Khuyen_Nguoi_Niem_Phat__Cu_Si_Dieu_Am__tap 1

Page 117

Khuyên người niệm Phật Sám-Hối là phải nhận biết và ăn năn về tội lỗi. Tạo-Phước là lấy công chuộc tội, có như vậy tội mới diệt, phước mới sanh. Người có thiện căn tu hành mà thiếu phước báu thì chướng ngại trùng trùng, nó tìm cách ngăn trở mình, trong đó khơi mồi lửa giận là dễ nhứt. Vì chỉ cần lừa dịp chọc cho lửa giận phát lên là xong. Thưa cha, đây là lời nói thành thực, không ngoa. Thưa cha má, đây là sự thực. Giả sử, như tuổi già này mà không có người hiểu đạo khuyên tu, thì xin hỏi rằng, cha má có thấy được những chỗ sơ suất này không? Cha má hãy nhìn chung quanh coi, có ai đã thoát nạn được chưa? Bây giờ họ đang ở đâu? Nếu hiểu thấu suốt luân-hồi, nhân-quả thì phải giựt mình, lo sợ mà lo sám hối liền đi!... Sám-hối và làm phước thiện, hãy lấy tâm thành mà làm. Cha má thành tâm giúp người, thành tâm thương người thì dù mình cho người một vài đồng vẫn có phước đức lớn. Mở tâm lượng rộng ra thương yêu sanh vật, thành tâm khuyên người tu hành, cố gắng hướng dẫn, chỉ đường cho người ta niệm Phật, cầu mong cho nhiều người được vãng sanh... đó là những công đức do tâm lượng. Chính cái tâm chí thành nó chuyển nghiệp cho cha má. Quyết tâm về Tây-phương thì làm lành đừng bao giờ cầu xin hưởng phước, một khi mở lời cầu lợi lạc, cầu phước báu cho mình thì bao nhiêu công đức tu hành sẽ hết sạch. Muốn được về Tây-phương hãy thành tâm đem tất cả công đức của mình hồi hướng về Tây-phương, hồi hướng cho chúng sanh, cho oan gia, trái chủ, thành tâm cầu cho họ hưởng phước báu của mình, để cho ngày ra đi của mình được an lành tự tại. Đó là cách “khất nợ để thoát thân”. Đó gọi là “Tự Tịnh kỳ ý”. “Không làm ác” là tu cho mình, tránh gây thêm nợ, “Làm lành” là tu cho người, trả lần những nợ nần mình đã vay. “Tự tịnh kỳ ý” là gởi tất cả công đức về Tây-phương, gởi công đức cho oan gia trái chủ để họ khỏi trả thù mình và thành tâm ngày ngày “nguyện sanh về Tây-phương Cực-lạc” để thoát khỏi lục đạo luân hồi, đi vào cảnh giới Tây-phương của Phật, viên mãn đạo quả. Cho nên, tu thiện-nghiệp không giải thoát được, tu Tịnh nghiệp mới giải thoát. Tu tịnhnghiệp là tu thiện-nghiệp nhưng không cầu hưởng phước, mà gởi tất cả phước cho chúng sanh, cho oan gia và gởi về Tây-phương để trang nghiêm Tịnh-độ. Như vậy tu Tịnh-nghiệp giống hệt như tu làm lành lánh dữ, nhưng khác ở cái tâm không cầu hưởng phước. Hầu hết rất nhiều người, nhiều nơi trên thế gian này đều chạy theo con đường hưởng phước lợi hữu lậu, cầu cho được bổ báo phước lành. Thương thay, mới thấy thì tốt, nhưng chung cuộc bị luật “Tam-thế-oán”, rất nguy hiểm về sau. Người hưởng phước càng lớn, càng khó tu, càng tạo nghiệp lớn, thì càng đọa lạc nặng. Đây là điều mà ít ai có thể nhìn ra, chỉ có Phật có đầy đủ trí huệ mới vạch trần cái bẫy cho chúng sanh biết để tránh đường hiểm nạn đó cha má ạ. Tóm lại cách tu Tịnh-Nghiệp là: Sáng nguyện cầu sanh về Tây-phương Cực-lạc khi mãn báo thân này. Rồi cả ngày phải giữ câu Phật hiệu luôn luôn trong tâm, không được niệm 117


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.