3 minute read

NÚI THẦN ĐINH

Chốn linh thiêng giữa lòng Quảng Bình

Advertisement

Giữa muôn trùng núi đá là khu rừng nguyên sinh còn giữ được những vẻ đẹp hoang sơ với nhiều loại động thực vật quý hiếm Sự kiến tạo địa chất đã hình thành nên trong lòng núi nhiều hang động với thạch nhũ có hình ảnh đẹp lung linh, huyền ảo Theo một số tài liệu ghi lại thì các bậc đế vương như Lê Thánh Tông, vua Minh Mạng đã từng đến nơi đây thưởng ngoạn

Có lẽ vì tọa lạc tại vị trí cạnh sông kết hợp với bốn bề rừng cây xanh bao quanh nên tiết trời ở núi Thần Đinh luôn mát mẻ, trong lành quanh năm Một địa điểm thích hợp giúp tâm hồn chúng ta được thư thái, thoải mái Không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, ngọn núi thần kỳ này còn hớp hồn du khách bởi phong cảnh nơi núi rừng thiên nhiên hùng vĩ

Sau khi đi lên khoảng gần 1260 bậc thang đá, bạn sẽ tới đỉnh của ngọn núi Thần Đinh

Quảng Bình Từ trên cao nhìn xuống, cảnh thiên nhiên hữu tình của cả một vùng đồng bằng rộng lớn hiện ra Dòng sông Đại nối liền với đầu nguồn sông Nhật Lệ uốn lượn vắt ngang qua từng ngọn núi như một dải lụa dài đã tạo nên một bức tranh sinh động đầy nghệ thuật

Phía dưới gần chân núi, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các dòng sông Rào Trù, Rào Đá êm đềm nhẹ nhàng ôm trọn núi Thần Đinh Sự hòa hợp giữa thiên nhiên rừng - núi - sông đã làm say mê biết bao lòng du khách khi ghé đến tham quan địa điểm du lịch Quảng Bình nổi tiếng này

Trên đỉnh núi Thần Đinh

Đại lễ cầu siêu, cầu an được tổ chức tại chùa Kim Phong vào sáng mùng 5 Tết

Khám phá núi Thần Đinh

Cầu bình, cầu an tại giếng Tiên

Di chuyển lên thêm khoảng 300 bậc từ Chùa Hang, du khách sẽ bắt gặp giếng Tiên. Đây chính là nơi mà bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh và tận hưởng vị ngọt thanh mát của dòng nước tại giếng Tiên

Chùa Hang

Trên đoạn đường gần 1300 bậc đá để chinh phục lên tới đỉnh núi Thần Đinh, du khách sẽ gặp chùa Hang sau khi đi được khoảng 2/3 chặng đường.

Chùa Hang thực chất là một hang động Quảng Bình, tương đối lớn, tuy nhiên cửa lại khá hẹp, để có thể vào được bên trong bạn phải lách nghiêng người. Bên trong chùa có nhiều phiến đá hình cái bàn, chiếc ghế cùng những hòn đá nhỏ hình Phật, tiên cũng được đặt phía trên

Cầu bình an tại giếng Tiên

Chùa Non

Sau khi lên tới đỉnh của ngọn núi Thần Đinh, du khách sẽ tới chùa Non Quảng Bình. Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh mà hiện nay chùa chỉ còn sót lại ngôi miếu nhỏ cùng một số di tích như các bệ thờ và tường đã bám rêu xanh nằm dưới tán cây cổ thụ

Một trong những đại danh lam thuộc loại cổ nhất trên đất Quảng Bình với chiều dài lịch sử trên 700 năm.

Chùa Hoằng Phúc là Di tích lịch sử cấp Quốc gia nằm tại vùng quê bình yên thuộc xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy. Đây là một trong những đại danh lam cổ nhất trên đất Quảng Bình với chiều dài lịch sử trên 700 năm. Chùa có khuôn viên 10.000 m2, nằm phía phải sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thuỷ khoảng 6 km.

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, chùa Hoằng Phúc đã khẳng định vị trí trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quảng Bình nói chung và người dân Lệ Thủy nói riêng. Chùa Hoằng Phúc không những là nơi thờ tự Đức Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương qua các thời kỳ. Điều đó được minh chứng qua các sự kiện và sự kế tục không gián đoạn từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông mang tư tưởng Phật giáo về giáo hóa tại chùa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chùa còn là nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thiên tai, chùa bị tàn phá nghiêm trọng.

Năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa tả hữu hành lang, nhà thờ tổ, am hoá vàng và chính thức khánh hạ vào năm 2016

This article is from: