
16 minute read
5.3.5. Một số đề tham khảo (đề tự luận
from CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG KHTN 8 MÔN VẬT LÝ ( PHẦN CƠ HỌC, QUANG HỌC, ÂM HỌC, ĐIỆN HỌC, NHIỆT HỌC )
37.Tại sao các lọai cây trong sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai? 38. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tại sao làm như vậy?
5.3.5 Một số đề tham khảo ( đề tự luận):
Advertisement
SỞ GD&ĐT VĨNH ĐỀ THI HSG KHTN DÀNH CHO HỌC SINH THCS PHÚC NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN THI TỰ LUẬN
(Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 02 trang) Chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học, yêu cầu thí sinh làm mỗi phần kiến thức vào một bài thi riêng.
ĐỀ BÀI
PHẦN I: MÔN VẬT LÝ
Câu 1. Một xe chuyển động trên đoạn đường thẳng có độ dài s. 1. Nửa quãng đường đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, quãng đường còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h. Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s. 2. Nửa thời gian đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, nửa thời gian còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h. Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s. Câu 2. Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng AB = 40cm, trên đoạn AB đặt một điểm sáng S cách gương (M) một đoạn SA =16cm. Xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB có khoảng cách OS = 30cm. 1. Vẽ đường đi của hai tia sáng xuất phát từ S: một phản xạ trên gương (N) tại I và truyền qua O; một tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương (N) tại H, trên gương (M) tại K rồi truyền qua O. 2. Tính khoảng cách IB và KA.
3. Gọi Sn là ảnh đối xứng của S qua (N), Sm là ảnh đối xứng của S qua (M). Cho S chuyển động thẳng đều với vận tốc v=2cm/s trên đoạn thẳng SB hướng về phía điểm B. Tính vận tốc của Sm so với S, vận tốc của Sm so với Sn. Câu 3. Một khối hộp đặc đồng chất, không thấm nước, có dạng hình lập phương cạnh a=20cm. Thả khối hộp vào một bể nước rộng, khi cân bằng một nửa khối hộp chìm trong nước như Hình 2a. Cho khối lượng riêng của nước là Do=1000 kg/m3 .

1. Tính khối lượng riêng D của chất làm khối hộp.

2. Đặt nhẹ một vật nhỏ khối lượng m lên trên trên mặt khối hộp, khi cân bằng phần nổi của khối hộp trên mặt nước có thể tích bằng 1/4 thể tích khối hộp như Hình 2b. Tính m. 3. Từ vị trí cân bằng của hệ, dùng lực F để nhấc vật m lên một cách từ từ. Tính công nhỏ nhất của lực F để nhấc vật m rời khỏi khối hộp. Biết khối hộp và vật luôn dịch chuyển theo phương thẳng đứng.
PHẦN II: MÔN HÓA HỌC
(Cho khối lượng mol nguyên tử của một số nguyên tố: Mg = 24; Al = 27; Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; H = 1; O = 16; N = 14).
Câu 1.
1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất magie, lưu huỳnh, đồng, photpho. Hãy gọi tên các sản phẩm thu được. 2. Viết và cân bằng các phương trình phản ứng hóa học sau: a) Fe + HCl b) Al + H2SO4

c) Mg(OH)2 + HNO3
d) CaO + H3PO4
? + ? Câu 2. Cho 12,15 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Mg trong đó Mg chiếm 19,75% về khối lượng tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Tính: 1. Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra. 2. Khối lượng mỗi muối tạo thành. Câu 3. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 3 hạt. Tính số hạt mỗi loại có trong nguyên tử của nguyên tố trên.
Câu 4. Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng thu được 7,2 gam nước và hỗn hợp rắn A nặng 28,4 gam gồm 2 chất trong đó có 1 đơn chất. 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 2. Tìm giá trị m. 3. Lập công thức phân tử của oxit sắt biết oxi chiếm 11,268% khối lượng A.
PHẦN III: MÔN SINH HỌC Câu 1.
1. Trình bày về thời gian các pha trong một chu kỳ tim ở người bình thường. Hãy tính số nhịp tim trung bình diễn ra trong một phút của người đó. 2. Tại sao một người nào đó có số nhịp tim/phút tăng gấp đôi so với người bình thường trong thời gian kéo dài thì sẽ gây nguy hại gì cho tim? Tại sao các vận động viên thể thao thường có chỉ số nhịp tim/phút thấp hơn người bình thường mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn đảm bảo? Câu 2: 1. Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào? 2. Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng táo bón ở người? Câu 3:Trình bày các bước hình thành phản xạ có điều kiện “Vỗ tay cá bơi lên mặt nước”. Dựa vào những hiểu biết về kiến thức đó hãy cho biết cách học bài cũ đạt hiệu quả và có thể nhớ được lâu. Giải thích?

-------------Hết-------------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Hàng năm, báo Tiền Phong đều tổ chức một cuộc thi chạy ma-ra-tông để khuyến khích mọi người tích cực luyện tập thể dục thể thao. Cuộc thi lần thứ 53 được tổ chức ở Đà Lạt năm 2012, các vận động viên phải chạy 8 vòng quanh hồ Xuân Hương.
1. Khi vận động viên đang chạy, nhịp tim và nhịp thở thay đổi như thế nào so với trước khi chạy? Hãy giải thích. 2. Một vận động viên chạy với vận tốc trung bình trong mỗi vòng chạy lần lượt là 32km/h, 30km/h, 28km/h, 26km/h, 24km/h, 22km/h, 20km/h và 23km/h. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này trong cả 8 vòng chạy?

Câu 2. (2,0 điểm): Trên các hòn đảo ngoài đại dương, nguồn nước ngọt rất khan hiếm. Gia đình bạn Tuấn sống trên đảo Phú Quốc đang nghiên cứu cách điều chế nước ngọt từ nước biển theo hình vẽ dưới đây:
Hình 1 Trong đó, bể bên trái chứa nước biển (1). Nước biển sẽ thấm qua vải bông, dưới tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời, nước bốc hơi sẽ ngưng tụ trên mặt kính. Sau đó nước ngọt sẽ được thu vào bể chứa bên phải (3). Phần nước biển không bốc hơi chảy vào trong bể chứa (2). 1. Hãy cho biết vai trò của nước ngọt với cơ thể con người? Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt trong tự nhiên? 2. Biết rằng để thu được 1kg nước ngọt qua thiết bị trên cần cung cấp nhiệt lượng 420kJ. Hãy xác định thời gian cần thiết để thu được 1 lít nước ngọt. Biết trung bình một ngày có nắng mỗi giờ hệ thống trên nhận được 1000kJ từ năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 20% năng lượng được dùng để làm bay hơi nước. Coi khối lượng riêng của nước thu được là 1g/ml. 3. Cho biết vai trò của tấm vải bông? 4. Để tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, Tuấn thử thu hồi muối từ nước ở bể (2) bằng cách cô cạn dung dịch. Tính khối lượng muối thu được từ 1m3 nước. Biết rằng nước ở bể (2) có tổng nồng độ muối là 9% và khối lượng riêng là 1,2 g/ml? Câu 3. (1,0 điểm):Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy, hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi.

Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 s nếu không được cung cấp đủ oxi. 1. Người ta cần sử dụng bình thở oxi trong những trường hợp nào? 2. Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Câu 4. (1 điểm) 1. Tại sao máu chảy trong mạch thành dòng liên tục? 2. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết không khí ra khỏi xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngoài. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này? Câu 5. (2 điểm)Cacbonic là một chất khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước và dập tắt được lửa. Khí cacbonic có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp. Để nghiên cứu các tính chất của khí cacbonic Thắng và các bạn đã thực thí nghiệm sau: (hình 2)
Hình 2 1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. 2. Để kiểm tra xem bình đã đầy khí cacbonic hay chưa, bạn Thắng đưa que diêm đang cháy lại gần miệng cốc. Hãy giải thích cách làm của bạn Thắng. 3. Bạn Thắng thả một con gián vào cốc khí thu được, sau một thời gian con gián bị chết. Hãy giải thích hiện tượng đó? 4. Khí cacbonic là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Em hãy cho biết hiệu ứng nhà kính có tác động như thế nào tới môi trường?

----------------Hết---------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI KSHSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,25 điểm): Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau: Trên quãng đường lên dốc AB đi hết 2h15ph với vận tốc 20km/h. Quãng đường xuống dốc BC dài 30km đi hết 24ph. Trên quãng đường bằng CD dài 10km đi với vận tốc 40km/h. a) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trên cả quãng đường đua. b) Nếu một người nặng 54kg đi đều hết quãng đường CD thì người đó thực hiện một công bằng bao nhiêu calo? Biết rằng công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó và 1J = 0,24calo. c) Trong quá trình vận động, con người đã tiêu thụ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động đó. Nếu người đó đi hết quãng đường CD thì cần bao nhiêu lít không khí (ở đktc) để oxi hóa lượng tinh bột thành calo giúp người đó đi hết quãng đường CD. Giả sử cứ mỗi gam tinh bột qua quá trình biến đổi sẽ sinh ra 2,5 kcal (1g tinh bột = 2,5 kcal). Biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí và các phản ứng hóa học biến đổi tinh bột như sau: 2(C6H10O5)n + nH2O C12H22O11 + H2O C6H12O6 + 3O2

nC12H22O11 2C6H12O6 6CO2 + 6H2O
(1) (2) (3) d) Khi kết thúc chặng đua trên, người ta thấy vận động viên đó vẫn phải thở gấp thêm một thời gian nữa mới hô hấp trở lại bình thường. Giải thích tại sao? Câu 2 (1,5 điểm): Trong phòng học bộ môn Hóa học có một cốc thủy tinh hình trụ nặng 100g, bán kính đáy 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang, đựng 500ml dung dịch CuSO4. a) Tính áp suất do dung dịch tác dụng lên đáy cốc và áp suất do cốc dung dịch tác dụng lên mặt bàn. Biết khối lượng riêng của dung dịch CuSO4 là 1,12g/ml và bỏ qua độ dày của thành cốc. Lấy
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu Lập phương trình hóa học. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 3 (1,5 điểm): Trong giải Việt dã thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 diễn ra vào ngày 24/1/2016 – Chinh phục cầu Phú Mỹ HCMC Run 2016 (cây cầu được xem là một trong những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn). Giải có 3 cự ly thi đấu là 5km, 10km và 21km với gần 7000 người tham gia. Với cự ly 10km xuất phát lúc 6h10ph, một vận động viên A chạy với vận tốc trung bình là 10km/h, vận động viên B chạy với vận tốc trung bình là 12,5 km/h, sau thời gian chạy 15ph thì vận động viên A tăng tốc nên về đích chinh phục được cầu Phú Mỹ cùng lúc với vận động viên B. a) Hỏi hai vận động viên trên về đích chinh phục được cầu Phú Mỹ lúc mấy giờ? Vận tốc trung bình của vận động viên A khi tăng tốc là bao nhiêu? b) Trong khi thi đấu các vận động viên thường vận động nhiều nên vận động viên thường gặp các hiện tượng sau: - Mồ hôi ra nhiều và khát nước. - Uống nước không nhịn thở nên bị sặc. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích các hiện tượng trên? Câu 4: (1,75 điểm):Axit clohidric (HCl) có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 M (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. a) Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 M (pH > 4,5), người ta mắc bệnh khó tiêu. Nếu một người nào đó bị triệu trứng thiếu axit clohidric trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào? b) Khi nồng độ Axit clohidric lớn hơn 0,001 M (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ chua. Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong dạ dày. Tính khối lượng của dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3. -------------------------- Hết------------------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Một người công nhân vận chuyển hàng từ mặt đất lên sàn ô tô tải, mỗi thùng hàng nặng 50N và sàn ô tô cách mặt đất 1,2m. a) Tính công và công suất mà người đó thực hiện trong 1h. Biết trong trong 1h người công nhân này đưa được 90 thùng hàng lên sàn ô tô. b) Nếu một người thực hiện di chuyển liên tục các vật nặng như vậy trong nhiều giờ thì nhịp tim và nhịp thở như thế nào? Tại sao? c) Tại sao lao động liên tục như vậy lại gây ra chứng mỏi cơ? Biện pháp khắc phục mỏi cơ như thế nào? Câu 2(1,5 điểm): Một người bình thường có huyết áp tối thiểu là 80mmHg và huyết áp tối đa là 120mmHg. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là a) Tính các huyết áp trên theo đơn vị Pát-can (Pa). b) Tính áp lực do máu tác dụng lên 0,5mm2 diện tích thành trong của một động mạch tại điểm đo ứng với trường hợp huyết áp tối đa. c) Nguyên nhân của gây bệnh nhồi máu cơ tim? Những người nào có nguy cơ cao với bệnh nhồi máu cơ tim? Câu 3 (1,0 điểm): Một hộp sữa bột Anlene có khối lượng tịnh (không tính bao bì) là 800g. Một số thông tin dinh dưỡng trên bao bì như sau:

Trên 2 ly Thành phần Đơn vị pha chuẩn (60g) Năng lượng kcal 220 Vitamin D3 µg 5 a) Bạn hãy cho biết vai trò của vitamin D với cơ thể người. b) Tính năng lượng mà hộp sữa cung cấp cho người uống theo đơn vị kilô Jun (kJ). Biết 1cal=4,18J. Câu 4 (1,5 điểm): Nguyên tử nguyên tố M có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 82. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. a) Tìm M. b) Cho biết nguyên tử M có bán kính bằng 1,241.10-8cm, đơn chất M có khối lượng riêng bằng 7,874g/cm3. Hãy cho biết các nguyên tử M chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích đơn chất. c) M là chất dẫn điện hay cách điện? Bản chất dòng điện trong chất rắn M là gì? Biết: Nguyên tử M có dạng hình cầu; thể tích hình cầu được tính bằng công thức
3136000N/m(3,1434 V=R 3
, R là bán kính của hình cầu); số Avogadro NA = 6,022.1023 .