2 minute read

Hình 3.1Một số hình ảnh thực nghiệm Nhiệm vụ 1+2

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết đề tài: Các HĐTN đã xây dựng và tiến trình tổ chức đã thiết kế có thể phát triển NL sáng tạo và NL định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Advertisement

3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

 Tìm hiểu học sinh, cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm tại trường THCS Phan Đình

Phùng, Đà Nẵng. Tổ chức thực nghiệm theo kế hoạch.  Thu thập, xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.

3.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

 Đối tượng thực nghiệm sư phạm:

Với HS lớp 9/1 (43 HS), trường THCS Phan Đình Phùng, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.  Thời gian thực nghiệm sư phạm: từ ngày 1/4/2019 đến ngày 11/4/2019.

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

 Tổ chức cho HS trải nghiệm theo các phương pháp đã thiết kế.  Theo dõi, ghi chép lại diễn biến HĐTN của HS, thường xuyên gặp gỡ và trao đổi đối với HS để nhằm đánh giá mức độ phù hợp của nội dung các HĐTN sáng tạo, phương pháp và tổ chức và hướng dẫn HĐTN của GV nhằm để đánh giá mức độ phát triển năng lực sáng tạo của HS khi tham gia HĐTN.  Phỏng vấn sâu (phiếu hỏi) với HS để đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp từ đó có cách tổ chức HĐTN phù hợp và mang lại hiệu quả hơn.  Đánh giá kết quả HĐTN của HS qua quá trình theo dõi, quan sát được, qua sản phẩm mà HS tự chế tạo ra, qua buổi tổng kết hoạt động của HS, qua trao đổi ý kiến với các em HS đã được trải nghiệm.

3.5 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 3.5.1 Phân tích diễn biến và đánh giá định tính

Sau đây tôi sẽ phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm hoạt động 4: Trải nghiệm khắc hoa lốp xe từ săm xe cũ – “Cuộc đua F1” để từ đó đánh giá được sự phát triển NL sáng tạo của HS để từ đó giúp cho các em có cách nhìn hay hơn về vật lí.

This article is from: