2 minute read

THOÁT HƠI NƯỚC

Tốc độ mất nước hay tốc độ thoát hơi nước được kiểm soát bởi vi khí hậu của không khí ngay xung quanh lá cây, và khả năng chống lại sự khuếch tán hơi do số lượng và kích thước của các lỗ khí khổng trên bề mặt lá và trong sức cản của khí khổng. Thực vật có khả năng kiểm soát được độ mở của khí khổng, nếu nhu cầu thoát hơi nước vượt quá tốc độ thực vật có thể di chuyển nước từ đất đến lá thì cấu trúc thực vật sẽ ngăn chặn bằng cách giảm độ mở khí khổng và từ đó làm giảm tỷ lệ thoát hơi nước.

Vào ban ngày, khi bức xa mặt trời thay đổi nhanh chóng do chuyển động của mây sẽ phản ánh độ mở của khí khổng và khả năng chứa nước của lá. Ở những nơi cây trồng không được che phủ đầy đủ thì tốc độ thoát hơi nước có thể bị ảnh hưởng bởi sức nóng từ mặt đất khô xung quanh cây. Hiệu ứng "dây phơi" này sẽ xuất hiện khi không khí khô nóng từ các luống đi qua các hàng cây, có thể làm tốc độ thoát hơi nước tăng gấp đôi so với tốc độ của một tán cây trong cùng điều kiện khí tượng

Phần lớn khí khổng các loài thực vật nằm ở bề mặt của lá nhưng một số ít khí khổng có thể xuất hiện ở bề mặt thân cây. Lượng nước ở cây cũng có thể thoát hơi trực tiếp qua lớp biểu bì ở bề mặt ngoài của lá và thân, theo đó, các chuyên gia ước tính lượng nước bị mất từ lớp biểu bì nằm trong khoảng từ một phần trăm đến hơn 20 phần trăm tùy thuộc vào các vùng khí hậu. Đối với hầu hết các loại cây trồng, lượng nước bị tổn thất ở lớp biểu bì có thể chiếm khoảng 10% tổng lượng nước mà cây cần sử dụng nhưng lương thất thoát này lại không được phân biệt với hiện tượng thoát hơi nước.

Các yếu tố khí quyển, tốc độ thoát hơi nước cũng kiểm soát sự bay hơi của nước từ bề mặt đất. Thông thường rất khó để phân biệt giữa bốc hơi và thoát hơi nước của đất là nguyên nhân gây mất nước từ phẫu diện đất, và thực tế cho thấy việc phân biệt là không cần thiết. Thuật ngữ thoát hơi nước ở đây để chỉ sự mất nước của đất vào khí quyển thông qua cả hai con đường: Nước mưa hoặc nước tưới bị chặn lại bởi tán lá có thể nhanh chóng rơi xuống bề mặt đất và ngấm vào đất, tuy nhiên, nước đọng lại trên lá trong một khoảng thời gian nhất định sẽ bị bốc hơi trở lại bầu khí quyển và nước đọng trên tán có thể tạm thời làm giảm tốc độ thoát hơi nước.

Nhiều nghiên cứu đã không tách biệt hình thức thoát hơi nước với hiện tượng bốc hơi nước và nước trong đất bốc hơi bởi vì rất khó để có thể đo lường mức độ cản trở của tán cây và sự bốc hơi của nước. Do đó, các phép đo thoát hơi nước có thể bao gồm một thành phần nước vừa không thẩm thấu vào đất và vừa không đi qua cây trồng.

This article is from: