
27 minute read
Phương pháp nghiên cứu, đề cương đề tài
Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về ‘’Vương Quốc Đỏ’’ gạch, gốm Mang Thít, Vĩnh Long. Đặt ra nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu nhưng nó cũng mang lại sự quyết tâm hoàn thành đề tài hơn cho nhóm chúng tôi.
Vài công trình nghiên cứu về gốm ở Miền Nam như: - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử ‘’Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975’’ của tác giả Nguyễn Văn Thuỷ. -
Advertisement
‘’Nghiên cứu mô hình không gian sinh hoạt trung tâm văn hóa du lịch làng nghề gốm tại Vĩnh Long’’ tài liệu NCKH 2020 của nhóm tác giả: Nguyễn Thúy Kiều; Nguyễn Thị Ngọc Lan, Vũ Ngọc Tuyền.
- Nghiên cứu nghề gạch, gốm ở ‘’Vương Quốc Đỏ’’ Mang Thít, Vĩnh Long nhằm phác họa bức tranh nghề gạch, gốm để thấy được sự kế thừa truyền thống, sự hội tụ của các dòng thơ bởi những phong cách, đặc điểm kỹ thuật, mỹ thuật khác nhau. Và cũng để phục dựng lại một nghề tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Đưa mọi người đến gần hơn với “Vương Quốc Đỏ’’, từ đó hiểu được nguồn gốc và những nét đặc biệt tạo nên tên tuổi vùng đất này.
- Mong muốn thông qua đề tài này góp phần nhỏ bé vào công cuộc giữ gìn, bảo tồn làng nghề gạch, gốm cổ Mang Thít, Vĩnh Long trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
- Làng gạch gốm Mang Thít được khảo sát trải dài 30km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít, trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An thuộc huyện Mang Thít là nơi tập trung nhiều lò gạch nhất. - Thời gian khảo sát: đầu thế kỉ 20 đến nay - Lĩnh vực nghiên cứu: gạch - vật liệu xây dựng, gốm - vật liệu xây dựng, nghệ thuật chế tác thủ công.


● Lò gạch Mang Thít Vĩnh Long là một làng nghề truyền thống lâu đời ở miền Tây, Đồng bằng sông
Cửu Long. ● Dòng sông Cửu Long đỏ nặng phù sa hàng năm bồi đắp cho những cánh đồng lúa, những miệt vườn bốn mùa hoa trái bằng hàng triệu mét khói phù sa, mà những hạt phù sa đỏ ối tụ lại này còn góp phần hình thành những mỏ sét nguyên sinh quý giá. Người Vĩnh Long đã biến chúng thành những làng nghề gạch, gốm.


● Làng gốm Vĩnh Long nằm dọc bờ sông
Cổ Chiên với nhiều lò gạch gốm san sát, kéo dài hàng chục km. Ánh mặt trời chiếu lên những khối gạch xếp chồng khiến cả không gian ánh lên màu đỏ rực.
Vì vậy nơi đây được người dân gọi là
“vương quốc đỏ”. ● Nghề làm gạch ngói xuất hiện ở Vĩnh
Long từ rất sớm nhờ nguồn tài nguyên đất sét đặc trưng. Do đặc tính nhiễm phèn của loại đất sét đỏ đặc biệt này mà khi nung xong, gốm đỏ Vĩnh Long thường có các vân trắng do phèn tạo thành, làng có gần 1000 cơ sở sản xuất gạch với khoảng 2000 miệng lò.
Theo thống kê năm 2009, tại huyện Mang Thít số cơ sở sản xuất gạch ngói là 1.326 và sản xuất gốm là 48 cơ sở; thu hút trên 16.000 lao động, chiếm 34,72% tham gia ngành nghề nông thôn.


Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và xu hướng thương mại hóa toàn cầu ngày càng phổ biến, các sản phẩm gạch-gốm của Mang Thít phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ: -Người lao động tham gia trong ngành này gặp rất nhiều khó khăn. -Tình trạng đời sống bấp bênh, thất nghiệp nhiều.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc đánh giá thực trạng của cộng đồng này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng để chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan làm cơ sở khoa học khi xây dựng và triển khai các chương trình đa dạng hóa sinh kế cho cộng đồng tham gia sản xuất gạch-gốm ở huyện Mang Thít, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương.

Bảng phân tích sinh kế của cộng đồng tham gia sản xuất gạch gốm huyện Măng Thít

Lấy thông tin về lịch sử hình thành và phát triển trên các trang báo mạng và đồng thời xem các video trên Youtube có nội dung xoay quanh đề tài như "Trải nghiệm làng gốm Vĩnh Long", "Lạc vào vương quốc đỏ làng gạch gốm trăm tuổi độc nhất vô nhị ở Mang Thít", "Lợi ích thực hiện đề án Di sản đương đại Mang Thít", "Làng nghề gạch gốm trăm năm huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long 2019", "Vương quốc gạch gốm Mang Thít - phát huy tiềm năng du lịch",... để hiểu hơn về đối tượng mà đề tài hướng đến là vương quốc đỏ Mang Thít Vĩnh Long.
- Sau đó kết hợp các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận để xem xét một cách toàn diện về các mặt nhằm hiểu rõ về đối tượng, sắp xếp các thông tin thu thập được để chứng minh làng gốm là vương quốc đỏ và nhắc đến gạch nung là nhớ đến Vĩnh Long.

- Tham khảo ý kiến người dân địa phương (người trong cuộc) để so sánh đối chiếu với ý kiến đã lập luận được nhằm làm bài nghiên cứu không bị chủ quan.

B. Nội dung
CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, and infographics & images by Freepik.

CHƯƠNG I : Lịch sử hình thành và phát triển



● Cùng với nghề rèn của Chợ Mới, nghề lụa của Tân Châu, nghề đáy sông vùng
Trà Vinh…, nghề gạch ngói có mặt ở Vĩnh
Long rất sớm, khi người Việt di cư xuống miền Hậu Giang thời chính sách khai khẩn đồn điền của ông Nguyễn Cư Trinh được triều đình nhà Nguyễn khuyến khích. Hàng trăm lò gạch ngày nay bắt đầu từ thị xã Vĩnh Long dọc theo sông Cổ
Chiên kéo dài hơn 30km xuống tận Mang
Thít có nguồn gốc từ thời kỳ ấy.
Tk XIX –giữa TK XX
Làng gạch Hưng Thịnh
1983 - 2007
Hình thành nên các lò gạch
1960 - 1980
Làm gốm nối tiếp Khôi phục làng nghề gạch gốm
2008 đến nay
Làm gạch
• Khoảng năm 1960, làng gạch bắt đầu cơ giới hóa, sản xuất bằng máy gạch ống, gạch tàu, gạch thẻ.
• 1980 gạch sản xuất số lượng lớn , nhờ có máy móc mà các viên gạch đều nhau, tăng chất lượng gạch.
• 1997 sản xuất gạch bắt đầu yếu đi do thời gian nung quá lâu không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu Khách hàng không thể chờ đợi








• Năm 1980 có một công ty người Đức đến vùng này sản xuất gốm để xuất khẩu thì các chủ lò tại địa phương mới cho người đi
Bình Dương, Biên Hòa học làm nghề gốm. • Từ chỗ sản xuất gạch, ngói là chính, đến năm 1983, nghề gốm ở Vĩnh Long manh nha hình thành. • Năm 1993, gốm đỏ của Vĩnh Long mới ký kết được hợp đồng xuất khẩu. • 1997- 2007 thời kì hoàng kim của nghề gốm. • 2007 bắt đầu có sự cạnh tranh không lành mạnh trong nghề dẫn tới sự suy sụp của ngành gốm. • Đến 2010 chỉ còn 20% các cơ sở sản xuất còn hoạt động.






CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, and infographics & images by Freepik.
CHƯƠNG II : Những yếu tố tạo nên “Vương Quốc Đỏ”

ĐẤT
Đỏ từ đất
NHIỆT KIẾN TRÚC
Đỏ từ nắng từ lửa Đỏ từ vẻ ngoài rực rỡ

Thiên nhiên ban tặng cho người Vĩnh Long một tài nguyên đất sét và dĩ nhiên là nó không giống ai, không vùng đất nào có nó. Người Vĩnh Long sống với đất và đẻ ra làng nghề gạch gốm. Về kỹ thuật thì có thể giống nhau nhưng về sản phẩm thì gạch và gốm đỏ Mang Thít - Vĩnh Long là loại đặc trưng mà các tỉnh miền Đông không thể sản xuất được vì khác loại nguyên liệu độc đáo này.
• Tách ra từ nhánh chính của dòng Cửu
Long, hai nhánh sông Tiền – sông Hậu chạy khắp miền Nam hàng năm mang đến cho vùng đồng bằng rộng lớn này hàng triệu mét khối phù sa màu mỡ.
Khối lượng phù sa này không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho đồng lúa hay miệt vườn bốn mùa hoa trái, mà còn hình thành những mỏ đất sét nguyên sinh quý giá.
• Mỏ sét nguyên sinh này là nguyên liệu tuyệt vời để tạo nên các sản phẩm dùng trong xây dựng, trang trí như gạch nung, đồ gốm… Những tảng đất thô sơ qua bàn tay tài hoa của người thợ trở thành những sản phẩm hữu ích cho người dân.


• Gốm Vĩnh Long có nét độc đáo đó là dòng gốm không men. Không có màu đỏ ối của gạch ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung thì ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương.
• Lý do là vì đất sét ở Vĩnh Long có tính phèn, qua đợt nung bằng trấu thì đất sẽ chuyển dần thành màu hồng phấn.
• Lớp phấn ấy còn được gọi là vân mây.
Chính lớp vân mây này đã làm nên vẻ đẹp rất riêng của gốm đỏ Vĩnh Long.

Nhiệt từ nắng gắt, nhiệt từ lò nung 9000oC, nhiệt từ lửa, từ tro, từ khói và nhiệt từ sự cần cù, chịu thương chịu khó của người làm nghề đã tạo nên những sản phẩm công phu, tỉ mỉ đến từng cm.

Nhiệt từ quá trình tạo ra sản phẩm Nhiệt từ sức nóng của thiên nhiên và sự kiên trì của người dân nơi đây

Nhiệt từ quá trình tạo ra sản phẩm
Về cách nung gạch, gốm của người thợ lò nơi đây để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời như thế cũng là một quá trình đúc kết bao kinh nghiệm từ thế hệ cha ông. Ban đầu, nhiên liệu là củi tạp và trấu, việc tăng giảm nhiệt độ từng giai đoạn đốt lò nung gạch, gốm chủ yếu là qua kinh nghiệm của người thợ cảm nhận nhiệt qua mắt nhìn độ lửa chỗ miệng lò. Lâu dần nguyên liệu đốt đun gạch, gốm chủ yếu sử dụng phổ biến cho đến nay là trấu, có hệ thống máy phân tích nhiệt độ để tạo thuận lợi cho người thợ canh lửa đốt lò đảm bảo sản phẩm ra lò phải đẹp, chất lượng và mang màu sắc đặc trưng gạch gốm đỏ Vĩnh Long.


• Nghề làm gạch, gốm nơi đây gắn chặt với những câu chuyện mưu sinh đầy những thăng trầm qua bao thế hệ. Người dân nơi đây bám trụ với nghề qua nhiều đời, từng viên gạch hình thành gắn chặt với những giờ làm việc vất vả dưới cái nắng gay gắt, gắn chặt với những giọt mồ hôi và tình cảm của người thợ, gắn chặt với cuộc sống của họ. Qua thời gian, những kỹ thuật được truyền lại dần kết tinh điêu luyện thành những sản phẩm mang đậm dấu ấn nơi này. • Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc phát triển và duy trì làng nghề nung gạch gốm đỏ Mang Thít, nhưng những lò gạch gốm tại đây vẫn ngày đêm đỏ lửa để tạo ra những sản phẩm đẹp, độc đáo, chất lượng. Những người thợ vẫn miệt mài với nghề tạo ra những nét văn hóa mang giá trị tâm hồn Việt, văn hóa phương Đông, tồn tại theo năm tháng.

Người dân chất gạch lên xe tải để đem đi các tỉnh thành bán
Hiện có hàng chục nghìn lao động đang làm việc tại làng. Họ làm việc cần mẫn, hăng say và cũng rất thân thiện với du khách.

Giữa cái nóng của lò gạch cùng ánh mặt trời, chàng trai vẫn di chuyển liên tục từng viên gạch.



Làng gốm Vĩnh Long nằm dọc bờ sông Cổ Chiên với vô vàn lò gạch gốm san sát, kéo dài hàng chục km. Ánh mặt trời rực rỡ chiếu lên những khối gạch xếp chồng khiến cả không gian ánh lên màu đỏ rực. Từ xa, những khối gạch ấy trông cứ như những tòa lâu đài thu nhỏ. Chính vì thế, khách vãng lai gọi đây là “Vương Quốc Đỏ“ .
• Xưa kia, khi nghề làm gạch thủ công truyền thống còn thịnh vượng, mỗi nhà sở hữu vài miệng lò. Những khi vào mùa, tất cả nhất loạt nhả khói trắng ngút trời. Những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ xa giống như một tiểu vương quốc bé xinh với hàng trăm tòa lâu đài nhỏ.
• Một lò gạch thường cao tầm 12m. Người ta cần đến 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nung và 10 ngày để xây cửa lò và chờ gạch nguội. Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra, canh lửa rất cẩn trọng, để đảm bảo gạch ‘chín’ vừa đúng. Sau khoảng 1 tháng nung, thành phẩm thu được là khoảng 120.000 viên gạch đỏ au đúng chuẩn.


• Từng thịnh vượng là thế, nhưng bây giờ nếu bạn tới thăm vương quốc gạch đỏ ở Vĩnh Long, sẽ thấy chỉ còn số ít những lò gạch này nổi lửa. Khi hệ thống lò hiện đại chiếm ưu thế, lò gạch truyền thống của Vĩnh Long dần dần “thất sủng” và cuối cùng rơi vào dĩ vãng.
• Từ một làng nghề truyền thống, nay các lò gạch Vĩnh
Long đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Chưa kể, ở đây còn có khá nhiều góc chụp như bước ra từ truyện cổ tích mà chắc chắn bạn sẽ khó lòng bỏ qua cho xem.
• Đi dọc các con sông như Cái Chiên, Mang Thít, Cái
Nhum, kênh Thầy Cai… bạn vẫn sẽ thấy hàng trăm lò gạch nằm đó. Nhưng rêu đã mọc, bụi đã bám, phủ lên
“thành phố gạch nung” màu thời gian đầy cổ kính.


Kiến trúc là gạch như một cây nấm màu cam vậy. Ở trên là mỗ lỗ lớn như giếng trời, hai bên là ống khói. Ở trên có nhiều bậc thang đi lên để sửa chữa khi cần thiết.
Kiến trúc cam nổi bật từng viên gạch đan xen với mái ngói. Làng gạch gốm Mang Thít ở Vĩnh Long mang đến một kiến trúc tuyệt đẹp. Đây là một điểm chụp ảnh tuyệt vời tại miền Tây và Việt Nam.


CHƯƠNG III :
Giá trị - Bảo tồn và phát triển làng nghề gạch gốm cổ Mang Thít

● Thời gian hơn 100 năm đã hính thành những giá trị của khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống hết sức độc đáo, điểm giao thoa văn hóa – nghệ thuật giữa 3 dân tộc Khmer –Hoa – Kinh ● Nét kiến trúc lò nung độc đáo ● Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm: Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần lao động của nghệ nhân, đó là những sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao. ● Đó là những hoa văn, những họa tiết được lưu giữ từ nhiều đời trong những sản phẩm mỹ nghệ, những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa của người thợ thủ công và sắc thái riêng của làng nghề truyền thống. ● Các nghệ nhân - những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm mới vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ nhân trong điều kiện mới. ● Sự liên kết bền chặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, dòng họ, về hoạt động kinh tế, có chung Thành hoàng làng và Tổ nghề; có chung văn hóa và tâm linh.




● Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao. Du lịch làng nghề khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do lao động làng nghề làm ra. Khách du lịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề. ● Là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ● Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. ● Mở rộng sản phẩm và thị trường sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề. ● Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: con đường chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chất lượng cao với thu nhập cao hơn.

Du khách thích thú tìm hiểu cách thức làm gạch tại làng nghề Mang Thít.
CÂU CHUYỆN ĐI XUỐNG CỦA LÀNG NGHỀ
Thời hoàng kim - những năm 1980: - Có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò. Chi phí sản xuất lúc đó thấp do sử dụng than và trấu là chính. - Làng nghề thời hưng thịnh ngày nào cũng rực lửa, ghe chở hàng, ghe chở nguyên liệu đến và đi đậu kín cả dòng sông. - Hầu hết sản phẩm tại đây đều được vận chuyển bằng ghe ngược xuôi đi khắp xứ, đồng thời còn xuất khẩu sang một số nước như Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan. Những sản phẩm gốm nhung từ đất sét ở đây được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận "Gốm đỏ Vĩnh Long".
Tuy nhiên, "vương quốc lò nung" bắt đầu sụp đổ từ những năm 2000
- Bởi chi phí sản xuất quá cao, thói quen người tiêu dùng thay đổi. - Do đó, số lượng đặt hàng gạch ngói đã bị giảm bớt đáng kể, nghề nung gạch dần bị mai một. Có rất nhiều cơ sở đã bán tháo, phá dỡ và hiện "vương quốc" này chỉ còn trên 1.000 lò tồn tại.



Nghề nung lụi tàn, kéo theo “vương quốc lò” cũng dần sụp đổ theo năm tháng..

Vương quốc lò nung nằm hiu hắt dọc hai bên kênh Thầy Cai, lọt thỏm giữa những mảng xanh ruộng vườn khiến bao người xốn xang Nhiều miệng lò đã bị đóng rêu phong


Lò nung im ắng, sân phơi vắng người, khung phơi gạch mục dần theo năm tháng
Ông Bùi Văn Bảy (xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít) với hơn 30 năm làm lò gạch bùi ngùi: “Hồi xưa nguyên liệu đất đai dồi dào, màu mỡ, làm gạch phồn thịnh, bán chạy lắm. Sản xuất bao nhiêu cũng không đủ bán. Bán ở nhiều tỉnh trong khu vực miền Tây này. Nhưng do sản xuất lò truyền thống khói lên ô nhiễm môi trường và nhà nước khuyến khích sử dụng gạch không nung nên nhiều lò đã tạm ngưng hoạt động hoặc phá dỡ lò để chuyển đổi nghề khác. Riêng tôi gắn bó, yêu nghề nên gìn giữ đến ngày hôm nay với mong muốn con cái giữ gìn nghề cha ông để lại” .
NHỮNG KHÓ KHĂN BẤT CẬP:
- Ảnh hưởng xấu đến môi trường - Nguồn nguyên liệu dần cạn kiệt. - Giá thành sản xuất theo cách truyền thống cao. - Thị trường thu hẹp, - Nhân công trẻ không còn mặn mà với công việc nặng nhọc, đồng lương thấp. - Đa số là các nghệ nhân đã lớn tuổi, chưa có người kế thừa.
MỤC ĐÍCH ĐỀ ÁN
Trước thực trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long hướng tới việc xây dựng đề án “Di sản đương đại Mang Thít” Nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo mà các thế hệ trước để lại, đồng thời, giúp người dân trong vùng chuyển đổi sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần phát triển ngành du lịch, tạo đà phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Hội nghị tuyên truyền cho các hộ sản xuất gạch gốm và người dân hiểu rõ về việc quy hoạch xây dựng Đề án Di sản
KTS Ngô Anh Đào - người tham gia sâu sát “Đề án di sản đương đại Mang Thít” gợi ý Vĩnh Long có thể chuyển đổi chức năng của cụm lò - xưởng - nhà dân để mở các dịch vụ như homestay, các hoạt động nghề gốm - bảo tàng, triển lãm gốm, vườn nghệ thuật, vườn cưới, tháp ngắm cảnh, trạm xe đạp, nhà hàng nông sản… Ông cho rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - du lịch sẽ là chìa khóa để khai thác tốt tiềm năng du lịch tại đây.
Nội dung chính của đề án như sau:
- Tháo dỡ 1 phần làng nghề, chuyển đổi sang sản xuất lò nung kiểu mới, sử dụng vật liệu không nung.
- Bảo tồn và chuyển đổi 1 phần làng nghề, lò nung thành di sản kiến trúc văn hóa sinh thái đương đại mang tầm quốc tế, học hỏi và dần trở thành điểm đến du lịch độc đáo.
GÓC NHÌN BẤT CẬP CỦA ĐỀ ÁN
- Nhiều nỗi trăn trở về việc tái định cư tại chỗ. - Gắn với giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động còn rất nhiêu khê, tốn kém kinh phí.
Ông Hà Văn Đức, chủ lò gạch xã Hòa Tịnh băn khoăn nói: “Chúng tôi đang nợ ngân hàng với số tiền rất lớn, muốn chuyển đổi công năng, chính quyền cần hỗ trợ chúng tôi thanh toán dứt điểm với ngân hàng. Cạnh đó, cần tuyên truyền cụ thể hơn thế nào là di sản đương đại? Khi chủ lò gạch và phu gạch tham gia thì sẽ hưởng những quyền lợi gì? Đề án phải nêu cụ thể tiến trình thực hiện, không để thành đề án “treo” thì thiệt hại sẽ nhân đôi” .
GÓC NHÌN TÍCH CỰC
- Một số nghệ nhân nổi tiếng sáng tác tác phẩm tại làng gạch gốm này
- Các nghệ nhân yêu mến, gắn bó với nghề truyền thống - Giới trẻ thích thú bởi vẻ đẹp và các tiềm năng của làng nghề
Giấc mơ của họa sĩ Lê Triều Điển từ hơn chục năm nay là tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Chính ông cũng là người khởi phát đưa những nhóm sáng tác về vùng gạch gốm Mang Thít, tạo nên giá trị khác biệt lớn từ nguồn nguyên liệu đất sét Vĩnh Long. Và cho đến nay, ông vẫn đang lặng lẽ trở lại Mang Thít, sáng tác những tác phẩm mới từ nguyên liệu đất sét, để phục vụ cho các cuộc triển lãm quốc tế sắp tới.


TIỀM NĂNG LỚN
- Địa điểm dễ tiếp cận : cách HCM khoảng 3h30 đi xe, có thể đi và về trong ngày. - Vẻ đẹp thơ mộng hiếm có tại miền
Tây: Từ cầu Mỹ Thuận nơi sông Tiền tách ra thành dòng Cổ Chiên đến sông
Mang Thít, ven sông những lò gạch, gốm mọc lên kéo dài hàng chục cây số, trông xa như những lâu đài thu nhỏ rực đỏ dưới ánh mặt trời, khiến khách ghé qua ngỡ như lạc vào thế giới cổ tích - Địa điểm check-in của giới trẻ: Tới đây, bạn sẽ tìm thấy khá nhiều góc chụp độc đáo để có được mà bộ ảnh ấn tượng. - Chất lượng sản phẩm tốt, độc đáo.






CÂU HỎI ĐẶT RA
Bao giờ đề án trên được tiến hành, thực hiện bằng cách nào, thành phần hưởng lợi ra sao vẫn là câu hỏi vẫn đang chờ lời đáp và chưa có một thông tin chính thức, cụ thể nào từ các cơ quan có thẩm quyền trả lời. Đồng nghĩa là những ai đã từng sống, lao động, gắn bó với những làng nghề nầy vẫn phải đợi chờ.
Giá trị của làng nghề vẫn còn đó và những đề án được đề ra, nhưng ai mới là người có thể đứng lên thực hiện nó?
C. Kết luận

CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, and infographics & images by Freepik.

Huyện Mang Thít từng được mệnh danh là "Vương quốc gạch" bởi đây là nơi sản xuất gạch nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề sản xuất gạch tại địa phương đang đứng trước những khó khăn, thách thức do tình trạng ô nhiễm môi trường, nguyên liệu sản xuất cạn kiệt, giá nguyên liệu tăng cao... Gạch huyện Mang Thít là kho báu có giá trị bởi nó được kiến tạo qua thời gian hơn 100 năm, từ sự giao thoa văn hóa - kỹ nghệ đặc sắc giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa để tạo ra khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất độc đáo. Nơi đây hội tụ đầy đủ những điều kiện cơ bản để trở thành một khu di sản đương đại tầm cỡ, một điểm đến du lịch hấp dẫn, có thể mang lại những lợi ích cho chính địa phương. Đề án “Di sản đương đại Mang Thít“ là giải pháp tích cực tạo việc làm, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đây cũng là điều kiện để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa vốn có của làng nghề từng một thời hưng thịnh và nuôi sống nhiều thế hệ. Để thực hiện được điều này thì cần thiết phải có được sự hợp tác giữa chính quyền các cấp, cộng đồng người dân địa phương và các nhà đầu tư.
D. Tài liệutham khảo
• https://youtu.be/3ANfiPGZixU • https://dantocmiennui.vn/nghe-lam-gom-do-vinhlong/230054.html • http://m.baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/56226/lac-vao-vuongquoc-lo-gach-mang-thit-tram-tuoi-o-vinh-long-cho-duocdanh-thuc.html • https://tourdulichmientay.vn/vuong-quoc-gach-gom-mangthit-vinh-long-5483.html • https://www.google.com/url?q=https://moc.gov.vn/tl/tin-
CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticontuc/50311/nung-dat-thanh, and infographics & images by Freepik. nha.aspx&usg=AOvVaw2UeDfulp368aYTK2YfMBAY • https://tuoitre.vn/lo-gach-mang-thit-la-mot-kho-bau-choduoc-danh-thuc-20200311092309415.htm