NDC-LaoTuTinhHoa

Page 44

Chƣơng 19 Lão Tử nói: “Kiến Tố, bảo Phác, thiểu tư quả dục”63 (見素, 抱樸, 少思寡欲) (Tỏ lòng đơn giản, giữ tính tự nhiên, ít riêng tây, ít tham dục). Đó cũng là bảo phải trở về với Tự nhiên. “Kiến Tố, bảo Phác” là gì? “Phác” 樸, là gỗ mà còn tự nhiên, chƣa đẽo gọt, chƣa cƣa dùng. Theo Lão Tử, thì chữ “Phác” dùng để ám chỉ Đạo, cái thể “thuần phác lúc ban đầu”, cái trạng thái bản nguyên của tâm hồn (état primordial), chƣa bị ảnh hƣởng của xã hội làm sai lệch. Hay nói một cách khác, chƣa bị luân lý, học thuyết, tập quán mà ta gọi chung là văn hóa hay văn minh làm sai lạc... bản tính. “Phác” 樸 ở đây cũng đồng nghĩa với Tự nhiên... Nhận thức đƣợc cái Bản tính đơn thuần (Tố) rồi, và mãi ôm giữ cái Bản tính tự nhiên ấy... đó là mục đích cuối cùng của ngƣới học Đạo; và nhờ vậy mà lòng trở nên “ít riêng tây, ít tham dục”, mới “bảo phác” (mới giữ đƣợc cái tính thuấn phác tự nhiên), mới “kiến tố”, nghĩa là mới nhận thấy đƣợc tấm lòng trong trắng đơn thuần chƣa bị ngoại giới nhuộm thêm màu sắc, hay sửa đổi thể chất, tức là Bản tính. Chữ “Tố” 素 đây, nghĩa đen là một thứ tơ thuần chất trong trắng, dùng để ám chỉ lòng đơn thuần chƣa bị ngoại cảnh tập nhiễm. Bởi vậy mới nói: “Tuyệt thánh khí trí... Tuyệt nhân khí nghĩa… Tuyệt xảo khí lợi... Thử tam giả dĩ vi văn bất túc”(XXI) (絕聖棄智… 絕仁棄義… 絕巧棄利… 此三者以為文不足). Tại sao gọi rằng tuyệt ba điều đó là chƣa đủ? Là vì làm đƣợc ba điều đó, bất quá là những hành động tiêu cực, chỉ trị đƣợc cái ngọn mà không trị đƣợc cái gốc, tức là dứt đƣợc cái nguồn khêu gợi mà chƣa dứt đƣợc cái lòng tham dục do sự mê chấp nhị nguyên gây nên. Tóm lại, cố ôm giữ đƣợc Đạo thì mới nhận thấy đƣợc lòng trong trắng đơn thuần và nhân thế mới bớt đƣợc sự riêng tây, bớt lòng tham dục. * *

*

Xã hội Trung Hoa cổ đƣợc xây dựng trên hai hệ thống tƣ tƣởng truyền thống nghịch nhau, nhưng bổ túc nhau, là những hệ thống tƣ tƣởng của Khổng học và Lão học. Khổng học thì gồm nắm tất cả mọi ƣớc lệ xã hội, hay nói một cách khác, Khổng học chuyên về sự đào tạo mọi trí thức ƣớc lệ giả tạo. Từ trẻ đến già đều đƣợc giáo dục theo một khuôn khổ luân lý nhất định với mục đích là ức chế những khuynh hƣớng ngông cuồng và lãng mạn, phóng túng và ích kỷ cá nhân để thích nghi với “cái giƣờng của chàng Procuste”, tức là chế độ xã hội và chánh trị. Giá trị của cá nhân là ở nơi vai trò của các nhân ấy đối với xã hội ấy. Trái lại, Lão học là cái học của những kẻ đã rời bỏ cái sống giả tạo ƣớc lệ của xã hội để trở về với đời sống thành thực của nội tâm. Sự từ bỏ những hoạt động xã hội là một cách giải thoát nội tâm khỏi những gông cùm của những ƣớc lệ giả tạo của chế độ và xã hội, của những lề lối suy tƣ miễn cƣỡng và cƣ xử không tự nhiên. Lão học vì vậy, là một cái 63

Nhập vào đƣợc chỗ đơn thuần, giữ đƣợc lòng mộc mạc, ở riêng tây, ít tham dục. Chữ “Kiến Tố” đây, đồng một nghĩa với chữ “Tính Tánh” của Nhà Phật.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.