3 minute read

HỆ SINH THÁI Thảm cỏ biển

Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Thảm Cỏ Biển là nhóm thực vật bậc cao có hoa thích nghi hoàn toàn với môi trường sống ở biển, thường có lá dài và mảnh như cỏ. Tuy nhiên một số loài cỏ biển có thể có các cặp lá hình trái xoan. Thường hay bị nhầm lẫn với tảo biển rong biển, nhưng cỏ biển khác với tảo biển ở nhiều đặc điểm. Tảo ở đáy biển có một trụ neo, không có hoa, không có mạch rễ và vận chuyển các chất dinh dưỡng thông qua cơ thể bằng cách khuếch tán. Trong khi đó, cỏ biển là một loài thực vật ra hoa và hạt, có mạch rễ ngập sâu dưới đáy và một hệ thống trao đổi chất.

Để phát triển cỏ biển cần dinh dưỡng. Chúng thường lấy dinh dưỡng từ những cây ngập mặn xung quanh và từ ánh sáng mặt trời nhờ quang hợp. Cỏ biển không thể phát triển tốt ở những nơi mà chúng bị khô khi thủy triều xuống thấp. Do đó cỏ biển thường mọc ở những vùng nước nông ven bờ, nơi không có sóng lớn và dòng chảy mạnh. Cỏ biển ưa nước sạch nước trong nên chúng sẽ chết nếu có nhiều bùn đất phủ lên chúng.

Advertisement

Các loài có biển khác nhau có thể phân bố ở những nơi khác nhau. Lá cỏ biển mọc rất nhanh nhưng thân rễ lại phát triển khá chậm. Vì vậy, khi một thảm cỏ biển bị phá hủy, sẽ mất thời gian rất lâu chúng mới phục hồi lại được.

Thảm cỏ biển là nơi cỏ biển mọc nhiều thành từng bãi lớn như những “cánh đồng”. Một số thảm cỏ biển trên thế giới lớn đến mức người ta có thể nhìn thấy chúng từ vũ trụ!

Thảm có biển có thể là thảm đơn loài chỉ gồm một loài cỏ hoặc đa loài gồm nhiều loài cỏ biển là khu vực

Đông Nam Á và Tây Bắc nước Úc.

Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Thảm cỏ biển là nơi cư trú và là nguồn thức ăn phong phú cho nhiều nhóm sinh vật biển. Những tán lá của cỏ biển cung cấp nơi trú ẩn, ươm trứng và sinh sống cho những loài động vật nhỏ không xương tôm, cua và các loài động vật giáp xác khác, các loài cá nhỏ, cá chưa đến tuổi trưởng thành và cả một vài loài cá lớn. Cỏ biển cũng là một phần quan trọng trong khẩu phần của một số động vật biển nguy cấp như bò biển, rùa xanh, rắn biển. Mỗi ngày, một chú bò biển trưởng thành có thể ăn khoảng 28 đến 40 kg cỏ biển.

Chức năng của thảm Cỏ Biển

Thảm có biển đóng vai trò là một bước đệm trung gian giữa các rạn san hô và rừng ngập mặn, giúp hài hòa các thành phần cấu trúc và hoạt động của hai hệ sinh thái này thông qua khả năng ổn định cát, bùn, nước và năng lượng.

Cỏ biển ổn định cát và bùn, giữ nước luôn trong.

Lá và thân đứng của cỏ biển làm chậm dòng chảy của nước. Bộ rễ dày đăc của cỏ biển giữ đất bùn dưới đáy và giảm quá trình xói mòn. Thảm cỏ biển cũng có khả năng lưu trữ một lượng lớn khí cacbon điôxít (CO2) từ khí quyển.

Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rải rác bởi nhiều đảo, đảo nhỏ, đảo san hô và rạn san hô trong vùng biển rộng khoảng 1.000.000 km2. Hướng chủ yếu theo hướng bắc-nam của đường bờ biển kéo dài hai vùng khí hậu với khí hậu cận nhiệt đới ở các vĩ độ cao hơn và khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Một loạt các hệ sinh thái đa dạng, từ đầm phá rộng lớn và rừng ngập mặn đến bờ đá và rạn san hô, cung cấp môi trường sống thích hợp cho rong biển phát triển um tùm. Các loài tảo biển có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Một số loài được sử dụng làm thực phẩm (người và gia súc), để chiết xuất agar và carrageenan, trong y học cổ truyền hoặc làm phân bón sinh học

This article is from: