
5 minute read
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Advertisement
Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bƣớc vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh m hay cải cách giáo dục. Trƣớc thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 khóa XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “ hát tri n nh nh ngu n nhân c, nh t à ngu n nhân c ch t ư ng c o, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. [7] Hoạt động trải nghiệm trong đó có phƣơng pháp trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học hữu ích trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, từng cá nhân học sinh đƣợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội với tƣ cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Toán học là một ngành, một môn khoa học đòi hỏi suy luận và trí thông minh cao, chứa tất cả những gì thách thức đến bộ não của chúng ta. Trong nhà trƣờng phổ thông, môn Toán đƣợc xem là môn chủ đạo để đánh giá năng lực học tập của học sinh. Điều đó dễ gây áp lực cho học sinh trong việc học Toán. Nếu ngƣời giáo viên tổ chức tốt các hoạt động dạy học và lựa chọn phƣơng pháp dạy hoc thích hợp để phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh, phát huy đƣợc tính tích cực của các em khi học về chủ đề này s giúp cho học sinh nắm vững kiến thức hơn, chủ động hơn trong học tập, kích thích lòng say mê hứng thú học tập, kịp thời giải quyết tốt các tình huống thực tế. Vì vậy, việc sử dụng trò chơi là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hƣớng đổi mới dạy học hiện đại. Bản chất của phƣơng pháp sử dụng trò chơi học tập là thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Đa số học sinh đã bộc lộ rõ khả năng của mình thông qua việc học này.
Trong chƣơng trình Toán lớp 10, những kiến thức của chƣơng “Phƣơng trình và hệ phƣơng trình” chiếm vị trí hết sức quan trọng cả về khối lƣợng kiến thức và phạm vi ứng dụng của nó, đòi hỏi học sinh phải tƣ duy sáng tạo, nhạy bén và phải có kĩ năng giải bài tập linh hoạt, vì vậy cần có phƣơng pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất .Việc sử dụng trò chơi tạo điều kiện để gây hứng thú học tập cho các em, làm các em chủ động trong các hoạt động trên lớp, trò chơi làm cho các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh sôi nổi, hào hứng,... Không ai có thể phủ nhận đƣợc những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết dạy. Song, tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì và cách tổ chức trò chơi đó ra sao để đạt hiệu quả,… là một dấu hỏi lớn với những ngƣời làm công tác giáo dục. Nhìn nhận đƣợc tầm quan trọng trong đổi mới phƣơng pháp dạy học với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế trò chơi trong dạy học phương trình và hệ phương trình” là đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các trò chơi trong dạy học “Phƣơng trình và hệ phƣơng trình” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này nói riêng và dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông nói chung
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Các trò chơi dạy học phƣơng trình và hệ phƣơng trình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức chƣơng 3 “Phƣơng trình và hệ phƣơng trình” (Đại số 10 Nâng cao).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi trong dạy học phƣơng trình và hệ phƣơng trình. 5.2. Tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học phƣơng trình và hệ phƣơng trình. 5.3. Thiết kế các trò chơi trong dạy học nội dung phƣơng trình và hệ phƣơng trình và nghiên cứu định hƣớng sử dụng hệ thống trò chơi học tập đã thiết kế.
5.4. Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả quan và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phƣơng pháp điều tra, quan sát 6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo, kết luận thì khóa luận gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2. Thiết kế trò chơi trong dạy học phƣơng trình và hệ phƣơng trình.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
