Đặc San 21-6-2022

Page 1

DIỄN ĐÀN CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM

Chuyên đề mừng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6.2022


14

| Đặc san 21-6-2022

KHU ĉÔ THť ÂN PHÚ:

Điểm sáng đầu tư đô thị thương mại Buôn Ma Thuột

NGUYÊN ĐỨC Theo Ban quản lý dự án khu đô thị Ân Phú, dự kiến tháng 10.2022, chủ đầu tư sẽ hoàn thành xây dựng các cụm nhà ở liên kế thương mại (shophouse) chính của dự án này.

V

ị thế một đô thị mới hiện đại, văn minh tại cụm đô thị phía bắc đường tránh vành đai phía tây thành phố Buôn Ma Thuột, đặc biệt mở ra cơ hội thương mại cho cư dân, qua đó sẽ được xác lập. Dự án khu đô thị Ân Phú (dự án khu dân cư Hà Huy Tập, P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột) thuộc trong danh mục kêu gọi đầu tư của chính quyền tỉnh Đắk Lắk, được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong năm 2016. Công ty Ân Phú là đơn vị hội đủ các điều kiện trúng thầu, được giao triển khai dự án này. Sau 3 năm chuẩn bị các thủ tục, mặt bằng và điều kiện pháp lý khác, dự án đã khởi công xây dựng trong năm 2019, và chỉ sau 1 năm triển khai, cơ bản hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Bất chấp 2 năm tiếp theo đối đầu đại dịch Covid-19, dự án vẫn hoàn thiện các hạng mục hạ tầng xã hội (trường mẫu giáo), cộng đồng (nhà văn hóa) và trạm xử lý nước thải. Đến cuối năm 2021, dự án cơ bản hoàn bị các điều kiện pháp lý, mặt bằng thực tế để sẵn sàng đi vào hoạt động. Đặc biệt, với yêu cầu quy hoạch của địa phương, dự án khu dân cư Hà Huy Tập phải là điểm nhấn đô thị có giá trị thương mại, tạo thêm điều kiện sinh kế, thu nhập cho người dân ở trong và phụ cận. Từ góc độ này, chủ đầu tư đã nỗ lực xúc tiến, cam kết hoàn

thiện hạng mục mặt bằng thương mại, với các cụm nhà phố liền kế thương mại nằm trong thiết kế dự án, gộp với các điều kiện đầy đủ hạ tầng văn hóa, xã hội, để khẳng định thương hiệu khu đô thị Ân Phú, đồng thời mở ra cơ hội kinh doanh cho người dân. Ông Phan Tá Sinh, Phó giám đốc Công ty Ân Phú phân tích, vị thế dự án khu đô thị có tính chất khá đặc biệt, nằm dọc trục đường Hà Huy Tập nối từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột ra phía bắc, tiếp giáp huyện Cư M’gar với mốc đến là thị trấn Quảng Phú; liền kề một loạt điểm nhấn đầu tư, quy hoạch trọng yếu của tỉnh Đắk Lắk như cụm làng đại học Buôn Ma Thuột, các cơ quan lực lượng chức năng, đơn vị hành chính khu vực… Cũng bởi nằm trong hệ thống quy hoạch giao thông vành đai phía tây, dự án rất thuận tiện kết nối với các trục giao thông sẵn có của thành phố Buôn Ma Thuột, gồm cả những dự án giao thông đang chuẩn bị khởi động như cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, cao tốc Buôn Ma Thuột - Đà Lạt, tuyến đường Hồ Chí Minh về phía nam… Xung quanh dự án, là chuỗi các dự án đô thị thương mại, du lịch khác như Eco Premium City, Làng Café Châu Âu… với mục tiêu quy hoạch tạo một cụm đô thị quy mô, sầm uất, hiện đại và có lợi thế thương mại đầu tư cho địa phương. Ông Sinh nhấn mạnh, bởi đặc điểm đô thị thương mại Buôn Ma Thuột, là gắn liền nhu cầu sản xuất, canh tác nông thổ sản, hướng đến xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa; thu hút đầu tư những mặt hàng chiến lược từ cửa ngõ Tây nguyên lan tỏa khắp nơi. Do đó, những vị thế tiệm cận đầu mối giao thông quan trọng, thuận tiện đi lại, kết hợp tốt các hệ thống

Dự án khu đô thị Ân Phú đang dần hoàn thiện đầy đủ hạ tầng cho người dân ẢNH: NGUYÊN ĐỨC

phân phối, logistics, nhất là hỗ trợ người nông dân bản địa tiêu thụ, quảng bá tốt sản phẩm, là khu vực ưu tiên cần thương mại hóa của thành phố này. Chính những điều kiện đó cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị Ân Phú tin chắc, dự án hình thành, sẽ là điểm thu hút, tụ hội nhu cầu đầu tư tổ chức kinh doanh thương mại của nhiều tổ chức và cá nhân người dân tại địa bàn, cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mới ở hai đầu đất nước. Hơn nữa, theo thiết kế quy hoạch, dự án khu đô thị này đã được địa phương định vị rõ, có 568 căn hộ liên kế thương mại, trong đó có 182 căn shophouse theo tiêu chuẩn nhà ở cấp 3, xây dựng 3 tầng, kết cấu vững chắc, được khai thác là nhà ở và mặt sàn thương mại kinh doanh cho người dân sở tại. “Chúng tôi xác định những mặt bằng thương mại này là cơ hội của người dân địa phương, trong kế hoạch phát triển làm ăn, cải thiện kinh tế bền vững”, ông Phan Tá Sinh nhấn mạnh. Theo ông, lâu nay rất nhiều người dân Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột sống trên đất canh tác nông nghiệp, không hội đủ điều kiện đầu tư nhà

ở ổn định, dù vất vả quanh năm vẫn chưa có địa chỉ an cư rõ ràng. Nếu chuyển vào trong khu dân cư đã được quy hoạch, đầy đủ hạ tầng và có môi trường sống an lành, họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều. Dự án khu đô thị Ân Phú hội tụ đủ các yêu cầu này, nhất là về thương mại giao dịch, đem lại một địa chỉ tích cực, rõ ràng để người dân xác lập thương hiệu kinh doanh. Cho nên, doanh nghiệp đang vận động, kêu gọi người dân địa phương quan tâm, chọn dự án để thực thi ước mơ an cư lạc nghiệp bao năm qua của họ. Với mong muốn góp phần tạo cơ hội thương mại lan tỏa đi khắp nơi, tăng hiệu quả kinh tế của Đắk Lắk và toàn vùng Tây nguyên, và cái tâm hướng đến nhu cầu sinh kế thiết thực của người dân Buôn Ma Thuột, dự án khu đô thị Ân Phú, vì thế đang đánh dấu mốc tầm nhìn đầu tư đô thị chiến lược của địa phương. Nhất là cho đến nay, địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột với nhiều dự án đô thị mới hình thành, đô thị Ân Phú đang là dự án tiên phong, hoàn thiện trước về mọi mặt đầu tư, thực sự là điểm sáng đô thị trên vùng đất cao nguyên tươi đẹp. t Mặt bằng thương mại tại khu đô thị Ân Phú được xác định phục vụ đúng nhu cầu đầu tư của người dân sở tại


Đặc san 21-6-2022 |

15

Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 luôn được lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông quan tâm. ẢNH: L.D

Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng việc tiêm vắc xin cho trẻ em luôn được ngành y tế tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt

Đắk Nông có tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-12 tuổi đứng đầu các tỉnh Tây nguyên

Đắk Nông

là một trong những địa phương dẫn đầu Tây nguyên về tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 LAM DIỆN Ệ

ặc dù gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhưng ngành y tế tỉnh Đắk Nông là một trong những địa phương dẫn đầu các tỉnh Tây nguyên về tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi.

M

TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN TIÊM CHỦNG Vắc xin được xem là giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hướng đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Từ thực tế đó, ngành y tế đã và đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhất là ở trẻ em từ 5-12 tuổi. Chị H’Som ở xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong) chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con đang trong độ tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Vì vậy, khi được sự tuyên truyền, vận động của xã, tôi đưa 2 con lên trạm y tế xã để được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Quá trình tiêm chủng, cán bộ, y bác sĩ hướng dẫn tận tình, chu đáo, theo dõi chặt chẽ, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường để kịp thời xử lý”. Ông Lê Duy Đại, Trưởng trạm Y tế xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong) cho biết: “Trước các đợt tiêm chủng, trạm y tế xã tham mưu Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, lồng ghép dưới nhiều hình thức như hệ thống loa phát thanh, y tế cơ sở đến từng hộ gia đình vận động, nói rõ về ý nghĩa của công tác tiêm chủng phòng ngừa

dịch bệnh. Quá trình tổ chức tiêm, trạm y tế luôn tuân thủ các quy định về khai báo y tế, khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm nên được bà con ủng hộ”. TẬP TRUNG PHỐI HỢP VỚI ĐỊA PHƯƠNG Theo bác sĩ Vũ Xuân Tân, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế H.Đắk Glong, thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, kế hoạch của ngành y tế trong công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Trung tâm luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia đầy đủ các buổi tiêm chủng và tạo điều kiện giúp bà con đưa trẻ đến các điểm tiêm bảo đảm an toàn, thuận tiện. Với tinh thần “vắc xin phân bổ đến đâu tiêm ngay đến đó”, Trung tâm Y tế ế H.Đắ ắk Glong huy động cán bộ y tế ế hỗ ỗ trợ các điểm ể tiêm để ể bảo đảm tiến độ, đồng thời tổ chức các điểm tiêm phù hợp, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác tiêm chủng. Tính đến 15 giờ ngày 23.5, H.Đắk Glong đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho 6.528 trẻ, đạt 47,6%, được đánh giá là địa phương đạt tỷ lệ cao nhất tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 hiện nay là học sinh chuẩn bị kết thúc năm học, bước vào thời gian nghỉ hè nên sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong việc thông báo, tập hợp. Bên cạnh đó, nhiều địa bàn rộng, dân cư sinh sống thưa thớt nên công tác tuyên truyền, phổ biến chưa được kịp thời. Ngoài ra, thời gian qua tỉnh Đắk Nông cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh nên nhiều phụ huynh có dấu hiệu chủ quan không cho trẻ dưới 12 tuổi tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, thời gian diễn ra gấp rút, trong khi đội ngũ cán bộ y tế mỏng, hệ thống thiết bị cần thiết như xe cấp cứu, đường truyền phần mềm tiêm chủng không ổn định... nên ngành y tế đang gặp những khó khăn nhất định trong công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ông Huỳnh Thanh Huynh, Phó giám đốc Sở Y tế, nhấn mạnh: “Mặc dù gặp những khó khăn nhất định, nhưng xác định việc tiêm chủng cho người dân nói chung và trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nói riêng là mục tiêu quan trọng trong việc bao phủ vắc xin, nên ngành y tế đã chủ động phối hợp cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân nhằm hướng đến miễn dịch cộng đồng, góp phần kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn”.

Không riêng H.Đắk Glong, theo ông Huỳnh Thanh Huynh, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng, trong đó có trẻ em từ 5-12 tuổi tại Đắk Nông hiện đứng đầu khu vực Tây nguyên, vượt trên mức trung bình chung của cả nước. Cụ thể, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi ở Đắk Nông đã đạt 42%, trong khi cả nước mới đạt 22%.


14

| Đặc san 21-6-2022

Gran Meliá Nha Trang:

KDI Holdings và nhà hàng Hispania

Gran Meliá Nha Trang nói chung, dinh thự Signature nói riêng, chủ nhân sẽ được ôm trọn vào tầm mắt khoảnh khắc hoàng hôn lãng mạn buông mình trên biển ngọc ẢNH: NGÂN KHÁNH

NGÂN KHÁNH Vào ngày 15.5 vừa qua, kỳ quan dinh thự nghỉ dưỡng Signature thuộc quần thể “tư dinh tỉ phú” Gran Meliá Nha Trang đã chính thức được hé lộ trong sự kiện Ra mắt dinh thự Signature - “Mỗi bước chân một kỳ quan lộng lẫy”, được tổ chứ hứcc tại khách sạn 6 sao Reverie Sài Gòn.

B

ên cạnh đó, lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư KDI Holdings và thương hiệu Hispania - chuỗi nhà hàn ng Tây Ban Nha nổi danh thế giới của bếp p trưởng đạt sao Michelin - trở thành điểm nhấn nổi bật của sự kiện. Tiếp nối tuyệt tác dinh thự sát biển đã thu hút sự chú ý mãnh liệt của giới thượng lưu Việt Nam, sự kiện Ra mắt dinh thự Signature - “Mỗi bước chân một kỳ quan lộng lẫy” sẽ là hành trình tiếp theo Gran Meliá Nha Trang và chủ đầu tư KDI Holdings trình làng dòng dinh thự triệu đô Signature, mà chủ đầu tư tự hào xướng danh là “bảo vật của giới đầu tư tỉ phú” khi sở hữu vị trí “tam bảo” độc nhất đó là “lưng tựa núi Tiên - mặt hướng biển xanh - trung tâm thành phố” cùng tầm nhìn rộng mở ôm trọn hoàng hôn triệu đô. Quan n trọng hơn hết, khách mời được tận mắt chứng kiến nghi lễ ễ ký kết hợp tá ác giữa chủ đầu tư KDI Holdings và Hispania - thương hiệu quản lý vận hành nhà hàng 5 sao Tây Ban Nha do đầu bếp đạt sao Michelin Marco os Moran điều hành. Sự kiện này đá ánh dấu bước chân đầu tiên của thươ ơng hiệu Hispania đặt chân tại Việt Nam. Được biết, nhà hàng Hispania Nha Trang với phong cá ách Tây Ban Nha độc đáo sẽ được xây dựng trong g khuôn viên của dự án Gran Meliá Nha Trang, hứa hẹn đem đến những trrải nghiệm ẩm thực đẳng cấp chiếm trọn trái tim của giới thượng lưu. “Tại Gran Meliá Nha Trang, chúng tôi sẽ mở nhà hàng cao cấp Hispania - bước chân thứ 3 của thương hiệu này mở cửa sau London và Brussel. Nhà hàng Hispania lần đầu ra mắt vào năm 2013 và đã giành được những giải thưởng cao quý, được tôn vinh như thương hiệu ẩm thực mang phong vị Tây Ban Nha hàng đầu trên toàn thế giới. Nhà hàng Hispania Nha Trang được đích thân đầu bếp Marcos Moran điều hành. Marcos từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế dành cho đầu bếp, là thế hệ thứ năm của gia tộc Moran sở hữu nhà hàng Michelin Casa Gerado (ở Tây Ban Nha) với bề dày lịch sử hơn 130 năm lịch sử. Ông được Học viện ẩm thực quốc tế Tây Ban Nha trao tặng danh hiệu “Chef de L’Avenir” - Giải thưởng bếp trưởng xuất sắc nhất. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhà hàng phục vụ ẩm thực Tây Ban Nha cao cấp vì vậy chúng tôi tin rằng, nhà hàng Hispania tại Gran Meliá Nha Trang sẽ nhanh chóng tạo nên tiếng vang và trở thành điểm đến hàng đầu của giới tinh hoa. Chúng tôi sẽ mang đến sự sang trọng và tinh tế của Tây Ban Nha đến với Việt Nam và chúng tôi rất vinh dự được đồng hành cùng với quý vị trong chuyến hành trình này”” - ông Ignacio Martin - Giám đốc quản lý khu vực châu Á Thái Bình Dương của Gran Meliá Hotels & Resorts phát biểu tại sự kiện. Trong chuỗi hoạt động giới thiệu dự án, mang tới cơ hội sở hữu sản phẩm BĐS siêu sang đến với khách hàng, chủ đầu tư hiện cũng đang lên kế hoạch tổ chức sự kiện ra mắt tại Hà Nội vào đầu tháng 6.2022.

Lễ ký kết hợp tác giữa dự án Vega City (thuộc Tập đoàn KDI Holdings) và Hispania diễn ra trong không khí trang trọng

của dàn khách mời đặc biệt g được vinh dự đón tiếp cũn n c Quan kiệ đố sự , ám đó Gi h cạn ng n Bê gồm: bà Nancy Ni ts sor Re & s tel Ho liá đốc thương hiệu Gran Me g Steve Nunam - Giám u Á Thái Bình Dương, ôn châ c Oliver vự u u na kh i Ar g oạ ôn ng i và đố g hệ ái Bình Dươn Th Á u châ c vự u kh h an phát triển và kinh do u Á Thái Bình Dương ngành F&B khu vực châ yên chu tác p hợ lý ản Qu Các khách tham dự sự kiện bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với những dinh thự Signature. Có nhiều ý kiến cho rằng, đây thực sự là một “món bảo vật của giới đầu tư”, xứng đáng để bước vào bộ sưu tập triệu đô của các tỉ phú


Không gian rực rỡ sắc màu bên sông Hoài, TP.Hội An (Quảng Nam) những ngày khởi động Năm du lịch quốc gia 2022 ẢNH: MẠNH CƯỜNG

TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN NGỌC TOÀN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO HẢI THÀNH TỔNG THƯ KÝ TÒA SOẠN: LÂM HIẾU DŨNG THỰC HIỆN: HIẾU DŨNG, ĐỨC TRUNG, HUỲNH THÚC GIÁP, LÊ DIỆU HIỀN NGUYỄN NGỌC PHÚC, HỨA VĂN ĐÔNG, HIỀN LƯƠNG TRÌNH BÀY: TRƯƠNG THÙY NHI ẢNH BÌA:

TÒA SOẠN, TRỊ SỰ VÀ PHÁT HÀNH: 268 - 270 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, Q.3, TP.HCM * ĐT: (028) 39302302 * Fax: (028) 39309939 * Email: toasoan@thanhnien.vn Phòng Quảng cáo: (028) 39339988 * Email: quangcao@thanhnien.vn Phòng Phát hành: (028) 39309243 * Email: phathanh@thanhnien.vn 218 TÂY SƠN, Q.ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI * ĐT: (024) 38570981 * Fax: (024) 38570948 * Email: tshanoi@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐÔNG BẮC BỘ: 107 Máy Tơ, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng * ĐT: (0225) 3822038 * Email: dongbacbo@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ: 1 Nhà Thờ, TP.Thanh Hóa * ĐT/Fax: (0237) 3855748 * Email: vpthanhhoa@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG: 144 Bạch Đằng, TP.Đà Nẵng * ĐT: (0236) 3824231 - 3810332 * Fax: (0236) 3871345 * Email: vpdanang@thanhnien.vn VĂN PHÒNG LIÊN LẠC TẠI ĐÀ LẠT: 15 Lê Hồng Phong, P.4, TP.Đà Lạt * ĐT: (0263) 3827807 * Fax: (0263) 3812930 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ VÀ BẮC TÂY NGUYÊN: 133 Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định * ĐT: (0256) 3824142 * Fax: (0256) 3815559 * Email: vpbinhdinh@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NHA TRANG: 120 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa * ĐT: (0258) 3819306 - 3819307 * Fax: (0258) 3819307 * Email: vpnhatrang@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ: 15A Võ Thị Sáu, TP.Biên Hòa, Đồng Nai * ĐT: (0251) 3940818 - 3940819 * Fax: (0251) 3940817 * Email: vpdongnambo@thanhnien.vn VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL: 99 Trần Văn Hoài, TP.Cần Thơ * ĐT: (0292) 3825244 * Fax: (0292) 3825245 * Email: vpcantho@thanhnien.vn ---------------- Bạn đọc gửi báo Thanh Niên đi nước ngoài, đặt mua qua: Công ty XUNHASABA * ĐT: (8428) 38241320 38292900 * Fax: (8428) 38241321 * Email: export@xunhasaba-hcmc.com.vn Giấy phép xuất bản số 186/CBC-QLBC do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 24.2.2022 Sắp chữ tại Báo Thanh Niên Chế bản và in tại xí nghiệp in Quân Đội 2.

GIÁ: 30.000 đồng

Trên bản đồ hình chữ S thân thương, đã từ lâu dải đất hẹp miền Trung được hình dung như một chiếc đòn gánh. Chiếc đòn gánh ấy càng oằn cong kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và liên tiếp hứng chịu thiên tai. Nhưng giờ đây, như nhiều nơi khác, vùng đất hẹp ấy đã gượng dậy, đứng lên. Người miền Trung tự tin ghé vai vào chiếc đòn gánh ấy, tự tin bước đi. Họ muốn chứng minh cho sức mạnh vốn tiềm tàng, ăn sâu trong huyết quản ở vùng đất chịu thương chịu khó... Cũng như hai đầu đất nước, “đòn gánh” miền Trung đang nhộn nhịp trở lại sau những ngày dài dồn nén, ngủ đông. Khởi đầu với Năm du lịch quốc gia 2022 mà Quảng Nam được chọn làm điểm khởi động, cung đường du lịch đang rộng dài và tỏa ra các hướng. Một diện mạo du lịch mới từ thiên đường hang động Quảng Bình vô đến vùng đất phía nam đầy nắng gió với những hình dung từ đầy lạc quan: “bùng nổ”, “thần tốc”, “thân thiện”… Sức bật du lịch không chỉ được đo đếm ở câu chuyện kinh tế đêm ở Đà Lạt, từ gợi ý về những món ăn vặt “ngon hết phần thiên hạ” ở Quy Nhơn… mà còn bởi những phác thảo rộng lớn hơn, kết nối liền mạch hơn qua đường bay châu Á (diễn đàn Routes Asia 2022 của Đà Nẵng). Nhưng du lịch chỉ là một lát cắt dễ nhận thấy trong một tổng thể sinh động. Bởi sức bật hiển hiện trên những bài toán lớn để sẵn sàng đón “đại bàng” đến làm tổ hay hiến kế để vươn tầm “đại đô thị”. Và đôi khi, đấy lại là những minh họa sống động được kể lại qua những câu chuyện hồi sinh ở những địa phương, doanh nghiệp, trong từng nhà máy... Ấn phẩm này đến tay bạn đọc đúng vào dịp 21.6, kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Không chỉ có những chia sẻ riêng về chuyện nghề, xin bạn đọc hãy xem đây là sự đồng hành và thấu hiểu của người làm báo trước nỗi gian khó mà các địa phương, doanh nghiệp, đối tác, người dân ở vùng đất hẹp miền Trung đã trải qua. Từ đồng hành và thấu hiểu, chúng tôi mới có thể nhận ra đầy đủ hơn về những chuyển động vi tế ở bên trong để làm nên sức bật. Câu chuyện của miền Trung chỉ mang tính đại diện cho sức bật chung đang thấy trỗi dậy ở rất nhiều nơi trên toàn quốc. Nếu có thêm sự cộng hưởng từ nhiều phía, miền Trung sẽ cụ thể hóa sức bật để cựa mình, để làm mạnh mẽ hơn tốc độ của giai đoạn “chạy đà”, “tăng tốc”, “về đích”. Cơ hội phát triển, vì thế, cũng dễ dàng được chuyển hóa vào thực tế cuộc sống, vào các kế hoạch hồi phục kinh tế - xã hội. Vạch xuất phát đã bị bỏ lại ở phía sau, giờ là lúc cả vùng đất hẹp đang sáng tạo, linh hoạt tìm cách bứt tốc. Quả thực, miền Trung đang muốn phát đi một thông điệp về nhu cầu cần thiết có sự cộng hưởng từ nhiều phía. Hãy cùng người miền Trung thêm một lần nữa ghé đôi vai vào chiếc đòn gánh lịch sử, Thanh Niên mạnh mẽ bước về phía trước…

Thi đua thuyền sup trên biển Đà Nẵng ẢNH: NGUYỄN TÚ


2

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng mơ ước một lần được đặt chân lên quần đảo Trường Sa.Với nhà báo, niềm khao khát ấy càng mãnh liệt hơn. Riêng cánh phóng viên, ra Trường Sa không chỉ là để biết thêm một vùng đất mà họ còn làm nhiệm vụ gửi đến độc giả những cảm nhận về nơi ấy bằng những tác phẩm báo chí của mình.

Tác nghiệp Chùa trên đảo Song Tử Tây ẢNH: TRẦN ĐĂNG

Chuyến đi

TRẦN ĐĂNG

có một không hai Chừng 10 năm trước, tác nghiệp ở Trường Sa, nhất là phải gửi tin bài “nóng” về tòa soạn là điều không hề đơn giản. Tôi đã phải “đánh vật” với mỗi tấm ảnh để gửi về đất liền mỗi khi tòa soạn yêu cầu tin, bài gửi về phải kèm theo ảnh.

T

ôi vẫn nói với các đồng nghiệp của mình về chuyến đi Trường Sa năm ấy (5.2013) là một chuyến đi “có một không hai” đối với các nhà báo. Đó là chuyến đi dài nhất, tới 25 ngày, đặt chân lên 18/21 đảo do Việt Nam kiểm soát. Vì thông thường, các đoàn ra thăm Trường Sa chỉ đi khoảng 10-12 ngày, đặt chân lên vài ba đảo là xong một cuộc hành trình. Nhưng năm đó, đoàn nhà báo chúng tôi đi dài ngày là vì phải tham gia vào một việc khá quan trọng: khảo sát toàn bộ các đảo để có kế hoạch căn cơ phục vụ cho cuộc sống của người dân và bộ đội ở các đảo, kể cả các đảo… không có đất. Đó là chuyện điện, chuyện về nước ngọt và rau xanhnhững vấn đề không mới nhưng luôn thời sự ở các đảo. Lần đó đoàn đi với một lực lượng hùng hậu

các nhà khoa học, gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học lớn trong cả nước chuyên nghiên cứu những vấn đề cấp thiết cho những nơi mà điều kiện thiên nhiên có tính đặc thù như ở các đảo. Thực ra các nhà khoa học chỉ cần đi khoảng chục ngày, đặt chân lên 5-7 đảo để khảo sát là đủ các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, vì các đảo ở Trường Sa đều có đặc điểm chung nên không cần phải đi hết. Nhưng đi lần đó, để tiết kiệm chi phí, các nhà khoa học và đoàn nhà báo phải đi cùng tàu với số tân binh ra các đảo. Lại nữa, đang là mùa khô nên chuyến tàu ấy lại phải chở nước ngọt bổ sung cho hầu hết các đảo chìm nên rất mất công. Cứ lắt nhắt ghé mỗi đảo 1-2 ngày nên thời gian kéo dài khiến các nhà khoa học, dù đã đủ dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu của mình nhưng vẫn phải “bám tàu” cho hết cuộc hành trình 25 ngày theo kế hoạch. Nói chuyến đi “có một không hai” đối với các nhà báo là vậy.

RÚT RA VÀ CẮM VÀO Được biết 18/21 đảo là một điều may mắn với các nhà báo. Hành trang mang theo của cánh báo chí, nhất là

báo viết thì rất gọn nhẹ: một laptop, một máy ảnh kỹ thuật số là đủ cho một chuyến đi. Trước khi đi, tôi phải nhờ một số đồng nghiệp đã từng đi Trường Sa tư vấn một số vấn đề “cấp thiết” mà nhà báo đi Trường Sa không được quên, kể cả những kinh nghiệm tác nghiệp ở nơi thiếu thốn mọi bề ấy. Thế nhưng, những khó khăn khi gửi tin bài vẫn xuất hiện bất ngờ không lường hết được. Có những hôm toát mồ hôi vì ngồi đợi tấm ảnh gửi về tòa soạn, xem “nó” nhích từng li một trong chiếc máy tính của mình. Có khi, nhìn trên máy thì thấy nó báo sắp xong nhưng đột ngột mạng rớt cái bụp, lại phải làm lại từ đầu. Vì vậy, vừa gửi ảnh vừa lầm thầm cầu nguyện. Vì dung lượng của máy chủ ở một số đảo có hạn nên mỗi khi cánh phóng viên muốn gửi bài về thì phải gặp người chỉ huy của đảo để “trình bày hoàn cảnh”. Anh chỉ huy nghe xong là bật loa lên liền: “A lô cả đảo chú ý, hạn chế truy cập”. Anh trưởng đảo nào có tính hài hước thì: “A lô các đồng chí chú ý, ngay lúc này phải… rút ra để nhà báo tác nghiệp”. Khi nhà báo xong việc, anh ta lại vặn to volume: “A lô, bây giờ thì các đồng chí được phép cắm vào”. “Rút

ra” tức là không truy cập nữa, “nhường” phần ấy để tập trung cho nhà báo gửi tin bài về. Còn “cắm vào” tức tiếp tục truy cập bình thường. Chúng tôi đi qua 18 đảo và đã nghe rất nhiều lần phải “rút ra” và “cắm vào” như thế. “ĐẢO NHỎ QUÁ NÓI MỘT CÂU LÀ HẾT” Một trong những mối lo của nhà báo đi Trường Sa là viết những gì không lặp lại các đồng nghiệp của chính báo mình từng đi trước đó. Vì mỗi lần đi Trường Sa là một lần khó nên nhà báo nào cũng tranh thủ thu thập tư liệu càng nhiều càng tốt để cho đỡ phí chuyến đi. Tuy nhiên, việc chọn đề tài thế nào để khỏi lặp lại đồng nghiệp của mình đã từng khai thác trước đó là điều không phải nhà báo nào cũng làm được. Lấy ví dụ như rất nhiều nhà báo kể về nỗi nhớ nhà hoặc những khó khăn thiếu thốn của bộ đội ở Trường Sa nhưng nếu anh chỉ tả hoặc kể theo lời thuật của lính thì thế nào cũng lặp lại các đồng nghiệp từng viết trước đó. Thế nhưng, nhà báo nào viết một bài chung quanh chuyện “gọi điện thoại” của bộ đội thì lại không “đụng hàng”. Cũng là nỗi nhớ cha mẹ hoặc người yêu ở đất liền đấy nhưng để “gặp” được

người cần gặp qua điện thoại đối với bộ đội ở Trường Sa cho vơi nỗi nhớ lại là một câu chuyện rất đáng để viết báo. Hoặc như viết về những chú chó ở các đảo chìm. Lính ta xem những chú chó ở các đảo chìm như những thành viên của đơn vị mình nhưng chung quanh con vật thân thuộc này là bao chuyện khóc cười, bi kịch có, nhân văn có mà không phải nhà báo nào cũng khai thác đến đầu đến đũa. Lấy ví dụ như chuyện có bận biển động kéo dài hàng tháng, tàu bè không ghé đảo được, bộ đội thiếu thực phẩm trầm trọng. Họ họp lại và bàn là phải thịt chú chó thân thuộc của mình. Ai cũng “nhất trí cao”, nhưng khi thịt xong chú chó, đến hồi dọn ra, anh lính nào cũng rưng rưng và bỏ đũa. Khách ghé các đảo chìm thường là rất nhanh, không có thời gian la cà hỏi chuyện nên những chuyện như vừa kể, không phải nhà báo nào cũng “gặp” được trong mỗi chuyến đi. “Đảo nhỏ quá nói một câu là hết” (Hữu Thỉnh). Chính vì “nhỏ quá” nên chuyện cũng không nhiều để mà không lặp lại những người đi trước mình. Vì vậy, để có những thông tin mới hơn người đi trước, những câu chuyện chưa từng nghe kể, ngoài cái tài của anh nhà báo biết cách “ve vãn” và khai thác nhân vật còn là cái duyên của mỗi người nữa. t


ở Trường Sa

Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

3

PV Minh Thùy đang dẫn hiện trường tại đảo Cô Lin ẢNH: PHƯƠNG ANH

Máu nghề ở trong tôi

chưa từng nguội lạnh MINH THÙY

Sau 8 năm gián đoạn, giữa tháng 5.2022 vừa qua, tôi đã được trở lại Trường Sa trên con tàu HQ561. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được tham gia chuyến “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” của T.Ư Đoàn.

N

ăm nay là năm thứ 14 T.Ư Đoàn tổ chức “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” và với chúng tôi hơn 200 đại biểu tham gia chuyến hành trình này, thì đây là chuyến đi may mắn với thật nhiều trải nghiệm thú vị. NỮ PHÓNG VIÊN QUAY PHIM DUY NHẤT Chúng tôi tập trung ở Cam Ranh 4 ngày trước khi tàu rời bến để phòng dịch Covid-19 với xét nghiệm hằng ngày. Xuống tàu, tôi theo ghi hình đại biểu nhận phòng, còn hành lý của mình thì tôi nhờ thủy thủ chuyển giúp. Nhận giường xong tôi lên cabin ngay. Trong lúc các đại biểu ổn định chỗ nghỉ và đi ăn trưa thì tôi tranh thủ đẩy phim lên Drive. Song song đó, tôi viết tin gửi về tòa soạn trước khi mạng internet bị ngắt kết nối. Rồi tôi tranh thủ xuống bếp ăn vội miếng cơm, khi quay lên thì tin đã được xuất bản. Tôi gọi điện chốt công việc còn lại trước khi thay sim chuyển qua mạng Viettel, bắt đầu 9 ngày lênh đênh trên biển. Nếu tính về những nhà báo vác máy quay phim trong chuyến hành trình ra Trường Sa lần này thì chỉ có tôi là nữ. Bao giờ khi lên đảo, ngoài 1 ba lô với các vật dụng thiết yếu phục vụ

cho tác nghiệp, thì tôi còn mang theo một túi đựng máy quay khá to. Làm truyền hình, tác nghiệp trên biển, khó khăn nhất là bắt khoảnh khắc lên xuống xuồng và vào đảo. Bởi chỉ cần trễ một nhịp thì sẽ bị mất luôn một chuỗi các hoạt động diễn ra liên hoàn sau đó. Do thủy triều và tiến độ công tác, đoàn không bao giờ chờ nhà báo tác nghiệp xong mới rút quân khỏi đảo. Thời gian vào đảo rất ít. Hoạt động được ban tổ chức tính toán sát đến từng phút, vậy nên, tâm thế người làm báo, nhất là báo hình, cần nắm rõ lịch hoạt động, dự trù di chuyển, đón đầu tình huống để ghi hình. ĐI TÌM NHỮNG KHOẢNH KHẮC Ngày nào cũng vậy, khi các chị em còn ngồi trang điểm thì tôi đã thay quần áo, đeo ba lô ôm máy ra mạn tàu đứng đợi xuồng. Ban điều hành tàu luôn sắp xếp chuyến xuồng đầu tiên chở hàng quà, chuyến thứ hai chở báo chí, rồi mới tới đại biểu. Đi trên biển, bạn cần tuyệt đối tuân theo sự sắp xếp và hướng dẫn của người có trách nhiệm. Nếu không, thì không chỉ ảnh hưởng đến sự an nguy của đoàn tàu mà có khi nguy hiểm sẽ đến với bạn trước. Nhưng cứ theo thứ tự sắp xếp đó mà đi thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều hình ảnh đặc sắc mà không có cơ hội

nào được làm lại. Cách của tôi là, nắm trước lịch trình trong ngày, liên hệ trước với ban điều hành và người trực tiếp chỉ huy, để được “biên chế” xuống bất cứ con xuồng nào mình muốn mà vẫn không làm rối đội hình. Trong chuyến hải trình này tôi được xuống xuồng quay cảnh thả hoa lúc tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo. Ghi hình trên đất liền theo hoạt động di chuyển, nếu bạn ngồi sau xe máy hay trong ô tô đã khó, ngồi trong xuồng trên biển với sóng dập dềnh độ khó tăng lên gấp bội. Đã vậy, xuồng lại nhỏ, nhiều người cầm máy cùng tác nghiệp mà vòng hoa và mâm lễ chỉ thả một thời điểm, một góc. Tôi may mắn ghi được trọn vẹn cảnh thả vòng hoa, mâm lễ, bắt được khoảnh khắc đại biểu thả hoa rời và hạc giấy. Cùng thời điểm, một chiếc xuồng khác chở theo con gái của Thuyền phó Trần Văn Phương (người đã ôm lá cờ chạy lên đảo Gạc Ma và hy sinh trong đợt bảo vệ đảo này) làm lễ sát mặt biển. Tôi đã ghi được cảnh bạn ấy đang thực hành nghi lễ cúng cho cha và đồng đội của cha mình. Khoảnh khắc đó thực sự xúc động! THÊM NHIỀU CẢM XÚC MỚI Thiết bị máy móc là thứ

Và trong chuyến đi này tôi còn làm được một việc khá thú vị, đó là đem cách trồng rau xanh trên cát biển, vụn đá san hô với tác nhân là men vi sinh từ trái điều do chính tôi làm tặng lính biển. Hy vọng một ngày không xa, quân dân trên huyện đảo Trường Sa không còn phụ thuộc vào đất thịt đem từ đất liền ra mà vẫn có rau xanh cải thiện.

TẶNG BÁO THANH NIÊN CHO QUÂN DÂN TRÊN ĐẢO Trong chuyến đi Trường Sa lần này, anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, đã trao tặng Báo Thanh Niên tại tất cả 10 điểm đảo và 1 nhà giàn. Đây là món quà tinh thần mà Báo Thanh Niên gửi tặng quân dân Trường Sa với lòng biết ơn sâu sắc những người Anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, trao đang canh giữ biển đảo tặng Báo Thanh Niên tại đảo Song Tử Tây của Tổ quốc. ẢNH: TRẦN THÀNH đặc biệt quan trọng khi đi biển. Bởi gió biển mang hơi muối, nước biển mặn, sóng bạc đầu xung quanh. 10 năm trước, khi tôi đi tác nghiệp trên biển thì chỉ có máy quay phim để ghi hình ảnh động. Khi đó tôi phải trang bị “áo mưa” cho máy mỗi khi cần quay gì trên xuồng. Hiện nay, tôi có thêm iPhone, iPad hoàn toàn có thể ghi hình đảm bảo chất lượng mà gọn nhẹ hơn khi tác nghiệp trên xuồng. Vậy là mỗi khi xuống xuồng tôi luôn cất máy quay trong giỏ, bọc trong túi bảo quản cột chặt vào tới đảo mới lấy ra tác nghiệp. Còn khi di chuyển trên biển, tôi dùng thiết bị cầm tay của mình, dù bị sóng đánh ướt nhưng tôi bảo vệ được thiết bị của cơ quan an toàn và ghi những hình ảnh sát mép nước tạo ra vẻ đẹp của những hạt thủy tinh trong sóng biển. Khi đoàn công tác lên đảo, các hoạt động diễn ra rất nhanh. Tôi thường phải vác máy chạy mới ghi kịp. Giao lưu văn nghệ và thăm hỏi, trò chuyện tặng quà là hai hoạt động

có nhiều thời gian nhất. Muốn khai thác thêm đề tài riêng, tôi phải tính toán khoảng hở của các hoạt động, thậm chí là “canh me” những chi tiết quan trọng để quay. Đây là chuyến thứ 6 tôi đến Trường Sa. Thời gian ít nhất, di chuyển nhiều nhất, các hoạt động liên tục, dồn dập nhất, nhưng không vì thế mà tôi lúng túng trước các tình huống xảy ra. Nhờ chuyến đi này tôi trải nghiệm được thêm nhiều cảm xúc mới, và nhận ra rằng, máu nghề ở trong tôi chưa từng nguội lạnh. Đi tác nghiệp ở Trường Sa là một trải nghiệm thú vị. Nó không chỉ đòi hỏi người làm nghề biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân, chuẩn bị hành trang phù hợp, xử lý tình huống linh hoạt cả trong tác nghiệp và “hành quân” trên biển. Đặc biệt quan trọng là phải quan sát, nghe ngóng để tư duy đề tài, tính toán hình ảnh và phải làm ngay khi có ý tưởng. Nếu bỏ lỡ hoạt động coi như mất luôn một đề tài, không có cơ hội làm lại như ở đất liền.t


4

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Niềm vui của người làm báo BẢO HUY

Một sáng thứ bảy, có bạn đọc gọi điện đến tòa soạn Báo Thanh Niên, nói rằng vừa đọc được bài báo viết về một hoàn cảnh thương tâm trên báo, nên gom góp ít tiền mang đến tòa soạn để giúp đỡ. Trường hợp thương tâm đó là anh Nguyễn Ngọc Vỹ (38 tuổi), quê xã Phước Lộc, H.Tuy Phước (Bình Định), đang tạm trú P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn. Do nghèo khó nên vợ chồng anh Vỹ gửi 3 đứa con cho nội ngoại ở quê rồi lên Quy Nhơn thuê nhà kiếm việc làm. Dịch bệnh Covid-19 hoành hành, cũng như bao hoàn cảnh khó khăn khác, vợ chồng anh Vỹ phải chạy ăn từng bữa. Trong cảnh khốn cùng ấy, anh Vỹ lại bất ngờ lâm bệnh nặng. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chẩn đoán anh có cục máu đông trong tim. Sau đó, bệnh chuyển nặng, anh Vỹ được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM điều trị tiếp. Tại đây, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật và yêu cầu người nhà bệnh nhân tạm ứng 500 triệu đồng.

Cầm phiếu yêu cầu tạm ứng từ bệnh viện mà chị Phạm Thị Phương Thanh (vợ anh Vỹ) ngã quỵ, bởi số tiền quá lớn, chị không thể và không biết tìm đâu ra. Sinh mạng của anh Vỹ như chỉ mành treo chuông. Để kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng giúp anh Vỹ có thể vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, Báo Thanh Niên đã kể câu chuyện của anh lên báo. Trở lại với cuộc điện thoại của bạn đọc kể ở trên, sau khi gọi xong thì từ Bình Dương bạn đọc ấy chạy ngay lên TP.HCM, đến tòa soạn Báo Thanh Niên để gửi tiền giúp đỡ anh Vỹ. Bạn đọc Đó là ông Phạm Hoàng Tuấn, đại diện các con của cụ Phạm Công Tâm, ngụ P.Lái Thiêu, TP.Thuận An (Bình Dương). Nhìn dáng ông

lam lũ, ai cũng bất ngờ khi ông Tuấn rút ra một bọc tiền… 100 triệu đồng, và nói rất giản dị rằng: “Anh em chúng tôi chẳng giúp được gì nhiều, chỉ có chút ít này nhờ Báo Thanh Niên chuyển đến anh Vỹ, sẻ chia một phần kinh phí điều trị, mong anh sớm vượt qua bệnh tật, thành người khỏe mạnh để chăm lo cho con cái”. Người tiếp nhận tiền quá xúc động trước nghĩa cử của ông Tuấn và gia đình, đã gọi điện cho tôi. Hai anh em lặng đi giây lát rồi tôi gọi cho tác giả bài báo, là một cộng tác viên. Tác giả cũng lặng đi vì xúc động rồi chúng tôi quyết định gọi điện thông báo cho chị Thanh. Chị Thanh òa khóc! Không riêng trường hợp anh Vỹ, mà rất nhiều hoàn cảnh khó

1 tỉ đồng giúp người khó khăn mỗi năm

Từ nguồn tiền do bạn đọc khắp nơi ủng hộ, từ 2010 đến nay bình quân mỗi năm Báo Thanh Niên trao 1 tỉ đồng cho các hoàn cảnh gặp khó khăn do bệnh tật, thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định. Qua đó góp phần giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, bệnh tật, vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã tặng bằng khen cho Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên khu vực Trung Trung bộ - Bắc Tây Nguyên vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong lĩnh vực báo chí từ 2018 - 2020; Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Định tặng Bảng vàng tri ân Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên khu vực Trung Trung bộ - Bắc Tây Nguyên vì đã kịp thời chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn do bệnh tật trên địa bàn tỉnh.

Ông Phạm Hoàng Tuấn mang 100 triệu đồng đến tòa soạn Báo Thanh Niên để giúp anh Vỹ chữa bệnh ẢNH: BÙI CHIẾN khăn do bệnh tật ở Bình Định sau khi Báo Thanh Niên phản ảnh, đều được bạn đọc cả nước giúp đỡ. Ông Trần Đình Ký, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Định, xúc động: “Rất nhiều trường hợp khó khăn do bệnh tật ở Bình Định đã nhờ bạn đọc Báo Thanh Niên chung tay góp sức mà vượt qua được cảnh ngặt nghèo. Đó là nhờ Báo Thanh Niên đã phản ảnh trung thực, kịp thời các hoàn cảnh không may ấy, gây xúc động lòng người, tạo được sự đồng cảm đối với đông đảo bạn đọc”. Được bạn đọc đồng cảm và chia sẻ, là niềm vui lớn nhất của người làm báo! t

Xóm nhà báo

ở vùng“đỏ quạch” NGUYÊN THỌ

Có một “xóm nhà báo” ở TP.Đà Nẵng nghĩa tình, nhân văn và trách nhiệm với cộng đồng trong những ngày thành phố phải sống trong cảnh “đóng băng” chưa từng có để chống dịch Covid-19.

N

gay từ khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) là một trong 3 địa phương bị phong tỏa cứng. Có lẽ vì “sống nén” trong 4.800 căn hộ (nhiều nhất TP.Đà Nẵng) mà Nại Hiên Đông dễ lây lan dịch bệnh. Hết lần này đến lần khác, phường bị phong tỏa dù quy mô dần được thu hẹp. Tôi thuộc trong số khoảng 30 nhà báo sinh sống tại địa phương này đã có lúc rất mệt mỏi, vì hễ phong tỏa thì các phóng viên không thể ra ngoài tác nghiệp. Chính bởi sống ở vùng “đỏ quạch” đó mà tình cảm của anh chị em nhà báo càng trở nên khắng khít. Chúng tôi đã có những ngày “nhường cơm sẻ áo” đúng nghĩa. Đáng nhớ hơn, trong gian khó, “xóm nhà báo” chung tay giúp những người yếm thế không

bị bỏ lại phía sau. Trong suốt quãng thời gian từ tháng 6 - 9.2021, TP.Đà Nẵng liên tục đưa ra và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng ngày một cao hơn. Việc đi lại bị hạn chế đến tối đa, chợ búa đóng cửa, chỉ những người thực thi nhiệm vụ mới được ra ngoài mua thực phẩm. Tôi nhớ như in hôm nọ nhà báo Đình Thiên (Báo Dân Việt) nhắn tin cho tôi xuống hàng rào nhận quà: “Miếng thịt heo mới mổ đấy, cả nhà ăn để lấy sức chống lại Covid-19”. Bằng nhiều cách, anh đã nhờ được người thực hiện nhiệm vụ của phường mang đùm thịt heo đến móc ở hàng rào chung cư. Tôi cũng thật sự xúc động khi nhà báo Phan Chung (Báo Đà Nẵng) và nhà báo Hoàng Quân (Báo Công an

Gia đình nhà báo trong vùng “đỏ quạch” dùng khoản hỗ trợ của TP.Đà Nẵng tặng lại cho người nghèo ở P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà) ẢNH: HOÀNG SƠN TP.HCM) trên đường làm nhiệm vụ tặng thực phẩm cho bà con tại chung cư nơi tôi sinh sống đã tranh thủ gửi kèm rất nhiều rau, củ tươi cho gia đình tôi. Tôi biết, trong chung cư có nhiều hộ dân thường ngày vốn dĩ rất khó khăn, dịch bệnh không chạy chợ được càng trở nên thiếu thốn. Từ số tiền hỗ trợ cho vùng phong tỏa (gia đình tôi 4 người được 1,2 triệu đồng), vợ chồng chúng tôi đã chia thành thành 4 phong bì và tặng cho 4 hộ trong tòa nhà. Nhiều phóng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí ở “xóm nhà

báo” cũng tìm cách chia sẻ với người khó khăn sau khi nhận được khoản hỗ trợ của TP. Không chỉ hỗ trợ trong tòa nhà, “xóm nhà báo” chúng tôi cũng kết nối nhau để cùng đóng góp một khoản hỗ trợ cho các em học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong khi đó, bên ngoài vùng “đỏ quạch”, những anh em đồng nghiệp quy tụ trong CLB Bóng đá phóng viên Đà Nẵng (JFC) cũng vừa tác nghiệp vừa tranh thủ tặng 350 thùng nước tăng lực cho các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn các quận, huyện…


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

5

Làm báo thời nay:

dê và khó NGUYỄN THẾ THỊNH

Ấy là nói chuyện làm báo thời công nghệ phát triển như hiện nay. Về cơ bản, nó có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng kéo theo lắm điều phiền toái. Dễ thì cũng dễ mà khó cũng thật là khó.

T

rong số bạn đọc chúng ta, hẳn ai cũng đã từng bực mình về câu chuyện “Tít một đường, nội dung một nẻo”, và ít nhất cũng từng cằn nhằn câu “Giật tít câu view”… Đó là câu chuyện mà người viết bài này sẽ đề cập kỹ hơn ở phần sau. Giờ xin điểm lại vài chuyện về “làm báo truyền thống” - là tạm gọi vậy thôi chứ định nghĩa thế nào là “truyền thống” cũng khó lắm, hay là gọi cho dễ hình dung “làm báo theo kiểu cũ”.

THỂ LOẠI RẠCH RÒI Kể lại chuyện chưa lâu: Cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ 20, tờ Lao Động Chủ nhật in màu, tòa soạn tại TP.HCM, thường đưa ra trang nhất ảnh và chapeau (sapo) một phóng sự, thường gọi là “bài đinh”. Hồi đó, tác giả nào có phóng sự như thế rất lấy làm tự hào. Lý do là đề tài hay, cách viết tốt, ảnh đẹp, đặc biệt là phải đúng thể loại phóng sự. Những bài đó được chấm nhuận bút rất cao. Hồi đó, ngay “thể loại phóng sự” cũng là một đề tài để các tòa soạn tranh luận. Theo sự hiểu biết của cá nhân, tôi thấy, có thể lấy phóng sự của báo Lao Động hồi đó làm chuẩn mực (khiêm tốn hơn thì để tham khảo). Sau đó một thời gian, nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền chủ biên quyển Phóng sự và cách viết phóng sự, tập hợp những bài viết của các “cây phóng sự” nói về cách viết phóng sự của mình. Một quyển sách về chuyên môn nhưng sinh động, cuốn hút, rất bổ ích cho người làm nghề. Kể chuyện này để nói, thời đó, các thể loại báo chí rất rạch ròi: Ghi chép, tường thuật, điều tra, phóng sự, ký sự, bút ký… đều có tiêu chí riêng của nó. Các sinh viên báo chí cũng được học “Các thể loại báo chí” rất kỹ. Những nhà báo in được tập phóng sự là rất hiếm. Có thể kể tên ra được.

Tương tự, các thể loại khác cũng thế. Ví dụ như ở Thanh Niên, các bài tường thuật của Đỗ Hùng từ World Cup hay các vùng có chiến sự; tường trình của Ngọc Thịnh từ Afghanistan; Việt Phương, Minh Quang từ Thái Lan, Thục Minh từ Singapore… đều “đâu ra đó”. “XÓA NHÒA” THỂ LOẠI Nói “xóa nhòa” thì hơi quá, đúng ra là các thể loại lẫn lộn, không còn phân biệt rõ ràng, có lẽ bắt đầu từ thời có báo điện tử. Trong các trường học, sinh viên vẫn được học “Các thể loại báo chí”, nhưng khi ra hành nghề thì tác phẩm không mấy rõ ràng. Các tòa soạn cũng ít đề tên tác giả sau các thể loại, ví dụ: Ghi chép của Minh Quang, hay Đỗ Hùng (tường trình từ…). Có một cảm giác rất cá nhân, rằng, hầu như người ta quan niệm cái gì dài gọi là bài, cái gì ngắn gọi là tin (nhiều người nói vui là tin dài gọi là bài, bài ngắn gọi là tin). Điều tra là thể loại hay bị “lạm dụng” nhất. Một tác giả lấy tài liệu từ các cơ quan pháp luật, về viết lại cũng gọi là “điều tra”. Thực ra, người ta điều tra còn mình chỉ lược thuật lại. Trong khi, điều tra là tự mình hoặc nhóm mình trực tiếp điều tra. Đối với ảnh cũng thế. Thường nhiều ảnh thì gọi là “phóng sự ảnh”, thực ra để có một “phóng sự ảnh” đòi hỏi cao hơn nhiều. Không tường thuật bằng chữ mà tường thuật bằng ảnh kèm chú thích thì cũng chỉ là tường thuật thôi. “ANH GOOGLE” DẪN DẮT Quay trở lại vấn đề đặt ra từ đầu bài viết: “Tít một đường, nội dung một nẻo”, “Giật tít câu view”… Đó là bởi người viết hoặc người biên tập đã áp dụng các tiêu chí do Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác và các mạng xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đó là phải viết

Sơ đồ mô phỏng quá trình từ bài viết đến người tiếp nhận. ẢNH: N.T.T thế nào để các công cụ tìm kiếm nhận dạng được. Chuyên môn người ta gọi là “Tối ưu hóa bộ máy tím kiếm” (Seo copywriting gọi tắt là SEO). Theo đó, người viết phải lấy từ nào làm từ khóa, đặt tít thế nào, viết chapeau ra sao, chèn các từ khóa vào nội dung theo tỷ lệ nào, phần kết phải nhắc lại từ khóa ra sao… để các công cụ tìm kiếm nhận diện. Người viết phải theo “nguyên tắc” nhất định, chèn nhiều từ khóa cũng không được, ít cũng không được… Đó là lý do nhiều người viết hoặc nhiều trang mạng phàn nàn vì sao bài mình không “hiện lên” hoặc tìm kiếm không ra. Không chỉ những người làm báo mà những người viết PR cho sản phẩm của mình cũng phải hiểu cách viết tối ưu, thành thục giữa nội dung và kỹ thuật thể hiện. Đây là một môn học, một kỹ năng, không thể nói vài câu là hiểu mà đại khái có thể diễn đạt: Người viết phải biết chọn từ khóa ra sao, cách đặt tít thế nào, body text, anchor text, description, tag, ảnh... Cụ thể hơn, từ khóa phải đưa vào tít, chèn từ khóa vào câu đầu tiên, đoạn (100 chữ) đầu tiên, giữ từ khóa theo tỷ lệ 1 đến 1,25% (có nghĩa từ khóa phải xuất hiện mật độ 1 đến 1,25 lần trong 100 từ). Nhiều hơn sẽ bị Google coi là spam từ khóa, sau đó họ sẽ “chán” ngay. Từ khóa cũng nên chọn làm sao có sự liên quan để gắn link (anchor text) bài viết liên quan. Đến đây cần nói thêm chút về “từ khóa”. Nó là những từ vốn đã “nổi tiếng” (thường là nhân vật, địa danh, sự việc… hoặc sự việc đang hot) được nhiều người quan tâm trên mạng. Từ vấn đề này nên mới nảy sinh câu chuyện “giật tít câu view”. Đưa vào tít những từ trong

một bản tin nhạt nhẽo: “Hoa hậu X bị vắt cắn trong chuyến làm thiện nguyện”. Bản thân hoa hậu và tên hoa hậu là một từ khóa; vắt cắn, thiện nguyện… cũng là những từ khóa. Điều đáng nói ở đây, hoa hậu làm thiện nguyện là câu chuyện tốt nhưng đi rừng vắt cắn không phải là chuyện lớn; cọp vồ, rắn cắn… mới đáng nói. Hoặc “LNK cắn môi chảy máu vì ăn bánh tráng trộn”… Vấn đề này nó liên quan đến đề tài báo chí. Những chuyện đại loại như thế đưa lên thường được rất nhiều người đọc, view rất cao, mà view là mục đích trước hết của vài tòa soạn. LÀM SAO CHO HÀI HÒA ? Nói ra thì dài dòng, nhưng đó là câu hỏi cần được những người làm báo cân nhắc nghiêm túc. Trước hết là chọn đề tài. Bản thân tôi thấy nhiều đề tài nghiêm túc như chuyện chính trị - xã hội, tình yêu, hôn nhân, gia đình, chuyện học hành, chuyện dạy con, chuyện làm ăn, chuyện ứng xử, chuyện sức khỏe, ngay cả chuyện ẩm thực cũng rất được nhiều người đọc. Chọn được đề tài nhiều người quan tâm, thể hiện nó bằng văn phong từ tốn, chững chạc, khi cần khôi hài thì khôi hài, châm chọc thì châm chọc… đúng cách thì đều hấp dẫn. Dĩ nhiên, như đã nói phần trên, phải nắm vững kỹ thuật SEO để vận dụng một cách tối đa. Điều quan trọng nhất, theo người viết bài này, là các tòa soạn, từ phóng viên, biên tập viên - các công đoạn duyệt bài nên tôn trọng bạn đọc bằng cách đừng để lọt nhiều “hạt sạn” như đề cập. Vì, báo chí tất nhiên là thông tin nhưng thông tin là để xây dựng văn hóa cho con người. Nói dễ cũng dễ mà khó cũng khó là ở chỗ đó. t


6

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Tôi đi làm báo

Nhà báo Trương Điện Thắng đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ khi đã nghỉ hưu

TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG NXB Trẻ giới thiệu tác phẩm của nhà báo Trương Điện Thắng. ẢNH: NVCC

Làm báo như một đam mê từ nhỏ, bài học đầu đời về sự trung thực, tính độc lập và nhu cầu tự học không ngừng đăng. Ham làm công tác xã hội, tôi ngày 30.4.1975… đã giúp tôi theo nghề mãi đến tận hôm nay…

1

Thời tiểu học, tôi vào thư khố trường tiểu học công lập ở làng đọc hết các tập “sách hồng” dành cho thiếu nhi của Tự lực văn đoàn, rồi các tạp chí Phổ thông của Nguyễn Vỹ, lại đọc ngấu nghiến các loại báo hình. Có bữa trốn luôn trong thư khố để được đọc, thay vì phải về nhà để ăn trưa. Sách vở như một thế giới mở ra những chân trời mới, ngoài ruộng đồng, sông nước, lũy tre, cây đa và những con đường đất nhão nhoẹt bùn đất ở quê nhà. Lòng cứ mơ tưởng một ngày nào đó mình sẽ viết những bài báo, cuốn sách như những người nổi tiếng. Đến khi học đệ Tứ (lớp 9 ngày nay), tôi được cử vào ban báo chí lớp và bày ra chuyện làm “giai phẩm xuân” như các anh chị lớn. Tôi viết bài, trình bày, biên tập và vận động tài chính; các bạn khác vẽ bìa, minh họa trên giấy sáp (stencil). Chỉ có cái bìa mới được in typo ở nhà in. Tất cả các công đoạn đều làm ở nhà tôi, bạn bè tập trung lại ngoài giờ học. “Hoa học trò” là giai phẩm xuân đầu đời của bọn tôi. Chen lẫn trong niềm vui sách vở lúc ấy lại là một kỷ niệm buồn và cũng là bài học suốt đời tôi mang theo bên nghề cầm bút. Lớp tôi do thầy giáo dạy Anh văn Nguyễn Văn Giai làm “giáo sư cố vấn”, tức giáo viên chủ nhiệm bây giờ. Thầy Giai đi du học Mỹ về, dạy Anh văn rất hay, tính tình ngay thẳng kiểu người Quảng Nam (sau này thầy tử nạn trong tai nạn rơi máy bay Boeing 727 ở Phan Rang mùa hè năm 1974). Trước khi đưa tờ giai phẩm đi in, tôi đã thưa với vài thầy cô ủng hộ tiền để thực hiện tờ báo, vài người hứa nhưng chưa đưa tiền cụ thể. Tôi bèn lập ra một danh sách “các thầy cô ủng hộ” rồi đưa cho thầy Giai. Hôm sau, bắt đầu hai giờ Anh văn đầu ngày, thầy

Giai gọi tôi đứng lên rồi đưa tờ giấy ghi tên các giáo sư ủng hộ kinh phí làm giai phẩm ra trước lớp. Ông cho biết đã hỏi các thầy cô khác trong giờ nghỉ ở phòng hội đồng. Và sự thật là các thầy cô chưa ai “ủng hộ” cả! Thầy Giai nói: “Tôi biết các cậu rất đam mê làm một tờ báo của lớp ở năm cuối cấp, điều đó là đáng khen. Nhưng một cái không thể bỏ qua là sự thiếu trung thực trong việc kêu gọi ủng hộ của các cậu. Tờ giai phẩm ấy sẽ ra đời từ sự thiếu trung thực ấy. Đó là điều không thể chấp nhận. Như vậy liệu những điều các cậu viết ra, cả bây giờ lẫn trong tương lai, liệu có từ đáy lòng mình không?”. Cả lớp im phăng phắc. Tôi thì cúi mặt chịu một trận “oanh tạc” từ người thầy khả kính. Tất nhiên tờ giai phẩm sau đó được thầy ủng hộ một ít kinh phí và nhiều bài vở, minh họa rất được khen ở Hội đồng giáo chức, nhưng với tôi, đó mãi mãi là một bài học không phai…

2

Năm đang học thi Tú tài 2 cũng đầy ắp kỷ niệm.“Mùa hè đỏ lửa” năm 1972 chiến trường miền Trung trở nên nóng bỏng. Hàng vạn người dân từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bỏ chạy tán loạn vào Đà Nẵng để tránh bom đạn. Tôi bỏ lại bài vở ôn thi, theo các anh chị trong đoàn Thanh Niên Hồng Thập Tự đi cứu trợ, ra đến tận đỉnh đèo Hải Vân đón người chạy nạn, phát thuốc cho người ốm và đưa họ vào các trại tạm cư theo sự bố trí của các anh chị lớn tuổi là bác sĩ, kỹ sư, thương gia trong đoàn. Thấy người dân khổ quá, tối về thay vì học ôn bài vở tôi lại ngồi viết nhật ký. Hôm sau, tôi đưa mấy anh lớn tuổi đọc, họ thấy được bèn bảo gởi cho mấy báo ở Sài Gòn, cả văn xuôi lẫn thơ. Hai tờ tuần báo Khởi hành và Nghiên cứu văn học đều

thi hỏng kỳ thi đầu Tú tài hai. Tất nhiên là sau đó đã thi đậu ở kỳ 2 để lên đại học. Nhưng một niềm xung động vô hình từ những bài thơ, trang viết đầu đời đã thôi thúc và tôi bắt đầu viết! Cũng năm đó, nhà văn Nguyễn Văn Xuân ra mắt Hội khuyến học và Tuần lễ văn hóa dân tộc, các ông Lê Ngộ Châu (Bách khoa), Phan Kim Thịnh (báo Văn học), linh mục Thanh Lãng (Nghiên cứu văn học) bảo tôi viết bài tường thuật cho họ. Bài tôi viết, tuy ngắn nhưng đăng liên tục ở Sài Gòn với bút danh Hà Huyền Hoa… Sau đó, khi vào trọ học ở Sài Gòn, tôi cộng tác với các báo Khởi hành của nhà văn Viên Linh, Tuổi ngọc của Duyên Anh, Thời tập của nhóm Nguyễn Mạnh Côn, Văn học của Phan Kim Thịnh và nhật báo Sóng thần của nhà văn Trùng Dương… Đang học trường Luật, nghe thấy hãng phim Run Run Show ở Hồng Kông tung ra thị trường phim “Vietnam Rose” (được dịch là “Việt Nam mai quế”) kể chuyện một lính Mỹ bị bệnh giang mai khi chơi bời ở Việt Nam rồi khi đi nghỉ phép ở Hồng Kông đã đem căn bệnh gieo rắc ở xứ ấy. Tên phim chính là căn bệnh ấy… Tôi đứng tên thật của mình và “Đại diện một nhóm sinh viên Luật khoa Sài Gòn” ký vào một lá thư phản ứng, nhờ các anh chị ở tạp chí Kịch trường gởi đăng trên hơn chục tờ nhật báo, yêu cầu thu hồi phim vì bôi nhọ hai tiếng “Việt Nam” và buộc họ phải xin lỗi chính phủ cả hai miền nam bắc nước ta. Sau này, nghe mấy nhà báo quen biết kể lại, phim ấy đã không được đưa vào Đông Nam Á. Còn tôi lại lao vào việc học và thi cử ở cả hai trường đại học, nên chẳng thu thập được tài liệu. Nhưng chắc ở các kho lưu trữ báo chí miền nam năm 1972-1973 vẫn còn! Tôi trở thành “cây bút sinh viên” hồi nào chẳng hay, cho đến

3

Sau 1975, tôi về Đà Nẵng, tham gia vài hoạt động đoàn thể và văn hóa. Đầu năm 1976 tôi xin đi làm nhân viên trong ngành nông nghiệp ở Quảng Nam, lại quen tay viết nhiều bài về nông thôn gởi các báo ở Quảng Nam và Đà Nẵng, rồi Đại Đoàn Kết, Nông Nghiệp... tạo được vài dư luận. Năm 1976, bài thơ Đi qua rừng định canh lần đầu được in trên báo xuân Quảng Nam - Đà Nẵng rồi sau đó là các bài Đàn cò tôi cùng các ghi chép về nông thôn Quảng Nam. Hồi đó, một công nhân được in hình trên báo thôi cũng phải có lý lịch rõ ràng, huống hồ mình là một sinh viên lại được in bài trên báo, quả là niềm phấn khích. Cố nhà thơ Chính Ngôn, người phụ trách báo Quảng Nam - Đà Nẵng, chẳng hề biết tôi đã quyết định in bài thơ đó, mà như ông kể, cũng chẳng dễ dàng gì… Năm 1985, tôi được trao một giải thưởng nhỏ với truyện ngắn Bi kịch những con số của Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng và có một phóng sự Hành trình NPK viết về những tiêu cực trong ngành vật tư nông nghiệp ở miền Trung, một trong 7 phóng sự gây sự chú ý trên báo Văn Nghệ thời nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập (năm 1986). Nhờ đó, các nhà văn Phan Tứ, Hoàng Minh Nhân đã vận động cho tôi chuyển về tạp chí Đất Quảng, có lúc phụ trách trị sự, rồi phóng viên, biên tập viên và cả làm tòa soạn. Nhưng cũng lắm chuyện vui buồn trong cả nghề nghiệp lẫn đối nhân xử thế. Năm 1992, sau khi gởi đăng nhiều tin bài và một truyện ngắn Ánh sáng và bóng tối trên tuần san Thanh Niên, anh Nguyễn Công Khế mời tôi về Báo Thanh Niên làm việc cho đến khi nghỉ hưu tại miền Trung… t


Đặc san 21-6-2022 |

7

Lê Hùng Anh giúp startup làm chủ doanh nghiệp

k r a h S

và vươn ra toàn cầu QUỲNH TRÂN Nhận tham gia chương trình từ lời mời Shark Tank Việt Nam 5, ông Lê Hùng Anh - Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation ngồi “ghế nóng” với vai trò nhà đầu tư. Gia nhập “bể cá mập” lần này, shark Lê Hùng Anh mang đến hệ sinh thái dịch vụ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ của Tập đoàn BIN Corporation, nhằm tạo chuỗi liên kết vững chắc và cộng hưởng sức mạnh, giúp startup làm chủ doanh nghiệp và vươn ra toàn cầu. SHARK LÊ HÙNG ANH: DOANH NHÂN 8X VỚI 13 NĂM KHỞI NGHIỆP Doanh nhân Lê Hùng Anh sinh năm 1986 tại Tam Kỳ, Quảng Nam và từng là sinh viên của Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Ông là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BIN Corporation Group. Nhớ lại khoảng thời gian từ hai bàn tay trắng cho đến khi gầy dựng thành công Tập đoàn BIN Corporation, shark Lê Hùng Anh chia sẻ: “Từng trải qua giai đoạn khởi nghiệp chông gai, tôi phải nắm bắt cơ hội quý giá ở Shark Tank 5 để truyền động lực và kinh nghiệm mình tích lũy được cho các startup Việt Nam”. Shark thẳng thắn chia sẻ với những người khởi nghiệp rằng bản thân ông quan tâm đến giá trị của a sản s n phẩm/dịch sả p ph vụ hơn là

những ý tưởng. “Các bạn phải bán được mặt hàng… phải tồn tại được thì các bạn nói người khác mới nghe. Tôi muốn thấy được tầm nhìn sâu của các bạn hơn là những ý tưởng…” - shark Lê Hùng Anh nhấn mạnh. Để hái được “quả ngọt”, shark Lê Hùng Anh đã trải qua chặng đường hơn 13 năm bền bỉ “mục sở thị”, trực tiếp “chinh chiến” tại các quốc gia thuộc châu Âu, sang đến Singapore, Hong Kong, Dubai… Những tháng ngày đó đã giúp cho vị “cá mập” đến từ một làng quê nhỏ ở Quảng Nam hình thành tư duy tiến bộ, nhạy bén và linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. “Think Globally. Act Locally” đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển của Tập đoàn BIN Corporation. Theo quan niệm kinh doanh của vị “cá mập” đến từ “đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”, trong thời đại toàn cầu hóa chúng ta không nên bó hẹp phạm vi hoạt động mà phải mở rộng phạm vi kinh doanh, vươn ra quốc tế. Doanh nghiệp nên có tư duy theo quy mô toàn cầu và hành động theo đặc trưng địa phương để có thể tồn tại và thâm nhập sâu vào các thị trường “khó tính” như thị trường Anh, Pháp, Đức hay châu Âu, châu Mỹ… Muốn gia tăng cơ hội thành công khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ vào một hay nhiều thị trường nào đó, doanh nghiệp phải thuần thục chiến lược địa phương hóa. Muốn vậy thì trước hết những

Chúc mħng

Ngày

Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6.2022

nhà khởi nghiệp phải nắm rõ các đặc điểm văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của vùng miền/địa phương nơi mình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. “Có thể nói, muốn xuất khẩu một chiếc áo ấm đến đất nước nào thì chính bạn phải trải nghiệm mùa đông nơi đó” shark Lê Hùng Anh bộc bạch. Hoạt động toàn cầu hóa sẽ giúp doanh nghiệp có được thị trường rộng lớn, đa dạng phân khúc khách hàng, kết hợp với chiến lược địa phương hóa, thấu hiểu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ thành công cao hơn. Những “mùa đông” mà shark Lê Hùng Anh đã trải nghiệm qua là những bài học kinh nghiệm đắt giá mà shark sẵn sàng chia sẻ cho các nhà khởi nghiệp. Hơn hết, shark mong muốn những lời khuyên của mình sẽ giúp startup nhìn nhận đúng nhất về những sản phẩm, dịch vụ của họ; giúp startup đi đúng hướng tuy chậm mà chắc, nhằm giảm tỷ lệ thất bại và tăng tỷ lệ thành công trong kỷ nguyên 4.0. BIN CORPORATION SONG HÀNH CÙNG SHARK TANK VIỆT NAM 5 TIẾP SỨC STARTUP Là công ty đa ngành có trụ sở tại TP.HCM, sau 12 năm phát triển, BIN Corporation Group® đã hoạt động quy mô toàn cầu với các văn phòng thuộc Hong Kong, Singapore, Lithuania, Canada và Hoa Kỳ. Slogan “Innovation is our motto” là lời khẳng định mạnh mẽ về sứ mệnh của tập đoàn: chứng minh với thế giới về năng lực làm

dịch vụ công nghệ của người Việt cũng toàn diện, đổi mới và sáng tạo, thậm chí không thua kém các quốc gia phát triển. Với vai trò Nhà tài trợ Vàng của Shark Tank 5, Tập đoàn BIN Corporation mang đến hệ sinh thái dịch vụ doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, được hình thành từ Tâm & Trí của hơn 250 kỹ sư công nghệ người Việt. Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đang phục vụ hơn 1 triệu khách hàng cá nhân và hơn 30.000 khách hàng doanh nghiệp ở thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Trong chiến lược dài hạn, BIN Corporation Group® hướng đến vị thế trở thành một trong những “đại bàng châu Á”. Tập đoàn đã và đang nỗ lực thực hiện những chiến lược trọng tâm như: - Đầu tư và xây dựng hạ tầng và đội ngũ công nghệ riêng. - Nâng tầm vị thế và chất lượng lao động người VN với chiến lược nhân sự bền vững “local for global”. - Áp dụng chuyển đổi số, tận dụng dữ liệu real-time, dữ liệu mang tính địa phương hóa để trở thành đơn vị tiên phong, dẫn dắt thị trường. BIN Corporation Group® là tập đoàn đa ngành với các công ty thành viên, bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Dịch vụ Truyền thông BIN, Công ty TNHH Travelner, Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh bất động sản BIN, Công ty CP One IBC… cùng các công ty liên kết khác tại Hoa Kỳ, Hà Lan, Vương quốc Anh, Singapore, Hong Kong,…

BIN Corporation Group® xin gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan báo chí, truyền thông đã quan tâm, hỗ trợ thông tin về các hoạt động trong thời gian qua. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Tập đoàn xin gửi lời mến chúc đến các nhà báo sức khỏe, hạnh phúc và mãi tâm sáng, lòng trong cùng ngòi bút sắc bén phụng sự bạn đọc.


8

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Cô gái phụ hồ

“chạm vào giấc mơ” HUY ĐẠT

Nữ sinh 17 tuổi làm nghề phụ hồ, bới rác kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ đang dần chạm tới ước mơ trở thành kỹ sư, kể từ khi được chọn làm nhân vật chính trong chương trình “Chạm vào ước mơ” số 14 của Báo Thanh Niên…

“Tất cả với em là “duyên nợ”, em mang ơn bạn đọc Thanh Niên và sau này em sẽ cố gắng trao “duyên nợ” đó lại cho người khác”, Phạm Thị Huyền Trang không giấu được cảm xúc khi chúng tôi gặp nhau tại làng đại học ở Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng). Nhân vật chính của chương trình Chạm vào ước mơ số 14 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Quảng Nam năm 2018, cô nữ sinh 17 tuổi từng làm nghề phụ hồ, bới rác để kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ ngày nào, giờ đang là sinh viên năm 3 Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Ước mơ trở thành nữ kỹ sư xây dựng của Trang dần hóa sự thật sau biết bao mồ hôi và nước mắt đã đổ xuống… Nhớ lại những ngày hè năm 2018, chúng tôi chạy xe máy hơn 30 km dưới cái nắng cháy da thịt

từ TP.Đà Nẵng ngược về mảnh đất Gò Nổi (Quảng Nam) để theo chân cô gái 17 tuổi từ sáng sớm đến tối mịt, nhằm kịp ghi lại hình ảnh một ngày mưu sinh của nhân vật chính. Lúc ấy, cô nữ sinh này hằng ngày phải bán sức lao động ở công trường và bãi rác để kiếm từng đồng chạy chữa căn bệnh quái ác cho mẹ. Thế rồi, sau khi trở thành nhân vật của chương trình “Chạm vào ước mơ”, cô nữ sinh lớp 11 Trường THPT Phạm Phú Thứ (TX. Điện Bàn, Quảng Nam) tiếp tục đến trường mà không còn phải nghĩ ngợi nhiều về chuyện cơm áo gạo tiền. Sau đó, cánh cửa mới tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng còn mở ra cho Trang. “Giờ đây, khi đã bước vào giảng đường đại học, ước mơ trở thành

Huyền Trang, cô gái phụ hồ ngày nào giờ đã là sinh viên năm 3 Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng ẢNH: HUY ĐẠT

kỹ sư đã được bạn đọc Báo Thanh Niên chắp cánh cho em. Em vẫn thường xem lại những hình ảnh lao động của mình trong phóng sự do các anh chị PV Báo Thanh Niên ghi lại ngày trước để nhắc nhở bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa, không phụ tấm lòng cao cả của mọi người”, Trang tâm sự. Căn bệnh ung thư vẫn đang hành hạ người mẹ, có những đêm Trang thức trắng ôm mẹ vì những cơn đau đến bất ngờ. “Số tiền mà bạn đọc Báo Thanh Niên ủng hộ, giúp đỡ em thông qua chương trình “Chạm vào ước mơ” đã đủ để lo cho học phí 5 năm đại học. Em vẫn thường xuyên đến công trình làm việc, vừa học nghề vừa kiếm thêm thu nhập để

Loạt phóng sự “Nữ sinh 17 tuổi nhặt rác, gánh vác cả gia đình” trên Thanh Niên của nhóm PV An Dy - Huy Đạt, với nhân vật chính là Phạm Thị Huyền Trang, đã đoạt giải nhất thể loại tin, phóng sự ngắn, tọa đàm trực tuyến của truyền hình và báo điện tử với Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ 13. Giải thưởng được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam trao năm 2019, đúng dịp 21.6. trang trải cuộc sống sinh viên. Tuy vẫn còn vất vả, nhưng so với ngày trước em đã sung sướng hơn rất nhiều”, Trang xúc động. Ngày Trang chính thức đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, PV Thanh Niên tiếp tục có bài viết để chia sẻ tin vui đến bạn đọc. Còn với Trang, bài viết được đăng tải trên Thanh Niên đã gây chú ý với thầy cô, bạn bè trong Khoa Quản lý dự án và từ ngày đó em được giúp đỡ, chia sẻ nhiều hơn.

Chạy đua trên công trình cao tốc

NGỌC HÙNG

Dự án cao tốc bắc - nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài hơn 49 km, đi qua 3 địa phương: Diên Khánh, Cam Lâm và Cam Ranh. Để bảo đảm tiến độ công trình, đơn vị đã huy động hơn 1.750 công nhân, chia làm 3 ca thi công liên tục với hơn 500 máy móc, thiết bị.

N

hững ngày cuối tháng 5, tiết trời Khánh Hòa đã nóng ran sau vài ngày mưa bất chợt. Chúng tôi có mặt trên công trường dự án cao tốc bắc nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm, chứng kiến cảnh công nhân ngày đêm tăng ca thi công dự án, mong sớm hoàn thiện theo tiến độ. Để kịp tiến độ và tạo khí thế làm việc, trong dịp lễ 30.4 và 1.5, nhà đầu tư đã tổ chức phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, kêu gọi cán bộ, kỹ sư, công nhân hưởng ứng gác việc nhà, thi công xuyên lễ. Hơn 10 giờ sáng, khi những tia nắng bắt đầu “đốt” da người, tại mũi thi công hầm

Dốc Sạn (địa bàn TP.Cam Ranh), 4 chiếc máy chuyên dụng liên tục khoan sâu vào đá. Sau khi khoan được vài chục mét, các công nhân đưa xe nâng, dàn khung vào lắp để định hình hầm, chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo. Đã hơn một năm kể từ ngày khởi công dự án, gần như mọi người chưa có ngày ngơi nghỉ. Kỹ sư Nguyễn Văn Ngọc, giám sát hầm Dốc Sạn, chia sẻ: “Hầm Dốc Sạn là hạng mục công trình tương đối khó, đòi hỏi khảo sát địa chất kỹ càng, máy móc thi công hiện đại. Nhờ thi công 3 ca liên tục, đến nay, hầm Dốc Sạn đã đào được 1.250/1.515 m. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng công trường, cho biết để

bảo đảm tiến độ công trình, đơn vị đã huy động hơn 1.750 công nhân, chia làm 3 ca thi công liên tục với hơn 500 máy móc, thiết bị. Dự án cao tốc bắc - nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm có chiều dài hơn 49 km, đi qua 3 địa phương: Diên Khánh, Cam Lâm và Cam Ranh. Giai đoạn phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 7.600 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng. Dự kiến, quý 3/2023 sẽ hoàn thành. Theo ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam

Nhiều phương tiện cơ giới nối đuôi nhau thi công đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. ẢNH: NGỌC HÙNG

Lâm, đến thời điểm này, dự án đã đạt hơn 30% tiến độ thi công, vượt so với cam kết hợp đồng. Cụ thể, tại gói thầu xây lắp 1, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thiện đào, đắp nền đường; thi công được 218 cống hộp và cống tròn, 22 hầm chui, 4/13 cầu. Đối với gói thầu xây lắp 2, đơn vị đã cơ bản hoàn thiện đắp đất nền đường; đã thi công 107 cống tròn, cống hộp, 18 hầm chui. Ông Quản Anh Tuấn, Tư vấn giám sát trưởng Công ty CP Tư vấn thiết kế Cầu Lớn Hầm đánh giá, nhà thầu dự án cao tốc đoạn Nha Trang - Cam Lâm đã thực hiện đúng và vượt tiến độ nhiều gói thầu như cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về chất lượng công trình, các hạng mục nghiệm thu đều có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình triển khai cũng như chuyển giao giai đoạn. Công trình đạt chất lượng, đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, bảo đảm tính thẩm mỹ cao. Với khí thế lúc này trên cao tốc đoạn tốc Nha Trang - Cam Lâm, việc nhà đầu tư đã cam kết với Bộ GTVT sẽ hoàn thành dự án vượt tiến độ 3 tháng so với hợp đồng là hoàn toàn khả thi. t


Đặc san 21-6-2022 | Du khách đổ xô về tham quan phố cổ Hội An, Quảng Nam ẢNH: MẠNH CƯỜNG

thanhnien.vn

9

Những nụ cười Việt Nam

lại nở hồn nhiên THANH THẢO

K

hi dịch lui binh thấy rõ, thì SEA Games 31 khai mạc ngày 12.5.2022, và các tour du lịch hết sức phong phú cũng bùng lên cùng thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí… Thời điểm phần lớn thế giới đã lui dịch, Việt Nam cũng đã vui mừng chứng kiến cảnh “dịch lui”. Không ai chủ quan với dịch bệnh, nhưng mấy ngày nay, khi có dịp đi từ Huế vào Đà Nẵng rồi vào Quảng Nam, về lại Quảng Ngãi quê nhà, tôi đã tận mắt chứng kiến những hoạt động du lịch thật rộn ràng. Người dân trở lại có công ăn việc làm, những dịch vụ cưới hỏi, tham quan, nghỉ dưỡng, đến với các điểm du lịch biển đảo vào đúng dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 diễn ra sôi nổi, có phần như bù lại hai năm “mắc dịch” vừa qua. Hôm tôi ở Huế, được cháu tôi - chuyên làm dịch vụ phục vụ cưới hỏi, sinh nhật, tiệc tùng cuối tuần cho biết, tháng 4 âm lịch này (tức tháng 5 dương lịch - ngày âm trùng ngày dương) cháu có khá nhiều việc làm, có lúc như “bở hơi tai” vì việc nhiều quá. Cháu nói vậy, nhưng niềm vui hiện rõ trên nét mặt. Với người lao động, có công ăn việc làm là có thu nhập, việc càng nhiều thì thu nhập càng tốt, đâu có “dám từ chối” công việc bao giờ. Những gánh bánh bèo bánh nậm ở Huế trong tháng 5 này cũng như vừa lột xác, mùi thơm bánh gói lá chuối cứ thoang thoảng mời gọi. Những người bán các món ăn truyền thống ở Huế nói với tôi: Họ mong “bịnh tình” cứ như thế này hoặc tốt hơn nữa, không ai còn phải lo sợ dịch bệnh, để những món bánh Huế thơm ngon hơn, nóng hổi hơn khi tới với du khách. Khi vào Đà Nẵng, tôi lại thấy một không khi “vui chơi ăn nhậu mừng lễ hội” với lượng người

Mùa hè, con ve sầu thoát xác hát vang lừng trên những vòm cây. Mùa hè năm nay, đại dịch Covid-19 “lui binh” sau khi toàn quốc tiêm phủ vắc xin từ người lớn tới trẻ em 5 - dưới 12 tuổi. tham gia đông hoành tráng tới mức tôi phải choáng. Choáng là phải, vì đã hai năm rồi, những cảnh đông vui đầy khích lệ như thế này đâu thấy diễn ra tại thành phố biển nổi tiếng là “thành phố đáng sống”. Nhớ buổi chiều tối khi nhà văn Thái Bá Lợi mời mấy anh em chúng tôi ăn tối ở một nhà hàng “mở”(open) bán bia tươi quốc tế và hải sản Đà Nẵng, nằm trong một chuỗi nhà hàng “mở’ bên bờ phía đông sông Hàn, khi nhìn đèn đuốc sáng choang giữa tiếng nhạc những ca khúc Nga quen thuộc, tôi đã nghĩ ông chủ nhà hàng này chắc từng phất lên từ Ukraine hay từ Nga gì đó, bây giờ mở nhà hàng bán bia tươi quốc tế bên sông Hàn, vẫn không quên những bài hát từ trời Âu quen thuộc thuở nào. Lượng khách vào chuỗi nhà hàng này uống bia tươi quốc tế, ăn hải sản quốc nội đông tới mức tôi cảm thấy lâng lâng vì… sướng. Có phải, đó là cảm giác “Hậu covid” mà nhiều người bạn đã nói với tôi? Rồi khi vào thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam trong chuyến hành hương về thăm lại những địa danh đầy xúc cảm từ thời chiến tranh dọc sông Thu Bồn, tôi lại được chứng kiến những người nông dân ở đây tụ họp theo một kiểu khác. Đó là ngày bà con huyện Duy Xuyên đón mừng quyết định công nhận Duy Xuyên là “Huyện nông thôn mới”. Lại tưng bừng cờ quạt, người chen nhau đi dự

TP.Quy Nhơn (Bình Định) đông nghịt du khách về dự lễ hội du lịch biển được tổ chức vào tháng 5.2022 ẢNH: DŨNG NHÂN hội làng hội huyện trên những con đường phong quang sạch sẽ, cây xanh hoa vàng nở rộ đến nao cả lòng. Nhớ vào đận cuối năm ngoái, Quảng Ngãi quê tôi, Quảng Nam quê bạn, rồi Đà Nẵng quê những người anh em thân thiết với tôi như cùng “đứng lên” lo cho bà con công nhân lao động từ TP.HCM và các trung tâm công nghiệp phía nam “bỏ của chạy lấy người” về quê, dù để cứu người là chính chứ của thì chẳng có đâu mà cứu. Những tấm lòng bà con dọc đường số 1 cưu mang giúp đỡ bà con hồi hương lánh dịch đã khiến toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam sôi lên vì thương cảm và chia sẻ. Những ngày đó, khó ai dám nghĩ sẽ có ngày hôm nay, khi dịch bệnh đã lùi, và người lao động đổ đi làm với sự bình tâm và mắt nhìn tin cậy. Dịp 30.4 vừa rồi, đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi đón 3.000 khách đi tàu cao tốc từ Đà Nẵng trực chỉ Lý Sơn, đi từ bến Sa Kỳ trực chỉ hòn đảo du lịch nổi tiếng của Quảng Ngãi hai năm qua vắng khách. Người Lý Sơn hân hoan như sống lại sau bao tai ương từ bão tố tới dịch bệnh tràn qua hòn đảo ân tình này. Lại kịp vào Lễ hội thể thao SEA

Games 31 chính thức khai mạc tối 12.5.2022, sau 19 năm vắng bóng ở Việt Nam. Những sân cỏ bóng đá lại chật ních người, những địa điểm thi đấu nhiều môn thể thao lại hồn nhiên đón khách. Người Việt lại trở thành chủ nhân kỳ SEA Games này, với tất cả lòng hiếu khách và tinh thần thể thao cao thượng cùng các bạn ASEAN của mình. Thể thao khu vực Đông Nam Á luôn đi kèm với du lịch thể thao, du lịch văn hóa và ẩm thực, du lịch về những địa danh thắng cảnh có không ít trên khắp đất nước ta. Cái được lớn nhất của SEA Games 31 này là nó tới ngay sau khi dịch bệnh lui quân, nó khiến người Việt chúng ta thở phào nhẹ nhõm, và khiến hàng loạt dịch vụ kèm theo thể thao và du lịch bừng nở như hoa phượng vĩ mùa hè. Tôi yêu cuộc sống thanh bình đang trở lại với đất nước tôi và đất nước những bạn bè Đông Nam Á của chúng ta. Những chuyến bay quốc tế lại chở đầy khách, những sân bay lại rộn ràng đón khách suốt đêm ngày, và những nụ cười Việt Nam lại nở hồn nhiên trên gương mặt mỗi người dân lao động chúng ta. Vào mùa lao động dịch vụ rồi, có thu nhập tốt rồi, các bác ạ!


10

| Đặc san 21-6-2022

Phú Yên

phục hồi nhanh

sau đại dịch Covid-19 ĐỨC HUY (thực hiện)

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Phú Yên là một trong những địa phương có số người nhiễm khá cao nhưng tỉnh này phòng chống rất hiệu quả và đã phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, sớm ổn định đời sống nhân dân.

T

hanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Thế, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, về những thành quả ấn tượng ấy. PV: Sau đại dịch Covid-19, Phú Yên đã từng bước phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, sớm ổn định đời sống nhân dân. Xin ông cho biết một vài nét cơ bản về những thành quả này? Ông Trần Hữu Thế: Trong 3 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên cơ bản ổn định; dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát; hoạt động sản xuất kinh doanh có bước phục hồi và phát triển; các hoạt động thương mại, dịch vụ đều có bước phục hồi mạnh mẽ; lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng so với cùng kỳ... Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 5.545 tỉ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực hiện đạt 10.228 tỉ đồng, bằng 27% kế hoạch năm, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 52 triệu USD, bằng 25% kế hoạch năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong quý 1 đạt 1.378 tỉ đồng, đạt 27,6% dự toán Trung ương giao, đạt 20,8% dự toán tỉnh giao, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên đạt gần 180.000 lượt, tăng 2% so với cùng kỳ; tổng doanh thu hoạt động du lịch đạt hơn 206 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu lưu trú đạt 55 tỉ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 3.580 tỉ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng


Đặc san 21-6-2022 |

11

Đông đảo du khách đã đến tham quan Gành Đá Đĩa, một danh thắng ở Phú Yên ẢNH: TRẦN QUỚI

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên. ẢNH: ĐỨC HUY bộ, ngành Trung ương, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương trong từng thời điểm cụ thể. Cùng với đó, sớm ban hành Kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế tỉnh Phú Yên thích ứng an toàn trong điều kiện dịch Covid-19 giai đoạn 2022-2025 để tổ chức thực hiện thúc đẩy đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên đảm bảo đạt 7% trong năm nay.

có trọng tâm, trọng điểm. Trong quý 1/2022, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án ngoài ngân sách với tổng vốn đầu tư hơn 276 tỉ đồng, gồm: Nhà máy nước Sông Cầu 2 - Tuy An của Công ty CP Đô thị sinh thái Việt Nam; Khu du lịch dịch vụ khách sạn Dayton của Công ty TNHH kinh doanh du lịch và dịch vụ khách sạn Dayton; Khu du lịch sinh thái thác Draitang của Công ty TNHH Tâm Phú Minh. Để đạt được những con số ấn tượng như ông vừa nêu, Phú Yên đã dựa trên những nguồn lực nào và phát huy nó ra sao, thưa ông? Ngay từ khi còn trong giai đoạn phòng chống dịch, chúng tôi cũng đã xác định thực hiện hiệu quả việc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế trong khả năng của tỉnh. Đến khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, tỉnh chủ động bắt tay triển khai ngay trên nền tảng đã “chuẩn bị hòa nhập” với dịch, phục hồi nhanh sau đó. Chính sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện phương châm “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế” là nguồn lực nội sinh để chúng tôi có đủ cơ sở, đủ nguồn lực vượt qua hậu quả dịch gây ra. Phú Yên còn được sự ủng hộ, giúp sức của các tỉnh thành bạn trong quá trình chống dịch. Đặc biệt, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương, cử các đoàn công tác của các bộ ngành về tận nơi để hỗ trợ Phú Yên nhanh chóng vượt qua giai đoạn ban đầu chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, một nguồn lực gốc khiến chúng tôi mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn chính là sự hỗ trợ, đóng góp, chung sức chung lòng của cộng đồng người Phú Yên sống và làm việc trên mọi

Ông Trần Hữu Thế thăm chúc tết, trao quà mừng thọ của Chủ tịch nước đến cụ bà Nguyễn Thị Chánh (P.Xuân Thành, TX.Sông Cầu) tròn 100 tuổi ẢNH: THỦY LOAN

miền đất nước. Tập thể lãnh đạo đã hợp sức đưa bà con Phú Yên từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê chống dịch an toàn, suốt hành trình 30 chuyến xe đi - về giữa đỉnh dịch cam go, “tinh thần Phú Yên” trở thành ngọn lửa ấm áp “nghĩa đồng bào” đầy nhân văn. Các nguồn lực hợp thành sức mạnh, cùng với sự chỉ đạo thông suốt từ Tỉnh ủy - HĐND - UBND đã đưa Phú Yên phát triển nhanh, bền vững cùng với cả nước. Xin ông chia sẻ thêm về những thách thức, khó khăn sau đại dịch mà Phú Yên phải đương đầu? Từ đó, theo ông, Phú Yên cần phải làm gì để khắc phục và vượt qua các thử thách này? Phú Yên về cơ bản là một tỉnh còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp hơn các tỉnh lân cận nên khi gặp đại dịch đương nhiên giai đoạn đầu sẽ gặp những vấn đề nan giải lớn hơn. Tuy nhiên, tỉnh đã đưa ra những quyết sách phù hợp, những điều chỉnh về thủ tục để bà con bị ảnh hưởng nặng nề do dịch được hưởng trọn quyền lợi; đồng thời báo cáo, kiến nghị lên các cấp bộ ngành Trung ương để có giải pháp tháo gỡ, giải quyết chế độ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tỉnh cũng đã

thành lập Tổ công tác đồng hành với doanh nghiệp gỡ khó vượt qua đại dịch phát triển kinh tế, tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại trực tiếp kết hợp trực tuyến với doanh nghiệp, với bà con… Cuối năm 2021, Phú Yên gặp phải trận lũ lịch sử, rồi diễn biến bất thường về thời tiết vào tháng 3 vừa qua đã để lại hậu quả thương tâm. Với trách nhiệm được Đảng và nhân dân giao phó, tập thể lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã luôn bám sát diễn biến, chỉ đạo điều hành, cả trong lúc mưa lũ hoành hành vẫn trực tiếp đi đến các địa bàn kiểm tra và chỉ đạo khắc phục. Những dấu hiệu lạc quan mà Phú Yên đang có được cho thấy sự khởi sắc về kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tư cách là người lãnh đạo của tỉnh, xin ông cho biết thời gian tới Phú Yên có kế hoạch gì để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng đó? Trong những tháng tiếp theo của năm 2022, tỉnh tiếp tục xác định nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các

Hiện nay, Phú Yên đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên cũng như các giải pháp để du lịch Phú Yên phát triển nhanh, bền vững? Phú Yên là tỉnh phát triển sau so với các tỉnh trong khu vực, thế nhưng tiềm năng trong lĩnh vực du lịch được đánh giá cao. Tỉnh cũng đã nỗ lực xây dựng, thực hiện các chương trình mục tiêu vực dậy tiềm năng sẵn có. Chính vì vẫn bảo toàn được nét hoang sơ, vẻ đẹp thiên nhiên sông núi biển trời hài hòa đã tăng thêm sức quyến rũ cho du lịch tỉnh nhà. Từ khóa “du lịch Phú Yên” đã được nhắc đến hàng loạt trên các diễn đàn, từ mạng xã hội cho đến báo đài trên cả nước. Sức hút Phú Yên hấp dẫn, thân thiện đã kéo chân du khách trong và ngoài nước đến miền đất trước đây ít ai nhắc tới. Tỉnh đã ban hành nghị quyết, các kế hoạch thực hiện nghị quyết để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, cơ sở hạ tầng cũng đã được tăng tốc đầu tư, các tập đoàn lớn về du lịch nghỉ dưỡng đã ở lại Phú Yên, bất động sản du lịch, các loại hình du lịch cũng đã phát triển sôi nổi ở thị trường Phú Yên. Vấn đề cơ bản là việc xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng, thích ứng với hạ tầng đã được đầu tư. Cùng với đó, việc thay đổi lối sống hiện đại nhưng không đánh mất bản chất cần cù, chất phác của người dân Phú Yên, giữ được môi trường sống trong lành, không gian giao tiếp du lịch thân thiện là điều chúng tôi hướng đến thực hiện. Xin cảm ơn ông!


12

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Giây phút “điệu đà” của nhóm du khách trẻ tại biển Nha Trang ẢNH: HIỀN LƯƠNG

Mở cánh cửa

Du lịch Vợ chồng du khách nước ngoài thong dong dạo bước tham quan phố cổ Hội An dịp nghỉ lễ 1.5 ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Con đường di sản miền Trung và những điểm đến quen thuộc khác ở Nam Trung bộ, Tây nguyên đang vui đón những bước chân du khách. Cũng như nhiều địa phương khác trên toàn quốc, nhịp sống đang dần trở lại đầy hứng khởi ở miền Trung, mà “chìa khóa” đầu tiên phải kể đến chính là du lịch. Những hình ảnh ghi nhận từ các điểm đến du lịch đặc biệt trong khu vực sẽ “minh họa” sinh động cho nhịp sống đang trở lại bình thường... Thanh Niên

Quảng trường Nguyễn Tất Thành ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) đông nghịt du khách vào đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển 2022 ẢNH: DŨNG NHÂN


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

13

Đoàn 19 ô tô và hơn 90 thành viên tham gia chương trình Caravan “Biển gọi” năm 2022 của tỉnh Quảng Trị hồi cuối tháng 4, khởi động lại các hoạt động du lịch tại địa phương ẢNH: THANH LỘC

Du khách ra tham quan đảo Lý Sơn,

Quảng Ngãi

ẢNH: PHẠM ANH

c và cùng tham gia khách được thưởng thứ du .4, 30 lễ dịp ng tro ẢNH: TRẦN HIẾU Đến Gia Lai g iên ch ng cồ ạc nh trình diễn âm

Du khách nhộn nhịp tham quan, chụp ảnh lưu niệm bên bờ sông giữa đầu tháng 5 Hương

ẢNH: LÊ HOÀI NHÂN

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại danh thắng gành Đá Đĩa, Phú Yên

ẢNH: ĐỨC HUY


Đặc san 21-6-2022 |

Trải nghiệm đu dây vượt thác Dương Cầm ở độ cao 50m

Quảng Bình đâu chỉ có Phong Nha !

ẢNH: BÁ CƯỜNG

BÁ CƯỜNG

Tour khám phá động Châu khe Nước Trong đu dây vượt thác, thuộc một trong các sản phẩm du lịch được trình làng trong năm 2022, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới lạ và nhắn gửi đến du khách: Quảng Bình không chỉ có Phong Nha.

C

ách TP.Đồng Hới 85 km về phía tây nam, đi theo đường mòn Hồ Chí Minh nhánh tây lên khu vực xã Kim Thủy (H.Lệ Thủy), khu dự trữ thiên nhiên động Châu - khe Nước Trong được đánh giá là nơi có hệ sinh thái còn nguyên vẹn ở Quảng Bình, chỉ xếp sau Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thành lập từ tháng 6.2020 với diện tích hơn 22.000 ha, khu dự trữ thiên nhiên động Châu - khe Nước Trong là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới với thảm thực vật đa dạng, tập trung nhiều loài động vật quý hiếm. Cuối tháng 12.2021, Công ty TNHH Netin được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt, cấp phép mở tour và chính thức đi vào hoạt động. Ông Trần Xuân Cương, Giám đốc Công ty TNHH Netin, cho biết trải nghiệm du lịch mạo hiểm đu dây vượt thác là một sản phẩm hoàn toàn mới của du lịch Quảng Bình, hứa hẹn sẽ là sản phẩm hút khách trong mùa du lịch Quảng Bình mở cửa đón khách trở lại. “Tận dụng thời gian rảnh rỗi trong đợt dịch năm 2021, chúng tôi đã khảo sát khu vực này và phát hiện hệ thống 3 con thác rất kỳ vỹ,

có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. So với những sản phẩm du lịch đang có tại Quảng Bình, các trải nghiệm mạo hiểm thường chỉ nhắm vào hệ thống hang động tập trung ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng chứ vượt thác thì chưa có”, ông Cương nói. Qua tour du lịch mới này, ông Cương hy vọng ngoài việc đánh thức tiềm năng mới để phát triển còn khẳng định du lịch Quảng Bình không chỉ có những hang động, mà rất nhiều trải nghiệm mới lạ khác đang chờ đón. Du khách sẽ được dừng chân nghỉ ngơi tại 3 con thác chính gồm Tóc Tiên, Dương Cầm và Cổng Trời. Thác Tóc Tiên cao 10 m, chảy thẳng và có màu nước trắng bạc hệt như một dải tóc trải dọc giữa rừng già là điểm dừng chân đầu tiên để du khách nghỉ ngơi. Nơi

Cố đô mời gọi

BÙI NGỌC LONG

Sau khi kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên-Huế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng với nhiều dự án đầu tư nước ngoài chọn đất cố đô để phát triển... Dự án đầu tiên được tích cực triển khai ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát là Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế của Tập đoàn Aeon Mall (Nhật Bản). Tháp tùng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đến Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Aeon Mall và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thống nhất chủ trương chấp thuận đầu tư Aeon Mall Huế. Tại lễ trao đổi các văn

kiện hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản sáng 1.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng chứng kiến đại diện UBND tỉnh Thừa ThiênHuế và Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam trao văn kiện về việc thống nhất chủ trương chấp thuận để Công ty TNHH AoenMall Việt Nam thực hiện dự án Aeon Mall Huế. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 170 triệu USD, thực hiện trên diện tích hơn 8,6 ha Đô thị mới An Vân Dương (TP.Huế), với hạng mục chính là trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, cho thuê mặt bằng, nhà kho, hội trường… Địa phương kỳ vọng dự án sẽ

góp phần nâng cao chất lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân, du khách. Trước đó, từ nửa cuối tháng 4, hội nghị “Gặp gỡ Thừa Thiên-Huế xanh, xác

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương (phải) và ông John Rockhold, Chủ tịch của AmCham Việt Nam, trao biên bản hợp tác đầu tư các dự án tăng trưởng xanh, bền vững ẢNH: LÊ ĐÌNH HOÀNG

thanhnien.vn

15

đây có cảnh trí hoang sơ, thu hút nhiều tay máy đến ghi hình. Cách thác Tóc Tiên thêm nửa giờ đi bộ, thác Dương Cầm là trải nghiệm chính trong tour đu dây vượt thác. Thác cao 50 m, rộng gần 100 m với nhiều dòng thác nhỏ, nhìn trên cao hệt như những phím đàn dương cầm. Tại đây, đội ngũ 5-7 thành viên gồm hướng dẫn viên, trợ lý an toàn sẽ hướng dẫn, mang đồ bảo hộ, giúp du khách vượt thác… Vượt qua thác Dương Cầm, du khách tiếp tục di chuyển đến khu vực thác Cổng Trời, là con thác cao nhất với độ cao 90 m. Từ dưới nhìn lên, có cảm giác dòng thác đổ từ trời xuống. PV Thanh Niên đã đến đây vào những ngày cuối tháng 4.2022 và thực sự có những trải nghiệm mới lạ. Mỗi tour khám phá động Châu - khe Nước Trong chỉ nhận 10 - 15 khách. Chị Nguyễn Nhật Xuân (24 tuổi) lần đầu tiên theo tour đu dây vượt thác cũng rất ấn tượng trước cảnh vật cũng như trải nghiệm mới lạ. “Mặc dù có hơi sợ, nhưng khi đội ngũ hướng dẫn tour hỗ trợ rất nhiệt tình khiến mình yên tâm đu dây. Quãng đường đu dây khoảng 50 m thực sự rất mạo hiểm nhưng thú vị. Nếu có cơ hội, chắc chắn mình quay lại lần nữa”, chị Xuân chia sẻ.

định tương lai tăng trưởng kinh tế xanh” cũng được UBND tỉnh Thừa ThiênHuế phối hợp với Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức, thu hút hơn 70 công ty, doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu đầu tư tại cố đô. Rất nhiều cơ hội mở ra với nguồn lực đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực: du lịch, nông nghiệp, môi trường, năng lượng… theo định hướng tăng trưởng xanh. Nhưng không chỉ các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ chọn cố đô Huế làm điểm dừng chân. Ngày 13.5, tại Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc - Khu vực miền Trung và Tây nguyên” do Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng là một điểm sáng trong đầu tư đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết địa

phương đã tiếp nhận và triển khai hiệu quả 6 dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc (khoảng 55 triệu USD) để đầu tư phát triển hạ tầng y tế, quy hoạch đô thị, phát triển du lịch và văn hóa.... Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện Thừa Thiên-Huế có 15 dự án đến từ Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 55,5 triệu USD, tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ, may mặc, hạ tầng khu công nghiệp… Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cam kết địa phương luôn mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư, các đối tác nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc. “Chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế luôn nỗ lực và cam kết hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp về thủ tục hành chính nhanh gọn, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, áp dụng các chính sách ưu đãi theo hướng cao nhất của khung pháp luật cho phép và chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư của tỉnh”, ông Phương nói. t


14

| Đặc san 21-6-2022

Du lịch Quảng Bình

sẵn sàng đón đầu vận hội mới ! NGUYỄN PHÚC Để đón đầu vận hội mới của du lịch, chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp và người dân Quảng Bình đã có những bước chuyển mình phù hợp, mang theo nhiều kỳ vọng… LỌT TOP 10 ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN NHẤT VIỆT NAM NĂM 2022 Tín hiệu vui đầu tiên cho du lịch Quảng Bình phải kể đến thông tin được nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến Booking.com công bố từ 232 triệu đánh giá của du khách toàn cầu cho thấy Phong Nha thuộc top đầu trong sách 10 điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam năm 2022. Tiếp đó, tháng 4.2022, trong một sự kiện có sự đồng hành của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Công ty Oxalis Adventure… hang Sơn Đoòng (nằm trong quần thể hang động Phong Nha Kẻ Bàng - hang động lớn nhất thế giới được chính thức khám phá năm 2009 - một trong những kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam) được quảng bá trên trang chủ Google tìm kiếm của 17 quốc gia và lãnh thổ. Theo ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thì đây là một trong những hoạt động quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế và du lịch Việt Nam sau đại dịch nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Với điểm nhấn Phong Nha - Kẻ Bàng, du lịch Quảng Bình đã có những tín hiệu hết sức tích cực ngay từ đầu năm, báo hiệu sự trở lại đầy mạnh mẽ của ngành “công nghiệp không khói” tại địa phương. Cụ thể, theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tỉnh này đón khoảng 30.000 khách. Công suất phòng nói chung đạt hơn 50%, riêng công suất phòng khách sạn

Du lịch Quảng Bình trỗi dậy mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. ẢNH: T.L tiêu chuẩn từ 4 sao và tương đương trở lên đạt 95%; khách sạn 3 sao trở lên và các homestay ở Phong Nha khoảng 80%. Tiếp đó, dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, Quảng Bình tiếp tục đón hơn 115.000 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng (tăng 4,6% so với dịp này năm 2021), bất chấp thời tiết bất lợi, mưa lớn làm ảnh hưởng đến lịch trình di chuyển, trải nghiệm dịch vụ của du khách. TĂNG CƯỜNG QUẢNG BÁ ĐI CÙNG VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình với các chính sách kích cầu và quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức đã thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là sau thời điểm mở cửa du lịch. Ngoài công tác chỉnh trang cơ sở vật chất, địa phương này đặc biệt chú ý đến vai trò của con người… Cụ thể, cuối tháng 3, Sở Du lịch Quảng Bình đã mở khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên (HDV) du lịch nội địa và HDV du lịch quốc tế năm 2022, với 30 học viên là HDV tham gia. Trong 3 ngày, các học viên sẽ được cập nhật các kiến thức về tình hình du lịch thế giới, xu hướng và triển vọng; tình hình phát triển du lịch

Việt Nam và Quảng Bình… Tiếp đó, giữa tháng 5, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Trường cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp mở 2 khóa đào tạo dịch vụ du lịch cộng đồng, chuyên ngành tiếng Anh du lịch ở xã Cự Nẫm (H.Bố Trạch) và xã Cảnh Dương (H.Quảng Trạch) với hàng chục người dân tham gia. Trong thời gian 8 ngày, các học viên đã được trang bị, bồi dưỡng những kiến thức tiếng Anh cơ bản và kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình phục vụ khách du lịch như: Tiếng Anh trong nghiệp vụ chế biến món ăn, trong nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và lễ tân. Những hoạt động nêu trên được đánh giá cao, bởi cả HDV và người dân đều có thêm kiến thức để làm du lịch, phục vụ du khách chu đáo, mục tiêu mang lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo tại Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt. Song song với việc nâng cao chất lượng phục vụ, tỉnh Quảng Bình luôn chắt chiu mọi cơ hội để quảng bá du lịch địa phương. Từ cuối tháng 3, giữa thủ đô Hà Nội, Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh Quảng

Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam tổ chức hội nghị giới thiệu điểm đến và kích cầu du lịch với chủ đề “Miền di sản diệu kỳ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cùng đại diện Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và 150 đơn vị kinh doanh du lịch của các địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hà Nội. Từ ngày 13 - 17.5, ngành du lịch Quảng Bình đã tích cực tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tại Ngày hội du lịch Hà Nội và TP.HCM. Hoặc gần nhất, tại Hội nghị truyền thông quốc tế lần thứ hai của Đại hội thể thao Đông Nam Á Việt Nam 2021 (SEA Games 31), Sở Du lịch Quảng Bình vinh dự cùng Tổng cục Du lịch giới thiệu về một số hoạt động truyền thông, quảng bá với SEA Games 31. Tại đây, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình một lần nữa giới thiệu Quảng Bình là điểm đến hàng đầu châu Á, điểm đến thiên nhiên, hấp dẫn và khác biệt, điểm phải đến để trải nghiệm tại Việt Nam. Vậy nên, có thể nói, Quảng Bình đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng cho vận hội mới của du lịch. t

Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt


16

| Đặc san 21-6-2022

Du lịch Đà Nẵng

trở lại đường đua

NGUYỄN TÚ

Trong hai năm xảy ra đại dịch Covid-19, ngành du lịch TP.Đà Nẵng không nghỉ ngơi mà âm thầm chuẩn bị những sản phẩm mới, và sự trở lại ấn tượng vừa qua cho thấy TP.Đà Nẵng vẫn là tâm điểm du lịch miền Trung.

C

ó thể nói du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phục hồi nhanh, mạnh mẽ và ấn tượng thấy rõ của TP.Đà Nẵng ngay khi mở cửa hậu Covid-19.

NHIỀU SẢN PHẨM MỚI Trong dịp lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, thành phố đón hơn 254.000 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa (hơn 246.600 lượt), tăng hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills thu hút lượng khách tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 13.000 khách, Công viên Châu Á (Asia Park) cũng thu hút lượng khách tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở đường bay quốc tế, Thái Lan và Singapore đã nối lại với TP.Đà Nẵng, các đơn vị lữ hành nhanh chóng kết nối với các đối tác nước ngoài với quyết tâm đưa thành phố trở lại giai đoạn đỉnh cao 2019 trước dịch Covid-19, với 8,6 triệu du khách, trong đó có 3,5 triệu khách quốc tế. Đây được xem như đợt “test nhanh” của ngành du lịch thành phố và cho thấy TP.Đà Nẵng vẫn đang giữ vững phong độ như trước khi xảy ra đại dịch. Trở lại TP.Đà Nẵng lần này, du khách Hà Thị Diệu (44 tuổi, ngụ Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) bất ngờ với những sản phẩm du lịch mới mẻ. Biển Đà Nẵng không xa lạ với gia đình chị từ trước Covid-19, hầu như năm nào chị cũng tắm biển Đà Nẵng, nhưng năm nay cả nhà cùng quây quần bên bãi biển đêm Mỹ An, thưởng thức nghệ thuật đường phố ở phố đi bộ “Phố Tây” An Thượng. Tại đây có các dịch vụ xe thức ăn nhanh, nước giải khát, massage trị liệu, team building, lửa trại, trình diễn bartender... chiếu phim bãi biển và các chương trình sự kiện, ca nhạc, DJ diễn ra hằng đêm… Bãi biển đêm Mỹ An, phố đi

bộ - Phố Tây An Thượng, và sắp đến là phố đi bộ - chợ đêm Bạch Đằng… là những sản phẩm du lịch mới nằm trong chiến lược phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng đến năm 2025. Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho hay, hai năm qua, thành phố và ngành du lịch đã nỗ lực không ngừng để chuẩn bị cho sự trở lại toàn diện, với nhiều sự kiện đặc sắc như: diễn đàn phát triển đường bay châu Á - Routers Asia; Giải Golf phát triển châu Á; Lễ hội Enjoy Summer, hội chợ Du lịch VITM… và nhiều chương trình kích cầu du lịch lớn, triển khai hiệu quả chính sách MICE, thủ phủ du lịch miền Trung đang dần lấy lại vị thế, bằng quyết tâm mạnh mẽ và những cách làm sáng tạo, để trở thành tâm điểm của du lịch VN. Thành phố còn có nhiều sự kiện lớn về văn hóa, du lịch, thể thao mang tầm quốc tế trong thời gian tới như: Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á; giải Golf châu Á 2022… “Lượng khách trong kỳ nghỉ lễ qua cho thấy ngành du lịch Đà Nẵng đã có những tín hiệu phục hồi thực sự, là những chỉ dấu tích cực cho mùa du lịch hè sôi động sắp tới, đồng thời mở ra thời cơ mới trong việc đón đầu dòng khách quốc tế vào mùa cao điểm từ tháng 9 đến đầu năm sau”, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Sun Group vùng miền Trung tin tưởng. Các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị sản phẩm cho mùa du lịch hè năm nay, trong đó tập trung chính vào nhóm sản phẩm trọn gói cho kích cầu, nhóm sản phẩm khách MICE… GIỮ VỊ THẾ ĐÀ NẴNG Theo đánh giá của ngành du lịch, tính đến năm 2019, du lịch đã cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với việc đáp ứng 6

Du khách yêu thích biển Đà Nẵng tiêu chí đánh giá cơ bản. Đặc biệt, ngành du lịch TP đã đạt mức độ hài lòng của du khách thông qua các danh hiệu giải thưởng và kết quả khảo sát du lịch như: giải thưởng Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á năm 2016, Top 10 thành phố tổ chức hội họp hàng đầu châu Á năm 2017; Top xu hướng về lựa chọn điểm đến năm 2018, Top 52 điểm đến năm 2019; Top 10 điểm đến toàn cầu năm 2020; Top 25 điểm đến khu vực châu Á được yêu thích nhất năm 2021… Ông Trần Phước Sơn, Phó chủ

tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, với chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh để khôi phục, đẩy mạnh phát triển kinh tế, du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được thành phố đặc biệt quan tâm thúc đẩy khôi phục trong thời gian sớm nhất. “Đà Nẵng có lợi thế là thành phố “đầu biển cuối sông”, nên sau biển, thành phố đang tập trung khai thác, đẩy mạnh hoạt động du lịch đường thủy, tạo sản phẩm du lịch mới như tour, tuyến trên biển, trên sông, đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí, giữ chân du


Đặc san 21-6-2022 |

Từ nay đến tháng 10.2022 có thêm 7 hãng hàng không khai thác đường bay quốc tế từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ với khoảng 90 chuyến/tuần, riêng Hàn Quốc dự kiến có 49 chuyến/ tuần. Các chặng bay nội địa từ Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Đà Lạt, Hải Phòng, Phú Quốc, Vinh cũng tăng lên hơn 230 chuyến/tuần.

17

TP.Đà Nẵng đang hướng đến các sự kiện quốc tế nhằm mở thêm kênh thu hút du khách

Bán đảo Sơn Trà được bảo tồn, phát triển hài hòa với thiên nhiên. ẢNH: VI NA

Hỗ trợ cho du khách khi đến Đà Nẵng

Du lịch biển Đà Nẵng có lợi thế vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống làng chài Lễ hội pháo hoa quốc tế, thương hiệu của TP.Đà Nẵng hè năm nay Đà Nẵng sẽ bắt kịp dịp cao điểm nhất của khách nội địa năm 2019.

Các môn thể thao biển vẫn là nét mới của biển Đà Nẵng khách lưu trú dài ngày hơn”, ông Trần Phước Sơn cho hay. Bà Trương Thị Hồng Hạnh cho biết thêm, ngay khi mở cửa, thành phố đã có các chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả. “Trước mắt sở sẽ cùng các sở, ban, ngành, địa phương và các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp triển khai xúc tiến thị trường, khôi phục đường bay nội địa và quốc tế; có các chính sách và hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch để hình thành các liên minh kích cầu, khai thác các thị trường trọng điểm và tiềm

năng với nhiều phân khúc khách khác nhau. Đồng thời cũng sẽ kiểm tra, giám sát chặt về giá, chuẩn bị nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gìn hình ảnh điểm đến thành phố đã có…”, bà Hạnh nói. Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho rằng, dù sức cạnh tranh từ các địa phương lân cận khá lớn nhưng Đà Nẵng vẫn có sức hút riêng với khách nội địa, từ những tín hiệu khả quan của các dịp lễ vừa qua cùng với nỗ lực của thành phố, các doanh nghiệp, kỳ vọng mùa

CƠ HỘI CHO BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG Bên cạnh tung ra các sản phẩm mới, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cũng có chiến lược dài hơn, bài bản để thu hút du khách, đơn cử như khách MICE. Có thể nói, không phải điểm đến nào các nhà tổ chức sự kiện cũng được nhiều thuận lợi như TP.Đà Nẵng, ngành du lịch thành phố có chính sách đặc biệt hỗ trợ đoàn MICE như lãnh đạo thành phố, lãnh đạo sở đón tận sân bay, xe dẫn đường, hỗ trợ sự kiện… Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hội khách sạn TP.Đà Nẵng dẫn chứng, dịp hè 2022, Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng đã nhận được hơn 10 hội nghị với số lượng trên 1.000 người/sự kiện, cho thấy TP.Đà Nẵng vẫn là điểm đến lý tưởng cho các đoàn khách MICE nội địa. Với định hướng phát triển du lịch MICE của TP.Đà Nẵng, đã mở ra nhiều cơ hội cho các chủ

đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Năm 2021, thành phố có 1.272 cơ sở lưu trú với 44.810 phòng, trong đó có 216 cơ sở lưu trú hạng 3 - 5 sao và tương đương 26.822 phòng, chiếm khoảng 60%, 16 khu, điểm tham quan du lịch. Trong khi đó, ngay sau khi phục hồi các hoạt động hậu Covid-19, hàng loạt dự án đã tái khởi động để đón đầu chu kỳ phát triển mới của du lịch TP.Đà Nẵng đến năm 2025. “Đà Nẵng có tất cả thú vị và độc đáo mà khách MICE cần: cơ sở vật chất tổ chức sự kiện, điểm đến vui chơi giải trí đa dạng, các chuyến bay nội địa với thời gian bay phù hợp, kết nối nhiều tỉnh thành, các công ty du lịch quốc tế tại Đà Nẵng đã phát triển mạng lưới dịch vụ ở các tỉnh thành tạo nên hệ sinh thái khách hàng đa dạng hơn. Đà Nẵng còn được vinh danh “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” do World Travel Awards (WTA) bình chọn và nhất là sau APEC 2017, các tập đoàn quốc tế lớn quyết định tổ chức sự kiện tại đây”, ông Đức Quỳnh nói.


Đ 18

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

ến, là nhớ

THÂN THIỆN Khi chị Bengi Ozboyaci cùng con trai đang chăm chú xem một nông dân làng rau Trà Quế (TP.Hội An) hướng dẫn cách trồng rau, cách đó không xa người chồng thử ghé vai gánh đôi thùng nước rồi chậm rãi tưới dọc các luống. Đi ngay bên cạnh, bà Nguyễn Thị Xiêm vỗ tay và luôn miệng động viên “Cố lên! Cố lên!”. Bà Xiêm tay bưng rổ rau xanh còn kịp chụp bức ảnh lưu niệm cùng gia đình du khách Singapore trước khi họ rời làng rau Trà Quế vào chiều muộn 26.4. Hôm ấy, làng rau Trà Quế bình dị này vừa bước sang ngày thứ 22 được “thăng hạng” di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và vừa chẵn 1 tháng Năm du lịch (DL) quốc gia chính thức khai mạc. Lễ khai mạc cũng tổ chức cách đó không xa Đảo ký ức Hội An. Gia đình chị Bengi Ozboyaci hẳn sẽ rất nhớ những ngày “tập làm nông dân”, nhớ tiếng vỗ tay động viên của bà Xiêm. Nhưng không chỉ thân thiện với khách, mỗi khi khách phương xa lên tàu ra đảo Cù Lao Chàm đều được nhắc không được mang theo túi ni lông. Họ có thể thoáng chút ngạc nhiên, sau đó sẽ thấy vui khi biết mình đang gián tiếp góp một tay bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đô thị cổ Hội An vừa lọt vào top “10 thành phố hiếu khách nhất thế giới” năm 2022. Hơn 232 triệu lượt du khách đã “bỏ phiếu” để giải thưởng Traveller Review Awards vinh danh Hội An. Nhưng thân thiện không chỉ là danh hiệu riêng có của phố cổ, mà còn thấy ở khắp các cung đường di sản miền Trung, ở các điểm đến nổi tiếng khác tại Việt Nam. ĐIỂM HẸN MÙA HÈ Sự hiện diện của những du khách quốc tế như gia đình chị Bengi Ozboyaci, cùng với lượng lớn khách nội địa, đang làm “thức

HỨA XUYÊN HUỲNH

Trở lại mạnh mẽ sau thời gian dài ngưng trệ vì đại dịch, Quảng Nam chọn thông điệp “du lịch xanh” để phát động Năm du lịch quốc gia 2022. Thông điệp ấy như một “mệnh lệnh” chung cho cả khu vực: thân thiện, ấn tượng và gây nhớ.

Một du khách Singapore gánh nước tưới rau ở làng rau Trà Quế (Hội An) hồi cuối tháng 4.2022 ẢNH: MẠNH CƯỜNG thay đổi cấu trúc xã hội và thói quen của người dân nhưng cũng tạo ra xu hướng mới trong DL. Trước hết là môi trường DL xanh. Môi trường ấy phải có sự thân thiện, an toàn giữa người dân du khách và buộc các bên khai thác DL phải cam kết không gây tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhìn nhận DL xanh sẽ là xu hướng DL tất yếu của nhân loại, bởi đề cao ý thức con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học. Trở thành địa phương đầu tiên ở Việt Nam ban hành Bộ tiêu chí DL xanh hồi tháng 12.2021, nên chủ đề “Điểm

đến du lịch xanh” được lựa chọn cho Năm DL quốc gia 2022 cũng là thông điệp mạnh mẽ mà Quảng giấc” những điểm đến nổi tiếng ở Nam muốn truyền tải. Việt Nam vốn dĩ ngủ vùi đã hơn 2 Nhưng không phải tự nhiên mà năm qua. có bộ tiêu chí xanh ấy. Chia sẻ Quảng Nam, nơi được trao với Thanh Niên, ông Lê Trí Thanh cơ hội khởi động lại DL, cũng cho hay đó là kết quả quá trình vậy. Hơn 7,8 triệu lượt khách suy nghĩ, hợp tác của địa phương đến Quảng Nam thời điểm chưa với các doanh nghiệp, kể cả hợp bùng phát dịch Covid-19 (năm tác quốc tế, để xác định dòng sản 2019) vẫn luôn là con số mơ ước. phẩm xanh và bền vững làm trụ Bởi tiếp sau đó là 2 năm liên tiếp cột, là dòng sản phẩm tương lai. ngưng trệ... Nhưng khi nhịp sống “DL xanh hoàn toàn phù hợp với bình thường trở lại, DL xứ Quảng xu thế phát triển của Quảng Nam, cũng trở lại đường ray. Đến giữa với đô thị xanh, công nghiệp xanh, cuối tháng 5, qua theo dõi các kỳ nông nghiệp xanh, nông thôn nghỉ lễ dài ngày, ông Phan Thanh xanh”, ông Thanh nói. Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Còn nhớ tại sự kiện khởi động Quảng Nam, vui mừng vì lượng Năm DL quốc gia 2022 hồi cuối khách tăng nhanh: “Sẽ khó trở tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh lại ngay với lượng khách của thời Chính từng chúc vùng đất “chưa điểm trước khi xảy ra dịch, nhưng mưa đà thấm” với “rượu hồng đào tính ra cũng đã tăng gần 4 lần so chưa nhấm đà say”, với những Chuyển động với cùng kỳ năm trước”. con người “ơn trượng nghĩa ở các “vệ tinh” Phía trước là mùa hè đáng dày” luôn là điểm đáng đến Không chỉ vùng “lõi” Quảng Nam gây ấn tượng được chờ đợi. Theo ông Hồng, hấp dẫn. “Và đã đến rồi thì trong vai trò địa phương đăng cai Năm DL quốc gia kỳ nghỉ hè luôn là dịp tốt mãi giữ trong lòng tình 2022 với chuỗi 162 sự kiện, hoạt động, mà các “vệ tinh” để đón khách nội địa. Dễ cảm ấm áp, yêu thương”, cũng đã chuyển động mạnh. Tổng cộng có 120 sự kiện, hiểu vì sao trong 6 chương Thủ tướng nhắn gửi. Lời hoạt động hưởng ứng Năm DL quốc gia do 40 tỉnh, thành trình lớn của “Quảng Nam chúc ý nhị ấy gợi nhắc phố tổ chức. - Điểm đến du lịch xanh” đến câu ca quen thuộc Có nhiều dấu hiệu hồi sinh ở vương quốc hang động Quảng xứ Quảng: “…Bạn về 2022, có đến 3 chương Bình, với các tour khám phá. Nhiều đoàn khảo sát cũng đã trình khởi động từ mùa hè nằm nghĩ gác tay/Hỏi đi dọc cung đường Quảng Trị - Cửa Việt - Cửa Tùng. Cố đô nơi mô ơn trượng nghĩa để hút khách: Chu Lai điểm Huế đông đúc trở lại vào ban đêm cùng sản phẩm “Phố dày cho bằng đây”. hẹn, Cảm xúc mùa hè, Sắc đêm hoàng thành” và rực rỡ với “Festival 4 mùa”. màu di sản. Từ xa xưa, xứ Quảng luôn Các thành phố biển như Đà Nẵng, Bình Định, khiến bạn bè thao thức. Giờ Nha Trang… cũng cho thấy thế mạnh “ĐẾN RỒI đây, xứ Quảng phải thao thức của loại hình du lịch biển. THÌ MÃI GIỮ…” để bạn bè hễ đến là yêu thương, Đại dịch là nhớ… t Covid-19 đã


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

19

VĂN NGỌC Nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế đêm là hướng đi chiến lược phát triển du lịch và bất động sản du lịch thời gian tới, trong đó, trọng tâm ở các TP có tốc độ du lịch phát triển như Nha Trang.

C

hợ đêm, hay còn gọi là phố đi bộ đêm của Nha Trang, nằm bên cạnh Trung tâm hội nghị tỉnh (46 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa) đã đi vào hoạt động từ 2010. Với tuyến phố đi bộ có chiều dài 137 m, hơn 70 gian hàng, chợ đêm đã trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang. Tuy nhiên, nhiều du khách cho rằng chợ đêm Nha Trang còn đơn điệu, ít hàng hóa mang tính đặc trưng địa phương kết hợp đặc trưng vùng miền.

chưa có phố đêm hải sản, chợ hải sản đêm đúng nghĩa? Từng đi đến nhiều nước khu vực châu Á và thế giới nói chung, anh Nguyễn Minh Thảo, Giám đốc một doanh nghiệp lữ hành, cho rằng chợ đêm Nha Trang hiện nay không chỉ kém về quy mô, chủng loại mà còn thiếu các sản vật mang tính đặc trưng địa phương, khu vực. Bên cạnh đó, những quầy hàng trong các khu chợ hiện có bày biện chưa bắt mắt và chưa đa dạng nguồn hàng. “Người bán hàng chỉ biết bán hàng, chứ họ chưa hiểu được mình đang làm du lịch đúng CẦN NHỮNG CHỢ ĐÊM nghĩa, là phải thu hút khách bằng ĐÚNG NGHĨA Đến chợ đêm, du khách có nhiều cách”, anh Thảo chia sẻ. Nhìn nhận về chợ đêm, ông thể mua sắm quần áo, túi xách, các đồ lưu niệm được làm bằng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó vỏ ốc biển, thưởng thức văn hóa chủ tịch Thường trực Hiệp hội ẩm thực truyền thống của xứ Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, Trầm Hương - Khánh Hòa. Nhiều cho rằng chợ đêm, mà dấu ấn là du khách cho biết, mỗi khi đến các phố đi bộ của Nha Trang, đã đây, họ rất thích khi được thưởng tạo ra một điểm tham quan, mua thức các món ăn đặc trưng của sắm cho du khách về đêm. Tuy địa phương như: chả cá, bánh nhiên, do hạn chế về không gian, căn cho đến những món ăn làm hàng hóa ở chợ đêm chưa thật sự từ hải sản vô cùng tươi ngon như phong phú, du khách chỉ đi một mực chiên giòn, tôm chiên xù. lúc là hết chợ. “Du lịch Nha Trang Tuy nhiên, đến nay, dường như - Khánh Hòa cần có một chợ chợ đêm đã không theo kịp sự đêm lớn và các chợ đêm chuyên phát triển của du lịch Nha Trang. đề về các sản vật đặc trưng vùng Nhiều du khách cho rằng chợ miền, khu vực mới níu được chân gócTrang TP biểnhơi Nhađơn Trang về đêm đêmMột Nha điệu, ít du khách ở lại lâu hơn. Có thế, ẢNH: HIỀN LƯƠNG hàng hóa mang tính đặc trưng chợ đêm mới thực sự hấp dẫn và địa phương. So với phố đi bộ hiệu quả”, ông Thành kiến nghị. của Huế, chợ hải sản đêm ở Phú PHẢI CÓ CHỢ ĐÊM “BẬC CAO” Quốc… thì chợ đêm Nha Trang Liên quan đến phát triển kinh còn kém sức hút du khách. Anh tế đêm, UBND TP.Nha Trang cho Nguyễn Khánh Phước (du khách biết đang khẩn trương xây dựng Hà Nội) đặt câu hỏi: Vì sao Nha Trang là TP biển, nhưng ở đây đề án để trình UBND tỉnh xem

xét, phê duyệt mô hình phố đi bộ trên đường Xóm Cồn (P.Xương Huân). Tuyến đường này được đề xuất làm không gian giới thiệu sản phẩm, văn hóa, ẩm thực 3 miền và tuyến phố đi bộ. Trong đó, đề án sẽ xây dựng chi tiết, cụ thể các nội dung về môi trường; giao thông, khu vực đậu, đỗ xe; mỹ quan đô thị; tính thẩm mỹ của các ki-ốt bán hàng, các công trình phụ, cổng chào; nêu rõ các thủ tục pháp lý, quy định liên quan trong quá trình quản lý vận hành. Theo UBND TP.Nha Trang, không gian giới thiệu sản phẩm, văn hóa, ẩm thực 3 miền và tuyến phố đi bộ sẽ là điểm tham quan, mua sắm, giới thiệu sản phẩm về đêm cho người dân và khách du lịch. Không gian nói trên có diện tích khoảng 14.000 m2, chiều dài khoảng 1.000 m và chiều rộng là 14 m, được tính từ một phần lòng đường Xóm Cồn (làn đường phía bắc) và phần vỉa hè phía bờ sông; thời gian hoạt động dự kiến từ 16 giờ đến 4 giờ ngày hôm sau. Ngoài ra, Sở GTVT Khánh Hòa cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh thống nhất đề xuất cho phép thực hiện dự án Phố đi bộ - chợ đêm Bãi Tiên tại khu vực núi Hòn Một (P.Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang). Theo đề xuất của Công ty tư vấn và đầu tư Tây Nha Trang, dự án có diện tích 4.867 m2, trong đó diện tích đất giao thông khoảng 2.600 m2, gồm lòng đường và vỉa hè của đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh. Thời gian hoạt động dự kiến từ 18 giờ tới 2 giờ sáng hôm sau. Tuyến đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh có chiều dài khoảng 260

Biểu diễn Festival biển Nha Trang về đêm là nét đặc trưng để thu hút khách du lịch

Một góc TP biển Nha Trang về đêm ẢNH: HIỀN LƯƠNG

m, đi bao quanh chân núi Hòn Một, 2 đầu nối với đường Phạm Văn Đồng. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, cho biết kinh tế đêm như phố đi bộ, ẩm thực, mua sắm, nghệ thuật… là mô hình kinh tế thiết thực của TP.Nha Trang, trong đó có các tuyến phố đi bộ, chợ đêm. Hiện đề án tổng thể của mô hình này, UBND tỉnh đã giao Sở KH-ĐT lập; ngành giao thông tỉnh cũng đang rà soát lại các tuyến phố để đánh giá mức độ phù hợp các loại hình kinh tế đêm. Trong một hội thảo gần đây tại TP.Nha Trang, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng các chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và thành phố du dịch Nha Trang nói riêng, bởi trong tình hình dịch bệnh hoành hành, kinh tế thế giới ảm đạm thì ở Việt Nam “vẫn sáng và ổn định”. Ông Thiên cho biết, hiện nay, có một số đô thị đã được Chính phủ chọn để thí điểm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế đêm. TP.Nha Trang phải phát triển mang tầm vùng, khu vực vì tiềm năng rất lớn. “TP.Nha Trang đang có các hoạt động kinh tế ban đêm, nhưng đó chưa phải là nền kinh tế đêm. Nền kinh tế đêm phải có các quy tắc vận hành, được tổ chức thành hệ thống bài bản và có kết nối với nhau. Chúng ta phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, bởi kinh tế đêm rất khác và mang đẳng cấp cao hơn”, vị chuyên gia kinh tế phân tích. t


20

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Truông Gia Vấn được ví như Tràng An thứ 2 của Việt Nam ẢNH: DŨNG NHÂN

Xu hướng tìm tour độc, lạ TÂM NGỌC

Cuộc sống bình thường mới đã trở lại sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành. Nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao đột biến sau thời gian bị “nhốt chặt” trong nhà và xu hướng đến với các tour hoang dã, độc đáo để khám phá thiên nhiên được nhiều người lựa chọn. Bình Định vốn nổi tiếng với nhiều danh thắng cảnh như Eo Gió, Kỳ Co, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, Quy Hòa… Mỗi năm, những nơi này thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách. Tuy nhiên, đang có một xu thế du lịch khác là chọn nơi ít người, ưu tiên các tour du lịch độc lạ để tăng trải nghiệm với thiên nhiên, cảnh vật. Cắm trại ở Hồ Núi Một ẢNH: NGỌC HÂN

CHỌN VỀ VỚI THIÊN NHIÊN Chị Lê Ngọc Hân (37 tuổi, du khách từ TP.HCM) cho biết chị được người quen giới thiệu tour đi Quy Nhơn cắm trại ở Hồ Núi Một (TX.An Nhơn, Bình Định) vào dịp hè 2022. Với gia đình chị và bạn bè (khoảng 10 người), đây là một trải nghiệm tuyệt vời. Lũ trẻ tha hồ nhìn ngắm hồ nước, mây trời, đàn bò ung dung gặm cỏ trong một không gian rộng lớn và vắng lặng. Những người lớn, mỗi người một việc chuẩn bị đồ nướng cho buổi tối, lều trại ngủ tại chỗ. Sau khi đã xong xuôi mọi việc, những người bạn có thể ngồi lại bên nhau thưởng thức ly trà chiều, trò chuyện và ngắm hoàng hôn. Ngoài ra, du khách còn có thể trò chuyện với những người dân địa phương gần đó, tìm hiểu thêm về phong tục, món ăn truyền thống ở đây. Đêm đến, ngoài đống lửa bập bùng cháy, chỉ còn lại ánh sáng kỳ

Lặn biển săn cá, tour du lịch độc đáo ở Bình Định ảo của ngàn sao. Tiếng côn trùng kêu, tiếng gió lao xao tán lá mùa hè và hương vị đồng cỏ cứ thế đi vào giấc ngủ của từng người. Đi du lịch, đôi khi chỉ cần được “tắm” trong một không gian tĩnh

ẢNH: THANH TOÀN

lặng như thế để được phục hồi và tái tạo năng lượng. PHIÊU LƯU VỀ MIỀN HOANG ĐẢO Trong khi nhiều gia đình chọn lên núi như nhà chị Hân thì cũng có số đông khác chọn xuống biển nhưng theo kiểu Robinson ngoài hoang đảo. Ngoài đảo không có gì có thể gọi là tiện nghi hiện đại cả. Không điện, không nước (ngọt), không phòng ốc và rất nhiều cái không khác. Thế nhưng, những năm gần đây, số người chọn nói “có” với những cái “không” ấy tăng lên đáng kể. Anh Nguyễn Thanh Toàn (37 tuổi, ở Đề Gi, H.Phù Cát, Bình Định) có biệt danh “người săn cá”, tự mở tour về hoang đảo Vũng Bồi cho du khách đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Blogger du lịch Nguyễn Lan Vy chia sẻ: “Không nhà, không rác, không du lịch, không ồn ào, không nhân tạo. Năm cái “không”


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

21

Đến Quy Nhơn

ĂN VẶT

Đến TP.Quy Nhơn (Bình Định) không thể bỏ qua những món ăn vặt “ngon hết phần thiên hạ” từ các sản vật địa phương. Văn hóa ẩm thực đường phố đặc sắc xứ Nẫu đã “để thương, để nhớ” cho bất cứ ai từng một lần đặt chân đến đây. Có thể nói, mỗi ngày, cứ mở mắt ra là thành phố đáng sống này lại dọn sẵn không biết bao nhiêu món ngon. Đồ ăn sáng ở Quy

Thiên nhiên hoang dã trên đảo Vũng Bồi và món sashimi tôm hùm ngay trên hoang đảo ẢNH: THANH TOÀN này đã khiến tôi phải lòng ngay lần đầu đặt chân đến đảo Vũng Bồi (thuộc H.Phù Cát). Bờ cát trắng mịn thu hút tôi ngay từ lần đầu gặp gỡ, nhanh chóng trải vội tấm thảm đã được chuẩn bị trước, bày thức ăn nhẹ rồi tận hưởng thôi! Cảm nhận từng hơi thở của biển, từng tiếng rít của gió, từng tia nắng nhẹ nhàng xuyên qua da một cách chân thật nhất! Chỉ có mỗi tôi nằm giữa thiên nhiên bao la thật là thích”. “Spearfishing hay còn gọi là săn cá, môn thể thao dưới nước độc đáo chỉ mới xuất hiện tại Đề Gi - Vũng Bồi. Là người ưa mạo hiểm nên vừa tìm được thông tin về môn săn cá có ở Vũng Bồi, tôi đã quyết định triển ngay và luôn. Phải thêm một chút thú vị vào danh sách kinh nghiệm du lịch Bình Định”, chị Lan Vy cho biết thêm. Có thể nói, tour du lịch tổ chức ở quy mô nhỏ của anh Toàn đã thực sự ghi điểm trong mắt những người mê trải nghiệm, pha lẫn chút phiêu lưu mạo hiểm với lặn biển và săn cá. Bữa trưa được anh Toàn làm ngay tại chỗ với chiến lợi phẩm vừa săn được từ biển. Đơn giản nhưng cực kỳ chất lượng và ngon mắt bởi cá, tôm đều còn sống và chế biến liền. Chiều tối, bàn ăn được dọn ngay trên biển khi con nước vừa rút để lộ bãi cạn rộng lớn. Đêm đến, anh lại hì hụi nhóm lửa trại, nướng bắp, nướng gà đãi khách. TÌM BÌNH YÊN Ở TRUÔNG GIA VẤN Truông Gia Vấn là một vùng đất hoang vu, cách trở, ít người

biết đến ở huyện Phù Mỹ, cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng hơn 60 km. Không có đường giao thông, muốn về Truông Gia Vấn phải đi bộ men dưới chân núi Đá Trải. Dù nhiều khó khăn trong đi lại, nhưng gần đây càng lúc càng có nhiều người muốn đến Truông Gia Vấn bởi vẻ đẹp được so sánh như Tràng An (Ninh Bình) thứ 2 của Việt Nam. Đây là một vùng hồ nước xanh thẳm, rộng lớn, được bao bọc bởi những ngọn đồi, những dải núi tuyệt đẹp. Không khí ở đây quanh năm mát mẻ, trong lành nhờ nước và cây cối lúc nào cũng xanh tốt. Ở Truông Gia Vấn còn có vẻ đẹp chùa Hang, nằm ở lưng chừng núi Chùa thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa. Ngoài ra, tô điểm thêm cho bức tranh sơn thủy Truông Gia Vấn là suối Cây Cầy. Con suối này tuy ít nước nhưng không khí lúc nào cũng mát lạnh bởi bóng cây cổ thụ. Từ những nét hoang sơ,khách thập phương tìm đến Truông Gia Vấn như tìm cho mình sự tĩnh lặng và bình yên giữa rất nhiều ồn ã đời thường. Anh Nguyễn Phan Dũng Nhân (37 tuổi, ở TP.Quy Nhơn) chia sẻ, anh thích nơi này từ khi mới nghe kể. Không ngại đường xa vất vả, anh vẫn lặn lội đến đây để quay clip và chụp lại những tấm ảnh ưng ý nhất cho mình. Mô hình du lịch ở đây được tổ chức theo dạng trải nghiệm, thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ trong trang trại gần đó và lên thuyền nhỏ dạo quanh hồ Hội Khánh để khám phá vẻ đẹp non nước núi Đá Trải. t

Nhơn có hàng loạt lựa chọn như bún tôm, bún rạm, bún chả cá, bánh xèo tôm nhảy, bánh xèo mực, đặc biệt là bánh hỏi cháo lòng. Ngoài ra, những món ăn vặt khác cũng không thể bỏ qua như bánh căn, bánh ít lá gai, các món ốc bình dân, chè nóng, tôm càng đỏ, cá gà nướng mọi… Tất cả đều tươi ngon, hợp khẩu vị với đại đa số du khách. Tâm Ngọc

Bánh xèo tôm nhảy, một đặc sản vùng đồng quê Phước Sơn, Tuy Phước. Những con tôm sông còn sống búng nhảy lách tách trên chảo bánh nên được đặt tên là bánh xèo tôm nhảy. Món này ăn kèm bánh tráng cuốn với rau sống, xoài băm và nước mắm ớt tỏi chanh đường.

Bánh hỏi cháo lòng, món ăn thuộc vào diện “hồn vía” của người Bình Định. Lòng heo xắt mỏng ăn với bánh hỏi, rau sống, bánh tráng và nước mắm ngon.

Bánh ít lá gai. Thức bánh quà vặt này cũng rất nổi tiếng trong thơ, trong ca dao: “Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Bánh được làm từ bột nếp pha với nước cốt của lá gai có màu xanh lá đậm, phần nhưn bánh được làm từ đậu xanh, dừa nạo sợi và đường. Cách gói bánh của người dân ở đây mô phỏng hình tháp Chăm, kiến trúc độc đáo thời Chămpa.


22

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

“Miền sa thảo” Ninh Thuận

Sẵn Sàng Bứt Phá THIỆN NHÂN

Con đường ven biển Ninh Thuận ẢNH: LÊ VĂN HÙNG

“MIỀN SA THẢO” ĐỘC NHẤT ĐÔNG NAM Á Ông Nguyễn Long Biên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết Ninh Thuận được ví như “Miền sa thảo” độc nhất Đông Nam Á. Phía đông có bờ biển dài hơn 105 km, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ, Bình Tiên, Hang Rái, Vườn quốc gia Núi Chúa còn mang đậm nét rừng nguyên sinh, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; Vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam. Ở khu vực phía nam là những đồi cát trắng mênh mông, trải dài như một vùng sa mạc, có nhiều nơi ôm trọn dọc bãi biển hàng chục ki lô mét mà không nơi nào có được. Cùng với đó, nghệ thuật văn hóa Chăm với những làn điệu dân ca, múa Chăm, cùng với các nghề truyền thống và những phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm, các tháp Chăm cổ kính như: Tháp Pôklông Garai, tháp Pô Rômê, tháp Hòa Lai hầu như còn nguyên vẹn. Các làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm cổ xưa nhất Đông Nam

Nhận diện được thế mạnh của vùng đất “ít mưa, thừa nắng”, Ninh Thuận đang thực hiện các giải pháp đồng bộ, đặt mục tiêu xây dựng địa phương trở thành điểm du lịch quan trọng trong chuỗi du lịch duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Á... đã trở thành những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của nền văn hóa Việt Nam. Khí hậu nắng ấm quanh năm cũng là một lợi thế tự nhiên giúp Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng, vật nuôi mang tính đặc thù của địa phương như: cừu, nho, táo… tạo nên bức tranh du lịch đặc thù của Ninh Thuận. Về địa lý, Ninh Thuận nằm giữa ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía nam với Nam Trung bộ - Tây nguyên; cách TP.HCM 350 km, TP.Nha Trang 105 km và TP.Đà Lạt 110 km; cách sân bay Cam Ranh 70 km… thuận tiện cho việc đi lại. Đến nay, Ninh Thuận cấp Quyết định chủ trương

đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 57 dự án dịch vụ du lịch, với tổng vốn đăng ký trên 29.686 tỉ đồng; trong đó có 19 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 3.180 tỉ đồng. Sự xuất hiện của những tổ hợp giải trí nghỉ dưỡng biển quy mô, đẳng cấp quốc tế như: SunBay Park, Sailing Bay Ninh Chữ, Amanoi, Hoàn Mỹ, Aminia Ninh Chữ... cùng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hàng đầu về du lịch trong nước và quốc tế, như: Crystal Bay, Vinpearl, T&T, TDH Ecoland, FLC... tìm đến đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn Ninh Thuận là minh chứng cho chính sách thu hút đầu tư đúng đắn của tỉnh.

Đua mô tô trên cát thường xuyên được tổ chức ở khu vực Mũi Dinh, thu hút du khách

SẴN SÀNG BỨT PHÁ Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Thuận đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đón 3,5 triệu lượt khách; đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt 2.900 tỉ đồng, đến năm 2030 đạt 5.900 tỉ đồng; đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với đóng góp khoảng 15% GRDP… Để đạt được mục tiêu này, Ninh Thuận chú trọng phát triển sản phẩm du lịch với nhóm 4 sản phẩm đặc thù, 4 sản phẩm mới lạ và 4 sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hóa (đặc biệt di sản văn hóa Chăm); du lịch nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Núi Chúa. Cùng với đó phát triển 4 sản phẩm mới lạ là khám phá và vui chơi giải trí cát - muối; săn bắn bán hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe và 4 sản phẩm bổ trợ là du lịch cộng đồng; vui chơi giải trí và ẩm thực; tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch. Phát triển du lịch theo không gian, lãnh thổ để khai thác tiềm năng

đặc trưng, giàu bản sắc của mỗi vùng. Bên cạnh đó, Ninh Thuận dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước gắn với nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công - tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa các địa phương với kế hoạch phát triển tương xứng; mở rộng kết nối giao thông với các đầu mối giao thông du lịch quan trọng như sân bay Cam Ranh, cảng Cam Ranh, dự án sân bay Phan Thiết (sau khi hoàn thành), cao tốc Bắc -Nam; kêu gọi đầu tư dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt kết hợp phát triển du lịch... Đặc biệt, Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ được Thủ tướng Chính phủ giao Ninh Thuận lập quy hoạch với quy mô 35.138 ha đang được Bộ Xây dựng tiến hành thẩm định quy hoạch. Khi được phê duyệt, Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ sẽ cùng với các khu, điểm du lịch quốc gia khác trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ hình thành các tuyến du lịch mang tính liên kết, phát huy lợi thế, cùng phát triển theo hướng bền vững. t


Đặc san 21-6-2022 |

23

Du lịch phục hồi tạo việc làm cho lao động Bình Thuận THU THẢO Các dự án đô thị du lịch, nghỉ dưỡng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết bài toán việc làm cho địa phương. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận, dưới áp lực của dịch Covid-19, chỉ tính riêng năm 2021, toàn tỉnh có hơn 670 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, kéo theo khoảng 30.000 lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, khi dịch bệnh cơ bản được khống chế, số lượng doanh nghiệp quay lại sản xuất tăng đáng kể, tạo đà phục hồi kinh tế, xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương. CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG Thống kê của Sở cho thấy, đến nay toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 8.591 lao động, đạt 42,9% so kế hoạch năm (20.000 lao động) và bằng 106% so với cùng kỳ 2021. Hiện tại, hầu hết các loại hình kinh tế tại tỉnh Bình Thuận đều đã mở cửa hoạt động trở lại. Trong đó, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề hai năm qua cũng đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Khu vực phía nam TP.Phan Thiết kết nối với huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi thu hút nhiều dự án, đô thị du lịch, không chỉ giải quyết bài toán việc làm mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đơn cử là khu đô thị du lịch NovaWorld Phan Thiet (xã Tiến Thành, phía nam TP.Phan Thiết) mới đi vào vận hành giai đoạn một với hệ tiện ích đa dạng như

NovaWorld Phan Thiet dù chỉ mới vận hành giai đoạn 1 nhưng đã thu hút hàng chục ngàn lao động. ẢNH: THU THẢO sân golf; chuỗi nhà hàng, cà phê, khách sạn; khu vui chơi công viên - giải trí và khu vực công trường xây dựng... Dự án này đã thu hút hơn hàng chục nghìn lao động gồm kỹ sư, công nhân xây dựng, nhân sự trong ngành phục vụ. Dự kiến, số lượng nhân sự sẽ tiếp tục tăng nhiều trong thời gian tới khi các tiện ích dần đưa vào vận hành. Bà Võ Thị Cao Ly - Phó tổng giám đốc Novaland cho biết, không riêng NovaWorld Phan Thiet, các cụm khách sạn, resort khác của tập đoàn cũng đang ráo riết tuyển dụng hàng ngàn nhân sự. “Chúng tôi luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, bà Ly nhấn mạnh. Trên thực tế, việc thu hút nguồn lực, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội tại các địa phương này được các doanh nghiệp lớn chú trọng. Các chuyên gia đánh giá, sự tham gia của doanh nghiệp lớn không chỉ giúp địa phương phát triển kinh tế, giải bài toán việc làm

cho người dân mà còn thay đổi bộ mặt đô thị nhờ sự đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ. 10.000 NHÀ Ở CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN LAO ĐỘNG Bà Ly cho biết tập đoàn đang triển khai xây dựng 10.000 đơn vị nhà ở cho cán bộ nhân viên lao động tại các dự án của mình để họ có chỗ ở ổn định, an tâm làm việc. “Tiêu biểu như tại NovaWorld Phan Thiet đã xây dựng được một khu, sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai thêm”, bà Ly nói thêm. Mới đầu quân về NovaGroup gần một tháng song Lê Đình Kiền - nhân sự vận hành tại công viên Circus Land thuộc NovaWorld Phan Thiet cảm nhận rõ môi trường làm việc khác biệt. “Khu nhà ở trang bị hiện đại từ phòng ở đến không gian, tiện ích xung quanh như khu tập gym, sân bóng, bể bơi. Cách không xa là bãi biển Phan Thiết nên mọi người thoải mái sử dụng tiện ích. Tôi cảm thấy rất thích khi ở đây”, anh Kiền chia sẻ. Khu nhà ở được thiết kế đầy đủ công năng và trang bị thiết bị

phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như tivi, tủ lạnh, bàn làm việc, giường đệm... Thiết kế ban công thoáng rộng đảm bảo đón nắng gió tự nhiên. Nơi đây còn có căn tin phục vụ ăn uống cho toàn bộ nhân viên. Không chỉ ấn tượng về chỗ ở khang trang, sạch đẹp, anh Lê Phi Hùng - đồng nghiệp của anh Kiền tại khu Circus Land còn đánh giá cao các phúc lợi, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nam nhân viên sinh năm 1993 cho biết làm việc và sinh sống tại NovaWorld Phan Thiet rất thoải mái và an tâm, có nhiều cơ hội học hỏi kiến thức của nhiều ngành nghề khác nhau. “Bên cạnh đó, mình còn có nguồn thu nhập ổn định, không bấp bênh như năm ngoái bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, anh Hùng hào hứng nói. Các nhân viên được tuyển dụng cũng sẽ được tham gia đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tư duy dịch vụ, xây dựng hình ảnh tác phong chuyên nghiệp; cùng một số chương trình đào tạo nghề gồm thu ngân, pha chế cho F&B, kiến thức an toàn lao động... . t

NovaWorld Phan Thiet - điểm đến thu hút du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh


24

| Đặc san 21-6-2022

thanhnien.vn

Kinh tế đêm ở Đà Lạt bao giờ mở cửa ? GIA BÌNH

Thành phố ngàn hoa Đà Lạt từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng, nhiều du khách cứ “than phiền”, buổi tối ở Đà Lạt không biết chơi gì, 21-22 giờ đi tìm quán ăn uống rất khó, bởi chỉ có mỗi chợ đêm nhỏ bé và khá đơn điệu dịch vụ.

N

ói đến chợ đêm Đà Lạt (hay còn gọi là chợ Âm phủ) tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (trước chợ Đà Lạt), nơi nổi tiếng mà gần như du khách nào đến Đà Lạt cũng muốn ghé đến ít nhất 1 lần. Nghe nổi tiếng vậy, nhưng thực ra chợ đêm Đà Lạt dù được tổ chức hẳn hoi, nhưng thực tế cũng gần như chợ tự phát, họp trên lề đường, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nhếch nhác. Cứ mỗi mùa cao điểm du lịch là chợ trở nên quá tải, ken kín người. Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đà

Lạt luôn định hướng cơ cấu dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành kinh tế động lực. Tuy nhiên, ngành du lịch chưa thật sự thu hút du khách theo đúng tiềm năng, các sản phẩm du lịch chưa thật sự đa dạng, các loại hình vui chơi giải trí về đêm phục vụ du khách rất đơn điệu. CHỜ “MỞ CỬA” PHỤC VỤ DU KHÁCH Cũng theo ông Sơn, việc phát triển kinh tế ban đêm tại TP.Đà Lạt sẽ là xu thế tất yếu, bởi một thành phố du lịch thì không thể thiếu các không gian khám phá, tham quan, mua sắm và giải trí về đêm. Thành phố

đã xây dựng phương án thí điểm phát triển kinh tế ban đêm nhằm phát huy thuận lợi, tiềm năng, thu hút các cơ sở kinh doanh, nhà đầu tư và tổ chức tham gia vào các hoạt động này một cách bài bản, hiện đại để thu hút du khách cũng như nâng tầm phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Theo đó, thành phố định hướng hình thành, phát triển chuỗi kinh tế đêm gồm 4 mô hình tại trung tâm thành phố có vị trí thuận lợi. Cụ thể, mô hình công viên chuyên đề tại Vườn hoa thành phố: sẽ đầu tư tham quan về đêm với chương trình biểu diễn

Chợ đêm Đà Lạt hiện hữu luôn quá tải trong mùa cao điểm du lịch. ẢNH: GIA BÌNH

nhạc nước, văn hóa nghệ thuật, dịch vụ thương mại, dịch vụ tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Mô hình tuyến phố đi bộ sẽ tổ chức ở khu vực thắng cảnh hồ Xuân Hương, đoạn từ giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Trần Quốc Toản đến Vườn hoa thành phố với chiều dài khoảng 1.600 m. Phố đi bộ này kết hợp kinh doanh ẩm thực nhẹ, kinh doanh nông sản đặc sản, biểu diễn nghệ thuật đường phố và chế tác nghệ thuật. Ngoài ra còn có hoạt động tham quan mặt hồ, chuyên chở khách bằng các thuyền trang trí đẹp từ khu vực

Quảng trường Lâm Viên sang khu phố đi bộ. Mô hình chợ đêm sẽ được đầu tư mới tại Công viên Ánh Sáng (cách chợ đêm hiện hữu khoảng 100 m và sẽ thay thế cho chợ đêm này). Mô hình thứ tư là tuyến phố ẩm thực đêm tại khu vực đường Trần Lê với các món ăn đặc trưng của các vùng miền. “Hiện thành phố đang lấy ý kiến của sở, ngành liên quan để hoàn thiện báo cáo trình UBND tỉnh xem xét. Nếu thuận lợi, sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện và dự kiến từ năm 2023 sẽ có mô hình đi vào hoạt động thí điểm”,ông Sơn cho hay. t

Nghe tiếng vó ngựa nhớ miền ký ức

LÂM VIÊN

Tiếng vó ngựa gõ nhịp trên những cung đường uốn lượn bên hồ Xuân Hương đầy lãng mạn “xô” vào tai du khách tản bộ, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến phố núi Đà Lạt.

T

huở Đà Lạt còn hoang sơ, các nhà thám hiểm người Pháp đã dùng phương tiện ngựa để khám phá vùng cao nguyên. Ngày 21.6.1893, khi bác sĩ Yersin cùng đoàn tùy tùng chinh phục thành công và lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên gắn với hình ảnh chú ngựa thồ hàng hóa. Đến những năm 1930, khi đô thị Đà Lạt được hình thành, người Pháp quy hoạch cung đường Lamartine vòng quanh hồ Xuân Hương có một đường chính và hai đường phụ dành cho

người cưỡi ngựa, xe đạp. Điều này cho thấy vó ngựa đã gắn với phố núi Đà Lạt từ những ngày đầu thành lập. Ông Phạm Đứng - lão xà ích (người điều khiển xe ngựa), Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) xe ngựa Đà Lạt một thời vang bóng, vẫn phảng phất nét phong trần, kể: Trước thời Bảo Đại, vó ngựa đã gõ nhịp trên những con đường dốc hoang sơ chạy quanh Đà Lạt. Thời đó, người ta gọi là xe thổ mộ, xe có hai băng ghế dọc, bánh gỗ và bạc đồng. Sau này xe ngựa được cải tiến bằng bánh xe ô tô để vận chuyển hàng hóa, nông sản… Theo ông Phạm Đứng, thời hưng thịnh HTX xe ngựa Đà Lạt có hàng trăm xã viên. Ngựa, xe ngựa gắn

bó với đời sống thường nhật của người dân phố núi mộng mơ. Ngựa chở nông sản từ vườn ra chợ, ngựa đưa đón học sinh đến trường, ngựa chở du khách tham quan các danh lam thắng cảnh, ngựa làm cảnh cho du khách chụp hình, ngựa còn tham gia đóng phim… Với hơn 30 năm trong nghề xà ích, ông Trần Mạnh Dũng (P.2, Đà Lạt), cho rằng lòng yêu nghề là sợi dây buộc chặt ông với chiếc xe ngựa. Xưa, xe ngựa nhiều lắm, một cái xe nuôi cả nhà. Giờ chỉ còn khoảng vài chục chiếc của những người không chịu buông nghề, mưu sinh bằng làm du lịch, rước dâu, đóng phim… Cung đường đi cũng

Xe ngựa phục vụ khách du lịch quanh hồ Xuân Hương . ẢNH: LÂM VIÊN

đã ngắn dần, xe ngựa chỉ được phép hoạt động từ Bến du thuyền (ngã ba Trần Quốc Toản - Đinh Tiên Hoàng) đến Vườn hoa Đà Lạt, chứ không còn được rong ruổi cùng du khách đến các thắng cảnh như xưa nữa. Ông Dũng cho biết đóng một chiếc xe ngựa chi phí khoảng 60 triệu đồng, một con ngựa lai to, đẹp có giá từ 100 triệu đồng trở lên. Hằng ngày các chủ ngựa phải mua cà rốt, cám, mật đường bồi bổ cho ngựa để chúng có đủ sức phục vụ du khách. Một ngày mới của những chú ngựa làm du lịch bắt đầu từ việc được tắm rửa, chải lông, sau đó chúng

được dắt đến bến để chờ khách. Giá một tour từ Bến thuyền đến Vườn hoa Đà Lạt và ngược lại là 300.000 đồng/xe. Mỗi xe chở được 6 người. Sau khi trải nghiệm và thưởng thức tour xe ngựa, ông Mai Văn Bảo (Quảng Bình) thổ lộ: “Tiếng vó ngựa lóc cóc chậm đều, trên đường phố Đà Lạt lúc đêm về giữa trời giá lạnh đưa ta về miền ký ức của một thành phố châu Âu thời cổ đại”. Cũng theo ông Bảo, không giống các phương tiện khác, xe ngựa dung hòa con người trong một không gian mở, không gian của chuyện nhân tình thế thái, không gian của cộng đồng… rất thú vị và thi vị nữa. Với một thành phố du lịch đặc trưng như Đà Lạt, một lần được ngồi trên yên ngựa hay trên chiếc xe ngựa thồ đều cho ta cảm giác như đang ở đâu đó giữa trời Âu. Giữ xe ngựa chính là giữ nét đặc trưng của du lịch phố núi. t


Đặc san 21-6-2022 |

25

Xe trượt dài bậc nhất Đông Nam Á ở thác Datanla ẢNH: DALATTOURIST CÔNG TY CHỦ QUẢN KDL THÁC DATANLA

sẵn sàng đón đầu xu hướng du lịch trong trạng thái bình thường mới AN VŨ tourist Lâm Đồng - Dalat h lịc du ần ph nh cổ Công ty lịch - dịch vụ - lữ hà du ty ng cô g ữn nh là một trong g). .Đà Lạt (Lâm Đồn lâu đời nhất tại TP

Đ

ược thành lập từ năm 1976, Dalattourist là doanh nghiệp tiên phong cung cấp những dịch vụ du lịch gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc Đà Lạt. Năm 2020, Dalattourist vinh dự là doanh nghiệp du lịch hiếm hoi tại Lâm Đồng có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đây là chương trình đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Bằng chiến lược hoạt động hiệu quả và nỗ lực vượt khó trong giai đoạn 2020 - 2021 ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Dalattourist không ngừng nghiên cứu và tạo ra thêm các sản phẩm dịch vụ mới như: Hoạt động đu zipline mạo hiểm; các tác phẩm nghệ thuật check-in tại thác Datanla, khu du lịch Langbiang; tác phẩm Công viên Covid tại Đường hầm điêu khắc và hướng đến dịch vụ Glamping trong năm 2022… Đồng thời, Dalattourist là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào các sản phẩm du lịch, thích ứng linh hoạt với xu hướng du lịch khi bước sang trạng thái “bình thường mới”, bao gồm: Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện; Du lịch gần gũi với thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe;

Dịch vụ du lịch không chạm và thiết kế các sản phẩm du lịch trọn gói phù hợp với các nhóm nhỏ hoặc gia đình. Với những thành tựu CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH và hiệu quả kinh doanh LÂM ĐỒNG - DALATTOURIST vượt trội, Dalattourist vinh Số 01 Lê Đại Hành, P.1, dự khi nằm trong top 100 TP.Đà Lạt, Lâm Đồng doanh nghiệp nhận giải Email: Info@dalattourist.com.vn thưởng Sao vàng Đất Việt Hotline : (+84) 98 1166 088 trong năm 2021. Website: http://dalattourist.com.vn Là doanh nghiệp du lịch lâu đời bậc nhất tại Thủy Tạ, Langbiang, Thung lũng Lâm Đồng, Dalattourist luôn trăm năm, Đỉnh Radar, Datanla, mong muốn mang đến những trải Wayfarer. Quản lý chuỗi khách nghiệm đáng nhớ cho du khách sạn trong trung tâm thành phố khi đến Đà Lạt. Không chỉ giúp là Nice Dream hotel & villas với 1 mọi người lưu giữ những bức hình khách sạn (3 sao), 2 biệt thự nghỉ đẹp, Dalattourist còn mong muốn dưỡng theo phong cách Pháp và mang đến cho du khách những 1 nhà nghỉ du lịch. Cùng với lưu “giá trị nguyên bản” mang đậm trú - ẩm thực, Dalattourist đặc biệt bản sắc Đà Lạt từ xưa đến nay. phát triển các hoạt động khám Đây là những giá trị độc đáo về phá ngoài trời, cảm giác mạnh thiên nhiên, văn hóa và con người tại Đà Lạt như: Tour vượt thác Đà Lạt được bảo tồn và phát triển Datanla, Hành trình trên cao, Xe hài hòa, bền vững theo phương trượt mới - Đường trượt dài nhất châm “Thiên nhiên là nền tảng và Đông Nam Á, xe Jeep, Zipline,... con người tạo nên giá trị”, giúp du bằng công nghệ hiện đại từ châu khách thấu hiểu và yêu thương Đà Âu, mang đến những trải nghiệm Lạt đúng cách hơn. cùng thiên nhiên chân thực nhất Dalattourist hiện quản lý các cho du khách. khu du lịch nổi tiếng bậc nhất Nhằm đưa du khách đến gần tại Đà Lạt như: Núi Langbiang, Đà Lạt hơn và mỗi chuyến đi Thác Datanla, Cáp treo Đà Lạt, là một trải nghiệm đáng nhớ, Đường hầm điêu khắc. Chuỗi Dalattourist luôn chú trọng khai nhà hàng với ẩm thực đa dạng thác và đầu tư có chiều sâu và đặc trưng: Buffet rau Léguda, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để cho ra đời những sản phẩm Khu du lịch Langbiang độc đáo, chất lượng và thân thiện môi trường, mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng, chuyên nghiệp thông qua các trải nghiệm mới lạ, ấn tượng, khai phá cảm xúc.

Đu dây mạo hiểm trong rừng ở khu du lịch thác Datanla Thực hiện phương châm “Thiên nhiên là nền tảng và con người tạo nên giá trị”, Dalattourist luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và mang lại cho các đối tác sự tin tưởng, hài lòng khi hợp tác. Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2020 và giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2021 chính là trái ngọt tạo thêm động lực lớn để Dalattourist không ngừng phấn đấu và đóng góp nhiều hơn cho toàn xã hội. Dalattourist trân trọng cảm ơn quý khách hàng, quý đối tác cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã đồng hành cùng Dalattourist trong suốt thời gian qua, tạo động lực giúp cho Dalattourist và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Dalattourist hy vọng vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự tin yêu và song hành từ quý khách hàng trong thời gian tới. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm những sản phẩm du lịch thuộc Dalattourist để những chuyến đi Đà Lạt thêm tuyệt vời và ý nghĩa hơn nhé!


26

| Đặc san 21-6-2022

thanhnien.vn

Cánh chim Ka Lang không biết mệt mỏi trong hành trình tìm kiếm những câu chuyện về văn hóa Cơ Tu để bảo tồn ẢNH: HOÀNG SƠN

Anh Pơloong Plênh (thứ hai, từ phải sang) trong trang phục khố truyền thống bằng vỏ cây đang giới thiệu đến du khách quốc tế về rừng di sản pơ mu

“Chim Ka Lang”

ẢNH: HOÀNG SƠN

của đại ngàn Tây Giang

HOÀNG SƠN

Anh như cánh chim Ka Lang (chim ưng) bay khắp vùng trời để tìm kiếm cơ hội phát triển "du lịch xanh" cho người Tây Giang (Quảng Nam). Cánh chim đó cũng không biết mệt mỏi để gìn giữ, phát huy giá trị đặc sắc của đồng bào Cơ Tu. ĐƯA KHÁCH TÂY ĐẾN NGỦ NHÀ SÀN Đêm mưa, ngồi trong căn nhà sàn ở làng Pơr’ning (xã Lăng, H.Tây Giang) không lạnh như tôi tưởng. Bên góc bếp nhỏ lửa, than nổ tí tách, chủ nhà Pơloong Plênh (36 tuổi, cán bộ Phòng VH-TT H.Tây Giang) nhanh tay trải 2 tàu lá chuối. Vợ anh đặt lên đấy mấy món ăn truyền thống của người Cơ Tu, nào ếch suối hấp, thịt heo nấu môn thục, canh rau rừng…, nhấp ngụm rượu tr'đin, anh mời tôi dùng bữa. Ở nơi anh sống, người dân không còn xa lạ với cảnh ngày ngày Pơloong Plênh đón khách đến thăm. Khi thì đoàn đến trải nghiệm, làm phim, chụp ảnh, lúc thì nghiên cứu khảo sát về văn hóa, lâm nghiệp… Những ngày sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, căn nhà sàn của vợ chồng anh bắt đầu đón những đoàn khách từ dưới xuôi lên. "Như thế là vẫn còn ít lắm so với lúc chưa xảy ra dịch bệnh. Năm 2019 trở về trước, không riêng gì tôi, người dân xã Lăng mỗi tháng đón hàng trăm lượt khách đến trải nghiệm. Nhớ nhất là những người bạn phương Tây. Ăn uống, đi đứng gì cũng lóng ngóng nhưng thích thú vô cùng…", Pơloong Plênh trầm ngâm. Là người con của làng Pơr’ning, sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa TP.HCM vào năm 2012, anh trở về với bản làng của mình để bắt tay phát triển du lịch cộng đồng. Vốn là người quảng giao,

Du khách trải nghiệm tại làng du lịch cộng đồng Pơr'ning ẢNH: NGUYÊN THỌ nhiều bạn bè, thông qua mạng xã hội Pơloong Plênh kết nối rồi đưa những đoàn du khách đến thăm làng, thăm nhà mình. Căn nhà sàn nơi sinh hoạt thường ngày được anh bố trí đậm chất truyền thống. Khách lạ đến thăm cứ lấy làm thú vị, còn anh lại say sưa kể về trống k'thur, khố bằng vỏ cây, chum ché… trưng bày trong nhà. Khi lượng khách ngày một đông, Pơloong Plênh nảy ý tưởng tận dụng nhà sàn truyền thống của dân làng rồi nâng cấp thành các khu lưu trú homestay. Từ năm 2017, người làng Pơr’ning bắt đầu học cách làm du lịch bài bản hơn. Tùy theo nhu cầu của khách mà người dân có sự chuẩn bị và tiếp đón cũng khác nhau, như chuẩn bị bữa ăn dân dã hay trình diễn nghệ thuật, trang phục… Với lợi thế bảo tồn và gìn giữ được nét truyền thống cổ xưa, làng Pơr'ning được du khách các nơi tìm về. Nhờ đó mà đồng bào địa phương có thêm thu nhập. Họ quý anh lắm… Pơloong Plênh bảo, nếu chỉ để du khách đến Tây Giang hưởng khí trời trong lành, check-in vài điểm rồi ra về thì "du lịch xanh" không thể bền vững. Bởi vậy, anh thường tìm đến nhà của người dân để hướng dẫn họ tạo những trải nghiệm mới mẻ cho du khách. "Người Cơ Tu chúng tôi có những nét văn hóa độc đáo, như ném vòng mây, bắn ná, bắt cá, giã gạo… Không riêng gì du khách trong nước mà du khách

quốc tế tìm đến Tây Giang còn tỏ ra thú vị trước cách dệt thổ cẩm hay hòa mình vào không gian ẩm thực, cùng làm bánh sừng trâu, nấu cơm lam…", Pơloong Plênh nói. CÁNH CHIM KHÔNG MỎI Một ngày cuối tháng 4, Tây Giang rộn ràng với những lễ hội phiên chợ vùng cao, ngày hội Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam 2022. Huyện cũng chọn chủ đề Tây Giang điểm đến xanh như Pơloong Plênh luôn theo đuổi. Chính anh, ngay từ 10 năm trước đã mày mò hướng phát triển và đề xuất cấp trên phát triển "du lịch xanh". "Rừng là khởi nguồn của người Cơ Tu. Còn rừng, là còn làng. Bởi vậy, người dân mình được hưởng lợi từ "du lịch xanh" sẽ chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn cội văn hóa của mình", anh trải lòng. Người Cơ Tu luôn tôn thờ "mế rừng". Và văn hóa giữ rừng như là sợi dây xuyên suốt, dẫn dắt những mảnh ghép văn hóa tồn tại bao đời qua. Chính điều này mà rừng nguyên sinh ở Tây Giang được gìn giữ rất tốt, là nơi duy nhất bảo tồn được quần thể pơmu, lim quý hiếm với hàng trăm cổ thụ được công nhận là cây di sản; bảo tồn được quần thể hoa đỗ quyên vô giá… Mặc lên mình chiếc khố được làm từ vỏ cây, Pơloong Plênh nói rằng từ xa xưa người Cơ Tu đã "ăn rừng, ngủ rừng, uống rừng và chơi

rừng". "Chiếc khố này cũng từ rừng mà ra. Cũng nhờ rừng mà chúng tôi có được những nét văn hóa ẩm thực, trang phục, hội hè… độc đáo", anh lý giải. Cũng vì yêu bản làng mà càng học lên cao, anh lại càng muốn về lại quê hương mình để tìm hiểu và gìn giữ bản sắc. Nhiều người quý mến hay gọi vui anh là "cuốn sách mới". Vì anh có thể say sưa hàng giờ đồng hồ kể về từng ngóc ngách văn hóa của đồng bào mình. Anh cũng như cánh chim ưng bay đến các bản làng tít tắp ở A Xan, Gary rồi liệng về Ch'Ơm để nghe các già làng kể chuyện ngày xưa. Từ chuyện tâm linh, chuyện cổ tích, y học truyền thống, nhạc cụ, các điệu múa… cho đến những câu chuyện đời sống thực tại. Mỗi lần gặp các già làng, anh lại chăm chú lắng nghe, ghi chép, ghi âm một cách thận trọng để làm tư liệu. "Những cây đại thụ về văn hóa của Tây Giang đã lần lượt về với Yàng (trời). Những người còn sống thì không biết khi nào "mế rừng" đến đón đi. Cho nên, tôi cố gắng ghi chép thật nhiều câu chuyện, càng chi tiết càng tốt", anh nói. Thật vậy, những ngày theo chân anh rong ruổi ở Tây Giang, tôi đã may mắn gặp được già A Lăng Lơ tại thôn Tà Làng (xã Bha Lêê) để nghe kể chuyện về ký ức "trả đầu người". Không đến 1 tháng sau đó, Pơloong Plênh báo tin già A Lăng Lơ đã về với Yàng. Nếu không kịp gặp và ghi lại, những câu chuyện lịch sử cực kỳ giá trị về người Cơ Tu cũng đã theo cụ A Lăng Lơ chìm vào lòng đất… Vì đam mê, tâm huyết với văn hóa của đồng bào mình, cứ hễ rảnh ngày nào là anh lại vác ba lô lên đường. Pơloong Plênh có biệt danh là Ka Lang, có nghĩa là cánh chim ưng. Ngẫm, anh cũng chẳng khác gì cánh chim không mỏi trên bầu trời đại ngàn. Mạnh mẽ, riết bám mục tiêu tựa cánh Ka Lang… t


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

27

Tháo nút thắt cho bất động sản du lịch HIỀN LƯƠNG Bất động sản du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là du lịch, việc làm.Tuy nhiên, khung pháp lý cho loại hình này còn khá mơ hồ và chưa ổn định.

N

hiều chuyên gia về kinh tế đều có chung đánh giá cao về vai trò của bất động sản du lịch (BĐSDL) trong nền kinh tế hiện nay và sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ đạo trong tương lai. Tuy nhiên, loại hình kinh tế này đã gặp những rào cản rất cần được tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi các bên. 30 TỈ USD MẮC KẸT TẠI DỰ ÁN Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), tính đến hết tháng 9.2021, BĐSDL đã có 114.097 căn condotel và 24.399 villa, đây là con số khá tích cực nếu so sánh với tổng số lượng buồng phòng khách sạn đã phát triển trong nhiều năm trở lại đây và lũy kế đến năm 2021 mới đạt khoảng 650.000 phòng. Như vậy, mới chỉ hình thành và phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây nhưng BĐSDL đã đóng góp tương đương khoảng 21,3% số lượng buồng phòng của các khách sạn 3-5 sao trên toàn quốc. Cũng theo VNREA, tính đến 9.2021 các dự án BĐSDL chủ yếu tập trung tại 15 địa phương với tổng số 239 dự án, trong đó ước tính giá trị dự án condotel đạt khoảng 297.128 tỉ đồng; villa ước tính 243.990 tỉ đồng và shophouse ước tính khoảng 154.245 tỉ đồng. Tổng giá trị 3 sản phẩm này khoảng 695.363 tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD. Hầu hết các dự án BĐSDL thường tập trung tại các vùng du lịch trọng điểm, góp phần tôn tạo cảnh quan du lịch thiên nhiên, có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cao. Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, TS Nguyễn Văn Quyền cho rằng

việc tạo dựng được một khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động kinh doanh BĐSDL là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra trong bối cảnh ngành du lịch đang đứng trước nhiều cơ hội phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư, việc cấp bách trước mắt cần phải làm là sớm có giải pháp gỡ rối cho các dự án liên quan BĐSDL đã được đầu tư hàng trăm nghìn tỉ đồng đang “mắc kẹt” tại nhiều địa phương. Theo ông Quyền, đối với các dự án BĐSDL đã hoàn thành và đi vào sử dụng, nếu khu đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì cần nhanh chóng được chuyển sang loại đất theo đúng với quy hoạch và được tiếp tục thực hiện khai thác đầu tư, được cấp sổ đỏ để bảo vệ quyền tài sản cho nhà đầu tư. “Chủ đầu tư sẽ phải nộp bổ sung tiền đất nếu có và người mua được sử dụng đất ổn định, lâu dài. Trong trường hợp không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phải chuyển mục đích sang đất thương mại dịch vụ”, ông Quyền nêu vấn đề. Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Thị Nga, Trưởng bộ môn Luật Đất đai và Kinh doanh BĐS Khoa Pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội, cho rằng BĐSDL tuy hình thành muộn hơn so với các thị trường về nhà ở, công nghiệp và dịch vụ nhưng lại có bước phát triển nhanh, mạnh và có nhiều dư địa để phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đối với thị trường này bên cạnh tính đồng bộ, tính phù hợp còn đòi hỏi phải mang tính hiện đại và thích ứng cao với sự phát triển năng động của thị trường. “Pháp luật điều chỉnh thị trường BĐSDL phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở của nền tảng lý luận chung về thị trường bất động sản (BĐS) Một góc Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa), nơi có hàng ngàn sản phẩm BĐSDL. ẢNH: H.L

và pháp luật điều chỉnh thị trường BĐS mang tính liên ngành đang có hiệu lực; đồng thời chú trọng tới tính đặc thù của thị trường BĐSDL”, PGS-TS Nguyễn Thị Nga nói. CÁCH NÀO ĐỂ KHƠI THÔNG BĐSDL Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, trong khi chờ luật Đất đai sửa đổi, các chuyên gia về luật kiến nghị nên có những văn bản dưới luật để giải quyết vướng mắc hiện nay nhằm gỡ điểm nghẽn, không để tình trạng mâu thuẫn lợi ích của nhà đầu tư, khách hàng. Cần coi đây là một lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, khách du lịch, vừa là cảnh quan, nghỉ dưỡng; cần lồng ghép chính sách phát triển BĐSDL trong các cơ chế, chính sách phát triển chung của ngành du lịch. Tiến sĩ Lực nêu chuyện tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) với hơn 40 dự án thì có đến khoảng một nửa đầu tư liên quan đến “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Trong số này có nhiều dự án đến nay chưa được cấp “sổ đỏ” cho nhà đầu tư thứ cấp. Theo ông Đỗ Văn Đại, giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế VN, hiện trong luật Đất đai không có quy định loại đất nào là “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tại một số địa phương đã xuất hiện loại hình này. Nhiều nhà đầu tư thứ cấp chưa được cấp giấy chứng nhận, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán BĐS với nhà đầu tư rơi vào cảnh tiến không được, lùi không xong khi đối mặt

với những tranh chấp, khiếu kiện của khách hàng. Trong khi đó, ông Trần Việt Dũng, Trưởng khoa Luật Quốc tế Đại học Luật TP.HCM, đưa ra một thực tế: Vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển của thị trường BĐSDL tại Việt Nam thời gian qua chính là sự không đồng bộ và thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật và chính sách của nhà nước. Ở nhiều dự án BĐSDL việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà bị đóng băng. Có tình trạng cơ quan chức năng nhiều địa phương chưa dám cấp giấy chứng nhận vì lo ngại khung pháp lý. Để tháo gỡ khó khăn loại hình BĐSDL, ông Trần Việt Dũng cho rằng cần bổ sung, sửa đổi luật Đất đai năm 2013 về nhóm đất phi nông nghiệp nhằm định danh chính xác, cụ thể đất xây dựng các BĐSDL theo hướng quy định rõ tính pháp lý. Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, nhận định: Quy hoạch sử dụng đất phải gắn với việc phân vùng sử dụng đất theo nghĩa này hoặc nghĩa khác (tiêu chí phân vùng). Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất phải gắn chặt chẽ với các loại quy hoạch khác. Từ đây, ông Võ gợi mở một số yêu cầu trong sửa đổi luật Đất đai như chuyển hẳn phương pháp quy hoạch sử dụng đất từ tiêu chí theo mục đích sử dụng đất sang tiêu chí theo phân vùng sử dụng đất; xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ KH-ĐT với Bộ TN-MT nhằm hướng dẫn việc kết nối giữa Quy hoạch quốc gia ngành du lịch với quy hoạch sử dụng đất có liên quan đến các khu chức năng du lịch, nghỉ dưỡng. t


28

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Trường Sa, xa mà gần

NGUYỄN VĂN TƯỞNG

Nghị quyết 09-NQ/TƯ khẳng định: “Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ dân sự, du lịch biển, đảo, phát triển ngư nghiệp để xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước”. Trên con tàu rẽ sóng ra Trường Sa, tôi cứ suy ngẫm mãi về định hướng này trong nghị quyết. MONG ĐỢI TỪ MỘT QUYẾT SÁCH Tôi may mắn đi cùng đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa ra thăm và làm việc ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hồi đầu tháng 5. Chuyến đi đúng dịp kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng Trường Sa, và cũng vừa mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TƯ về xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Có thể nói đó là một quyết sách vừa đúng, vừa trúng và đặc biệt các hoạt động “hỗ trợ dân sự, du lịch biển đảo, phát triển ngư nghiệp” đã được nhấn mạnh để đưa Trường Sa thành trung tâm kinh tế biển. Điều này thể hiện một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế biển ở quần đảo vốn chỉ được nói nhiều về ý nghĩa quốc phòng. Từ xưa, cha ông chúng ta đã có nhiều phương thức để khai thác hải sản và khẳng định chủ quyền. Ở nhà lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), tôi đã thấy con thuyền “nhỏ như lá tre” mà đội hùng binh thời nhà Nguyễn đã kiên gan vượt sóng canh giữ quần đảo này. Dĩ nhiên, trong thời đại mới, chúng ta không thể phát triển kinh tế biển bằng những chiếc thuyền nhỏ bé. Cần có chiến lược phát triển kinh tế biển với tư duy mới, bài bản, bền vững… Đến với Trường Sa, điều đầu tiên tôi nhận thấy để xây dựng quần đảo này thành trung tâm kinh tế trên biển, trước hết phải coi trọng khâu quy hoạch. Chúng ta chưa có quy hoạch biển, quy hoạch không gian sống, các vấn đề về kết cấu địa chất, thủy văn, sinh học… nhằm thu hút cư dân ra với biển đảo. Quy hoạch còn phải lựa chọn những ngành nghề phù hợp, chỉ có ở đảo mới làm được nghề đó, sản xuất ra những sản phẩm đặc thù đó. Các cư dân ở đảo cần tinh thông nghề biển ra biển không thể mang tâm thế

ở đồng bằng mà cần một tinh thần khai mở, chinh phục biển để giữ biển. Chúng ta đã đầu tư nhiều cho Trường Sa, nhưng so với mục tiêu trở thành một trung tâm kinh tế trên biển thì còn nhiều việc cần làm. Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng về điện, về nước. Tôi đã cảm nhận được cái nắng cháy bỏng và những cơn gió lồng lộng suốt ngày đêm không ngơi nghỉ của Trường Sa. Nắng, gió ấy giờ đây có thể trở thành nguồn điện năng nếu con người biết cách khai thác. Chúng ta phải chọn những nhà đầu tư tử tế đưa công nghệ phù hợp nhất ra đảo để sản xuất điện. Phải làm sao đủ điện để phục vụ đời sống của người dân trên đảo, phải làm sao buổi tối quần đảo sáng rực lên như những ngọn đèn hải đăng sừng sững trước gió và sóng biển. Nắng, gió và các dòng hải lưu ở Trường Sa có tiềm năng to lớn để cung cấp nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch đang lên cơn sốt giá, ngày càng cạn kiệt và gây ra ô nhiễm môi trường. Vương quốc Anh đang đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời từ vũ trụ, vì xứ sở sương mù không đủ nhiệt lượng để tạo ra điện năng. Nhưng với vùng biển Trường Sa, chúng ta hoàn toàn có thể biến nơi đây thành những trang trại điện mặt trời, điện gió khổng lồ - nếu chúng ta quyết làm thì không gì là không thể! “KHÔNG XA ĐÂU TRƯỜNG SA ƠI !” Với Trường Sa - mảnh đất tiền tiêu và linh thiêng của Tổ quốc

Đoàn công tác Khánh Hòa do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh (mặc cảnh phục đứng hàng đầu) chụp ảnh lưu niệm với nhân dân huyện đảo Trường Sa. ẢNH: NGUYỄN VĂN TƯỞNG

còn cần nhiều thứ từ đất liền, nhưng dân ở đây cần nhất là đất, điều đó rất bình dị. Nhiều đảo ở Trường Sa cần đất để trồng cây, trồng rau, để phủ lên những mảng bê tông xám xịt màu xanh tươi mát của thực vật. Đảo không chỉ cần màu xanh, mà cần cây có giá trị dinh dưỡng, cảnh quan, môi trường. Muốn vậy, chúng ta cần nghiên cứu thổ nhưỡng ở đảo. Trong đất liền, chúng ta đang đốt đi nhiều rơm rạ, khói bay lên trời gây ô nhiễm không khí. Nhưng rơm rạ ấy nghiền ra, trộn dưỡng chất đưa ra có thể trồng cây phủ xanh các đảo. Khi đảo được phủ xanh, vừa có bóng mát, chim chóc và các loại động thực vật sẽ phát triển theo thành một hệ sinh thái. Không chỉ có vậy, quần đảo Trường Sa còn có những tiềm năng kinh tế to lớn khác về tài nguyên, khoáng sản. Đây là nơi giao hòa của hai dòng hải lưu nóng lạnh, nguồn lợi hải sản phong phú, dồi dào. Trong tương lai, nếu khai thác được các tiềm năng này, đời sống kinh tế trên biển phát triển, sẽ có sự giao thoa giữa biển và đất liền. Người dân trong bờ sẽ ra với biển nhiều hơn, tàu bè thế giới qua lại, tạo thành một xã hội sôi động trên biển. Tiềm năng của Trường Sa còn nằm ở chính vị trí địa lý, trung tâm hàng hải giao thương của khu vực và thế giới. Trong buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa hồi giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính

a trên tuần tr àn m a N t to ngư Việ đảm bảo an m m ể i K h m n t Na hằ Hình ả ng Sa n à ngư dân Việ ƯỞNG ờ ư r T T v iển thuyền NGUYỄN VĂN vùng b cho tàu H: ẢN

đặc biệt nhấn mạnh Khánh Hòa phải tạo cơ hội mới để thu hút nguồn lực quốc tế và quan tâm quy hoạch, xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việc này cần làm càng sớm càng tốt và ngay sau quy hoạch phải dành nguồn lực để thực hiện, trước mắt ưu tiên nguồn lực xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá tại Trường Sa. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ người đứng đầu Chính phủ, chúng ta tin rằng một ngày không xa huyện đảo Trường Sa sẽ được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển đảo như Thủ tướng đã nêu ra. Khi tôi viết những dòng này thì ở Hà Nội đang diễn ra Hội nghị quốc tế “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”, với sự tham dự của hơn 70 quốc gia; các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ; các chuyên gia, nhà khoa học. Điều này một lần nữa khẳng định thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương. Việt Nam muốn phát triển, phải hướng ra biển. Với chiến lược xây dựng Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển, Trường Sa sẽ từ xa hóa gần như câu “không xa đâu Trường Sa ơi” trong bài hát Gần lắm Trường Sa mà nhạc sĩ Hình Phước Long viết ra cách đây tròn 40 năm. t


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

29

Giấc mơ trà hoa vàng

GIA BÌNH

Hơn 12 năm trước, Lê An Na (42 tuổi) đang là lãnh đạo cấp phòng ở một đơn vị thuộc lĩnh vực tài chính tại Hà Nội, nhưng vì đam mê, muốn bảo tồn loài dược liệu quý của Việt Nam mà chị từ bỏ công việc này để dành toàn bộ thời gian theo “giấc mộng” trà hoa vàng. An Na cho biết, năm 2010, được nghe kể chuyện và tìm hiểu, chị biết trà hoa vàng là cây thuốc nam họ chè đã được người Pháp tìm thấy từ lâu tại Việt Nam. Biết được Việt Nam và Trung Quốc là 2 vùng duy nhất trên thế giới có trà hoa vàng, trong đó Việt Nam chiếm số loài nhiều nhất, nhưng lại chưa có nhiều người biết đến. “Trân trọng trà hoa vàng là món quà thiên nhiên ban tặng trên đất Việt, vậy nên khi nghe loài cây này bị mất dần trong tự nhiên tôi cảm thấy xót xa và mong ước bảo tồn, phát triển cho sức khỏe cộng đồng. An Na chia sẻ. Ban đầu An Na tìm mua được 1 cây đầu tiên ở Yên Bái, rồi đưa vào Đà Lạt nhờ nhân giống nhưng gần 1 năm không thành công, sau đó chị kiên trì và nhờ bác nông dân giúp đỡ nhân giống bằng giâm hom thành công. Từ đó, chị tiếp tục tìm kiếm, sưu tầm các loài trà hoa vàng đồng thời cũng tìm mua đất lập vườn bảo tồn và nông trường có tên Kim Hoa Trà, rộng 7 ha, ở độ cao 1.100 m tại xã Mê Linh (H.Lâm Hà, Lâm Đồng) cách trung tâm TP.Đà Lạt 22 km ra đời (năm 2011). “Nơi trồng trà hoa vàng, ngoài độ cao, khí hậu, còn phải phân tích mẫu đất, mẫu nước, đảm bảo không có các chất kim loại nặng mới trồng được”, An Na nói.

Lê An Na trong vườn trà hoa vàng

An Na cho hay: “Trong hơn 10 năm qua, tôi đã sưu tầm và nhân giống, bảo tồn thành công 44 loài trà hoa vàng - đã được các nhà khoa học ở Trường đại học Đà Lạt định danh, trong đó có nhiều loài có tên trong “Sách đỏ” Việt Nam và thế giới. Nông trường giờ có khoảng 50.000 cây trà hoa vàng các loại, trong đó có một nửa là cây trà hoa vàng Thạch Châu - loài cây bản địa (cây đại mộc sống nhiều năm, cao từ 8 - 17 m) quý nhất, chất lượng tốt nhất”, An Na “khoe”. “Khoảng cuối năm 2011, tôi tìm thấy Thạch Châu ở khu rừng thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Tất cả các cây sưu tập được, chúng tôi tạo ra quy trình nhân giống, trồng và so sánh sơ bộ các hoạt chất giữa các loài, Thạch Châu là loài chè ưu việt nhất”, An Na cho biết. Theo An Na, y học đã chứng minh, trà hoa vàng (sử dụng được cả hoa lẫn lá) có tác dụng chống ô xy hóa, bảo vệ tế bào gan, chống viêm, chống lão hóa, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh về tim mạch, ung thư... “Tôi luôn mong ước Việt Nam có công viên trà hoa vàng với hàng trăm loài hoa trà đua nhau khoe sắc. Một ngày nào đó tôi cũng sẽ không còn, nhưng ước mong những cây trà Việt Nam tuổi thọ hàng trăm năm được sống và có ý nghĩa cho cộng đồng, thế giới sẽ biết đến nhiều hơn, nhất là với cây Thạch Châu”, An Na thổ lộ. Nhà thực vật học Lương Văn Dũng (Trường đại học Đà Lạt), cho biết: “Với cây Thạch Châu thì An Na là người đầu tiên ở Việt Nam nhân giống thành công và chứng minh được giá trị của cây là uống được và có nhiều tác dụng, điều này từ xưa đến giờ chưa ai biết.”.

ẢNH: GIA BÌNH

Mô hình vườn rừng được nhiều người quan tâm, học hỏi kinh nghiệm ẢNH: HOÀNG BÌNH

Quả ngọt từ “vùng đất chết” HOÀNG BÌNH Dẫn chúng tôi đến những khu vườn xanh mướt, mát rượi, nhiều tầng tán quanh khu vực thác Bìm Bịp (xã Yang Tao, H.Lắk, Đắk Lắk), anh Phạm Quang Thái (34 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Rồng Xanh Tây Nguyên; trụ sở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), hồ hởi khoe: Sau 5 năm gầy dựng, hiện anh đã có 15 hộ gia đình tại xã Yang Tao đồng hành trong việc phát triển vườn rừng với diện tích khoảng 100 ha. Theo anh Thái, trong một lần đến thác Bìm Bịp (TP.Buôn Ma Thuột) du ngoạn cùng bạn bè, anh nhận thấy nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình du lịch kết hợp vườn rừng nên ấp ủ kế hoạch thực hiện. Năm 2017, được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, anh Thái đã thuyết phục được một số hộ dân địa phương tham gia liên kết, cùng mình gầy dựng mô hình vườn rừng. Cũng trong năm đó, anh Thái cùng các cộng sự của mình đem theo “bom hạt giống” đủ chủng loại đến thả ở các triền đồi tại xã Yang Tao. “Bom hạt giống” là hạt giống được bọc trong vật liệu đất to bằng nắm tay, cùng lúc nhiều loại giống cây, sau đó thả xuống đất để cây tự mọc, sinh trưởng khi có trời mưa, độ ẩm thích hợp. Thông thường, anh Thái và cộng sự hay chọn các loài giống nhau: sâm dược liệu, mít, cà phê, xoài, hạt dẻ, kơ nia, óc khỉ… để gieo lên các nương rẫy. Đến năm 2020, mô hình vườn rừng của anh Thái đã bắt đầu cho kết quả. Những quả đồi trọc, những rẫy mía, bắp lay lắt dưới nắng gió năm nào nay đã được thay thế bằng những lớp cây đa tầng tán xanh tươi, quanh năm cho quả ngọt. Ông Ama Quốc, một thành viên tham gia mô hình vườn rừng tại xã Yang Tao, cho biết những năm trước, ông cũng như bà con trong buôn làng trồng bắp, mì, khoai lang, lúa… trên nương rẫy nhưng không

hiệu quả vì thổ nhưỡng là đất trắng pha đá. Đến khi được anh Thái hỗ trợ giống và hướng dẫn xen canh, cải tạo đất thì gia đình ông thấy hiệu quả hơn hẳn, từ củ sâm đến hạt cà phê đều đạt chất lượng. Với gần 1 ha vườn rừng, hiện gia đình ông Ama Quốc đã có nguồn thu ổn định hơn 100 triệu đồng/năm. Khoản thu nhập này sẽ ngày càng tăng lên khi cây cối trong vườn rừng ngày càng lớn, cho nhiều quả. Cũng từ ngày mô hình vườn rừng trên địa bàn bắt đầu đơm hoa kết trái, bà Mí Tiên, trú xã Yang Tao, luôn tất bật dặn bà con thu gom hạt, quả, củ trong vườn rừng để giao cho anh Thái kịp phân phối cho bạn hàng trên phố. “Mùa hè phải gom hạt chuối rừng, đào sâm; mùa cận tết thì gom hạt kơ nia, hạt dẻ… từ các vườn rừng để làm quà đặc sản. Quanh năm suốt tháng, hầu như ngày nào cũng có thương lái vào để săn sản phẩm từ vườn rừng. Tất cả các sản phẩm từ vườn rừng đều được bán giá cao nên bà con rất phấn khởi. Đáng mừng hơn, nhờ mô hình vườn rừng mà những cây như kơ nia, hạt dẻ, óc khỉ… cũng được bà con giữ lại, không chặt phá như trước”, Mí Tiên phấn khởi kể. Ngoài việc cải tạo, giúp bà con lập vườn rừng, hiện anh Phạm Quang Thái cùng các cộng sự đang thành lập “ngân hàng” hạt giống nhằm kêu gọi, vận động và nhận các nguồn hạt giống từ nhiều nơi để phân loại, bảo quản. Mùa mưa này, anh Thái cùng các cộng sự dự kiến tiếp tục thả “bom hạt giống” với mong ước phủ xanh những đồi trọc trên địa bàn Đắk Lắk. “Hiện đa số các cánh rừng, vườn rừng được tái sinh từ bom hạt giống đều phát triển tốt. Tuy nhiên, trồng được rừng thì dễ nhưng giữ được rừng mới khó. Hiện chúng tôi vẫn nghiên cứu thêm để có những giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ được những cánh rừng tái sinh”, anh Thái trao đổi.


30

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

“Trở về ” với nông nghiệp NGUYỄN PHÚC

Cách đây 20 năm, khi giới kinh doanh đang mải miết làm thương mại thì công ty này bắt tay vào làm tinh bột sắn, và thành công. Nay, giữa đại dịch Covid-19, sản xuất gặp khó, dòng tiền đổ về bất động sản, chứng khoán thì đơn vị lại “bén duyên” với lúa.

NÔNG NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP… CÔNG NGHIỆP Thấm với một ý trong câu nói của cụ Lê Quý Đôn, “phi nông bất ổn”, tức không có nông nghiệp thì xã hội không ổn định, doanh nhân Hồ Xuân Hiếu đang cùng các đồng sự quay trở về làm nông, cụ thể là trồng lúa, nhưng trồng theo phương pháp… công nghiệp. Ông Hồ Xuân Hiếu hiện là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tổng công ty thương mại Quảng Trị (Tổng công ty thương mại Quảng Trị), một doanh nghiệp hàng đầu của vùng đất thép Quảng Trị. Đáng nói, cuộc “dấn thân” này khởi sự ngay khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khiến hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế đình trệ. “Lúc bình thường, đầu tư vào nông nghiệp đã là cách kiếm đồng tiền khó, huống là lúc này. Nhưng chúng tôi có lý do của mình”, ông Hiếu nói. Hồi nhỏ, gia đình cũng làm ruộng, từng lấm bùn, từng bị đỉa bu chân nên ông hiểu nỗi cực khổ của nhà nông và giá trị thấp của sản phẩm nông nghiệp. “Công ty chúng tôi lớn mạnh cũng nhờ nông dân, bây giờ có của ăn của để rồi, khát vọng của chúng tôi là quay trở lại hỗ trợ bà con bớt khổ. Giúp bà con trồng được loại gạo sạch, để bán với giá cao, cho bõ công bao ngày chân lấm bùn non mà không phải tiếp xúc nhiều với phân bón hóa học”, ông Hiếu chia sẻ. Thuyết phục các cổ đông và “đồng đội” dấn bước vào con đường này, không dễ. Bởi như hầu hết các đơn vị sản xuất, Tổng công ty thương mại Quảng Trị cũng bị dịch Covid-19 “dập” cho tơi tả suốt 2 năm trời. Có 13 đơn vị trực thuộc nhưng “con gà đẻ trứng vàng” là Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đang tồn đọng

lên phân gà, ủ 30 ngày. Tiếp đó là nén viên chúng lại và cấp về cho đồng ruộng. Chưa hết, đội ngũ này cũng nghiên cứu và có cách bổ sung vi chất cho ruộng đồng theo cách thức rất lạ tai. Như sử dụng xương bò, giã, trộn với giấm, ủ 2 tuần rồi mang ra phun ở ruộng. Ông Hồ Xuân Hiếu (cầm bó mạ) giới thiệu với ông Hay dùng vỏ trứng, trái Hà Sĩ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh cây, thân chuối ủ giấm Quảng Trị (bìa phải) về mô hình trồng lúa mới mẻ. hoặc trộn đường vàng, ẢNH: THANH LỘC chiết ra phun… Thậm chí, có loại “thuốc” được tới 5.000 tấn sản phẩm (khoảng 250 tỉ đồng), do khâu xuất hàng làm từ trứng gà và sữa. Lại có một sang Trung Quốc gặp khó khăn. loại “thuốc trừ sâu thảo dược” Chưa kể trục trặc với hoạt động là hỗn hợp của ớt cay giã nhỏ xuất nhập khẩu, cước vận chuyển ngâm với bia 25 ngày rồi phun lên tăng đột biến… “Mấy ai làm nông cây lúa. Toàn bộ việc phun các mà giàu? Nhưng tôi cho rằng, loại chế phẩm này đều được sử lúc này càng cần đề cao an ninh dụng máy bay không người lái… lương thực. Vì thế từ cuối năm “Có thể nghe chưa quen, nhưng 2020 đầu 2021, chúng tôi đã thực cách làm của chúng tôi đều đã có những nghiên cứu và thử sự “trở về” với lúa”, ông Hiếu nói. nghiệm ở trong và ngoài nước. TRỒNG LÚA THEO CÁCH Tất cả đều có tác dụng bổ sung “KHÔNG GIỐNG AI” khoáng chất, phòng trừ sâu bệnh. Theo ông Hiếu, nhiều năm Việc phun loại nào là tùy vào từng qua, người nông dân Quảng Trị thời điểm phát triển của cây”, ông trồng lúa thường bỏ công làm lãi, Hiếu chia sẻ. lại lạm dụng phân bón hóa học Phương pháp canh tác cũng nên vừa có nguy cơ lao lực vừa khác biệt khi họ cho cấy lúa chứ đối diện với những cái “chết từ không gieo sạ. Với giống lúa ngon từ”. Đơn vị của ông Hiếu không nhất thế giới ST 25, các chuyên bước chân vào việc đồng áng gia của công ty gieo hạt trên theo cách như thế, mà chọn theo khay, sau 22 ngày mới mang ra một lối rất khác: tạo vi sinh vật, sử đồng. Suốt quá trình sinh trưởng dụng phân bón... của cây lúa, ngoài các sinh phẩm Với phân hữu cơ, các chuyên vừa nêu thì không sử dụng thêm gia sinh học của Tổng công ty bất kỳ loại phân bón hóa học thương mại Quảng Trị đã tạo nên nào. Đến ngày thu hoạch, công những sinh vật có lợi trên đồng ty mua lúa ngay tại ruộng với giá ruộng bằng cách “bẫy chúng” 11.000 đồng/kg. “Bà con làm ăn với cơm nguội bỏ ống tre, chôn với công ty chúng tôi khá nhàn. dưới ruộng 7 ngày đêm. Sau đó, Chỉ cày ruộng, bón phân và thăm đào lên, trộn vào mật mía, phun đồng nhưng tiền lãi tối thiểu là Việc gieo mạ ra đồng của Tổng công ty Thương mại Quảng Trị khá lạ lẫm ẢNH: THANH LỘC

20 triệu đồng/ha. Còn lại chúng tôi làm tất”, ông Hiếu nói. Sau khi thu mua, công ty lập tức đưa vào hệ thống sấy với công suất 200 tấn/ngày. Sấy xong, cho vào kho bảo quản và lắp cả điều hòa để đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức 35 độ C. “Bước vào kho gạo, thơm lừng!”, ông Hiếu khoe.

KHÁT VỌNG THƯƠNG HIỆU GẠO QUẢNG TRỊ Với việc trồng lúa hữu cơ, có nguyên tắc “3 giảm, 3 tăng” mà vị doanh nhân này đang hướng đến. Cụ thể, bà con nông dân sẽ giảm phụ thuộc thời tiết, vào “con buôn” và thuốc bảo vệ thực vật. Còn 3 tăng là tăng sức khỏe cho người nông dân vì không tiếp xúc với hóa chất, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản phẩm sạch cho xã hội và gia đình. Giấc mơ mà ông Hiếu đang ấp ủ là đến năm 2025 sẽ trồng được 3.000 diện tích lúa đạt chuẩn VietGAP, trong đó có 1.000 ha đạt chuẩn hữu cơ. Theo lộ trình, tháng 5 doanh nghiệp ra mắt “gạo hữu cơ Sê Pôn”, đến tháng 10 sẽ có lô gạo xuất khẩu đầu tiên sang Mỹ. Nghĩ lớn, làm lớn, Tổng công ty thương mại Quảng Trị đang đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị cấp 16 ha đất ở Khu kinh tế Đông Nam để xây dựng hệ thống nhà máy, nhà kho, khu vực cấy lúa quy mô chưa từng có ở Quảng Trị chỉ để phục vụ cho cây lúa, hạt gạo. Hiện các bước thủ tục đang triển khai. “Có người hỏi tôi sao lại chọn cuộc “trở về” với giá trị nông nghiệp, với cây lúa vào lúc này. Bởi đây thực sự là cuộc “trở về” tốn kém. Nhưng đây không phải kỳ vọng của riêng cá nhân tôi, mà còn là kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh, của bà con nông dân về hướng đi bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng đất khô cằn như Quảng Trị”, ông Hiếu tâm sự. t


Đặc san 21-6-2022 |

31


32

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Vườn gỗ quý ông Kền ĐỨC HUY Lão nông Tô Đình Kền (64 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, H.Sông Hinh, Phú Yên) đã dành hẳn một diện tích lớn đất vườn đồi để trồng, bảo tồn nhiều loại cây gỗ quý hiếm như trắc, cà te, hương, muồng đen... NHIỀU GIỐNG CÂY GỖ QUÝ HIẾM Trên diện tích chừng 24 ha, ông Kền trồng thành từng khu rừng nhỏ với đầy đủ các loại cây gỗ quý hiếm như: hương, trắc, cà te (gõ đỏ), muồng đen… Hiện rừng cây của ông có giá trị hàng chục tỉ đồng nhưng ông không thu hoạch mà quyết giữ làm “của để dành” cho con cháu, cũng là để thỏa đam mê lưu giữ, sưu tầm cây gỗ quý của mình. Chúng tôi được ông Kền đưa đi tham quan khu rừng gỗ quý. Ông Kền kể: “Năm 1998, tôi mua lại diện tích đất từ 2 người dân ở địa phương, sau đó trồng hơn 1.000 cây gỗ hương và 1.000 cây gỗ cà te (thuộc nhóm 1a, nhóm gỗ nguy cấp, quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam). Thời điểm này, tôi còn đang làm việc tại công trình xây dựng thủy điện Sông Hinh nên cũng chỉ nghĩ trồng để giữ đất, giữ vườn. Sau đó, do thiên tai, mưa bão làm ngã đổ một số cây, nên hiện mỗi loại chỉ còn chừng hơn 700 cây, đều đã có đường kính khoảng 50 - 60 cm. Nhiều người hỏi mua nhưng tôi vẫn chưa nghĩ đến việc thu hoạch”. Ngoài khoảnh rừng trồng, ông Kền còn khoanh giữ hơn 1 ha rừng tự nhiên. Nhiều năm nay, ông không hề phát dọn, chặt tỉa, mà để nguyên như một khu rừng nguyên sinh. Men theo một lối mòn nhỏ, ông Kền đưa chúng tôi len lỏi qua những tán cây cao, rậm rạp, vào giữa khu rừng. Tại đây có rất nhiều cây gỗ thân lớn, mà ngay bản thân ông cũng chưa khám phá hết được. Giữa khu rừng là một dãy cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với tán cây rộng lớn, kéo dài hàng trăm mét, thân cây 10 người ôm không xuể.

Lão nông Tô Đình Kền (phải) chụp ảnh lưu niệm với ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, trong khu rừng

TIỀN ĐỀ CHO MỘT MÔ HÌNH MỚI

Hai cây trắc đặc biệt quý hiếm trong khu vườn của ông Kền VƯỜN CÂY ĂN TRÁI BẠC TỈ Ngoài khu rừng gỗ quý, ông Kền còn sưu tầm trên 30 loại cây ăn trái từ khắp các vùng miền trong cả nước như: măng cụt, chôm chôm, dừa, sầu riêng, thanh long, vú sữa, mãng cầu, cam, mít, bưởi, mắc ca, chuối, táo, bơ, ổi, xoài, sấu… Trong đó, với mỗi loại cây ông đều trồng nhiều giống khác nhau nhằm tạo sự đa dạng, phong phú cho vườn. Khu vườn được ông “quy hoạch” rất cụ thể theo từng phân khu, từng loại cây trồng, như vườn bưởi, vườn măng tre, vườn rau sạch, vườn xoài, khu nuôi cá nước ngọt, chuồng chăn nuôi, rừng lâm nghiệp… Theo ông Kền, năm 2015 ông chính thức nghỉ hưu, đến năm 2016 ông bắt đầu sưu tầm các giống cây ăn trái. Khu vườn được bao quanh bởi một con suối, nước chảy quanh năm. Ông Kền còn đào thêm 2 hồ chứa nước cực lớn để phục vụ cho việc tưới tiêu toàn bộ diện tích vườn cây. Thêm vào đó là chế độ chăm sóc hoàn toàn theo hướng hữu cơ, sinh học, để đảm bảo cung cấp nguồn trái cây sạch cho thị trường. Khi cây ra trái, ông cẩn thận bọc từng trái non để tránh bị sâu bọ và các loại côn trùng tấn công. Để

thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, ông Kền đổ đường bê tông nội đồng, giúp xe chở vật tư, nông sản có thể chạy thẳng đến từng phân khu. Ngoài ra, ông còn tạo nhiều cảnh quan như khu vườn mai, hồ sen, vườn sim, vườn hồng, ao câu cá, khu rừng tự nhiên… Sau hơn 4 năm chăm chút, vườn đã có những lứa trái bói đầu tiên, cho gia đình ông Kền nguồn thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm. Vài năm tới, nguồn thu từ khu vườn chắc chắn tăng rất nhanh. Vườn cây ăn trái còn tạo việc làm (cắt cỏ, chăm sóc vườn cây) cho 6 thanh niên ở địa phương với thu nhập 200.000 đồng/ngày. TRỒNG CÂY LÀ NIỀM ĐAM MÊ Đáng chú ý, trong vườn cây của ông Kền còn có cả một khu mai kiểng hàng trăm gốc, đều trên 20 năm tuổi. Ông Kền tâm sự: “Ngoài làm kinh tế, việc trồng cây đối với tôi còn là niềm vui, niềm đam mê với nông nghiệp; đặc biệt là đối với việc duy trì và bảo tồn các giống cây gỗ quý hiếm. Cả khu vườn rộng lớn, nhưng đây là nơi tôi dành nhiều tâm huyết nhất. Sau một ngày làm việc mệt nhoài, tôi thường đến khu rừng để nghỉ ngơi, thư giãn. Sắp tới, tôi sẽ thả một số

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhìn nhận: “Mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp của hộ ông Tô Đình Kền đã cho thấy những hiệu quả bước đầu: vừa có nguồn thu nhập hằng năm, đồng thời có thể bảo tồn được giá trị những nguồn gien tự nhiên, trong đó có một số loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa cây lâm nghiệp, cây gỗ quý với cây bản địa, cùng với mô hình nông lâm nghiệp đan xen sẽ tạo tiền đề cho một mô hình mới: làm nông - lâm nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ. Từ đó sẽ tạo được những giá trị lớn hơn, vừa tăng thu nhập cho người dân, vừa góp phần bảo vệ rừng tốt hơn, đảm bảo được mục tiêu giữ rừng và bảo tồn những loài cây gỗ quý”. loài động vật như hươu, nai, lạc đà, gà gô…, để biến nơi này trở thành một khu rừng tự nhiên thực thụ, tạo nơi nương náu an toàn của các loài động vật. Về lâu dài, tôi có dự định xây dựng nơi này thành một điểm du lịch sinh thái”. Ông Nguyễn Đình Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Bình Đông, cho biết: “Ông Tô Đình Kền là một nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Đông. Ngoài việc đầu tư vườn cây ăn trái hữu cơ quy mô lớn, ông Kền còn có niềm đam mê với các loại cây gỗ quý. Năm 2022, xã Đức Bình Đông định hướng xây dựng vườn cây ăn trái của gia đình ông Kền thành mẫu nông thôn mới, đồng thời xây dựng sản phẩm bưởi da xanh của gia đình ông thành sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Yên”.

Khu vườn của ông Kền ẢNH: ĐỨC HUY


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

33

Một góc làng mục đồng Ruộng Đò

LàngMục Đồng

GIỮA THẢO NGUYÊN XANH PHẠM ANH

T

Ngược thượng nguồn sông Phước Giang từ thác Trắng, xã Thanh An, H.Minh Long (Quảng Ngãi) chừng gần một giờ đồng hồ, có một ngôi làng chỉ có bốn mái nhà của những người Hrê. Ở đó, cuộc sống bình yên như tiên cảnh.

ừ làng Dép, xã Thanh An (H.Minh Long), đoàn 5 người chúng tôi theo chân ông Đinh Văn Rơn (65 tuổi) ngược lên thung lũng Ruộng Đò bằng đường tắt. Ông cười cười nhìn vào chân chúng tôi như muốn nói “Thư sinh vầy liệu có đi nổi không”, rồi quay đầu dẫn đoàn ngược làn sương thác Trắng lên thượng nguồn. NGỠ NGÀNG “TIÊN CẢNH” Đi chưa được 1/3 đoạn đường, một người xin trở lại, vì khó đu lên đá dốc. Càng lên cao càng nhiều dốc đứng, càng nhiều đá và càng in đậm màu xanh thăm thẳm của núi rừng. Băng qua cây cầu chỉ bằng một thanh gỗ giữa hai tảng đá, chúng tôi tiếp tục men theo bờ suối gập ghềnh đi chừng vài km nữa rồi chui ra khỏi tầng lá rừng thâm u. Phía trước bỗng nhiên bừng sáng. Thì ra đây là một thung lũng giữa rừng phòng hộ, là cánh đồng cỏ mênh mông dát vàng trong nắng, đẹp như tranh. Cả đoàn người chúng tôi lặng ngắm. Một bên là suối reo, phía trên là đồng cỏ xanh thẳm. Ven suối, đàn trâu đang đắm mình nhởn nhơ trong nước. Xa xa trong đồng cỏ của thung lũng là những mái nhà sàn lợp bằng cỏ tranh hiện ra. Bên bờ suối, cây quýt cao rậm rì hiếm có, trái chín vàng treo lủng lẳng, thân cây to lớn, tàn

cây 5 người nắm tay giăng ngang cũng không hết. Cảnh đẹp tưởng chừng chỉ có trong cổ tích lại hiện ra trên đầu nguồn thác Trắng của H.Minh Long. “Đây là làng Ruộng Đò đấy”, già Rơn cười nói, ánh mắt vui và hạnh phúc khi bước vào nhà sàn, nơi có bà Đinh Thị Điêu (56 tuổi, vợ ông) đang đợi. LÀNG CHĂN TRÂU Giữa trưa, làng Ruộng Đò vẫn mát lạnh. Bước qua thang nhà sàn của vợ chồng già Rơn, chúng tôi nghe ông kể về cuộc sống mấy mươi năm nơi đây. Già Rơn nói, Ruộng Đò vốn là căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Sau năm 1975, nơi này dần vắng vẻ. Sau đó, già Rơn từ làng Dép, xã Thanh An, mới đưa đàn trâu của mình băng rừng lên đây chăn thả. Mỗi năm, khi thò chân xuống suối thấy lạnh cóng, già Rơn lại dẫn trâu về làng Dép chừng một tháng. Đến tháng 11 âm lịch, trời đỡ mưa, ông lại dẫn trâu về Ruộng Đò. Thấm thoắt đã mười mấy năm quen cuộc sống chăn trâu giữa thung lũng rừng phòng hộ, bây giờ già Rơn thích ở đây hơn về làng. Sau già Rơn, làng Ruộng Đò còn “kết nạp” thêm 3 cặp vợ chồng nữa, cũng sinh sống bằng nghề chăn trâu. Mỗi năm họ về làng cũ một vài lần vào mùa vụ và Tết Nguyên đán. Khi quay lại thì

Những người giữ rừng tự nguyện Ông Đinh Ê Hoàng, Phó chánh Thanh tra H.Minh Long, nguyên Chủ tịch UBND xã Thanh An, cho biết những người chăn trâu trên thung lũng Ruộng Đò rất có ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn. Họ như những nhân viên bảo vệ rừng tự nguyện. Kế hoạch sắp tới, các ngành chức năng sẽ vận động bà con chăn nuôi trâu theo chuồng trại để không xảy ra ô nhiễm nguồn nước thác Trắng. “Trong tương lai, thung lũng Ruộng Đò sẽ là nơi lý thú cho du lịch sinh thái”, ông Hoàng cho hay.

Già Đinh Văn Rơn bên rẫy chè của gia đình ẢNH: PHẠM ANH

cõng gạo, muối và cá biển lên dự trữ ăn dần. Già Rơn nói: “Nói là chăn trâu, thực ra không có chăn dắt gì. Sáng, trâu từ trong chuồng tự bước ra đồng cỏ. Tối no bụng chúng nó lại về chuồng ngủ. Chúng tôi hỏi, chăn trâu thế này thì thu nhập thế nào, già Rơn cười đáp: “Hồi còn khỏe, tôi nuôi hơn chục con trâu, nay thì chỉ duy trì từ 5-7 con. Mỗi năm bán 1 con, nhỏ 25-30 triệu đồng, còn lớn là 40 triệu đồng. Ngày trước, có năm bán 3 con”. Vợ chồng ông Đinh Trới (63 tuổi) là hộ thứ 2, sau già Rơn, về chăn trâu giữa làng Ruộng Đò. Vài năm nay, ông Trới không chăn trâu nhiều, chỉ duy trì 7 - 10 con. Trò chuyện, ông Trới nói ngoài chăn trâu, 4 hộ ở Ruộng Đò còn khai thác tre, nứa trong rừng về đan rổ, rá, gùi… để bán cho người dưới xuôi, mỗi năm kiếm thêm hàng chục triệu đồng, dù không giàu có nhưng có dư giả chút đỉnh để dành. RỪNG CHÈ TRĂM TUỔI Từ Ruộng Đò, chúng tôi theo chân già Rơn và già Trới đi ngược lên đỉnh tầng thác Trắng. Có lúc

đi men theo suối, nhưng có đoạn phải xuyên qua rừng già. Càng lên cao đại ngàn càng hùng vĩ. Có khu rừng, cây to phải ba, bốn người ôm không hết... Ngồi trên đỉnh đầu nguồn thác Trắng, già Rơn bảo, rừng gỗ to là vậy nhưng “làng 4 hộ” của ông không bao giờ phạm vào. Vì làm như vậy chẳng khác nào tự đuổi mình ra khỏi rừng. Hết suối, hết rừng sâu, chúng tôi theo chân các lão chăn trâu ra những ngọn đồi lúp xúp phía sau, thấy cơ man là chè. Rừng chè già có cây to như bắp chân, nhưng cây nhỏ vài ba năm và mới mọc lên cũng có, tất cả đều mơn mởn xanh. Già Rơn và già Trới nói chè này không biết ai trồng, nhưng thấy đã có từ trăm năm qua. Theo thời gian, cứ cây lớn rụng trái, cây chè con mọc lên, tiếp nối. Bây giờ chè ở khắp nơi trong rừng, có cây cao 4-5 m, phải trèo lên mới hái lá được. “Chè có hương vị đậm đà, được nhiều người ưa chuộng nên thi thoảng lại có lái buôn len lỏi lên đây thu mua. Mỗi năm, vợ chồng tôi bán được khoảng 20-30 triệu đồng”, già Trới chia sẻ.t


34

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022 Đường vào làng Vinh Thạnh

Cổng làng Vinh Thạnh được xây dựng năm 1918

Vinh Thạnh HOÀNG TRỌNG Người làng Vinh Thạnh (nay là các thôn Vinh Thạnh 1, Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, H.Tuy Phước, Bình Định) luôn tự hào về 2 “đặc sản” của quê hương, được lưu truyền qua câu ca dao: Ai về Vinh Thạnh quê em? Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng… Làng Vinh Thạnh vốn là quê hương của cụ Đào Tấn (1845 1907), người được mệnh danh là Hậu tổ tuồng Việt Nam. Còn nem chợ Huyện không phải là sản vật ở làng Vinh Thạnh mà của làng Hanh Quang ở xã Phước Lộc. Khi ăn nem chợ Huyện chỉ cần bóc lớp vỏ là thấy màu hồng nhạt rất đẹp mắt, cắn nhẹ một miếng sẽ cảm nhận được cái giòn sừng sực và cái vị chua, vị ngọt của thịt thấm vừa đủ cùng vị cay nồng của tiêu, hương thơm của tỏi trên đầu lưỡi. Có một thế hệ ở Bình Định từng quan niệm rằng: ăn nem chợ Huyện, xem hát tuồng ngay tại làng Vinh Thạnh là “sướng nhất đời”. Vì vậy, nếu được một cô gái làng Vinh Thạnh mời chào “Ai về Vinh Thạnh quê em? Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng” sẽ không có chàng trai nào chối từ. HÁT BỘI Ở LÀNG VINH THẠNH Hơn 100 năm qua, tiếng trống hát bội (còn gọi là hát tuồng) chưa lần nào vắng bóng ở làng Vinh Thạnh vào mùa xuân hay ngày giỗ cụ Đào Tấn vào dịp rằm tháng 7. Nhưng rồi năm 2021 do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không có đêm hát bội nào diễn ra

Nhà hát tuồng Đào Tấn (Bình Định) thường tổ chức biểu diễn các vở hát bội do cụ Đào biên soạn

trên đất Vinh Thạnh, nhiều người trong làng day dứt mãi. Giữa năm nay, hay tin sẽ tổ chức lại hát bội nhân dịp ngày giỗ của cụ Đào, làng Vinh Thạnh háo hức, chờ mong. Theo ông Hai Lưu (tên là Lê Văn Lưu, 71 tuổi, ở thôn Vinh Thạnh 2), trước đây, ngoài dịp tết và ngày giỗ cụ Đào, người ở làng Vinh Thạnh còn mời đoàn hát bội về biểu diễn trong những lúc nông nhàn, cuối vụ lúa được mùa, tiết Thanh minh, ngày rằm các tháng… Mỗi đêm có hát bội thì nem chợ Huyện, rượu, quà vặt được bày bán quanh sân khấu. Đàn ông ngồi ăn nem, uống rượu, tán chuyện cho đến khi nghe tiếng trống chầu mới chịu vào sân xem, thậm chí có người ngồi luôn trong quán rượu nghe hát. Theo ông Hai Lưu, khi tổ chức hát bội, nếu hát Án thì tổ chức ở sân đình. Làng lập án thờ, ban tế lễ của làng và đoàn hát vào cúng bái trước khi diễn. Riêng hát ở làng Vĩnh Thạnh, trưởng đoàn và các kép, đào đều xuống từ đường cụ Đào để cúng bái rồi mới được diễn. Còn hát dân gian thì chỉ cần có bãi đất trống, đám ruộng vừa gặt xong là có thể dựng sân khấu, biểu diễn phục vụ người dân.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ông Thái Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, cho biết đình làng Vinh Thạnh được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2000. Hiện UBND xã Phước Lộc đang lập dự án để xây dựng, tu bổ, tôn tạo lại đình. “Đình làng được tôn tạo xong, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch thu hút khách du lịch đến tham quan làng Vinh Thạnh với các di tích liên quan đến danh nhân Đào Tấn, xem hát bội, thưởng thức ẩm thực truyền thống của địa phương…”, ông Thuận nói.

“Vinh Thạnh là quê hương Hậu tổ tuồng Đào Tấn, các đoàn hát ở đâu, diễn thế nào mặc kệ nhưng về đây là phải diễn cho hay, vận dụng hết khả năng của đào, kép mà hát, mà diễn. Có thời các đoàn hát bội còn rủ nhau về Vinh Thạnh tổ chức phân cao thấp, tổ chức hội thi để chấm đoàn này hay, đoàn nào xếp trên, xếp dưới... Khán giả đâu chỉ có người làng Vinh Thạnh mà cả huyện Tuy Phước, nhiều người ở các huyện Phù Cát, An Nhơn, TP.Quy Nhơn cũng đến nhà người quen trong làng ăn ở nhờ, chờ đến tối đi xem hát bội. Vì vậy, nhiều người cho rằng xem hát bội ngay tại làng Vinh Thạnh là điều tuyệt vời nhất”, ông Hai Lưu kể. PHÁT HUY DI SẢN CỦA CỤ ĐÀO TẤN Làng Vinh Thạnh bây giờ cách TP.Quy Nhơn (Bình Định) chừng 20 km, lối vào làng nằm ngay QL 19. Đứng ở đầu đường vào làng đã thấy đình Vinh Thạnh. Cách đó chừng 300 m là lối vào nhà của cụ Đào Tấn ngày xưa, bắt đầu bằng cổng làng cổ kính rêu phong. Sau cổng làng là con đường bê tông với những khu vườn rộng, tường rào là cây chè tàu, cây duối được cắt tỉa ngay ngắn hoặc được xây khá xinh xắn. Trong vườn trồng nhiều cây trái, hoa, cây cảnh... Vườn nhà cụ Đào nằm ở cuối đường. Ông Đào Duy Phong (46 tuổi, ở thôn Vinh Thạnh 2), cháu đời thứ 5 của cụ Đào Tấn, hiện đang là người giữ từ đường. Theo ông

Ông Hai Lưu kể chuyện hát bội ở làng Vinh Thạnh ngày xưa ẢNH: HOÀNG TRỌNG

Phong, năm 1918, vua Khải Định cho phép dân làng xây dựng cổng làng Vinh Thạnh nhằm ghi nhớ công lao của cụ Tấn, đặt tên là “Vinh Thạnh lý môn”. Khi cụ Đào còn làm Tổng đốc An Tĩnh (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh) đã lập Học bộ đình, dắt con em từ Bình Định ra dạy hát bội để biểu diễn cho dân, quan lại địa phương xem. Khi về hưu, cụ Đào dời Học bộ đình về Vinh Thạnh, xây dựng nhà ở cho kép hát trong vườn nhà mình và bơm nước vào đám ruộng sát nhà để làm sân khấu biểu diễn, luyện tập cho các đào, kép hát bội. Từ đó, làng Vinh Thạnh thành cái nôi của hát bội ở Bình Định, học trò cụ Đào thành danh, lập ra nhiều gánh hát trong tỉnh. 3 người con trai cụ Đào là Đào Bá Quát, Đào Thoại (Thụy) Thạch, Đào Như Tuyền đã đỗ cử nhân và con gái là bà Đào Trúc Tiên đều giỏi hát bội. Sau khi danh nhân Đào Tấn qua đời, sân khấu tuồng trong vườn được con cháu gìn giữ một thời gian. Tuy nhiên, do có nhiều bất tiện về đường đi, vị trí chật hẹp nên người làng Vinh Thạnh dời địa điểm tổ chức hát bội về sân đình Vinh Thạnh. Năm 2015, nhân 170 năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Tấn (1845 - 2015), UBND tỉnh Bình Định xây dựng đền thờ Đào Tấn trên khu đất rộng gần 5.000 m2 ngay cổng làng Vinh Thạnh. Từ đó, sân khấu hát bội ở làng Vinh Thạnh được chuyển về đền thờ này.


Đặc san 21-6-2022 |

35

Chuỗi sự kiện kỷ niệm thể hiện tầm vóc của Quảng Trị trong quá khứ, của hiện tại và tương lai

Quảng Trị:

Mảnh đất của kết nối và hội tụ! NGUYỄN PHÚC Trong bức tranh toàn cảnh về Quảng Trị, nhiều người nhận ra khả năng kết nối - hội tụ - phát triển của vùng đất này, thể hiện rõ từ trong quá khứ, đến hiện tại và sẽ là tiền đề quan trọng để vươn lên mạnh mẽ trong tương lai.

Q

uảng Trị, nơi khắc ghi vào lịch sử dân tộc là “tuyến đầu” trong các cuộc trường chinh chống giặc giữ nước. Trải qua nhiều mất mát, mỗi người Quảng Trị đều mang khát vọng làm lành lại vết thương và dựng lại cơ nghiệp. Sau ngày 1.5.1972 lịch sử, Quảng Trị bước ra khỏi chiến tranh. 50 năm đã qua, thành quả đáng tự hào mà Quảng Trị có được hôm nay, chính là nhờ sự đoàn kết, biết huy động các nguồn lực để tạo thế và lực cho sự phát triển. Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhận định Quảng Trị đã, sẽ và luôn là mảnh đất của kết nối và hội tụ. Theo ông Hưng, chính bởi địa lý - chính trị đặc biệt, Quảng Trị có nhiều lợi thế về kết nối tự nhiên, giao thông, quân sự đến kết nối kinh tế, văn hóa, xã hội... và sâu sắc hơn là sự kết nối con người. Với khả năng hội tụ, ông Hưng cũng chỉ ra địa phương này từng 3 lần

được lịch sử chọn gánh vác sứ mệnh làm trung tâm lãnh đạo cho các xu thế chính trị mới: đất khởi nghiệp chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1626); Thành Tân Sở - kinh đô kháng chiến vua Hàm Nghi (năm 1885) và là nơi đặt trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (năm 1973). Chưa hết Quảng Trị là nơi hội tụ về tài nguyên, đủ những điều kiện để khai thác năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, phát triển giao thương theo trục EWEC... Và Quảng Trị cũng là nơi hội tụ của không ít người tài, ở nhiều lĩnh vực, tôn giáo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh Quảng Trị. ẢNH: NGUYỄN PHÚC

của khu vực; Đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; Đưa các sản phẩm du lịch, nông nghiệp ra thế giới; Trở thành trung tâm trung chuyển kết nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương… Những khát vọng to lớn được Quảng Trị xây dựng từ nền móng vững chãi, chứng minh qua những con số thống kê, những chỉ tiêu đạt được. Gần nhất, trong quý 1/2022 và cả năm 2021, tỉnh Quảng Trị đã có những bước tiến NHÌN QUẢNG TRỊ TỪ NHỮNG hết sức mạnh mẽ trên mọi mặt. CON SỐ “BIẾT NÓI” Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Năm 2021, tỉnh có bước đột phá Trị Võ Văn Hưng cũng cho rằng ấn tượng với tốc độ tăng tổng sản muốn tạo xung và lực mới để đi phẩm trên địa bàn đạt 6,5%, đứng lên, Quảng Trị phải chọn một lối đi thứ 18 toàn quốc. Đời sống người khác biệt, bao gồm: Xây dựng quy dân có nhiều cải thiện đáng kể về hoạch tầm nhìn vượt trước; Hình vật chất, tinh thần khi tổng sản thành trung tâm năng lượng mới phẩm bình quân đầu người đạt 57 triệu đồng/năm. Đặc biệt những năm gần đây, QUÁ KHỨ VINH QUANG ĐƯỢC TIẾP NỐI Quảng Trị đã trở thành điểm đến BẰNG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI BỀN VỮNG hấp dẫn của các nhà đầu tư thế hệ mới hết sức tích cực, nhất là các Trong diễn văn đầy cảm xúc tại đêm kỷ niệm trọng thể 50 năm ngày giải phóng dự án năng lượng, giao thông, sân Quảng Trị, ông Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đã nói: “Quá khứ vinh bay, cảng biển, công nghệ, nông quang chỉ thật sự được trân trọng khi hiện tại và tương lai được tiếp nối một nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có cách bền vững và ngày càng nở hoa, kết trái”. Mảnh đất chịu nhiều đau thương, giá trị cao. Đặc biệt, để hiện thực nay đã đi lên và có bước tiến dài trên con đường phát triển mà minh chứng mới hóa định hướng của Chính phủ mẻ nhất là thành công rực rỡ của chuỗi kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng về việc biến Quảng Trị trở thành Trị (1.5.1972 - 1.5.2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ trung tâm năng lượng tái tạo của Quảng Trị (1972 - 2022) được diễn ra vừa qua, bật lên tầm vóc của Quảng Trị. Nói miền Trung và cả nước vào năm như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thì Quảng Trị đang viết nên câu chuyện cổ 2030, tỉnh đã cùng nhà đầu tư vừa tích có thật về “đất thép nở hoa”.

khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 công suất 1.500 MW, tổng vốn hơn 54.000 tỉ đồng. Về phía tây của tỉnh có 31 dự án điện gió đã được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất hơn 1.177 MW, trong đó có 19 dự án có công suất hơn 671 MW đã hoàn thành, đưa vào vận hành. Tỉnh quyết tâm phấn đấu đạt từ 8.000 - 10.000 MW/năm vào năm 2030, giúp tỉnh tạo ra đột phá lớn về thu ngân sách, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Để đạt kỳ vọng, ông Hưng cho rằng, Quảng Trị cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo quy hoạch chất lượng, tầm nhìn đến năm 2050. “Tỉnh có thể chọn ít nhà đầu tư, nhưng phải là những nhà đầu tư lớn, có tầm vóc, trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao”, ông Hưng nhấn mạnh. Từ khát vọng đã được phác thảo thành hình, nhiều người tin tưởng rằng đến năm 2025, Quảng Trị sẽ trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 đề ra.


36

| Đặc san 21-6-2022

Bình Định: Kiến tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp HOÀNG TRỌNG Tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cam kết sẽ kịp thời nắm bắt, đề xuất giải quyết các yêu cầu của nhà đầu tư nhằm kiến tạo một môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi nhất. KHÔNG CÓ RÀO CẢN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, tỉnh này thu hút được 32 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 7.986,2 tỉ đồng. Trong đó, 16 dự án được đầu tư trong các cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư hơn 345,1 tỉ đồng, 6 dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 5.551,7 tỉ đồng và 10 dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư gần 2.089,4 tỉ đồng. UBND tỉnh Bình Định cũng đã phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm Gặp gỡ Bình Định - Hàn Quốc 2022 và Hội nghị gặp gỡ Hàn Quốc 2022 tại tỉnh Bình Định. Đồng thời, tổ chức thành công hội thảo “Giải pháp khôi phục và phát triển du lịch Bình Định trong tình hình mới” trong đó có nội dung ký kết hợp tác toàn diện giữa UBND tỉnh Bình Định và 4 hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines… Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, khẳng định tỉnh này sẽ không ngừng cải cách thủ tục hành chính và đổi mới tác phong, lề lối làm việc. Theo đó, từ lãnh đạo cấp tỉnh đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính quyền các cấp đều nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, làm việc tận tụy, minh bạch, nhanh chóng, hiệu quả; kịp thời nắm bắt, đề xuất giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư để kiến tạo một môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi nhất. Tỉnh Bình Định là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính khi chủ động thực hiện cắt giảm tổng thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trên lĩnh vực đầu tư từ 32 ngày xuống 25 ngày và được

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Tập đoàn KURZ tại KCN Becamex VSIP Bình Định ẢNH: HOÀNG TRỌNG

TĂNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của tỉnh Bình Định đã tăng từ vị trí thứ 37 (năm 2020 - ở nhóm Trung bình) tăng lên thứ 11 (năm 2021 - nhóm Tốt). Kết quả này cho thấy tỉnh Bình Định đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để quyết tâm thực hiện cam kết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Khởi công dự án Nhà máy sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao của Tập đoàn KURZ tại KCN Becamex VSIP Bình Định Bộ KH-ĐT ghi nhận, đánh giá cao. “Đến với Bình Định, các doanh nghiệp sẽ không gặp bất kỳ rào cản nào bởi chúng tôi cam kết mạnh mẽ sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư từ việc hình thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư, đến triển khai xây dựng dự án và nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động”, ông Nguyễn Phi Long cho biết. XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CÓ TRỌNG TÂM Hiện tỉnh Bình Định đã và đang xây dựng 9 khu công nghiệp, 63 cụm công nghiệp. Đặc biệt, Bình Định đang tập trung phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội rộng trên 14.500 ha, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex VSIP Bình

Định (tại xã Canh Vinh, H.Vân Canh) với quy mô 1.400 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 3.333 tỉ đồng. Theo ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, chiến lược thu hút đầu tư mới của tỉnh này trong các năm tiếp theo là tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh cho các dự án then chốt thuộc 5 trụ cột chính, gồm: Phát triển công nghiệp; Du lịch; Dịch vụ cảng và logistics, bao gồm cảng biển và cảng hàng không; Phát triển nông, lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng; Phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tập trung chỉ đạo đẩy

nhanh tiến độ thi công, xây dựng các dự án, công trình trọng điểm nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự liên kết phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các tỉnh phía bắc Tây nguyên… “Lãnh đạo tỉnh Bình Định sẽ tập trung xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, gắn với định hướng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ cải tiến các trang thông tin xúc tiến đầu tư và hợp tác, website của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, đơn vị nhằm thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, nhất là các chính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, thông tin về quy hoạch, dự án… để tạo điều kiện cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư”, ông Nguyễn Bay nói. t


, À H H N tắt lửa THAkhông đam mê

MẠNH CƯỜNG

Làng gốm Thanh Hà nằm nép mình bên dòng sông Thu Bồn ở khối Nam Diêu (P.Thanh Hà, TP.Hội An, Quảng Nam), hình thành từ đầu thế kỷ 16.

G

Nguyễn Viết Lâm tạo nét hoa văn trên sản phẩm gốm. ẢNH: MẠNH CƯỜNG

ốm Thanh Hà, cùng với 2 làng nghề nổi tiếng khác là làng đúc đồng Phước Kiều và làng mộc Kim Bồng, hình thành “tam giác làng nghề” nổi tiếng góp phần tạo nên sự phồn thịnh của xứ Thanh Chiêm xưa. Cuối năm 2019, nghề gốm Thanh Hà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây cũng là thời gian mà làng gốm kết hợp với du lịch bản địa phát triển rực rỡ. Nhưng ngay sau đó, dịch

Covid-19 bùng phát, nhiều hoạt động du lịch trên địa bàn TP.Hội An dừng hẳn, làng gốm Thanh Hà cũng không ngoại lệ. Lửa ở các lò nung nguội lạnh... Nhiều năm qua, nhờ gắn kết giữa phát triển sản xuất với phát triển du lịch nên làng gốm Thanh Hà trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Chỉ với hơn 35 hộ sản xuất, kinh doanh và khoảng 70 lao động làm nghề thủ công, nhưng làng gốm Thanh Hà luôn thu hút du

khách. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công. Đất sét được lấy ở hạ lưu sông Thu Bồn. Không tráng men, nên nét thô mộc đã làm nên thương hiệu của làng nghề có tuổi đời hơn 500 năm... TIN VÀO LỚP TRẺ Về làng gốm làm dâu năm 1989, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (năm nay 55 tuổi) bén duyên với nghề từ đó. Bước đầu tiếp xúc với nghề, bà Dung chỉ làm những sản phẩm đơn giản như tò he, bình hoa. “Để ngồi vào bàn xoay, thao tác, trình diễn cho du khách xem là cả một quá trình dài và phải được công

Đặc san 21-6-2022 | nhận từ nhiều nghệ nhân”, bà Dung cười nói. Kỹ lưỡng và nghiêm khắc như vậy, nên sản phẩm làng gốm Thanh Hà luôn có “hồn” và độc đáo. Ở làng gốm Thanh Hà này, ngoài danh tiếng của những nghệ nhân lớn tuổi, ngày càng nghe nhắc nhiều đến thế hệ nghệ nhân kế cận. Trong hành trình bảo tồn và phát triển làng nghề, đã thấy xuất hiện những thợ trẻ rất chịu khó tìm tòi, làm ra nhiều sản phẩm giá trị. Đơn cử Nguyễn Viết Lâm (24 tuổi), người đầu tiên và duy nhất thực hiện công đoạn tráng men cho các sản phẩm gốm Thanh Hà. Từ lúc 5 tuổi, Nguyễn Viết Lâm đã đam mê tạo hình những sản phẩm đơn giản. Đến năm 14 tuổi, nhờ sự hướng dẫn của ông nội và bố, Lâm có thể tạo ra những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao. Năm 18 tuổi, chàng trai trẻ tiếp quản lại cơ ngơi của bố mẹ và bắt đầu tìm tòi hướng đi riêng. Các sản phẩm gốm của Lâm tạo được nét độc đáo: vẫn giữ

thanhnien.vn

37

cách làm gốm thủ công nhưng được tráng men. Loại men mà Lâm sử dụng được trộn giữa vỏ nghêu, tro, hóa chất, sau đó nấu lên. Để tạo thành một sản phẩm gốm tráng men, phải có đủ 5 công đoạn: nhồi đất, vuốt gốm, trang trí họa tiết, tráng men, nung gốm. “Các sản phẩm làm ra từ gốm đất còn khá đơn điệu, nên tôi mày mò tìm cách tráng men. Tôi muốn tạo nên những chi tiết độc, lạ”, Lâm chia sẻ. Ông Nguyễn Hào, Phó trưởng Ban quản lý làng gốm Thanh Hà, tỏ ý ủng hộ những hướng đi của thợ trẻ, nhất là khi làng gốm đang tiếp thu nét hiện đại nhưng vẫn giữ giá trị truyền thống. “Gốm Thanh Hà nổi tiếng bởi đôi tay khéo léo, sự tỉ mẩn của nghệ nhân mà không qua một tầng bậc xử lý nào của máy móc. Nó có hồn riêng. Thay đổi, là để cho phù hợp, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của làng gốm Thanh Hà”, ông Hào khẳng định. t

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu với cuộc chơi sắc màu TRẦN HIẾU

Họa sĩ Xuân Thu bên một góc phòng tranh có bức tượng họa sĩ Xu Man - một người có nhiều đóng góp cho hội họa Gia Lai. ẢNH: TRẦN HIẾU

tuổi 63, họa sĩ Xuân Thu vẫn có sức làm việc khiến nhiều người đáng nể. Những người làm việc với bà nếu không có tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe tốt chắc sẽ hụt hơi. Tốt nghiệp mỹ thuật ở Huế năm 1985, cơ duyên đã đưa họa sĩ Xuân Thu đến với Gia Lai. Bà nhận công tác tại Ty Văn hóa, nay là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Gia Lai từ đó đến khi nghỉ chế độ năm 2015. Trước đó, sáng tác của bà tập trung vào chủ đề Tây nguyên. Đó là những thiếu phụ bản địa duyên dáng từ

miền đất bazan, rạng ngời trong lễ hội, là các lễ hội làng buôn… với những gam màu mạnh, ẩn chứa sâu thẳm sự mạnh mẽ, mạch nguồn văn hóa thâm trầm của cư dân bản địa. Rất nhiều những bức tranh sơn mài của bà được bạn bè cùng giới, người sưu tầm đánh giá cao. “Những năm gần đây, mình nghĩ rằng tại sao lại bó buộc đề tài của mình chỉ ở cao nguyên. Nó có cho thấy sự cùn đi trong sáng tạo của mình rồi không? Thời gian vài năm trở lại đây, mình hướng đến

Hồ Thị Xuân Thu là lứa họa sĩ thứ hai ở Gia Lai sau thế hệ đàn anh - họa sĩ Xu Man. Bà cùng thời với họa sĩ Lê Hùng, là lứa họa sĩ có nhiều ảnh hưởng ở Gia Lai. những đề tài khác, không gian khác...”, họa sĩ Xuân Thu cho biết. Bao nhiêu năm với cuộc chơi sắc màu như thế từ cao nguyên, họa sĩ Xuân Thu đã đạt được rất nhiều giải thưởng của Hội Mỹ thuật VN hay Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai. Những mạch nguồn cao nguyên đã được bà khai thác, thể nghiệm với những sáng tạo riêng có. Đấy là những tác phẩm như Hồn núi, Nước mát, Lên rẫy… Hay rất nhiều tác phẩm khác của họa sĩ cũng neo lại với người trong giới lẫn người sưu tầm. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ của họa sĩ Xuân

Thu là năm 2011, bà tổ chức triển lãm ở TP.HCM. Bà nói: “Lần đó mình đem vào 40 bức tranh. Người tới xem cũng đông lắm và họ làm mình cảm động vì đã dành sự chân thành, trân trọng đối với những sáng tác của mình. Có một nhà sưu tầm người nước ngoài đã mua đến 3/4 số tranh triển lãm của mình với giá rất tốt. Sau đó có dịp quay lại TP.HCM, đến một quán ăn Hàn Quốc, điều bất ngờ là họ đã dành cả một phòng để trưng bày nhiều tác phẩm của mình với cách decor rất đẹp”. Phòng trưng bày tranh ở số 31 Ama Quang, TP.Pleiku của họa sĩ Xuân Thu trở thành không gian thưởng lãm của những người mê tranh phố núi cũng như ngoài tỉnh. Nơi đây có nhiều bức sơn dầu với nhiều đề tài sáng tác về cao nguyên. Sát cạnh phòng trưng bày là xưởng vẽ của họa sĩ. Lúc chúng tôi tới, họa sĩ Xuân Thu đang say mê với những bức tranh của mình.

Từng đường nét, sắc màu hiện dần qua từng nét cọ. Ở tuổi 63, bà như là thách thức với thời gian bằng sự nhanh nhẹn, sắc sảo và khả năng sáng tạo. Chỉ trừ những lúc buộc phải ra ngoài, thời gian còn lại, bà đều có mặt ở xưởng vẽ với những tìm tòi, thể nghiệm. Có lẽ ở cuộc chơi đó, bà mới có thể bộc lộ bản ngã, mới tìm lại chính mình để chuyển tải những ký ức đẹp, êm đềm của phố núi vào tác phẩm. Qua nhiều năm sáng tạo, tranh của bà đã có mặt ở nhiều triển lãm ở VN. Nhiều người sưu tầm tranh cũng đã tìm đến những bức sơn mài có giá trị của bà. Bà chia sẻ rằng lần triển lãm tới đây tại TP.HCM sẽ mang tới nhiều tác phẩm với những chủ đề mới với cách nhìn khác, khía cạnh khác của một cao nguyên bình yên, dễ thương. Và đó còn là những ám ảnh nhân sinh trên dải đất Tây nguyên vùng đất mà họa sĩ Xuân Thu đã sống và sáng tạo từ 37 năm qua. t


38

| Đặc san 21-6-2022

Phố Núi vượt qua đại dịch, tăng tốc phát triển HOÀNG KIÊN Nhiều chỉ dấu hồi phục kinh tế mạnh mẽ ở TP.Pleiku (Gia Lai) sau đại dịch Covid-19 đã được thể hiện bằng các con số cụ thể.

Đ

ấy là bằng chứng, hiệu quả từ những giải pháp đồng bộ của Đảng bộ, chính quyền thành phố trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Hoạt động kinh doanh trở lại nhộn nhịp sau mùa đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội. Sau nhiều tháng dịch bệnh, không ít hoạt động như “ngủ đông” chỉ trong thời gian ngắn đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Chẳng hạn, chỉ trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thực hiện được hơn 4.000 tỉ đồng, tăng 7,98% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,34% so với cùng kỳ. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện được 131,572 tỉ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Thu ngân sách thành phố thực hiện 164,782

Ông Đỗ Việt Hưng, Chủ tịch UBND TP.Pleiku: “Đại dịch đi qua, nhiều hoạt động bắt đầu với khó khăn chồng chất nhưng thật phấn khởi là giao thương trở lại thông suốt và nhiều lĩnh vực khác đã có nhiều khởi sắc. Doanh nghiệp, người dân làm ăn được là mừng rồi. Còn nữa, thu ngân sách của thành phố trong những tháng đầu năm cũng rất tốt. Chúng tôi đang cùng nhau nỗ lực thực hiện kế hoạch trong những tháng còn lại…”.

tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Mới đây nhất, nhân dịp kỷ niệm 90 thành lập tỉnh Gia Lai - hoạt động được tổ chức tại TP.Pleiku là cơ hội để thành phố này thể hiện được năng lực phối hợp với chuỗi sự kiện diễn ra. Đấy cũng là cơ hội để TP.Pleiku giới thiệu đến các nhà đầu tư, du khách các nơi một Phố Núi năng động, tiềm năng và cơ hội luôn sẵn sàng hợp tác để phát triển. Cùng với đó, nhiều hoạt động quan trọng khác cũng đã và đang diễn ra như Ngày hội Du lịch kết nối TP.Tuy Hòa với các thành phố: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Gia Nghĩa tại các tỉnh Tây nguyên năm 2022. Ông Đỗ Việt Hưng, Chủ tịch UBND TP.Pleiku, cho biết: “Rất mừng là thành phố đã có sự chủ động và sự tích cực của nhiều bộ phận chức năng cũng như sự hồ hởi, đồng lòng của nhiều tầng lớp nhân dân để chúng tôi phối hợp tổ chức rất thành công chuỗi sự kiện kỷ niệm 90 năm thành lập tỉnh Gia Lai. Đây là dịp quan trọng để giới thiệu đến quan khách, các nhà đầu tư nước ngoài và các tỉnh bạn một

Đô thị Pleiku đang định hình là một trong những thành phố trung tâm của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. ẢNH: HOÀNG KIÊN

Nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ được tổ chức ở TP.Pleiku Pleiku thân thiện, hào sảng, nồng ấm và luôn mời gọi, rộng mở…”. Hoạt động du lịch của TP.Pleiku cũng có nhiều khởi sắc. Với những danh lam thắng cảnh như chùa Minh Thành, Biển Hồ, núi Hàm Rồng, Quảng trường Đại Đoàn Kết…, hằng năm đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng lãm. Hay vùng chuyên canh rau ở xã An Phú, TP.Pleiku cung cấp rau củ cho nhiều địa phương ở Gia Lai cũng như các tỉnh miền Trung. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, TP.Pleiku đang là điểm sáng của tỉnh. Cuộc sống của nhiều người dân đã có nhiều đổi mới khi thành phố có nhiều

chương trình cụ thể hướng đến những đối tượng khó khăn nhằm giúp họ vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định trong việc phát huy kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt, đô thị Pleiku nằm ngay trên trục của những tuyến đường quan trọng như quốc lộ 19, đường Hồ Chí Minh. Những tuyến đường này tạo thuận lợi trong việc giao thương, di chuyển liên vùng và đến hai nước Lào và Campuchia. Trong quá trình phát triển của Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, TP.Pleiku cũng sẽ là một trong những thành phố trung tâm. Đấy là điều kiện thuận lợi trong tiến trình hội nhập, phát triển. t


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

39

Voọc chà vá chân xám - loài linh trưởng đặc hữu của VN có phân bố ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh ẢNH: MINH TÂN

Nỗ lực

Gỡ bẫy thú ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. ẢNH: TRẦN HIẾU

giữ Vườn di sản ASEAN TRẦN HIẾU Diện tích rừng lớn, trải dài qua nhiều huyện khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), một trong bốn vườn quốc gia được công nhận là Vườn di sản ASEAN, càng thêm nhiều vất vả.

T

in vui đối với VN nói chung và Gia Lai nói riêng khi cao nguyên Kon Hà Nừng của tỉnh này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15.9.2021. Đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 11 của VN được công nhận, với diện tích hơn 413.000 ha, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây nguyên. Trong đó, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cùng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, H.K’Bang là hai vùng lõi. Trách nhiệm giữ rừng, phát triển rừng càng thêm nặng gánh với những người gác rừng khi lâm tặc ngày càng tinh vi, manh động… GIAN NAN GIỮ RỪNG Với diện tích rừng trải dài qua nhiều huyện như K’Bang, Mang Yang, Đăk Đoa, địa hình hiểm trở, khó khăn khi mùa mưa đến là những thử thách gian khó đối với những người gác rừng của vườn quốc gia này. Ông Ngô Văn Thắng, quyền Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chia sẻ: “Phải nói rằng nhiệm vụ giữ rừng quá gian nan đối với chúng tôi. Lực lượng tại 9 trạm bảo vệ rừng cùng một đội bảo vệ rừng cơ động hay những lán trại ở trong rừng luôn có mặt anh em túc trực 24/24 giờ. Số lần tuần tra dày đặc, gần thì cũng phải đi cả ngày, xa thì mỗi chuyến từ 2-4 ngày. Nhưng rừng rộng, lâm tặc ngày

càng có những thủ đoạn tinh vi nên vẫn có những sự vụ không may xảy ra”. Đấy là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 11.2021, cán bộ, nhân viên của Vườn với chừng 2/3 quân số phần thì bị nhiễm bệnh, phần thì bị cách ly khiến lực lượng giữ rừng vốn mỏng lại càng mỏng. Lợi dụng thời điểm này, nhóm lâm tặc đã xâm nhập rừng khai thác trái phép gỗ giáng hương tại tiểu khu 88 và tiểu khu 92, xã Krong, H.K’Bang, thuộc lâm phần do Ban Quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh quản lý. 7 cây gỗ giáng hương đã bị lâm tặc cưa hạ trái phép với khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 22,3 m³. Hiện cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, khởi tố vụ án và truy nã các nghi phạm phá rừng. Ông Ngô Văn Thắng cho biết thêm: “Trong năm 2021 chúng tôi đã phát hiện, lập biên bản kiểm tra và bàn giao 6 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng cho cơ quan chức năng, xử lý. Bên cạnh đó, trong quá trình đi tuần rừng, chúng tôi đã phát hiện người dân vào rừng đặt bẫy rất nhiều. Họ chủ yếu là bẫy các loài thú nhỏ. Nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học của Vườn.” “Riêng từ đầu năm 2022 đến nay chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyến đi sâu vào vùng lõi và điều đáng mừng là chưa phát hiện dấu

hiệu vi phạm về khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy hay săn bắt động vật hoang dã”, ông Thắng nói tiếp. PV Thanh Niên từng có dịp vào rừng cùng với những nhân viên của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Mùa mưa, rừng đầy vắt. Mọi người phải mặc quần áo dày, quấn xà cạp kỹ. Vậy mà lũ vắt dường như ngửi thấy mùi máu, cứ bắn ra bám vào người. Những nhân viên đi cùng trước đó phải “tập huấn” nhanh cho chúng tôi những kỹ năng cần thiết khi vào rừng, đặc biệt để phòng tránh rắn độc. Dù chỉ một ngày lội rừng nhưng chừng đó cũng đủ để tận thấy những gian khổ trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng.

ĐỂ RỪNG KHÔNG “CHẢY MÁU” Nhờ dịch vụ môi trường rừng được chi trả mỗi năm khoảng 1517 tỉ đồng đã giúp cho Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thực hiện hình thức giao khoán bảo vệ rừng tới các cộng đồng dân cư. Đây thực sự là tai mắt để ngăn chặn những đối tượng từ bên ngoài xâm nhập khai thác tài nguyên rừng trái phép. Ngoài ra, trong những năm qua, ở đây đã thực hiện công tác ươm các loại cây giống gỗ quý như trắc, sao đen, giáng hương để trồng trên những diện tích đất rừng còn trống. Đã có hàng chục ha đất rừng đã được phủ xanh.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được đánh giá cao về sự phong phú về hệ động, thực vật. Ở đây có đến 1.754 loài thuộc hệ thực vật bậc cao, chiếm khoảng 14% hệ thực vật của VN, trong đó có 28 loài bị đe dọa thực sự ở quy mô toàn cầu. Điều tra, thống kê cũng cho thấy Vườn có đến 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát và 321 loài côn trùng.

Tuy nhiên, diện tích lớn với gần 42.000 ha, cộng thêm diện tích vùng đệm lên đến hơn 15.000 ha, trải dài qua nhiều huyện với nhiều cộng đồng thôn làng, là thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Theo thống kê, nhân lực hiện có của Vườn là 75 người, trong đó chỉ có 53 người là thuộc biên chế nhà nước, số còn lại là hợp đồng. Do vậy, nhiều lao động vẫn chưa an tâm công tác. Từ năm 2020 đến nay, đã có 25 người nghỉ việc hoặc chuyển công tác, gây không ít khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Anh Jun, một nhân viên của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chia sẻ: “Mình vào làm nhân viên bảo vệ rừng ở đây được 7 năm. Lương cũng chỉ hơn 4 triệu đồng/ tháng. Tuần nào cũng phải đi tuần rừng. Mùa mưa, đường vào rừng trơn nhẫy, rồi vắt, rắn độc cùng nhiều loại côn trùng nguy hiểm nữa. Không có sức khỏe tốt là đi không nổi đâu”. Theo ông Thắng, trước đây mọi chế độ thực hiện theo quy định của ngành kiểm lâm, nên cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng có thêm phụ cấp ưu đãi nghề. Từ đầu năm 2022, phải chuyển sang thực hiện chế độ bảo vệ ngành chuyên trách khiến thu nhập cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng giảm đi khoảng 1 triệu đồng/tháng trong khi lương hợp đồng chỉ 3,5 - 4 triệu đồng/ tháng. “Do vậy nhiều anh em cũng tâm tư và đã có không ít nghỉ việc vì không chịu nổi vất vả trong khi thu nhập lại thấp. Tuyển người có tâm huyết với công tác này cũng khó. Đây cũng là một trong những trở lực của chúng tôi trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học của Vườn”, ông Thắng thở dài. t


40

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Trên sóng nước LÊ HOÀI LƯƠNG

C

húng tôi có một ngày đi thuyền trên đầm Thị Nại. Cảnh sắc non thanh thủy tú từ đầm nước lưu giữ một phần văn hóa, lịch sử Bình Định khiến mọi người không ngớt trầm trồ ngạc nhiên trước thiên nhiên tuyệt diệu: ngay thành phố mình cư ngụ vẫn còn có những vẻ đẹp đến giờ mới ngỡ ngàng khám phá! Tự nhiên, với quy luật và năng lượng phi phàm của mình, có những biến cải, tạo tác vô song, con người chỉ có thể trầm trồ chiêm bái. Như cuộc “hàn biển” thần sầu cuối thế kỷ 18 tạo nên vùng núi cát dài đến 8 km bây giờ, lấp cửa Cách Thử, biến núi Triều Châu thành bán đảo Phương Mai. Thương cảng Cách Thử tấp nập một thời của xứ Đàng Trong đã tuyệt mù dấu tích, mở ra thành phố cảng biển Quy Nhơn thịnh đạt hôm nay. Đầm Thị Nại, cửa ngõ thành Đồ Bàn, thành Hoàng Đế, với các cuộc chiến trải từ triều Lý, Trần, Lê với Chiêm Thành, cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn…, nơi ghi dấu những cạnh tranh quyền lực sống mái các vương triều cả ngàn năm qua. Chúng tôi đi, trong cái khoáng đạt tầm mắt và những tri kiến, những giả định về các sự kiện, nhân vật. Thật hiếm có nơi can dự vào lịch sử đất nước, dân tộc, lịch sử một vùng đất nhiều như đầm Thị Nại, nơi các chi lưu những con sông lớn Bình Định đổ vào để hội nhập với biển. Mặt nước mênh mông, ba bề bốn bên núi và rừng cây ngập mặn, xa xa những tòa tháp của thành phố Quy Nhơn, những con tàu nơi bến cảng, những chòi rớ yên bình, đây đó thuyền ngư dân khai thác, đánh bắt… - một không gian tươi đẹp và trù phú. Nhưng chỉ là bề nổi thôi: người tài công đã bắt đầu loay hoay, vất vả. Vấn đề là, giờ nước triều thấp, đi luồng lạch nào trong bốn bề mênh

ThịNại

mông nước để chiếc ca nô du lịch không mắc cạn? Chạy cầm chừng và hỏi thăm mấy thuyền ngư dân. Nước và những chòm cây, ẩn giấu lạch chảy các vệt cửa sông Hà Thanh như ma trận. Chạy, và hỏi. Vẫn rất mơ hồ thủy trình đâu đó bên kia những vùng xanh lá. Loay hoay day trở, thỉnh thoảng chân vịt sủi lên những vệt bùn cảnh báo. Rồi cũng đến Cồn Chim, khu rừng sinh thái ngập mặn phía bắc đầm, nơi bảo tồn và trồng mới rừng, bảo tồn cỏ biển, sân chim, các loài động thực vật đặc chủng… Đã có những dự án được sự quan tâm các nhà khoa học trong nước, quốc tế. Đã có những can dự tích cực của con người về quản lý, về ý thức cộng đồng, những hài hòa quyền lợi cư dân nơi đây. Có xóm mới trù phú hơn 1.200 dân trong cồn ngập mặn. Trong nhập nhoạng chiều, các loài chim tụ về mang vẻ đẹp có chút huyền hoặc, rụt rè niềm tin pha lẫn cảnh giác. Bầu trời của những cánh chim là bầu trời yên bình. Cho chính con người. Đó là từ cách sống hòa hợp với tự nhiên, một lựa chọn mang lại lợi ích bền vững, lâu dài. Tuổi nhỏ của ai cũng từng

nhìn ngắm các bức tranh minh họa “xứ thần tiên”, nơi cỏ cây, muông thú và con người chung sống ngập tràn yêu thương. Liệu rồi trong dài lâu, đàn chim trời nơi Cồn Chim còn tin cậy con người mỗi chiều về trú ngụ? 500 ha Cồn Chim sẽ lớn dần thêm từ phù sa sông Côn, con sông chảy qua suốt trầm tích văn hóa lịch sử Bình Định ngàn năm, tụ lại từng mảng rừng ngập mặn trồng mới; con người và sinh cảnh, chim cá nơi đây hòa cư thành môi trường lý tưởng của cái đẹp và lòng nhân ái; một “Xứ Thần Tiên” thật cách đô thị Quy Nhơn mươi phút du thuyền chăng? Tôm cá tự nhiên giờ đã cạn kiệt. Ban ngày, chiếc ca nô chúng tôi rẽ sóng chỉ làm giật mình bầy cá đối nhép, nhảy trắng lóa trên mặt nước. Ngư dân làng chài Bình Thái kể rằng, trước đây, một ngày, nhà ghe đánh bắt trên đầm thu hoạch được năm - bảy trăm ngàn, nay chỉ còn vài trăm, chưa kể chi phí. Hàng chục năm qua, nạn đánh bắt xung điện đã tận diệt nguồn lợi này. Báo chí cũng lên tiếng nhiều lần; cơ quan quản lý cũng có lệnh cấm. Nhưng con người trộm lén làm đêm: vòng về chúng tôi gặp rất nhiều ghe tắt

Mộc góc đầm Thị Nại. ẢNH: LÊ THANH HẢI

Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại ẢNH: DŨNG NHÂN

đèn âm thầm khai thác. Chiếc ca nô du lịch thỉnh thoảng phải né mấy tín hiệu ghe xiết máy xung điện. Một thiên nhiên rộng lượng và hào phóng, một nguồn lợi bao đời đã và đang bị truy sát! Năm trời “hàn cửa” Cách Thử, Quy Nhơn chỉ là một làng chài, một đồn lính, đồn canh thu thuế. Ba thế kỷ biến cải quanh đầm Thị Nại, đã có một đô thị Nước Mặn rơi vào quên lãng và xuất hiện một Quy Nhơn trẻ trung, đầy sức sống. Số phận một thành phố gắn với dòng sông chảy qua nó. Như sông Seine ở Paris, sông Thames ở London, sông Hoàng Phố ở Thượng Hải… Một Angkor rực rỡ đã suy tàn vì sông đổi dòng. Phố Hiến, Hội An cũng mất hẳn ưu thế khi sông thay đổi dòng chảy. Ứng xử “phải đạo” với đầm Thị Nại là hướng tới phát triển bền vững một Quy Nhơn tương lai. Trăng rằm đã lên cao, lạc lõng. Thì đúng. Cái bảng lảng sương khói, tơ tưởng mơ mòng của thời Hàn thi sĩ Chơi trăng trên đầm Thị Nại đã xa tít vào văn chương lãng mạn, siêu thực một thời. Vẫn trăng, vẫn nước với thuyền nhưng cái đẹp bây giờ khác… Một ngày trên đầm Thị Nại mang lại cho chúng tôi nhiều xúc cảm. Niềm cảm khái về vật đổi sao dời; về lẽ hưng phế, thành bại các vương triều; về con người và thời cuộc. Thán phục và tự hào một thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ vĩ. Với niềm hy vọng và những âu lo. Mặt đầm Thị Nại vẫn mênh mang, vẫn đầy sức sống rừng ngập mặn và Cồn Chim, vẫn dồi dào năng lượng các bến cảng. Nhưng ẩn giấu dưới mặt nước không còn xanh trong là cuộc vận hành bồi lấp, lặng lẽ và mệt mỏi một bà mẹ cạn kiệt nguồn sữa, một cảnh báo nhỡn tiền. Con người đã thực sự đối diện với nỗi niềm Thị Nại chưa? Để ứng xử biết điều trong ân hưởng, và nghĩ cách thương lượng với Thị Nại. Bằng nỗ lực, bằng thiện chí của mình. Trước khi quá muộn!t


Đặc san 21-6-2022 |

41

Tuy Hòa sẵn sàng bứt phá, hướng đến đô thị xanh và hiện đại CAO ĐÌNH HUY (Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa)

Trước những tiềm năng và cơ sở hạ tầng sẵn có,TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đang sẵn sàng bứt phá trong giai đoạn phát triển mới, hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại I trực rực thuộc tỉnh vào o năm 2025. Trong đó, thành phố chú trọng công tác quy hoạch kiến trúc, xem đây là kim chỉ nam để thúc đẩy phát triển kinh tế hạ tầng đô thị trong tương g lai. TUY HÒA ĐANG BỪNG SÁNG TP.Tuy Hòa luôn đặt mục tiêu trở thành đô thị năng động, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Trong bối cảnh mới, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, huy động tốt các nguồn lực để đầu tư phát triển. Đặc biệt kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, tôn trọng các giá trị tự nhiên. Thời gian qua, địa phương đã tập trung đôn đốc, rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý quy hoạch đô thị; kiện toàn Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố. Nhìn một cách tổng quan, đô thị Tuy Hòa hội tụ đủ các yếu tố để phát triển mọi mặt khi có hệ thống giao thông tương đối đầy đủ với các tuyến quốc lộ 1, 25; đường sắt Bắc - Nam, Cảng hàng không Tuy Hòa... Tuy Hòa cũng là một trong những đô thị có hệ thống đường nội thị khá đẹp, được quy hoạch kiểu bàn cờ thông thoáng. Trên cơ sở các tuyến đường sẵn có, TP.Tuy Hòa không ngừng mở rộng, xây dựng mới các trục đường quan trọng, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, góp phần mở rộng không gian đô thị như Trần Phú, Nguyễn Trãi nối dài… Trong thời gian tới, tuyến đường cao tốc Chí Thạnh - Vân

Cầu Hùng Vương nối liền Trung tâm TP.Tuy Hòa với Khu đô thị Nam Tuy Hòa ẢNH: ĐỨC HUY Ông Cao C Đình Huy Ông Phong đoạn qua thành phố sẽ được triển khai thi công xây dựng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, tỉnh Phú Yên tập trung xây dựng nhiều công trình lớn về hạ tầng đô thị và hệ thống các không gian công cộng có quy mô lớn trên TP.Tuy Hòa. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư mở rộng, nâng cấp, nối dài các trục phố chính đô thị như đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường số 14, nâng cấp mở rộng đường Độc Lập - Lê Duẩn... Những dự án này góp phần cải thiện diện mạo đô thị Tuy Hòa, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố nói riêng và tỉnh nói chung. Song song với đó, hàng loạt công viên, hệ thống cây xanh được đầu tư bài bản không chỉ tạo sự khang trang cho đô thị mà còn khẳng định định hướng phát triển Tuy Hòa trở thành đô thị xanh bền vững trong tương lai. Trong thời gian tới, UBND TP.Tuy Hòa sẽ tiếp tục triển khai một số dự án công viên cây xanh khác. KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG Mặc dù tập trung đầu tư cho việc hình thành các khu trung tâm thương mại, chung cư, khu nghỉ dưỡng cao cấp… nhưng TP.Tuy Hòa vẫn dành nhiều khoảng không gian xanh cho cộng đồng. Đây chính là nét khác biệt của Tuy Hòa so với các đô thị khác trên cả nước khi đã kết hợp hài hòa các mục tiêu tăng trưởng bền vững,

Hồ điều hòa Hồ Sơn, điểm check-in nổi tiếng ở Phú Yên tuyệt đối không đánh đổi yếu tố môi trường và an sinh xã hội để phát triển kinh tế. Định hướng phát triển trong tương lai của TP.Tuy Hòa sẽ dựa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của đô thị biển, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Với những thế mạnh của địa phương và nắm bắt xu hướng của nhà đầu tư, TP.Tuy Hòa kêu gọi mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, đặc biệt là các dịch vụ có giá trị sinh lợi cao như tài chính, ngân hàng và trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị cao cấp… PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nhằm định hướng phát triển đô thị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Nghị quyết và Thành ủy Tuy Hòa đã ban hành Chương trình hành động về việc lãnh đạo xây dựng, nâng cấp TP.Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị

loại I trực thuộc tỉnh Phú Yên vào năm 2025. Hiện nay, UBND thành phố đang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về việc lãnh đạo xây dựng, nâng cấp TP.Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Yên vào năm 2025. Theo đó, TP.Tuy Hòa sẽ trở thành đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, là đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Tạo lập môi trường và xã hội an toàn, lành mạnh cho cộng đồng. Phấn đấu trở thành một trong những đô thị sạch nhất trong khu vực và cả nước. Xây dựng Tuy Hòa thành đô thị văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng trong chuỗi đô thị ven biển miền Trung, là một trong những đầu mối giao thông, trung tâm đào tạo, du lịch, công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên t


42

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Nhóm Phủ xanh Măng Đen đã trồng được khoảng hơn 20.000 cây rừng

Phu xanh Măng Đen ĐỨC NHẬT

Từ ý tưởng của hai người yêu thiên nhiên, nhóm Phủ xanh Măng Đen ra đời với mục đích chung tay phủ xanh những cánh rừng đã mất, bảo vệ môi trường. BỎ PHỐ VỀ RỪNG Căn nhà vách gỗ trông rất bình yên, thơ mộng của chị Trương Hải Yến (38 tuổi) nằm trên một triền đồi ở xã Măng Cành, H.Kon Plông (Kon Tum). Tốt nghiệp một trường đại học ở TP.HCM, chị Yến đến làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu khá lớn. Ở đây, chị đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm kinh doanh và marketing. “Tôi vốn là người có khuynh hướng sống gần

gũi thiên nhiên và muốn làm công việc về lĩnh vực môi trường. Tôi có ý định bỏ phố về rừng từ trước đó nhưng đến năm 2018 mới mạnh dạn viết đơn xin nghỉ việc”, chị kể. Rời xa TP.HCM nhộn nhịp, chị Yến xin về làm việc tại một trung tâm chuyên bảo tồn thiên nhiên hoang dã ở rừng Cúc Phương (Ninh Bình) để tìm một khoảng lặng cho riêng mình. Thế nhưng sau 2 năm làm việc ở đây, công việc mới cũng vẫn không tránh khỏi những áp lực, nên chị muốn tìm một vùng đất mới để sống tối giản, sống cùng thiên nhiên. Năm 2021, được một người bạn giới thiệu, chị Yến lên Măng Đen (H.Kon Plông) rồi gắn bó với vùng đất này. Cũng như chị Yến,

a ù m o a i G M

àu vàng mơ trên đôi cánh mỏng NGÔ THANH VÂN manh chập chờn độ o và m nă lung linh tỏa đi muôn Cứ mỗi eiku hướng khiến cho các cung Pl i nú ố ph , ùa m giao ng đến đường trở nên mềm mại lại trở nên sinh độ ng ngỡ ngàng. Khắp ha g đến nao lòng. Có lẽ điều này đã trở thành một điểm cùng ngõ hẻm, đườn h àn nhấn neo giữ tâm hồn của th i nhỏ đường to, nộ g những người con phố núi ơn nư ngoại ô, núi đồi n và của cả khách lãng du rờ rẫy bỗng rập àn đã từng đặt chân thưởng ngập tràn muôn ng . ngoạn cảnh sắc nơi này. ớm bư nh cá

anh Nguyễn Văn Quyết (32 tuổi, quê Nam Định) tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán và có công việc ổn định tại TP.HCM, nhưng anh quyết định bỏ việc để tìm về với thiên nhiên. Anh Quyết chia sẻ mình yêu rừng và muốn bắt tay làm điều gì đó thực tế dù là nhỏ bé cho thiên nhiên. Tháng 5.2021, anh Quyết đặt chân đến Măng Đen. Tại đây tình cờ anh gặp chị Yến. Cùng chung ý tưởng, họ kết hợp lại để cùng nhau thực hiện những dự án cải thiện môi trường. Cả hai liên hệ với chủ một ngôi nhà bỏ hoang để dựng lên một vườn ươm cây giống và bắt đầu ý tưởng lớn của mình. ĐỂ MĂNG ĐEN THÊM XANH “Lần đầu đặt chân đến

Khoảng thời gian này, đất trời Pleiku cứ như nàng thiếu nữ đỏng đảnh lúc nắng lúc mưa khó mà kiểm soát. Khoảnh khắc giao mùa thường chùng chình bởi những đổi thay của cảnh sắc thiên nhiên dễ khiến cho người ta có cảm giác ngỡ ngàng. Ai đó giàu cảm xúc thường chọn cho mình những buổi chiều lặng ngắm hoàng hôn đỏ ối rỡ ràng trên cánh đồng quạt gió giữa triền thông ngăn ngắt rì rào. Người thể trạng yếu thường chuẩn bị chu đáo cho mình thêm áo thêm khăn và không quên mang theo bên mình áo mưa hoặc ô che để tránh những cơn mưa bất chợt đầu mùa. Những cơn mưa vội đến vội đi nhưng cũng đủ làm

Nhóm cũng tham gia trồng rau tại các trường học để phục vụ học sinh học bán trú

đây, tôi chứng kiến những vạt rừng bị chặt phá, những quả đồi bị cạo trọc. Rừng đổ đến đâu, người dân đốt rừng đến đấy. Có những cây gỗ hàng chục năm tuổi cũng bị chặt phá không thương tiếc. Nhìn những thân cây lớn bị đốt trụi, tôi buồn và tiếc lắm”, anh Quyết nhớ lại. Ám ảnh bởi những cánh rừng bị tàn phá, anh Quyết bàn với chị Yến tìm cách vá lại những cánh rừng đã đổ xuống. Nghĩ là làm, cả 2 liền lên kế hoạch trồng hàng triệu cây xanh cho cái mảnh đất xa lạ này. Theo kế hoạch, anh Quyết, chị Yến sẽ kêu gọi những tình nguyện viên cùng chung chí hướng tham gia các hoạt động về trồng rừng. Cả đội sẽ cùng hỗ trợ, giúp những người

đã có đất, có vốn, có giống cây… thực hiện trồng rừng đúng cách để đảm bảo tỷ lệ sống cao; giúp những người có đất nhưng không có chi phí, nhân lực thực hiện trồng rừng. Nhận thấy để thực hiện dự án cần có nguồn nhân lực lớn, anh Quyết, chị Yến đã thành lập nhóm Phủ xanh Măng Đen trên mạng xã hội. Chỉ sau một thời gian, nhóm đã kêu gọi được hàng chục thành viên tham gia. Để hoạt động hiệu quả, nhóm thường xuyên tổ chức các buổi offline để trồng rừng. Không chỉ vậy, cả nhóm còn tổ chức các buổi hoạt động từ thiện kết hợp cùng tuyên truyền bà con tham gia giữ rừng, trồng rừng. Trước những hành động thiết thực, ý nghĩa, nhóm ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên. Đến thời điểm hiện tại, chị Yến cho biết, đã có hơn 20 tình nguyện viên đăng ký tham gia trồng rừng. Dự án Phủ xanh Măng Đen hoạt động với những mục tiêu chính:

cho đường sá loang loáng nước. Cỏ cây được tắm mát lại hớn hở tung tăng đùa theo ánh nắng cuối chiều lấp lánh. Sự gột rửa này khiến cho cây lá như vừa trải qua một bữa tiệc thanh đạm của đất trời. Tôi thật sự thấy thú vị ở khoảng khắc giao mùa của đất trời Tây nguyên. Nếu màu vàng mơ phai rung rinh lung linh khắp muôn nơi đánh thức niềm vui thị giác, thì âm thanh của những tiếng ve ngân lại khơi gợi sự sinh động của cuộc sống. Quả thật âm thanh réo rắt ấy đâu đó cũng làm cho vài người khó chịu giữa trưa hè oi ả. Nhưng lẳng lặng mà nghe bản hợp ca mùa hạ trong tiết trời chuyển mùa khiến

cho chúng ta ý thức đến sự tận hiến đến kiệt cùng. Đêm trăng mùa hè rười rượi, ngả lưng xuống thảm lá thông khô êm ái, ngửa mặt nhìn lên thăm thẳm bầu trời với hàng ngàn ngôi sao lung linh nhấp nháy huyền ảo đến vô cùng. Nhìn trăng trôi trên sông trời mà cảm nhận đủ đầy sự bình yên tuyệt diệu. Hẳn sẽ là điều thú vị cho bất cứ người nào chọn điểm dừng chân để căng lều trại trong âm u rừng già nơi dòng thác ngày đêm tung bọt trắng xóa. Chung trà nóng tỏa hương thơm lựng trước khung cảnh vừa hùng vĩ lại rất bình yên nên thơ, lãng mạn của núi rừng sẽ là dấu ấn chẳng thể phai mờ. Để có được cảm giác


Đặc san 21-6-2022 |

Truyền thông những hành động bảo vệ môi trường; gây quỹ xã hội hóa vào việc trồng rừng; tổ chức các hoạt động tặng giống, trồng rừng… Để nhiều người biết đến và tin tưởng, nhóm đã kết nối với chính quyền địa phương để góp sức cùng chính quyền trong kế hoạch tăng mật độ phủ xanh rừng. Đồng thời, nhóm cũng kết nối với các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm là cá nhân yêu rừng và mong muốn Măng Đen xanh hơn ủng hộ vào Quỹ phủ xanh để có nguồn mua cây giống và vận hành các hoạt động khác cho mục đích phủ xanh. Việc làm của chị Yến, anh Quyết nhanh chóng được nhiều người biết đến. Sau nhiều tháng hoạt động, đến nay dự án đã trao tặng và trồng hơn 20.000 cây rừng trên địa bàn H.Kon Plông. KHÔNG CHỈ LÀ TRỒNG RỪNG Bên cạnh việc phủ

xanh đất trống, đồi trọc vào chủ nhật, anh Quyết, chị Yến cùng nhiều thành viên trong nhóm còn tổ chức các hoạt động nhặt rác, bảo vệ môi trường, trồng rau tại các trường học bán trú, tái chế rác thải thành đồ dùng phục vụ sinh hoạt… Để ươm mầm tinh thần trồng cây gây rừng, nhóm Phủ xanh Măng Đen còn liên hệ với các trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Nhóm sẽ hỗ trợ cây giống, phân bón để cùng các em học sinh trồng rừng ngay trong khuôn viên nhà trường. Thầy Hồ Quang Bình, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Cành, cho hay nhóm Phủ xanh Măng Đen đã có nhiều đóng góp cho nhà trường cũng như địa phương. Nhóm đã nhận nuôi 13 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường, cấp cây giống, phân bón giúp nhà trường trồng hơn 2 ha rừng trong khuôn viên trường. t

Ông Đào Duy Khánh, Bí thư Huyện ủy Kon Plông: Nhóm Phủ xanh Măng Đen đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương. Nhóm hoạt động có mục đích rất rõ ràng như kết nối cộng đồng bảo vệ rừng, hỗ trợ giống cây cho địa phương, góp nguồn nhân lực để trồng rừng… Huyện luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho những nhóm bạn trẻ có mục đích vì màu xanh Kon Plông. Mong rằng, hành động của các bạn sẽ lan tỏa đến nhiều người, giúp Măng Đen trở thành điểm đến hấp dẫn, không rác thải.

nhìn ngắm ánh mặt trời đầu tiên ở những ngọn núi cao vời vợi, thỏa mãn cảm giác vượt qua chính mình là một thử thách đòi hỏi về sự dẻo dai khỏe mạnh của cơ thể và ý chí của bản thân. Khí hậu Tây nguyên dường như biết chiều lòng người nên đã là cầu nối để cho những tâm hồn thích khám phá, chinh phục thiên nhiên được thỏa chí tang bồng mây núi. Khoảnh khắc giao mùa không kéo dài mà đủng đỉnh đến và nhẹ nhàng rời đi trong vài tuần để hòa chung quy luật của thiên nhiên. Cảnh sắc chỉ là những sự biến đổi cho phù hợp với dòng chảy tuần hoàn. Đôi lúc, cảnh sắc còn là cái nhìn qua những lăng kính với nhiều

gam màu trong đôi mắt con người. Nhưng có lẽ, những người cảm nhận vẻ đẹp của đất trời qua những biến chuyển của mùa là những người có tâm hồn đa mang nhạy cảm. Khi tôi ngồi vẩn vơ gõ những dòng này, thì ngoài kia từng đàn bướm vàng mơ vẫn đang miệt mài hồn nhiên bay lượn trên những thảm xuyến chi mỏng manh cánh trắng. Và không gian chìm ngập âm thanh của tiếng ve đang rộn rã gọi hè. Có lẽ vì sự cộng hưởng này làm cho lòng người rộn ràng những niềm vui bé mọn mà thiên nhiên và đất trời ban tặng. Chỉ thế thôi, mà khoảnh khắc giao mùa cứ làm cho hồn mình xao xuyến, bâng khuâng… t

Ngơ ngác

thanhnien.vn

43

VĂN CÔNG HÙNG Khi tôi lên Tây nguyên nhận công tác, hồi ấy còn là quyết định “phân công công tác” chứ không phải đi xin việc như bây giờ, năm 1981 ấy,Tây nguyên vẫn còn... rừng.

T

ôi nhớ sau hôm ra mắt cơ quan, ông Phó phòng Văn nghệ ,Ty Văn hóa Thông tin Gia Lai Kon Tum kêu tôi lên “huấn thị” nhiều điều, trong đó dặn rất kỹ: Buổi chiều không được đi quá 5 cây số ra hướng Biển Hồ. Phía ấy còn rừng và Fulro ẩn trong ấy hoạt động. Rồi tôi đã có những chuyến đi công tác dài ngày, xuống làng, trong rợn ngợp và âm u rừng. Những ngôi làng Tây nguyên nhỏ bé ẩn trong rừng, được rừng vây bọc, che chở. Những người dân Tây nguyên từ bao đời đã chung sống hòa thuận với rừng. Sống chan hòa nương tựa nhau trong một chỉnh thể làng rừng. Thường một ngôi làng ngày ấy là: một bãi đất trống, có thể là lưng chừng núi hay ven một con suối, vài chục nóc nhà sàn. Và họ có bộ luật tục rất nghiêm khắc để dân làng tự giác thực hiện. Trong bộ luật tục ấy, nhiều đoạn nói về rừng. Về sự con người phải bảo vệ rừng, sống khoan hòa nhân ái với rừng, xin hoặc vay của rừng cái gì thì đều phải trả... Làng cũng vậy. Nói người Tây nguyên du canh du cư nhưng không có nghĩa là thích là họ chuyển, chuyển vô nguyên cớ. Đa phần là do hỏa hoạn, dịch bệnh, hoặc cùng lắm là những... giấc mơ. Tóm lại là bất đắc dĩ họ mới dời làng. Và diện tích cái làng của người Tây nguyên cũng rất nhỏ. Họ kiếm những nơi đất trống để dựng làng mới chứ ít khi đốn hạ cả khoảnh rừng già. Kinh nghiệm đi xuống làng Tây nguyên của những anh cán bộ trẻ ở thành phố, vừa rời ghế trường đại học như tôi, khi di chuyển từ làng này sang làng khác, có khi cả nửa ngày trong rừng không bóng người, cứ thấy có... phân bò là sắp tới làng. Rồi sẽ gặp một cái cổng bằng mấy thanh tre hoặc cành cây rất đơn sơ giữa đường mòn. Làng rồi đấy. Cái cổng để ngăn trâu bò không vào làng. Vào đấy, ta yên tâm hẳn, có làng chở che.

Giờ xuống làng, tôi lái ô tô vào tận gầm sàn nhà rông. Tất nhiên đấy là sự thay đổi, là sự phát triển, là sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị để nâng cao đời sống của nhân dân, để thực hiện các nghị quyết, chủ trương nhằm làm cho dân giàu nước mạnh... Nhưng có vẻ như, chúng ta phát triển hơi nóng, hơi quá, hơi bằng mọi giá... Thì như năm nào, vụ 50.000 ha rừng nghèo được “chuyển đổi” để trồng cao su. Và hệ quả của nó thì giờ chúng ta đã biết, một loạt cán bộ bị kỷ luật, rừng mất, mất đau đớn dù người ta đã cố tình hiểu sai, hiểu chệch cái từ rừng nghèo tức là rừng chả có tác dụng gì, trong khi cao su trồng vào đấy, nó cũng là... rừng, mà lại làm ra tiền. Tôi đồ chừng là họ cố tình hiểu sai cái quan niệm rừng nghèo để có cớ mà phá. Chứ rừng có bao giờ nghèo đâu. Đến những cây sú cây vẹt cây bần cây đước mọc vu vơ ở đầm lầy thế mà cũng đầy công dụng, huống gì những khu rừng khộp miên man tôi đã từng đi lạc, nó không thiếu thứ gì để bị coi là không phải rừng, kể cả những cây gỗ dầu, cây le, cỏ lau trong ấy. Rừng không chỉ có gỗ, mà nó gồm cả một hệ thống các loại động thực vật dằng dịt, nương tựa nhau, hỗ trợ nhau, đối nghịch nhau, tranh giành nhau... mà sống và cùng sống. Và con người, cũng hàng vạn năm có hơn, cũng hài hòa với rừng như thế. Hàng vạn năm rừng biếc xanh, rừng thăm thẳm, rừng bạt ngàn, rừng tầng tầng lớp lớp... thế mà chỉ mấy chục năm qua, chúng ta đã biến rừng thành những quả đồi trọc lốc, thành những thảm cao su, tiêu, cà phê... mà ta cũng gọi là... rừng… Rừng bị phá nó không chỉ là rừng bị phá, mà nó làm đảo lộn toàn bộ đời sống văn hóa truyền thống của người Tây nguyên. Những người coi

Voọc chà vá chân xám, loài linh trưởng đặc hữu ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

ẢNH: MINH TÂN

rừng là một phần cuộc đời mình, gắn bó với mình như con người với ngôi nhà, hôm nay coi rừng như một đối tượng để kiếm tiền, nó khiến cho xã hội chuyển dịch rất lớn, phá tan giềng mối, phá tan kết cấu buôn làng, từ đấy làm hỏng các mối quan hệ tốt đẹp từ ngàn đời... Không gian làng rừng giờ đã mất đi vế thứ 2. Lại thêm cách hiểu và áp dụng máy móc về “nông thôn mới” khiến các làng Tây nguyên giờ cứ ngơ ngác trước nắng, gió và bụi. Một anh bạn là kỹ sư lâm nghiệp giải thích cho tôi: đất Tây nguyên ở vùng gọi là rừng nghèo ấy, hàng trăm ngàn héc ta, phía dưới chủ yếu là đá, chả rừng nào sống được, trừ rừng... khộp. Rằng phải có nó để giữ đất, giữ nước cho Tây nguyên và cả đồng bằng ven biển. Nó như cái thùng “tô nô” khổng lồ chứa nước mùa khô và giữ nước mùa mưa. Chưa hết, nhìn thế chứ nó hết sức đa dạng sinh học. Rằng các loại thú quý như mang, hoẵng, hổ, bò tót, rùa, thỏ... chỉ sống ở rừng bị coi là nghèo này, lấy rừng khộp làm nơi kiếm ăn và sinh sản. Thì rồi cũng sẽ phải quen thôi. Người Tây nguyên bản địa sẽ phải quen với phố với làng không còn rừng. Nhưng cái vốn văn hóa hàng ngàn, không, hàng vạn năm của họ, đúc kết từ cuộc sống với rừng, tạo nên một văn hóa rừng, lấy rừng làm trung tâm, sẽ như thế nào nhỉ? Năm ngoái tôi làm bài thơ có tên là “Ngơ ngác Tây Nguyên” in trên một tờ tạp chí, giờ xin lấy làm tên bài báo này, có mấy câu: “những vệt dao chém những cánh rừng khô/ những đôi mắt buồn những ngày u lặng/ con sói tru đêm con nai lẻ bạn/ vệt khói mờ trên đỉnh Konkakinh...”. t


44

| Đặc san 21-6-2022

thanhnien.vn

Món quà

Sau khi Tuấn qua đời, gia đình 2 người được nhận giác mạc đã đến Phú Yên thắp hương tri ân Tuấn và kết tình anh em với gia đình Tuấn ẢNH: YÊN LAN

Bác sĩ đến từ Trung tâm Mắt - Bệnh viện T.Ư Huế tiến hành lấy giác mạc của Tuấn hiến tặng

mang ánh sáng của Tuấn ĐỨC HUY - YÊN LAN

T

uấn nói: “Em Hải An nhỏ vậy mà biết nghĩ cho người khác. Con lớn rồi nhưng không thể làm được gì. Con muốn để lại cho đời cái gì đó trên thân thể con, để con thấy con đến cuộc đời này còn có ích”.

MÓN QUÀ CỦA TUẤN Tôi nhớ mãi buổi sáng tháng 5 cách đây hơn 2 năm. Hôm đó, trời vừa hửng sáng, chị Sương mẹ Tuấn - gọi điện cho tôi: “Cháu đi rồi. Bác sĩ đang trên đường từ Huế vô”. Tôi đứng lặng nhìn ngày dần rạng ngoài cửa sổ. Biết là thời khắc này rồi sẽ đến. Biết là nên mừng khi Tuấn chấm dứt những đau đớn vì bệnh tật. Và càng mừng khi hai người mù có cơ hội nhìn thấy ánh sáng nhờ món quà vô giá mà Tuấn để lại. Vậy mà lòng vẫn trĩu xuống, rưng rưng… Tuấn ra đi trong một ngày rực rỡ. Rực rỡ như tâm hồn em. Rực rỡ như món quà ánh sáng mà Tuấn dành cho người còn sống, dành cho cuộc đời. Tại Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Phú Yên, Tuấn nằm như đang ngủ, miếng gạc mỏng ôm nhẹ bờ mắt. Chàng trai 22 tuổi tạm biệt cuộc đời. 22 tuổi nhưng gương mặt như trẻ thơ, còn chân tay thì teo tóp, co rút. Bên trong lồng ngực của người thanh niên bệnh tật ấy, trái tim rộng lớn biết bao! “Cháu ra đi rất nhẹ nhàng, khoảng 4 giờ sáng. Bệnh viện đã gọi điện báo, họ đang trên đường vô”, chị Sương kể. Nước mắt hình như đã cạn. “Họ” là các bác sĩ từ Trung tâm Mắt, BV T.Ư Huế. Được sự điều động của Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, họ tức tốc lên đường vào Phú Yên để lấy giác mạc mà Tuấn hiến tặng. Theo BS Châu Khắc Toàn,

Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BVĐK Phú Yên, ngoài bệnh chính là loạn dưỡng cơ, Tuấn còn bị viêm phổi, cơ thể suy kiệt dần. Khoảng 13 giờ 30, các bác sĩ từ Trung tâm Mắt, BV T.Ư Huế đến nơi. Họ nhanh chóng chuẩn bị, nhẹ nhàng và thận trọng thực hiện các thao tác để nhận món quà của Tuấn. Quá trình lấy giác mạc được các bác sĩ thực hiện trong vòng 30 phút và không làm thay đổi hình dạng đôi mắt Tuấn. Theo BS Bùi Văn Lưu (Trung tâm Mắt, BV T.Ư Huế), giác mạc sau khi lấy được giữ trong dung dịch bảo quản, thời gian bảo quản khoảng 2 tuần. Giác mạc được gửi ra ngân hàng mắt để đánh giá các thông số: chất lượng giác mạc, mật độ tế bào nội mô…; ngoài ra còn làm xét nghiệm công thức máu của người hiến tặng để loại trừ các bệnh lý trước khi quyết định ghép cho bệnh nhân. MẸ CÙNG CON HIẾN TẠNG Ngày trước, chị Võ Thị Sương (49 tuổi, làm việc tại Trường mầm non Sen Vàng ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên) từng rất hạnh phúc khi có hai đứa con khỏe mạnh, đáng yêu, và còn nguyên một mái gia đình. Nhưng rồi bất hạnh bỗng từ đâu ập đến. Khi con trai Nguyễn Võ Anh Tuấn (sinh năm 1998) học lớp 2, chị nhận thấy hai chân thằng bé dường như yếu dần, đi một lúc là Tuấn phải ngồi xuống nghỉ vì mỏi và đau. Lo lắng, chị đưa con đến BVĐK Phú Yên khám. Từ đây, hành trình chống chọi với bệnh tật của Tuấn bắt đầu. Vợ chồng chị Sương đã đưa con đến các BV gần xa; chẩn đoán đều giống nhau: Tuấn mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchenne - bệnh lý thần kinh cơ di truyền, chủ yếu xảy ra ở bé trai. Căn bệnh bẩm sinh này sẽ tiến triển nặng

dần theo thời gian, đến một lúc nào đó, cơ trơn và cơ tim cũng bị ảnh hưởng, đứa trẻ sẽ không đi lại được. Bệnh nhân thường chết vì suy hô hấp hoặc bệnh lý cơ tim trong độ tuổi 15-25. Gom góp, vét mót, vay mượn, vợ chồng chị Sương đưa con “gõ cửa” các BV ở TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội để kiên trì chạy chữa cho con. Nhưng không có phép màu nào đến với cậu bé bị loạn dưỡng cơ. Đôi chân Tuấn yếu dần, yếu dần. Đến năm 2009, Tuấn không thể đi lại được nữa. Từ đây, cuộc sống của em gắn chặt với chiếc giường. Thế giới của Tuấn là cha mẹ, là em gái, là cái tivi. Ai ngờ cũng trong năm đó, tai họa tiếp tục giáng xuống. Cha Tuấn bị đột quỵ, qua đời. Từ đó, gánh nặng gia đình oằn vai chị Sương. Chỗ trú ngụ duy nhất của ba mẹ con cũng đành phải bán. Trong mấy năm, chị Sương và hai con phải nhiều lần chuyển từ nhà trọ này sang nhà trọ khác vì người cho thuê sợ Tuấn sẽ chết trong căn nhà của họ. Ngày nọ, chị Sương nghe con trai thủ thỉ: “Mẹ ơi, con xem tivi, thấy có những mảnh đời bất hạnh. Và con thấy bé Hải An, dù mới 7 tuổi, trước khi mất đã cho đi một phần cơ thể để cứu những người mắc bệnh nan y. Mẹ cho phép con làm điều đó nghen mẹ”. Chị Sương quá đỗi kinh ngạc. Tuấn tiếp lời: “Đời người ai mà không ra đi, có điều sớm hay muộn thôi. Chết rồi mang theo cũng đâu còn ý nghĩa gì, nhưng nếu mình cho đi thì sẽ cứu được người khác”. Người mẹ lặng đi, không ngờ đứa con chịu quá nhiều thiệt thòi của mình lại sâu sắc như vậy. Suy nghĩ, và rồi chị Sương quyết định đồng hành với con trai mình. Tháng 4.2018, hai mẹ con chị Sương cùng cầm trên tay “Thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng”.

BS Phạm Hiếu Vinh, nguyên Giám đốc BVĐK Phú Yên: “Tuấn biết mình mắc bệnh loạn dưỡng cơ và mong muốn hiến tặng những bộ phận cơ thể có thể hiến tặng được để giúp cứu chữa cho người khác. Đó là nghĩa cử rất cao đẹp, rất đáng quý”. Tối 19.2.2020, khi bệnh của Tuấn trở nặng, người mẹ đưa con nhập viện và xuất trình tấm thẻ đặc biệt đó. Rạng sáng 18.5.2020, Tuấn trút hơi thở cuối cùng. CHO ĐI LÀ CÒN MÃI Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) đưa ra những con số biết nói: Tại Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm, nhưng số người hiến tạng khi chết não (mất không thể phục hồi tất cả chức năng của não, bao gồm cả thân não) hết sức ít ỏi: chỉ khoảng 10 người. Vẫn còn rất nhiều người sợ hiến tạng bởi quan niệm khi chết đi phải vẹn toàn cơ thể. Họ không biết rằng cả nước có hàng nghìn người mắc các bệnh hiểm nghèo đang chờ ghép tạng để được sống. Sẽ ý nghĩa, cao đẹp biết bao nếu dành cho người khác một phần cơ thể mình sau khi trái tim đã ngừng đập, não đã chết, và sẽ trở về với cát bụi. Cho đi để cứu được những sinh mệnh khác, những cuộc đời khác. Cho đi là còn mãi. Người hiến tạng ra đi nhưng trái tim họ vẫn đập; gan, thận, phổi... vẫn hoạt động trong cơ thể của những người khác - đã được hồi sinh từ lòng tốt, từ tình yêu thương; giác mạc của người hiến tặng vẫn ngày ngày “đón” ánh sáng đi qua, giúp người được ghép thoát khỏi cảnh mù lòa. 49 ngày sau khi Tuấn qua đời, gia đình hai người được ghép giác mạc do Tuấn hiến tặng đã vượt đường xa đến Phú Yên, thắp hương tri ân Tuấn và kết tình anh em với gia đình Tuấn. Một người đến từ xã Hải Hưng (H.Hải Lăng, Quảng Trị), một người đến từ xã Kỳ Tân (H.Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Họ xúc động nói: “Chúng tôi vào Phú Yên, cảm ơn tấm lòng của Tuấn và gia đình. Chúng tôi cũng cảm ơn các bác sĩ đã ghép giác mạc thành công cho chúng tôi. Không có gì quý bằng món quà mà Tuấn trao lại cho chúng tôi”.t


Đặc san 21-6-2022 |

45

C h e ck - i n

Tea Resort Bobla cùng Top 41 thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022

Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 có những trải nghiệm “không thể thiếu nhau” đáng nhớ tại Tea Resort Bobla

HÙNG VĂN Vừa qua, Top 41 thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã có dịp thư giãn, nạp năng lượng, khơi nguồn cảm hứng và có những trải nghiệm “không thể thiếu nhau” đáng nhớ tại Tea Resort Bobla. Tea Bobla được mệnh danh là nàng thơ giữa đại ngàn. Đây là thác nước hùng vĩ bậc nhất Tây nguyên, có độ cao hơn 40 m, rộng hơn 20 m. Đến với Tea Resort Bobla, du khách sẽ có những trải nghiệm đậm chất bản sắc văn hóa Tây nguyên đặc trưng vùng đất Lâm Đồng:

Một điểm check-in không thể bỏ qua ở Tea Resort Bobla Khu Tea & Coffee ở Tea Resort Bobla

Khám phá cảnh quan thiên nhiên đặc sắc: Với đồi núi trập trùng, cảnh sắc xanh mướt và lối kiến trúc hài hòa, chắc chắn mang đến cho du khách sự bất ngờ thích thú khi đến Tea Resort Bobla. Thưởng thức trà cà phê cao nguyên: Lắng nghe tiếng thác đổ, thưởng thức tách trà - cà phê hảo hạng của vùng đất cao nguyên Di Linh. Tham quan vườn chim quý hiếm lên đến hơn 50 loài, trong đó đặc biệt có những loài cực hiếm. Bạn có thể được ngắm nhìn và chụp hình cùng những giống chim đẹp lạ. Ẩm thực núi rừng Tây nguyên đặc sắc: Đến với Tea Resort Bobla, bạn sẽ được thưởng thức gà nướng cơm

lam, lá bép rau rừng, thịt nướng rượu cần,… trong không gian tràn ngập thanh - âm - sắc thiên nhiên. Giao lưu cồng chiêng Tây nguyên: Vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ, tết sẽ diễn ra tiết mục giao lưu cồng chiêng Tây nguyên ngay dưới chân thác. Những nghi thức thiêng liêng cổ xưa cầu vụ mùa no ấm được tái hiện một cách chân thực. Tea Resort Bobla là nơi khơi nguồn cảm hứng sau những chuỗi ngày bộn bề lo toan trong cuộc sống đầy hối hả. Yêu thiên nhiên, tìm đến những trải nghiệm văn hóa thú vị - Tea Resort Bobla chắc chắn là một địa điểm quý khách không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Nam Tây nguyên này. t

TEA RESORT BOBLA Địa chỉ: 208 Quốc lộ 20, Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam. Hotline: 0945391616 Website: https://teabobla.com/ Email: info_teabobla@doidep.com Fanpage: https://www.facebook.com/teabobla

Thác Bobla - một “dải lụa trắng” tuyệt đẹp giữa núi rừng Tây nguyên hùng vĩ. ẢNH: H.V


46

| Đặc san 21-6-2022

Trường Đại học Đà Lạt

“Vươn mình” bằng chất lượng đào tạo và năng lực khoa học công nghệ GIA BÌNH

Với những bước đi đúng đắn,Trường đại học Đà Lạt (Lâm Đồng) đang nỗ lực để vươn mình trở thành một trung tâm ưu tú trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trên bản đồ giáo dục đại học Việt Nam cũng như khu vực. CHÚ TRỌNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TS Lê Minh Chiến, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết Trường đại học (ĐH) Đà Lạt là một cơ sở giáo dục ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. Các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường rất đa dạng, thuộc các khối ngành: Sư phạm; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên và công nghệ; kinh tế và quản lý, trong đó có: 41 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy; 9 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 6 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn đào tạo theo các hình thức giáo dục thường xuyên rất phong phú, bao gồm vừa làm vừa học, văn bằng hai, liên thông, và các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn khác. Chương trình đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ theo chuẩn đầu ra quốc tế CDIO. Nội dung, phương pháp đào tạo tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, không chỉ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn chú trọng trau dồi các kỹ năng và thái độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thế giới việc làm trong kỷ nguyên số. Cũng theo TS Lê Minh Chiến, trong xu thế hội nhập quốc tế, Trường ĐH Đà Lạt luôn xem việc mở rộng đối tác và mạng lưới quan hệ đối ngoại là một trong các nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Trường hiện có quan hệ đối ngoại rộng khắp và đi vào chiều sâu với nhiều cơ sở giáo dục ĐH, viện nghiên cứu, tổ

Một góc phòng học đa phương tiện của Khoa Quốc tế học của trường ẢNH: THIỆN NHÂN chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế, trường đã tận dụng được các nguồn tài trợ để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm; mời các giáo sư, nhà khoa học quốc tế đến giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giảng viên của trường; tranh thủ các nguồn học bổng để cử giảng viên nhằm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cử sinh viên làm thực tập sinh khoa học để có cơ hội tiếp cận với môi trường học tập và nghiên cứu của các nước phát triển nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ và hội nhập quốc tế.

THỤ NHÂN - KHAI PHÓNG BẢN SẮC Trong giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, Trường ĐH Đà Lạt xác định sứ mệnh của mình là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, và chuyển giao công nghệ phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng cũng như các địa phương khác trong cả nước. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường ĐH Đà Lạt sẽ là trường ĐH được kiểm định theo các tiêu chuẩn của AUN-QA; và phát triển từ Trường ĐH Đà Lạt thành Đại học Đà Lạt với ít nhất 3 trường ĐH thành viên. “Trong quá trình chuyển mình để hội nhập quốc tế, tập thể viên

chức, người lao động và người học của trường nỗ lực gìn giữ và phát huy 3 giá trị cốt lõi “Thụ nhân - Khai phóng - Bản sắc”. Các giá trị cốt lõi này xác lập những nguyên tắc căn bản và quan trọng cho mọi quyết định và hoạt động của trường”, TS Lê Minh Chiến cho hay. Các chương trình giáo dục của trường hướng đến tinh thần “Thụ nhân” và mang đậm tính nhân bản bởi không chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức chuyên môn và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cho người học, mà còn đặt trọng tâm vào việc tăng cường sự thấu hiểu các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, và nuôi dưỡng nơi người học tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và lòng nhiệt thành phụng sự Thư viện Trường ĐH Đà Lạt


Đặc san 21-6-2022 | Tổ quốc. Trường dựa trên căn bản triết lý giáo dục “Khai phóng” nhằm đào tạo ra những con người có nền tảng kiến thức rộng, có tư duy phản biện, có kỹ năng nghề nghiệp linh hoạt, có khả năng sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội. Các chương trình nghiên cứu và giảng dạy của trường phản ánh và nuôi dưỡng các giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây nguyên nói riêng cũng như truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam nói chung. ĐỘI NGŨ ĐẠT CHUẨN, HẠ TẦNG HIỆN ĐẠI Trường ĐH Đà Lạt hiện có 450 viên chức và người lao động, trong đó có 317 giảng viên, với 15 PGSTS, 104 TS, 211 ThS. Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS đạt trên 37%, vượt mức trung bình chung của các trường ĐH trong cả nước. Thực hiện nhất quán chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên và nhà khoa học, nhà trường hiện có cơ cấu viên chức theo hướng chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ trên 70%. Trường thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn chức danh nghề nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ trong năm học 2020-2021, đã có thêm 16 nghiên cứu sinh tốt nghiệp trở về trường nhận công tác, trong đó có 14 TS từ các cơ sở giáo dục đại học uy tín ở nước ngoài. Đây là điều kiện rất thuận lợi để trường tập trung nguồn lực cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Trường ĐH Đà Lạt tọa lạc trên một cụm đồi tuyệt đẹp với tổng diện tích hơn 30 ha. Hệ thống giảng đường rộng lớn với trang thiết bị phục vụ đào tạo hiện đại, cảnh quan sư phạm thường xuyên được chỉnh trang, nâng cấp nhằm tạo ra môi trường giảng dạy và học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, hơn 44 phòng thí nghiệm, phòng thực hành, khu thực nghiệm ngày càng được hiện đại hóa và đầu tư chiều sâu; các bảo tàng lịch sử văn hóa, các bảo tàng tài nguyên thực vật và động vật phong phú cũng là ưu thế vượt bậc về cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, và chuyển giao công nghệ của trường. Ngoài ra, trường còn có hệ thống thư viện hiện đại và hệ thống ký túc xá đầy đủ tiện nghi sẵn sàng đáp ứng, phục vụ nhu cầu người học. Toàn cảnh Trường ĐH Đà Lạt

Với sự tài trợ của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPPG), Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Trí tuệ nhân tạo Trường ĐH Đà Lạt (Artificial Intelligence Center - Dalat University: AIC-DLU) được thành lập vào tháng 5.2022 là kết quả của những chủ trương đúng đắn và sự quyết tâm của trường trong việc thực hiện các chính sách phát triển trí tuệ nhân tạo của Chính phủ, góp phần xây dựng, hoàn thiện Hệ sinh thái giáo dục AI-Robotics ở Việt Nam. Thực thi sứ mệnh của mình, trong tương lai gần, Trung tâm AIC-DLU sẽ là địa chỉ nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo trí tuệ nhân tạo lớn ở khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước. “Trường ĐH Đà Lạt luôn chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số nhằm đẩy mạnh triển khai xây dựng nền hành chính điện tử, cung cấp dịch vụ công nghệ trực tuyến trong hoạt động quản trị, quản lý, điều hành nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học; phương thức kiểm tra, đánh giá; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học; phát triển học liệu số, đưa tương tác và trải nghiệm trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục chính đối với giảng viên và người học, nâng cao năng lực tự chủ và trang bị kỹ năng số cho người học”, TS Lê Minh Chiến cho biết. QUỐC TẾ HÓA TẠP CHÍ KHOA HỌC Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt (tạp chí) là diễn đàn cho các giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài trường công bố, trao đổi các phát hiện, kết quả nghiên cứu của mình. Vì thế, sự phát triển của tạp chí phản ánh trực tiếp năng suất khoa học và là một trong những thước đo cho sự trưởng thành về năng lực khoa học, công nghệ của trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự thành công và khả năng hội nhập quốc tế của tạp chí sẽ tạo ra những tác động tích cực đến quá trình nâng cao vị thế và học hiệu của Trường ĐH Đà Lạt trên bình diện khu vực và quốc tế, góp phần củng cố và tăng cường năng lực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Do vậy, việc quốc tế hóa tạp chí không chỉ phù

hợp với chiến lược hội nhập quốc tế của trường, mà còn góp phần đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong giai đoạn phát triển Trường ĐH Đà Lạt thành một ĐH mang tầm khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học của trường tiếp cận với trình độ, chuẩn mực và yêu cầu quốc tế về nghiên cứu và công bố công trình khoa học. Điều này góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy nói riêng, năng lực khoa học công nghệ của trường nói chung. Đồng hành cùng quá trình phát triển của nhà trường, Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt đã trải qua chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển trên cơ sở kế tục truyền thống và uy tín của Thông báo Khoa học ĐH Đà Lạt. Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, từ năm 2015, trường đã xây dựng, triển khai chiến lược nâng cấp Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt theo các tiêu chuẩn quốc tế và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Cũng theo TS Lê Minh Chiến, Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt là một trong 6 tạp chí khoa học đầu tiên của Việt Nam được chấp thuận chỉ mục vào Hệ thống trích dẫn khoa học các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI) từ năm 2017; là tạp chí khoa học đa ngành đầu tiên xuất bản bởi một đơn vị trong nước được chấp nhận làm thành viên chính thức của Ủy ban Đạo đức xuất bản quốc tế (Committee on Publication Ethics - COPE) từ năm 2018 và được chỉ mục vào Thư mục Các tạp chí truy cập tự do (Directory of Open Access Journals - DOAJ) - một cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế uy tín; là tạp chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được cấp DOAJ SEAL từ năm 2020, và trở thành đối tác chính thức của Publons (Web of Science) từ 2021. Các lĩnh vực được Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt xuất bản đã được Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận và tính điểm công trình khoa học trong 10 ngành/ liên ngành (tính đến 2021), và được Hội đồng Quản lý Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) công nhận là một trong 8 tạp chí quốc gia có uy tín thuộc lĩnh vực Vật lý từ 2019. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ năm 2021, tạp chí đã

47

xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các bài báo gửi đăng trên tạp chí đều được thẩm định nghiêm ngặt bởi một thành viên hội đồng biên tập và được bình duyệt bởi ít nhất một chuyên gia phản biện độc lập thông qua quy trình bình duyệt kín hai chiều, với tỷ lệ chấp nhận đăng bình quân trong 3 năm gần đây xấp xỉ 45%. Tạp chí sử dụng phần mềm iThenticate để sàng lọc đạo văn, đảm bảo tính liêm chính học thuật của các công trình trước khi xuất bản. Nhờ vậy, chất lượng các công trình công bố trên tạp chí ngày càng tăng và từng bước tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Cũng trong năm 2021, Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt tự hào là tạp chí Việt Nam đầu tiên (được xuất bản bởi một đơn vị trong nước) thỏa mãn đầy đủ 19 tiêu chuẩn để trở thành đối tác chính thức của Publons Reviewer Recognition Service (PRRS) - một giải pháp công nghệ hiện đại do Clarivate Analytics cung cấp nhằm giúp tăng cường tính minh bạch và sự liêm chính trong hoạt động xuất bản học thuật, chất lượng và hiệu quả của quy trình bình duyệt của các tạp chí khoa học. “Trong tầm nhìn 2030, tạp chí sẽ tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý xuất bản trực tuyến để đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức theo các chuẩn mực quốc tế về xuất bản công trình nghiên cứu khoa học, hướng đến mục tiêu trở thành diễn đàn trao đổi học thuật có uy tín cao của Việt Nam và khu vực, đóng góp vào nỗ lực nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Trường ĐH Đà Lạt”, TS Lê Minh Chiến cho biết. t

Trường ĐH Đà Lạt được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức CDIO quốc tế (từ 2017), được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT (từ 2019) và là thành viên của Mạng lưới đảm bảo chất lượng của các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network Quality Assurance: AUN-QA) từ 2020. Đây là những tiền đề quan trọng để, trong thời gian tới, các chương trình đào tạo của Trường được kiểm định và công nhận chất lượng bởi Bộ GD-ĐT và/hoặc AUN-QA. Trường đã được trao tặng Huân chương Lao động các hạng nhất, nhì và ba của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; bằng khen, cờ thi đua của Bộ GD-ĐT, của các cấp chính quyền trung ương và địa phương, cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội khác.


48

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Mảnh đời

“khùng” nơi góc chợ

K

hông ai nhớ Phương “khùng” phiêu dạt tới Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) khi nào. Tất nhiên Phương cũng không nhớ. Hỏi gì anh cũng trả lời khá tù mù. Người địa phương chỉ biết Phương là “công dân không hộ khẩu”, thường trú tại chợ Sa Huỳnh gần hai mươi năm nay. Khi ấy, người ta thấy một ông đen đen, nhếch nhác, đầu bù tóc rối đang ngồi thu lu hút thuốc trên cái sạp chợ cạnh gốc bàng. Hỏi tên, anh ta nói “dạ Phương”. Hỏi tuổi thì nói “em lớn rồi mà”. Hỏi quê, trưa anh nói Phú Yên, chiều là Khánh Hòa. Anh Vinh, người xóm chợ, nói kiểu này chắc quê cậu ta là... Phú Khánh.

KÝ ỨC TỪ NHỮNG LỜI NÓI MỚ Chị Thuận, bán quần áo, kể “ổng ngủ mớ dữ lắm, vang một góc chợ. Ngủ gì mà đập ngực rầm rầm: Tiểu đội tiến lên. Sư đoàn mình chiến thắng. Lính Khơ me đỏ đó. Đùng!”... Có mấy lần giữa chợ, Phương ưỡn ngực, đánh tay ngang mày, rập chân đứng nghiêm như để chào sĩ quan chỉ huy, nói một câu “khùng” chính hiệu: “Báo cáo trung đội trưởng, tao là Phương, em còn sống”. Thêm vào đó, có lần Phương kể một cách nhát gừng, đứt nối, rằng đã từng “oánh” Pôn Pốt. Qua những lời kể và lời nói mớ, tôi đồ rằng Phương từng là lính tình nguyện chiến trường K những năm cuối thập niên 1970. Rất có thể từng mảng ký ức rời rạc chợt lóe lên trong chiêm bao. Hoặc giả đây là một góc ý thức về thân thế của Phương vụt sáng lên, xé bức màn quên trong khoảnh khắc rồi tắt ngấm. CÁM ƠN NHÀ BÁO THƯƠNG EM Đầu tháng chạp, nhà báo Trần Đăng, nguyên Trưởng đại diện Văn phòng Báo Thanh Niên tại Khánh Hòa, mang 3 triệu đồng từ TP.Quảng Ngãi vô Sa Huỳnh tặng Phương “khùng” ăn tết. Cái tin này chỉ 15 phút sau đã

TRẦN CAO DUYÊN Đó là mảnh đời mang tên Phương. Anh không nhớ tuổi nên người ta áng chừng trong khoảng 55 - 60. Vì nhớ quên lẫn lộn, hay làm những việc “lạ đời” nên bà con xóm chợ Sa Huỳnh gọi anh là Phương “khùng”.

Phương chuẩn bị đi ngủ trên chiếc ghế xích đu nhà chị Phước phát tán rất nhanh. Dân Sa Huỳnh ai cũng xuýt xoa mừng rỡ vì họ rất thương Phương. Nhiều bà con, anh em tự giác phóng xe đi khắp làng “truy lùng” nhưng “tìm Phương như thể tìm chim”. Phương lặn đâu mất tiêu. Quá trưa, Trần Đăng chán nản: “Sa Huỳnh như cái lỗ mũi mà mấy chục người tỉnh tìm một ông “khùng” không ra. Thôi về. Nhờ ông Duyên ngày mai gặp gửi tiền lì xì cho Phương”. Tối đó tôi điện hỏi tùm lum mới biết Phương lên thị xã Đức Phổ họp tổng kết cuối năm. Cuộc họp do một đại lý sổ xố tổ chức. Thì ra Phương “khùng” đang là nhân viên bán vé số. Lúc đầu bà con cử người kiểm vé cuối ngày giùm Phương. Về sau Phương tự làm. Phương khoe ngày bán 70 - 80 vé, kiếm mỗi vé 1.000 đồng. Sáng nay Phương lùi lũi mang túi xách đi ngang nhà. Tôi kêu, Phương vô đây anh gửi tiền lì xì cho. Có ông nhà báo gửi tiền lì xì cho Phương. Anh chàng cười toe toét, cười miệng chưa đủ, còn

dạo. bán vé số N Phương Y U D Ê ẦN CAO R T : H N Ả

mua đồ ăn chung. Đêm lạnh, 4 con người lớn nhỏ co ro trong manh chiếu thấy thương lắm. Mấy tháng sau, Phương đơn độc như cũ. Ông khùng vừa tới đã bỏ đi. Còn hai đứa, một đứa có người nhận nuôi, đứa kia bị “chủ hộ” ì x Phương “khùng” đuổi cổ c lì g khi đượ a Phươn vì dám móc túi “đại ca”. ủ c i u v Niềm Phương nói một câu khá... minh cười cả mắt nữa. Run run cầm bì triết: “Khùng cho ra… khùng. Móc thư, Phương reo lên: “Tết tới rồi. túi là xấu xa”. Em cám ơn nhà báo thương em”. Giờ Phương “khùng” chuyên Mở bì thư, Phương mân mê, bán vé số. Cũng “khôn” lắm, vé vuốt từng tờ tiền, con mắt mừng còn cả mớ mà cứ cầm một tờ giơ rỡ, đắm đuối làm người chứng lên: “Còn tấm vé cuối cùng đây. kiến ai cũng xúc động. Mấy bà Hên lắm”. Có người mua liền. đi chợ ngang qua: Chúc mừng Bán xong, Phương tỉnh bơ lấy ra nghen Phương. Chu cha là tiền, tấm vé khác, lại nói còn tấm này mới rợi luôn. Mày bán vé số cả là hết. Rồi cũng bán được vé. năm chắc gì có được nhiêu đó. Người ta khen Phương có “chiêu Từ “hiệu ứng” Trần Đăng, một khuyến mãi”. Phương “khai” mấy ngày sau Phương tiếp tục nhận tiền cô dì xóm chợ bày em. lì xì của hai nhà báo Huỳnh Dũng Biết hoàn cảnh Phương qua Nhân và Lê Đức Dục. Trao tiền Facebook của tôi, một anh ở xong, tôi đề nghị Phương chụp cái TP.HCM liên hệ tặng bộ đồ và đôi hình kỷ niệm. Phương nhìn quanh ba ta. Tôi ra chợ tìm Phương để nói quất, nói đừng chụp trong nhà, ra cho anh ta mừng nhưng không chỗ cây mai có mấy cái bông kia gặp. Hỏi mới biết chị Phước vừa nè. Anh chàng “khùng” này đôi khi đưa Phương về trại cá vì ở chợ mưa cũng lãng mạn gớm. gió ướt át tội quá. Chị bố trí Phương ngủ trên ghế xích đu. Chị cho gối KHÙNG MÀ CŨNG... mền, nệm lót lưng khá êm. Chị hay SĨ DIỆN DỮ TA ! để phần cơm để Phương thấy đói Một dạo Phương “khùng” rủ cứ lấy ăn. Bà con ai cũng mừng về “nhà” (sạp chợ) một gã khùng cho Phương. “Sướng” vậy nhưng khác ở đâu dạt tới. Độ “khùng” của đêm nào không mưa Phương lại Phương chưa dừng lại ở đó. Không “trốn trại” ra chợ ngủ trên cái sạp lâu sau anh ta dẫn thêm hai đứa ngày nào. Hay là mùi chợ đêm và nhỏ lang thang về cho ăn uống. nỗi quạnh vắng luôn rủ rê, gọi tên “Gia đình” nơi góc chợ giờ có tới những mảnh đời khùng? 4 nhân khẩu. Ông giáo hưu trí nói Miền Trung những ngày vừa thằng này có thiên lương (tính qua khá lạnh. Phương vẫn phong thiện trời ban). phanh chiếc áo cũ đi khắp xã. Phương hay lặn biển kiếm sắt Người không lấy vé số vẫn cho vụn bán phế liệu. Tàu thuyền bứt Phương ít tiền khi được mời neo, Phương lặn vớt lên, được mấy mua. Phương không nhận vì “em chục ngàn tiền công. Ai nhờ đi chợ, làm có tiền mà”. Có người bình: dọn vệ sinh, khuân vác... Phương “Khùng” mà cũng... sĩ diện dữ xăm xăm đi liền. Người ta cho bao ta. Cũng có người luận: Phương nhiêu lấy bấy nhiêu. Với những “khùng” nghèo khó nhưng ngày đồng tiền ít ỏi đó, có bữa “đại ca” nào cũng đi trao hy vọng giàu Phương chia cho cả nhóm, có bữa sang cho người Sa Huỳnh. t


Đặc san 21-6-2022 |

thanhnien.vn

49

Nhà mặt trời của Hải ĐỨC NHẬT 6 tháng tuổi, Hải bị bỏng nặng g khiến khuôn mặt trở nên biến dạng, phải sống cuộc đời vô vàn đớn đau bất hạnh h khi mọi người xa lánh, kỳ thị. Nhưng sau au tất cả, khi được các đoàn bác sĩ từ thiện hiện đưa đi phẫu thuật để lấy lại khuôn ôn mặt, hỗ trợ học nghề, Hải đã tự tin n xây lại cuộc đời… Buổi sáng, tiệm cà phê mặt trời của Ngô Quý Hải (28 tuổi, ở thị trấn Plei Kần, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) ngập tràn ánh nắng. Trải qua 14 cuộc phẫu thuật, khuôn mặt Hải vẫn còn đầy rẫy những vết sẹo chằng chịt. Nó là hậu quả của vụ hỏa hoạn đã thay đổi cuộc đời cậu từ nhiều năm về trước. Dù vẫn còn mệt mỏi sau chuyến thiện nguyện đêm qua, chàng thanh niên vẫn tươi cười đón khách vào quán. BIẾN CỐ CUỘC ĐỜI Dúi vào tay khách ly cà phê, cậu bắt đầu kể về những ngày đã cũ. Hải sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền quê Diên Bình (H.Đăk Tô). Vui mừng trước sự ra đời của đứa con khỏe mạnh, cha mẹ cậu dành dụm tiền mua một chiếc xe tập đi cho con trai. 6 tháng tuổi, trên chiếc xe tập đi, Hải không may ngã vào nồi cháo đang sôi trên bếp. Phần vải trên xe bén lửa bốc cháy ngùn ngụt. Hải cùng chiếc xe trở thành ngọn đuốc. Bố mẹ Hải vội vàng chữa cháy rồi bế đứa con tội nghiệp đến các bệnh viện. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng chỉ giữ được tính mạng của Hải, còn những vết sẹo thì không thể xóa mờ. Mặt Hải dính liền với phần ngực, phần cơ mặt bị kéo căng khiến cậu không thể nhắm mắt kể cả khi ngủ, cánh tay phải cũng co quắp lại. Năm 6 tuổi, như bao đứa trẻ Hải vào lớp 1. Tuy nhiên, di chứng của vết bỏng khiến cánh tay phải không viết được, cậu phải tập viết bằng tay trái. Những hôm trái gió trở trời đôi tay của Hải đau nhức, không thể ngồi học hay viết chữ. Cơ mặt biến dạng khiến Hải nói năng khó khăn hơn những đứa trẻ bình thường. Với vẻ ngoài khác xa

Khuôn mặt Hải chằng chịt vết sẹo

Những lúc buồn Hải thường làm bạn với cây đàn chúng bạn, Hải được gán ghép với những biệt danh khó nghe. Cậu chẳng muốn trò chuyện hay giao tiếp cùng ai. Thấy người lạ Hải trốn vào một góc, thầy cô hỏi gì cũng không trả lời. Kết thúc học kỳ I, Hải nghỉ học phụ mẹ làm việc nhà. Mẹ đi vắng, cậu bắt lũ chó, mèo làm bạn. Người bạn duy nhất của Hải là Xuyên, một cậu bé bị câm điếc bẩm sinh gần nhà. Xuyên cũng không đến lớp và chẳng có bạn bè. NƯỚC MẮT BÁNH KEM Kỷ niệm khó quên của đôi bạn là một lần được người cô dẫn xuống phố chơi. Khi 2 cậu bé lang thang trên đường thì thấy một tiệm bánh ngọt với những chiếc bánh kem xinh xắn, hấp dẫn. Tuy nhiên, không có tiền trong người nên Hải và Xuyên chỉ đứng bên ngoài nhìn qua ô cửa kính. Tưởng ăn xin nên người chủ liền tiến tới đuổi đi. 2 đứa trẻ bất hạnh đành tiếc nuối quay về nhà. Cả hai bàn bạc sẽ tích góp đủ tiền để quay trở lại mua bánh vào đúng ngày sinh nhật Xuyên. 3 tháng sau, khi đã gom đủ tiền, 2 đứa trẻ háo hức đến tiệm bánh. Tuy nhiên, khi nhìn thấy một cậu bé có khuôn mặt biến dạng đi cùng một đứa trẻ câm điếc, nhân viên tiệm bánh cứ ngỡ là ăn xin nên tiếp tục xua đuổi. Hải đã cố gắng trình bày muốn mua bánh kem nhưng việc phát âm khó khăn khiến những nhân viên không hiểu. Cuối cùng cả hai đành rời khỏi quán trong nước mắt tiếc nuối. “Từ khi còn nhỏ mình đã bị nhiều người xua đuổi, khi đó

mình tủi thân và khóc nhiều lắm. Nhưng sau này đã quen nên không còn khóc nữa. Mình chỉ thương Xuyên lúc đó không thể mua được chiếc bánh kem trong ngày sinh nhật. Từ ngày đó, mình nuôi ước mơ sau này lớn lên sẽ có thể tự tay làm ra những chiếc bánh kem tặng bạn”, Hải tâm sự. NHÀ MẶT TRỜI Năm 22 tuổi, Hải nhận được thông tin có một đoàn bác sĩ từ Đức đến Huế để chữa trị miễn phí cho các bệnh nhân hở hàm ếch và dị tật ở mặt. Sau đó cậu được người nhà đưa ra Huế gặp đoàn bác sĩ. Ngay sau đó, Hải được đưa vào danh sách các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, cậu là trường hợp đặc biệt bị nặng mà bệnh viện không đủ phương tiện kỹ thuật để phẫu thuật. Lúc bấy giờ, các bác sĩ quyết định đưa Hải qua Đức để bóc tách một số bộ phận trên cơ thể do di chứng để lại sau vụ bỏng. Sau 6 tháng trải qua nỗi đau cắt da, xé thịt của các cuộc phẫu thuật, Hải trở về Việt Nam với gương mặt đã được bóc tách ra khỏi phần da ngực. Đôi mắt của Hải đã có thể nhắm lại được và giấc ngủ đã thôi chập chờn mỗi tối. Đến năm 2017, Hải được giới thiệu vào học làm bếp trong một doanh nghiệp xã hội dạy nghề cho thanh thiếu niên kém may mắn tại Hà Nội. Vì bỏ học quá sớm, ở tuổi 23, Hải chỉ biết viết những chữ cái nguệch ngoạc trên giấy. Thậm chí Hải còn chưa viết nổi tên mình. Khi bạn bè đã chép hết bài giảng thì cậu chỉ mới viết được vài dòng. Để không bị bạn bè bỏ xa, Hải phải tập viết đến 2-3 giờ sáng. Đôi tay

ẢNH: ĐỨC NHẬT

đau nhức đã khiến cho Hải nhiều lần muốn từ bỏ. Thế nhưng ước mơ làm bánh kem tặng bạn lại thôi thúc Hải quay về bàn tập viết. Dần dần, Hải đã đọc thông viết thạo theo kịp bạn bè. “Khi đi học nghề cuộc sống của mình như bước sang một trang mới. Khi đó, mình có bạn bè và được mọi người yêu thương. Mình dần cảm thấy tự tin và cởi mở hơn, không còn tự ti, mặc cảm như trước đây nữa”, Hải chia sẻ. Sau khi hoàn thành khóa học, vì chưa đủ tự tin mở quán, Hải vào TP.HCM xin làm phụ bếp để học hỏi thêm kinh nghiệm. Đến cuối năm 2020, từ giã thành phố hoa lệ, Hải quay trở lại Kon Tum để thực hiện lời hứa với người bạn thời thơ ấu. Hải thuê một căn nhà ở thị trấn Plei Kần rồi tự tay sửa sang để mở một tiệm bánh và cà phê, đặt tên quán là “Sun house”, nghĩa là nhà mặt trời. Bởi Hải mong rằng quán của mình sẽ luôn ấm áp và đón chào mọi người ghé thăm. Khi đó, những đứa trẻ nghèo khó đều có thể thoải mái đến chơi, được tặng bánh mà không bị người khác xua đuổi chỉ vì ngoại hình. Hải cùng bạn cũng đã thành lập nhóm thiện nguyện mang tên Sunhouse với gần 10 thành viên. Đối tượng hướng đến là các trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum. “Mình mong rằng với chút sức lực nhỏ bé có thể trả ơn đời, trả ơn người. Bởi cuộc sống của mình được như ngày hôm nay là nhờ những tấm lòng hảo tâm, gia đình, bạn bè… luôn cạnh bên động viên, an ủi và giúp đỡ”, Hải nói.


50

| Đặc san 21-6-2022 NHIỀU THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Trường ĐH Duy Tân -

Trường ĐH Duy Tân không những đạt được những thành tích nổi bật trong nước mà còn được các tổ chức xếp hạng các trường ĐH uy tín trên thế giới thừa nhận, cụ thể: Trường ĐH Duy Tân lọt Top 500 ĐH tốt nhất thế giới năm 2022 (THE) (1) Theo xếp hạng của Times Higher Education (THE) năm 2022 Trường thuộc Top 500 ĐH tốt nhất thế giới; Top 107 thế giới các trường ĐH ở các nền kinh tế mới nổi; Top 98 ĐH trẻ tốt nhất thế giới; Lĩnh vực Khoa học máy tính & Kỹ thuật công nghệ xếp hạng Top 251 - 300 thế giới; Lĩnh vực y, dược, lâm sàng xếp hạng Top 176 - 200 thế giới. (2) Theo xếp hạng QS Asian University Ranking năm 2022, trường thuộc Top 210 ĐH tốt nhất châu Á năm 2022 (3) Theo xếp hạng của ShangHai Ranking năm 2021 Trường thuộc Top 700 ĐH tốt nhất thế giới. Ngành Khoa học máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301 - 400 thế giới, Top 1 tại Việt Nam; và Ngành Kỹ thuật điện - Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401 - 500 thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam. (4) Theo xếp hạng của SCImago 2022 Trường được xếp vị trí thứ 2 Việt Nam, vị trí 624 thế giới. (5) Theo xếp hạng của U.S. News & World Report 2022 Trường thuộc Top 577 các trường ĐH tốt nhất toàn cầu. (6) Theo bảng xếp hạng Webometrics Trường được xếp vị trí thứ 3 Việt Nam, vị trí 1.255 thế giới. (7) Theo xếp hạng AppliedHE 2022 Xếp thứ 8 - Trường ĐH tư thục tốt nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, Duy Tân còn là ĐH thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam với 4 chương trình: Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật mạng, Hệ thống Thông tin quản lý và Điện - Điện tử.

Ngôi trường đào tạo những thế hệ trẻ có năng lực, kỹ năng toàn diện NGUYỄN HÀ

Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) là trường ĐH tư thục đầu tiên của miền Trung. Sau gần 28 năm xây dựng và phát triển, trường tổ chức đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực từ trình độ ĐH đến tiến sĩ. 124.000 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên; đã cung cấp cho xã hội hơn 81.000 tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, dược sĩ và cử nhân có chất lượng. Kết quả đào tạo của trường được xã hội, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao thể hiện qua tỷ lệ sinh viên có việc sau 1 năm tốt nghiệp đạt hơn 95%, trong đó các ngành kiến trúc, xây dựng, công nghệ thông tin là 100% có việc làm và có nhiều người thành đạt trong quản lý và kinh doanh. ĐÀO TẠO MỘT THẾ HỆ SINH VIÊN YÊU NƯỚC, NHÂN VĂN Hiện tại Trường ĐH Duy Tân đã thành lập 7 trường đào tạo thành viên, gồm: Trường Khoa học máy tính, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế, Trường Y Dược, Trường Ngoại ngữ & Xã hội nhân văn, Trường Du lịch và Trường Quốc

Sinh viên Duy Tân đạt nhiều thành tích cao trong và ngoài nước

tế nhằm thực hiện đề án chuyển Trường ĐH Duy Tân thành Đại học Duy Tân; căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH. ĐH Duy Tân đã luôn xứng đáng với sự giao phó và tín nhiệm của Đảng, của Nhà nước, cũng như của toàn xã hội. Trong nhiều năm liền, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trao tặng nhiều danh hiệu, bằng khen cùng các phần thưởng cao quý. Đặc biệt, trường vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất và TS Lê Nguyên Bảo

ẢNH: ĐH DUY TÂN

PHONG PHÚ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ Trường tổ chức đào tạo 10 ngành tiến sĩ, 15 ngành thạc sĩ, 55 ngành đại học (ĐH) với hơn 100 chuyên ngành; 9 chuyên ngành thuộc chương trình tài năng; hợp tác với các ĐH Mỹ tổ chức đào tạo 13 chương trình tiên tiến, chất lượng cao; và thực hiện các chương trình liên kết du học (4+0) tại chỗ lấy bằng của ĐH Mỹ, liên kết (1+1+2), (2+2), (3+1) với các ĐH Anh, Canada. Ngoài ra, trường thực hiện các chương trình đào tạo hệ văn bằng 2, liên thông chính quy, đào tạo trực tuyến. Trường hiện có hơn 1.222 cán bộ, giảng viên, có 883 giảng viên; 30% giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và trên 300 giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài nước. Trường đã tuyển hơn

- Hiệu trưởng, được trao Huân chương Lao động hạng ba vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo. Với sứ mạng: “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu”, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân đang thổi bùng ngọn lửa đam mê, sáng tạo và cống hiến trong mỗi cán bộ, giảng viên để cùng xây dựng ĐH Duy Tân ngày một lớn mạnh.


Đặc san 21-6-2022 |

Túc chinh Ba Tơ

thanhnien.vn

51

TRANG THY

Người Hrê ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) gọi chiêng là chinh. Bao đời, họ gắn bó với bộ Chiêng Ba và đánh chiêng (túc chinh) chỉ bằng đôi tay chứ không dùng dùi như những nơi khác.

M

ột bộ Chiêng Ba gồm 3 chiếc: Chiếc lớn là chinh Vông (chinh cha), nhỏ hơn là chinh Tum (chinh mẹ) và nhỏ nhất là chinh Túc (chinh con). Hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ còn 890 bộ Chiêng Ba với 741 người sử dụng thành thạo. Năm 2021, nghệ thuật trình diễn Chiêng Ba của người Hrê ở Ba Tơ đã được Bộ VH-TT-DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. CHIÊNG NGÂN KHÊU XUÂN NỒNG Vào dịp tết, người Hrê ở Ba Tơ thường tụ họp nơi đầu tra (gian khách phía trước của nhà sàn) để thưởng thức hương vị rượu cần, thả hồn vào điệu chiêng trầm bổng ngân nga. 3 người say sưa trình diễn những kỹ năng đánh chiêng. Đôi tay sau bao ngày lao động nặng nhọc vỗ, búng, gõ... vào chiêng tạo nên những âm thanh diệu kỳ làm say đắm lòng người.

Người nghe vít cần và hút những ngụm rượu ngọt nồng hương núi rừng. Họ thay nhau đánh chiêng và uống rượu, tâm hồn vui phơi phới khi đất trời vào xuân. Ngày thơ bé, ông Phạm Văn Vễ ngất ngây theo nhịp chiêng ngân vang chốn non ngàn. Xuân về, người làng chung tay sửa soạn lễ vật dâng cúng thần linh. Sau lễ cúng, mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn đậm đà hương vị núi rừng. Nhịp chiêng trỗi lên giục giã lòng người hòa mình vào hội vui. Họ say mê múa hát, chân bước nhịp nhàng theo điệu chiêng ngân nga... Rồi từ đó, tiếng chiêng bay bổng bám vào tâm hồn thơ ngây của cậu bé Vễ. Về mày mò tập luyện theo sự dạy bảo của cha, tuổi 15 ông thành thạo các kỹ năng đánh chiêng góp vui với dân làng. Ngoảnh lại, dài hơn nửa thế kỷ, ông tâm sự: “Với đồng bào Hrê chúng tôi thì ngày tết phải đánh chiêng mới vui...”.

Trình diễn Chiêng Ba tại liên hoan văn nghệ tháng 10.2020 và tại nhà khi có khách đến chơi. ẢNH: TRANG THY GẮN KẾT TÌNH NGƯỜI Không chỉ dịp tết, nhịp Chiêng Ba còn là “linh hồn” trong lễ cưới hỏi, cúng tổ tiên, mừng nhà mới... và những ngày vui của làng. Tiếng chiêng ngân vang thay lời mời gọi mọi người đến chung vui. Họ cùng nhau chuyện trò, học hỏi kỹ năng đánh chiêng thêm nhuần nhuyễn. Qua những bữa như thế tình cảm dân làng thêm gắn bó, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống... Ông Phạm Văn Rôm, sau 35 năm gắn với túc chinh, được mời đến nhiều nơi giao lưu, trình diễn loại nhạc cụ độc đáo bao đời tổ tiên truyền lại. Công việc khá bận rộn nhưng ông vẫn cố thu xếp để được “nghiêng ngả” cùng chiêng.

Qua mỗi lần trình diễn, ông kết bạn với nhiều người chung niềm đam mê gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Theo ông Lê Cao Đỉnh, Phó trưởng phòng VH-TT huyện Ba Tơ, huyện xây dựng các hoạt động văn hóa - văn nghệ luôn gắn liền với sinh hoạt Chiêng Ba, đồng thời thành lập các câu lạc bộ phục vụ khách tham quan tại các điểm du lịch để quảng bá. “Phòng sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn kỹ năng đánh Chiêng Ba, đề nghị nhà nước công nhận danh hiệu nghệ nhân đối với những người đóng góp công sức bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này...”, ông Đỉnh nói. t

Bảo tàng văn hóa giữa buôn làng

TRUNG CHUYÊN

Vài năm nay, bảo tàng mang tên Ama H’Mai ngay giữa buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) trở thành địa chỉ thu hút du khách cũng như những người đam mê nghiên cứu, sưu tầm, trao đổi cổ vật, hiện vật liên quan văn hóa, đời sống Tây nguyên. Bảo tàng là một nhà sàn dài với kiến trúc truyền thống Tây nguyên. Trước nhà có hai cây cột gỗ cao, cùng cánh cửa được chạm khắc các hoa văn đặc trưng như bầu ngực phụ nữ, hình con rùa, kỳ đà, hình ảnh voi, cảnh uống rượu cần… Bên trong nhà sàn được bố trí theo không gian văn hóa gia đình người Êđê, với bếp lửa chính giữa nhà, cạnh đó là hàng ghế kpan, các bộ cồng chiêng, dãy ché, cùng hàng ngàn hiện vật lớn nhỏ… Chủ nhân bảo tàng Ama H’Mai là ông Mẫn Phong Sơn, tuổi gần 60, cho biết nhiều năm trước, khi làm chuyên viên đo đạc bản đồ, ông Sơn có cơ hội đi nhiều nơi, đến nhiều buôn làng dân tộc thiểu số. Trong những chuyến

Ông Mẫn Phong Sơn (phải), chủ bảo tàng Ama H’Mai ẢNH: NVCC Bộ sưu tập ché quý tại bảo tàng công tác, ông thấy nhiều hiện vật văn hóa của đồng bào đang mất dần, nhiều người không tha thiết gìn giữ, thậm chí bán đi nhiều cổ vật quý. Từ đó, ông quyết định mua lại, lưu giữ những hiện vật này và lên kế hoạch làm một bảo tàng của riêng mình. Sau nhiều năm sưu tầm, tích lũy hiện vật, Bảo tàng Ama H’Mai được xây dựng vào năm 2018 và được cấp phép hoạt động đầu năm 2021. MÊ CHÉ TỪ NGOÀI ĐỜI ĐẾN SỬ THI Gây ấn tượng nhất tại Bảo tàng Ama H’Mai là mức độ phong phú, đa dạng loại ché của các dân tộc Tây nguyên. Nhiều ché có kích cỡ, hoa văn, màu men khác nhau,

quý nhất là các loại ché túk, ché tang, ché runh, ché kđăng, ché ba kmun… Nhiều chiếc ché bị vỡ, in dấu tay chế tác của người xưa phía bên trong cũng được chủ bảo tàng trân quý, xem đó là dấu ấn của lịch sử, vết tích lao động của người xưa... Theo ông Sơn, càng sưu tầm, nghiên cứu, ông càng thấy ché vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, luôn có vai trò đặc biệt trong mọi hình thức nghi lễ, cũng như đời sống hằng ngày của đồng bào các dân tộc. “Người ta nói nhiều về cồng chiêng nhưng theo tìm hiểu của tôi, ché đóng vai trò quan trọng trong đời sống đồng bào bản địa Tây nguyên. Tôi say mê với các loại ché. Tôi tìm hiểu ché qua thực

tế, qua các trang sử thi. Ché được hình tượng hóa để thể hiện sự giàu có của buôn làng khi xưa. Trong sử thi Đăm San có đến 396 lần nhắc đến ché. Trong sử thi M’nông có câu chuyện đi cướp ché trong buôn của người Tiăng, một buôn làng giàu có nhất vùng nhưng chủ buôn vẫn chưa hài lòng khi còn thiếu ché thần T’nung kỳ diệu ban đêm luôn phát sáng. Hiện tôi vẫn muốn đi tìm, sưu tầm những chiếc ché có tính huyền thoại như thế”, ông Sơn bộc bạch. Ông Ama Thái, một người cao tuổi ở buôn Kmrơng Prông B, nhận xét: “Bảo tàng Ama H’Mai là nơi gần gũi với đời sống người dân trong buôn, giúp mọi người, nhất là lớp trẻ, có cơ hội hiểu biết thêm và yêu thêm di sản của buôn làng”. t


52

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

53

BĐS ven biển với pháp lý minh bạch vẫn được đánh giá là phân khúc đầu tư giàu tiềm năng và bền vững dài hạn ẢNH: HƯNG THỊNH LAND

Đi tìm lời giải cho bài toán đầu tư bất động sản ven biển Vịnh Ngọc NHẬT MINH Trong số các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, trái phiếu, bất động sản (BĐS), ngoại hối thì BĐS được xem là kênh đầu tư thông minh có tỷ suất sinh lời cao, rủi ro thấp và sở hữu tính ổn định. CHỨNG KHOÁN NHIỀU BIẾN ĐỘNG, ĐÂU LÀ CƠ HỘI MỚI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BĐS? Làn sóng lạm phát trên thế giới ngày càng tăng cao đã khiến nhiều nhà đầu tư lần lượt rút khỏi các kênh đầu tư có nhiều biến động và rủi ro như chứng khoán, vàng… Trên thực tế, hai kênh đầu tư được xem là an toàn nhất mùa dịch là vàng và chứng khoán thì nay đang chững lại vì biến động của thị trường nên phần lớn nhà đầu tư đang bắt đầu chuyển sang BĐS. Ông Phạm Anh Khôi, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ tài chính BĐS (FINA) cho rằng, BĐS có mối tương quan với lạm phát, thường tăng giá theo lạm phát và được nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn. Theo dòng nhận định này, chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu cho hay, trong đầu tư, an toàn vốn là chỉ tiêu tối thượng, đặc biệt giữa bối cảnh “đất chật người đông”, về dài hạn thì BĐS vẫn là một kênh đầu tư có lãi, an toàn. Trong thời kỳ “dọn tổ đón đại bàng”, các nhà đầu tư tập trung vào BĐS để tìm kiếm sự an toàn và tỉ suất sinh lời tăng theo thời gian. Cũng theo chuyên gia, các sản phẩm BĐS nằm trong các phân khu dự án có lợi thế về hạ tầng, thường xuyên đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại quy hoạch hạ

Trong năm 2022, phân khúc bất động sản ven biển sẽ phát triển vượt trội tầng, xây cầu, cảng biển, có vị trí thuận lợi liên kết các cao tốc hoặc tuyến đường trung tâm... sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và dự báo phân khúc căn hộ ven biển sẽ phát triển tốt trong thời gian tới. Riêng tại Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã và đang đẩy mạnh phát triển một thành phố “đáng sống, làm việc và du lịch”, địa điểm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; đồng thời đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, trở thành đô thị ven biển cấp quốc gia và cấp quốc tế. Cũng theo quy luật của thị trường, cầu và đường mở đến đâu, giá BĐS sẽ tăng đến đấy. Vì vậy, việc UBND tỉnh quyết định cho xây dựng hàng loạt công trình lớn như cầu vượt biển, cầu nối, nâng cấp hạ tầng đô thị… sẽ mang lại tiềm năng gia tăng giá trị không nhỏ cho BĐS khu vực. BĐS CĂN HỘ VEN BIỂN SỞ HỮU LÂU DÀI “LÊN NGÔI” Với lợi thế đường bờ biển

trải dài từ Nam ra Bắc, làn sóng đầu tư về những thành phố ven biển tại Việt Nam đang được coi là xu thế mới của thời đại. Đặc biệt sau 2 năm “đóng băng”, hoạt động du lịch trên khắp đất nước đã thực sự sôi động trở lại. Cụ thể là trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 mới đây, tổng lượng khách tham quan nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa trong 4 ngày nghỉ lễ là 275.500 lượt khách. Công suất hoạt động phòng lưu trú đạt 87,5%, tổng doanh thu trên 529 tỉ đồng. Không thể phủ nhận, những tín hiệu đáng mừng từ sự tăng trưởng vượt trội của du lịch cũng góp phần trở thành một trong những yếu tố tác động mạnh đến thị trường BĐS lưu trú, đặc biệt là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ven biển. Nhiều nhà đầu tư chuyên đầu tư vào BĐS ven biển cũng đưa ra nhận xét, năm 2022 sẽ là “thời điểm vàng” đưa thị trường BĐS ven biển lên một tầm cao mới. Bởi tiềm năng phát triển BĐS ven biển của Việt Nam còn

rất lớn và đang được đưa vào khai thác. So với các phân khúc khác thì BĐS ven biển vẫn được đánh giá là phân khúc đầu tư giàu tiềm năng và bền vững dài hạn. Thêm nữa, các “second home” hướng biển này đều giữ vị trí đắt giá mà khó sản phẩm nào có thể thay thế khi sở hữu không gian sống trong lành kết hợp với tầm nhìn ra biển trải dài vô tận. Và Nha Trang chính là thị trường hấp dẫn bậc nhất của phân khúc này nhờ lợi thế tự nhiên, khí hậu ấm áp quanh năm, hạ tầng giao thông đồng bộ, quy hoạch bài bản cùng chính sách cởi mở của chính quyền địa phương. Dọc theo cung đường tỉ đô Trần Phú có đa dạng các loại hình BĐS, tuy nhiên trên thực tế lại rất khan hiếm các dự án căn hộ ven biển sở hữu lâu dài. Có thể thấy, sức hấp dẫn vô hạn của loại hình căn hộ ven biển nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm, ghi dấu ấn với không gian đa dạng tiện ích, rất phù hợp để ở, nghỉ dưỡng hoặc đầu tư, cho thuê. Một “second home” đem lại giá trị an tâm về sự uy tín, chuyên nghiệp của chủ đầu tư, an toàn về tài chính cũng như yếu tố pháp lý luôn được đảm bảo, sinh lời bền vững. Việc lựa chọn sản phẩm BĐS ven biển tại khu vực giàu tiềm năng du lịch như Nha Trang để chi tiền “mạnh tay” được các chuyên gia xem là thời cơ hấp dẫn. Bởi đây sẽ là phân khúc dự báo sinh lời lũy tiến khi Nha Trang đang trên đà trở thành “đô thị hạt nhân” nói riêng và Việt Nam đang trong thời kỳ quyết tâm phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhất nói chung. t


54

| Đặc san 21-6-2022

THIỆN NHÂN HOSPITAL

Thi͟n Nhân ÿ̿u t́ h͟ thͩng máy MRI 3.0 Tesla cͿa hãng Siemens (Ĉ΁c) hàng ÿ̿u t̹i mi͙n Trung, có kh̻ năng t̿m soát ung th́, ÿͱt qu΋ nhanh chóng

AN DY Là một trong những đơn vị y tế tư nhân có trụ sở chính tại TP.Đà Nẵng, được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh, Thiện Nhân Hospital hiện đang khẩn trương hoàn thành các dự án y tế chất lượng cao tại nhiều tỉnh, thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Phú Quốc... thực hiện sứ mệnh mang đến những giải pháp y tế tốt nhất cho cộng đồng.

Đầu năm 2022. chị H.T.D (27 tuổi, trú tại Đà Nẵng) đến Thiện Nhân Đà Nẵng (địa chỉ 276-278 Đống Đa, TP. Đà Nẵng) chụp X-quang ngực để kiểm tra phổi. Chị cho biết bị ho nhiều, trước đó 6 tháng đã nhập viện ở một cơ sở y tế khác và được chẩn đoán bị áp xe phổi. Tuy nhiên qua kết quả chụp X-quang, BS CKI Lê Thị Kim Cúc, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Thiện Nhân Đà Nẵng) đã phát hiện một khối bất thường ở vị trí sau tim. Rất nhanh chóng, chị D. được chỉ định chụp cắt lớp vi tính phổi có cản quang. Kết quả hội chẩn cho thấy chị D. mắc bệnh phổi biệt lập biến chứng áp xe hóa.

̺NH: KIM TUY͖N Chia sẻ về ca bệnh, BS CKI Lê Thị Kim Cúc cho biết thêm: “Chúng tôi đã định hướng cho bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ phần phổi bệnh lý. Trường hợp này nhờ có được phương tiện máy móc hiện đại, vì tổn thương nằm ở vùng rất dễ bị bỏ sót trên phim chụp thường quy. Đồng thời, với sự phối hợp tốt giữa bác sĩ lâm sàng và cận lâm sàng nên bệnh nhân nhanh chóng được chẩn đoán chính xác”. HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ Y KHOA HIỆN ĐẠI HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Để phục vụ tốt nhất cho việc chẩn đoán, phát hiện bệnh lý, Thiện Nhân tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất và theo đuổi những phương pháp tầm soát bệnh lý tiên tiến trên thế giới… Trong đó phải kể đến hệ thống MRI 3.0 Tesla của hãng Siemens (Đức) là thế hệ máy MRI đầu tiên tại miền Trung có công nghệ ma trận sinh học và trí tuệ nhân tạo, có thể chụp cộng hưởng từ toàn thân và các bộ phận giúp tầm soát ung thư và đột quỵ nhanh chóng, chính xác. Cùng với đó là máy siêu âm tim 4D SC 2000 của hãng Siemens (Đức) phương tiện số một để đánh giá cấu trúc tim, phát hiện các bệnh lý tim

Phổi biệt lập một căn bệnh cực kỳ hiếm. Theo ước tính, cứ khoảng 15.000 trẻ sinh ra đời có 1 trẻ mắc bệnh phổi bẩm sinh và phổi biệt lập chiếm tỉ lệ 0,1% trong nhóm bệnh phổi bẩm sinh. Đây là một cấu trúc phổi bất thường không đảm nhận được chức năng hô hấp. Điều đáng lưu ý là bất thường này rất dễ bị bỏ sót, thường gây viêm phổi tái diễn, áp xe phổi… nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm.

01

07

05 Năm 2023

06

Năm 2016

02

Năm 2016

03

Năm 2021

04

Năm 2021

01

CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THIỆN NHÂN ĐÀ NẴNG

02

CỔNG TY CỔ PHẦN XÉT NGHIỆM GEN VÀ DI TRUYỀN THIỆN NHÂN ĐÀ NẴNG

03

CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THIỆN NHÂN QUẢNG NAM

04

CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THIỆN NHÂN QUẢNG NGÃI

05

CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN THIỆN NHÂN SÀI GÒN

06

THIỆN NHÂN HOSPITAL BẾN TRE

07

THIỆN NHÂN HOSPITAL PHÚ QUỐC

Năm 2022

ĐÃ CÓ

Năm 2023

CHÚ THÍCH

SẮP CÓ SẼ CÓ

mạch, mạch máu lớn...; Máy siêu âm sản 4D Volusion E10 đầu dò ma trận hiện đại hàng đầu của hãng GE (Mỹ) giúp tầm soát dị tật thai nhi nhanh chóng... và rất nhiều trang thiết bị tân tiến khác. “Sở hữu những thiết bị máy móc hiện đại là yếu tố đóng vai trò quan trọng cho việc phát hiện bệnh giai đoạn sớm. Nhờ đó mà Thiện Nhân đã làm tốt việc tầm soát ung thư, đột quỵ, phát hiện và đánh giá chính xác các bệnh lý tiềm ẩn khó phát hiện, điển hình là trường hợp phổi biệt lập nói trên”, Bác sĩ CKI Lê Thị Kim Cúc chia sẻ: PHÁT TRIỂN LOẠT DỰ ÁN Y TẾ CHẤT LƯỢNG CAO

vào hoạt động 2 cơ sở Thiện Nhân mới tại TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi. Cả 2 dự án này đều hướng đến mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân địa phương với chất lượng dịch vụ y tế cao cấp”. Để nâng cao chất lượng thăm khám, Thiện Nhân sẽ liên kết chặt chẽ với các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy… để hợp lực với các bác sĩ Thiện Nhân trong việc hội chẩn, định hướng điều trị cho bệnh nhân.

Tại miền Trung, Thiện Nhân Hospital là đơn vị y tế đầu tiên nỗ lực phát triển mô hình du lịch y tế, thu hút khách nước ngoài đến Đà Nẵng tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp kiểm tra sức khỏe. “Với tiềm lực y tế hiện nay, Thiện Nhân hy vọng sẽ là đơn vị y tế làm tốt dự án này, kết hợp với các đơn vị du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mang ThS - BS Ngô Đức Hải, Tổng Giám đến những giải pháp y tế tốt nhất đốc Công ty CP Y khoa Thiện Nhân cho khách hàng trong và ngoài cho biết: “Theo lộ trình trong 6 nước” - ThS - BS Ngô Đức Hải, Tổng tháng cuối năm 2022, Thiện Nhân Giám đốc Công ty CP Y khoa Thiện sẽ chính thức khai trương và đưa Nhân nhấn mạnh. Năm 2021, với nhu cầu kiểm tra sức khỏe của cộng đồng ngày càng cao sau đại dịch Covid-19, từ “bàn đạp” đầu tiên ở Đà Nẵng, Thiện Nhân đã vươn xa hơn, triển khai nhiều dự án y tế quy mô tại các tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú Quốc…

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, Thiện Nhân cũng hướng đến thay đổi tư duy của khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, xây dựng điểm đến để kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư, đột quỵ sớm chứ không chỉ là nơi để khách hàng tìm đến khi có bệnh. Đây cũng là đơn vị y tế có 5 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, doanh nghiệp. Trong hơn 500 đơn vị hợp tác với Thiện Nhân có thể kể đến một số đơn vị với quy mô nhân sự lớn như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn; FPT Đà Nẵng; Doosan Vina Quảng Ngãi; Công ty Quản lý Bay miền Trung; Công ty Điện lực tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên; VNPT Đà Nẵng…


55

Đặc san 21-6-2022 |

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA NĂM 2022 1. PHẠM VI TUYỂN SINH: TUYỂN SINH CẢ NƯỚC

3. NGÀNH NGHỀ, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH LIÊN THÔNG, VĂN BẰNG 2

2. NGÀNH NGHỀ, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH CHÍNH QUY TT

Ngành đào tạo TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Chỉ tiêu

Thời gian đào tạo

730

03 năm

TT

Ngành đào tạo

Chỉ tiêu

Thời gian đào tạo

Điều kiện

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG

190

02 năm

Đã tốt nghiệp TCCN chuyên ngành

1

Dược

50

2

Điều dưỡng

50

Đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN

Điều kiện tuyển sinh

1

Dược

240

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

2

Điều dưỡng

180

3

Hộ sinh

40

3

Hộ sinh

30

Kỹ thuật hình ảnh y học

20

Kỹ thuật xét nghiệm y học

30

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VB 2

130

4

Kỹ thuật hình ảnh y học

50

4

5

Kỹ thuật xét nghiệm y học

70

5

6

Kỹ thuật Phục hồi chức năng

70

1

Y sĩ

60

2

Y sĩ Y học cổ truyền

60

Từ 12 - 15 tháng

7

Kỹ thuật Phục hình răng

80

3

Dược

75

3 tháng

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

120

1

Y sĩ

60

2

Y sĩ Y học cổ truyền

60

02 năm

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP - Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

2.1. Hình thức tuyển sinh: XÉT TUYỂN Xét tuyển theo học bạ lớp 12 THPT. Trình độ Cao đẳng, dựa vào điểm tổng 03 môn (điểm cả năm học bạ lớp 12), gồm tổ hợp các môn sau: - Tổ hợp 1: Toán, Hóa, Sinh - Tổ hợp 2: Toán, Lý, Hóa - Tổ hợp 3: Toán, Sinh, Ngoại ngữ - Tổ hợp 4: Toán, Lý, Ngoại ngữ - Tổ hợp 5: Toán, Hóa, Ngoại ngữ - Tổ hợp 6: Toán, Sinh, Công dân. Trình độ Trung cấp, dựa vào điểm tổng 02 môn (điểm cả năm học bạ lớp 12), gồm tổ hợp các môn sau: - Tổ hợp 1: Toán, Sinh - Tổ hợp 2: Toán, Công dân. 2.2. Cách thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh có thể đăng ký 1 trong các cách sau: - Đăng ký trực tuyến trên trang tuyển sinh của trường: tuyensinh.cyk.edu.vn - Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường - Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên). 2.3. Thời gian xét tuyển: - Đợt 1: 15.8.2022 | Đợt 2: 15.9.2022 | Đợt 3: 15.10.2022 | Đợt 4: 30.10.2022. (Lưu ý: Nhà trường chỉ xét tuyển các đợt tiếp theo nếu còn chỉ tiêu)

1

Nhân viên kỹ thuật xoa bóp

3.1. Hình thức tuyển sinh: XÉT TUYỂN 3.2. Thời gian tuyển sinh: Tuyển sinh liên tục trong năm.

LÝ DO CHỌN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA 1. LÀ TRƯỜNG CÔNG LẬP CÓ BỀ DÀY HƠN 40 NĂM TUỔI Là trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa chuyên đào tạo khối ngành chăm sóc sức khỏe, nhân lực y tế cho địa phương và khu vực.

2. HỌC PHÍ HỢP LÝ, THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ CÁC CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG CHO HSSV - Thực hiện chế độ miễn giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP. - Được khen thưởng, cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định. - Học phí ưu đãi, theo Quy định của UBND tỉnh Khánh Hòa, không biến động trong quá trình đào tạo.

3. ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO - Hơn 70% nhà giáo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó có những nhà giáo được học tập, đào tạo từ nước ngoài với chương trình đào tạo uy tín, chất lượng.

4. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI - Ngoài cơ sở hiện có với đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại, nhà trường có Trung tâm thực hành cận lâm sàng được trang bị máy móc hiện đại như: máy xét nghiệm, CT scanner, các thiết bị về nha khoa, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

5. ĐÀO TẠO CON NGƯỜI TOÀN DIỆN, KẾT HỢP TRƯỜNG HỌC - BỆNH VIỆN - SV được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp và giao tiếp… trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. - SV được đào tạo lý thuyết, thực hành tại trường, đào tạo lâm sàng tại các cơ sở y tế. - Hợp tác trong giảng dạy, mời cán bộ có kinh nghiệm thực tế của bệnh viện, cơ sở y tế tham gia giảng dạy.

6. TƯ VẤN VIỆC LÀM, HỖ TRỢ SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP - Tư vấn việc làm và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tại các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài. - Nhà trường liên kết với các cơ sở đào tạo, HSSV có thể liên thông lên bậc ĐH.

NƠI NHẬN HỒ SƠ VÀ TƯ VẤN TUYỂN SINH:

Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường ẢNH: HẢI THANH

Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa (địa chỉ DUY NHẤT: Số 84 đường Quang Trung, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) • Điện thoại: 02583.521.166; 02583.521.576 • Fanpage: facebook.com/tuyensinhcdytkh • Website: tuyensinh.cyk.edu.vn •Zalo/cdytkh


56

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC KHÁNH HÒA Ðịa chỉ: 58 Yersin, P.Phương Sài, TP.Nha Trang, Khánh Hòa ÐT: (0258) 3822315 - 3828807 - Fax: (0258) 3810740 - 3819144 Website: ctnkh.com.vn - Email: support@ctnkh.com.vn Tổng giám ốc: NGUYỄN VĂN ÐÀM

Chúc mÞng këniÇm

ngày báo chí cách mạng việt nam (21.6.1925 - 21.6.2022)

57


58

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

59

Một ngày quẩy hết mình tại

Wonderland Đà Lạt GIA HUY Wonderland Đà Lạt - khu vui chơi được quy hoạch và xây dựng trong Dalat Wonder Resort, tọa lạc tại khu du lịch quốc gia (cũng là thắng cảnh quốc gia) hồ Tuyền Lâm (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng). Đây là khu nghỉ dưỡng sang trọng, đẳng cấp được thiết kế theo phong cách kiến trúc châu Âu hiện đại bên hồ Tuyền Lâm thơ mộng hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách cùng gia đình một chuyến du lịch Đà Lạt tuyệt hơn cả giấc mơ. Từ tháng 11.2020, Dalat Wonder Resort chính thức khai trương khu vui chơi Wonderland - một trải nghiệm đầy thú vị và hấp dẫn cho khách tham quan khi đến thành phố mộng mơ với các trò chơi lần đầu tiên xuất hiện tại Đà Lạt như: Đua xe địa hình, Lâu đài băng giá, Trượt cỏ... Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan và trải nghiệm các hoạt động khác như: vườn hoa, vườn rau, vườn dâu, hồ cá Koi, bắn cung, khu trò chơi bạt nhún, nhà banh, xe điện trẻ em, biểu diễn cồng chiêng vào cuối tuần và thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng Salon De Thé. Điểm đến này tọa lạc tại số 19, đường Hoa Hồng, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, phường 4, TP.Đà Lạt. Thời gian tham quan Wonderland Đà Lạt từ 8 giờ đến 17 giờ hằng ngày. KINH NGHIỆM DU LỊCH VÀ ĐIỂM VUI CHƠI HẤP DẪN TẠI WONDERLAND ĐÀ LẠT Với hơn 1.001 góc sống ảo quên lối về và nhiều trò chơi thú vị, khu giải trí Wonderland Đà Lạt phù hợp với mọi lứa tuổi đến tham quan và vui chơi cùng bạn bè và gia đình. Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00 hằng ngày.

Một góc Dalat Wonder Resort. ẢNH: G.H

Wonderland Đà Lạt nằm trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm Tại đây có nhiều điểm độc đáo và mới lạ với hàng trăm góc check-in siêu lung linh tại Đại lộ tình yêu, Vườn hẹn ước, Quảng trường Hòa Bình, Bến du thuyền.... sẽ tô điểm chuyến đi của bạn thêm phần thú vị. Ngoài ra, khi đến với Wonderland Đà Lạt, du khách còn được trải nghiệm thú vị tại Công viên Khủng long & Tàu lửa. Chuyến tàu lửa mang số hiệu 1979 sẽ đưa bạn trở về khu rừng thời tiền sử cách đây hàng triệu năm để được ngắm nhìn những chú khủng long khổng lồ đã bị tuyệt chủng. Hay tham gia đua xe địa hình để trải nghiệm cảm giác mạnh tại đây. Trò chơi này được mệnh danh là điểm đến cho những trái tim dũng cảm khi tham gia lái xe trên địa hình đồi dốc quanh co. Bạn sẽ tự hào về bản thân mình sau khi chinh phục được những thử thách khi lái xe trên đoạn đường nhấp nhô, khúc khuỷu mà không phải ai cũng dám trải nghiệm.

Đặc biệt, đến với Wonderland Đà Lạt, du khách còn có thể cưỡi ngựa bên khung cảnh đồi núi đầy thơ mộng và bình yên. Hoạt động cưỡi ngựa này phù hợp với những ai yêu thích phong cách cao bồi đầy cá tính và mạnh mẽ. Không những vậy, lâu đài băng giá tại Wonderland Đà Lạt sẽ là nơi lưu giữ những tấm ảnh cực chất của bạn cùng người thân. Tại đây, du khách được thỏa thích trải nghiệm các dịch vụ: trượt tuyết, nặn tuyết, trượt bằng máng, chụp ảnh trong khung cảnh đầy màu sắc… Nhà Tuyết cũng là nơi check-in đầy thú vị đối với mọi người, nhất là giới trẻ. Đáng trải nghiệm hơn, du khách có thể lên du thuyền trên hồ Tuyền Lâm và “khoe dáng” bên làn nước trong xanh êm ả. Với lợi thế được tọa lạc trong không gian thiên nhiên tuyệt đẹp và bình yên trên một nhánh của hồ Tuyền Lâm, Wonderland ắt hẳn sẽ đưa du khách thả mình vào thiên nhiên và thư thái trên chiếc du thuyền để thưởng ngoạn vẻ đẹp hiếm có của hồ. Xe trượt cỏ, thử sức với trò chơi thú vị. Tham gia vào trò chơi trượt cỏ đầy lý thú, chắc chắn du khách sẽ tận hưởng những phút giây hào hứng cùng bạn bè và người thân trong chuyến du lịch tại phố núi mộng mơ!

Khung cảnh thơ mộng của Dalat Wonder Resort

Ngoài ra, tại Wonderland Đà Lạt còn có Vườn thú với những động vật thân thiện và đáng yêu giúp du khách có một sự trải nghiệm với thiên nhiên đầy kỳ thú. Các loài chim và động vật thân thiện, được chăm sóc và nuôi dưỡng giữa thiên nhiên như chim hoàng yến, chim trĩ, chim công, cừu, hươu sao, cún con,... Tại Wonderland Đà Lạt này, du khách có thể tự tay chăm sóc, cho thú ăn, làm bạn với các con vật để nuôi dưỡng tình yêu thương và trân quý động vật. Và còn nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác đang chờ đón bạn tại Wonderland Đà Lạt. Hãy nhanh tay truy cập http://dalatwonderresort. com/trang-chu.html để đặt phòng nghỉ dưỡng tại Dalat Wonder Resort cũng như tham gia các trò chơi hấp dẫn nhất tại Wonderland Đà Lạt nhé. t

THÔNG TIN LIÊN HỆ: DALAT WONDER RESORT Địa chỉ: 19 Hoa Hồng, KDL hồ Tuyền Lâm, phường 4, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam Điện thoại: (0263)3800 099 (0263)3800088 Email: salesteam @dalatwonderresort.com SALES & MARKETING OFFICE Địa chỉ: 179EF Cách Mạng Tháng 8, phường 5, quận 3, TP.HCM, Việt Nam Điện thoại: (0282) 2 539 281 Email: salesteam@dalatwonderresort.com


60

| Đặc san 21-6-2022

CÔNG TY TNHH MâT THÀNH VIÊN

Xä Sá KIWN THIWT LÂM FãNG TRķ Sñ CHÍNH FȒa chȔ: SɅ 4-6 Hɇ Tùng MƗu, P.3, TP.Fà Lƣt, Lâm Fɇng FiǗn thoƣi: 0263.3822111 - Fax: 0263.3821934

HUÂN CHĽíNG LAO FâNG H%NG NH T

ngày báo chí cách mạng việt nam

TR%M Xä Sá KIWN THIWT LÂM FãNG T%I TP.HCM

TR%M Xä Sá KIWN THIWT LÂM FãNG T%I TP.C N THí

242D Nguy̟n Ôình Chi̝u, P.Võ Th̥ Sáu, Q.3, TP.HCM

85 Võ VÇn T́n, P.Tân An, Q.Ninh Ki̛u, TP.Ćn ThŇ

Ôi̡n tho˻i: (028) 7300 2772 - 7300 2775

Ôi̡n tho˻i: (0710) 3780 215 - 3769390

Fax: (028) 7300 2770

Fax: (0710) 3780 215


Đặc san 21-6-2022 |

61

Chất lượng sản phẩm

là cam kết của Công ty LBM AN THẠCH Đó là lời khẳng định về chất lượng của Công ty CP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng (Công ty LBM) - nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm bê tông tươi, gạch đá xây dựng, vật liệu chịu lửa, cao lanh và bentonite tại Việt Nam.

V

ới giá trị cốt lõi “thành thật, thành tâm, tri ân”, trong suốt hơn 20 năm qua, Công ty LBM luôn đồng hành cùng khách hàng, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp. Những năm qua, Công ty LBM đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị chuyên dụng để phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại hóa, cho ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Trọng tâm là đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tại các xí nghiệp trực thuộc và các công ty con, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, ổn định. Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm của công ty ở mức tiên tiến, liên tục được đầu tư mở rộng. Địa bàn hoạt động rộng khắp các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông. Công ty cũng đã phát triển sản phẩm bê tông chất lượng cao - bê tông tự lèn, là giải pháp cho kết cấu phức tạp của các công trình hiện đại. Bê tông tự lèn được áp dụng cho các kết cấu cốt thép dày đặc, hình vòm, vỏ mỏng, kết

Trụ sở Công ty LBM tại số 87 Phù Đổng Thiên Vương, P.8, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng ẢNH: LBM

cấu cần bề mặt hoàn thiện đẹp. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, tinh thần làm việc trách nhiệm, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Đồng thời, công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn hài hòa lợi ích giữa công ty và khách hàng; cam kết cung cấp sản phẩm bảo đảm chất lượng, số lượng và phục vụ 24/7. Không chỉ vậy, công ty luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội, khai thác mọi tiềm năng, không ngừng tăng trưởng, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm để mang đến những giá trị vượt trội cho khách hàng. Theo lãnh đạo Công ty LBM, sự thành công mạnh mẽ của công ty trong thời gian qua là minh chứng cho chiến lược phát triển đúng đắn mà công ty đang từng bước phấn đấu để đạt được. Công ty LBM đang dẫn đầu thị trường bê tông tươi tại tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và mở rộng ra một số địa bàn lân cận. Bên cạnh đó, Công ty LBM cũng là nhà cung cấp hàng đầu về gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các dòng sản phẩm khác như sứ chịu nhiệt, cao lanh, bentonite đã tạo được chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu LBM trên thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt là thị

Tổng đài đặt hàng và các sản phẩm Công ty LBM chuyên cung cấp trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia. Ban lãnh đạo cùng toàn thể các thành viên trong Công ty LBM xác định rằng: khi đưa ra lời cam kết là thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ; kết quả thực hiện cam kết thể hiện trình độ và uy tín; kiểm soát tốt kết quả và chất lượng cam kết sẽ mang lại giá trị vật chất và tinh thần ngoài mong đợi. Công ty liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng là khâu quan tâm sau cùng trong quá trình bán hàng, là mối quan tâm đầu tiên mong giữ được khách hàng. Do đó khẩu hiệu hoạt động của công ty là “Luôn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”. Công ty cũng xây dựng và áp dụng chính sách nhân sự phù hợp

để ổn định và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Xây dựng môi trường làm việc tích cực để mọi thành viên gắn bó và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của công ty. Đồng thời, chính sách chất lượng được truyền đạt đến mọi thành viên trong công ty, được mọi người thấu hiểu, thực hiện và duy trì. Chính sách chất lượng này cũng được thông báo đến mọi khách hàng của công ty. Bằng tinh thần không ngừng sáng tạo, cải tiến sản phẩm với đội ngũ nhân viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tích cực, trách nhiệm, Công ty LBM luôn mong muốn mang đến cho khách hàng giá trị tốt nhất. “LBM là nhà cung cấp chuyên nghiệp, đáng tin cậy của khách hàng. LBM - Biểu tượng của sự liên kết vững bền”.


62

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

Các dòng sản phẩm của yến sào huyền thoại Kainest Khánh Hòa. ẢNH: KAINEST

i ạ o h t n ề y u h o à Yến s

KainestKhánh Hòa

QUỲNH NHƯ

Nhắc đến Khánh Hòa là nhắc đến thế mạnh về nghề yến sào, loại thực phẩm thiên nhiên rất bổ dưỡng cho sức khỏe và tâm hồn con người. Yến sào Kainest là một trong những thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn cho việc bồi bổ sức khỏe. ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU Diên Tân, vùng đất tiềm năng đang vươn mình phát triển của H.Diên Khánh (Khánh Hòa). Nơi đây nổi tiếng với nguồn nước thiên nhiên vô tận, được bắt nguồn từ đỉnh đèo Khánh Lê cao gần 2.000 m so với mực nước biển, độ pH luôn ổn định ở mức 7 - 8. Chất lượng nước đã được kiểm chứng thông qua mỏ nước khoáng nổi tiếng với thương hiệu Kaiwa và Vikoda. Bên cạnh đó, Diên Tân còn có những cánh đồng rộng lớn, vườn cây trái sum sê, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi tiếp giáp với H.Khánh Vĩnh. Chính nhờ sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật mà nơi đây trở thành địa điểm quen thuộc cho loài chim yến bay lượn kiếm mồi và sinh sống làm tổ yến.

Tận dụng lợi thế của vùng đất tiềm năng này, Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa đã dày công nghiên cứu về hệ sinh thái, tìm hiểu về nguồn nước, xây dựng nhà yến, nhà xưởng… Sản phẩm nước uống đóng chai thương hiệu Kaiwa, cháo yến Kainest và sản phẩm Yến sào Kainest Khánh Hòa ra đời là kết quả khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty hơn 10 năm qua. YẾN SÀO KAINEST KHẲNG ĐỊNH CHẤT LƯỢNG Năm 2021, sản phẩm nước Yến sào Kainest Khánh Hòa chính thức có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu bồi bổ sức khỏe của người tiêu dùng. Nguồn nguyên liệu được lấy từ các tổ yến tại các nhà yến Diên Tân. Yến sào Kainest Khánh Hòa được chế biến theo phương pháp truyền thống, đúc kết kinh nghiệm của ngành nghề yến sào Việt Nam kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Yến sào Kainest Khánh Hòa gồm 4 dòng sản phẩm chủ lực là: Yến sào tinh chế Kainest; Nước yến sào Kainest Khánh Hòa lọ 70 ml; Nước yến sào Kainest Khánh Hòa lọ 70 ml dành cho trẻ em vị dâu và vị đào; Nước yến sào Kainest Khánh Hòa lọ 70 ml

dành cho người ăn kiêng; và sản phẩm cháo yến Kainest ăn liền. Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng vượt trội, mẫu mã bao bì hiện đại cùng giá bán phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông Đinh Minh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa, cho biết công dụng bổ dưỡng của yến sào thì người tiêu dùng hầu như ai cũng biết. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, đối với những người đã bị nhiễm bệnh thì các triệu chứng hậu Covid-19 khiến họ càng lo lắng hơn. Do đó, vấn đề bồi bổ sức khỏe nhằm tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh sự thăm khám, tư vấn từ bác sĩ thì việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ yến sào để bồi bổ sức khỏe, bảo vệ lá phổi, hệ thần kinh là một lựa chọn cần thiết cho người từng bị Covid-19. ĐÓNG GÓP PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG Cũng theo ông Đinh Minh Tuân, mục tiêu của Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa không chỉ tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người dân mà còn hướng đến đóng góp

63

cho sự phát triển kinh tế chung của địa phương. Đó là tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 30 lao động trên địa bàn, thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, và cũng là tiền đề để nhiều doanh nghiệp khác hình thành và phát triển, thúc đẩy kinh tế địa phương đi lên. Chị Nguyễn Thị Bích Kiều, nhân viên Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa, chia sẻ dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhưng công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động. Đối với các trường hợp công nhân lao động là F0, F1 điều trị tại nhà, công ty có nhiều hoạt động thăm hỏi, động viên. Các ngày lễ, sinh nhật, người lao động đều được nhận quà, tiền thưởng và được đi nghỉ dưỡng để tái tạo sức lao động. Sự ổn định công việc giúp người lao động an tâm công tác, cống hiến nhiều hơn cho đơn vị. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa cũng đã phối hợp với các đơn vị tài trợ Cháo yến Kainest, Nước yến lọ Kainest, nước uống đóng chai Kaiwa cho các đơn vị như: Trung tâm chăm sóc người có công với Nhà nước ở Phú Yên, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tỉnh Phú Yên và các gia đình có công với cách mạng đang gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Phước Hòa (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Chất lượng sản phẩm yến sào của Việt Nam được đánh giá vượt trội hơn so với các nước trong khu vực. Nhờ vậy, sản phẩm yến sào của Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Công ty TNHH MTV Gold Khánh Hòa đã có nhiều kinh nghiệm trong nuôi chim yến và chế biến khai thác giá trị gia tăng các sản phẩm từ yến sào, cũng như áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy, chất lượng các sản phẩm Yến sào Kainest Khánh Hòa luôn ổn định và mang hàm lượng dinh dưỡng phù hợp đối với người tiêu dùng. Yến sào huyền thoại Kainest Khánh Hòa luôn biết ơn và vinh dự được phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Sản phẩm yến sào Kainest, cháo yến Kainest và nước khoáng đóng chai Kaiwa hiện đã có mặt tại các tỉnh và các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa… Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cao và giá bán hợp lý.


64

| Đặc san 21-6-2022

49 HOÀNG DIȏU - PHȦȚNG 5 - TP.uÀ LǼT - LÂM uȕNG uT: 0263. 3835075 - FAX: 0263.3835799

ngày

báo chí cách mạng việt nam

21.6


Đặc san 21-6-2022 |

65

Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam nơi kết nối, chia sẻ những mảnh đời khó khăn NAM THỊNH Từ khi thành lập và đi vào hoạt động, hơn 10 năm qua Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm hướng tới cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, tích cực hỗ trợ chia sẻ với hàng ngàn người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. CẦU NỐI TIN CẬY CỦA DOANH NGHIỆP Sau kỳ Đại hội lần thứ 2 (nhiệm kỳ 2019-2024) với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Nam liên kết, năng động, sáng tạo, phát triển”, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh đã đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, tiếp sức cho các startup trẻ, chương trình đối thoại, gặp gỡ định kỳ hằng tháng đã trở thành nơi “trung chuyển” những tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp (DN) đến với chính quyền, địa phương. Trong 2 năm qua, vào ngày 5 hằng tháng, HHDN luôn phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh và các sở ban ngành tổ chức tiếp xúc giải quyết gần 200 DN có khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, hoàn thành việc thực hiện khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Quảng Nam năm 2020. Với 5.092 ý kiến đánh giá cấp sở, ban, ngành và cấp huyện từ 1.329 DN, hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia khảo sát. HHDN đã phối hợp tổ chức buổi lễ vinh danh 190 DN, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Quảng Nam. Tại buổi lễ có 19 đơn vị là tập đoàn, DN tài trợ hiện vật với tổng số tiền gần 32 tỉ đồng cho lễ bốc thăm trúng thưởng. Không chỉ làm tốt vai trò kết nối, hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế hiệu quả, HHDN còn làm tốt các hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, HHDN đã chung tay chia sẻ những khó khăn của cuộc sống, xã hội, kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ, thiện nguyện từ các cá nhân và cộng đồng DN. TẤT CẢ VÌ CỘNG ĐỒNG HHDN đã lắp đặt nhiều cây “ATM gạo” trao “hạt gạo yêu thương” giúp đỡ, phát gạo miễn

HHDN tỉnh Quảng Nam phát gạo cho người dân, người lao động gặp khó khăn vì dịch Covid-19. ẢNH: NAM THỊNH

Ông Phạm Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực HHDN tỉnh Quảng Nam trao quà tết cho người nghèo phí cho hơn 18.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn và thu nhập không ổn định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chương trình đã phát 55 tấn gạo, 2.160 thùng mì tôm và gần 100 triệu đồng tiền mặt, với tổng kinh phí khoảng 1 tỉ đồng, thăm, tặng hơn 700 bộ đồ bảo hộ y tế, hơn 20.000 khẩu trang y tế, 5.000 khẩu trang vải, 200 chai nước sát khuẩn… cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bệnh viện Đa khoa T.Ư Quảng Nam và các lực lượng chức năng phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. HHDN đã tặng 100 giường xếp, 700 chăn đắp, 700 mùng cùng 50 triệu đồng tiền mặt cho bà con cách ly tại huyện vùng cao Phước Sơn. Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho bà con cách ly tại H.Nam Trà My với giá trị hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, HHDN đến thăm và tặng nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, La Êê và Đắc Pring, với tổng giá trị hơn 50 triệu đồng.

Đối với bà con đồng hương gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM, HHDN đã kêu gọi ủng hộ về kinh phí, nhu yếu phẩm cần thiết với tổng giá trị hơn 2 tỉ đồng. HHDN còn kêu gọi sự chung tay, chia sẻ của các DN, cá nhân số tiền 500 triệu đồng để hỗ trợ kinh phí cho 155 y, bác sĩ nghỉ ngơi sau khi kết thúc đợt điều trị bệnh nhân Covid-19 tại khách sạn 5 sao Tui Blue Nam Hội An. Bên cạnh đó, HHDN phối hợp với CLB Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Nam kêu gọi hỗ trợ 520 phần quà và nhu yếu phẩm cho bà con H.Phước Sơn, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 500 triệu đồng. Đồng thời, phối hợp với Hội Golf tỉnh Quảng Nam sửa chữa và làm mới 16 căn nhà trị giá gần 1 tỉ đồng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn. Ông Phạm Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực HHDN tỉnh Quảng Nam, cho biết từ khi thành lập và đi vào hoạt động HHDN tỉnh đã thực hiện tốt chức

Nhận được nhiều bằng khen của tỉnh và T.Ư Với những kết quả đạt được và những đóng góp lớn cho cộng đồng, tập thể HHDN tỉnh và các cá nhân thường trực đã nhận được bằng khen của UBND trong nhiều năm liền. Ngoài ra, tập thể HHDN tỉnh Quảng Nam và 12 cá nhân là các thành viên Ban chấp hành đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch Hội đồng T.Ư các HHDN Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khen tặng Cờ thi đua, huy chương vì sự nghiệp phát triển DN và bằng khen cho tập thể và các cá nhân thuộc hiệp hội. năng đ năng đại ại d diện iện iệ n ch cho o cộ cộng ng đ đồng ồng ồn g DN DN, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết, tháo gỡ. Ngoài việc tích cực tham gia vào công tác xã hội, HHDN luôn quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, hợp tác. Minh chứng cho điều đó là doanh thu của nhiều DN đã tăng gấp nhiều lần. “10 năm hoạt động là chặng đường không quá dài nhưng chứa đựng bao nhiệt huyết và sự quyết tâm của tập thể HHDN tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách. Song với những cố gắng không biết mệt mỏi của cả tập thể, chúng tôi tin tưởng rằng HHDN sẽ trở thành một tổ chức vững mạnh, là “cầu nối” tin cậy cho các DN trên địa bàn tỉnh”, ông Hùng nhấn mạnh.


66

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

67

BHXH TP.Đà Nẵng:

Chung tay thực hiện BHYT toàn dân AN QUÂN

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách xã hội quan trọng, do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng. BHYT chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... PHAO CỨU SINH CHO NGƯỜI BỆNH Cách đây không lâu, anh L.V.V (ngụ huyện Đại Lộc, Quảng Nam) lên cơn đau tim đột ngột, vào cấp cứu tại Trung tâm tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng). Tại đây, các bác sĩ (BS) kết luận anh V. bị bóc tách động mạch chủ ngực cần mổ vì nguy cơ tử vong cao trong vòng 1 tuần đầu tiên. Nhưng anh V. không có BHYT, trong khi dự kiến chi phí can thiệp tim mạch cho anh lên đến con số cả trăm triệu đồng. Gia đình anh cho biết, trước đây anh V. có mua BHYT, nhưng năm 2022 lại bỏ không mua nữa... Biết hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo của anh, các BS Bệnh viện Đà Nẵng đã nỗ lực điều trị nội khoa ổn định cho anh sau gần 3 tuần mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng các BS cũng cho biết, tuy anh V. đã may mắn điều trị qua được giai đoạn cấp tính, nhưng về lâu dài, với tổn thương bóc tách động mạch chủ thì anh vẫn có nguy cơ chuyển từ cấp tính sang các biến chứng mạn tính. Điểm may nữa đối với anh là các biến chứng mạn tính thì không gấp gáp, có người trụ được cả năm tùy từng trường hợp, và khi nào xuất hiện biến chứng mạn tính thì mới xử lý phẫu thuật hoặc đặt stent. Quan trọng nhất với anh lúc này là phải có ngay thẻ BHYT để đỡ gánh nặng khi phải xử lý. Trường hợp của anh V., nếu có BHYT thì chi phí điều trị chỉ tầm 30-40 triệu đồng, nhưng nếu không có BHYT thì chi phí mổ và điều trị sau đó có thể lên đến gần 200 triệu đồng. Nhưng không phải trường hợp người bệnh nào cũng may mắn được các BS điều trị vượt qua giai đoạn cấp tính, nguy kịch như anh V. để có thời gian mua BHYT. Trước đó, cũng tại Bệnh viện Đà Nẵng, có rất nhiều trường hợp viêm cơ tim, đột tử tim, nhiễm trùng máu... phải điều trị hồi sức tích cực, nhiều trường hợp phải chạy ECMO (tim

BHXH BH HXH Đà Đà Nẵng Nẵ tuyên tuyêên truyền, truyền ề vận vậận động động ngườ người ườii dâ dân th tham gi gia ia BH B BHYT HYT HY T ttoàn oààn d dân. ân ẢN ẢNH ẢNH: H: A ANH NH QUÂN QUÂ UÂN N - phổi nhân tạo) lên đến vài trăm triệu đồng, nhưng không có BHYT do thu nhập bấp bênh nên trì hoãn việc mua BHYT. PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH MỤC TIÊU BHYT TOÀN DÂN Ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc BHXH Đà Nẵng cho biết, Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19.2.2021 của BTV Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2021-2025, đặt ra mục tiêu đến năm 2022, độ bao phủ BHYT toàn dân đạt tỷ lệ 97,5 % và đến năm 2025 là 99%. Để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà Nghị quyết đề ra, BHXH TP.Đà Nẵng luôn xác định việc phát triển người tham gia BHYT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, BHXH thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, thành lập ban chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH, BHYT để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực BHXH, BHYT.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó có chỉ tiêu về phát triển người tham gia BHYT, những năm qua, BHXH thành phố luôn xác định công tác truyền thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, là phương tiện giúp đưa các chính sách an sinh xã hội thực sự đi vào cuộc sống. Các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, BHYT đã góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin cho người dân trong việc thực thi chính sách, pháp luật, từ đó tích cực tham gia BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tính đến ngày 31.5.2022, tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn TP.Đà Nẵng là 1.059.616 người, đạt 96,56% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân 97,5%. Đến ngày 31.5.2022, đã có 837.954 lượt người khám chữa bệnh BHYT, trong đó: ngoại trú 729.170 lượt người, nội trú 108.784 lượt người. Chi phí khám chữa bệnh BHYT là 864.301 triệu đồng, trong đó: ngoại trú 208.273 triệu đồng, nội trú 656.028 triệu đồng t

Mức đóng BHYT hộ gia đình được quy định như sau: người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến, người tham gia BHYT hộ gia đình được thanh toán 100% chi phí đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh (thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám chữa bệnh tại tuyến xã); 100% chi phí đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh (thấp hơn 15% mức lương cơ sở, thấp hơn 223.500 đồng/lần); 100% chi phí khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.940.000 đồng). Trường hợp tự chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương, 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1.1.2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước…


68 14

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

Cổng Trời Đông Giang cũng đã chính thức mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm. Đây được xem là sản phẩm du lịch mới, lạ với những trải nghiệm hấp dẫn nhằm tạo một cú hích để phát triển du lịch ở vùng Tây Quảng Nam.

Thác Tiên trở thành điểm trải nghiệm hấp dẫn khi đến với Khu du lịch Cổng Trời Đông Giang

NAM THỊNH

CỔNG TRỜI ĐÔNG GIANG Triển khai nhiều gói sản phẩm du lịch hấp dẫn

Nhiều du khách tìm đến Khu du lịch Cổng Trời Đông Giang để trải nghiệm SẢN PHẨM DU LỊCH MỚI Dự án Khu du lịch (KDL) Cổng Trời Đông Giang nằm tại xã Mà Cooih (H.Đông Giang, Quảng Nam), được Tập đoàn FVG đầu tư với số vốn hơn 2.600 tỉ đồng, trên tổng diện tích hơn 120 ha. Sau hơn 4 năm xây dựng, KDL sinh thái Cổng Trời Đông Giang đã đi vào hoạt động từ dịp lễ 30.4 và ngày 1.5, nhanh chóng đón 10.000 lượt khách. Dự án đánh thức vùng rừng núi hoang sơ trở thành điểm du lịch mới, trở thành KDL sinh thái quy mô lớn đầu tiên ở miền núi Quảng Nam, khẳng định nỗ lực, quyết tâm, bản lĩnh và tầm nhìn của chủ đầu tư. Nằm trên dãy Trường Sơn huyền thoại, chỉ cách TP.Đà Nẵng 70 km, KDL sinh thái Cổng Trời Đông Giang được tạo hóa ban tặng khí hậu mát mẻ quanh năm, cùng hệ thống hang động, thác suối và giá trị văn hóa bản địa đặc sắc.

Đây là dự án du lịch trọng điểm phía tây của tỉnh Quảng Nam, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển du lịch miền núi của xứ Quảng Nam để tạo nên điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng đến trở thành một trong những khu du lịch lớn nhất của Quảng Nam nói riêng, miền Trung nói chung trong tương lai. Trong giai đoạn 1, dự án KDL Cổng Trời Đông Giang đã và đang mang đến cho du khách một hành trình khám phá, trải nghiệm nhiều câu chuyện đặc sắc mang màu sắc văn hóa bản địa như làng văn hóa Cơ Tu. Ngoài ra, du khách sẽ được khám phá hệ thống hang động, thác suối kỳ vĩ, rừng bòn bon xanh mát sai trĩu quả, nhiều công trình đặc sắc như hệ thống 7 cây cầu bắc qua sông Ngân, mô hình khủng long hóa thạch… Dự án đưa vào khai thác tổ hợp lưu trú, nghỉ

ẢNH: KDL CỔNG TRỜI

dưỡng theo tiêu chuẩn 4 sao với quy mô 200 phòng, cùng hệ thống nhà hàng để phục vụ du khách. ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Hiện nay, Tập đoàn FVG đã và đang tập trung đầu tư và xây dựng các công trình gồm: khối công trình hành chính dịch vụ, khu nghỉ dưỡng và giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên và khám phá thác nước, hang động, cùng các dịch vụ phụ trợ đi kèm như hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, bán hàng lưu niệm và đặc sản địa phương cùng dịch vụ trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Cơ Tu. Trong giai đoạn 2, nhiều hạng mục vui chơi giải trí hấp dẫn sẽ được hình thành trên đỉnh 400 gồm: Tường thành kiến trúc cổ, ga cáp treo, sân khấu múa rối nước, đặc biệt là nhà trưng bày chủ đề Cơ Tu xây dựng theo mô hình làng Cơ Tu cổ. Ngoài ra, trong giai đoạn 3, chủ đầu tư tiếp tục triển khai

Sau một tháng mở cửa đón khách thành công, KDL sinh thái Cổng Trời Đông Giang đã triển khai thêm nhiều gói sản phẩm hấp dẫn nhằm tiếp cận đến nhiều đối tượng khách tham quan nghỉ dưỡng. Đặc biệt, là chương trình chào đón mùa hè tươi mát tại khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, tận hưởng không gian trong mát của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ cùng người thân và gia đình. Tận hưởng tối đa không gian trong mát của núi rừng cùng “người thân Combo” giá chỉ với 1.450.000 đồng/2 khách. Khám phá vẻ đẹp quần thể Cổng Trời, thác nước và hang động, thưởng thức ẩm thực đậm hương vị nguyên sơ của núi rừng, tận hưởng dịch vụ chuẩn 4 sao chắc chắn sẽ tạo cho bạn những kỷ niệm đáng nhớ. Combo “Chào hè 2022” sẽ áp dụng từ ngày 1.6 đến 31.8.2022, bao gồm phòng khách sạn 4 sao kèm buffet sáng; 1 set ăn tối thưởng thức đặc sản địa phương; giao lưu văn nghệ cùng người Cơ Tu, sử dụng tiện ích khách sạn miễn phí: bể bơi, trà - cà phê và miễn phí nhận phòng sớm tùy theo tình trạng phòng. Cụ thể: Giá phòng chưa bao gồm vé vào cổng KDL - Phụ thu cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy): 200.000 đồng/phòng/ đêm. Phụ thu trẻ em từ 6 - 11 tuổi: 500.000 đồng/bé/đêm. nhiều khu vui chơi giải trí tại đỉnh 800 của dự án với các chủ đề: công viên theo chủ đề, hệ thống khách sạn lưu trú và hệ thống đài vọng cảnh cao 9 - 13 tầng. Để phục vụ cho hoạt động khai trương, thử nghiệm và đi vào hoạt động chính thức sau này, Tập đoàn FVG đã tổ chức một đợt tuyển dụng với hơn 120 vị trí tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển dụng gần 100 lao động là đồng bào Cơ Tu tại huyện Đông Giang. t


Đặc san 21-6-2022 |

iSchool Nha Trang:

Trang bị hành trang cho con tự tin hội nhập HẢI THANH iSchool Nha Trang là trường thuộc Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool - một thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng với mục tiêu phát triển mô hình chuỗi giáo dục khép kín từ mầm non đến tiến sĩ, chuẩn tiếng Anh quốc tế theo triết lý giáo dục Nhân bản.

Đ

ược thành lập từ năm 2008 và đã có mặt tại 15 tỉnh thành trên cả nước, trong suốt 14 năm thành lập, có hơn 47.000 học sinh nhiều thế hệ đã đồng hành cùng Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool và giành được nhiều thành tích về học thuật, kỹ năng, các học bổng đại học danh giá. Tại iSchool, các em không chỉ được trang bị kiến thức vững vàng mà còn hình thành trọn bộ kỹ năng của thế kỷ 21: Tư duy phản biện - Sáng tạo - Hợp tác - Giao tiếp cùng tư duy học tập suốt đời để tạo nên thế hệ học sinh hội nhập ưu tú. iSchool tôn trọng, khơi dậy tiềm năng và khích lệ sự phát triển từng cá nhân, định hướng cho học sinh thông qua chương trình giáo dục nhân cách và cổ vũ việc thực hành 6 giá trị cốt lõi của hệ thống ở tất cả các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Điểm khác biệt đáng tự hào trong toàn hệ thống iSchool là việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp giáo dục ITL Plus© trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh phát

triển năng lực nền tảng, những giá trị sống để có thể thích nghi và thành công ở mọi môi trường học tập, làm việc trong nước cũng như quốc tế. Mỗi học sinh tại iSchool còn được trở thành chủ thể của chương trình giáo dục khác biệt với chương trình tiếng Anh theo chuẩn đầu ra Cambridge; chương trình “Kiến tạo doanh nhân trẻ” trang bị cho học sinh khả năng quản lý tài chính và kỹ năng khởi nghiệp ngay từ ghế nhà trường; chương trình Khoa học Máy tính do Tập

đoàn công nghệ Samsung thiết kế và các chương trình giáo dục kỹ năng sống - giá trị sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, hoạt động câu lạc bộ… Gia nhập Hệ thống trường Hội nhập quốc tế iSchool từ năm 2010, iSchool Nha Trang hiện là trường liên cấp hàng đầu tại Nha Trang. Trong suốt hơn chục năm qua, nhà trường đã luôn khẳng định được vị thế trong lĩnh vực giáo dục hội nhập quốc tế bằng việc phát triển cả về chất lượng và quy mô. Nhắc đến iSchool Nha Trang hôm nay, người ta sẽ nói đến một ngôi trường với cơ sở vật chất đẹp, khang trang, hiện đại, với chất lượng giáo dục, đào tạo, quản lý học sinh tốt, với những lợi ích vượt trội và khác biệt mà nhà trường mang lại cho phụ huynh và

Học với giáo viên nước ngoài tại iSchool Nha Trang ẢNH: iSCHOOL NHA TRANG

69

Giờ học trải nghiệm của các cháu học sinh tiểu học học sinh. Năm học 2021 - 2022 là một mốc son, đánh dấu việc nhà trường hoàn thiện liên cấp từ lớp 1 đến lớp 12. Song song đó, trường cũng mở rộng những chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực du học và các chương trình học thuật, bằng cấp và chứng chỉ quốc tế. Học sinh của trường liên tục chinh phục các giải thưởng cao của Sở GD-ĐT Khánh Hòa và Tập đoàn Nguyễn Hoàng; tỷ lệ học sinh khá - giỏi và đỗ tốt nghiệp THPT và cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước. Thầy Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường iSchool Nha Trang, chia sẻ: “Hội nhập quốc tế về giáo dục là tất yếu trong xu thế phát triển chung hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chương trình giáo dục của iSchool là một trong những minh chứng cụ thể của Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool nói chung và Trường iSchool Nha Trang nói riêng nhằm giúp cho học sinh của chúng tôi thực hiện khát vọng học tập và tham gia hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu có bản lĩnh, tự tin, sống có đam mê, hoài bão, có tư duy, kiến thức và kỹ năng để có thể học tập, làm việc và thành công ở mọi môi trường trong nước hay quốc tế”. Với mục tiêu định hướng rõ ràng của iSchool, trong tương lai gần, iSchool Nha Trang phấn đấu trở thành một điểm trường thu hút học sinh từ bậc học mầm non đến trình độ tiến sĩ ngay tại quê hương Nha Trang, góp phần tích cực phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà và dựng xây quê hương ngày càng văn minh, hiện đại. t


70

| Đặc san 21-6-2022

để nâng cao sự hài lòng của khách hàng HOÀNG SƠN Thông qua các kênh giao tiếp số, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng tăng từ 88% lên đến 99% (tính đến cuối năm 2021). XỬ LÝ HƠN 1.000 TRƯỜNG HỢP CHẬP ĐIỆN Trong giai đoạn 2021 - 2025, EVNCPC thực hiện 72 nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), trong đó giai đoạn 2021 - 2022 có 54 nhiệm vụ; giai đoạn 2023 - 2025 có 18 nhiệm vụ. Đáng chú ý, trong số 72 nhiệm vụ đã nêu, có 21 nhiệm vụ do EVNCPC tự xây dựng. Về đề án cách mạng công nghiệp 4.0, có 6 đề án cần thực hiện thì EVNCPC đã hoàn thành đến 5 đề án, còn 1 đề án tiếp tục thực hiện trong năm 2022. “EVNCPC xác định trọng tâm CĐS là thu hút khách hàng tham gia các kênh giao tiếp số và làm hài lòng khách hàng trên các

kênh giao tiếp này”, đại diện tổng công ty cho hay. Theo đó, EVNCPC đã cho ra đời hàng loạt kênh giao tiếp số. Đơn vị đã cho cải tiến các kênh web và app chăm sóc khách hàng (CSKH). Bổ sung các tính năng mới, như: cá nhân hóa; các chức năng liên quan đến việc sử dụng điện của khách hàng, tương tác với người dùng mới; cảnh báo sản lượng điện bất thường; truyền thông, quảng bá. Hiện nay, EVNCPC đang thử nghiệm quầy giao dịch số có kết hợp dịch vụ video call để hỗ trợ cho các khách hàng chưa có hoặc chưa sử dụng thành thạo các thiết bị di

Chương trình quản lý quy hoạch của EVNCPC có thể chỉ ra các dự án cần bổ sung hoặc loại bỏ; cần giãn tiến độ hoặc tập trung đẩy nhanh

động thông minh. Khách hàng có thể đăng ký dịch vụ điện, thanh toán, truy cập thông tin trực tuyến qua 8 kênh giao tiếp số. Hiện EVNCPC đã có thể hỗ trợ khách hàng theo dõi tình hình sử dụng điện hằng ngày, theo dõi tiến độ xử lý các yêu cầu dịch vụ điện. Khách hàng sẽ được cảnh báo khi có bất thường trong sử dụng điện. Thông qua việc này, EVNCPC đã phát hiện sớm được hơn 514.00 sản lượng tăng, giảm bất thường; có 1.036 trường hợp hệ thống điện khách hàng bị chạm, chập được hỗ trợ xử lý. VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH HƠN Thời gian qua, EVNCPC đã chuyển 100% các trạm biến áp 110 kV vận hành không người trực. Tỷ lệ kết nối thiết bị phân đoạn trên lưới điện về hệ thống SCADA/DMS là 93,4%. Trọng tâm CĐS trong giai đoạn này là quản lý và vận hành lưới điện thông minh hơn. EVNCPC cũng ứng dụng công nghệ BI xây dựng Dashboard phân tích số liệu QLKT. Đều đặn hằng ngày, ứng dụng này được truy cập với tần suất hơn 200 lượt. Việc sử dụng các Dashboard QLKT cũng giúp giảm 5 - 10 lần thời gian làm báo cáo so với cách truyền thống trước đây. “EVNCPC xác định trọng tâm CĐS trong mảng quản trị là ứng dụng công nghệ, giải pháp mới để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tập trung vào quy trình nghiệp vụ, ký số, tương tác nội bộ và với đối tác bên ngoài”, đại diện EVNCPC cho biết thêm, năm 2021, tổng công ty đã đưa vào sử dụng thêm 20 phần mềm/module chức năng. Đã có 202/222 nghiệp vụ được chuyển lên môi trường

Quầy giao dịch số được EVNCPC triển khai lắp đặt tại Điện lực Nam Sông Hương - PC Thừa Thiên-Huế ẢNH: S.X

số (chiếm tỷ lệ 91%). Trong đó, có nhiều phần mềm mang lại hiệu quả nổi bật. Chẳng hạn, chương trình Quản lý quy hoạch đã thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học về phát triển nguồn, phụ tải và phân bổ theo khu vực để chủ động đề xuất sớm các dự án đầu tư đồng bộ phù hợp; bám sát quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các hiệu chỉnh, rà soát quy hoạch phát triển điện lực của các tỉnh, thành để có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế… Hay phần mềm quản lý an toàn lao động đã được số hóa toàn bộ 9 bước lên môi trường số, xác nhận bằng chữ ký số EVN CA nhằm thuận tiện thực hiện công việc, kiểm soát an toàn lao động toàn bộ quá trình và rút ngắn thời gian chuẩn bị. Một trong những bước đột phá là việc hoàn thành các hệ thống hỗ trợ tương tác nội bộ và với đối tác bên ngoài chuyển dịch lên môi trường số, các quy trình có tham gia của các đối tác bên ngoài được số hóa và phát huy tác dụng như thanh toán IPP, nhật ký điện tử, liên thông văn bản với chính quyền địa phương. Trong năm 2021, có hơn 14.000 văn bản được gửi/ nhận giữa EVNCPC và các sở, ban, ngành của địa phương thông qua trục liên thông văn bản. Hiện EVNCPC đã số hóa và di động hóa các quy trình nghiệp vụ nên người lao động có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi. EVNCPC cũng đã ứng dụng AI để xử lý 100% hình ảnh hiện trường trong chương trình IMIS và đang thử nghiệm kết hợp flycam với AI để áp dụng vào công tác kiểm tra đường dây. Tính đến quý 2/2022, EVNCPC đã nhận được 512 ý tưởng, trong đó có 9 ý tưởng được EVN công nhận. t


Đặc san 21-6-2022 |

71


72

| Đặc san 21-6-2022

Nữ CEO tiên phong trong lĩnh vực BPO AN QUÂN Làm chủ công nghệ và mạnh dạn tiên phong trong lĩnh vực BPO - thuê ngoài quy trình kinh doanh, chị Hà Thị Đan Phượng, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty TNHH BPO.MP, trở thành cái tên đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ và số hóa tài liệu ở thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, Công ty TNHH BPO.MP là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực BPO thuê ngoài quy trình kinh doanh với các dịch vụ và giải pháp chính hỗ trợ về mặt công nghệ cho khách hàng có nhu cầu, bao gồm các giải pháp như chỉnh lý tài liệu, số hóa tài liệu lưu trữ và các dịch vụ như nhập liệu và xử lý dữ liệu, gán nhãn dữ liệu, hỗ trợ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo - AI, xử lý ảnh DTP, Chatbot - Trợ lý ảo doanh nghiệp, gia công tài chính kế toán, biên phiên dịch, giới thiệu nhân sự. THÀNH CÔNG TỪ BƯỚC ĐI TIÊN PHONG Tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh, chị Phượng bắt đầu từ lĩnh vực dịch vụ du lịch nhà hàng, khách sạn, F&B và nghỉ dưỡng cao cấp tại Hội An (Quảng Nam), sau đó chị vào TP.HCM và bén duyên với lĩnh vực công nghệ, số hóa tài liệu, chuyển đổi số. Sau đó, chị quyết định trở về quê nhà Đà Nẵng để phát triển lĩnh vực BPO bằng chính kinh nghiệm nhiều năm làm quản lý của mình. “Đây là một lĩnh vực mới, nhưng qua 16 năm gắn bó và theo ngay từ ban đầu, tôi nhận thấy bản thân cũng đã nắm vững về quy trình vận hành và có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực BPO. Hiện tại,

Thành viên Công ty TNHH BPO.MP ẢNH: AN QUÂN Chị Hà Thị Đan Phượng, Giám đốc Công ty TNHH BPO.MP tôi đang kiêm nhiệm 2 vị trí: Giám đốc chi nhánh của Công ty TNHH Minh Phúc tại Đà Nẵng và Giám đốc Công ty TNHH BPO.MP”, chị Phượng cho biết. Nhận thấy ngành BPO khá là mới mẻ tại thị trường Việt Nam, chị Phượng quyết định trở thành người tiên phong trong lĩnh vực này. Tại thời điểm khởi nghiệp với BPO, 100% nguồn thu của công ty là các dự án đến từ thị trường nước ngoài - các nước nói tiếng Anh và Nhật Bản. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, từ khi bắt đầu dịch Covid-19, nhu cầu quản lý dữ liệu thông tin, số hóa tài liệu và làm việc trực tuyến đã mở ra cho chị và cộng sự cơ hội nắm bắt và khai thác thị trường tiềm năng trong nước còn bỏ ngỏ. “Hiện tại, hơn 30% doanh thu của chúng tôi là từ thị trường trong nước. Chúng tôi đặt mục tiêu nâng con số này lên trên 50% trong vòng 2 năm tới. Đối với thị trường trong và ngoài nước thì giải pháp, dịch vụ sẽ có những đặc thù khác nhau. Tại Việt Nam, chúng tôi chủ yếu đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số hóa tài liệu, chuyển đổi số, gán nhãn dữ liệu, thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo AI...

Ở thị trường nước ngoài, chúng tôi tập trung cung cấp các dịch vụ như nhập liệu và xử lý dữ liệu, gán nhãn dữ liệu, gia công tài chính kế toán…”, chị Phượng chia sẻ. CHUYỂN ĐỔI SỐ PHỤC VỤ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chị Phượng cho biết, theo nghiên cứu, thì 83% người được khảo sát khẳng định rằng dự án thuê ngoài quy trình kinh doanh của họ đã đạt chỉ số lợi tức đầu tư từ 24% trở lên; 89% chia sẻ rằng việc thuê ngoài quy trình kinh doanh đạt mục tiêu lợi nhuận họ đề ra; 30% nhận định rằng họ chỉ tạm hài lòng với kết quả mà các công ty thuê ngoài mang lại; 70% người được khảo sát trả lời rằng họ rất hài lòng với dịch vụ được cung cấp. Phần việc mà các đối tác lựa chọn để thuê ngoài sẽ dựa trên ngành nghề và nhu cầu của đơn vị mình, và các giải pháp, dịch vụ thuê ngoài quy trình kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. “Việc phát triển ngành BPO ở thời điểm hiện tại vừa là cơ hội cho chúng tôi, vừa góp phần vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thay đổi cơ cấu thị trường, ngành nghề số hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường”, chị Phượng kỳ vọng.

KHÔNG NGỪNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Hiện tại, BPO.MP luôn có sẵn các giải pháp, ứng dụng và công nghệ tiên tiến nhất phục vụ cho quá trình vận hành chuyển đổi số như Giải pháp nhận diện ký tự thông minh ProEye, Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử ProDMS, Giải pháp văn phòng điện tử thông minh ProOffice... “Với mỗi khách hàng chúng tôi đều thực hiện các bước khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu, tình trạng thực tế của doanh nghiệp, cũng như ngân sách cho mỗi dự án nhằm tùy chỉnh và đưa ra những lựa chọn về mặt công nghệ và chi phí phù hợp nhất. Đó cũng là thách thức mà chỉ những đơn vị có nền tảng công nghệ và bề dày kinh nghiệm mới có thể tự tin giải quyết một cách nhanh chóng, bài bản và khoa học”, nữ thủ lĩnh của BPO.MP tự tin khẳng định. Chị Phượng cho biết thêm, trong thời gian đến, BPO.MP đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước cũng như mở rộng khách hàng ở thị trường nước ngoài, hỗ trợ các khách hàng bao gồm cả lĩnh vực hành chính công và kinh doanh số hóa tài liệu. Theo đó, BPO.MP sẽ cung cấp các giải pháp số hóa tài liệu, lưu trữ và tìm kiếm thông tin, số hóa quy trình làm việc... giúp các đơn vị, doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, tận hưởng những tiện ích và hỗ trợ tuyệt vời từ sự phát triển của công nghệ. t

Thành viên Công ty TNHH BPO.MP


Đặc san 21-6-2022 |

73

BÌNH MINH Được thành lập vào tháng 12.2007, Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ là đơn vị thành viên của Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2), với nhiệm vụ quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ.

Q

ua hơn 15 năm quản lý, vận hành nhà máy, đơn vị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, mà còn luôn chủ động trong các hoạt động xã hội từ thiện, chung tay vì cộng đồng.

SẢN XUẤT HIỆU QUẢ, NỘP THUẾ TỐT Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ là bậc thang cuối cùng của hệ thống thủy điện trên sông Ba, với công suất lắp đặt 220 MW; dung tích hồ chứa 350 triệu m³. Bình quân, mỗi năm nhà máy cung cấp hơn 600 triệu kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia và khu vực miền Trung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển hệ thống điện quốc gia nói chung và nền kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên nói riêng. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh hằng năm, Ban lãnh đạo công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể về kinh tế và kỹ thuật. Nhờ vậy, nhà máy luôn đảm bảo việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô; đồng thời thực hiện tốt việc điều tiết, cắt giảm lũ trong mùa mưa cho vùng hạ du sông Ba trong điều kiện tình hình khí hậu, thời tiết có nhiều biến chuyển phức tạp, khó lường. Ông Nguyễn Đức Phú, Phó tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ, cho biết: Năm 2021, công ty đã phải thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tình hình thủy văn không thuận lợi, diễn biến khí hậu thất thường. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban lãnh đạo công ty và sự linh hoạt trong chiến lược chào giá, đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao. Cụ thể, sản lượng điện phát cả năm 2021 đạt hơn 729 triệu kWh, xấp xỉ 4,6% tổng sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO2; vượt 27% kế hoạch giao. Tổng doanh thu bán điện đạt 132,98% kế hoạch năm. Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ còn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào nộp thuế của tỉnh Phú Yên nhiều năm liền. Từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã nộp thuế hơn 1.200 tỉ đồng, được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Phú Yên tặng nhiều bằng khen về thành tích thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế.

Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ trao quà tết cho người dân nghèo ở xã Suối Trai, H.Sơn Hòa (Phú Yên)

Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên tiếp nhận 3 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai từ Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ. ẢNH: THANH THANH

CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN SÔNG BA HẠ:

Cung cấp nguồn sáng, sẵn lòng hỗ trợ cộng đồng

Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ thả cá giống xuống hồ thủy điện Sông Ba Hạ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ còn là đơn vị tiên phong trong các hoạt động an sinh xã hội, chung tay vì cộng đồng, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của đơn vị. Định kỳ hằng năm, Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ triển khai nhiều chương trình, hoạt động xã hội nhằm chăm lo đời sống người dân vùng hạ du như: hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình công cộng phục vụ đời sống dân sinh; trao tặng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ bò giống cho phụ nữ nghèo phát triển kinh tế. Đơn vị cũng tham gia nhiều hoạt động bảo trợ xã hội, tặng xe đạp và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học; thăm hỏi, trao tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo; thả cá giống trên lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ để tái tạo nguồn lợi thủy sản, làm sạch nguồn nước và môi trường, góp phần ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân địa phương... Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công ty đã tích cực chung tay cùng cả nước

chống dịch qua nhiều hoạt động như: Ủng hộ Quỹ Vắc xin Covid-19, Quỹ Phòng chống dịch; tặng nhu yếu phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế cho một số khu dân cư bị cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch bệnh… Ông Trần Lý, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ, chia sẻ: Trong năm 2021, công ty đã dành hơn 9 tỉ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội và hoạt động phòng chống dịch của cả nước. Cụ thể, công ty đã trao tặng 3 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xây dựng 4 căn nhà đại đoàn kết cho các gia đình chính sách, người có công. Đây cũng là năm đầu tiên đơn vị tổ chức thả hơn 50 vạn con cá giống xuống lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ để tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Trong mùa mưa lũ 2021, công ty trao 3 tỉ đồng để hỗ trợ bà con khắc phục những thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây nên. Mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ là làm tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, mà còn chủ động, tích cực trong các hoạt động xã hội, từ thiện, chung tay vì cộng đồng.


74

| Đặc san 21-6-2022

Nhà máy gįch tuy nen Quşc Tiōn:

Lijy ngĽn nuôi dài, giıi quyōt viŕc làm cho hàng trĥm lao ýŧng

PHẠM ANH - HẢI PHONG

Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến là chi nhánh của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quốc Tiến, tại Cụm công nghiệp Quán Lát, xã Đức Chánh, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi). Đi vào hoạt động từ năm 2009, đến nay Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến đã đầu tư khoảng 50 tỉ đồng, trong đó có 2 dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò tuy nen để tạo ra sản phẩm gạch đốt và nhiều cải tiến mới trong việc vận chuyển, công suất khoảng 20 triệu viên gạch/năm. LẤY NGẮN NUÔI DÀI Trước đây, Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến sử dụng công nghệ “lò nung liên tục kiểu đứng”. Sau một thời gian, nhận thấy công nghệ này không hiệu quả vì gạch hỏng quá nhiều, nên nhà máy chuyển qua mô hình lò bán thủ công nhưng cũng không thành công. Đến năm 2010, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước bỏ các lò gạch thủ công và bán thủ công nên nhà máy quyết định nâng cấp lên thành lò gạch tuy nen. Ban đầu, từ 1 lò rồi phát triển lên 2 lò cho đến nay. Trong quá trình sản xuất, nhà máy không ngừng đổi mới dây chuyền hoạt động để phù hợp và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chính ở đây lấy từ việc “chỉnh trang đồng ruộng, tận thu đất sét”. Nói về cái duyên với gạch, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến cho biết, ngày trước ông vốn làm ngành xây dựng. Thế nhưng trong quá trình tận thu đất sét khi cải tạo và chỉnh trang đồng ruộng, thấy tiếc nguồn đất sét, ông đã nghĩ suy và quyết định thành lập nhà máy gạch này. Mỗi năm, khi làm ăn có lời, ông lại “lấy ngắn nuôi dài”, đầu tư dần dần. Cho đến nay, nhà máy sản xuất được khoảng 20 triệu viên gạch/năm và trở thành một trong những loại gạch được thị trường trong tỉnh rất ưa chuộng. Hiện tại, Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến đang phân phối sản phẩm chủ yếu ở trong tỉnh Quảng Ngãi. Riêng ở các huyện: Mộ Đức,

Ông Lê Quốc Tiến kiểm tra chất lượng viên gạch khi chuẩn bị đưa vào lò đốt.

N ười Ng ời lao lao độ động ttại ạii nhà hà má áy cóó th thu nhậ hập ổổn n đị nh h nê ên rất ất Người máy nhập định nên gắn bó với nhà máy Tư Nghĩa, Ba Tơ và TP.Quảng Ngãi, gạch của nhà máy được tiêu thụ rất mạnh. Ông Tiến cho biết thêm: Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19 cùng với thời tiết mưa nhiều nên tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch tuy nen tại Quảng Ngãi giảm sút. Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình tiêu thụ gạch của nhà máy đang trên đường trở lại mạnh mẽ. Đây chính là kết quả của việc chủ động đầu tư thiết bị dây chuyền sản xuất mới, đổi mới công nghệ, siết chặt khâu quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. TẠO VIỆC LÀM CHO HÀNG TRĂM LAO ĐỘNG Hiện tại, Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến có khoảng 200 công nhân làm việc thường xuyên, thu nhập bình quân hằng tháng khoảng 8 triệu đồng/người. Với mức thu nhập trên, nhiều công nhân đã có cuộc sống ổn định và chăm lo cho gia đình. Chị Nguyễn Thị Đào (35 tuổi, ở xã Đức Nhuận, H.Mộ Đức), người đã gắn bó làm việc tại Nhà máy gạch tuy nen

ẢNH: HẢI ANH

Ô g Lê Quốc Ôn Quốc ố Ti Tiế ến Ông Tiến

Quốc Tiến hơn 8 năm cho biết, công việc của chị ở nhà máy là bốc gạch xếp lên xe để chuyển đi. “Tuy việc làm có phần mệt nhọc nhưng chị em ở đây đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và ông chủ tốt bụng, luôn hỗ trợ lúc khó khăn, nên chúng tôi rất vui. Lương, thưởng cũng rất ổn định nên đi làm không cần phải lo gì cả”, chị Đào nói. Đó là chưa kể, nhiều chị em làm việc tại đây chịu khó tăng ca nên nhiều tháng thu nhập 15 triệu đồng. Mức thu nhập này đã thu hút được nhiều lao động ở địa phương. Ngoài ra, hầu hết công nhân làm việc tại nhà máy đều được hưởng các chế độ, chính sách của người lao động theo quy định của pháp luật. Ông Tiến cho biết, hiện nhà máy cũng đang đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng chất lượng sản phẩm. “Một trong những hướng đi đúng đắn mà Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến lựa chọn đó là lấy uy tín, chất lượng các sản phẩm làm nền tảng cho sự phát triển. Mặt khác, đơn vị tiến hành sản xuất nhiều mặt hàng

mới có mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại, đa dạng về sản phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”, ông Tiến nói. t

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TIẾN: KINH DOANH ĐA LĨNH VỰC Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quốc Tiến có địa chỉ tại cụm công nghiệp Quán Lát, xã Đức Chánh, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, gồm: xây dựng công trình đường bộ, buôn bán vật liệu thiết bị lắp đặt trong xây dựng, kinh doanh bất động sản cùng các lĩnh vực khác, trong đó có sản xuất, kinh doanh gạch tuy nen. Sau hơn 13 năm đi vào hoạt động sản xuất, Nhà máy gạch tuy nen Quốc Tiến đã tạo công việc ổn định cho hàng trăm lao động địa phương và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển H.Mộ Đức. Gạch đất sét nung của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quốc Tiến được chứng nhận phù hợp với yêu cầu quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD và chứng nhận đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.


Đặc san 21-6-2022 |

75


76

| Đặc san 21-6-2022 Hacom GalaCity được đánh giá là khu nhà ở xã hội đạt tiêu chuẩn chất lượng thương mại hàng đầu của tỉnh Ninh Thuận

Thành üông Ninh ThuĻn:

Không ngŹng nâng cao giá trř bŏn vŽng cho phát triőn ýô thř

THÀNH NGUYỄN

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, cho biết: “Tòa nhà Hacom GalaCity là công trình xây dựng mang đậm nét hiện đại, góp phần tạo nên cảnh quan đô thị khang trang nằm trong quần thể dự án có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội điển hình, hiệu quả thiết thực trong giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp có nhu cầu sống, học tập và làm việc tại trung tâm TP.Phan Rang - Tháp Chàm”.

Công ty CP Thành Đông Ninh Thuận - đơn vị thành viên của Công ty CP Đầu tư Hacom Holdings đã khánh thành, đưa vào sử dụng Khu nhà ở xã hội Hacom GalaCity đánh dấu mốc quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Ninh Thuận. Việc khánh thành trên đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận (1.4.1992 - 1.4.2022) và kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Ninh Thuận (16.4.1975 - 16.4.2022). Mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, nhưng Công ty CP Thành Đông Ninh Thuận (Thành Đông Ninh Thuận) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp vừa phòng chống dịch vừa sản xuất thi công tại chỗ, bảo đảm tiến độ công trình, đưa vào sử dụng Khu nhà ở xã hội Hacom GalaCity theo đúng tiến độ đã cam kết với chính quyền địa phương. CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT NINH THUẬN Được xây dựng trên diện tích 11.417 m², Hacom GalaCity tọa lạc ngay giữa Khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), TP.Phan Rang - Tháp Chàm, quy mô 4 tòa nhà cao tầng (trong đó tòa B1, B2 cao 12 tầng; tòa A1, A2 cao 15 tầng) với 848 căn hộ, có tổng số vốn đầu tư hơn 541 tỉ đồng. Đây là dự án tâm huyết của Thành Đông Ninh Thuận, không những góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội của địa phương. Xác định mục tiêu vừa

Lễ khánh thành dự án nhà ở xã hội Hacom GalaCity phát triển quỹ nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, vừa làm đẹp TP.Phan Rang - Tháp Chàm, ngay từ khâu thiết kế đến xây dựng, hoàn thiện, Thành Đông Ninh Thuận luôn chú trọng đến chất lượng và đặt tiêu chí môi trường sống xanh, sống khỏe lên hàng đầu. Do vậy, ngay khi đưa vào sử dụng, Hacom GalaCity được đánh giá là khu nhà ở xã hội đạt tiêu chuẩn chất lượng thương mại hàng đầu của tỉnh Ninh Thuận. Các vật tư, thiết bị nội thất trong căn hộ được chủ đầu tư trang bị chủng loại cao cấp, có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Các khu vực sử dụng chung, như: sảnh chính tòa nhà, khu vực hành lang, tầng hầm, thang máy được hoàn thiện khang trang, rộng rãi với các thiết bị cao cấp, hiện đại. Không gian chung của Hacom GalaCity được bố trí rộng rãi, hợp lý, đầy đủ các tiện ích. Đặc biệt, các tòa nhà đều sử dụng thang máy loại cao cấp, hạ tầng cảnh quan, sân vườn được đầu tư rộng, thông thoáng… hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera an ninh thường trực 24/7. Với ưu thế nằm giữa trung tâm thành phố, cư dân đang sinh sống ở Hacom GalaCity rất thuận tiện cho việc tiếp cận các khu

ẢNH: THÀNH NGUYỄN

vực an sinh, xã hội, như: Quảng trường 16 Tháng 4, chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học… đem lại sự tiện lợi tối đa cho mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hacom GalaCity là công trình xây dựng mang đậm nét hiện đại, góp phần tạo nên cảnh quan đô thị khang trang, đồng bộ, giải quyết một lượng lớn nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp có nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc tại trung tâm TP.Phan Rang - Tháp Chàm và các vùng lân cận. KHÁT VỌNG TẠO KỲ TÍCH Dịch Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của dự án nhà ở xã hội Hacom GalaCity. Tuy nhiên, với bản lĩnh, kinh nghiệm và không ngừng năng động, vượt khó của Thành Đông Ninh Thuận, một doanh nghiệp đa ngành nghề, có hơn 17 năm kinh nghiệm thi công các công trình quy mô trải dài trên khắp vùng miền Tổ quốc, đã hoàn thành dự án đúng tiến độ cam kết. Việc đưa dự án nhà ở xã hội Hacom GalaCity hoàn thành vào đúng dịp Kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận và 47 năm Ngày thống nhất đất nước là dấu ấn quan trọng của Thành Đông Ninh Thuận trong sự phát triển chung của tỉnh Ninh

Thuận, cũng như hiện thực hóa giấc mơ có nhà cho người thu nhập thấp ở địa phương. Đến nay, đã có hơn 300 hộ dân có thu nhập thấp đã hoàn thành thủ tục tiếp nhận căn hộ Hacom GalaCity. Công tác quản lý điều hành của Ban quản lý tòa nhà cũng được cư dân đánh giá cao về tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, với thiết kế hiện đại, tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên, không gian mở và đặc biệt là không gian cây xanh trong công viên chung của tòa nhà đã làm hài lòng các cư dân đối với dự án. Có thể nói, trong năm 2021, tuy phải đối diện với những khó khăn của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng, nhưng Thành Đông Ninh Thuận vẫn vững vàng với các mục tiêu, chiến lược phát triển lâu dài tại Ninh Thuận; góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển kinh tế đô thị bền vững” - 1 trong 5 lĩnh vực trọng điểm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Thành Đông Ninh Thuận luôn duy trì thế mạnh, khẳng định vị thế tạo nên những giá trị “Phát triển bền vững” trong suốt quá trình phát triển các dự án tại Ninh Thuận, đảm bảo hài hòa giữa việc tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững về môi trường và trách nhiệm xã hội. t


Đặc san 21-6-2022 |

77


78

| Đặc san 21-6-2022

Khu dân cư Đức Phổ Gateway:

Khang trang thêm đô thị phía nam Quảng Ngãi PHẠM ANH – HẢI PHONG Khu dân cư nam đường Trần Hưng Đạo và chỉnh trang đô thị (có tên thương mại là Đức Phổ Gateway) do Công ty TNHH Bách Bằng làm chủ đầu tư. Dự án Đúc Phổ Gateway tọa lạc tại vòng xoay đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Nghiêm, thuộc P.Nguyễn Nghiêm, TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi). Dự án này góp phần làm khang trang hơn cho TX.Đức Phổ, nơi cửa ngõ phía nam của tỉnh Quảng Ngãi. NHIỀU TIỆN ÍCH CHO KHÁCH HÀNG CHỌN LỰA Dự án Đức Phổ Gateway có phía bắc giáp với đường Trần Hưng Đạo, phía nam giáp với đường Phạm Hữu Nhật, phía tây giáp với đường Nguyễn Nghiêm, phía đông giáp với khu dân dư hiện hữu. Dự án nằm cách trung tâm hành chính TX.Đức Phổ 300 m, cách chợ mới Đức Phổ 700 m, cách siêu thị Co.opmart 100 m, cách Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm 40 m và cách cảng biển Mỹ Á hơn 1 km. Đức Phổ Gateway được đầu tư khoảng 107 tỉ đồng, với diện tích rộng hơn 78.400 m², mật độ xây dựng khoảng 45%. Trong đó, đất ở có diện tích hơn 38.000 m²; đất thương mại - dịch vụ có diện tích gần 5.200 m²; đất hạ tầng kỹ thuật hơn 4.400 m²; đất cây xanh và bãi đỗ xe gần 7.200 m²; đất giao thông hơn 28.730 m². Dự án cung cấp ra thị trường 305 sản phẩm đất nền, trong đó, 216 nền nhà phố có diện từ 90 - 110 m², 46 nền biệt thự có diện tích 200 m² và 43 nền shophouse có diện tích từ 136 - 140 m². Dự án được chia thành 5 phân khu chính gồm: Shopping Town, Gateway, One Central, Grand Garden, Đức Phổ Shophouse.

Nhà điều hành của dự án. ẢNH: HẢI PHONG

Dự án Đức Phổ Gateway với hạ tầng khang trang, công viên cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè… Hệ thống tiện ích nội khu của dự án bao gồm: Trung tâm thương mại kết hợp dịch vụ giải trí rộng hơn 2.300 m², tổ hợp nhà hàng - cà phê - giải trí - fitness rộng 1.300 m², khuôn viên cây xanh 800 m², công viên cây xanh rộng hơn 3.300 m² tại phân khu Grand Garden và khu vui chơi trẻ em kết hợp cà phê sân vườn. SẴN SÀNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG Ngày 10.5, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng khu dân cư Đức Phổ Gateway, đồng thời chấp thuận kết quả nghiệm thu để đưa vào sử dụng

đối với công trình khu dân cư nam đường Trần Hưng Đạo và chỉnh trang đô thị tại P.Nguyễn Nghiêm, TX.Đức Phổ. Theo đó, Sở Xây dựng Quảng Ngãi chấp thuận kết quả nghiệm thu đối với các hạng mục, gồm: Công trình giao thông cấp 3; hạng mục công trình năng lượng cấp 4 và công trình hạ tầng kỹ thuật cấp 3 bao gồm các hạng mục: San nền, thoát nước mưa, thoát nước thải, hào kỹ thuật, vỉa hè cây xanh - công viên, cấp nước và điện chiếu sáng. Lãnh đạo Công ty TNHH Bách Bằng cho biết, để sẵn sàng đưa dự án vào sử dụng, đơn vị đã hoàn thiện các hạng mục như: San nền,

hệ thống đường giao thông, vỉa hè, hạ tầng điện, điện chiếu sáng công cộng, nước sinh hoạt, nước phòng cháy chữa cháy, khu xử lý nước thải, viễn thông, công viên cây xanh và cắm mốc phân lô… t

Công ty TNHH Bách Bằng được thành lập vào ngày 22.3.2006, có trụ sở tại 95 đường Trương Định, P.Nguyễn Nghiêm, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi. Dự án Đức Phổ Gateway do Công ty TNHH Bách Bằng làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại quyết định chủ trương đầu tư số 386/QĐ-UBND ngày 4.5.2018.

Phối cảnh dự án Đức Phổ Gateway


14

thanhnien.vn

| Đặc san 21-6-2022

79

Đặc san 21-6-2022 |

từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực phát điện HUỲNH MAI Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, EVNGENCO2 đã đi qua chặng đường gần 10 năm hình thành và phát triển. 10 năm, tuy chưa đủ dài nhưng đủ lâu để ghi dấu quá trình tổng công ty vượt qua nhiều khó khăn và vận hành ổn định các nhà máy điện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

T

ổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) là 1 trong 9 tổng công ty (TCT) trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Năm 2022, bên cạnh những thuận lợi, EVNGENCO2 cũng đối mặt với không ít khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực, cẩn trọng trong từng bước đi, từ những tháng cuối năm 2021, TCT đã xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cho năm 2022. Đến nay, sản lượng điện sản xuất, công tác sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành phát điện, cấp nước cho hạ du… đều mang về những kết quả đáng phấn khởi, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.

KẾT QUẢ NỔI BẬT NỬA ĐẦU NĂM 2022 Nửa đầu năm 2022, EVNGENCO2 không nằm ngoài bối cảnh khi nguồn cung ứng than đứng trước nguy cơ thiếu hụt. Các nhà máy nhiệt điện than được dự báo có thể không đủ nguyên liệu để sản xuất. Đổi lại, các nhà máy thủy điện gặp thuận lợi khi nước về hồ chứa đều xấp xỉ mực nước dâng bình thường. Tận dụng lợi thế, thích ứng linh hoạt với khó khăn, EVNGENCO2 đã sản xuất hiệu quả trong những tháng đầu năm. Trong 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện sản xuất của toàn EVNGENCO2 thực hiện được hơn 6,4 tỉ kWh, đạt 40% kế hoạch năm (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, khối thủy điện thực hiện được 2 tỉ kWh; khối nhiệt điện than thực hiện được 4,4 tỉ kWh; điện mặt trời Thác Mơ thực

hiện được hơn 32 triệu kWh và khối nhiệt điện dầu dừng dự phòng. CHỦ ĐỘNG CẤP NƯỚC CHO HẠ DU Trong các nhà máy điện, thủy điện luôn mang một áp lực rất lớn, việc vận hành không phải dễ dàng khi vừa phải đảm bảo sản xuất điện năng phục vụ phát triển kinh tế vừa điều tiết nước hợp lý trong mùa khô lẫn mùa mưa bão. Những năm gần đây, các nhà máy thủy điện của EVNGENCO2 đều hoạt động an toàn, ổn định, đáp ứng tốt sản lượng điện theo huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. Các đơn vị luôn đảm bảo cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chống hạn và cắt giảm lũ cho vùng hạ du. Tính đến ngày 30.5, lưu lượng nước cung cấp về hạ du của Thủy điện An Khê - Ka Nak xấp xỉ 418 triệu m³; Thủy điện Sông Bung 854 triệu m³; Thủy điện Sông Ba Hạ 1,2 tỉ m³; Thủy điện Quảng Trị 147 triệu m³; Thủy điện Thác Mơ là 1,4 tỉ m³; Thủy điện A Vương xấp xỉ 435 triệu m³ và Thủy điện Trung Sơn 1,619 tỉ m³ góp phần quan trọng vào công tác tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, phòng chống hạn hán trong mùa khô năm 2022. THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Với sứ mệnh không ngừng cung cấp và phát triển nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, EVNGENCO2 xác định việc đầu tư xây dựng nguồn điện mới thân thiện môi trường là lĩnh vực trọng tâm trong tương lai. Theo đó, TCT dự kiến sẽ phát triển các dự án nguồn điện, gồm: dự án Nhà máy turbine khí chu trình

Trụ sở cơ quan EVNGENCO2 tại TP.Cần Thơ

Hình ảnh về các đơn vị của EVNGENCO2 tại TP.Cần Thơ hỗn hợp Ô Môn V (1.400 MW); dự án chuyển đổi nhiên liệu Nhà máy nhiệt điện Ô Môn I sử dụng khí Lô B. TCT dự kiến triển khai điện mặt trời Quảng Trị với công suất 30 MWp; cụm điện mặt trời Thác Mơ 375 MWp (giai đoạn 2) và dự án điện mặt trời nổi trên lòng hồ các Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ 200 MWp, Quảng Trị 120 MWp, An Khê 20 MWp và Ka Nak 80 MWp. Bên cạnh những kế hoạch đang được triển khai, các đơn vị EVNGENCO2 vẫn thường xuyên thực hiện các phần việc góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, nổi bật như: thả cá tái tạo nguồn thủy sản tại các hồ thủy điện; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ đất; đạp xe tuyên truyền - tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất”; tổ chức các phong trào “Sáng - Xanh - Sạch Đẹp”, “Ngày thứ bảy xanh” giữ gìn môi trường thiên nhiên… TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG Với phương châm “là đơn vị thân thiện với môi trường, trách nhiệm với cộng đồng xã hội”, EVNGENCO2 cùng các đơn vị

ẢNH: MINH LƯƠNG

thành viên luôn tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động an sinh xã hội, cùng các cấp chính quyền chăm lo tốt cho đời sống người dân. Bằng trách nhiệm của mình, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn TCT đã ủng hộ gần 8 tỉ đồng cho công tác an sinh xã hội thông qua nhiều chương trình ý nghĩa. Với EVNGENCO2, mọi sự ủng hộ đến thời điểm này vẫn chỉ là phần nhỏ so với những khó khăn của người dân. Trên hành trình xây dựng và phát triển của mình TCT sẽ tiếp tục góp sức, đồng hành với chính quyền các địa phương chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân. Trong định hướng phát triển của mình, EVNGENCO2 xác định 3 lĩnh vực trọng tâm là: hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp; chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Tin rằng với những chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo cùng lực lượng lao động mạnh về chất lượng, đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp EVNGENCO2 ngày càng khẳng định vị thế trong lĩnh vực phát điện, góp phần vào sự phát triển chung của ngành điện Việt Nam. t


80

| Đặc san 21-6-2022


Đặc san 21-6-2022 |

DR MAI Thương hiệu Ông Mai Cao Sơn và bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy cùng nhau điều hành và phát triển công ty

mỹ phẩm từ thiên nhiên MỸ LINH

lạ n không còn xa nhờ iê h n n iê th ẩm ph tin dùng ăm gần đây, mỹ gày càng được n ày n g n Trong những n ớ ư h u g làm đẹp. X trong thị trườn quan niệm chăm sóc da. về với các thành phần được chiết những thay đổi

N

gười tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe. Điều này do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da đang tăng cao. Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỉ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.

SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA TỪ THẢO MỘC Xu hướng làm đẹp với các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như hoa quả, rau lá, thực vật... đã và đang được nhiều bạn trẻ tìm kiếm, thậm chí xem đây là lựa chọn hàng đầu vì độ lành tính và an toàn với da, phù hợp với mọi đối tượng. Dr Mai là một trong những thương hiệu nổi bật đã và đang đáp ứng nhu cầu về sản

phẩm dưỡng da an toàn lâu dài. Trước đây, công nghệ mỹ phẩm sử dụng các thành phần hóa học được ưa chuộng bởi hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng gây ra tác động không tốt cho làn da như gây tổn thương da, gây lão hóa hoặc các vấn đề về mụn, khiến da mỏng đi... Dr Mai là thương hiệu đã được người tiêu dùng biết đến gần 4 năm qua đã có bước tiến vượt bậc trong năm 2022 là thay đổi về nhận diện thương hiệu, cả về hình thức và nội dung để hướng tới những giá trị cốt lõi và mang đến cho khách hàng những cảm nhận tốt hơn về thương hiệu theo chuẩn mực hiện đại năng động và tươi trẻ. Đặc biệt, Dr Mai với hai sản phẩm chủ lực là Herbal Acne Serum và Saffron Acne Serum đồng thời cũng thay đổi về mẫu mã để tạo nên hình ảnh ấn tượng hơn với người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không thay đổi

Ca sĩ Đan Trường tin dùng serum Dr Mai. ẢNH MỸ LINH

xuất từ các loại thảo mộc mang đậm dấu ấn, quê hương Việt Nam như tỏi, gừng, diếp cá, tinh dầu tràm trà, tinh dầu kinh giới, cam thảo, hương thảo, râu ngô và bổ sung thêm Saffron với công dụng dưỡng da, giảm mụn. Đây là những sản phẩm dành cho da mụn hoàn toàn từ thiên nhiên tại thị trường Việt Nam. Người sáng lập không ai khác chính là bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy - CEO của Công ty TNHH TM DV SX Mỹ phẩm M.A.I Việt Nam (Công ty M.A.I Việt Nam). Serum Dr Mai được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn ISO 9001:2015, được kiểm định không chứa corticoid và các thành phần kích ứng khác nên có thể dùng được trên da nhạy cảm và mẹ bầu. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy cho biết, để mỹ phẩm Việt Nam như Dr Mai có thể phát triển vững mạnh, ngoài việc đầu tư về R&D, công nghệ và quy trình sản xuất chất lượng, thì chiến

81

lược marketing, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, thiết kế bao bì bắt mắt chiếm một phần không nhỏ trong việc khẳng định lòng tin đối với người tiêu dùng. Ông Mai Cao Sơn, Chủ tịch Công ty M.A.I Việt Nam nhấn mạnh việc xây dựng nhà xưởng, lựa chọn nguyên liệu, tuyển dụng nhân công và đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất sản phẩm luôn được công ty chú trọng. Chính nhờ vậy mà mọi khâu sản xuất đều được kiểm tra định kỳ gắt gao để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Hiện nay, mô hình kinh doanh mà Công ty M.A.I Việt Nam đang hướng tới đã mang lại hiệu quả và tạo động lực cho hơn 5.000 đối tác trong và ngoài nước. Với sự dẫn đầu của đội ngũ các đối tác trẻ, nhiệt huyết đã góp phần đưa sản phẩm và thương hiệu Dr Mai thương hiệu Việt trong thị trường mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ngày càng vươn xa. Mới đây, công ty đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi vinh dự nhận chứng nhận FDA Hoa Kỳ. FDA là viết tắt của (U.S. Food and Drug Administration) hay còn gọi là “Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm” thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. FDA được thành lập vào năm 1906, đặt trụ sở chính tại White Oak, Maryland. Giấy chứng nhận FDA được xem là “tấm visa” cho các mặt hàng muốn vận chuyển, xuất khẩu quốc tế, nhất là tại Mỹ.

Để biết thêm thông tin sản phẩm, khách hàng có thể tham khảo thông tin về

M.A.I Việt Nam tại: Website: https://m-a-ivietnam.vn Hotline: 0914488992

Cặp đôi serum Dr Mai với thành phần thiên nhiên - sản phẩm chủ lực của công ty


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.