6 minute read

1.2.3. Các loại trò chơi dùng trong dạy học ngoại ngữ

Tóm lại, trò chơi vô cùng hiệu quả và đã được ứng dụng trong việc dạy ngoại ngữ. Các trò chơi làm bài học sinh động, thú vị cũng như hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải chọn trò chơi và cách thức tổ chức phù hợp với môi trường học tập và mục đích giảng dạy và học tập.

1.2.3. Các loại trò chơi dùng trong dạy học ngoại ngữ

Advertisement

Các loại trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ: Theo Hadfield (1996), có hai cách phân loại trò chơi dùng trong giảng dạy ngoại ngữ là trò chơi về ngôn ngữ (linguistic games) và trò chơi giao tiếp (communicative games). Linguistic games tập trung vào độ chính xác của việc dùng từ và ngữ pháp, như việc cung cấp đúng từ trái nghĩa hay đặt câu chính xác. Mặt khác, communicative games tập trung vào sự trao đổi thông tin và quan điểm, như khi hai người cùng tìm ra điểm khác nhau giữa hai bức tranh gần giống nhau. Sử dụng ngôn ngữ đúng tuy quan trọng nhưng chỉ xếp thứ hai sau mục tiêu giao tiếp đối với loại communcative games.

Dựa vào cách chơi, Hadfield còn chia ra làm nhiều loại trò chơi như trò chơi phân loại (sorting), sắp xếp đúng thứ tự (ordering), đoán chữ (guessing), ghép nối (matching), dán nhãn (labeling) hay trao đổi (exchanging)... Một số trò chơi phổ biến được đặt tên ngắn gọn theo bản chất của nó như trò chơi ghi nhớ (Memory game), chiếc ghế nóng (Hot seat), chơi tranh (Pictionary), chữ xáo trộn (Scrambled letters), cờ caro (Noughts and crosses), tìm sự khác nhau (Odd man out), tìm từ (Complete the word), con số may mắn (Lucky numbers), trò đố chữ treo cổ (Hangman), đập bảng (Slap the board).... Sau đây là phân tích một số trò chơi điển hình hay được áp dụng trong giảng dạy:

Các loại trò chơi Cách thức thực hiện Ưu nhược điểm Điều kiện sử dụng

Slap the board

(Đập bảng) Giáo viên viết lên bảng từ vựng cần ôn tập. Sau đó, giáo viên gọi hai học sinh của hai đội. Giáo viên đọc từ mới. Hai học Trò chơi giúp bài học thú vị, giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Nhưng điểm yếu là từ chỉ được lưu giữ trong trí nhớ Trò chơi phù hợp với mọi cấp độ. Số từ cho trên

bảng đủ lớn (ít nhất 15 từ).

Story telling (Kể chuyện)

Guessing (Đoán chữ) Một học sinh giải thích nghĩa của từ mà không nhắc đến từ được định nghĩa, các học sinh khác phải đoán nghĩa của từ. Có thể thực hiện ngược lại, một thành viên của nhóm quay ngược lại với slide máy chiếu, các thành viên khác giải Trò chơi giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ, nhớ cách viết từ, phát triển khả năng diễn đạt, kỹ năng nói và kỹ năng nghe hiểu. Thêm vào đó, học sinh có thể viết đúng từ.

sinh phải chạy thật nhanh lên bảng và đập vào từ trên bảng, vừa đập vừa đọc to từ đó ngắn hạn. Bên cạnh đó, trò chơi thường gây tiếng ồn lớn, dễ gây ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh.

Học sinh trong một nhóm kể chuyện dựa trên gợi ý như tranh và một số cụm từ. Các nhóm sáng tạo một câu chuyện dựa trên những gợi ý đó, sau đó học sinh đại diện của từng nhóm lên kể lại câu chuyện vừa được sáng tạo ra. Trò chơi này cũng có thể tổ chức giống như trò chạy tiếp sức, toàn bộ học sinh trong lớp kể một câu chuyện. Trò chơi này thường thú vị, phát triển trí tưởng tượng, khả năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng nói, sự tham gia tích cực, sự tương tác nhóm, và kỹ năng nghe. Trò chơi sử dụng được cho nhiều trình độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu lớp đông thì sự tham gia vào hoạt động này của từng thành viên không được nhiều, và trò này thường mất nhiều thời gian. Trò chơi phù hợp với mọi cấp độ. Tranh minh họa được chuẩn bị trước. Phòng học có máy chiếu. Thời gian ít nhất 60 phút để thực hiện. Sĩ số lớp không quá 25 để đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia.

Tuy nhiên, không khí lớp thường không sôi động, Trò chơi phù hợp với mọi cấp độ. Tranh minh họa cần được chuẩn bị trước.

người chơi. Phòng được cách âm tốt.

Trò chơi cần 6-20

người chơi

Drawing (Vẽ tranh) thích từ, học sinh đại diện đoán được nhiều từ nhất thì đội của học sinh đó thắng. Gần giống trò guessing, học sinh tự vẽ tranh minh họa nghĩa của từ hay cụm từ được cho, các nhóm còn lại đoán từ được vẽ minh họa. Nhóm nào đoán đúng được cộng 1 điểm, nhóm nào vẽ phù hợp để các nhóm khác có thể đoán được từ được cộng 2 điểm. Nhóm nhiều điểm hơn giành chiến thắng. dễ gây nhàm chán.

Trò chơi thú vị, học sinh rèn luyện khả năng vẽ, phát huy trí tưởng tượng, giúp lưu giữ nghĩa của từ trong trí nhớ dài hạn. Tuy nhiên, trò chơi đòi hỏi người người chơi biết vẽ cơ bản, nên học sinh ngại chơi. Trò chơi tốn nhiều thời gian hơn khi học sinh phải nghĩ cách thể hiện nghĩa của từ bằng hình ảnh phù hợp. Trò chơi phù hợp với mọi cấp độ Học sinh biết vẽ cơ bản Các cụm từ sử dụng trong trò chơi đã được học để đảm bảo học sinh hiểu nghĩa của từ Học sinh chuẩn bị giấy A4, và bút viết.

Mỗi trò chơi có một hiệu quả nhất định, tuy nhiên để tạo được kết quả như vậy, cách thức thực hiện vô cùng quan trọng. Các trò chơi được thiết kế sẵn trên thị trường có một số tác dụng, tuy nhiên với mỗi bối cảnh khác nhau, giáo viên nên tự thiết kế trò chơi với nội dung phù hợp với học sinh của mình.

Một số giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi là tốn thời gian nên ít sử dụng hoặc chỉ coi đó là hoạt động để giết thời gian, học sinh chỉ vui mà quên đi nhiện vụ học. Đối với họ, học phải nghiêm túc và trang trọng và nếu vừa học vừa vui đùa thì không phải học thực sự. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm trong giáo dục, do người thực hiện đánh đồng giữa “game” và “play” hoặc do cách lựa chọn trò chơi hay cách thức tổ chức trò chơi chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả giáo dục ngôn ngữ.

Trên thực thế, việc học ngôn ngữ là một nhiệm vụ khó khăn mà đôi khi còn gây bực mình. Nó yêu cầu thường xuyên phải nỗ lực để hiểu, sản xuất và hình thành ngôn ngữ đích. Do đó, trò chơi nếu sử dụng đúng cách sẽ là một công cụ hữu ích trong việc dạy tiếng Anh. Hadfield (1987, tr.5) cho rằng trò chơi nên được coi là phần không thể thiếu được của chương trình học ngôn ngữ, nó không đơn thuần là một hoạt động vui nhộn cho buổi cuối ngày hay cuối kỳ học.

This article is from: