Tầm nhìn còn ngắn, rất ngắn hạn không nhìn xa trông rộng, không biết hy sinh cái trước mắt để tính kế lâu dài. Tâm cũng là 1 điều mà nhiều lãnh đạo không có. Trong lịch sử nhân loại, những cuộc thập tự chinh của La Mã, Ai Cập, Ba Tư đã làm nên những nền văn minh vì họ biết vượt ra khỏi lũy tre làng. Cách đây cả mấy trăm năm, người Hòa Lan, người Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã giương buồm đi khắp thế giới để thám hiểm những miền đất lạ, không sợ hiểm nguy. Tại sao lại có những đảo xa tít tắp ở giữa Thái Bình Dương lại thuộc một quốc gia ở châu Âu? Và tại sao người Âu lại đi trước người Á như hiện nay? Như thế thì người Việt ta có thật sự giỏi giang không? Câu trả lời của tôi, chắc chắn là có vì chúng ta đã và đang có rất nhiều nhân tài xuất hiện trong mọi lãnh vực và khắp nơi trên thế giới. Trong lịch sử, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người thông minh nhất. Ông có khả năng tiên đoán được biến cố sảy ra 500 năm sau, được người Trung Hoa tặng "An Nam lý số hữu Trình Tuyền" và là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Đọc lich sử, chúng ta thấy nhà Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm vì Trạng Trình đã nói: "Lê tồn Trịnh tại". Đó là sự tiên tri vượt

qua không gian và thời gian mấy trăm năm. Nếu kể tên ra thì danh sách người Việt tài ba lỗi lạc rất dài nhưng dân ta vẫn đói, đất nước ta vẫn nghèo. Giỏi giang mà để đất nước đói nghèo vì bất kỳ những lý do gì chăng nữa thì vẫn chưa phải là giỏi. Về địa lý, đất nước ta có ba miền: Bắc, Trung, Nam, dân mỗi miền có những sắc thái thật khác biệt nhau. Người miền Bắc uyên thâm, giỏi sách vở nhưng không thích thử thách. Sự uyên thâm đó rất cần cho nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo nhưng cẩn thận quá mức cần thiết đôi khi trở thành bất cập. Người miền Trung thì khôn ngoan, chịu thương chịu khó vì đất đai khô cằn. Các cuộc cách mạng thường nổ ra ở đây vì ý chí vươn lên, muốn thay đổi số phận nhưng nghèo quá, chí không thể vượt đi xa. Đưa con thuyền ra biển lớn cần có cả tri thức, mạo hiểm. Duy ý chí thường làm hỏng mọi chuyện. ĐSNT 2014 – Page 132


Người miền Nam sống trong thiên nhiên ưu đãi, thích mạo hiểm, ưa gì là làm đó. Người mạo hiểm rất cần cho phát triển kinh tế nhưng mạo hiểm và ăn chơi như công tử Bạc Liêu thì cũng đáng sợ và hệ lụy là cũng khó phát triển, khó mà giầu một cách "bền vững". Một người Việt khó mà có tất cả những tố chất trên: Uyên thâm, cần cù, có ý chí vươn lên, ưa mạo hiểm. Ba người của ba miền ngồi lại với nhau thì lại làm cho độ thông minh của quốc gia giảm đi... rất nhiều (?), không phải bỗng nhiên người xưa đã đúc kết "tam nam bất đồng hành" rồi "tam nam bất phú". Câu hỏi đặt ra là ngày nay chúng ta tất cả những người Việt đang sống khắp mọi nơi trên trái đất, trong một thế giới đã được nối mạng Internet và toàn cầu hóa, chúng ta những người Việt giỏi giang nhất phải làm thế nào để đất nước Việt "hết lận đận và sánh vai đựơc với các cường quốc năm châu"? Tôi tin là có rất nhiều lời giải. Theo tôi một lời giải cốt lõi nhất là làm sao chúng ta: Chia sẻ tri thức trong thế giới mạng (Internet) và toàn cầu hóa (Globalisation). Một người bạn học thời trung học của tôi còn ở Việt Nam có hai cháu nhỏ. Mười năm trước đây, anh nhờ tôi mua cho cháu trai lớn một cái máy computer và phần mềm có trò chơi đi kèm. Đó là một trò chơi khá phức tạp đòi hỏi có chiến lược tốt thì mới thắng được máy. Sau nhiều ngày cùng với sự giúp đỡ của ông bố làm nghề IT, cậu bé đã tìm ra được cách đánh bại máy vi tính.

Năm năm sau đó, người bạn đó lại nhờ tôi mua một máy computer khác cho cô con gái rượu thứ hai với giá chỉ bằng một nửa cái cũ nhưng sức mạnh tính toán lại tăng gấp 100 lần. Tuy nhiên, phần mềm trò chơi lần này lại được chơi trực tuyến với rất nhiều người tham gia trên mạng internet. Đứa trẻ học cách chơi trên máy vi tính không cần trợ giúp của ông bố mà do sự hợp tác với các bạn khác trên mạng toàn cầu. Cô bé chơi rất giỏi và có thể tìm ra rất nhiều thuật khác nhau để đánh bại máy vi tính. Cô quyết định tạo một trang web và tìm cách chia sẻ với các bạn một số thủ thuật tốt nhất để thắng máy. Thậm chí đi xa hơn nữa, cô bé còn đưa ra một số gợi ý cho những người thiết kế trò chơi nhằm cải tiến cho phần mềm đó thú vị hơn và khó thắng hơn. Chỉ hơn một tháng, có hơn 50,000 ngàn người truy nhập vào trang web trên, một trang web được xây dựng bởi một cô bé 11 tuổi. Chuyện gì khác biệt đã xảy ra giữa đứa bé trai đầu tiên với máy vi tính, trò chơi đơn giản và cô em của cậu ta có chiếc máy với khả năng chia sẻ tri thức? Đó là vì sau thời gian năm năm ngắn ngủi đó, thế giới đã nối mạng. Giờ đây, hầu hết người được nối mạng internet là từ các nước không phải từ Bắc Mỹ hay Châu Âu và cũng không nhất thiết là từ các nước nói tiếng Anh. Hàng trăm triệu người được nối mạng internet đó có các cô bé, cậu bé từ các nước Việt nam hay Lào v.v... Chúng ta những người Việt giỏi giang ở khắp mọi nơi trên thế giới nghĩ thế nào về thế giới mạng ngày hôm nay giữa nền

kinh tế mạng và sự phát triển quốc gia hay kinh tế mạng và cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo? Có mối liên kết nào giữa câu chuyện liên quan đến máy tính ở trên của hai anh em nhà anh bạn tôi với khái niệm mạng và không mạng? Rõ ràng đứa trẻ sống trong thế giới mạng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi và khả năng phát triển hơn người anh. Tương lai của con em chúng ta thuộc về kinh tế mạng và chúng ta đang đương đầu với những thách thức mới khác hẳn với những gì chúng ta đã trải qua. Theo quan điểm của nhiều người, công trình nhân tạo to lớn nhất của loài người không phải là Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành hay Hải Đăng Alexandria mà chính là mạng internet toàn cầu. Internet đang có tác động mạnh trực tiếp đến hàng tỷ người trên hành tinh. Ngày nay trong bất cứ khoảng cách nào, không gian nào, con người vẫn có thể giao tiếp tức thời với nhau, nhìn thấy nhau, chia sẻ tri thức với nhau. Đây thực sự là một công trình khoa học công nghệ vĩ đại nhất của nhân loại. Internet đã tạo cho con người thêm một môi trường sống. Ngày nay, chúng ta có thể trao đổi thông tin trên các mạng xã hội, thư điện tử, luôn nhìn được những cái mới, một cuộc sống

ĐSNT 2014 – Page 133


mới đó là cuộc sống online. Ngày nay môi trường internet đã làm thay đổi tất cả xã hội từ văn hóa, giáo dục cho đến chính trị. Internet không chỉ là một công cụ sản xuất đơn thuần mà thực sự trở thành phương tiện để người xử dụng nâng cấp nền văn minh nhân loại, đã và đang thu hẹp ranh giới giữa các quốc gia. Thế giới ra sao, Việt Nam ra sao sau năm năm hay mười năm nữa rất phụ thuộc vào trò chơi trên mạng Internet được chơi như thế nào? Một trò chơi rất nghiêm túc và chúng ta có rất ít lựa chọn để có tham gia vào cuộc chơi hay không? Cuộc chơi được thể hiện trong thời gian thực và điều khiển bởi mạng hóa toàn thế giới nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tên gọi của cuộc chơi là “Toàn Cầu hoá”. Đối với nhân loại, toàn cầu hóa vừa là mối đe doạ vừa là miền đất hứa. Nhiều luật chơi đã được đặt ra nhưng không quốc gia nào có thể chơi một mình với chiến lược riêng giống như đứa trẻ đầu tiên chơi trên máy tính. Thay vào đó, giống như mạng trò chơi của cô bé, mọi người tham gia trò chơi mới này sẽ phải chơi trong thời gian thực với các chiến lược tương tác lẫn nhau và xác định được đầu ra cụ thể. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới thì giữa những nguời chơi sẽ có khoảng 3 tỷ người sống với mức nghèo, dưới 2$/ngày tham gia vào đó. Vì thế, với các nước nghèo đang phát triển như Việt Nam, để tiến tới thành công trong cuộc chơi toàn cầu hoá, chúng ta không còn thời gian để mất nữa. Điều đáng khích lệ là nguời mới tham gia sẽ tránh được các lỗi lầm

của người đi trước. Như nhân loại đã chứng kiến, internet không phải là chiến lược, Internet chỉ giúp các luật chơi hoàn thiện và tăng tốc thêm cho trò chơi, đó chính là tạo ra thách thức mới và cơ hội để chiến thắng. Trong cuộc chơi này, chúng ta những người Việt giỏi giang cần đánh bại thế lực mang lại sự lận đận, đói nghèo cho dân tộc. Mỗi người trong cuộc chơi mới này bao gồm cả trong và ngoài nước cần tạo ra chiến lược về kinh tế, xã hội để sao cho có thể hòa nhập trong thế giới mạng hiện nay. Trường hợp này, chia sẻ tri thức mang lại sức mạnh trong cuộc chơi. Nói một cách khác, nếu không chia sẻ tri thức hôm nay thì ngày mai sẽ chẳng làm được gì! Hơn nữa, việc tạo ra tri thức ảnh hưởng đến xã hội và mạng hóa là việc cần thiết cho nền kinh tế. Theo khái niệm cũng như trong thực tế, sự trao đổi tri thức ngày nay không còn mới nữa. Sự khác biệt hôm nay chỉ là khác biệt về tốc độ, tầm cỡ và tính trực tiếp của việc trao đổi tri thức. Một sự khác biệt nữa là sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ thông tin hiện đại đang củng cố thêm nền tảng vững chắc cho quá trình toàn cầu hoá. Những thay đổi đó tăng thêm sức mạnh cho nhân loại, giải phóng con người, tạo ra sự kỳ diệu như sự sụp đổ thị trường chứng khoán, sụp đổ của khối Cộng Sản cũng như các quốc gia có chính phủ độc tài. Câu hỏi đặt ra là chúng ta, những người Việt giỏi giang, làm thế nào để chia sẻ tri thức trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, để giúp nước phát triển, xóa đói giảm nghèo và hết lận đận?

Kết thúc bài viết này, các câu chuyện “người Việt ta giỏi giang, sao đất nước ta vẫn lận đận”, hai đứa trẻ chơi trò chơi trên máy computers chính là chúng ta những người Việt thông minh đang tham gia vào mạng toàn cầu internet và phát triển trí tuệ tốt đẹp. Ngày nay chúng ta, tương lai của nước Việt, ở trong hay ngoài nước, trong hay ngoài mạng toàn cầu, có thành đạt hay thất bại, có đưa được đất nước ra khỏi cảnh “lận đận” hay không là còn phụ thuộc vào việc chúng ta những người Việt thông minh giỏi giang có sắn tay vào việc hòa nhập mạng, chia sẻ tri thức hay không? Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, chắc chắn còn hạn chế, chỉ mong đóng góp như một món qùa nhỏ cho ĐSNT2014 nhân kỳ Đại Hội Nguyễn Trãi Toàn Cầu 2014 để khẳng định câu nói của thầy Hạnh về sự giỏi giang của người Việt là không sai...

Bình Dịnh Vương Lê Lợi Mười năm gian khổ chống xâm lăng Áo vải Lam Sơn nhân kiệt hùng Quyết chiến quân Minh bình định nước Điều binh Lê Lợi lập kỳ công Lê Lai cứu chúa liều mình chết Nguyễn Trãi phò vua mưu kế thông Phá giặc mười năm gian khổ thật Giỏi thay dân Việt quá anh hùng. Vũ Lang

ĐSNT 2014 – Page 134


Ca Dao Tục Ngữ: Đúng? Sai? Có lý hay Vô lý? Phiếm Luận

Vũ Ngọc Long NT60 ăn học Việt Nam mình theo các sách được giảng dạy ở Vtrường được phân chia làm hai loại: Văn chương bác học và văn chương bình dân (hay còn gọi là văn chương truyền khẩu).nỞ đây tôi muốn nói đến văn chương bình dân, một dòng văn chương có lẽ đã có trước văn chương bác học. Người bình dân chiếm đại đa số trong nước đã đem cái tư tưởng, tính tình, kinh nghiệm... hay cái vốn hiểu biết nhỏ nhoi của họ để phổ vào những câu tục ngữ, những bài ca dao theo giọng điệu tự nhiên. Đương nhiên là không theo một hệ thống, phép tắc, qui luật nhất định nào. Một câu tục ngữ, một bài ca dao nếu muốn được lưu truyền trong dân gian rộng rãi tất phải thuận miệng và dễ nhớ. Những âm giai, tiết điệu của ca dao được đặt rất vần và đại đa số dân chúng đều có thể ngâm nga như một khúc hát hoặc các câu tục ngữ thì cũng rất ngắn gọn để khỏi quên. Rồi sau đó vì ảnh hưởng địa lý, thời gian... các câu đó có thể biến đổi cho phù

hợp với quần chúng của địa phương hay khỏi bị lỗi thời. (Hình trên: “Lời Ca Dao” Tranh Phạm Bách Phi NT57) Cùng với thời gian, các giới bác học mang những câu sáng tác của họ hòa lẫn vào câu đã được truyền miệng từ xưa, nếu dễ nhớ, thuận miệng thì rồi cũng sẽ thành văn chương bình dân và từ đó ca dao, tục ngữ thêm phong phú. Căn bản của dòng văn chương bình dân là truyền miệng từ đời này sang đời khác nên chắc chắn là có nhiều câu, nhiều đoạn đã được biến dạng. Biến dạng vì địa phương, thời gian hay vì đọc sai đi nữa nhưng nếu đa số dân chúng chấp nhận thì mãi mãi vẫn là ca dao, tục ngữ, một đặc tính của nền văn chương bình dân. Ca dao: Câu ca dao sau đây: “Gió đưa cành trúc la đà Hồi chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương” đã từ Thăng Long, miền ngòai theo chân chúa Nguyễn vào đến miền trong để trở thành: “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” Có ai dám bảo câu trên là đúng hay câu dưới là sai ???

Ca dao biến dạng theo địa lý đấy ! “Tóc mai sợi vắn sợi dài Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm” Với câu thứ nhất là của miền ngoài và di cư vào miền trong để sau đó tiếp câu thứ hai: Nam Bắc đề huề ! Ca dao linh động theo thời gian và địa lý

đấy! Ca dao, tục ngữ cả hai đi đôi với nhau, cả hai cùng trưởng thành trong nền văn chương dành cho hạng chân đất, dành cho hạng răng đen, dành cho hạng nhai trầu xỉa thuốc, dành cho hạng khăn rằn quấn cổ. Nên người viết bài này đã nhìn thấy thật là “khập khiễng” nếu có ai đó đứng một chân trong dòng bác học để nhận định hay sửa sai về dòng văn chương bình dân . Đừng nhìn ca dao tục ngữ dưới đôi mắt phân tích khoa học, dưới đôi mắt kiến thức của khoa bảng chữ nghĩa . “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân” Nụ tầm xuân nào trong đám cà? Có ai đủ điên để leo lên cây bưởi mà hái hoa chưa?? Lý trí nào, thuận lý nào trong các câu đó? “Sao rua chín cái nằm kề Thương em từ thưở mẹ về với cha Sao rua chín cái nằm ngang Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng" Còn gì vô lý hơn không? Nhưng ca dao là thế đấy! Là thuận miệng để chuyên chở những tình ý của giới bình dân chân ĐSNT 2014 – Page 135


đất bất chấp cả những cái mà chữ nghĩa cho là thậm vô lý. Người đi học thời xưa đã coi chữ “trung quân ái quốc” làm trọng nhưng các câu đối đáp quan họ, đa số các lời hát quan họ đã hầu như hòa nhập thành ca dao của các cô gái Bắc Ninh thì : “Chữ trung dành để phần cha Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình” Tôi sảng khoái khi thấy các cô cho nước non xuống ngang hàng với các bậc bố mẹ (trung với bố!) để từ đó giăng sợi dây tình cho chàng trai đi trên đường cái quan ngã lăn ra vì cái lãng mạn, cái tình tứ của các cô gái Cầu Lim trong vùng Bắc Ninh. Khi đến với ca dao, xin hãy quẳng đi những cái “bác học”, những kiến thức chữ nghĩa để được tự do phóng túng bơi trong những khúc chan chứa tình ca của giới bình dân . Ai đó ơi! xin hãy cởi đôi giày tây bóng loáng hay những đôi guốc gót cao hơn cái đinh để bước chân trần lên các con đường làng còn ươn ướt trơn trơn sau trận mưa chiều qua mà nghe ca dao giữa chiếc áo nâu, giữa những vạt tóc bay còn thơm mùi bồ kết mới gội sáng nay. Hãy nghe, hãy hát ca dao chung với họ. Hãy bình luận, hãy giải thích theo ý riêng của mỗi cá nhân các vị nhưng xin đừng nhân danh lý trí, nhân danh kiến thức, nhân danh khoa học... để sửa và để bắt ca dao phải đi theo từng chữ của các vị. Tội cho nền văn chương chân đất lắm! Ca dao khi đã là ca dao , thì ca dao không còn là của cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Khuyến, cụ Tản Đà, ông A hay bà B... và lại càng không còn là

của các nhà thuộc dòng bác học nữa mà là của đại đa số bình dân trong nước nên khi bình giải bàn luận về ca dao hẳn là sẽ không xâm phạm đến bất cứ cụ A, bà B nào cả nên không còn sợ lời bình giải có đúng ý hay không? Biết của ai mà đúng ý hay không? Xin cứ tự nhiên thoải mái mà bàn mà luận về ca dao. Tôi chỉ sợ khi nghĩ đến cảnh: Một buổi trưa hè, bà mẹ răng đen nhánh hạt na nằm võng ru con bằng ca dao: “À ơi! Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" Bất chợt quan Trạng, quan người cùng làng với mẹ cưỡi ngựa đi ngang ngoài ngõ dừng nghe và phán: “Này bà cụ kia ơi! Sai rồi... cành sen nào cứng để treo áo đây?? Cụ phải hát bỏ quên cái áo trên cành cây đa... mới đúng lý chứ!” Bà mẹ ngẩn người, tắt nghẹn lời ru! Tôi cay cay nơi mắt vì ngựa quan đã tung bốn vó mang Trạng đi xa chỉ để lại bụi bay mù trên đường làng và cũng chỉ còn văng vẳng vọng lại tiếng cười khểnh của quan. Bụi của chân ngựa quan Trạng vương mắt tôi! Cay mắt ! Tục ngữ:

Tục ngữ đã cùng nắm tay ca dao đi chân đất vào văn học sử Việt Nam và cũng chịu chung số phận thấp hèn như ca dao nhưng ca dao ít ra còn có phần du dương lãng mạn tình tứ, còn tục ngữ thì hẩm hiu hơn, đã không có những điệu trầm bổng lại còn cộc lốc đôi khi trở thành vô duyên lạ. Ca dao thỉnh thoảng còn được giới “bác học” nâng niu ca tụng tâng bốc nhưng tục ngữ thì năm thì mười họa mới được để mắt đến, chẳng phải để mắt đến là được giới “bác học” mặc áo thụng vái đâu mà chỉ để được “chì chiết” để băm vằm, mổ xẻ . Tôi đã sinh ra trong ca dao tục ngữ, tôi được lớn lên, được nuôi nấng giữa chúng và tôi hiểu cái phận cam lòng của chúng. Người ta đâu để yên cho tục ngữ, người ta phân tích dùng lý lẽ, dùng cái kho chữ nghĩa để xoay, để vần tục ngữ. Tôi xót xa cho chúng, cũng như tôi xót xa cho chính cái thân phận của tôi. Viết đến đây, tôi tự hỏi là tôi có qúa “bi thảm hóa” tục ngữ không đây? Dạ thưa các vị! Xin nhân danh tục ngữ hay nhân danh chính thân phận tôi, cho tôi xin phân giải vài lời . Cái câu “vắt cổ chày ra nước” đã mấy khi các vương tôn công tử, các tiểu thư, các vị thuộc giới bác học dùng và nếu có dùng thì họ dùng làm sao? Tôi xin chịu. Tôi chỉ biết là, nhà quê các bà cụ áo nâu vấn tóc trên đầu, váy thì vá tùm vá đụp thỉnh thoảng ra đồng ĐSNT 2014 – Page 136


nhặt nhạnh ít cua be bé mang về bỏ vào cối giã lấy chút nước nấu cho chồng cho con, cho cháu bát canh cua đồng mát lòng chứ ngày nào cũng cơm độn ngô, độn sắn xót ruột lắm! Nhưng cụ khi giã còn cố vuốt chày, vắt chày thật mạnh tưởng làm như thế may ra có thêm được tí nước cua! Ôi! cái khốn khó nẩy ra cái hành động mà người khác coi là vô ích và từ đó, các cụ áo nâu được khoác thêm cái tiếng là hà tiện là keo kiệt là... là ... “vắt cổ chày ra nước”! May không là nước mắt! Hay là nước mắt đã cùng rơi xuống cối cho đầy nồi canh! Ai thấu được đây hở Giời ?? Cách đây khá lâu , lúc còn ở VN khoảng năm 50's hay 60's, tôi cũng đã nghe câu “Vắng chủ nhà , gà mọc đuôi tôm” và nhớ không lầm thì hàng nghìn hàng vạn các vị thời đó cũng được học hay nghe như thế. Sau đó có những vị đã nêu cái vô lý của câu để nói rằng “vắng chúa (chủ) nhà , gà vọc niêu tôm". Vâng! Ca dao, tục ngữ ai muốn giảng sao thì giảng nhưng sao các vị đó cứ nhất định phải là gà vọc niêu tôm! Tôi thì đơn giản như các cụ nhà quê, khi nói gà mọc đuôi tôm là các cụ nói đến cảnh hỗn quân hỗn quan, gà có cái đuôi tôm thì đúng là lộn xộn chắc chắn rồi! Đúng là cảnh “đầu gà đít vịt" loạn xà ngầu... Ơ! Đầu gà sao lại đít vịt được ?? Tục ngữ đấy! Như thế chưa đủ! Các vị cũng đã mang câu “dùi đục chấm mắm cáy” ra để xét rằng : - Thật là thậm vô lý! Phải là... là... “bồ dục chấm mắm cáy” cơ! Tôi nhớ không lầm thì một vị có tên có tuổi lẫy lừng, nếu chẳng phải là giáo sư thì cũng là... tiến

sĩ, khoảng năm 60's đã hùng dũng chứng minh là bồ dục (tôi nghĩ là quả cật!) là món đại bổ nên phải chấm mắm cáy mới là đúng điệu, cũng như lòng lợn luộc thì phải chấm mắm tôm cho đúng kiểu! Tôi đã phải đi tìm các cụ răng đen, đầu vấn tóc như cái rế để hỏi về cái món độc đáo đó. Từ ngày đó đến nay, tôi vẫn chờ có dịp là hỏi thăm và tôi vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu: “làm gì có món bồ dục chấm mắm cáy". Tôi không tìm được thêm tin tức về món đó nhưng tôi được biết về mắm cáy. Cáy là con giống như cua nhỏ nhưng mềm hơn cua, người Bắc họ để nguyên con làm mắm có lẽ món này tương đương như món mắm ba khía của người Nam. “Đời cua cua máy , đời cáy cáy đào" đặc biệt nhất là họ không giã cáy ra như khi làm mắm tôm, nguyên con! Vâng! Nguyên cả con vì cáy cũng chả nhớn bao nhiêu. Như thế thì mắm cáy nào để cho người ta chấm mà xơi với bồ dục?? Hay là tại tôi không được học tới nơi tới chốn như vị tiến sĩ (giáo sư) kia nên tôi không biết? Khi hỏi mẹ , thì được cụ giảng : - Dùi đục là đồ dùng của bác phó làm thợ mộc dựng nhà dựng cửa đó, khi đi làm bác mang tí cơm gói trong lá chuối và ít mắm cáy cho mặn mồm mà ăn . À! Thì ra thế! Bác ăn vội vàng để làm cho kịp, vừa ăn vừa ghếch mắt để nhẩm xem mình có làm kịp hôm nay không đây! Chẳng trách chấm cả dùi cả đục vào mắm. Ai cũng biết, bác phó mộc thì làm sao có được nhời nhẽ văn hoa, bác nói năng cũng cộc lốc vì mải để tâm làm kẻo giời tối, không về nhà trước khi

lên đèn thì bu nó ở nhà hẳn là lại bù lu bù loa cái mồm thì khốn! Và tôi hiểu "dùi đục chấm mắm cáy" là chỉ những người ăn nói cộc lốc, không văn vẻ tí nào. Tôi không phản đối vị giáo kia giảng câu đó theo ý nghĩ của nhà có kiến thức nhưng... nhưng sao lại phải bắt dùi đục thành bồ dục hở vị khả kính kia ơi? Tôi cũng thoáng se mình khi nghĩ đến cảnh tượng sau : “Bác Tư, khăn rằn quấn cổ, miệng phì phèo điếu thuốc rê đang vung chân múa tay với đám trai cùng xã: - Tụi mày biết hông... qua nghe xã mình có con ông Hương cả đi Tây mới dìa . Lũ con trai : - Ai... da... Zậy cậu đó giỏi lắm hén! - Thì... giỏi nhưng tụi bây đừng sợ bề gì nó cũng cùng xã mậy! Dí lại mình thì... qua nghe ông bà hay nói "tam ngu thành hiền" . Tụi mình họp lại hơn ba thằng gồi! hè... hè... Bác Tư đang cười với câu trứng giởn... cùng lũ trẻ và chợt bác tắt liền nụ cười... bên bờ đất bên ki , cậu Ba bác vật, con ông Hương cả đầu mang nón nỉ, tay cầm can cười khẩy lầu bầu: - Ngu thì có trăm thằng cũng zẫn là ngu, ở đó mà hiền dí tài !! " Tôi thấy hình như bác Tư cầm khăn rằn lên chùi mắt, hình như... hình như điếu thuốc rê đã rơi xuống đất, tôi cố nhìn bác nhưng hình như cũng có lớp nước chặn ngang mắt tôi. Trời vừa đổ cơn mưa! Cơn mưa trái mùa!

ĐSNT 2014 – Page 137


DẤU THỜI GIAN Nhà văn Hoàng Nguyên Linh NT57 Lời giới thiệu: Hoàng Nguyên Linh là bút hiệu của Hoàng Văn Thịnh NT57. Ông sinh quán tại Thái Bình, vào Nam năm 54. Trước 75, tốt nghiệp cử nhân cả hai ngành Triết học Đông phương & Tây phương, giáo sư văn chương triết học và viết cho các báo Tự Do, Chính Luận. Xã Hội Mới... Sau 75 ở Hoa Kỳ, ông là kỹ sư điện tử (tốt nghiệp Đại học Cal Poly Pomona, Cali), cộng tác với Thời Luận, Phụ Nữ Gia Đình, Kiến Thức Thực Dụng... Đã xuất bản: “Mẹ Và Những Mùa Xuân” có bán tại các tiệm sách hiện nay hoặc thư về linhnhoang@yahoo.com.

T

ôi gặp Văn khi mới lên Đại học Luật khoa được 2 tháng. Buổi tối hôm đó chàng đi với bạn của chị Quỳnh đến thăm chị em tôi. Gia đình tôi có 7 chị em gái, 2 người đã lập gia đình, một người đi ngoại quốc với bố mẹ, ở nhà còn 4 chị em. Chúng tôi tiếp chuyện chàng rất vui vẻ tự nhiên, không ai để lộ một tình cảm đặc biệt nào. Gần đến ngày Giáng sinh Văn đến chơi. Ngồi nói chuyện một lúc Văn ra xe Vespa Super lấy cuốn sách vào đưa cho tôi và nói: “Giáng sinh không có quà gì cho Tuyết, anh tặng Tuyết cuốn sách này...”. Mấy chị em tôi xúm lại xem sách, ngoài bìa sách là cuốn “Mùa Xuân Không Đến” của nhà văn Thái Phương. Tôi tò mò xem chàng đề tặng thế nào, thấy có hàng chữ của tác giả: “Thân tặng anh Văn để anh Văn tặng người mà anh Văn yêu quý nhất...”. Tôi run lên và suýt làm rơi cuốn sách. Tôi cảm động và lí nhí nói cám ơn. Mấy năm ở Trung học tôi chưa hề quen một người con trai nào. Đây là lần đầu có người để ý đến tôi và còn đặt tôi ở vị thế “Yêu quý nhất”. Anh Thái Phương đã viết thay chàng, chỉ

mấy chữ đó đã đủ ý nhĩa không cần phải nói gì hơn. Hình như đoán được sự xúc động của tôi nên ngồi một lúc rồi Văn ra về .

Ôm cuốn sách vào lòng, tôi hồi hộp sung sướng. Thế là tôi yêu chàng! Chúng tôi đến với nhau thật đơn giản, dễ dàng. Tối 24 gần ngày Giáng Sinh, chàng rủ chị em tôi đi dạo phố. Chị tôi và cô em đi một xe, tôi ngồi sau xe Vespa Super của chàng. Chưa bao giờ chị em tôi đi dạo phố Sài Gòn vào đêm Giáng Sinh như vậy. Người ta đi lại nhộn nhịp, tấp nập, tự nhiên tôi thấy vui vui, tôi tự hỏi sao mấy năm trời chúng tôi không đi dạo phố vào ngày Giáng Sinh? Tôi thầm cám ơn chàng đã cho tôi một tối Giáng Sinh thật đẹp. Chàng giắt tay tôi đi trên những con

đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tự Do. Tôi để nguyên cho chàng nắm tay. Bàn tay chàng thật ấm và thật êm. Khi đã mỏi chân, chàng rủ chị em tôi vào tiệm kem và ra về gần nửa đêm cho kịp giờ giới nghiêm. Mấy tuần sau chàng rủ tôi đi dự văn nghệ ở trung tâm sinh viên Phật tử đường Công Lý. Tôi bẽn lẽn đi bên chàng. Chàng giới thiệu tôi với những người bạn. Sao tôi thấy mình người lớn hẳn ra, tôi hãnh diện, không còn là cô nữ sinh bé nhỏ ngày xưa nữa. Chúng tôi ngồi vào ghế và bắt đầu nghe văn nghệ. Tôi thích nhất mấy câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và đã thuộc lòng: “Nếu là chim, tôi sẽ là lọai bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương tôi..”. Rồi trường Luật của tôi cũng tổ chức tất niên. Tôi mua vé mời chàng đi dự với tôi. Tôi không nhớ những màn văn nghệ có những gì chỉ biết có cặp song ca Từ Dung và Từ Công Phụng

ĐSNT 2014 – Page 138


đêm hôm đó. Từ Dung thật đẹp và hát rất hay... Ngày tháng kế tiếp nhau, tình yêu tuyệt vời, chúng tôi đã đưa nhau đến đỉnh yêu đương. Rồi chúng tôi nói chuyện đám cưới. Chàng bảo chàng thích có con gái đầu lòng “để nó xinh như mẹ nó” rồi chàng kể ngày xưa khi còn bé, lúc mới học lớp nhất trường tiểu học di chuyển Tôn Thọ Tường, chàng thích một cô bé học lớp ba. Cô bé thật xinh, trang phục rất đẹp: áo đầm trắng, mũ trắng, đôi vớ trắng, giầy trắng... cô bé như một nàng tiên, nhìn cách trang phục đủ biết cô bé con nhà sang trọng, chàng thì nghèo nên chỉ “kính nhi viễn chi” chứ không dám nghĩ gì hơn, đem mộng vào tương lai, mong sau này có con gái sẽ cho trang phục như cô bé đó... Tôi không ngờ chàng lãng mạn và mơ mộng đến thế. Tôi nói đùa “Anh viết văn đi. Anh giầu tưởng tượng và mơ mộng. Em nghĩ anh sẽ thành công...”. Chàng mỉm cười: “Người ta chỉ viết khi thật buồn, anh đang hạnh phúc có em, anh không thể viết được...”, chàng kể tiếp: “Ngày xưa lúc còn học ở Nguyễn Trãi, tình cờ đến trước cổng trường Trưng Vương anh gặp một người con gái rất giống em, về nhà anh làm bài thơ “Vấn Vương” rồi chàng đọc nhỏ đủ cho tôi nghe:

Chừ em tóc xõa bờ vai, Nghiêng nghiêng vành nón chờ ai cổng trường. Gặp em hồn bỗng vấn vương, Thấy em như thấy tình thương thuở nào Mới nhìn lòng đã xôn xao Bâng khuâng không biết làm sao bây giờ? Nghe đâu tiếng hát vu vơ, Cho tôi gửi một bài thơ yêu nàng Nhưng rồi không dám bước sang Ngày ngày đứng đợi xem nàng cưới duyên Xa xa có cặp chim khuyên Hai con tống mái hàn huyên trên cành Ước gì mình được bên mình Như đôi chim nhỏ tỏ tình với nhau.. Nghe xong tôi bóp chặt tay chàng nói đùa: “Đúng rồi, em đó chứ ai. Em có nhớ anh lái chiếc xe Vespa Super màu xanh đứng đợi ở cổng trường. Vậy là em quen một thi sĩ và sẽ là môt văn sĩ nữa...”. Chàng bắt bẻ tôi: “Lúc học Nguyễn Trãi, anh là một học sinh nghèo, đi xe đạp chứ làm gì có xe Vespa?” Chúng tôi tiếp tục xây “lâu đài tình ái” nhưng rồi không may chuyện sẩy ra một cách bất ngờ, nguyên nhân rất vu vơ. Sau này tôi có người quen học Văn Khoa cùng ban Triết với chàng nên tôi mới hiểu rành rẽ. Ban Triết có 2 loại cử nhân là cử nhân Giáo khoa Triết học Đông phương và cử nhân Giáo khoa Triết học Tây phương. Cũng như Sử địa có 2 ban, cử nhân Địa lý và cử nhân Sử học, thường sinh viên lấy cả 2 văn bằng cử nhân một lúc. Chàng đã có bằng cử nhân Triết học Đông phương nhưng muốn làm tiểu luận cao học về Đông và Tây với chủ đề là

“Phật Giáo và Maxism” nên chàng đã ghi học thêm để lấy bằng cử nhân Triết Tây nữa để được giáo sư trưởng ban Nguyễn Duy Cần bảo trợ. Được giáo sư trưởng ban Nguyễn Duy Cần nhận bảo trợ coi như cầm chắc bằng cao học trong tay vì giáo sư trưởng ban rất bận, ít nhận bảo trợ cho sinh viên ban cao học. Đã có bằng cao học với giáo sư trưởng ban rất dễ trở thành phụ khảo Văn khoa. Nhưng rồi bất ngờ Hào, bạn trai của chị tôi đến trường Văn khoa, gặp chàng đang ghi danh chứng chỉ cuối cùng cho bằng cử nhân thứ hai. Thế là về nhà Hào hô hoán lên là chàng nói dối, còn đang học cử nhân mà dám nói là đã học xong. Cả nhà đều tin Hào, tôi thì nửa tin nửa không. Mấy chị em tôi bắt đầu đa nghi vì chị tôi gặp một anh sĩ quan huấn luyện viên ở Thủ Đức lừa. Đã có vợ nhưng nói dối chị tôi là còn độc thân nên cả nhà rất sợ đàn ông lừa. Tôi nghe lời đàm tiếu ở nhà nên cũng lạnh nhạt dần với chàng. Cái tệ nhất là không ai hỏi, chỉ hồ nghi nên làm chàng tức giận và chúng tôi xa nhau chỉ vì duyên cớ vu vơ đó. Tôi buồn và lấy anh của người bạn học luật với tôi 6 tháng sau đó cho bõ ghét chàng... Tôi đi lấy chồng được hơn một năm thì chàng mang cuốn truyện dài “Dấu Thời Gian” do chàng sáng tác đưa chị Quỳnh nhờ chuyển cho tôi. Cầm cuốn sách của chàng tặng, tôi hồi hộp hơn cả lần đầu khi chàng tặng cuốn sách “Mùa Xuân Không Đến”. Tôi vào phòng đóng cửa lại rồi đọc sách: đại ý chàng tả một sĩ quan trẻ mới ra trường... Trong một cuộc hành quân có đại bác và phi cơ yểm trợ. Sau trận đánh người sĩ quan được

ĐSNT 2014 – Page 139


báo cáo và dẫn đến xem một gia đình chết hết cả nhà, chỉ còn lại một con bé đang mằm trên bụng mẹ. Động lòng thương, người sĩ quan này mang đứa bé về nuôi. Cô bé ngày một lớn và thật đẹp. Người sĩ quan này thương cô bé đó vì cô bé đó rất giống tôi, cũng rẽ đường ngôi bên mặt, cũng đôi môi mọng đỏ và cái miệng thật xinh... nhưng vì ý thức đạo đức người sĩ quan này chỉ thầm yêu chứ không dám tỏ bày. Trong một lúc quá tuyệt vọng nhân vật này nhớ đến mối tình đầu. Chàng viết trong truyện: “Tuyết còn nhớ thứ sáu 19 tháng 12, ngày anh gặp em. Bậy giờ anh mới biết thứ sáu là một ngày tệ hại nhất trong tuần. Nếu gặp em vào một ngày khác có lẽ anh đã có em một đời, anh đâu phải lang thang thế này! Sau đó em yêu anh. Tình yêu của em thật đẹp, dịu hiền và trong sáng. Em ngoan ngoãn vâng lời anh như chưa một người nào nghe lời anh như thế. Buổi tối đầu tiên đi chơi, hình ảnh em thiên thần. Hai tối sau, em lại rủ anh đi dự tất niên ở trường em học, em quên cả giờ về. Ở nhà chị Quỳnh lo sợ anh làm điều gì quấy, lúc đó chị chưa hiểu anh nên cho người đi tìm. Ở nhà em sợ nhất chị Quỳnh và từ hôm đó trở đi làm điều gì em cũng sợ chị Qùynh. Chị Quỳnh bảo thế này, chị Quỳnh bảo thế khác. Sau này anh biết chị Quỳnh là người tốt. Chị rất thương em, chị không muốn chúng ta phải thương hận khóc thầm. Chị giàn hòa mỗi lần anh nóng nẩy. Lâu không thấy anh đến nhà chị lo như chính chuyện của chị. Chị Quỳnh hỏi em có làm điều gì để anh phật lòng không, em nói không thì chị lại sợ anh đi với người con gái khác. Chị đâu biết rằng

anh chỉ có em, yêu em, thương em trọn đời... Hơn một năm sau em vẫn hồn nhiên. Em hỏi: "Lấy nhau rồi còn đi học nữa không anh?" Em chăm học nhưng yêu anh và em hứa sẽ ở bên anh trong suốt cuộc đời. Đó, những ngày qua em dễ thương như thế, đáng yêu như thế, vậy mà chỉ vì sự hiểu lầm do Hào gây ra khìến em hiểu lầm anh, cả nhà hiểu lầm anh. Em quyết định lấy chồng 6 tháng sau. Cũng từ đó anh vào lính và hình ảnh em mãi mãi dõi theo. Những tưởng quên được em ai ngờ vẫn nhớ, em còn lẩn vẩn quanh đây"... Đọc xong những trang chàng viết, tôi ân hận và nước mắt tôi chảy ra. Cả nhà cũng hối hận là đã nghe lời Hào để nghi ngờ chàng, nhưng tất cả đều đã muộn… Thời gian qua đi thật mau, tôi quên dần chuyện xưa và cũng không biết chàng còn ở lại Việt Nam hay đã qua Mỹ. Rồi một hôm chị Hồng bạn với chị Quỳnh là cựu học sinh trường Nguyễn Trãi rủ chị em tôi đi Texas tham dự Đại hội Nguyễn Trãi thế giới lần thứ nhất, tôi rất vui vì đây là lần đầu tôi được biết thành phố Houston, biết được phố Bellaire nơi có nhiều cơ sở buôn bán của

người Việt.

Thời gian ở Texas, chúng tôi đi khắp nơi cho biết như thăm căn cứ Nasa, đến thành Alamo và thác nước Hamilton... Ban tổ chức có cả một căn phòng để triển lãm những tác phẩm của các cựu học sinh Nguyễn Trãi mà tôi chưa thấy mấy trường làm được điều đó. Đến ngày Đại hội mới thật vui, nhà hàng Kim Sơn rộng lớn và thức ăn rất ngon. Các cựu học sinh Nguyễn Trãi từ khắp nơi trên thế giới như Âu châu, Úc châu kéo về, có cả những cựu học sinh từ Việt Nam sang tham dự. Tiết mục văn nghệ rất nhiều, đủ mọi thể loại nhưng tôi thích nhất bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” của Ngọc Trân được phổ nhạc do Ngọc Châu hát. Gần cuối chương trình là bài

ĐSNT 2014 – Page 140


“Sáng rừng” do lớp Nguyễn Trãi 57 đồng ca, cả hội trường như bừng thức dậy đúng với nghĩa sáng rừng, có cả tiếng chim kêu, vượn hú. Tất cả mọi người ngừng ăn để nhìn lên sân khấu. Trong số gần 20 nam nữ hát, sao tôi thấy có một người cao nhất trong đám, vừa hát vừa nhìn về phía tôi. Đúng là Văn! Cũng khoé mắt đó, cái miệng đó. Bàn tôi ngồi gần sân khấu nên nhìn rất rõ. Tôi muốn chạy lên ôm lấy Văn. Tôi thèm được chàng ôm tôi như ngày nào. Tôi ngây ngất nhìn. Chị Quỳnh đập vai tôi: - Anh kia trông giống Văn quá! - Vâng Tôi trả lời cho xong rồi tiếp tục nhìn chàng. Bản nhạc chấm dứt, tôi muốn đến gặp chàng nhưng chân tôi như có ai níu lại và tôi vẫn ngồi bất động. Chị Hồng thấy sắc diện tôi thay đổi nên hỏi: - Em sao vậy ? Tôi trả lời: - Không sao đâu chị Chị Quỳnh xen vào: - Nhìn thấy Văn trên sân khấu... Chị Hồng nhanh nhẩu: - Chị quen với anh trưởng ban văn nghệ để chị nhờ đưa Văn lại thăm em. Tôi chưa kịp ngăn cản thì chị Hồng đã đi nhanh về phía khán đài. Một lúc sau chị quay trở lại lắc đầu: - Văn đi rồi. Sau bài hát Văn về luôn. Các bạn chàng đều ngạc nhiên không hiểu sao Văn lại ra về sớm thế! Tại sao Văn không muốn gặp tôi? Văn còn giận tôi hay Văn đi với vợ? Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong óc. Tôi nghĩ Văn đã nhận ra tôi và vẫn còn yêu tôi nên mới hành động như vậy. Lòng tôi như thót lại...Thấy được bóng anh cũng đủ rồi

Em bây giờ vẫn mãi đơn côi Bao nhiêu kỷ niệm bao đau đớn Và khóc âm thầm, khóc mãi thôi... Đầu óc tôi rối mù. Tôi không biết chương trình còn có những tiết mục gì nữa. Rồi đèn bật sáng, đêm văn nghệ chấm dứt. Tôi theo hai người chị ra về, chân bước đi lảo đảo như một kẻ say...

ĐSNT 2014 – Page 141


Lời thầy Khôi: “Truyện này đáng lẽ là truyện dài nhưng khi tôi viết đến chương thứ 9 thì bà Đặng Mỹ Dung (Dzung Krall) nhờ tôi dịch cuốn "One Thousand Tears Falling" sang chữ Việt, cuốn sách dài hơn 400 trang và vì thích nội dung chống cộng của cuốn truyện nên tôi tạm ngưng “Bể Dâu” để dịch "Ngàn Giọt Lệ Rơi" mất hơn 2 năm. Dịch xong thì tôi không còn hứng viết tiếp “Bể Dâu” nữa nên đành Nhà văn Tạ Quang Khôi viết thêm 2 chương để kết thúc! Nguyên tắc viết truyện của tôi là phải dựa vào sự thật để người đọc có cảm tưởng mình cũng đã trải qua hoàn cảnh này. Năm 1982, tôi đưa các con tôi vượt biên, được tạm trú ở đảo Galang, Nam Dương. Tại đây, tôi gặp một bà đã bị tai nạn trên biển cả. Khi viết truyện, tôi đặt tên bà là Vân Dao... Có lẽ "Bề dâu" là câu truyện cuối cùng của tôi vì lớn tuổi rồi, không còn viết được nữa...”

BỂ DÂU

Lời giới thiệu: Thầy Tạ Quang Khôi là hiệu trưởng trung học Nguyễn Trãi và cũng là một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn trước 75. Truyện “Bể Dâu” nói đến cảnh đời “hồng nhan đa truân” nhiều đau thương... Hân hạnh được giới thiệu “Bể Dâu” chương 1... và để đọc tiếp, xin vào https://app.box.com/s/72ee0b033ldcq7ggf7j2 hoặc

taquangkhoi.blogspot.com Đọc hết truyện này mới thấy thầy Khôi sẽ còn viết thêm nhiều truyện nữa, lần này chưa phải lần cuối vì tình tiết cuộc đời “bể dâu” khả dĩ phức tạp mà thầy đã diễn tả một cách thật linh động. CĐVinh

củng với Ân, hiệu trưởng. Hắn gây lủng củng cho nàng thì đúng hơn.

Chương 1 Vân Dao bước ra khỏi phòng Diệu Hồng mà lòng nhẹ nhõm. Diệu Hồng là hiệu phó kiêm bí thư chi bộ đảng ở ngôi trường này. Bà có nhiểu quyền hành nhất, hơn cả hiệu trưởng. Bà hứa sẽ giải quyết êm thắm chuyện lủng củng giữa nàng vơi viên hiệu trưởng. Thật ra, nàng cũng chẳng có chuyện gì lủng

Từ ngày nghe tin Phước, chồng Vân Dao, chết trong trại tù cải tạo ở miền thượng du Bắc Việt, Ân tán tỉnh nàng một cách sỗ sàng hơn. Có lần, trong phòng giáo viên vắng vẻ, hắn đã ôm ghì lấy nàng để định hôn lên môi nàng. Không dám chống cự mạnh mẽ, nàng chỉ cố né tránh đôi môi dày như đỉa trâu của hắn và cố nhịn thở vì mùi hôi từ miệng hắn thở ra. Nàng biết những người của “cách mạng” hay thù vặt, tìm cách hại người mà chúng gọi là “ngụy” bằng cách vu cáo là “phản cách mạng”. Người bị tội “phản cách mạng” chắc chắn sẽ phải đi tù cải tạo không biết ngày về. Vì

thế, phản ứng của nàng đối với viên hiệu trưởng dâm đãng rất nhẹ nhàng và khéo léo. Ân, cũng như nhiều cán bộ cộng sản mới vào miên Nam, đều cho rằng vợ con của “ngụy quân, ngụy quyền” là thứ đồ chơi mà những người “cách mạng” có thể lợi dụng. Ngay từ khi mới đến tiếp quản ngôi trường Vân Dao đang dạy, Ân đã chú ý đến nàng. Lúc đó chồng nàng chưa bị “cách mạng’” lừa gạt lùa vào các trại tù mà họ gọi là đi “học tập cải tạo” để trở thành công dân tốt và thời gian “học tập” chỉ tối đa có một tháng. Từ hồi đó, dân miền Nam đã có kinh nghiệm về thủ đoạn tráo trở của “cách mạng”. Rồi nhiều năm qua, người ta chẳng thấy một “công ĐSNT 2014 – Page 142


dân tốt” nào được trở về với gia đình. Khi nhận được tin chồng chết trong trại tù cải tạo, Vân Dao vội gửi hai con cho cha mẹ để ra Bắc thăm mộ chồng. Một người bạn tù của Phước cho nàng biết Phước cùng hai người bạn định trốn khỏi trại và cả ba đã bị bắn chết. Nhưng trước khi chia tay, người bạn nói nhỏ với nàng là thực sự có một người trốn thóat vì khi chôn người ta chỉ thấy có hai xác thôi. Vì đã bó chiếu kín nên người chôn không biết ai đã chết và ai trốn thóat. Riêng với Phước, người bạn cho biết trước khi đi trốn, chàng yêu cầu bạn bè nhắn với vợ nên tìm cách đưa con trốn khỏi nước, vì con “ngụy” không thể ngóc đâu lên được ở cái chế độ này. Khi trở về Saigon, Vân Dao suy nghĩ rất nhiều về lời dặn dò của chồng. Tất nhiên nàng cũng muốn con nàng có tương lai, mở mày mở mặt với đời nhưng muốn trốn khỏi nươc chỉ có một con đường là vượt biên, một việc rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ, sức chịu đựng còn yếu ớt. Người ta chỉ vượt biên khi đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn lối thoát nào khác nữa. Vượt biên là tiếng mới du nhập miền Nam sau khi cộng sản chiếm Saigon. Vượt biên có nghĩa là vượt qua biên giới nước mình để sang nước láng giềng tìm tự do. Ðối với miền Nam, vượt biên chỉ có nghĩa là lao đầu ra biển trên một con thuyền nhỏ bé với hàng trăm người cùng chí hướng đi tìm tự do. Các nước láng giềng đều theo cộng sản, làm gì có tự do. Vân Dao suy đi tính lại thì thấy hoàn cảnh mình cũng chưa đến nỗi tuyệt vọng. Dù sao nàng vẫn

còn được đi dạy, tuy lương bổng không đủ sống nhưng vấn đề tiền bạc đối với nàng không quan trọng. Trước khi miền Nam xụp đổ, vợ chồng nàng đều kiếm ra tiền nên để dành được một số vốn kha khá, mấy chục lượng vàng. Phước là người Long Xuyên, sau khi đậu tú tài, lên Saigon học Văn khoa với giấc mộng trở thành một giáo sư dạy Anh văn nhưng khi chàng tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân giáo khoa Anh văn thì tình hình đất nước thay đổi. Cộng sản phát động phong trào du kích khắp nước thế là chàng phải xếp bút nghiên vào Thủ Ðức. Hai năm sau, chàng lên trung úy và bị thương ở ngoài mặt trận. Khi vết thương lành, chàng được chuyển về nha Chiến Tranh Tâm Lý bộ Quốc phòng. Vì có vốn sinh ngữ, chàng được một tờ nhật báo lớn ở Saigon thuê dịch tin tức và bài vở từ các báo ngoại ngữ. Hai vợ chồng cùng kiếm ra tiền mà Vân Dao lại là người căn cơ, tiết kiệm, nên cuộc sống dư dả, phong lưu. Khi cộng sản chiếm miền Nam, nàng còn dè sẻn hơn nữa nên không bị thiếu thốn, chật vật. Nàng chỉ có một khó khăn là viên hiệu trưởng theo tán tỉnh quá gắt gao kể từ khi chồng nàng qua đời.

Nay đã được Diệu Hồng hứa giải quyết dứt khoát và ổn thỏa, Vân Dao mừng lắm. Có hai điều khiến nàng tin Diệu Hồng giải quyết rất nhanh chuyện lủng củng này. Ðiều thứ nhất, theo dư luận trong trường, Diệu Hồng là người tình của Ân ngay từ khi hai người còn ở trong bưng biền. Chắc chắn mụ sẽ ghen khi thấy Ân theo đuổi người đàn bà khác. Ðiều thứ hai, bà là người có nhiều quyền hành nhất trong trường dù chỉ giữ chức hiệu phó. Bí thư chi bộ đảng cộng sản mới chính là người điều khiển mọi việc trong trường. Hiệu trưởng cũng phải nghe lệnh của bí thư chi bộ, Từ nay nàng không còn sợ Ân làm phiền nữa. Nàng thấy lòng mình nhẹ nhàng, phơi phới. Khi không còn gì phiền muộn nàng sẽ để hết tâm trí vào việc giảng dạy. Nàng sẽ làm giáo án kỹ hơn và đầy đủ hơn. Thật ra, ngay từ khi mới tốt nghiệp đại học sư phạm về môn Sử Ðịa, nàng đã nổi tiếng về cách dạy sử. Nàng giảng bài như nói chuyện cổ tích khiến học sinh chăm chú theo dõi. Nàng học đại học sư phạm cũng chỉ là một sự tình cờ, không dự tính trước. Nàng và Phước yêu nhau khi Phước làm “gia sư” kèm học hai em trai nàng. Phước định sẽ cưới nàng khi chàng học xong Văn khoa, lúc đó nàng cũng mới đậu tú tài nhưng đám cưới bị trì hoãn khi Phước phải nhập ngũ. Mãi đến khi chàng được đổi về nha Chiến Tranh Tâm Lý bộ Quốc phòng hai người mới chính thức thành vợ chồng. Trong thời gian chờ đợi, Vân Dao học đại học sư phạm. Ra trường, nàng đậu hạng cao nên được bổ về một trường ở ĐSNT 2014 – Page 143


ngay Saigon. Khi cộng sản chiếm Saigon, vợ chồng nàng đã có hai con, một trai 7 tuổi và một gái lên 5. Lời hứa của Diệu Hồng đã khiến nàng phần nào tin tưởng hơn ở tương lai. Thôi thì cứ an phận thế này để nuôi cho hai con khôn lớn, nàng thầm tự nhủ như vậy. Buổi chiều, khi Vân Dao vừa đến trường, một nhân viên văn phòng cho biết Ân cần gặp nàng gấp. Nàng bình tĩnh đến gõ cửa phòng hiệu trưởng. Ân mở cửa cho nàng vào với vẻ mặt lạnh như tiền. Hắn không kéo nàng ngồi trên một chiếc ghế đệm dài như mọi lần mà chỉ cho nàng chiếc ghế ngay trước bàn giấy của hắn. Nàng nhìn thẳng mặt hắn chờ đợì. Hắn chậm rãi châm một điếu thuốc lá, từ từ nhả khói, rồi hất hàm hỏi: “Ai xui cô mách với bà Diệu Hồng tôi tán tỉnh cô?” Nàng đáp ngay: - Chẳng ai xúi tôi nhưng ông hiệu trưởng đã đi quá trớn mà tôi không có cách nào ngăn cản cả. Ân cười nhạt: - Thế thì cô đã đi sai một bước rồi đó. Rồi cô sẽ hối hận. Nàng cứng rắn: - Tôi sẽ không hối hận, xin ông hiệu trưởng an tâm. Ân nở một nụ cười bí hiểm: - Tôi cũng mong như vậy nhưng tôi hiểu đồng chí Diệu Hồng hơn cô nhiều. Chúng tôi quen nhau đã lâu và đã từng cộng tác với nhau trong nhiều việc. Nàng bình tĩnh nói : - Cảm ơn ông hiệu trưởng đã cho biết về bà Diệu Hồng. Nói xong, nàng đứng dậy xin lên lớp vì vừa nghe tiếng

chuông vào học. Ân ngồi yên, chỉ nhìn theo nàng đi ra cửa. Buổi học hôm đó, nàng không nghĩ gì tới lời đe dọa của Ân. Nàng cho rằng Ân đe dọa như vậy vì đã bị Diệu Hồng trách móc. Thật ra, nàng chẳng có lỗi gì hết. Nàng chỉ là một nạn nhân, không lẽ Diệu Hồng lại có biện pháp trừng phạt nàng. Vì nghĩ như vậy, nàng yên tâm dạy học và lòng thấy thảnh thơi vì không bị Ân quấy phá nữa. Rồi một tuần qua đi một cách êm đẹp khiến Vân Dao thầm vui mừng. Nhưng đến đầu tuần thứ hai, nàng vừa đi qua văn phòng hành chính thì nghe có tiếng gọi tên mình. Nàng ngừng bước chờ đợi. Một bà thư ký già bước đến gần, đưa cho nàng một văn thư và nói : - Ðây là giấy thuyên chuyển của cô. Vân Dao ngạc nhiên, vừa cầm văn thư vừa hỏi: - Tôi bị thuyên chuyển đi trường khác? Bà thư ký đáp: - Tôi không rõ. Bà Diệu Hồng bảo tôi đưa cô văn thư của sở Giáo dục trước khi bả lên sở họp. Nàng vội mở văn thư ra đọc để xem mình được đổi về trường nào nhưng sau khi đọc đi, đọc lại hai lần, nàng hoảng sợ, tái mặt. Nàng không đổi về trường nào hết mà bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục, gửi về cho địa phương quản lý. Nàng đứng chết lặng không nói nên lời. Bà thư ký già có giọng thương hại nói nhỏ : - Bà Diệu Hồng cũng cho biết cô khỏi phải đến lớp nữa. Tất cả giờ của cô đã có người thay thế. Vân Dao không ngờ Diệu Hồng lại thâm hiểm như vậy. Mụ hứa sẽ “giải quyết êm đẹp” thì ra

“êm đẹp” là chấm dứt nghề dạy học của nàng. Chợt nhớ lại lời cảnh cáo và nụ cười bí hiểm của Ân, nàng định tìm gặp hắn nhưng thầm tự hỏi: “Ðể làm gì?” Hắn cũng chẳng thể giúp gì được nàng, tất cả quyền hành ở trường này nằm trong tay Diệu Hồng hết. Nàng cẩn thận gấp tờ văn thư đuổi nàng ra khỏi ngành giáo dục để cất vào bóp. Sau mấy phút bàng hoàng, nàng đã lấy lại bình tĩnh. Nhìn vẻ mặt ái ngại của bà thư ký già, nàng cố nở một nụ cười tươi và nói: - Không sao đâu, bác. Không được gõ đầu trẻ thì mình kiếm ăn bằng nghề khác. Bà thư ký già vẫn có vẻ mặt buồn buồn : - Thời buổi này cũng khó khăn lắm đó, cô Dao. Nàng nắm lấy tay bà, trấn tĩnh: - Dạ…Thì cũng phải ráng. Sau đó, nàng đến từng bàn để từ biệt các nhân viên văn phòng. Có thể đây là lần cuối cùng nàng gặp họ. Nàng không biết nàng sẽ có dịp nào trở lại trường không? Chợt nhớ tới mấy bạn nữ đồng nghiệp thân, nàng muốn vào phòng giáo viên để gặp họ. Khi đi qua phòng hiệu trưởng, nàng nghe tiếng nói từ bên trong vọng ra: - Chúc cô nhiều may mắn trong tương lai. Nàng liền dừng bước, ngó vào trong, nói bằng một giọng vui đùa: - Cảm ơn đồng chí hiệu trưởng... Cũng xin chúc đồng chí thăng quan tiến chức mau lẹ. Không thấy Ân trả lời, nàng liền bỏ đi. Người bạn nàng tìm gặp là một cô giáo còn trẻ như nàng. Vừa trông thấy nàng, cô bạn hỏi ngay : - Dao đổi đi trường nào vậy? ĐSNT 2014 – Page 144


Nàng kéo bạn ra khỏi phòng, nói nhỏ: - Mình bị đuổi rồi, Loan ạ. Chúng nó gửi mình về cho địa phương quản lý. Người bạn giật mình, tỏ vẻ không tin, trố mắt nhìn nàng: - Giỡn hoài ! Nàng móc bóp, đưa văn thư cho bạn xem. Ðọc xong, Loan ngạc nhiên hỏi: - Vì lý do gì? Vô lý quá! Vân Dao nói nhỏ : - Từ ngày mình thua trận, có nhiều cái vô lý mà có ai giải thích được đâu. Ðành cúi đầu chấp nhận cho xong chuyện... Người ta không cần mình nữa thì mình kiếm việc khác mà làm vậy. Loan tỏ vẻ lo lắng : - Không dễ như ngày xưa đâu, nghe Dao. Vừa lúc đó chuông vào học reo vang. Hai người vội chia tay, không quên hẹn gặp nhau dịp khác. Lúc quay trở ra, Vân Dao thấy Ân đứng ở cửa phòng hiệu trưởng. Hắn nhìn nàng với vẻ mặt đắc thắng. Nàng đi thẳng, không chào hắn một tiếng. Nàng không về nhà mà chạy đến nhà cha mẹ để báo tin. Nàng kể lại đầu đưôi câu chuyện. Ông bà Hai khi biết con gái bị mất việc thì lo lắm. Ngồi trầm ngâm một lúc, ông khẽ thở dài, nói: - Người ta đã có câu đừng nghe những gì chúng nó nói, hãy nhìn những gì chúng nó làm. Nhưng đa số người miền Nam không tin. Bây giờ mới mở mắt ra thì đã muộn. Thôi thì đành kiếm việc khác mà làm vậy. Bà Hai nói: - Trong xóm tao mấy người định góp vốn lập tổ mì sợi, mày

có muốn không để tao nói với họ. Vân Dao rụt rè: - Con cũng chưa biết tính sao, để con nghĩ xem. Má hỏi giùm con phải góp bao nhiêu và người ở quận khác có được không ? - Ừa, để tao hỏi kỹ rồi cho mày biết. Hình như góp vốn rồi làm việc luôn trong tổ đấy, như vậy là mày cũng sẽ có công ăn việc làm. Khi từ biệt cha mẹ, Vân Dao đến trường tiểu học gần nhà đón hai con về nhưng ba mẹ con nàng chưa kịp vào nhà, viên công an khu vực đã từ đầu hẻm bước tới. Hắn nghiêm trang cho nàng biết nàng phải lên ngay phường để “làm việc”. Nàng ngạc nhiên hỏi : - Có chuyện chi mà gấp quá vậy? - Thì cứ lên khắc biết. Hắn đáp lửng lơ. Ngần ngừ một chút, nàng nói : - Tôi phải đưa hai đứa nhỏ đi cùng vì nhà không có ai cả. Viên công an hối thúc: - Muốn làm sao thì làm nhưng phải tới phường ngay. - Nếu vậy, anh cứ về trước đi. Tôi cất xe vào nhà rôi đi ngay. Lưỡng lự một chút, viên công an mới bỏ đi. (Còn tiếp... )

Một Thời Đã Xa Cao Tuyên

NT 49-54 Hà Nội Em nằm xoã tóc liêu trai, Ngực thơm hoa sữa, môi mời chùm nho, Mắt đen lả lướt hồ thu,

Đào tiên dâng hiến bên bờ thiên thai, Áo quần mỏng dính, bờ vai Căng tròn, rạo rực chào mời phong ba. Tìm nhau môi má trăng hoa, Vòng tay xiết chặt, mưa sa bão về.

SAO LẠI LÀ TA? Sao lại là ta như thế ư? lang thang ở những shop center hững hờ nhìn những gian hàng lớn thấy bóng đồng hương giả ngó lơ. Vào quán cà phê ngồi chóc góc bao bóng hình xưa lướt lướt qua hình như có tiếng em cười nhẹ thấy vẻ gian tà trong mắt ta. Sao lại là ta như thế ư? vật vờ cả buổi ở sofa màn hình nhấp nháy phim rồi ảnh thần trí lơ mơ ngủ gật gà. Cung Vĩnh Viễn

ĐSNT 2014 – Page 145


Trường Xưa Bạn Cũ Trần Hữu Quý ( NT 71-78) Trường xưa bạn cũ một thời Giờ đây gặp lại mái đầu điểm sương. Màu thời gian, hương thời gian. Thương sao thầy cũ, bạn xưa một đời. Khi về thăm quê hương dịp hè năm 2004, một mình tôi rong ruổi với chiếc Honda 2 bánh trên những con đường kỷ niệm ngày xưa. Ngang qua trường Nguyễn Trãi thân yêu ở Quận 4 Khánh Hội và thấy cửa phụ cổng của trường đang mở, tôi vội táp xe vào rồi tắt máy, tần ngần đứng nhìn phía bên trong. Lúc đó sân trường hoàn toàn vắng lặng, trước hành lang để xe đạp ngày nào chỉ thấy bóng

cây điệp đong đưa trong nắng... những cánh hoa vàng nở rộ dưới tàng lá xanh. Không chút ngần ngại, tôi dẫn xe đi thẳng vào phía trong. Cẩn thận khóa xe xong, đưa mắt nhìn quanh, tôi thấy một nhóm 5, 6 người đang loanh quanh trên sân bóng rổ trước bức tượng cụ Nguyễn Trãi. Tôi rảo bước về phía họ với ý định hỏi thăm không chút e dè. Khi đến gần, môt anh liền lên tiếng hỏi: - Có phải học sinh Nguyễn Trãi về thăm trường không? Tôi vội gật đầu và cuộc đối thoại đã diễn ra chớp nhoáng

- Ở đâu về thăm trường vậy ? - Dạ, em ở Mỹ. - Ở Mỹ hả? Thế tiểu bang nào? - Em ở Houston, Texas. Còn anh ở đâu vậy? Người hỏi tôi vui vẻ trả lời: - Tôi ở California. Thế là mọi người tay bắt mặt mừng và giới thiệu làm quen. Sau này, tôi mới biết người hỏi chuyện tôi hôm đó chính là anh Mai Đông Thành, hội trưởng Hội Ái hữu cựu học sinh Nguyễn Trãi nam California. Các anh khác là bạn cùng khóa rủ anh Thành về thăm trường. Thấy tôi nhìn chăm chú chiếc nón các anh đang đội trên đầu ghi hàng chữ: “một ngày là Nguyễn Trãi, mãi mãi là anh em”. Anh Thành vội giở chiếc nón xuống đưa cho xem và ngỏ

Hoàng văn Dung, Ngô Đắc Chung và Nguyễn Xuân Khôi. Cũng thật hữu duyên khi liên lạc được với hai chị em Nguyễn thị Ly & Nguyễn thị Bạch Tuyết cũng qua egroup NT alumni. Thế là anh chị em đồng môn lần đầu tiên hẹn nhau tại một quán chay trên đường Bellaire ở khu Southwest Houston. Hôm ấy có các anh Dung, Chung, Khôi, chị Ly, Bạch Tuyết cùng Quý Loan. Ngay sau buổi họp mặt đó, biết thêm tin từ các anh NT 58, Quý - Loan đã tìm đến tiệm kính của anh Vũ Cao Thăng NT57 để hỏi thăm thêm nhiều người khác đang cư ngụ ở Houston. Tin tức thu thập cho biết ở Houston cũng có khá đông cựu học sinh NT và đặc biệt có nhiều nữ sinh: Đầu tiên, 4 chị em họ Nguyễn là Ly, Thủy, Hồng và Tuyết; 2 chị em họ Võ là Ngoan, Loan; 2 chị em họ Cao là Duyên, Yến và cuối cùng là Nguyễn Kiều Oanh. Nhóm NT “hậu bối” đã bàn bạc với nhóm “tiền bối” để tổ chức buổi họp mặt cựu học sinh NT tại Houston, TX.

ý tặng tôi làm kỷ niệm. Tôi mừng rỡ cầm lấy ngắm nghía đội ngay lên đầu và nói lời cám ơn với xúc động chân thành. Sau đó, anh em trao đổi tin tức và hẹn sẽ giữ liên lạc. Kể từ lần gặp gỡ “hữu duyên thiên lý” ấy, về Mỹ tôi đã gia nhập egroup NT alumni và cất công tìm kiếm bạn đồng môn ở Texas thì may mắn liên lạc được với anh Vũ văn Sang NT58 ở Dallas và anh giới thiệu 3 người bạn cùng khóa với anh ở Houston là: anh

Tháng 5 năm 2007, buổi họp mặt đầu tiên thật khích lệ có hơn 40 người tham dự và chỉ vài tháng sau thì buổi họp ra mắt Gia đình Nguyễn Trãi Houston TX được tổ chức vào tháng 9 tại Canvas Café Bistro của anh Nguyễn Thạch Bình NT59 với gần 70 cựu học sinh NT, đặc biệt còn có sự hiện diện của thầy Phạm Huy Cường gs Toán và cô Phan Tuyết Hồng gs Hội họa. Tiếp theo sau là những lần họp mặt đón chào các cô Đào Kim ĐSNT 2014 – Page 146


Phụng gs Anh văn, cô Nguyễn Ngọc Hạnh gs Việt văn từ Virginia đến, cô An Hà Châu gs Công dân, cô Dương Ngọc Kim Cương gs Việt văn từ Dallas, thầy Phạm Gia Tuyên gs Anh văn, thầy Vũ văn Hiệu gs Anh văn từ Việt Nam sang Mỹ thăm gia đình. Đặc biệt Gia đình Nguyễn Trãi Houston đã đón tiếp hai vị cựu hiệu trưởng NT là thầy Hà Đạo Hạnh và thầy Huỳnh Hoa cũng từ VN sang Mỹ thăm gia đình. Ngoài ra còn có những buổi họp mặt thường niên và “bỏ túi” đón tiếp Thầy Cô và đồng môn NT từ Dallas, San Antonio và các tiểu bang khác khi có dịp đến thăm Houston... Với các hoạt đông sôi nổi, liên tục và được sự khích lệ của quý Thầy Cô cùng các đồng môn, đặc biệt là cô Đào Kim Phụng, Gia đình NT Houston đã mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm tổ chức Đại Hội NT Thế Giới lần thứ nhất tại Houston, TX vào hai ngày 7 & 8 tháng 4

năm 2012 dưới sự cố vấn của cô Đào Kim Phụng và thầy Phạm Huy Cường. Sau gần 2 năm chuẩn bị ráo riết, liên lạc mời gọi, Đại Hội NT Thế Giới lần I đã thành công ngoài sự mong đợi nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót khi số người tham dự gia tăng đáng kể vào giờ chót đã nâng tổng số người tham dự đêm tiền Đại Hội lên tới hơn 300 người, gấp đôi so với số lượng ghi danh trước đó một ngày mà thôi. Riêng đêm Đại Hội chính thức thì số người tham dự đã lên tới 500. Tuy nhiên, niềm vui hội ngộ nhiệt tình của thầy cô, đồng môn cùng thân hữu tham dự đã dành cho BTC sự thông cảm và chia sẻ khó nhọc lớn lao. Đại Hội đã vinh dự đón tiếp 13 vị giáo sư khả kính gồm 9 vị từ phương xa là: cô Nguyễn Ngọc Hạnh (gs Việt văn) và cô Đào Kim Phụng (gs Anh văn) đến từ Virginia, thầy Nguyễn Trung Hối (gs Việt văn) từ Oregon, thầy Vũ Lang (gs

Từ trái : Cô Hà Thị Phương Mai (gs Vật lý), Cô Phan Tuyết Hồng (gs Hội họa),Thầy Nguyễn Trung Hối (gs Việt văn), Cô An Hà Châu (gs Công dân), Cô Dương Ngọc Kim Cương (gs Việt văn), Cô Nguyễn Mộng Thúy (gs Việt văn), Cô Nguyễn Ngọc Hạnh (gs Việt văn). Cô Vũ Thị Hương (gs Việt văn),Cô Đào Kim Phụng (gs Anh văn), Thầy Vũ Lang (gs Công dân & Phụ tá Tổng Giám thị ), Thầy Phạm Huy Cường (gs Toán Lý), Thầy Bùi Hữu Soái (gs Toán Lý Hóa) và MC Thảo Ly (NT74-76)

Công dân & Phụ tá Giám thị), cô Vũ thị Hương (gs Việt văn), cô Lã Phương Loan (gs Anh văn) và cô Nguyễn Thị Mộng Thúy (gs Việt văn) đến từ California, cô An Hà Châu (gs Công dân), cô Dương Ngọc Kim Cương (gs Việt văn) từ Dallas. Riêng tại Houston có thầy Bùi Hữu Soái (gs Toán Lý Hóa), thầy Phạm Huy Cường (gs Toán), cô Phan Tuyết Hồng (gs Hội họa) và cô Hà Thị Phương Mai (gs Vật lý) đều tham dự đầy đủ... (Hình trên: Mai Đông Thành và Trần Hữu Quý trao cờ lư6n lưu Đại Hội) Đại Hội đã bế mạc trong sự vui tươi pha lẫn lưu luyến hẹn ngày tái ngộ, bức tranh Nguyễn Trãi là món quà luân lưu đặc biệt của Gia đình Nguyễn Trãi Houston trao tặng cho Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh NT Nam California để tiếp tục tổ chức Đại Hội NT Thế Giới lần II tại nam Cali vào tháng 6 năm 2014.

ĐSNT 2014 – Page 147


Sau Đại Hội NT Thế Giới lần I tại Houston, tình đồng môn, nghĩa thầy trò trong đại gia đình Trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn ngày càng thêm bền chặt, vươn xa và trải rộng toàn cầu. Tháng 8 cùng năm 2012 đã có một buổi họp mặt “bỏ túi” của nhóm cựu học sinh NT vùng đông bắc Hoa Kỳ với sự tham dự của cô Đào Kim Phụng và Nguyễn Ngọc Hạnh ở Virginia. Ngày 8 tháng 12 năm 2013 vừa qua đã có buổi ra mắt rất quy mô và thành công của Hội cựu học sinh NT Bắc California, với gần 200 người tham dự. Ngoài ra, còn thêm nhóm cựu học sinh NT vùng Tây Bắc của tiểu bang Washington cũng có những hoạt động khởi sắc, hứa hẹn những dịp họp mặt vui tươi, ấm áp tình đồng môn ở khắp nơi.

Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới Lần I (8&9 / 4 / 2012) tại Houston, Texas một thời dù đã xa xưa nhưng Vì vậy Đại Hội NT Thế Giới ngày càng gần hơn với châm lần II tại miền Nam California ngôn: “Một ngày dạy Nguyễn vào cuối tháng 6 năm 2014 sắp Trãi mãi mãi là Thầy Cô & tới chắc chắn sẽ là một dịp Một ngày học Nguyễn Trãi trùng phùng hy hữu, khó quên. mãi mãi là anh em” Kỷ niệm về trường xưa, bạn cũ sẽ được gợi nhớ ngày càng rõ rang và sâu đậm trong tâm trí của những học trò Nguyễn Trãi

ĐSNT 2014 – Page 148


Tranh Acrylic

Đặng Thống Nhất NT61-67 Học vẽ với thầy Thịnh Del, sau trung học theo Văn Khoa và Đại học Sư phạm ban Anh văn. Gần tốt nghiệp và lúc nước nhà sắp “thống nhất” thì di tản. Sang Mỹ tiếp tục ngành sư phạm... Dậy Anh văn 36 năm theo hệ thống trường công lập Minneapolis MN, giáo sư lớp Việt ngữ tại Đại học Minnesota 5 năm. Hiện cư ngụ tại Brooklyn Park với vợ và ba con. Cuối niên học này sẽ xếp bút nghiên về đuổi gà cho vợ... Yêu thích hội họa vẻ đẹp người thiếu nữ Việt nam và đặc biệt tranh acrylic. Ba tác phẩm chủ đề dân tộc Hmong hiện được trưng bầy tại trường Hmong International Academy, Minneapolis. Tranh # 1: Cánh hoa kỷ niệm

Tranh # 2: Tuổi mộng mơ

Tranh # 3: Mơ về dĩ vãng

ĐSNT 2014 – Page 149


CHỨNG MỠ CAO TRONG MÁU: NỖI ÁM ẢNH THỜI ĐẠI Bác sĩ Lê Văn Thu MD NT58

Mỡ trong máu là một nỗi ám ảnh khiến một số người ăn mất cả ngon. Ngoại trừ giới trẻ khi mà nguy cơ các bệnh tim mạch chưa lấp ló ngoài ngưỡng cửa cuộc đời và một số bà con thuộc họ hàng nhậu chết bỏ, ai nấy trong chúng ta một khi đã được thử nghiệm và phát hiện có mỡ trong máu thì đều lo lắng, cố tìm cách giã từ những thức ăn có chất tạo mỡ nhiều trong máu. Khổ một nỗi, thức ăn mà không có mỡ thì lại không được thơm ngon. Cái món thịt nướng mà không có tí mỡ thì làm sao thơm? Cái món thịt luộc cuốn rau diếp chấm nước mắm mà không phải là thịt ba chỉ thì làm sao ngọt ngào trong miệng? Cái món phở mà thiếu nước béo, gầu giòn thì làm sao đậm đà hương vị quê hương? Nhưng ăn lắm vào thì có ngày chầu ông bà sớm vì hai nguy cơ chính do nhiều mỡ trong máu gây ra: tai biến mạch máu não (cerebrovascular accident) và trụy tim (heart attack). Gần đây, qua nhiều nghiên cứu rất đáng tin cậy trên hàng chục ngàn người, những món có tinh bột (carbohydrates) cũng góp phần không nhỏ vào vụ tạo mỡ nhiều trong máu và gây ra bệnh tiểu đường. Thế là cái món ăn đơn giản thường ngày của phe ta như cơm, phở, bánh mì cũng lại phải cắt giảm nếu muốn trường thọ.

Với một số người ít lưu tâm, kể cả một vài vị đông y sĩ tự phong tước bác sĩ, thì mỡ chỉ giản dị là cholesterol và con số 200 mg/dL là mức để họ nhắc nhở phải giữ để “an tâm hồ hởi” mà sống. Thế nhưng, vấn đề không phải chỉ đơn giản có thế! Vậy, thực chất của cholesterol là gì? nguyên nhân và hậu quả của chứng cao mỡ trong máu ra sao? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hầu kéo dài tuổi thọ? Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất nhờn (waxy) được tìm thấy trong mỡ (fat) của máu. Cơ thể con người rất cần mỡ để chế tạo các tế bào lành mạnh nhưng nếu nhiều cholesterol quá thì lại bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi cholesterol bị dư thừa, mỡ sẽ đóng dầy trong mạch máu khiến cho sự lưu thông trong động mạch bị trở ngại. Từ đó, máu không giao đủ số lượng oxy cho các vùng trách nhiệm: Khi lượng oxy vào tim bị giảm đột ngột thì gây ra chứng trụy tim, lượng oxy vào não bị thiếu

thì gây ra chứng tai biến mạch máu não. Chứng cao cholesterol có khi là do di truyền, nhưng hầu hết thường là do lối sống không lành mạnh. Vì thế, chứng cao cholesterol có thể ngừa được bằng cách thay đổi lối sống không tốt đó: ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục, ngăn ngừa béo phì, bỏ hút thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh (stress) và nếu cần thì phải uống thuốc hạ cholesterol đều đặn. Chứng cao cholesterol là chứng không gây triệu chứng lộ liễu ra ngoài mà chỉ biết được khi thử máu. Nó được ví như tên sát nhân dấu mặt, đợi đến khi người ta bị trụy tim hay tai biến mạch não mà nó là đích danh thủ phạm thì đã quá trễ! Các loại cholesterol: Cholesterol được gắn với protein (gọi chung là lipoprotein) và lưu thông cùng với máu trong huyết quản. Có nhiều loại cholesterol: -

Low density lipoprotein (LDL). LDL còn gọi là mỡ xấu, là loại kết tụ trên thành động mạch làm cho động mạch cứng và hẹp. Ta có thế ví nó như đồ đạc vất ngổn ngang trên lộ, lâu ngày bám chặt vào lề đường.

ĐSNT 2014 – Page 150


-

-

-

-

Very-low-density lipoprotein (VLDL). Là một loại mỡ (fat) lưu thông trong mạch máu, đa số là triglycerides và cũng kết hợp với protein trong máu. Đó là những hạt mỡ di chuyển tự do trong lòng động mạch nhưng khi số lượng nhiều lên thì cũng khiến việc lưu thông máu khó khăn hơn. Ta có thế ví nó như xe cộ trên đường phố, càng nhiều xe thì việc lưu thông càng khó khăn, có khi đưa đến tắc nghẽn. High-density lipoprotein (HDL). HDL còn được gọi là mỡ tốt. Ta có thể ví nó như chiếc xe “chở hàng”, chuyên đi hốt các đồ đạc vất ngổn ngang trên lộ (tức các hạt mỡ xấu dư thừa) mang về gan để chuyển hóa. Lượng cholesterol có thể gia tăng trong máu, đưa đến bệnh tim mạch, nếu bạn mang những thói quen xấu hoặc có những yếu tố tác hại sau: Hút thuốc lá. Nicotin trong khói thuốc có

-

-

-

khuynh hướng làm tích tụ mỡ trên thành mạch máu khiến động mạch vành nuôi tim (coronary arteries) dầy cứng lên, đồng thời tăng huyết áp và nhịp tim. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lượng mỡ tốt HDL. Béo phì. Người nào có tỉ lệ BMI (body mass index - tỉ số trọng/khối thân thể) trên 30 kg/m² thì có thể dễ bị cao mỡ trong máu. Chế độ ăn uống tệ. Thực phẩm có nhiều mỡ, như thịt bò, thịt heo, hoặc phó sản từ mỡ nguyên chất sẽ làm gia tăng lượng cholesterol. Ăn mỡ bão hòa (saturated fat) là loại mỡ có trong thịt thú vật hai và bốn chân và mỡ biến chế (trans fats) có trong các loại bánh bột nướng (baked cookies and crackers) cũng làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, tinh bột (trong gạo, bột mì) cũng làm gia tăng lượng mỡ xấu (small LDL-P). Không vận động. Tập thể dục sẽ giúp gia tăng lượng mỡ tốt (HDL) đồng thời làm giảm lượng mỡ xấu (LDL). Nó còn giúp tim làm việc hiệu quả hơn và việc tuần hoàn máu tốt hơn. Thiếu vận động thì cơ thể

-

-

-

-

-

không được các lợi điểm trên. Huyết áp cao. Gia tăng áp lực lên thành mạch máu sẽ làm hư hỏng động mạch, đồng thời gia tốc việc kết tụ mỡ trên thành mạch máu. Bệnh tiểu đường. Cao đường trong máu sẽ góp phần vào việc làm tăng LDL và giảm HDL, đồng thời làm hư hỏng lớp nội mạc trên động mạch. Căng thẳng thần kinh (stress). Sự căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể làm gia tăng lượng mỡ xấu. Tiền căn gia đình có bệnh tim. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của người nào bị bệnh tim trước tuổi 55 thì người đó cũng dễ mắc bệnh tim hơn người khác. Đàn ông trên 45 tuổi, đàn bà trên 55 tuổi.

Biến chứng do mỡ cao trong máu: Cao lượng cholesterol trong máu có thể gây ra chứng xơ cứng động mạch (atherosclerosis). Hiện tượng tích tụ cholesterol trên thành động mạch sẽ tạo nên các vẩy dầy (plaques) khiến việc lưu thông máu khó hơn đưa đến các biến chứng sau: - Tức ngực (angina = chest pain). Nếu các động mạch vành, là động mạch đưa máu nuôi tim, bị tắc nghẽn thì người ta sẽ có thể bị ĐSNT 2014 – Page 151


-

-

tức ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành (coronary artery disease). Trụy tim (heart attack). Nếu các vẩy dầy bị rách hay tróc ra khỏi thành động mạch, nó sẽ trôi theo dòng máu, và làm tắc nghẽn mạch máu khi gặp chỗ hẹp. Một cục máu đông (blood clot) được tạo ra ngay tại chỗ nghẹt, ngăn không cho máu lưu thông xuống vùng dưới. Nếu máu ngưng cung cấp oxy cho tim do các động mạch vành bị nghẹt thì người ta bị trụy tim, là chứng làm người ở Mỹ chết rất nhiều, hơn cả ung thư các loại hợp lại. Mỗi năm, theo thống kê năm 2013 của Centers for Disease Control (CDC), ước lượng 600 ngàn người ở Mỹ chết vì trụy tim. Tai biến mạch máu não (stroke). Tương tự như chứng trụy tim, nếu lưu thông máu bị nghẽn, oxy không được cung cấp cho một vùng não, thì vùng não ấy bị chết và người ta bị tai biến mạch não với những hậu quả khốc liệt lâu dài của nó, hoặc chết ngay tức thì nếu việc chảy máu hoặc tụ máu trong não quá trầm trọng. Mỗi năm, có khoảng 800 ngàn người ở Mỹ chết vì

chứng này (thống kê của CDC). Khi nào nên đi thăm bác sĩ? Ngay từ 20 tuổi, bạn đã nên được thử cholesterol trong máu nhưng ở dạng thử nghiệm đơn giản. Nếu kết quả thử nghiệm xấu thì bác sĩ sẽ có thể cho làm các thử nghiệm khác, chi tiết hơn. Nếu như gia đình có người bị cao cholesterol, bệnh tim hay các yếu tố tác hại khác như hút thuốc lá, tiểu đường, cao huyết áp, thì bạn lại càng phải được khám kỹ hơn. Trẻ con có cần thử máu tìm mỡ không? Ngay từ 2 tuổi, trẻ con cũng có thể bị cao mỡ trong máu nhưng không phải tất cả trẻ con đều cần thử mỡ trong máu. Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến khích thử máu tìm mỡ cho trẻ em từ 9 đến 11 tuổi. Nếu gia đình có tiền căn mắc chứng cao mỡ trong máu hay bệnh động mạch vành thì trẻ em cũng cần được làm thử nghiệm này ngay từ lúc mới được 1 tuổi. Nếu thử nghiệm lần đầu âm tính (tức bình thường) thì cũng cần làm lại lần thứ hai cho chắc. Hiệp Hội cũng khuyến khích làm thử nghiệm này cho trẻ con bị béo phì, có huyết áp cao hay tiểu đường, dù không rõ tiền căn gia đình. Thử máu tìm mỡ như thế nào? Khi thử máu tìm mỡ, bác sĩ thường ra lệnh thử các loại: Total cholesterol, LDL-C (LDL-Concentration), HDL-C (HDL-Concentration) và Triglycerides. Để kết quả chính xác, người được thử phải cữ ăn

hay uống (ngoại trừ nước) trước khoảng 9 đến 12 giờ. Ở Hoa Kỳ, được coi là bình thường khi số lượng các chất nói trên ở mức: - Total cholesterol phải dưới 200 mg/dL. - LDL-C phải dưới 70 mg/dL cho người đã từng bị bệnh tim mạch hay tiểu đường, dưới 100 mg/dL cho người có cơ nguy (chứ chưa bị) mắc các bệnh trên, dưới 130 mg/dL cho người bình thường. -

HDL-C tốt nhất phải trên 60 mg/dL, hay ít nhất phải trên 40 mg/dL cho đàn ông và trên 50 mg/dL cho đàn bà.

-

Triglycerides: Triglycerides là một loại mỡ trong máu, được cơ thể dùng để tạo năng lượng. Được coi là bình thường khi nó chỉ chiếm dưới 150 mg/dL trong máu. Khi vượt quá số 150mg/dL, nó có thể tạo nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường và tai biến mạch máu não và là một trong những thành tố của hội chứng biến dưỡng [metabolic syndrome = cao huyết áp, nhiều đường trong máu, nhiều mỡ tích tụ quanh hông (tức mập bụng), ít HDL, và nhiều triglycerides]. Những nguyên nhân làm triglycerides nhiều trong máu là béo phì, tiểu ĐSNT 2014 – Page 152


đường, nhược giáp trạng (hypothyroidism), bệnh thận, ăn quá nhiều và uống quá nhiều rượu. Có khi các loại thuốc như tamoxifen, steroids, beta-blockers, thuốc lợi tiểu, thuốc estrogen và thuốc viên ngừa thai cũng có thể nâng lượng triglycerides lên cao. Nếu do di truyền, lượng triglycerides dư thừa trong máu thường tụ tập dưới da tạo nên chứng mỡ tụ dưới da (xanthomas). Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ khuyến khích người ta phải đưa lượng triglycerides xuống dưới 100 mg/dL, nhưng thay vì uống thuốc để đạt con số 100 mg đó, Hội khuyên người ta nên tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh và giảm cân vì chính 3 phương pháp này sẽ làm giảm đáng kể lượng triglycerides trong máu. Trong mấy năm gần đây, người ta đã tìm ra một phương pháp thử mỡ máu mới, được gọi là NMR LipoProfile . NMR LipoProfile (Nuclear Magnetic Resonance LipoProfile, còn gọi là Particle Test) là một phương pháp thử nghiệm đơn giản tìm các hạt (particles) LDL (LDLP) và HDL (HDL-P) trong máu. Nó cũng cho biết kích thước và số lượng của các hạt này. Nhờ cách thử nghiệm mới đó, bác sĩ sớm tìm ra được hướng điều trị thích hợp.

Vì sao NMR LipoProfile quan trọng? LDL vốn đã được gọi là “mỡ xấu”. Muốn biết nó xấu như thế nào thì phải nghiên cứu các hạt LDL, là những hạt mang và cài đặt cholesterol lên vách động mạch, tạo nên các vẩy dầy (plaques). Càng nhiều hạt LDL, càng nhiều vẩy dầy được tạo lập. Hậu quả của việc hình thành các vẩy dầy này là chứng xơ cứng động mạch (atherosclerosis), khiến cho việc lưu thông máu bị cản trở và suy giảm, đưa đến các chứng trụy tim và tai biến mạch máu não. Với phương pháp thử mỡ trong máu thông thường, người ta chỉ biết được nồng độ (concentration) LDL (gọi tắt là LDL-C) trong máu, mà nồng độ này lại không chỉ ra được số lượng hạt LDL (LDL-P). Hiện nay, rất nhiều bác sĩ hành nghề ở Hoa Kỳ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, đã thấy tầm quan trọng của thử nghiệm này và thường ra lệnh thử nó. Khi đi khám tổng quát hằng năm, hoặc trong một cuộc khám để theo dõi một bệnh nào đó, với tư cách bệnh nhân, bạn hãy yêu cầu bác sĩ của bạn làm thử nghiệm này, nếu bạn rơi vào các trường hợp sau đây: - Đang phải kiêng khem trong việc ăn uống và tập thể dục để làm giảm mỡ trong máu -

Đang phải uống thuốc hạ mỡ

-

Đã từng bị trụy tim hay tai biến mạch máu não trong quá khứ

-

Gia đình có người đã từng bị hai chứng bệnh trên

-

Đang bị chứng huyết áp cao

Giải thích trên kết quả thử nghiệm NMR LipoProfile: LDL-P: Thử LDL-P sẽ cho biết hệ quả giữa số lượng hạt LDL và các biến cố về tim mạch mà không cần biết nồng độ LDL-C nhiều hay ít (có nghĩa là bệnh nhân dù có LDL-C thật thấp vẫn có thể bị trụy tim nếu LDL-P cao). LDL-P dưới 1000 nmol/L được coi là bình thường (Low); từ 1000 tới 1299: hơi cao (Moderate); từ 1300-1599: khá cao (ModerateHigh), từ 1600-2000: cao (High); trên 2000: quá cao (Very High). Với người có nhiều nguy cơ bệnh tim mạch nên tìm cách cho giảm dưới 800. Với người có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp thì con số từ 1300 nmol/L trở xuống vẫn có thể chấp nhận được. LDL có liên hệ rất nhiều với việc cấu tạo nên chứng xơ cứng động mạch. Hạt LDL có kích thước khác nhau. Có hạt thì to xốp như bông và mịn màng, có hạt thì nhỏ và đặc cứng. Các nghiên cứu mới đây cho biết người nào trong máu có nhiều hạt LDL nhỏ và đặc thì dễ bị bệnh động mạch tim gấp 3 lần. Còn hạt lớn thì lại có tác dụng tốt giúp tránh được bệnh tim. Có điều, khi so sánh giữa số lượng hạt với kích thước hạt về nguy cơ gây bệnh tim, thì thấy số lượng (number of particles) có tầm ảnh hưởng hơn là kích thước (size). Cũng có sự liên hệ chặt chẽ giữa mức triglycerides trong máu với kích thước hạt LDL: số lượng triglycerides càng nhiều thì số hạt LDL nhỏ (small LDLP) càng cao; số lượng triglycerides càng ít thì số lượng

ĐSNT 2014 – Page 153


hạt LDL lớn (large LDL-P) càng nhiều. HDL-P: Thử HDL-P sẽ cho biết số lượng hạt HDL; số lượng hạt HDL-P càng thấp thì nguy cơ xơ cứng động mạch (đưa đến trụy tim) càng cao. HDL-P cho biết sự liên hệ ấy rõ và chính xác hơn là HDL-C. Người có lượng HDL-P thấp (< 1.03 mmol/L) thì sẽ có cơ nguy bị trụy tim cao. Người có lượng HDL-P cao (> 1.55 mmol/L) thì ít bị bệnh tim. Xem kết quả thử nghiệm NMR LipoProfile, đặc biệt là LDL-P, bác sĩ có thể quyết định chính xác kế hoạch điều trị cá biệt cho từng bệnh nhân. LP-IR. Phương pháp thử NMR LipoProfile cũng giúp người ta tiên đoán được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai của bệnh nhân qua chỉ số LP-IR (Insulin Resistance). Khi thấy chỉ số này tăng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cải thiện lối sống và đặt kế hoạch điều trị để cố gắng trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường đó. Điều Trị và Thuốc Men Phương thức đầu tiên để chống lại chứng mỡ cao trong máu là thay đổi lối sống và tập thể dục. Nhưng nếu hai phương cách trên không giúp giảm cholesterol thì bác sĩ phải cho bạn dùng thuốc. Cũng có nghiên cứu cho thấy là nếu tập thể dục đi đôi với uống thuốc thì sẽ giúp kéo dài được tuổi thọ do ngăn chặn được một cách rất hiệu quả các hậu quả của chứng mỡ cao trong máu. Để điều trị bằng thuốc, bác sĩ của bạn sẽ lựa chọn loại thuốc tùy theo các nguy cơ (risks) mà bạn phải đương đầu, tuổi của

bạn, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và phản ứng phụ của thuốc. Các thuốc hiện được sử dụng trên thị trường Hoa Kỳ là: • Statins. Statins là loại thông dụng nhất để làm giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách ngăn cản cái chất mà gan cần để chế tạo cholesterol. Có nghĩa là gan giảm thiểu khả năng chế tạo cholesterol nếu ta dùng thuốc statins. Statins cũng giúp tẩy xóa đi các vẩy đóng trên thành động mạch, giúp động mạch vành thông thương lại dễ dàng. Có rất nhiều loại statins trên thị trường hiện nay. Đó là atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor) và pitavastatin (Livalo). Khi người bị bệnh tim mạch (huyết áp cao, mỡ cao) phối hợp việc sử dụng statins với tập thể dục, nguy cơ chết vì bệnh tim mạch của họ đã giảm đáng kể (75%) so sánh với người chỉ dùng một thứ (hoặc là statin, hoặc là tập thể dục) không thôi. Đối với người già trên 75 tuổi, việc sử dụng statins cũng vẫn rất an toàn và chúng là phương cách hiệu nghiệm kéo dài tuổi thọ của các cụ qua việc ngăn ngừa

được các chứng trụy tim và tai biến mạch máu não, là những chứng mà càng già càng bị nhiều. Một ngạc nhiên thích thú là một nghiên cứu mới đây cho biết bệnh nhân bị ung thư phổi loại non-small cell (NSCLC) đã được cắt bỏ khối u nếu uống thuốc statins có thể thọ lâu hơn những người không uống thuốc và nguy cơ bị tái phát cũng ít hơn. Chất ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol (cholesterol absorption inhibitors). Ruột non hấp thụ cholesterol từ thức ăn rồi đưa vào dòng máu. Thuốc ezetimibe (Zetia) giúp hạn chế sự hấp thụ này, khiến lượng cholesterol vào máu do thực phẩm cung cấp sẽ bị giảm thiểu. Thuốc hạ triglycerides. Nếu máu có nhiều triglycerides, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc: o Fibrates. Các thuốc fenofibrate (Tricor, Lipofen, Lofibra) và gembibrozil (Lopid) giúp hạ mức triglycerides bằng cách bắt gan bớt sản xuất cholesterol loại VLDL (đa số là triglycerides) và gia tốc việc lấy ĐSNT 2014 – Page 154


triglycerides ra khỏi máu. o Niacin. Niacin (Niaspan) giúp hạ triglycerides bằng cách hạn chế khả năng của gan trong việc sản xuất cholesterol loại LDL và VLDL. o Omega-3 fatty acid supplements. Chất acid béo Omega-3 có thể giúp hạ cholesterol trong máu. Thuốc được bán tự do trên kệ. Dù vậy, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này vì nó có thể ảnh hưởng đến các thuốc khác mà bạn đang dùng. Phản ứng phụ. Phản ứng phụ của thuốc thay đổi tùy người. Thông thường, người ta có thể bị ngứa, đau bắp thịt, xáo trộn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu và gia tăng diếu tố gan (liver enzymes) khi sử dụng các loại thuốc hạ mỡ. Có người bị chứng nhão bắp thịt (rhabdomyolysis), tuy hiếm nhưng khi phát hiện thì phải ngưng thuốc statin ngay. Khi dùng thuốc hạ mỡ, cơ năng gan của người dùng phải được theo dõi thường xuyên (3- 6 tháng) qua thử nghiệm diếu tố gan Nếu diếu tố gan tăng cao bất ngờ hoặc nhiều quá thì phải ngưng

thuốc. Bác sĩ của bạn sẽ giải thích rõ hơn về các biến chứng/phản ứng phụ mỗi khi cho toa. Điều trị chứng cao cholesterol ở trẻ em Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên mà bị cao cholesterol hay béo phì thì biện pháp tốt nhất là tiết giảm khẩu phần và tập thể dục. Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng đề nghị điều trị bằng thuốc cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên nếu các em này có lượng LDL cao. Thế nhưng khuyến cáo này không được tất cả giới y khoa nhất trí tán đồng vì các phản ứng phụ của thuốc. Lối Sống và Thói Quen Thay đổi lối sống là cách căn bản để làm giảm mức cholesterol trong máu. Giảm cân nặng, ăn thực phẩm lành mạnh và năng tập thể dục sẽ làm hạ mức cholesterol trong máu. Nếu bạn hút thuốc thì nên bỏ hút ngay. - Giảm cân. Béo phì làm tăng mức cholesterol trong máu. Chỉ cần giảm 5-10 pounds là đã thấy tác dụng rõ rệt trên mức cholesterol. Hãy tìm mọi phương thức để giảm cân. Hãy đặt tiêu chuẩn để phấn đấu lâu dài cho việc giảm cân vì giảm cân vốn là việc khó làm và đòi hỏi sự kiên nhẫn. - Ăn thực phẩm lành mạnh. Thức ăn có hiệu quả trực tiếp trên mức cholesterol. Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ (fiber) và các loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ sẽ giúp làm giảm cholesterol. Các món mỡ bão hòa

(saturated fat) và mỡ biến chế (trans fat) sẽ làm tăng total cholesterol và LDL. Các mỡ đơn dạng không bão hòa (monononsaturated) - được tìm thấy trong dầu olive, dầu đậu phộng (peanut) và dầu cải (canola oil) - là những loại mỡ tốt (đừng lẫn với peanut butter là chất có thể gây ung thư, theo một số nghiên cứu khác). Hạt hạnh nhân (almond) và hạt quả óc chó (walnuts) cũng rất tốt cho người cao mỡ máu. Mỡ biến chế - được tìm thấy trong margarines và các loại bánh nướng ngoài thị trường, như cookies, crackers, snack cakes - là những thực phẩm rất có hại: nó không những làm tăng LDL mà còn làm giảm HDL. Trên thị trường, có nhiều thực phẩm biến chế được quảng cáo là trans fat free. Thực ra, chúng có thể vẫn chứa một hàm lượng nhỏ nào đó. Ăn nhiều các thực phẩm ấy cũng có hại vì ... tích tiểu thành đại! Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol là bộ đồ lòng của động vật bốn hay hai chân (tim, gan, cật, ruột, v.v.), lòng đỏ trứng, sữa nguyên chất. Nên dùng thịt nạc, trứng giả, và sữa dưới 2% thì tốt hơn. Các món từ tinh bột cũng làm tăng cholesterol. Ăn các loại hạt còn cám thì tốt cho sức khỏe (whole wheat flour, brown rice). Oatmeal và oat bran cũng rất tốt. Rau và trái cây chứa nhiều chất sợi cũng ĐSNT 2014 – Page 155


giúp hạ cholesterol. Một số cá, như cá thu (cod, tuna) và cá bơn lưỡi ngựa (halibut), chứa ít mỡ bão hòa hơn là thịt động vật 2 và 4 chân. Cá hồi (salmon), cá nục (mackerel) và cá trích (herring) có nhiều acid béo omega-3 cũng rất tốt cho sức khỏe.

-

-

Bia rượu. Uống rượu bia vừa phải thì giúp tăng HDL nhưng phải cẩn thận kẻo đâm nghiện thì nguy to. Mỗi ngày, một chai bia hay một ly rượu nho đỏ cho đàn bà, và hai chai bia hay hai ly rượu vang đỏ cho đàn ông là vừa đủ. Tập thể dục đều đặn. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 đến 60 phút có thể giúp hạ LDL và tăng HDL. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình trước khi quyết định kiểu và thời lượng tập vì chỉ bác sĩ gia đình mới biết được khả năng chịu đựng của bạn đến đâu. Đi rảo bước mỗi ngày, đạp xe đạp, bơi lội, là những phương cách tập thể dục vừa vui vừa khỏe. Kiếm bạn đồng tập (đừng lấy cớ để

-

kiếm đào, kiếm kép nhé) hay tham gia vào một nhóm tập thể dục để giúp sự tập luyện được vui hơn, đều đặn hơn. Có thể chia 30 hay 60 phút thành nhiều buổi, mỗi buổi 10, 15, 20, 30 phút, tùy hoàn cảnh và sức chịu đựng của mỗi người. Đừng hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá sẽ giúp tăng HDL và giảm huyết áp. Chỉ cần ngưng hút thuốc 20 phút là huyết áp hạ xuống liền. Chỉ cần ngưng hút thuốc 24 giờ là nguy cơ trụy tim cũng giảm bớt. Bỏ hút thuốc một năm: nguy cơ bị trụy tim giảm hẳn một nửa so với người vẫn còn hút. Bỏ hút thuốc 15 năm: nguy cơ bệnh tim sẽ giảm hẳn, từ lúc này bạn được coi như người chưa bao giờ hút thuốc.

BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ ĂN UỐNG Thức ăn phải được kiểm soát không những về “phẩm” mà còn về “lượng”. Ăn quá no có nghĩa là đưa vào cơ thể quá nhiều năng lượng (calories), mỡ (fat) và cholesterol. Hãy ăn các món ăn cung cấp ít calories và nhiều chất bổ dưỡng, như trái cây và rau. Rau và trái cây là nguồn cung cấp sinh tố và khoáng chất (minerals). Chúng cũng cho nhiều chất xơ (fiber) giúp bảo vệ tim và khỏi táo bón. Ăn nhiều rau trái cũng giúp mau no để khỏi phải ăn những thức ăn khác như thịt, mỡ, cơm, bánh mì, bơ sữa là những thứ không tốt cho tim. Giảm thiểu các món cho nhiều calories và mặn (như thực phẩm đã chế biến và đồ

hộp) cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên, có một số rau trái không nên ăn: dừa, rau trộn với các loại nước xốt (sauces) có chất béo, các loại trái cây đóng hộp với nước đường (syrup). Hãy ăn các loại hạt còn nguyên cám (whole grain). Hạt chưa xay còn cám là nguồn tốt cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp và bảo vệ tim. Gia tăng việc ăn các loại gạo nâu (brown rice), gạo mì nguyên cám (whole-wheat), quinoa,

barley (gạo lúa mạch) hay couscous. Cố gắng giảm bớt hay tránh xa các loại thức ăn sau: gạo trắng, gạo mì đã xay, bánh ngọt muffins, bánh ngọt waffles đông lạnh, bánh mì làm bằng bột bắp, doughnuts, biscuits, granola bars, bánh nướng (cakes), bánh pies, mì sợi làm với trứng (egg noodles), và bắp rang tẩm bơ (buttered popcorns). Bạn cũng có thể thêm hột cây lanh (flaxseeds) vào khẩu phần. Hột lanh là loại hột nhỏ mầu vàng chứa nhiều chất xơ và omega-3, giúp hạ total cholesterol trong máu. Bạn có thể xay hột này ra bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê rồi cho một muỗng nhỏ vào trong yogurt, nước táo hay cereal nóng để ăn hay uống, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nếu phải ăn các thực phẩm chứa mỡ thì hãy giảm thiểu tối đa các loại mỡ bão hòa ĐSNT 2014 – Page 156


(saturated fat) và mỡ biến chế (trans fat). Muốn vậy, hãy hạn chế dùng các loại mỡ đặc (solid fats) như mỡ động vật, bơ, margarine và shortening để nấu nướng. Khi ăn thịt thì hãy lóc bỏ các lớp mỡ bám quanh hoặc tìm thịt nạc mà ăn. Tránh các món ăn có tẩm dầu, dù chỉ là “reduced fat”. Cách tốt nhất để nhận diện các món ăn “ngụy trang” này là tìm nhóm chữ “partially hydrogenated” trên nhãn dán ngoài vỏ hộp. Nếu vỏ hộp có nhóm chữ này thì có nghĩa là món ăn ấy đã được pha chế với “trans fat”. Ăn miết thì cũng có hại vì hiện tượng tích tiểu thành đại. Khi phải dùng dầu mỡ để xào nấu, hãy dùng loại mỡ đơn dạng chưa bão hòa (monounsaturated) như dầu olive, dầu canola. Mỡ đa dạng chưa bão hòa (polyunsaturated) được tìm thấy trong các hạt (nuts và seeds) cũng tốt cho tim mạch. Mặc dù các loại mỡ này làm giảm cholesterol nhưng dùng nhiều cũng có hại vì chúng cho quá nhiều năng lượng (calories), dễ gây ra béo phì. Thịt nạc các loại, cá, các loại sữa đã giảm chất béo (skim milk), lòng trắng trứng và trứng giả (egg substitutes) là nguồn cung cấp protein rất tốt. Hãy tập thói quen: uống sữa đã giảm béo thay vì uống sữa nguyên chất; ăn thịt gà nạc thay vì ăn thịt gà cả da; ăn cá thay vì ăn thịt. Một số loại cá như cá hồi (salmon), cá nục (mackerel) và cá trích (herring), ngoài việc cung cấp protein, còn cho nhiều omega-3 giúp làm giảm triglycerides trong máu. Tương tự là các loại hạt như hạt quả

cây lanh (flaxseeds), hạt quả óc chó (walnuts), hạt đậu nành (soybeans) và dầu cải canola. Người mình thích ăn cá kho hoặc thịt nướng. Kho và nướng phải dùng nhiệt độ cao và thời lượng dài thì cá mới săn khô và hết tanh hoặc thịt mới thơm lừng. Chính việc sử dụng nhiệt độ cao trong một thời gian dài để kho cá-đã-tẩm-đường-ngào hay nướng thịt-còn-lẫn-mỡ sẽ khiến cho hỗn hợp thực phẩm đó biến hóa thành các chất

Advanced Glycation End products (AGEs) có hại cho hệ thống tim mạch và thận cũng như có thể làm người ta mau bị lú lẫn (dementia). Vì thế, để ăn cá và thịt, chúng ta nên hấp, luộc, nấu với chút nước, thay vì kho, nướng hoặc chiên. Khi nấu thì nên hạ lửa và giảm bớt thời lượng nấu. Nên phết lên cá hay thịt chút nước dấm hoặc nước chanh trước khi kho hay nướng để giúp giảm thiểu hiện tượng chuyển hóa AGEs. Ngoài ra, các loại quả có hạt (legumes), như các loại đậu (beans, peas và lentils), cũng là nguồn tốt cung cấp protein mà chứa rất ít mỡ, được dùng để thay thế thịt động vật. Muối nhiều trong khẩu phần có thể làm tăng huyết áp, là nguy cơ gây bệnh tim mạch. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn khỏe mạnh không nên ăn quá 1 muỗng cà phê

(2300 mg) muối mỗi ngày. Với người trên 51 tuổi và người da đen, là những người thường bị máu cao, tiểu đường hay bệnh thận kinh niên, chỉ nên ăn dưới 1500 mg muối mỗi ngày. Khổ nỗi, người da đen lại là người thích ăn mặn! Những ai thích ăn thực phẩm đóng hộp, thức ăn đã chế biến sẵn, bánh mì, mì gói... nên cẩn thận vì những món này rất mặn. Người Việt mình thích nấu thức ăn tươi mỗi ngày là một tập quán rất tốt. Chính qua việc nấu nướng này mà các bà có thể nêm nếm cho vừa khẩu vị của các thành viên trong gia đình và đồng thời điều chỉnh được mức độ protein, mỡ và muối tùy tình hình sức khỏe của họ. Mỗi khi thức ăn bị mặn do nêm nếm quá tay, chúng ta thường “chữa” bằng cách thêm chanh hay đường. Đây chỉ là một việc giúp đánh lừa vị giác vì lượng muối trong món ăn vẫn còn nguyên đó. Hãy pha thêm nước, nếu được, để chữa món ăn quá mặn. Ngay sau khi ăn xong, nhớ uống thật nhiều nước để hòa loãng thức ăn còn ở trong bụng. Cũng nên nhớ là số lượng muối dùng hàng ngày nói ở đây bao gồm cả trong nước mắm hay nước xì-dầu, chứ không chỉ là muối ăn đâu. Ăn uống là một trong “tứ khoái”. Kiêng cữ quá thì mất cả vui. Vì thế, đôi khi, hoặc mỗi khi có tiệc tùng, bạn có thể thoải mái “ăn gì thì ăn”, miễn là bạn không nằm ở trong diện tuyệt đối hạn chế như bị tiểu đường, huyết áp quá cao, suy thận, v.v... Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để được chỉ dẫn về kiêng khem đúng với tình hình sức khỏe của bạn.

ĐSNT 2014 – Page 157


và tai biến mạch máu não, hầu kéo dài tuổi thọ. -

Và, đừng quên: tạo nên thói quen ăn uống tốt, tập thể dục đều đặn, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nếu béo phì, quẳng gánh lo đi mà vui sống và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, là những điều bạn phải thuộc nằm lòng và áp dụng đúng đắn để ngăn ngừa các chứng trụy tim

Tài liệu tham khảo: - Dyslipidemia (http://www.statinanswers.c om/dyslipidemia.htm) - Heart Disease Conditions (http://www.cdc.gov/heartdi sease/conditions.htm) - Hyperlipidemia (http://www.mayoclinic.co m/health/high-bloodcholesterol/DS00178) NMRLIpoProfile(http://ww w.theparticletest.com/healt h-care.html#professionalresource-center) - Statins (http://www.feinberg.north

-

western.edu/news/2012/11/s tatins_cancer.html) Modifying Vietnamese Cuisine to lower incidence of diseases in older “Viet Kieu” by Pham H Liem, MD (http://www.svqy.org/lower. html) Cholesterol drugs and exercise key to prolonging life http://www.irishexaminer.co m/archives/2012/1128/irelan d/cholesterol-drugs-andexercise-key-to-prolonginglife-215298

.

ĐSNT 2014 – Page 158


Quả Địa Cầu Của Mr. A Nhà Văn Lê Tất Điều NT 54-57

Nhà Văn Lê Tất Điều sinh ngày 02 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, bút hiệu Cao Tần, Kiều Phong là cựu học sinh NT 54-57 và sĩ quan quân lực VNCH. Năm 75, ông đến Hoa Kỳ và hiện cư ngụ tại San Diego. Tác phẩm đã xuất bản: Khởi Hành (1961), Kẻ Tình Nguyện, Quay Trong Gió Lốc (1965), Đêm Dài Một Đời (1966), Phá Núi (1968), Những Giọt Mực, Người Đá (1968), Anh Em (1970). Tập thơ Cao Tần (1978) được xem là ăn ý nhất vì giá trị nghệ thuật đã đành mà còn vì nội dung đã diễn tả đúng tâm trạng của người Việt di tản. Đây là câu truyện ngắn ông đóng góp cho Đặc San nhân Đại Hội Thế Giới lần thứ 2 của trường tại Orange County, Cali

ông việc chưa xong nhưng đã vơi nhiều, tự thưởng cho mình một buổi trưa thanh thản. Ghé tiệm Mễ mua hai cái Taco cá rán rồi vào công viên ngồi bên hồ số 4. Không thể bắt cái đầu tuyệt đối trống rỗng như các đại sư tọa thiền nhưng nhất định trưa nay mình chỉ nghĩ đến những chuyện vui vui. Ngày thường, công viên vắng, cuối thu hơi lạnh... Những con

C

chim từ phương Tây bay đến hòn đảo giữa hồ, đôi cánh như

hơi trĩu xuống, sướt mướt. Cây trụi lá, chim đậu ủ rũ, trời âm u, gợi nhớ cảnh hoang tàn thê lương sau một trận bão làm xơ xác thị xã Hà Đông thuở nào, đã từng làm mình buồn mênh mang từ thời thơ ấu. Thế mà khi mây xám trôi qua, nắng tràn tới, mặt hồ sáng lên, trong vắt, cỏ cây trên đảo đột nhiên sống lại, tưng bừng. Chim đậu mất vẻ ủ rũ. Chim xòe cánh bay đến, bay đi, chỉ thấy rộn ràng, nhộn nhịp. Càng thêm thấm thía sự mầu nhiệm của nắng vàng. Đàn vịt đang lững lờ trước mặt, thình lình gọi nhau, cuống quýt bơi về phía ghế bên cạnh. Hai ghế không xa nhau lắm nhưng một thân cây ở giữa che khuất anh ta. Bây giờ anh khom người hơi chồm tới, thảy bánh mì vụn cho lũ vịt, mới thấy những nét quen quen. Đầu tiên là mái tóc cắt kiểu lạ như cái mũ nồi màu vàng đậm chụp lên đầu. Rồi bên vai phải nhô cao, hơi lệch, cái áo choàng xanh đậm, cổ áo lật lên che kín gáy và khuôn mặt nhìn nghiêng giống tài tử Ryan Gosling. Đúng là Mr A đã gặp

gỡ trò chuyện một lần, cách đây có lẽ hơn nửa năm...

Hôm đó, phải đưa thằng cháu cưng đi xin việc. Nó muốn làm cho công ty sản xuất trò chơi đúng ngành nó chọn học và đã tốt nghiệp nhưng muốn kiếm việc như ý thì phải lên Irvine, Los Angeles. Mẹ nó sợ cô đơn, ép con ráng kiếm việc gần nhà. Sau bốn tháng thất nghiệp, thằng nhỏ bắt đầu tỏ thái độ. Nó trở nên ít nói, cả ngày cố thủ trong phòng chơi “ghêm”. Mẹ nó sợ, nhờ bác kiếm việc cho nó làm tạm để khỏi mụ người. Ông bạn giám đốc một hãng chế tạo những bộ phận dùng trong kỹ nghệ khai thác năng lượng mặt trời nhận nó vào toán phát triển trang quảng cáo trên mạng. Nghe tin vui mặt nó lạnh như tiền, chắc giận mẹ và hận luôn cả ông bác hay xía vô đời tư người khác. Được bác chở đi xin việc nó rầu rĩ ra mặt. Ngồi trong xe, quyết tịnh khẩu, bị hỏi han thì đáp nhát gừng. Nói chuyện giễu chọc nó cười, nó nhất định không nhếch mép, để tỏ lòng căm phẫn. Ông bạn dặn ĐSNT 2014 – Page 159


dò trước khi dẫn đến văn phòng của Jason Turtland, người sẽ phỏng vấn thằng cháu: “Jason rất giỏi. Luôn luôn có những sáng kiến hay lạ. Nghiên cứu, đọc sách tối ngày. Nó là trưởng toán kỹ sư nhưng tôi coi như phụ tá, nhờ làm gì cũng xong. Chỉ tiếc tính tình hơi bất thường. Nó ít giận nhưng đã giận ai là thôi, coi như hết hòa giải, coi người ta là kẻ thù suốt đời. Lát nữa, trong cuộc phỏng vấn, nếu nó vặn vẹo, hỏi những câu hóc búa thì cứ kệ nó... tôi đã dàn xếp xong rồi...” Gần đến văn phòng của Jason, ông bạn lại mỉm cười, thêm: - Ở đây, mọi người thường gọi thằng nhỏ là Mr.A. Tôi đoán: “Mr. Toàn Hảo? Làm gì cũng được điểm A? Mr. toàn điểm A?” “Không phải vậy? A ở đây là At... , hắn thuộc phe kịch liệt bảo vệ môi sinh” Tôi nghe không rõ cái tên, thấy tôi hơi ngớ ra, bạn giảng thêm: “Ông đội đá vá trời ấy mà”. Giới thiệu chúng tôi với Jason xong, ông bạn bỏ đi. Mr. A tiếp đón không vồn vã nhưng cũng có chút gì ấm áp hơn phép lịch sự thông thường. Anh chỉ phỏng vấn thằng cháu vài câu rồi cho nó ra một bàn nhỏ ở góc phòng, điền hồ sơ nhân viên. Anh đưa tôi một xấp những quảng cáo, sách mỏng nói về sản phẩm của hãng và ba tờ tạp chí vừa giúp khách đỡ buồn nản, lại khéo léo tránh cho mình một cuộc chuyện trò vô bổ. Nhưng mắt tôi đã bị hút vào hai món trên kệ sách sau lưng anh ta: Tấm hình gia đình phóng lớn, đóng khung và một quả địa cầu. Hình có lẽ chụp trong một buổi picnic. Cha mẹ ngồi. Giữa hai

người là bé gái nhỏ xinh như búp bê, đứng ngả đầu về phía mẹ, cười rất điệu. Bốn con trai đứng sau. Jason thấp nhất, đứng hơi tách ra, tay cầm cây gậy ngắn bị nhòe vì ngọ ngoạy đúng lúc máy thâu hình. Mọi người đều tươi cười, long trọng. Riêng Jason mặt mũi sớn sác như đang chơi đùa, bị kéo cổ vào chụp hình, chưa kịp giữ thế đứng nghiêm trang, nụ cười thích hợp. Quả địa cầu thuộc loại thường thấy nhưng khác thường vì có những vùng bị khoanh lại, tô màu đậm nhạt, nham nhở, trông như bản đồ hành quân. Tôi nhổm dậy định đến gần nhìn cho rõ thì Jason đã ngả người về phía sau, với lấy quả cầu, đặt giữa bàn “Tôi khoanh vùng, tô mầu nó đấy, để nó diễn tả chính xác tình trạng sức khỏe hiện nay của trái đất”. Tôi suýt kêu trời mừng như trúng số. Đang truy tầm bọn gian ác gây ô nhiễm môi sinh lại vớ được người chủ quả địa cầu ghi đầy thương tích, in hằn dấu vết bị tàn phá! Chắc Chúa ban phước lành hoặc Phật Bà tưới cho tí nước Cam Lồ mới hên đến thế này. Nếu không có bàn tay các đấng thiêng liêng nhúng vào thì nhất định là anh chàng này và tôi từ nhiều kiếp trước đã cật lực “vác ngà voi” và hẹn hò nhau ghê lắm mới có duyên gặp lại đúng thời đang vác một món nặng ký hơn ở kiếp này. Thấy tôi tròn mắt, hớn hở nhìn quả cầu, có lẽ Jason cũng cảm thấy đã gặp tri kỷ. Anh đáp ứng sự tò mò của tôi rất nhanh như chúng tôi đang hào hứng nói tiếp một câu chuyện đã bắt đầu từ lâu lắm rồi. Anh xoay quả cầu nhè nhẹ, chỉ vào một vùng bị tô mầu nâu nhạt ở Bắc Cực

“Băng đá chỗ này đang tan dần, đã mất 4.47 triệu dậm vuông, một diện tích rộng hơn nước Mỹ.” Tôi chỉ vào những chấm đen cũng ở Bắc Cực, hỏi: “Còn những chấm đen lớn này?” Jason giải thích: “Nhân loại càng văn minh thì càng lắm rác rưởi, từ nhiều thập niên chúng ta đã trút một khối lượng khổng lồ chất thải phóng xạ xuống vùng biển ấy. Nga mới đóng góp thêm cặn bã của 17 lò nguyên tử nữa bây giờ lại thêm cái họa rác plastic – Jason chỉ vào những chấm màu tím xậm – rải rác khắp đáy biển. Ông biết không? Bắc cực đã biến thành bãi rác vĩ đại của thế giới rồi. Rác nguyên tử phóng xạ ở trong thùng đóng kín, được báo cáo hàng năm là chưa rò rỉ. Nhưng plastic thì lẫn vào môi trường sống của sinh vật dưới đáy nước, bắt đầu tác hại. Lòng biển ô nhiễm mà bầu trời cũng không còn lành mạnh nữa. Hàng năm có khoảng 50 ngàn chuyến phi cơ thương mại bay ngang qua, đường bay ở đúng cao độ của vùng khí quyển rất ổn định nên khói tuôn ra tích tụ mãi không tan, làm đỉnh trái đất bị nạn “nóng” tệ hại hơn những vùng khác. Băng tan càng ngày càng nhanh vì thế...” Tôi hỏi: “Còn Nam Cực ít khói máy bay, không là bãi rác, sao cũng bị tô màu?” “Màu nâu nhạt thôi. Vùng biển Nam Bán Cầu đang bị nạn cường độ acid carbonic tăng lên. Khoa học gia Geraint Taring và nhóm nghiên cứu của ông thấy nguồn lương thực của chim cá biển là loài ốc nhỏ xíu pteropods nay đang bị nước có nồng độ cường toan cao xâm hại. Mầu nâu nhạt ông thấy ở ĐSNT 2014 – Page 160


Nam Cực cũng được tôi tô dọc theo bờ biển Đông Tây nhất là những chỗ gần các thành phố lớn. Riêng bờ biển tiểu bang Washington thì tôi cho một chút màu xanh hy vọng vì Thống Đốc tiểu bang đã đối phó nghiêm chỉnh với tình trạng acid trong nước biển. Ông ta đang cố cứu vùng sinh thái của những hải sản có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến... Mà ông biết át xít ở đâu ra không? Khói xe đấy! Thán khí ta thải ra mỗi ngày 70 phần trăm bay lên trời, 30 phần trăm nhiễm vào nước biển tác hại môi trường sống, phá hủy dần nguồn dinh dưỡng của hải sinh vật. Bốn biển luân lưu, nhiều thành phố nhỏ ven biển ở Alaska xe cộ chẳng có bao nhiêu cũng phải chia phần tai họa!” Jason say sưa nói, tôi ngẩn ra nghe. Quả cầu xoay chầm chậm, thỉnh thoảng ngừng. Như ngồi trên vệ tinh nhìn xuống, tôi chỉ tay, hoặc chỉ cần nhìn chăm chú vào một chỗ là Jason giảng ngay về ý nghĩa của màu sắc anh tô lên chỗ ấy. Anh giảng rõ ràng, minh bạch và hào hứng như một hướng dẫn viên du lịch. Tôi lần lượt thấy những vùng đất mênh mông đang khô kiệt dần ở Nam Bán Cầu bao gồm châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ. Thấy hơn phân nửa nước Mỹ bị hạn hán. Thấy những vùng bờ biển sẽ chìm xuống nước trong thập niên tới vì giông bão và mực nước biển dâng lên. Thấy phần quốc lộ số 1 của Louisiana đang được dân chúng yêu cầu liên bang giúp đỡ nâng cao vì tương lai không xa sẽ bị ngập khi nước biển dâng lên cắt đứt đường xe vận tải dầu xăng đi cung cấp cho cả nước.

Thấy Mỹ được Jason chú ý săn sóc tô mầu nhiều mà lục địa Trung Hoa bị lơ là, ít mầu sắc, tôi hào hứng mượn bút tô vàng những vùng đang bị hạn hán và vẽ một đường đen đậm ngoằn ngoèo trên sông Hoàng Hà và nhiều khúc sông Dương Tử, Hán giang đã nhiễm độc. Có khoảng 30 thành phố không khí bị ô nhiễm nặng, chỉ nhớ được bốn cái tên, tôi khoanh tròn tất cả cùng với Bắc Kinh bằng mầu xám xịt. Riêng Thượng Hải đã ô nhiễm lại còn thêm nạn thiếu nước, bảy năm nữa thôi là hàng triệu cư dân không có đủ nước dùng, bèn khoanh luôn một đường đen kịt. Jason thấy khách thực tâm khoái nghe, lại có tí kiến thức về chuyện môi sinh nên chịu quá, mỉm cười. Trước đó, anh nghiêm trang và như hơi buồn rầu. Ngồi kể bệnh tật địa cầu tất nhiên khó vui nhưng trong giọng anh có thoáng chút trách móc, bực bội. Trách những kẻ làm hại trái đất và bực mình luôn với cả ông già ngồi trước mặt có vẻ ngây ngô, chẳng biết gì nhiều về những tai họa đang trút xuống căn nhà chung của muôn loài. Chính thái độ ấy làm tôi chợt hiểu ra cái biệt danh của Jason, lúc nãy ông bạn nói nghe không rõ: “Mr. Atlas”, ông thần, theo truyền thuyết dân gian đã còng

lưng gánh trên vai cả quả địa cầu. Ông bạn trở lại, thấy tôi ngồi nghệt ra nghe Mr. A thuyết trình, giữa chúng tôi là quả cầu xanh đỏ lòe loẹt, chắc nghi tôi là nạn nhân của anh chàng “môi sinh quá khích”, vội cứu bồ bằng cách mời tôi đi ăn trưa. Ông đâu biết tôi đang cảm tạ Chúa Phật đã ban cho cuộc gặp gỡ này. Định kêu “ăn trưa giờ này quá sớm” thì Mr. A đã xếp gọn hồ sơ, vừa để quả cầu vào chỗ cũ vừa nói “Ý kiến hay! Ta đi ăn trưa.” Không có quả cầu, suốt buổi trưa, Mr. A nói về những tai họa đang và sẽ xẩy ra. Trong vòng nửa thế kỷ, môi trường sống của loài Sư tử Phi châu tiêu tùng mất 75 phần trăm nên “dân số” cũng nhỏ lại từ khoảng 100 ngàn con bây giờ rút xuống còn 32 ngàn. Gấu Bắc cực còn khoảng 20,000 con và trong những thập niên tới, mùa hè, băng tan, sẽ thiếu thực phẩm nếu không được tiếp cứu là nguy. Những đại thụ, tuổi từ 100 đến 300 năm, bỗng dưng chết hàng loạt ở khắp nơi. Chim muông mất nơi cư ngụ cũng khốn đốn. Chuyện làm Mr. A lo âu nhất là tình trạng năng lượng và thực phẩm cạn dần. Anh nói: “Giáo sư Stephen Mayfield, giám đốc trung tâm nghiên cứu năng lượng rêu, cho biết năng lượng lỏng xăng dầu trong lòng đất cỡ 37 năm nữa sẽ cạn, thêm được 40 năm than đá, cứ tính rộng rãi là đủ dùng cho một trăm năm nhưng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng ghê lắm, khó đoán. Hiện nay, Mỹ với 5% dân số thế giới, xài 25% năng lượng. Trung Cộng, Ấn Độ với đà phát triển chóng mặt bây giờ sẽ tiến tới chỗ có ĐSNT 2014 – Page 161


nhu cầu bằng hoặc nhiều hơn Mỹ rất nhanh. Nạn hạn hán thì càng ngày càng trầm trọng. Đất đai khô cằn vắng bóng cỏ cây, ngưng cung cấp thực phẩm cho mọi sinh vật. Các khoa học gia dự đoán từ nay tới 2020 sẽ có 50 triệu người phải di cư để tránh nạn đói. Tranh giành nguồn năng lượng sẽ dẫn tới chiến tranh. Tranh giành thực phẩm, nước uống sẽ dẫn tới sự hủy hoại văn minh, đạo đức, đẩy loài người đến chỗ tàn nhẫn, rồi tàn bạo với nhau... Sợ câu chuyện càng lúc càng bi quan, nhân anh nhắc tới giáo sư Mayfield, tôi đổi đề tài sang năng lượng sạch. Quả nhiên Mr. A vui vẻ, hào hứng ngay. Tôi cũng có chút kiến thức về vụ này nên vội đem ra ba hoa để yểm trợ tinh thần chiến sĩ. Mr. Atlas của tôi không chỉ vác trên vai quả địa cầu dơ dáy mà còn quyết tâm làm sạch nó. Gặp người đồng chí hướng, một hiệp sĩ bảo vệ trái đất như Mr. A thì phải túm chặt lấy, liên lạc thường xuyên, gặp gỡ đều đều để bàn đại sự... Chúa Phật phải thương mình lắm mới cho cơ duyên gặp gỡ này. Điên gì mà bỏ lỡ! Vậy mà tôi đành phụ lòng các đấng thiêng liêng, không dám thân thiết với người tri kỷ, ít nhất là trong thời gian này. Chỉ vì một khoảnh khắc, một câu nói ngắn của Mr. A dài không tới mười giây. Lúc còn trò chuyện ở văn phòng, khi tôi chú ý đến những khoanh tròn mầu tím xậm quanh các thành phố Los Angeles, St. Louis, Chicago, Cleveland, Pittsburgh và Houston, Mr. A giải thích: “Mấy thành phố này không khí bị ô nhiễm muội khói khá nặng.

Xe cộ nhiều quá mà. Tôi thù ghét loại ô nhiễm này vì muội khói thấm vào phổi, sinh bệnh, làm trẻ con người già khó thở...” Anh hất ngón tay cái, chỉ về phía bức hình gia đình: “Suzanne, em gái duy nhất của tôi, chết vì bệnh xuyễn, đúng vào phiên tôi canh chừng nó”. Ba tiếng “on my watch” anh nói với giọng bình thường, tự nhiên nhưng nổ ra vang rền như tiếng sấm làm tôi chới với, bàng hoàng. Bệnh xuyễn ở Mỹ không giết người dễ dàng, đột ngột. Chắc phải có chuyện kinh khủng lắm... Thằng Jason mải chơi, lơ là nhiệm vụ trông em, bỏ mặc con Suzanne ngạt thở? Hay vì nó thích phiêu lưu dẫn em vào vùng khí hậu ô nhiễm ở mức nguy hiểm? Hay em nó chết vì một chứng bệnh khác kèm với biến chứng của xuyễn nhưng nó bị người lớn trừng phạt, đổ hết lỗi cho nó? Thương bé Suzanne và cũng thương thằng nhỏ Jason vô cùng. Thằng nhỏ mặt mũi sớn sác trong hình, tay còn quơ gậy, đã khốn khổ, đau đớn biết chừng nào! Người lớn mắng chửi nó xong, dồn tất cả tâm trí vào con Suzanne xấu số, bỏ mặc nó đứng ì ra hoặc thút thít khóc, một mình gánh chịu niềm ân hận nặng nghìn cân. Nó gánh chịu một mình như thế suốt thời thơ ấu cho đến lúc trở thành Mr. A. Rồi mai mốt già nua, lên chức cụ A. chắc cũng không thoát. Tôi cũng đang mang một niềm ân hận như vậy nhưng nhẹ hơn nhiều. Không có lỗi gì trong cái chết của em G., chỉ can tội thủa bé là thằng anh ích kỷ, bắt nạt nó khiến có lần nó chạy vào xó nhà đứng khóc. Lớn lên, anh em

ngồi nhắc chuyện cũ, cùng cười. Thế mà sau khi nó qua đời, hình ảnh con bé đứng quay mặt vào góc nhà khóc sướt mướt thỉnh thoảng lại hiện về hành tôi tơi tả. “On my wacth”, có lẽ anh đã nói như thế hàng trăm lần với giọng bình thường, không nhấn mạnh. Nhưng kể về cái chết của Suzanne, luôn luôn đính kèm ba tiếng ấy, là một sự nhấn mạnh kinh khủng rồi, sự nhấn mạnh làm nhói tim, nghẹn thở, nước mắt lưng tròng. Niềm ân hận đè lên vai Mr. A có thể nặng hơn trái đất trên vai ông thần Atlas. Cùng lo cho sức khỏe địa cầu, anh giúp kỹ nghệ khai thác năng lượng sạch, tôi cặm cụi viết lời báo động, thôi thì hãy cứ mỗi người một phương trời. Gặp nhau, vô tình lại khiến anh bật lên ba tiếng ai oán “on my wacth”, anh nhớ phút lâm chung của em Suzanne, tôi thương thằng bé Jason rồi liên tưởng tới em mình, tuổi già dễ xúc động, bi lụy, sẽ xót thương, ân hận tê tái cả người, chẳng ích lợi gì. *** Tình cờ ngồi gần nhau bên hồ, mừng quá tôi quên bẵng những tính toán khôn ngoan, định đến tay bắt mặt mừng, yêu cầu anh cập nhật cho về tình trạng sức khỏe địa cầu. May chợt nghĩ có thể Mr. A cũng đang cần một buổi trưa thanh thản, mới dừng lại kịp thời. Có tiếng chào từ sau lưng chúng tôi. Trên con đường dành cho người đi bộ, một em bé, ngồi trong xe do mẹ đẩy, đang khoa tay hướng về phía Mr. A miệng nói “Hi”, trước nhỏ, sau to dần. Tiếng ồn ào của lũ vịt khiến Mr. ĐSNT 2014 – Page 162


A nghe đến tiếng “Hi” thứ tư thứ năm, mới biết! Anh vội vã quay lại, xin lỗi rối rít, “Hi” đáp lễ, rồi hỏi thăm vài câu. Bà mẹ trả lời thay con vì em bé, khoái trí đã làm cho Mr. A hơi giật mình, đang bận cười khanh khách. Chắc vừa học được phép giao dịch truyền thông căn bản nên em thấy hay quá. Phóng một tiếng “Hi” vào ai là người đó lập tức phải chú ý đến mình và thường cùng phản ứng một kiểu. Tiếng “Hi” có quyền lực lớn hơn, ngộ hơn cả cái nút bấm làm các rô bô, người máy phải nói năng, cử động! Thấy vui lây ngay. Tiếng cười trẻ thơ, như những bông hoa bừng nở trong nắng mai, thổi đầy lòng ta niềm rung động hân hoan, rộn rã nhẹ nhàng. Chiếc xe tiếp tục tiến tới, rồi em bé nhìn về phía tôi. Bèn quyết tâm tham dự trò chơi của em. Không thể để bị tấn công bất ngờ như Mr. A, quân ta nhất định dàn trận cẩn thận để phục kích lại. Mặt hướng về phía đàn vịt nhưng mắt thì liếc xéo theo dõi khi em vừa giơ tay lên là quân ta quay phắt lại “Hi” cho cu cậu một phát nhanh như chớp. Em bé hình như ngạc nhiên chút xíu nhưng vẫn hào hứng, khoa tay “Hi” lại, rồi cười khoái trí. Tưởng thế là xong, tôi quay nhìn ra hồ thì lại nghe một tiếng “Hi” nữa phóng trúng lưng. Ngoảnh lại, thấy em vẫn hướng về mình, khoa tay “Hi” thêm quả nữa, tôi vội “Hi” đáp lễ. Thế rồi như hai băng đảng ôm súng liên thanh, nhả đạn về phía địch, chúng tôi vừa khoa tay vừa “Hi” qua “Hi” lại ào ào. Trên một đoạn đường dài không quá mười “phít”, ngồi trong chiến xa do má đẩy, em bé

phóng về phía tôi cả triệu phát “Hi”. Tôi bắn cũng nhanh lắm, nhưng đạn “Hi” tuôn ra không đủ triệu vì tốn mất vài chục giây tự ý tạm đơn phương ngưng chiến để nói mấy câu thăm hỏi với bà mẹ. Cuối cùng, chính bà mẹ đóng xuất sắc vai trò Liên Hiệp Quốc, bắt em bé ngưng bắn. Em tuân lệnh, ngồi im, hướng về phía trước, tìm mục tiêu mới. Thế mà tôi vừa quay đi, hưởng hòa bình chưa quá mười giây thì thình lình em bé ngoảnh lại, hét lên, phóng thêm vào lưng tôi một quả “Hi” to đùng. Bấy giờ thì không sao đáp lễ được nữa vì buồn cười quá. Chỉ kịp giả bộ giật mình, phóng đại sự thua trận của mình, cho em thắng lớn. Bà mẹ cũng bật cười và em bé thì đứng hẳn lên, hai tay bám thành xe, nhấp nhổm, phấn khích, cười ré lên. Trong khoảnh khắc đó, trên khắp thế gian, chắc không thể có ai vui tươi, hồn nhiên, hạnh phúc bằng ba chúng tôi. Bà mẹ ấn đầu con bắt ngồi xuống rồi vừa chúc tôi “một ngày đẹp” vừa rảo bước đẩy xe nhanh hơn, mở rộng khoảng cách giữa hai phe lâm chiến. Em bé đã ra ngoài tầm bắn hiệu quả, không còn có thể pháo kích, quấy nhiễu nữa, tôi vẫn còn cười. Mr. A chú tâm vào việc ném vụn bánh mì cho lũ vịt, hình như không biết tới trận chiến chào nhau khốc liệt diễn ra sau lưng, lỡ cơ hội chứng kiến cuộc gặp gỡ tình cờ kỳ diệu, đầy tiếng cười bên hồ trưa nay. Cũng chẳng hề biết chính sự hiện diện của anh ở đây đã tạo ra một khoảnh khắc kỳ diệu khác. Khi em bé giơ tay phóng

tiếng “Hi” đầu tiên về phía Mr. A thì sau lưng em là bà mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ em và cho em một tương lai đẹp đẽ, trước mặt em là Mr. Atlas đang đem hết tài năng, sức lực ra giữ sạch đất trời. Trong khoảnh khắc đặc biệt ấy, em bé lọt vào vị trí an toàn nhất trên thế gian. Thần trí thanh thản, vui vui, chợt nẩy sinh mơ ước lớn. Ước mong rằng mai đây trái đất sẽ có được vị trí an toàn như thế. Trước mặt nó là hàng hàng lớp lớp hiệp sĩ chiến đấu chống bọn khủng bố, phá hoại và sau lưng nó, các nhà lãnh đạo khắp thế giới đều là những hiền giả khôn ngoan vừa đẩy nó vào tương lai vừa bảo vệ, săn sóc nó với tấm lòng của một bà mẹ.

ĐSNT 2014 – Page 163


Gang Tấc Phùng Ngọc Tiến NT63-69 31/12/2013

iá như buổi sáng hôm ấy, thầy Phùng cứ thẳng tay, tát vào mặt tôi một cái thật mạnh thì có lẽ tôi đâu có nhiều kỷ niệm đáng nhớ như thế này! Đã gần 50 năm sau, mỗi lần nhớ lại buổi sáng hôm ấy, tôi vẫn không khỏi bồi hồi. Cái cảm giác sợ hãi pha lẫn xúc động vẫn hiện về rõ ràng trong tâm trí tôi như những dòng chữ học trò còn tươi nét mực trên trang giấy mới. Trường Nguyễn Trãi khi đó đã dọn về Khánh Hội, bên cạnh bờ sông Saigon. Khung trời quanh đây lúc nào cũng trong xanh và có gió mát. Tuổi học trò chúng tôi vẫn hồn nhiên ngày ngày đến trường, chưa vướng bận những lo nghĩ về tương lai. Từ khi chúng tôi bắt đầu theo học lớp đệ Tam, không biết ai đã reo rắc ý nghĩ... đây là năm học chỉ cần tà tà để dưỡng sức. Cứ theo kinh nghiệm của các bậc đàn anh, chương trình lớp đệ Tam không có những môn học phải quan tâm lắm. Bạn bè đồng lứa có những anh lớn tuổi hơn vì học trễ vài ba năm nên chuyện động viên cũng gần kề. Riêng chúng tôi từ khi lên được đệ nhị cấp cũng thường tỏ ra mình người lớn hơn, ngang tàng hơn. Trong lớp nhóm chúng tôi tuy vẫn là những học sinh chăm chỉ và xuất sắc, không thuộc thành phần “bê bối” như các “xóm nhà lá” khác nhưng lúc này cũng đã bắt đầu biết rủ rê, cùng nhau về sớm, trốn những

G

giờ học mà tự cho là không quan trọng hay không cần thiết chẳng hạn những giờ sinh ngữ phụ như Anh văn vì quá vỡ lòng đối với một số chúng tôi. Ai nấy cũng đã học tư thêm tại Ziên Hồng, Nguyễn Ngọc Linh hay Hội Việt Mỹ cả rồi! Còn nói chi đến các giờ học khác như Sử Địa, Công Dân, đều là những dịp để bọn tôi thỉnh thoảng cùng rủ nhau cúp cua trốn học. Tôi đoan chắc các thầy thừa biết nhưng vì sành tâm lý học trò nên vẫn thường tha thứ làm ngơ. Hơn nữa hàng năm trong các kỳ thi Tú Tài, sĩ số học sinh Nguyễn Trãi đỗ nhiều và đỗ cao nên có lẽ vì thế mà các thầy yên tâm hơn chăng? Đâu ai biết là tuy vắng mặt tại trường nhà nhưng chúng tôi lại rất chăm chỉ, chen chúc trong những lớp luyện thi Toán Lý Hóa buổi chiều.

Câu chuyện mà tôi sắp kể đây sẩy ra khi chúng tôi đang học lớp đệ Nhị. Hôm ấy một buổi sáng đẹp trời, từ lầu ba nhìn qua khung cửa sổ, các ống khói tàu bên kia sông đang tỏa nhẹ

những cụm khói đen giữa bầu trời trong xanh và gió mát. Chốc chốc từng hồi còi tàu lại hụ vang như thúc dục... Có phải chuyến hải hành nào đó đang muốn tìm thêm kẻ đồng hành nơi lũ chúng tôi hay muốn rủ rê, mời tham gia vào những giờ phiêu du trốn học? Giờ học kế tiếp hôm ấy là giờ Sử Địa của thầy Đặng Đình Phùng nhưng bọn chúng tôi mười đứa, vẫn đồng lòng rủ nhau trốn giờ Sử Địa của thầy. Từ lầu ba, chúng tôi hối hả chạy xuống thang lầu thì bất ngờ thầy Phùng đang từ phía dưới lầu đi lên. Gặp chúng tôi, thầy hỏi vội và còn dặn dò thêm: “Giờ này các anh còn đi đâu thế? Phải lên học đi chứ!” Mọi người cùng dạ dạ, vâng vâng với thầy rồi hùa nhau biến mất khỏi sân trường. Hôm ấy, chúng tôi đã trốn học giờ Sử Địa của thầy Phùng. Học với thầy suốt mấy năm liên tiếp nên thầy nhớ rõ từng đứa. Thành ra những năm cuối trung học, cứ nhắc đến môn Sử Địa là phải nói đến thầy Phùng. Tôi còn nhớ, mỗi khi bắt đầu niên học mới, trong giờ Sử Địa đầu tiên bao giờ thầy Phùng cũng lập đi lập lại, không sai mảy may một chi tiết nào về những diễn biến của cuộc chiến tranh Triều Tiên, nào là vĩ tuyến 38, nào là tướng MacArthur hành quân thế nào... Còn môn Địa Lý thì thầy dặn chúng tôi chỉ cần nhớ hai câu: “Biển nóng lạnh nhanh, đất nóng lạnh chậm” là có thể giải ĐSNT 2014 – Page 164


thích tất cả những hiện tượng liên quan đến gió mùa. Mấy năm liên tiếp nghe hoài những điều đó, hầu như ai nấy đều thuộc nằm lòng nhưng vui nhất trong giờ Địa Lý, mỗi khi cần giảng đến những điều kiện thay đổi gió mùa, thầy hay nhắc đến thời điểm “mặt trời đã lên đến thiên đỉnh” là khi ấy cả lớp lại được dịp cười vang, tất cả cùng hướng về cái đầu hói bóng, trông rất “savant” của thầy. Bình thường ngoài môn Sử Địa, đâu mấy ai biết thầy Phùng còn là một người rất nghệ sĩ... Một lần lớp B3 của chúng tôi tổ chức văn nghệ Tất niên, thầy ghé vào chơi... Cao hứng thầy cầm đàn và hát cho chúng tôi nghe: “... Quê tôi miền Trung Du...”. Giọng hát của thầy rất “ténor” và truyền cảm vô cùng! Thế là buổi sáng đó chúng tôi đã cả gan, dám ngang nhiên trốn giờ Sử Địa ngay trước mặt thầy Phùng. Một hành động quá ư là liều lĩnh, dám coi thường thầy, không thể nào tha thứ được! Ngày hôm ấy chúng tôi đã rủ nhau đi chơi những đâu, thực sự giờ này không còn ai nhớ nữa! Có quá nhiều điều mới lạ và thú vị để tâm hồn được dịp bay bổng rong chơi tựa như những cánh chim bên sông lâu lâu bỗng thấy nhớ rừng, mong được xa thành phố. Trước cổng trường Nguyễn Trãi, con đường Trịnh Minh Thế dẫn đến kho Năm trong thương cảng quanh năm chỉ thấy bụi mù vì những đoàn xe vận tải. Chạy dọc theo một bên đường còn lại, có những quán “bar” san sát nhau và ngay cổng chính vào trường, hàng quán lụp xụp mọc lên để phục vụ giới lao động nơi bến tàu. Đôi lúc trong lòng tôi nhen

nhúm cảm giác không vui tựa như một thoáng lưu đày bởi vì cái không khí học đường mà thầy trò chúng tôi hàng ngày đang trải qua, đã mất hẳn cái vẻ thanh lịch của một mảnh đất văn học ngày trước. Nhiều khi tự an ủi, biết đâu lại chẳng là những kinh nghiệm quí báu giúp tuổi thơ chúng tôi sống gần gũi với thực tế, tuổi học trò bớt đi ít nhiều mơ mộng sẽ tốt hơn? Thế hệ chúng tôi từ khi mới lớn, bắt đầu hiểu biết chút ít về cuộc sống đã chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm cay đắng của đất nước buồn nhiều hơn vui. Tuổi trẻ đồng nghĩa với chiến tranh, còn tương lai thì như giấc mơ tính từng ngày. Khi mới lớn tuổi mười lăm mười bảy Làm học trò mắt sáng với môi tươi

Hình ảnh nên thơ ấy đã trở nên hiếm hoi, có còn chăng chỉ là khi được vô tư trong thoáng chốc, nghịch phá giữa bạn bè. Những lần trốn học rủ nhau ra ngoại ô, chúng tôi chở nhau qua ngả cầu Bình Lợi hướng về phía Thủ Đức. Nhìn những cánh đồng lúa, ruộng vườn xanh tươi hai bên hương lộ xa tít chân trời, có một chút gì thoáng mát và thật bình yên tràn vào tâm hồn chúng tôi, mọi thứ tưởng chừng bay xa, hồn nhiên để vui chơi thỏa thích một ngày.

Trở lại lớp sáng hôm sau, ai nấy chưa kịp ngồi yên chỗ thì thầy Phùng đột ngột xuất hiện, bước nhanh vào lớp. Thầy đứng trước bục giảng, quắc mắt giận dữ nhìn tất cả chúng tôi và nói to như ra lệnh: “Hôm qua những anh nào dám trốn giờ của tôi, tất cả bước lên đây!”. Chúng tôi gần mười đứa cộng thêm vài anh “xóm nhà lá” lo sợ bước lên đứng trước bảng đen thành một hàng dài cạnh bục giảng sau lưng thầy. Sau vài lời giải thích và phân bua với vị giáo sư đồng nghiệp về thái độ quá ư là hỗn láo, dám nói dối và coi thường giáo sư, thầy Phùng quay lại và bắt đầu xử tội chúng tôi. Thầy gọi từng đứa ra đứng trước mặt và hình phạt cho mỗi trò là một cái tát ngàn cân để nhớ đời. Trong đời học sinh, tôi cũng đã nhiều lần chứng kiến cảnh các thầy phạt học trò nhưng thú thật chưa bao giờ sống trong những giây phút sợ hãi và căng thẳng đến cực độ như vậy! Từng đứa chúng tôi lần lượt bước ra lãnh phạt như lên đoạn đầu đài. Đứa nào đeo kính cận đều bị thầy Phùng bắt phải gỡ ra trước khi lãnh án này. Có một anh “xóm nhà lá” nổi tiếng ba gai, ngay khi thầy giơ tay cao sắp bạt tai, chàng vội giơ hai nắm tay lên ngang đầu trong tư thế “boxing” như muốn đấm trả lại... Thầy quát lớn: “Bỏ ngay tay xuống, tao đã từng là võ sĩ quyền anh, có thể đấm 10 đấm trong một giây... Khôn hồn thì đứng yên đừng giở trò...”. Tôi không nhớ mình đã đứng chỗ nào trong đám tội nhân chờ lên đoạn đầu đài nhưng nhớ rất rõ lúc đến phiên mình, bình tĩnh tôi bước đến trước mặt thầy và yên lặng đứng chờ đợi hình phạt dành cho mình. Trong khoảnh khắc ĐSNT 2014 – Page 165


vô cùng ngắn ngủi ấy, bao sợ hãi lúc ban đầu bỗng vụt tan biến đi, tôi chỉ còn cảm thấy một nỗi hối hận dâng tràn. Nhìn thầy đưa cao tay, sửa soạn bản án kế tiếp, tôi đã hình dung được với bàn tay rắn chắc kia, chắc chắn sẽ để lại một vết hằn to lớn trên mặt. Tôi mơ hồ cảm thấy một cơn gió vụt lướt nhanh trên khuôn mặt mình, mọi thứ tưởng chừng như sụp đổ sau giây phút hãi hùng ấy! Bỗng nhiên không gian trở nên yên ắng lạ thường, thì ra khi chỉ còn trong gang tấc, thầy Phùng đã đột ngột dừng tay! Sau giây phút bàng hoàng ấy, tôi nghe thầy mắng: “Thôi, đi về chỗ...!!!” Kết cuộc, tôi là đứa học trò duy nhất được thầy ân xá trong ngày hôm đó. Tôi lặng lẽ trở về chỗ ngồi mang theo cảm xúc ân hận khó tả. Tôi yên lòng vì được thầy tha thứ nhưng đồng thời một niềm hối hận bao la dâng tràn, gặm nhấm mãi tâm hồn từ đó về sau. Giá như hôm ấy, thầy Phùng cứ thẳng tay tát xuống mặt tôi một cái thật mạnh thì có lẽ gần 50 năm sau, cảm giác ân hận và xúc động kia chắc đã tàn phai và không còn để lại trong tôi lắm bồi hồi! Chúng tôi mãi ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy và riêng tôi, sự biết ơn kia cứ mãi nằm sâu trong tâm tưởng. Mỗi khi bạn bè cũ có dịp gặp nhau, chúng tôi lại nhắc đến những kỷ niệm buồn vui tuổi học trò của một thời Nguyễn Trãi. Người ta thường nói: “Miếng ngon nhớ lâu, cơ cầu nhớ dai”. Ai cũng có những kỷ niệm buồn vui... Riêng tôi xin chọn giây phút vô cùng xúc động của tình thầy trò trong “Gang Tấc” ấy làm chiếc

gối êm trong tuổi già... Tôi nhắm mắt lại để trở về với một thoáng năm xưa: “... tôi hình dung từ xa một người mặc chemise trắng cộc tay, đang lái chiếc Vespa cũ kỹ màu trắng, ai như thầy Phùng vừa đậu ở cuối sân trường ...”. Ở đây, những hôm trời nắng to, đôi lần tôi ngước mắt nhìn bầu trời cao qua mấy ngọn cây, khi ấy “mặt trời đã lên quá thiên đỉnh” bỗng nhiên lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến những kỷ niệm năm xưa, trong gang tấc ấy mà thành thiên thu với vị thầy khả kính Đặng Đình Phùng.

Quang Trung Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ quá anh hùng Khởi nghĩa phất cờ lập chiến công Diệt Trịnh, phò Lê lừng nghĩa khí Đánh Xiêm, đuổi Nguyễn xác đầy đồng! Giặc Thanh, Sĩ Nghị sang xâm chiếm Đại Đế Quang Trung đánh bại vong Sử sách ngàn đờidân nhớ mãi Nước Nam tài giỏi nhất Quang Trung Vũ Lang “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi

ĐSNT 2014 – Page 166


Ngày Cuối Cùng Tại Đà Nẵng Mũ Xanh Bằng Phong

Phạm Vũ Bằng MD NT56

(viết cho mùa đại tang của binh chủng TQLC) Sau chiến thắng Quảng Trị năm 1972, SĐ TQLC được lệnh ở lại giữ thành phố này. Lữ Đoàn 258 TQLC trong đó có tôi là 1 trong 4 lữ đoàn của SĐ, vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn bao gồm Quận Triệu Phong và các thôn làng thơ mộng ven biển như Đê Long Quang, Thôn Gia Đẳng, Mỹ Thủy, Vân Trình… Những thôn làng này đã đi vào văn học thế giới bởi nhà văn Bernard Fall vì năm 1953 ông ta đã theo đạo quân Viễn chinh Pháp vào khu vực này và đã viết 1 tác phẩm nổi tiếng “Street Without Joy” tạm dịch là “Hương Lộ Buồn Hiu”. Thượng tuần tháng 3-1975 Quân Đoàn I quyết định bỏ Quảng Trị và Huế để tử thủ Đà Nẵng nên ngày 18-3-75 LĐ 258 di chuyển về Quốc Lộ I Huế -ĐN để gữi an ninh cho các lực lượng Tiền phương đóng tại Quảng Trị-Huế rút về Đà Nẵng, sau nhiều trận đánh ác liệt trên Đèo Phước Tượng LĐ 258 TQLC đã đuổi bọn VC vào sâu trong núi Trường Sơn và khai thông Quốc Lộ I để chờ quân bạn rút qua…Ngày 25- 3-75 Quân Đoàn I thay đổi kế hoạch không dùng QL I mà dùng Hải Quân để rút toàn bộ lực lượng Tiền phương Huế Quảng Trị tại Cửa Thuận An vì vậy chúng tôi được lệnh đoạn chiến với giặc và rút về Đà Nẵng cùng ngày.

Đà Nẵng, Tháng 3-1975. Chúng tôi về đến Đà Nẵng khoảng 8 giờ tối 25/3/75, Đà Nẵng là chốn phồn hoa đô hội mà trong những ngày tháng hành quân dài tại rừng núi của tỉnh Quảng Trị, tôi chỉ mơ ước có được một lần trở về, dù chỉ vài giờ để thưởng thức một ly café thơm ngọt và ngắm các cô hàng café xinh đẹp, thành phố trong mộng của tôi nay đang chết! Nhà cháy, xe cháy, khói lửa bao chùm thành phố. Dưới lòng đường, trên hè phố la liệt người tị nạn không một mảnh chiếu để nằm! Tôi đã về đây trong cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố thương yêu, hương vị thơm ngọt của café thì chẳng được nếm mà chỉ có vị cay đắng

của hai dòng nước mắt đau thương! Sáng ngày 26/3/75, tôi được lệnh chỉ huy một toán QY để yểm trợ cho một đơn vị TQLC đánh chiếm lại đèo Phước Tượng, đến trưa thì lệnh này bị hủy bỏ, tôi nhận được lệnh khác, mang y tá và xe cứu thương ra bến Thương Cảng Đà Nẵng để đón tàn quân của LĐ147/TQLC. Cả một LĐ gần 4000 quân mà bây giờ chỉ về được trên một chiếc LCU duy nhất, gồm Bộ Chỉ Huy LĐ, khoảng 100 thương binh trong đó có Đại tá Nguyễn Thế Lương và khoảng 200 binh sĩ; nhìn thấy họ tôi mới thấm thía câu nói của người xưa “chán chường như lũ tàn binh lìa thành”. Trong cuốn hồi ký “25

Năm Thế Kỷ” Trung tướng Lâm Quang Thi viết 90/100 TQLC của LĐ147 đã về được Đà Nẵng, điều này sai với sự thật. Ngày 27/3/75, tôi lên Trung tâm Hành Quân Sư Đoàn gặp Thiếu tá Trần Vệ là Trung tâm Trưởng thì được biết nhiều tin sấu: Toàn bộ lực lượng Tiền phương QĐI đã tan rã và bị địch bắt tại Thuận An vì tầu hải quân không vào đón; đây là một mất mát lớn lao vì lực lượng này bao gồm SĐI BB, LĐ 147 TQLC, Liên Đoàn 14 và 15 BĐQ, Thiết Đoàn I Kỵ Binh, các Liên Đoàn Địa Phương Quân… Quân Số không dưới 30 ngàn và là 1 lực lượng tinh nhuệ nhất của miền Nam. Quảng Ngãi cũng đã thất thủ và cuộc lui binh của SĐ2 ĐSNT 2014 – Page 167


BB xảy ra trong hỗn loạn (mặc dù không có trận đánh lớn nào) chỉ có một nửa SĐ2 BB về được Đà Nẵng. Bộ Tư Lệnh QĐI tại Đà Nẵng bị bỏ trống, Thiếu tá Trần Vệ gọi QĐI không ai trả lời, anh phải đích thân lên QĐ thì không thấy một bóng người. Như vậy tính tới ngày 27/3/75, lãnh thổ QKI chỉ còn có Thị xã Đà Nẵng. Ta đã mất gần hết QKI mà không có một trận đánh lớn cấp trung đoàn nào! Sáng ngày 28/3/75, tôi được gọi trình diện Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế, TĐ Trưởng TĐ Quân Y SĐ/TQLC, anh hỏi về chuyên khoa của tôi, khi biết tôi đã theo thầy Nguyễn Phước Đại hai năm để học vể giải phẫu xương với tư cách nội trú ủy nhiệm tại Bệnh viện Đô Thành thì anh rất vui rủ tôi đi khám bệnh cho Đại tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ147TQLC. Đại tá Lương bị thương tại Thuận An vì miểng hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 tại đầu gối phải, vết thương sạch sẽ và đã được khâu cẩn thận nhưng miểng đạn thì chưa lấy ra được vì nó nằm cạnh giây thần kinh và động mạch quan trọng; khi anh Thế hỏi ý kiến thì tôi đề nghị nên tăng lượng trụ sinh tối đa để ngừa nhiễm trùng xương và tôi có thể lấy miểng đạn ra nếu có đủ dụng cụ, anh Thế vui vẻ ra lệnh: -Từ nay ĐT Lương là bệnh nhân của toa. Chiều ngày 28/3/75, khoảng 6 giờ 30 chiều, Đại úy Nguyễn Quang Đan lái xe đến TĐ Quân Y đón tôi ra sân trực thăng của SĐ, tại đây tôi thấy anh Thế đang đứng với Thiếu tướng Tư Lệnh TQLC Bùi Thế Lân, ĐT Lương thì ngồi dưới đất, tôi

chưa kịp chào thì anh Thế đã tiến tới ra lệnh: -Toa mang ĐT Lương quá giang tàu hải quân đến Bệnh viện Hải Quân Cam Ranh để mổ, còn moa thì phải đi họp để xin hải quân cung cấp một chuyến tàu di tản thương binh của mình về Saigon hay Vũng Tàu. Tôi đi theo đoàn người lên trực thăng, bay chừng 15 phút thì đáp xuống Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, tại đây có sẵn 2 trực thăng đang đậu, khi máy trực thăng vừa tắt, tôi nghe được tiếng ồn ào của nhiều ngàn người dân tị nạn đang chờ tàu trên khoảng đất trống kế bên bãi đáp trực thăng, một sĩ quan Hải quân dáng điệu nhu mì lễ phép tiến ra chào

Thiếu tướng Tư Lệnh TQLC, anh nói Trung tướng Trưởng mới đến, tay chỉ chiếc trực thăng bên cạnh, còn Phó Đề đốc Thoại thì đang bận họp; sau đó anh hướng dẫn chúng tôi vào một bunker bên cạnh sân cờ, cái bunker này được xây bằng nhiều lớp bao cát kiên cố, bên trong có một cái bàn dài và quanh bàn là một hàng ghế còn bỏ trống, tại góc phòng có mấy

chiếc điện thoại, đây là TOC Hành Quân của Hải Quân, có lẽ chúng tôi đến sớm nên chưa có ai mà chỉ có Trung tướng Ngô Quang Trưởng đang đứng chờ. Hai vị tướng trao đổi chuyện với nhau một lúc rồi cả hai đi về phía mấy cái điện thoại; trong lúc hai ông tướng loay hoay bên máy điện thoại, Tướng Trưởng bốc máy điện thoại thứ nhất gọi mấy lần mà không được, ông dùng máy thứ hai thì có người trả lời, ông nói chuyện với người trong máy một lúc lâu, nét mặt khẩn trương, tôi cũng đứng trong phòng nhưng vì phép lịch sự nên không nghe và cũng không muốn tìm hiểu người bên kia đầu giây là ai cho đến khi Đại tá Lương, ngồi dưới đất, gần chỗ Tướng Trưởng đang nói điện thoại, lên cơn đau và cầu cứu, tôi tới đưa thuốc thì cũng là lúc được nghe người bên kia máy ra lệnh cho Tướng Trưởng “Phải giữ Đà Nẵng bằng mọi giá” và ông trả lời: -Trình Tổng Thống, tôi quyết định theo tình hình. Nói xong, Tướng Trưởng cúp máy, ông đi qua đi lại trong phòng, đăm chiêu suy nghĩ một lúc rồi ghé tai Tướng Lân nói thầm mấy câu làm ông tướng này cũng đăm chiêu suy nghĩ buồn bã không kém*. Một lát sau Tướng Lân quay qua nhắc Tướng Trưởng là phải mời Tướng Hinh, Tư Lệnh SĐ3BB đến họp. (*Trong bữa ăn tối ngày 25/2/2011 do Y sĩ Thiếu tá Nguyễn Mạnh Tường, TĐP/TĐQY/TQLC khoản đãi tại Little Saigon, tôi gặp lại Thiếu tướng Bùi Thế Lân và may mắn đã được ông giải đáp những thắc mắc của tôi từ 36 năm nay về cuộc điện đàm của ĐSNT 2014 – Page 168


Tướng Trưởng. Thiếu tướng Lân cho tôi biết người mà Tướng Trưởng nói chuyện điện thoại tối hôm 28/3/75 là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Lân xác nhận câu nói “Trình Tổng Thống, tôi quyết định theo tình hình” và Tướng Trưởng đã nói thầm vào tai ông: “Mình rút đêm nay”. Thiếu tướng Tư Lệnh TQLC còn cho biết: “Ông ấy bối rối đến nỗi quên cả mời Tướng Hinh SĐ3 BB, tôi phải nhắc ông ta khi Tướng Hinh đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng trong đêm thì ông xin Tướng Trưởng cho 4 ngày đễ sửa soạn nhưng bị từ chối”. Tướng Lân nói tiếp: “Trong 2 tuần lễ cuối cùng của Đà Nẵng, Tổng thống Thiệu đã không điều khiển được Tướng Trưởng và tối đó không phải là một phiên họp, các tướng được gọi đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng chứ không có bàn cãi gì hết”. Tôi nghĩ Thiếu tướng Lân rất có lý bởi vì dọn nhà thì cũng phải cần mấy ngày, còn dọn cả một QĐI “ngay đêm nay” thì còn có gì để bàn cãi, chỉ có nước “bỏ của chạy lấy người” mà tự thoát. Theo hồi ký của PĐĐ Hồ VK Thoại (CTTCB trang 253) thì sáng ngày 29/3/75 khi Tướng Trưởng đang ở trên HQ 404 ngoài khơi Đà Nẵng, ông còn nhận được một công điện mật của TT Thiệu ra lệnh cho ông biết lệnh tử thủ Đà Nẵng vẫn còn hiệu lực. Về những quyết định của Tướng Trưởng, theo hồi ký (Đà Nẵng Những Ngày Cuối Cùng) của Lam Hà, người sỉ quan tùy viên của Tướng Trưởng, đã theo sát bên ông từ QKI về đến Saigon thì “không có quan xịa (CIA) nào khuyên đừng đánh cả”.

Một điều tôi không hiểu được là tại sao Tướng Trưởng lại phải vội vã như vậy để gây ra thảm kịch ngày 29/3/75 tại Đà Nẵng? Đại quân của địch thì chưa thấy, trong thành phố Đà Nẵng chỉ có đặc công và tiền sát Pháo binh địch trà trộn trong dân tị nạn, chúng chỉ có khả năng pháo kích và quấy rối... Tôi chợt nhớ nhiệm vụ của tôi là tìm tàu hải quân mang ĐT Lương đến Cam Ranh để mổ vết thương cho ông nên bỏ phòng họp để đi ra cầu tàu để tìm tàu, tại đây tôi chỉ thấy cảnh “bờ trơ cõi vắng nước còn tăm không” trong ánh trăng phản chiếu sóng biển rì rầm, tàu thì chẳng có mà người cũng không! Tôi đi ngược lại căn cứ hải quân vắng tanh chẳng thấy một quân nhân hải quân nào, căn cứ này có lẽ đã bị bỏ trống? Trở lại bãi trực thăng, nhìn qua hàng rào, tôi thấy nhiều ngàn dân tị nạn chen chúc nhau trên bãi đất trống, chỉ cách hầm TOC Hải Quân nơi các tướng sẽ họp khoảng 100m, tôi rùng mình tự hỏi trong số người này có bao nhiêu đặc công và tiền sát pháo binh địch trà trộn? Theo ánh đèn vàng, tôi tìm đến bệnh xá hải quân thì gặp một ông Trung sĩ y tá, thấy tôi là bác sĩ ông vội đứng nghiêm chào kính, tôi được biết người chỉ huy bệnh xá là bác sĩ Phước, nhưng bác sĩ Phước mới ra ngoài nên tôi phải chờ; khi ông Trung sĩ biết tôi

đang tìm tàu để về Cam Ranh, ông nhìn trước nhìn sau rồi ghé tai tôi nói: - Lúc 5 giờ chiều cả căn cứ đã bỏ đi gần hết, chỉ còn một số người Phó Đề đốc chỉ định ở lại, hiện giờ không có chiếc tàu nào, chiếc cuối cùng đã chở ông Lãnh sự Mỹ đi rồi! Tôi nhắc ông trung sĩ phải sẵn sàng súng ống vì mấy ông tướng đến họp có thể lôi kéo bọn đặc công VC tấn công căn cứ. Ngồi chờ một lúc, nghe nhiều tiếng trực thăng lên xuống tôi vội đi trở lại hầm TOC, tại đây tôi thấy Đại úy Đan, bình thường không bao giờ đeo súng, hôm nay anh đeo một khẩu tiểu liên Uzi bên hông, dáng điệu nghiêm trọng, chợt nghĩ đến bữa tiệc “Hồng Môn” thời Hán Sở tranh hùng, tôi vội kiểm soát lại khẩu Colt 45 bên hông, nạp một viên đạn lên nòng rồi bước vào phòng họp để “cứu bồ”, trong phòng lúc này đã đầy người, Tướng Trưởng ngồi đầu bàn, bên phải là Tướng Thoại, bên trái là Tướng Lân, kế bên là Tướng Hinh, sau chót là Trung tướng Lâm Quang Thi, bên hàng ghế đối diện, cạnh Tướng Thoại là mấy vị sĩ quan hải quân và bộ binh vì họ ngồi xoay lưng về phía tôi nên không nhận diện được. Vô tình tôi lại đứng đối diện với Tướng Thi, ông to lớn, tôi nhận ra ông vì bảng tên trên ngực áo bên phải, bên trái phía trên trái tim là một huy hiệu nắm đấm với mấy chấm phía trên, đứng sau ông là một sĩ quan cận vệ cũng to con không kém và cũng đeo huy hiệu nắm đấm bên trái, như vậy thì Tướng Thi là một cao thủ võ lâm khiến tôi càng chăm chú nhìn trong đầu tự hỏi ông là Tư Lệnh Phó ĐSNT 2014 – Page 169


QĐI, tại sao không ngồi cạnh Tướng Trưởng để chủ tọa cuộc họp mà lại ngồi tận cuối bàn với dáng điệu bồn chồn bối rối? Một lúc sau, vì thấy mọi việc êm đẹp, tôi ra khỏi phòng họp trong lúc tướng Hinh đang “mặc cả” với Tướng Trưởng từng giờ để cố cứu SĐ3 BB. Vừa ra bên ngoài, được biết anh em người nhái TQLC đã mang ĐT Lương qua cái bunker bên cạnh, tôi qua thăm, cho ông biết không có tàu về Cam Ranh, sau đó bước ra bãi trực thăng ngồi chờ tướng Lân họp xong để trở về căn cứ Non Nước của SĐ TQLC… Chưa hút hết nửa điếu thuốc, tôi bỗng thấy một tia lửa bùng lên giữa đám dân tị nạn trên mảnh đất trống cạnh bãi trực thăng, trong ánh lửa màu cam có những thân người và mảnh cơ thể tung lên, tiếp theo là một tiếng nổ đinh tai. Theo phản ứng của một chiến binh, tôi nằm sát mặt đất, địch bắt đầu pháo kích lúc 9 giờ tối, nhịp độ 3-4 trái một phút, vì đã quen với chiến trận tôi nhận ra tiếng nổ quen thuộc của đạn đại bác 130 ly nhưng không nghe thấy tiếng “depart”, đa số đạn nổ trên khoảng đất trống chỗ dân tị nạn. Giữa những tiếng nổ, tôi nghe tiếng lẻng kẻng của mảnh đạn va chạm vào mái tôn và tiếng kêu khóc của dân tị nạn; hình như tiền sát viên VC ở đâu đây, đạn đại bác từ từ kéo vào bên trong căn cứ và chính xác, một trái đạn nổ ngay bãi trực thăng, làm hai trực thăng của Tướng Lân và Tướng Trưởng xẹt lửa, khoảng 10 giờ 30 tối, cường độ pháo kích tự nhiên giảm xuống, đạn pháo rơi tản mác ngoài căn cứ, theo người nhái TQLC Nguyễn Bác Ái thì địch đặt

pháo tại đèo Hải Vân vì anh thấy những tia lửa nháng ra từ phía đó và lý do địch giảm pháo kích vì ta bắn chết một và bắt sống hai tiền sát VC. Khoảng 10 giờ 40 tối, Trung tướng Lâm Quang Thi cùng một sĩ quan Hải Quân đi vội vã ra bãi trực thăng, lên một trực thăng cuối bãi, chiếc trực thăng bay lên rất nhanh ra khỏi căn cứ, sau này được biết ông bay ra Soái Hạm HQ5, như vậy ông là vị tướng thứ hai rời Đà Nẵng bằng máy bay, vị đầu tiên là Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, TLP/QĐI xin đi về Saigon ngày 26/3/75 rồi không trở lại (CTTCB, trang 273-274, Hồ VK Thoại). Các tướng khác đều phải lội ra chiến hạm sáng ngày 29/3/75 ngoại trừ Tướng Điềm của SĐI/BB bị tử nạn. Bãi đất trống bên cạnh bây giờ vắng tanh, không thấy một người tị nạn nào, nhìn vào căn cứ HQ có khoảng 20 người binh sĩ và sĩ quan HQ đang tụ tập bàn tán quanh Tướng Thoại, như vậy thì cả căn cứ chỉ còn ngần ấy người, bên TQLC có khoảng 10 người, tôi nhìn về phía cột cờ thì thấy Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, dáng đứng xiêu đổ, lặng lẽ hút thuốc lá, trông ông như người vừa thua một canh bạc cháy túi! Thấy ông không mũ sắt, không đeo súng như mọi lần trong khi pháo của địch đang rải rác rơi, tôi nói một sĩ quan bộ binh đứng bên cạnh trở lại phòng họp lấy mũ sắt cho ông. Bấy giờ, tất cả chúng tôi đều biết địch chỉ tạm thời giảm pháo kích, chắc chắn chúng sẽ pháo kích trở lại và có thể tấn công căn cứ bằng đặc công, chúng đã biết trong căn cứ có nhiều tướng

lãnh vì có nhiều trực thăng lên xuống và rất có thể tiền sát viên của chúng đã báo cáo (một tên tiền sát bị phát giác cùng với đầy đủ máy truyền tin trong căn cứ chỉ cách phòng họp chưa đến 50m). Nơi an toàn nhất bây giờ có lẽ là căn cứ Non Nước của TQLC và chúng tôi sửa soạn đi về, hai anh phi công leo lên trực thăng của Tướng Lân, loay hoay một lúc rồi chạy xuống báo cáo, Đ/Úy Đan leo lên trực thăng đề máy mấy lần không được, thì ra trực thăng đã bị hư vì miểng đạn pháo, trực thăng của Tướng Trưởng cũng cùng số phận. Chúng tôi còn nhận thêm hai tin xấu nữa, đó là chiếc xe duy nhất của Thiếu tướng Lân đã bị trúng đạn pháo không chạy được và chiếc tàu dành cho Tướng Thoại chở tên Lãnh sự Mỹ đi lúc chiều rồi không trở lại, ngoài cầu tàu thì không có một chiếc tàu nào, vậy là chúng tôi đã hết đường về BTL/SĐ tại căn cứ Non Nước. Đang tuyệt vọng thì khoảng 11 giờ đêm một chiếc trực thăng không biết từ đâu xà xuống, chúng tôi đã tưởng có cứu tinh thì thấy Tướng Trưởng và người tùy viên leo lên, trực thăng vội vã cất cánh, thế là chưa kịp mừng thì…! Bây giờ nếu gọi TQLC từ căn cứ Non Nước đến đón là điều không tưởng, với tình trạng kẹt đường vì người tị nạn thì TQLC chỉ có cách chạy bộ tới đây như vậy phải mất mấy giờ thì đã quá trễ vì nơi đây đang là một trái bom nổ chậm… Tướng Thoại đi qua đi lại kiểm soát các phòng trong căn cứ, sau đó ông vào phòng truyền tin, một lúc sau bước ra mặt buồn hiu, ông cùng với các sĩ quan Hải Quân đứng bàn bạc NT 2014 – Page 170


một lúc rồi họ quyết định bỏ căn cứ, TQLC chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, phải đi theo họ mặc dù không biết đi về đâu? Chúng tôi đi qua bãi đất trống mà dân tị nạn tụ tập trước khi bị pháo, trên mặt đất đầy những vũng máu và các mảnh cơ thể nạn nhân! Để tránh lộ hình tích trên bãi đất trống trải, làm mồi ngon cho hỏa lực địch, chúng tôi vòng xuống men theo phía bờ biển, dưới ánh trăng sao, chúng tôi phải vượt qua những tảng đá trơn ướt lớn như những chiếc xe Jeep hoặc GMC, chỉ tội mấy anh người nhái TQLC phải thay phiên nhau cõng ĐT Lương. Vừa ra khỏi căn cứ Hải Quân khoảng một km, thì địch bắt đầu pháo kích đợt hai, lần này cường độ gấp 10 trước, tiếng nổ liên tục không phân biệt được, căn cứ Hải Quân bị phủ lửa, có lẽ không một sinh vật nào có thể sống được trong đó! Không biết ông bạn “vàng” Phước của tôi có còn trong căn cứ này không? Vì Hải Quân không ai mang theo máy PRC25, nên Tướng Thoại phải mượn máy của TQLC liên tục gọi tàu vào đón nhưng không có ai trả lời! Tới Spanish Beach, chúng tôi đi vòng lên núi Sơn Trà, nơi đây không có đường, phải vạch bụi cây mà đi, tới lưng chừng núi có một tảng đá lớn bằng một tòa nhà cản lối, chúng tôi ngồi chờ để anh em người nhái TQLC tìm chỗ thấp có thể qua được. Phó Đề Đốc Thoại ngồi xổm đưới đất liên tục gọi máy PRC25 cầu cứu mà không có hồi âm, tôi chợt nghĩ mình đang là nhân chứng của một sự kiện có một không hai trong quân sử: “Một ông Phó Đề Đốc HQ có dưới tay nhiều trăm chiến

thuyền lớn nhỏ quanh đây, vậy mà ông đã phải khản cổ cầu cứu suốt 3 tiếng không ai trả lời! Một ông Tướng TQLC có trong tay cả chục ngàn quân thiện chiến nay bị lâm vào bước đường cùng, ngay trong thành phố Đà Nẵng, với khoảng mười thuộc viên chỉ vì một buổi họp sai chỗ”. Theo tin tình báo thì VC sẽ pháo kích căn cứ Hải Quân lúc 4 giờ sáng 29/3/75 như vậy thì địch đã có đầy đủ yếu tố để pháo kích căn cứ tối hôm 28/3/75 và cuộc họp cao cấp của các Tướng Lãnh QĐI đã diễn ra dưới họng đại bác 130 ly, bên cạnh đám đặc công và tiền sát của địch, chúng pháo sớm hơn vì thấy các tướng lãnh đến họp. Trung tướng Tư Lệnh QKI, các phụ tá hay sĩ quan bộ tham mưu của ông chắc chắn phải biết điều sơ đẳng này, có lẽ vì sự vắng mặt của thuộc hạ, thiếu báo cáo tình hình trong căn cứ, khiến ông TL/QĐ vẫn tiếp tục buổi họp tại đây thay vì tại căn cứ Non Nước, nơi đang được TQLC bảo vệ cẩn mật (hình dưới: Tối 28-3-75 bọn cộng sản pháo kích vô căn cứ Hải Quân VNCH rực lửa cả bầu trời) Nhìn xuống căn cứ HQ, lửa

cháy rực một góc trời, tiếng đại bác 130 ly liên tục nổ như tiếng sấm rền không dứt, bọn VC đang làm một việc vô ích vì căn cứ đã bị bỏ trống, nếu lúc 9 giờ tối 28/3/75 thay vì pháo kích, chúng chỉ cần dùng một toán đặc công tấn công vào căn cứ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho các tướng lãnh của QĐI và bây giờ nếu đặc công VC đi lên núi thì chúng tôi sẽ lâm nguy. Đang mải mê suy nghĩ, bỗng nghe giọng nói oang oang quen thuộc của Bác sĩ Phước, theo tiếng nói tôi tìm ra anh, trong quân phục hải quân màu xanh, đầu đội nón sắt, vai đeo M16 cùng với một giây đạn, tôi đến bên nói đùa: - Phước, mày om sòm quá, hồi nẫy có mấy thằng đặc công VC hỏi tao mày đi đâu vắng nhà, tao không nói, nên chúng nó ôm AK47 chạy lên núi tìm mày đó. Phước quay lại nhìn tôi: -Trời đất, hóa ra là chú mày, hồi nẫy y tá nói có một sĩ quan TQLC súng đạn đầy người đến tìm làm tao đang lo… -Thôi, mày chỉ đường cho chúng tao đi. -Tao đâu có biết, tao mới từ Vùng 4 đổi qua được mấy tuần, hồi chiều họ bỏ đi nhưng tao ở lại vì ông tướng cần bác sĩ. Mấy anh người nhái TQLC tìm được một đoạn núi đá thấp chừng 2m, chúng tôi khó khăn lần lượt vượt qua đến một đoạn đường đi dễ hơn; theo tiếng sóng, chúng tôi đến một bãi biển hoang vắng toàn đá phía trên Spanist Beach, ngoài khơi thấy tàu HQ đang chạy… Tướng Thoại đã quá mệt mỏi nên nhờ TQLC Nguyễn Thế Thụy, âm thoại viên của Tướng Lân, tiếp tục gọi dùm. Khi theo ĐSNT 2014 – Page 171


Tư Lệnh TQLC đến căn cứ HQ họp, Thụy, đã thuộc gần hết những tần số giải tỏa đặc lệnh truyền tin, trong đó có của HQ, nên khi Tướng Thoại nhờ liên lạc thì anh thành thuộc “bẻ cổ” máy qua tần số giải tỏa rồi cất tiếng gọi. Như một phép lạ, trong máy có tiếng trả lời, Thụy vội trao ống liên hợp cho Tướng Thoại để nói chuyện với Hải Quân Thiếu tá Nguyễn Văn Hy… Chuyến đầu tiên chính TT Hy đứng ở mũi ghe kéo Tướng Thoại, Tướng Lân lên, cùng đi trong chuyến này có Đại Tá Lương, và một số sĩ quan, ghe Yabuta là một loại ghe nhỏ không thể đón hết mọi người nên tôi và Đ/Úy Đan ở lại vì chúng tôi muốn chờ anh em TQLC lên thuyền hết rồi mới đi. Tuy ân hận 5 phút vì không đi theo bệnh nhân của mình nhưng tôi cũng yên tâm vì đã đưa cho Đại tá Lương những thuốc ông cần. Lúc đó tôi và Đ/Úy Đan đứng trên một mỏm đá riêng biệt với nhóm người còn lại khoảng 20 người gồm HQ và TQLC, Thiếu tá Hy trở lại thêm 3 lần nữa đón hết đám người này, chuyến cuối cùng anh phải mượn một chiếc ghe đánh cá của dân vì ghe Yabuta của anh không đủ nhiên liệu. Theo Hải Quân Thiếu tá Nguyễn Văn Hy, việc anh làm đêm hôm đó là tự nguyện thúc đẩy bởi tình đồng đội. Quả thật đây là một gương can đảm và tình đồng đội cao đẹp mà tôi đã được cái vinh dự chứng kiến từ đầu đến cuối. Khi trời đã sáng, trên bờ biển hoang vắng chỉ còn có tôi và Đ/Úy Đan nên nó càng hoang vắng hơn, chúng tôi đứng trên mỏm đá chênh vênh, nhìn về phía căn cứ HQ, địch đã ngưng

pháo nhưng khói lửa vẫn bốc cao, sóng thủy triều đang lên che phủ mỏm đá làm chúng tôi bị ướt đến đầu gối, tôi thật sự “lạnh cẳng” theo cả hai nghĩa, nhìn qua Đan thấy anh đang nhìn tôi vô cảm, chúng tôi chỉ còn chờ có hai chuyện, VC đến trước thì chúng tôi chết, ghe Hải Quân tới thì chúng tôi sống, chợt nghĩ sống hay chết thì giây phút này cũng là giây phút cuối cùng tôi được nhìn thành phố Đà Nẵng thân yêu. Biển vẫn xanh, sóng vẫn rì rầm một điệu nhạc muôn thuở làm dịu lòng người, bình minh vừa ló dạng hắt những tia sáng phản chiếu sóng biển như những thỏi vàng long lanh, trên trời những cụm mây trắng lững thững trôi vô tình như không biết đến cuộc gió tanh mưa máu đang diễn ra phía dưới, từng đàn hải âu vừa rời tổ riú rít đi tìm mồi làm tôi chợt nghĩ đến cuộc rút quân hoảng loạn vô tổ chức này, hôm nay mấy chú hải âu sẽ được no bụng vì sẽ có vô số người chết, có thể trong đó có Đan và tôi. Khoảng 9 giờ sáng 29/3/75, một chiếc tiểu đỉnh loại LCVP không biết từ đâu tới và ngừng lại cạnh chúng tôi, trên thuyền không có ai ngoại trừ anh Trung sĩ lái thuyền, tôi và Đ/Úy Đan nhẩy lên, anh Trung sĩ chẳng nói gì, cho thuyền chạy thẳng ra khơi, chúng tôi cũng không cần biết là sẽ đi về đâu? Bây giờ tôi mới thấy Đ/Úy Đan mở máy PRC25 gọi đi mấy nơi. Khoảng 10 giờ sáng thuyền dừng lại bên chiếc HQ 802, chúng tôi dùng thang giây leo lên chiến hạm, có lẽ là những người cuối cùng vì sau đó thang được kéo lên, vị hạm trưởng chiếc HQ 802 là Hải Quân Trung tá Vũ Quốc Công, ông lịch thiệp vui vẻ chỉ

cho chúng tôi tìm đến căn phòng có Thiếu tướng Bùi Thế Lân và các sĩ quan TQLC, tôi coi lại vết thương cho Đại tá Lương, sau đó đi lên sân tàu phía trước để tìm chỗ nghỉ ngơi. Trên tàu có khoảng 5, 6 ngàn người gồm thường dân và binh sĩ đủ các quân binh chủng của QKI; nhìn thấy họ, tôi thầm cảm ơn Trung tá Công và thủy thủ đoàn chiếc HQ 802 đã cực nhọc vất vả cứu được nhiều người. Cam Ranh, 30/3/1975.

Chiến hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam khoảng 11 giờ sáng 29/3/75 mang theo nỗi đau buồn nhục nhã chán chường của quân dân QKI, tàu cặp bến Cam Ranh khoảng 3 giờ sáng 30/3/75, thường dân và binh sĩ lên bờ trước, sau cùng mới tới lượt TQLC, một điều trái ngược là thương binh lại lên bờ sau cùng. Tôi và Đại tá Lương xuống tàu khoảng trưa ngày 30/3/75 lúc thủy thủ đoàn HQ 802 đang lau rửa tàu. Loay hoay môt lúc mới tìm được xe tản thương đến Bệnh viện Hải Quân Cam Ranh lúc 1giờ chiều, tại ĐSNT 2014 – Page 172


đây tôi gặp một vị niên trưởng tử tế tận tình giúp đỡ nên việc giải phẫu cho Đại tá Lương trở nên dễ dàng, cuộc giải phẫu kết thúc thành công lúc 4 giờ chiều cùng ngày; trong lúc Đại Tá Lương đang ngủ trong phòng hồi sức, chợt nhớ là tôi chưa ăn gì từ hai ngày nay nên vội vào câu lạc bộ hải quân đối diện với bệnh viện để gọi món ăn, nhìn cảnh thanh bình của quân cảng Cam Ranh mà tôi bỗng chạnh lòng thương sót cho mình vì đã lỡ yêu thích “gió sương” nên mới ra nhập binh chủng TQLC để rồi được quá nhiều “sương gió”! Đang suy nghĩ vớ vẩn thì chợt nhận ra một điều khác lạ, lúc mang Đại tá Lương đến bệnh viện tôi thấy Quân cảng Cam Ranh đầy TQLC, bây giờ chẳng có ai, hỏi một sĩ quan HQ ngồi bàn bên cạnh thì được biết TQLC đã bắt đầu lên tàu về Vũng Tàu lúc 3giờ chiều, tôi vội trả tiền mặc dù chưa được ăn gì rồi chạy về bệnh viện. Đại tá Lương đang ngủ ngon lành nhưng tôi không có lựa chọn nào khác là phải đánh thức ông dậy, chúng tôi mượn một chiếc xe hồng thập tự lái thẳng đến TTHQ/HQ Vùng II Duyên Hải, khi bước vào Trung tâm HQ tôi thấy Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đang ngồi uống café với mấy sĩ quan Hải Quân khác, chưa kịp chào kính thì ông đã đứng dậy đưa tay bắt, miệng hỏi: - Sao bây giờ bác sĩ còn ở đây, TQLC đang lên tàu HQ 802 về Vũng Tàu? - Tôi mổ cho ông Đại tá bị thương mới xong… Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh suy nghĩ một giây rồi nói: -Thôi được, để tôi giúp bác sĩ.

Nói xong, ông bốc máy nói chuyên một lúc rồi ra lệnh cho hai người cận vệ đưa chúng tôi ra cầu tàu BTL Vùng II Duyên Hải. Có một điều đặc biệt ở ông tướng này làm tôi nhớ mãi là khi tôi chào kính cám ơn ông thì ông chỉ mỉm cười thân mật bắt tay tôi và lịch sự chúc chúng tôi thượng lộ bình an. Khi chúng tôi đến cầu tàu thì HQ 802 đã rút thang và sửa soạn hải hành, có lẽ được báo trước nên trên tàu thả thang lưới xuống để chúng tôi leo lên, hai anh cận vệ của Tướng Minh cõng Đ/Tá Lương lên tàu rồi trở xuống…Chúng tôi là những người cuối cùng lên tàu. Vũng Tàu 31/3/1975. Chiếc HQ 802 nhổ neo lúc 6 giờ chiều 30/3/75 nhưng vì sóng và gió ngược nên mãi đến 8 giờ tối mới rời Quân cảng Cam Ranh để xuôi Nam về Vũng Tàu, trên tàu chở khoảng 4000 tàn binh của SĐ TQLC (TT2TQLC, trang 551) như vậy chỉ có 1/3 quân số của SĐ thoát được về Cam Ranh, không quân phục và khí giới, tinh thần đổ nát. Sư Đoàn TQLC với quân số gần 12.000 là một sư đoàn tổng trừ bị của quân lực VNCH, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đây là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất mà sở trường là di động, đánh những trận địa chiến lớn, tấn công những đại đơn vị địch. Sau chiến thắng Quảng Trị năm 1972, sư đoàn này bị QĐI xin giữ lại để làm lính Địa Phương Quân giữ đất cho QKI. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần đòi SĐ/TQLC về, để làm những nhiệm vụ khác quan trọng hơn mà lần cuối cùng là ngày 22/3/75 (Tại sao tôi bỏ

QK1, NQT) nhưng QĐI đã không trả, để rồi ngày 29/3/75 SĐ/TQLC không được đánh với địch một trận nào mà bị tan hàng chỉ vì một cái lệnh lui binh hoảng loạn và không chuẩn bị tính toán. HQ 802 về đến Vũng Tàu lúc 4 giờ 20 chiều 31/3/75 nhưng mãi đến 9 giờ tối tôi mới đặt chân lên cầu tàu với tâm trạng nhục nhã chán chường của một bại binh; nhìn trong đám đông tôi thấy anh ruột tôi, Bác sĩ Pham Lê Thăng lúc đó đang làm Trưởng Ty Y Tế tỉnh Phước Tuy, tất tả ngược xuôi tìm tôi trên cầu tàu, gặp nhau anh mững rỡ hơn bắt được vàng, anh nhìn tôi từ đầu đến chân để biết tôi không bị thương rồi hỏi. - Cậu đã ăn gì chưa? Anh có mua khúc bánh mì cho cậu, cả nhà đều lo cho cậu. Tuy không có một hột cơm nào trong bụng từ ngày 28/3/75 nhưng tôi vẫn nói để anh tôi yên lòng. - Em còn no, anh cứ đưa ổ bánh cho em để ngày mai ăn sáng. Hai anh em hàn huyên một lúc rồi anh tôi phải về để báo tin mừng cho gia đình, trong ánh đèn vàng hiu hắt trên cầu tàu, tôi đứng đó, nhìn theo bóng anh tôi khuất trong màn đêm mà lòng đau đớn, tôi đã chẳng làm nên cơm cháo gì để bảo vệ đất nước, bây giơ lại làm cho cả gia đình lo lắng… Orange County California, 2010. Một buổi sáng mùa Thu có nắng vàng rực rỡ, ba anh TQLC già ngồi nhâm nhi nước trà tại Factory Cafe là tôi, Trần Như Hùng và Cao Xuân Huy; trên bàn có một tờ báo cũ đăng bài "Tại Sao Tôi Bỏ QKI" mà tác ĐSNT 2014 – Page 173


giả là Trung tướng Ngô Quang Trưởng, chúng tôi chia nhau đọc, Tướng Trưởng phủ nhận tất cả tội lỗi của các tướng lãnh QĐI bị kỷ luật và đổ tội làm mất QKI cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đọc xong tôi thắc mắc hỏi hai đồng đội: - Quân Đoàn I có quân số tương đương với địch, không đánh một trận nào cấp trung đoàn mà lại tan hàng chỉ trong có năm ngày, vậy mà không ai có lỗi? Cao Xuân Huy cười rồi nói: - Chỉ có mấy thằng lính là có tội thôi! Đây cũng là câu cuối cùng Cao Xuân Huy nói với tôi vì chỉ mấy tuần sau anh đã lên tàu suốt để trở về bãi biển Thuận An tìm lại khẩu súng bị gẫy tháng Ba năm 1975. Tài liệu tham khảo: Tuyển Tập 2 Thủy Quân Lục Chiến(TT2TQLC) & Can Trường Trong Chiến Bại (CTTCB) PĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại. **************************

Twinkie So they called me a Twinkie That's to say I was yellow on the outside Marshmellow on the inside but I just thought I was delicious With a thin Vietnamese crust and a creamy American center I was born in California Never fit in with the other kids because I preferred my rice to chicken nuggets

and my heartbeat tells me, I am a banana and I love it

Didn't click with family cause I used a spoon instead of chopsticks But I burned candles and incense from both sides of my soul they tell the story of me But since when did it matter what color my skin was When within myself, within ourselves, our hearts beat oceans of beauty You cannot tell me that yellow means anything except being happy Like the sun, because the sun doesn't segregate and neither will this one I am my father's son shining bright and the only white about me... is my smile and your smile can be just as beautiful if you just closed your eyes See the world through your hands, grab hold of people and you will feel the same heartbeat let its rhythm beat out the insecurity in your skin

So peel me down to my core and you will uncover memories from my high school days when the bullies who teased me for being so short didn't realize that I was just enjoying my point of view Always looking up to people And I still look up to them I look up to anyone who is colorblind To anyone who pronounces Nguyen as Nuh-goo-yen not cause it's funny but because they can't I look up to the girls who love Pho and Boba and the guys who watch Star Wars with Luke and Yo-DA cause accents are gorgeous They're the bridges connecting your past to your present Mixing cultures and creating a whole new language that only you can understand but that's okay because I'll try. Because I know what it's like to be misunderstood To have the words flowing from my mouth into the laughters of others when I say things like "Mang non or Deo Day" which is wrong I know but dad, Napkins and Toilet paper aren't the same thing either As different as we are I hold onto my Vietnamese culture close to my heart as a man and you respect your life turned American so what I'm saying is every coin has two sides but it never loses its value (To be continued on page 221)

ĐSNT 2014 – Page 174


NGANG QUA CỔNG CÁC NGÔI TRƯỜNG CŨ Nhà Văn Hoàng Khởi Phong NT55-59 Viết từ Việt Nam dịp Tết Giáp Ngọ, tháng 2-2014 (Thân tặng các bạn bô lão cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi niên khóa 1955-1959. Riêng tặng các bạn: Chu Quang Trung, Nguyễn Tuấn (B1), Ngô Quang Nghiêm, Trịnh Như Toàn (B2) và Nguyễn Võ Bảo, Nguyễn Đức Bằng, Trần Ngọc Côn, Tô Doãn Địch, Đặng Trọng Đính, Nguyễn Hà, Nguyễn Hân, Đặng Phùng Hậu, Từ Nghiêm Hội, Phạm Tuấn Kiệt, Nguyễn Trung Lâu, Nguyễn Sĩ Nhất, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Đinh Sơn, Đoàn Trọng Thê... cùng tất cả các bạn lớp B3 trong nước cũng như hải ngoại) Hoàng Khởi Long tên thật Nguyễn Vinh Hiển, sinh năm 1943 tại Hải Dương. Ông là cựu sĩ quan VNCH khóa 15 Thủ Đức 1963. Tác phẩm “Mặt Trời Lên” là tập thơ đầu tiên xuất bản năm 67. Ông đến Mỹ năm 75 và là chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Văn Học khoảng 89 - 90. Ông đã sinh sống bằng nhiều nghề trên đất Mỹ như sửa xe, bán xăng, thợ tiện... trước khi sống thật sự bằng nghề cầm bút kể từ tháng 4 - 93. Các tác phẩm đã xuất bản: Mặt Trời Lên (thơ 1967), Thư Không Người Nhận (tập truyện 1991), Người Trăm Năm Cũ (trường thiên tiểu thuyết I, II & III 1993-2001), Những Cây Tùng Trước Bão (ký sự nhân vật 1994), Những Con Chuột Thời Thơ Ấu (tập truyện 1995)..

ang năm mới 2014 có lẽ toàn thể chúng ta, các học sinh năm đầu của bậc Trung học khi mới di cư vào Nam năm 54, ai nấy đều bước vào lứa tuổi bẩy chục. Cho dù năm đó, có nhiều bạn dự thi tuyển lớp Đệ Thất, phải xin miễn 1 tuổi nghĩa là chỉ 10 tuổi khi nộp đơn thì bây giờ họ cũng đã bẩy chục tuổi ta. Bài viết này có thể được coi là một bản tường trình với các bạn về 2 ngôi trường chúng ta theo học trong suốt 4 năm trung học đệ nhất cấp dưới danh Hiệu đoàn Nguyễn Trãi. Tôi còn nhớ năm đó ngôi trường Nguyễn Trãi thân yêu của chúng ta vừa mới di cư từ Bắc vào Nam. Ở đây, xin phép

S

các bạn để nhắc qua thời điểm lịch sử này... Năm 1954, khi trận Điện Biên Phủ kết thúc mở màn cho việc ký kết hiệp ước Genève. Bản hiệp ước này chính là lưỡi dao cắt đôi hình thể nước ta thành hai miền tổ quốc, để từ đó trong lòng đất nước khai sinh 2 quốc gia với 2 quyền lực quốc tế đứng đằng sau mỗi miền. Chuyện nội chiến Nam Bắc thật sự chính là trận chiến ủy nhiệm của hai khối quyền lực nên tất nhiên phải xẩy ra sau này nhưng lúc đó, điều quan trọng là miền Nam phải tái ổn định cho một triệu người Bắc đã lìa bỏ quê cha đất tổ để đi tìm một chút tự do ở

miền Nam. Trong việc ổn định này, không thể quên việc học hành của những cô cậu bé con như anh em chúng ta. Giờ đây nghĩ lại, tôi vô cùng biết ơn những người lãnh đạo ngành giáo dục thời đó. Trước khi chia đôi đất nước, Bộ Quốc Gia Giáo Dục có ba Nha Học Chính: Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt giống như Bộ Thông Tin có ba Nha Thông Tin: Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt... Mỗi Nha đôn đốc và thực thi việc học trong khu vực của mình rồi đùng một cái, hàng triệu người di cư vào Nam, ắt hẳn có vài trăm ngàn học sinh trung, tiểu học cần phải có trường lớp. Tôi ĐSNT 2014 – Page 175


nhắc tới điều này với lòng cảm phục các bậc thầy ở miền Nam đã mở rộng nghĩa cử đón nhận những ngôi trường miền Bắc. Tôi nhắc lại “đón nhận những ngôi trường” nghĩa là cả thầy và trò, toàn bộ ban giáo sư, chứ không phải chỉ những học trò mà thôi! Có tới năm ngôi trường di cư từ Bắc vào Nam, mà chưa hề có trường sở gồm các trường trung học Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục và trường nữ trung học Trưng Vương. Tôi nghĩ rằng các vị lãnh đạo hai nha học chính Bắc và Nam Việt phải mất nhiều thời gian, cũng như tim óc để giải quyết trường sở cho những ngôi trường di cư này. Về phía trường Trưng Vương đã được trường nữ Gia Long cho mượn tạm một số ký túc xá để kê bàn ghế làm các phòng học tạm thời một năm đầu, năm sau được Bộ Giáo Dục cấp cho ngôi trường khang trang gần Sở Thú Sài Gòn. Trung học Chu Văn An lớn nhất ở miền Bắc đã được trường Pétrus Ký lớn nhất ở miền Nam nhường cho một phần trường sở và ở đây gần mười năm cho tới khi có trường mới. Trong khi đó trung học Nguyễn Trãi và Trần Lục đã được hai trường tiểu học ở miền Nam, thu xếp lại giờ học để có thể sử dụng khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, chưa bao giờ có các lớp học buổi trưa như vậy. Riêng

trường Hồ Ngọc Cẩn thì mượn được một phần của trường tiểu học Gia Định dùng làm trường sở cố định cho tới ngày ngôi trường này bị xóa tên trong sổ bộ đời. Ngày nay tất cả các ngôi trường vừa kể trên cả Nam cũng như Bắc gồm: Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Petrus Ký, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn đều đã biến mất ở miền Nam. Biến mất vì bị đóng cửa, đổi tên hay thay hình đổi dạng, các giáo sư chỉ một số nhỏ được lưu dung (lưu dung là lưu lại và dung thứ, chứ không phải lưu dụng là lưu lại để sử dụng) sản xuất ra những lứa học trò lạ lùng của một nền giáo dục kỳ quặc. Bây giờ chúng ta trở lại ngôi trường Nguyễn Trãi thân yêu. Niên khóa 1955 thầy Trần Văn Việt làm hiệu trưởng, được trường tiểu học Trương Minh Ký (kế cận rạp cinema Đại Nam) cho mượn buổi trưa, học từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Để có thể học giờ giấc đó, các lớp của trường tiểu học đã phải thu gọn giờ học thay vì từ 8 giờ đến 12 giờ thì phải học lúc 7 giờ ra về 10 giờ. Kế đó trường Nguyễn Trãi sử dụng toàn bộ trường sở từ 10 giờ đến 2 giờ chiều, sau lại trả trường cho các em tiểu học, học buổi chiều từ 2 giờ tới 5 giờ. Năm đó tôi học lớp Đệ Thất B3, lớp của tôi ngay cạnh cổng ra vào trên đường Nguyễn Thái Học ngày

nay. Trường có một sân chơi rộng giữa bốn dẫy lớp học, tạo thành một hình vuông vức. Nơi góc sân gần lớp tôi có một số dụng cụ thể dục như parafixe, parallel nằm dưới bóng mát của mấy cội me già. Những buổi trưa hè, trong giờ nhạc của thầy Chung Quân, tiếng hát học trò các lớp hầu như lay động tới những hàng me già này khiến cho đàn chim thành phố đang mơ màng giấc trưa vùng bay tứ tán và hình như đám lá me cũng bị tiếng hát vẳng ra lay động nên rơi lả tả dù trời không gió. Bây giờ trường này có tên là trường cấp 1 (tiểu học) Nguyễn Thái Học, bảng tên Trương Minh Ký là tên của một nhà nho miền Nam có cái nhìn viễn kiến từ cuối thế kỷ 19 cũng đã bị xóa đi. Cũng may ngôi trường này vẫn còn mang tên một nhà cách mạng chân chính đã thành lập một đảng cách mạng tranh đấu cho nền tự chủ của nước nhà. Để viết bản tường trình này cho các bạn, tôi đã trở lại đây để thấy rằng ngôi trường thân yêu của chúng ta không còn một chút dấu tích. Trường đã xây thêm một tầng, sân chơi bị thu nhỏ lại rồi tráng xi măng thành sân giữ xe, chứ không phải sân chơi cho học trò. Những cội me già và cái parafixe, parallel đã biến mất! Bạn nào còn nhớ mấy cô bé chen chúc dưới tàng me, mỗi cô một chỗ bầy cái mẹt bán trái cây như ổi, cóc, mận, me, ô môi, bánh me, khoai mì... Thời xưa mỗi lần nhìn thấy mấy trái ĐSNT 2014 – Page 176


ổi dầm, mấy cái bánh me là tôi thèm nhỏ dãi. Chắc mấy ông bạn già còn nhớ, trường Trương Minh Ký ngày chúng ta học nhờ là một tòa nhà trệt, mái ngói đỏ au dưới các tàn me xanh. Các bạn hãy giữ ngôi trường đó thật sâu trong trái tim của mình bởi vì giờ đây sau khi bị đổi tên, ngôi trường đó cũng bị đổi hình, người ta đã xây thêm một tầng, với mái bằng, nên trông nó giống như một khu chung cư hai tầng cũ kỹ nằm ngang ngược giữa đường Trần Hưng Đạo. Cũng may con đường này chưa bị đổi tên thành Lê Văn Tám là một người vô hình không có thật được bịa ra do nhu cầu tuyên truyền. Sử gia Trần Huy Liệu tác giả của trò đùa này, trước khi chết đã tiết lộ cũng như ủy thác cho sử gia Phan Huy Lê phải công bố sự thật về việc “sáng chế” anh hùng Lê Văn Tám như thế nào? Thế nhưng hiện nay ở bất cứ thành phố nào cũng có một cái gì đó mang tên Lê Văn Tám. Không phải chỉ có một cái tên Lê Văn Tám, mà còn rất nhiều tên lạ hoắc như Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Văn Đậu, Đoàn Văn Bơ, Nguyễn Văn Đường... Tất cả những cái tên này gói ghém niềm mơ ước của những người bị đói ăn kinh niên. Không lẽ những anh hùng xa xưa nhiều lần đã ngăn ngừa giặc dữ của các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên, Thanh, đã giữ vững giang sơn bờ cõi chống trả hàng chục cuộc xâm

lăng từ phương Bắc và đã từng đoạt: Sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan - Thái bình tu nỗ lực - Vạn cổ thử giang sơn lại không có công trạng bằng những cái tên Bơ, Bánh, Đường, Đậu... hay sao? Cách đây vài ngày, tôi đi mua một món đồ điện tử tại siêu thị điện toán Nguyễn Kim (rạp cinema Đại Nam ngày trước), vì không đủ chỗ đậu xe nên thương xá đã liên lạc với trường Nguyễn Thái Học (ngôi trường cũ chúng ta học nhờ) để lấy cái sân chơi ở đây làm chỗ để xe tạm trong những ngày đông khách mà học sinh nghỉ học. Tôi chạy xe vào giữa sân trường và sau khi nhận thẻ gửi xe, tôi bỏ nửa giờ để đi vòng quanh các lớp... Các bạn già ơi! Có lẽ không nên vào thì hơn, vào thì lòng quặn lại, không phải vì trường lớp tiêu điều mà vì những khẩu hiệu la liệt ở các lớp. Đọc nó lên, ta sẽ hiểu tại sao nền giáo dục ở đây xuống cấp quá nhiều và đa số các thầy cũ của chúng ta phải giã từ phấn trắng với bảng đen. Tôi nhớ đã tới bãi đậu xe hồi 11 giờ sáng, có nghĩa là ngày xưa chúng ta đã vào học được một giờ... Lắng nghe nhưng không có tiếng ríu rít của bầy chim sẻ trong các tàng me già, không có tiếng hát của lớp nhạc thầy Chung Quân mà chỉ có tiếng động cơ gầm rú và tiếng động ì ầm của thành phố vọng lại. Tôi vẫn hay đi qua Phan Đình

Phùng ngày xưa, giờ đây là đường Nguyễn Đình Chiểu một chiều; mỗi lần tạt ngang tôi thường nhớn nhác nhìn quanh xem có thấy bảng tên trường tiểu học Lê Văn Duyệt không? Chắc hẳn các bạn già biết tôi định nhắc tới cái gì: Sau một năm học nhờ buổi trưa ở trường Trương Minh Ký, từ niên học 1956 trở đi trường Nguyễn Trãi được sắp xếp học nhờ nguyên buổi chiều tại trường Lê Văn Duyết này. Trọn niên học trước chúng ta không được chào cờ bởi vì giờ học oái ăm vào giữa trưa. Bắt đầu từ niên học 1956 thầy Vũ Đức Thận làm hiệu trưởng, mỗi tuần chúng ta chào cờ một lần đúng vào giờ tan trường của ngày thứ hai (thuở đó chúng ta học một tuần 6 ngày, chỉ nghỉ ngày Chủ Nhật mà thôi). Có nguyên một buổi chiều, lại có văn phòng rộng rãi nên sinh hoạt của Hiệu Đoàn Nguyễn Trãi cũng ngăn nắp hơn vì vậy mà các ông bạn lười, trốn học có chỗ để đi “công xi”. Tôi tin rằng các ông bạn già còn nhớ hồi đó lứa chúng ta chỉ có 3 lớp trong khi trước và sau chúng ta họ có 4 lớp. Tôi muốn nhắc tới một lớp nữ sinh (B4) của trường Trưng Vương gửi qua học nhờ như thế thì hiệu đoàn Nguyễn Trãi của chúng ta cũng oai chán, dù đi học nhờ trường mà vẫn nhường nguyên một lớp cho các bạn Trưng Vương. Lớp nữ sinh này mãi hết năm Đệ Ngũ mới trở lại trường mẹ. Không biết có ông ĐSNT 2014 – Page 177


bạn già nào đã nên duyên với một cô bạn gái của lớp B4 này không?

quan gì tới tôi, và như vậy cũng chẳng cần phải vào làm chi cho thêm một lần đau bụng.

Tôi nhớ cái sân của trường Lê Văn Duyệt rộng mông mênh, mỗi giờ ra chơi hầu như học sinh các lớp nhỏ chỗ thì đánh đáo, chỗ thì ném banh. Ngoài cổng trường, học sinh các lớp lớn xúm quanh mấy xe thịt bò khô, thịt bò viên, xe nước mía, đá nhận... Các bạn ơi hãy giữ những hình ảnh thời thơ ấu đó trong tâm khảm vì giờ đây, ngôi trường tiểu học Lê Văn Duyệt không còn một chút hình ảnh cũ nào! Cái tên đã không còn, cái hồn cũng mất theo luôn. Sau khi vào tận phía trong trường Trương Minh Ký, tôi đứng tần ngần trước ngôi trường Lê Văn Duyệt xưa, giờ đây tên của nó là: Trường Mầm Non Thành Phố 19 - 5. Tôi đã thất vọng và hiểu rằng bảng tên này có hai ý. Một... đây là trường Mầm Non, còn tên của nó là 19-5, cái vẻ ngoài của ngôi trường mầm non đã khiến tôi khựng lại. Các bạn già nhớ bức tường bao quanh trường ngày xưa không? Giờ đây bức tường này không còn, mà thay vào đó là các bức tường của ngôi trường mới như thế có nghĩa là ngôi trường xưa của chúng ta đã bị phá đi và thay vào đó là những kiến trúc xa lạ! Thế thì nó chẳng liên

Thôi thì không vào thì cũng nên đi loanh quanh gần đó cho biết. Tôi nhớ tới xe nước cam bột ở góc Phan Đình Phùng và Mạc Đĩnh Chi (con đường thẳng góc với Phan Đình Phùng này may thay vẫn còn giữ được cái tên), kế đó đường Phùng Khắc Khoan cũng vẫn giữ tên cũ. Nói tới đường Mạc Đĩnh Chi, tôi nhớ tới bãi cỏ xanh bên ngoài tòa đại sứ Nhật. Chính tại bãi cỏ nơi này, một anh bạn lớp B3 của tôi đã đánh nhau với một bạn lớp B1 suốt một tuần lễ liền. Cứ tan học là hai đối thủ được hàng chục bạn cùng lớp hộ tống ra bãi cỏ và xoắn vào nhau quần thảo... Sau cả tuần bất phân thắng bại, cả hai bắt tay hòa. Giờ đây không hiểu anh bạn lớp B1 còn không? Anh bạn lớp B3 của tôi thì đang bị bạo bệnh, một bệnh mà chính y khoa Mỹ cũng đang mầy mò tìm cách chữa trị nhưng anh bạn đó vẫn cứ kiên cường “chiến đấu với bộ mạt chược” một tuần ba ngày. Khi nào phải đi khám bệnh thì đi, hết khám lại ngồi xoa hệt như ngày xưa tuy nhỏ con hơn đối thủ nhưng vẫn lăn xả chiến đấu suốt một tuần đến khi đối phương phải xin hòa mới thôi.

Sau ba năm học nhờ trường Lê Văn Duyệt, đa số chúng ta dù đậu hay rớt trung học vẫn được chuyển qua Chu Văn An. Trường Chu Văn An là một câu chuyện hoàn toàn khác, đau lòng hơn cả hai trường Trương Minh Ký và Lê Văn Duyệt cộng lại nhưng không nằm trong phạm vi của bài viết này, xin hẹn các ông bạn già ở một bài khác cho giai phẩm của Chu Văn An. Năm 1967, trường Nguyễn Trãi của chúng ta được Bộ Giáo Dục cấp kinh phí xây trường mới bên Khánh Hội. Ngôi trường đó giờ đây vẫn còn, nhưng tôi e nó chỉ có phần xác vì phần hồn thì lũ anh em chúng ta đã mang đi, trải rộng ra chín phương trời mười phương đất. Dầu sao thì khi nằm xuống, hồn của chúng ta cũng còn một cái bảng hiệu làm chốn quay về. Trong khi đó các trường khác như Chu Văn An, Pétrus Ký, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Gia Long thì hoàn toàn biến mất cả hồn lẫn xác. Các trường này không may đến độ không còn cả một tấm bảng hiệu để quay về... Sau cùng xin chúc các ông bạn già bẩy bó, các cựu học sinh Nguyễn Trãi niên khóa 19551959 dù sinh sống ở bất kỳ xó xỉnh nào trên trái đất này cũng tìm được an tĩnh trong tuổi già

ĐSNT 2014 – Page 178


Hình 1: Cổng trường Nguyễn Thái Học, hậu thân của trường tiểu học Trương Minh Ký ngày xưa. Niên khóa 1955-1956 chúng ta là những cậu học trò trung học mới tinh hảo, học nhờ buổi trưa ở đây. Cổng này nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cách rạp cinema Đại Nam vài chục thước nhưng trường Nguyễn Trãi chúng ta thường dùng cái cổng trên đường Nguyễn Thái Học. Các bạn già nhìn kỹ xem, có còn chút hơi hướm nào của trường tiểu học Trương Minh Ký ngày xưa không?

Hình 2: Cổng trường cũ trên đường Nguyễn Thái Học. Ngày xưa cổng này cũng to không khác gì cổng trên đường Trần Hưng Đạo, bây giờ nó là cổng phụ cửa đóng then cài suốt ngày.

Hình 3: Còn đây là cổng trường Mầm Non 19-5, tiền thân của nó là trường tiểu học Lê Văn Duyệt, nơi mà lũ chúng ta theo học suốt ba năm liền trước khi được chuyển qua Chu Văn An. Nếu ông bạn già nào còn nhớ thì ngay đằng sau bức tường có tên trường mầm non, ngày xưa là một bụi duối um tùm. Với vài xe thịt bò khô và thịt bò viên núp dưới bóng mát là chỗ mà giờ ra chơi thỉnh thoảng có vài anh lớn, leo lên ngồi vắt vẻo trên bức tường thấp tận hưởng đĩa bò khô hay tán láo đủ thứ nhảm nhí chỉ có trong trí tưởng tượng của tuổi học trò.

ĐSNT 2014 – Page 179


Chi ế c c ầ u k ế t n ố i y ê u t h ư ơ n g Trần Khánh Trung NT 71-78 (viết xong tại Saigon 12/1/2014) uối năm công việc ở công ty rất bận rộn, lại nhận email của chị Ly từ Houston nhờ đại diện cựu HS Nguyễn Trãi đi dự lễ khánh thành 2 chiếc cầu mang tên Nguyễn Đình Khanh ở tận dưới Cà Mau khiến tôi hơi phân vân. Mặc dù là đàn em sau anh Khanh đến 11 năm nhưng tôi đã gặp anh ấy nhân dịp ghé thăm 2 người bạn thân Hữu Quý và Phương Loan ở Houston năm 2011. Thời gian đó, tôi đã được các anh chị cựu HS Nguyễn Trãi ở Houston tiếp đón rất nồng hậu, anh Khanh lúc ấy rất bận rộn vì là trưởng ban văn nghệ của Đại hội Nguyễn Trãi toàn thế giới lần thứ nhất sẽ diễn ra vào năm sau. Hay tin anh Khanh mất chỉ sau Đại hội 2 tháng đã khiến tôi rất bàng hoàng và thương tiếc. Bây giờ, biết được tấm lòng của anh ấy cũng như của các thầy cô và anh chị em cựu HS Nguyễn Trãi đã dành cho người dân nghèo ở Cà Mau mà mình không quan tâm thì thấy rất áy náy, nhưng công việc cuối năm lại bận rộn không thể bỏ được! Chưa biết sắp xếp ra sao thì chị Ánh Tuyết, người đại diện tiếp nhận quỹ để xây dựng cầu ở Cà Mau đã điện thoại nhắc. Chị nói: “Cầu đã xây xong và đưa vào sử dụng ngay rồi, các anh chị xuống ngày nào thì địa phương sẽ tổ chức lễ khánh thành ngày đó không nhất thiết phải đi ngay, qua tháng sau cũng được”. Đề nghị của chị Tuyết ngẫu nhiên đã giải tỏa được sự phân vân của tôi: hoàn tất công việc cuối năm cho xong rồi thu xếp đi Cà Mau vào đầu năm 2014. Đề nghị này cũng phù hợp với kế hoạch của anh Quang Đại, người bạn thân cùng lớp với anh Khanh khi xưa mới từ Pháp về thăm Việt Nam. Thế là 2 anh em hẹn nhau cùng đi Cà Mau ngày 8/1/2014 để dự lễ khánh thành ngày 9/1/2014. Xe của nhóm tôi khởi hành từ 5 giờ sáng với các bạn cựu HS Nguyễn Trãi NT71-78 gồm Đức Hưng, Thu Nguyệt, Xuân Mai và tôi; trong đó Thu Nguyệt và Xuân Mai đã tham dự nhiều chuyến đi từ thiện xây dựng cầu cho nông thôn tại các tỉnh ĐBSCL. Dọc đường, chúng tôi ghé thăm một số chùa chiền ở Sóc Trăng, Bạc Liêu nên mãi 5 giờ chiều mới đến nơi, anh Đại cùng phu nhân là chị Quyên đi xe đò chạy ban đêm đã đến từ 6 giờ sáng, có thêm thời

gian để tham quan Cà Mau cả ngày trước khi gặp nhóm NT71-78 tại khách sạn.

C

Ảnh 1: trái qua phải: Đức Hưng, Xuân Mai, chị Quyên, anh Quang Đại, Thu Nguyệt, chị Ánh Tuyết và Khánh Trung Tối hôm đó cả nhóm được ăn những món ăn rất ngon, đặc trưng của miền Nam do chị Tuyết chọn lựa. Mới gặp chị Tuyết lần đầu, cả nhóm hơi ngại không biết xưng hô thế nào vì trông chị có vẻ trẻ

(ảnh 2). hơn mình, tuy nhiên sau vài lời giới thiệu, chị Tuyết tự khai tuổi của mình khiến mọi người đều bất ngờ: chị đã ngoài 58 nhưng trông thật trẻ và duyên dáng. Tiếp theo là cuộc phỏng vấn chị Tuyết về các hoạt động từ thiện của nhóm, chung quanh việc tiếp nhận và tổ chức xây dựng cầu. Chị cho biết 2 cây cầu Nguyễn Đình Khanh 1 và 2 là cây cầu thứ 110 và 111 mà nhóm của chị đã thực hiện. Trong bữa tối, ĐSNT 2014 – Page 180


mọi người trao đổi về chương trình của buổi lễ lễ khánh thành cầu ngày hôm sau Đến hôm nay chị Tuyết mới biết rõ về anh Khanh qua lời kể của anh Đại. Chị Tuyết nói: “Nếu biết trước về anh Khanh như vậy Tuyết đã chuẩn bị tổ chức khánh thành chu đáo hơn, các anh chị có tấm hình nào của anh Khanh để Tuyết in ra sử dụng cho buổi lễ?” Trung không tìm được hình nào của anh Khanh trên Iphone cả. Chợt nhớ đến Quý, Loan ở Houston, liền điện thoại ngay cho Phương Loan, rất may bạn ấy còn ở nhà chưa đi làm nên đã lục tìm giúp các hình anh Khanh, gởi ngay qua email về VN. Lúc nhận được file hình của Phương Loan đã hơn 9 giờ tối, cả nhóm lại chạy lòng vòng trong thành phố để tìm nơi phóng to ảnh. Cà Mau không phải Saigon nên giờ này hầu hết các tiệm hình đều đóng cửa. Tìm mãi mới được một chỗ người quen của chị Tuyết nhận làm bằng cách “crop” khuôn mặt anh Khanh từ tấm hình chụp chung với các bạn anh ấy, in ra bằng máy in màu laser vì máy rửa ảnh đã ngưng hoạt động từ chiều. Mất khoảng 1 giờ ngồi uống café chờ họ làm xong. Khi họ đưa khung để chọn thì chị Tuyết bảo ở nhà chị có sẵn khung rồi, chỉ cần in hình thôi để chị mang về lộng vào khung là xong. Trung và các bạn nghĩ nên để chị

của anh Khanh trong xe. Sáng hôm sau, anh tài xế đang lui cui lau xe thì tự dưng chiếc taxi chạy ngang vô tình quẹt vào đuôi xe làm trầy một đoạn. Tiếp đó khi cả nhóm đến nhà chị Tuyết để chở giúp các thùng quà tặng học sinh nghèo, lúc bác tài mở cửa xe thì vô tình làm rơi khung ảnh anh Khanh xuống đất. Cú va đập làm vỡ luôn cả kính lẫn khung nhưng bức ảnh vẫn nguyên vẹn. Mọi người đang lo lắng và định tìm tiệm hình để thay cái khác thì chị Tuyết đã mang từ trong nhà ra một khung ảnh để thay thế. Cái khung của chị Tuyết màu sáng hơn và có chút hoa văn khá đẹp. Mọi người nói đùa: “đúng là anh Khanh thích cái khung có hoa văn của chị Tuyết hơn rồi, đã định từ hôm qua mà mọi người không nghe nên hôm nay anh ấy muốn đổi cho bằng được!”. Về nhà kể chuyện này cho bạn Phương Loan nghe thì được biết phong cách của anh Khanh khi con sống là đúng như vậy! Anh ấy thích mọi thứ thật hoàn hảo với nhiều chi tiết hoa văn trang trí hơn. Tôi cảm nhận được sở thích của mình khác với anh ấy và cũng hơi áy náy, không biết anh có giận mọi người đã bỏ quên anh ấy trong xe hôm qua không? Mất khoảng gần 1 giờ để cả nhóm đến được Huyện Đầm Dơi cách Cà Mau 30km sau khi phải lên phà vượt qua sông Ghành Hào.

(ảnh 3). nghỉ ngơi cho khỏe, dành sức cho chương trình ngày mai, lấy khung ở đây cũng được vì giá rất rẻ so với ở Saigon. Cuối cùng thì ảnh của anh Khanh đã được đặt vào khung thật trang trọng. Trung chọn cho anh ấy cái khung kiểu dáng đơn giản, màu nâu xậm. Có một chi tiết rất lạ là tối hôm đó khi về khách sạn, mọi người vội vàng lên phòng và để quên bức ảnh

(ảnh 4 chụp trên phà) Trên đường đi cả nhóm làm quen với anh Thọ, một thành viên của Ban Từ Thiện Phật Giáo tỉnh Cà Mau, người từng định cư ở Mỹ nhưng khi các con đã tự lập, anh trở về VN sống và làm công việc từ thiện. Đã ngoài 60 nhưng anh cũng rất nhiệt tình nhiều năm nay cùng với chị Ánh Tuyết. Đến trung tâm Huyện Đầm Dơi, mọi người phải chuyển qua đi bằng đường sông vào xã Tân Duyệt, nơi xây dựng 2 ĐSNT 2014 – Page 181


cây cầu Nguyễn Đình Khanh. Phương tiện di chuyển bây giờ là 2 chiếc “vỏ lải”, một dạng thuyền chạy bằng máy đuôi tôm, có hình dạng thuôn dài, bề ngang chỉ đủ cho 1 người ngồi trông thật mong manh. Chị Tuyết rất nhanh nhẹn chuyển các gói quần áo và các thùng tập vở xuống chiếc vỏ lải thứ nhất và rời bến, mọi người còn lại xuống chiếc thứ 2. Bạn Thu Nguyệt leo xuống xuồng mà tay chân run lập cập, miệng rên rỉ là mình không biết bơi! Chị Quyên vợ anh Đại thể hiện rõ sự lo lắng trên nét mặt khi phải ngồi trên chiếc xuồng bé xíu, nước mấp mé thành xuồng, có lẽ chị ấy cũng không biết bơi. Anh tài xế Lợi ban đầu cũng định đi theo nhưng khi thấy xuồng có vẻ nhỏ quá liền rút lên bờ quyết định ở lại. Lúc về Lợi mới nói: “sáng nay em bị 2 chuyện xui xẻo, em cũng không biết bơi nên không dám đi xuồng vì... không biết anh Khanh có còn giận em không?”. Ở ĐBSCL này, dù là vùng sông nước nhưng hầu như không ai mặc áo phao khi đi xuồng cả, người ta cho là điềm gở nếu để phao trên xuồng! (ảnh 5)

Chiếc “vỏ lải” rời bến, rẽ nước tiến ra giữa dòng sông Đầm hướng về huyện Tân Duyệt, mọi người lặng thinh, có lẽ đang nao núng khi lần đầu ngồi trên chiếc xuồng mong manh như vậy giữa sông. Mỗi lần gặp chiếc xuồng khác chạy ngược chiều là mọi người lại thót tim vì khi gặp sóng, xuồng lại dập dềnh lên xuống như... muốn lật! Thấy bạn Hưng người bơi giỏi nhất trong nhóm, đang tháo giày và cả vớ ra khỏi chân, tôi ngạc nhiên hỏi: “làm gì vậy? cũng sợ à?” hắn chỉ cười không nói. Đến lúc trên đường về mới giải thích là khi đó hắn muốn chuẩn bị tư thế sẵn sàng để có thể cứu những người không biết bơi nếu lỡ... lật xuồng! Đúng là người luôn lo xa. Tôi đã từng thực tập ở đây hơn 2 tháng thời sinh viên, đã quen với sông nước rồi nhưng

cũng thấy hơi lo vì trên xuồng còn nhiều người không biết bơi nhưng ngẫm lại mình còn lo thì các em bé sẽ còn sợ đến mức nào khi đi xuống qua sông Như vậy thì chiếc cầu Nguyễn Đình Khanh sẽ giúp biết bao trẻ em và người lớn giảm được nỗi sợ hãi này. Suy nghĩ như vậy, nỗi lo lắng trong tôi dần dần chuyển thành sự nôn nao được nhìn thấy chiếc cầu thân thương mang tên người đàn anh Nguyễn Trãi đã khuất (ảnh 6).

Xuồng chạy chưa đến nửa tiếng, vượt qua một khúc cong thì mọi người chợt reo lên: “Chiếc cầu kìa, phải không? Đẹp quá!”. Từ xa, chiếc cầu xinh xắn mang tên Nguyễn Đình Khanh 1 xuất hiện rõ dần. Cầu gồm 7 nhịp vượt qua đoạn sông rộng khoảng 30m với 6 bệ đỡ, mỗi bệ gồm 2 đến 3 trụ beton cốt thép được đúc liền khối với đà và sàn cầu. Mặt cầu có chiều rộng 1.8m đủ để 2 xe máy có thể chạy ngược chiều nhau qua cầu. Đà cầu, trụ cầu và lan can được sơn màu đỏ gạch và trắng chen lẫn trông thật duyên dáng (ảnh 7)

Phía đầu cầu một tấm bảng bằng đá hoa cương được đặt ở vị trí trang trọng khắc dòng chữ “Cầu Nguyễn Đình Khanh 1 - Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon tại USA Thân Tặng” (ảnh 8).

ĐSNT 2014 – Page 182


với họ nên chỉ trong ít phút mọi việc đã hoàn tất. Trước khi ban tổ chức thông báo chương trình bắt đầu, các em học sinh từ trường tiểu học Lung Gừa bên kia sông được các cô giáo dắt qua cầu, xếp thành 2 hàng ngay ngắn để dự lễ (ảnh 11,12). Nhìn

Một bảng tên cầu thứ 2 được gắn ở thành cầu ngay nhịp giữa, có lẽ người thực hiện muốn mọi người dân khi đi xuồng qua đoạn sông Lung Gừa này đều nhìn thấy và ghi nhớ tên chiếc cầu Những lá cờ nhiều màu sắc được cắm 2 bên thành cầu bay phất phới trong gió như đang reo vui trước sự kiện trọng đại ngày hôm nay (ảnh 9). Ở một phía đầu cầu,

người dân đã tụ tập đón chào phái đoàn đại diện và chính quyền xã chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho buổi lễ khánh thành (ảnh 10).

Chị Tuyết nhanh chóng chỉ huy các thành viên của nhóm xếp các phần quà lên bàn, căng biểu ngữ trước đầu cầu. Có lẽ công việc này khá quen thuộc

các em hồn nhiên tung tăng qua cầu mới thấy giá trị to lớn của chiếc cầu này. Nơi đây, cũng có cầu beton trước kia nhưng đã bị sập từ lâu. Người dân ở đây cho biết nếu không có cầu mỗi ngày hoặc họ phải mất thời gian chở con bằng xuồng qua sông để đến lớp hoặc phải thuê người đưa đón qua sông, vừa tốn tiền vừa không an toàn. Sau lời cảm ơn chân thành của đại diện chính quyền địa phương, anh Đại thay mặt cho cả nhóm, đại diện quỹ Nguyễn Đình Khanh phát biểu cảm tưởng. Bằng những lời trình bày hết sức tự nhiên và thân mật anh nhắc lại những kỷ niệm, những đức tính, những tấm lòng vì cộng đồng của người bạn đã khuất và cảm thấy thật vui khi nhìn những em bé tung tăng chạy nhẩy qua cầu cho thấy chiếc cầu đã thực sự mang lại hạnh phúc cho người dân toàn xã. Anh cũng không quên cảm ơn địa phương đã tổ chức dù đơn giản nhưng cũng thật chu đáo buổi lễ khánh thành. Cảm ơn chị Tuyết và Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau đã tổ chức xây dựng thật tốt để chuyển những đóng góp của anh chị em ĐSNT 2014 – Page 183


Nguyễn Trãi hải ngoại thông qua quỹ Nguyễn Đình Khanh thành những chiếc cầu thật giá trị trên thực tế. Khi kết thúc phát biểu, anh Đại được đại diện địa phương trao tặng tấm bảng có ghi dòng chữ “Tấm lòng vàng” mà anh ấy sẽ chuyển về cho GĐ anh Khanh khi quay về Pháp (ảnh 13,14).

đất tại một ngã ba sông, nhờ vậy người dân tại 3 phía của đoạn sông này có thể qua lại với nhau dễ dàng hơn trước (ảnh 17,18).

Các cô giáo tiểu học trong bộ áo dài truyền thống thướt tha ngay sau đó đã xếp hàng ngang trước cầu cùng với dải lụa đỏ để đại diện các bên tiến hành cắt băng khánh thành. Mọi người cùng đi qua cầu và quay lại chụp ảnh lưu niệm trước tấm bảng tên cầu mang tên người anh Nguyễn Đình Khanh. Chiếc di ảnh của anh Khanh luôn được một em HS mang phía trước rất trang trọng suốt buổi lễ (ảnh 15,16). Trước khi di chuyển qua cắt băng khánh thành cầu Nguyễn Đình Khanh 2 cách đó 200m mọi người tập trung phát 100 phần quà cho các em học sinh và dân nghèo. Dù nằm gần cầu số 1 nhưng cầu Nguyễn Đình Khanh 2 bắc qua một nhánh sông khác – kênh Hàng Dừa, 2 chiếc cầu đã tạo nên sự kết nối giữa 3 mảnh ĐSNT 2014 – Page 184


Lễ khánh thành cầu kết thúc, cả nhóm được địa phương mời dùng cơm trưa thân mật tại khuôn viên của trường tiểu học Lung Gừa (ảnh 19,20). Từ vị trí

sân trường, có thể nhìn thấy thấp thoáng 2 chiếc cầu ở 2 phía sông nằm ở vị trí khá quan trọng, kết nối Ấp Tân Trung với các ấp lân cận ở xã Tân Duyệt. Từ nay người dân ở đây có thể đi xe đạp hay xe gắn máy từ nhà ra đến tận trung tâm Huyện chứ không phải dùng xuồng như trước đây. Họ cũng cảm thấy an tâm hơn khi con em mình mỗi ngày không còn phải ngồi trên xuồng đi học nữa. Để có được 2 chiếc cầu quý giá này, phải nhìn nhận những đóng góp không nhỏ của chị Ánh Tuyết và những anh chị trong Ban Từ Thiện xã hội Phật Giáo Tỉnh Cà Mau, những người đã dành nhiều thời gian và công sức để tiếp nhận quỹ, hoàn thành 2 chiếc cầu với chất lượng khá tốt trong điều kiện xây dựng tại Việt Nam. Về giá thành xây dựng, có thể nói nếu số tiền 6 ngàn Mỹ Kim mà quỹ NĐK chuyển về một nơi khác, thì có lẽ chỉ đủ xây được một chứ không phải hai chiếc cầu như hiện nay. Hai người bạn trong nhóm đã xin số ĐT của chị Tuyết để có thể kết nối với câu lạc bộ từ thiện của họ cho những cây cầu tiếp theo vì giá xây dựng cầu ở đây thực sự rất rẻ. Hình như anh Khanh dù ở nơi xa xăm cũng biết “chọn mặt gởi vàng” thì phải. Chia tay người dân địa phương, chúng tôi lại lên chiếc xuồng ban sáng để trở về, chiếc vỏ lải lướt sóng đưa chúng tôi xa dần để lại phía sau chiếc cầu tình nghĩa của người dân Tân Duyệt (ảnh 21, 22).

ĐSNT 2014 – Page 185


Chuyến trở về trên xuồng không còn cái cảm giác lo lắng như lúc đi, thay vào đó là những cảm xúc thật nồng ấm của tôi khi được tận mắt chứng kiến những niềm vui của người dân xã Tân Duyệt tiếp nhận 2

cây cầu mới mà anh Khanh cùng các thầy cô, anh chị em cựu HS Nguyễn Trãi hải ngoại đã dành cho họ. Nhớ lại hình ảnh các em học sinh vui thích tay cầm phần qùa tung tăng bước trên cầu, hình ảnh những nụ cười thật tươi, những nét mặt rạng rỡ của người dân khi đón khách, tôi cảm nhận được sự thay đổi của cuộc sống tại đây đã bắt đầu, chắc chắn nơi này ít năm nữa sẽ trở nên sung túc hơn, cuộc sống của người dân và nhất là các em học sinh sẽ ngày một nâng cao hơn. Chiếc cầu đã thực sự trở thành cầu nối để người dân xã Tân Duyệt vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nghèo khó. Tôi cũng cảm nhận 2 chiếc cầu Nguyễn Đình Khanh đã trở thành sự kết nối yêu thương giữa 2 bờ đại dương, từ những tấm lòng của thầy cô, anh chị em cựu HS Nguyễn Trãi hải ngoại đến với những đồng bào nghèo nơi quê nhà Việt Nam. Hy vọng rằng sẽ còn tiếp nối những chiếc cầu Nguyễn Đình Khanh 3, 4, 5…nữa.

ĐSNT 2014 – Page 186


ĐSNT 2014 – Page 187


ĐSNT 2014 – Page 188


ĐSNT 2014 – Page 189


Cà Phê Buổi Tối Tản Mạn Nguyễn Duy Vinh NT58

Chút tâm tình NDVinh: Năm 2008, Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Canada cho phép những người trên 60 tuổi về hưu sẽ không bị phạt, thế là kỹ sư già NDV đưa cả hai tay và hai chân để tự do bước ra khỏi cửa. Với 15 năm dạy học cộng thêm 20 năm làm nghiên cứu gia, tiền hưu của tôi cũng không đến nỗi nào! Đường mây từ nay rộng mở để vợ chồng lang thang làm international babysitter cho các con ở rải rác khắp nơi trên thế giới và “nợ tang bồng trong trắng vỗ tay reo”. (hình ông ngoại NDV và bé Mai sắp tròn 5 tháng bên Úc châu).

ói là cà phê buổi tối cũng không hoàn toàn đúng! Thực ra là cà phê buổi chiều. Viết thế để chọc bạn Cao Đắc Vinh luôn viết tản mạn và bắt đầu với dòng chữ... “Cà phê buổi sáng”.

N

Trời chiều ở Úc nắng gay gắt, một thứ nắng và nóng kinh hồn! Những hôm trời nắng gắt và nóng như thế, thú nhất là chui vào một tiệm ăn có máy lạnh và gọi ly cà phê đá rồi yêu cầu họ bơm cho một ít “whip cream” làm thành bông hoa trắng nổi bồng bềnh trên miệng ly để vừa nhâm nhi cà phê vừa ngắm cái nắng ghê gớm của Úc Châu. Thứ nắng có khả năng làm cháy vàng những cánh đồng bất tận và có thể tạo những đám cháy rừng kéo dài cả mấy chục cây số thiêu rụi hơn 300 ngàn mẫu

rừng ở New South Wales mùa hè năm nay. Trời thương dân Úc, phái Thiên Lôi cho những cơn mưa rào đổ xuống, dập tắt những đám cháy ấy tuy nhiên lần này, mưa nhiều đến độ nước sông dâng cao làm cho cả vùng Queensland phía Bắc bị lụt nặng... Thôi thì mình cứ tiếp tục hớp từng ngụm cà phê đá, quét vào mồm từng thìa “whip cream” béo ngậy và tạm quên những khó khăn gây ra bởi ông Xanh. Những hôm đẹp trời sau khi đưa thằng Noa (Kiên) đến trường (gọi là trường cho oai chứ đây là một vườn trẻ kiểu mẫu cho các cháu bé từ 1 tuổi đến 5 tuổi), tôi hay “thà thươn” đi xem phố. Phải mở cái ngoặc đơn ở đây là thằng Noa nằm trong nhóm các cháu dưới 2 tuổi. Tiền giữ trẻ mỗi ngày đắt không thua gì vùng Vancouver. Một ngày tốn $85 đô la Úc nhưng được cái chính phủ ở đây trả lại phân nửa. Có con nhỏ ở những nước văn minh thật là cực nhất là khi hai vợ chồng trẻ đều có việc làm. Chồng chạy đằng chồng, vợ chạy đằng vợ sau khi "thẩy" đứa con vào vườn trẻ... Sự hiện

diện của ông bà (ngoại hay nội) ở chỗ các cặp vợ chồng trẻ sinh sống cũng giúp làm vơi đi phần nào gánh nặng nuôi con của họ... Tiếc thay, chúng tôi chỉ làm được mỗi khi có dịp đến Úc thăm con! Mỗi ngày, sau khi cho thằng Noa ăn sáng xong, tôi thủng thẳng đẩy xe đưa nó đến vườn

trẻ, trễ hơn bình thường để bố mẹ nó có thì giờ sửa soạn đi làm và không phải vội vã như những ngày không có người giúp. Sau đó tôi tà tà bách bộ đi xem phố. Thành phố Sydney đẹp lắm. Có những vườn cây rộng thênh thang. Vườn Centennial quả là tuyệt đẹp! Bề ngang khoảng 1 cây số, bề dọc chừng 2 cây số. Có đường dành riêng cho xe đạp, ô tô, người đi bộ hoặc chạy bộ và có cả đường mòn dàng riêng cho những người cưỡi ĐSNT 2014 – Page 190


ngựa. Hàng cây khuynh diệp với lá xum xuê che chở nhiều bóng mát trên đường đi. Khu trung tâm thành phố thì vừa khang trang vừa sạch sẽ. Đi ngang vườn Hyde Park là chúng ta sắp đến nhà hát lớn của thành phố, một kiến trúc đặc biệt, mái nhà sơn trắng nổi bật trên nền trời xanh và biển đậm màu. Tôi cũng muốn có một kỷ niệm với ngôi nhà Opera House này và đã nhờ người qua đường chụp để làm kỷ niệm những ngày lang thang ở Sydney.

Đối diện với nhà hát lớn là chiếc cầu trứ danh, đã được cả thế giới trầm trồ xem những màn đốt pháo bông vào đêm giao thừa dương lịch mỗi năm. Cầu Harbour Bridge: Khi bắt đầu mỏi chân, tôi lấy xe lửa để quay lại Waterloo, vùng nơi các cháu trú ngụ. Xe lửa chạy luôn đúng giờ, sạch sẽ và dịch vụ hoàn toàn bằng điện tử tối tân.

Và bạn có thể lấy xe lửa đi thăm các khu phố đông người Việt Nam như khu Marrickville, Bankstown hoặc Cabramatta v.v...Tôi may mắn đã có dịp đi thăm hết những khu này. Khu Bankstown thì có hiệu phở rất ngon! Khu Marrickville thì tôi thích nhất món bún bò Huế. Lại đôi khi mua thêm bánh dầy bánh giò đem theo ăn trên xe hoặc kêu một ly nước mía ngồi uống ngắm người qua lại và nghe nói tiếng Việt léo nhéo. Có hôm thèm rau muống quá, tôi bèn ghé vào tiệm rau cỏ do người Việt làm chủ và mua một lúc 5 bó rau muống để ăn cả tuần...

cho mình bóng mát khi ngồi ngắm biển, rồi tôi lại tha hồ nghịch cát với thằng Noa như tấm hình lưu niệm ông - cháu cạnh bên. Bây giờ xin tạm ngừng bút, có dịp tôi sẽ tản mạn thêm về đời sống ở đây...

Thân chúc các bạn một ngày vui vì nkvcmmn...

Tù... cả đời

Chung quanh Sydney có nhiều bãi biển đẹp (Coogee, Bondi, Manly, Maroubra, v.v...) trải dài cả chục cây số. Bãi biển gần thành phố nên nếu không có xe hơi, bạn vẫn có thể đi xe buýt hoặc đi tàu (Manly) để ra tận bãi biển. Biển thì đẹp lắm. Bãi Coogee

Một thanh niên đang dạo chơi trong công viên bỗng thấy cô gái rất đẹp đi ngang qua và vì không thể tự chủ trước vẻ khêu gợi ấy nên anh ta đã ôm vội cô nàng hôn một cái. Bị xúc phạm, cô gái liền kiện anh ta ra tòa. Tòa tuyên phạt anh 3 tháng tù. Anh ta ấm ức lắm, nói với vị chánh án: Thưa ông, tôi chỉ hôn cô ấy có một cái mà bị 3 tháng tù thì quá nặng! Ông chánh án trả lời: Như thế là nhẹ cho anh đấy! Nếu chẳng may cô ấy chịu để cho anh hôn thì anh sẽ phải ngồi “tù... cả đời”. Hoàng Trung Vinh NT70 - Sưu tầm

được trồng cây xanh trên đồi

ĐSNT 2014 – Page 191


Trưởng Ban Văn Nghệ Nguyễn Đình Khanh Đại Hội Nguyễn Trãi Thế Giới Lần Thứ Nhất Nguyễn Quang Đại B1 NT60-67 (Viết xong ngày 15 tháng 12 năm 2013. Một ngày cuối thu ngoại ô Ba lê, chạnh nhớ người bạn hiền nên gửi gấm đôi dòng...)

Vừa nhận được thư của cô Đào kim Phụng, giáo sư anh văn trường THNT, cô nhắn nhủ chúng tôi cố gắng tham dự ĐHNT thế giới lần thứ hai sẽ tổ chức tại Orange County nam Cali vào cuối tháng 6 năm 2014 đã làm tôi chạnh nhớ tới cái tháng 6 định mệnh của một người bạn thân. Khi tôi viết những dòng chữ này thì ĐHNT thế giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Houston TX vào ngày 6, 7 và 8 tháng 4 năm 2012 nghĩa là mới vỏn vẹn 19 tháng qua. Có lẽ dư âm của ĐH 2012 vẫn còn giữ trọn niềm vui trong lòng mọi người... Những kỷ niệm tốt đẹp của tình thầy trò và tình đồng môn. Một trong những anh chị em trong BTC Đại hội 1 giúp đem lại thành quả tốt đẹp đó, chúng tôi mạn phép nhắc đến anh: NGUYỄN ĐÌNH KHANH NT B160-67.

Người đã được giao vai trò Trưởng ban văn nghệ ĐH và cũng là người cổ động anh em chúng tôi B1 60-67 tham dự ĐH, anh đã thư riêng từng người và lập quỹ với bạn bè hảo tâm để tạo phương tiện cho những ai không được dồi dào tài chánh đi dự ĐH. Căn nhà riêng của anh chị Khanh đã là nơi tạm trú cho vài anh em cả tuần lễ với không khí đầm ấm, vui nhộn như tuổi học trò thuở nào. Đáp ứng sự cổ động của anh, chúng tôi lớp B1 60-67 đã là lớp có sỉ số lớn nhất ĐH, 20 người từ khắp nơi: Việt Nam, Canada, France và các tiểu bang Mỹ tụ họp về Houston. Cuộc vui nào cũng phải tàn, họp mặt nào rồi cũng chia tay nhưng chúng tôi không thể ngờ đó lại là lần gặp gỡ cuối cùng với Nguyễn đình Khanh. Chỉ hơn 2 tháng sau ĐH vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, anh đã bỏ lại tất cả vợ con, cháu nội, anh em ruột thịt, thầy cô, bạn bè đồng môn, chiến hữu... ra đi mãi mãi. Đại hội Nguyễn Trãi thế giới Houston 2012 đã đánh dấu ngày anh vĩnh viễn chia tay với gần như tất cả mọi người tham dự.

(Hình trên: Khanh cùng bạn bè chụp lưu niệm với Cô Phụng Đại hội Cali kỳ 2 vào tháng 6 năm nay 2014, sẽ kỷ niệm 2 năm ngày Khanh rời bỏ chúng ta, tôi muốn viết đôi dòng để tưởng nhớ một ngưới bạn thân của tôi tuổi học trò, một thời chiến hữu, một thời hoạn nạn đi tìm tự do, một thời tranh sống nơi xứ người để sau cùng vợ chồng anh đã tạo dựng được một mái ấm hạnh phúc gia đình. Nếu chỉ một người viết thì sẽ không đủ để mọi người hiểu rõ hơn về cá nhân anh Khanh, tôi xin mượn những tâm tình của nhiều người đối với Khanh, để nói lên cái đức tính hiếm có của anh. 1. Bài viết nhân ngày tưởng niệm Nguyễn đình Khanh 6/17/2012 của giáo sư Đào kim Phụng :

ĐSNT 2014 – Page 192


Kính thưa quí vị, Chúng tôi rất trân quí cơ duyên đã mang đến cho chúng tôi mối liên hệ với Nguyễn đình Khanh và gia đình NT Houston, một mối liên hệ đặc biệt mà không phải ai cũng có được! Mối liên hệ này nối kết nhiều nhân vật, nhiều cuộc đời có cùng chung một chí hướng, một hoài vọng. Rất tiếc trong buổi lễ tưởng niệm được tổ chức một cách cấp bách này, thiếu vắng một số người quan trọng trong cuộc đời của Khanh, họ đã gắn bó với nhau trong suốt thời gian dài từ tuổi xanh cho đến tuổi hạc. Chúng tôi muốn nói đến những người bạn của Khanh trong nhóm NT B1 60 - 67 mà hiện giờ chỉ có một người đại điện là anh Phạm đoàn Kiểm. Anh Bùi văn Đạo hôm nay không có mặt vì bận việc gia đình phải về CA nhưng trong những ngày qua, từ khi Khanh nhập viện chiều nào sau giờ làm việc Đạo cũng có mặt bên giường bệnh của bạn đến giờ bệnh viện đóng cửa. Đạo đã chứng kiến phút cuối của Khanh trước khi rời Houston một tuần lễ. Nghe những lời Đạo dặn dò tâm sự với Khanh, người chung quanh không khỏi ngậm ngùi trước tình bạn quí báu này. Anh đã viết về Khanh trong bài giã từ với những chứng tích mà chỉ có những người thật gần gũi với Khanh mới có thể có được, nói về một con người đầy lòng nhân hậu, rộng lượng. Khanh đã hết lòng cưu mang những người kém may mắn trên con đường Khanh đi. Chúng tôi xin được phép đọc bài viết của Đạo vì ít người có thể gây được nhiều cảm xúc như thế này... (xin đọc bài viết của Đạo).

Đề nghị thiết lập quỹ xã hội Nguyễn đình Khanh để tưởng nhớ con người đã lưu lại một dấu ấn khó quên trong lòng nhiều người là một đề nghị thật thích hợp với mục tiêu và tôn chỉ của Nguyễn đình Khanh. Khanh đã chiến đấu thật dũng mãnh với thần chết để dành lại sự sống hầu có thể tiếp tục nguyện ước giúp đời của mình nhưng tiếc, thay Khanh đã thất bại! Xin những người thương mến Khanh giúp cho ước nguyện này được duy trì bằng cách đóng góp vào quỹ xã hội Nguyễn đình Khanh. Liên Hương, người vợ yêu quý của Khanh đã yêu cầu bạn bè, thân thích đóng góp vào quỹ này thay cho vòng hoa, phúng điếu. Không những chỉ quí mến các bạn đồng môn, đồng lớp, Khanh còn dành cho thầy cô một lòng kính mến thương yêu có một không hai. Ngày tiền đại hội, trong khi các cựu học sinh khác vui chơi với các bạn của mình thì Khanh, ngoài nhiệm vụ trưởng ban Văn Nghệ, vẫn còn có thì giờ đi lấy thức ăn cho cô An hà Châu và thầy Vịnh, một hành động nhỏ nhưng không mấy người làm được trong một ngày vui bận rộn như thế! Hành động này đã đi đôi với những lời Khanh mạnh dạn tuyến bố khi được VFTV phỏng vấn trong ngày ĐHTG 2012. Những lời này thực sự phát ra từ trái tim của Khanh chứ không phải từ đầu môi chót lưỡi, cá nhân chúng tôi cũng đã tiếp nhận lời nói và hành động gói ghém tất cả lòng quí mến, biết ơn của người học trò bé nhỏ ngày xưa. Cho đến giờ phút cuối, Khanh vẫn còn quan tâm lo lắng cho chúng tôi, bằng cách

nhận uống thuốc giảm đau để có thể nói chuyện với cô giáo cũ... ánh mắt vui mừng khi gặp lại và miệng mấp máy những lời thật chí tình: “em chờ cô từ sáng đến giờ” và bảo vợ hãy “để cho anh được nhỏng nhẽo với cô một chút”, “cô về đi kẻo mệt”... lo rằng tôi không tìm được Khanh khi bệnh viện bắt đổi phòng. Ngoài tấm lòng rộng lượng và nhân hậu đó, Khanh còn là một người vui vẻ yêu đời, sống mạnh sống hùng, sống hết lòng hết dạ nói theo người Mỹ là “he gave it his all”. Điều này thì các em và các bạn của Khanh biết rõ hơn ai hết và sẽ chia sẻ cùng chúng ta. Xin mời... 2. Bùi văn Đạo B1 NT60-67: Các anh chị thân mến: Anh Nguyễn Đình Khanh, người bạn thân thương của chúng ta, đã ra đi sáng nay. Anh Khanh ra đi trong tình thương vô bờ của chị Liên Hương, các cháu, của gia đình hai bên, của các thầy cô, bạn bè năm châu bốn bể. Tuy thân thể anh đã bị cơn bệnh hiểm nghèo ăn mòn, anh ra đi với nụ cười trên môi. Thật là diệu kỳ một vài giờ trước khi ra đi, anh vẫn đánh nhịp cho bạn bè cùng hát chung bài: “Nguyễn Trãi Mái Trường Thân Yêu”. Anh Khanh là thế! Đối với anh, những gì dành cho gia đình, bạn bè là trên hết hơn cả bản thân anh. Ai hiểu được trong những ngày lo chuẩn bị Đại Hội Nguyễn Trãi 2012 cũng là những ngày anh phải cố gắng vượt qua cơn đau mệt mỏi từng giờ, từng phút của thân xác. Anh Khanh là thế! Anh luôn đề cao tinh thần đóng góp của những anh hùng vô danh. Làm

ĐSNT 2014 – Page 193


việc hết mình nhưng luôn luôn đứng sau để dành vinh quang cho người khác. Làm sao có thể nói hết được đóng góp của anh cho sự thành công của Đại Hội 2012. Anh Khanh lúc nào cũng khiêm tốn, khi mệt nhọc đau đớn anh nổi quạu nhưng rồi cũng biết dừng lại chỉ vì mục đích chung. Anh Khanh là thế! Anh là Trưởng Ban Xã Hội của lớp B1 60-67. Anh bao giờ cũng là người đề ra những việc cần giúp đỡ các bạn bè gặp khó khăn và luôn là người đóng góp nhiều nhất nhưng bao giờ cũng âm thầm, không tên tuổi. Trong Đại Hội vừa qua, anh đã tổ chức giúp đỡ nhiều bạn thiếu phương tiện để về Houston; công tâm mà nói, viêc này của cũng nhiều mà lòng thì vô biên. Anh Khanh là thế! Anh ra đi nhưng may mắn là chúng ta đã có cơ hội quen biết, làm việc, chung vui với một con người như anh. Những sinh hoạt chung đã để lại trong mỗi chúng ta bao kỷ niệm đẹp. Đối với tôi, nó đã giúp cho thấy rõ cái Chân Thiện Mỹ để trở thành một con người tốt hơn. Anh là bạn và anh cũng là một người thầy. Được phép của chị Liên Hương và gia đình, để tưởng niệm anh Khanh một vài người bạn của anh sẽ thành lập một Quỹ Xã Hội Nguyễn Đình Khanh. Mục đích của quỹ này là giúp đỡ những học sinh, những người nghèo cô thế. Một trong những người quản lý quỹ này là chị Liên Hương, chị Hương yêu cầu tất cả các bạn bè bốn phương thay vì phúng điếu vòng hoa, xin gởi đóng góp đó về: Tuyết Nguyễn 12315 Pine Brook Drive Stafford, TX 77477

Memo: Quỹ xã hội Nguyễn Đình Khanh. Anh Khanh, anh đã sống cuộc sống thật đẹp, làm tròn bổn phận làm chồng, làm cha. Sống thật, sống đầy tình cảm với anh em, ban bè. Chúc anh lên đường đến chỗ bình an muôn đời. 3. Phan công Đoàn B1 NT6067 Người Bạn Tế Nhị: Như các bạn đã biết đáng lẽ tôi không đi dự ĐHNT Houston 2012 vì vấn đề tài chính eo hẹp nhưng đã nhiều lần Khanh gọi cho tôi để khuyến khích và cho biết đã có vé máy bay rồi... Không những thế, lần sau cùng khi tôi còn do dự thì Khanh đã rành rọt nhấn mạnh với tôi rằng: “Đoàn! Mày hãy đi dự đại hội, đừng lo âu vấn đề tiền bạc, mày sẽ ở nhà tao và tao sẽ chăm sóc mày hoàn toàn từ ăn uống cho đến đi chuyển v..v... Trước những lời lẽ quá ư là chân tình như thế làm sao tôi có thể đành lòng từ chối? Tôi nhận lời đi dự ĐH với Khanh và bây giờ đã không hối hận vì có cơ may gặp lại người bạn hiền ấy mà tôi phải tạm chia tay từ khi rời trường NT vào năm 67... Hôm tôi đến phi trường Houston, Khanh bận đi làm thì chị Khanh (Liên Hương) là người đi đón và đưa tôi về nhà anh chị, sau tôi lại còn có 2 người bạn nữa, Khanh cũng đón về ở chung thế là nhà anh chị Khanh đã là nơi tạm trú cho 3 chúng tôi suốt thời gian ở Houston. Hôm tôi trở về Pháp, Khanh đưa tôi ra phi trường cùng với Chi; đến nơi Khanh nhờ Chi đưa tôi vào check in, anh nói hơi mệt nên ngồi ngoài xe nghỉ một chút... và đó cũng là những

giây phút cuối cùng của tôi với anh. Sau này tôi mới biết là lúc đó anh đã bị căn bệnh đau gan hành hạ nhưng anh đã không muốn để lộ cho tôi biết hầu tránh những thắc mắc và lo âu của tôi trên đường trở lại Pháp. Thật đúng là ngược đời, trớ trêu, một người bệnh đang thời kỳ nguy ngập lại đi chăm sóc một người bình thường như tôi, từng miếng ăn lẫn chốn ở... Tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt kiếp người này những ân tình tế nhị mà anh chị Khanh đã dành cho tôi. Các bạn 60-67B1 thân mến,, Rồi chúng ta cũng sẽ lần lượt ra đi theo con đường của Khanh và chúng ta cũng sẽ mở một đại hội 60-67B1 vui nhộn ở thế giới bên kia cùng với Nguyễn đình Khanh, người bạn vẫn lo phần văn nghệ cho anh em chúng ta đàn ca hát xướng. 4. Lê minh Lợi B1 NT60-67 Hành Trang: Lất phất buồn bã hạt mưa rơi Thương cho số kiếp một con người Mong manh tựa hạt mưa bé nhỏ Rớt xuống trần đời, tan biến thôi. Nghìn hạt nước mưa tuôn như suối Hay ngàn giọt lệ khóc bạn tôi ? Dẫu biết giòng đời tuy ngắn ngủi Lúc sắp xa người, nước mắt rơi. Bạn ơi, thôi hãy yên phận cuối Trở về cát bụi với niềm vui Có bè có bạn hoài thương tiếc

ĐSNT 2014 – Page 194


Hành trang gói nhẹ một nụ cười... 5. Ngô quang Bình B1 NT6067 Ngủ yên đi Khanh: Bàng hoàng, xúc động trước tin Khanh đã ra đi. Dẫu biết chuyện gì phải đến sẽ đến nhưng trong lòng vẫn đau xót vì bây giờ chúng ta đã phải thật sự chia tay vĩnh viễn. Không biết nói gì hơn là đươc gửi lời chia buồn tới chị Hương và gia đình. Mong chị giữ sức khỏe để cùng gia đình, bạn bè đưa tiễn Khanh lần cuối. Bạn bè NT và đám bạn thân 6067b1 sẽ mãi nhớ thương Khanh. Tin rằng Khanh vẫn có nụ cười trên môi và ra đi thanh thản về cõi yên ngàn đời. Trong tâm tình này, xin mượn ý từ emails của nhiều 6067B1 và lời thơ của B1 LMLợi gửi đến Khanh ca khúc “Ngủ Yên Đi Khanh” như một lời tạ từ bạn Nguyễn Đình Khanh. http://phutran.blogspot.com/2012/10/nguyen-i-khanh-ngo-thuy-mien2012_16.html 6. Hoàng trọng Chi B1 NT6067 Hallelujah: Khanh ơi! I went to church, Prayed to Lord, cried for help. I did my best... It wasn’t enough! Now I understand: Lord tried to recruit a faithful server... .and you are simply... The Best I understand... yes, we understand... But dear Lord... It hurts... yes... It really hurts, Why you ?? !! ... Khanh

Khanh ơi, Rất cảm động trong lá thư cuối cùng mày nhắc đến tao, Đại, Bình NTMiên là những người bạn thân thương của mày. Chạnh nhớ đến những lúc ăn dầm ở dề nhà Đại, bù khú ở nhà tao và chuyến đi du lịch đổi đời của anh em chúng mình... Ngày mày từ giã gia đình, anh em tao đã khóc trong bản nhạc gửi về cõi hư vô cho mày: Hallelujah. http://www.youtube.com/watch ?v=RSJbYWPEaxw (Aperçu) I did my best, it wasn’t much I couldn’t feel, so I tried to touch I’ve told the truth, I didn’t come to fool you And even though It all went wrong I’ll stand before the Lord of Song With nothing on my tongue but Hallelujah Khanh ơi, ngủ yên đi nhé! 7. Võ tá Hân B1 NT60-67 Người đã đến: Tuy biết rằng ngày này sẽ đến nhưng khi nhận được tin Khanh vĩnh viễn ra đi sáng nay, tôi cũng bàng hoàng, lòng buồn vô hạn và không cầm được nước mắt! Khanh và tôi vẫn thường liên lạc qua email riêng và điện thoại để bàn về những chuyện của ban Xã Hội lớp mình khi hữu sự và để giúp bạn bè gần xa... Giờ thì chính người bạn hiền của chúng ta lại vừa nằm xuống... Không biết sao dường như có điều gì linh tính khiến tôi ghé vào diễn đàn tối hôm qua và lục lại được 28 tấm ảnh cũ của Khanh để gửi cho Út Tuyết!

Xin chia sẻ những tấm ảnh này với các bạn B1 và xin chúc Khanh thanh thản ra đi trong an bình... Buồn quá, biết nói gì hơn! http://www.youtube.com/watch ?v=5chPV44jgSI Trân quý gửi về hương linh bạn Nguyễn đình Khanh với niềm tiếc thương vô bờ. 8. Đàm trung Thang B1 NT60-67 Bằng hữu là tất cả : Tới hôm nay em vẫn chưa hết bàng hoàng là Khanh đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ còn cơ hội cười đùa với các bạn từ hơn nửa thế kỷ nay nữa... thật đau đớn vì bạn luôn coi tình bằng hữu là tất cả, giờ tới tuổi có thể gặp lại nhau thường hơn để sống lại cái thời xưa vui nhộn ấy thì bạn lại vội vã ra đi... mới hơn 2 tháng trước khi gặp lại, tay bắt mặt mừng bạn đã nói « trông ông fit lắm », tôi đã hiểu ông bạn mình đã làm tất cả những gì có thể làm cho bạn bè quên cả bản thân và gia đình. Khanh ơi, cầu chúc cho bạn được mọi điều tốt đẹp ở cõi trên, hãy vui chơi cùng với TQBằng, NHHải, PNPhúc... như thời còn ở sân trường Nguyễn Trãi ngày xưa nhé ! Hãy hiểu là không bao giờ các bạn ra đi trong lòng chúng tớ dưới này, chẳng bao giờ quên được những lần tụi mình cùng nhau cúp cua đi phở Mai, café Thu Hương, tụ họp học hành vui chơi ở 53 TQCáp... Bye Khanh ! 9. Trần bách Hợp B1 NT60-67 Nhắn bạn : Xúc động và nghẹn ngào nghe tin Khanh đã ra đi, vẫn biết ngày ấy sẽ đến khó tránh khỏi

ĐSNT 2014 – Page 195


nhưng sao trong lòng cảm thấy một nỗi đau đớn, mất mát lớn lao. Tiếc thay, tôi đã lỡ dịp gặp Khanh lần cuối! Ngày hôm nay, tôi chuẩn bị cho chuyến đi Houston vào sáng sớm thứ bảy thì nhận được hung tin, cầm tấm bản đồ in sẵn địa chỉ nhà thương, địa chỉ nhà Kiểm cho chuyến đi mà đau đớn xót xa. Kiểm ơi. Tôi đã lỡ... Sorry Khanh, sorry Khanh. Tôi biết ông vẫn còn ở đây trên diễn đàn này và nhất là luôn luôn ở trong lòng những thằng B1. Xin cám ơn tất cả những gì ông đã làm cho chúng tôi. Khanh ơi tôi nhớ ông! Vĩnh biệt Khanh. 10. Phạm mỹ Lộc B1 NT60-63 Mây : Nắng tắt bên hiên nhà. Từng hàng mây trắng bay. Gió cuốn lá tơi bời. Dầm dề mưa vẫn rơi. Biển, trùng khơi dậy sóng. Vần vũ cơn mưa dông. Vầng trăng xanh lẩn khuất. Bầu trời đen mênh mông. Linh hồn xưa năm tháng. Có hẹn nhau trở về. Thuyền ơi ! sóng xô, Bạc đầu rồi! Cuốn trôi một kiếp người. Cuốn theo thuyền chơi vơi.

Cuộc đời là như thế. Một dòng trôi miên man. Không biết đâu khởi đầu. Không biết đâu là dứt. Ngàn năm mây vẫn bay. 11. Trịnh Tùng B1 NT60-67 Kỷ niệm vàng : Hôm nay đi xa thì lại được hung tin Khanh đã ra đi. Tụi này rất xúc động và vô cùng thương tiếc người bạn hiền. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng khi thật sự xẩy ra thì vẫn bàng hoàng ngỡ ngàng. Nhớ lại chỉ mới gặp nhau hơn 2 tháng mà bây giờ đã chia tay vĩnh viễn. Không ngờ lần gặp Khanh ở Houston lại là lần cuối. Dư âm vẫn còn mà người không còn nữa! Tôi tin chắc Khanh ra đi nhưng lòng được thư thái, mọi chuyện toại nguyện. Bây giờ người ở lại ai cũng nhớ Khanh, một người bạn hiền. Mong Khanh sang miền đất mới được thanh tịnh. Hôm nay được hung tin Khanh vừa khuất Lòng đau buồn dạ đau đớn biết bao Mới vừa đây còn háo hức đón chào Mà ngày nay đã chia ly hai ngã

Tình ơi ! lá rơi, Vàng đời rồi! Có bay về cuối trời. Đá rêu nằm yên vui.

Như sương sớm tan biến đi nhanh quá Mây chiều tà đã gác bóng về xa Người ra đi không còn chút nề hà Kẻ ở lại xiết bao ngàn nhớ tiếc

Có khi là trăm năm. Hẹn nhau nơi bến cũ. Từ cõi nào xa xăm. Xôn xao hương xưa nồng. Tiếng cười reo phố nhỏ.

Khanh mang đi một tấm lòng tha thiết Mây phủ đầy đan mầu tím miên man Chúng bạn bè đau thương nhớ

muôn vàn Còn đâu nữa dáng dấp người thân ái Khanh để lại tình bạn bè đẹp mãi Kỷ niệm vàng sẽ ghi khắc chẳng phai Dù thời gian qua năm tháng dông dài Trong tâm khảm còn tình thân bất diệt 12. Nguyễn thảo Ly NT74-76 Qũy xã hội NGUYỄN ĐÌNH KHANH : Anh Nguyễn Đình Khanh NT60-67 cư ngụ và mất tại Houston 15 tháng 6 năm 2012 sau đại hội Nguyễn Trãi thế giới vì bệnh viêm gan. Anh là thành viên của Ban đại diện Gia đình Nguyễn Trãi Houston và cũng là Trưởng ban Văn nghệ của Đại hội thế giới kỳ 1. Thời sinh tiền, anh cũng là Trưởng ban Xã Hội của lớp 6067B1, luôn hết lòng giúp đỡ đồng môn không kể xa gần, cùng hay khác niên khóa của mình. Do đó, khi anh mất giáo sư Đào kim Phụng khởi xướng lập ra quỹ xã hội mang tên anh với đóng góp của các giáo sư và đồng môn Nguyễn Trãi. Và còn nhiều, còn nhiều lá thư, những cảm nghĩ khác viết về Khanh của bạn bè 60-67B1 cũng như các thân bằng hữu đã gặp và biết Khanh nhưng tôi không thể trích dẫn hết ở đây. Một lần nữa xin chúng ta hãy lắng nghe bài hát “Ngủ yên đi Khanh” để lại như một lời chia tay, như ru anh ngủ trong cõi yên ngàn đời.

ĐSNT 2014 – Page 196


13. Nguyễn quang Đại B1 NT60-67 Tâm từ thiện: Tất cả bạn bè 6067b1, tin tưởng rằng Khanh đã yên lòng mỉm cười ra đi, toại nguyện với những gì Khanh đã làm cho gia đình, bạn bè, đủ lễ đối với Thầy Cô và đã thực hiện xong cái Tâm từ thiện của chính mình. Hình ảnh Khanh còn mãi trong tâm tư của mọi người. Ra đi yên bình nhé... Khanh ơi!

Cầu Nguyễn Đình Khanh 1

Cầu Nguyễn Đình Khanh 2

ĐSNT 2014 – Page 197


MỘT NGÀY NGUYỄN TRÃI Hồi ký cô Đào Kim Phụng

ường như nghiệp duyên đã gắn liền tôi với lớp học sân trường và nghề dạy học. Mẹ tôi mất sớm. Đêm cuối cùng trước khi giã từ chúng tôi, mẹ tôi bắt tôi phải hứa sẽ chăm sóc việc học hành của các em. Là một con bé vừa tròn mười tuổi, tôi không biết phải làm gì chỉ biết nghẹn ngào nhận lãnh trách nhiệm. Anh cả tôi được gởi sang Pháp du học vài năm sau đó, chỉ còn lại tôi và ba em nhỏ. Để quên nỗi buồn phiền và sự sợ hãi vì mất cả bầu trời, tôi vùi đầu vào sách vở. Chị học, các em cũng học theo, chúng tôi kiểm soát bài vở và thúc đẩy nhau trong việc học hành.

D

Năm tôi học lớp Năm, để chuẩn bị cho chúng tôi thi tiểu học và thi vào các trường trung học, ngoài giờ học trong lớp, cô giáo bảo chúng tôi đến nhà để cô kèm thêm bài học và toán. Cô giáo cần một người phụ tá kiểm soát bài vở và tôi là người bị chọn làm công tác ấy. Tôi là cô giáo tập sự từ năm lên mười một tuổi. Sau bậc trung học tôi theo gương tận tụy hy sinh của thầy cô cũ và sự thôi thúc rủ ren của bạn bè, nhắm mắt đưa chân thi vào Đại Học Sư Phạm. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp: cầm trong tay sự vụ lệnh và giữ trong tim lời cam kết phục vụ các trường công lập mười năm. Không phải

chỉ mười năm, tôi gắn bó với lớp học sân trường, và tuổi trẻ cả quãng đời còn lại. Cơn hồng thủy 1975 cuốn tôi và gia đình từ bờ Thái Bình Dương bên này sang bờ Thái Bình Dương bên kia. Trường đại học Iowa State University cùng thầy bạn cũ đã cưu mang chúng tôi trong những ngày tháng đầu bơ vơ lạc lõng. Vô gia cư, vô nghề nghiệp, tôi tưởng nghề dạy học của tôi đến đây chấm dứt. Không ngờ trường ISU cho tôi một chân dạy ESL ( English As A Second Language) cho sinh viên quốc tế trong nửa năm. Tôi được dịp gần gũi và giúp đỡ các sinh viên cần thêm tiếng Mỹ để theo học ngành chuyên môn của mình. Một sự thông cảm thật sâu đậm giữa những người xa xứ mang cùng một hoài bão xây dựng tương lai. Ngoài công việc nầy tôi còn vào trường các con tôi, giúp giáo chức Mỹ xếp lớp và dạy dỗ đám học sinh Việt Nam còn ngơ ngác. Nha học chánh vùng nầy thấy có người tự nguyện và làm được việc nên chánh thức thuê tôi hợp tác với những trường có học sinh tị nạn. Cả hai việc làm cũng không cho phép chúng tôi đủ sống với số lương ít ỏi. Sau khi hai đứa con của chúng tôi và các trẻ con Việt Nam bắt đầu quen thuộc với trường học và ngôn ngữ, tôi trở lại trường ISU

học về Computer Science. Gia đình tôi bốn người đều đi học cả. Ngành tôi đang theo học bắt đầu một cơn sốt lớn vài năm trước thập niên 80. Ba tháng trước khi ra trường chúng tôi đã được nhiều công ty chiếu cố với nhiều hứa hẹn thăng tiến nghề nghiệp và tài chánh. Sau hai mươi bảy năm trong ngành IT (Information and Technology), tôi chán làm việc với cái máy, xin nghỉ hưu và mơ về đường xưa ngập tràn kỷ niệm... Tôi đến với các em khi còn tự do như làn gió nên người tình đầu cũng là người tình cuối của tôi phải điêu đứng với các em. Dành dụm được một số tiền nhỏ, anh chàng mua một chiếc xe hơi cũ, hồ hởi đến đón tôi trước cỗng trường. Chuông reo báo hiệu giờ học chấm dứt, tôi thong thả bước theo làn sóng người tuôn chảy ra cổng. Chàng đang ngồi trong xe chờ đợi, chợt nhìn thấy bóng tôi anh vội vàng nổ máy khi tôi bước vào xe. Trời xui đất khiến thế nào mà xe cứ rú lên vài tiếng rồi nghẹn ngào im bặt. Các em bu quanh xe reo hò bàn tán. Xe lại ho thêm một tràng nữa rồi đứt hơi. Đám người bên ngoài càng đông và ồn ào hơn. Một phút thành thiên thu! Tôi nhắm mắt niệm thầm một câu kinh. May sao Trời thương người hoạn nạn. Xe khọt khẹt ĐSNT 2014 – Page 198


thêm vài tiếng rồi dùng dằng rời khỏi đám đông. Mất hút vào cuối nẻo đường không hẹn ngày trở lại. Chàng lẹ làng bán chiếc xe cà tàng như muốn vứt đi một vật đáng ghét. Một kỷ niệm khó quên đã được ghi khắc trên đường Hồng Thập Tự vài năm sau. Đang bước nhanh trên đường tôi bỗng thấy một chiếc xe Vespa lướt qua rồi vòng lại sát lề đứng chờ tôi đến gần. Một thanh niên tuổi trạc em trai tôi cất tiếng: “Thưa cô, cô còn nhớ em không? May quá, em sắp rời Nguyễn Trãi vào quân trường mà được gặp cô để từ giả thì không gì hạnh phúc hơn”. Tôi nhìn tráng sĩ ra đi, ngập ngừng gởi gấm tình thương trong câu chúc lành: “Xin em bão trọng. Chúc em đi bình an và cầu mong được gặp lại”. Tôi rưng rưng nhìn theo bóng chàng tuổi trẻ (vốn dòng hào kiệt) cho đến khi xe mất hút để lại đàng sau một đám bụi mờ. Trong số những người tôi được gặp lại sau nầy có em không? Em ra đi bảo vệ quê hương và còn rất nhiều thanh niên đã ra đi để tôi và những người khác được yên lành. Thử hỏi đã có bao nhiêu chinh nhân trở lại? “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”. Thế nhưng... “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây cuối trời”. Duyên nợ còn dài tôi lại được gặp những hình bóng thân yêu ngày cũ đã đi qua đời tôi và quay lại nuôi dưỡng tâm tư tôi trong những tháng năm còn lại. Cây đa bến cũ con đò

khác đưa. Vâng, vai trò bây giờ đão lộn. Ngày xưa tôi chấm điểm, phê vào học bạ để cổ võ, khuyến khích, thúc đẩy các em và làm cho việc du học tiến thân của các em được suôn sẻ bây giờ thì ngược lại...

những đóa hoa tâm linh nhiều hương sắc.

Hôm nay vai cua cô đã đở đau nhieu chua? Khi di boi Co co thay tro ngai gi khong? Co co con phai dung thuoc giam dau khong? Chac la Co van con phai lam Physical Therapy. Co nho la dung khieng nang hay overuse ben tay bi dau trong thoi gian nay, vi khop vai can thoi gian de phuc hoi chuc nang.

Co hien dang co nhung ngay that vui ve, am ap ben dam hoc tro cu~, mo+'i o Houston. Hoc tro cu nhac lai lan dau Co "xuat hien"- nguoi nu giao su xinh dep, tre trung lam lu hoc tro cua truong nam thua ay lao xao, rung dong. Cac anh noi bay gio Co van dep xinh. Rieng dam hau sinh cua tui em cung duoc chia phan- nhu dan con gai vay quanh nguoi Me. boi Co that hien hoa, than thien, tre trung. Khong co chut khoang cach nao du rat nho ngay tu giay phut dau tien hoi ngo cung Co.

“Cô Ph. đến, cô Ph. đến”. Tiếng reo hò từ bãi đậu xe vọng vào đại sảnh của nhà tiệc chẳng khác gì tiếng reo hò ngày xưa trong sân trường Nguyễn Trãi đường Phan đình Phùng. Âm hưởng lần hội ngộ đầu tiên với nhóm NT57 năm 2007 đánh dấu một chương mới trong quyển sách đời tôi. Các anh em lần lượt đến với tôi trong tình thân thiết, một thứ tình thầy trò trong sáng, nhẹ nhàng mà người cho kẻ nhận đều cảm thấy mình giàu thêm. Cũng như cô giáo Thompson và cậu học trò lớp Năm Theodore Stoddard được trùng phùng trong hạnh phúc nhờ vào niềm tin bất hoại họ gửi gấm cho nhau trong ngày tháng xa xưa: “Cố lên em, em sẽ khắc phục mọi chướng ngại”, “Cô mãi mãi là cô giáo tuyệt vời của em”, chúng tôi cũng đã khuyến khích nhau làm tốt trong vai trò của mình. Giờ đây gặp lại nhau chúng tôi tiếp tục nuôi dưỡng niềm tin và tặng cho nhau

Những lời hỏi han, an ủi, khích lệ tinh thần phát xuất từ trái tim đầy ấp tình thương sau năm mươi năm gặp lại sao mà quí báu thế!

Muội cứ giục Cô mau về Houston đặt "tổng hành dinh" để đám học trò của Cô có cơ hội cùng nhau quay quần nơi mái ấm của Cô. Vẫn là Cô, vẫn nụ cười trìu mến/ Tâm thiện lành đến với cả thân sơ. Nhận nơi Cô niềm an ủi vô bờ/ Câu hỏi thăm và những lời nâng đỡ. Học trò Cô thoạt đầu còn bỡ ngỡ/ Sau cảm nghe lòng Cô quá đơn sơ. Cô chia sẻ ân tình người Nguyễn Trãi/ Dẫu xa xôi, Cô vẫn đến… không ngờ. ...Vay Em kinh tin den Hai Co de biet la nhung ten hoc tro ngay xua cua Thay Co "mang danh Quy Quai" the ma nay lai duoc nhu the nay!!!!!!!!!! xin ĐSNT 2014 – Page 199


Hai Cô mung cho cac nguoi hoc tro nho be ngay nào cua Cô nhé.................... Em xin kinh chao Hai Cô va luon chuc Hai Co duoc van an./CO GIAO CHUNG TA SAO TRE THE CU TUONG LA TIEN MOI GIANG TRAN BAN BE HI HA VUI HON TET THAY CO BAN HUU MOT DEM VUI! MERRY CHRISTMAS JOY,PEACE, LOVE, GOOD HEALTH, HAPPINESS IN 2008. Cô già rồi không xông xáo như xưa được nữa, chỉ mơ ước làm một luồng gió dưới đôi cánh của các em (a wind under your wings), hỗ trợ tinh thần và thúc đẩy các em thực hiện việc làm cao đẹp trong một tầm vóc rộng lớn hơn, có tổ chức và quy cũ hơn: Chúng ta hãy cùng nhau lập Nguyễn Trãi HS Foundation... Xin con cháu Nguyễn Trãi noi gương tiền nhân phá tan giặc "dốt", giặc "ngu", đem ánh sáng trí tuệ đạo đức về cho nền giáo dục VN hiện đại... Cô đang ao ước và mong đợi các nhóm nhỏ xóa bỏ những ranh giới tưởng tượng để mình có thể sum họp trong đại gia đình. Đã đến lúc các nhóm nên đứng lại với nhau trên một bình diện rộng lớn hơn. Những trường khác đã làm được việc nầy, các em có tự vấn để biết vì sao chúng ta chưa làm được việc nầy không? Các em biết sự chia xẻ làm tăng hạnh phúc và giãm khổ đau gấp bội. Hợp quần gây sức mạnh em ơi.

I am so moved while reading the letter you wrote cho cac anh em NT (qua anh MDT). Co^ o+i co^ la` mot Co^ Gia'o co' tam ho^`n va tinh thuong cua Co^ voi que huong no the hien qua nhung do`ng chu+~ that don gian nhung khong kem phan sau xac. Em se san sang ho^~ tro bat cu cong viec na`o ma NT HS Foundation can den em. Em rat thong cam voi nhung uoc mong, nhung hoai bao cua Co, va chinh cu~ng voi nhung ly tuong ddo ma em dda tro ve voi truong NT . The nao roi thi nhung mo uoc cua Co va cua chúng em se thanh tuu. Chi co ddieu la con dduong phai trai qua dde ddat dden muc ddich ddo co`n kha' da`i. Mà dài thật, nhưng lo gì chiện lẻ tẻ đó . Các em sẽ tiếp nối, cô biết mà. Em co nhieu ky niem voi co lam nhung khong biet la co co nho duoc hay khong? 43 nam truoc ngay ma NT moi don qua Khanh Hoi. Thua do em Hoc DE TAM Con duong vao Truong vua moi dap con that lay loi ,em la cau hoc tro li lac chuyen mon doi co o cong truong de cho co qua con duong sinh lay do. Em nghi the nao co ngay co se nga va em muon la nguoi đau tien.... Cô không ngờ người hoc-trò bé nhỏ nhất quỉ nhì ma của cô ngày xưa bây giờ là một trượng phu quân tử. Nói một lời xin lổi trong khi mình không có lổi là

một việc không phải ai cũng làm được. Đó là thái-độ của một người có tấm lòng thênh-thang rộng-mở, tấm lòng từ-bi vô-ngã của bậc Bồ-tát, cô xin nghiêng mình bái phục. “Nhịn một chút sóng yên gió lặng, Lùi một bước biển rộng trời cao”. Cái giận làm mình bức rức khó chịu vì vậy mình nên thương mình trước hết. Tha-thứ cho kẻ khác chính là mình làm ơn cho mình đó em. Khi mình có không gian và thời gian để nhận xét một việc gì thì mình thấy rõ hơn và cảm nhận được cái bản chất không đáng kể của nó. Được đọc bài viết của Cô thấm thía quá .Nguyễn Trãi có "Cà phê buổi sáng" và bây giờ có thêm "Thiền Định cuối ngày" là đủ một ngày vui . Sướng quá . Thưa cô, từ khi về hưu đến giờ em chỉ làm những việc em thích. Và đón cô là một trong những việc nầy. Cô đừng lấy taxi em xin đưa đón cô dù sớm hay muộn. Sở dĩ ta khổ đau vì ta thường đồng nhất ta với điều bất như ý nên bị nhận chìm. Hãy ngồi trên bờ mà nhìn chúng nó trôi qua, đừng nhảy ùm vào giòng sông cảm thọ mà bị trầm luân khổ ải. Khi cơn giận nỗi lên, hơi thở bắt đầu dồn dập, thì ta ngồi lại, thở vài hơi thật sâu và chậm(ghi nhận sự vào ra của hơi thở) để điều phục nó. Khi hơi thở đã được điều hoà thì cơn giận cũng đã dịu xuống và nguôi đi. Bấy giờ ta sẽ nhìn sự việc một cách công bằng đứng đắn ̣( như thị: ĐSNT 2014 – Page 200


as is : có sao thấy vậy ) và sáng suốt hơn. Con hy vọng các anh chị NT mình có dịp "khám phá" sâu thêm "tia sáng" tâm linh cô đang nhóm lên trong lòng mổi người, trong đó có cả con.". Xin de nghi cac ban NT de danh bai nay cho Dac San NT 2014. That la mot thiet thoi khong it cho chung ta vi Co Kim-Phung da chi day Anh Van ma khong day them hai mon Viet Van va Triet ! Em quay đầu trở lại và đến ngồi trên một tảng đá, thầm niệm một bài chú. Vừa niệm dứt câu, một ngọn gió lạnh buốt chợt thổi ngay vào mặt. Dường như có ai đó muốn nhắn nhủ em điều gì: “Em phải trở lại đây, cũng trên phiến đá này, hãy ngồi lắng tâm nghe tiếng thác đổ cùng tiếng sóng cuồn cuộn chảy mà chiêm nghiệm thử những gì đang cuộn nổi trong lòng em”, tiếng gió thì thầm... Đúng đó em ơi. Hãy ngồi lắng tâm cho đến khi nào em thấy sóng là sóng và ta là ta thì sóng sẽ không còn cuồn cuộn trong lòng nữa. Nhưng khi đến lúc mình làm việc lành mà không chấp vào đó và coi như một việc tự nhiên phải làm thì sẽ không còn nghiệp nua". Cô ơi, câu nầy hay quá, em thương cô. Cô chỉ làm việc nhóm lửa còn thêm c̉ủi và thổi cho lửa cháy bùng là phần việc của mỗi người. Cô nhắc nhở phương tiện để giúp các em giữ được sự an vui trong cuộc sống, có một

chiếc áo giáp để an nhiên đi giữa cuộc đời, không đánh mất mình và đánh mất người thương. Đây chỉ là những bước đầu căn bản thôi. ...Nhưng khi vừa đọc xong phần bên dưới: em cảm thấy thích câu nói hay: “không đánh mất mình và đánh mất người thương” vì đó là phương châm để em tiếp nối những gì mà suốt đời em từng làm để giúp người nhưng chẳng bao giờ tìm ra hài hoà! và đôi khi cũng chẳng hài lòng với chính mình! Cám ơn cô đã giúp chấp ý cho cách sống. Kính và thương Cô (thương với Dấu Lặng và cái nắm tay một người Thầy, một người Chị, một bạn tu, rất ngọt ngào dễ thương). Cô kính mến, Tình thương của Cô cũng giống tình thương của Mẹ, Thế nên ngảy của Mẹ cũng là ngày cũa Cô. Nhân ngày của Mẹ, chúng em xin kính chúc Cô A Wonderful and Happy Mother Day Co kinh thuong, Em van theo doi cac emails cua Gia Dinh Nguyen Trai va cua Co gui cho cac anh chi NT. Em rat vui suong khi duoc doc nhung emails cua cac anh, chi viet, to long nguong mo va thuong qui Co. Em nghi khong phai tat ca moi nguoi lam trong nganh giao duc deu nhan duoc su biet on cua hoc tro, cung nhu long thuong va su qui trong cua nhung nguoi da qua mot thoi gian minh diu dat hay dao tao.

Em that may man duoc la hoc tro cua Co va duoc gap lai Co o vao tuoi nay. Khong hieu tai sao em rat hay nghi den Co, mac du em khong thuong viet email cho Co, vi em biet Co cung ban nhieu viec hay sinh hoat khac. Những tháng ngày còn ở lại quê nhà chịu sự đọa đầy, và những năm đầu trên đất Mỹ đã phải phấn đấu vất vả để trở lại nghề cao quí, em đã phí sức rất nhiều và lâu ngày chầy tháng những nhọc nhằn đó bắt đầu ảnh hưởng vào sức khỏe của em. Slow down to smell the roses before it's too late. Lười đi em, thỉnh thoảng phải cho phép mình lười để hồi phục sức khoẻ. Em se co gang de y den suc khoe cua minh hon. Tôi không học anh văn với cô Ph. và chỉ gặp cô lần đầu ở Đại Hội Nguyễn Trãi Houston 2012 khi đến đón cô ở một căn nhà đường Bellaire cùng với một người bạn... Dĩ nhiên, cái bề ngoài giản dị ở phút ban đầu ấy đã vẽ nên chân dung của cô trong tâm hồn tôi. Sau này, khi quen biết, có nhiều dịp tâm tình với cô và đọc những câu truyện cô viết... tôi mới hiểu cái bề ngoài đơn sơ ấy là tấm kính chiếu rọi tâm hồn cô từ trong ra ngoài... Cám ơn anh đã chia xẻ một bài viết về cô thật đẹp. Hóa ra cả anh và PQ cũng đều không được học với cô. Tôi học với cô môn Anh văn (sinh ngữ phụ) hai năm Tam, Nhị và cách đây mấy năm nhân dịp họp mặt nk 61-68 tôi tìm lại được quyển học bạ năm đệ Tam và mới nhớ là cô ĐSNT 2014 – Page 201


chấm tôi đứng nhất môn Anh văn của cô trong một kỳ thi lục cá nguyệt. Nếu anh hay các học sinh NT cũ được nghe cô kể về tuổi niên thiếu của cô - như cô đã kể cho tôi nghe khi cô gọi phone chia buồn với tôi lúc nhà tôi mất Tôi không nghĩ có một tên học trò Nguyễn Trãi nào còn dám "chọc phá" cô hay những tên cứng đầu nhất trong trường chắc cũng phải rưng nước mắt ! Theo cô được biết thì chỉ có Chiển, NDVinh và Chính là có học với cô, thế mà các anh em B4 còn lại cũng vui lòng 'adopt' cô, khiến cô vô cùng cảm động. “May mà có (các) em đời còn dễ thương”. Here it is : just to share with you, another award (this time at the NRC level ! letter I received today from the NRC's President Office, attached). I am fulfilled ! more free lunch to come for me (I hope) :-) ! Cô sẽ thưởng gi` cho em Co^ ? Kinh thưa quí vị, việc tổ chức ĐH khởi đầu bằng một đốm lửa mong-manh trong lòng chúng tôi. Đốm lửa nầy được gia-đình NT Houston thấp sáng lan-tràn khắp nơi và hôm nay đã trở thành một đêm hoa-đăng vũ hội, màu sắc rực-rỡ, âm-hưởng tuyệt-vời . Xin giới thiệu với quí vị một vị thầy khả kính đã âm-thầm đứng bên chúng tôi trong những ngày qua, g/s Phạm Cường. Và cũng xin được giới thiệu với quí vị những người đã viết nên trang sử đầu tiên của ĐHNT thế giới 2012... Ngày 15 tháng 6 năm 2012 (9 tuần sau ngày đại hội ) Nguyễn

Đình Khanh từ giã gia đình và thầy bạn để về trong vòng tay thương yêu của Chúa. Anh lưu lại trong lòng mọi người một khoảng trống khó lấp đầy. Bất kể sự đớn đau của thân xác bệnh hoạn, Khanh chu toàn trách nhiệm trưởng ban Văn nghệ và cống hiến cho đại hội một chương trình vô cùng đặc sắc... Chúng ta thật may mắn có một vị giáo sư luôn dành thời gian quan tâm săn sóc và yểm trợ

tinh thần cho các học trò đang gặp hoàn cảnh sức khỏe không được bình thường.(Mới cách đây không lâu cô đã dành thời gian thăm viếng yểm trợ tinh thần cho gia đình anh Nguyễn Đình Khanh,TX...).N H Chương. ...Hôm nay, tôi lại được đọc lá thư tản mạn của “Cô giáo của Chương” Lá thư chính nó cũng đang khóc vì tác giả viết trong hoang mang... Hoang mang nhưng người đọc đọc được tâm tình chân thật của cô giáo ngồi thiền lúc tiễn đưa người học trò của mình. Tôi đã đọc nhiều lần bức thư này, cảm

xúc dâng theo những dòng chữ... Tôi nhìn thấy cô trước

mặt với những dòng lệ trên má trên môi không thốt ra lời... Cuộc gặp gở 2012: Mở đầu chương trình, anh Bách Phi chào đón mọi người. Tiếp lời, cô Phụng kêu gọi lập gia đình NT Bắc Cali để có sinh hoạt như ở Nam Cali, ở Houston, và để ủng hộ các sinh hoạt nhắm tới NT tại Nam Cali 2014. Anh chị NT hưởng ứng nhiệt liệt và yêu cầu anh Bách Phi đừng làm đầu tầu cho ĐH anh em. Anh Phi hân hoan nhận lời. "...Anh chủ tịch Hội Chu Văn An có tổ chức một buổi "Pinic Liên Trường" rất đông các trường khác tham dự ca hát ăn nhậu thật vui... mà không có Trường NT! Em tức lắm! Ngó quanh thì thấy hầu hết các bạn "Nguyễn Trãi" (nguyên thủy) của mình bây giờ là "Chu Văn An" hết! bấy giờ thì Em không "tức" nữa mà là "Ức", Cô ạ!". Em sẽ tổ chức một buổi họp mặt Anh Em Nguyễn Trãi Bắc Cali và xúc tiến việc thành lập "Hội NT Bắc Cali" vào đầu mùa hè này. Hay quá, một cái "ức " đáng giá ngàn vàng! 12/8/2013: Hôm nay là ngày liên hoan của Hội Nguyễn Trãi Bắc CA. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng với tài lãnh đạo của anh Phạm Bách Phi và tình đoàn kết của các anh chị NT địa phương hội sẽ lớn mạnh trong thời gian kỹ lục. Anh Bách Phi chỉ cần cân đấu vân 100 lần là lên đến trời xanh ngay. Xin chia vui cùng NT Bắc CA và chúc hội mọi điều tốt đẹp. Năm 2015 chúng ta sẽ kéo nhau lên vùng Tây Bắc ăn mừng và sau đó sẽ đi viếng người bạn ĐSNT 2014 – Page 202


láng giềng tốt bụng ở phương Bắc. Còn vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn nữa. Anh bạn đồng môn nhạc sĩ Minh Duy của tôi đã tiên đoán: “Thủ đô ôi thủ đô. Đàn con thân yêu ‘sẽ’ về đây”... Không biết đi nơi nào trước đây? Xin đa tạ Ơn Trên cho tôi gặp lại những người đã cùng tôi chia xẻ những ngày xưa thân ái. Vienna, ngày 17/12/2013 Đào kim Phụng

cuối

năm

GS Đào Kim Phụng, Hội trưởng Phạm Bách Phi và Ban chấp hành Hội Nguyễn Trãi Bắc Cali

Hoa Học Trò (

(Thơ Phạm Đức Liên) Bâng khuâng mầu áo học trò Vấn vương năm tháng, cò dò tìm em! Những ngày qua thật êm đềm Tình ta nở chậm mà chìm trong mơ! Yêu em dáng dấp nên thơ Cái tên ngồ ngộ “bài thơ quá tình” Miệng cười khúc khích xinh xinh Cho nhau cả một “bức tranh tuyệt vời” Thà đừng gặp gỡ thì thôi Ngắm em giây phút bồi hồi nhớ mong! Tím xanh hồng trắng lam vàng Cho tim thổn thức rộn ràng ban mai! Thuở ban đầu khó lạt phai Thôi đành mang xuống tuyền đài thiên thu! ĐSNT 2014 – Page 203


Thơ

Thiên Thai Phạm Đức Liên

Thay lời giới thiệu: Thiên Thai là bút hiệu của Giáo sư Phạm Đức Liên dạy trung học Nguyễn Trãi Saigon qua 3 đời hiệu trưởng: Nguyễn Quang Minh, Tạ Quang Khôi và Nguyễn Hữu Kế,. Ông cũng là học sinh Nguyễn Trãi Hà Nội 52-54 và Saigon 54-59, tốt nghiệp Cử nhân Sử Địa và Cao học môn Thống kê Giáo dục ở ĐHSP Saigon năm 1974. Sang Mỹ tháng 4/75 tiếp tục học ngành Ed. D, ông dạy Math ở Central Piedmont Community College đồng thời Sciences ở trung học Charlotte, N.C. Đầu năm Giáp ngọ, ông bước vào tuổi 77, gia đình có 3 người con đã thành danh: Người con lớn Phạm Thị Duy Anh (ngồi giữa) B. Pharm Manager of Janssen-Ortho Toronto Canada, con trai Phạm Đức Thịnh M.D. Heart surgon Tufts university Medical center và cô út Phạm Thị Duy Khanh M.D. Heart surgon Indiana university. Đó là những tin vui trong gia đình Nguyễn Trãi. “Đường Lên Thiên Thai”là bài thơ ông vừa viết xong tại Indianapolis vào một chiều mùa đông giá lạnh (-14F), xin hân hạnh cống hiến những tâm hồn thi sĩ một chút vui buồn. CĐVinh

ĐƯỜNG LÊN THIÊN THAI Tôi yêu bài giảng “Tôn Nghiêm” (1) Câu kinh tiếng mõ Diệu Hiền (2) năm xưa Nghiêm Hiền như gấm như hoa, Đường vào Triết học mà là thiên thai Tôi yêu đức Phật Như Lai Con đường Triết học nào ai đâu ngờ Thày trò, trò chuyện lơ mơ (3) Cho đời cả một bài thơ diễm tình Văn Lang từ thuở bình minh Đồng nguyên Tam Giáo rồi kinh Chúa Trời (4) Hòa đồng tôn giáo nơi nơi... (Xin đừng bút chiến với nhau Cho tình đoàn kết kẻo lòng đớn đau)

(1) Linh mục tiến si! Lê Tôn Nghiêm, giáo sư Triết nổi tiếng ở Văn Khoa, sư phạm thời VNCH (2) Ni cô Thích Nữ Diệu Hiền (Mộng Thường tên trần thế) là học trò thầy Lê Tôn Nghiêm trong một lớp Triết (Đại học Văn Khoa, Đà Lạt trước 75). Đây là một trong mấy mối tình của hậu bán thế kỷ 20 vượt không gian và thời gian chẳng thua gì Romeo và Juliet. Thầy bỏ nhà thờ, trò giã biệt chùa nên đạo vợ chồng. Người viết rất tiếc chưa có văn bản 2 chỉ để kiểm chứng tên của ni cô mà thôi . (3) Triết học dù Tây hay Đông thường là vu vơ, lờ mờ, vẩn vơ - Không dính trời, không đạp đất = Hồn bướm mơ tiên. (4) Mối tình Nghiêm – Hiền đẹp quá! Vạn Xuân là tứ giáo đồng nguyên. Hiền Nghiêm là một hòa hợp tôn giáo trên cả tuyệt vợi. Xin Hồng

ĐSNT 2014 – Page 204


CUỘC VƯỢT THOÁT BI HÙNG Chuyện kể của Vũ Mạnh Hùng NT61-68 (Viết xong 25/1/2014 dành riêng cho Đặc San NT 2014, hình chụp bởi TĐTâm 23/2/2014) Lời giới thiệu: Tựa đề này là do anh Trần Đức Tâm, trưởng ban tổ chức Đại hội NT 2014 đặt cho tác giả Vũ Mạnh Hùng. Tâm và Hùng là đôi bạn tâm giao dưới mái trường Nguyễn Trãi thân yêu nhưng rồi cuộc đời đã xô đẩy mỗi người mỗi ngả sau biến cố 75. Hùng bị lừa vào ngục tù cải tạo như bao anh hùng chiến sĩ VNCH nhưng chàng đã không thúc thủ, chuyện đời không êm xuôi lướt đi như cảnh bốn mùa xuân-hạ- thu-đông, không lạnh lùng trôi qua như ngày tháng âm u. Chàng đã là 1 trong 7 anh hùng bạo động cướp vũ khí của cai tù cộng sản, vượt ngục và là người duy nhất sống sót, bị đọa đầy rồi trở về từ cõi chết! Xin Quý vị hãy nín thở đọc câu chuyện hãi hùng này... Đây là chuyện kể của một anh hùng khiêm tốn đã giữ kín tâm sự từ hơn 35 năm nay, lần đầu tiên viết lại hồi ký có một không hai, khó tin nhưng có thật dành riêng cho Đặc san Đại Hội NT 2014 sau khi có một nhân vật ở Florida tự nhận là nhân chứng của cuộc vượt tháo bi hùng viết bài tung lên web. Vũ Mạnh Hùng ở tù cộng sản 13 năm, sang Mỹ theo diện HO 1 và lập gia đình trên đất mới. Hiện nay, Hùng đã hưu trí, có vợ hai con và là hàng xóm của chúng ta tại Little Saigon, ngày ngày chàng đưa cháu đi học, rảnh rỗi lại cùng với Tâm và các bạn học nhâm nhi ly cà phê thản nhiên ôn quãng đời gian truân năm xưa. Hùng sống theo bản tính nhu mì, chấp nhận số mệnh con Tạo dành cho mình không than thân trách phận. Tôi nhớ mãi lời chàng tâm sự: “Đời anh và tôi mỗi người sinh ra đều có sẵn số phận và duyên phận!”. Sau khi đọc “Cuộc Vượt Thoát Bi Hùng”, câu nói vinh nhục này của người bạn đồng môn đồng lứa đã làm tôi nhớ đến bài “Định Mệnh” của thầy Tạ Quang Khôi (cũng viết riêng cho tập Kỷ yếu này) và nó tạo chút hổ thẹn trong lòng tôi vì một lần đã tuyên bố với tờ Việt Báo “25 năm sống bên Pháp, 25 năm sống bên Mỹ” khi phải kê khai với ông Trần Dạ Từ chút “tiểu sử”của mình. CĐVinh 1. Mở Đầu Hôm ấy là sáng ngày 6 tháng 5 năm 1979, trước khoảng 700 tù gồm hơn 2 phần 3 là thành phần chính trị đang chờ xuất trại lao động, 2 tù nhân dáng vô cùng mệt mỏi, áo quần rách nát, một người trong họ sắc mặt đau đớn, hai tay ôm bụng, đứng giữa một đám rất đông công an mặt mày

dữ tợn.Tất cả đều chăm chú nhìn tên công an đang ngọng nghịu to tiếng đọc: - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc, bộ nội vụ, trại Gia trung quyết định thi hành kỷ luật... Ban giám thị tại cải tạo Gia trung xét phạm nhân Vũ Mạnh Hùng can tội sĩ quan ngụy, án

phạt tập trung cải tạo. Trong quá trình học tập, phạm nhân

ĐSNT 2014 – Page 205


Hùng đã luôn luôn chống đối, nói xấu chế độ, lười nhác lao động, âm mưu khích động và không chịu cải tạo. Điển hình vào ngày 12 tháng 4 năm 1979, phạm nhân đã cùng một số đồng bọn xấu hành hung chém cán bộ cướp súng trốn trại. Hành động này đã vi phạm trầm trọng nội quy, kỷ luật của trại. Ban giám thị trại Gia trung quyết định thi hành kỷ luật phạm nhân Vũ mạnh Hùng can tội sĩ quan ngụy bằng hình thức cùm một chân trong thời gian vô hạn định, hưởng mức ăn 6 ký. Đồng chí X, trực trại K1 có nhiệm vụ thi hành quyết định này. Ngày 6 tháng 5 năm 1979. Trung tá Y trại trưởng, Tiếp theo là lệnh thi hành kỷ luật người tù ôm bụng Lương Tường Khánh cũng cùng một hình phạt như người trước. Ngay sau đó 2 người tù này được áp tải xuống nhà kỷ luật ở cuối trại và cuộc vượt thoát bi hùng của các sĩ quan trẻ của Quân lực Việt nam Cộng hòa tại trại tù Gia Trung coi như kết thúc. Tổng số ra đi là 7 mà cuối cùng còn 2 và 1 không rõ tông tích. Hơn một tháng sau đó, người tù với vết thương nơi bụng cũng qua đời vì không đủ sức chịu đựng với nhục hình ở nhà kỷ luật. Người may mắn còn sống đang kể lại chuyện này... 2. Dự Tính Đầu năm 1979, một tuần trước Tết âm lịch, chúng tôi gồm 427 người bị chuyển từ trại tù thành ông Năm (Hốc môn) do bộ đội quản trị lên Gia trung, một trại tù của công an thuộc tỉnh Gia lai Kon tum. Tôi đã có ý định trốn từ trại Hốc môn này vì qua

lời mẹ kể khi lên thăm thì tôi có người bạn thân Hải quân được thả về do bệnh mắt, yêu cầu chủ tàu vượt biên tìm cách cho tôi ra để 2 đứa “đánh” chung nhưng tôi không thể trốn ra được dù mất nhiều công sức lân la tìm hỏi vì vậy, khi lên xe tải tôi đã nhanh chóng tìm ngay chỗ sau lưng tài xế, nơi có một cửa vuông nhỏ đóng kín với hy vọng trên đường di chuyển biết đâu mình có cơ hội nhẩy xe chăng? Cùng lên phía trước đứng sát bên tôi là Giám, trung úy Đại đội trưởng Biệt động quân. Chúng tôi bắt đầu quen và thân thiết nhau vì cùng ở chung tổ, ăn chung mâm khi ở trại Long giao chuyển về thành ông Năm. Không rõ Giám biết ý định trốn của tôi ở đây không vì tôi chưa bao giờ nói ra nhưng trên xe Giám bảo: “Nếu nó đưa mình ra Trung thì đúng là trời giúp mình”. Lúc di chuyển tù nhân bằng xe tải, chuyện chật chội ai đã từng ở tù cộng sản đều biết nhưng lúc đó, tôi bị cảm nên Giám đã chen lấn, xô đẩy cố tạo cho tôi một chỗ tương đối có thể xoay trở. Khi đoàn xe đến đèo Cả, chiếc xe chở tôi ở cuối đoàn, tôi mở cửa sổ ra quan sát, chưa kịp thấy gì thì nghe tiếng hắng giọng bên trên, ngửa cổ lên thấy ngay anh bộ đội nhìn xuống, hỏi: “Anh định làm gì? Vào đóng cửa lại đi!” “Ngộp quá nên mở ra thở chút thôi anh” “Vào đóng cửa lại đi, đừng nhẩy nguy hiểm lắm!”. Thấy tôi chần chừ, anh ta lại nói: “Nếu muốn trốn để tôi nói tài xế dừng xe rồi đi”. Vậy là coi như hỏng, tôi đành thụt vào và đóng cửa lại. Anh bộ đội này tôi còn gặp lại 10 năm sau ở Sài gòn trong một tình huống

rất hi hữu nhưng đó lại là câu chuyện khác. Cuối cùng thì cũng đến trại vào buổi chiều, đoàn xe ngừng trước cổng, các tù nhân trông rất thảm hại, từng đoàn đang xếp hàng vào trại nên chúng tôi phải chờ trên xe khá lâu, anh em bàn tán xôn xao đặc biệt về công an áo vàng. Không mấy người hiểu tại sao lại vào trại công an, sau này mới biết là vì qua một mốc mới cải tạo. Chúng tôi xuống xe và tập họp trước cổng để bàn giao từng người bằng cách đọc tên. Khi vào trong trại thì không thấy bóng một tù nhân nào ngoài vài anh tù trẻ chạy lăng xăng, sau biết họ là trật tự. Bọn chúng tôi được đưa vào khu A có 3 dãy nhà bằng đất đắp, mỗi dãy lại chia làm 2 phòng. Chia nhóm đứng trước các phòng trống và bắt đầu bày hàng (kiểm sóat tư trang) rồi vào phòng và phân chia chỗ nằm. Trong lúc này, anh em vẫn thì thầm bàn tán bỗng có tiếng gọi ra nhận cơm nước thì ra ban trật tự họ đã gánh lên. Một vài anh tìm cách tiếp xúc nhưng thấy thái độ của họ rất thù nghịch và xấc xược khiến có anh không dằn được chửi họ. Hậu quả đến ngay tức thì vì bỗng thấy mấy tay công an xuất hiện, ra lệnh dẫn anh này đi vào nhà kỷ luật. Tội nghiệp anh chắc bị đánh dữ lắm nên vài ngày sau, đưa về cứ nằm mẹp và rên hùi hụi, đến bữa chỉ ăn được chút cháo. Nhận cơm nước xong tất cả bị lùa vào phòng và cửa khóa lại. Mọi người đều thảng thốt vì từ khi đi tù tới giờ chưa bao giờ bị nhốt như vậy. Hầu như ai cũng bàn tán, phân tích chuyện sắp tới nhưng làm sao tìm được câu trả lời đúng đây? Giám và tôi

ĐSNT 2014 – Page 206


vẫn nằm sát bên nhau sau khi bàn tới lui như mọi người, Giám nói nhỏ với tôi: “Chuyện gì thì gì, lên tới đây là Trời giúp mình rồi! Tôi hy vọng điều này từ lâu, nó giúp tụi mình đi trước được một đoạn đường dài... như vậy thiệt là quá tốt”. Giám kể cho tôi ý định và cho biết thời trước đơn vị Giám đóng không xa đây mà địa hình từ đó đến biên giới Giám thuộc lòng sau bao lần hành quân. Giám bảo muốn tôi cùng trốn vì không muốn bỏ bạn và hứa sẽ lo hết sức cho tôi vì biết tôi chưa bao giờ biết rừng. Tôi đồng ý nhưng nói cần chuẩn bị và chờ đợi thời cơ, sẽ bàn bạc sau. Có lẽ Tết sắp tới nên bọn tôi không có việc gì làm ngoài việc ngóng các đội khác đi về, hy vọng sẽ gặp người quen để tìm hiểu về chỗ ở mới vì bị giới hạn trong khu nên vẫn mù mờ. Mãi đến hôm Tết được xuất khu lên hội trường, Giám bỗng gặp một anh hình sự lén đến nhận mặt. Anh ta tên Mãng, từng là lính trong Đại đội của Giám và qua đó biết trại có 4 khu theo thứ tự A B C D, sau khu A là D chỗ ở của các tù thuộc thành phần gọi là tự giác, trật tự, thi đua và nhà bếp. Phía đối diện cách sân tập họp với đằng sau hội trường sẽ là khu B, C. Cuối trại là nhà bếp với một bên là bệnh xá và một bên là nhà kỷ luật. Thấy Mãng ốm o và mong manh trong bộ đồ tù; gặp thời tiết lạnh nên Giám đã lẻn về phòng lấy một bộ quần áo và tấm chăn mỏng cho Mãng sau khi đã bàn với tôi. Anh Mãng sau này đã đối xử với tôi vô cùng tốt trong suốt thời gian tôi ở trại Gia trung. Đặc biệt là khi tôi ra kỷ luật,

mặc dù luật lệ ở trại rất gắt gao, tôi vẫn bị nhòm ngó nhưng Mãng luôn tìm mọi cách để tiếp tế bạn khi củ khoai mì lúc ít rau cỏ mà Mãng lén mang được vào trại. Để có thể trao cho tôi, Mãng phải giả bệnh xếp hàng chờ khám, canh khi đội tôi ra sân tập họp thì đưa vội rồi về lại đội mình. Tôi đã chứng kiến cảnh Mãng bị trực trại hoặc trật tự đánh dã man khi khám thấy đồ ăn Mãng lén mang vào, rất tội nghiệp nhưng Mãng bảo đó là bổn phận khi tôi yêu cầu đừng làm vậy nữa. Tôi sẽ không bao giờ quên ơn Mãng cũng như rất nhiều bạn tôi không thể nhớ bằng cách này cách nọ bảo bọc, che chở giúp đỡ tôi vượt

qua giai đoạn vô cùng khó khăn sau khi ra khỏi nhà kỷ luật trở về đội lao động. Tết vừa xong, bọn tôi được “biên chế”, may mắn là Giám và tôi vẫn ở cùng đội 11 và chuyển xuống khu D. Việc này đã khiến tôi và 2 người bạn Hải quân khác bị tách biệt, sẽ không thể cùng thực hiện việc trốn trại như dự định, chỉ biết bảo nhau hồn ai nấy giữ. Phòng chúng tôi là căn đầu ngay cổng ra vào, cách khu A một hàng rào phân khu, bên trái giáp vách là đội tự giác đa phần lao động thông tầm sáng ra trại chiều trở về, cũng có vài người làm trên cơ quan tức là nơi ở của công an trại... 2 người trong bọn họ

không hiểu sao lại thích tôi, lén lút làm quen; lén lút là vì dù ở cùng dãy nhưng có lệnh cấm mọi tiếp xúc với bọn tôi. Một buổi chiều đang vẩn vơ trước cửa phòng chờ vô chuồng, tôi bỗng nghe: “Chào anh, còn thuốc hút không?”. Quay lại thấy anh bạn hàng xóm đang chậm bước, tôi vội trả lời: “Cám ơn, vẫn còn...” “Coi chừng ăng ten”. Nói xong, anh trở về khu vực đội anh. Đêm đó, tôi kể cho Giám và anh rất thích thú, dặn tôi ráng làm quen tìm hiểu. Giám nói cũng đã gặp chớp nhoáng một đàn anh Biệt động quân, hy vọng bọn tôi có thể biết nhiều khi có cơ hội sau này. Hôm sau, cũng quanh quẩn chờ giờ vào chuồng, anh bạn ấy đi ngang qua và nói: “Gặp anh ở nhà cầu...” rồi đi thẳng về hướng cầu tiêu ở cuối dãy. Tôi tà tà theo sau và tại đây, khuất sau bức tường, anh bạn trẻ đang giả bộ tiểu, thấy tôi vào vội giúi cho một gói nhỏ và nói: “Thuốc đó, hút hết hoặc cần gì thì nói tôi” xong anh đi ra. Tôi nhét vào người, nhìn quanh bỗng thấy dòng chữ rất to viết trên tường: “TIÊU CHÍNH LỖ” mà bật cười! Ba chữ này khiến tôi phải suy nghĩ cả buổi mới hiểu ra... Đúng là ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa. Đội 11 cùng vài đội nữa trong số anh em 427 được phân công đào hào xung quanh trại, hào có dạng hình thang ngược với đáy ngửa lên rộng khoảng 6m, sâu 2m và đỉnh 4m rộng, sát với hàng rào tre rất dầy cao chừng 3m mục đích để chống tù trốn trại. Công việc này kéo dài độ 2 tháng trời sau đó đội tham gia cuốc rỡ đất hay làm cỏ. Thời

ĐSNT 2014 – Page 207


gian này Giám và tôi bắt đầu chuẩn bị... chờ khi bắp cao ngang ngực thì sẽ lẻn trốn vào lúc lao động. Theo lời Giám, mỗi tuần tôi khai bệnh một lần để nghỉ ở nhà, đợi khi đội đi lao động thì vào nhà cầu trong phòng mài mỏng kẽm gai đã đuợc cắt khúc, uốn thành lưỡi câu sau này câu cá; tuy vậy những lưỡi câu này vô tích sự vì trong đoạn đường vượt thoát đâu có giờ làm Lã Vọng vả lại lưỡi không có ngạnh thì làm sao bắt được cá... Đúng là tay mơ! Tôi lại tham gia vào đội banh của trại, trước hết là cho đã cơn ghiền sau để tập cho đôi chân thêm cứng cáp. Chắc chắn trại biết thế nào bọn tôi cũng có kẻ tìm cách trốn nên mỗi lần tập xong chờ vào trại, tay cán bộ giáo dục thường răn đe bằng cách nói thẳng: - Tôi biết trong số các anh mới lên thế nào rồi cũng có anh trốn nhưng báo trước là sẽ không thoát đâu, chỉ vài hôm là bị bắt lại thôi! Đã có nhiều vụ như vậy rồi nhưng đâu có ai thoát... Kế hoạch của Giám là khi trốn được vào rừng sẽ tìm đến đỉnh Hàm rồng, nơi đóng quân của Giám thời xưa, lấy đó làm điểm xuất phát để tiến qua biên giới theo đường mà Giám bảo thuộc lòng vì lúc trước hành quân đã đi lại không biết bao nhiêu lần. Âm thầm chúng tôi chuẩn bị nhưng thật ra đâu có gì đâu mà chuẩn bị! Giám bảo chỉ cần muối, còn lương thực thì có thể kiếm dọc đường. Sau vài lần tôi kín đáo tiếp xúc với 2 bạn hàng xóm, biết được họ trước kia là công an, sau phạm lỗi bị tù. Hai bạn trẻ này rất dễ thương, một người tên Dũng trắng trẻo cao ráo như thư

sinh còn người kia da ngăm ngăm trông ra dáng nông dân tên Hoàng; cả 2 đều làm việc trên khung, nơi ở của cán bộ trại. Lúc này không khí cũng bớt căng thẳng nên có thể trực tiếp nói dăm ba câu thăm hỏi lúc chờ vào chuồng. Tôi nói dối là không có muối để đánh răng, thực tế vì đề phòng tù trốn nên mỗi bữa ăn, tù chỉ được phát... 2, 3 hột muối hột để đưa chút cơm tiêu chuẩn vào miệng. Người bạn dáng nông dân thường tiếp xúc với tôi không chút nghi ngờ, hẹn hôm sau sẽ cho với lời dặn cẩn thận. Vài lần như vậy với những lý do này nọ, tôi đã tích trữ được một bi-đông muối. Tôi rất cảm kích tình cảm của 2 bạn này và thấy bứt rứt khi đã thoát ra được mà không biết họ có bị gì không? Rất may là khi bị bắt về, sau kỷ luật rồi trả về đội để lao động, tấu xảo là tôi lại trở về phòng cũ và gặp 2 bạn này. Thái độ của họ đối với tôi vẫn không thay đổi, tiếp tục giúp đỡ thậm chí ở mức cao hơn, có lần họ cho tôi một lon gô chặt cứng thịt bò với lời dặn vào chiều hôm trước để biết chỗ lấy lúc ra chuồng buổi sáng. Khi kể đến đây, tôi phải nói lên lòng biết ơn các bạn, biết rằng không thể trả được ơn, chỉ biết cầu nguyện cho các bạn mọi điều tốt lành. Về phần Giám thì tìm cách tiếp xúc với vị niên trưởng Biệt động, biết được ý định bọn tôi nên ông đã chỉ dẫn kỹ càng khu vực đội ông hàng ngày làm việc, những chỗ phải lưu ý để có thể đi được đến Hàm rồng (đây là đoạn đường Giám cần biết) với lời chúc may mắn. Đêm xuống, Giám hay nói cho tôi nghe về những địa điểm quan trọng khi

trốn đi... tỷ như cách trại độ 10 km về hướng Bắc là Làng cùi... rồi dặn dò những gì cần trang bị với khả năng của mình khi đi trong rừng. Như vậy cho đến khi thực hiện cuộc trốn trại, tôi cũng chuẩn bị khá đầy đủ: túi đeo, bi đông, gô, tấm nilông để che mưa... Một vấn đề lớn là tôi không có giầy, chỉ có mỗi đôi dép râu tự chế. Giám nói phải tìm cách kiếm cho tôi đôi giầy, không thì không thể lội trong rừng được. Một hôm, tôi thấy anh bạn cùng đội lấy ra đôi giầy bố còn mới, loại học quân trường. Anh đi được vài ngày, rửa sạch rồi để ở chỗ quy định dưới cửa sổ, tôi lén thử thì thấy rất vừa. Không thể mua bán gì được vì anh cũng khá thân hay tiếp xúc nói chuyện nhưng anh có tật bô lu bô la nên chúng tôi không thể để anh nghi ngờ điều gìvà rồi tôi cũng đã nghĩ ra cách. Đêm trong phòng, tôi hay rủ vài người bạn dễ thương đến hút thuốc lào nói chuyện tầm phào, thuốc được cung cấp khá thường xuyên bởi 2 người bạn trẻ nên hút thoải mái. Mọi chuyện có vẻ đang suôn sẻ như dự tính, tôi bỗng để ý thấy Hòa hay ngân nga trước sau có mỗi câu “It’s now or never” ở mọi nơi mọi chỗ và sáng sáng, khi ra khỏi buồng thường chạy lòng vòng hay chạy ngay tại chỗ mà mặt thì hướng về phía ... rừng. Để ý thêm, tôi thấy Hòa, Quốc, Quyền hay bàn tán và lại ngồi ăn cùng mâm. Tôi nói với Gíám điều quan sát này với ý nghĩ là họ cũng có cùng ý định như bọn tôi. Giám bảo sẽ tìm hiểu vì anh quen biết với họ từ lúc ở những trại trước.

ĐSNT 2014 – Page 208


Vài hôm sau, Giám xác nhận nhóm này có ý định trốn và rủ anh nhập bọn. Giám trả lời để suy nghĩ thêm. Giám nói đi đông quá dễ bị lộ nên phân vân hỏi ý tôi. Trước khi tôi nói cho anh biết hiện tượng tập thể dục của Hòa thì Giám cũng đã có ý rủ thêm một hai người nữa để tương trợ nhau khi đi trốn, chỉ 1, 2 người thôi và người mà cả hai đứa ưng ý nhất là Lập, rất kín tiếng, tướng tá lại rắn chắc tuy hơi thấp so với bề ngang nhưng anh ta lại từ chối. Bây giờ Gíám thấy khó xử vì như Giám đoan quyết là không ai rành rẽ điạ thế ở đây như anh mà nếu đi đông quá thì sẽ có nhiều trở ngại cho anh; lúc ấy, tôi không hiểu trở ngại gì nhưng sau này khi đã thoát vào rừng thì tôi mới hiểu! Tôi lại báo cho Giám là mình vừa phát hiện ra một nhóm 2 người nữa có thể cũng muốn dông. Giám rất phân vân và nói có lẽ còn nhiều nhóm nữa cũng đang âm mưu, vấn đề là đám nào “đánh” trước là các nhóm sau sẽ hổng cẳng có khi còn bị liên lụy nữa. Một hôm, tôi thấy 3 người Quyền, Quốc, Hòa ăn chung bữa cơm với Khánh, Toàn (nhóm 2 người), họ nói chuyện khá lâu, tôi nói cho Giám biết suy nghĩ của tôi, phân tích thấy những bạn này đã ôm ấp ý định trốn trại từ lâu nên có sẵn kế hoạch cụ thể là khi lập đội 11, Quyền, Quốc, Khánh, Hoà đã tình nguyện ra làm tự quản đội. Lúc đó, tôi cũng bảo Giám ra giữ vsi trò tổ trưởng và tôi làm tổ phó để dễ che đậy âm mưu và như vậy, đội 11 đã có dàn tự quản rất năng nổ gồm: Quyền đội trưởng; Quốc đội phó, Khánh

thư ký, Hoà, Giám, Rạng và Bửu (khá lớn tuổi) làm các tổ trưởng. Bỗng nhiên, tôi hiểu ra và bảo Giám là họ sẽ bạo động trốn chứ không như mình âm thầm lủi đâu. Theo nội quy trại mà bọn tôi phải học trong thời gian ở không chưa đi lao động là phải luôn luôn giữ khoảng cách với cán bộ khi báo cáo 3m hay 6 bước gì đó. Làm tự quản dễ có lý do tiếp xúc gần, ít bị chú ý nên có thể chớp thời cơ cướp súng. Giám hỏi tôi nếu đúng như thế thì mình phải làm sao? Tôi trả lời là trốn thì mình chắc làm rồi nhưng nếu để họ “đánh” trước thì mình sẽ hết cơ hội, cách hay nhất là nhập bọn rồi khi đi thoát có thể đề nghị tách riêng. Vả lại nếu đi mà có vũ khí thì tốt hơn vì công an trại sẽ sợ không dám đuổi theo mà có khi còn kiếm thêm được súng dọc đường nếu gặp cơ hội. Giám suy nghĩ rồi đồng ý và bảo sẽ nói chuyện với Quyền. Thế là một liên minh hành động đã được thành lập, để bảo mật thì cứ sinh hoạt như thường còn muốn thông tin gì thì các cấp “tự quản” nói chuyện với nhau. Tất cả đều chờ thời điểm thuận tiện. 3. Thực Hiện Vài cơn mưa tháng tư bắt đầu, các đội nông nghiệp đã phát quang một diện tích khá lớn để gieo bắp; mưa làm đất trở nên dẻo quẹo, dính dép mỗi bước đi, đôi dép cao su tự chế cứ bị tuột quai nên nhiều khi tôi phải đi chân không. Giám bảo chắc không chờ bắp cao ngang ngực vì sợ mưa nhiều làm nước suối chảy xiết sẽ dâng cao nên ban “tự quản” phải họp. Một tối Giám nói: “Tụi nó hỏi ông có

dám chém chèo để cướp súng không?” Tôi bảo: “Nếu cần thì làm mặc dù tôi chưa bao giờ chém ai hết, vấn đề là phải có cơ hội đến gần”. Vài ngày sau, Giám nói cho tôi biết : “Thật ra các bạn muốn chắc chắn là tôi quyết tâm đi chứ đâu thể giao cho anh chàng tay mơ một việc có tính quyết định như vậy”. Sau vài lần nói chuyện, Giám bảo cả bọn đã quyết định phải ra đi trong tháng 4 này không thể trễ hơn. Phần cướp súng được giao cho Quốc và Khánh vốn là đội phó và thư ký đội. Tôi đề nghị với Giám ráng đi trước khi trại lập đội văn nghệ mà nghe phong phanh là có thể họp vào thứ bẩy 14 tháng 4 này. Tôi khó có lý do từ chối tham gia vì khá đông tù biết tôi vẫn hay đi hát rong nhiều lúc vượt rào qua trại khác để hát ở Hốc môn và “manager” của tôi không ai khác hơn Giám. Một vấn đề nữa mà mọi người đều đồng ý là phải chém thằng gian ác lấy súng, chứ chém thằng vệ binh tốt bụng thì tội nghiệp. May mắn vào đầu tuần đó, đội tôi gặp một tay vệ binh rất khó chịu, hối thúc làm việc và thậm chí không cho xuống suối tắm rửa sau khi lao động nữa, mọi người rất là tức giận, chửi bới, rủa sả và như thế bản án của hắn đã được định . Nói thêm một chút về đội 11 lúc đó, hình như tất cả anh em gốc Hoa đều ở đội này và quản giáo nghe nói cũng là dân thiểu số đâu đó giáp biên giới Việt Hoa nhưng tôi chưa bao giờ thấy mặt. Thường khi ra khỏi trại thì thấy vệ binh cầm súng theo sau và cũng chỉ thấy có một anh thôi trong khi các đội bạn thường đi 2 người. Thời gian này, đội đang làm cỏ

ĐSNT 2014 – Page 209


ở miếng đất nằm giữa trại và rừng, dọc theo một đường lộ chạy thẳng từ trại đến rừng là nơi các đội di chuyển với thế dốc lên cao nên khi lao động nhìn xuống vẫn có thể thấy trại. Đêm 10 tháng 4, sau khi họp bàn, Giám bảo bọn tôi sẽ đi ngày 11 hay 12 khi có dịp vì ngày 13 là thứ sáu... kỵ! Giám dặn mặc 2 bộ quần áo, bên ngoài là đồ trận, bên trong là đồ tù, nếu có đồ dân sự cũng mang theo bỏ trong túi xách cùng các vật dụng khác có thể sử dụng được khi đi rừng đặc biệt là biđông muối. Khi ra lao động, nhớ để đồ của đoàn cạnh nhau cho dễ nhặt. Tôi vẫn không có giầy, sực nghĩ ra cách nói dối người bạn có giầy để không là tôi bị bong da chân do đi dép râu trơn trợt nên mong anh cho mượn đỡ đôi giầy đi vài hôm. Không nghi ngờ anh vui vẻ đồng ý, vậy là sáng ngày 11 bọn tôi nai nịt như đã bàn, xuất trại lao động. Bẩy người chúng tôi gồm: 1- Tiền Quốc Quyền Sư đoàn 5, 2- Nguyễn Hưng Quốc Không quân, 3- Nguyễn Văn Hòa Biệt cách 81, 4- Lương Tường Khánh Sư đoàn 5, 5Nguyễn Văn Toàn Sư đoàn 5, 6- Trần Văn Giám Biệt động quân và 7- Vũ Mạnh Hùng Hải quân. Cả ngày 11, bọn tôi vẫn chưa có cơ hội nhưng tôi lại phát hiện thêm Rạng và Lập cũng trang bị khác bình thường, Gíám bảo cứ giả như không biết chắc là bọn họ cũng chờ khi mình đi thì theo vì nếu ở lại sẽ không còn cơ hội trốn nữa. Giám còn nói chắc họ chỉ đoán là bọn mình định trốn thôi, không thể biết sẽ trốn bằng cách nào cũng như

bọn mình bao nhiêu đứa? Hôm sau 12, không được xuống suối rửa ráy sau buổi lao động ban sáng, khi vào trại tôi bị tên trực trại chỉ mặt bảo phải hớt tóc nếu không hắn có biện pháp, tóc tôi lúc ấy cũng khá dài nhưng nghĩ là chiều nay sẽ dông bằng mọi giá như Giám xác định nên tôi mặc kệ. Khi đang ăn trưa tôi quan sát thấy Toàn đã xả trang bị nên cảnh giác Giám. Gíám đi tìm hiểu nhưng về nói không rõ và chỉ dặn là theo sát Toàn từ giờ để đề phòng chuyện không hay. Lúc tập họp xuất trại lao động buổi chiều, tôi ngồi sát Toàn quan sát động tịnh và ngay cả khi lao động tôi cũng dính sát. Thật hay là Toàn không có dấu hiệu gì lạ cho đến lúc tiếng kẻng báo hết giờ lao động, tên cán bộ vũ trang bảo thu cuốc xẻng thì tình huống thật bất lợi nhưng kế hoạch vẫn phải thực hiện. Lý do là toán tự giác về từ khu rừng bọn tôi định chạy vào, lại được lệnh ngồi nghỉ chỗ bọn tôi đang cuốc thay vì đi thẳng xuống suối tắm rửa như lệ thường. Hai tên vệ binh của đội này bỗng nổi hứng bất thường, ngồi nói chuyện với tên vệ binh canh chúng tôi mãi đến khi bọn họ rời đi chưa được vài phút thì kẻng. Tôi gom cuốc và theo Khánh lúc ấy đang cầm cây rựa dùng để phát quang đi đến nhà lô cất trong khi cả đội đang tập họp trên đường lô theo lệnh của Quyền thì thấy Quốc tiến đến gần tên cán bộ giả bộ báo cáo rồi bất ngờ nhào tới ôm chặt hắn, trong lúc hắn đang vùng vẫy thì Khánh nhảy tới chém vào người hắn mấy rựa, hắn la hét và quị xuống thì Quốc đã lấy được khẩu súng hắn đang

đeo và chạy ra, cùng lúc tôi nghe Giám gọi thất thanh: “Hùng ơi... chạy mau” Tôi vội phóng đến chỗ để túi xách, chộp lấy và chạy theo Giám trong lúc toàn đội rúng động xôn xao. Chạy được vài chục bước, tôi quay qua Giám và nói: “Mình phải ra đường lô mới chạy nhanh hơn được vì đất ở đây mềm quá!”. Chạy ngang vài chục bước đến đường lô, nhắm hướng rừng tăng tốc độ trong khi tiếng súng nổ rền.Vừa chạy vừa nhìn quanh, tôi thấy ngoài Giám đang ở bên phải lại có thêm Khánh và Hòa, còn Rạng không ngờ cũng chạy nhưng không cùng hướng với 4 đứa tôi, ngược lên phía Bắc, hướng lên Pleiku mà không thấy có mang gì theo cũng như chỉ mặc mỗi bộ đồ tù. Có lẽ Rạng sau buổi trưa hôm đó nghĩ rằng chúng tôi nghỉ chơi nên cũng xả chuẩn bị như Toàn chăng? Cho đến giờ tôi vẫn không rõ tình trạng Rạng ra sao? Đường vào rừng khá dốc nên chạy độ 50 m tôi mệt quá, đành đi bộ để dưỡng sức trong lúc súng vẫn nổ vang. Giám chậm lại chờ tôi và bảo ráng lên, khi tôi bắt đầu chạy trở lại được vài bước thì bỗng thấy trước mặt máu văng tung tóe, nhìn xuống tay trái thì máu đã thấm đẫm cánh tay áo. Quay qua Giám nói: “Tôi bị bắn vào tay rồi”. Giám lại bảo: “Cứ chạy, vào được rừng sẽ tính”. Bốn đứa chạy thêm độ vài phút nữa là tới bìa rừng, Giám hối mọi người ráng chạy sâu vào trong cho an toàn. Khoảng 10 phút sau thì đến một bụi cây khá to, Giám bảo tạm nghỉ để chờ Quyền và Quốc. Súng vẫn nổ lai rai, kiểm soát vết thương

ĐSNT 2014 – Page 210


ở tay chỗ gần cùi chỏ, tôi thấy máu không ra nhiều nữa, chỉ rịn ra ở cái lỗ cỡ hơn đầu đũa. Giám xé miếng vải quấn chặt chỗ bị thương rồi dùng một miếng đeo cái tay trái tôi lên cổ. Chỉ vậy thôi, không có một chút thuốc men gì thế mà vài hôm sau, lúc chờ vượt đường 19, tôi tháo vải băng ra thì đã lành lặn hồi nào. Cả bọn đợi lâu lắm, tiếng súng đã dứt từ lâu mà vẫn không thấy động dạng gì của Quyền và Quốc, có lúc Hòa giả giọng kêu... vẫn im hơi. Bốn đứa bèn bàn với nhau là mình phải đi thôi, hy vọng 2 người kia cũng đã ở đâu đó trong rừng rồi và vì không gặp nhau nên họ đã đi riêng. Giám có vẻ hơi chần chừ, nói Quyền khoe có la bàn nhưng bây giờ lại bị lạc nhau, định hướng sẽ khó khăn. Hòa và Khánh nói có la bàn hay không cũng phải đi thôi vì mình chờ quá lâu, dễ chừng đến hơn 2 tiếng. Vậy là cả bọn lên đường sau khi kiểm điểm lại đồ đoàn và ai cũng mang được túi của mình. Bốn đứa đi một hàng dọc, Hòa cầm rựa đi trước, tôi một tay đeo cổ, Giám sau tôi và Khánh cuối hàng. Đội hình di chuyển như vậy cho đến khi gặp đỉnh Hàm rồng. Bấy giờ trời đã tối, ánh trăng 16 soi rõ cảnh vật nên cũng dễ đi, cả bọn cứ theo hướng Bắc lấy trăng làm chuẩn. Kể từ khi vào tù tôi chưa bao giờ có cảm giác sảng khoái như vậy, cứ nghĩ đến sáng mai không còn nghe và bị ràng buộc bởi tiếng kẻng là lòng tôi lại rung lên, cảm giác tự do thật khó tả. Thỉnh thoảng tôi lại la lên “Tự do hay là chết”. Các bạn tôi chắc cùng tâm trạng nên rất vui vẻ, bàn cãi lung tung đặc biệt là đoán phản ứng của

những tay cán bộ ác ôn khi không còn dịp để đì chúng tôi nữa. Bỗng tôi hoảng hồn khi nghe tiếng rống, hỏi thì Giám bảo đó là tiếng tác của con Mễn, lấy đâu ra cọp mà sợ, thiệt là tẽn tò! Đi đến sáng thì Hòa nói chắc cũng xa lắm rồi, nghỉ ngơi một chút rồi coi có gì ăn chứ đói quá. Lúc đó mọi người mới nhận ra là từ bữa cơm trưa khiêm tốn hôm trước cả bọn chưa có gì bỏ bụng. Nhưng đói thì chịu vì không có đứa nào có cái gì ăn được. Giám chỉ một cây lá khá dầy mầu hung hung và bảo: “Đây là cây vừng, ngắt ngọn ăn cũng đỡ” chát ngòm nên tôi chỉ ăn được vài lá thì bị nghẹn, đành uống nước cho đầy bụng, không ngờ đây là hành động sai lầm ghê gớm mà hậu quả đến ngay sau đó. Nghỉ ngơi “ăn uống” đầy đủ cả bọn lại lên đường. Hòa bỗng dẫn cả bọn đi vào một lối mòn và bảo lối này đã lâu không sử dụng nên chắc sẽ an toàn. Ước chừng thời gian giải lao lao động buổi sáng thì nghe có tiếng lao xao phía trước, Hòa ra dấu im lặng, cả bọn nhẹ nhàng tiến tới thì thấy phía trước là đồng trống và có một số tù đang cuốc, quan sát không thấy ai quen nên đoán rằng tù thuộc K khác. Lại thấy có 2 tên áo vàng cầm súng canh, cả bọn nhẹ nhàng rút và tiếp tục đi sâu vào trong. Bây giờ mới bắt đầu thấy khát, đứa nào cũng uống hết nước của mình rồi, Giám bảo Hòa tìm chỗ nào cây xanh và rậm hơn thì có suối. Luẩn quẩn kiếm tìm nhưng chỉ gặp suối khô. Tất cả chú ý của cả bọn lúc này là tìm nguồn nước, đói cũng quên nhưng khát thì kinh hoàng, miệng mồm khô quắt, nuốt nước bọt cũng không

được. Khánh đã phải uống nước tiểu của mình. Suốt đêm hôm đó và cả ngày hôm sau vẫn khô khốc và Khánh lại bắt đầu ho. Mặc dù xung quanh rất yên ắng có vẻ an toàn nhưng mỗi lần Khánh ho là rất tội nghiệp vì phải bóp hầu, bịt miệng để hạn chế tiếng ồn. Ho, đói, khát bọn tôi lúc ấy cứ như người bị mộng du, loanh quanh kiếm tìm, không kể phương hướng. Nửa đêm hôm đó, lúc mọi người sắp chết vì khát thì như có phép lạ, một dòng chảy loáng ánh trăng hiện ngay trước mặt, thì ra đó là kênh đào thủy lợi, nước đục ngầu. Không cần biết chuyện gì sẽ xảy ra, cả bọn ào xuống vừa ngâm vừa uống, uống đến no, ngâm cho rã mệt, rồi lấy nước trữ vào bất cứ thứ gì có thể đựng nước. Trong tâm trạng phấn khởi cả bọn lại tiếp tục đi, sau khi vắt khô quần áo, vẫn Hòa dẫn đường lấy trăng làm chuẩn định hướng. Hòa đưa cả bọn đi vào một con đường mòn dẫn lên hướng Bắc, bảo đi vậy dễ và nhanh hơn. Gần sáng Giám phát hiện một khoảnh mì bèn nhổ vài gốc. Tất cả đều vui vì ít ra cũng có cái ăn. Không ngờ khi ánh sáng đã tỏ Hòa dẫn cả bọn tạt phải vào lối dốc bên hông đường mòn và ra dấu im lặng, té ra con đường dẫn vào làng Thượng. Vì trời đã tỏ và thấp thoáng bóng người nên Giám bảo nghỉ tại chỗ sát vào dốc đứng. Vừa ổn định xong là nghe tiếng ai nói râm ran ở trên, tội nghiệp Khánh cứ phải bụm chặt miệng để tiếng ho không phát ra. Khi mọi sự im ắng trở lại, Giám bảo lỡ rồi cứ núp ở đây, chờ tối sẽ vượt qua. Trong khi chờ sẽ nấu khoai ăn vì ai cũng

ĐSNT 2014 – Page 211


đói lả. Lột vỏ cắt khúc nhét vào 2 gô, Giám đốt lửa đun trong khi tôi cầm cái nón vải tự may của mình quạt khói không cho bay lên sợ lộ tông tích. Không thể tả củ khoai mì ngon như thế nào và cơ thể sảng khoái ra sao khi cắn miếng đầu tiên sau hai ba hôm nhịn đói. Khánh cũng thấy khỏe hẳn ra dù đã bị cảm trước khi trốn đến giờ. Dầu lưng lửng nhưng mọi người thấy khoẻ, Giám đề nghị chia nhau ngủ nghỉ, chờ tối. Khi trăng đã lên khá cao và mỗi đứa ăn thêm phần khoai mì buổi chiều thì cả bọn lên đường. Hòa dẫn thẳng vào làng, im lặng di chuyển, dọc theo 2 bên là những nhà sàn. Thỉnh thoảng nghe tiếng xầm xì trong nhà hoặc đèn bỗng thắp lên nhưng không có động tịnh gì. Cứ thế cả bọn im lặng đi tới. Khoảng gần nửa giờ thì ra khỏi làng và tiếp bước. Sáng hôm sau thấy thấp thoáng cây ăn trái bọn tôi cẩn thận tiến đến, vài chục gốc mì, dăm cây chuối đã có buồng. Sau khi quan sát, Giám nói có thể đây là làng người cùi mà ông đàn anh Biệt động nhắc tới. Để cho an toàn, Giám đề nghị nhổ một hai gốc mì và đỡ một buồng chuối đã chín quá nửa rồi chuồn. Mặt trời đứng bóng khó định hướng, cả bọn quyết định tìm chỗ nghỉ ngơi ăn uống. Vài quả chuối trong phần ăn mỗi người khiến tinh thần sức lực lên cao để tiếp tục đi. Tối đó cả bọn gặp một lũng mà đất đai như đã được cầy lên bằng máy, đất rất xốp theo hàng, đi qua rất mất sức vì chân cứ như bị giữ lại. Rất lâu mới qua được lũng đó, cả bọn mệt lử nhất là Khánh vẫn cảm ho. Leo lên bờ dốc bên kia thấy có một bụi tre lớn bèn

nghỉ lại, trải tấm ni lông ra ngủ. Ngủ rất sâu đến sáng bảnh mới gọi nhau dậy, thu dọn, “ăn sáng” rồi mới đi. Dọc đường thấy có nhiều chum vại vỡ vương vãi, chưa kịp tìm hiểu thì có tiếng súng vang lên. Tất cả quay lại thì nhận ra bên kia dốc cách con lũng, bóng áo vàng công an thấp thoáng. Mấy ngày qua, từ hôm thoát trại đến nay bây giờ mới bị phát hiện, Giám và Hòa hối mọi người nhanh chân. Một cuộc rượt bắt diễn ra, bên này dốc con đồi chúng tôi trèo lên nhìn ngược lại thấy dăm chiếc áo vàng thỉnh thoảng nổ súng đang đổ dốc đồi bên kia. Cuộc rượt đuổi kéo dài mấy tiếng, bọn tôi cứ trèo rồi lại đổ dốc đồi này qua đồi khác, kéo theo đuôi đám áo vàng. Khi Khánh đã kiệt sức yêu cầu bọn tôi bỏ anh lại để đi cho nhanh nhưng tất cả đều từ chối và quyết định nghỉ một lúc cho Khánh lại sức thì tiếng súng bỗng êm, nhìn lại không thấy công an nữa. Lúc ấy là đang ở trên đỉnh ngọn đồi thứ năm mà cả bọn đã vượt qua. Thấy yên ắng đã lâu, Giám liền đi quan sát và mừng rỡ loan báo đường quốc lộ 19 đang ở dưới chân đồi. Tôi lần đến xem thấy xe cộ đang di chuyển phía dưới nhưng bé lắm, lòng cũng vui vì Giám nói lấy đường này làm chuẩn đi lên hướng Bắc thì có thể thấy Hàm rồng. Suốt chiều hôm đó cả bọn ngồi chờ trên đỉnh ngọn đồi nhìn xuống quốc lộ 19. Tôi kể cho Giám nghe chuyện muốn trốn ở Hốc môn và cả chuỳện gia đình sắp xếp cho vượt biên khi trốn lọt. Giám nói mình biết hết nên mới rủ rê tôi khi lên đây và bảo nếu muốn về Sài gòn thì tôi cứ

tách nhóm rồi tìm cách đón xe về nhưng tôi không đồng ý vì muốn có bạn có bè. Giám có vẻ cảm động rồi rủ tôi hút thuốc rê, thuốc do Giám ngắt được từ vài cây thuốc héo chỗ bị phát hiện và bị rượt đuổi. Không còn giấy gì để vấn thuốc, sau một lúc suy nghĩ Giám lấy phong thư và rút ra lá thư bằng giấy perlure rồi bảo: “Đây là thư cuả ba tôi, tôi định giữ làm kỷ niệm nhưng thôi giữ bì thơ lại cũng đủ, nếu qua được bên kia ít ra còn biết địa chỉ để gởi thơ về”. Hai đứa xé lá thư ra vấn thuốc hút và Giám cất bì thư vào bóp. Đêm ấy, mây thấp nên không thấy trăng sáng, bọn tôi lần xuống đồi và vượt lộ. Trời rất tối, cả bọn bám sát nhau đi, khi chạm quốc lộ Giám ngồi xuống rờ mặt đường, có lẽ để tìm lại cảm giác xưa? Bỗng Hòa bảo nhỏ: “coi chừng kẽm gai” và cứ lần theo hàng kẽm gai dẫn đi. Khá lâu không thấy dứt, Hòa bảo cả bọn leo qua rào cao tầm ngang bụng và đi thẳng. Lọt vào trong, đứa nào cũng bị vấp ngã vài lần, té ra là những luống khoai lang rồi lần mò vượt qua từng luống thì bỗng có ánh đèn pha rọi tới, hoảng hồn nằm bẹp tại chỗ nghe ngóng. Nghe loáng thoáng tiếng người vang vọng nhưng quan sát không thấy ai, Giám bảo ra ngược lại và sẽ đi trên đường cho dễ, nếu có động tịnh thì nhảy vào lề núp. Thế là cả bọn lại lần mò đi ra và đứa sau nắm áo đứa trước rảo bước trên đường vắng không thấy bóng người hay xe cộ. Gần sáng Hòa dẫn chếch bên trái để tránh phiền phức và khi sáng đủ để nhìn thì mới hay đang trong một nông trường trồng bạch đàn (khuynh diệp), cây mới cao độ

ĐSNT 2014 – Page 212


đầu gối nhưng ngút ngàn; mặt trời vừa nghiêng về hướng Tây là lại lên đường, chiều xuống nghỉ đợi trăng. Đêm đó bọn tôi vừa ra khỏi rừng bạch đàn thì nghe tiếng động cơ máy đang ủi đất cách độ 30 thước. Giám nghiên cứu xong bảo cả bọn ráng chạy nhanh qua phía sau xe để tránh ánh đèn khi nó quay lại. Đất mềm và mấp mô nhưng cả bọn vượt qua an toàn. Một chuyện tức cười sẩy ra đêm sau là lúc Hòa đang cố dùng rựa cắt, dọn đường trong một trảng tranh mênh mông cao hơn đầu người bỗng rẽ quặt thẳng góc và đi rất nhanh kéo theo cả bọn hoang mang. Ra khỏi trảng, tìm được chỗ kín đáo Hòa mới dừng lại và bảo lúc nãy vừa tao ngộ bộ đội nên vội né chạy và phía bên kia cũng quẹo ngược đường, có lẽ họ cũng sợ. Nghỉ ngơi đến sáng thấy trưóc mặt là khoảng đồng trống ngút mắt mới tới rừng, giữa đồng có một người đang cày trâu. Bàn tính một lúc, Giám nói cứ ra hỏi đường về Pleiku vì lúc đó cả bọn không biết mình đã đi đến đâu? Bốn đứa đi thẳng đến gặp một chú em độ 15, 16 đen nhẻm. Tôi nói mình là thanh niên xung phong từ Nha trang ra muốn hỏi đường về Pleiku vì bị lạc. Cậu ta chỉ bọn tôi đi về hướng nhà ở xa xa, bảo đó là trụ sở xã, nơi có xe chạy về Pleiku. Nghe vậy bọn tôi cám ơn và nhắm hướng rừng đi tới vì làm sao dám đến trụ sở xã. Đi được dăm bước quay lại thấy anh chàng đang cắm cổ chạy về xã, bốn thằng bèn co giò chạy thẳng vào rừng. Mấy hôm liền từ khi bị rượt đuổi, bọn tôi gặp trở ngại luôn nên không kiếm được gì thêm vào số lương thực có

được trước đó, cũng may là trời cho vài cơn mưa nên có nước dùng bằng cách lấy tấm ni lông hứng nước. Bộ đồ treilli tôi mặc do mắc kẽm gai, bụi cây nên khá tơi tả nhưng lúc này thì tôi đã khỏi sử dụng được 2 tay bình thường cũng như Khánh hết bệnh ho hồi nào không hay. Sáng sớm ước chừng ngày thứ 7 thứ 8 bọn tôi đi ngang qua một khoảng trống, cây cỏ xanh tươi, không khí mát lạnh, đến một mỏm thoai thoải thỉnh thoảng nhìn thấy vài lon hộp rỉ sét. Không thấy Giám đâu, loanh quanh tìm mới thấy Giám đang quì lạy, khấn vái và nói: “Tôi tạ ơn trời đất vì cuối cùng rồi cũng cho tôi tới được Hàm rồng. Đây chính là chỗ tôi muốn đến, thấy lon hộp cũ không? Nơi đóng quân ngày xưa mà!” rồi lại tiếp: “Từ hôm đi đến giờ tôi lo lắng lắm nhưng không nói ra vì sợ ảnh hưởng tinh thần ông, bây giờ yên tâm, tôi sẽ bảo vệ ông bằng mọi gíá vì ông dám tin mà giao mạng cho tôi”. Sau đó Giám tụ cả bọn lại và tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, tôi sẽ là người chỉ huy, không thể mạnh ai nấy làm được. Nếu ai không đồng ý thì có thể tách riêng, còn nếu tiếp tục đi chung thì phải theo lệnh của tôi. Từ đây tôi tự tin có thể đưa mọi người đến biên giới”. Hòa, Khánh suy nghĩ rồi đồng ý... Tiếp tục lên đường, lần này Giám đi trước, tôi, Khánh và Hòa cầm rựa đi sau cùng. Trưa đó, đang di chuyển thì gặp một người Thượng già chăn đàn bò. Giám đến hỏi chuyện, không biết nói gì nhưng sau bảo chúng tôi là hỏi ông ta chỉ đường đi tới biên giới, ông ấy nói có người con khi xưa đi lính VNCH tử

trận, xin chúng tôi một bộ đồ lính, Giám tội nghiệp và lấy trong bọc ra bộ đồ dự trữ cho ông lão. Ông Thượng cám ơn rối rít, trước khi đi chỉ cho chúng tôi ăn một thứ trái mầu vàng tròn nhỉnh hơn quả chanh, thử thì thấy ngọt nên bọn tôi mỗi đứa hái một mớ rồi đi. Giám có vẻ rất tự tin nên dẫn cả bọn lần theo đường mòn, chợt thấy một vuông mì, mỗi đứa lại nhổ thêm mấy bụi mang theo. Tối đó; sau khi nghỉ ngơi ăn uống và xắt lát số mì còn lại để dễ mang và sẽ phơi trưa mai lúc nghỉ, chuẩn bị lương thực sau khi vượt biên giới vì Giám nói qua đó rồi, đất lạ không dễ kiếm ăn và luạng quạng còn bị lộ nữa. Theo bóng trăng cả bọn lại lên đường và đường tốt nên bọn tôi di chuyển khá nhanh, chợt Giám ra dấu im lặng... Té ra cả bọn lọt vào làng Thượng hồi nào không hay và đang đi giữa hai dãy nhà sàn. Im lặng đi, lạ một điều là không thấy chút phản ứng nào trong nhà như lần trước, im lặng cho đến khi vừa vượt qua rào cuối làng thì bỗng có tiếng hô: “Ai đó, đứng lại!”. Hòa nhanh miệng trả lời: “Đi kích”. Lại im lặng nhưng cả bọn vội tăng tốc độ đi nhanh đến phía trước hướng rừng, đi rất lâu mới dừng lại nghỉ. Hôm sau không có trục trặc gì trừ chuyện trời bỗng chuyển mưa dữ dội. Gió thổi ào ào và sét giật liên hồi, cơn mưa có thể ập đến bất cứ lúc nào. Giám chỉ về phía trước một hình dạng giống như nhà ẩn hiện dưới ánh chớp, bảo cả bọn cố đi nhanh đến đó. May lúc tất cả vừa vào trong thì mưa ào ạt đổ xuống. Dưới ánh chớp lập lòe, tôi thấy có nhiều củ mì đã

ĐSNT 2014 – Page 213


xắt, cả lúa nữa. Giám giải thích đây là kho của người Thượng lập ở giữa rẫy và chắc sẽ phải có làng ở gần nhưng cứ ngủ nghỉ đã vì mưa lớn, lại tối rồi, họ có thói quen tối là tất cả về nhà và sáng mai những người khoẻ mạnh sẽ đi rẫy sớm, ở nhà chỉ toàn ông già bà cả và trẻ con. Cảnh mưa gió lại mệt mỏi khiến tôi ngủ rất ngon. Lúc tỉnh dậy, thấy dưới chân vương vướng, lấy tay rờ thì ra một chú chó con đang cuộn dưới chân tôi ngủ. Gọi các bạn và kể sự việc thì Hòa nói mọi người đừng làm ồn, khi nào Hòa đếm một hai ba thì Giám và tôi bật quẹt lên soi sáng và Hòa cầm rựa đập anh chó chết tươi. Cả bọn bèn thu vén, lấy theo một số sắn khô, ẵm theo con chó và biến. Tôi để lại 20 đồng trong số tiền dấu diếm được từ những lần thăm nuôi ở Hốc môn, coi như trả tiền mua hàng. Trời vẫn mờ mờ nhưng chủ ý của chúng tôi là cứ nhờ rừng để không bị lộ, vả lại trời âm u không thể định hướng cứ đi sâu vào rừng đến khoảng giữa trưa thì ngừng lại. Khánh trổ tài làm thịt chú chó xấu số. Cũng thui, mổ và cắt miếng. Bộ lòng và cái đầu thì nấu với khoai mì, còn lại kho muối mặn cất để ăn khi qua biên giới. Khó tưởng tượng là chỉ với cái rựa mà Khánh đã cắt thịt được như vậy. Cả bọn có một bữa ăn protein ngon lành. Giám bảo do trời âm u nên không đi nữa mà kiếm chỗ nghỉ ngơi. Tìm được hốc đá khá rộng, cả bọn vào trú cho đến hôm sau. Mặt trời chói lọi hứa hẹn một ngày khô ráo, bọn tôi lại nai nịt lên đường. Trưa nghỉ ở một con suối nhỏ để tắm rửa, phơi khoai mì chờ chếch bóng

tiếp tục. Chiều xuống đến bìa rừng, trước mặt là một bản làng rất lớn. Giám bảo núp lại để quan sát động tịnh rồi tối sẽ bọc ngoài làng vượt qua. Trong vài ngày kế tiếp bọn tôi đều di chuyển như vậy mỗi khi gặp làng mà hầu như ngày nào cũng gặp. Hôm đó, cũng núp bìa rừng quan sát khu làng lớn lắm thì bỗng nghe có tiếng chân bước phía sau. Bọn tôi bất ngờ vì mình cũng vừa từ đó ra nhưng rất vắng lặng đâu thấy ai. Quay lại thì thấy một anh thanh niên đang vác cuốc đi đến. Tôi quyết định ra gặp vì thấy anh cũng sững lại khi nhìn thấy bọn tôi. Nói thẳng với anh là bọn tôi trốn trại, đang tìm đường đến biên giới. Quan sát bọn tôi, anh nói cũng là sĩ quan VNCH vừa được thả và bắt đi kinh tế mới đang ở làng trước mặt. Chỉ dẫn cho chúng tôi những gì anh biết về vùng này và nói: “Tụi nó tập trung dân Thượng lại do đó có rất nhiều làng mới từ đây đến biên giới nhưng cứ chờ đêm đi cách làng khoảng 100m thì an toàn vì Thượng họ nhát lắm, cứ đêm xuống là tất cả rút vô làng”. Rồi anh hỏi có giúp được gì chúng tôi không? Tôi bèn móc hết tiền đưa cho anh và nhờ mua cho bọn tôi cá khô, gạo, đá quẹt và thuốc rê. Anh cầm tiền rồi bảo chúng tôi chờ ở đây rồi đi về làng. Lúc ấy đã xập tối và trời bỗng nổi cơn dông, sấm sét ầm ĩ và mưa trút xuống ào ạt. Phủ bao ni lông che mưa và chờ lâu lắm. Hòa bảo chắc bọn mình phải bỏ đi chứ chờ như vậy quá nguy hiểm, biết đâu đã bị tố giác rồi và bọn chúng có thể đang bao vây. Khánh cũng đồng tình nhưng không biết sao tôi lại rất

có lòng tin nên bảo Giám cứ đội mưa chờ. Giám bèn bảo Khánh, Hòa phân tán ra tìm chỗ khác để vừa tiện quan sát vừa không bị hốt trọn nếu thực như suy nghĩ. Lâu lắm, phải đến 3 tiếng chờ đợi mới nghe tiếng ho nhẹ nhẹ rồi tiếng gọi khe khẽ “mấy anh ơi”. Trời dù đã hết mưa nhưng tối đen, tôi bảo Giám quẹt lên làm hiệu và anh tiến đến chúng tôi. Câu đầu tiên khi gặp lại là: “Các anh chờ chắc lâu hả? Tại vì tụi nó kiểm soát dữ lắm, tôi phải đi nhiều chỗ, mỗi chỗ mua một ít chứ không chúng nó nghi ngờ”. Rồi anh đưa cho chúng tôi cá khô, đá quẹt, thuốc rê, một chai dầu hôi... những thứ chúng tôi nhờ và cả vài nải chuối nữa. Anh nói: “Chuối này là tôi mua tặng các anh, rất tiếc là tôi không có điều kiện hơn nữa”. Tôi đại diện anh em cám ơn anh và xin anh cho biết tên cũng như điạ chỉ để nếu may mắn chúng tôi đi được thì còn có thể đền đáp. Anh nói: “Mong các anh thông cảm vì an toàn tôi không thể nói được. Coi như chúng ta có chút duyên, cầu mong các anh được may mắn” sau đó anh chào và trở về làng. Hôm nay viết lại chuyện này, tôi vẫn rất xúc động và không quên ơn về nghiã cử của người chiến hữu. Rất mong anh may mắn và đã thoát khỏi kiếp nạn. Từ giã anh chúng tôi lên đường , túi bị nặng hơn với lương khô thực phẩm mới bổ sung, tinh thần phấn khởi hơn với những tin tức từ anh bạn. Chúng tôi đã đi qua nhiều làng một cách an toàn nhờ hướng dẫn của anh ấy. Tuy nhiên, tôi nhận thấy Giám có vẻ ưu tư và trầm lặng hẳn. Một buổi nghỉ trưa, chợt nhận ra mình chưa đi vệ sinh lần nào

ĐSNT 2014 – Page 214


từ hôm vượt trại vì thấy bụng quặn đau, tôi tìm chổ xả nhưng phân cứng ngắt và chỉ ra được một tí ngoài hậu môn rồi ngưng. Hết cách tôi gọi Giám, Giám bèn lấy que gạt từng chút cho đến khi tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi cám ơn thì Giám xổ tâm sự: “Nói thiệt mấy hôm nay tôi lo lắm vì không thể nhận ra được chỗ nào quen biết khi xưa, làng quá nhiều mà hoàn toàn mới”. Tôi nói: “Thì mình cứ theo cách anh bạn chỉ dẫn rôi định hướng mặt trời mà đi, dẫu sao thì lương thực khá dồi dào nên cũng an tâm” “Nói ông nghe thôi, chứ tôi đã hứa là phải bảo vệ ông mà” Giám còn phải khều cho tôi một lần nữa vào hôm sau thì tôi mới hết bón. Hôm sau cũng theo con đường mòn bọn tôi thấy một vọt nước đang chảy ào ào, nước rất sạch và mát. Giám nói đây là cách người Thượng dẫn nước từ suối về, chỉ dùng tre buông thôi và giờ này người Thượng họ ở ngoài rẫy, ở nhà toàn người già và trẻ con thôi nên không ngại. Tại chỗ vọt nước, tôi thấy một bi-đông và vài quả bầu đựng nước. Giám bảo lấy đầy bi-đông và 2 bầu rồi đi. Lúc đó bỗng thấy một anh lợn ỉ lon ton cùng vài chú vịt xiêm, cả bọn hè nhau đuổi bắt anh lợn nhưng không được vì anh ta chạy nhanh lắm. Cuối cùng, Hòa nói thôi bắt vịt xiêm cũng được và không lâu thì Hòa và Khánh mỗi người tóm được một con. Bốn đứa liền di chuyển sâu vào rừng nghỉ ngơi và làm thịt vịt. Cắt cổ nhưng không thể làm lông, Khánh liền thui cả 2, sau đó cắt ra và lại kho muối. Dĩ nhiên là mỗi đúa cũng được một ít ăn

với khoai mì luộc cho thêm phần bổ dưỡng. Một chuyện không may là trong lúc làm vịt, cán rựa của Khánh bị gẫy không dùng được nữa. May mắn là một hai ngày sau đó bọn tôi lại kiếm được con rựa khác trong một chòi Thượng lúc dừng lại ngủ đêm. Còn hai bầu nước thì để khỏi phải bưng tôi nên đã dùng dây rừng buộc và đeo nhưng do va chạm lúc di chuyển một đã vỡ, tiếc ôi là tiếc! Người Thượng chỉ dùng lá cuộn chặt làm nút mà kín vô cùng, đi lại xóc lên xóc xuống mà vẫn không rơi ra một hạt. Hôm đó, vào khoảng trưa đang đi ngon trớn bỗng gặp một con lộ chắn ngang. Thận trọng bọn tôi núp vào bụi tre lớn sát đường quan sát, con đường thật đẹp thẳng và khá rộng có thể chịu các loại xe. Bên kia đường là một bãi đất, cây cối chỉ cao ngang đầu gối, kéo khoảng 100m mới tới rừng dầy. Giám bảo đó là cách canh tác cuả người Thượng, đầu tiên hạ cây lớn đợi khô rồi đốt lấy tro làm phân rồi trồng bắp hay lúa giữa khoảng trống, dần dần sẽ bứng các gốc còn bỏ lại. Buổi trưa, đường vắng, quan sát kỹ Giám bảo cả bọn vượt qua và đi nhanh vào rừng nhưng khi cả 4 đứa vẫn còn trên lộ thì bất ngờ xuất hiện 4 chàng đang nghênh ngang vác súng AK đi đến, cách độ mươi thước. Bọn tôi chỉ còn kịp bước vào bên kia đường và ngồi thụp xuống cạnh các gốc cây và nhìn ra. Rõ ràng tôi thấy họ phản ứng, súng cầm tay và nhìn chúng tôi. Tôi vốn không tin vào chuyện huyền bí nhưng thật sự không biết giải thích thế nào khi mình đã nhìn vào mắt

họ lúc tựa gốc cây sát lề đường mà họ chỉ nhìn một lúc rồi kéo nhau đi. Họ có thấy chúng tôi không? Nếu thấy sao lại bỏ đi khi súng đã sẵn sàng. Chịu... Chờ đến khi họ khuất bóng bọn tôi vội bước nhanh vào rừng, đi thật sâu đến một con suối khá rộng, nước trong vắt, cách không xa là một cây mai cổ thụ, gốc to lắm và hoa vàng rực đang phất phới rơi, liền hạ trại. Bắt đầu nấu ăn và tắm giặt. Trong lúc tắm thấy cá lội tung tăng, cá lớn cỡ 2 ngón tay bơi rất nhanh, tôi và Giám đuổi bắt nhưng thất bại, liền thôi nhưng sau tôi bỗng trượt chân ngã ngồi xuống, tay trong lúc chống xuống bỗng đè được một chú và khoai mì luộc có độn thêm chú cá xấu số. Nghỉ ngơi tắm giặt phơi phóng đến chiều lúc Giám nói thu quân di chuyển thì phát giác cây mai với ngàn vạn hoa vàng rực rỡ đã chỉ còn vương vất vài nụ, hoa hầu như rụng hoàn toàn, thật lạ! Hôm sau đi đến một gành đá khá rộng, kín đáo Giám tụ cả bọn lại và bảo hôm nay sẽ ở đây cả ngày và kỷ niệm 30 tháng tư, ngày mất nước. Tôi thật không ngờ Giám lại để ý đến vậy và tính đến hôm đó thì bọn tôi đã được tự do 18 ngày rồi dẫu có những lúc lo lắng và gian nan nhưng thật sự tôi rất sung sướng tự tại. Chiều đó, Giám dẫn tôi đến một thân cây lớn có bông tim tím và nhiều trái lớn cỡ ngón cái rụng dưới gốc, bảo tôi nhặt ăn vì đó là trái sim. Hai đứa ăn khá nhiều vì vị ngọt và hơi chát rất dễ chịu. Tối đó, bọn tôi theo đề nghị của Giám gầy lên một đống lửa, ngồi quanh và nói chuyện, đủ thứ chuyện đến khuya mới đi ngủ.

ĐSNT 2014 – Page 215


Một đêm an bình đã qua, chúng tôi lại phấn chấn lên đường. Chiều xuống, thấy thắp thoáng bản làng phía trước, Giám vui mừng báo tin là đã sắp đến biên giới và chỉ vào ngọn núi phía sau ngôi làng, Giám bảo: “Qua khỏi ngọn núi đó là đất Miên nhưng phải nghỉ chân đợi tối vượt qua làng như vẫn làm những lần trước”. Đi thêm một chút nữa cả bọn thấy một nhà kho bèn chui vào nghỉ. Phải nói nhà kho này là to nhất mà tôi từng gặp, bên trong lúa và khoai chất ngang đến ngực. Leo lên đống khoai nằm, cả bọn hào hứng bàn tán thì Giám bảo kế hoạch thay đổi. Mọi người cứ ngủ, sáng sẽ đi vì theo Giám ước tính thì chỉ mất độ một buổi sáng là qua núi và sẽ cắt làng đi chứ không phải đi vòng nữa. Không ngờ đây là quyết định chết người của Giám. Sáng đó, Gíám dẫn đầu như thường lệ và đi thẳng vào làng, có lẽ Giám nghĩ mọi người đã ra rẫy nên thoải mái đi tới. Đi độ mươi lăm phút Giám bỗng tạt vào ụ mối cạnh đường núp, bọn tôi vội theo thì vừa kịp thấy vài người đang đi tới. Có vẻ họ đã thấy chúng tôi nên đang nói râm ran bỗng nhiên im lặng và ngập ngừng đi qua. Chờ họ đi xa, bọn tôi lại tiến bước, mới được vài phút lại phải nhảy vào bụi bên đường núp vì có vài người nữa đang đến. Khi phải núp đến lần thứ ba thì Giám không đi thẳng nữa mà nhắm hướng rừng đi tới. Giám bảo vô đây đi cho an toàn, không ngờ dù rừng có nhiều cây cao nhưng đã bị thu nhỏ lại, do dân làm rẫy khai quang bốn phiá. Mấy lần bọn tôi phải dội ngược lại vì chỉ mới đi một chút là thấy quang

đãng và bóng người thấp thoáng. Loay hoay một hồi, Giám bảo nghỉ ăn sáng rồi tính. Cả bọn tấp vào một bụi khá rậm và lấy thức ăn ra, tôi mở bị, phát cho mỗi người 2 quả chuối, 2 miếng vịt kho muối và một khúc sắn luộc. Chưa kịp ăn vì phải thu cất vào túi thì súng nổ và có tiếng hô: “Giơ tay lên”. Hòa la lên rất to: “Xung phong” rồi cùng Giám và Khánh vùng chạy. Tôi còn đang lúng túng thì thấy 3 bộ đội chĩa súng vào người và một anh la to: “Ngồi yên không tao bắn”. Thế là tôi bị bắt và đưa ra bìa rừng khi súng vẫn còn nổ vang. Một anh tự xưng là công an biên phòng, đang dựa vào ổ mối bảo tôi: “Anh gọi đồng bọn ra hàng đi, các anh bị bao vây không thoát đâu”. Tôi đang lưỡng lự thì anh ta nói tiếp: “Gọi đi không bộ đội nó bắn chết hết, chúng tôi được dân báo các anh là Fulro có vũ khí, nếu không hàng thì chỉ có chết thôi”. Tôi bảo bọn tôi có bốn người là thanh niên xung phong làm gì có vũ khí. Anh ta nổi nóng chửi thề và bảo: “Mày có gọi chúng nó ra không thì bảo”. Bấy giờ súng vẫn nổ vang và một anh bộ đội chạy đến thì thầm và đưa cho anh ta vật gì đó, quay qua tôi anh ta nói: “Đấy xem đi, một thằng chúng mày đã bị bắn chết rồi đấy”. Tôi nhìn ra cái bì thư của Giám, cái bì thư mang địa chỉ của Ba mà Giám giữ kỹ trong người như một kỷ niệm. Tôi hiểu ra rằng Giám đã bị bắn chết và mất tinh thần vì một cảm giác mất mát quá lớn. Đối với tôi, Giám không chỉ là người bạn mà còn là người anh đã lo toan chăm sóc, bảo vệ tôi; kể cả sau này dù đã mất đi,

Giám vẫn giữ lời hứa (tôi cho là vậy) đã che chở, giúp đỡ tôi vượt qua được kiếp nạn trong nhà kỷ luật. Cảm giác khi biếtt Giám đã mất lúc đó thât khó diễn tả, nghĩ không còn cách khác, tôi đồng ý cầm loa gọi bạn ra hàng. Gọi vài lần thì thấy Hòa bước ra rồi sau đó vài phút, thấy Khánh được 2 tay bộ đội kèm ra. Khánh mặt nhăn nhó đau đớn nói bị bắn vào bụng. Tay công an sau khi đoan chắc là không còn ai nữa ra lệnh cho tôi và Hòa võng Khánh đi sau khi được băng bó tạm. Đi độ nửa tiếng bọn tôi được đưa vào một nhà đắp đất rất đơn sơ, ngang độ 6m có thêm một chái xụp xuống nghĩ không còn cách khác, tôi đồng ý cầm loa gọi bạn ra hàng. Gọi vài lần thì thấy Hòa bước ra rồi sau đó vài phút, thấy Khánh được 2 tay bộ đội kèm ra. Khánh mặt nhăn nhó đau đớn nói bị bắn vào bụng. Tay công an sau khi đoan chắc là không còn ai nữa ra lệnh cho tôi và Hòa võng Khánh đi sau khi được băng bó tạm. Đi độ nửa tiếng bọn tôi được đưa vào một nhà đắp đất rất đơn sơ, ngang độ 6m có thêm một chái xụp xuống độ hơn mét làm nhà bếp; chiều sâu độ 4m có một bàn và 4 ghế, góc phải sát cửa là một giường tre. Ba đứa bị trói chân tay sau khi tay công an giao chúng tôi cho mấy người Thượng ở đó. Không khí có vẻ nhẹ nhàng, có thể họ tin chúng tôi là thanh niên xung phong chăng? Khoảng quá trưa, tay du kích canh chúng tôi bảo ra đầu nhà nấu ăn. Tôi và Hòa được cởi trói và 2 đúa nấu một nồi cơm khá to, lại còn ngắt một mớ đọt khoai mì luộc lên cho có chất rau xanh. Khi luộc đọt

ĐSNT 2014 – Page 216


khoai mì, tôi có nghĩ đến công trình khảo cứu của một nhà khoa học “cách mạng”: “3 ký đọt mì giá trị bổ dưỡng bằng 1 ký thịt bò”. Đó là lần đầu và cũng lần cuối tôi ăn đọt khoai mì dẫu sau này có lúc đói đến rã họng, nghĩ là không cần giải thích thêm... Trong khi nấu cơm, Hòa quan sát địa thế rồi nói nhỏ với tôi: “Ăn uống no đủ đi tối nay mình dông!”. Tôi hỏi: “Đồ ăn thức uống bị đổ tháo hết rồi, làm sao?” “Yên tâm, tôi có thủ riêng để đề phòng chuyện bất ngờ”. Nấu xong, ba đứa ngồi ở chái bếp ăn, Hòa nói cho Khánh nghe dự tính. Khánh vì đau nên không ăn được nhiều, chỉ có tôi và Hòa bảo nhau ăn hết tất cả phần thịt dự trữ, chó vịt gì đều đánh sạch. Khánh nài nỉ bọn tôi đừng bỏ Khánh lại vì sẽ lãnh đủ. Tôi cũng phân vân vì đã đến đây rồi mà bỏ Khánh lại thì coi không được nhưng mang Khánh theo thì gánh nặng này quả là quá sức. Chiều xuống, bọn tôi lại bị trói 2 tay quẹo ra sau và 2 chân cũng bị trói. Tay du kích bảo bọn tôi vào nằm trong chái bếp. Tôi nằm giữa 2 người. Khánh nàì nỉ đừng bỏ Khánh lại, Hòa im lặng không lên tiếng và tôi thì biết Khánh lo lắm vừa vì vết thương vừa nghĩ đến việc bị đưa về trại thì hậu quả khó lường. Ngay sau khi Hòa quay qua nói nhỏ với tôi, đợi tối hẳn 2 đứa mở trói cho nhau để dông thì có tiếng gọi: “Anh này ra đây làm việc” Ngó ra cửa, dưới ánh sáng hắt vào từ phòng ngoài tôi thấy một anh chỉ vào tôi. Lồm cồm bước ra nhìn thấy một anh nữa mang AK ngồi ở giường tre. Anh chàng vừa gọi ra mở trói

cho tôi và bảo ngồi vào bàn, anh ta ngồi đối diện nhìn ra cửa. Trời bỗng mưa lâm râm, cảm được khí lạnh thấm vào nhà. Người đối diện tuổi trung niên, gíọng lơ lớ: “Tôi là Xã trưởng ở đây, anh nên thành thật khai báo. Cách mạng đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Tôi mong anh nói thật để hưởng sự khoan dung của cách mạng”. Tôi vừa định lên tiếng thì trong bếp bỗng nghe động

tịch và tiếng chân người. Tay du kích đang ngồi bật dậy, phóng ra cửa bắn mấy phát và la lên: “Tụi nó bỏ trốn!” rồi phóng đi. Tay Xã trưởng vội rút ra khẩu súng ngắn vùng đứng dậy chĩa vào đầu tôi và nói: “Ngồi yên, mọi chuyện sẽ có cách mạng giải quyết”. Tôi ngồi tại chỗ độ mươi lăm phút khi súng nổ lốp đốp vọng lại. Bất ngờ tay công an dẫn giải chúng tôi buổi sáng xông vào, đến gần giơ tay định tát tôi thì dừng lại, giận dữ: “Mẹ chúng mày, mưa gió thế này mà chúng mày bắt tao phải truy đuổi, chút nữa là tao bị bắn rồi, ngồi yên đấy nhé”. Ngay lúc đó tay du kích Thượng chạy về, hằn học chĩa AK vào đầu tôi và chửi mắng: “Bắn bỏ mẹ mấy thằng phản động này đi”. Tay công an vội gạt hắn ra và nói: “Đồng chí không được làm vậy, việc gì cũng phải theo chính sách”. Quay lại tôi hắn nói:

“Anh phải hiểu sự tức giận của chúng tôi, bản thân tôi cũng suýt bị giật súng trong nhà rông, nếu không có đồng chí này thì tôi đã bị nó bắn rồi” Không khí bớt căng thẳng và tay công an kể lại sự việc cho cả tôi lẫn tay Xã trưởng nghe: Thì ra trong lúc tôi đang ngồi ngoài “làm việc” thì Hòa tự cởi trói chân tông vách chạy ra ngoài. Bị đuổi, chạy đến nhà rông núp lại. Khi tay công an đến gần Hòa nhẩy ra vật lộn định lấy súng. Đau khổ cho Hòa là tay vẫn còn bị trói nên dù bất ngờ vẫn không lấy được súng tên công an. Đang khi vật lộn thì du kích chạy đến và bắn vào Hòa cứu đồng bọn. Sau đó hắn xả hết băng vào Hòa khi Hòa bỗng la: “BẮN ĐI, BẮN NỮA ĐI...” và nhẩy vào hắn. Đau đớn thay cái chết oai hùng của bạn tôi, không hổ danh Biệt cách. Tay công an còn cho tôi xem đồ đạc lấy được từ Hòa. Tôi nhận ra túi gạo và cái nồi nấu cơm buổi trưa mà Hòa bằng cách nào đó đã mang theo khi bỏ trốn. Tất cả đều đẫm máu! Tôi thấy bàng hoàng và thương tâm cho người bạn đã chết khi hai tay còn bị trói. Bàn tán với nhau bọn họ đưa Khánh ra rồi trói hai đứa laị, cả tay lẫn chân, lần này rất chặt và bắt chúng tôi ngồi dựa vào vách, dưới gầm bàn hướng ra cửa. Do bị trói quặt tay ra sau nên từ đó chúng tôi chỉ có thể ngồi, ngồi ngủ và ngồi thức nhưng phải cựa quậy luôn vì muỗi. Hôm sau vào khoảng giữa trưa, có 3 anh trẻ mặc đồ bộ đội đi

ĐSNT 2014 – Page 217


vào chào hỏi chúng tôi, tự giới thiệu là bộ đội nghĩa vụ. Nói chuyện hỏi thăm qua lại mới hay họ là con em của những người lính VNCH cũ bị bắt đi nghĩa vụ. Họ nói đời sống bộ đội cực khổ lắm, thậm chí gia đình phải tiếp tế thức ăn và hứa mai trở lại sẽ mang bông băng và thuốc lén cắp của đơn vị để thay băng cho Khánh. Chúng tôi vẫn bị trói chặt và ngồi dưới gầm bàn khi mấy bạn trẻ trở lại. Đúng như lời hứa, họ thay băng cho Khánh và cho Khánh một ít thuốc trụ sinh rồi đưa cho tôi một ít thịt vịt kho sả, bảo của gia đình tiếp tế muốn chia sẻ. Chuyện vãn một lúc tôi được biết là sư đoàn họ mới từ Kampuchia về đây dưỡng quân. Họ nói là bên ấy đáng sợ lắm, mìn bẫy khắp nơi, cả một trung đội banh xác chỉ một tuần trước khi về đây, một làng Thượng rất lớn mang tên làng BÒ và vì nghĩ bọn tôi là Fulro nên hôm ấy, họ đã bao vây chúng tôi với 1 đại đội kết hợp với du kích và công an biên phòng. Họ cũng an ủi chúng tôi, bị bắt là may vì nếu qua biên giới thì không biết lành dữ thế nào vì bọn Pol pot tàn ác lắm. Lân la độ gần một tiếng thì họ ra về, không quên chúc bọn tôi may mắn. Rất tri ơn các em. Lại ngồi chò hỏ, Khánh có lẽ rất đau vì vết thương nên im lặng, thỉnh thoảng lại rên. Thành thật mà nói tâm trạng tôi lúc ấy rất thanh thản, có lẽ tâm lý đã chấp nhận mọi hậu quả nên không còn lo lắng. Chợt có tiếng phụ nữ ồn ào ngoài cửa: “Nghe nói ngụy mà chưa biết mặt mũi chúng ra sao? Vào đây xem mặt mũi ngụy chúng mày ơi!”

Tôi đoán là việt cộng cái, nhìn ra cửa đúng lúc 4 nàng đứng chặn cửa, im lặng nhìn 2 đứa, tôi nhìn lại nhưng không thấy rõ nhan sắc vì mắt tôi cận mà từ khi vào tù bị cấm đeo nên kính đã mất đâu không biết. Một lúc tụi nó bỏ đi, tôi vẫn nghe kịp lời bình phẩm vọng lại: “Mẹ, sao nó đẹp trai thế nhỉ?”. Lòng bỗng thấy tự hào... Lại một đêm bị muỗi, Khánh vẫn im lặng không nói gì từ hôm hai đứa bị trói đưa ra ngoài, chắc mất sức vì mất máu hoặc đang lo lắng suy nghĩ chuyện sắp tới chăng? Nhìn qua chõng, 2 chàng du kích canh gác tay quạt đuỗi muỗi liên tục mà ao ước. Sáng sớm hôm sau, tay công an xuất hiện và loan báo chúng tôi sẽ theo xe thu mua lương thực về Pleiku. Họ giải chúng tôi đến một xe GMC và bảo leo lên nóc những bao đựng sắn lát khô ngồi chờ. Trên cao tôi nhìn xung quanh, biết được cái làng Bò này thật lớn, nhà sàn rất nhiều và san sát, chợt nhìn thấy hai tay bộ đội cầm xẻng đi về hướng rừng, tôi chỉ cho Khánh và đoán có lẽ họ đi chôn bạn tôi. Một lúc thấy 2 cô gái trẻ kêu gọi lên xe để đi thì có hai bộ đội nhảy lên ngồi chung ở cuối xe. Nửa đường, xe ngừng họ ăn trưa ở một khu dân cư, bọn tôi vẫn phải ngồi trên nóc bao sắn, bộ đội áp giải không đồng ý cho chúng tôi ăn mặc dù các cô năn nỉ để xin cho chúng tôi ăn một ít mít mà họ mua từ những nhà trồng mít.Từ bé đến lớn, tôi chưa hề thấy mít được trồng nhiều và to như thế, nhà nào cũng trồng và mỗi cây có thể có đến một vài trăm qủa đeo chằng chịt. Tôi không nhớ tên làng này, chỉ biết là rất nổi

tiếng về mít. Ăn uống mua sắm xong lại lên đường, xế chiều xe ngừng tại một ngã ba, hai bộ đội bảo chúng tôi xuống đi bộ vào thị xã Pleiku vì xe sẽ đi về hướng khác. Tôi dìu Khánh đi trước, họ cầm súng theo sau, chúng tôi di chuyển rất chậm vì Khánh không có sức mà đường thì dốc, tôi lê Khánh đi trời mới bắt đầu chiều mà sao vắng lặng! Vắng và hết sức đìu hiu, tôi bỗng ngửi thấy trong không gian buồn bã ấy một mùi quen thuộc. Cái mùi mà dẫu có mù, có điếc chỉ còn khứu giác thôi tôi vẫn nhận ra: mùi “PHỞ”. Hít thật sâu và lắng nghe cái mùi ấy thấm vào bên trong, cái mùi đã hơn ba năm tôi chưa hề biết đến, con người bỗng phấn chấn nhẹ nhõm hẳn ra và Khánh hình như không còn tựa vào tôi nữa. Tôi cũng tỉnh táo để biết rằng ở cái thời buổi này, Phở may ra chỉ vài cục xương để nấu thứ gọi là nước lèo, làm gì có thịt thà nhưng sao mùi thơm ấy qủa tình vô cùng quyến rũ. Tôi dừng lại để hít thêm, quên mất mìmh đang bị áp giải cho đến khi bộ đội hối thúc. Lê trên đường đất đỏ độ một gìờ, cả bọn vào một doanh trại có vẻ như trụ sở cũ của cảnh sát, chúng tôi được bàn giao cho trưởng trại... Đó là một viên công an cao lớn, có cách tiếp xúc thoải mái. Anh ta hỏi han vài chuyện rồi bảo chúng tôi ở tạm ở đây; tôi vẫn nói mình vượt biên với cái tên tự chế ra, anh ta dặn dò việc đầu tiên là xem vết thương của Khánh, hớt tóc cho tôi vì dài quá và áo quần rách rưới thì ngày tới sẽ đưa kim chỉ vá lại. Xong xuôi tôi được đi tắm trước khi vào buồng giam.

ĐSNT 2014 – Page 218


Trong phòng đã có sẵn 4, 5 anh em. Họ tiếp tôi rất niềm nở, thăm hỏi lý do bị nhốt, tôi vẫn nói mình vượt biên bị bắt. Có một anh đến cạnh lân la kể chuyện, nói họ hầu hết là những người phục quốc bị bắt sống tại đèo Cù mông sau khi bị phục kích mới vài tuần trước đây. Đang nghe chuyện thì tôi được gọi ra ô cửa nhận cơm, cơm nóng và khá nhiều cùng 2, 3 con cá khô, có lẽ vừa chín tới. Ăn xong, chưa kịp phân chia chỗ nằm thì cửa mở và tôi có lệnh ra ngoài. Đến gần cổng, thấy Khánh cũng đang được dìu ra. Định hỏi thăm thì tay trưởng đồn xuất hiện bảo có cán bộ trại Gia trung lên nhận. Tôi hơi bất ngờ vì không nghĩ ra họ thông tin nhanh như vậy. 2 công an áo vàng tiến đến, tôi nhận ra kẻ nhận chúng tôi khi mới nhập trại Gia trung và lên tiếng: “Chào cán bộ”, anh ta vội nói: “Không dám đâu, sợ các anh chém lắm!” Thủ tục chuyển giao nhanh, họ đưa chúng tôi đến một xe Jeep và từng đứa lần lượt lên xe ngồi ở băng sau, đối diện nhau. Dĩ nhiên là phải trói, lần này họ trói hai chân chuyền lên 2 tay quặt ra sau, trói cả 2 ngón cái rồi vòng đến cổ tay trước khi nút lên trần xe. Khánh im lặng chịu đựng còn tôi khi họ trói tay chặt quá khiến tê rần thì có yêu cầu họ nới dây ra nhưng không được đáp ứng. Lúc xe di chuyển thì trời vừa tối, tôi nghĩ họ sẽ chở thẳng về trại, may ra tay tôi được cởi trước khi hư hai do máu không xuống được bởi vì từ đây về trại nghe nói chỉ độ 25 cây số thôi. Không ngờ bọn họ chạy ra thị xã vào một tiệm cơm ăn uống trong khi 2 đứa tôi bị

trói bỏ ngồi ở ngoài. Một vài dân hiếu kỳ đến nhìn ngó, lắc đầu có vẻ ái ngại nhưng không có ai lên tiếng hỏi, chỉ có người chửi đổng vào trong tiệm. Phải mất cả tiếng họ mới ăn xong, ra xe rủ nhau đi mua mít ở chợ. Tôi nghĩ họ rình rang là để hành hạ chúng tôi cho bõ ghét. Cuối cùng cũng chực chỉ Gia trung sau khi bỏ lên xe giữa 2 chúng tôi vài quả mít. Tất cả không chuyện trò, tù cũng như chèo, im lặng cho đến khi xe ngừng. Tôi vừa kịp nhận ra Trung tâm (nơi đóng bộ chỉ huy toàn trại) thì một đám công an chạy tới và tranh nhau thụi chúng tôi cùng những tiếng chửi rủa cho đến khi họ chở chúng tôi đi. Xe chạy thẳng vào khu nhà kỷ luật cạnh nhà bếp K 1, trại của tôi độ chục công an đứng sẵn. Tôi vẫn nghĩ 2 bàn tay mình hư rồi nên khi vừa được cởi trói, cảm giác máu chạy xuống hai tay khiến tôi không kịp nhận ra là mình bị cả đám ùa vào đánh. Bị đánh qua đánh lại như vậy không biết bao lâu, khi tỉnh lại dưới ánh sáng mờ mờ buổi ban mai mới hay mình đang bị cùm trong nhà kỷ luật. 4. Đoạn Kết Có lẽ tiếng rên của tôi đánh thức anh bạn cùng phòng nên dù chưa hoàn toàn tỉnh táo tôi cũng nhận ra lời chào hỏi. Tiếng nói yếu ớt của anh tự giới thiệu: “Anh Hùng hả? Tôi là Hồng Quốc đây, cùng đội 11”. Thì ra Hồng Quốc, người Việt gốc Hoa, thiếu úy Biệt động quân. Anh nói: “Anh Hùng ơi, tôi rất tiếc là anh không thoát được nhưng sự việc đã vậy rồi mong anh khi làm việc nói dùm tôi... Anh cũng biết tôi đâu có dính

dáng gì, chỉ vì nằm kế bên thằng Quốc, nói chuyện qua lại mỗi đêm mà bị nghi ngờ đem nhốt từ hôm đó đến nay, bị đánh đập dữ lắm!” Tôi hứa sẽ nói sự thật về những người bạn không có liên quan gì đến chúng tôi để họ được tha kỷ luật. Mãi về sau khi đã trở lại sinh hoạt bình thường, tìm hiểu, tôi mới biết Quyền và Quốc bị bắn hạ ngay hôm đó, nghe kể hai người núp

sau một gò mối bắn trả nhưng hết đạn nên tử thương. Ngoài Hồng Quốc còn thêm 2 người nữa là Trần(?) Văn Hòa và Nguyễn Hoàng Sơn bị kỷ luật vì nghi có dính líu. Hồng Quốc có vẻ yên tâm hoặc sợ tai vách mạch rừng nên không nói chuyện nữa, tôi cũng quá mệt nên cũng không nói năng gì. Khi trời sáng, nghe tiếng lao xao vọng ra từ bếp rồi sau đó có tiếng kẻng. Tôi biết kẻng tập họp đi lao động, mấy mươi ngày qua không hề nghe thấy tưởng đã quên không ngờ tiềm thức mạnh quá khiến nhận ra ngay... Và tôi sẽ tiếp tục nghe kẻng dài dài thời gian rất lâu sau đó. Có tiếng mở cửa và mở cùm gọi tôi. Khánh cũng đã có mặt, trông như sắp gục xuống bất cứ lúc nào. Tay công an trực trại mặt mũi hung dữ ra lệnh chúng tôi đi ra bãi tập họp. Bản án về tội cướp súng trốn trại được

ĐSNT 2014 – Page 219


tuyên và một đoạn đời gian khó bắt đầu... Trở lại nhà kỷ luật, tôi bị đem cùm phòng khác với một anh tù chính trị. Chưa kịp hỏi han thì bị đưa đi làm việc. Không có gì phải che dấu, tôi kể lại mọi chuyện và cũng xác nhận không có ai đồng lõa cả. Chẳng biết họ có tin lời khai của tôi không nhưng hình như những bạn bị văng miểng được trả về đội không lâu. Độ 3 tuần sau khi bị bắt về, tôi lại bị gọi làm việc, lần này với một tay mặc dân sự nhưng thấy đám công an trại đối xử rất kính trọng. Ông ta khá cao tuồi và tự giới thiệu là ở viện kiểm sát tỉnh Gia lai Kon tum và cũng những lời khai như trước nhưng chi tiết hơn, đặc bìệt là về các bạn cùng trốn với tôi. Tiếp theo đó khoảng 2 tuần, ông ta trở lại, sau khi lên lớp về chính sách, ông ta nói: “Đúng ra là phải đưa các anh ra tòa án ngoài tỉnh để xử nhưng vì chết hết rồi không còn nhân chứng nên chúng tôi bỏ qua”. Thực sự vậy, đến lúc đó thì chỉ còn mình tôi, Khánh vừa qua đời tuần trước. Khánh mất vì bệnh kiết lỵ. Hôm trước ngày Khánh mất trong một dịp đổ bô, tôi tình cờ gặp Khánh đổ xong đi ngược chiều, lựa lúc qua chỗ khuất tôi rờ bụng Khánh và hỏi hết chưa? Khánh mệt mỏi gật đầu... Tôi nói lời khuyến khích ráng chịu đựng, không ngờ hôm sau nghe “cùm nhân” bàn tán là Khánh đã mất! Thật tội cho Khánh, bình thường như tôi mà còn chịu không nổi đòn thù, huống hồ Khánh đã bị thương nặng. Có lẽ tôi chưa tới số nên trong thời gian làm việc, mặc dù mỗi ngày tôi được ăn 6 bữa: 2 bữa cơm (mỗi bữa 1 thià cơm và

một thìa mắm) và 4 bữa đòn (sau mỗi bữa cơm, lúc mở và lúc đóng chuồng). Trong các bữa đòn bao giờ chân cũng trong cùm và bị tên trực trại ngày hôm đó đánh, đấm, đá, đập đầu vào tường... mệt rồi nó bảo trật tự đánh! May là đánh tôi chỉ có mỗi trật tự Chinh mà có lần anh nói nhỏ: “Anh thông cảm, lệnh cán bộ tôi phải thi hành nhưng anh để ý đi, tôi đánh anh đau chứ không vào chỗ hiểm đâu”. Tôi cũng cảm thấy vậy nhưng mỗi lần “ăn” đòn đau lắm, nhất là tên cán bộ Phòng, hắn thường đập đầu tôi vào tường còn hăm dọa tinh thần vào lúc nửa đêm bên ngoài nhà cùm, hắn gọi vọng vào: “Hùng đâu?” “Dạ có, cán bộ” “Mày có muốn ra ngoài ngủ với giun dế như mấy thằng kia không?”. Những chuyện đánh đập và hăm dọa như vậy kéo dài đến khi tôi được phán không bị đưa ra tòa. Bảo tôi chưa tới số là có lý của nó, bởi sau này tôi được anh tù trưởng bệnh xá nói tôi may lắm vì không mắc bệnh khi bị kỷ luật vì anh được lệnh không cho chúng tôi thuốc chữa. Đó là lý do Khánh qua đời vì kiết lỵ. Lại nữa, tôi chỉ bị đánh ké bởi Chinh trong lúc đó, có tới 3, 4 trật tự gốc hình sự, đặc biệt là Hiếu mệnh danh “Hiếu nhà xác” vì thành tích đã đánh chết mấy người tù! Chính hắn là người đã cùng công an đánh Trung tá Thanh nhẩy dù đến chết khi ông bị cùm trong nhà kỷ luật vì đã công khai chống lại cách đối xử của bọn chúng khi mới chuyển từ Bắc về nhưng đó là chuyện về sau. Chắc Giám vẫn bảo vệ, che chở cho tôi, tôi tin vậy.

Khoảng cuối tháng 8 năm đó tôi ra khỏi nhà kỷ luật, về đội đi lao động ngay ngày hôm sau. Tôi không thể qua được giai đọan này nếu không có sự giúp đỡ của các bạn tù, tiếp tế, lén chuyển, che chắn để tôi kiếm ăn bồi bổ sức khoẻ dĩ nhiên là với điều kiện vô cùng khắc nghiệt của trại tù, chuyện phục hồi quả rất khó nhưng có lẽ may mắn đã giúp tôi vượt qua. Cám ơn tất cả các bạn tù của tôi, những người đã vì tình nghiã mà chia xẻ củ khoai, trái bắp, viên thuốc bổ... Cám ơn các bạn vô cùng. Tóm lại chuyến vượt trại của chúng tôi coi như hoàn toàn thất bại nhưng hành động anh hùng của các bạn tôi sẽ còn mãi. Đã

35 năm qua, năm nay tôi muốn nhân mốc thời điểm này để vinh danh các bạn, đem sự kiện anh hùng cũ kể lại để mọi chuyện rõ và các bạn thật xứng đáng được nhắc nhớ, bởi có ai đem thành bại luận anh hùng đâu? Thời gian qua, tôi đã may mắn tiếp xúc được với gia đình (anh, chị, em) của Giám, Quốc, Hòa và có dịp trình bày suy luận của tôi về sự ra đi của các bạn. Mới đây gia đình Hòa đã tìm tới làng Bò trong một cuộc hành trình đầy khó khăn và cảm động để mang được Hòa và cả Giám nữa về chôn cất tử tế (Hình bên trái: mộ tù nhân cải tạo). Tôi tri ân

ĐSNT 2014 – Page 220


gia đình Hòa và đặc biệt anh Thuận (anh ruột Hòa) với bài viết: “Sống anh dũng, chết vinh quang” để vinh danh Hòa và các bạn khác cũng đã hy sinh trong chuyến vượt thoát này. Tôi cũng được biết khi ở trại Gia trung gia đình Quyền cũng mang Quyền về và đã có dịp nói chuyện với chị của Quốc hiện còn ở VN cũng như một số anh em tốt bụng quyên góp giúp đỡ gia đình Quốc. Chỉ còn Khánh tôi vẫn không biết hậu sự ra sao? Gia đình đã biết chuyện chưa? Cầu mong thân xác bạn dẫu sao cũng được an vị.

Trên hết mọi việc là nơi đây, miền nam Cali hàng năm chúng tôi đều có lễ giỗ các bạn trong vòng thân hữu, nhờ vào tình nghiã đặc biệt của bạn H.H.Phong. Từ bao năm qua, Phong làm chuyện này không sót một lần. Thay mặt các bạn và gia đình, tôi vô cùng cám ơn bạn. Tôi cũng không quên công ơn nuôi dạy, lo toan của cha mẹ và những hy sinh thầm lặng của anh em trong gia đình đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khốn khó. Không ngờ tôi có thể nhớ hết chi tiết đến như vậy bởi đã 35 năm rồi và đôi lúc vì cuộc sống

tưởng chừng đã quên dẫu có nhiều đêm trăng sáng bỗng dưng tôi không ngủ được! Khi “kể” lại câu chuyện này tôi cho rằng có sự tiếp sức của các bạn nên cứ như là chúng tôi đang cùng nhau lặn lội trong rừng, mọi chuyện cứ tuần tự tiếp diễn và vì là câu chuyện “kể” nên không thể văn vẻ, nhất là đối với một người mà thời Trung học luận văn luôn đội sổ. Mong rằng không ai lấy thế mà phê bình... Thành thật cám ơn và như thế, câu chuyện “kể” về vụ bạo động cướp súng vượt trại tù Gia trung đến đây là hết.

(Continued from page 174)

and now matter how many times the world tries to deny who you are remember, the face in the mirror is only the exterior you've got a soul underneath And if they ask you about your race Tell them your ethnic background should be in the background focus on my voice and be proud of who you are If they tell you you're whitewashed tell them they're brainwashed into believe that makes a difference and when the world looks at you you will be an upside-down rainbow thrown across the sky whether you're a dork with a fork or a ninja who uses chopsticks like extra long fingers whether you're bite-sized from parental genes or supersized from Micky D's whether you're colorblind or colorful whether you're white black yellow purple blue or green or any other random color in between just know that you can call me whatever Short, whitewashed, or chinky but it will only make me more proud to be the most delicious Twinkie By Kevin Mai * (Thanh Dong Mai’s Son) ĐSNT 2014 – Page 221


CÁNH HOA TRƯỚC GIÓ Võ Tá Hân NT60-67 Chút tâm tình với Võ Tá Hân: Ông sinh ra ở Huế nhưng lớn lên tại Saigon. Sau 7 năm trung học Nguyễn Trãi, ông đã đậu 3 bằng: Trung học, Tú Tài 1 và Tú tài 2 với hạng Ưu. Du học Mỹ bằng học bổng USAID Leadership năm 1968, tốt nghiệp MIT với 2 bằng Cử nhân (1972) và Thạc sĩ (1973). Cựu ngân hàng gia quốc tế đã làm việc tại Montreal, Toronto, Manila và cuối cùng Singapore nơi ông đã sống 30 năm trước khi định cư ở nam Cali năm 2010... Ông đã giữ nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế lớn như Union Bank of Switzerland (UBS), Hong Leong Group, City Development Limited, Millennium & Copthorne International Hotels, Singapore Finance, Bank of Montreal... Ông cũng đã tư vấn cho những công ty hay tập đoàn nổi tiếng thế giới như Unilever, MercedesBenz, Ford, 3M, Volvo, Singapore Petroleun Company, United Overseas Bank, Keppel Corporation, Singapore Trade Development Board, Singapore Economic Development Board, US Summit Company... Và hiện nay, dù đã hưu trí trên thương trường quốc tế, sống ở miền nắng ấm Cali, ông vẫn tham gia giúp đỡ Cộng đồng người Việt và đã đảm nhận chức vụ Chief Executive Officer của NHAN HOA Comprehensive Health Care Clinic từ năm 2012... Một bệnh xá thiện nguyện chăm sóc 35,000 bệnh nhân hằng năm và đã được công nhận đạt chất lượng cấp liên bang Hoa kỳ (Federally Qualified Health Center - FQHC) từ tháng 11, 2013. Thời trung học, ông theo học Guitar cổ điển tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài gòn (1962-1967). Tính đến nay, ông đã cho phát hành 50 CDs nhạc thuộc nhiều thể loại và xuất bản hơn 100 soạn phẩm cho Guitar và Piano. Với thành tích như thế, Võ Tá Hân là một nhạc sĩ , một cây ghi-ta đẳng cấp, một diễn giả được trọng vọng ở nhiều hội nghị uy tín... Tuy thế, ông vẫn luôn hãnh diện và tự hào là một học sinh xuất thân từ trường Nguyễn Trãi! Ông cũng là tác giả của 3 quyển sách trong đó, nổi tiếng nhất là quyển sách về kinh tế và kinh doanh mang tựa đề: “Cánh Hoa Trước Gió”. Xin mời Quý vị đọc một phần trích dẫn... CĐVinh

Bước vào văn phòng một buổi sáng, liếc mắt nhìn trang báo thấy giá cổ phiếu mình mua tăng vọt, bạn bỗng cảm thấy khoan khoái. Nhẩm

tính số tiền lời, bạn mơ màng nghĩ đến chuyến du lịch sắp tới. Lòng đang lâng lâng thì chuông điện thoại reo vang. Phòng xuất khẩu cho biết lô hàng tháng rồi vừa bị khách hàng từ chối vì không đạt tiêu chuẩn. Từ mây xanh rơi xuống đất, bạn hốt hoảng nghĩ đến số tiền lỗ phải chịu mà toát mồ hôi. Lập tức gọi phòng sản xuất, bạn xổ cho một trận không tiếc lời. Gác máy điện thoại xuống, tuy chưa nguôi giận và tim vẫn còn đập mạnh, bạn cảm thấy hối tiếc là đã buộc công nhân làm thêm ca đêm để giao hàng cho kịp khiến

xảy ra việc có lô hàng kém chất lượng. Liếc nhìn chồng hồ sơ chờ giải quyết, lòng đang ngao ngán thì điện thoại lại reo vang. Phòng kế toán cho biết vừa đòi được nợ của một khách hàng lớn “À, thì ít ra cũng còn có một tin vui!”, bạn tự nhủ và mỉm cười. Thế nhưng nỗi lo âu lại trở về cùng một cảm giác hoang mang khi nghĩ đến tương lai. Chỉ trong vòng 15 phút đầu ngày mà bạn đã nếm đủ mọi cảm xúc và tất cả đều bắt nguồn từ những sự việc rất thông thường mà một người ĐSNT 2014 – Page 222


giám đốc công ty phải đối đầu hàng giờ, hàng phút. Với công việc dồn dập một ngày như mọi ngày, chả trách mà bạn cảm thấy cuộc sống ngày càng căng thẳng. Sự căng thẳng này nếu chỉ ngắn hạn thì cũng chỉ là chuyện bình thường tuy nhiên nếu kéo dài liên tục thì sẽ đưa đến nhiều hậu quả không tốt cả về thể xác lẫn tinh thần. Với áp huyết gia tăng, tim yếu và đầu óc thấm mệt, dần dà bạn trở nên… dễ quên và cảm thấy khó khăn hơn khi phải ra quyết định. Là người lãnh đạo công ty, bạn phải chọn hướng đi trước những ngã ba đường và đương đầu với những lo toan trong công việc, tức là phải quyết định. Thế nhưng, bây giờ mỗi quyết định, dù chỉ là chuyện nhỏ cũng trở thành một gánh nặng. Điều đó khiến công việc cần giải quyết ngày càng chồng chất và sự căng thẳng cứ thế mà gia tăng. Hãy thử chắp tay trước mặt rồi đè mạnh vào nhau. Cứ giữ như thế một lúc, tuy chẳng xê dịch đi đâu cả mà hai lực đối nghịch ấy cũng đủ để làm ta kiệt sức. Tương tự, khi cần giải quyết một vấn đề thì ta có một số tình huống khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu cứ giữ mãi trong trí những ý tưởng giằng co, đối nghịch nhau thì chẳng bao lâu, cái khối óc mong manh của ta rồi cũng thấm mệt và từ đó đưa đến chỗ rối loạn thần kinh. Nếu so sánh mỗi vấn đề phải giải quyết như một trái banh bay đến khung thành thì người giám đốc không khác gì một thủ môn trên sân cỏ. Tuy nhiên vai trò của người giám đốc khó hơn rất nhiều, ở chỗ không chỉ có một trái banh mà

có đến hàng chục trái banh từ mọi hướng liên tục xẹt tới khung thành. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, người “thủ môn giám đốc” ấy rời sân cỏ, lê tấm thân rã rời và bộ óc mệt mỏi về nhà, nghỉ mệt lấy sức để ngày mai tiếp tục “bắt banh”! Nếu được nghỉ mệt lấy sức như vậy thì cũng còn may! Bước sang thập niên 1990, một cuộc “động đất” mãnh liệt đã xảy ra trên “sân cỏ”. Sự xuất hiện của Internet đã biến thị trường thế giới thành một sân chơi không biên giới, trong đó thời gian và khoảng cách không còn là vấn đề. Thêm vào đó, chiếc máy vi tính xách tay và cái điện thoại di động đã khiến con người ngày càng gắn liền với công việc. Thật vậy, đời sống gia đình và công việc giờ đây dường như không còn một hàng rào cách biệt mà tất cả cùng nằm trên một sân bóng. Ba giờ sáng đang ngon giấc, bạn có thể bị đánh thức để “bắt banh” với một cú điện thoại từ nước khác gọi đến. Nối mạng Internet ở nhà thì cũng không khác gì sau một ngày làm việc mệt nhọc, về nhà bạn lại thấy đầy người đang ngồi chờ trong phòng khách. Trước đây, mỗi lần muốn làm việc thì bạn phải đến sở, nay thì

chẳng cần đi đâu xa dù đang nghĩ mát ở bất cứ nơi nào, chỉ cần mở chiếc máy vi tính xách tay và nối mạng hoặc mở điện thoại di động là bạn sẽ có việc ngay. Phải liên tục làm việc không nghỉ 24/24 giờ để đương đầu với bao nhiêu vấn đề cần giải quyết thì lại càng mau thấm mệt. Mà càng mệt mỏi, căng thẳng thì lại càng không thể ra quyết định sáng suốt và nhanh chóng. Như một… cánh hoa trước gió, người giám đốc phải làm gì để giữ cho cuộc sống bớt căng thẳng, để tâm trí mình luôn an bình và không xao động trước mọi tình huống? Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề nghị vài điều căn bản: Tập thể dục đều đặn: Việc đầu tiên là cần có sức khỏe tốt. Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về việc tập thể dục và dinh dưỡng nên chúng ta sẽ không bàn thêm về điều này. Giữ trí óc nhẹ nhàng: Nên dùng trí óc để suy nghĩ và phán đoán hơn là để nhớ, do đó nên tránh lưu trữ quá nhiều dữ liệu không cần thiết trong óc. Nên ghi ra giấy những việc cần làm mỗi ngày. Tương tự như chiếc máy vi tính, bạn nên đưa hết dữ liệu vào bộ đĩa cứng và chỉ dùng bộ CPU (khối óc) để phân tích và quyết định. Tái lập hàng rào giữa cuộc sống cá nhân và công việc: Đơn giản nhất là nên hạn chế sử dụng hoặc tắt chiếc điện thoại di động trước khi bước vào nhà, cũng như không nên mang chiếc máy vi tính xách tay về nhà để làm việc và nhất là phải tìm cách thư giãn trí óc,

ĐSNT 2014 – Page 223


tránh đừng nghĩ đến công việc khi ở nhà. Hãy bắt chước ông Kofi Annan, tuy vô cùng bận rộn với chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mà vẫn biết tổ chức cuộc sống để dành hoàn toàn thời gian cuối tuần cho gia đình. Thiền: Đây là một phương pháp rất công hiệu. Trước hết, thế nào là thiền và tại sao thiền lại có thể giúp tăng sức mạnh tinh thần? Hãy nhìn lại hình ảnh người giám đốc ở đầu bài và chú ý đến diễn biến của ý nghĩ. Ta thấy rằng tương tự như khi mở một chai nước ngọt có gas, những ý nghĩ trong trí ta cũng như những bọt khí từ đáy chai (tiềm thức) tự động nổi lên mà chúng ta không hề điều khiển. Trí óc con người cứ thế mà bận rộn liên tục với mọi ý nghĩ từ chuyện này sang chuyện khác. Nếu chỉ suy nghĩ, tính toán thì có lẽ cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, ý nghĩ thường đưa đến cảm xúc nên cứ thế tâm trí ta đi từ vui, buồn, hy vọng đến lo âu… và chính những cảm xúc bi quan vô cớ là nguồn gốc của mọi khổ ải.

Hãy tưởng tượng trí óc ta là một màn hình vi tính. Nếu có một vạch thẳng đứng chia đôi màn hình, tượng trưng cho

thời điểm hiện tại thì bên trái màn hình là quá khứ và bên mặt là tương lai. Trí óc con người mỗi lúc chỉ có thể nghĩ về một việc và không khác gì con trỏ, cứ chạy lăng quăng trên màn hình. Khi con trỏ ở bên trái thì ta nghĩ đến chuyện quá khứ và khi con trỏ sang bên phải thì lại bận tâm đến chuyện tương lai. Nghĩ về quá khứ thì thường hối tiếc mà nghĩ đến tương lai thì lại hay lo lắng và cứ thế tâm trí con người bận bịu suốt đời! Thực ra, nghĩ về quá khứ cũng vô ích vì nó đã đi qua không sao thay đổi được mà nghĩ đến tương lai thì lại càng vô ích hơn vì chưa chắc những điều ta lo toan sẽ xảy ra. Thế nhưng, trí óc con người luôn luôn lẩn quẩn với lo lắng và hối tiếc mà quên hẳn thực tại. Thiền là cách giúp tâm trí ta chú ý vào hiện tại và chỉ khi nào trí óc tập trung vào hiện tại ta mới thực sự tìm được sự bình an trong tâm trí. Thiền cũng không phải là một cái gì cao siêu bí ẩn, thuộc về một tôn giáo nào hoặc chỉ dành riêng cho những kẻ muốn thoát tục. Đối với những người hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống thì thiền là một phương pháp hữu hiệu để giúp tâm trí được thư giãn và sáng suốt. Trong phạm vi bài này, tôi xin trình bày vài quy tắc rất giản dị về thiền: Ban đầu mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút, vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ, tìm một góc phòng yên

tĩnh, ngồi kiết già và làm hai bài tập sau đây: 1. Chú tâm: Bài học đầu tiên là tập chú ý đến hơi thở. Ngồi yên lặng, mắt hơi nhắm, và chỉ nghĩ đến hơi thở đang thông qua mũi khi ta hít vào. Sau đó thở ra nhẹ nhàng, cũng vẫn nghĩ đến hơi thở và đếm trong trí … “một” cứ thế mà đếm “hai”, “ba”, “bốn”, rồi trở lại “một”. Giữ cho ý nghĩ tập trung vào hơi thở là một điều không dễ như ta tưởng vì tâm trí ta cứ thích đuổi theo bao chuyện vẩn vơ. Mỗi lần cảm thấy mình “đi lạc” thì bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo ý nghĩ của mình về lại hơi thở. 2. Quán niệm: Sau một thời gian tập theo dõi hơi thở, bạn có thể học thêm bài thứ hai. Lần này bạn không bắt buộc trí óc mình phải chú tâm vào hơi thở mà cứ thả cho nó đi mông lung và chỉ cần “theo dõi” cùng “ghi nhận” xem mình đang suy nghĩ cái gì. Như một… con khỉ trên cây, ý nghĩ của ta cứ chuyền từ cành này sang cành nọ. Ta cần tưởng tượng như có một người thứ ba đứng nhìn “con khỉ” (ý nghĩ) đó và đọc thầm trong tâm về vị trí của nó. Khi chú ý đến một tiếng động thì tự bảo “nghe động nghe động”. Bỗng cảm thấy ngứa thì tự bảo “ngứa ngáy - ngứa ngáy”. Trong trí muốn gãi thì tự bảo “muốn gãi - muốn gãi”. Đang nghĩ đến một chuyện gì khác thì tự bảo “suy nghĩ - suy nghĩ”.

ĐSNT 2014 – Page 224


Cứ liên tục theo dõi và ghi nhận về trạng thái của ý nghĩ ở mỗi lúc như vậy thì chẳng bao lâu bạn sẽ thấy “con khỉ” ấy dường như chậm lại vì đi đến đâu nó cũng bị ta bám theo sát nút! Có lúc bạn sẽ cảm thấy ý nghĩ mình ngừng lại và tâm trí trống không thì hãy tự bảo “biết rõ - biết rõ”. Hai bài tập trên đây tuy rất căn bản nhưng cũng đủ để mang ra dùng suốt đời. Dần dần bạn có thể tăng thời gian tập mỗi ngày và nếu muốn tiến xa hơn thì bạn có thể nghiên cứu qua sách vở hoặc tìm các thiền sư để thụ giáo. Thế nào bạn cũng hỏi rằng chỉ ngồi yên một chỗ và theo dõi ý nghĩ của mình như vậy thì lợi cái gì? Hãy nhìn một người tập tạ. Anh ta chỉ ở một chổ, nâng mấy quả tạ lên xuống thì được lợi cái gì? Thực ra, qua những động tác lập lại như thế, sau một thời gian bắp thịt sẽ nở nang và cơ thể trở nên khỏe mạnh, giúp ta có thể làm việc nặng khi cần. Ngồi thiền trông cũng … “vô tích sự” như việc tập tạ nhưng chính là một phương pháp tập thể dục trí óc để tăng sức mạnh tinh thần và giúp ta làm chủ được tâm trí mình.

Con người thường nhìn việc đời qua một cặp mắt kính lọc bởi những quan niệm và chính kiến riêng biệt. Cùng một sự việc, cùng một thông tin mà người mang kính hồng thì thấy tươi đẹp trong khi người mang kính đen thì lại cho là u tối. Khi cặp kính vẩn đục thì ta nhìn đời với những ý nghĩ bi quan, đầy lo âu. Thiền chính là một cách để giúp chùi sáng cặp mắt kính, giúp tạo lại thăng bằng cho nội tâm và khiến ta không cảm thấy nao núng trước mọi tình huống. Mươi phút ngồi thiền mỗi ngày thì làm sao có thể giúp ta làm chuyện lớn được? Quán niệm được ý nghĩ là một bước quan trọng, giúp ta biết rõ và làm chủ được mọi tư tưởng và hành động của chính mình. Từ đó tâm trí ta sẽ lắng xuống, thái độ và phong cách sẽ trở nên từ tốn, ung dung với đầy nội lực, giúp ta quyết định công việc một cách sáng suốt và tự tin. Như thế người giám đốc có thể trụ được mọi cơn gió bão trong công việc và cuộc đời… Trí óc con người thì luôn mãi lẩn quẩn với lo lắng và hối tiếc mà quên hẳn thực tại. Thiền là cách để giúp tâm trí ta chú ý vào hiện tại và chỉ khi nào trí óc tập trung vào hiện tại thì ta mới thực sự tìm được hạnh

phúc bình an trong tâm trí.

Hưng Đạo Đại Vương Rạng danh dòng giống Tiên Long Thế giới anh hung đệ nhất ông Hội nghị Diên Hồng dân nhất trí Đại Vương Hưng Đạo lập kỳ công Ba lần Mông Cổ sang xâm chiếm Duy nhất Việt Nam đánh bại vong Quốc Tuấn lẫy lừng cường tộc Việt Thoát Hoan nhục nhã giặc Nguyên Mông Vũ Lang

Quan Trí ngu hơn dân chí Đỉnh cao trí tuệ ngu hơn dân Đất nước tổ tiên cắt, bán dần Lăng, miếu, đình, chùa cho phá nát Giáo đường, thánh thất cũng chung phần! Tự do, tôn giáo: còng tay lại Dân chủ, nhân quyền: bịt miệng dân! Lại nhận Mác- Lê làm cụ tổ Nhục thay cho bè lũ vô luân!!! Vũ Lang

Ban tứ ca cựu nữ sinh Nguyễn Trãi Nam Cali

ĐSNT 2014 – Page 225


TẠP GHI B4 NT 59-66:

2014 Còn & Mất

Trường Kha Nguyễn Phúc Tiến NT 59-66

Xa quê hương vậy mà đã 39 năm + 8 tháng. Sống nơi đây mà lòng không lúc nào mà không nhớ quê nhà. Cuộc sống đầy đủ quá, ăn uống không phải lo nhiều, nhà cửa tiện nghi nhưng vẫn không sao bằng căn nhà mái tôn nóng nực trong con hẻm hun hút từ ngoài đường Chi Lăng gập ghềnh vào gần tận bờ sông. Nhũng đêm mưa gió, hai vợ chồng đèo nhau bằng chiếc xe PC từ bên ngoại về qua khu nghĩa địa âm u, con hẻm quanh co lầy lội. Bạn bè bên xứ người có lẽ bè nhiều hơn bạn. Mà nói đến bạn thì chỉ có những tên “Bê Bối” (B4) Nguyễn Trãi xa xứ gặp mặt nhau hay liên lạc bằng điện thư điện thoại vẫn có một cái tình thắm thiết chi lạ. Thỉnh thoảng vài tên từ xa đến, có khi từ Việt Nam sang, anh em lại bù khú, tán dóc rồi chửi mắng nhau như gần 50 năm về trước chả thấy thay đổi gì cả tuy thằng nào cũng xấp xỉ thất thập, con cháu nội ngoại đầy đàn. Ra ngoài cũng phong độ ông nọ ông kia tuy chỉ toàn là loài “hoa cẩm chướng” ngồi bên nhau chửi bới, chê bai rồi lại cười khì... Vào những năm 59 - 66 tụi mình còn là một lũ nhóc, trong lớp thì có nhiều thằng lớn hơn

năm ba tuổi (cũng ăn gian khai sụt tuổi), thằng lớn dắt díu thằng nhỏ, đùm bọc nhau cho đến khi lên Đại học; vài thằng học dốt chính phủ phải đưa tụi nó ra nước ngoài học thêm rồi có thằng về, có thằng ở lại lấy đất nước du học làm quê hương. Chuyện học thì chắc không cần nói vì suốt 7 năm phải qua bao nhiêu gian khổ mới xong. Nhiều đứa vì hoàn cảnh gia đình phải rời ghế nhà trương sớm hơn nhưng anh em “Bê Bối” tụi mình không có thằng nào làm gì sai trái để mang tiếng xấu. Điều này chắc cũng tạm đền đáp công ơn dạy dỗ của các vị giáo sư khả kính. Chuyện nghịch ngợm thì có nhiều và kính xin qúy giáo sư thương mà bỏ qua. Những dòng

(Hình 1: 2 người đứng phía trong cạnh anh bạn ngồi là Khuê & Huy đã mất) chữ này của một học sinh lớp “Bê Bối” Nguyễn Trãi chỉ muốn nhắc đến kỷ niệm thân thương trong 7 năm học mà các thầy cô đã tận tụy dậy dổ để rồi hôm nay, lớp chúng tôi cũng đã đóng góp nhiều cho đất nước và cho con người. Năm đệ thất chúng tôi thích nhất là giờ Việt văn của thầy Cửu, sau giờ học thầy luôn kể chuyện ma xó, ma gà. Những ngày mưa trong lớp đèn âm u mà nghe kể chuyện ma thì lũ học trò mê mẩn vả lại lúc đó còn mới chưa quen nhau nên không có những trò ma mãnh. Sau một năm học, lớp chúng tôi được cai trị bởi một triều đình mà vua Thọ xưng niên hiệu Napoleon Đục. Vua chia lớp ra làm 4 vùng (4 dẩy bàn) rõ rệt tùy theo tài năng của từng vùng. Vùng 1 có băng đã biết ăn chơi vũ trường N.N.Phan trắng cao ráo đẹp trai, H.N.Sơn quần ống bó sát hai ĐSNT 2014 – Page 226


ống điếu chuyên môn hút thuốc lào, nó có một điếu cày bằng nylong, thuốc lào thì C.X.Huy cung cấp (vì bà cụ của Huy bán thuốc lào ở chợ Thị Nghè). Lần đầu tiên trong cuộc đời, Bình mặt mụn dụ tôi kéo một hơi cho biết, thấy tụi nó rít kêu sòng sọc phê quá nên tôi cũng liều rít một hơi... Xong xuôi thì mặt mũi tím ngắt say thuốc nằm lăn quay ra sàn khiến cho thầy Tuân lo lắng, hét tụi nó phải dẹp ngay điếu cày. Vùng 2 là kinh đô của vua, có chính phủ do thủ tướng L.V.Thơm (một cầu thủ bóng đá xuất sắc của trường) có bộ trưởng tài chính N.H.Minh con người hào sảng gốc chợ Cũ lo lắng mọi chi phí cho anh em từ ly syrop, bánh kem đến thùng nước chanh ngoài sân banh, có lúc nó còn bao cả 1 vườn dừa cho quan quân cúp cua đi hành quân ngoài xa lộ Biên Hòa. Vùng 3 đặc biệt có những văn nhân, cụ đồ Bính, N.T.Chính học rất giỏi cùng với lũ nhóc chúng tôi ngồi phía trên lo cung cấp bài thi lục cá nguyệt cho triều đình. Vùng 4 ngoài biên ải (vì sát cửa sổ phía sân sau rất tiện cho triều đình trốn học, chỉ cần phóng qua cửa là an toàn đi chơi) có Thanh cao bồi, Cang Quan Công những tay to xác lớn tuổi đánh đấm ra trò lo bảo vệ dân đối với những nhóm du đảng khác trong cũng như ngoài trường Chúng tôi đã có những câu vè như: “Nhân bất học bất chi lý, Kỉnh (thầy Kỉnh) nhỏ K. không học lớn dạy Địa lý”. Sau này về thăm thầy, tôi có nhắc lại sự nghịch phá này, thầy bao dung cười xòa. Tôi ân hận vào năm 1991 đã đem nhiều phái đòan từ Hoa Kỳ về mổ mắt tại Việt

Nam, có đến tìm thầy 2 lần ở hẻm Cao Thắng mà lúc đó gia đình thầy đã dọn đi nên không tìm được. Thày còn tâm sự vào những năm 75-19 thầy phải cùng học sinh quàng khăn đỏ đứng gác cổng trường Nguyễn Trải bên Khánh Hội, sau đó họ mới đưa thầy vào dậy lại, thật bất nhân đối với một vị giáo sư khả kính. Có những lúc học giờ Anh văn của cô Phụng, lũ nhóc chúng tôi lấy làm lạ là giờ sinh ngữ phụ mà cả triều đình không cúp cua, quan chức đều lên ngồi phía trên, đuổi lũ nhóc chúng tôi xuống những bàn cuối lớp, thật là không hiểu nổi mấy ông học sinh to xác này! Tôi còn nhớ có một hôm trong lúc đổi giờ, thằng Thái trắng hứng chí đứng lên bàn gào bài hát đang thịnh hành vào thập niên 60: “Chérie Oh Chérie...” chẳng may đúng lúc cô Châu (dậy Công dân) đi ngang qua cửa sổ, oan cho nó vì thật sự nó đâu dám trêu cô nhưng chủ nhật tuần đó vẫn phải cặp sách đi gặp cụ Nhượng. Phá phách hơn là thằng Khuê, nó dám lên phòng giáo sư cuỗm cái điếu cày của các thầy, hôm đó thầy Quýnh đi lùng cho bằng được cái điếu cày yêu dấu của thầy... ngang lớp tôi, thấy thằng Bình đang phê cái điếu nhỏ của tụi nó, thầy

chẳng la phạt mà còn ghé vào xin ké tụi nó một bi cho đỡ cơn rồi sau đó mới tịch thu điếu vì học trò không được hút thuốc “nào” trong trường, tội nghiệp hôm sau H.N.Sơn lại phải sắm cái điếu mới. Còn thằng Khuê (Hình 2: 2 người đứng bên trái là Huy và Bửu đã mất) dám chào thầy Hiền là “Chị Hiền” tuy là gọi lén nhưng chẳng may thầy nghe được nên nó lại phải gặp cụ Nhượng hay thầy Châu cuối tuần. Chúng tôi tuy nghịch nhưng vẩn học hành đều đặn, qua những kỳ thi Trung học, Tú tài nhất là đám chúng tôi đã đóng góp cho trường thành tích vô địch giải bóng đá Saigon năm 1964, đội bóng Nguyễn Trãi được thầy Minh hướng dẩn mà trong đội lớp tôi có đến 4 cầu thủ chính: Thơm, Thọ, Bình, Tiến còn Hùng, Hưng, Viêm lớp trên, Khiêm, Điền, Long ở B1 và B2. Sau năm này thầy Minh được hội Việt Nam Thương Tín mời về làm huấn luyện viên nên thầy đành giã từ trường từ đó. Rồi thời gian qua đi, anh em chia tay mỗi đứa một nơi, hằng du học, thằng lên Đại học, thằng vào lính... Năm 1971 lớp tôi mất 4 đưa trong chiến trận: Pháp, Văn, Toàn, vua Thọ, sau này mới biết thêm Đồng Đăng Sĩ, một anh hùng đất nước. Theo Đồng Đăng Thám (em Sĩ học cùng lớp) kể lại, Sĩ tốt nghiệp Thủ Đức, đi sư doàn 9 bộ binh, bị thương nhiều lần, nó trở về làm chi khu trưởng Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Trong một cuộc hành quân, đơn vị của Sĩ bị phục kích, thiệt hại khá nặng, nó bèn cho anh em binh sĩ dưới quyền tìm cách rút lui, còn nó anh dũng ở lại chặn hậu và

ĐSNT 2014 – Page 227


giây phút cuối cùng, sau khi anh em thoát được, nó bị thương nặng, kê súng vào màng tang tự sát chứ không chịu đầu hàng. Khi bà cụ nó xuống nhận xác mới thấy vết bắn tự sát. Thôi cũng một thằng “Bê Bối” đã làm đúng trách nhiệm của một thanh niên như nhóm thằng Văn, Thọ, Pháp, Toàn…

(Hình 3: Khuê đứng giữa mất, hình mới chụp bên VN, lần cuối Khuê về thăm bạn) Mà trở lại với “Bê Bối” NT tụi mình, hai năm qua đã có ba thằng rủ nhau ra đi, thằng Huy xà beng đi trước dọn đường vì

nó là dân Thủy quân lục chiến nên có sợ gì đâu, húc vào là húc, mở đường vào quân khu 5 để gặp tụi thằng Thọ, Giang, Văn, Vinh, Pháp... cứ tà tà mà vào. Những ngày cuối của nó, gặp anh em vẫn cứ tếu, tuy thỉnh thoảng nhăn mặt vì đau nó vẩn cứ tếu! Rồi sau đó, nó rủ thằng Radhé Bửu đen (nghe nói nó nằm một mình chống chọi với những cơn đau hơn 6 tháng) mới chịu bắt tay với thằng Huy. Thêm thằng Khuê lúc nào nó cũng lo cứu nhân độ thế, dùng nhân điện để trị bệnh cho bá tánh, trước khi nó ra đi một tuần, tụi tôi vẫn cứ đùa nghịch với nhau; nó tuyên bố thằng nào ra đi bên kia thế giới thì nó sẽ đãi một chầu, nào ngờ là điềm báo trước vì sau đó vài ngày là nó ra đi nhanh và êm. Ở bên này, thằng nào cũng phải sợ thằng Hùng béo vì nó cứ lết lết đá song phi thằng nào dám cản bước của nó, chả biết đứa nào là thằng sẽ đưa tiễn anh em cuối

Lời giải các câu đố: “Đố Tục Giảng Thanh” Trang 252 1. Trái bắp 2. Cái điếu cày 3. Trái bắp luộc 4. Cái ví tiền 5. Mi mắt 6. Bộ ấm trà 7. Gà sống thiến 8. Cái Điếu bát 9. Cục xà phòng 10. Hòn đá mài 11. Cây quạt trần 12. Cái phin pha cà phê 13. Chim rừng, Chim nhà, Bướm rừng, Bướm nhà 14. Ăn mía 15. Đầu Video 16. Cho con bú 17. Kẹo kéo 18. Cái quạt

cùng, trời gọi ai thằng đó dạ... Thằng Minh S.F thì lo cung cấp những ảnh đẹp kỳ lạ. Bên VN thằng Phước đại hiệp đầu bạc dân 81 biệt cách dù thì bây giờ hoàn toàn mất trí nhớ, gia đình nó phải dấu bạn bè nên không còn tin tức gì của nó nữa, những đứa còn lại vẫn liên lạc với nhau nhưng không còn dễ dàng như trước vì đã có nhiều thằng không còn đi lại xa được nên chỉ allo thăm hỏi nhau mà thôi. Những buổi họp anh em khi có bạn từ ngoài về đã thấy thiếu đi nhiều khuôn mặt nhưng biết tụi nó còn khỏe là vui rồi Bây giờ tụi mình là loài “hoa cẩm chướng”, vừa lẩm cẩm mà lại trở chướng, ngay lái xe mà còn sợ qua số de nên bây giờ chỉ biết gặp anh em là vui, gặp nhau mà còn chửi bới nhau thả dàn chả thằng nào giận hờn, cuối ngày là cười, ôm nhau từ giã mà còn luyến tiếc thì hỏi ước mong điều gì hơn nữa? Hy vọng tất cả anh em “Bê Bối” còn lại sẽ gặp nhau cuối tháng 6 trong Đại Hội NT 2014.

19. Củ tỏi 20. Chơi cờ tướng 21. Ông giã trầu 22. Hoa sen và hoa súng 23. Cái chiếu 24. Cái giường tre 25. Vòi máy bơm nước 26. Cái lược 27. Cái tủ lạnh 28. Đánh răng 29. Uống sữa hộp 30. Kim đan len 31. Bàn là (Bàn ủi) 32. Bơm xe 33. Tát Nước (Thơ Hồ Xuân Hương) 34. Ðánh Ðu (Thơ Hồ Xuân Hương) 35. Đánh Cờ (Thơ Hồ Xuân Hương) ĐSNT 2014 – Page 228


"Tò Mò" trên hỏa tinh Lê Tử Nhứt & Lê Thế Tùng NT78

Lời Lê Thế Tùng: Cả hai tác giả đều học trung học NT 1978, định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Lê Tử Nhất là nhân viên JPL (Jet Propulsion Laboratory) từ năm 2000 còn Lê Thế Tùng làm việc cho White House. L T Nhất là thành viên trong chương trình chinh phục sao hỏa của NASA, người viết xin gửi đến bạn đọc những kinh nghiệm, kiến thức có được trong hơn mười năm làm việc với các khoa học gia, kỹ sư tại JPL. 1. Loài người với hỏa tinh Cho đến nay dù loài người chưa ai từng đặt chân lên sao hỏa nhưng hành tinh này đã quá quen thuộc với tất cả các nền văn minh nhân loại từ ngàn xưa. Do sức sáng và màu sắc luôn đỏ rực, tên gọi tuy khác nhau trong mỗi văn hóa nhưng đều chia sẻ chung nhận xét về độ sáng của hành tinh đỏ. Mars là tên vị thần “chiến tranh” rực sáng trong huyền thoại của đế quốc La Mã, người Việt gọi là "hỏa" tinh vì trông như ngọn lửa trên bầu trời ban đêm. Tuy nhìn không to hay sáng như mặt trăng nhưng người ta coi sao hỏa như hàng xóm của trái đất trong không gian vũ trụ. Đến thế kỷ thứ 17, qua kính thiên văn đơn giản đầu tiên, các nhà thiên văn có cảm giác địa hình của hành tinh này rất gần với trái đất và bắt đầu

"Tò Mò" dẫn đến niềm mơ ước chinh phục sao hỏa một khi có đủ kỹ thuật hay phương tiện. Trước khi thấu hiểu về sao hỏa, có giả thuyết nói thủy tổ loài người đến từ hành tinh này sau khi họ hết còn đất sống trên đó. Giả thuyết khác gần đây thì nghĩ rằng một khi trái đất hết còn chỗ sống thì sẽ di cư lên sao hỏa như miền đất hứa... Câu hỏi từ ngàn xưa của loài người là liệu có sự sống hay một nền văn minh nào trên sao hỏa không? Mọi sự sống trên trái đất đều lệ thuộc vào sự tồn tại của nước, hành tinh nào mà loài người muốn di dân đến đều bắt buộc phải có nước. Qua những kính thiên văn cổ điển, người ta có thấy những khe nước bị khô cạn và cho rằng có thể có sự sống trên sao hỏa. Hình ảnh vệ tinh sau này, xác định toàn mặt sao

hỏa giống như vùng đồng ruộng mênh mông bị bỏ rơi vì hạn hán với những con kênh cạn nước. Qua hình ảnh từ vệ tinh hồi thập niên 80 thế kỷ trước, tạm cho rằng sao hỏa đã có thời có nước. Những chương trình thám hiểm về sau xác định thêm: liệu có còn nguồn nước nào khác trong lòng sao hỏa hay tại sao nước bốc hơi trên sao hỏa hoặc thời điểm nào trong quá khứ nước đã biến mất khỏi sao hỏa? Cho dù nước đã không thấy trên hỏa tinh, chinh phục hành tinh này để biết thêm: liệu có sự sống nào đã từng tồn tại dưới hệ carbon như trên trái đất hay dưới lớp đất đá liệu có còn những nguyên tố hay tổng hợp hóa học nào khác? Nhu cầu tìm câu trả lời liệu có nước hay sự sống trên sao hỏa, nửa thế kỷ qua vài quốc gia trên ĐSNT 2014 – Page 229


thế giới đã cố gắng gởi nhiều phương tiện khác nhau lên mặt sao hỏa nhưng đều thất bại trừ Hoa Kỳ. Vệ tinh hay orbiter bay trên bầu trời sao hỏa thì nhiều quốc gia làm được nhưng đáp trên mặt để đưa dụng cụ hay máy móc khảo sát hành tinh này chỉ có vài phi thuyền của NASA thành công. Vào giữa thập niên 70, Viking 1 và 2 là những phi thuyền đầu tiên đáp trên mặt sao hỏa để gởi về cho nhân loại những hình ảnh đầu tiên của hành tinh đầy bí ẩn này. Cuối thập niên 90, vào năm 1997 robot đầu tiên trên bốn bánh lái tên Sojourner đã di chuyển trên mặt sao hỏa để khảo cứu địa chất. Tháng giêng 2004, hai robots tên Spirit và Opportunity đã thành công đáp trên sao hỏa lần nữa với những dụng cụ khá hiện đại. Năm 2010 thì hoàn toàn mất liên lạc với Spirit do trục trặc kỹ thuật, còn Opportunity vẫn gởi tin tức về tuy rất chậm và giới hạn. Hai robots sắp đến lúc an nghỉ ngàn thu trên hành tinh này rồi. Sự kiện lớn nhất mới đây về chương trình khám phá sao hỏa tinh của nhân loại là thành công của chuyến tàu vũ trụ đã vận tải con "bọ" rover tên "Tò Mò" Curiosity đáp xuống sao hỏa . Tò Mò rời trái đất hôm 11/26/2011, sau hơn 500 triệu km đường bay đã đáp xuống mảnh đất khô cằn vào ngày August 6 2012 với những dụng cụ hiện đại nhất của các khoa học gia. Người viết đã làm việc trong các dự án của cả 3 rovers: Spirit, Opportunity và Curiosity. Đoạn sau của bài sẽ có thêm những chi tiết về con bọ "Tò Mò" khi nó đang thường xuyên gởi về hàng ngày những

khám phá mới lạ trên cái hành tinh hàng xóm bên cạnh trái đất. 2. Đoạn đường đến hỏa tinh Thái dương hệ hay hệ mặt trời hình thành cách đây khoảng 4.3 tỉ năm với mặt trời là ngôi sao chung quanh bao gồm các hành tinh (tính từ gần mặt trời nhất): Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), trái đất, Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên Vương tinh (Uranus) và Hải Vương tinh (Neptune) được biểu hiện qua hình kèm dưới đây (Hình 1: Thái Dương hệ)

Do vũ trụ quá rộng lớn, không tiện dùng những đơn vị như mile hay km, giới thiên văn dùng đơn vị AU (astronomical unit) để đo khoảng cách giữa các hành tinh hay các sao, xa hơn nữa người ta dùng năm ánh sáng. Một AU là khoảng cách giữa trái đất với mặt trời, tương đương với 93 triệu miles hay khoảng 150 triệu cây số. Còn năm ánh sáng có chiều dài là 9.460530x1012 km (9.46 ngàn tỉ km) tương đương với 63270 AUs. Bốn hành tinh phía gần mặt trời: thủy tinh, kim tinh, trái đất và hỏa tinh là những hành tinh đặc. Bốn hành tinh ngoài: mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh và hải vương tinh thuộc thể khí. Theo định luật của Kepler quy định quỹ đạo các hành tinh

trong hệ thái dương di chuyển quanh mặt trời theo những con đường ellipses. Tuy nhiên quỹ đạo trái đất tương đối khá giống hình tròn hơn là bầu dục và ít bị lắc do sức hút từ mặt trăng. Do theo quỹ đạo hỏa tinh trên đường ellipse, khoảng cách giữa hỏa tinh và mặt trời thay đổi, lúc gần khoảng 1.38 AU, khi xa độ 1.67 AU, trung bình 1.5 AU, gấp rưỡi khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Hỏa tinh quay quanh trục với độ nghiêng 25.19° (so với độ nghiêng 23.44° của trái đất). Bắc cực của hỏa tinh hướng về chòm Thiên Nga (Cygnus) trong khi bắc cực của trái đất hướng về chòm Tiểu Hùng Tinh (Ursa Minor) (tiêu biểu là sao Bắc đẩu (Polaris)). Hỏa tinh có đường kính 4220 miles (6790 km), một ngày trên hỏa tinh được gọi “Martian day” kéo dài 24 giờ 39 phút 35 giây (gần 25 tiếng) so với trái đất. Do quỹ đạo quanh mặt trời dài hơn nên một năm trên sao hỏa có 687 ngày. Bầu khí quyển rất mỏng không giữ được năng lượng sưởi ấm từ mặt trời, nhiệt độ trên mặt sao hỏa thay đổi từ -26⁰C đến 110⁰C trong mỗi ngày. Áp xuất không khí trên hỏa tinh rất loãng, thấp hơn nhiều lần so với đỉnh ngọn Hy Mã Lạp Sơn, trọng lực trên mặt chỉ bằng 38% của trái đất. Dạo mới thành hình cùng thời với trái đất, cả hai hành tinh đều chứa nước nhưng do không có bầu khí quyển như trên trái đất, nước đã bị bốc hơi vào vũ trụ do các tia nhiệt cực nóng đến từ mặt trời chiếu vào hỏa tinh . Thêm nữa do từ trường từ hai cực của trái đất đã đuổi các tia phóng xạ từ cơn gió mặt trời (solar wind). Chính vì không có khí quyển và trọng lực ĐSNT 2014 – Page 230


quá nhỏ để giữ nhiệt nên hỏa Trên mặt trái đất khi di chuyển là đủ. Nhưng với phương tiện tinh rất lạnh so với trái đất và giữa hai điểm chỉ dựa trên hai trên không như máy bay thì nước trên các dòng sông hay đại trục đông-tây hoặc nam-bắc với phải thêm phần cao độ như trục dương đã bị bốc hơi. dụng cụ đơn giản của cái la bàn thứ ba, la bàn định hướng không phân biệt cao thấp ở một độ cao tối thiểu nào, làm sự định vị trở nên phức tạp cho các phương tiện trên không, nhất là khi ra ngoài chân không, từ trường (dùng cho la bàn) lại không còn tồn tại như trên trái đất. Muốn lên sao hỏa phi thuyền phải trải qua ba giai đoạn trong những điều kiện và thời điểm khác nhau. Giai đoạn đầu phi thuyền nhờ hỏa tiễn đưa ra khỏi sức hút trái đất, kế đến phải tính đường bay nào đỡ tốn nhiên liệu nhất và sau cùng cách đáp xuống hỏa tinh khi điều kiện hoàn toàn khác hẳn với trái đất. Curiosity hay “Tò Mò” còn được gọi với tên khoa học “Mars Science Laboratory” là một phòng thí nghiệm lưu động trên một robot có hình dạng như một xe SUV mui trần được điều khiển từ trái đất, bao gồm nhiều máy móc. Rover hay bọ Tò Mò sẽ được diễn tả chi tiết hơn ở phần sau. Trên mặt đất Tò Mò nặng khoảng một tấn (gần 2000 lbs), không có máy bay nào đủ nhiên liệu để đưa phòng thí nghiệm này cho quãng đường dài trên 50 triệu cây số và cho đến nay cũng chưa có hỏa tiễn nào có thể đem phi thuyền từ hành tinh này sang hành tinh. Mặc dù chế ra các dụng cụ khảo cứu hỏa tinh nhưng NASA phải lệ thuộc rất nhiều với các kỹ sư không gian để tìm cách chuyên trở rover đến sao hỏa. Theo định luật III của Kepler, tất cả quỹ đạo của các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo hình bầu dục, hành tinh nào càng xa mặt trời hơn trái đất thì quỹ đạo càng dài, một năm sẽ nhiều ngày hơn 365 ngày. Trái đất tự quay chung quanh trục với vận tốc khoảng 1000 miles/hr và quay quanh mặt trời với vận tốc trung bình 66,000 miles/hr, với quỹ đạo 584 triệu miles, trái đất cần 365.25 ngày hay 1 năm để hết một vòng . Hình dưới đây diễn tả quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời: (Hình 2: Quỹ đạo trái đất (bao gồm mặt trăng) quanh mặt trời) Aphelion là điểm trái đất cách xa mặt trời nhất (94.5 triệu miles), còn Perihelion là điểm gần mặt trời nhất (91.3 triệu miles). So với hỏa tinh Aphelion là 155 triệu miles, Perihelion là 129 triệu miles, với quỹ đạo gần 900 triệu miles . Dưới đây là bảng so sánh khoảng cách giữa trái đất và hỏa tinh đối với mặt trời:

Hành tinh

Khoảng cách đến mặt trời Độ dài quỹ đạo

Chu kỳ quay quanh mặt trời

Trái đất

93,000,000 miles

1 năm (365.25 ngày)

584,000,000 miles

141,600,000 miles 888,000,000 miles 23 tháng (gần 2 năm) Hỏa tinh (Hình 3: ở dưới là hai quỹ đạo của trái đất và hỏa tinh quanh mặt trời khi hai hành tinh gần nhau nhất) Khi chưa có phương tiện chuyên trở thẳng Tò Mò lên hỏa tinh, các khoa học gia có phương án đặt phòng thí nghiệm vào một phi thuyền nhỏ bay bằng sự trợ giúp từ trọng lực hay sức hút từ mặt trời lẫn trái đất, hỏa tinh. Sau đây là trình tự đưa Tò Mò từ mặt trái đất đến mặt hỏa tinh . Phi thuyền chuyên chở Tò Mò được phóng bằng một hỏa tiễn từ trung tâm không gian của NASA tại Cape Canaveral, Fla. ngày 11/26/2011 (chọn ngày phóng cũng đều có lý do, sẽ được diễn tả sau). Hỏa tiễn Delta V có sức đẩy rất lớn sau 3 phút đã đưa phi thuyền ra khỏi sức hút trái đất trên một cao độ hơn 150 miles, phía trên bầu khí quyển nơi không còn sức ép hay sức cản không khí. Để phi thuyền bớt bị ảnh hưởng từ sức hút trái đất, hỏa tiễn phải đạt được vận tốc tối thiểu gọi là vận tốc thoát, “escape velocity”. Mỗi hành tinh tùy theo trọng lượng có vận tốc ĐSNT 2014 – Page 231


thoát khác nhau, vận tốc thoát của trái đất là 25000 miles per hour, còn hỏa tinh là 11000 miles per hour. Sau khi hỏa tiễn đốt hết nhiên liệu sẽ tách khỏi phi thuyền và rơi vào trái đất, từ ba định luật Newton để giải thích tại sao mặt trăng không rơi vào trái đất hay văng ra ngoài không gian. Theo định luật Newton, quán tính của Tò Mò tạo ra lực phản lại thẳng góc với sức hút trái đất và do trái đất hình cong nên Tò Mò hay mặt trăng luôn quay quanh trái đất mà không bị hút vào hay bị hất vào vũ trụ. Sau khi Tò Mò đã ổn định trên quỹ đạo quanh trái đất, bước sắp đến là bay đến điểm hẹn với hỏa tinh. Tương tự như mặt trăng quay quanh trái đất, trái đất cũng tự quay quanh mặt trời do sức hút từ định luật của Newton, không bị mặt trời hút vào hay bị văng ra nhưng bay theo quỹ đạo hình ellipse, cũng thế áp dụng cho hỏa tinh. Hai quỹ đạo của hai hành tinh hoàn toàn khác nhau từ độ dài đến hình dạng cũng như vận tốc quay. Theo hình 4 dưới đây, vị trí cách biệt giừa trái đất và hỏa tinh luôn thay đổi có khi rất xa khi hai hành tinh ở hai bên đối diện nhau qua mặt trời(400 triệu km) hoặc gần nhất là khoảng 55 triệu km khi cùng bên với mặt trời. (Hình 4: Khoảng cách giữa 2 hành tinh)

đây Tò Mò sẽ tự bay quay quanh trái đất (như mặt trăng trong hình 2) và theo quỹ đạo quanh mặt trời. Câu hỏi tại sao Tò Mò không bị rơi ngược lại vào trái đất hay Các khoa học gia chọn khoảng cách gần nhất giữa hai hành tinh 55 triệu km là quãng đường bay của Tò Mò . Không thể phóng Tò Mò thẳng đến hỏa tinh khi hành tinh này gần trái đất nhất (cách này mất ít thời gian) vì cho đến nay chưa có hỏa tiễn nào đủ nhiên liệu để bay khoảng cách 55 triệu cây số. Do khoảng cách giữa trái đất và hỏa tinh luôn thay đổi trên hai quỹ đạo khác biệt, các khoa học gia không thể đợi hỏa tinh cách trái đất 55 triệu cây số rồi mới phóng Tò Mò thì đã quá trễ. Khi Tò Mò khởi hành ngày 11/26/2011 hỏa tinh cách trái đất 200 triệu cây số, hơn 8 tháng sau thì khoảng cách giữa 2 hành tinh là 55 triệu cây số và Tò Mò đã đáp vào hỏa tinh.Tò Mò bay theo quỹ đạo mặt trời với sự trợ giúp từ trọng lực của mặt trời, tốn thời gian với đường bay dài cùng nhiều sự tính toán nhưng không tốn nhiên liệu. Tuy nhiên muốn đến hỏa tinh, Tò Mò không thể bay theo quỹ đạo trái đất quanh mặt trời nhưng phải chuyển sang quỹ đạo của sao hỏa mới đến được điểm hẹn trên hành tinh đỏ. Năm 1925, nhà khoa học người Đức tên Walter Hohmann vẽ ra đường đi băng quỹ đạo gọi là Hohmann transfer orbit, ngắn nhất để có thể bay từ hành tinh này sang hành tinh khác dựa trên trọng lực giữa các hành tinh và mặt trời. Hohmann orbit được thể hiện dưới đây Do hai quỹ đạo và vận tốc quay của trái

văng ra khỏi ngoài không gian khi tách ra khỏi hỏa tiễn Delta dựa trên các định luật cơ bản của Newton? Thế kỷ 17, khi Newton thấy quả táo rơi ông đã tìm ra trọng lực và đặt ra

(Hình 5: Hohmann orbit) đất và sao hỏa khác nhau, toán học tính theo chu kỳ 780 ngày (khoảng 25 tháng) thì trái đất và hỏa tinh sẽ về vị trí gần nhau nhất khoảng 55 triệu cây số. Theo lộ trình của Hohmann orbit, thời gian ngắn nhất để đi quãng đường này là khoảng trên 8 tháng nếu không có những thay đổi từ những yếu tố ngoại cảnh như trục trặc máy móc, vô số hiện tượng từ vũ trụ không lường được trước. Sau 8 tháng 10 ngày, vào August 6, 2012 thì Tò Mò đã đáp xuống hỏa tinh. Do điều kiện tự nhiên trên hỏa tinh hoàn khác biệt với trái đất từ trọng lực, áp xuất không khí, bầu khí quyển, địa hình, thời tiết v.v… vận chuyển Tò Mò đòi hỏi nhiều tính toán cũng như kỹ thuật. Không như các rovers trước, Tò Mò nặng và mang nhiều dụng cụ tinh vi nên không thể thả xuống bằng dù. Video dưới đây diễn tả cách đáp của Tò Mò trên hỏa tinh: http://vimeo.com/34275633

ĐSNT 2014 – Page 232


3. Bọ Tò Mò Hình kèm dưới khi NASA giới thiệu với quần chúng những ngày đầu của Curiosity trên mặt hỏa tinh (Hình 6)

Phòng thí nghiệm Curiosity làm việc không chỉ mục đích xác nhận sự tồn tại của nước (H2O) trên hỏa tinh hay không nhưng còn mục đích khảo cứu về môi trường trên hỏa tinh có điều kiện cho sự sống các sinh vật như trên trái đất. Curiosity sẽ phân tích địa hình lẫn địa chất của hỏa tinh, tìm kiếm sự tồn tại những phân tử hữu cơ (hệ carbon) hay các khoáng sản, mức độ phóng xạ từ mặt trời, liệu có nguồn nước ngầm nào dưới lòng đất v.v… Curiosity có chiều dài khoảng 3m, rộng khoảng 2.8m với trọng lượng 900kg. Curiosity xài điện từ những pin nguyên tử gọi là Radioisotope power systems (RPSs) với output 125 watts. Hệ thống computer chính của Tò Mò bao gồm hai máy (một chính và một dự phòng) với tên gọi Rover Computer Element (RCE), để điều khiển và liên lạc với JPL qua hệ thống các vệ tinh và radar truyền tin Curiosity hay Mars Science Laboratory trang bị những thiết bị dưới đây dùng để khảo sát hỏa tinh: 1) Mast Camera (MastCam) là máy chụp hình lẫn quay phim (Hình 7: Truyền tin giữa Tò Mò và trái đất)

tối tân với độ phân giải cao (1600×1200 pixels and up to 10 frames per second) 2) Chemistry and Camera complex (ChemCam) là máy dùng để phân tích cấu trúc đất đá cũng như các khoáng sản trên hỏa tinh 3) Navigation cameras (navcams) là hệ thống tương tự như GPS để hướng dẫn đường đi cho Tò Mò trên mặt hỏa tinh 4) Rover Environmental Monitoring Station (REMS) là dụng cụ đo đạc môi trường trên hỏa tinh bao gồm áp suất, nhiệt độ, vận tốc gió, độ ẩm lẫn tia cực tím (ultraviolet radiation) 5) Rover Environmental Monitoring Station (REMS) là hệ thống máy rọ đường trên mặt sao hỏa khi di chuyển trên những ngọn đèo hay khúc quanh 6) Mars Hand Lens Imager (MAHLI) là hệ thống máy hình chụp những vật li ti nằm trong đất đá 7) Alpha Particle X-ray Spectrometer (APXS) là máy chụp X Ray dùng phân tích những nguyên tố nằm trong đất đá 8) Chemistry and Mineralogy (CheMin) là máy dùng quang phổ để phân tích sự tồn tại của các khoáng sản trên hỏa tinh 9) Sample analysis at Mars (SAM) là dụng cụ phân tích sự

tồn tại các chất hữu cơ (hệ carbon), trên không lẫn mặt đất của hỏa tinh 10) Radiation assessment detector (RAD) là dụng cụ đo các tia phóng xạ ngoài không gian cho những phi thuyền xuyên hành tinh. Các tia này ảnh hưởng rất lớn trên con người cho những chuyến bay sau này với các phi hành gia 11) Dynamic Albedo of Neutrons (DAN) là dụng cụ dùng đo thành phần hydrogen hay nước trên hỏa tinh 12) Mars Descent Imager (MARDI) là máy chụp hình mặt đất hỏa tinh trước khi Tò Mò đáp xuống 13) Robotic arm dùng như cánh tay của robot khi phải đào hay sới trên mặt hỏa tinh 4. Lời kết Sau gần mười năm nghiên cứu và cấu tạo Curiosity với sự đóng góp của hơn hai ngàn khoa học gia lẫn kỹ sư trong ngân sách gần 3 tỉ dollars, Tò Mò sau cùng đã đáp xuống mặt hỏa tinh, hành tinh bên cạnh trái đất chúng ta, một cách an toàn và thành công . Tin tức hàng ngày Tò Mò gửi về giải đáp được nhiều câu hỏi cùng sự tò mò mà loài người luôn khắc khoải liệu ngoài chúng ta có còn bà con nào ngoài không gian nữa không? Chẳng lẽ trong vũ trụ với hàng tỉ tỉ ngôi sao lẫn hành tinh chỉ có một loài người duy nhất? Trong quãng thời gian hai triệu năm từ khi loài người xuất phát từ Phi châu đi được khắp nơi trên trái đất với đường kính khoảng 13 ngàn cây số. Với sự tiến bộ của khoa học, trong 50 năm qua loài người gởi được các phi hành gia lên mặt trăng với khoảng cách 300 ngàn 10

ĐSNT 2014 – Page 233


cây số. Và giờ đây, chúng ta có thể gửi dụng cụ lên sao hỏa cho quãng đường dài hơn 50 triệu cây số. Với tốc độ phát triển như hiện nay, không ai đoán

nổi hai triệu năm nữa chúng ta sẽ đến được nơi nào trong vũ trụ khi ngôi sao hàng xóm gần mặt trời nhất cách chúng ta khoảng 4.5 năm ánh sáng

(khoảng 50 ngàn tỉ km). Quả tình khoa học đến ngày nay vẫn còn nhiều giới hạn, đời người cũng thế trong khi vũ trụ thì vô cùng...

Sinh Hoạt Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi Nam Cali tham dự biểu tình chống “Tầu khựa” Tập Cận Bình

NT63 Mai Đông Thành

NT59 Nguyễn Thái Bình

11 ĐSNT 2014 – Page 234


Cuộc hành trình từ Montreal tới Machu Picchu xứ Pérou... Tản mạn Nguyễn Tất Dũng

C

huyến bay khời hành cuối tháng 11 năm 2013 đến New York rối tới Lima, thủ đô xứ Pérou. Cuộc hành trình kéo dài 13 ngày sẽ viếng thăm thành phố Lima và vùng phụ cận nằm dọc theo bờ biền. Lima đang bừng tỉnh sau mùa đông, thủ đô ngổn ngang những công trình xây cất. Khu dân cư nghèo toàn nguời thổ dân, y phục vẫn theo phong tục nếp xưa của nguời Incas. Đầu tiên tản bộ một vòng chung quanh Bảo tàng viện, tôi để ý những cây hoa giấy đỏ leo vuợt bức tuờng bỗng gợi nhớ đến giàn hoa giấy cũng màu đỏ rực truớc cửa nhà tôi trên con đuờng Vuờn chuối ngày nào. Bên trong viện, trưng bầy la liệt những khuôn mặt bằng sành của thổ dân sơ khai Incas, mỗi khuôn mặt diễn tả một hình ảnh cá nhân thời cổ xưa, giai đoạn dân Incas chưa tiếp xúc với văn minh Bồ đào Nha. Sau đó, chúng tôi dùng cơm trưa với nhóm du khách đa số đều là nguời Tây vùng Quebec. Nhè nhẹ cơn gió lạnh vô tình thổi tung những mái tóc bạc phơ, nắng mặt trời làm lộ rõ các vết nhăn trên khuôn mặt họ, tuy thế nụ cuời vẫn dễ dàng nở trên môi mọi người dù chỉ mới vừa quen biết nhau trong chuyến đi... Hình như

NT5

nguời ta càng già càng trở nên thân thiện và vấn đề kỳ thị mầu da sắc tộc không còn nữa? Huớng dẫn viên là một nguời gốc Pháp, dáng gầy, khuôn mặt khả ái, thao thao bất tuyệt giảng giải về xứ Pérou cho du khách... Hơn 40 năm truớc, Pérou giống như con kên kên Nam Mỹ (condor) gẫy cánh, kinh tế kiệt quệ và giới đại gia Bồ đào Nha chỉ lo vơ vét của cải thiên nhiên xứ này cho riêng mình vì thế dân Perou bị đói khát, thiếu thốn đủ thứ, không đèn, không điện, không đuờng xá, không nuớc sạch để uống, không có cả nhà cầu vệ sinh... nghe thì lạ nhưng khi “giang hồ” mới biết quý cái nhà vệ sinh vô cùng! Đồng tiền Perou lạm phát nên mất giá, thất nghiệp quá sức tuởng tuợng! Dân Perou thì 40% là thổ dân Incas, 40% là lai Bồ đào Nha, còn lại 20% là dân da trắng nguời Bồ chính gốc từ Âu châu qua Pérou, thuờng gọi là giới quý tộc nơi đây.

Sống ở Pérou mà không nói tiếng Bồ và không theo đạo Công giáo thì không có cách nào có việc làm mà nếu thất nghiệp thì khi ốm đau cũng không có bệnh viện để điều trị. Pérou đang trên bờ tan rã thì đột nhiên có một chàng trai Nhật di cư từ xứ Phù tang với tên gọi khá gọn gàng Fujimori. Như một phép lạ, anh ta đã gây dựng lại Pérou, làm sống dậy nền kinh tế Pérou, kéo Pérou trở lại với nếp sống phồn vinh, tạo công việc khắp nơi về hệ thống hạ tầng cơ sở: xây đuờng xá, thành lập nhà máy điện nuớc và xây khá nhiều nhà vệ sinh! Nghe mà mắc cuời... Từ đó tiền Pérou có giá trị trở lại và cuối cùng Fujimori trở thành Tổng thống không-thề-nàoquên cho ba nhiệm kỳ, dân Pérou tới giờ vẫn còn một

lòng kinh trọng ông ta. Ngày nay, toàn dân xứ này nhất là dân Incas đang thừa hưởng 12

ĐSNT 2014 – Page 235


những gì Tổng thống Fujimori đã khôi phục lại cho xứ họ cũng như cho du khách khắp nơi trên thế giới đến thăm Pérou như chúng tôi. . Trong giai đoạn khó khăn này, phải kể đến một lãnh tụ nguời Pérou, lai Bồ và Incas. Sau khi du học tại Nga, ông ta về nước đã tạo ra một cuộc cách mạng dựa theo chủ thuyết cộng sản Mác Lenin áp dụng chính sách khát máu. Tay lãnh tụ đỏ này tàn ác không khác gì Pol Pot xứ chùa Tháp, áp dụng chính sách diệt chủng, giết hết dân Pérou không theo chủ nghĩa cộng sản vì thế mà không biết bao nhiêu thổ dân Incas và Bồ đã bị sát hại. Sự tàn ác của nhóm cộng sản Pérou đã thúc đẩy người dân nơi đây phải bỏ vùng núi xa xôi về tị nạn ở các thành phố Lima, Arequipa và Cuzco. Cuối cùng Tổng thống Fujimori cũng dẹp tan nhóm cộng sản Perou này và chưa kể hết biết bao công lao khác mà Fujimori đã tạo dựng cho xứ Pérou nhưng định mệnh thật éo le vì Fujimori phải vào tù, kết thúc cuộc đời oanh liệt về tội tham nhũng và hiện tại đang mang chứng bệnh cancer. Ông Fujimori nay đã 85 tuổi nhưng chưa ai giúp ông ta được ân xá và có lẽ sẽ chết trong tù! Mấy giờ bay sau đó, tôi đến thành phố Arequipa, thành phố này ở trên mặt biển khoảng chừng 2000 mét nên trái tim bắt đầu đập mạnh làm nguời đi bộ khá mệt mỏi. Ở Arequipa có một tu viện Santa Catalina Monastery (hình bên trái) thật nghiệt ngã cho các

tiểu thư dòng dõi quý phái gốc Bồ dào Nha, tiểu thư học chữ từ nhỏ đến năm 12 tuổi, cô nào không muốn quay trở lại trần tục và tự nguyện dâng đời mình cho Chúa thì họ sẽ sống lạnh lùng trong căn nhà đá với một căn phòng đạm bạc bên cạnh là nhà bếp thô sơ đen ngòm. Nhìn những căn bếp thổi nấu với khói củi mà tôi mủi lòng vì không ngờ ở một nơi xa xôi như thế này mà có nhiều tu sĩ đã phải sống âm thầm trong căn nhà đá chật hẹp. Nhìn những bức tường đá ong đỏ ối, tôi cảm thấy buồn vô tả vì nghĩ đến thân phận bao cô nàng tiều thư con nhà quyền quý, tiền rừng bạc bể, muốn gì đuợc nấy mà nguyên nhân gì đã giữ họ lại trong nhà đá này? Nơi quê mình, người con gái nghèo đau khổ thất tình nên bỏ đời đi tu thì dễ hiểu nhưng những tiểu thư quý phái xứ Pérou tôi vẫn không tìm ra câu trả lời ngoài cái niềm tin tôn giáo cực mạnh. Trên đuờng đi thăm vùng lân cận Arequipa như Chivay và Puno, đặc trưng là làng thổ dân Incas. Với khí giới tối tân, nguời Bồ độ hộ thổ dân Incas một cách dễ dàng, họ xây những khu tập trung dân Incas xung quanh quận và huyện, ở giữa thì bao giờ

cũng là nguời Bồ sinh sống, dĩ nhiên chỗ nào có dân Bồ là phải có nhiều nhà thờ Công giáo. Lối kiến trúc của người Bồ rập theo khuôn mẫu Âu châu, còn nguời Incas thì xây nhà vừa bé vừa thấp và không có lò sưởi. Ở giữa một làng bao giờ cũng là nhà thờ rồi đến kiến trúc Tây phương của người Bồ rồi quây quần xung quanh là nhà cửa nhỏ bé lè tè của nguời Incas. Y phục người Incas mặc đặc biệt rực rỡ xanh, đỏ, vàng với hình thú vật tuợng trựng cho một nền văn hóa riêng tư. Xe buýt chạy vòng veo quanh đồi núi, vách đá đôi khi dựng đứng, núi này nối qua núi kia, có lúc xe chạy sát vách núi, tôi chỉ sợ bánh xe chật môt ly là cả đoàn du khách sẽ rơi xuống hố sâu... toàn là cây cối với bụi xanh rì, thoáng hiện phiá duới là một con sông dài vô tận. Xe buýt lên cao và dừng lại ở hồ Titicaca với độ cao 4000 mét, quả tim tôi thấm mệt, bà xã cũng bắt đầu bám chặt lấy tôi và cả hai mệt lả đi như lết trên mặt đuờng nguyên nhân chính là vì thiếu oxy. Ái chà! Mọi người phải cố lên chứ, nguời này nên giúp đỡ khuyến khích nguời kia (hình hồ Titicaca bê)

13

ĐSNT 2014 – Page 236


Con tầu chạy cao tốc trên mặt hồ Titicaca, bắn lên cao từng cụm nuớc, tầu đi vèo vèo qua những bãi sậy rồi từ từ dừng lại trước một gia đình thổ dân Incas mà họ đã hẹn truớc. Nền nhà của họ là một khối tre xanh, đan vào với nhau khá dầy và để tránh trôi lềnh bềnh trên mặt hồ, họ đã dùng những cọc nhỏ chấn nền nhà họ lại. Sau một hồi giới thiệu bố mẹ con cái, họ mời chúng tôi mua cho họ những chăn mền, quần áo mà họ đan bằng len sặc sỡ. Thấy người Incas lù đù như vậy, chứ họ nói rất sõi tiếng Anh, tiếng Pháp và hát đuợc cả bài hát “Frères Jacques...” làm cho du khách Quebecois giật mình! Tổng số chỉ có 1500 nguời Incas sống lênh đênh trên mặt hồ Titicaca và xin đừng coi thuờng họ nhé vì con cháu họ được chính quyền Pérou giáo dục kỹ luỡng lắm. Thấy xa xa, một anh đang phụ bố chèo đò cho khách để kiếm thêm tí tiền nhưng sau mùa du lịch, chàng trai trẻ Incas này sẽ vào Đại học chuyên khoa về cơ khí... Buổi trưa cơn gió nóng lùa từ khe núi thổi qua, tôi tạm ngả lưng bên cạnh bà xã trên chiếc ghế gỗ nhìn đoàn du khách đang hì hục leo bực thang đá dài kinh khủng, tôi

không hiểu tại sao với hai bàn tay và thân thể nhỏ bé mà người Incas có thề xây đuợc những kiến trúc như vậy, hèn chi nguời ta gọi là “Vallée sacrée des Incas”. Từ trên cao đoàn du khách Quebecois vẫy tay với 2 đứa tôi, họ không muốn chúng tôi ngồi nhìn họ, nôm na là họ muốn cùng “khổ”, cùng leo thang vào thăm thung lũng này nhưng họ không hiểu là tụi tôi nhất quyết dành sức lực để ngày maì lên thăm đền Machu Picchu cho thỏa mãn giấc mơ đun đốc hơn mấy năm nay. Ngày mai sẽ là ngày trọng đại, thôi ta cứ ngồi duới chân đồi “Vallée sacrée des Incas” như thế này để tăng cuờng nội công cho ngày mai, tưởng tượng Machu Picchu hùng vĩ ngàn năm một thuở mới đến thăm được! Nhất là tôi và bà xã đã thấm mệt vì cuộc hành trình quá dài tuy mới chỉ qua có 10 ngày...

Xe buýt đưa chúng tôi đến một khách sạn gần Machu Picchu. Kể từ ngày đến Lima, suốt quãng đường dài, trùng trùng núi to núi nhỏ nhưng lạ là toàn núi trọc không cây. Khách sạn tối tân, tôi thích quá, đồ đạc ở đây toàn là gỗ lim, bốn bề hoa mộng đỏ. Vòi nuớc nóng vừa độ ấm, chiếc khăn lông trắng muốt khác

hẳn với những khách sạn cồ kính xây từ thời nguời Bồ mới đến Pérou. Truớc khi đến đây, bữa cơm trưa được tổ chức trong khu vuờn vô cùng quyến rũ với đủ các loài hoa. Ước gì tôi có thể trồng đuợc hoa như thế này ở Montreal nhưng biết trước ấy chỉ là giấc mơ thôi. Sáng hôm sau, trong toa xe lửa lắc lư như ông gìa say ruợu, nó chỉ chạy đuợc 30km/giờ, khách du lịch tha hồ lư lắc trong toa, cười đùa ầm ĩ. Con đuờng dẫn vào đền Machu Picchu cao vời vợi, tôi vừa leo vừa thở hắt hơi, cứ đi độ dăm buớc lại phài dựa tuờng đất mà nghỉ, cũng may hôm qua hai đứa tôi đã luyện “nội công”, nếu không có lẽ sẽ bỏ cuộc mất!. Leo mãi, leo mãi cà đoàn du khách thở dốc... Ấy thế mà mọi người cũng tới đuợc khu đất cao nhưng bằng phẳng rồi cả đoàn tiếp tục leo dốc bám vách đá đi bộ xuống từ từ trực chỉ thành phố nhỏ Machu Picchu bỏ hoang hàng thế kỷ nay. Len lỏi vào những căn nhà đá không nóc, tuờng thấp lè tè bằng đá nhẵn, tôi không thể tưởng tuợng đuợc làm sao mà người Incas có thể lên tới đỉnh núi này để xây một thành phố nhò? Chúng tôi len lỏi theo phái đoàn đi vào Machu Picchu.

14

ĐSNT 2014 – Page 237


Sinh Hoạt Nguyễn Trãi

Truớc khi về Montreal, chùng tôi đi thăm lại Lima, tại quán ăn mang tên “Mango” nổi tiếng bên bờ Thái Bình duơng với món cá và ốc trộn với dấm và hành tây, chưa bao giờ tôi đuợc ăn một món ốc ngon tuyệt trần mà không sợ đau bụng. Kế tiếp, chúng tôi còn vờn qua một khu chợ nghèo nàn nhưng những trái cây ở đây như soài, ổi, đu đủ, chuối... ngon vô cùng vì trái cây này được trồng trong khu vực thuợng du nên ngọt lự. Trên chuyến bay trở lại Montreal, tôi bỡ ngỡ tưởng như lạc huớng về vì những kỷ niệm quá ư là xa lạ còn vương vấn, dù rằng bản thân chúng tôi cũng lớn lên từ một xứ sở trong vùng biển Thái Bình.

NT Nam Cali họp mặt ăn sáng với cô Đào Kim Phụng và cô Bùi Bích Hà

NT Nam Cali hội ngộ với thầy cựu Hiệu Trưởng NT Hà Đạo Hạnh Sang thăm các cựu học sinh THNT tại Hoa Kỳ

Thơ Thầy Vũ Lang

Khóc Non Sông SÔNG NÚI ngàn đời vẫn NÚI SÔNG ÔNG đem dâng hiến thế sao ÔNG? ẢI QUAN, BẢN GIỐC nhòa QUAN ẢI ĐÔNG HẢI, TRƯỜNG SA khóc BIỂN ĐÔNG

NT Nam Cali đón tiếp đồng môn Hoàng Thanh

15

ĐSNT 2014 – Page 238


Thảo Ly

Anh Khanh, Bây giờ là tháng Sáu. Houston mưa, mưa nhiều như bài ca trong ký ức làm em nhớ Saigon. Không chỉ nhớ Saigon, miền dấu yêu xưa, em đang nhớ anh đây. Em chào đời tháng Sáu. Anh ra đi cũng vào tháng Sáu. Lần tình cờ tìm lá thư lưu giữ, em đọc lại những dòng anh viết “Anh còn nợ em mấy lần sinh nhật...”. Cả hai đều bận, anh nói thôi để dành khi thuận tiện sẽ dắt đi ăn, mừng sinh nhật muộn. Đâu ngờ anh ra đi nhanh quá, để lại đây bao tiếc thương. Lũ em gái không cùng cha, không cùng mẹ đã chia với anh đoạn cuối đời. Đã chứng kiến những cơn đau làm anh mòn hơi. Rồi buồn vui nhìn nụ cười mãn nguyện lần sau cuối trên bờ môi khô nứt.

Sau đại hội Nguyễn Trãi ở Houston anh kiệt sức. Điều này em và anh Thạch Bình đã cảm nhận từ đầu. Cả hai nhìn anh nằm rũ trong phòng triễn lãm ngay giữa lúc anh em đang tập kịch thơ Hận Nam Quan là bản kịch thơ anh tâm đắc bấy lâu. Không nói ra nhưng em và anh Thạch Bình có chung một nỗi lo. “Ba anh em nhà họ Nguyễn” rồi sẽ không còn như xưa nữa. Nhà họ Nguyễn là nhà Nguyễn Trãi, cũng là họ của ba anh em, qua hơn nửa đời có duyên nối kết. Dẫu mới đi chung đoạn ngắn nhưng tình thân nối dài. Khi cho mọi người nghe phần thu âm lần đầu kịch thơ Hận Nam Quan, hầu hết đều nhận xét là trong vai Nguyễn Trãi, với giọng nhẹ nhàng của anh, hợp với tâm tình người thư sinh quyết lòng chết theo cha. Nhưng qua đoạn đối thoại diễn tả khí phách của người gánh

trên vai nợ nước thù nhà thì giọng anh hiền quá, không lột tả được. Thế là ba anh em cùng nhau trở lại phòng thu âm. Anh Thạch Bình sau nhiều lần né tránh đã nhận vai Nguyễn Trãi. Phần gắng sức lo văn nghệ cho đại hội Nguyễn Trãi, phần chuẩn bị đón tiếp bạn ở xa về, anh quên bệnh nhưng bệnh không quên anh. Niềm vui hội ngộ cùng thầy cô, bạn bè đã tiếp sức cho anh tạm vượt qua một đoạn. Phải là người có ý chí mạnh và tâm hồn cao thượng mới có thể vừa chống chọi bạo bệnh, vừa làm tròn trọng trách và bổn phận trong yên lặng. Anh bắt đầu tránh trả lời câu hỏi có liên quan đến bác sĩ và bệnh viện, những khi hai anh em gặp nhau hay trò chuyện qua phone. Một đôi lần anh gọi em cùng đứa em gái vốn không thường gặp, ra ngoài ăn trưa ở Sugar Land. Hồng và em dẫu bận 16

ĐSNT 2014 – Page 239


nhưng muốn gặp anh để “bắt mạch” về tình trạng sức khỏe hơn là bữa ăn bất ngờ. Chẳng mấy khi nghe anh nói về mình. Không những chỉ riêng em và Hồng mà kể luôn Thủy cùng Tuyết là bốn chị em lúc nào cũng được anh đón nhận, quý thương như em ruột. Anh hay nói về tính tốt, thiện lành của nhiều người cùng hoàn cảnh không may cần giúp đỡ. Phần còn lại, bản tính vị tha che khuất những gì không vừa ý. Khi hứng thú, anh đôi lúc nói nhiều hơn một chút, em biết là lúc anh muốn làm “điều gì đó” cho thầy cũ, cho anh em, cho bạn bè trường Nguyễn Trãi của mình. Quanh từng tranh luận đúng, sai thường không có mặt anh. Anh dùng thời giờ và ngôn từ chân bẩm để kêu gọi bạn bè cùng tiếp sức. Chuyện “vác ngà voi” là môt phần cuộc sống của anh. Không chỉ lo cho nhóm NT/B1/60-67, anh còn hướng mọi người vượt qua giới hạn,

Houston, anh thường lẩn khuất ở một góc không dễ thấy. Khác với mấy tiểu muội của anh, hay đứng ở hàng đầu rạng rỡ nụ cười. Trong buổi tiệc tân niên sau cuối, anh ngồi ôm đàn một mình nơi sân khấu. Bỗng dưng Thủy kéo em cùng anh Thạch Bình đến đứng bên anh. Nhờ vậy mà có được tấm hình kỷ niệm mấy anh em nhà họ Nguyễn chúng mình. Tính nghệ sĩ của anh đôi khi làm khổ đám em. Hẹn ăn sáng ở quán cà phê Madeleine để bàn việc cần làm. Anh tới trễ, cười khỏa lấp. Hôm nay xa lộ quá nhiều xe. Sau này vợ anh, chị Liên Hương tiết lộ, anh mê đàn chẳng nhớ gì. Em nhớ buổi sáng hôm ấy anh vui lắm, gọi phone cho bạn ở Canada vừa nhắc anh Lê Minh Lợi viết bài, làm thơ gởi cho đặc san, vừa cao hứng giới thiệu với người đang xa lắc, có tiểu muội Thảo Ly ở đây nè. Sau này mấy đứa em hết ngạc nhiên, chuyện anh “lượm

không phân chia niên khóa, gần xa. Xem lại những tấm hình sinh hoạt của Nguyễn Trãi

được” bầy tiểu muội trong sân trường Nguyễn Trãi, mừng khoe khắp bạn bè cùng với gia

đình. Thêm một lần đã phân chia nhiệm vụ đồng đều nhưng rồi anh bỏ mặc em xoay sở trong ngày họp mặt hằng năm, chỉ vì mê đàn. Em giống đứa học trò không thuộc bài mà bị gọi. Cũng đành nhìn anh cười trừ, nhủ lòng chấp nhận. Anh Khanh là thế! Giữa những người anh em cùng trường tìm lại nơi đây, em không nhớ nhờ đâu anh em mình thân gần. Có lẽ từ những chăm sóc anh dành cho mẹ của em. Bà mẹ dịu hiền thường góp mặt cạnh bầy con, nhìn con vui đùa bên đám anh em mới kết thân. Chúng em bắt đầu nhận ra thói quen ở nơi anh. Khi đến anh hay mang biếu mẹ trái cây vùng nhiệt đới. Lúc về anh đem theo một vài món “to go”, nói chị không đi cùng nên phải ráng “o bế” để được cấp phép cho đi nữa. Không chỉ gắn bó trong tình Nguyễn Trãi, anh là người duy nhất được chia với mẹ giây phút cuối. Mẹ sống với em, vậy mà em không có mặt. Cả đàn con mười đứa đều không có mặt để được nghe mẹ nói sau lần cuối. Trưa 30 tết anh đột ngột đến thăm, dẫu gia đình Nguyễn Trãi đã hẹn nhau họp mặt mừng năm mới tuần sau ở nhà em. Anh kể mẹ than nhức đầu. Anh ngồi bóp trán cho mẹ một lúc rồi về. Đâu ngờ sau lúc anh về, uống xong hai viên thuốc Tylenol, mẹ ngủ để rồi không bao giờ tỉnh dậy. Có phải mẹ chọn cách ra đi lặng lẽ, 4

ĐSNT 2014 – Page 240


không muốn các con bịn rịn thêm vướng bận. Chỉ mình anh có mặt, bên hai đứa cháu trai trông chừng bà ngoại ngủ. Khi em về, cánh cửa mở ra không nghe câu nói mừng vui những lúc thấy mặt em. Chúng em mồ côi mẹ trong đêm giao thừa năm đó. Ngày họp mặt gia đình Nguyễn Trãi hằng năm không còn mẹ nữa. Anh cùng anh Vượng đàn, tập cho em hát bài “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”. Bài nhạc anh Võ Tá Hân phổ từ thơ Trần trung Đạo. Em còn nhớ nụ cười anh rạng rỡ hơn bao giờ trong buổi chiều ở Canvas Café, nơi bạn bè chung lớp hội tụ. Niềm vui của bạn cũng là niềm vui riêng anh. Những đứa em lặng lẽ nhìn anh mang niềm vui đó đi loanh quanh vuông sân nhỏ bên ngoài quán. Có lẽ anh mệt, cần hít thở thật sâu hơn là góp tiếng. Cùng các cô Ngọc Hạnh, Phương Loan và cô Kim Phụng, chúng em được tham dự buổi hội ngộ của lớp B1/60-67. Được nghe từng người luân phiên kể chuyện đời mình, trong đó có tiếng cười hòa giòng lệ ngậm ngùi. Bên cạnh những người thành danh, tên tuổi là những mảnh đời lận đận gian truân. Vòng tay không đủ rộng để ôm hết, để xoa dịu nỗi bất hạnh nhìn đâu cũng thấy. Anh âm thầm làm hết sức mình, mỉm cười chia với bạn niềm vui xum họp. Hôm đó em nhớ người trưởng lớp tại chỗ của anh là anh Phan Công Đoàn, đến từ Pháp, kể chuyện đời mình theo giòng nước mắt lăn dài. Em biết anh Đoàn đã khóc thêm lần nữa khi nghe tin anh ra đi. Tấm

lòng, nghĩa cử của anh trong tình bạn, ngát hương theo gió bay xa. Là sĩ quan Sư đoàn 5 Bộ binh, sau 30 tháng Tư anh bị đi tù. Năm năm sau anh vượt biển cùng ba người cháu kêu bằng cậu. Chuyến vượt biển đưa tất cả đến trại tỵ nạn Thái Lan. Chính nơi đây anh có duyên gặp chị Liên Hương- người con gái mà hai năm sau đó trở thành bà Nguyễn Đình Khanh ở Charlotte, N.Carolina. Thời gian sau anh về Houston cùng với đại gia đình của chị. Tổ ấm của anh là căn nhà nhỏ với 30 năm vun trồng hạnh phúc êm đềm. Anh đi rồi, đứa con trai lớn cảm nhận nỗi trống vắng vây quanh. Cháu nói với mẹ những lời hết sức dễ thương, trong bữa cơm tối giờ chỉ còn hai người. “Mẹ hãy kể cho con nghe chuyện trong ngày. Bất cứ chuyện gì, như mẹ từng kể với bố khi xưa trong bữa ăn tối. Con muốn chia với mẹ từng ngày trôi qua trong đời như bố vẫn làm”. Xem lại video đại hội, ai cũng nhận ra niềm hạnh phúc khi anh đứng cạnh cô Đào kim Phụng, trả lời phỏng vấn cho đài truyền hình. Bằng những lời mộc mạc, chân thành anh nói: “Mỗi khi ở cạnh cô giáo của mình, niềm vui không khác trẻ thơ”. Anh nói bằng con tim, bằng nỗi hân hoan của mấy mươi năm về trước, của chú bé học trò vui mừng được đứng cạnh cô giáo của mình. Một lần anh gọi điện thoại khoe. Anh vừa mới gọi thăm cô An hà Châu trên Dallas. Cô vui lắm. Anh nói cô giờ cao tuổi rồi. Có mơ ước gì xin cô hãy nói ra, chúng em sẽ

thực hiện cho cô khi còn có thể. Em biết cô không nói cho anh nghe mơ ước của cô, bởi ước mơ không cần thiết trước nghĩa tình cao đẹp của học trò trao tặng. Tâm hồn anh trong sáng và bộc trực, đôi khi quá thẳng. Thương nói thương, giận nói giận. Làm việc nhiếu giờ ở sở, lo văn nghệ cho đại hội cùng chuẩn bị đón tiếp bạn bè trong tình trạng sức khỏe đến hồi sa sút, khiến một đôi lần anh đổ quạu bất ngờ. Em nghĩ là em hiểu anh nhiều, thật ra em làm sao biết anh đang đuối sức. Gần nửa đêm em gởi email hỏi anh có “ấm đầu” không? Rồi sẵn em biên luôn là khi đọc email mà giận thì đừng gởi trả lời liền. Cứ viết rồi để đó. Hôm sau đọc lại là sẽ biết mình không cần gởi nữa. Anh hồi âm lại, than vừa mệt vừa bị stress nên mới… tới luôn. Giờ anh đang mệt lắm. Đã vậy, khuya rồi còn bị nhỏ em cằn nhằn. Rõ khổ! Em nói đùa. Em còn khổ hơn vì vừa lo việc của em vừa “đỡ đạn” cho anh. Tất cả đều trở thành chuyện nhỏ trong niềm vui thành công của đại hội. Khi được giới thiệu thành phần Ban tổ chức, anh bước lên sân khấu trong thoáng chốc là biến mất. Làm việc âm thầm, không màng ai biết mặt, biết tên là bản tính của anh. Suốt buổi trình diễn văn nghệ, dáng anh thấp thoáng phía sau sân khấu, anh cười nói với Long, chồng của Thủy: Long, anh em mình là chiến sĩ vô danh. Làm sao em có thể quên, buổi chiều cô Ngọc Hạnh mời mọi người ăn tối trước khi cô về lại 5

ĐSNT 2014 – Page 241


Virginia. Anh và chị Liên Hương tới muộn. Mỏi mệt, bơ phờ hiện rõ nơi anh hơn bao giờ. Giữa đông người, anh trao cho hai đứa thiệp mừng, bảo là quà cưới của anh chị tặng, chúc hai em hạnh phúc thật nhiều. Em nhận trong cảm động, bàng hoàng chen lẫn. Phải chăng là điềm sẽ không còn cơ hội bày tỏ tấm lòng của người anh luôn quan tâm đến niềm vui, hạnh phúc của em. Giữa những cơn đau càng lúc đến thường hơn, anh vẫn nhắc, dặn em nên để ý đến đứa em gái út. Anh nói vừa bận rộn trong việc làm, việc thiện nguyện bên ngoài cùng trách nhiệm của người mẹ… Đôi khi thấy nó buồn, anh thương nó làm sao. Phải lạc quan vui sống, hướng về điều tốt đẹp thì ngày mai sẽ sáng đẹp hơn. Em cảm động nhiều nhưng vẫn trêu đùa. Anh cần khuyên bảo, nhắc nhở nó thường xuyên. Lời nói của anh trai vẫn quý hơn của chị, phải không? Anh cười hiền. Đã biết rồi, anh không quen nói nhiều, nhất là khi thấy ai buồn. Hẹn đến xem video đại hội để sửa cho vừa ý. Anh đến trễ rồi lang thang đi bộ tới tiệm chè mua đem lại cho mọi người, không quan tâm bàn luận về nội dung của video. Khi chia tay nhau, khác với mọi lần, chị em Phương Loan vòng tay trìu mến ôm anh bên góc phố, nhắc anh giữ gìn sức khỏe cùng lo chữa bệnh. Vì đứa con trai chở bố tới, bận việc nên hai đứa em có dịp đưa anh về. Mới đi đoạn ngắn anh kêu tắp vào. Em ngơ ngác nhìn theo tay anh chỉ, thấy bảng tên Bida Trish. Em biết anh hay ghé chỗ này sau giờ

làm việc. Kêu hai ly cà phê sữa đá, anh quay sang nói nhỏ: Hai đứa uống cà phê đợi anh chừng 15 phút để anh hạ nó, xong mình về. Ngồi quan sát em biết không dễ thắng như anh nói. Ly cà phê đã cạn quanh khói thuốc đã đầy mà vẫn chưa phân thắng bại. Cười với anh ngầm khuyến khích, cùng lúc cả hai đều nhận ra anh yếu lắm rồi. Cuối cùng anh cũng thắng người bạn trẻ nên thở phào, miệng mỉm cười. Anh bỏ nhỏ với tụi em: Không ngờ mới hơn một tuần mà nó chơi khá hẳn lên! Nhìn anh vui hai đứa vui theo. Những ngày đi làm về ghé chơi bida không còn nữa. Anh bắt đầu trị bệnh bằng loại thuốc thử nghiệm mới. Giấu nỗi lo không cho anh biết, em thường gọi chị Liên Hương. Em rủ anh buổi chiều theo chị xuống nhà em. Bốn người sẽ vừa đi bộ vừa nói chuyện ở công viên phía sau nhà, thay vì anh “tập thể dục bằng tay và mắt” trong khói thuốc ở tiệm bida. Anh từ chối tức thì. Chơi bida có thú riêng. Đi bộ mệt lắm, không được. Em biết anh đuối sức, nỗi lo lớn dần khi chị Liên Hương bắt đầu hỏi toa thuốc nam trị bệnh gan, mua về sắc cho anh uống. Có đêm vào lúc thật khuya, chợt nhìn thấy tên Jimmy Nguyen vẫn online. Lòng em quặn lại qua hình ảnh anh trong phòng, chị bên ngoài. Cả hai cùng thức, mỗi người ôm một nỗi đau không nói được bằng lời nên trao nhau ý nghĩ trên bàn phím. Video đại hội vừa hoàn tất, mấy anh em chọn nhà anh làm điểm hẹn coi chung. Anh Đạo và em gọi thêm anh chị Kiểm. Bạn

chung lớp của anh nơi này chỉ có hai người sau khi anh Hoàng Hải không còn. Anh xanh mướt, không màng ăn uống, chỉ còn niềm vui gặp anh em, bạn bè. Căn nhà trở nên quen thuộc với nhiều người bởi tính thân thiện, chân thành của anh chị. Hôm đó chị Liên Hương nấu canh chua, cá kho tộ đãi cơm trưa. Mọi người áy náy nhưng rồi chợt hiểu khi nghe chị nói. Anh Khanh quý thương bạn bè, em út lắm. Anh ăn không được, chỉ cần nhìn mọi người quây quần bên bữa cơm gia đình, anh hạnh phúc nhiều. Mấy đứa em gái giấu nỗi buồn, lăng xăng vào bếp nấu ăn. Tính hiếu khách, anh thường tập họp mọi người đến nhà trong dịp lễ để anh em Nguyễn Trãi gặp nhau luôn. Đôi khi cao hứng anh quảng cáo thực đơn ngày họp mặt. Em sung sướng cười, gọi cho anh. Lần này em khỏe, có anh nấu món cà ri. Anh trả lời rất đỗi tự nhiên. Làm gì có chuyện này. Anh ghi thực đơn, còn nấu là em nấu chứ anh làm sao biết! Bệnh của anh càng lúc càng thêm nặng. Muốn đến thăm anh ở chơi với anh lâu, mấy anh em bàn nhau đem video đại hội cùng phong bì đến nhà anh ghi địa chỉ trước khi đem ra bưu điện gởi. Anh mừng, sốt sắng như thường lệ. Ừ, tới nhà anh ăn trưa rồi cùng làm, anh phụ một tay. Em với Thủy giấu đôi mắt ướt. Lần này gặp anh hai đứa không ngờ. Anh mặc bộ đồ ở trong nhà, bước chân yếu đi chệch choạng như muốn ngã, làn da nhợt nhạt, tái xanh. Thủy thầm thì. Nhìn anh Khanh bây giờ sao giống ba mình lúc sắp ra đi. Em lo sợ quá chị ơi! Vòng 6

ĐSNT 2014 – Page 242


tay ôm nhẹ anh chào từ giả, mấy đứa em cố trêu anh dẫu thấy lòng đau. Ông bầu tốt bụng quá chừng vì baby không có due day! Bụng của anh giờ đã chướng to. Đường về thêm dài trong nỗi buồn trĩu nặng mang theo của từng người. Nỗi lo sợ trở thành sự thật khi nghe tin anh vào bệnh viện. Hôm đầu tiên đến thăm anh là lúc anh tỉnh táo, vui nhiều sau mấy ngày vật vã vì bụng căng phình đầy nước. Từ bệnh viện anh viết email gởi ra cho các bạn, với niềm tin rồi mọi việc sẽ qua. Người anh lớn của anh về thăm lúc ấy cũng vui. Anh nói anh ở xa. Như Khanh vậy, chỉ một mình cùng bên vợ. Em cười nói với người anh. Chỉ lo cho anh thôi. Phần anh Khanh có bầy em gái ở đây. Khi nào bị “ăn hiếp” chúng em che chở. Anh cười, vẻ hãnh diện vô cùng. Có lẽ đó là lần duy nhất trong bệnh viện, anh lạc quan hy vọng sẽ vượt qua. Tiếp theo sau là những ngày ảm đạm buồn. Từng anh chị em trong gia đình lần lượt về gặp anh lần cuối. Cùng anh Đạo, buổi chiều nào mấy anh em cũng có mặt trong bệnh viện, ra vào phòng ICU vài lần để gặp anh, đau xót nhìn anh chống chọi với nỗi đau đang tàn phá, đang hoành hành thân xác. Không nhận thuốc giảm đau, anh chiến đấu như người chiến sĩ còn lại một mình và viên đạn cuối cùng. Gia đình, người thân đã ưu ái dành cho những người anh em Nguyễn Trãi của anh thật nhiều giờ thăm viếng. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, Nguyễn Trãi là một phần hơi thở của anh. Bên cạnh chị Liên Hương,

anh còn có hai người đàn bà rất mực yêu thương là chị cả và em gái út. Cả ba thay nhau ở cạnh anh. Người chị lớn chỉ còn nước mắt, bất lực nhìn đứa em trai nhỏ cận kề nỗi chết. Chị nói, trong đau buồn này chỉ có các tiểu muội mới có thể làm cho Khanh cười. Những năm tháng sau này, không biết cơ duyên nào đã đưa chúng em cận kề bên giường bệnh, chứng kiến và chia sẻ giây phút sau cùng với nhiều người. Nỗi sợ hãi, đau xót trong sự yếu mềm, mau nước mắt, không biết tự bao giờ đã thay bằng cách nhìn thấu lẽ vô thường. Hợp rồi tan, đến rồi đi, có rồi mất... không ngừng tiếp nối. Em thay nước mắt bằng nụ cười cho người an ổn. Biến nỗi đau chia lìa thành tình thương làm hành trang cho kẻ sắp lên đường. Thấm ướt bờ môi khô héo của anh trên giường bệnh. Nắm nhẹ bàn tay bất động, cắt những chiếc móng ra dài, cùng lúc kể chuyện vui làm ấm lòng anh bên cạnh những người thân, là điều rất tự nhiên của mấy đứa em sau ngày làm việc cùng nhau vào bệnh viện. Em không tránh né dẫu hiểu anh còn nuôi hy vọng trong một vài khoảnh khắc giữa cơn đau. Đợi vị mục sư bước ra ngoài, em nói với anh: Anh đã có mặt, rong chơi, đau khổ và hạnh phúc, yêu thương và nhận lại thương yêu từ cuộc đời này…Xem như đã đủ, đã xong. Những gì làm được anh đã làm. Điều gì anh muốn làm thêm xin hãy nói ra rồi thanh thản ra đi. Chúng em thương anh lắm nhưng không ai chia được nỗi đau trên thân xác của anh. Có giọt lệ tràn ra từ đôi mắt khép hờ. Anh thều thào, hai

chị em cúi xuống, áp tai vào sát ngực anh cố gắng nghe. Anh hiểu và chấp nhận. Chỉ tiếc chưa làm gì được như lòng mong muốn. Lòng đau như cắt. Em với Thủy hôn nhiều lần lên bàn tay lạnh của anh. Đây là những nụ hôn tiễn biệt của bạn bè anh, của những người mến thương nhờ chúng em trao đến cho anh. Đôi mắt anh khép lại thường hơn, nhưng vẫn nhớ, kể tên từng người thăm viếng. Hôm nay có cô Tuyết Hồng đến thăm và anh Tuệ Kiên từ Dallas vội về đi vào bệnh viện... Dẫu không nói ra nhưng em biết anh mong được gặp cô Phụng lần sau cuối. Em đã giấu anh chuyện cô đang dự khóa tu 10 ngày trong thiền viện. Ngoài việc gọi cho cô, để lại lời nhắn không biết khi cô xong khóa thiền, anh Khanh có còn hay đã đi rồi, em không biết làm gì hơn. Cô đã bay về Houston kịp lúc, cho anh gắng gượng nôn nao chờ đợi. Mới về đây đại hội tháng Tư. Tháng Sáu cô trở lại trong mệt mỏi, buồn lo trĩu nặng. Anh là người học trò nhiều phước. Hình ảnh cô giáo mong manh tuổi hạc, cầm tay vỗ về đứa học trò tóc đã hoa râm bên giường bênh, trao gởi tình thưong trước lúc chia tay là hình ảnh không dễ có cơ hội chiêm ngưỡng thêm lần nữa trong đời. Tháng Sáu, đêm Houston sâu lắng, ngập buồn trong âm vang tiếng chân rảo bước của mấy thầy trò từ bệnh viện băng qua hai con đường tới chỗ đậu xe. Không ai nói ra mà sao vẫn nghĩ là đêm cuối, mai biết có 7

ĐSNT 2014 – Page 243


còn trở lại đây. Em gọi phone cho chị Thúy Hòa mỗi đêm như lời dặn, chợt nghe tiếng nấc nghẹn từ xa vọng lại. Thảo Ly ơi. Chị không muốn tin mình mất anh Khanh. Chị chỉ còn biết thắp hương, niêm Phật. Nguyện cầu cho người bạn thương mến của anh Tùng ra đi được bình an. Đêm giữa downtown Houston không giống bất cứ nơi nào, trong ý nghĩ từng người đang có mặt. Người thầy khả kính, người bạn chung lo văn nghệ lâu nay, những đứa em thân thiết trong gia đình Nguyễn Trãi Houston từng chung vai góp sức xưa giờ và người bạn thân từ thuở mới vào trường Nguyễn Trãi... Tất cả cùng hiện diện bên anh. Thật diệu kỳ. Trước khi đi vào giấc ngủ dài anh còn gắng gượng đánh nhịp để được nghe lần cuối bài “Nguyễn Trãi mái trường thân yêu” mà trước đây anh thường đàn cho mọi nguời hát. Nhìn cô mình đau xót lặng lẽ bưóc ra khỏi phòng, đi lang thang trong bệnh viện, em nối bước tìm cô. Anh được vỗ về cơn đau bằng chuyện kể thời trung học, những kỷ niệm ngọt ngào với bạn bè trong ký ức ngỡ đã nhạt nhòa cùng năm tháng từ lâu. Anh Đạo đã đem anh trở về ngày tháng hồn nhiên chưa vướng âu lo, để anh được bơi lội thỏa thích trong dòng sông tuổi nhỏ, trong tình bạn chân thành thuở chưa bước vào đời. Mọi người lần lượt tới hôn anh chào từ biệt. Không hẹn, Cô và hai chị em cùng niệm Phật tiễn anh đi. Phía bên kia giường bà mục sư, chị Liên Hương và em gái của anh đang đọc kinh cầu nguyện. Chúa và Phật cùng ở bên anh phút lâm chung.

Anh đã ra đi trong giấc ngủ thât bình yên. Em như nhìn thấy nụ cười hóm hỉnh ngày đưa tiễn. Em chắc anh vui lắm. Sau buổi lễ tưởng niệm dành cho anh của gia đình Nguyễn Trãi Houston, cô về lại Virginia, nhưng đã sắp xếp cho sáu người anh em Nguyễn Trãi dìu anh bên chiếc áo quan. Trong đó có ba người bạn thân cùng lớp là anh Đạo, anh Kiểm và anh Hợp từ Oklahoma lái xe về vừa kịp tiễn anh đi. Theo sau là sáu chiếc áo dài trắng của chị Đỗ Gia Tuyền, bốn tiểu muôi NT của anh cùng con gái Thủy. Trên tay mỗi người là đóa hoa hồng trắng. Phút cuối không có mặt, anh Ngô Thụy Miên vỗ về “Ngủ yên đi Khanh”, bản nhạc duy nhất dành cho tình bạn, khi hay tin anh đã ra đi. Em ngước nhìn lên trời, tưởng như anh đang nhìn xuống mỉm cười. “Chàng là mây. Đến rồi đi, bay mãi thênh thang…” Anh Phạm Mỹ Lộc từ phương xa, gởi “Mây” đến cho em, bài hát viết tặng anh trước lúc ra đi. Quỹ xã hội Nguyễn Đình Khanh đóng lại, cho hai cây cầu nối hai bờ để mỗi ngày áo trắng tung bay. Đàn em nhỏ không còn lội qua sông đến trường hai buổi đi về. Xin cho em được thay anh nói lời cảm tạ đến Thầy Cô, anh chị em, bạn bè Nguyễn Trãi gần xa đã tỏ lòng thương mến qua sự đóng góp hình thành quỹ xã hội NĐK. Mới đó mà hai năm. Trên bàn thờ nhà em cành hoa trắng ngày tiễn đưa anh còn đó. “Mây” đã bay. Em tưởng như nhìn thấy “Mây” đan vào trên hai chiếc cầu mang tên anh ở tận cùng mũi Cà Mau. Em biết dù ở đâu

anh không thiếu tình thân. Những nhân duyên trùng điệp đã đưa anh Nguyễn quang Đại lớp B1 của anh từ Pháp quốc trở về, đặt những bước chân lên hai cây cầu đó. Cho em khép lại nỗi buồn. Em tin rằng nơi anh đến là miền hoa thơm, cỏ biếc. Những hạt thương yêu là tâm từ đầy ắp nơi anh sẽ tiếp tục kết hoa đơm trái. Bài thơ cô Phụng gởi khi anh lâm trọng bệnh, giờ em xin kính gởi cho anh: Từ muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh là cửa ngỏ ra vào. Tử sinh là trò chơi cút bắt. Hãy cười cùng tôi. Hãy nắm tay tôi. Hãy vẫy tay chào. Để rồi tức thì gặp lại. Gặp lại hôm nay. Gặp lại ngày mai. Chúng ta sẽ gặp nhau nơi suối nguồn. Chúng ta đang gặp nhau từng giây phút trên muôn ngàn nẻo sống. (From the very beginning I have always been free. Birth and Death are only Entrances and Exits. Birth and Death are but a game of ‘Hide and Seek’. Please smile with me. Hold my hand. Wave to me. We will meet again soon. We will meet today or tomorrow. We will meet at the origin, in Nirvana. We are meeting every minute in all walks of life). Tạm biệt người anh thương mến. Thảo Ly 8

ĐSNT 2014 – Page 244


Sưu Tầm Danh Ngôn Về Thầy Cô Niên khoá NT 68-75 sưu tầm và dịch

Đây là một bộ sưu tập (NT 68-75) các danh ngôn, tục ngữ ca dao về thầy cô và học trò, những lời vàng ngọc để suy ngẫm... tất cả chúng ta cần ghi nhớ mãi.

- “Con ơi ghi nhớ lời này: công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.” Ca dao Việt Nam - “Có nghề nào cao quý và giá trị cho xã hội hơn là một người thầy tận tâm hướng dẫn một thế hệ trẻ đang tiến bộ.” Marcus Tullius Cicero - “Dốt kia thì phải cậy thầy. Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.” Ca dao Việt Nam - “Sự dạy dỗ của thầy cô ảnh hưởng đến đời đời, chúng ta không biết khi nào ảnh hưởng của họ sẽ dừng lại.” Henry Adams - “Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.” Tục ngữ Việt Nam - “Qua sự học bạn sẽ dạy; qua cách dạy bạn sẽ hiểu.” Tục ngữ Latin - "Mỗi sự thật có bốn góc: là người thầy tôi cung cấp cho bạn

một góc và nó sẽ là hành trang dành cho bạn để tìm thấy ba góc khác" Khổng Tử - “Giấc mơ chúng ta bắt đầu với một vị thầy tin tưởng vào bạn, những người này lôi kéo thúc đẩy và dẫn dắt bạn đến tầng trí tuệ cao hơn đôi khi phạt bạn với cái roi sắt gọi là "sự thật". Dan Rather - “Mấy ai là kẻ không thầy? Thế gian thường nói không thầy sao nên.” Tục ngữ Việt Nam - “Sự giảng dạy tạo ra tất cả các ngành nghề khác.” Vô danh

- “Ngành nghề gì hiện nay trong đó bao gồm nhiều trách nhiệm, ảnh hưởng cho tương lai hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và do đó được nhiều danh dự hơn chức năng giảng dạy?” Harriet Martineau - “Một giáo sư tốt giống như một ngọn nến, nó đốt năng lượng riêng của mình để thắp sáng đường đi cho người khác.” Mustafa Kemal Atatürk (dịch từ Thổ Nhĩ Kỳ) - “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.” Ca dao Việt Nam

- “Sự dạy dỗ ảnh hưởng rất mạnh vào tương lai.” Vô danh - “Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.” Tục ngữ Việt Nam - “Những gì một giáo sư viết trên bảng đen của cuộc sống không bao giờ có thể bị xóa.” Vô danh ĐSNT 2014 – Page 245


Những cái Nhất của Nguyễn Trãi

Tuyết Nguyễn (NT 81-83) Stafford, TX

Bài viết vui dưới đây chỉ là góc nhìn của một người cùng sự góp nhặt từ các anh chị NT khắp nơi. Kính xin quý Thầy Cô và các anh chị trong gia đình mỉm cười, xí xóa những thiếu sót ngoài ý muốn. - Người gần gũi nhất, góp mặt thường xuyên nhất với các cựu học sinh Nguyễn Trãi khắp nơi và được học trò quý thương nhiều nhất: Cô Đào Kim Phụng - Người đóng tiền cho những chuyến du thuyền nhiều nhất: Cô Nguyễn Ngọc Hạnh - Người tất bậc nhất trong các thầy cô: Cô Bùi Bích Hà - Người làm vè hay nhất: Thầy Vũ Lang - Giáo sư thâm trầm nhất: Cô Lã Phương Loan, Cô Phan Tuyết Hồng

- Người vui tính nhất: Chị Nguyễn Thị Dung, A.Hoàng Thanh - Người vì đại hội rụng nhiều tóc nhất, nhăn nhó như bị, than như bọng, làm việc như trâu, lái xe lên xuống như tài xế taxi: Trưởng BTC đại hội NT kỳ II Trần Đức Tâm (NT 61-68) - Người tham gia hoạt động nhiều nơi nhất, chạy show liên trường nhiều nhất: Anh Mai Đông Thành (NT 63-69) - Người thành lập hội Nguyễn Trãi Bắc CA nhanh và rộn ràng nhất: Anh Phạm Bách Phi (NT57) - Người có triễn vọng theo gót anh Phạm Bách Phi nhất: Anh Lê Văn Thu (Seattle NT 58-62) và Anh Hoàng Thanh (DCNT57) - Người “thu gom tiền bạc” của anh em nhà NT dễ dàng, nhanh chóng nhất; “đòi nợ” tự nhiên nhất mà không bị ghét; giữ tiền “mát tay” nhất vì thu nhiều hơn chi là thủ quỹ Đại hội NT 2012 và gia đình NT Houston: Tuyết Nguyễn NT 81-83 - Người có lòng với Thầy Cô, bạn bè nhất; hăng say đóng góp trong thầm lặng nhất; được nhiều người tiếc nhớ, mến thương viết nhạc, làm thơ trao tặng nhiều nhất; được thầy cô, anh em nhà NT chăm sóc yêu thương cho đến hơi thở cuối... Anh Nguyễn Đình Khanh – (NT 60-67) - Người trân quý, nâng niu tình bạn nhất: Anh Nguyễn Quang Đại-NT 60-67 (Pháp quốc) - Người “cạy cửa” thật nhà nghề, xin quảng cáo hay nhất:

Anh chị Nguyễn Thạch Bình Nga Dung (NT 59-66), A.Kim Thiện - Hào phóng, ủng hộ tài chính cho Đại hội NT Thế giới lần II nhiều nhất: Anh Đào Cơ Chí (NT 61-68) - Người có tài, có lòng nhưng âm thầm và khiêm tốn nhất: Anh Nguyễn Duy Vinh NT 5862 (Canada) - Những anh hùng vô danh ít nói mà làm nhiều nhất là các anh: Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Quang Huy, Bùi Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hoàng Nam và các chị: Nguyễn Thị Gấm, chị Lan. - Người âm thầm trợ giúp Nguyễn Trãi Bắc CA nỗ lực nhất: các anh Bùi Văn Đạo, Ngô Văn Diệm, Lê Hữu, Nguyễn Trọng Đức. - Ban tổ chức Đai Hội NTTG tiên phong và thành công nhất trong năm 2012: BTC của gia đình Nguyễn Trãi Houston. - Ít nói nhất, ôn hòa nhất, điều hợp hay nhất: Trưởng BTC đại hội 2012: Bùi Văn Đạo NT 6067 - Chăm lo ẩm thực cho picnic chu đáo, tận tụy nhất: chị Thủy Nguyễn (NT 75-78) - Hai MC duyên dáng nhất của g/ đ NT-Houston: chị Thảo Ly và Anh Thạch Bình (NT 59-66) - Bài hát hay nhất được trình bày cả hai ngày trong đại hội NTTG 2012: “Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” thơ Ngọc Trân NT 61-68, nhạc Võ Tá Hân NT 60-67, ca sĩ trình bày: Nguyễn Ngọc Châu 4

ĐSNT 2014 – Page 246


- Liên lạc bạn bè hay nhất: Anh Trần Hữu Quý NT 71-78, chị Hồng Diệu NT ở xa thân thiện nhất, có lòng nhất với thầy cô, anh chị em NT gần xa: Trần Khánh Trung NT 71-78 (VN) - Ban nhạc hợp ca hay và vui nhất: Ban Tứ Khoái NT Nam CA - Học trò nghịch phá nhất: Anh Nguyễn Văn Hải NT 60-67 - Mê làm thơ nhất: A.Phùng ngọc Tiến, A.Trịnh Tùng NT6067, A.Lê Minh Lợi (NT60-67), A.Nguyễn Ca Dao, A.Vũ Văn Sang NT58-62, A.Hoàng M. Cường, chị Nguyên Nhung. - Bản nhạc hay nhất trong năm 2012 của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (Ngô Quang Bình (NT 60-67): “Ngủ yên đi Khanh” (viết riêng cho bạn hiền Nguyễn Đình Khanh) - Hát quốc ca Hoa kỳ hay nhất: Chị Phan Thanh Hằng NT 5557. - Nữ sinh và dâu “tí điệu” nhất: chị Minh Tâm (NT 55-57), chị Thúy Hoà dâu (NT 60-67) - Quan tâm về thời sự nhất: A.Phạm Trần Anh, chị Ngô thị Đào (NT 55-57) - Người cao nhất: Anh Trịnh Văn Mối - Trưởng lớp kể chuyện duyên dáng nhất, cảm động nhất: Anh Phan Công Đoàn (Pháp quốc NT 60-67) - Chị dâu dí dõm, khôi hài, hoạt náo có duyên nhất: Nguyễn thị Ú Ù - NT 58-62 - Các trưởng lớp gương mẫu nhất & học xuất sắc nhất: A.Trần Bá Vũ, A.Nguyễn Cẩm Chiển (NT 58-62), A.Nguyễn Văn Chương, A.Nguyễn Tiến Dũng NT 64-71, A.Võ Tá Hân.

- Học trò vui nhộn nhất, cúp cua nhiều nhất: Anh Hoàng Thanh - Thầy thuốc ta hay nhất: Anh Đỗ Văn Vinh - Già mà ham chơi nhất: Anh Q.T. - Cung cấp thịt bò ngon nhất: Anh Nguyễn Thế Tài - Tham gia trận chiến Hoàng Sa và nếm mùi tù cải tạo nhiều nhất: Anh Trần Đức Thịnh - Làm thơ nhanh và châm biếm toé lửa nhất: Anh Nguyễn Ngọc Trân - Làm blog đấu tranh hay nhất: Anh Nguyễn Ngọc Phi NT 6370 - Đảm đang nhất, nấu ăn ngon nhất: Anh Nguyễn Văn Hải, anh Nguyễn Tiến Dũng, chị Mai Trang (dâu NT 63-69), chị Võ Thị Ngoan (NT 75-78). - Đến ở trong thiền viện thường xuyên nhất: Cô Đào Kim Phụng. Thứ nhì: Anh chị Bùi văn Đạo. - Niệm Phật thường xuyên nhất: Anh Nguyễn Tuấn, A.Tuệ Kiên Vũ văn Sang - Phát ngôn bạt mạng nhất: Anh Lê Tùng NT 71-78 - Viết nhiều nhất trong năm & được giải Danh Dự của Việt Báo “Viết về nước Mỹ”: Anh Cao Đắc Vinh (NT58-62) - Đánh đàn Guitar hay nhất: các anh Võ Tá Hân, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn (NT55-59) và Cao Giảng. - Nghịch ngầm & lão bà nhất trường, tình bạn lâu năm nhất & đỏng đảnh Bắc Kỳ nhất: Group các chị NT55-57 - Niên khoá ghi danh ĐHNTTG #1 đông nhất: NT61-68 - Niên khoá hợp ca vui nhộn, sôi động nhất: NT57 - Thích làm slideshows, video nhất: các anh Đoàn Văn Toàn

NT57, Nhật Đăng, Nguyễn Văn Đông (NT 58-62), Hoàng Trung Vinh (NT70) và Trần Khôi (NT 65-72) - Mê chụp hình nhất: các anh Hoàng Trọng Chi, Nguyễn Thiệu Long, Nhất Đăng, Trần Đức Tâm, Trần Thiện Tuấn, Nguyễn Văn Cấp, Bùi Văn Rậu, chị Soan Phi và không thể thiếu phó nhòm... Bạch Tuyết. - Các anh mà út Tuyết ngưỡng mộ nhất nhưng chưa có cơ hội được chụp hình (chung): Các anh Nam Lộc, Ngô Thụy Miên (Ngô Quang Bình), Đức Huy, Phạm Mỹ Lộc và đại sư huynh Lê Tất Điều. - Vẫn còn thật nhiều những tài năng Nguyễn Trãi gần, xa chưa được trình làng trong bài viết thực hiện vào ngày vừa hết hạn nộp bài. Em xin hẹn gặp lại ở đặc san Đại hội NT năm 2016, dẫu chưa biết là sẽ phát hành ở nơi nào?

Lời Hay Ý Đẹp * Những yếu tố cần thiết nhất làm nên hạnh phúc ở đời là: - Có việc gì đó để làm, - Có ai đó để yêu, và – Có điều gì đó để hy vọng Joseph Addison * Sự ưu đãi nổi trội nhất, thoải mái nhất và dễ chịu nhất của tình bạn là người ta không phải giải thích cho nhau điều gì Katherine Mansfield 4

ĐSNT 2014 – Page 247


Chuyến Xe Tắc Xi Cung Nhật Thành lược dịch NT62-69

Lời Dịch giả: Nhóm bạn đồng nghiệp trong ngành từ các tiểu bang, thành phố trên đất Mỹ, quen biết nhau qua các cuộc hội thảo và chương trình huấn nghiệp đã lập ra hộp thư chung để chuyển tin tức, phần lớn là các câu chuyện có ý nghĩa để cùng nhau đọc, cùng nhau giữ niềm tin về con người trong cuộc sống... Vì thường xuyên làm việc với các nghi can và phải tìm hiểu ngọn ngành hoàn cảnh nào đã khiến họ có hành động hung bạo như thế; cũng thường xuyên phải làm việc với các nạn nhân, chứng kiến những khổ đau đến tận cùng mà họ gánh chịu; thường xuyên thấy máu và nước mắt qua công việc hàng ngày... Nếu không cùng nhau giữ vững niềm tin vào con người thì công việc không thể nào trọn vẹn. Tôi còn nhớ, một buổi sáng thứ bẩy đầu thu, tháng 10 năm 2009, tôi mang ly cà phê nóng, mặc chiếc áo len ngồi ở hiên sau nhà, mở laptop đọc thư bạn bè, thân hữu... Nhìn ra sân cỏ vẫn còn xanh nhưng cây lá đã đổi mầu rơi rụng lả tả trong cơn mưa bụi, lòng chùng xuống vì cái đẹp não nùng và cái lạnh se sắt của mùa thu...Trong khung cảnh tuyệt vời như thế, tôi đọc truyện ngắn bản tiếng Anh “The Cab Ride”. Đọc xong, lặng cả người, đọc lần thứ hai rồi chuyển laptop cho vợ ngồi bên cạnh... Tôi thẫn thờ nhìn những chiếc lá đỏ, lá vàng rơi đầy trên sân cỏ xanh, ướt trong mưa bụi... Tình cờ quay lại, nhìn thấy đôi mắt vợ tôi nhắm và hai giọt nước mắt lăn trên má... Không thể có hình ảnh nào đẹp hơn thế nữa trong cuộc đời này... dù chỉ là trong giấc mơ. Tôi nói anh muốn dịch câu chuyện này ngay: “Chuyến Xe Tắc Xi”. Vợ tôi gật đầu, không nói đi vào nhà mang ra cho tôi ly cà phê khác và thêm chiếc áo khoác... Đến xế trưa tôi dịch xong, gửi thư hỏi nhóm bạn đồng nghiệp xem ai là tác gỉả câu chuyện? Không ai trả lời! Gửi thư lần nữa, nói rõ là tôi đã dịch câu chuyện này sang tiếng Việt Nam và muốn có tên tác giả. Cũng không thấy ai trả lời! Mãi đến gần tối, một nữ đồng nghiệp ở Oregon viết cho tôi: “Xin đừng thắc mắc ai là người viết và ai là người gửi? Điều quan trọng nếu bạn thích câu chuyện thì hãy chuyển cho mọi người cùng đọc... Quan trọng hơn nữa là sau này bạn có thể sẽ không còn nhớ câu chuyện nhưng xin đừng bao giờ quên bài học từ câu chuyện đó...” Tôi thấy tôi đôi khi là người tài xế, đôi khi cũng là bà cụ đi xe... Giọt nước mắt lăn trên má cho thấy vợ tôi biết mình mai này sẽ là bà cụ đi xe... Đọc câu chuyện, ai cũng thấy hình ảnh của chính mình... Đó chẳng phải là điều kỳ diệu của cuộc sống này hay sao? Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng cuộc đời chung quanh chúng ta vì thế sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn. CNThành Hai mươi năm trước đây tôi lái tắc xi để kiếm sống. Một đêm ở khu chung cư có người gọi xe lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dãy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung cửa sổ kéo màn kín. Ở trường hợp này, các bác tài thường nhấn còi một, hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi... Riêng tôi biết rất

nhiều người nghèo không có xe cộ và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay giờ giấc bất thường... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi vẫn thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp? Nghĩ thế nên tôi không ngại ngần bước tới gõ cửa... 5

ĐSNT 2014 – Page 248


“Xin chờ một chút” giọng nói vọng ra rõ ràng của một người già nhưng có phần trong trẻo và tôi còn nghe được cả tiếng vật dụng dường như đang kéo lê trên sàn nhà... Vài phút sau thì cửa mở, một bà cụ chừng 80 đứng trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh trông giống y như một nhân vật từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra với chiếc va li vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường. Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy, trong bếp hay trên tường và ở góc phòng sát chân tường, tôi thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Phiền ông mang giúp tôi cái va li này ra xe... Tôi đem chiếc va li bỏ vào phía sau xe rồi quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Luôn miệng cụ nói lời cám ơn. “Không có chi, thưa cụ”. Tôi nói: - Cháu coi những người lớn tuổi như cụ là mẹ của cháu vậy... Cụ trả lời: - Ông tử tế lắm....

Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội vào xe và nổ máy. Cụ đưa tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến rồi hỏi tôi rất nhỏ nhẹ: - Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không? Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng: - Nếu lái xuống phố thì đường sẽ xa và lâu hơn nhiều! - Cứ thong thả ông à! Không có gì vội vã cả... Tôi trên đường tới hospice thôi (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) Ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, tôi thấy đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối. - Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn sống bao lâu nữa... hai hay ba tuần là nhiều! Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ: - Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước? Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi đi loanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi tòa nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình, cụ đã sống ở trong khu này rồi chỉ vào căn nhà loang

loáng sáng dưới ngọn đèn đêm... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy lại đâu đây một trời quá khứ đằm thắm thương yêu của đôi vợ chồng trẻ. Cụ ra hiệu cho tôi ngừng lại trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế và nhẹ nhàng bảo trước đây chỗ này là một vũ trường nổi tiếng sang trọng, cụ đã từng đến đây khiêu vũ lần đầu, hãnh diện khi là một thiếu nữ muời sáu tuổi. Qua giọng nói của cụ, thấp thoáng hình ảnh của một cô gái trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười hân hoan tươi tắn... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước tòa nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm vào một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm... Khi trời vừa chập choạng giữa ánh sáng đầu ngày, cụ nói khẽ tựa như một hơi thở nhẹ: - Thôi, mình đi... Tôi im lặng lái đến khu hospice. Đó là một dãy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Xe vừa ngừng, đã thấy hai nhân viên xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe, lấy chiếc va li nhỏ mang tới để ngay cửa chính, khi quay ra thì đã thấy cụ được giúp đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn. Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... - Bao nhiêu tiền vậy cháu? 4

ĐSNT 2014 – Page 249


- Cháu không lấy tiền Bác đâu! Tôi vội trả lời. - Nhưng cháu phải kiếm sống chứ! - Đã có những khách hàng khác, thưa Bác... Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ cũng ôm tôi thật chặt: - Cám ơn cháu đã cho cụ già này chút thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa. Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi giữa ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng và cảm thấy như một cuộc đời vừa khép lại phiá sau.

Không có thêm người khách nào cả buổi sáng hôm đó, tôi lái loanh quanh không mục đích và dường như cũng chẳng biết mình đi đâu nữa? Suốt cả ngày, tôi không nói được với bất cứ ai một lời nào! Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nảy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi từ chối không nhận chở người khách là cụ hay không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi? Tự nhiên, nghiệm lại quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình dường như tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa

hơn chuyện tôi đã làm trong buổi sáng tinh mơ ngày hôm ấy! Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng cảm xúc mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng tê dại cả tâm hồn.

Con Hồng Cháu Lạc Chúng ta con cháu Đấng Tiên Long Dù Bắc, Trung, Nam vẫn một dòng Gắng sức giữ gìn ngôi Quốc Tổ Ra công bồi đắp giải Non Sông Con Hồng cháu Lạc chung dòng máu Nước Việt nhà Nam một tổ tông Đánh đuổi bao phen quân cướp nước Non song rạng rỡ giống Tiên Rồng

Vũ Lang 5

ĐSNT 2014 – Page 250


Sưu tầm "Đố tục giảng thanh" Anh Tuấn NT63 Erlangen/Germany 11/2013 Nhằm mục đích bảo tồn Văn hóa tiếng Việt và giúp vui trên diễn đàn THNT tôi mạn phép xin tham dự vào Đặc San Nguyễn Trãi năm nay với tiết mục " Đố tục giảng thanh" để hầu chuyện cùng độc giả. Đố tục giảng thanh là một hình thức sử dụng ngôn ngữ của dân Đại Cồ Việt từ ngày xưa để lại, nhằm tạo ra tiếng cười sảng khoái hay chế giễu, đả phá một đối tượng nhất định nào đó. Đố tục giảng thanh của "Con Hồng Cháu Lạc" không hề sử dụng những ngôn từ cao sang mà trái lại rất bình dân, dung dị gần với cuộc sống. Có khá nhiều câu đố đã được sinh ra trong khi hát đối đáp giữa trai và gái với nhau và tạo ra một nét tinh nghịch trong dân gian Việt Nam. Dưới đây là tổng hợp những câu đố tục giảng thanh tôi sưu tầm và trích ra từ trên Internet mà khi đọc lên các bạn sẽ cho rằng tục tĩu, bậy bạ,... Nhưng thực tế thì đó là những đồ vật, trái cây, hành động,... rất là bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, những câu đố này cũng không dành cho các bạn dưới 18+ đâu nhé! Các bạn trẻ khi đọc sẽ có thể không hiểu được cặn kẽ nhưng lời lẽ trong câu đố, nhưng các bạn có thể tư vấn các bậc đàn anh, đàn chị của mình. Ước mong của người viết là các bạn dùng các câu đố dí dỏm này để thay đổi không khí trong các buổi họp mặt và nhờ đó nó sẽ được lưu truyền ... dài dài trong "quần chúng"! Tất cả 35 câu đố đều có đáp án dưới bài viết để mọi người không nhìn ra ngay lời giải trong khi đọc cho câu đố thêm phần hấp dẫn! Nào, bây giờ mời các bạn cùng bước vào thế giới "Cười mím chi" trong kho tàng văn học không được ghi chép trong Sử học An Nam ta: 1. To chừng bằng nửa cổ tay Khen ai lót ổ cho cu hắn nằm Khắp người hắn mọc đầy lông Nằm chơi chổng ngược, phơi lông ra ngoài 2. Lòng em cay đắng quanh năm Khi ngồi, khi đứng, khi nằm nghênh ngang Các anh các bác trong làng Gặp em thì lại vội vàng nâng niu Vắng em đau khổ trăm chiều Tuy rằng cay đắng nhưng nhiều người mê

3. Dài dài như trái chuối Tây Một đầu cứng ngắc, đầu đầy lông quăn Gặm hoài bà xái cả cằm Mỏi mồm, ướt mép, tay cầm, tay lau ... 4. Vừa bằng bàn tay Thịt da phơi bày Khép nép bờ khe Anh hùng banh nhẹ Nhét vô ... sung sướng Rút ra ... vấn vương 5.

Trên lông dưới cũng có lông Khi nào mệt mỏi lại lồng vào nhau 6. Bốn cô mới đào tạo ra Thân hình đẹp đẽ như hoa rau cần Con quan tẩn ngẩn, tần ngần Dí vòi rót thẳng vào lòng bốn cô 7. Bây giờ sống cũng bằng không Thôi rồi cái kiếp làm chồng,làm cha Cho dù có sống tới già Cho dù béo tốt cũng là công toi 4

ĐSNT 2014 – Page 251


Bây giờ pháo đã tịt ngòi Gia tài còn lại ... một vòi nước trong 8. Mình tròn vành vạnh, đít bảnh bao Mân mân mó mó đút ngay vào Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục Âm dương nhị khí sướng làm sao 9. Thân em vừa trắng vừa mềm Lúc cần anh lại úp tay anh vào Anh còn miết xuống miết lên Làm em chảy nhớt tèm lem ra ngoài 10. Tôi đang nằm ở sau hè Xăm xăm anh tới anh đè tôi ra Rồi anh miết liệt, miết la Anh làm ướt cả người ta thế này! 11. Trời nóng nên em phải ở trần Dài dài một gậy cắm vào thân Tay kia vặn núm, thân em ngoáy Quân tử sướng từ đầu đến chân 12. Bần thần vô lật váy em Giơ cần kiếm đám đen đen nhét vào Xoay xoay, ép ép lỗ nào Êm êm, ấm ấm ta trào nước ra 13. Chim gì đập phát chết ngay Chim gì đập phát càng ngày càng to Bướm gì động tới thì bay Bướm gì động phải lăn quay ra giường

14. Hai tay nắm lấy khư khư Bụng thì bảo dạ rằng ư đút vào Đút vào nó sướng làm sao Rập lên, rập xuống nó trào nước ra 15. Chàng thời coi thiếp là ai Chàng buồn chàng lại đút hoài không tha Hết buồn chàng lại rút ra Có ngày chàng đút tới ba bốn lần. Thiếp thì nổi tiếng cù lần Chàng cần thì đút, hết cần thì thôi Hằng ngày hàng tháng liên hồi Có ngày thiếp cũng quy hồi nghĩa trang 16. Cục thịt đút vào lỗ thịt, Một tay sờ đít một tay sờ đầu. Đút vào một lúc lâu lâu, Rút ra cái "chách" nhìn nhau mà cười! 17. Thân em trong trắng ngọc ngà Bành bành sẵn đúc một tòa ... rung rinh Nhà ta chắc phải có mình Lỗ to, cần giữa ... tang tình ái ân Gần em trút hết áo quần Dập dình, xoắn xuýt ... mấy lần mới kéo ra 18. Xiên xiên ba góc xéo cả ba Ở dưới thiếu một miếng da.. Phành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. Mát mặt anh hùng khi vắng gió Che đầu quân tử lúc sa mưa

Vừa bằng hột mít Ở đít có lông Đến ngày giỗ ông Đem ra làm thịt 20. Tròn tròn méo méo lại vuông vuông Hai tay khệ nệ bưng lên giường Càng chơi càng sướng càng ra nước Ra nước nhưng không chảy ra giường 21. Trong nhà vang lên tiếng cót két Ông lão gân cổ cố sức ghì Nâng lên hạ xuống chày đỏ choét Liếm ngang liếm dọc cối đen xì 22. Hai cô ra tắm một dòng Cởi áo tắm trần để lộ màu da Một cô da trắng như ngà Một cô lại có màu da đỏ hồng Giữa cơn nắng hạ oi nồng Quần rơi trễ xuống, lộ mông dậy thì Cùng là hai bạn nữ nhi Cớ sao lại thấy rậm rì râu ria? 23. Thân em là gái xuân xanh Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời Mỗi người một nước một nơi Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên 24. Xưa kia em trắng như ngà Bởi chăng ngủ lắm nên đà em thâm Lúc bẩn chàng đáng chàng đâm Ðến khi rửa sạch chàng nằm lên trên

19. 25. 4

ĐSNT 2014 – Page 252


Thân em vừa lớn lại vừa tròn Lúc thì lực lưỡng lúc cỏn con Gặp nàng em mới vươn mình dậy Đứng thẳng người coi cái lỗ tròn Chạy tới chạy lui cười ha hả Lao động thế này sướng quá ta Càng nhanh càng khoái em kêu lớn Mệt quá mồ hôi tua tủa ra Nước chảy tùm lum, em sướng quá Mệt lả người ra, em nhỏ nha Từ từ em thấy mình thật lạ Vừa bé vừa run tưởng thây ma 26. Mình dài lưng lại cong cong Làm cho con gái phải lòng như chơi Sư ông hỏi đến tận nơi Biết rồi sư bảo "Nghỉ chơi! Tui không có xài" 27. Cắm vào run rẩy toàn thân Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn Hỡi chàng công tử giàu sang Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra 28. Thân em be bé một khe Cửa em hay có một que đi vào Vào rồi phun phụt tào lao Xong phim hết chuyện lần nào cũng ra 29. Em là cô gái còn trinh Anh như một thứ Sở Khanh hại người! Ôm em chổng ngược lên trời Anh nằm trơ trẽn, cọc thời ngổng lên! Rà cho đúng chỗ, anh xuyên Đâm vào một phát, trinh nguyên

đi đời! Nước tuôn xối xả, ôi trời Bao nhiêu nước ấy anh đòi ngậm luôn! 30. Dài vừa một tấc Có khấc ở đầu Có râu ở cổ Có lỗ li ti Có 2 hòn bi Khi thấy các chị Nó cúi đầu chào 31. Đầu nhọn mình khuôn khéo khéo là Cắm vào nóng bỏng tấm thân ta Lớn bé trắng đen đè tất tật Dụi vào ngoáy ngoáy lại bỏ ra 32. Thò tay bóp thử cái xem sao Thấy nó mềm nên đút vòi vào Vặn vặn, xoay xoay rồi đứng dậy Nhấp nhổm xuống lên nhấn ào ào Mệt mỏi, mồ hôi đầy trên trán Nữ khách đâm lo, nói thì thào "Anh ơi, cẩn thận không chửa đấy!" Tôi nhấn thế này, chửa làm sao? 33. Ðang cơn “nắng cực” chửa mưa tè, Rủ chị em ra tát nước khe. Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm, Lênh đênh một ruộng bốn bờ be. Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa, Nhấp nhỏm bên bờ đít vắt ve. Mải miết làm ăn quên cả mệt, Dang bang một lúc đã đầy phè.

Tám cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông. Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phất phới. Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân ai biết xuân chăng tá! Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không. 35. Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc, Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người Hẹn rằng đấu trí mà chơi Cấm ngoại thuỷ không ai được biết Nào tướng sĩ dàn ra cho hết Để đôi ta quyết liệt một phen Quân thiếp trắng, quân chàng đen Hai quân ấy chơi nhau đã lửa Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên Hai xe hà, chàng gác hai bên Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ Chàng lừa thiếp đương khi bất ý Đem tốt đầu dú dí vô cung Thiếp đang mắc nước xe lồng Chợt nước pháo nổ đùng ra chiếu Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu Thua thì thua quyết níu lấy con Khi vui nước nước non non Khi buồn lại giở bàn son quân ngà

Xem giải đáp trang 228

34. 5

ĐSNT 2014 – Page 253


Định Mệnh & Tinh Thần Tiêu Cực Thầy Tạ

Quang Khôi

Ngay từ khi biết sử dụng bộ óc của mình để thoát ra khỏi đời sống băn năng thú vật, con người đã tin vào thần quyền. Sự tin tưởng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ những trận mưa gió, sấm sét, bão bùng mà không ai hiểu được nguồn gốc từ đâu đã khơi mào cho niềm tin đó. Có thể họ nghĩ rằng từ trên trời cao thăm thẳm kia phải có một đấng nào đó dùng quyền lực chi phối tất cả mọi sự việc trên cõi đời này. Sự tin tưởng đó mỗi ngày một lớn, ăn sâu vào đầu óc của con người hoang sơ. Khi mọi việc đã được một đấng tối cao sắp xếp, đời sống con người cũng không thoát khỏi sự sắp xếp đó. Đói no, bệnh tật, sống chết... đều đã được tiền định, thậm chí người ta đã nói: “Nhất ẩm nhất trác, giai do tiền định” (ngụm nước miếng ăn đều đã được định trước). Sau này, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều than thở trong Cung Oán Ngâm khúc:

“Vẻ chi ăn uống sự thường. Cũng còn tiền định, khá thương, lọ là.” Cái ý niệm con người không có tự do đã trở thành một tin tưởng mãnh liệt của cả nhân loại. Bất cứ chuyện gì không giải thích được đều là sự sắp đặt của một đấng tối cao mà con người không thể sửa đổi được. Đó là Định Mệnh hay cũng có thể gọi là Số Mệnh. Số Mệnh của mỗi người đã được định sẵn từ ở đâu đó. Khi con người sinh ra là cái mệnh đã được định. Sướng, khổ đều đã được ghi trong sổ “Thiên Tào”. Rồi đời con người cứ tuần tự theo đó mà trải qua. Như vậy, người ta gọi là Định Mệnh. Theo Nho giáo (hay Khổng giáo) đó là Thiên Mệnh. Khổng chủ trương có một ông Trời ở trên cao định đoạt mọi việc lớn, nhỏ ở cõi đời này. Con người không sao thoát ra khỏi sự định đoạt đó: “Quyền họa phúc Trời tranh mất cả, Chút tiện nghi chẳng trả phần ai (Cung oán) Ông Trời của Nho giáo rất công bằng, không thiên vị. Khi cho ai một điều tốt, lại bắt người đó phải nhận một điều xấu đi kèm. Người đàn bà được Trời ban cho một nhan sắc xinh đẹp thì phải chịu nhiều gian truân trong cuộc đời (Hồng nhan đa truân). Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đã than:‘’Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân”. Người có chút tài hoa cũng phải trả giá cho cái tài hoa của mình. Tố Như tiên sinh đã xác định rõ ràng: “Có đâu thiên vị người nào, Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.”

Trong khi đó định mệnh trong Phật giáo hơi khác vì Phật giáo không chấp nhận có một ông Trời ở đâu đó quyết định mọi việc trên cõi đời này. Theo triết lý nhà Phật, con người phải chịu trách nhiệm mọi hành động, tư tưởng của chính mình. Gieo nhân ác thì thế nào cũng phải hái quả ác và ngược lại. Cái kết quả của những hành động và tư tưởng của mình có thể không đến ngay trong cuộc đời hiện tại mà ở kiếp sau hoặc nhiều kiếp sau nữa. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi mình làm một việc gì, ác hay lành, xấu hay tốt, đều gây nên một cái nhân. Nhân đó sẽ kết thành quả. Nhân cũng có thể hiểu là nợ, nếu chúng ta làm điều ác. Tiếng nhà Phật gọi là Nghiệp. Khi “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì phải trả cho đến hết. Một kiếp chưa trả xong thì phải trả qua nhiều kiếp. Nhưng có cái khó cho con người là khi mình chưa trả xong cái nợ kiếp trước đã mắc thêm nhiều nợ khác. Vì thế, con người cứ phải sống mãi, hết kiếp này đến kiếp khác, không bao giờ trả dứt nợ được. Đạo Phật gọi đó là kiếp Luân Hồi. Muốn thoát khỏi kiếp luân hồi, chúng ta phải tu. Vì thế, Nguyễn Du đã nói trong Đoạn Trường Tân Thanh: “Tu là cỗi phúc, tình là dây oan”. Tình ở đây phải hiểu là những tình cảm ràng buộc con người hay cũng gọi là “thất tình” gồm: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn). Khi con người có nhiều tình cảm quá thì dễ gây nên duyên hay nghiệp. Điều đáng chú ý là khi chúng ta chỉ nghĩ thôi cũng có thể gây nên một nghiệp. Khi ta nghĩ ác, 6

ĐSNT 2014 – Page 254


nghĩ xấu cho ai thì cái ác, cái xấu đó cũng có thể kết thành nghiệp chướng. Ngược lại, nếu ta nghĩ tốt cho ai thì cái tốt đó có thể kết thành một cái duyên sau này. Do đó, vấn đề tư tưởng, suy nghĩ cũng rất quan trọng đối với nhà Phật. Vì Phật giáo cho rằng con người tự gây nên nghiệp hay duyên chứ không ai ép buộc hay bắt mình phải nhận hoặc mang lấy những nghiệp và duyên ấy nên người ta cho rằng đạo Phật đã chủ trương tự do tuyệt đối. “Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương”. Theo Thiên Chúa Giáo, người ta tin có một đấng Sáng Thế, tức là có một đấng đã tạo ra vũ trụ này, đã xếp đặt mọi thứ theo một trật tự riêng của Ngài. Con người cùng vạn vật cũng được Ngài tạo ra và cho sống trên trái đất. Tất nhiên, con người và vạn vật phải theo lệnh Ngài, phải sống theo sự hoạch định của Ngài. Tín đồ Thiên Chúa giáo tôn vinh Ngài là Đức Chúa Trời Vạn Năng hay cũng gọi là Thượng Đế. Vì tin như vậy, tín đồ Thiên Chúa giáo hết lòng tuân theo sự xếp đặt của Đức Chúa Trời nghĩa là vâng theo

Định Mệnh. Như vậy, con người dù theo tôn giáo nào cũng chấp nhận một Định Mệnh, hay nói một cách dễ hiểu là “Cái Số”. Từ sự tin tưởng đó, người ta nghĩ đến chuyện tiên đoán hoặc tiên tri để tìm hiểu số mệnh của con người. Ở Đông phương, khoa Tử Vi Đẩu Số xuất hiện vào đời Tống do một người tên là Trần Đoàn sáng chế. Trước đó rất lâu, bên Trung Quốc, vào đời nhà Thương, nhà Châu, người ta đã biết cách bói mu rùa, gieo quẻ (xin keo), bói Dịch để mong biết trước những việc quan trọng sắp xảy ra. Nhưng mãi đến Trần Đoàn tiên sinh thì việc tiên đoán mới được hệ thống hóa. Khoa Hà Lạc và Tử Vi ra đời. Trần tiên sinh cũng dựa vào Dịch lý để sắp xếp, thu gọn đời con người trong mười hai cung và 108 ngôi sao (sau này người ta thấy có nhiều ngôi sao được đặt thêm ra, có khi lên tới con số 117, không ai giải thích sự gia tăng này). Bên Tây phương, ở thế kỷ thứ 15, một người Pháp tên là Michel de Nostredame, lấy hiệu là Nostradamus, rất nổi tiếng về khoa tiên tri. Cho đến ngày nay, người ta vẫn tin ông tiên đoán cả chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai xảy ra đúng như ông đã nói. Ở Việt Nam, nhiều người tin khoa Tử vi. Theo lối đoán này thì người ta căn cứ vào giờ, ngày, tháng và năm sinh để lấy một lá số. Trai và gái phải lấy số khác nhau, dù cùng tuổi, cùng ngày, giờ và tháng. Đây là một điều chúng ta cần xét kỹ lại. Chúng ta thử làm một con

tính nhỏ thì sẽ thấy có nhiều người chung nhau một lá số. Một ngày có 12 giờ (theo lịch Tàu): Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi giờ lại ứng với một con vật: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo. Mỗi giờ Tàu bằng hai giờ Tây như vậy, mỗi ngày có 12 lá số cho nam giới và 12 lá cho nữ giới. Một năm có 360 ngày, tổng cộng có 8,640 lá số cho cả nam lẫn nữ. Vì một giáp có 12 chi, lại nhân 8,640 với 12, được 103,680 lá số cho khoảng hơn MƯỜI TỶ con người sống trên mặt đất. Những người làm nghề bói dịch, lấy số tử vi, lý luận rằng xem Tử vi, còn phải dựa vào cung Phúc Đức, cung Phụ Mẫu để coi âm đức của từng người. Quả thật, điều này hết sức mơ hồ. Nếu lá số có cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng phái (nam hoặc nữ) thì cũng có chung một cung Phúc Đức và cung Phụ Mẫu. Làm sao phân biệt ai có nhiều âm đức, ai ít hoặc không có tý gì? Trên đời này không thiếu những cặp song sinh có chung một lá số, thế mà cuộc đời của hai người đó không hoàn toàn giống nhau, vẫn có người khổ, kẻ sướng. Làm sao giải thích sự khác biệt đó? Ngoài ra, theo sự thống kê của các chuyên viên về sự sinh sản, trên trái đất, mỗi phút lại có một đứa bé ra đời. Cứ cho là cả

7

ĐSNT 2014 – Page 255


120 đứa bé sơ sinh đều là con trai, thì chúng sẽ có chung một lá số Tử vi. Trong 120 đứa ấy, có đứa ở một góc rừng Phi Châu cực kỳ nghèo khổ, có đứa ở một nước kỹ nghệ văn minh tiến bộ giầu có. Sự sướng khổ đã rõ rệt chênh lệch, khỏi cần xem số cũng biết. Vừa rồi, chúng tôi chỉ mới nói tới việc cố gắng đoán trước định mệnh của con người, đi đến kết luận rằng điều đó còn đáng ngờ. Ấy là chúng tôi chưa nói đến chuyện “tam sao thất bổn”. Từ khi Trần Đoàn tiên sinh sáng chế ra cách lấy số Tử vi và Hà lạc đã trải qua nhiều thế kỷ, sách vở lưu truyền khó có thể còn giống với bản gốc, chưa nói đến chuyện “bí mật gia truyền” của người Trung Hoa và Việt Nam. Vấn đề chính của chúng tôi là không tìm hiểu xem thực sự có Định Mệnh hay không mà chỉ tìm hiểu xem Định Mệnh ảnh hưởng thế nào đến đời sống và tinh thần con người? Vì thế, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề tôn giáo. Tín ngưỡng của con người là một vấn đề rất thiêng liêng và cũng là một vấn đề rất nhậy cảm, dễ gây hiểu lầm, có thể đưa tới một cuộc tranh luận lâu dài đầy hiềm khích. Chúng ta thường có thói quen đổ tại số khi gặp một thất bại nào trên đường đời mà không chịu tìm hiểu xem căn nguyên của sự thất bại. Chẳng hạn khi ta thi rớt, tại sao ta không tự hỏi

ta đã học đủ chương trình giáo khoa được ấn định chưa? Ta có dành nhiều thì giờ cho việc học không? Tâm trí ta có để hết vào việc học không?... Buôn bán thua lỗ cũng không hẳn tại số mà có khi ta tính toán chưa kỹ, chưa tới. Thí dụ, ta mở một tiệm ăn trong một khu vực đã có nhiều tiệm ăn khác, thực khách của vùng đó lại không gia tăng. Sự thất bại chắc chắn đã dành cho tiệm mới mở nếu họ không có món gì thật đặc biệt để lôi cuốn thực khách. Như vậy, vấn đề tính toán, thiết lập kế hoạch là một vấn đề rất quan trọng trong mọi công việc ở đời. Các nhà tư bản, các chính trị gia lỗi lạc trên thế giới không tin ở số mệnh hoặc sự may rủi. Họ chỉ tin vào sự tính toán khoa học, vào đầu óc của con người. Nếu họ không có thì giờ hoặc không tính nổi (vì việc quá to lớn, ngoài sự hiểu biết một cá nhân) thì họ sẽ phải có một ban cố vấn giúp họ tính toán, thiết kế chương trình hoạt động. Khi chúng ta hoàn toàn tin vào số, đặt cuộc đời mình trong số mệnh là chúng ta lười biếng, nhút nhát, không chịu phấn đấu tích cực. Như vậy, chúng ta có tinh thần tiêu cực, dễ dàng đầu hàng trước những việc khó khăn hoặc tưởng là khó khăn. Trong đời sống thực tế hàng ngày, có không biết bao nhiêu người can đảm đã vùng đứng lên sau những thất bại, rút kinh nghiệm qua những thất bại đó

để làm lại công việc chưa thành công. Họ không chịu khuất phục trước điều mà mọi người cho là định mệnh vì họ không tin ở định mệnh mà chỉ tin vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Những người này cuối cùng đã đạt được mục đích của đời họ. Như vậy, họ đã không nhìn đời bằng con mắt tiêu cực. Nhưng bàn về Số Mệnh hay Định Mệnh mà không nhắc tới May Rủi e cũng còn thiếu sót. Chúng ta không thể chối cãi rằng May Rủi đã đóng góp cho sự thành công của nhiều người. Chúng ta khó có thể quả quyết May Rủi chính là Số Mệnh mà cũng không thể nói ngược lại. Nhiều người thiết lập chương trình hoạt động đã cố gắng loại bỏ những bất ngờ và không trông vào may mắn để thành công. Vậy mà nhiều khi vẫn bị bất ngờ và cũng có khi phải nhờ may mắn mới thành công. Vì vậy, có người cho rằng Định Mệnh hay Số Mệnh chỉ dùng để tự an ủi những khi gặp thất bại nhưng không thể coi đó là một giải thích thỏa đáng cho những sự thất bại ở cõi đời này. Và để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại một câu nói của Nguyễn Du trong truyện Kiều: “Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều.”

8

ĐSNT 2014 – Page 256


KÝ ỨC 55 NĂM VỀ TRƯỜNG NGUYỄN-TRÃI SAIGON : NHỮNG NGÀY THÁNG CŨ TRONG KIẾP ĂN NHỜ Ở ĐẬU. Nhà văn Thế Huy NT59 (viết xong 21 / 2 tại Paris cho Đặc San NT 2014)

Lời tác giả: Nguyễn Hoàng Huy, trung học Nguyễn Trãi 59-65, bút hiệu Thế Huy chuyên phân tích và bình luận chính trị trên các báo Văn nghệ Tiền Phong, Xây Dựng, Saigon Nhỏ, Chứng Nhân... tại Hoa Kỳ và Âu Châu từ năm 1980. Hiện sinh sống tại ngoại ô Paris Trường Nguyễn-Trãi Hà Nội:

T

ôi di-cư vào Nam sau Hiệp định Genève chia đôi Đất nước năm 1954.

Những tháng năm trước đó, tình hình ngoài Bắc loạn lạc nên phần đông dân chúng phải tản cư rồi lại hồi cư, bọn nhỏ chúng tôi bị gián đoạn việc học nên thường bị trễ vài năm. Từ NinhBình, gia đình tôi trốn ra HàNội và được tạm cư trong trường Nguyễn-Trãi vì lúc đó học sinh đang nghỉ hè. Chúng tôi ở đây chừng nửa tháng và phải nấu ăn tự túc ngay trên sàn gạch của lớp học. Những người trách nhiệm về việc tạm trú bảo chúng tôi tháo bàn học ra làm củi vì không tìm đâu ra củi để nấu ăn. Lúc đó, trời đã chớm vào thu, lá bàng trong sân trường đã bắt đầu rụng khiến tôi

nhớ đến một đoạn văn cuả nhóm Tự-lực Văn-Đoàn viết về hai đứa trẻ nghèo nhặt là bàng để làm củi đun bếp. Bọn con trai leo lên cây hái quả bàng chia nhau ăn nhưng hột bàng quá to, ăn chẳng được bao nhiêu và chua lắm. Hàng ngày chúng tôi nhìn những chuyến xe điện chạy trên đường phố và mùi xăng của xe hơi khiến tôi nghĩ rằng đó là mùi vị rất đặc thù của thành phố. Mấy đứa con gái nhỏ trèo lên cây sấu hái trái về cho mẹ nấu canh chua. Đấy là những kỷ-niệm cuả tôi về HàNội và cũng là sự liên-hệ đầu tiên của tôì với trường NguyễnTrãi mà sau này ở Sàigon, tôi đã trải qua bẩy năm học ở đấy. Chúng tôi vào Sàigon bằng một chuyến bay C119 còn gọi là phi-cơ hai mình từ phi trường Bạch Mai Hà-Nội. Việc tạm cư và định cư làm chúng tôi trễ mất một năm học nữa. Ông cụ tôi tính-tình rất cẩn thận nên tôi phải học lại lớp ba ở Sàigon. Trường Nguyễn-Trãi Sàigon: Năm tôi thi vào đệ thất, tổng số thí-sinh là 2500 mà trường chỉ chọn 240 học sinh trúng tuyển

được chia thành 4 lớp gồm ba lớp sinh ngữ Anh văn và một lớp Pháp văn. Tôi trúng tuyển hạng thứ 49 nên được học bổng mỗi năm nhưng đến năm đệ tứ thì không được học bổng nữa. Tôi học lớp Pháp văn nên chúng tôi học từ đệ thất tới đệ nhất chung với nhau nên những kỷniệm giữa chúng tôi càng đậm đà và thân thiết hơn. Ký-ức về Ban Giám-đốc và các Giáo-sư Nguyễn-Trãi: Tôi vào NT khi cụ Vũ Đức Thận bắt đầu làm Hiệu trưởng và chúng tôi học nhờ phòng ốc cuả trường tiểu học Lê Văn Duyệt tại số 94 đường Phan Đình Phùng Sàigon. Buổi sáng là các học sinh tiểu học, buổi chiều là học sinh NT và buổi tối là các lớp của Hội Khuyến học Bổ túc dành cho những người đã đi làm học thêm để luyện thi. Cụ Hiệu trưởng và cụ Giám học thì chúng tôi ít tiếp xúc nên không có kỷ-niệm gì nhiều. Hàng ngày chúng tôi chỉ chạm mặt với các cụ giám thị và các giáo sư giảng huấn. Riêng cụ Nhượng giám thị là người mà tôi không thể quên được vì chính cụ đã đặt cho tôi cái hỗn danh mà hơn 50 năm sau, bạn học chung lớp với tôi còn nhớ. Số là bố tôi cũng ở trong ngành 9

ĐSNT 2014 – Page 257


giáo-dục, nhưng ông cụ dậy chương trình Pháp ở Institution Taberd Sàigon. Dù tôi không là một đứa láu lỉnh và nghịch ngợm nhưng bố tôi dạy học cả đời nên sợ rằng thằng con của ông chọn chỗ ngồi ở cuối lớp trong xóm nhà lá nên ông viết thư bắt tôi đem đến cho cụ Nhượng làm giám thị lớp tôl bảo rằng tôi mắt kém nên ông xin cho tôi ngồi ở mấy hàng bàn đầu để nhìn rõ bảng đen mà ghi chép. Năm đó tôi bắt đầu học lớp đệ lục. Cụ Nhượng mở thư ra đọc. Ông cười khà khà và nói lớn với cả lớp: - Thằng này mắt như đèn pha ô tô mà lại mắt kém à? Cả lớp cười ồ và từ đó, bạn bè gọi tôi bằng cái hỗn danh Huy Đèn Pha khôi hài và ngộ nghĩnh ấy vì lớp tôi còn một tên Huy khác là Cao Xuân Huy tức Huy Xà Beng mà tôi không nhớ vì sao và ai đã nghĩ ra cái tên kỳ qụặc đó. Cụ Nhượng dáng người đề-đạm, hơi thấp và điểm đặc biệt nhất mà chúng tôi khó quên là hai lỗ tai cụ mọc kín đầy lông. Cụ có thói quen hay nhéo tai tụi học trò nhỏ và cụ nhéo tai đau không chịu được. Bây giờ chắc cụ đã mất và nếu còn sống thi cụ đã được trên trăm tuổi. Các giáo sư tôi còn nhớ tên: thầy Tiến dạy nhạc, thầy Thịnh dậy vẽ, thầy Tô Đình Hiền sử địa, thầy Thi dậy toán, thầy Trừu vạn vật, cụ Hoè dậy hán văn... Tháng 6 /75, khi tôi đến Paris, thầy Đặng Đình Phùng dậy công dân cũng ở trong nhóm người tị nạn với chúng tôi vì trước đấy, ông đã chuyển qua ngành ngoại giao và làm tùy viên cho tòa Đại sứ VNCH ở ngoại quốc trước khi mất nước. Cụ Hoè là người để lại cho tôi

nhiều ấn-tượng nhất. Đi dậy học, cụ đội khăn xếp, mặc áo dài đen khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh ông đồ già trong bài thơ cuả Vũ Đình Liên hồi tiền chiến. Tôi nhớ năm ấy, chúng tôi học đệ ngũ, trong dịp cận tết, có đứa đặt một cây pháo cối dưới bục gỗ kê bên dưới bàn giáo sư rồi để một điếu thuốc lá mồi sẵn bên cạnh ngòi pháo trước khi cụ vào lớp. Cụ vừa bước lên bục thì chiếc pháo cối phát nổ khiến cụ giật mình và giận lắm. Tôi nhìn và thương cụ lạc lõng giữa đám học trò quỷ sứ và các giáo sư vận âu phục trẻ trung chỉ bằng tuổi con cháu. Tôi còn nhớ thầy Nghiêm Hồng dậy Pháp văn sinh ngữ chính, người nhỏ bé, gầy và có tướng đi rất độc đáo. Ông đi hai hàng và bước rất nhanh. Ông chỉ hơn chúng tôi chừng bốn, năm tuổi và là con của Giáo sư Nghiêm Toản dậy ở Đại học Văn Khoa Sàigon. Trong số các nữ giáo sư, tôi chỉ nhớ cô Phụng dậy Anh văn sinh ngữ 2 là hoa khôi của trường. Cô đẹp, trẻ, diện, trang điểm thật kỹ và chẳng hơn chúng tôi bao nhiêu tuổi. Sau này, cô lấy chồng làm hiệutrưởng trường trung học Petrus Ký Saigon (?). Năm 1968 vì luật Tổng động viên, tôi vào Thủ Đức và giai đoạn đầu học ở Quang Trung, tôi gặp cô vào thăm chồng cũng nhập ngũ sau tôi mấy tuần trong diện động viên tại chỗ nên chỉ đi lính 9 tuần rồi trở về nhiệm sở cũ. Được biết trong Đại hội Kỳ 2 trường Nguyễn-Trãi được tổ chức tại Nam California vào cuối tháng 6 / 2014, cô sẽ có mặt vì giữ vai trò cố vắn. Những khuôn mặt đặc trưng trong lớp:

Một nhân vật khó quên trong ký-ức tôi là Đức Mập có biệt danh là Đức Michelin học trên chúng tôi một năm, nhưng không được lên lớp phải học lại năm đệ ngũ. Đức to con và mập như hình vẽ quảng cáo lốp xe Michelin. Năm ấy nói chung, chúng tôi còn rất nhóc tì nhưng Đức Michelin đã lớn lắm, mê nhảy đầm, kể chuyện tục và khoe với bọn tôi là thường tới thăm các xóm chị em ta khiến bọn tôi cười vỡ bụng. Sau này lên đệ nhị cấp, tôi không biết Đức đã chuyển trường hay bỏ học? Lớp tôi còn một tay ngon lành khác là Trương Đình Qùy lấy vợ từ năm học đệ ngũ hay đệ tứ, tôi không rõ. Đám cưới ngoài ý muốn của cả hai gia đình. Có con, Quỳ vẫn đi học. Chúng tôi mất liên lạc với Quỳ từ ngày rời Nguyễn-Trãi. Đứa con đầu của Quỳ bây giờ chắc phải ngoài 50 tuổi. Trong lớp, tôi chỉ là một học sinh bình thường, lầm lỳ như một cụ già và không có gì xuất sắc. Học giỏi có Nguyễn Duy Luyện, Vũ Đức Thiệu, Nguyễn Vinh Hiển, Quách Tất Trung, Nguyễn Ngọc Chân, Vũ Đức Giang... Trong suốt bẩy năm học, tôi không thân với ai. Thỉnh thoảng, ngoài giờ học hoặc có giáo sư nghỉ ốm, tôi đi lang thang với Lê Văn Bách con ông Lê Văn Tỵ có tiệm giầy BTC ở số 141 đường Lê Thánh Tôn. Xem lý lịch học sinh, cụ Nhượng giám thị hỏi Bách có phải là con của Đại Tướng Lê Văn Tỵ không và cụ có vẻ e-dè. Thật ra, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bách có ông chú ruột cũng làm giám thị NguyễnTrãi cùng thời với cụ Nhượng. Cách đây hơn 20 năm, tôi tình cờ dự đám cưới cuả cháu gái 10

ĐSNT 2014 – Page 258


gọi Bách bằng chú ở Paris và được biết Bách còn ở VN. Từ Nam California, mỗi năm tôi đều gặp Vũ Đức Thiệu, Nguyễn Phúc Tiến, Hùng Mập, Lại thế Tuấn và thỉnh thoảng cũng gặp Vũ Quốc Thái. Cuối hè 2013, trước khi về lại Paris, chúng tôi hẹn nhau ăn ở nhà vợ chồng Vũ Đức Thiệu tại Irvine vì có vợ chồng Bùi Thọ Xung từ Ohio ghé thăm. Trong dịp này, tôi gặp bà qủa phụ Cao Xuân Huy đi cùng với một người bạn gái, vợ chồng Nguyễn Ngọc Khuê và bà xã của Nguyễn Phúc Tiến. Nhưng chỉ ba tuần sau, khi về tới Paris được mấy ngày, tôi được tin Khuê mất sau khi làm đám cưới cho người con trai út. Về thể-thao, lớp tôi có Bình Mặt Mụn và Thơm chơi trong đội bóng tròn cuả trường. Trong giải vô địch bóng tròn liên trường, tôi không nhớ rõ là trận bán-kết hay chung kết, Thơm bị nhóm học sinh trường Văn-Hiến vì thua tràn xuống sân cỏ chém rách đùi bằng mã tấu trên sân Hoa-Lư ở Đa kao và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ở sân sau trường có dẫy nhà tôn bên cạnh cái “piscine” bỏ không là nhà ông Phan Văn Quan giám đốc ty Tiểu học. Ông có cô con gái rất xinh. Năm tôi học đệ nhất thì Phan Lan Phương mới học đệ ngũ trường Huỳnh Khương Ninh Đa kao nhưng tướng trông như người lớn. Năm học đệ nhị, tôi viết một truyện ngắn có tựa đề ‘’Trên Đỉnh Giáo Đường’’ đăng trên nhật báo Chính-Luận đề tặng PLP rồi cắt bài viết đó gửi cho nàng. Tôi mê cô bé. Giờ ra chơi, tôi quanh-quẩn bên bờ “piscine” bỏ không nhìn cô bé ủi quần áo bên trong khung cửa sổ mà không dám nói gì vì sợ bà mẹ

cô trông dữ dằn như nữ tướng. Bọn học trò trường công như chúng tôi nói chung hay nghịch ngợm, phá phách nhưng đa phần nhát gái vì không được học chung với nữ sinh, không mất thì giờ về chuyện tán tỉnh, yêu đương nên kết quả các kỳ thi trung học hay tú tài thường đậu tới 80%. Vài năm trước khi lớp tôi ra trường, bọn học sinh đệ nhất cấp Nguyễn Trường Tộ kéo cả trường sang tấn công NT với dao, búa, xích sắt và ống khóa xe đạp khiến chúng tôi phải leo lên nóc nhà gỡ ngói làm vũ khí phòng thủ và chống trả. Sau đó, chúng tôi phải ở nhà mấy ngày để hai trường dàn xếp với nhau và sửa chữa phòng ốc. Biến-động chính trị năm 1963: Các cuộc bãi khóa của học sinh và sinh viên trong biến động nhằm lật đổ chính-phủ năm 1963 được phát động rầm rộ tại Sàigon nhưng NT ít người hưởng ứng vì đa số học sinh là người Bắc di-cư. Thời gian này, tôi tình cờ nhìn thấy trong cặp

của Cao Xuân Huy một bịch nilông

chừng nửa ký hạt tiêu bột, tôi hỏi để làm gì và Cao Xuân Huy trả lời rằng để ném vào mắt những ai chống lại cuộc bãi khóa mà anh và một số học sinh khác chủ trương. Cuộc đảo chính xảy ra và những cuộc xáo trộn chính trị liên tiếp là lý do để quân đội Hoa kỳ đổ quân vào VN tạo cơ hội cho CS đẩy mạnh cuộc tuyên truyền chống Mỹ cứu nước có lợi cho họ và được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Sau khi rời NT, tôi ghi tên ở trường Luật và viết báo đả kích chính sách Mỹ ở VN là thiếu thiết thực và người Mỹ không hiểu gì về lịch sử và tâm lý người VN. Mỹ có thể thắng bằng vũ lực, có thể thắng hàng ngàn trận đánh nhưng nếu Mỹ không thu phục được lòng người thì họ khó có thể thắng được cả cuộc chiến. Vào đời: Tình cờ, tôi đi ngang qua cơ quan SACPO ở đường Hùng Vương thấy có thông báo tuyển phiên-dịch-viên Anh ngữ. Tôi ghé vào thử xem trình độ mình tới đâu sau ba năm học ở Trường Diên Hồng cuả GS Lê Bá Kông và Lê Bá Khanh. Tôi qua được phần sơ khảo và họ gửi tôi đến CTI để chính thức dự phần thi tuyển. Sau khi trúng tuyển các học viên phải trải qua một khóa học 6 tháng được trả lương để hoàn chỉnh trình độ Anh ngữ. Tôi ra trường chỉ sau một tháng ở CTI và về dịch tài liệu cho Combined Intelligence Center, Vietnam / MACV. Tại đây, tôi hàng ngày nói chuyện với các sĩ quan cao cấp Mỹ và cố gắng làm cho họ hiểu về cuộc chiến rất phức tạp mà cả Mỹ và VNCH đang theo đuổi và người VN cần súng đạn đầy 11

ĐSNT 2014 – Page 259


đủ để tự mình chiến đấu mà không cần đến quân đội ngoại nhập. Đó là lý do khiến Đại tá Goodale, xếp cuả tôi không vừa ý và tôi đã từ nhiệm sau một năm làm việc cho cơ quan này. Những năm kế tiếp tôi dịch cho Combined Document Exploitation Center / MACV cho đến ngày Tổng động viên vào Thủ-Đức. Nhờ những năm làm việc cho các cơ quan tình báo trước đây nên sau khi mãn khóa tôi được chỉ định về ngành quân báo và sau nhiều khóa huấn luyện chuyên môn, tôi phục vụ trong lãnh vực này cho đến ngày tàn cuộc chiến. Lưu vong: Về chính danh, tôi không nhận tôi là người tỵ nạn chính trị mà là kẻ lưu vong vì hai chữ tỵ-nạn có ý-nghiã tiêu-cực là trốn đi nơi khác để được yên thân. Khi không còn súng để chiến đấu, tôi dùng ngòi bút của mình để tiếp tục con đường bỏ dở và tôi viết lại chỉ bốn năm sau khi đến Pháp. Tôi viết cho nhiều tờ báo ở Mỹ và các nơi mà không nhận một đồng thù lao nào nên không

ai mua chuộc họăc lèo lái tôi được. Tôi cũng không có tên trong bất cứ tổ chức nào để không bị ràng buộc và tôi cũng biết rất rõ thực lực và tầm vóc cuả các tổ chức, đảng đoàn ở hải ngoại từ trước tới nay. Tôi có một người bạn cùng lớp và cũng là bạn văn: Cao Xuân Huy nhưng tiếc rằng bạn tôi lại nằm trong nhóm Văn-Học của Nguyễn Mộng Giác và HợpLưu của Khánh Trường (cũng cựu học sinh NT) chủ-trương giao-lưu văn hóa với CS vào chính thời điểm CS be bờ không cho bất cứ một tác phẩm nào ở hải ngoại được lọt vào trong nước. Trò chơi giao-lưu một chiều lưu-manh như thế mà vẫn có người theo! Cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” do khuynh hướng này chủ trương vào những năm đầu cuả thập niên 90 đã là đề tài tranh cãi gay gắt trong Văn-bút VN Hải ngoại và gây rạn nứt trầm trọng trong khối người cầm bút khắp nơi. Song song với hiện tượng này, Nguyễn Văn Linh, TTK Đảng CSVN, năm 1988 ra lệnh cởi trói văn học với Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp làm cò

mồi... khi tình hình ở Đông Âu đang ở trong một khúc quanh sụp đổ cũng làm chấn động những người cầm bút thiếu sâu sắc về chính trị. Vì tình đồng môn, tôi gặp CXH ở Nam Cali chỉ mấy tháng trước khi anh mất và anh có tặng tôi cuốn sách chưa kịp ra mắt của anh. Về đến Paris thì được tin anh vào bệnh viện, tôi phone cho bà xã anh thì không ai trả lời, có lẽ cả nhà vào nhà thương săn-sóc anh. Đời người thật buồn và ngắn ngủi. Tôi muốn dùng những ngày còn lại của mình để trả nợ người dân và chính phủ miền Nam trước đây đã cưu-mang tôi suốt bẩy năm trời đèn sách trong hoàn cảnh khó khăn của những kẻ phải bỏ cửa nhà ra đi với hai bàn tay trắng. Tiếc rằng càng ngày tôi lại càng đi xa hơn trên bước đường ăn nhờ ở đậu tại xứ người như trước kia chúng tôi đã từng ăn nhờ ở đậu tại số 94 đường Phan Đình Phùng trong suốt thời trung học trai trẻ của mình.

Hội Nghị Diên Hồng Diên Hồng Hội Nghị nức lòng dân Tổ quốc lâm nguy phải góp phần Kết hợp quân, dân thành một khối Bàn mưu đánh gục bọn gian thần Đập tan bè lũ tay sai địch Đốt hết hình Hồ hại quốc dân Cả nhà toàn dân cùng đánh giặc Tiên Rồng Lạc Việt xứng uy danh

Vũ Lang 12

ĐSNT 2014 – Page 260


Vui Buồn Đời Lính Thủy. Hồi ký cuộc đời Nguyễn Trần Lê NT57 ộ Tư lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18 nằm trong căn cứ Tân Châu ngay ngã ba kinh Châu Đốc và sông Tiền Giang. Xa xa là xã Vĩnh Xương đồn biên

B

giới Việt Miên, bên dòng sông nước đỏ phù sa nước đục ngầu cuồn cuộn chảy, thị xã Tân Châu tương đối trù phú vì có thêm nhiều nguồn kinh tế khác từ biên giới nên đời sống dân chúng có phần khá giả hơn. HQ Đại tá Nghiêm Văn Phú dáng người tầm thước nghiêm nghị là Tư lệnh lực lượng Tuần thám và cũng là Tư lệnh Hành quân; bên cạnh ông có HQ Trung tá Nguyễn Văn May là Tư lệnh phó cùng với HQ Trung tá Luật trưởng đoàn “convoy”. Tất cả cùng chỉ huy một lực lượng khá hùng hậu: những chiến đỉnh Alpha, Tango, Monitors với những khẩu Boford 40, súng phun lửa... Đại bác 105 trực xạ nặng nề của Giang đoàn Ngăn chặn, Thủy bộ, Khinh tốc đỉnh PBR và các Giang đoàn Tuần thám, 12 PCF, Giang pháo hạm cùng với Thủy Quân Lục Chiến. Trên không

lúc nào cũng có 2 trực thăng Hoa Kỳ võ trang bao vùng; trên bộ dọc theo hải trình được yểm trợ bởi đơn vị bộ binh Miên và mỗi thương thuyền đều có sĩ quan liên lạc cùng nhân viên vô tuyến. Đây là một cuộc hành quân có tầm vóc quy mô phối hợp nhiều binh chủng nhưng không kém phần phức tạp: Trên bờ, dưới nước, trên không và Việt Nam, Mỹ, Miên... cùng lúc phải điều động cả chục thương thuyền. Xà lan ngoại quốc trong đoàn “convoy” chứa đầy hàng hóa, nhiên liệu, đạn dược... neo dọc từ ngã ba Long Phú, Tân Châu. và Giang đỉnh ngày đêm tuần tiễu để giữ an ninh. Chiếc thương thuyền Yellow Dragon, “con tầu ma” như tên đã đặt, nửa chìm nửa nổi nằm ngang biên giới 2 lần bị pháo, mìn và không ít người đã bị hệ lụy. Nó như cái cột mốc để mỗi lần đi về thấy nó tựa như thấy nhà. Những cuộc hành quân luôn luôn được họp trước khi xuất quân. Khi đoàn “convoy” âm thầm kéo neo, tuần tự lầm lũi trong đêm tối, dòng sông như thức tỉnh cuộn sóng. Giang đỉnh lần lượt bám sát các thương thuyền, những toán TQLC sẵn sàng trên các chiếc PCF chuẩn bị đổ bộ khi đụng trận. Giang pháo hạm cặp kè bên hông và trên không trực thăng võ trang vần vũ... Đoàn tầu tuần tự biến vào màn đêm, trả lại sự yên tĩnh cho sông nước Tiền Giang. Trong đêm tối hình dáng cồng kềnh của các thương thuyền, xà lan vẫn không thoát khỏi tầm nhìn của các tay súng, mục tiêu hàng đầu của địch quân vì địch thấy ta chứ ta đâu thấy địch nhưng nếu

B57, B40 thổi ra thì đại bác 20, 40 sẵn sàng đáp lễ liền. TQLC đổ bộ ngay sau những tràng đại pháo dọn bãi, những trận đột kích lúc thì bờ trái lúc thì bờ phải. Địch cũng lựa điểm để tấn công ở vào những khúc quẹo hay chỗ hẹp của lòng sông nơi tầu bè thường giảm tốc độ nên trở thành mục tiêu dễ nhắm hơn. Chiến đấu giành nhau từng vị trí giống như trò chơi cút bắt để rồi khăn tang, nước mắt không khi nào ngưng vì kẻ mất cha, người mất chồng, thân thuộc xa lìa. Chiến tranh càng dai dẳng, nghĩa trang sẽ càng rộng và cờ vàng phủ nhuộm càng nhiều. Ai được ai thua, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy xung quanh xóm làng, hàng xóm tan hoang tiêu điều vì đạn pháo và dân đen vẫn lặng lẽ chịu đựng giữa hai vòng lửa đạn, chấp nhận rủi may để sống còn. Ban ngày dòng sông hiền hòa hơn, sinh hoạt của người dân tiếp diễn nhưng địch nào có tha! Qua khỏi nhà máy giấy bên bờ Tây mờ xa đã thấy ngay những nóc chùa nhưng tiếng súng vẫn đì đùng, địch bất chấp và mở cuộc tấn công sát bờ Đông khi đoàn xà lan chậm rãi hướng vào ngã ba Tonle Sap. Bờ sông cao ngất ngưởng, cây cối chi chít, chúng đã thổi đạn B40 chính xác thì tức thời Giang pháo hạm xối xả đáp lễ, Giang đỉnh đã vào sát bờ để PCF thả các toán TQLC đổ bộ... Lùi ra khỏi tầm súng, quan sát qua ống dòm những người lính TQLC dũng mãnh đang cận chiến với địch. Ngã ba Tonle Sap rộng hàng ngàn hec-ta, nước từ hai nguồn đổ xuống chảy xiết. Một nhánh chảy về Tân 13

ĐSNT 2014 – Page 261


Châu và Châu Đốc, nhánh kia chảy nguợc về Biển Hồ, thương cảng của Nam Vang dọc sát bờ tả ngạn. Có những tòa nhà khiêm tốn hai bên bờ, các dinh thự, cơ sở hành chính, quán ăn... vẫn còn giữ nét văn hóa Pháp, xa xa là tòa thị chính thành phố và khu Hoàng Cung vàng rực với mái ngói cong vút, yên lặng nằm uy nghiêm một cách vương giả. Khi cặp cầu thương cảng Nam Vang thì thủy thủ đoàn thở phào nhẹ nhõm, ít ra cũng được vài ngày

không căng thẳng, nhanh chóng chuyển hàng xuống cho kịp chuyến trở lại Việt nam. Trên bờ những con số và hàng chữ kỷ niệm, sơn chép vội vàng dọc theo bờ sông ghi chứng tích của các chuyến tầu Việt Nam đã tới đây không lâu. Sau khi nhận thông báo ngày giờ có mặt tại tầu, chúng tôi làm một cuộc dạo chơi thăm thành phố để thưởng thức hương vị của món ăn xú chùa Tháp hoặc đi tìm những hàng hóa mà giá cả tương đối rẻ hơn ở VN... Đến lúc thành phố lên đèn, chúng tôi như những con thiêu thân đi tìm quán rượu, hotel để nghỉ qua đêm. Buổi sáng, ngồi nhâm nhi ly cà phê, ăn tô hủ tíu Nam Vang bên ngoài hàng hiên của một nhà hàng vẫn còn mang nét đẹp cổ kính Pháp; hình như cái văn hóa ấy đã ăn sâu vào đất Miên sau bao năm bảo hộ chẳng khác gì Việt Nam vì ngồi đây mà cứ mường tượng như đang ở Givral hay Continental trên đường Nguyễn Huệ, Tự Do... Đại lộ

Norodom dài hun hút, hai bên đường với những hàng cây xanh mướt. Khu chợ Mới hai tầng Phsa Thmey, bốn mặt rộng rãi chiếm cứ một khu đất không xa thành phố, xung quanh có hàng quán và các cửa tiệm san sát khang trang. Ở đây, chúng tôi có thể sử dụng tiếng Việt thoải mái, đi chợ Miên mà trả giá cứ như đang ở chợ Bến Thành, tiền bạc khỏi cần đổi vì tiền Riel hay giấy 500 Trần Hưng Đạo đều dùng được. Vải “soir” may áo dài la liệt, quần áo đủ kiểu, xe gắn máy Honda đời mới, vật dụng điện, đồ sành của Tầu giá cả quá nới nên ai cũng mua ít nhiều làm quà hay thương mại. Thành phố không lớn lắm, xích lô, xe lôi Honda là phương tiên di chuyển phổ thông nhất, xe hơi Pháp hiệu Renault, Peugeot cũng xuôi ngược đầy phố phường. Trong cửa hàng, những người đẹp xứ chùa Tháp nước da ngăm ngăm, thân thể đẫy đà, quấn xà rông mầu sặc sỡ, áo ngắn tới bụng để mỗi lần vướn lên lấy đồ thấy cái eo thon lồ lộ trước mặt; các cô tươi cười đon đả mời chào. Chúng tôi cũng vào các quán trong chợ làm vài dĩa bánh xèo, nhâm nhi tí Cognac nhưng không quên kiếm chút thuốc tăng cường sinh lực. Ngoài vòng đai thành phố tình hình an ninh không bảo đảm, chúng tôi tiếc hùi hụi vì không đi thăm được những ngôi đền cổ Đế Thiên Đế Thích, di tích lịch sử Champa mà chỉ ghé thăm Hoàng Cung nằm bên đại lộ Samdech Sothearos trước mặt là dòng sông Tonle Sap. Khuôn viên Hoàng Cung rộng 16 mẫu với những ngôi tháp cao, mái uốn cong, hoa văn cầu kỳ, khu vườn ngự uyển đẹp dịu dàng và cây cối hoa cỏ được chăm sóc chu đáo . Dinh Thủ tướng Norodom có lối kiến trúc giống Dinh Độc Lập ở Việt Nam. Thành phố không có nhiều cao ốc, sinh hoạt thương mại

tập trung vào hai khu chợ cũ ở ngay trung tâm và ngôi chợ mới cũng không xa, xung quanh nhiều cửa hiệu khang trang bán đủ các vật dụng. Đời sống dân chúng hiền hòa, mọi thương mại hầu như nằm trong tay Hoa kiều với những bảng hiệu bằng ba ngôn ngữ. Chùa chiền rải rác quanh thành phố vì ở đây Phật Giáo là Quốc giáo. Nhiều sư sãi đi khất thực và dân chúng sẵn sàng cúng dường... Lấy lại sức lực sau vài ngày yên ổn xả hơi, đoàn tầu lũ lượt trở về Việt Nam, hàng hóa đã thả xuống hết nên tầu vận chuyển nhẹ nhàng tuy nhiên những hiểm nguy vẫn cận kề vì địch không bao giờ để chúng ta

yên, bầy đủ trò ác ôn. Trực thăng võ trang hạ thấp cao độ thả trái khói xuống sẽ không tránh khỏi hỏa lực của địch nên một chiếc bị bắn hạ không xa Neak Luong. Chấm được tọa độ, lệnh 2 PCF có nhiệm vụ đổ TQLC với yểm trợ của Giang pháo hạm bắn dọn bãi rồi cùng PBR vội trở lại mục tiêu để cứu thoát 2 phi công bê bết bùn và máu, sau đó họ được tải thương về USS Benewah. Đoàn tầu lại tiếp tục cuộc hành trình gần như thuận buồm xuôi gió khác hẳn với chuyến đi vì ít bị phục kích. Tưởng như đã gần xong nhiệm vụ vì “con tầu ma” đã thấy thấp thoáng trước mặt bỗng có lệnh trở ngược để tải thương nên mọi người lại phải vào nhiệm sở tác chiến... Hóa ra thương thuyền đã bị những quả pháo cuối cùng trong cuộc hải trình mà không ai ngờ tới. Chuẩn úy Việt nhảy lên bong kiểm 14

ĐSNT 2014 – Page 262


soát, báo cáo tải thương: một nhân viên thương thuyền và sĩ quan liên lạc bị thương nặng! Trên tầu có những vết đạn lỗ chỗ dọc theo hành lang, máu và thức ăn trộn lẫn vương vãi khắp sàn. Chỉ mới vài ngày trước đây, người sĩ quan liên lạc trình diện Bộ Tư lệnh hành quân với tràn đầy niềm tin thì giờ đây nằm bệt trên giường vì những quả đạn pháo oan nghiệt đã lấy mất đôi chân, còn anh nhân viên tầu buôn cũng đang rên siết với cái chân còn lại. Lòng tôi ngậm ngùi, lâm trận rủi may đến bất cứ lúc nào với bất cứ người nào! Có ai muốn “trở về trên đôi nạng gỗ”, “bại tướng cụt chân hay hòm gỗ cài hoa” đâu?. Đang công tác ở Cần Thơ thì có lệnh đi hộ tống PCF tại cửa Định An. Ba chiếc PCF một máy lết bết từ Năm Căn về Vũng Tầu sửa chữa, tránh bão không kịp nên một chiếc đã bị chìm, trong lúc chới với thì PT Hoa Kỳ tới kịp, chúng tôi tiếp ứng từ cửa Định An và hộ tống tới Bình Thủy. Những công tác đột xuất vẫn thường xảy ra, lúc Tiền Giang khi Hậu Giang, lúc Cần Thơ khi Châu Đốc hay Vàm Nao, Long Xuyên, Sa Đéc... nhờ vậy mà chúng tôi đã lê gót hầu hết các tỉnh miền Tây. Nhớ đến những tô canh chua cá bông lau béo ngậy, cá rô kho tộ tuyệt vời, món mắm Thái ăn quên thôi, bánh phồng tôm Sa Giang... đặc sản của miền Tây mà người dân Cửu Long đã để lại ký ức chúng tôi nhiều kỷ niệm và dĩ nhiên chẳng thế nào quên được cái hương vị nhớ đời của cá lóc nướng cuốn bánh tráng, thau rượu đế với cái ly sây chừng rồi từ đó quân dân đồng lòng say xỉn quên đời. Trở lại Năm Căn với cái nóng gay gắt oi bức mùa hè, những cơn mưa không dứt và đêm đêm đàn muỗi đói hoành hành hút máu khắp nơi khiến chúng tôi vội vã đóng cửa

giăng mùng. Tiếng đạn pháo hàng đêm vẫn nổ từng đợt để yểm trợ các toán kích đêm. Giang đỉnh của giang đoàn Thủy bộ và Ngăn chặn đã cùng các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân phối hợp tảo thanh vùng đầm lầy nước mặn U Minh. Các PCF có chiếc trên sông, chiếc ngoài biển lo việc tuần tra. Ngồi trực phòng hành quân, máy truyền tin không ngưng nghỉ với những tin tức chuyển nhận và bản đồ hành quân chi chít những điểm chốt của ta và vị trí di chuyển của địch. Năm Căn là vùng hoạt động chủ chốt của Việt cộng. Trước đây đã coi như vùng bất khả xâm phạm nhưng sau những cuộc hành quân bình định, chiến dịch “Sóng Tình Thương” phối hợp Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Bộ binh, Địa phương quân ròng rã nhiều năm tháng nên đã làm giảm sự hoạt động của chúng. Vùng này đất rộng người thưa, rừng chàm mênh mông nên Việt cộng vẫn kiên trì bám đất dành dân vì thế đụng độ không ngớt sảy ra để thấy cảnh những nồi cơm chưa kịp chín bỏ sót lại trong các địa đạo sau những lần tảo thanh. Chúng giống như những con lươn trạch luồn lũi ở đầm lầy U minh tạo nhiều vất vả cho các đơn vị đồn trú xung quanh. Trình diện Bộ Tư lệnh Hạm đội, tôi đã có nhiệm vụ mới trên Tuần dương hạm Trần Nhật Duật HQ 3, con tàu này nhận lãnh từ Hải quân Hoa kỳ vừa sửa chữa xong ở Guam.

Nhìn dáng dấp to lớn bề thế của chiến hạm, uy nghi cặp cầu Bộ Tư lệnh, tôi cảm thấy hãnh diện. Thế là từ nay thoát khỏi những ngày sống nơi bùn lầy nước đọng, muỗi mòng Cà Mau và rình rập chết sống ở U Minh. Tinh thần tôi khởi sắc, ít ra cũng còn thấy văn minh thành phố, áo xanh áo đỏ, được găp gỡ em gái hậu phương và gia đình... Nắm giữ chức vụ sĩ quan Trọng pháo, sĩ quan Trưởng phiên, tôi có một công việc không mấy dễ dàng với một vị Hạm trưởng khó tính. Lang bạt sống mấy năm ở các vùng hành quân đã quen, nay phải vào khuôn khổ nên chân cẳng tôi như bị buộc chặt. Những ngày lênh đênh vùng 1 duyên hải vào mùa hè đỏ lửa chính là thời điểm tôi đã học hỏi nhiều... Tam Quan, Sa Huỳnh hành quân phối hợp với Hạm đội 7 trong những ngày sôi động đã bắt tôi dính chặt với pháo tháp. Những chiếc T54 của Cộng quân tiến vào Sa Huỳnh, đại pháo của chúng tôi nã liên tục đã làm ngưng đường tiến quân của chúng, có hai chiếc T54 nằm phơi xác trên bờ đất Tam Quan. Ba tháng biệt phái V1DH lúc chiến trường đang ở cao điểm, trên bờ các đơn vị Bộ binh, Nhẩy dù, Thủy Quân Lục Chiến, Không quân đã phản công mạnh mẽ. Dọc miền duyên hải, các Hộ tống hạm cùng các tầu tuần khác vẫn liên tục tuần tra yểm trợ ngoài khơi. Trục Alpha, Hòn Cọp, Hải Nam, Tuần dương hạm HQVN và Khu trục hạm thuộc Đệ 7 Hạm đội bao quanh vùng để ngăn chặn tàu địch di chuyển theo trục Bắc Nam. Tiếp nối ngày dài trên biển, những cơn mưa bất chợt cũng dịu được đôi chút thời tiết nắng cháy, khô cằn của miền Trung sỏi đá. Ngày nghỉ trên bến không dài, thì giờ dạo phố cũng chẳng có, đáp xe Lambro qua Tiên Sa, sông Hàn để vào thành phố Đà Nẵng, chúng tôi chỉ kịp vui chơi 15

ĐSNT 2014 – Page 263


nghỉ ngơi một buổi, chưa kịp làm quen thì đã vội kéo neo về vùng tuần tiễu. Côn Đảo là cái tên không mấy hảo với mọi người, nơi có nhà tù kiên cố giam giữ tù nhân trọng tội hoàn toàn xa cách đất liền. Nó tựa như cột mốc để mỗi lần tuần dương trông thấy nó là đã hình dung ngay đến đất liền. Tầu SL đang lởn vởn ngoài khơi cách xa hàng chục hải lý, giả dạng tầu đánh cá và nó đã bị phát hiện. Chiến hạm đang tuần tra vùng Cam Ranh được lệnh di chuyển xuôi Nam để theo dõi và bám sát. Radar định vị trí hướng đi, Đài Kiểm báo Côn Sơn, Poulo Obi cũng tập trung theo dõi. Tin tức tình báo, không tuần phối hợp với các chiến hạm đã giúp vùng duyên hải ngăn chặn được sự xâm nhập tiếp tế vũ khí của Cộng quân. Vũng Rô, Hòn Hèo, Ba Động là những địa danh đã chôn vùi xác các SL dưới lòng biển. Sau công tác tuần dương thì tầu chúng tôi làm công tác Dân sự vụ chẳng hạn đưa đón phái đoàn tâm lý chiến, chính phủ ủy lạo chiến sĩ hoặc thăm dân tình ở những hải đảo xa đất liền. Trở về Saigòn sau những tháng ngày lênh đênh trên biển, mọi người cảm thấy nhẹ nhàng thơ thới. Cột phao trước Bộ Tư lệnh Hải Quân, con tầu sạch sẽ như đã gột rửa mưa nắng đại dương và khoác tấm áo mới tô điểm bằng những lá cờ hiệu truyền tin đầy mầu sắc có

cả đèn xanh đỏ giăng dọc thành tầu. Buổi dạ vũ Tất niên được tổ chức trên sân tầu đã đem niềm vui hạnh phúc lại cho thủy thủ đoàn, kết nối tình thương yêu với người em gái hậu phương. Chuyến ca-nô đưa rước mọi người ra tầu tham dự vang lẫn tiếng cười đùa. Nhìn bao tà áo thướt tha tung bay trước gió bên cạnh những chàng lính biển hào hoa trong quân phục tiểu lễ làm con tầu như bừng sống, nhạc dồn dập để từng cặp quấn quít, tay trong tay dìu dặt bước theo điệu nhạc như muốn quên đi những ngày tháng xa cách. Đêm Saigòn như bất tận, tiếng nhạc, tình yêu hình như không muốn tách rời mọi người nhưng cuộc vui nào thì cũng có lúc phải tàn. Họ luyến tiếc bịn rịn chia tay và thủy thủ đoàn lại trở về với nhiệm vụ trên con tàu, với cả những chuyến hải trình xa xôi đang chờ đợi để rồi lại mong ngày về bến. Trợ Chiến hạm Nguyễn Đức Bổng HQ 231, đơn vị mà tôi được bổ nhiệm là Hạm phó theo cùng nghị định thăng cấp Đại úy, một buổi tiệc nho nhỏ khao lon với anh em đã làm tôi không nhớ đường về! Con tầu không quá lớn nhưng nhiệm vụ lại khác HQ 3 vì chuyên về hành quân yểm trợ với nhân sự chưa tới 100 người. Nó đã góp mặt hầu hết trong các vùng chiến thuật nhất là ven biển, sông Tiền, sông Hậu, nhà Bè, Rừng Sát... Hộ tống thương thuyền trên dòng Mekong mà HQ 226 đã bị đặc công thủy Việt cộng đánh chìm tại Mỹ Tho. Những ai đã đi qua Bến Tre, Đồng Tâm, Dinh ông Cậu mà không chút lo âu? Ngày đi phà qua chơi Bến Tre dễ mấy ai dám nghỉ qua đêm? Đuờng bộ từ Đồng Tâm về Mỹ Tho đâu mấy xa nhưng mô vẫn đắp, xe vẫn bị mìn và nhà cửa, trường học bị pháo kích tan hoang! Qua Dinh ông Cậu mà không ở

nhiệm sở tác chiến thì không bị đầu thì cũng phải tay. Ngồi trên tầu tuần tiễu sông Tiền, sông Hậu, Cần Thơ, Mỹ Tho, tôi cứ tưởng như đang rong chơi trên sông nước hữu tình nhưng có biết đâu trên bờ quân du kích và đặc công đang rình mò chỉ chờ cơ hội là phát hỏa châm ngòi! Vùng 2 duyên hải, Vũng Tầu, Côn Sơn, Phú Quốc... tầu liên tục hải trình. Mỗi con tầu một đặc tính, đôi lần biển động trên đường tuần tra, nó bị nghiêng ngửa dập vùi trên sóng nước tưởng như sắp chìm. Tránh cơn bão, nó đã phải vội vàng trú khuất bên một hải đảo xa xôi... Lúc về nghỉ bến ở Cát Lở, Vũng Tầu mọi người nô nức lên bờ lấy lại hơi đất, bước đi lảo đảo, nghiêng ngả nhưng qua vài tuần với bia và khói thuốc, anh em lấy lại ngay thăng bằng để rồi cũng không chừa được tật ham vui: khi thành phố bắt đầu lên đèn cũng là lúc chúng tôi nhanh chân tới các Bar rượu hay vũ trường xập xình giải trí, quấn quít bên các em vũ nữ gợi tình. Hoàng Sa đã đi vào lịch sử, một vùng đảo xa xôi có trận hải chiến để đời bảo vệ vùng biển quê hương. Đạn pháo 127, 40, 20 của HQ 4, HQ 5, HQ 16, HQ 10... đã chống trả mãnh liệt với rocket, đạn pháo từ các chiến hạm Tầu cộng và nhận chìm 2 Kronstat, phá hủy 2 tầu tiếp tế cuả chúng đem lại cho Hải Quân VN niềm hãnh diện cho dù chúng ta đã phải trả bằng một giá quá đắt: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 đã bị những quả đạn pháo làm nghiêng tầu khấp khểnh trở về, Hộ Tống hạm Nhật Tảo HQ 10 vĩnh viễn nằm dưới lòng đại dương cùng với sự hy sinh của Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, Hạm phó Nguyễn Thành Trí và hơn nửa nhan số thủy thủ đoàn. Nhân viên trú đóng, lính Hải kích đột phá trên các đảo san hô cũng bị bao vây, tấn công để rồi 16

ĐSNT 2014 – Page 264


người ra đi, kẻ bị bắt bởi lực lượng hùng hậu của Tầu cộng. Mũi Paradan nhô ra khỏi vịnh, ngọn Hải đăng sừng sững vươn cao trên nền trời xanh, ban đêm luồng ánh sáng quét xa hàng chục hải lý tựa như một điểm chuẩn để tầu bè hải hành định hướng và làm yên lòng hàng ngàn chiếc tầu đánh cá đang thả lưới trong vùng. Nằm ở một vị trí có thể hứng cả gió Tây Nam lẫn Đông Bắc nên mùa nào, gió hướng nào khi kéo qua đây cũng lồng lên cấp 4, cấp 7. Gió rít qua các khe cửa hú lên những tràng liên hồi suốt đêm từ hành lang dài hun hút. Tiếng gió hú gợi lên những cảm giác ma quái thật lạ lùng mà chúng tôi gọi đùa đây là đỉnh gió hú. Chơ vơ chiếm ngữ nguyên một đỉnh núi, tòa nhà giống như một pháo đài cổ Tây phương, tường đá dầy nửa thước, cao hai tầng chắc chắn mà quân Pháp khi đô hộ nước ta đã xây lên để kiểm soát và hướng dẫn tầu bè qua lại. Tuy đã hơn 1 thế kỷ, kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn, ngày nay nó lại được cơ khí hóa với dàn Radar hiện đại để HQVN nhận lãnh và điều hành kiểm soát hải phận cùng với Trung đội Nghĩa quân của tỉnh biệt phái đến giữ an ninh vòng đai. Ở đây, ngày dài và trống vắng thường không biết làm gì cho hết giờ! Sau những công việc trực nhật, thời gian còn lại là những khoảng

trống được khỏa lấp bằng những buối săn thú hay ngâm mình trên sóng nước. Bốn vùng duyên hải, 16 Đài Kiểm báo công việc liên tục, ăn khớp nhịp nhàng. Mặt Radar chấm trên hải đồ những ghe tầu qua lại, đều đặn tuần tiễu để báo cáo vị trí, tin tức khí tượng và các công điện liên tục được giải mã , 24/24 cả ngày lẫn đêm, một phần biển cả luôn nằm gọn trên màn hình. Nắm giữ đơn vị dù không lớn lắm nhưng cũng đủ cho tôi thấy có nhiều công việc mình chưa bao giờ làm. Làm việc dưới quyền vị Tư lệnh Vùng 2 duyên hải là Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh mà nhiều người nói về ông như một vị tướng của lính. Với những buổi họp ngắn không cần quan cách lễ nghi, mọi chuyện giải quyết tại chỗ nhanh chóng, với bữa ăn trưa thanh đạm chỉ có khẩu phần bánh mì, cà phê... đã làm tôi phấn chấn vững tin và thấy gần gũi với ông. Khi đáp trực thăng thăm đơn vị, ông vui vẻ hòa đồng nói chuyện với lính trong khi anh em nhân viên lo lắng sợ không có thứ gì khá hơn để tiếp đón ông ngoài bữa cơm lính, gói thuốc lá Bastos và ly nước trà nội hóa... Những buổi họp ở Bộ Tư lệnh Hành Quân vùng cho biết nhiều tin tức không hay, cuộc chiến đã có phần gia tăng, tin chiến sự ngày một xấu, tình hình di chuyển bằng đường bộ có những nơi bị đắp mô cắt quãng. Những chiếc tầu, xà lan chở đầy người lết bết ngoài khơi khó phỏng đoán nguy cơ ra sao nên tôi vội xuống tỉnh gặp chỉ huy trưởng Duyên đoàn 26 và một vài giới chức quen biết am hiểu tình hình. Chiến sự thực ra đã đến giai đoạn nguy kịch chẳng thể nào lường được! Ban Mê Thuột bỏ ngỏ, dân quân di tản và dân chúng gồng gánh chạy loạn. Đà Nẵng thất thủ trong tình trạng bỏ trống, ai ai cũng lo

thoát thân, sân bay nghẹt người, đây đó cảnh đổ nát tan hoang, xác người nằm ngổn ngang, dân chúng hốt hoảng lo sợ; chỉ nghe Cộng sản vào là mọi người đã hoảng vía... ám ảnh bởi cuộc di cư năm 1954 và những mồ chôn tập thể ở miền Trung trước đây. Từng tỉnh, quận hay thị xã, người ta bồng bế nhau tìm đường xuôi Nam bằng mọi phương tiện. Quốc lộ 1 trở thành “Đại lộ Kinh hoàng” đầy những xác chết tức tưởi, những chuyến tầu đầy người và máu đã không thể nào vào bến để đón đồng bào vì cảnh giết nhau tranh sống... Lúc đó mới thấy con ma Cộng sản đối với dân chúng kinh hoàng như thế nào! Phan Rang bắt đầu náo loạn, cướp bóc, hãm hiếp đã xảy ra chung quanh thị xã. Bên ngoài đường phố dân chúng ngơ ngác thất thần, con lạc cha vợ lạc chồng, gia đình phân tán không còn cảnh tượng bi thảm nào tồi tệ hơn! Duyên đoàn 26 đã di chuyển trong âm thầm, mọi việc đã tới lúc phải tự quyết định, anh em dắt díu vào xã Sơn Hải, sử dụng xe của xã tới đồn Nghĩa quân lấy máy truyền tin liên lạc với CHT ZD 26 và TTTT/ĐKB 204. Được tin ZD đã tăng phái 2 ghe Yabuta tới đón chúng tôi ở điểm hẹn rồi liên lạc khẩn với Bộ Tư lệnh Tiền Phương do Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy trên một Tuần dương hạm. Ông cho lệnh di tản, chúng tôi liền có ngay quyết định: anh em nào muốn về nhà thì dùng đường bộ, nếu muốn về Saigon thì theo chúng tôi. Tuy nhiên, chưa có một con tầu di chuyển gần vùng, thời gian chờ đợi cảm thấy lâu như hàng thế kỷ trong khi các ghe ZD đã chật cứng người nhưng họ cũng vẫn không thể di chuyển hết được. Thì giờ trôi qua chậm cho đến lúc chúng tôi biết BTL/TP chỉ thị HQ 12 trên đường về Vũng Tầu sẽ ghé đón... Cám ơn 17

ĐSNT 2014 – Page 265


Trời Phật, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Trên tầu HQ 12 lúc đó đã có hàng trăm nạn nhân nằm dài trên sàn. Hạm phó đã nhường cho tôi cái giường còn lại trong khu sĩ quan. Chưa hoàn hồn vì những biến chuyển liên tục trong 2 ngày, tôi như người mộng du chập chờn hồi tưởng lại những chuyện vừa qua... thầm cám ơn Trời Phật đã hộ trì cho chuyến về Vũng Tầu trót lọt. Qua gần một ngày hải trình thì con tầu cặp bến Cát Lở, thả hết mọi người xuống, nó lại chuẩn bị để tiếp tục công tác đón vớt quân lính đang trên đường chạy loạn. Thành phố Vũng Tầu nay như một trung tâm tạm cư. Những lúc tầu đổ bộ thấy ở cửa “ramp” thấy có xác người lủng lẳng bị kẹp chết vì cố gắng lên tầu tìm tự do. Họ bị dập vùi bằng cả đạn bắn của chính anh em mình giết nhau để tranh dành một chỗ an toàn. Có những binh sĩ vì tham tiền, tính dục đê hèn đã tạo ra cảnh cướp bóc hãm hiếp trên tầu nhưng chúng bị bắt ngay khi đặt chân lên An Thới. Vị Tư lệnh vùng liền chỉ thị lập tòa án khẩn ngay tại vùng để tìm rõ nguyên do và thủ phạm bị xử tội ngay tại pháp trường Phú Quốc. Sài gon - Cát Lái chúng tôi cứ phải đi về, quan và lính tập trung tại Cát Lái để chờ lệnh ứng trực trong khi những cơn đạn pháo cứ ì ùng rót khắp nơi. Trên truyền hình, tin tức từ các đài VOA, BBC... tràn ngập những tin xấu tồi tệ. Thủ đô Saigòn bắt đầu lung lay, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và nội các mới vừa thành hình. Xung quanh Bộ Tư lệnh Hải Quân, hàng rào kẽm gai giăng kín, tầu bè đầy người ra vào khó khăn. Saigon sùng sục di tản, máy bay rớt rụng giữa trời vì đạn pháo Cộng quân. Người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngang nhiên chiến đấu ở vòng đai thành phố, từng toán Việt cộng ngã gục nhưng mầu cờ đỏ sao vàng đã thấy lác đác xuất hiện. Kẻ hôi của hoành hành, thành phố náo loạn, con đường đổ về bờ sông Saigon đông nghẹt người và xe. Trên bong những con tầu chật cứng nguời, dân tình lo âu và hốt hoảng. Tôi cũng thế, nóng lòng đứng chờ gia đình ở bến cảng, mãi sao chưa thấy ai tới rồi quá lo lắng nên đành trở về nhà để hối thúc mọi người nhưng lúc trở lại bến tầu thì định mệnh như đã an bài... Những con tầu và cả những bạn chiến hữu chờ tôi quá lâu đã bắt buộc tháo dây tàu nhổ neo tách bến ra khơi. Lặng lẽ trên bến Bạch Đằng trống vắng tả tơi, cầu tầu đơn độc, đồ đạc xe pháo ngổn ngang, tôi đứng yên nhìn mà lòng câm nín tắc nghẹn... Vài giọt nước mắt âm thầm rơi xuống lúc nào mà tôi cũng không hay!

18

ĐSNT 2014 – Page 266


Ăn Phở Hà-Nội Nhà Văn Lê Thiệp NT56 (Tặng những ông bạn Hà Nội chính gốc)

Tiểu sử: Nhà văn, nhà báo Lê Thiệp đã vĩnh viễn ra đi buổi sáng ngày 5 tháng 7 năm 2013 hưởng thọ 69 tuổi, để lại bao thương tiếc cho gia đình và bạn bè khắp nơi. Ông là cựu học sinh NT56, nhà văn được mến chuộng và doanh nhân thành công trên đất Mỹ với các tiệm “Phở 75” ở miền Bắc Virginia và Philadelphia. Ông sinh ra tại Sơn Tây năm 1944, di cư vào Nam và trở thành ký giả tiếng tăm. Tác phẩm đã xuất bản: Lững Thững Giữa Đời, Chân Ướt Chân Ráo, Đỗ Lệnh Dũng... Ông là phóng viên chiến trường ở Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972 và chính ông đã đặt chữ “Đại lộ kinh hoàng” cho con đường loạn lạc, thịt nát xương tan vì cộng quân pháo kích. Năm 1979, ông vượt biên đến Mỹ, thời gian đầu hợp tác với mặt trận Hoàng Cơ Minh và làm báo kháng chiến. Khi mặt trận tan rã vì tranh chấp, ông chán nản dọn sang Virginia mở tiệm Phở 75 đầu tiên. Buôn bán khó khăn lúc vào nghề nhưng dần dà phát triển rồi thành công lớn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích một lần đã tuyên bố:“Lê Thiệp là một trong những nhà báo VN thành triệu phú đầu tiên ở hải ngoại”. Bạn Phi Ngọc Hùng NT56 là bạn thân của Lê Thiệp đã có nhã ý gởi bài này cho Đặc San. Chúng ta hãy cùng nghe tác giả kể chuyện đi về Hà Nội ăn tô phở Bát Đàn ở con đường Bát Sứ nổi tiếng ngon nhất Thăng Long Bắc kỳ như thế nào nhé... CĐVinh Một trong những cái háo hức nhất khi đặt chân xuống phi trường Nội Bài là sẽ được ăn phở Hà Nội. Phở chính gốc, phở của những ông Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân. Đọc các vị văn sĩ của đất Hà Thành từ thuở còn thơ, món phở Hà Nội trở nên một ám ảnh lớn, một ước ao tưởng như không bao giờ có được khi còn ở miền Nam. Cứ nghe ông Nguyễn Tuân bảo: “Ôi, một giọt nước mà lóng lánh cả quê hương” thì lòng lại rộn lên, thấy mũi như đang cố hít lấy cái hương vị của một bát phở Hà Nội, bát phở trong ước

mơ. Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu còn viết: “Phở là quà đáng qúi ở trên đời. Một vài xu nào đắt đỏ mấy mươi. Mà đủ vị ngọt bùi thơm béo bổ”. Ngọt, bùi, thơm, béo, bổ... Thế thì còn gì hơn nữa! Buổi sáng đầu tiên ở Hà Nội mở cửa nhìn xuống đường. Phố hẹp, ồn ào với không khí oi nồng của mùa hè dù mới rạng sáng như đã phả vào mặt. Đứa em long trọng mướn một cái ô tô con để hai anh em cùng về làng. Đi được độ mười lăm phút tôi bảo:

- Đói rồi, kiếm tô phở ăn cho chắc bụng chứ hả? Năm chục năm chưa ăn lại phở Hà Nội. - Sao anh không nói ngay. Chỗ anh ở đường Bát Sứ có phở Bát Đàn ngon nhất Hà Nội... gần ngay đó nhưng bây giờ quay trở lại sợ tắc đường. “Tắc” có nghĩa là kẹt đường. Tôi bắt đầu làm quen với đất Bắc thân yêu bằng những từ ngữ không quen thuộc như “Đại Trà” là giàu có, là nhiều vô số kể. Tôi cười: - “Tắc” thì thôi nhưng ở Hà Nội chỗ nào chả có phở phải không? - Để em coi. 4

ĐSNT 2014 – Page 267


Và sau vài câu bàn bạc với ông tài xế, chiếc ô tô con quẹo vào một con đường khá lớn. Đến một chỗ, xe tấp vào và đứa em thò đầu qua cửa hỏi lớn: - Còn phở không? Từ phía trong căn hộ tối, một người dơ tay xua xua. Cảnh đó tái diễn độ hai lần cho đến lần thứ ba thì kết quả lạc quan với tiếng đáp lại: - Còn Cậu em giải thích: - Ăn phở Hà Nội thế đấy anh ạ. Hàng nào cũng có phở nhưng chuyên phở mới ngon. Hồi bé anh em mình chỉ tòan ăn phở gánh anh nhớ không? Tất nhiên là nhớ bởi vậy mới

- Em ăn tái trần. Cũng lại lâu qúa mới nghe lại chữ “tái trần”. Mỗi lúc tôi cảm thấy như gần lại tuổi thơ. “Ố dào”, “tái trần”... Đó không phải là ngôn ngữ ở miền Nam. Ở miền Nam, chúng tôi quen với những tiếng “Sức mấy” hay “tái sống”. Tôi ngồi đó trầm ngâm nhìn ra bên ngòai. Xe cộ ở Hà Nội vẫn chưa đến nỗi đông quá như ở các thủ đô trên thế giới. Tất nhiên là xe gắn máy gấp mười xe hơi, có thể nhiều hơn nữa là khác. Tôi vẫn nghe các ông bạn dọa rằng Sàigòn bây giờ xe gắn máy như ruồi nên không lấy làm ngạc nhiên lắm.

trở về nhưng những bát phở của tuổi thơ chỉ là những hình ảnh lúc hiện lúc mất và cái lưỡi nếm phở thiên hạ đã nhiều, nay muốn tìm lại hương vị ngày xưa. Quán vắng tanh, không một người khách. Hai anh em tôi và cậu tài xế chiếm cái bàn gần cửa để ít nhất có một tí gió trời. Tôi hỏi: - Có phở gì em? - Anh muốn ăn phở gì? - Có sụn, có gân, có gầu không? Nghe tụi tôi hỏi han nhau, ông hàng phở góp tiếng: - Ối dào, lấy đâu ra của quí thế! Đây chỉ có nạm thôi. - Ông cho tôi một bát chín nạm vậy.

Ba bát phở được bưng ra. Bát đúng là lọai Bát Tràng, khá dày và trắng với hoa văn màu xanh nhòe nhạt. Tôi ngửi thấy mùi bò gây gây bốc lên và chợt nhớ đến lời phát biểu của ông bạn già Trương Cam Vĩnh: “Cậu phải hiểu phở bây giờ nó mất đi cái hương vị ngày xưa vì thiếu mùi gây bò. Thịt bò bên Mỹ nó sạch quá, mất hay. Tớ vẫn cứ nhớ cái mùi đặc biệt đó. Cả Sàigòn chỉ có phở Tàu Bay là còn giữ được cái mùi truyền thống này thôi”. Tôi lẳng lặng kéo bát phở có mùi truyền thống lệch sang một tí. Đứa em đẩy cho tôi một cái đĩa nhôm vênh vao, ở trên lổn nhổn dăm ba trái quất nhỏ bằng đầu ngón tay, có cái đã cắt đôi. Thấy vẻ mặt tôi, Hòa đứa em tôi cười: - Chanh đắt lắm và không có nước nên dân Hà Nội thay chanh bằng quất. Cũng được anh ạ. Tôi cười cầm nửa quả quất hơi xanh xanh vàng vàng lên rồi vắt. Ba cái hột từ trong vọt ra,

to cỡ hột đậu xanh. Hòa cười ngất bảo: - Anh bóp từ từ chứ nhanh thế chỉ có hột ra mà không có nước. Đầu óc tôi lóe lên một chi tiết mới. Dạo đang tuổi lớn ở Sàigòn, ông chú tôi đi ăn phở vẫn cằn nhằn về vụ chanh. Ông bảo dân Sàigòn không biết ăn. Ăn phở phải dùng dấm mà “dấm ta” mới đúng, mới dậy mùi phở. Hỡi ôi! Miền Nam trù phú, chanh quả nào quả ấy to như quả ổi, mọng nước và với thế hệ tôi thì không đứa nào nghĩ đến chuyện chan một thìa dấm vào tô phở cho nó đúng truyền thống. Phải chăng cái truyền thống đó hiện hữu chỉ vì quê tôi nghèo quá? Quả chanh cũng sắt lại, cũng quắt đi nên phải lấy dấm thay vào chăng? Những ý nghĩ lẩn quẩn và cái đầu còn lãng đãng vì chưa quen giờ giấc khiến tôi chậm ăn bát phở. Lúc đó có một chiếc ô tô con nữa ghé sát lề và cũng có tiếng gào: “Còn phở không” rồi tiếng đáp cũng rất to: “Hết phở rồi”. Tôi nhìn vào chỗ quầy phở, quầy được đóng bằng tôn và có lẽ vì “trường kỳ kháng chiến” nên đôi chỗ đã lõm xuống và màu nhôm nay đã ngả sang nâu vàng. Tôi cố tưởng tượng đến một bó hành lá xanh ngắt, đọt thì trắng tươi treo lủng lẳng ở trên quầy như tôi vẫn thấy hồi bé. Bó hành hoa của các xe phở hồi xưa nay mất hút nơi đâu? Thấy hai thanh niên đang loay hoay với cái thùng chứa nước sôi nhúng bánh phở. Hơi nóng vẫn nghi ngút tỏa lên. Họ bê cái thùng nhôm tròn dài đó lên và khiêng ra hè rồi nghiêng thùng để đổ cái nước đục trắng ngay vào miệng cống lề đường. Sau đó, họ lôi cái 4

ĐSNT 2014 – Page 268


thùng nước lèo ra và cảnh cũ lại tái diễn, điều khác duy nhất là một người cầm cái vợt hứng, chắc là để cặn nước lèo như vụn xương hoặc xác hành gừng không lọt xuống hệ thống cống rãnh thành phố. Âu cũng là một thái độ đáng qúi, giữ vệ sinh chung cho mọi người. Mải quan sát nên tôi quên phéng mất bát phở và khi cầm đũa thì thấy bát phở đã nguội, váng mỡ bắt đầu hơi đông lại nên đành bỏ qua cái ước muốn thuởng thức cho hết mùi vị phở chính truyền Hà Nội. Hòa em tôi tinh ý phát biểu: - Chắc tại cuối nồi họ tắt bếp nên phở nguội quá. Ngày mai em dẫn anh đi ăn phở Bát Đàn ngon nhất Hà Nội.

Sáng hôm sau tôi dậy sớm, phần vì lạ giường lạ chiếu, phần vì đủ thứ tiếng động, tiếng ồn từ đường phố vọng lên. Hòa hẹn tôi cỡ chín giờ nên đành ngồi chèo queo bật Ti Vi xem. Rất nhiều kênh (chữ mới toanh tôi vừa học được hôm qua) và đủ thứ ngôn ngữ: Ta, Tàu, Nhật, Thái, Mỹ, Pháp, lọan cào cào... Ấy còn có cả Đại Hàn nữa. Phim không được chuyển âm mà có một cô đọc theo như lối kể chuyện. Giọng cô xướng ngôn viên đôi khi cố mô tả cảnh huống trong phim lúc lên cao, khi xuống thấp nhưng trước sau chỉ có một giọng. Loay hoay

một hồi khá lâu, tôi đâm chán và thấy đói nên bò xuống lobby của cái mini hotel hỏi thăm: - Anh ơi, phở Bát Đàn có xa đây không ? - Ối, ngay đây ấy mà Anh ta vung tay lên gạch ngang trên không giảng giải: - Đây nhé, hotel chúng cháu ở phố Bát Sứ. Chú đi ra độ năm chục bước là phố Bát Đàn. Chú rẽ phải đi một quãng là thấy phở gia truyền Bát Đàn. Khiếp, ai mách nước mà nhanh thế. Cả Hà Nội chỉ có phở Bát Đàn là nhất đấy chú nhá. Ăn sớm mới còn, độ chín giờ là hết phở chú ơi! Tôi cảm thấy vững bụng. Ít ra thì cũng có hai người dân Hà Nội đồng ý và như vậy phở Bát Đàn phải ngon. Lững thững tôi đi theo lời chỉ và thầm cho mình thông minh vì nếu cứ ngồi chờ Hòa đến có khi lại hết phở cũng nên. Tôi có hỏi về vụ hết phở này: tại sao không mở suốt ngày? Chẳng ai giải thích cho tôi được cho đến khi sắp rời Hà Nội mới gặp một vị tiền bối sống ba bảy đời ở Hà Nội. Ông cụ có vẻ từng trải, đã vào Sàigòn nhiều lần, bảo tôi: - Ông xa quê hương lâu ngày nên quên mất đấy chứ. Ngày xưa Hà Nội chỉ ăn phở buổi sáng cho đến nửa buổi trưa. Ông nhắc đến các ông văn sĩ tiền chiến, thế có ông nào tả cảnh ăn phở trưa, ăn phở ban đêm như ở Sàigòn không? Tôi cứng miệng không biết nói sao vì suốt từ khi mới lớn cho đến lúc trưởng thành, tôi ăn phở sáng trưa chiều tối, cả nửa đêm nữa. Sàigòn đâu có lúc nào thiếu phở. Thấy mặt tôi tẽn tò, ông bạn vong niên tủm tỉm cười:

- Ông xa quê lâu quá thế có biết yến phở là gì không? Tất nhiên tôi không biết, ông cụ cười bảo: Thế là quên hết tiếng Việt rồi nhá. Yến là đơn vị đo lường ngày xưa. Một yến nặng tương đương với tám cân. Người ta cân bánh phở bằng yến ông ạ. Thế mới lạ chứ! Nhưng tôi vẫn thấy gọi một yến phở nó thơ mộng hơn. Đấy, nó thế đấy! Dân Hà Nội chính gốc chúng tôi vẫn cố giữ nếp nhà, mỗi hàng phở chỉ bán sáng sớm đến gần nửa buổi, giỏi lắm là chục yến phở... Làm gì có cảnh ăn phở ồ ạt như Sàigòn. Nhưng sáng sớm hôm đó tôi chưa được giáo dục để hiểu tại sao phở Hà Nội hết sớm thế? Khi tôi tới thì thấy đã có bảy tám người sắp hàng chờ và tôi lại càng yên tâm hơn. Tôi tự kiểm điểm chính mình. Nhất định trông tôi phải giống y như dân Hà Nội với cái áo sơ mi dài tay buông thõng bỏ ngoài quần và chiếc quần cũng đã tàn tàn.

Chân tôi đi đôi dép nhựa của mini hotel, yên tâm vì không ai thèm nhìn tôi cả. Khi gần đến lượt, tôi chú ý quan sát để khỏi có vẻ ngớ ngẩn. Phở có hai giá 8000 và 10.000 đồng. Thêm dầu cháo quẩy 1500 đồng. Phở truyền thống Hà Nội ngày xưa 5

ĐSNT 2014 – Page 269


làm gì có dầu cháo quẩy? Hồi đó dù mới chín mười tuổi tôi vẫn còn nhớ không hề có vụ dầu cháo quẩy hay vì những năm hữu nghị thắm thiết môi hở răng lạnh nên cái ông Tần Cối này mới có dịp nằm chễm chệ trên tô phở Việt Nam? Đằng sau cái bàn bọc nhôm có ba người. Một phụ nữ đứng giữa, chuyên nhận “óoc đơ” và thu tiền, phía bên trái là một người đàn ông chuyên thái thịt và phía bên phải là một ông khác lo nhúng bánh chan nước lèo. Tôi quan sát thấy tô phở không được lớn lắm mà tôi thì đói meo nên mở miệng: - Một bát chín nạm, thêm một bát chín nạm không bánh. - Không bán thế - Một bát chín nạm Người phụ nữ trông còn khá trẻ nhìn tôi và nói: - Tám nghìn. Tôi nạp đủ tám nghìn xong thì bà ta bảo: - Chờ đấy! Tôi đứng lách sang một bên để nhìn vào trong quày phở. Người đàn ông phía bên trái liền tay lật đi lật lại miếng thịt chín rồi đặt xuống, nhanh tay thái. Khi đã thấy đủ, ông ta bốc bỏ vào chiếc bát lớn. Nhìn ông ta thái thịt, lòng cũng thấy vui vui, tay nhanh thoăn thoắt nhấn từng nhát với chiếc dao phở to bản. Thỉnh thỏang ông ta lật chiếc dao lại, nhúm một tí thịt tái trải ra và dùng sống dao dần nhẹ lên trên có lẽ để cho thịt tái mềm ra. Đi ăn phở ở Mỹ ở Tây ngay cả ở Đại Hàn không ai thấy được cảnh thái thịt. Ít nhất thì cũng yên trí là mình được ăn thịt tươi. Sau khi ông bốc thịt vào bát, bát ấy được chuyển vào giữa và người thiếu phụ bỏ hành

ngò xong đẩy bát sang để ông bên phải múc nước lèo... Tôi nhìn người đàn bà. Hà Nội mùa hè sáng bảnh mắt đã nóng hừng hực có lẽ vì những cơn gió Lào, bà ta lại đứng sát lò lửa nên trán lấm tấm mồ hôi, thỉnh thỏang phải đưa tay lên quệt và trước mặt bà ta là một đống tiền. Tiền Việt Nam hiện tại có nhiều đơn vị, tờ lớn nhất là 1/2 triệu và tờ nhỏ nhất là 500 đồng. Những tờ 500, 1000, 2000 có lẽ được in ở những nhà in rẻ tiền và phát hành từ lâu nên trông bèo nhèo nhơm nhếch. Bà ta lúc đếm tiền, lúc thối tiền xong lại bốc hành... Còn đang mải quan sát thì nghe tiếng gọi: - Chín nạm của ông kia. Ông kia là tôi. Tôi long trọng đưa tay nhận bát phở và nhìn quanh để kiếm chỗ ngồi. Phía trong hơi tối có ba bàn đều kín chỗ. Quay sang phía ngòai, tôi thấy có một chỗ trống ở một chiếc bàn. Bàn là loại bàn vẫn thấy ở những bộ “sô pha”, thấp và bọc “phooc mi ca”. Tất cả bên ngoài có bốn chiếc bàn kê trên lề đường sát với một dãy xe gắn máy. Tự nhiên như người Hà Nội, tôi luồn lách, bê tô phở đến chỗ trống. Chiếc ghế bằng nhựa ni lông màu đỏ có hoa xanh nhưng đã phai màu nhỏ tí như ghế con nít. Tôi ngồi xuống thì chợt nhớ ra ăn phở phải có thìa, có đũa. Ngó quanh thấy trên tường có treo một giỏ tre đựng, tôi nhổm lên lấy xuống tiện tay giật luôn hai tờ giấy hình vuông cỡ lớn hơn lòng bàn tay. “Napkin” Hà Nội màu ngà ngà, dày như tờ giấy đánh máy. Vừa trở lại thì có một ông khác đặt bát phở ngay trước mặt tôi. Ông bạn này trông khá trẻ, quần

(Hình trên: ông Đại sứ Pháp ngồi vỉa hè Hà Nội ăn phở trên bàn có dĩa dầu cháo quẩy) áo đàng hoàng nhưng vẻ mặt thì lạnh tanh. Tôi toan chào làm quen nhưng ngưng lại kịp. Ông ta dáo dác nhìn quanh và nhoài người sang bàn bên cạnh, chỗ bốn người đang xì xụp, lôi về phía bàn tôi một đĩa nhôm đựng quất. Tôi thản nhiên bốc nửa trái quất và với kinh nghiệm xương máu hôm qua, rất từ từ vắt nửa trái quất vào chiếc thìa. Hà, chiếc thìa yêu dấu của năm chục năm về trước tưởng đã tiêu diêu nơi đâu, nay vẫn sờ sờ hiện hữu trước mặt tôi. Nó được ép bằng nhôm mỏng tanh và cạnh đủ sắc để làm bạn ta sứt môi nếu không cẩn thận. Tôi bóp nhẹ, bóp nhẹ và hai hột quất lòi ra từ từ cùng với nước quất nhiễu xuống thìa nhôm. Tôi chơi một lúc ba miếng quất mới đủ cho bát phở. Có cái gì nhờn nhợn trong tôi. Thiên hạ dọa tôi đủ thứ trong đó có vụ đi “té re” nhưng đã đến Hà Nội mà không ăn như người Hà Nội e mất tiếng. Vả lại dân Hà Nội nổi tiếng là sành ăn đến nỗi đã có biết bao nhiêu bút mực để ca tụng món ngon Hà Nội. Tôi tặc lưỡi múc một thìa nước dùng lên húp. A, có mùi truyền thống như hôm qua. Ông bạn ngồi trước mặt tôi bỗng lại ngó dáo 6

ĐSNT 2014 – Page 270


dác. Quay qua quay lại, ông ngó xuống gầm bàn lôi lên một lọ tương ớt. Hà, tôi cũng đang cần nó và không bao giờ nghĩ ra nó lại nằm ở đó, trên cái nền đất nhơm nhếch của vỉa hè. Tôi nheo mày nhìn xuống, ở đó vỏ quất, giấy và không biết còn nhiều thứ gì khác vung vãi khắp nơi. Chờ ông bạn dùng xong, tôi lấy lọ tương ớt và xịt có hơi nhiều với cái suy nghĩ rất nhà quê rằng ớt có nhiều “a xit phooc mic” đủ để giết vi trùng. Xin nói thật rằng tôi đã ăn hết bát phở chín gầu đó và sau đó không hề đau bụng. Trên đường

trở về chỗ trọ, tôi thấy lỗi tại tôi trăm bề. Tôi đã đổi, đã thay chứ Hà Nội của tôi vẫn thế, vẫn là Hà Nội của nửa thế kỷ trước. Nơi đây, thời gian ngưng lại. Tôi nhìn gốc cây sấu được quét vôi trắng, nó vẫn y như cây sấu của tôi ngày xưa rồi tự nhiên tôi phá ra cười... Ngày xưa, ông Sartre nhìn thấy một gốc cây xù xì mà phát hiện ra chủ nghĩa hiện sinh. Tôi vừa nhìn thấy gốc cây sấu đã phát hiện ra là ở Hà Nội yêu dấu của tôi, thời gian ngưng lại mà đôi khi còn đi giật lùi... Tôi có thua gì cái ông triết gia nổi tiếng này đâu!

7

ĐSNT 2014 – Page 271


Hà Nội ngày trở lại. Tản Mạn Nguyễn Trần Lê NT 57 (viết xong ngày 2/28/2014 sau chuyến đi Hà Nội trở về Úc châu)

Đứng nhìn Hồ Gươm lung linh dưới ánh nắng ban mai, cái lạnh của Hà nội cuối đông như len lỏi vào từng thớ thịt, tôi vội choàng cái áo ấm, kéo cao cổ áo rồi thong thả ngắm nhìn những hình ảnh quen thuộc vừa tìm lại như đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc... Có những tàn cây rũ bóng xuống mặt hồ, chung quanh mọi người sinh hoạt dạo chơi và tập thể dục đã làm quang cảnh Hà Nội thêm sinh động. Hàng quán đã mở cửa, xe cộ nhiều bấm còi inh ỏi, tôi bước qua đường từ tốn, luôn luôn để ý ngoảnh mặt theo chiều xe chạy vì nếu dừng lại, chắc tôi sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi dòng xe đang xuôi ngược. Tay cầm gói xôi khúc còn nóng hổi của một bà bán dạo bên bờ hồ, mùi thơm đã làm tôi phải nhai chầm chậm để thưởng thức lại hết cái vị ngọt nồng của lá Khúc. Đã 61 năm, ngày rời Hà Nội tôi chỉ mới 9 tuổi. Trí óc non nớt

tuổi học trò nghịch ngợm không nhớ hết hình ảnh Hà Nội xưa. Biết tìm đâu bây giờ những lúc nắm tay mẹ tôi lững thững quanh bờ hồ ăn cây kem đậu xanh Thăng Long mẹ đã mua cho? Cảnh năm xưa ấy ngày nay vẫn còn, còn cả cái điếu cầy bằng tre ở hàng Điếu hay thùng xách nước, vật dụng bằng sắt ở hàng Thiếc, hàng Mành... Tuy nhiên với nền kinh tế thị trường, khung cảnh 36 phố phường không còn nguyên vẹn như xưa. Tất cả trở nên xô bồ nhộn nhịp, đường phố hình như nhỏ lại vì buôn bán cả trên vỉa hè. Dọc đường vẫn thấy những bà mẹ quang gánh kĩu kịt rao hàng, taxi và xe 2 bánh len lỏi giữa đường phố đông người. Dân Hà nội một số đã thoát xác, bảnh bao hơn với bộ cánh thời trang, ngồi trên xe gắn máy đời mới hay lái những chiếc ô tô đầy đủ tiện nghi.

nập. Dọc đường nhà cửa san bằng các ruộng lúa, cơ sở công nghiệp ngoại quốc thấy khắp nơi, dòng sông Hồng cuộn đỏ mầu phù sa và những chiếc tầu ghe vận chuyển hàng hóa qua lại ngày đêm. Hà Nội đã và đang trở mình theo chiều hướng chậm chạp. Đường cao tốc tuy đã mở rộng cũng vẫn chưa đủ cho giao thông liên tỉnh. Cái giọng trọ trẹ khó nghe của dân Hà Nội mới khiến tôi ngỡ ngàng, tiếng lờ nờ ấy bắt tôi phải nghĩ chậm lại. Một tí láu cá, khôn vặt của kẻ bán hàng cũng đủ làm tôi nực cười, có khi gặp những tiếng chèo kéo, pha chút thô lỗ thì tôi vội vàng rảo bước. Bánh tôm hồ Tây, chả cá Lã Vọng, phở Bắc, kem Thăng Long vẫn còn hoạt động nhưng

Hà Nội hôm nay không còn là Hà Nội 54, những cao ốc mọc lên sen kẽ tân cổ, phòng ngủ mini quanh hồ Gươm đầy dãy, những khách sạn 5 sao quanh Hồ Tây tráng lệ và giai cấp dư dả tiền bạc sẵn sàng tận hưởng cái tiện nghi hiện đại. Hệ thống giao thông, đường xá từ phi trường Nội Bài vào Hà Nội gần 40 km, xe chạy xuôi ngược tấp 4

ĐSNT 2014 – Page 272


bây giờ chung quanh có thêm thịt bò Kobe, cà phê Ý, Pizza, gà rán KFC... thực phẩm tư bản cũng đã có mặt tràn ngập Hà Nội. Riêng tôi, xệp xuống cà phê vỉa hè 10.000 đồng, tôi có ngay ly cà phê vợt đậm mùi, gói xôi 15.000 đồng là xong bữa điểm tâm rồi kèm theo chai nước lạnh, tôi quẩy ba-lô loanh quanh phố phường. Qua công viên Lý Thái Tổ thăm nhà thờ Chính Tòa với lối kiến trúc Gothic, xây năm 1886 dựa theo mẫu nhà thờ Đức Bà ở Paris mang tên thánh Gui-se, cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển đô thị mất đi sự tôn kính. Kề cận là nhà thương Phủ Doãn đông nghẹt bệnh nhân đang chờ khám bệnh.

Xuôi đường Hai bà Trưng tới thăm “khách sạn Hilton” hay còn gọi là Hỏa lò là nơi giam cầm các tù binh Mỹ, một điểm đến cho các cựu chiến binh đã một thời ở Việt Nam. Họ thấy lại chứng tích và hình ảnh đồng đội bị trói chéo cánh tay bên cạnh cán binh Bắc Việt... Bộ đồ bay, nón bay của phi công John Mc Cain và cả cái giường sắt chỏng chơ trong căn phòng hẹp.

Lặng nhìn những hình ảnh ấy, du khách không khỏi ngậm ngùi tưởng nhớ đến các đồng đội đã hy sinh để bảo vệ Tự Do. Thực chất, cuộc chiến này đã cướp mất đi biết bao tài năng của đất nước mình.

Vòng lên Hùng Vương, Ông Ích Khiêm đến Chùa Một Cột, dân chúng nghiêm trang thắp nhang khấn vái niềm vui đầu xuân. Đền Quan Thánh không xa, tản bộ đến Hồ Tây tôi viếng chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ hơn 1500 năm được coi là lâu đời nhất Thăng Long Hà Nội. Những cành đào hồng thắm nở rộ, đèn lồng giăng khắp lối làm tăng không khí vui tươi của tiết Xuân. Quanh chùa thiên hạ thắp nhang khấn vái và hái lộc đầu năm. Nhẩy lên chiếc xích lô, tôi tạt qua Bảo tàng viện Lịch sử trên đường Hoàng Diệu và trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập từ năm 1925. Nơi đây đã đào tạo những họa sĩ và điêu khắc gia tài ba. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc đa dạng và phong phú đứng hàng đầu thủ đô Hà Nội nằm phía Nam kinh thành Thăng Long gồm hai di tích: Văn Miếu thờ Khổng Tử và Tư Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An (học vị Hiệu trưởng)

được dựng lên từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây trường Quốc Tử Giám chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (vì thế mới gọi là Quốc Tử). Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc. Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám và là thầy dạy các hoàng tử nên khi qua đời, Chu Văn An đã được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu tượng cho tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam.

Nếu đã mệt mỏi, du khách có thể tạt vào khu mua sắm Tràng Thi nhâm nhi ly cà phê cappuccino của Highland coffee hay gậm bánh mì hamburger trong các cửa hàng ăn uống có máy điều hòa không khí tiện nghi. Ngồi trên xe điện chạy vòng quanh phố cổ vừa nghỉ chân vừa ngắm cảnh, giá cả chẳng bao nhiêu mà ghi lại được những sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Nội. Chợ Đồng Xuân, chợ hàng Da thời xưa nối tiếp thời nay có Vincom shopping mall choáng ngợp bán đủ các hàng hiệu từ vài trăm cho đến vài ngàn 4

ĐSNT 2014 – Page 273


dollars. Dân Việt Nam giầu có như thế nhưng vì đâu thế giới lại xếp hạng chúng ta ở gần cuối sổ những nước lạc hậu? Tại sao GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 1100 USD (gần đây có báo VN viết $1900 năm 2013 chẳng biết đúng hay sai!) so sánh với Singapore thì năm 1980 GDP đầu người của Singapore chỉ 9.25 lần hơn Việt Nam nhưng nay đã chênh lệch tới 36 lần. Thái Lan và Indonesia chỉ hơn Việt Nam chút ít vào năm 1980 (1,35 và 1,14 lần) nhưng nay Indonesia

gấp 2,5 lần và Thái Lan gấp gần 4 lần Việt Nam. Sau 38 năm chấm dứt chiến tranh, phải chăng đất nước chúng ta cấp kỳ cần trả lời câu hỏi này một cách chính đáng để sửa đổi mà theo kịp thế giới ngày mai? Những con đường Cổ Ngư, hàng Gai, hàng Bồ, hàng Bông, hàng Nhuộm vẫn còn và cả ngôi nhà 58 Trần Nhân Tông bên cạnh hồ Hale nay là Hồ Thiền Quang của gia đình tôi trước 54... Trở lại tìm ngôi nhà xưa, thấy phong cảnh đã thay đổi ít nhiều theo nếp sinh hoạt

mới, tôi đứng yên lặng nhìn... Nhớ lại 61 năm trước, gia đình đã rời nơi này di cư xuống miền Nam tự do lập nghiệp, tưởng như đã yên ổn nhưng rồi 20 năm sau lại phải từ biệt đất nước sống đời lưu vong... Hà Nội dường như vẫn day dứt, ôm ấp mối tình của kẻ ra đi trở về nhưng bây giờ đã xa lạ vì họ không còn là người của Hà Nội xưa nên sự chào đón đối với cá nhân tôi chẳng qua chỉ như một du khách về thăm chốn cũ.

Lời Hay Ý Đẹp * Thà không biết gì còn hơn

là biết nhiều thứ một cách nửa vời ST

* Danh vọng không thể có ở nơi mà đạo đức không có Lamartine

* Tình yêu nâng cao con

người thoát khỏi sự tầm thường Pascal

* Hạnh phúc có thể tìm kiếm và giành lấy được, nhưng nó không có sẵn trong tay một ân nhân nào Pithagore

5

ĐSNT 2014 – Page 274


Cung Nhật Thành sưu tầm... NT62-69 Tháng Giêng, 2014 Tâm tình với C.N.Thành: Trong vai trò chủ bút, nhằm mục đích để độc giả biết đôi chút về các tác giả nhất là hoàn cảnh nào họ đã viết ra những câu truyện ở đây; hơn nữa, chúng ta cũng cần tin tức trao đổi để tạo nhịp cầu thông cảm khi Đại Hội đến rồi sẽ qua đi... mai đây mỗi người lại mỗi ngả! Tôi gởi lời đề nghị “dễ thương” mà cũng “dễ ghét” đối với họ (vì phải nói về mình) đến một số tác giả thường có 2 bài viết. Một chiều thứ năm ở tiểu bang Texas, Cung Nhật Thành cũng nhận được thư yêu cầu nhưng mãi đến tối thứ sáu ngồi trong nhà hàng Nhật ăn uống với vợ con ngày cuối tuần, tôi mới nhận được tin anh: - “Đọc lá thư thật “dễ thương” về cái đề nghị “dễ thương” của anh, cả ngày tôi cứ tủm tỉm cười hoài... Tôi ít chụp hình nên không có ảnh riêng để gửi và như thế có lẽ tốt hơn... Ngày trước tôi học Nguyễn Trãi, không thể học được nữa thì đi lính. Hết đi lính là đi tù, tù xong tìm đường đi Mỹ, sang Mỹ thì lại đi làm! Tôi là nhân viên Sở Cảnh sát thành phố Dallas từ 1996 và sắp về hưu. Nếu rảnh rỗi có dịch hay viết được ít bài thì tôi gửi Việt Báo, Nguyệt san Thế Giới Mới hay trang Đại học Chiến tranh Chính trị. Vợ chồng tôi có 3 cháu: cô gái lớn, cậu con trai và cô út...” hế nhưng bất ngờ tôi đã trúng “số độc đắc” với lời đề nghị “dễ thương” ấy bởi vì liên lạc với anh, tôi mới khám phá ra cô con gái út Cung Hoàng Kim lại chính là cô Hoa hậu Toàn quốc Hoa kỳ 2013 (National American Miss). Một điều nổi bật là trước toàn thể quan khách, Kim... cô gái hậu duệ của NT trước 75 đã đọc bài diễn văn phát biểu hùng hồn những lời đáng ghi nhớ đối với hoàn cảnh tị nạn của chúng ta và cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ đang thôi thúc trên quê hương Việt Nam: - “Ladies and Gentlemen... We are told to remember the Idea rather than The Man because a man can fail; he can be caught, killed and forgotten but years and years later, an idea can still change the world... 38 years have passed since the fall of Saigon and still we gather here today, commemorating the loss of our beautiful country. Probably not so much about the loss of a country territory but much more about the loss of human rights, freedom, morality and the pursuit of happiness for the Vietnamese people... As a 22 year old college student, graduating from the University of Texas with honors, I’m a very proud Texan and most of all a very proud Vietnamese American. However I am very aware my family came to America as a political choice, refugees and victims of the Vietnamese Communist regime not for economic pursuits... But what is this Idea? It is a principle of Human Rights, Democracy, Justice and Freedom... (ngưng trích bài diễn văn Miss Cung Hoàng Kim viết và đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4 ở Austin, Texas năm 2013 từ internet). Đến đây, quả tình tôi sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến thân mẫu của cháu Kim bởi vì không có chị thì tôi sẽ không thể nào có “số” mà trúng... Đó là chị Trần Thủy Tiên, M.A in Counseling & Guidance, M.S in Psychology & Sociology. College Advisor, Giáo sư Đại học môn Tâm lý, Xã hội và Việt ngữ. Chị đã hưu trí sau 16 năm làm việc cho Colleges. Chúc mừng hạnh phúc của gia đình anh chị và bây giờ, chúng ta hãy cùng đọc 2 truyện ngắn đầy ý nghĩa do Cung Nhật Thành lược dịch. CĐVinh

T

4

ĐSNT 2014 – Page 275


Tự Cứu Lấy Mình Một người đứng dưới hiên nhà tránh mưa, chợt trông thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người này bèn nói: - Quan Âm bồ tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, cho tôi đi nhờ một đoạn có được không ? Quan Âm thấy vậy, trả lời: - Ta đang đi trong mưa, còn người đứng dưới hiên nhà, mưa không hề ướt đến đầu, vậy thì cần gì ta phổ độ? Người nọ liền lập tức bước ra khỏi mái hiên, đứng dưới trời mưa: - Bây giờ tôi cũng đứng dưới mưa rồi, Bồ tát nên giúp đỡ, có phải không? Quan Âm nói: - Người đứng dưới mưa, ta cũng đứng dưới mưa, ta không bị ướt vì ta có ô, còn người bị ướt, vì người không có ô. Vậy là không phải ta giúp được ta, mà chiếc ô giúp được ta. Người muốn được giúp, không nên tìm ta, mà hãy tự tìm một chiếc ô. Nói xong, Quan Âm đi thẳng. Ngày hôm sau, người nọ gặp chuyện khó khăn, bèn đến miếu Quan Âm cầu khấn. Vừa bước vào trong miếu, anh ta đã nhìn thấy có một người khác đang đứng chắp tay ngay trước tượng Quan Âm. Lạ một điều, người đó có hình dang giống hệt Quan Âm, không sai một li. Anh ta bèn đến gần hỏi:

- Người có phải Quan Âm không?. Người đó trả lời: - Ta chính là Quan Âm. - Vậy vì sao người lại chắp tay cầu khấn chính mình?. Quan Âm cười đáp: - Ta cũng gặp chuyện khó khăn nhưng ta biết cầu cứu người không bằng cầu cứu chính bản thân mình.

Lòng Người và Tình Đời Trong các chi nhánh Bưu Điện lớn ở các nơi thường có một nhân viên phụ trách riêng về việc xem xét, phân phối và quyết định phải làm gì với các lá thư có các địa chỉ không rõ ràng hay là không có địa chỉ gì cả… Một hôm có lá thư với nét chữ viết tay nguệch ngoạc, đề tên người nhận là Thượng Đế mà không có địa chỉ nơi nhận. Nhân viên này nghĩ phải mở ra xem viết về chuyện gì và biết đâu ai đó có thể giúp được điều trong thư... Lá thư như sau: “Thưa Thượng Đế, Con là một goá phụ đã 83 tuổi, sống bằng số tiền hưu trí rất khiêm nhượng. Hôm qua, kẻ gian đã ăn cắp bóp tiền của con. Trong bóp có đúng 100 đồng và đó là tất cả tiền mà con có cho đến cuối tháng. Chủ Nhật tới là ngày Giáng Sinh, con đã mời hai người bạn cùng hoàn cảnh đến ăn cơm tối. Không có tiền, con không biết phải làm sao? Con cũng chẳng còn gia đình, thân thuộc để nhờ vả trông cậy... Con chỉ vào biết hy vong

ở Ngài thôi! Thượng Đế ơi, xin Ngài cứu giúp con... Với lòng thành, Edna” Xúc động sâu xa, nhân viên này đem lá thư cho tất cả đồng nghiệp có mặt làm việc hôm đó tại Bưu Điện cùng đọc. Mọi người đều lục tìm trong túi hay bóp của mình và ai cũng góp được ít nhất vài đồng. Đi quanh một vòng, người nhân viên thu được tổng cộng là 96 đồng. Tất cả đều đồng ý bỏ tiền vào phong bì và gửi đến goá phụ Edna. Ai nấy trong Bưu Điện hôm đó cũng thấy ấm lòng khi nghĩ đến Edna và bữa ăn tối mà cụ có thể chia xẻ với bạn khi nhận thư. Ngày Lễ Giáng sinh đến rồi đi... Vài ngày sau, có một lá thư khác của cụ Edna cũng gửi cho Thượng Đế tới Bưu Điện. Nao nức, tất cả nhân viên tề tựu để cùng đọc lá thư: “Thưa Thượng Đế, Con không biết phải cám ơn thế nào mới đủ về những gì Ngài đã giúp. Với món quà đầy ắp tình thương của Ngài, con đã đãi hai người bạn một bữa ăn thịnh soạn. Con kể với hai bạn ấy món quà tuyệt vời Ngài đã cho và chúng con đã có một buổi tối thật ấm cúng. Nhân đây con cũng xin báo với Ngài là thiếu mất 4 đồng... Con nghĩ có thể có những gã không được lương thiện đang làm việc ở Bưu Điện... Với lòng thành, Edna”

5

ĐSNT 2014 – Page 276


6

ĐSNT 2014 – Page 277


Light Picture

Cao Dac Vinh nt58

N Y 9 /11

#1 Empire State Building New York (2000)

#2

Panam New york (2000)

7

ĐSNT 2014 – Page 278


#3 Concorde (2001)

#4 Los Angeles (2002) 8

ĐSNT 2014 – Page 279


Hình Ảnh Sinh Hoạt Nguyễn Trãi

Anh Mai Đông Thành Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Nguyễn Trãi Saigon, Nam Cali nhận cờ luân lưu Đại Hội từ anh Trần Hữu Quý Hội Trưởng NT Houston, TX

Anh Bùi Văn Đạo cựu Trưởng Ban Tổ Chức DHNTTG 2012 Trình bày kinh nghiệm tổ chức Đại Hội NT lần thứ nhất tại

Họp sơ khởi hình thành BTC Đại Hội NTTG 2014 lần thứ II tại Orange County, California

Anh Trần Đức Tâm tân Trưởng Ban TC / DHNTTG2014 Nhận check $1,000 do anh Bùi Văn Đạo (cựu TB-TC DHNTTG2012) trao tặng từ quỹ DHNTTG2012 thặng dư

9 Họp BTC/DHNTTG2014

Họp BTC/DHNTTG2014

ĐSNT 2014 – Page 280


NT Nam Cali tham dự biểu tình chống Tầu Cộng xâm lược lãnh thổ Việt Nam

NT Nam Cali tham dự Picnic Lê Văn Duyệt cùng với Liên Trường THVN

NT Nam Cali tham dự tang lễ Việt Dũng

Tất Niên Nguyễn Trãi Nam cali mừng Xuân Giáp Ngọ, 2014

NT Nam Cli thăm thầy Phạm Hoài NT Nam Cali thăm thầy Nguyễn Ngọc Lưu

Ban Hợp ca NT Nam Cali

Ban Tứ ca “Tứ Khoái” Nam Cali

10

ĐSNT 2014 – Page 281


Sinh hoạt NT Houston, Texas

NT Houston, TX tập dượt văn nghệ cho Đại Hội NTTG 2014

Sinh hoạt NT Bắc Cali

NT Houston, TX đón tiếp HT NT Bắc Cali Phạm Bách Phi

NT Houston, TX Pre-fashion show DHNTTG2014

Sinh hoạt nhóm NT miền Tây Washington

11 Ra mắt Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu HS Trung Học NT Bắc Cali

Thầy Hà Đạo Hạnh thăm cựu HS Trung Học NT, Nam Cali

ĐSNT 2014 – Page 282


MICHAEL DANG D.D.S

12

ĐSNT 2014 – Page 283


13

ĐSNT 2014 – Page 284


14

ĐSNT 2014 – Page 285


15

ĐSNT 2014 – Page 286


16

ĐSNT 2014 – Page 287


17

ĐSNT 2014 – Page 288


18

ĐSNT 2014 – Page 289


19

ĐSNT 2014 – Page 290


20

ĐSNT 2014 – Page 291


21

ĐSNT 2014 – Page 292


22

ĐSNT 2014 – Page 293


23

ĐSNT 2014 – Page 294


24

ĐSNT 2014 – Page 295


25

ĐSNT 2014 – Page 296


26

ĐSNT 2014 – Page 297


27

ĐSNT 2014 – Page 298


28

ĐSNT 2014 – Page 299


29

ĐSNT 2014 – Page 300


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.