11 minute read

ĐẬU

Nguồn gốc Tứ pháp và việc thờ nữ thần Pháp Vũ tại chùa Đậu

Cách đây 2600 năm một sự kiện mang tầm vóc vũ trụ đã diễn ra trên hành tinh này. Tại Ấn Độ một hành giả sau nhiều năm tu hành khổ hạnh bất thành đã đột ngột chuyển hướng trước sự ngỡ ngàng của những người bạn đồng tu. Cánh cửa mở ra, hành giả đó đã đi sâu vào thiền định và trở nên toàn giác. Khổ đau bất tận đã đoạn tuyệt, nhất thể đã nhận ra chính mình và hiển bày qua hình tướng một con người. Người đó vốn là thái tử Tất Đạt Đa, sau khi giác ngộ hoàn toàn được tôn xưng là Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Advertisement

Sự xuất thế của đấng toàn giác tạo lực đẩy xoay vần bánh xe đảo chiều nơi tâm thức nhân loại,

Bài pháp vô ngôn chuyển từ tâm mê sang tâm giác. Nhiều người thời đó đã được thức tỉnh, tương truyền có tới

500 đệ tử của ngài đã chứng quả A La Hán và hàng vạn kinh sách đã được lưu truyền cho hậu thế. Số người chứng đắc đời nối đời dẫn lối dòng chảy thức tỉnh mạnh mẽ đi vào thế giới này vượt qua biên giới quốc gia và kéo dài suốt lịch sử nhân loại từ đó đến nay.

Khoảng 700 năm sau khi Đức Phật thành đạo, Phật Pháp từ Ấn Độ được truyền vào Việt

Nam. Thủa ấy, người dân Việt sinh sống chủ yếu bằng nghề lúa nước và phân bố tập trung dọc theo những con sông đặc biệt là khu vực châu thổ sông Hồng. Với nền văn hóa lúa nước điển hình, thiên nhiên là yếu tố đóng vai trò trọng yếu. Văn hóa thờ các vị thần thiên nhiên trong dân gian cũng bắt nguồn từ đó.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nghề nông đã được đúc kết trong câu “nhất nước - nhì phân - tam cần

- tứ giống”, vậy là “nước” đứng đầu và là yếu tố đóng vai trò quan trọng số một. Tuy nhiên khi ấy hệ thống kênh mương chưa phát triển nên nước phục vụ cho cây trồng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa. Vùng châu thổ sông Hồng tuy phì nhiêu nhưng thời tiết không kém phần khắc nghiệt, có rất ít mưa vào mùa thu đông, và ngay cả mùa xuân hạ cũng không hiếm năm hạn hán kéo dài. Nếu năm nào lượng mưa ít thì năm đó dân chúng sẽ mất mùa đói kém, do vậy cầu cho

Nguồn gốc Tứ pháp...

“mưa thuận gió hòa” luôn gắn liền với sinh kế của người dân.

Khi các vị cao tăng Ấn Độ đặt chân tới nước ta, giáo pháp đã nhanh chóng bén rễ và được đón nhận mạnh mẽ. Luy Lâu (nay thuộc Bắc Ninh) sớm trở thành trung tâm Phật giáo lớn sánh cùng hai trung tâm Phật giáo đương thời là Bành

Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa.

Có lẽ một phần vì sự đón nhận sâu rộng với

Phật pháp của người dân Việt mà việc thờ Phật đã được đan quyện với văn hóa thờ thần thiên nhiên. Sự đan quyện này hình thành nên hệ thống thờ Tứ pháp trong các ngôi chùa đầu tiên

Bài pháp vô ngôn ở Việt Nam. Gắn liền với sự ra đời của hệ thống

Tứ pháp là giai thoại Sỹ Vương dựng chùa cùng sự tích Man Nương. Tứ pháp gồm: Pháp Vân - thần mây, Pháp Vũ - thần mưa, Pháp Lôi - thần sấm, Pháp Điện - thần sét. Đây là bốn vị nữ thần mây - mưa - sấm - sét tất cả đều hướng tới việc cầu mưa cho mùa vụ được tốt tươi.

Điều thú vị là, các vị thần lại được thờ trong chùa, trong khi thông thường đình đền hay miếu mới là nơi thờ thần. Điều thú vị nữa là, tên của các ngôi chùa thờ các vị thần Tứ pháp lại gắn liền với danh từ chỉ hành trạng tu Phật. Cụ thể, thần

Pháp Vân được thờ trong chùa Thiền Định, thần

Pháp Vũ được thờ trong chùa Thành Đạo, thần

Pháp Lôi được thờ trong chùa Phi Tướng, thần

Pháp Điện được thờ trong chùa Trí Quả.

Về tên của các chùa trong hệ thống Tứ pháp cũng thay đổi theo thời gian. Từ tên ban đầu là:

Thiền Định Tự - Thành Đạo Tự - Phi Tướng Tự -

Trí Quả Tự về sau chuyển theo tên các vị thần Tứ pháp trở thành: Chùa Pháp Vân - Chùa Pháp Vũ

Nguồn gốc Tứ pháp...

- Chùa Pháp Lôi - Chùa Pháp Điện. Theo thời gian tên các chùa này cũng có thể đổi tên theo tên địa danh hoặc cũng có thể tồn tại nhiều tên cùng một lúc.

Những ngôi chùa đầu tiên trên đất Việt chính là những ngôi chùa gắn liền với việc thờ thần Tứ pháp và được đặt tại Luy Lâu (Bắc Ninh). Về sau các chùa theo hệ thống Tứ pháp dần lan rộng sang các vùng tiếp giáp như Hưng Yên, Hà Nam trước khi vượt sang bên kia bờ sông Hồng vào Hà

Nội ngày nay. Tương truyền các chùa trong hệ thống Tứ pháp tạo dựng về sau đều đến các chùa

Tứ pháp gốc ở Bắc Ninh để xin rước chân hương.

Hiện trên toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng 58 di tích thờ Tứ pháp, phân bố ở những địa phương: Bắc Ninh (5 di tích), Hà Nội (10 di tích), Hưng Yên (31 di tích), Hà Nam (11 di tích), Bắc Giang (1 di tích).

Chùa Đậu ở Thường Tín cũng là chùa được dựng lên theo hệ thống thờ Tứ pháp đó. Chùa

Đậu vốn có tên là chùa Thành Đạo hay chùa

Bài pháp vô ngôn

Pháp Vũ. Tên thường gọi chùa Đậu được cho là do sĩ tử tới đó hành lễ dễ đậu khoa thi, hay khi vua chúa cũng như người tới cầu thỉnh thường rất ứng đạt. Tuy nhiên đó chỉ là cách diễn dịch của dân gian sau này. Khởi điểm của tên gọi chùa

Đậu được hình thành do rút gọn của chữ “Thành

Đạo” trong tiếng Hán thành chữ Đậu. Cách gọi rút gọn (gọi nôm) như vậy được thể hiện trong nhiều chùa thuộc hệ thống Tứ pháp khác ở nước ta chứ không riêng chùa Đậu ở Thường Tín.

Như vậy lịch sử đã ghi nhận việc thờ thần

Pháp Vũ trong chùa là theo truyền thống thờ Tứ pháp, xuất phát từ việc đan quyện cùng văn hóa dân gian nhằm tương hỗ cho quá trình truyền bá

Phật pháp thuở ban đầu trên đất nước ta.

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết chức năng chính của một ngôi chùa vẫn là tu hành, nương theo kinh Phật, lời tổ để chuyển hóa tâm thức từ mê sang giác vẫn là điều trọng yếu.

Chùa Đậu - có tự bao giờ?

Câu hỏi được đặt ra là chùa Đậu ở Thường Tín có tự bao giờ?

Vốn vẫn tồn tại ba quan điểm. Quan điểm đầu tiên dựa theo thông tin trong cuốn sách đồng tại chùa Đậu cho rằng, chùa có từ thế kỷ đầu

Công nguyên do Thái thú Sĩ Nhiếp dựng lên.

Quan điểm thứ hai cho rằng chùa có từ thời Lý căn cứ theo bia đá ghi lại lịch sử chùa được khắc vào năm 1639. Quan điểm thứ ba nói rằng chùa có từ thời Trần do các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật, khảo cứu tại chùa và chỉ phát hiện các dấu tích dựng chùa từ nhà Trần.

Vào thời Trần các tông phái Phật giáo hợp nhất về thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng

Bài pháp vô ngôn

Trần Nhân Tông sáng lập. Thời kỳ thiền tông phát triển như vậy mà triều đình cho dựng mới một chùa theo hệ thống Tứ pháp thì không phải là một giả thuyết có tính thuyết phục cao. Việc các nhà khảo cổ tìm được những dấu tích lớn của thời Trần dưới lòng đất như đầu rồng bằng đá có lẽ là minh chứng cho thấy vào giai đoạn này chùa đã có đợt tu bổ. Lịch sử cũng ghi lại thời Trần, tổ

Pháp Loa (đệ tử nối pháp của Phật hoàng Trần

Nhân Tông) đã có đợt trùng tu các chùa ở quy mô lớn trên cả nước. Có thể dấu tích cổ vật thời

Trần được tìm thấy ở chùa Đậu là do giai đoạn tu bổ này.

Trong khi Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại vào thời Lý, nhà vua nhiều lần rước tượng Tứ pháp về kinh thành để cầu mưa, cho thấy thời này rất coi trọng hệ thống chùa Tứ pháp, thực tế cũng cho thấy các chùa Tứ pháp bắt đầu lan rộng từ Bắc

Ninh sang các vùng lân cận với quy mô lớn chính vào thời nhà Lý.

Còn quan điểm cho rằng chùa có từ thời Sỹ

Nhiếp dựa trên cuốn sách đồng tại chùa có vẻ không thực thuyết phục, vì thời đó Phật giáo mới vào Việt Nam và tập trung phát triển tại kinh thành Luy Lâu (Bắc Ninh). Hơn nữa hệ thống

Chùa Đậu - có tự bao giờ?

Tứ pháp ở khu vực Thường Tín có đủ bốn chùa,

Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện (điều này được liệt kê trong bia đá khắc năm 1639 tại chùa), và thường cả bốn chùa trong Tứ pháp sẽ được dựng cùng nhau, vậy mà vào thời Lê Trung

Hưng các bia đá được lập tại chùa Đậu đều xác nhận là chùa được xây vào thời Lý. Có lẽ câu chuyện Sỹ Nhiếp dựng chùa được ghi lại trong sách đồng với sự tích Man Nương là biến thể của câu chuyện Sỹ Nhiếp dựng chùa Tứ pháp ở Bắc

Ninh. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu văn hóa, dựa trên họa tiết đặc trưng trên sách đồng cho rằng niên đại của cuốn sách đồng tại chùa có từ thời Nguyễn - tức là nội dung trong sách được viết mãi sau này.

Từ những phân tích trên cho thấy nhận định rằng, chùa Đậu được lập vào thời Lý có tính thuyết phục hơn cả. Tất nhiên khi không có chứng cứ đầy đủ thì mọi quan điểm đưa ra chỉ là giả thuyết dựa trên một góc nhìn nào đó.

Bài pháp vô ngôn

Tuy vậy dù chùa Đậu (Thường Tín) có từ thời Sỹ Nhiếp hay thời Lý Trần, thì đây vẫn là ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi. Ngôi chùa có thờ thần Tứ pháp như một biểu tượng về dấu ấn Phật pháp được truyền bá vào nước ta thủa ban đầu.

Và hơn hết ngôi chùa chính là nơi chứng kiến sự tu hành đắc đạo của hai thiền sư và là nơi lưu giữ xá lợi toàn thân của hai ngài suốt gần nửa thiên niên kỷ qua. Ngôi chùa có sự hiện diện xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư mới thực là bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn), là ánh sáng bất tận không ngừng tỏa chiếu tới muôn loài. Ngọn lửa chứng đạo đó như vượt thoát thời gian chiếu sáng tâm hồn đầy vướng bận của hành giả trên hành trình trở về.

Nơi linh khí hội tụ

Về thăm chùa Đậu, chúng ta đều thấy chùa nằm ngay gần bên bờ sông Nhuệ nên không ít người lầm tưởng chùa vốn “nổi lên” theo mạch sông

Nhuệ như bao ngôi chùa gần bờ sông khác.

Sự thực vượt xa ý nghĩa đó, cách chùa Đậu hơn 5km đường chim bay là dòng sông Hồng lớn nhất vùng bắc bộ. Và thật kỳ lạ từ dòng sông Hồng tại vị trí gần bến đò Chương Dương

(Thường Tín) bỗng xuất hiện một nhánh nhỏ, hình thành một dòng nước chảy dài theo phương vuông góc tiến gần tới bờ sông Nhuệ thì dừng lại và uốn quanh một khu đất nhô cao. Dường như dòng chảy dài hơn 5km từ sông Hồng đến đó chỉ để cuộn quanh khu đất lạ kỳ này. Và trên khu đất tuyệt đẹp đầy linh khí đó đã được tiền nhân dựng lên một ngôi chùa với tên gọi ban đầu là Thành

Đạo Tự.

Nơi linh khí hội tụ

Dưới góc nhìn của một số nhà phong thủy, ngôi chùa là đại huyệt, là mảnh đất tu hành, là nơi hội tụ linh khí lớn với sức ảnh hưởng có thể mang tầm vóc quốc gia.

Dưới góc nhìn của thi nhân, thì sự hùng vĩ của sông Hồng đã phát tiết ra một dòng nước thanh tịnh và trồi lên một bông sen tuyệt đẹp, bông sen đó chính là chùa Đậu.

Tại chùa còn lưu giữ trên bia đá, khánh đồng, chuông đồng những vần thơ, bài văn tán thán sự thiêng liêng và vẻ đẹp siêu thoát của ngôi chùa qua các thời kỳ.

Đời vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa

Đậu được ngự phong là “Đệ nhất danh lam”. Quả thực điều này khiến nhiều người ngỡ ngàng vì trên đất nước ta đâu thiếu gì nơi cảnh đẹp tựa bồng lai cùng rất nhiều ngôi chùa trác tuyệt, vậy mà vua chúa lại ngự ban cho chùa Đậu danh xưng “Đệ nhất danh lam”. Thế mới thấy cảnh chùa khi xưa đẹp mức nào. Thật may đến nay chùa vẫn nguyên trên nền đất cũ, và dòng nước kỳ lạ từ sông Hồng

Bài pháp vô ngôn năm xưa vẫn không ngừng tuôn chảy cuộn quanh ngôi chùa.

Chỉ là, như còn thiếu một chút gì đó để sống lại cảnh thế độc đáo nghìn năm xưa…

Mọi sự từ tâm, có lẽ phải từ tâm để sống dậy cảnh xưa? Cảnh thanh tịnh cần kiến tạo từ tâm thanh tịnh, cảnh đẹp tựa trăng rằm cần khởi phát từ tâm ngời sáng! Danh xưng “Đệ nhất danh lam” liệu có sớm trở lại nơi đây?

Dù tồn tại không ít văn bia suốt chiều dài lịch sử ngợi ca về ngôi chùa tuyệt đẹp này, tuy nhiên có lẽ điểm độc đáo nhất của ngôi chùa … đã không được ghi lại trong bất cứ văn bia hay sách sử nào của dân tộc!

Vượt lên trên mọi vẻ đẹp, mọi sự kỳ vỹ - ngôi chùa là một thánh tích hiếm có. Ngôi chùa là thánh tích chứng kiến sự tu hành đắc đạo của hai thiền sư và cũng là nơi lưu lại xá lợi toàn thân của hai ngài suốt nhiều thế kỷ.

Chúng ta thường nói nhiều đến các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc,

Nơi linh khí hội tụ

Myanmar, Thái Lan,... Đó là nơi gắn liền với cuộc đời Đức Phật, là nơi gắn liền với các vị Bồ tát, các vị tổ giác ngộ. Vậy ở Việt Nam nơi Phật giáo được bén rễ từ rất sớm với nhiều vị tổ sư đắc đạo, chúng ta có những thánh tích nào? Chắc hẳn là đã tồn tại không ít thánh tích trên đất nước này, có điều nhận thức của xã hội về các thánh tích đó hiện nay ra sao mới là vấn đề cần đặt ra.

Chùa Đậu nơi chứng kiến hai thiền sư trụ trì tu hành đắc đạo nối tiếp nhau để lại xá lợi toàn thân hẳn nhiên là một thánh tích lớn của

Phật giáo trên đất nước Việt Nam. Đã có không ít các bậc cao tăng trên thế giới tỏ ra ngỡ ngàng khi nghe nói về xá lợi toàn thân của hai thiền sư chùa Đậu và bày tỏ mong muốn có dịp được tới chiêm bái.

Tuy vậy hành trạng tu hành và hoằng pháp của hai thiền sư ra sao? Xá lợi toàn thân bất hoại là gì, có ý nghĩa thế nào? Và hậu thế nhận được gì từ đó? Là những câu hỏi lớn với chúng ta khi tới thăm thánh tích chùa Đậu.

This article is from: