
45 minute read
hóa học lớp 10 THPT
2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Làm thí nghiệm 4 (bài 35) Luyện tập: Hiđrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit Luyện tập: axit sunfuric. Muối sunfat Luyện tập: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh 3.3. Nội dung tiến hành trong dạy học STEM 3.3.1. Kếhoạch bài dạy Lên kếhoạch bài dạy do GV thực hiện, ý tưởng có thểxuất phát từthực tiễn giảng dạy, từ các vấn đềthời sựhoặc có thể nảy sinh trong quá trình đềxuất, phát biểu của HS. Các bước thực hiện kếhoạch bài dạy gồm: Bước 1: Lên ý tưởng dựán Bước 2: Xác định mục tiêu Bước 3: Thiết lập bộ câu hỏi định hướng Bước 4: Lịch trình đánh giá Bước 5: Dựkiến các hoạt động 3.3.2. Kếhoạch thực hiện Giáo viên định hướng các hoạt động và HS là người sẽthực hiện các ý tưởng đó. GV là người giám sát, theo dõi, hỗtrợ khi cần thiết. Các bước tiến hành kếhoạch thực hiện gồm: Bước 1: Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, sau đó nhóm trưởng họp các thành viên trong nhóm lại, triển khai kếhoạch và phân công cụthểcho thành viên. Các thành viên tương tác với nhóm trưởng còn giáo viên hướng dẫn và nhóm trưởng luôn tương tác lẫn nhau. GV và nhóm trưởng tiến hành họp để báo cáo tiến độthực hiện và khó khăn gặp phải. Bước 2: Triển khai, thực hiện nhiệm vụ: Bao gồm thứ tựcác bước tiến hành: Để triển khai các bước trên HS cần: - Tìm kiếm thông tin, tài liệu - Chuẩn bị nguyên, vật liệu - Tiến hành nhiệm vụđược giao - Quay video, làm clip về sản phẩm
1 Công Đánh giá ệ Kết quả
Advertisement
3 4 Thời gian hoàn thành
Thành viên thực hiện
- Rút kinh nghiệm DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.3.3. Công cụđánh giá - Đểđánh giá sản phẩm của HS, GV hướng dẫn xây dựng bộ công cụđánh giá. - Điểm sản phẩm: là trung bình cộng từ phiếu đánh giá của HS và điểm sản phẩm từ GV. 3.3.4. Báo cáo sản phẩm Chủđềđược hoàn thành theo qui định sẽ tổchức báo cáo sản phẩm. GV hướng dẫn điều hành, nhóm trưởng hoặc đại diện từng nhóm báo cáo sản phẩm mình làm. Các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, GV có thểđặt câu hỏi đểkiểm tra kiến thức của HS trong quá trình làm. Các nhóm có thểđềxuất những khó khăn, những giải pháp tối ưu. Giáo viên rút ra kết luận, nhận xét ưu, nhược điểm từng nhóm, dựa vào công cụđánh giá đểcho điểm từng HS. 3.3.5. Kiểm tra kiến thức vận dụng Giáo viên tiến hành bài kiểm tra đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức và kĩ năng của từng học sinh. Thông qua kết quả GV có thểđịnh hướng, điều chỉnh cho những dự án tiếp theo, rút kinh nghiệm và có kết luận đúng đắn vềtính ưu việt của phương pháp dạy học theo định hướng STEM. 3.4. Một sốchủđề dạy học theo định hướng STEM trong phần phi kim chương trình hóa học lớp 10THPT 3.4.1. Chủ đề 1: “ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN PHÂN ĐIỀU CHẾ NƯỚC JAVEN” A. Nội dung phát triển một số kỹ năng giáo dục STEM 1. Science (Khoa học): Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa giữa chúng (tính tẩy màu của khí clo ẩm; thí nghiệm nước clo , nước brom tương tác với các dung dịch NaCl, NaBr, NaI) - Viết được phương trình hóa học của phản ứng Clo với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. 2. Technology (Công nghệ) : - Tìm hiểu, đánh giá quy trình sản xuất Javel - Bản vẽkĩ thuật - Thiết kế và trang trí 3. Engineering (Kĩ thuật): - Cấu tạo bình điện phân (Vật lí )
- Cách chế tạo một bình điện phân DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Phân tích tìm hiểu kĩ thuật sản xuất javen trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm - Công thức Faraday 4. Math (Toán học): - Thống kê - Pha chế một dung dịch theo một nồng độ cho trước B. Giáo án chủ đề stem (1) Đặt tên chủ đề: “ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN PHÂN ĐIỀU CHẾ NƯỚC JAVEN” * Lí do chọn chủ đề: Các vết bẩn cứng đầu bám trên quần áo luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Nước Javen là hóa chất có tác dụng tẩy rửa trong đó nổi bật với công dụng tẩy trắng quần áo hiệu quả đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian. * Tình huống dạy học: HS đi học thường không tránh khỏi việc áo quần trắng bị ố vàng, dính mực hoặc chứa những vết bẩn cứng đầu. Trong vai trò là kĩ sư Hoá học, em hãy tìm hiểu và tự chế tạo một thiết bị điện phân đơn giản để điều chế thuốc tẩy Javen nhằm làm sạch vết bẩn trên. * Nhiệm vụ chung/sản phẩm của chủđề: - Chế tạo thiết bịđiện phân đơn giản điều chếnước Javen. - Sản phẩm thỏa mãn những yêu cầu sau: + Cấu tạo thiết bịđiện phân đảm bảo kín + Nước Javen có màu vàng nhạt, mùi hắc, tẩy trắng được mẫu vải bẩn. (2) Mục tiêu chủ đề a. Mục tiêu kiến thức Trình bày và so sánh được tính chất oxi hoá mạnh của các halogen. Nêu được phản ứng tự oxi hoá — khử của clo. Viết được các PTHH minh họa. Giải thích được tính tầy màu của khí clo ẩm và của nước Javen. Trình bày được một số tính chất của dung dich Javen (màu săc, mùi, trạng thái, thời gian lưu trữ và bảo quản, công dụng, tỷ trọng). Viết được PTHH điều chế nước Javen từ phản ứng điện phân dung dịch NaCl. b. Mục tiêu kỹ năng Lập kế hoạch, vẽ và mô tả được thiết bị điện phân dung dịch NaCl điều chế nước Javen. Xác định được vật liệu làm thùng điện phân, điện cực, nguồn điện phù hợp với yêu cầu. Pha chế được dung dịch NaCl có nồng độ như yêu cầu.
Thử nghiệm, điều chỉnh thiết kế và lí giải được những thay đổi so với thiết kế DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ban đầu. c. Mục tiêu thái độ - Củng cố niềm tin vào khoa học thực nghiệm. - Hứng thú với việc ứng dụng kiến thức để khám phá thế giới, giải quyết vấn đề thực tiễn. - Chủ động, nghiêm túc, trách nhiệm với nhiệm vụ đã nhận. - Tôn trọng kết quả thực nghiệm khi làm thí nghiệm. - Nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. d. Mục tiêu về năng lực định hướng hình thành - Tự học, hợp tác nhóm trong các hoạt động học tập. - Trao đổi, chia sẻ các thông tin về kiến thức nền, thiết kế bản thiết kế, thi công sản phẩm và giới thiệu sản phẩm. - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề. - Hình thành năng lực hợp tác. - Hình thành năng lực sáng tạo. - Hình thành năng lực tự học. - Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. (3) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề stem 1. Trình bày và so sánh được tính chất oxi hoá mạnh của các halogen. Nêu được phản ứng tự oxi hoá — khử của clo. Viết các PTHH minh họa. 2. Giải thích tính tầy màu của khí clo ẩm và của nước Javen. 3. Trình bày một số tính chất của dung dich Javen (màu săc, mùi, trạng thái, thời gian lưu trữ và bảo quản, công dụng, tỷ trọng). Viết được PTHH điều chế nước Javen từ phản ứng điện phân dung dịch NaCl. 4. Lập kế hoạch, vẽ và mô tả được thiết bị điện phân dung dịch NaCl điều chế nước Javen. 5. Xác định được vật liệu làm thùng điện phân, điện cực, nguồn điện phù hợp với yêu cầu. Pha chế được dung dịch NaCl có nồng độ như yêu cầu. (4) Hình thức tổ chức 1. Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề (phương pháp chính) - Phương pháp đàm thoại tìm tòi - Học theo nhóm - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, thiết bị dạy học, tranh ảnh,... ) 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm. - Bảng phụ, giấy Ao, bút dạ. b. Chuẩn bị của học sinh - Tư liệu, hình ảnh - Bản thiết kế mô hình điều chế nước javen - Tất cả học sinh có sách giáo khoa, vở ghi, giấy, bút. - Dụng cụ, hóa chất (tùy mỗi nhóm) (5) Tổ chức triển khai - Lớp học được chia thành 4 nhóm sau đó giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành trong 1 tuần - Hướng dẫn HS thảo luận, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến hoàn thành, phương pháp và phương tiện tiến hành, mô hình sản phẩm đạt được. MA TRẬN CÁC PHA HOẠT ĐỘNG Pha hoạt động
Thời gian Mục tiêu Phương pháp - kĩ thuật dạy học Học liệu 1. Xác định nhiệm vụđiều chếnước Javen
15 phút đầu của tiết 1 Nhận nhiệm vụthiết kế thiết bịđiện phân dung dịch NaCl điều chếnước Javen Trao đổi, trực quan Slide giới thiệu nguyên tắc và cấu tạo bình điện phân 2. Nghiên cứu kiến thức về một số tính chất hóa học của đơn chất halogen
30 phút cuối của tiết 1 và thực hiện ởnhà 1,2,3, 7 Giải quyết vấn đề, Làm việc nhóm, tự học - PHT - Hoá chất: nước Clo, nước Br2, khí Cl2 khô, giấy quỳ, dung dịch NaCl, dung dịch NaBr, dung dịch NaI - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, bộ giá thí nghiệm, bình erlen, giá đựng ống nghiệm. 3. Đề xuất bản vẽ thiết bị điện phân dung dịch NaCl
Tại nhà 4 Tự học, thảo luận nhóm Wifi, SGK, phiếu học tập 4. Chế tạo thiết bị, thử nghiệm điều chếnước Javen
Làm việc ở nhà 5, 6, 7 Tự học, làm việc nhóm, làm việc cá nhân Wifi
5. Báo cáo DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL phương án thiết kế, sản phẩm
1 tiết 8 Thỏa luận cả lớp Máy chiếu, sản phẩm, mẫu vải bẩn, các PHT, phiếu đánh giá
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ Đặt câu hỏi: Khi áo quần màu trắng bịố vàng, loang màu, dính mực,… thì các em phải làm gì? Trước khi trả lời câu hỏi đó, yêu cầu HS làm việc cá nhân (2 phút) điền vào cột K, W của phiếu KWL. Tổchức cho HS trả lời, thảo luận cả lớp về các nội dung đó. Nhận xét, tổng kết những nội dung HS trả lời được. Chiếu video giới thiệu về nguyên tắc của bình điện phân. - Yêu cầu HS trong vai trò là kĩ sư Hóa học, hãy thiết kế thiết bịđiện phân dung dịch NaCl điều chếnước Javen đáp ứng các yêu cầu. Chia nhóm, thảo luận từng yêu cầu đánh giá sản phẩm và thời gian thực hiện. Lắng nghe Điền vào cột K, W Ghi chép những điều học thêm từ GV, bạn học vào cột L Ghi nhận nhiệm vụ Chia lớp thành các nhóm và thảo luận Tổng kết Thông báo cụthể các yêu cầu cấn thiết đối với sản phẩm + Cấu tạo thiết bịđiện phân chính xác + Nước Javen có màu vàng nhạt, mùi hắc, tẩy trắng được mẫu vải bẩn. Viết lại các yêu cầu của sản phẩm Đánh giá: Dựa trên việc điền và thảo luận phiếu KWL. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN Mục đích: Qua hoạt động này HS sẽ:
- Chứng minh được tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hóa giữa chúng thông qua thực hiện một số thí nghiệm: thí nghiệm tính tẩy màu của khí clo ẩm; thí nghiệm nước clo) - Viết được phương trình hóa học của phản ứng Clo với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; Gợi ý tổ chức hoạt động: Hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nghiên cứu tại lớp
- Yêu cầu nghiên cứu làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 01. - Gọi HS đại diện trình bày các nhóm còn lại trao đổi, nhận xét, đánh giá. Tổng kết, chốt kiến thức: - Các đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh - Tính oxi hóa giảm dần từ F2, Cl2, Br2,
I2 - Giải thích tính tẩy màu của khí clo ẩm - PTHH tự oxi hóa khử của Clo. Thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành PHT số01 Đại diện nhóm lên báo cáo Các nhóm khác thảo luận, nhận xét và đánh giá. Ghi chép nội dung vừa học vào cột L 2. Tự học ở nhà
Yêu cầu HS hoàn thiện PHT số 02 ở nhà Kết quả sẽđược trình bày vào buổi báo cáo sản phẩm Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm,..hoàn thành PHT số 02
Đánh giá: Dựa trên các biêu hiện hành vi sau: - Đánh giá việc tiến hành thí nghiệm - Đánh giá việc trình bày các phiếu học tập - Đánh giá kết quả tìm tòi, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG 3 – ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
a. Mục đích:
Kiến thức:
+ Giải thích được nguyên lí hoạt động và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa
chọn DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL + Nắm vững hệ thống kiến thức nền có liên quan đến bản thiết kế Kĩ năng: + Vẽ hình + Trình bày bản vẽ Định hướng năng lực: + Năng lực giao tiếp + Năng lực sáng tạo khi tiên hành thiết kế bản vẽ + Năng lực trải nghiệm: Khi tìm hiểu các dụng cụ phế liệu trong cuộc sống để chế tạo bộ dụng cụ. Từ đó vẽ bản thiết kế theo nhóm. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình hình thành và trình bày bản vẽ . b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế - Các nhóm HS thảo luận để thiết kế được thiết bị điện phân NaCl để điều chế nước Javen. - GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế. - GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có). c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc “chế tạo thiết bị điều chế nước javen” d. Cách thức tổ chức hoạt động Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đềxuất phương án thiết kế, thực hiện ở nhà
Yêu cầu HS thực hiện nội dung 1, 2 trong phiếu nhật kí. Yêu cầu HS quay video quá trình thực hiện
Trao đổi nhóm để hoàn thành PHT số03 GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm(1 phút) Đánh giá: Dựa trên các biêu hiện hành vi sau : Dựa vào bản thiết kế
HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO SẢN PHẨM a. Mục đích Kiến thức:
+ Lĩnh hội được kiến thức về chương halogen
+ Vận dụng kiến thức của chương dự đoán - giải thích được hiện tượng xảy ra DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trong quá trình làm thí nghiệm. Kĩ năng: + Sử dụng dụng cụ thí nghiệm + Chuẩn bị thí nghiệm theo bản thiết kế + Làm thí nghiệm thành công + Viết phương trình hóa học phản ứng Định hướng năng lực: + Năng lực sáng tạo trong quá trình chế tạo thiết bị tạo nước javen + Năng lực trải nghiệm: Vận dụng kiến thức vật lý hóa học để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống + Năng lực giao tiếp và hợp tác + Năng lực tính toán b. Nội dung: Chế tạo thiết bị điện phân theo phương án thiêt kế, điều chỉnh lại cho phù hợp. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm: Chế tạo thành công thiết bị điện phân d. Cách thức tổ chức hoạt động Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chế tạo sản phẩm, thực hiện ở nhà
Yêu cầu HS thực hiện nội dung 3 trong phiếu nhật kí
Quay video chế tạo thiết bị điện phân. Hoàn thành nội dung 3 trong phiếu nhật kí
HOẠT ĐỘNG 5: BÁO CÁO SẢN PHẨM
a. Mục đích: Báo cáo sản phẩm nhóm đã làm b. Nội dung + Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. + Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời câu hỏi phụ
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL
+ Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một thiết bị điện phân sản xuất nước javen và bài thuyết trình giới thiệu thí nghiệm Nêu được thuận lợi và khó khăn trong quá trình chế tạo sản phẩm
Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Thông báo Nêu quy định báo cáo - Mỗi nhóm trình bày sản phẩm về: bản vẽ thiết kế, chế tạo va thử nghiệm (qua video) trong 7 phút - HS các nhóm khác theo dõi, phản biện và được ra các nhận xét, góp ý cho sản phẩm. Đặt các câu hỏi cho HS , bình chọn, đánh giá, nhận xét, tổng kết. Tiếp nhận yêu cầu, phân công lên báo báo, chuẩn bị thử nghiệm thiết bị. 2. Báo cáo Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, nhóm lên báo cáo Trình bày sản phẩm, trao đổi và thảo luận
3. Tổng kết
Đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá GV nhận xét chung thái độ làm viêc, kết quảđạt được thông qua các phiếu đánh giá. Nhận xét, tổng kết bài học Cùng GV đánh giá cá nhản, nhóm, nhóm bạn.
HỌC LIỆU PHIẾU KWL Họ và tên: …………………………..Nhóm:……………; Lớp:…………
K (Những điều em biết) W (Những điều em muốn biết) L (Những điều em học được)
1. Những cách làm sạch quần áo trắng bị ố vàng, dính mực,.. 2. Cấu tạo bình điện phân 3. Nguyên tắc hoạt động của bình điện phân 4. Nêu cách pha chế 500ml dung dịch NaCl 15%
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 Đọc hướng dẫn và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích hiện tượng và viết PTHH
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Tính tẩy màu của khí Clo ẩm
Cho vào bình erlen (đã chứ sẵn khí Clo khô) 2 mẩu giấy quỳ, trong đó có 1 mẩu giấy quỳ đã được làm ẩm bởi hơi nước, 1 mẩu còn lại để khô - Giấy quỳ ẩm: - Giấy quỳ khô:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 Nghiên cứu SGK, tìm hiểu trên internet hoàn thành: Viết PTHH của các phản ứng sau:
Cl2 + NaOH ⎯⎯⎯ →⎯ lanhloãng , …………………………………………………… (1) Cl2 + NaOH ⎯⎯⎯ →⎯ Cđac 0100, …………………………………………………... (2)
Vậy Clo có tính chất:………………………………………………………
Em có biết: Sản phẩm của phản ứng (1) có tính tẩy màu, làm sạch các vết bẩn đặc biệt là các vết bẩn cứng đầu nên chúng được dùng làm nước tẩy và có tên là nước Javen. Nước Javen được sản xuất lần đầu bởi Claude Louis Berthollet trong PTN tại Paris.
Em hãy tìm hiểu và hoàn thành nội dung sau:
1. Nước Javen là một chất ……., có màu…….., có mùì ……., lưu trữ và bảo quản trong các vật liệu làm bằng ……. 2. Nước Javen có tính tẩy màu do ………………………………………………………………………………… 3. PTTH điều chế nước Javen từ phản ứng điện phân dung dịch NaCl :
2. Nhật kí học tập NHẬT KÍ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN PHÂN ĐIỀU CHẾ
NƯỚC JAVEN Trường .................................................... Lớp........ Nhóm……………………..-
2.1. Phân công vai trò, công việc và kế hoạch trong nhóm
Vị họ trí, tên Nhiệm vụ Thời gian Đúng hạn/ Không đúng hạn Thành công / không thành công Trưởng nhóm ……………… Thư kí ……………… Thành viên 1 …………… …………… ……………. 2.2. Hình vẽ thiết kế thiết bị điện phân dung dịch NaCl điều chế nước Javen * Cấu tạo thiết bị: * Vật liệu, hóa chất, điều kiện: - Thùng điện phân:
- Điện cực: DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Nguồn: * Cơ chế hoạt động: 2.3. Chế tạo thiết bị điện phân, thử nghiệm điều chế nước Javen - Quay video quá trình thực hiện Hình ảnh sản phẩm Điều chỉnh: ……………………………………….. Nguyên nhân không thành công: .……………………………………….. Kinh nghiệm: ………………………………………… Thử nghiệm Cho vào 2 cốc nhựa mỗi cốc 1 mẫu vải bẩn (ố vàng/ loang màu, dính mực,…..). Thêm tiếp một lượng như nhau dung dịch nước Javen vừa điều chế và nước Javen thương mại vào. Sau một thời gian, lấy mẫu vải ra giặt sạch với nước. Quan sát, nhận xét và so sánh hai mẫu vải sau khi giặt. (Chú ý: đeo găng tay)
- Kết quả:
3. Phiếu đánh giá
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Nhóm: ………………………………………………………………………..
STT TIÊU CHÍ ĐIỂM 1 Thiết kế thiết bị rõ ràng, đúng quy định, có chú thích kích thước, vật liệu sử dụng, điều kiện sử dụng sản phẩm 40 2 Sử dụng vật liệu tái chế 20 3 Tẩy trắng được mẫu vải bẩn như Javen thương mại 20 4 Cấu tạo thiết bị điện phân chính xác, thiết kế hệ thống đảm bảo kín 20 Tổng 100 4. Một số hình ảnh quá trình chế tạo thiết bị điều chế nước javen tại phòng thí nghiệm



DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.4.2. Chủ đề 2:“ VIẾT YÊU THƯƠNG LÊN KÍNH ” A. Nội dung phát triển một số kỹ năng giáo dục STEM 1. Science ( Khoa học): Học sinh cần trang bị kiến thức hóa học về cách viết vẽ lên thủy tinh là nhờ loại hóa chất nào? 2. Technology (Công nghệ): Tìm hiểu, đánh giá xem phương pháp hóa học nào dùng để viết vẽ lên thủy tinh 3. Engineering (Kĩ thuật): Phân tích tìm hiểu kĩ thuật viết vẽ lên thủy tinh



DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 4. Math (Toán học): Hãy tính toán xem cần lượng hóa chất bao nhiêu thời gian bao lâu để hoàn thành việc viết vẽ lên thủy tinh B. Giáo án chủ đề stem (1) Đặt tên chủ đề: “VIẾT YÊU THƯƠNG LÊN KÍNH ” (2) Xác định mục tiêu a. Mục tiêu kiến thức + Nêu được hóa chất có thể ăn mòn thủy tinh + Nêu được các bước viết vẽ lên thủy tinh + Giải thích hóa chất lựa chọn để viết vẽ lên thủy tinh b. Mục tiêu kỹ năng - Vận dụng kiến thức để phân tích quy trình viết vẽ lên thủy tinh - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành thí nghiệm, nhận xét. - Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, sử dụng công nghệ thông tin. - Phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. c. Mục tiêu thái độ - Củng cố niềm tin vào khoa học thực nghiệm. - Hứng thú với việc ứng dụng kiến thức để khám phá thế giới, giải quyết vấn đề thực tiễn. - Chủ động, nghiêm túc, trách nhiệm với nhiệm vụ đã nhận. - Tôn trọng kết quả thực nghiệm khi làm thí nghiệm. - Nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụđược giao. Có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. d. Mục tiêu về năng lực định hướng hình thành - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề. - Hình thành năng lực hợp tác. - Hình thành năng lực sáng tạo. - Hình thành năng lực tự học. - Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. (3) Bộ câu hỏi định hướng - Hóa chất nào có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh? - Trong phòng thí nghiệm có thể dùng phản ứng nào để tạo ra loại hóa chất có khả năng ăn mòn thủy tinh? - Hãy tìm hiểu phương pháp viết vẽ lên thủy tinh? - Nêu các dụng cụ hóa chất dùng để viết vẽ lên thủy tinh? - Tính toán lượng hóa chất cần sử dụng để viết vẽ lên tấm thủy tinh kích thước 10cm*10cm? (4) Hình thức tổ chức
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Phương pháp dạy học dự án - Các phương tiện hỗ trợ dạy học Hóa chất: CaF2, H2SO4 đặc, parafin(nến) Dụng cụ: tấm thủy tinh kích thước 2*8cm, bút bi đã hết mực hoặc dụng cụ viết vẽ có đầu nhọn (5) Tổ chức triển khai - Lớp học được chia thành 4 nhóm sau đó giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành trong 1 tuần - Hướng dẫn HS thảo luận, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến hoàn thành, phương pháp và phương tiện tiến hành, mô hình sản phẩm đạt được.
Nhiệm vụ nhóm Những việc cần làm Sản phẩm dự kiến
- Hóa chất nào có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh? - Trong phòng thí nghiệm có thể dùng phản ứng nào để tạo ra loại hóa chất có khả năng ăn mòn thủy tinh? - Hãy tìm hiểu phương pháp viết vẽ lên thủy tinh? - Nêu các dụng cụ hóa chất dùng để viết vẽ lên thủy tinh? - Tính toán lượng hóa chất cần sử dụng để viết vẽ lên tấm thủy tinh kích thước 2cm*8cm? - Phân tích bài học trong sgk - Tìm hiểu qua tài liệu viết, sưu tập thông tin từ mạng internet - Có câu hỏi giao lưu cuối bài thuyết trình - Có tổng kết bài thuyết trình - Trải nghiệm làm ra các sản phẩm (thực hành) -Bài báo cáo về cách viết vẽ lên thủy tinh - dự kiến cách làm ra sản phẩm - sản phẩm (6) Tiến trình kế hoạch dạy học
Sau khi các nhóm nghiên cứu, tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm của từng nhóm và tiến hành thực nghiệm
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Trong cuộc sống đời thường, các sản phẩm thủy tinh có khắc hoa văn ngày càng nhiều. Trong khoa học, các sản phẩm thủy tinh được khắc tỉ mỉ và có độ chính xác cao cũng rất nhiều như ống đo, nhiệt kế, ống nhỏ giọt,…
Thủy tinh có tính chất trơn và cứng, đã thế lại rất dễ vỡ nên việc khắc hoa văn DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL trên thủy tinh tinh xảo đến mức đẹp như một bức tranh hẳn là rất phức tạp. Vậy làm sao mà con người có thể làm được điều thần kì ấy? Cách khắc chữ trên thủy tinh rất thú vị. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tìm ra hợp chất có ăn bào mòn thủy tinh. Một khi thủy tinh tiếp xúc với hợp chất này, nó sẽ bị mất đi lần lượt lần lượt từng phần. Hỗn hợp ăn được cả thủy tinh có tên gọi là axit flohiđric, là họ hàng với các axít clohiđric. Điều đặc biệt của axit flohiđric là năng động và linh hoạt hơn nhiều và tính ăn mòn thì vô địch. Chính vì tính ăn mòn thủy tinh ấy mà người ta không thể dùng bình hay ống nghiệm thủy tinh để đựng nó, phải dùng chai nhựa. Chính bởi đặc tính ăn mòn thủy tinh của axít flohiđric mà con người đã tận dụng nó là cách khắc chữ trên thủy tinh.Trên bề mặt những miếng thủy tinh cần khắc chữ hay hoa văn, họ sẽ bôi một lớp paraphin lên trước rồi họ dùng dụng cụ khắc trực tiếp hoa văn mình mong muốn lên paraphin. Bước tiếp theo là dùng một lượng nhỏ axít flohiđric để nó ăn mòn thủy tinh vừa được khắc sâu hơn theo đúng đường nét mà thợ tạo ra. Đổ thêm ít nữa thì nét khắc lại càng sâu theo ý muốn. Nhờ cách khắc chữ trên thủy tinh của axít flohiđric mà biết bao sản phẩm đẹp tinh xảo đã ra đời với đủ hoa văn cầu kì chính xác. Hoạt động 2: Tiến hành viết vẽ lên thủy tinh (30 phút) Các nhóm bắt đầu tiến hành viết vẽ lên thủy tinh với thông điệp mong muốn + Cách tiến hành: + Ban đầu ta nấu chảy parafin rồi quét lên tấm thủy tinh 1 lớp mỏng . Sau đó dùng bút bi hết mực hoặc 1 vật bất kỳ có đầu sắc để vẽ họa tiết hoặc khắc chữ chúng ta muốn lên tấm kính, và nhớ phải cạo cho chạm vào mặt kính để chút nữa phản ứng có thể xảy ra được. Sau đó ta cho CaF2 vào những chỗ đã cạo sạch lớp parafin (nến), tiếp tục thêm vào đó H2SO4 đặc. Cuối cùng ta dùng tấm thủy tinh còn lại đậy lên và để chờkhoảnh 15–20 phút. Đủ thời gian thì ta dùng nước ấm rửa sạch dưới vòi khoảng 5 phút để làm sạch ta sẽ thu được sản phẩm với họa tiết như ý muốn. + Phản ứng xảy ra trong suốt thí nghiệm: Đầu tiên: CaF2 + H2SO4 → 2HF + CaSO4 . Sau đó: 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O. Và tiếp tục: SiF4 + 2HF → H2SiF6(tan) Hoạt động 3: Tổ chức đánh giá ( 10 phút) - Khi các nhóm hoàn thành, GV yêu cầu các nhóm cùng đồng thời trưng bày sản phẩm - Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích từng hoạt động, giá thành và sản phẩm - GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn kiểu dáng thiết kế. Song song với quá trình trên là theo dõi thiết kế khoa học, sự bền vững.


DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Giáo viên nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số . - GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ nguyên tắc viết vẽ lên thủy tinh, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan: + Các em đã học được những kiến thức và kĩ năng nào trong quá trình triển khai dự án này? + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này? - Ngoài ra GV khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác. - GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm mình. Một số hình ảnh chủ đề stem “Viết yêu thương lên kính” 3.4.3. Chủ đề 3:“ OZON VÀ SỰ SỐNG ” A. Nội dung phát triển một số kỹ năng giáo dục STEM - Science (Khoa học): Nghiên cứu tài liệu để tìm hiệu về cơ sở khoa học, tính chất, ứng dụng, ... của tầng ozon và ozon. - Technology (Công nghệ): Làm video, website, word, powerpoint, ... - Engineering (Kĩ thuật): Làm các mô hình để mô phỏng hiện tượng, thí nghiệm,... - Math (Toán học): Tính toán lượng oxi thu được khi ozon phân hủy.


B. Giáo án chủ đề DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL (1) Đặt tên chủ đề “TẦNG OZON VÀ SỰ SỐNG XANH” Lý do chọn chủ đề Oxi là nguyên tố hóa học không thể thiếu đối với sự sống của chúng ta, là nguyên tố có mặt ở khắp nơi trên trái đất: trong cơ thể con người, động vật, cây cối,… đặc biệt là trong khí quyển; tham gia vào quá trình cháy, hô hấp, quang hợp đang diễn ra hằng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói oxi là nguyên tố tạo nên sự sống. Ở chương trình học phổ thông, những kiến thức liên quan đến oxi được đề cập trong nhiều bài học của các môn Hóa học, Sinh học, Địa lí làm cho việc tìm hiểu các kiến thức bị rời rạc, không liền mạch, một số kiến thức bị lặp lại gây khó khăn cho HS trong việc tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống như: “Vì sao người ta trồng nhiều thông ở bệnh viện?” hay “Vì sao sau cơn giống thì không khí trở nên trong lành, dễ chịu?” Do đó, việc tích hợp các nội dung từ các môn thành chủ đề “Tầng ozon và sự sống xanh” vừa tạo được sự logic, kết nối các nội dung kiến thức với nhau, vừa giúp HS thấy được vai trò quyết định của oxi - ozon đối với sự sống, đồng thời làm cho Khoa học gần gũi với cuộc sống hơn, không còn khô khan, cứng nhắc, giúp HS có hứng thú học tập, say mê, yêu thích khoa học. (2) Mục tiêu chủ đề a. Về kiến thức: - Nêu được cấu tạo nguyên tử oxi, công thức cấu tạo phân tử ozon. - Nêu được tính chất vật lí và ứng dụng của O3. - O3 có tính oxi hóa mạnh là do dễ phân hủy tạo ra oxi nguyên tử và oxi phân tử. b. Về kĩ năng: hình thành các kĩ năng STEM: - Viết một số phương trình hóa học minh học cho tính chất hóa học của O3. - Vận dụng sự hiểu biết về cấu tạo phân tử của O3, giải thích vì sao O3 được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng. - Phát hiện được vấn đề thực tiễn. - Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố của vấn đề. - Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Sử dụng được công nghệ thông tin trong học tập. c. Về thái độ - Tích cực thoải mái, tự giác tham gia các hoạt động. Có ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập. - Giáo dục lòng say mê tìm hiểu khoa học trong cuộc sống, đức tính cẩn thận. - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon.
d. Định hướng phát triển năng lực DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng các khái niệm: phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, tính oxi hóa và gọi tên các sản phẩm của phản ứng. - Năng lực giải quyết vấn đề: Dựa vào nội dung chủ đề, nhóm học sinh xây dựng các kế hoạch thực hiện. Sau khi phân nhóm, học sinh tự lập kế hoạch thực hiện, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi học sinh chủ động đọc tài liêu, tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. (Năng lực chủ yếu nhằm phát triển cho học sinh) + Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm thảo luận tích cực, sôi nổi rồi cùng đi đến thống nhất nội dung, cách thực hiện nhiệm vụ, cùng làm và giúp đỡ nhau. + Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Học sinh đã hệ thống kiến thức, phân tích tổng hợp các kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Từ đó giải thích được các ứng dụng của sục ozon làm sạch nước,... Học sinh tìm hiểu thực trạng môi trường, vận dụng kiến thức để giải thích, đề ra biện pháp thực hiện. + Năng lực tính toán: Tính toán trong các bài tập vận dụng. + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh tìm tài liệu và làm báo cáo. (3) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề stem - Tầng ozon là gì và sự hình thành tầng ozon. - Vai trò của tầng ozon đối với trái đất và thực trạng của tầng ozon hiện nay. - Tính chất vật lý và hóa học của ozon? So sánh với oxi. - Ứng dụng trong thực tế của ozon và giải pháp chống lỗ thủng của tầng ozon. - Làm sao để “vá lại” lỗ thủng của tầng ozon. (4) Hình thức tổ chức 1. Phương pháp Khi dạy về nội dung này, giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau: - Phát hiện và giải quyết vấn đề (phương pháp chính) - Phương pháp đàm thoại tìm tòi - Học theo nhóm - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, thiết bị dạy học, tranh ảnh,... ) 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên - Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm. - Bảng phụ, giấy Ao, bút dạ. b. Chuẩn bị của học sinh - Tư liệu, hình ảnh, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động đề bảo vệ môi trường,... - Tất cả học sinh có sách giáo khoa, vở ghi, giấy, bút.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Dụng cụ, hóa chất (tùy mỗi nhóm) (5) Tổ chức triển khai - Lớp học được chia thành 4 nhóm sau đó giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành trong 1 tuần - Hướng dẫn HS thảo luận, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến hoàn thành, phương pháp và phương tiện tiến hành, mô hình sản phẩm đạt được. Nhiệm vụ nhóm Những việc cần làm
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ nhóm1: Tầng ozon là gì? ứng dụng của ozon và vai trò của tầng ozon đối với trái đất
- Sưu tập thông tin từ mạng internet - Có câu hỏi giao lưu cuối bài thuyết trình - Có tổng kết bài thuyết trình - Video, hình ảnh giải thích sự hình thành tầng ozon. - Bài word và powerpoint tầng ozon và vai trò của tầng ozon đối với trái đất Nhiệm vụ nhóm 2: Nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozon
- Sưu tập thông tin từ mạng internet - Có câu hỏi giao lưu cuối bài thuyết trình - Có tổng kết bài thuyết trình - Bài viết, báo cáo, video, hình ảnh… về nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ozon hiện nay. - Khuyến khích có mô hình mô phỏng, posters. Nhiệm vụ nhóm 3: Hiện trạng của tầng ozon trong khí quyển và hậu quả của thủng tầng ozon
- Phân tích bài học trong sgk - Tìm hiểu qua tài liệu viết, sưu tập thông tin từ mạng internet - Bài viết về hiện trạng của tầng ozon trong khí quyển và hậu quả của thủng tầng ozon - Mô phỏng phản ứng đặc trưng của ozon bằng người thật kết hợp tranh ảnh, màu áo, posters... Nhiệm vụ 4: Biện pháp ngăn chặn sự suy thoái của tầng ozon
- Phân tích, đánh giá tác động của việc thủng tầng ozon, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết. - Video, hình ảnh mô tả ứng dụng của ozon. - Bài viết, báo cáo phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp chống lỗ thủng tầng ozon.
(6) Tiến trình kế hoạch dạy học
Sau khi các nhóm nghiên cứu, tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm của từng nhóm và tiến hành thực nghiệm
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Chúng ta đều biết vai trò của oxi là là chất duy trì sự sống. Nhưng để sống tốt DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hơn, sống khỏe hơn, sống bền vững hơn con người cần sự bảo vệ của tầng ozon, cần môi trường trong sạch. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua chủ đề “Tầng ozon – và sự sống” để cảm nhận sự cháy lên của lòng say mê khoa học với hi vọng các em sẽ am hiểu và biết giải quyết vấn đề được đưa ra. Hoạt động báo cáo và tổng kết Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 2: Báo cáo kết quả Các nhóm lần lượt trình bày
- Giới thiệu nhóm lên trình bày. - Nhận xét và chốt kiến thức
- Nhóm trình bày - Các nhóm khác đặt câu hỏi Hoạt động 3: Thảo luận và trả lời câu hỏi
Thảo luận - GV đặt câu hỏi và tổng hợp các câu hỏi của nhóm khác cho mỗi nhóm để thảo luận. - Thảo luận để trả lời các câu hỏi của nhóm mình.
Trả lời câu hỏi - Lắng nghe câu trả lời của từng nhóm. - Điều chỉnh những ý kiến trả lời chưa đúng, giải đáp các câu hỏi phát sinh. - Lần lượt mỗi nhóm trả lời câu hỏi. - Nhóm khác lắng nghe và phản biện nếu câu trả lời chưathỏa đáng. Hoạt động 4: Đánh giá - Hướng dẫn học sinh đánh giá vào phiếu. - Kết luận, tuyên dương nhóm, cá nhân. - Nhìn lại quá trình, rút kinh nghiệm cho bài học sau. Hoạt động 5: Củng cố
Khắc sâu trọng tâm - Qua chủ đề các em đã nghiên cứu trong 2 tuần vừa qua, các em đã hiểu ozon là chất oxi hóa mạnh, gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta. Vì thế cần thiết bảo vệ tầng ozon ngay từ ngày hôm nay. - HS làm bài kiểm tra 15 phút theo định hướng phát triển năng lực. Một số hình ảnh của các nhóm Nhóm 1: tầng ozzon là gì? ứng dụng của ozzon và vai trò của tầng ozzon




DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhóm 2: Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng ozzon Nhóm 3: Thực trạng tầng ozon hiện nay






DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhóm 4: bảo vệ tầng ozzon
3.4.4. Chủ đề dạy học “Thực phẩm sấy khô bằng lưu huỳnh và sức khỏe con DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL người” theo định hướng giáo dục STEM A. Nội dung phát triển một số kỹ năng giáo dục STEM - Science (Khoa học): Nghiên cứu tài liệu để tìm hiệu về cơ sở khoa học, tính chất, ứng dụng, ... của lưu huỳnh và lưu huỳnh đioxit. - Technology (Công nghệ): Làm video, website, word, powerpoint, ... - Engineering (Kĩ thuật): Làm các mô hình để mô phỏng hiện tượng, thí nghiệm, ... - Math (Toán học): Tính toán lượng lưu huỳnh an toàn với sức khỏe con người. B. Giáo án chủ đề (1) Đặt tên chủ đề “THỰC PHẨM SẤY KHÔ BẰNG LƯU HUỲNH VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI” (2) Mục tiêu chủ đề a. Kiến thức - Tính chất vật lí và ứng dụng của lưu huỳnh. - Viết một số phương trình hóa học minh học cho tính chất hóa học của lưu huỳnh. b. Kĩ năng - Nêu được phương pháp xông hơi lưu huỳnh. - Biết cách sử dụng lưu huỳnh một cách hiệu quả, an toàn. - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong đời sống c. Về thái độ - Tích cực thoải mái, tự giác tham gia các hoạt động. Có ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập. - Giáo dục lòng say mê tìm hiểu khoa học trong cuộc sống, đức tính cẩn thận. - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng d. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng các khái niệm: phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, sự oxi hóa, tính oxi hóa và gọi tên các sản phẩm của phản ứng. - Năng lực giải quyết vấn đề: Dựa vào nội dung chủ đề, nhóm học sinh xây dựng các kế hoạch thực hiện. Sau khi phân nhóm, học sinh tự lập kế hoạch thực hiện, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi học sinh chủ động đọc tài liêu, tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. (Năng lực chủ yếu nhằm phát triển cho học sinh)
+ Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm thảo luận tích cực, sôi nổi rồi DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cùng đi đến thống nhất nội dung, cách thực hiện nhiệm vụ, cùng làm và giúp đỡ nhau. + Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống + Năng lực tính toán: Tính toán trong các bài tập vận dụng. + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh tìm tài liệu và làm báo cáo. (3) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủđề stem - Nhận biết thực phẩm sấy lưu huỳnh. - Lưu huỳnh công nghiệp với sức khỏe con người. - Cách loại bỏlưu huỳnh trong măng khô ngày Tết. - Có phải lưu huỳnh đioxit dùng làm chất bảo quản thực phẩm có hại cho sức khỏe? (4) Hình thức tổchức 1. Phương pháp Khi dạy về nội dung này, giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau: - Phát hiện và giải quyết vấn đề (phương pháp chính) - Phương pháp đàm thoại tìm tòi - Học theo nhóm - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, thiết bị dạy học, tranh ảnh,... ) 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên - Các tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm. - Bảng phụ, giấy Ao, bút dạ. b. Chuẩn bị của học sinh - Tư liệu, hình ảnh, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động đề bảo vệ môi trường,... - Tất cả học sinh có sách giáo khoa, vở ghi, giấy, bút. - Dụng cụ, hóa chất (tùy mỗi nhóm) (5) Tổ chức triển khai - Lớp học được chia thành 4 nhóm sau đó giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành trong 1 tuần - Hướng dẫn HS thảo luận, xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến hoàn thành, phương pháp và phương tiện tiến hành, mô hình sản phẩm đạt được.
Nhiệm vụ nhóm Những việc cần làm Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ nhóm1: DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nghiên cứu phương pháp xông hơi lưu huỳnh, cấu tạo S từ đó giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống. - Diệt chuột trong nhà kho - Sấy, xông hơi, chống ẩm mốc thực phẩm - Vỡ bình nhiệt kế tại sao lại dùng S?
- Sưu tập thông tin từ mạng internet - Có câu hỏi giao lưu cuối bài thuyết trình - Có tổng kết bài thuyết trình - Bài word và powerpoint về các ứng dụng của S trong đời sống
Nhiệm vụ nhóm 2: - Nhận biết thực phẩm sấy lưu huỳnh. - Lưu huỳnh công nghiệp với sức khỏe con người. - Sưu tập thông tin từ mạng internet - Có câu hỏi giao lưu cuối bài thuyết trình - Có tổng kết bài thuyết trình - Bài viết, báo cáo, video, hình ảnh… về ảnh hưởng của lưu huỳnh với sức khỏe con người
Nhiệm vụ nhóm 3: - Cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô ngày Tết.
Cách xông hơi lưu huỳnh an toàn, đưa các giải pháp, những điểm cần lưu ý khi thực hiện thí nghiệm. - Phân tích bài học trong sgk - Tìm hiểu qua tài liệu viết, sưu tập thông tin từ mạng internet
Bài viết, báo cáo phân tích, đánh giá lưu huỳnh đioxit dùng làm chất bảo quản thực phẩm có hại cho sức khỏe? Nhiệm vụ 4:
Thông qua sách báo, mạng internet, kinh nghiệm gia đình bản thân, hãy nhận xét về việc sử dụng S trong thực tế. - Quan sát từ thực tiễn (trong gia đình, trong bệnh viện, trong nhà máy,...), chụp ảnh lại. - Phân tích, đánh giá về việc sử dụng S trong thực tế - Bài viết, báo cáo phân tích, đánh giá, đưa ra nhận xét về việc sử dụng S trong thực tế.
(6) TIẾN TRÌNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động ( 10 phút)
Lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên quen thuộc với chúng ta, nó có trong thức DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ăn hàng ngày, những loại thực phẩm có chứa lưu huỳnh phổ biến như thịt, cá, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), hải sản, nấm, tỏi, các loại hạt có chứa dầu… Đối với lưu huỳnh nguyên chất (dùng trong công nghiệp) thường được sử dụng làm phụ gia trong sấy và chất chống mốc, ngoài ra thì lưu huỳnh có thể dùng để phòng trừ một số loại bệnh hại cây trồng. Ở nước ta vẫn tồn tại tình trạng lạm dụng lưu huỳnh công nghiệp sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm như: tẩm sấy các dược liệu, nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao, sấy hoa quả khô, măng khô…Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu là “ thực phẩm sấy khô bằng lưu huỳnh và sức khỏe con người” Giáo viên yêu cầu và nhắc lại nhiệm vụ từng nhóm giới thiệu theo sơ đồ tư duy trên giấy A0. Hoạt động 2: Thảo luận và báo cáo (30 phút) Nhóm 1: Nêu cấu tạo S, hợp chất SO2 - Giải thích các hiện tượng: khi đốt S và đóng kín nhà kho, sẽ sinh ra khí SO2. Và SO2 là một khí gây hại cho sức khoẻ ( viêm phổi, mắt , da…), nồng độ cao gây tử vong nên dung để diệt chuột. - Dùng S đã xông hơi để chống ẩm, mốc là một phương pháp rất phổ biến. Điều này giúp giữ thực phẩm, thuốc bắc trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo. Tuy nhiên trong quá trình xông hơi S, các thực phẩm đã nhiễm độc SO2. - Khi vỡ bình nhiệt kế, Hg có chứ trong đó sẽ ra ngoài môi trường. Như chúng ta đã biết Hg là chất rất độc. Tuy nhiên ta có thể sử dụng S để thu hồi Hg qua phản ứng S + Hg → HgS↓ ( tạo kết tủa). Nhóm 2: Để nhận diện măng khô sấy lưu huỳnh rất dễ bởi mùi của khí SO2 rất đặc trưng (khí này sinh ra trong quá trình đốt lưu huỳnh). Bạn có thể phân biệt bằng cách đưa măng khô lên mũi ngửi là phát hiện được ngay. Nếu sấy lưu huỳnh, măng sẽ có mùi nồng nặc, rất khó chịu. Đối với thảo dược dạng dây leo, ngoài việc quan sát màu sắc ra, người dùng có thể dùng tay bẻ sợi thảo dược. Nếu là thảo dược phơi nắng hoặc sấy thủ công thì sẽ giòn, gãy ngay, còn thảo dược sấy bằng lưu huỳnh sẽ dai, mềm hơn. Đối với thảo dược dạng thân, củ, thì có thể phân biệt bằng màu sắc và mùi vị. Khi cầm dược liệu trên tay, cảm nhận đầu tiên đối với dược liệu sấy lưu huỳnh là độ ẩm cao. Vì độ ẩm cao nên nhiều dược liệu dạng dây mới dai, không bẻ gãy được. Còn dược liệu phơi sấy thông thường cảm giác khô, giòn. Nếu cầm một nắm thuốc lên tay, dược liệu sấy bằng lưu huỳnh đôi khi để lại một thứ bụi mỏng, màu hơi vàng. Tuy xông hơi S có khá nhiều tác dụng, nhưng đi đôi là các tác hại như sau: