[Nguyễn Khánh Chi_20041136][Phạm Ánh Dương_20041143] TIỂU LUẬN VỀ KIẾN TRÚC CHÂU ÂU

Page 1

Tìm

hi

Châu

u

Âu

cộ ng

đồng

Nguyễn

Khánh

Chi

20041136

Phạm

20041143

KIẾ N TRÚC

CHÂU ÂU

Ánh

ươ

D

ng


Nguyễn

Khánh

20041136

Chi

Phạm

Ánh

ươ

D

ng

20041143

GIỚ I THIỆU

THÀNH VIÊN

NGUYỄN KHÁNH CHI PHẠ M ÁNH DƯƠNG 20041136 20041143


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

LỜ I MỞ ĐẦ U

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã lan rộng ra toàn cầu đòi hỏi việc mỗi quốc gia cần có những bước du nhập, tiếp thu những nền văn hóa, văn minh tiên tiến của thế giới. Việc tìm hiểu văn hóa châu Âu cũng là một cách giúp mỗi người dân học hỏi thêm nhiều tri thức về văn hóa của nhân loại và đồng thời giúp phát triển thêm sự đa dạng văn hóa cho Việt Nam. Bằng những bài giảng của môn học “Tìm hiểu cộng đồng châu Âu” và bằng niềm yêu thích đối với văn hóa châu Âu đặc biệt là với kiến trúc sang trọng ở đây, thông qua bài tiểu luận này chúng em muốn đưa đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc cũng như cung cấp thêm những tài liệu về kiến trúc của châu Âu. Chúng em muốn lan tỏa thêm những kiến thức thú vị về kiến trúc của nơi đây đồng thời là sự yêu thích, muốn tìm hiểu thêm những loại hình văn hóa mới mẻ, tiềm ẩn đầy lý thú. Đặc biệt ở bài tiểu luận này, chúng em sẽ đưa người đọc tìm hiểu sâu về lịch sử cũng như những đặc trưng tiêu biểu của sáu phong cách kiến trúc cụ thể trong suốt quá trình phát triển để có một nền kiến trúc châu Âu như hiện tại.


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

ươ

D

ng

20041143

20041136

I- Lịch sử

Ánh

MỤ C LỤ C

1. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại...................................................................2 2. Kiến trúc La Mã cổ đại....................................................................3 3. Kiến trúc Byzantine.........................................................................4 4. Kiến trúc Romanesque.....................................................................5 5. Kiến trúc Gothic...............................................................................5 6. Kiến trúc thời đại Phục hưng............................................................7

II- Đặc trưng

1. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại...................................................................9 1.1. Tòa nhà trong nước (Nhà ở)..........................................................9 1.2. Quần thể kiến trúc thánh địa..........................................................9 1.3. Quần thể kiến trúc công cộng.......................................................10 1.4. Kiểu dáng của thức cột và ba loại thức cột Doric, Ionic và Dorinth.................................................................................................12 2. Kiến trúc La Mã cổ đại....................................................................14 3. Kiến trúc Byzantine.........................................................................15 4. Kiến trúc Romanesque.....................................................................18 4.1. Tường............................................................................................19 4.2. Trụ.................................................................................................19 4.3. Cột.................................................................................................19 4.4. Cửa sổ mái vòm.............................................................................21 4.5. Mái vòm và mái nhà......................................................................21 5. Kiến trúc Gothic...............................................................................23 6. Kiến trúc thời đại Phục hưng............................................................24

III- Đôi nét cảm nhận về kiến trúc Châu Âu IV- Các nguồn tham khảo


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

LỊ

CH

SỬ 1

... ... ... .. .. .. . .

o

... ... ... .. .. .. .


Nguyễn

Khánh

Chi

Phạm

20041136

Ánh

ươ

D

ng

20041143

1, Kiến trúc Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến kiến trúc Hy Lạp cổ đại là nhắc đến một trong những cái nôi đầu tiên của kiến trúc châu Âu. Nó có một tầm ảnh hưởng lớn và để lại những giá trị vô cùng quý giá cho đến tận bây giờ.

Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegean, khu vực Tiểu Á Tế Á, vùng ven biển Hắc Hải, Italian, Sicile, Pháp, Tây Ban Nha và cả Ai Cập. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại nảy sinh trong một khung cảnh thiên nhiên đầy vẻ trữ tình: biển xanh rờn, những rặng núi đá lấp lánh như thủy tinh thể, những rừng cây um tùm tươi tốt. Khí hậu ôn đới Địa Trung Hải cũng hết sức ưu ái khu vực này với nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu. Một trong những điều kiện thuận lợi nữa là xã hội Hy Lạp cổ đại có nền kinh tế, chính trị ổn định và tương đối tiến bộ. Lịch sử nghệ thuật Hy Lạp cổ đại được chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ XII đến thế kỷ I TCN). - Thời kỳ tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegean) bao gồm ba giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất: văn hóa đồ đồng thiên niên kỷ III (gần như còn rất ít dấu vết để lại). + Giai đoạn thứ hai: văn minh đảo Crete (năm 2000-1600 TCN). + Giai đoạn thứ ba: văn minh Micenes (kéo dài trong nửa sau Thiên niên kỷ thứ II TCN). - Thời kỳ Hy Lạp chính thống: là thời kỳ sinh ra một trong những nền văn hóa rực rỡ nhất của nhân loại, được phân ra thành bốn thời kỳ nhỏ: + Thời kỳ Homerous (thế kỷ XII đến thế kỷ IX TCN). + Thời kỳ Viễn cổ (thế kỷ XIII đến thế kỷ VI TCN). + Thời kỳ Cổ điển (thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN). + Thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ III đến thế kỷ I TCN). Nhiều thành tựu kiến trúc Hy Lạp cổ đại tập trung nhất vào thời kỳ Cổ điển, đây là “ Thời đại vàng” của Hy Lạp cổ đại và được chia thành ba giai đoạn:

2


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

+ Giai đoạn cổ điển tiền kỳ (nửa đầu thế kỷ thứ V TCN). + Giai đoạn cổ điển thịnh kỳ (nửa sau thế kỷ thứ V TCN). + Giai đoạn cổ điển hậu kỳ (nửa đầu thế kỷ thứ IV TCN). 2, Kiến trúc La Mã cổ đại: Nói đến lịch sử của kiến trúc châu Âu thì không thể bỏ qua kiến trúc La Mã cổ đại. Kiến trúc La Mã cổ đại ra đời từ kiến trúc của người Etrusque và người Hy Lạp cổ đại. Những người Etrusque đến từ Tiểu Á Tế Á, chiếm lĩnh khu vực Etruria (Toscane hiện nay, phía Tây bán đảo Italia), đã để lại những dấu vết kiến trúc đáng trân trọng: họ đã làm cho con người La Mã biết xây dựng vòm và cuốn. Sau khi chinh phục Hy Lạp , những người La Mã đã dựng lên nền kiến trúc của mình bắt đầu từ năm 146 TCN. Nền kiến trúc La Mã đã kéo dài trong khoảng thời gian bốn thế kỷ, từ 100 năm TCN đến năm 300 SCN. Sau thời kỳ Etrusque (kéo dài từ thế kỷ VIII đến III TCN), có thành tựu nổi bật về xây dựng bằng đá, kết cấu vòm, cuốn và cấu tạo kiến trúc gốm. Kiến trúc La Mã cổ đại chủ yếu có hai thời kỳ phát triển chính: thời kỳ Cộng hòa La Mã và thời kỳ Đế quốc La Mã. + Thời kỳ Cộng hòa La Mã (300 năm TCN đến 30 năm TCN): trong quá trình thống nhất Italia và xâm lược nước ngoài đã thu thập được một lực lượng lớn sức lao động, của cải và tài nguyên thiên nhiên nên đã xây dựng rất nhiều đường xá, cầu cống, đô thị, cầu dẫn nước. Đến năm 146 TCN, chinh phục Hy Lạp xong, lại thừa hưởng được cả một kho tàng văn hóa Hy Lạp và Tiêu Á Tế Á nên nền kiến trúc La Mã lại có điều kiện phát triển tột bậc về quy mô cũng như chất lượng nghệ thuật với nhiều loại hình công trình phong phú như đền thờ, nhà hát, nhà trò, đấu trường, nhà tắm, basilica (vườn cung thánh đường). Các thức cột cổ điển của Hy Lạp được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc La Mã. + Thời kỳ Đế quốc La Mã (năm 30 TCN đến năm 476 SCN): Xuất hiện những loại kiến trúc mới như Khải Hoàn Môn, cột ghi công và các Forum (quảng trường mang tên riêng của các nhà vua, đền thờ thần) được phát triển để ca ngợi quyền lực, biểu dương công đức, phô trương của cải. Các

3


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

loại hình khác như nhà hát, nhà hát hình tròn, nhà tắm công cộng cũng có quy mô hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc hoa lệ chưa từng thấy. 3, Kiến trúc Byzantine: Kiến trúc Byzantine có những nét đặc trưng không thể lẫn, là sự hòa trộn của kiến trúc phương Đông và phương Tây ở châu Âu vào đầu thời Trung cổ, với vẻ đẹp chắc nịch và ảnh hưởng lâu dài đến các giai đoạn sau của lịch sử. Kiến trúc Byzantine kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỳ XVI. Vào thời điểm ở bên bờ của sự diệt vong, chính quyền nhà nước hủ bại, kinh tế quốc gia phá sản, cuộc đấu tranh chống nô lệ phát triển rất mạnh, Hoàng đế La Mã Constantine năm 330 đã rời đô từ Rome sang phía Đông, đến vùng eo biển Bosphor và đổi tên khu vực này thành Constantinople, thuộc khu vực Byzantine. Năm 395 SCN nhà nước Hy Lạp bị chia tách làm hai: Đông La Mã và Tây La Mã. Nhà nước Tây La Mã định đô ở Ravenna, đến năm 476 bị người Đức tiêu diệt. Nhà nước Đông La Mã lấy Byzantine làm trung tâm và đến năm 1453 bị người Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt. Byzantine vốn là thành phố thực dân thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, và đế quốc Đông La Mã cũng gọi là đế quốc Byzantine nên nền kiến trúc của nó gọi là kiến trúc Byzantine. Bản đồ kiến trúc Byzantine bao gồm: bán đảo Ban Căng, khu vực Tiểu Á Tế Á, khu vực Đông Địa Trung Hải và khu vực phía Bắc Châu Phi. Từ thế kỷ V đến X, kiến trúc châu Âu bị ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Byzantine. Tất cả khu vực phía Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Nam và Nam Byzantine, phạm vi ảnh hưởng của kiến trúc Byzantine đều rất lớn. Sự phát triển của kiến trúc Byzantine được chia làm ba giai đoạn: + Kiến trúc Byzantine tiền kỳ (thế kỷ IV- thế kỷ VI), đây cũng là thời kỳ hưng thịnh của nhà nước Đông La Mã. Việc xây dựng Constantinople được đẩy mạnh và thành phố này được mệnh danh là “chiếc cầu vàng nối liền phương Đông và phương Tây”. Kiến trúc có rất nhiều loại hình: thành quách, cổng thành, cung điện, quảng trường, cầu dẫn và bể chứa nước,.. đặc biệt nhà thờ được đẩy mạnh xây dựng, có quy mô càng ngày càng đồ sộ,

4


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

hình thức càng ngày càng hoa lệ. + Kiến trúc Byzantine trung kỳ (thế kỷ VII- thế kỷ XII): do đất đai bị thu hẹp vì ngoại xâm, quy mô và số lượng kiến trúc bị giảm đi. Đặc điểm kiến trúc là trên diện tích chiếm đất nhỏ, vẫn lấy việc phát triển theo chiều cao làm chính nhưng không còn những mái vòm lớn có vị trí trung tâm như thời kỳ trước nữa. + Kiến trúc Byzantine hậu kỳ (thế kỷ XIII- thế kỷ XV): ở giai đoạn này do nhà nước bị tổn thất vì những cuộc đánh chiếm của quân Thập tự chinh nên kiến trúc không có thay đổi nhiều. Quy mô xây dựng nhỏ, quay về trang trí trong nhà là chính, cho đến lúc bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt (năm 1453) kiến trúc không có gì đặc biệt. 4, Kiến trúc Romanesque: Kiến trúc Romanesque là thuật ngữ mô tả kiến ​trúc của châu Âu xuất hiện từ thời kỳ đen tối của cuối thế kỷ thứ mười và phát triển thành phong cách Gothic trong thế kỷ thứ mười hai. Phong cách Romanesque dường như là sự tiếp nối của truyền thống xây dựng của người La Mã, mặc dù là một phiên bản đơn giản và ít kỹ thuật hơn. Phong cách Romanesque ở Anh thường được gọi là kiến ​trúc Norman. Thuật ngữ "Romanesque" lần đầu tiên được áp dụng bởi nhà khảo cổ học Charles de Gerville, vào đầu thế kỷ XIX, để mô tả kiến trúc Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII. Thuật ngữ này được sử dụng một cách hạn chế hơn từ cuối thế kỷ thứ XII. Kiến trúc Romanesque là phong cách đặc biệt lan rộng khắp châu Âu kể từ thời Đế chế La Mã. Trước ảnh hưởng sau này của Tu viện Cluny vào thế kỷ thứ 10, kiến ​trúc theo phong cách Romanesque đã đồng thời phát triển ở miền bắc nước Ý, các vùng của Pháp và bán đảo Iberia. 5, Kiến trúc Gothic: Đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476 CN và các bộ lạc Germanic được gọi là người Goth đã hấp thụ những gì còn lại của đế chế cũ. Các bộ lạc này không được thống nhất và thường xuyên gây gổ với nhau. Sự sợ hãi dẫn đến việc thương mại bị đình trệ, sự truyền bá văn hóa và đặc biệt là sự suy giảm

5


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

trong tiến bộ văn hóa, chính thức đánh dấu sự khởi đầu của Thời kỳ Đen tối. Trong thời Trung cổ, mọi người cùng sống ở một khu vực, nhưng họ không cảm thấy an toàn. Vì vậy, các lãnh chúa đã cung cấp đất đai của họ cho công nhân. Công nhân sẽ sản xuất mùa màng trên đất mà lãnh chúa đưa và lãnh chúa cho công nhân (hoặc nông dân) bảo vệ nó với các hiệp sĩ của mình.Và để bảo vệ đất đai, họ đã xây dựng các lâu đài lớn và vững chắc, cuối cùng đã tạo ra kiến ​trúc Gothic. Kiến trúc Gothic hình thành ở Tây u từ cuối thế kỳ XII đến giữa thế kỷ XVI, trước hết là ở Pháp sau đó lan rộng sang Đức, An, Italia Phong cách này đại diện cho những bước tiến khổng lồ khác với các hệ thống xây dựng tương đối cơ bản trước đó đã thịnh hành. Thật ra chữ “Gothic” là ngôn từ mà thời kỳ văn nghệ Phục hưng sau này gán ghép cho phong cách kiến trúc châu u thời kỳ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, có ý miệt thị thời kỳ này không coi trọng văn hóa cổ điển. Chữ “Gothic” thật ra được dùng một cách không chính xác, nó xuất phát từ chữ Goth là tên một bộ tộc dân dã chuyên sống bằng cướp bóc, không có sáng tạo gì về nghệ thuật và kiến trúc; sau đó nhiều thế kỷ, chữ “Gothic” mới mang ý nghĩa tích cực, dùng để chỉ một nền kiến trúc của chế độ phong kiến châu Âu. Vì vậy việc biểu thị sự phủ định như đã nói ở trên là một dụng ý không đúng, kiến trúc Gothic không phải là “dã man” hoặc “bán khai hóa” như đã từng bị phê phán một cách không công bằng. - Kiến trúc Gothic theo một số nghiên cứu được chia thành 5 giai đoạn phát triển: + Giai đoạn thứ nhất (nửa cuối thế kỷ XII): chuyển từ kiến trúc Romanesque sang kiến trúc Gothic, giai đoạn này còn mang nặng đặc điểm của kiến trúc Romanesque. + Giai đoạn thứ hai (thế kỷ XIII): giai đoạn Gothic chính thống-1, là giai đoạn Gothic hoàn chỉnh và đỉnh cao của nghệ thuật xây dựng. + Giai đoạn thứ ba (thế kỷ XIV): giai đoạn Gothic chính thống-2 + Giai đoạn thứ 4 (thế kỷ XV): giai đoạn Gothic chỉnh thống-3, hình thức kiến trúc lúc này rất phức tạp.

6


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

+ Giai đoạn thứ 5 (thế kỷ XVI): giai đoạn chuyển sang kiến trúc Phục hưng. 6, Kiến trúc thời đại Phục hưng: Kiến trúc Phục hưng là phong cách kiến ​trúc phản ánh sự tái sinh của văn hóa cổ điển, bắt nguồn từ Florence (Italia) vào đầu thế kỷ 15 và lan rộng khắp châu Âu, thay thế cho phong cách Gothic thời Trung cổ. Florence được coi là nơi khai sinh của trào lưu văn hóa Phục hưng. Nơi đây các thương gia và các chủ ngân hàng thường thông qua việc bảo trợ các hoạt động nghệ thuật, thuê các nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng, thuê các kiến trúc sư thiết kế cho họ những công trình lớn để thông qua đó thể hiện thanh thế và quyền lực của mình. Đây chính là những tác phẩm mang tính cách mạng góp phần phát triển mạnh mẽ trào lưu văn hóa Phục hưng. Với sự nhận thức được nhu cầu cần thiết của thời đại, đó chính là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa cổ đại, nên Italia đã trở thành nước đầu tiên bước vào thời đại Phục hưng huy hoàng. Đây cũng là thời kỳ mà cả châu Âu phải chiêm ngưỡng một cách thán phục và thừa nhận vai trò số một của Italia trong văn học nghệ thuật. Có một sự hồi sinh của các hình thức La Mã cổ đại, bao gồm cột và vòm tròn, vòm đường hầm và mái vòm. Yếu tố thiết kế cơ bản là thứ tự. Kiến thức về kiến ​trúc Cổ điển đến từ tàn tích của các tòa nhà cổ và các tác phẩm của Vitruvius. Như trong thời kỳ cổ điển, tỷ lệ là yếu tố quan trọng nhất của vẻ đẹp; các kiến ​trúc sư thời Phục hưng đã tìm thấy sự hài hòa giữa tỷ lệ con người và các tòa nhà. Mối quan tâm về tỷ lệ này dẫn đến không gian và khối lượng rõ ràng, dễ hiểu, giúp phân biệt phong cách Phục hưng với phong cách Gothic phức tạp hơn. Filippo Brunelleschi được coi là kiến ​trúc sư đầu tiên của thời kỳ Phục hưng. Leon Battista Alberti’s Ten Books on Architecture, lấy cảm hứng từ Vitruvius, đã trở thành kinh thánh về kiến ​ trúc thời Phục hưng.

7


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

ươ

D

ng

20041143

20041136

. . .. .. .. .. . .

Ánh

Đặ C

T r ưn g 8

. . . . . . . . . . . .


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

1, Kiến trúc Hy Lạp cổ đại: 1.1: Tòa nhà trong nước (nhà ở): Ban đầu, những ngôi nhà ở các thành phố cổ của Hy Lạp thường không có tổ chức nội bộ cụ thể. Chúng được xây dựng đơn giản bằng gạch bùn và sàn nhà được thiết kế bằng đất cứng. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ năm trước C.N, bắt đầu sử dụng các loại vật liệu thô sơ khác để xây dựng các tòa nhà tư nhân. Việc sử dụng đá cho các công trình xây dựng trong nước trở nên phổ biến hơn nhiều so với thế kỷ này. Nội thất của các ngôi nhà được phủ bằng thạch cao, mang lại một chất lượng cho cấu trúc. Mặc dù nền văn minh Hy Lạp được tổ chức khá công bằng về mặt chung, các công trình của nó không có một trật tự cụ thể. Đó là, thiết kế đô thị không phải là một trong những ưu tiên của Hellenic. Do đó, các thành phố từng có một tổ chức khá hỗn loạn, dẫn đến các đường phố không có một trật tự cụ thể. Vấn đề vô tổ chức trong việc xây dựng các ngôi nhà xảy ra trong tất cả các polis Hy Lạp, bao gồm cả những người lớn hơn như Athens. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. C. một số kiến ​trúc sư Hy Lạp bắt đầu coi trọng quy hoạch của các thành phố. 1.2: Quần thể kiến trúc thánh địa: Thời kỳ sơ khai, các quần thể kiến trúc vệ thành chủ yếu là nơi ở của các thủ lĩnh bộ lạc, là trung tâm chính trị, quân sự và tôn giáo. Đến thời đại Hy Lạp cổ đại chính thống, giai cấp chủ nô, quý tộc rút ra khỏi các khu vực vệ thành thường xây dựng trên những khu đồi cao, sau đó các quần thể kiến trúc quần thể thánh địa

9


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

thánh địa được hình thành trên các vệ thành cũng như một số khu vực quan trọng của các khu dân cư. Các khu thánh địa này, người dân thờ thần bảo hộ và thần tự nhiên, không giống như các khu vực vệ thành cũ của giai cấp thống trị chủ yếu là thờ tổ tiên. Tại các quần thể kiến trúc thánh địa và dân dụng, người dân định kỳ cử hành các lễ hội, thi đấu thể thao, bình luận văn chương, ngâm thơ, diễn thuyết và diễn kịch, có những nơi còn có chức năng trao đổi mua bán. Như vậy, xung quanh những quần thể kiến trúc này người ta xây dựng lên các bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang thức cột và các loại đền đài. Ngoài ra người Hy Lạp cổ đại còn đua nhau xây dựng các quần thể thánh địa cho mình càng to, càng đẹp hơn các địa phương khác để bày tỏ lòng hiếu khách cũng như mong muốn đón được nhiều khách hành hương. Tiêu biểu của kiến trúc thánh địa là quần thể thánh điện Apollo nằm trên sườn đồi của ngọn núi Parnassus, đó là Delphi quê hương truyền thuyết của nữ thần Muses. 1.3: Quần thể kiến trúc công cộng: Hai loại quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ là Agora (quảng trường công cộng, mang nhiều tính chất dân dụng) và Acropole (quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, thường xây dựng trên những khu đồi cao). Agora là trung tâm chính trị, hành chính thương mại của thành phố, bao gồm các quảng trường chợ, các cửa hàng và các nơi sinh hoạt văn hoá công cộng như sảnh hội họp, sảnh hội đồng và phòng hội đồng. Những Agora thời kỳ đầu có hình dáng bất quy tắc bố cục tự do, từ cuối thế kỷ IV trước Công Nguyên trở đi bắt đầu có hình dáng hình học, được vây quanh bởi các hàng cột thức hai tầng, ở đây bày những sạp hàng buôn

10


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

bán và phục vụ dịch vụ công cộng. Ở giữa mỗi Agora có đặt bàn thờ và tượng thần.

Mặt bằng quần thể kiến trúc công cộng Agora ở Athènes

Agora ở Assos là một ví dụ tiêu biểu cho một nền văn hoá dựa trên sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt, nó có hình dạng hình thang, hai cạnh dài và có hành lang thoáng, ở một cạnh ngắn có đề thờ thần. Đối với các Acropole, nguồn gốc chính của nó là những vệ thành đã nói ở trên, khi chúng tiếp tục phát triển dựa trên những thế đồi núi cao và bố trí thêm nhiều đền đài đặt theo hướng Đông - Tây. Các đền đài này gắn bó với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên các điểm nhìn đẹp cho đô thị. Các Acropole và khu vực thấp xung quanh có lối đi lại phù hợp với tiến trình điều hành lễ hội. Vào thời kỳ cổ điển thịnh vượng, các Acropole được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các Acropole có bố cục tự do, tìm đến sự thích hợp giữa các công trình kiến trúc của quần thể với thiên nhiên và địa hình. Bố cục theo kiểu tự do này có tiền thân là quần thể vừa mang tính chất thánh địa vừa mang tính chất dân dụng như Apollo ở Delphi. Quần thể này cũng nhấn mạnh vai trò chủ chốt của của đền thờ, nhưng các công trình công cộng ở xung quanh và đường đi lối lại được quy hoạch rất tự nhiên, không gò bó mà phụ thuộc vào địa hình, tạo thành một toàn cảnh kiến trúc phong phú, biến hoá, tầng

11


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

tầng lớp lớp. Trong khi đó, đối với các thành bang chuyên chế và sản xuất nông nghiệp, các vệ thành vẫn mang tính chất cũ là căn cứ địa của tầng lớp quý tộc, như ở Italia và Sicile. Đây vẫn là nơi thâm nghiêm cùng cốc, không có một mối liên hệ nào giữa kiến trúc với nhân dân. Quần thể kiến trúc xếp hàng cứng nhắc, không quan tâm đến đặc điểm của địa hình và thiên nhiên. 1.4: Kiểu dáng của thức cột và ba loại thức cột Doric, Ionic, Corinth:

Sự đổi mới quan trọng của nhất của đền đài Hy Lạp cổ đại được ghi nhận vào thời điểm thế kỷ VI trước Công Nguyên, khi vật liệu gỗ được thay bằng vật liệu đá. Bởi vật liệu gỗ khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì dễ bị mục, mọt và dễ cháy. Theo thời gian vật liệu đá dần được khẳng định là vật liệu xây dựng chính của đền đài Hy Lạp cổ đại cùng với nhiều kiểu dáng đền có hành lang cột bao quanh, cùng với sự phát triển của kết cấu cột, dầm, diềm mái,... đã tạo nên nét đặc trưng truyền thống của kiến trúc đền đài. Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, một trong những phát kiến tuyệt nhất của người Hy Lạp cổ đại nhằm đạt đến cái đẹp lý tưởng. Những hàng cột thức Hy Lạp với ba loại thức cột Doric, Ionic, Corinth đã khẳng định phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Thức cột mang đến cho kiến trúc một hình thức mới, một sức sống mới chịu đựng được sự thử thách của thời gian.

Ba loại thức cột Hy Lạp Doric, Ionic, Corinth

12


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Thức cột Doric ra đời sớm nhất, từ thế kỷ VII trước Công Nguyên. Thức cột Doric toát lên vẻ mạnh chắc, nghiêm túc và suy tư. Thức cột Doric có cột đặt thẳng lên bệ nhà của đền, lần lượt từ chân cột lên đến mái và có các đặc điểm sau đây: Thân cột với 20 gờ đứng làm cho cột nhấn mạnh được hướng thẳng đứng. Đầu cột gồm 1 tấm vuông phía trên và 1 mũ đỡ cong lượn vào phía dưới. Tỉ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Loại thức cột quan trọng thứ hai là thức Ionic, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn, nó mang dáng dấp thanh thoát và kiêu hãnh của nữ giới. Ảnh hưởng của Trung Cận Đông làm cho người Hy Lạp di cư và người Hy Lạp chính gốc cảm thấy thức cột phải có đầu cột và bệ cột. Trong khi thức cột Doric chỉ có 20 gờ sống đứng thì cột Ionic có tới 24 gờ sống đứng, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Thức cột Ionic có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ phía trên có những hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trông rất lịch lãm.

Thức cột Corinth ra đời muộn hơn hai loại thức cột trên, vào nửa sau thế kỉ V tr.CN, có đặc điểm đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột rất hoa lệ, đó là một hình thức giống như một lẵng hoa kết hợp mấy tầng lá phiên thảo diệp. Thức cột Corinth do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra, loại thức cột này có hiệu quả trang trí nhiều hơn là hiệu quả cấu trúc. Tuy vậy, trong khi

13


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

khi thức cột Ionic chỉ được chỉ được nhìn thấy từ phía trước thì thức cột Corinth lại có thể được cảm thụ trong không gian, đối xứng nhiều chiều, đặc biệt là đối với các cột biên.

Đầu thức cột Ionic

Thức cột Corinth

2, Kiến trúc La Mã cổ đại: Đặc trưng của kiến trúc La Mã bao gồm những nét chung sau đây: - Số lượng kiến trúc rất lớn, các loại hình kiến trúc chủ yếu là: +, Đền thờ thần, miếu thờ thần. + Basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng)

+ Các công trình hành chính (Curia - Viện nguyên lão), lưu trữ, thư viện. + Quảng trường (Forum - nơi thường đặt các Basilica và Curia, nơi thờ các nhà vua). + Nhà tắm công cộng (Therma). + Hý trường, kịch trường. + Đấu trường. + Khải hoàn môn. + Các loại nhà ở, cung điện. + Cầu dẫn nước, cầu cống, đường sá. - Quy mô kiến trúc đồ sộ, tường dày, hoành tráng bề thế, gây ấn tượng về sức mạnh, quyền lực, tạo cảm giác về một sự bền vững lâu dài, nhiều công trình đã chịu đựng được sự thử thách của thời gian. Về độ lớn của công trình, có thể kể ra Nhà tròn lớn ở Roma dài 635 mét chứa được 150000 người,... Nếu nghệ thuật Hy Lạp tìm đến một sự hài hoà giữa hình thức và

14


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

cấu trúc, giữa kiến trúc và trang trí, thì kiến trúc La Mã, ngược lại, lại là một nghệ thuật ứng dụng nhằm đáp ứng tính cách sôi động và thực dụng của người La Mã. - Tổ hợp không gian của kiến trúc La Mã rất phức tạp do công năng của công trình cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của cuộc sống. Kết cấu các công trình kiến trúc La Mã cổ đại có nhiều tiến bộ nhờ kỹ thuật xây dựng vòm, cuốn bằng đá và nhờ việc tìm ra bê-tông thiên nhiên, người La Mã đã thực hiện được những kết cấu không gian lớn. - Người La Mã đã tiếp tục phát triển ba loại thức cột Doric, Ionic và Corinth của Hy Lạp cổ đại, làm phong phú thêm hình thức của ba loại thức cột này và sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Compozit.

Toscan

Doric

Ionic

Corinth

Compozit

3, Kiến trúc Byzantine: Sau khi chia thành hai phần Đông và Tây, đế quốc Byzantine ở phía Đông có thành tựu tiếp tục nở rộ. Trong quá trình phát triển của nó, ảnh hưởng của phương Đông đã làm thay đổi phong cách kiến trúc cũ và hình thành một phong cách kiến trúc mới đặc trưng. Để nhận biết một kiến trúc nhà thờ Byzantine, ta có thể quan sát nó theo những nét đặc trưng sau đây: + Mặt bằng có các loại sau: Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác. + Nghệ thuật Mozaic nổi tiếng trong nội thất.

15


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

+ Lối vào chính từ phía Tây, bàn thờ luôn ở phía Đông. + Kiến trúc dùng tường gạch là chính hoặc gạch xây xen kẽ với đá. Bên trong có khắc những hình mẫu trang trí và ốp bằng vữa, mái lợp ngói hoặc lợp bằng những tấm chì. + Phía bên ngoài ít trang trí và thường để thô mộc. Lối vào đôi khi được cấu tạo bằng những hàng cột cuốn không chú trọng trang trí, vẻ ngoài rất mâu thuẫn với bên trong hoa lệ, với trang trí màu lam và màu vàng là chính, theo các chủ đề Kinh thánh và Cung đình. + Vòm buồm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Byzantine. Ưu điểm của vòm buồm sau này được kiến trúc Phục Hưng Italia phát triển thêm một cách đáng kể. Nhà nước Byzantine là một trong những nhà nước đầu tiên mang tính chất phong kiến hoá, xoá bỏ tàn tích nô lệ, có tôn giáo là Cơ đốc giáo, vừa là nơi giao lưu giữa Đông và Tây, nên kiến trúc Byzantine mang những đặc điểm nổi bật sau đây: Kiến trúc Byzantine có nhiều loại hình mang đậm màu sắc địa phương phương Đông và tinh lọc được những đặc sắc của kiến trúc phương Tây. Kiến trúc Byzantine rất chú ý và có nhiều thành tựu trong việc tổ chức không gian bên trong. + Thành tựu của việc tổ chức không gian bên trong của kiến trúc Byzantine có được là nhờ người Byzantine nắm được kỹ thuật kết cấu không gian lớn và tìm ra cũng như đẩy mạnh việc sử dụng của 1 loại vòm gọi là vòm buồm. + Nền kiến trúc Hy Lạp không có vòm, nền kiến trúc La Mã cổ đại mới chỉ dừng ở vòm bán cầu. Vòm bán cầu La Mã mới chỉ vượt được một không gian lớn vừa phải. Trong khi đó vòm buồm Byzantine đặt lên cột, lợp được cả một không gian rộng rãi hơn. Đây là một phát kiến lớn, đã triệt để giải quyết được vấn đề hình thức kiến trúc và kết cấu vòm buồm có mặt bằng hình vuông.

16


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Cấu tạo hệ thống vòm buồm trong kiến trúc Byzantine

- Kiến trúc Byzantine có nghệ thuật trang trí hào hoa và tinh tế. Xuất hiện nghệ thuật Mosaic khảm khắc pha lê, các chạm vẽ bột màu và điêu khắc để làm cho kiến trúc Byzantine đạt hiệu quả lộng lẫy. Đó cũng là điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc Byzantine. Phần tường của nội thất kiến trúc Byzantine được trang trí bằng những tấm đá cẩm thạch, nhưng bề mặt vòm và cuốn lại không thích hợp với việc ốp đá cho nên dùng Mosaic (tranh ghép gốm hay khảm pha lê bằng những miếng nhỏ) hoặc vẽ bột màu. + Trong khi nội thất của kiến trúc Byzantine tìm đến sự lộng lẫy, tinh tế thì mặt ngoài của nó lại đơn giản, thô mộc.

Nội thất nhà thờ S.Marco ở Venise (Italia)

Nội thất nhà thờ S.Vitale ở Ravenna

17

Nội thất nhà thờ HAGIA SOPHIA ở Constantinople


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

4. Kiến trúc Romanesque: Kiến trúc Romanesque được chia thành hai thời kỳ: + Thời kì đầu của kiến trúc Romanesque (First Romanesque): ở thời kỳ này, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên vết tích không còn để lại cho đời sau là bao nhiêu. + Thời kỳ Romanesque hay còn được gọi là “phong cách Romanesque” (Romanesque Style): kiến trúc đã dần dần có thêm những bước tiến mới. Để nhận biết được kiến trúc Romanesque, chúng ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sau: + Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do đó một số khu vực của kiến trúc Romanesque nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây. + Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. + Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như là nhà thờ, tu viện, các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. + Kiến trúc không có quy mô to lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. + Về kết cấu, nó sử dụng nhiều cuốn nửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kỹ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông hoặc tròn hoặc hình chữ thập La tinh.

Hệ thống kết cấu vòm Rôman

+ Phía Tây nhà thờ Rome thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. + Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.

18


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Để tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc Romanesque, chúng ta sẽ đi tìm hiẻu riêng lẻ từng đặc điểm. 4.1. Tường: Các bức tường của các tòa nhà theo phong cách Romanesque thường có độ dày lớn với ít khe hở và tương đối nhỏ. Chúng thường có vỏ kép, chứa đầy đá vụn. Có rất nhiều những vật liệu xây dựng đa dạng ở châu Âu, tùy thuộc và truyền thống của từng vùng, từng địa phương mà những vật liệu xây dựng cũng khác nhau. Ở Ý, Ba Lan, Hà Lan và ở phần lớn nước Đức thì chủ yếu sử dụng gạch. Tuy nhiên ở những vùng khác thì đá vôi, đá granite và đá lửa lại được sử dụng một cách rộng rãi. Loại đá để dùng cho xây dựng thường là mảnh, nhỏ, không đều nhau kết hợp với những lớp vữa dày. 4.2 Trụ: Trong kiến trúc châu Âu, trụ thường được sử dụng để hỗ trợ cho các mái vòm. Chúng được xây bởi gạch chuyên dùng trong xây dựng, có những mặt cắt hình vuông hoặc là hình chữ nhật. Thỉnh thoảng những chiếc trụ sẽ có những trục dựng thẳng đứng gắn vào thân trụ hoặc cũng có thể có những đường gờ nằm ngang ở chân trụ. Mặc dù về cơ bản trụ thường có hình chữ nhật nhưng nó cũng có cấu tạo rất phức tạp với một nửa các cột lõi rỗng lớn ở bề mặt bên trong để đỡ vòm, một nhóm các trục nhỏ hơn dẫn vào các đường gờ của mái vòm. Các trụ lớn sẽ xuất hiện ở nơi giao nhau giữa hai vòm lớn và thường có hình chữ thập, các trị nhỏ hơn gắn ở chính giữa các vòm riêng thì thường có hình chữ nhật. 4.3 Cột: 4.3.1. Cột được tận dụng lại (Salvaged columns): Trong thời kỳ này ở Ý, một số lượng lớn các cột La Mã cổ đại đã được tận dụng và tái sử dụng trong nội thất và trên hiên của các nhà thờ. Các cột bền nhất trong số này được làm bằng đá cẩm thạch và những viên đá được xếp theo chiều ngang. Phần lớn các cột được xếp theo chiều dọc và đôi khi có nhiều màu sắc khác nhau.

19


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Một số tòa nhà, như giếng trời tại San Clemente ở Rome, có thể có nhiều loại cột kỳ lạ trong đó các đầu cột lớn được đặt trên các cột ngắn và các đầu cột nhỏ được đặt trên các cột cao hơn. Những loại cột được tận dụng lại như thế này cũng được sử dụng với một số lượng nhỏ ở Pháp. 4.3.2. Cột Drum: Ở hầu hết các vùng của châu Âu, các cột kiểu Romanesque rất đồ sộ, vì chúng chống đỡ những bức tường dày phía trên với những cửa sổ nhỏ và đôi khi là những mái vòm nặng. Phương pháp xây dựng phổ biến nhất là xây dựng chúng từ các trụ đá được gọi là Drum, như trong hầm mộ ở Nhà thờ Speyer. 4.3.2. Cột lõi rỗng (Hollow core columns): Ở những nơi mà những chiếc cột khổng lồ được yêu cầu, chẳng hạn như ở Nhà thờ Durham, các cột phải được xây bằng gạch xây, và phần lõi rỗng chứa đầy đá vụn. Những chiếc cột khổng lồ này đôi khi được trang trí bằng những nét chạm khắc. 4.3.3. Đầu cột (Capitals): Phong cách Corinthian- với đầu cột là chạm khắc hình những tán lá đã cung cấp nguồn cảm hứng lớn cho những thiết kế về đầu cột theo phong cách Romanesque. Độ chính xác mà chúng được chạm khắc phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn có của các mô hình gốc, các mô hình trong các nhà thờ Ý như Nhà thờ Pisa. Đầu cột của Corinthian về cơ bản là hình tròn ở phía dưới và hình vuông ở trên cùng. Hình thức đầu cột này được duy trì theo tỷ lệ và đường nét chung của đầu cột theo kiểu Romanesque. Để làm được những đầu cột này thì cách đơn giản nhất là cắt một khối hình chữ nhật và cắt bỏ bốn góc dưới sao cho khối này có hình vuông ở trên cùng, nhưng hình bát giác ở dưới cùng, như có thể thấy ở Hildesheim thuộc đường Michael. Ngoài các đầu cột có chạm khắc hình tán lá ra thì còn có các chạm khắc theo con thú, quái vật, những cảnh sống động về truyền thuyết các vị thánh của từng vùng.

20


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

4.3.4. Sự luân phiên: Một đặc điểm chung của các toà nhà theo phong cách Romanesque là sự đan xen giữa trụ và cột. Giữa hai trụ liền kề nhau sẽ có một cột đi kèm. Có rất nhiều biến thể về cách thức sắp xếp đặc biệt giữa cột và trụ này. 4.4. Cửa sổ mái vòm: Các mái vòm trong kiến trúc Romanesque có hình bán nguyệt, ngoại trừ một số rất nhỏ các tòa nhà như Nhà thờ Autun ở Pháp và Nhà thờ Monreale ở Sicily,thì loại hình này đều được sử dụng rộng rãi. Người ta tin rằng hình dáng này có sự bắt chước trực tiếp theo kiến trúc Hồi giáo. Trong khi những ô cửa sổ nhỏ bị chắn bởi những thanh đá nằm ngang thì những ô cửa sổ lớn gần như luôn luôn có hình mái vòm. 4.5. Mái vòm và mái nhà: Phần lớn các tòa nhà có mái được làm bằng gỗ với những khung đỡ mái nhà được làm đơn giản và những thanh dầm. Trong các nhà thờ, các lối đi thường có mái vòm và ở gian giữa được lợp bằng gỗ. Ở Ý, mái nhà bằng gỗ là phổ biến, và những thanh dầm thường xuất hiện cùng với mái vòm. 4.5.1. Mái vòm hình trụ (Barrel vault): Kiểu mái vòm đơn giản nhất là mái vòm hình trụ trong đó một mặt vòm duy nhất kéo dài từ tường này sang tường khác. Tuy nhiên, mái vòm hình trụ thường yêu cầu sự hỗ trợ của các bức tường vững chắc hoặc các bức tường trong đó có cửa sổ rất nhỏ. 4.5.2. Mái vòm nhọn (Groin vault): Mái vòm nhọn xuất hiện thường xuyên trong các tòa nhà theo phong cách Romanesque trước đó thế nhưng lại ít nhìn thấy hơn trong các tòa nhà sau này, đặc biệt là trong các hầm và lối đi của nhà thờ. Một mái vòm hình nhọn được xây dựng bởi hai mái vòm hình trụ giao nhau ở các góc vuông.

21


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

4.5.3. Mái vòm có gờ (Ribbed vault): Tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Roman có thể kể đến các công trình kiến trúc nổi tiếng như:

Quần thể tôn giáo Pisa, Italia (Thế kỷ XI - XIII)

Nhà thờ Maria Laach ở Đức (1093-1156)

4.5.4 Mái vòm có gờ (Ribbed vault): Vào cuối thời kỳ Romanesque, một giải pháp khác đã được sử dụng để điều chỉnh chiều cao của các đường chéo và sườn ngang. Điều này là sử dụng các vòm có cùng đường kính cho các đường chéo và sườn ngang, làm cho các sườn ngang gặp nhau tại một điểm. Điều này được nhìn thấy đáng chú ý nhất ở miền bắc nước Anh, tại Nhà thờ Durham có niên đại từ năm 1128.

22


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

5, Kiến trúc Gothic: Ta có thể nhận biết kiến trúc Gothic bằng những đặc điểm chính sau đây: - Thường có chiều cao lớn từ 38 đến 42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60 mét, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8 đến 12 mét. - Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. - Các cửa sổ hoa hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi. - Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập La tinh, mặt đứng phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần hậu cung phía Đông thường có những gian thờ hình nửa đường tròn. - Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức, kết cấu bên trong. - Kết cấu sử dụng vòm mái hình múi có sống, khung sườn và cuốn bay chịu lực, tường xây mỏng nhẹ.

Mặt cắt và vòm mái có hai tâm của kiến trúc Gothic

23


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

- Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người. - Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên. Kiến trúc Gothic ra đời đầu tiên ở nước Pháp vào năm 1140, và nhà thờ Gothic Pháp phát triển rất mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 1150 đến 1300 và lần lượt ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia. Và nhà thờ Notre Dame De Paris khởi công xây dựng năm 1163 cũng là một minh chứng lịch sử về hình thức kiến trúc Gothic.

Nhà thờ Notre Dame, Laon

Nội thất nhà thờ Notre Dame, Laon

6, Kiến trúc thời đại Phục hưng: Thời kỳ Phục hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện thực.

24


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Trào lưu kiến trúc Phục hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gothic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc chiết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, tuân thủ nguyên tắc “cổ điển” là “chuẩn mực”, nó tái hiện 1 cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại. Kiến trúc Phục hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hoà. Điều đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình, khác với kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên những ấn tượng bay bổng, không ổn định, kinh ngạc là do con người không nắm được quy luật thiên nhiên và gửi gắm lòng tin vào thánh thần. Kiến trúc Phục hưng nhấn mạnh vào vẻ đẹp của con người và đẩy mạnh việc dùng số học và hình học để xác định tỉ lệ của công trình. Điểm nổi bật của kiến trúc Phục hưng là không sử dụng những yếu tố có hình dạng phức tạp như các công trình thời Trung cổ mà thiên về các dạng hình học cơ bản như hình tròn và hình vuông. Con người thời kỳ này đã lập nên được những bản vẽ về tỷ lệ của cơ thể con người tuân theo những đường giới hạn có dạng hình tròn và hình vuông để qua đó chứng minh rằng tỉ lệ cơ thể con người chính là chuẩn mực. Trong số các bản vẽ này thì tiêu biểu hơn cả là bản vẽ Vitruvian Man, theo ghi chép của Leonardo da Vinci; đây là bản vẽ do Vitruvius lập trong cuốn sách thứ ba của ông về kiến trúc (cuốn De Architectura) - trong bộ tác phẩm "Mười cuốn sách Kiến trúc". Vitruvius đã tìm ra được một tỷ lệ là: Con người ở tư thế đứng tháng hai tay dang rộng ngang bằng dầu thì các ngón tay và ngón chân sẽ chạm vào chu vi của một đường tròn có tâm trùng với vị trí rốn. Một giới hạn theo hình vuông cũng được tìm ra từ tỷ lệ của cơ thể con người. Khoảng cách từ chân tới đầu khi đứng thẳng lưng cũng bằng khoảng cách sải tay khi tay dang ngang vai; có nghĩa là chiều cao và chiều rộng bằng nhau; do đó lập nên một hình vuông.

25


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Hệ thống tỷ lệ và các giá trị kiến trúc La Mã cổ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc thời kỳ Phục hưng. Như một “mốt thời thượng mới" được lan truyền, các kiến trúc sư "hành hương” tới Roma, tới các thành phố khác ở Italia và các lợi khác ở châu Âu có vết tích của kiến trúc La Mã cổ đại để nghiên cứu và học tập. Tuy nhiên hơn 100 năm đã trôi qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, các kiến trúc sư Phục hưng đã không sao chép nguyên xi các kiến trúc La Mã cổ đại mà chỉ sử dụng một số luật lệ của Vitruvius đã đề ra và quan tâm nhiều đến yêu cầu của

Bức vẽ Vitruvian Man của Vitruvius

thời đại mới. Chính vì thế các kiến trúc sư Phục hưng vẫn tạo được cá tính riêng của mình. Các ảnh hưởng của kiến trúc La Mã được giữ lại ứng dụng trong thời kỳ Phục hưng là: Vòm cuốn La Mã. 5 thức cột La Mã. Vào thời kỳ Phục hưng tiền kỳ, chủ yếu dùng trang trí của La Mã nhưng đến thời Thịnh kỳ thì ảnh hưởng của kiến trúc La Mã thể hiện rõ ở cả về kiến trúc lẫn trang trí. Một công trình kiến trúc văn nghệ Phục hưng thường có các đặc điểm nổi bật sau: Sử dụng các thành phần cổ điển trong lúc phẩm. Sử dụng các hình thức vòm ovan đồ sộ. Sự đa dạng về các loại hình kiến trúc mà chủ yếu là: nhà thờ, lâu đài và biệt thự. Nếu thời kỳ Trung thế kỷ, cúc lâu đài mang tính chất phòng ngự là chính, được đặt ở những nơi nặng về phòng ngự, có phong cách bưng bít, tập trung được nhiều người khi có biến cố thì các lâu đài Phục hưng lại thường

26


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

được đặt ở những vị trí quan trọng trong thành phố. Lâu đài thường được thiết kế có phân vị ngang rất rõ ràng, cửa tầng dưới có kích thước vừa phải trong khi các tầng trên cửa sổ thường rất rộng và giàu trang trí. Mặt bằng các lâu đài Phục hưng thường có dạng chữ nhật, lối vào chính dẫn vào một sân trong lấy ánh sáng ở trên xuống, ở đây có một hành lang cột thức giàu trang trí. Ở một số công trình nhiều tầng thì còn sử dụng kết hợp tầng 1 dùng thức cột Doric, tầng 2 dùng cột lonic, còn tầng 3 dùng cột Corinth. Các công trình nhà thờ thời kỳ Phục hưng thường có quy mô lớn, mặt bằng rộng và thường theo các dạng mặt bằng sau: Kiểu 1: Basilica La Mā. Kiểu 2: chữ thập La tinh. Kiểu 3: kiểu tập trung. Các nhà thờ lớn thường có mái vòm lớn, trở thành những cột mốc chính của đô thị Italia. Tuy nhiên bên cạnh những nét tiến bộ nhất định, việc chú ý tuyệt đối đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến trúc văn hóa Phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công năng, đây là một mặt trái của kiến trúc Phục hưng.

27


Nguyễn

Khánh

20041136

. . . . . .

Chi

Đôinét cnhậnm về kiến Phạm

Ánh

ươ

D

ng

........ 20041143

tchâurúc Âu

28

. . . . . .


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Có thể nói, cái đẹp trong kiến trúc được xác định bởi sự trong sáng của đường nét, sự hài hoà về màu sắc và tất cả được thổi vào cái hồn của công trình. Trong đó, nhịp điệu ẩn chứa một loạt các yếu tố khác nhau như sự cân đối về mật độ, tính chuyển động và sự tương phản của hình thể, chất liệu... Nói chung, quan niệm về yếu tố này thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người, tuỳ thuộc bối cảnh xã hội và xu hướng thẩm mỹ của từng thời kỳ. Đã có một thời kỳ dài, ở châu Âu một trong những tiêu chuẩn quan trọng của phương Tây là tả thực. Ở các trường kiến trúc, người ta chỉ chú trọng dạy về các thức orders trong kiến trúc cổ đại Hy Lạp để học hỏi cái đẹp thể hiện về sự chuẩn mực của những tỷ lệ đã được quy định. Mãi đến đầu thế kỷ XX, khi mà bê tông cốt thép trở nên phổ biến, người ta mới bắt đầu đề cao khái niệm về nhịp điệu và chuyển động, cái đẹp tự thân được phát triển tự do, thoát ra khỏi sự gò bó của các quy luật về tính đối xứng hay cân đối được duy trì dai dẳng trong lịch sử kiến trúc kéo dài hàng trăm năm trước. Có thể cảm nhận, nền văn hóa châu Âu giống như tổng hòa các nền văn hóa đan xen lẫn nhau qua các thời kỳ lịch sử. Nền tảng của văn hóa châu Âu được gây dựng bởi người Hy Lạp, được củng cố bởi những người La Mã, được ổn định bởi người Cơ Đốc giáo, được cải cách và hiện đại hóa trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV), sau đó được cải cách và toàn cầu hóa bởi các đế chế châu Âu vào thế kỷ XIX và XX. Trong xã hội đương đại, bề dày văn hóa lâu đời của các quốc gia châu Âu là bệ đỡ cho sự phát triển đầy năng động và sáng tạo của châu Âu hiện đại, khiến châu lục này có một sức hấp dẫn khó cưỡng. Châu Âu có hơn 15.000 viện bảo tàng lớn nhỏ - cầu nối giữa quá khứ và hiện tại cùng nhiều kỳ quan thế giới cổ đại. Châu lục này cũng xây dựng

cho mình một phong cách kiến trúc riêng ở mỗi thời kỳ lịch sử như kiến trúc La mã cổ, kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục hưng…. Nền mỹ thuật châu Âu sở hữu những tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều trường phái khác nhau.

29


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Nền mỹ thuật châu Âu sở hữu những tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều trường phái khác nhau. Âmnhạc châu Âu đa dạng về thể loại, từ âm nhạc bác học đến âm nhạc đường phố ... Bên cạnh những lễ hội văn hóa được tổ chức suốt cả năm, văn hóa giao thông châu Âu cũng là niềm tự hào khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Tất cả những điều đó, đã tạo nên vẻ quyến rũ đặc biệt của châu lục này. Văn hoá châu Âu có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng bởi một phần là do lịch sử đô hộ và xâm chiếm của các đế quốc châu Âu và một phần cũng là do chính sức hấp dẫn đặc biệt của nền văn hoá lớn này. Dù ở khoảng cách khá xa về địa lý nhưng Việt Nam tiếp cận với nền văn hóa châu Âu khá sớm, qua văn hóa của người Pháp và sau này là văn hóa Nga cùng một số nước Đông Âu thông qua quan hệ giao lưu văn hóa với các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa. Có thể kể đến một vài công trình kiến trúc có thiết kế mang hơi hướng châu Âu tại Việt Nam như nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt, nhà hát Lớn Hà Nội, nhà thờ Lớn Hà Nội,... cùng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác. Hay gần gũi nhất và thân thuộc nhất đối với sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ ĐHQGHN như chúng ta, thì khu công trình khoa Pháp mang đậm nét kiến trúc Pháp với lịch sử hơn 30 năm xây dựng và hình thành đã khiến bao thế hệ sinh viên tự hào khôn nguôi, là nơi mà sinh viên luôn tự hào mỗi khi nhắc đến. Thật vậy, trải qua biết bao biến động của lịch sử, kinh tế và xã hội, châu Âu vẫn giữ được cho mình những đường nét kiến trúc cổ điển, sang trọng và đậm chất nghệ thuật. Bởi vậy nên dù có trôi qua bao nhiêu năm đi nữa thì có thể nói kiến trúc châu Âu vẫn sẽ luôn khẳng định vị thế của mình bằng việc tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách thiết kế kiến trúc của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

30


Nguyễn

Tài liệu tham kh o

Khánh

20041136

Chi

Phạm

Ánh

ươ

D

ng

20041143

31


Nguyễn

Khánh

Phạm

Chi

Ánh

ươ

D

ng

20041143

20041136

Gíao trình lịch sử kiến trúc thế giới tập 1

Romanesque architecture (newworldencyclopedia.org) Romanesque architecture | History, Characteristics, & Facts | Britannica Romanesque Architecture | Boundless Art History (lumenlearning.com) https://smarthistory.org/gothic-architecture-an-introduction/ https://historylists.org/architecture/10-defining-characteristics-ofgothic-architecture.html https://www.newworldencyclopedia.org/entry/Gothic_Art https://www.britannica.com/art/Renaissance-architecture http://www.visual-arts-cork.com/architecture/renaissance.htm https://www.ipl.org/essay/Compare-Palladio-And-TheRenaissance-FCJK8XPSQU https://www.metmuseum.org/toah/hd/itar/hd_itar.htm https://vi.thpanorama.com/articles/arte/arquitectura-griegaorigen-caractersticas-estilos-construcciones.html

32


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.