
6 minute read
1.2.4. Nội dung chủ yếu của truyện cổ tích Việt Nam
66
phận hợp thành thể loại truyện cổ tích gồm có: Truyện cổ tích loài vật; truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt.
Advertisement
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả luận án cho rằng, truyện cổ tích Việt Nam có những đặc điểm cụ thể như sau: Một là, truyện cổ tích Việt Nam phần lớn nội dung chứa đựng yếu tố tưởng tượng. Trong đó, thể loại truyện sinh hoạt chiếm tỷ lệ không nhỏ, còn thể loại truyện thần kì hay truyện về loài vật hoặc truyện phiêu lưu mạo hiểm chiếm tỷ lệ không lớn. Hai là, đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam mang đậm chất đời sống xã hội của người Việt xưa, thể hiện bản chất tâm hồn con người Việt với lối sống hiền hòa, lòng nhân ái, bao dung. Ba là, tính phê phán hiện thực đời sống xã hội khá sâu sắc trong truyện cổ tích Việt Nam, nhân vật chính thường tỏ ra bất mãn với phong tục tập quán đã có sẵn, phản ứng lại cái nhỏ mọn, tầm thường. Bốn là, truyện cổ tích Việt Nam thường đề cao vai trò tích cực của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, cùng với mơ ước về tình yêu và được tự do hôn nhân.
1.2.4. Nội dung chủ yếu của truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích viết về những xung đột, mâu thuẫn diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội, được chia ra thành hai kiểu nhân vật: Chính diện và phản diện: Do ra đời và phát triển song song với quá trình tan rã của gia đình thị tộc, mẫu hệ, hình thành của gia đình phụ quyền và quá trình phân hóa giai cấp của xã hội, nên truyện cổ tích chủ yếu phản ánh những mối quan hệ, giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa người với người trong gia đình và ngoài xã hội.
Phần lớn truyện cổ tích tiêu biểu và quen thuộc với quần chúng nhân dân đều xoay quanh đề tài sinh hoạt gia đình, phản ánh, lý giải các xung đột hay mâu thuẫn có tính chất riêng tư nhưng phổ biến, như anh em trai (truyện “Cây
67
khế”); chị em gái (truyện “Sọ Dừa”); giữa dì ghẻ với con chồng và anh chị em cùng cha nhưng khác mẹ (truyện “Tấm Cám”, truyện “Sự tích con dế”); giữa con đẻ và con nuôi (truyện “Thạch Sanh”);… Hay những xung đột mang tính chất bi kịch trong hôn nhân và gia đình, như truyện “Giết chó khuyên chồng”; truyện “Trầu cau”, truyện “Ba Ông Bếp”, truyện “Quan Âm thị kính”, truyện “Đá vọng phu”,... Các xung đột trong xã hội diễn ra bên ngoài quan hệ gia đình cũng được truyện cổ tích bàn tới, nhưng có phần ít hơn.
Việc lên án, tố cáo những nhân vật bề trên, những người anh, người chị, người dì ghẻ trong truyện cổ tích cũng chính là sự chống lại những tôn ti, tập tục bất công, vô lý của gia đình phụ quyền (nghĩa là phê phán sự phân biệt con trưởng, con thứ, con đẻ, con chồng,…). Trên cơ sở đó, tác giả dân gian có thái độ thẩm mỹ, phân biệt yêu ghét hay phủ định đối với các nhân vật “đàn anh” và “đàn em”, “chính diện” và “phản diện” trong truyện cổ tích. Truyện cổ tích phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội lý tưởng của quần chúng nhân dân, thông qua việc xây dựng các loại hình tượng nhân vật thần kì và nhân vật đế vương ở trong truyện.
Trong lịch sử loài người, việc xã hội loài người chuyển từ xã hội cộng sản nguyên thủy sang xã hội có giai cấp là một bước tiến vĩ đại; nhưng không vì thế mà tốt đẹp hơn với nhân dân, nhất là nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề. Bước sang thời kì xã hội có giai cấp, những người bị thiệt thòi, mất mát và khổ đau nhiều nhất, trước hết là nhân dân lao động là những người bề dưới diễn ra trong các gia đình phụ quyền. Họ bị tước đi quyền dân chủ, luôn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Trong truyện cổ tích thần kì, những nhân vật người em hay người bề dưới thường được nhìn nhận, miêu tả như những người đẹp nhất trong gia đình hay ngoài xã hội. Họ mang vẻ đẹp về hình dáng, vẻ đẹp tâm hồn là hiền lành, thật thà và luôn dành tình yêu thương với muôn loài. Thế nhưng những
68
nhân vật này là nạn nhân của những xung đột trong gia đình phụ quyền đang hình thành, đáng lẽ phải đứng lên phá vỡ tôn ti trật tự bất công của kiểu gia đình này để xây dựng nên một kiểu gia đình mới và tự giải phóng cho bản thân thì họ lại tỏ ra hoàn toàn bất lực.
Truyện cổ tích đã phản ánh khá rõ sự cùng quẫn, bế tắc của người dân thời xưa trong việc nhận thức con đường tự giải phóng cho mình. Chính vì vậy, để khắc phục khó khăn này, trí tưởng tượng của dân gian phải hết sức tích cực, khai thác nguồn tài liệu từ thần thoại, truyền thuyết cổ đại, tôn giáo,… để xây dựng hình tượng các nhân vật phụ như ông Bụt, ông vua, hoàng tử, công chúa,… Tuy vai trò và tính chất khác nhau nhưng những nhân vật phụ đều gắn với việc thực hiện lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động trong truyện cổ tích. Truyện cổ tích thể hiện triết lý sống và đạo lý làm người của quần chúng nhân dân.
Nội dung truyện cổ tích bao giờ cũng chứa đựng triết lý sống, đạo lý làm người của nhân dân, phần cốt lõi nhất của triết lý sống và đạo lý làm người là tinh thần lạc quan, với niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương với muôn loài.
Nói đến tinh thần lạc quan ở trong truyện cổ tích, người ta thường nghĩ đến kết thúc có hậu ở thể loại truyện này. Thực ra kết thúc truyện có hậu chỉ là biểu hiện dễ nhận thấy nhất chứ không phải là duy nhất. Vì có rất nhiều truyện cổ tích có kết thúc bi thảm, các nhân vật chính phải chết hoặc ra đi biệt xứ, nhưng tinh thần vẫn tỏa sáng thể hiện niềm tin vào cuộc sống, như truyện “Trầu cau”, truyện “Đá vọng phu”, truyện “Sự tích ba ông đầu rau” là điển hình.
Truyện cổ tích nào cũng ít nhiều có mục đích, nội dung bàn đến việc giáo dục đạo đức. Có những truyện hướng hẳn vào vấn đề đạo đức, với mục đích ca ngợi và biểu dương hành vi đạo đức cao thượng; đồng thời, lên án